Vua Quang Trung và vua Cảnh Thịnh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hai chàng rể Quang Trung và Cảnh Thịnh là cha con - triều đại Tây Sơn của hai ông con rể này đã lật đổ triều đại của ông già vợ Lê Hiển Tông.
Sau triều đại của nhà Tây Sơn bị ông rể thứ ba là Gia Long đánh bại, thống nhứt toàn lãnh thổ

- Nói về ông ông rể thứ nhứt là Hồ Thơm - tức Nguyễn Huệ sau làm hoàng đế nhà Tây Sơn. Năm Cảnh Hưng thứ 47 (1786), khi còn làm tướng cho Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh", diệt xong họ Trịnh, nhờ sự mai mối của một tên tướng Bắc Hà hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vưng mệnh gả cho Nguyễn Huệ. Khi đó bà 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi và đã có chính thất là Phạm Thị Liên.

- Ông rể thứ hai là hoàng đế Cảnh Thịnh- con trai của ông Nguyễn Huệ. Năm Cảnh Thịnh thứ 3 (1795), bà Lê Ngọc Hân làm mai em gái Ngọc Bình cho con chồng của mình là Cảnh Thịnh hoàng Đế Nguyễn Quang Toản. Công chúa Ngọc Bình trở thành hậu cung của Cảnh Thịnh Đế, tuy nhiên theo Quốc sử di biên, có lẽ bà chỉ là phi tần chứ chưa phải là Hoàng hậu.

- Ông rể thứ ba là kẻ thù của hai ông trên - sau 30 năm lăng lộn giang hồ, ông này đã tiêu diệt nhà Tây sơn để trả thù cho dòng tộc và làm chủ từ Nam tới Bắc lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Gia Long , quốc hiệu Việt Nam. Sử kể khi Cảnh Thịnh chạy quân Nguyễn Vương ra Bắc, không hiểu vì lý do gì, bà Ngọc Bình bị kẹt ở Phú Xuân. Gia Long chiếm Phú Xuân, bắt được Ngọc Bình và quyết định lấy làm phi. Mặc dù có lời can ngăn, nhưng sau đó Lê Thị Ngọc Bình vẫn được phong làm Chiêu viên (昭媛), và sinh được hai hoàng tử và 2 công chúa cho Gia Long.

- Gia Long lấy Ngọc Bình - vợ kẻ thù không phải là vì nhục dục hay vì bà đẹp. Lý do đó rất sau xa. Đối với Gia Long quật mộ nhà Tây sơn báo thù cho tổ tiên tông tộc sau 30 năm thống khổ là điều ông sung sướng nhứt nhưng cũng chỉ được một lần.
Riêng đối với Ông - Ngọc Bình là ngôi mộ sống mà ông muốn lôi lên đập xuống khi nào cũng được.

Số phận Ngọc Bình khá giống bà Dương Vân Nga - đều làm vợ cho hai ông vua của hai triều. Bà Dương Vân Nga thân làm hoàng hậu cho Đinh Tiên Hoàng, chồng chết , cho con nhỏ lên ngôi , bà làm nhiếp chánh. Sau đó bà đã chủ động nhường Hoàng vị cho Phó vương Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn,
Sau khi đoạt được Hoàng vị, Lê Đế lập Dương thị làm một trong các Hoàng hậu của ông, tôn hiệu là Đại Thắng Minh hoàng hậu.

- Ngoài Bắc Hà từ khi bị Bắc Thuộc phàm là đàn bà đều đã được học qua luân thường đạo lý tam tòng tứ đức từ Khổng Tử từ rất sớm nên đều hiểu câu :

"Tại gia tòng phụ , xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử".. hay,
"Trai trung liệt không thờ hai chúa, gái tiết hạnh không lấy hai chồng".

Như trong chánh sử của Tàu có bà Tây Thi tự vận sau khi Vua Phù Sai mất nước và tử trận
Hay : Hạng Vũ thất trận Bạch Đế Thành - Ngu Cơ tuẫn tiết để khỏi rơi vào tay Hớn Vương- kẻ đánh bại chồng nàng (chuyện này Tống hoàng hậu của vua Gia Long rất thích đọc)
Hoặc Mị Ê - vương phi Chiêm Thành nhảy xuống sông để khỏi phải hầu hạ Lý Thánh Tông là người chiến thắng chồng nàng.

Ở phương Nam mình có Bà Ngọc Vạn con gái chúa Sãi được gả cho vua Chân Lạp. Sau khi chồng chết , bà làm nhiếp chánh cho con trai , hỗ trợ rất nhiều cho cả hai triều đình. Cuối đời bà giao quyền hành lại cho triều thần lui về cố thổ tu hành ẩn vật.

Bà Ngọc Du công chúa đi tu thủ tiết sau khi chồng là Võ Tánh tử trận

Bà Hoàng phi của Lê Chiêu Thống uống thuốc độc chết sau khi bà khóc lạy bài vị của chồng

Ấy dzậy mà các bà như Dương Vân Nga và Lê Thị Bình kể ra cũng là những người đờn bà Bắc Hà có tư tưởng khá cấp tiến so với các nữ nhơn cùng thời vậy !
-
Sử Nước Nam

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro