asean -tttc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khái niệm thị trường tài chính toàn cầu:

Thị trường tài chính toàn cầu là thị trường chuyên trao đổi,giao dịch các dòng vốn và tín dụng trên phạm vi toàn cầu hoặc ở 1 khu vực quốc tế.

Đặc trưng cơ bản của thị trường tài chính toàn cầu:

- Hàng hóa giao dịch trên thị trường: các dòng vốn tiền tệ (thường thể hiện dưới dạng vàng hoặc ngoại tệ mạnh), các công cụ tạo vốn, các giấy tờ có giá, các phương tiện thanh toán do các chủ thể phát hành ở các quốc gia khác nhau.

- Chủ thể tham gia trên thị trường:

+ Người cung vốn: là chủ thể có nguồn tiền nhàn rỗi và sẵn sàng cung ứng trên thị trường tài chính dưới các hình thức khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận: tổ chức cá nhân ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng có điểm chung là có năng lực tài chính và có điều kiện tham gia thị trường.

+ Người có vốn: là các chủ thể có nhu cầu sử dụng một lượng vốn tiền tệ nhất định và sẵn sang huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế bằng các hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu vốn đang thiếu hụt.

+ Người cầu vốn: là các tổ chức kinh tế xã hội,là nhà nước, chính phủ tới từ các quốc gia khác nhau, không phải các cá nhân.

+ Người trung gian: là chủ thể đóng vai trò trung gian trong quá trình điều chuyển nguồn vốn từ người cung vốn tới người cầu vốn (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại,tổ chức tìn dụng,nhà môi giới độc lập đến từ các quốc gia khác nhau)

- Nhà nước, quốc gia sở tại: nưi đặt trụ sở giao dịch của thị trường

+ Nhà nước sở tại tạo hành lang pháp lí cho sự hình thành và hoạt động của thị trường.

+ Nhà nước sở tại tạo môi trường kinh tế cho sự hình thành và hoạt động của thị trường.

+ Nhà nước sở tại tạo cơ chế giám sát và điều tiết các hoạt động của thị trường.

Vai trò cơ bản của TTTC toàn cầu:

- Huy động tập trung vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho các chủ thể thiếu vốn tham gia trên thị trường nhằm giúp các chủ thể thực hiện những dự án đầu tư của mình.

- Điều tiết các nguồn vốn giữa các quốc gia tham gia vào hoạt động của thị trường.

- Là công cụ điều tiết tài chính và tiền tệ có tác động trên một khu vực quốc tế rộng lớn của liên hợp các quốc gia tham gia vào hoạt động của thị trường.

Yếu tố ảnh hưởng tới TTTC toàn cầu:

- Mức độ và khả năng phát triển của các quốc gia tham gia thị trường.

- Khả năng cung ứng tài chính của các chủ thể tham gia thị trường.

- Sự phát triển của thị trường tài chính ở các quốc gia tham gia vào thị trường.

- Mức độ hợp tác vào thị trường chung của các quốc gia.

- Rủi ro hối đoái giữa các quốc gia.

5. Nội dung cơ bản của sáng kiến chiềng mai (CMIM)

Sáng kiến Chiang Mai được đưa ra vào năm 1997 nhằm thành lập 1 hệ thống ngăn ngừa khủng hoảng tài chính trong khu vực thông qua các hoạt động hoán đổi tiền tệ. Tháng 5/2000, bộ trưởng tài chính của ASEAN+3 đã nhóm họp tại Chiang Mai, Thái Lan và đã đồng nhất trí với Sáng kiến này. Với Sáng kiến Chiang Mai, các quốc gia sẽ hỗ trợ nhau và cùng thiết lập quỹ tài chính chung để khắc phục cuộc khủng hoảng ngoại hối. Sáng kiến Chiềng Mai đã được báo cáo lên Hội nghị thượng đỉnh ASEAN +3 tại Singapore vào tháng 11/2000. Nội dung hợp tác tiền tệ quan trọng này của khu vựcgồm:

-Mở rộng quy mô vốn của hoán đổi tiền tệ ASEAN (ASA).

-Thiết lập một mạng lưới thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương giữa các nước ASEAN+3 (BSA).

-Tăng cường cơ chế giám sát và đối thoại chính sách kinh tế trong khu vực ASEAN+3 ở cấp: (i) Bộ trưởng Tài chính (AFMM+3); và (ii) Thứ trưởngTài chính và Phó Thống đốc NHTW (AFDM+3).

Một số nội dung cơ bản của Thoả thuận CMIM

Vốn góp: Tổng quy mô vốn của CMIM là 120 tỷ USD. Mức đóng góp của các nước trong CMIM được phân bổ theo tỷ lệ đã thống nhất dựa trên quy mô dự trữ ngoại hối của từng nước.

Hình thức đóng góp và cơ chế vay: được thực hiện dưới hình thức Giấy nhận nợ (P/N) để đảm bảo phù hợp với tính chất dự phòng của cơ chế hỗ trợ tài chính đa phương. Trong điều kiện bình thường, các nước thành viên vẫn nắm giữ số tiền cam kết đóng góp của mình. Trong trường hợp khủng hoảng và phát sinh yêu cầu vay, số tiền đóng góp mới thực sự phát sinh thông qua các giao dịch hoán đổi tiền tệ giữa đồng bản tệ và đồng đô la Mỹ giữa Ngân hàng Trung ương nước đi vay và nước cho vay.

Quy trình ra quyết định cho vay:Khi một nước thành viên đề nghị vay, trong vòng 1 tuần, nước điều phối sẽ phải triệu tập cuộc họp để đánh giá tình trạng khó khăn của nước đi vay, bỏ phiếu ra quyết định cho vay đối với đề nghị của nước đi vay. Toàn bộ quy trình từ khi nhận đề nghị vay tới khi ra quyết định tối đa là 2 tuần.

Quyền lợi và nghĩa vụ của nước thành viên tham gia: Các nước tham gia CMIM phải cam kết đóng góp vốn từ nguồn dự trữ ngoại hối của mình và có nghĩa vụ cho vay khi một nước thành viên gặp khó khăn về cán cân thanh toán theo tỷ lệ phân bổ tương ứng. Mỗi nước thành viên sẽ được vay tối đa hạn mức tương ứng với số vốn góp của mình nhân với tỷ lệ vay. Tỷ lệ vay đối với các nước nhỏ bao gồm Brunei, Lào, Campuchia, Myanma và Việt Nam là 5 (mức cao nhất); các nước ASEAN-5 là 2,5; Hàn Quốc là 1; Trung Quốc và Nhật Bản là 0,5 và riêng Hồng Kông là 2,5. Trong trường hợp không có Chương trình với IMF, nước đi vay chỉ được vay tối đa 20% tổng hạn mức vay.

Cơ chế giám sát kinh tế vĩ mô:được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo sự vận hành hiệu quả của CMIM. Trong điều kiện bình thường, các nước thành viên sẽ phải tham gia các Chương trình kiểm điểm kinh tế và đối thoại chính sách từ 2-3 lần/ năm. Trong điều kiện khủng hoảng, các nước đi vay phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện vay tiên quyết và cơ bản, trong đó có các cam kết về cung cấp Báo cáo giám sát kinh tế vĩ mô theo yêu cầu của nước cho vay, tuân thủ Chương trình IMF đang triển khai, đảm bảo duy trì hạn mức dự trữ ngoại hối tối thiểu bằng 3 tháng nhập khẩu và các nghĩa vụ tiền tệ khác. Các nước đã thống nhất thành lập Cơ quan Giám sát Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) để thực hiện nhiệm vụ phân tích và giám sát kinh tế khu vực, hỗ trợ cho quá trình vận hành của CMIM. Các vấn đề liên quan đến việc thành lập AMRO hiện đang được tiếp tục thảo luận với mục tiêu ký kết Thỏa thuận thành lập AMRO vào tháng 12/2010.

3. Quyền lợi, nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia CMIM

Với mức cam kết đóng góp 1 tỷ USD dưới hình thức giấy nhận nợ, Việt Nam sẽ có 2,6 phiếu bầu (gồm 1,6 phiếu bầu cơ sở cho mỗi thành viên và 1 phiếu bầu cho 1 tỷ USD cam kết đóng góp), chiếm 1,85% tổng số quyền bỏ phiếu trong CMIM. Đồng thời, Việt Nam có quyền vay từ CMIM là 1 tỷ USD trong trường hợp không gắn với chương trình IMF và tới 5 tỷ USD nếu có chương trình IMF. Thời hạn vay theo Thỏa thuận CMIM là 90 ngày với lãi suất là LIBOR + một khoản phí và có thể gia hạn lên tới 7 lần (khoảng 2 năm).

Để được vay từ CMIM, Việt Nam cũng như các nước thành viên khác tham gia CMIM phải đáp ứng được các điều kiện tiên quyết và điều kiện cơ bản như quy định tại Thỏa thuận CMIM. Việt Nam sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cho vay tương ứng với tỷ lệ cam kết đóng góp khi có một nước thành viên phát sinh nhu cầu vay và tối đa không quá 1 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam cam kết thực hiện cơ chế giám sát kinh tế vĩ mô ASEAN+3 trong quá trình vận hành Thoả thuận CMIM.

4. Tác động chính trị, ngoại giao và kinh tế-xã hội

Về chính trị, ngoại giao: Việc tham gia CMIM phù hợp với đường lối chính trị, chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tham gia CMIM góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong các diễn đàn hợp tác tài chính khu vực, thể hiện hình ảnh một Việt Nam hội nhập, mở cửa với các cam kết chính trị mạnh mẽ trước xu thế hội nhập chung của cộng đồng tài chính quốc tế.

Về kinh tế-xã hội: Việc tham gia Thoả thuận CMIM vừa thể hiện tinh thần và thiện chí hợp tác của Việt Nam, vừa đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi của một nước thành viên ASEAN+3 trong việc thực hiện các cam kết hội nhập tài chính khu vực. Việc tham gia vào CMIM sẽ giúp cho Việt Nam có một cơ chế dự phòng tài chính trước các khó khăn về thanh khoản ngoại tệ, đồng thời tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng các hình thức hợp tác tiền tệ khu vực khác. CMIM cũng giúp củng cố niềm tin của các nhà đầu tư về sự đảm bảo tài chính đối nền kinh tế và tính an toàn của hệ thống tài chính Việt Nam trước biến động bất lợi từ bên ngoài.

6. Nội dung cơ bản sáng kiến thị trường trái phiếu châu á(ABMI)

Trong khuôn khổ tiến trình hợp tác tài chính, tiền tệ ASEAN + 3, Sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu (ABMI) đã được khởi xướng vào năm 2003 với mục tiêu phát triển có hiệu quả và sâu rộng các thị trường trái phiếu trong khu vực; và tăng cường hợp tác qua biên giới giữa các thị trường. Các quốc gia trong ASEAN sẽ chung tay xây dựng 1 thị trường trái phiếu châu á mà ở đó các quốc gia cần vốn sẽ phát hành trái phiếu trên chính thị trường trái phiếu châu á.Các quốc gia phát hành trái phiếu sẽ được sử dụng tiền nội địa của mình mà không cần phải chuyển đổi sang ngoại tệ. Tuy nhiên sáng kiến này vẫn chưa đi vào hoạt động. Mục tiêu của ABMI theo lộ trình mới gồm: (i) Từng nước thành viên nỗ lực và phối hợp với nhau nhằm phát triển thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ trong nước; và (ii) Hướng tới một thị trường trái phiếu khu vực dễ tiếp cận hơn cho cả nhà đầu tư và nhà phát hành.

*ABMI đề ra 2 nhiệm vụ chính sau:

Thứ nhất, tăng cường đánh giá và quản lý rủi ro trong các định chế tài chính, các ngân hàng trung ương, các cơ quan kiểm soát và các tổ chức định mức tín nhiệm.

Thứ hai, nâng cao tính minh bạch của thị trường thông qua việc cung cấp thêm thông tin đánh giá rủi ro, bao gồm các sản phẩm chuyển rủi ro và các công cụ ngoại bảng. Đồng thời, nâng cao môi trường hoạt động cho các thị trường trái phiếu nội tệ. Tăng cường hợp tác khu vực và tăng cường chia sẻ thông tin để giám sát và kiểm soát các định chế tài chính, đồng thời, tiếp tục củng cố và phát triển năng lực phản ứng nhanh với những biến động cũng là những hành động cần thiết.

7. Quá trình ra đời Asean

Trong khi đó, sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC); Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA); Thị trường chung Trung Mỹ (CACM)....Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác động đến việc hình thành ASEAN.

Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á đều thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ,củng cố tình đoàn kết khu vực và giúp các nước vừa và nhỏ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc tế, đưa ra các phương hướng hợp tác để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra cho các nước thành viên.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này có tiền thân là Hiệp hội Đông Nam Á, gọi tắt là ASA, liên minh gồm có Philippines, Malaysia và Thái Lan được thành lập năm 1961. Tới ngày 8 tháng 8 năm 1967 ASEAN mới chính thức được thành lập. khi các bộ trưởng ngoại giao của năm quốc gia– Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan– gặp gỡ tại toà nhà Bộ ngoại giao Thái Lan ở Bangkok và ký Tuyên bố ASEAN Cácthành viên của khối ASEAN tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.

Tuyên ngôn Asean: thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh về kinh tế, văn hoá, xã hội của các gia trong khối.Thúc đẩy sự ổn định và hoà bình trên cơ sở tôn trọng sự bình đẳng và luật lệ trong mối quan hệ của các quốc gia trong khối với các quy tắc của hiến chương trong khối. Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999).

3 hội đông thuộc ASEAN: hội đồng bảo an, hội đồng kinh tế và hội đồng văn hoá xã hội asean.

8. Mục tiêu, cấu trúc của thị trường tài chính toàn cầu:

*Cấu trúc: căn cứ vào lĩnh vực hoạt động chính của thị trường:

- Thị trường tín dụng toàn cầu/thị trường tín dụng khu vực.

- Thị trường hối đoái quốc tế ( chỉ tồn tại các tổ chức,ko xuất hiện các chủ thể cá nhân)

- Thị trường chứng khoán khu vực ( cho phép niêm yết các loại chứng khoán xuất phát từ các quốc gia khác nhau)

- Thị trường các công cụ phái sinh: dành để giao dịch các công cụ nhằm bảo vệ lợi nhuận hoặc hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư trên phạm vi quốc tế hoặc khu vực.

- Thị trường bảo hiểm: cho phép công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm xuyên quốc gia.

9. Thị trường tài chính Singapore:

10. Cơ hội và thách thức của Vn khi tham gia các lien kết khu vực Asean

Việc hình thành và tăng cường các cơ chế hình thức hợp tác và liên kết mới này đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ASEAN, trong đó có Việt Nam :

1. Thứ nhất, thúc đẩy cải cách hệ thống pháp luật và nền hành chính quốc gia trong nước, tiếp cận được nhiều hơn các yếu tố bên ngoài, nhất là vốn, thị trường và công nghệ hiện đại, làm tăng cơ hội việc làm và nâng nhanh mức sống của dân chúng.

2. Thứ hai,điều này sẽ góp phần tạo ra sự thăng bằng trong hợp tác khu vực và quốc tế, giúp ASEAN vừa tăng cường tính mở, vừa duy trì được bản sắc, phong cách ứng xử truyền thống của mình, làm tăng khả năng phòng ngừa và tiến tới giải quyết các xung đột có thể xảy ra trong tương lai. Điều này phù hợp với chính sách và lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam .

3. Thứ ba, sự gia tăng giành ưu thế kiểm soát địa-chính trị giữa các nước lớn tại Đông Nam Á cùng với cơ hội phát triển của thể chế thương mại tự do đa phương, song phương cũng mở rộng cơ hội hợp tác và tăng sức “mặc cả” của ASEAN trong các vấn đề quốc tế khu vực. Điều này sẽ có lợi cho Việt Nam - nước có vị trí chiến lược, đang thu hút sự chú ý của các nước lớn.

*Bên cạnh những thuận lợi trên, Việt Nam đã và sẽ gặp phải những thách thức phải vượt qua để tham gia đầy đủ và có hiệu quả cao hơn vào hoạt động của ASEAN, tương xứng với vị trí và vai trò của mình trong Hiệp hội:

- Về hợp tác trong Cộng đồng An ninh ASEAN : Sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng còn là một trong những trở ngại khá lớn đối với Việt Nam trong ASC. Tuy nhiên, với việc duy trì cơ chế theo "Phương thức ASEAN" trong ASC, thì sự tác động của cộng đồng này đối với đời sống chính trị và an ninh ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ không lớn.

- Trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Về khía cạnh chính trị, thì sự hội nhập sâu rộng về kinh tế đòi hỏi Việt Nam phải hài hòa về mặt pháp luật cũng như ứng xử. Điều này ít hay nhiều sẽ đụng chạm đến chủ quyền và an ninh quốc gia.

- Về kinh tế, Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hiệu quả quản lý còn bất cập, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường phát triển chưa đồng bộ, còn yếu kém... AEC sẽ tạo ra sức ép lớn đối với các sản phẩm và thị trường của Việt Nam trong và ngoài nước.

- Còn tác động về mặt xã hội: có thể tạo ra các dòng di cư lớn, trong đó có “chảy máu chất xám”, làm tăng nạn thất nghiệp và tệ nạn do nhiều công ty bị phá sản và nhiều người chưa thể làm quen hay điều chỉnh phù hợp với cơ chế hay môi trường mới.

Cũng có thể tóm tắt lại như sau:

thời cơ : tạo đk cho VN được hoà nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước ĐNA. thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu, học tập,tiếp thu trình độ, KHKT, công nghệ, văn hóa . . để phát triển đất nước.

thách thức: phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt, nhất là về kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tề và bị "hòa tan" về chính trị, văn hóa,xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro