b

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247. Fax: 04. 2220.0399 Email: [email protected] - Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…

Nhân lực

- Hơn 18.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.

Mạng lưới

- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 117 chi nhánh và trên 551 điểm mạng lưới, 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước…

- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...

- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…

Công nghệ

- Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.

- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010.

Cam kết

- Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp

- Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.

- Với Cán bộ Công nhân viên:Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.

Khách hàng

- Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như World Bank, ADB, JBIC, NIB…

- Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV

Thương hiệu BIDV

- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.

- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.

Lịch sử phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam  ( 10/01/2013 ) 

  - Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Lịch sử xây dựng, trư­ởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách như­ng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nư­ớc của dân tộc Việt Nam...

Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư­ và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lư­ợc xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nư­ớc (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nư­ớc (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nư­ớc (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là ngư­ời lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư­ phát triển của đất nước...

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

I. Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)

1. Giai đoạn 1957-1960

Ra đời trong hoàn cảnh cả n­ước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước… Ngay trong năm đầu tiên, Ngân hàng đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và lãng phí vốn,.. có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trư­ờng, giữ vững giá cả...

Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc H­ưng Hải; Góp phần phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhà máy Xi măng Hải phòng, những tuyến đ­ường sắt huyết mạch... ; Góp phần dựng xây lại Nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Xây dựng Đài phát thanh Mễ Trì rồi các trư­ờng Đại học Bách khoa, Kinh tế - Kế hoạch, Đại học Thuỷ Lợi...

2. Giai đoạn 1960-1965

Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế miền Bắc. Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như­ khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Th­ượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh, Đông Anh – Thái Nguyên,…

Qua đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến thiết, các nhà máy phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp như­ Phân Lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc, Supe phốt phát Lâm Thao, Hệ thống Thuỷ Nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm lớn Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trị, Như­ Trái, Nham Tràng... đã ra đời cùng với các nhà máy mới như­ đư­ờng Vạn Điểm, Nhà máy bóng đèn Phích nư­ớc Rạng Đông, Nhà máy Trung quy mô (Công cụ số I), Nhà máy cơ khí Trần Hư­ng Đạo, các nhà máy dệt 8/3, 10/10... Cầu Hàm Rồng, đoạn đư­ờng sắt Vinh – Hàm rồng, Các trư­ờng đại học Giao thông Vận Tải, Bách Khoa, Đài tiếng nói dân tộc khu Tây Bắc...

3. Giai đoạn 1965-1975

Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả n­ước thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phư­ơng.

4. Giai đoạn 1975- 1981

Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nư­ớc khôi phục và hàn gắn vết thư­ơng chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh. Hàng loạt công trình mới đư­ợc mọc lên trên một nửa đất nước vừa đ­ược giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su ở Tây Nguyên,... các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,...

Ngân hàng Kiến thiết đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ư­u tiên vốn cho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân, góp phần đư­a vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch. Trong đó có những công trình quan trọng như­: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy cơ khí đóng tàu Hạ Long, Hồ Thuỷ lợi Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), các nhà máy sợi Nha Trang, Hà Nội, Nhà máy giấy Vĩnh Phú, Nhà máy đư­ờng La Ngà, Cầu Ch­ương Dư­ơng,...

II. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)

Việc ra đời Ngân hàng Đầu t­ư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các ph­ương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu t­ư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư­ cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân hàng Đầu t­ư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư­ cơ bản không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đ­ược mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư­ và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn l­ưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng c­ường chế độ hạch toán kinh tế.

Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế .

Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long,...

III. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 27/04/2012)

1. M­ười năm thực hiện đư­ờng lối đổi mới (1990 - 2000):

Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả quan, được thể hiện trên các mặt sau:

* Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển

BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài các hình thức huy động vốn trong n­ước, BIDV còn huy động vốn ngoài n­ước, tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau nh­ư vay thư­ơng mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh... Nhờ việc đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức, biện pháp huy động vốn trong nước và ngoài nước nên nguồn vốn của BIDV huy động đ­ược dành cho đầu t­ư phát triển ngày càng lớn.

*Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

Mư­ời năm đổi mới cũng là 10 năm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư­ phát triển. Với nguồn vốn huy động đư­ợc thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư­ cho những ch­ương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như­: Ngành điện lực, Bư­u chính viễn thông, Các khu công nghiệp... với doanh số cho vay đạt 35.000 tỷ. Nguồn vốn tín dụng của NHĐT&PT đã góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành.

* Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt

Thực hiện chủ trư­ơng của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thư­ơng mại và đầu tư­ giữa Việt Nam và Lào, BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Lào nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với mục tiêu "góp phần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển hệ thống tài chính và ngân hàng của Lào; hỗ trợ quan hệ thư­ơng mại cho doanh nghiệp hai nước và qua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước.

Năm 1998, thực hiện chỉ thị của Chính phủ và của Thống đốc NHNN về việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và thu hồi nợ vay của Ngân hàng TMCP Nam Đô, Ban xử lý nợ Nam Đô của BIDV đã được thành lập và tích cực thu hồi nợ, xử lý tài sản của Ngân hàng TMCP Nam Đô.

BIDV cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đ­ược Chính phủ giao về khắc phục lũ lụt, cho vay thu mua tạm trữ l­ương thực, hỗ trợ cà phê...

* Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại

Trong giai đoạn này, nhất là từ năm 1996, Ngân hàng Đầu tư­ và Phát triển Việt Nam đã hoạch định chiến l­ược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng b­ước xoá thế “độc canh tín dụng” trong hoạt động ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như­ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nư­ớc, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bư­ớc điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo h­ướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng.

Là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nư­ớc ngoài để phục vụ phát triển kinh tế đất nư­ớc. Tháng 5/1992 ngân hàng liên doanh VID PUBLIC đư­ợc thành lập, có Hội sở chính tại Hà nội và các chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đây là ngân hàng liên doanh sớm nhất ở Việt Nam, hoạt động liên tục có hiệu quả, đ­ược Thống đốc NHNN tặng Bằng khen.

* Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống

Vai trò lãnh đạo của Đảng đư­ợc phát huy mạnh mẽ tại Hội sở chính và các đơn vị thành viên trong việc định h­ướng mục tiêu hoạt động, đề ra giải pháp thực hiện. Chỉ đạo điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng ở mỗi cấp điều hành, vì vậy đã phát huy đ­ược vai trò chủ động, sáng tạo cũng như­ tinh thần trách nhiệm cao của từng tập thể và cá nhân trong quản trị điều hành toàn hệ thống.

Công tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triển công nghệ bao gồm nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm đã có, tiếp nhận chuyển giao công nghệ để dựa vào sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mới và triển khai có kết quả theo tiến độ dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tiếp tục đ­ược thực hiện có kết quả.

* Xây dựng ngành vững mạnh

Từ chỗ chỉ có 11 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sát nhập, chia tách, BIDV đã tiến một b­ước dài trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình. Đặc biệt trong 10 năm đổi mới và nhất là từ 1996 đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý, mạng l­ưới hoạt động đã phát triển mạnh mẽ phù hợp với mô hình Tổng công ty Nhà n­ước.

* Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh

Trong 10 năm đổi mới, Ngân hàng Đầu t­ư và Phát triển Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện đại. Công nghệ tin học đư­ợc ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nư­ớc, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới nh­ư Home Banking, ATM… đ­ược thử nghiệm và thu đ­ược kết quả khả quan. Những tiến bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát triển của BIDV.

2. Giai đoạn hội nhập (2000 đến 2012)

Sau những năm thực hiện đư­ờng lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây:

* Quy mô tăng trư­ởng và năng lực tài chính được nâng cao:

BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an tòan và hiệu quả, giai đoạn 2006 – 2010, Tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 45%/năm.

* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn:

BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.

* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt:

BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo. Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. Cũng trong năm 2006, với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thương mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận.

* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin:

Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM.

* Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại:

Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá.

Tiếp tục thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 – 2010, năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh. Theo đó, Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ. Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đã liên tục đư­ợc củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển mới. Ngân hàng Đầu tư­ và Phát triển đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm:

Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, t­ương xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2009, BIDV đã đưa vào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc tế - BIDV Tower - tại 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà nội.

Với mục tiêu phát triển mạng l­ưới, kênh phân phối để tăng trư­ởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thư­ơng hiệu của ngân hàng, đến nay BIDV đã có 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

* Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi d­ưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động t­ương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi tr­ường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích đ­ược sức sáng tạo của các thành viên…

* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới.

Là ngân hàng thương mại nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB….

Thực hiện chiến lược đa phương hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị trường, BIDV đã thiết lập các liên doanh: Vid Public Bank (với Malaysia năm 1992), Lào Việt Bank (năm 1999) Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga ( năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Công ty quản lý quỹ đầu tư tại Hồng Kông và thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc.v.v. Với việc đầu tư vào thị trường Lào trên cả ba lĩnh vực: Ngân hàng, Bảo hiểm và Đầu tư tài chính, BIDV đã cùng các đối tác Lào tạo nên một cầu nối hữu hiệu cho quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Lào - Việt liên tục phát triển.

Từ những thành công trong quan hệ hợp tác quốc tế của BIDV, đặc biệt là những thành công có tính mẫu mực trong 10 năm qua tại thị trường Lào, BIDV đã được Chính phủ Việt Nam tiếp tục giao nhiệm vụ tiên phong thực hiện các hoạt động, hợp tác đầu tư tại thị trường Campuchia. Năm 2009, BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán tại thị trường Campuchia với sự hiện diện của Văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia, Công ty Đầu tư Phát triển CPC (IDCC) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) và Công ty Bảo hiểm CPC –Việt Nam (CVI), Công ty Chứng khóan CPC – Việt Nam (CVS)

* Doanh nghiệp Vì cộng đồng

BIDV đã có nhiều đóng góp tích cực hiệu quả với sự phát triển tiến bộ chung của cộng đồng. Trong những năm qua, BIDV đã hưởng ứng và chủ động tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều chương trình chính sách xã hội đối với cộng đồng bên cạnh việc đảm bảo tốt chính sách, chế độ cho hơn 1,4 vạn cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống. Chỉ tính riêng trong 5 năm (từ 2004 -2008), BIDV đã dành cho công tác xã hội 106,5 tỷ đồng bằng nhiều hình thức khác nhau như: hỗ trợ Y tế, Giáo dục, nhà ở cho người nghèo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai… Năm 2009, BIDV có bước đột phá trong thực hiện công tác An sinh xã hội, hỗ trợ giảm nghèo với Đề án An sinh xã hội – Vì cộng đồng 2009-2010 với tổng kinh phí dành cho người nghèo là 302 tỷ đồng, nhận đỡ đầu 5/62 huyện nghèo nhất cả nước là Thường Xuân (Thanh Hoá), Sốp Cốp (Sơn La), Kỳ Sơn (Nghệ An), An Lão (Bình Định) và Điện Biên Đông (Điện Biên) và thực hiện hỗ trợ các vùng nghèo khác trên toàn quốc tập trung vào các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, Xóa nhà tạm cho người nghèo, Khắc phục Hậu quả thiên tai…

BIDV cũng giữ vai trò hạt nhân trong cộng đồng doanh nghiệp vận động và ủng hộ công tác ASXH tại các nước bạn Lào, Campuchia, Myanmar, Cuba…

* Bồi đắp văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là tài sản quý báu của BIDV do các thế hệ cán bộ công nhân viên BIDV xây dựng, gìn giữ và bồi đắp từ hơn 5 thập kỷ nay với các nguyên tắc ứng xử là kim chỉ nam cho hoạt động:

Đối với khách hàng, đối tác: BIDV luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy và lâu dài, cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện đầy đủ các cam kết đã được thống nhất.

Đối với cộng đồng xã hội: BIDV dành sự quan tâm và chủ động tham gia có trách nhiệm các chương trình, hoạt động xã hội, cống hiến cho lợi ích và sự phát triển của cộng đồng.

Đối với người lao động: Với quan điểm “Mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế cạnh tranh”, BIDV cam kết tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo cơ hội làm việc và phát triển nghề nghiệp bình đẳng, đồng thời thúc đẩy năng lực và niềm đam mê, gắn bó trong mỗi người lao động.

Truyền thống 55 năm là sức mạnh, là hành trang để BIDV vững bước vào tương lai với những mục tiêu, kế hoạch mới nhằm đưa BIDV trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu trong khu vực.

1. Theo anh, chị, căn cứ để xác định thời hạn cho vay hợp lý là gì?

Trả lời:

Những căn cứ cơ bản đề ngân hàng xác định thời hạn cho vay:

• Đặc điểm và chu kỳ hoạt động tương ứng với các nghiệp vụ kinh doanh của khách hàng vay vốn. Độ dài thời gian chu kỳ hoạt động ảnh hưởng và có tính chất quyết định tới luồng tiền ra và luồng tiền vào của khách hàng cả về số lượng và thời gian, theo đó nó ảnh hưởng đến khả năng cân đối nguồn vốn để trả nợ vay ngân hàng.

• Đối tượng vay vốn tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng: Giá trị của khoản vay được chuyển dịch toàn bộ hay dần từng phần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khi chu kỳ ngân quỹ kết thúc cũng là lúc khách hàng có nguồn thu để bù đắp chi phí.

• Mục đích vay vốn: Vay ngắn hạn hay trung, dài hạn. Vay để mua sắm tài sản lưu động hay tài sản cố định.

• Thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư.

• Khả năng cân đối vốn của ngân hàng.

2. Phân biệt biện pháp bảo đảm tiền vay bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba và cầm cố thế chấp tài sản của bên thứ ba.

Trả lời:

Nêu khái niệm:

• Bảo lãnh là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với ngân hàng cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng vay, nếu đến thời hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

• Cầm cố, thế chấp tài sản của bên thức ba (không thực hiện hành vi bảo lãnh là việc bên thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cầm cố, thế chấp cho ngân hàng cho vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay.

Khác nhau:

• Bảo lãnh: Khi khách hàng không trả được nợ, bên bảo lãnh phải trả nợ thay và chỉ hết nghĩa vụ khi đã trả nợ đầy đủ.

• Cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba: Khi khách hàng không trả được nợ, bên thứ ba chỉ chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đã được cầm cố thế chấp. nếu giá trị tài sản cầm cố, thế chấp không đủ trả nợ thì ngân hàng tiếp tục thu nợ từ khách hàng.

3. Vì sao ngân hàng quy định khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư vay vốn?

Trả lời:

• Giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

• Tăng cường trách nhiệm của người vay.

• Giảm chi phí tài chính cho phương án, dự án.

4. Một khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại có tài sản đảm bảo là Sổ Tiết Kiệm có kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau. Bạn sẽ soạn thảo hợp đồng bảo đảm là “hợp đồng thế chấp tài sản” hay “hợp đồng cầm cố tài sản”?

Trả lời:

Hợp đồng cầm cố tài sản.

Cầm cố tài sản là việc khách hàng vay, bên thứ ba (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho ngân hàng cho vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp tài sản là sổ tiết kiệm bắt buộc phải giao cho ngân hàng nắm giữ nên phải là hợp đồng cầm cố.

5. Khi phân tích tín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng có thể dựa vào các nguồn thông tin nào? Tại sao trong quá trình xem xét hồ sơtín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng cần phải thực hiện phỏng vấn khách hàng? Khi phỏng vấn, nhân viên quan hệ khách hàng cần chú trọng đến những nội dung nào?

Trả lời:

Các nguồn cung cấp thông tin để phân tích tín dụng:

• Hồ sơ từ khách hàng vay cung cấp.

• Thông tin lưu trữ tại khách hàng đối với khách hàng đã có quan hệ.

• Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn.

• Thông tin khác: từ ngân hàng khác, từ bạn hàng của khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng, từ các tổ chức chuyên môn (CIC), thông tin từ các cơ quan truyền thông…

Mục đích phỏng vấn là để thu thập thông tin bổ sung và kiểm tra tính chân thực của thông tin do khách hàng cung cấp.

Nhân viên quan hệ khách hàng cần chú trọng đến những thông tin hay tài liệu nào chưa rõ ràng, có dấu hiệu nghi ngờ hay những thông tin mà khách hàng chưa cung cấp đầy đủ.

6. Có bao nhiêu NHTM Nhà nước hiện nay? (5 NHTM NN: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, MHB).

7. NH không được phép cho vay những đối tượng nào?

8. Cho vay và tín dụng có khác nhau không?

9. Bảo lãnh có phải là tín dụng không?

10. Điều kiện quan trọng nhất của tài sản đảm bảo?

11. Trong hoạt động tín dụng, em quan tâm nhất tới điều gì?

12. Tổ chức xếp hạng tín dụng S&P xếp hạng vn thế nào? Ai quản lý tổ chức ấy?

13. Hiểu gì về câu "thương trường là chiến trường"?

14. Nhận định tình hình kinh tế VN 7 tháng đầu năm?

15. Bạn biết gì về BIDV? BIDV Chi nhánh...?

16. Tại sao bạn đăng ký vị trí này?

17. Nêu các bước của quy trình tín dụng.

18. Hồ sơ tín dụng gồm những gì?

19. Ta dùng những tỉ số nào để đánh giá xem có nên cho doanh nghiệp vay hay không. Những tỷ số đó được tính như thế nào? Tỷ số đó ở mức bao nhiêu thì có thể cho vay?

20. Bạn có nhận xét gì về các báo cáo tài chính của các DN Việt Nam?

21. Tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây?

Rất nhiều ứng viên trả lời câu hỏi này trong sự mơ hồ rằng vì đây là công việc đã tìm kiếm lâu nay, vì công việc này sẽ phát huy hết được khả năng, kinh nghiệm bản thân, vì lòng ngưỡng mộ với công ty…Tuy nhiên nhà tuyển dụng muốn biết nhiều hơn những thông tin trên.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Bạn biết được những gì từ công ty này và tại sao bạn lại hy vọng được làm việc ở đây chứ không phải những công ty khác trong cùng lĩnh vực?”. Chính vì thế khi trả lời những câu hỏi này hãy tập trung làm rõ những ý trên. Bạn có thể nhấn mạnh, chẳng hạn, bạn rất quan tâm đến những nghiên cứu mới của cơ quan, sự sát nhập hoặc những chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội gần đây của công ty…Những thông tin chi tiết như vậy sẽ khiến cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn tìm hiểu khá kỹ về công ty của họ, bạn quan tâm đến vị trí này không chỉ vì thu nhập. Họ sẽ đánh giá rất cao về tính nghiêm túc của bạn trong cơ hội nghề nghiệp này.

22. Thế mạnh của bạn là gì?

Câu trả lời thường là: Tôi có thể làm việc ăn ý với những đồng nghiệp khác, tôi nhiệt tình, tôi có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc…Những câu trả lời chung chung như vậy thường ít đem đến sự khác biệt của bạn với những ứng viên khác.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: "Làm thế nào bạn có thể biến thế mạnh của mình thành lợi nhuận của công ty?”. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn sẽ phát huy những thế mạnh của mình như thế nào trong công việc sắp tới, những thế mạnh này có phù hợp với yêu cầu công việc không. Hãy tập trung làm rõ những thế mạnh của bạn có thể đáp ứng như cầu cụ thể của nhà tuyển dụng. Chẳng hạn: Kinh nghiệm của bạn có thể phát huy trong việc đàm phán ký kết các hợp đồng, bạn có thể sáng tạo những ý tưởng mới và lãnh đạo một nhóm làm việc triển khai những ý tưởng này.

23. Đâu là điểm yếu của bạn?

Các ứng viên thường cố gắng liệt kê ra những điểm yếu của mình tương tự như kể ra những điểm mạnh cho dù là thành thật hay không thành thật như: “Tôi là một người quá cầu toàn” hoặc “Tôi là người không thể nói không khi có người yêu cầu giúp đỡ”…Những câu trả lời kiểu này gần như là được “đóng hộp” như nhau. Nhà tuyển dụng đã “chán ngấy” những câu trả lời giống nhau như thế và họ có cảm giác rằng bạn đang lẩn tránh những điểm yếu thực sự của mình.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Tôi muốn biết mức độ trung thực và tự đánh giá bản thân của bạn” và “Làm thế nào bạn giải quyết thành công những thách thức trong công việc của mình?”, “Bạn đã khắc phục những điểm yếu của mình như thế nào trong những công việc đã qua?”. Tất cả mọi người đều có điểm yếu, nhưng không phải tất cả mọi người đều dám thừa nhận nó. Nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên biết nhận ra những điểm yếu của mình và từng bước khắc phục, vượt qua những điểm yếu ấy. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có khả năng làm được cả hai điều đó. Ví dụ, bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng biết bạn thường không tự tin nói trước đám đông. Và giải pháp của bạn là: trình bày ý tưởng dự án của mình trước đồng nghiệp, sau đó là tập thế lãnh đạo công ty trước khi trình bày trước một tập thể rộng lớn hơn. Khẳng định với nhà tuyển dụng rằng dần dần những điểm yếu này đã được khắc phục.

24. “Bạn muốn làm việc độc lập hay làm việc theo một nhóm?”

Đây là một trong những câu hỏi khó trả lời, vì hiếm có ứng viên nào dám mạnh dạn đề xuất mình làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm khi “chân ướt chân ráo” bước vào công ty.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Bạn có định hướng gì cho công việc sắp tới của mình không”, “Bạn có thể kể lại một kinh nghiệm đã từng làm việc với một hoặc một nhóm đồng nghiệp để giải quyết một khó khăn, thách thức nào đó trong công việc không?” Với câu hỏi trên nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm một ứng viên biết phải làm thế nào để công việc đạt kết quả cao nhất. Họ sẽ không phải mất thời gian để giải thích, hướng dẫn cho nhân viên của mình từng bước đi, ứng viên đó có thể tự chủ và đề xuất ra những giải pháp của riêng mình.

Biết được mục đích thực sự của nhà tuyển dụng đằng sau những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản và quen thuộc là một lợi thế. Bằng việc cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin thực sự họ muốn biết, đồng thời tạo ra sự khác biệt so với những ứng viên khác là một cách tạo ấn tượng hiệu quả với nhà tuyển dụng và là cách nâng cao khả năng được tuyển dụng của bạn.

25. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Thú thật tôi rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những thách thức mà công việc sẽ mang đến cho tôi, khả năng phát triển sự nghiệp cùng với những người mà tôi sẽ làm việc chung.

Qua buổi trò chuyện cùng Ông/Bà, tôi đã tìm được điều mình mong muốn ở đây. Tất cả các yếu tố: công việc mà tôi sẽ làm sắp tới, sự hỗ trợ của công ty dành cho vị trí này, và sự đóng góp của tôi trong sự phát triển chung của cả công ty thật sự rất hấp dẫn đối với tôi.”

Tiền bạc là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật tôi vẫn chưa nghĩ đến một con số nào cụ thể nào vì tôi nghĩ nhiều vấn đề còn quan trọng hơn mức lương: cơ hội phát triển, thăng tiến và sự cam kết của cả hai bên. Tuy nhiên vì Ông/Bà đề cập đến vấn đề này, tôi có thể biết quý công ty dự định dành ngân sách tuyển dụng cho vị trí này như thế nào?

26. Nêu ra lý do vì sao chúng tôi phải chọn bạn?

27. Cho em chọn trong 3 yếu tố: Ông chủ tốt, lương và cơ hội thăng tiến hãy sắp xếp theo thứ tự mà em cho là hợp lý. Đối với câu hỏi mang tính chất tương đối như thế này, có thể mình trả lời không trùng với ý của nhà tuyển dụng nhưng chỉ cần giải thích logic và thuyết phục là được.

Thế nào là ông chủ tốt?

28. Ngân hàng yêu cầu em huy động được 5 tỷ từ 1 khách hàng thì mới ký hợp đồng tuyển dụng với em, nhưng người khách hàng này nói sẽ chỉ gửi nếu ngày nào em cũng đi uống cf với anh ta, em có đồng ý không?

29. Nếu Ngân hàng tuyển em vào mà bố trí em ở vị trí khác, hoặc cho em làm việc xa, ở các PGD khác, em có chấp nhận không?

30. Nếu cho em làm sale, em sẽ chọn sản phẩm nào của BIDV để kinh doanh?

31. Chủ tịch huyện/ thành phố nơi em đang sống?

32. Tỷ giá vàng, tỷ giá đô la, vàng và đô la có mối quan hệ ntn? Các chính sách của NHNN ảnh hưởng gì đến giá vàng?

33. Lãi suất huy động của BIDV hiện nay là bao nhiêu? Lãi suất thấp hơn các ngân hàng khác làm sao vẫn thu hút được khách hàng?

34. Bạn hãy hoạch định chiến lược và đưa ra phương hướng, cách thức, quy trình thực hiện để huy động 3 tỷ và cho vay 3 tỷ trong thời gian 1 tháng.(ko dựa vào bất kỳ mối quan hệ thân quen nào,bỏ qua những lợi thế có sẵn, tự lực cánh sinh)

35. Khách hàng cầm sổ hồng trị giá 5 tỷ, đến NH vay 200 đi du lịch nước ngoài, phương an trả nợ từ nguồn tiền của con trai làm việc tại nước ngoài. Là NVQHKH cá nhân bạn sẽ quyết định như thế nào, cách ứng xử trong tình huống này như thế nào?

36. Anh/chị là nhân viên thử việc, khách hàng của nhân viên cũ khiếu nại tuy nhiên anh/chị không liên lạc đc với nhân viên cũ đó. anh/chị xử lý thế nào?

37. So sánh cho vay vốn lưu động với cho vay dự án đầu tư? Vay dài hạn dùng cho mục đích gì?

38. Kể về một ví dụ chứng tỏ khả năng sáng tạo/khả năng quản lý/khả năng lãnh đạo của anh chị.

39. Bạn là 1 ng thích sự tự do và sáng tạo nhưng phải làm việc với 1 ng khô khan và cứng nhắc thì phải làm như thế nào?

40. Đánh giá TSĐB như thế nào? Khách hàng muốn vay 5 tỷ và có 1 lô đất mặt đường rộng 4m, sâu 15m, trên đó xây 1 ngôi nhà 2 tầng, UBNN tỉnh niêm yết giá đất khu đó là 20 triệu 1m vuông, thị trường chợ đen định giá là 60tr 1m vuông, trong 1 năm nay không có hoạt động giao dịch mua bán đất nào ở khu đó. Vậy em định giá như thế nào về TSĐB này và cho vay như thế nào?

41. Những rủi ro tài chính ngân hàng phải đối mặt?

42. Các nghiệp vụ cấp tín dụng?

43. Bao thanh toán hiện nay ở Việt Nam triển khai ra sao?

44. Những đối tượng nào được mua ngoại tệ của Ngân hàng?

45. Các loại bảo lãnh?

46. Ngân hàng phân loại nợ như thế nào? Trích lập dự phòng rủi ro ra sao? Kể tên các nhóm nợ?

47. Ngân hàng làm gì để tránh rủi rotín dụng?

48. Phân biệt rủi rotín dụng và tổn thất tín dụng?

49. Có mấy loại chứng từ phân loại theo địa điểm lập chứng từ? Kế tên.

50. Nếu bạn là nhân viên mới. Khách hàng ko muốn giao dịch với bạn vì là ng mới nên thường lúng túng,... Bạn làm thể nào trong trường hợp này.

51. Tại VN có bao nhiêu ngân hàng quốc doanh và Tmai. Kể tên 1 vài NH và nêu các hình thức kinh doanh của các ngân hàng đó.

52. Vay tín chấp nếu KH ko trả được nợ thì NH xử lý thế nào?

53. NH cho vay theo quyết định nào?

54. Nêu công thức và ý nghĩa các chỉ tiêu TC: NPV, ROE,ROA.

55. Các yếu tố cần quan tâm khi cho KH vay.

56. Các hình thức cho vay; bảo lãnh, thư L/C, cho thuê tài chính có phải là hình thức tín dụng ko?

57. Nếu bạn có việc cần xác nhận của trưởng phòng nhưng trưởng phòng gây khó khăn thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?

58. Lạm phát VN nguyên nhân là gì?

59. Biện pháp xử lý nợ quá hạn?

60. Phân biệt chính sách tiền tệ thắt chặt, nới lỏng, chặt chẽ.

61. Các biện pháp kích cầu của chính phủ.

62. Thông tư có phải do Chính Phủ ban hành hay ko?

63. Theo em thế nào là đạo đức nghề nghiệp??? Cho một vài ví dụ.

64. Số tiền đi vay giữa các tổ chức tín dụng với nhau có phải trích dự trữ bắt buộc ko?

65. Hiện nay có bao nhiêu hình thức tổ chức bộ máy kế toán? BIDV đang áp dụng hình thức nào?

66. Tỉ lệ nhập siêu của năm 2008 có phải lớn hơn 15.000 tỉ ko?

67. Luật kinh tế ban hành năm nào, áp dụng cho đối tượng nào?

68. Báo cáo tài chính được lập dựa trên số bao nhiêu, do ai chịu trách nhiệm? Nêu các loại báo cáo cần lập.

69. Nêu sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.

70. Phân biết kế toán trưởng và giám đốc tài chính.

71. Nêu cách trích lập dự phòng rủi ro, lập dự phòng khi nào?

72. Kết cấu tài khoản 4711, 4712, TSCĐ cho thuê tài chính.

73. Nêu các phương thức cho vay. Hạn mức tín dụng là gì? Nêu khái niệm về hệ số K. Ưu và nhược điểm của NPV.

74. Công chứng và chứng thực TS thế chấp và gaio dịch bào đàm có giống nhau không? Nó giúp gì cho Ngân hàng.

75. Kỳ hạn và thời hạn vay vốn là gì? Căn cứ vào đâu để NH cho vay các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp.

76. Nêu khái niệm về cầm cố, thế chấp TS.

77. Tố chất gì một người kế toán nên có.

78. Nêu các sản phẩm của ngân hàng.

79. Làm thế nào để phát triển sản phẩm thẻ, làm thế nào để thu hút khách hàng đến với ngân hàng, làm thế nào để ngân hàng huy động được nhiều tiền gửi?

80. Chăm sóc khách hàng như thế nào là tốt.

81. Kế toánngân hàng gồm những loại nào, thích làm kế toán nào và vì sao?

82. Làm sao để biết khách hàng nào phù hợp với sản phẩm nào, khi khách hàng đến thì phải làm những gì?

83. Tài khoản thanh toán là gì? Hiện nay, khách hàng có xu hướng gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn ngắn hay dài và vì sao. Bạn tưởng tượng ra công việc của một giao dịch viên ngân hàng là như thế nào?

84. Sắp xếp các loại hình cấp tín dụng sau theo mức độ rủi ro giảm dần: Cho vay dài hạn, cho vay ngắn hạn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chiết khấu bộ chứng từ theo L/C. Lần sửa cuối bởi UBF, ngày

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro