BA NGUOI BAN - ...

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BA NGƯỜI BẠN

Erich Maria Remarque

Making Ebook Project

 

BOOKAHOLIC CLUB

 

Tên sách:

BA NGƯỜI BẠN

 

Tác giả:

Erich Maria Remarque

 

Nguyên tác tiếng Đức:

Drei Kameraden (Three Comrades)

 

Dịch giả: Vũ Hương Giang

 

Nhà xuất bản: Văn Học

 

Năm xuất bản: 1988

 

Số trang: 612 (2 tập)

 

Khổ sách: 13 x 19 cm

 

Giá bìa: 2.200 đồng

Erich Maria Remarque

          

2

BA NGƯỜI BẠN

Đánh máy: Thanh Tâm, Kim Chi, Cường, Hồng Điệp, Uyên Châu

Kiểm tra: Thu Hằng, Phương Lan

Chế bản ebook: Thảo Đoàn

Ngày thực hiện: 20/07/2012

Making Ebook Project #263 -

www. BookaholicClub. com

MỤC LỤC

Erich Maria Remarque

          

3

BA NGƯỜI BẠN

Lời

 

giới

 

thiệu

 

ERICH

 

MARIA

 

REMARQUE

 

-

 

NGƯỜI

 

ĐI

 

QUA

 

CHIẾN

TRANH ................................................................................................................ 5

I ........................................................................................................................... 10

II ......................................................................................................................... 27

III ........................................................................................................................ 37

IV ........................................................................................................................ 50

V ......................................................................................................................... 62

VI ........................................................................................................................ 75

VII....................................................................................................................... 93

VIII ................................................................................................................... 103

IX ...................................................................................................................... 118

X ....................................................................................................................... 138

XI ...................................................................................................................... 149

XII..................................................................................................................... 165

XIII ................................................................................................................... 180

XIV ................................................................................................................... 202

XV .................................................................................................................... 217

XVI ................................................................................................................... 233

XVII .................................................................................................................. 253

XVIII ................................................................................................................ 278

XIX ................................................................................................................... 297

Erich Maria Remarque

          

4

BA NGƯỜI BẠN

XX .................................................................................................................... 314

XXI ................................................................................................................... 340

XXII .................................................................................................................. 357

XXIII ................................................................................................................ 370

XXIV ................................................................................................................ 386

XXV ................................................................................................................. 402

XXVI ................................................................................................................ 424

XXVII ............................................................................................................... 438

XXVIII ............................................................................................................. 456

Lời giới thiệu

Erich Maria Remarque

          

5

BA NGƯỜI BẠN

ERICH MARIA REMARQUE - NGƯỜI ĐI

QUA CHIẾN TRANH

Erich Paul Remarque

sinh ngày 22-6-1898 trong một gia đình theo dòng Công giáo

La Mã tại Osnabrück,

 

một thành phố thuộc tỉnh Westphalia nằm ở

 

miền Tây nước Đức.

Ngay từ nhỏ, Erich đã luôn luôn ngưỡng mộ người mẹ - bà Anna Maria, trong khi luôn tỏ

ra xa lánh người cha - ông Peter. Ông Peter Remarque vốn xuất thân trong một gia đình

phiêu bạt đến Đức sau Cách mạng Pháp, chỉ là một người thợ đóng sách nghèo. Sự vất vả,

thiếu thốn của gia đình đã khiến Remarque phải tự kiếm tiền từ khi mới mười mấy tuổi

bằng việc dạy kèm piano. Cậu bé luôn làm việc hết sức vất vả để bù vào chỗ những kỳ

lương mà cậu luôn luôn xin ứng trước. Cậu bé say mê piano và nhiều thứ khác trên đời, ví

dụ như sưu tập những cánh bướm hoặc lần mò khám phá những dòng suối và cánh rừng -

tất cả những gì sau này sẽ lần lượt hiện ra trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại. Thú viết

lách của cậu bé đã khiến cho cậu được biệt danh:

Kẻ-bôi-bẩn.

Vì thường xuyên phải di chuyển nên Remarque học một lúc hai trường cấp hai và sau

đó là trường dự bị Công giáo Catholic Praparande. Cậu say sưa những diễn biến đầy kịch

tính của các lễ nghi Công giáo, say mê vẻ đẹp của những ngôi nhà thờ, của thảm hoa trong

Erich Maria Remarque

          

6

BA NGƯỜI BẠN

vườn tu viện và của lao động nghệ thuật. Sau này, những gì Remarque viết ra đều có chút

hơi hướng của một nhà hát, đường nét của giáo đường và bảo tàng, còn hoa và cây cối là

biểu tượng của sự bình an vĩnh cửu. Những ngày học ở trường, cậu bé Erich luôn gặp rất

nhiều chuyện khổ sở vì các giáo viên nhưng rồi sau đó, thế nào các giáo viên cũng sẽ bị

“nhồi” vào trong tiểu thuyết của Remarque. Tại trường dự bị, Erich cãi nhau suốt ngày với

một giáo viên tên là Konschorek. Sau này Konschorek đã hóa thành một gã giáo viên tại

nơi

 

huấn

 

luyện

 

tân

 

binh

 

với

 

đầy

 

đủ

 

thói

 

xấu

 

của

 

nguyên

 

mẫu

 

 

chỉ

 

khác

 

mỗi

 

cái

 

tên:

Kantorek (

Phía Tây không có gì lạ

).

Tháng 11 năm 1916, chàng Erich 18 tuổi, sinh viên năm thứ ba của trường sư phạm

Osnabrück's Lehresminar bị gọi quân dịch để tham gia vào Đại chiến Thế giới lần thứ nhất.

Sau

 

khóa

 

huấn

 

luyện

 

tân

 

binh

 

tại

 

Westerberg

 

(chính

 

 

trại

 

Klosterberg

 

trong

 

Phía

 

Tây

không

 

 

 

lạ

), Erich được phân vào một sư đoàn dự bị, tuy nhiên cậu rất hay được về

thăm nom bà mẹ đang ốm nặng. Tháng 6 năm 1917, Erich bị chuyển đến một đơn vị công

binh ở mặt trận phía Tây. Anh luôn tỏ ra rất điềm tĩnh, ngay cả khi người đồng đội Troske

bị thương vì dính mảnh lựu đạn, Erich vẫn đưa được Troske về phía sau an toàn. Nhưng cái

chết của Troske - không phải vì vết thương mà do không được nhìn ngó đến đã khiến cho

Erich bị đổ vỡ hoàn toàn. Anh vẫn tiếp tục cứu các đồng đội cho tới khi cũng bị thương vì

mảnh đạn. Suốt hai năm 1917 - 1918, Erich nằm tại bệnh viện St-Vincenz ở Duisburg để

chữa vết thương. Trong khi đó, mẹ anh qua đời tháng 9 - 1917. Sau này, khi chiến tranh kết

thúc, lòng thương nhớ mẹ đã khiến Erich quyết định đổi tên kép Erich-Paul thành Erich-

Maria. Rời bệnh viện, Erich trở về Osnabrück để dự khóa huấn luyện nâng cao trong nỗi

đau buồn sau cái tang lớn. Chiến tranh đã chấm dứt trước khi anh trở lại mặt trận và mặc

dù chưa hề trải qua sự đối đầu tại chiến tuyến nhưng chiến tranh đã làm thay đổi suy nghĩ

và thái độ của Erich mãi mãi. Anh đã học một bài học cay đắng về giá trị mong manh thực

sự của đời sống cá nhân sau khi đã hoàn toàn đổ vỡ khi nhận ra “chủ nghĩa yêu nước” của

cái xã hội Đức đó có thể sẵn sàng bỏ qua bất cứ một cá nhân nào. Với anh và nhiều người

bạn của anh, “trách nhiệm công dân Đức” chẳng còn một ý nghĩa gì nữa.

Những năm tiếp theo, nước Đức lâm vào tình trạng thiếu thốn, lạm phát, thất nghiệp,

đầy rẫy bọn đầu cơ trục lợi cùng bọn cực đoan chính trị. Remarque cùng vài người bạn

quay trở về và nhận thấy những giáo viên cũ bây giờ chỉ là những kẻ nực cười. Remarque

thường lôi mình vào rắc rối theo kiểu tự chụp một bức ảnh ông mặc đồ sĩ quan có chữ thập

ngoặc và một mớ huân chương cùng con chó cưng trong một cách bố trí đầy mâu thuẫn...

Erich Maria Remarque

          

7

BA NGƯỜI BẠN

Sau khi tốt nghiệp, Remarque được giới thiệu vào dạy thay cho một giáo viên trong

vòng hai năm. Môi trường giáo dục không dính dáng đến chính trị và Remarque chuyển sự

say

 

 

sang

 

các

 

môn

 

thể

 

thao,

 

nhất

 

 

đua

 

ô

 

tô.

 

Hình

 

ảnh

 

về

 

Remarque

 

lúc

 

bấy

 

giờ

 

chàng thanh niên có mái tóc vàng, rất điển trai, ăn mặc trang nhã và những cơ bắp cuồn

cuộn nổi. Tóm lại đó là hình ảnh về một con người hào hoa bất chấp thu nhập! Sau một

thời gian, Remarque chán nản bỏ đi làm đủ thứ việc: chơi organ ở nhà thương điên, nhân

viên một công ty sản xuất bia mộ, làm nhà phê bình sân khấu ở một thành phố nhỏ, viết

quảng cáo cho một công ty ô tô. Ông lấy một nữ diễn viên tên là Zutta Ilse Zambona năm

1925, một thời gian ngắn sau khi được nhận vào làm biên tập ở tạp chí

 

Sport

 

im

 

Bild

Berlin.

Đầu năm 1920, với cái tên Erich Remark, ông xuất bản một cuốn tiểu thuyết và nó bị

thiên hạ lạnh nhạt đến nỗi ông phải bỏ cả bút danh - vốn là tên của cụ nội. Lối viết báo của

ông quá cứng, thậm chí tầm thường và đầy cảm tính. Chính vì thế, sự thành công của Phía

Tây

 

không

 

 

 

lạ

xuất bản năm 1929 làm cho ông và bất cứ một người nào cũng phải

ngạc nhiên. “Bóng ma của chiến tranh luôn ám ảnh chúng tôi - ông nói - nhất là khi chúng

tôi cố gắng không nghĩ đến nó nữa”. Và kết quả là

Phía Tây không có gì lạ

đã làm cho tất

cả những người ở hai bên bờ Thái Bình Dương xúc động sâu sắc trong khi trước đây, họ ra

sức tìm kiếm ý nghĩa của chiến tranh.

Trong năm đầu tiên, riêng độc giả Đức đã mua tới hơn một triệu bản cuốn tiểu thuyết

Phía tây không có gì lạ

và người Anh, Pháp, Mỹ thậm chí còn mua nhiều hơn. Cuốn tiểu

thuyết còn thành công hơn nữa nhờ bộ phim do người Mỹ dựng với Lew Ayres và Lewis

Wolheim đóng vai chính. Đó là một trong những bộ phim nói đầu tiên và hiện nay vẫn là

một phim kinh điển của thế giới. Năm 1932, Phía Tây không có gì lạ

được dịch ra 29 thứ

tiếng. Từ một anh nhà báo quèn hoàn toàn vô danh, Erich Maria Remarque đã trở thành

nhà văn nổi tiếng trên khắp thế giới. Dù vậy, cuốn sách đã gây ra cuộc tranh luận ngay

trong lòng nước Đức. Một số người cho rằng tác giả chỉ bịa tạc để gây sốc và kiếm tiền.

Bọn Quốc xã đã phao đủ thứ tin đồn để phá hoại sự nổi tiếng của Remarque. Nào là ông là

một

 

tên

 

Pháp

 

-

 

Do

 

Thái,

 

hoặc

 

 

ông

 

 

một

 

thằng

 

già

 

không

 

biết

 

 

về

 

chiến

 

trận...

Remarque không bình luận gì, sau đó ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi chỉ bị

hiểu lầm khi người ta cố tình hiểu lầm”.

Remarque ly dị vào đầu những năm 30 khi chính quyền Quốc xã bắt đầu đầy ải ông,

Erich Maria Remarque

          

8

BA NGƯỜI BẠN

nhưng rồi họ tái hôn ngay sau đó. Thế rồi hai vợ chồng lại sống ly thân và ly dị chính thức

vào năm 1951.

Cuốn sách tiếp theo dựa trên câu chuyện mà Remarque và những người bạn trải qua

sau khi từ mặt trận trở về được mang tên

Đường về

. Khi đó thật ra Remarque vẫn chưa hề

là người chống Quốc xã nhưng

Đường về

đã khiến cho chính quyền Quốc xã nổi giận.

Goebbels, kẻ đã gây dựng nên chương trình “săn-phù-thủy” đã có những phản ứng đầu

tiên khi bộ phim Mỹ Phía Tây không có gì lạ

được chiếu ở Berlin. Đội quân của hắn với

cái tên Thanh niên Hitler đã xông thẳng vào rạp để ném những bình hơi thối cùng những

con

 

chuột

 

bạch

 

 

hét

 

lên:

 

“Nước

 

Đức

 

hãy

 

thức

 

tỉnh”.

 

Bộ

 

phim

 

bị

cấm

 

năm

 

1931

 

Remarque bị buộc phải rời nước Đức trong khi sách của ông bị thiêu rụi trong cuộc đốt

sách đáng hổ thẹn năm 1933.

Năm 1962, Remarque đã nói: “Tôi bắt buộc phải rời nước Đức vì tính mạng bị đe dọa.

Tôi chẳng phải là Do Thái và cũng chẳng ủng hộ gì cánh hữu. Tôi vẫn là tôi như bây giờ:

một người theo chủ nghĩa hòa bình và luôn sẵn sàng chiến đấu”. Sau đó có người kể rằng

Goebbels đã mời Remarque quay lại nhưng ông đã trả lời: “Có 65 triệu người đang muốn

ra đi mà tôi lại tự nguyện quay về ư?”.

Năm 1932, chính quyền Quốc xã tịch thu tài khoản của ông ở Berlin - chúng nói rằng

để bù vào tiền thuế. Tuy nhiên trước đó Remarque đã chuyển hầu hết tiền và số tranh theo

trường phái Ấn tượng sang Thụy Sỹ. Tại đây, ông mua một ngôi biệt thự ở Porto Ronco

cạnh bờ hồ Magiore và dần dần mua về nhiều thứ đồ cổ quý giá.

Trong thời gian Remarque bị tước quyền công dân Đức, 3 cuốn sách của ông lần lượt

được dựng phim ở Mỹ và đôi lúc người ta gọi ông là Vua của Hollywood. Bạn bè của ông

rất

 

nhiều:

 

Marlene

 

Dietrich,

 

Greta

 

Garbo,

 

Charles

 

Chaplin,

 

F.Scot

 

Fritzgerald

 

 

Ernest

Hemingway.

Sau cùng, mệt mỏi vì những phù hoa giả tạo của Hollywood, ông chuyển sang đi về

sống ở New York và Porto Ronco. Năm 1957, ông càng nổi tiếng vì vai diễn trong bộ phim

chuyển

 

thể

 

từ

 

tiểu

 

thuyết

 

của

 

ông:

 

Thời

 

gian

 

để

 

sống

 

 

thời

 

gian

 

để

 

chết

.

 

Năm

 

1958,

Remarque cưới nữ diễn viên Mỹ Paulette Goddard sau 18 năm quen biết.

Lần đầu tiên đến Mỹ, Remarque không gặp một khó khăn gì về thủ tục nhưng ông hết

Erich Maria Remarque

          

9

BA NGƯỜI BẠN

sức bực bội và thông cảm với những bất công mà bạn bè ông phải chịu đựng trong cảnh tha

hương. Mặc dù đã xin nhập quốc tịch Mỹ năm 1941 nhưng Remarque luôn phẫn hận vì

mất

 

quyền

 

công

 

dân

 

Đức.

 

Năm

 

1943,

 

một

 

nỗi

 

đau

 

lớn

 

đến

 

với

 

Remarque:

 

em

 

gái

 

ông,

Elfried Scholz bị chính quyền Quốc xã xử trảm vì “tuyên truyền lật đổ”. Sau này, ông thật

sự

 

cảm

 

động

 

khi

 

Osnabrück

 

đã

 

lấy

 

tên

 

 

gái

 

đặt

 

cho

 

một

 

con

 

đường

 

năm

 

1968.

 

Năm

1971,

 

chính

 

quyền

 

Osnabrück

 

cũng

 

đã

 

đặt

 

tên

 

một

 

con

 

đường

 

chạy

 

quanh

 

thành

 

phố

 

Erich Maria Remarque.

Bóng tối thiên đường

là tiểu thuyết cuối cùng của ông. Trong tác phẩm đó, người ta tìm

gặp lại bóng dáng của rất nhiều nhân vật trong các tiểu thuyết trước đây và nhân vật chính

đã quyết định trở về lại nước Đức bất chấp cuộc sống và tình yêu ở Mỹ ngay sau khi chiến

tranh kết thúc. Nỗi hoài nhớ quê hương còn thể hiện trong khoảng những năm 1950 khi

Remarque về Đức tìm tài liệu cho những tiểu thuyết mới: ông không bao giờ trở về thành

phố quê hương vì cảm thấy thành phố mới xây lại này không còn là những gì thân quen mà

ông đã mô tả trong Phía Tây không có gì lạ, Đường về

Bia mộ đen

nữa cả.

Remarque qua đời sau một loạt cơn đau tim tại một bệnh viện ở Locarno vào ngày 25-

9-1970.

 

Báo

 

chí

 

 

mải

 

đi

 

tìm

 

các

 

chi

 

tiết

 

về

 

cuộc

 

đời

 

ông

 

 

quên

 

cả

 

một

 

điều:

Remarque là tác giả của Cuốn tiểu thuyết hay nhất về Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhưng

dù sao chăng nữa, các độc giả đã không hề quên. Chỉ riêng ở Châu Âu, người ta đã mua

đến 13 triệu bản những cuốn sách của ông. Trong đó Phía Tây không có gì lạ

bán được 8

triệu cuốn vẫn mãi là một trong những cuốn sách bán chạy nhất châu Âu của thế kỷ 20.

LƯU SƠN MINH

I

Erich Maria Remarque

          

10

BA NGƯỜI BẠN

Bầu trời vàng như đồng thau, vẫn chưa bị vẩn đục bởi khói nhà máy, hừng sáng phía

sau dãy mái ngói xí nghiệp. Hẳn mặt trời sắp nhô lên đến nơi. Tôi nhìn đồng hồ. Vẫn chưa

đến giờ. Sớm mười lăm phút.

Tôi mở cổng chuẩn bị sẵn sàng máy bơm xăng. Vào giờ này thường có một số xe muốn

ăn xăng chạy qua đây. Bỗng tôi nghe sau lưng mình tiếng gì khàn khàn, khe khẽ, tuồng như

một chiếc đinh ốc gỉ đang xoáy trồi lên khỏi mặt đất. Tôi dừng chân nghe ngóng, đoạn đi

qua sân trở lại xưởng và thận trọng mở cửa. Trong căn phòng tranh tối tranh sáng đang lắc

lư dạo vòng một con ma. Con ma chít chiếc khăn đội đầu màu trắng bẩn thỉu, choàng tạp

dề xanh, nó nặng chín chục ký và là mụ lao công Mathindo Stox.

Tôi

 

đứng

 

yên

 

một

 

lát

 

nhìn

 

mụ.

 

Mụ

 

 

cái

 

vẻ

 

yêu

 

kiều

 

của

 

một

 

con

 

 

 

khi

 

mụ

chuệnh choạng đi đi lại lại giữa những bộ tản nhiệt xe hơi và cất giọng trầm trầm hát bài ca

về anh lính khinh kỵ trung thành. Trên mặt bàn kê cạnh cửa sổ có hai chai cô nhắc. Một

chai gần như đã cạn. Tối qua cái chai còn đầy nguyên. Tôi đã quên không cất nó vào tủ

khóa lại. “Kìa bà Stox!” tôi lên tiếng.

Lời ca ngừng bặt. Cái chổi rơi xuống đất. Nụ cười ngà say tắt lịm. Bây giờ tôi mới là

con ma. “Giesuma, lạy Chúa tôi”, Mathindo ấp úng và giương cặp mắt đỏ ngầu ngó tôi trân

trân. “Tôi đâu ngờ cậu đến sớm thế...”.

- Biết rồi. Rượu ngon chứ?

- Đã hẳn... nhưng nhục cho tôi quá. - Mụ quệt miệng. - Tôi rõ tồi tệ...

- Chà, bà cứ phóng đại thế. Bà chỉ say thôi. Say khướt như một gã nghiện.

Mụ cố gắng đứng thẳng người. Ria mép động đậy và mi mắt mụ chớp chớp như mắt

một con cú già. Nhưng dần dần mụ cũng tỉnh táo hơn. Mụ quả quyết tiến lên một bước.

- Cậu Lokhamp... người ta ai cũng là người thôi... đầu tiên tôi chỉ ngửi... và rồi làm một

ngụm... vì rằng tiếng thế chứ dạ dày tôi bao giờ cũng yếu... vâng, thế rồi, thế rồi hẳn quỷ

Erich Maria Remarque

          

11

BA NGƯỜI BẠN

Sa tăng đã ám tôi. Các cậu cũng không nên thử thách một người đàn bà tội nghiệp, không

nên để mặc cái chai đấy.

Đây chẳng phải lần đầu tiên tôi bắt gặp mụ như thế. Sáng nào mụ cũng đến dọn dẹp

trong xưởng độ hai tiếng; cứ việc quăng tiền vương vãi đâu tùy thích, mụ không tơ hào

đến... thế nhưng rượu đặt trước mắt mụ thì chẳng khác gì mỡ để miệng mèo.

Tôi

 

giơ

 

cái

 

chai

 

lên.

 

“Đương

 

nhiên

 

rồi,

 

 

không

 

động

 

đến

 

rượu

 

 

nhắc

 

dành

 

cho

khách hàng... Thế nhưng rượu ngon của ông Koester thì bà nốc sạch.”

Một thoáng cười đắc ý lướt qua nét mặt già nua của Mathindo. “Tất tật những gì ngon

lành... tôi là kẻ sành sỏi mà lại. Nhưng cậu sẽ không tố giác tôi chứ, cậu Lokhamp? Tố giác

một mụ góa yếu đuối bất lực như tôi?”

Tôi lắc đầu. “Hôm nay thì không đâu”

Mụ buông những nếp váy xuống. “Thế thì tôi chuồn đây. Cậu Koester mà đến bây giờ

thì... trời đất quỷ thần ơi!”

Tôi lại bên tủ và mở ra. “Bà Mathindo...”

Mụ vội vã lạch bạch chạy đến. Tôi giơ cao một cái chai nâu hình vuông.

Mụ huơ tay chối. “Không phải tôi! Thề danh dự đấy! Tôi không hề động tới nó!”

- Tôi biết - Tôi nói và rót đầy một ly. - Bà biết loại rượu này chứ?

- Sao không! - Mụ liếm môi. - Rum! Rượu rum Giamaica lâu đời!

- Khá. Vậy xin bà hãy cạn một ly!

- Tôi ấy? - Mụ nhảy lùi lại - Như thế thì nhiều quá cậu Lokhamp! Đầu tôi đang nóng

phừng phừng như than hồng đây này! Mụ Stox già nua đã ngầm nốc sạch rượu cô nhắc của

cậu, thế mà cậu còn thết mụ một ly rum để thưởng công nữa. Cậu là một bậc thánh, chính

thế! Thà chết còn hơn chấp nhận một chuyện như vậy.

- Thế hở? - Tôi nói và làm ra vẻ chực thu ly rượu về.

- Nào thì uống! - Mụ vội vã nắm lấy cái ly - Đành phải tiếp nhận những điều tốt đẹp

Erich Maria Remarque

          

12

BA NGƯỜI BẠN

như nó đã đến thôi. Cho dù không hiểu nó. Chúc sức khỏe cậu! Dễ thường hôm nay là sinh

nhật cậu.

- Đúng vậy, bà Mathindo. Bà đoán giỏi đấy.

- Sao, thật thế ư? - Mụ chộp lấy bàn tay tôi lắc lấy lắc để. - Rất chi thành thật chúc cậu

hạnh phúc! Dồi dào tiền của! Cậu Lokhamp này, - mụ quệt miệng, - tôi cảm động quá thể...

nhất định tôi phải làm một ly nữa mừng cậu. Là vì chẳng gì tôi cũng quý cậu như con.

- Tốt thôi.

Tôi rót thêm cho mụ ly nữa. Mụ dốc cạn một hơi, rồi rời xưởng, mồm xuýt xoa khen

ngợi.

Tôi dọn cái chai đi, ngồi vào bàn. Mặt trời nhợt nhạt xuyên qua cửa sổ chiếu xuống đôi

tay tôi. Cảm giác lạ kỳ trong một ngày sinh nhật như thế này, dẫu rằng ta chẳng xem nó ra

gì. Ba mươi tuổi... đã từng có thời tôi ngỡ đâu không bao giờ mình có thể lên đến tuổi hai

mươi, tôi cảm thấy cái ngày ấy sao mà xa vời. Và rồi...

Tôi mở ngăn kéo lấy một tờ giấy viết thư và bắt đầu tính. Thời thơ ấu, trường học... đó

là một tổng thể xa xôi, ở đâu đó, không còn thật nữa. Mãi năm 1916 cuộc đời thật sự mới

bắt đầu. Khi ấy tôi vừa trở thành chú lính mới, gầy, cao ngổng, mười tám tuổi, tập nằm

xuống đứng lên trên những thửa ruộng mới cày phía sau doanh trại theo lệnh của một tay

hạ sĩ quan ria mép rậm rì. Vào một trong những tối đầu tiên, mẹ tôi đến doanh trại thăm

tôi, nhưng bà phải đợi tôi mất hơn một giờ đồng hồ. Tôi đã đóng ba lô của mình không

đúng quy cách và phải chịu một hình phạt quét dọn nhà vệ sinh vào giờ nghỉ. Mẹ tôi muốn

giúp tôi, nhưng bà không được phép. Bà khóc, còn tôi thì mệt tới mức ngủ thiếp đi khi mẹ

hãy còn ngồi bên.

1917. Flander

n

1

.

Mitdendorf và tôi mua ở căng tin một chai vang đỏ. Chúng tôi đã định

uống một chầu. Thế nhưng cả bộ tôi đã không thực hiện được. Sáng tinh mơ, quân Anh bắt

đầu một trận pháo kích lớn. Koester bị thương lúc giữa trưa, Mayer và Detes ngã xuống

1

Miền đất thuộc Bỉ, trong Chiến tranh thế giới I là vùng có chiến sự đặc biệt.

Erich Maria Remarque

          

13

BA NGƯỜI BẠN

buổi chiều. Và tối đến, khi cả bọn đã tưởng được bình yên và mở chai rượu ra, thì hơi độc

tràn vào, ùa xuống các công sự. Tuy rằng cả bọn kịp thời đeo mặt nạ nhưng mặt nạ của

Mitdendorf lại hỏng. Khi cậu ấy phát hiện ra thì đã muộn. Cho đến lúc chiếc mặt nạ này bị

giật đi và tìm thấy một chiếc mới thay vào thì Mitdendorf đã hít phải quá nhiều hơi độc và

nôn ra máu. Cậu ấy chết vào sáng hôm sau, trên mặt có nhiều vết bầm tím. Cổ Mitdendorf

rách bươm... cậu ấy đã cố dùng móng tay hòng phanh nó ra để hớp lấy không khí.

1918.

 

Nằm

 

quân

 

y

 

viện.

 

Mấy

 

hôm

 

trước.

 

Một

 

đợt

 

thương

 

binh

 

mới

 

được

 

chở

 

đến.

Bông băng bằng giấy bản. Những ca bị thương nặng. Suốt ngày, những chiếc xe phẳng lỳ

của phòng mổ cứ chạy ra chạy vào. Thỉnh thoảng có những chiếc ra không. Giogiep Ston

nằm cạnh mình. Anh đã mất cả hai đùi, nhưng còn chưa biết điều đó. Không thể nhìn thấy

được vì người ta chụp lên phần dưới anh một cái lồng bằng dây thép phủ chăn. Mà giá có

thấy anh cũng chẳng tin vào, vì anh vẫn cảm thấy đau đớn dưới hai bàn chân. Đêm, có hai

người chết trong buồng bọn mình. Một người chết rất ngắc ngoải và đau đớn.

1919. Lại ở nhà. Cách mạng

2

.

Đói. Bên ngoài vẫn tiếp tục nghe tiếng súng máy. Lính

đánh nhau với lính. Đồng đội gây lộn với đồng đội.

1920. Đảo chính. Karl, Broeger bị bắn chết. Koester và Lenz bị bắt. Mẹ tôi nằm nhà

thương. Bệnh ung thư của bà vào giai đoạn cuối.

1921...

Tôi ngẫm nghĩ. Tôi chẳng còn nhớ nữa rồi. Đơn giản là thiếu mất năm đó. 1922, tôi

làm công nhân đường sắt ở Thuyringor, 1923 lãnh đạo việc quảng cáo cho một xí nghiệp

cao su. Đang thời kỳ lạm phát. Lương tháng của tôi là hai trăm tỉ mác. Mỗi ngày hai lần

lĩnh tiền và mỗi lần lĩnh tiền lại được nghỉ nửa giờ để đảo nhanh qua các cửa hiệu mua sắm

chút ít trước khi hối đoái đô la mới lại được công bố... đồng tiền lại mất giá một nửa.

Còn sau đó? Những năm tiếp theo? Tôi đặt bút chì xuống. Nhẩm lại tất cả những cái ấy

 

làm

 

gì. Vả

 

lại

 

tôi

 

cũng

 

chẳng

 

còn

 

nhớ

 

chính

 

xác. Tôi

 

đã quá

 

lẫn

 

lộn

 

quá

 

lắm.

 

Năm

ngoái tôi uống mừng sinh nhật của mình tại tiệm cà phê Quốc Tế, nơi tôi đánh dương cầm

thuê được một năm. Thế rồi tôi gặp lại Koester và Lenz. Còn lúc này tôi đang ngồi trong

xưởng sửa chữa ô tô Koester và Co.. Co., đây tức là Lenz và tôi, nhưng thực sự thì xưởng

2

Chỉ cuộc cách mạng dân chủ tư sản bắt đầu nổ ra ở Đức vào tháng Mười một 1918.

Erich Maria Remarque

          

14

BA NGƯỜI BẠN

này chỉ thuộc về mỗi mình Koester. Trước kia Koester là bạn học, rồi chỉ huy đại đội của

chúng tôi, sau đó làm phi công, có thời gian dài là sinh viên, rồi lái xe đua... cuối cùng cậu

ta tậu được cái văn phòng khổ này. Đến làm với Koester trước tiên là Lenz, kẻ từng lang

bạt vài năm bên Nam Mỹ,... rồi thêm tôi.

Tôi rút từ túi áo một điếu thuốc lá. Thật ra tôi có thể hoàn toàn hài lòng. Hoàn cảnh của

tôi chẳng đến nỗi nào, tôi lại có việc làm, lại cường tráng, tôi không dễ gì trở nên mệt mỏi,

tôi lành lặn - như người ta thường nói... nhưng dẫu sao đừng nghĩ ngợi thái quá về điều đó

vẫn hơn. Đặc biệt đừng nghĩ ngợi vào lúc chỉ có một mình. Và buổi tối cũng đừng. Một cái

gì đó của quá khứ đôi khi lại hiện lên và nhìn ta trân trối bằng cặp mắt của người chết.

Nhưng ta đã có rượu mạnh.

Ngoài kia có tiếng kẹt cổng. Tôi xé tờ giấy có ghi những năm tháng đời mình ném vào

sọt giấy lộn. Cánh cửa bật mở, Gotfrit Lenz đứng trong khung cửa, cao, gầy, với cái bờm

tóc màu vàng rơm và một cái mũi lẽ ra thích hợp với một người đàn ông hoàn toàn khác.

“Robby”, cậu ta gầm lên, “Quân săn mồi già đời, đứng dậy và hãy lên gân lên cốt đi! Cấp

trên của cậu muốn nói chuyện với cậu!”

- Chúa ơi! - Tôi đứng dậy - Mình đã hy vọng rằng các cậu không nhớ tới kia đấy. Hãy

nương nhẹ thôi các chú bé!

- Điều đó xem ra hợp ý cậu! Gotfrit đặt lên bàn một cái gói, từ đó tiếng lanh canh phát

ra rõ mồn một. Koester bước vào sau Lenz. Lenz đứng chắn trước mặt tôi. “Robby, sáng

nay cậu gặp cái gì trước tiên?”

Tôi ngẫm nghĩ. “Một mụ già nghiêng ngả.”

- Đấng Moses thiêng liêng! Một điềm gở! Nhưng lại đúng với lá số tử vi của cậu. Mình

vừa lập nó hôm qua. Cậu là đứa trẻ cần được che chở, không vững vàng, dao động, một

ngọn lau trước gió, với chòm thổ tinh đáng ngờ và một mộc tinh thương tật trong năm nay.

Vì Otto và mình thay mặt cho cha mẹ cậu, vật đầu tiên mình trao cậu là một thứ để phòng

thân. Hãy nhận lấy tấm bùa hộ mệnh này. Một kẻ hậu sinh của những người Inka đã để lại

nó cho mìn

h

3

.

Mụ ta có dòng máu quý tộc, đôi bàn chân phẳng, chấy rận và biệt tài nhìn

vào tương lai. “Hỡi người lạ da trắng”, mụ ta bảo mình, “các đức vua đã đeo nó, nó chứa

3

Những thành viên của một bộ tộc Peru cổ

Erich Maria Remarque

          

15

BA NGƯỜI BẠN

sức mạnh của vầng dương, mặt trăng và trái đất, hoàn toàn chưa nói đến các hành tinh nhỏ

hơn... hãy đưa ta một đồng đô la bạc để ta mua rượu mạnh, và anh sẽ được nó.” Để sợi dây

chuyền hạnh phúc này tiếp tục luân chuyển, mình sẽ trao nó cho cậu. Nó sẽ bảo vệ cậu, sẽ

xua đuổi lão mộc tinh lạnh lùng của cậu.

Cậu ta đeo vào cổ tôi một bức tượng nhỏ xíu màu đen treo trên sợi dây chuyền mỏng

mảnh.

- Thế! Để chống lại điều rủi giáng xuống từ trên trời... còn chống lại những bất hạnh

hàng ngày thì đây: sáu chai rượu rum của Otto! Lâu năm gấp đôi số tuổi cậu!

Lenz mở gói và đặt từng chai một dưới ánh mặt trời buổi sớm. Chúng lóng lánh như hổ

phách. “Trông tuyệt đẹp”, tôi nói, “cậu moi ở đâu ra thế Otto?”

Koester cười. “Một câu chuyện rắc rối. Kể ra thì dài dòng lắm. Nhưng hãy nói thử cậu

cảm thấy trong người ra sao? Như một kẻ tam tuần?”

Tôi phẩy tay. “Như mười sáu và đồng thời như ngũ tuần. Chẳng có gì đặc biệt cả.”

- Cậu bảo chẳng có gì đặc biệt sao? - Lenz đáp lại - Tuổi tác không phải là thứ cao nhất

có trên đời hay sao? Cậu đã chiến thắng thời gian một cách tự chủ và sẽ sống gấp đôi.

 

Koester nhìn tôi, đoạn bảo: “Thôi mặc cậu ấy, Gotfrit, những ngày sinh nhật thường đè

nặng lên lòng tự tôn. Đặc biệt vào lúc sáng sớm. Cậu ấy sẽ tĩnh tâm lại ngay ấy mà.”

Lenz nheo mắt lại. “Lòng tự tôn của một con người càng ít bao nhiêu, giá trị của anh ta

càng nhiều lên bấy nhiêu, Robby ạ. Điều đó ít nhiều an ủi cậu chăng?”

- Không, - tôi đáp - không một mảy may. Khi con người trở nên có giá trị một chút, anh

ta chỉ còn là tượng đài của riêng anh ta mà thôi. Đối với mình, như thế thật mệt mỏi và

buồn tẻ.

- Cậu ấy triết lý, Otto ơi, - Lenz reo - Cậu ấy đã thoát nạn. Cậu ấy đã vượt qua khoảnh

khắc im lặng! Cái khoảnh khắc im lặng trong ngày sinh nhật, khi con người ta tự soi vào

đồng tử của con ngươi mình và phát hiện ra mình chỉ là một chú gà nhép nghèo hèn biết

mấy. Bây giờ tụi mình có thể thanh thản bắt tay vào công việc hàng ngày và tra dầu cho

động cơ chiếc Cadilac cổ được rồi đấy...

Erich Maria Remarque

          

16

BA NGƯỜI BẠN

Cả bọn chúng tôi làm việc cho tới lúc chạng vạng tối, rồi rửa ráy và thay quần áo. Lenz

thèm thuồng liếc nhìn dãy chai. “Ta bẻ cổ một chai chứ?”

- Cái đó phải do Robby quyết định - Koester nói - Đi gạ gẫm kẻ được tặng quà một

cách vụng về đến thế thật không đẹp chút nào, Gotfrit ạ.

- Nhưng để những kẻ tặng quà chết khát còn không đẹp hơn nữa kia. - Lenz đáp và mở

một chai.

Mùi thơm lập tức lan khắp xưởng.

- Đấng Moses thiêng liêng. - Gotfrit xuýt xoa.

Cả ba thằng hít lấy hít để. “Tuyệt vời Otto ạ. Cần phải vươn tới nền thi ca cao siêu mới

hòng tìm được những so sánh xứng đáng.”

- Quá uổng nếu cậu đem uống trong căn xép tối tăm này! - Lenz quyết định - Các cậu

biết không, tụi mình sẽ ra khỏi đây, sẽ ăn tối ở đâu đó và cắp chai rượu theo. Phải nốc cạn

nó giữa thiên nhiên tự do của Chúa

-

Hết tầm!

Ba thằng đẩy chiếc Cadilac vừa sửa sang ban chiều sang một bên. Phía sau nó là một

vật kỳ dị đặt trên bốn bánh. Đó là chiếc xe đua của Otto Koester, niềm tự hào của xưởng.

Koester đã đổi chiếc xe, một cái thùng cũ cao thành, trong một cuộc bán đấu giá bằng

một chiếc bánh mì bơ. Thời đó nhìn chiếc xe, các chuyên gia đều không chút do dự mệnh

danh cho nó là một hiện vật thú vị cho viện bảo tàng giao thông. Nhà thời trang Bonvis,

chủ

 

một

 

hãng

 

may

 

măng

 

 

phụ nữ

 

 

 

kẻ

 

ham

 

thích

 

đua xe,

 

đã khuyên

 

Otto

 

biến nó

thành

 

một

 

chiếc

 

máy

 

khâu.

 

Nhưng

 

Koester

 

chẳng

 

bận

 

tâm

 

đến

 

điều

 

đó.

 

Cậu

 

ta

 

tháo

 

rời

chiếc xe như tháo một chiếc đồng hồ bỏ túi và hì hục thâu đêm với nó hàng tháng trời. Một

tối nọ, cậu ta xuất hiện cùng với chiếc xe trước tiệm rượu mà chúng tôi thường đến uống.

Khi lại nhìn thấy chiếc xe, Bonvis suýt ngã lăn ra vì cười, nom nó vẫn tức cười như cũ. Để

gây chuyện khôi hài, gã mời Otto một cuộc thách đấu. Gã muốn đưa ra hai trăm mác cược

lấy hai mươi thôi, nếu Koester nhận đua với chiếc xe thể thao mới của gã chặng đường dài

mười kilomet, chấp xe của Otto một kilomet. Koester nhận lời thách đấu. Ai nấy đều cười

và trông đợi một điều thú vị khổng lồ. Nhưng Otto còn làm tợn hơn nữa: cậu ta khước từ

sự ưu tiên, và với nét mặt bình thản, nâng giá đánh cược lên một ngàn mác chọi một ngàn

Erich Maria Remarque

          

17

BA NGƯỜI BẠN

mác.

 

Bonvis

 

luống

 

cuống

 

hỏi

 

Koester

 

liệu

 

 

 

cần

 

phải

 

đưa

 

cậu

 

ta

 

tới

 

trại

 

điên

 

hay

không. Koester chỉ trả lời bằng cách cho xe mình khởi động. Cả hai lập tức phóng đi thực

hiện cuộc đấu. Sau nửa giờ, Bonvis trở lại với vẻ mặt hoảng loạn như thể vừa trông thấy

rắn biển. Gã lặng lẽ viết một tấm séc và thêm một tấm séc nữa. Giờ đây gã muốn mua tại

chỗ chiếc xe. Nhưng Koester đã cười nhạo gã. Cậu ta sẽ không bao giờ đổi chiếc xe lấy

đồng tiền trần gian nữa. Dẫu cỗ máy bên trong của chiếc xe không chê vào đâu được... bề

ngoài của nó vẫn xấu xí. Để sử dụng hàng ngày, chúng tôi thay cho nó một chiếc vỏ đặc

biệt lỗi thời, vừa khớp, với lớp sơn đã khá xỉn, chắn bùn có những chỗ rách, và cái mui đã

dùng đến cả chục năm. Lẽ ra chúng tôi có thể mông má tất cả xuya hơn... Nhưng chúng tôi

có một lý do để không làm.

Chiếc xe tên là Karl. Karl, bóng ma trên đường nhựa.

Karl thở phì phò dọc theo đường nhựa.

- Otto, tôi nói, một nạn nhân đang dẫn xác đến kìa.

Sau lưng chúng tôi, một chiếc Buich nặng nề nôn nóng bóp còi. Nó đang nhanh chóng

đuổi kịp. Những bộ tản nhiệt sắp sửa xích lại gần nhau. Gã đàn ông bên tay lái hững hờ

trông sang. Ánh mắt gã lướt từ trên xuống chiếc Karl thô thiển. Rồi gã quay mặt đi và quên

phắt chúng tôi.

Vài giây sau, hẳn gã xác định là Karl vẫn ở cùng một tốc độ với gã. Gã chỉnh lại tư thế

một chút ít cho thoải mái, nhìn chúng tôi một cách khoái trá và tăng ga. Nhưng Karl không

nao núng. Như một con chó

terie

bên cạnh một con chó

 

đô

, nó vẫn tiếp tục chạy, nhỏ bé,

linh lợi kèm sát cái đầu máy mạ kền và sơn sáng loáng. Gã đàn ông nắm chắc tay lái hơn.

Gã hoàn toàn chẳng nghi ngờ gì và bĩu môi khinh bỉ. Có thể đoán giờ đây gã định bụng

cho chúng tôi thấy hiệu suất cỗ xe trượt của gã. Gã nhấn chân ga mạnh tới mức ống xả ríu

rít

 

lên

 

như

 

một

cánh

 

đồng

 

đầy

 

chim

 

sơn

 

ca

 

trong

 

mùa

 

hạ.

 

Thế

 

nhưng

 

chẳng

 

ích

 

gì;

 

không vượt lên nổi. Như có phép phù thủy, Karl cứ dính chặt lấy gã, xấu xí và khiêm tốn.

Gã đàn ông ngạc nhiên nhìn chòng chọc xuống chúng tôi. Gã không hiểu nổi làm sao với

tốc độ trên trăm cây số giờ mà cái hòm cổ lỗ bên cạnh gã đây lại không long hết ra. Gã

kinh ngạc nhìn vào đồng hồ tốc độ xe gã, làm như nó có thể chỉ sai. Rồi gã thả xe chạy hết

tốc lực.

Erich Maria Remarque

          

18

BA NGƯỜI BẠN

Giờ đây hai chiếc xe sánh vai nhau lao trên con đường nhựa thẳng, dài hun hút. Được

vài trăm mét xuất hiện một chiếc xe tải đi ngược chiều. Chiếc Buick đành lùi lại sau chúng

tôi để tránh. Nó chưa kịp lên ngang với Karl thì một chiếc xe tang lướt đến với những tua

kết vòng hoa bay bay, chiếc Buick buộc lòng lùi lại lần nữa. Sau đó là khoảng trống trước

mặt.

Tới lúc này, gã đàn ông bên tay lái đã mất hết vẻ ngạo nghễ; tức giận, môi mím chặt,

gã khom mình về phía trước... máu đua xe đã bốc lên trong gã, và đột nhiên danh dự đời gã

buộc gã bằng bất cứ giá nào không được phép tỏ ra hèn kém trước con chó hay sủa nhặng

đang kè kè bên gã đây.

Ngược lại, chúng tôi tỏ vẻ dửng dưng ngồi yên chỗ của mình. Đối với chúng tôi, chiếc

Buick

 

như

 

không

 

hề

 

tồn

 

tại,

 

Koester

 

bình

 

thản

 

nhìn

 

con

 

đường,

 

tôi

 

uể

 

oải

 

dõi

 

mắt

 

vào

không trung; còn Lenz, mặc dù hết sức căng thẳng, lôi một tờ báo ra và làm ra vẻ như đối

với cậu ta ngay lúc này không có gì quan trọng hơn là đọc báo.

Ít phút sau Koester nháy mắt cho chúng tôi. Karl ngầm giảm tốc độ, và chiếc Buick từ

từ vượt lên. Những chiếc chắn bùn rộng, bóng nhoáng của nó sạt qua xe chúng tôi. Ống xả

ầm ầm nhả khói xanh vào mặt chúng tôi. Dần dần nó đã bỏ xa chúng tôi quãng hai chục

mét... và ở cửa sổ xe đã ló ra bộ mặt của kẻ sở hữu, gã nhe răng cười đắc thắng. Gã chắc

mẩm đã được cuộc.

Nhưng gã còn có một hành vi nữa. Gã không thể nén một sự trả thù. Gã vẫy tay ra hiệu

cho chúng tôi cứ việc đuổi theo. Thậm chí gã vẫy tay một cách đặc biệt hờ hững, nắm chắc

phần thắng. “Kìa Otto”, Lenz nói giọng nhắc nhở.

Nhưng cậu ta chẳng cần phải nhắc. Trong cùng khoảnh khắc, Karl đã vọt lên. Chiếc

máy nén khí huýt như tiếng sáo. Và đột nhiên cánh tay vẫy vẫy thò ở cửa xe biến mất... Bởi

vì Karl đã hưởng ứng sự mời

 

mọc. Nó tới, thậm chí không gì kìm hãm nổi, lấy lại mọi

khoảng cách... và bây giờ, lần đầu tiên chúng tôi để tâm đến chiếc xe lạ. Chúng tôi ngước

nhìn gã đàn ông bên tay lái với vẻ dò hỏi trong trắng, như thể chúng tôi rất muốn biết vì cớ

gì gã lại vẫy chúng tôi. Thế nhưng gã một mực ngoảnh mặt đi. Bấy giờ Karl mới thả hết

tốc lực vọt lên, một kẻ lôi thôi lếch thếch thắng trận với toàn thân lấm lem và những chiếc

chắn bùn bay rập rờn.

Erich Maria Remarque

          

19

BA NGƯỜI BẠN

- Cừ đấy, Otto. Lenz bảo Koester. Tối nay thằng cha sẽ ăn mất ngon.

Những

 

cuộc

 

săn

 

đuổi như thế

 

chính là lý

 

do

 

chúng tôi không

 

thay

 

đổi vỏ

 

ngoài

 

của

Karl.

 

Chỉ

 

cần

 

Karl

 

xuất

 

hiện

 

trên

 

đường

 

phố,

 

lập

 

tức

 

 

kẻ

 

tìm

 

cách

 

bỏ

 

xa

 

nó.

 

Đối

 

với

những chiếc xe khác, nó như một con chim gáy rã cánh trước một lũ mèo đói. Nó cám dỗ

những cỗ xe hiền hòa nhất muốn vượt và ngay cả những kẻ rậm râu béo bệu nhất cũng

không sao tránh khỏi bốc máu đua xe, một khi thấy cái gầm xe kêu rầm rầm của nó cứ

nhảy loi choi trước mặt. Có ai ngờ nổi bên trong cái hình thù nực cười đó đang đập trái tim

vĩ đại của một động cơ xe đua!

Lenz khẳng định rằng Karl có tác dụng giáo dục. Nó dạy thiên hạ biết kính trọng sự

sáng tạo luôn ẩn mình trong một cái vỏ khiêm nhường. Đó là lời của Lenz, kẻ đã vỗ ngực

khẳng định mình là con người lãng mạn cuối cùng.

Chúng tôi dừng bánh trước một quán ăn nhỏ và xuống xe. Chiều đẹp, yên tĩnh. Những

luống cày trên các cánh đồng mới xới ánh lên màu tim tím. Còn những bờ ruộng phát sáng

ánh sắc nâu và óng vàng. Những đám mây tựa đàn cò lửa khổng lồ sải cánh trên bầu trời

xanh màu trái táo, lấp ló sau chúng là lưỡi liềm mỏng manh của vầng trăng đang dần đầy.

Một bụi hồ đào dại ôm hoàng hôn và nỗi ngờ vực trong những cánh tay của mình, trơ trụi

một cách cảm động, nhưng đã ngập tràn hi vọng chồi non. Từ quán ăn nhỏ bay ra mùi gà

rán thơm phức. Cả mùi hành phi nữa. Chúng tôi hít căng lồng ngực.

Mùi thơm kéo Lenz đâm bổ vào quán. Cậu ta quay ra, nét mặt rạng rỡ. “Các cậu phải

tận mắt nhìn những lát khoai tây rán nhé! Nhanh lên, không họ nốc sạch món ngon nhất

bây giờ!”

Đúng lúc đó có tiếng một chiếc xe nữa rì rì tiến lại. Cả bọn đứng như trời trồng. Đó là

chiếc

 

Buick.

 

 

đỗ xịch ngay

 

cạnh

 

Karl.

 

-

 

Ái

 

chà!

 

-

 

Lenz nói.

 

Chúng tôi luôn

 

ẩu

 

đả vì

những vụ tương tự.

Gã đàn ông xuống xe. Gã cao lớn, nặng nề, khoác một chiếc áo Raglan rộng bằng lông

lạc đà nâu. Gã bực tức liếc nhìn Karl, tháo đôi găng tay to sụ màu vàng ra, và bước lại gần.

- Cũng là một mẫu xe hả? Xe của anh ấy? Gã hỏi Koester lúc ấy đứng gần gã nhất, mặt

nhăn nhó chẳng khác gì dưa chuột ngâm dấm.

Erich Maria Remarque

          

20

BA NGƯỜI BẠN

Cả ba thằng lặng lẽ nhìn gã một lúc. Chắc gã cho chúng tôi là bọn thợ máy diện bộ

cánh chủ nhật đi chơi lậu một chuyến.

- Ngài vừa nói gì đó phải không ạ? Cuối cùng Koester ngờ vực hỏi, cốt dạy cho gã biết

lẽ ra có thể lịch sự hơn.

Gã đàn ông đỏ mặt. - Tôi hỏi về chiếc xe này - gã không đổi giọng, càu nhàu giải thích.

Lenz

 

ưỡn

 

thẳng

 

người.

 

Cái

 

mũi

 

to

 

bự

 

của

 

cậu

 

ta

 

rung

 

rung.

 

Cậu

 

ta

 

hết

 

sức

 

đòi

 

hỏi

những người khác phải giữ phép lịch sự. Nhưng Lenz chưa kịp mở miệng thì bỗng nhiên,

như bởi một bàn tay ma quỷ, cánh cửa thứ hai của chiếc Buick bật mở... một bàn chân nhỏ

nhắn thò ra, tiếp theo là cái đầu gối xinh xinh... rồi một cô gái bước xuống, từ tốn đi về

phía chúng tôi.

Ba thằng kinh ngạc nhìn nhau. Trước đấy chúng tôi không nhận thấy trong xe còn có

người nữa. Lenz thay đổi ngay thái độ. Cả gương mặt đầy tàn nhang của cậu ta mỉm cười.

Chúng tôi cùng nhất loạt mỉm cười, có trời biết tại sao.

Gã béo sửng sốt nhìn chúng tôi. Gã trở nên hoài nghi và hình như không còn biết nên

làm gì trong tình huống này.

- Bindinh, cuối cùng gã nói, khẽ nghiêng mình, tuồng như gã có thể tin tưởng vào cái

tên của gã.

Lúc này cô thiếu nữ đã đến sát chúng tôi. Chúng tôi hòa nhã hơn nữa. “Hãy giới thiệu

về chiếc xe đi, Otto”, Lenz nói, mắt đưa nhanh sang Koester.

- Sao lại không nhỉ. Otto trả lời và đáp lại bằng cái nhìn láu lỉnh.

- Thực tình tôi rất muốn xem qua chiếc xe - Bindinh nói, giọng đã ôn hòa hơn - Hẳn nó

chạy nhanh ghê gớm. Nó đã làm tôi hết cả hơi.

Hai người đi sang bãi đỗ xe, và Koester nhấc nắp xe lên.

Thiếu

 

nữ

 

không

 

đi

 

cùng. Thanh

 

mảnh

 

 

lặng

 

lẽ,

 

nàng

 

đứng

 

bên

 

Lenz

 

 

tôi,

 

trong

cảnh hoàng hôn. Tôi chắc mẩm Gotfrit sẽ tận dụng cơ hội, sẽ bung ra như một trái bom.

Erich Maria Remarque

          

21

BA NGƯỜI BẠN

Cậu ta vốn thích hợp với những tình huống như thế này. Ấy vậy mà tuồng như cậu ta đã

quên mất tiếng nói. Thông thường cậu ta có thể gọi mái như một chú gà lôi... thế mà giờ

đây cứ đứng đực ra đó chẳng khác nào một vị linh mục thuộc giáo phái Karmen

4

vào giữa

kỳ về thăm nhà.

- Mong cô thứ lỗi cho - cuối cùng tôi lên tiếng - Chúng tôi không thấy cô ngồi trong xe.

Nếu thấy chắc chắn chúng tôi chẳng làm bậy như vừa rồi.

Thiếu nữ nhìn tôi. “Nhưng sao lại không nhỉ?” - Nàng bình thản đáp, giọng trầm một

cách đáng ngạc nhiên, “Điều đó đâu đến nỗi tồi tệ gì.”

-

Không

 

tồi

 

tệ,

 

nhưng

 

không

 

hoàn

 

toàn đứng

 

đắn.

 

Xe

 

của

 

chúng tôi

 

chạy

 

quãng

 

hai

trăm kilomet một giờ.

Nàng hơi khom mình về phía trước, tay thọc túi áo măng tô.

- Hai trăm kilomet kia à?

- Chính xác là 189.2 kilomet, số ghi chính thức đấy. - Lenz kiêu hãnh giảng giải ngay

tức khắc, chẳng khác gì súng liên thanh.

Nàng cười - Thế mà chúng tôi tưởng chỉ khoảng sáu bảy chục.

- Cô thấy đấy... - tôi nói - dẫu sao cô cũng không thể biết được.

- Vâng - nàng đáp - Quả thật chúng tôi không thể biết. Chúng tôi ngỡ chiếc Buick phải

chạy nhanh gấp đôi xe của các anh.

- Vâng... - tôi lấy mũi chân đá một cành cây vân sam gẫy sang bên - Nhưng chúng tôi

có một lợi thế quá lớn. Và ông Bindinh bên đấy hẳn cũng khá tức giận về chúng tôi.

Nàng cười. - Chắc thế, trong một khoảnh khắc nào đó. Nhưng con người cũng phải biết

thua; nếu không làm sao sống nổi.

- Hẳn rồi...

4

Giáo phái hình thành giữa thế kỷ XII trên núi Karmen thuộc Palestin với luật lệ hết sức khắc nghiệt, có thời kỳ không được

phép nói.

Erich Maria Remarque

          

22

BA NGƯỜI BẠN

Một quãng ngừng. Tôi đưa mắt cho Lenz. Nhưng con người lãng mạn cuối cùng ấy chỉ

nhếch miệng cười, phập phồng cánh mũi và bỏ mặc tôi. Những cây bạch dương xào xạc.

Một con gà mái quang quác sau nhà.

- Thời tiết kỳ diệu. - cuối cùng tôi nói nhằm phá vỡ sự im lặng.

- Vâng, đẹp tuyệt! - thiếu nữ đáp.

- Và đến là ôn hòa, - Lenz thêm.

- Thậm chí ôn hòa khác thường, - tôi bổ sung.

Lại một quãng ngừng mới. Cô thiếu nữ hẳn xem chúng tôi là những cái đầu cừu khá

ngu ngốc, nhưng mặc dù muốn lắm, tôi cũng không moi nổi một ý nào nữa. Lenz hểnh mũi

hít quanh. “Táo hầm”, cậu ta nói đầy cảm xúc, “hình như người ta cho cả táo hầm vào món

gan. Một món ăn ngon lành.”

- Đương nhiên rồi, tôi hưởng ứng và nguyền rủa hai thằng bạn tôi.

Koester

 

 

Bindinh

 

quay

 

trở

 

lại.

 

Sau

 

 

ít

 

phút

 

 

Bindinh

 

đã

 

trở

 

thành

 

một

 

người

khác hẳn. Ông ta có cái vẻ hoàn toàn mãn nguyện của những kẻ say mê ô tô khi vớ được ở

đâu đó một tay sành sỏi để có thể cùng trò chuyện.

- Chúng ta cùng ăn với nhau chứ? - ông ta mời.

- Lẽ dĩ nhiên. - Lenz đáp.

Chúng tôi bước vào quán. Bước qua cửa, Gotfrit nháy mắt với tôi và hất hàm về phía

cô gái. - Này cậu, cô nàng mười lần ăn đứt mụ già nghiêng ngả ban sáng...

Tôi nhún vai. - Có thể, nhưng tại sao cậu lại bỏ mặc mình ấp a ấp úng như vậy?

Cậu ta cười. - Cũng phải học cái ấy lấy một lần, bé yêu ơi.

- Nhưng mình chẳng còn hứng học hiếc gì sất, tôi nói.

Chúng tôi theo chân những người kia. Họ đã ngồi vào bàn. Bà chủ quán vừa vặn bưng

ra món gan và khoai tây rán. Bà ta còn đưa ra một chai lớn rượu mạnh cất từ lúa mì để khai

vị.

Erich Maria Remarque

          

23

BA NGƯỜI BẠN

Bindinh tỏ ra là một nhà diễn thuyết, lời lẽ tuôn ra như thác nước. Kiến thức của ông ta

về động cơ ô tô fordng phú tới mức đáng kinh ngạc. Khi nghe Otto đã từng lái cả xe đua

nữa thì mối thiện cảm của ông ta đối với Otto hầu như không còn biết giới hạn.

Tôi ngắm ông ta kỹ hơn. Đó là một người đàn ông cao lớn, nặng nề với cặp lông mày

rậm

 

trên

 

một

 

gương

 

mặt

 

đỏ

 

đắn,

 

ít

 

nhiều

 

khoe

 

khoang,

 

ít

 

nhiều

 

ồn

 

ào,

 

 

hình

 

như

 

tốt

bụng, giống như hết thảy những ai thành đạt trong cuộc sống. Tôi có thể hình dung tối tối

trước khi đi ngủ ông ta vẫn tự ngắm mình trong gương một cách nghiêm nghị, đầy phẩm

giá và trịnh trọng.

Thiếu nữ ngồi giữa tôi và Lenz. Nàng đã cởi bỏ áo măng tô, bên trong là một bộ trang

phục Anh màu xám.

 

Cổ nàng thắt một chiếc khăn trắng trông như cà vạt của kỵ sĩ. Tóc

nàng màu nâu, óng như tơ, lấp lánh màu hổ phách dưới ánh đèn. Vai nàng rất phẳng, nhưng

hơi nhô ra phía trước, đôi bàn tay nhỏ nhắn, ngón quá dài, và có vẻ hơi xương xương hơn

là mềm mại. Gương mặt nàng nhỏ, xanh xao, nhưng cặp mắt to đã cho nó một sức mạnh

gần như là nồng nhiệt. Theo tôi thì nàng rất xinh... nhưng ngoài điều đó ra tôi không nghĩ

gì hơn.

Ngược lại giờ đây Lenz hết sức hứng khởi. Cậu ta đã biến đổi hoàn toàn so với khi nãy.

Chỏm tóc vàng của cậu ta sáng lóe như mào một con chim đầu rìu. Trong đầu cậu ta những

ý nghĩ thay nhau nảy ra như pháo hoa và cậu ta cùng với Bindinh chế ngự cả bàn. Tôi lép

vế ngồi đấy và chỉ có thể gây được rất ít sự chú ý, nhiều lắm là một lần đưa liễn xúp hay

mời thuốc lá. Và chạm cốc với Bindinh nữa. Chạm cốc khá thường xuyên.

Bỗng nhiên Lenz vỗ tay lên trán: “Chai rum! Robby, ra lấy cái chai rum sinh nhật của

chúng ta vào đây!”

- Sinh nhật à? Một người nào trong các anh có sinh nhật chăng? - cô gái hỏi.

- Tôi - tôi nói - Vì nó tôi đã bị đeo đẳng suốt ngày hôm nay.

- Đeo đẳng ư? Vậy có nghĩa anh không muốn người ta chúc mừng anh chứ gì?

- Có chứ - tôi nói - Chúc mừng lại là một chuyện khác.

- Vậy xin chúc anh mọi điều tốt đẹp!

Erich Maria Remarque

          

24

BA NGƯỜI BẠN

Trong một khoảnh khắc tôi nắm lấy tay nàng trong bàn tay tôi và cảm thấy cái siết tay

khô ấm của nàng. Đoạn tôi đi ra ngoài lấy chai rum.

Đêm

 

mênh

 

mông

 

 

câm

 

lặng

 

trùm

 

lên

 

căn

 

nhà

 

nhỏ.

 

Những

 

chiếc

 

ghế

 

da

 

trong

 

xe

chúng tôi ẩm sương. Tôi đứng lại, nhìn về chân trời, nơi ánh sáng đỏ của thành phố hắt lên.

Lẽ ra tôi còn muốn nấn ná ở ngoài này thêm nữa, nhưng đã nghe tiếng Lenz gọi.

Bindinh không chịu được rum. Chỉ sau cốc thứ hai là thấy ngay. Ông ta lảo đảo bước ra

vườn. Tôi đứng dậy, cùng Lenz lại bên quầy rượu. Cậu ta gọi một chai gin. “Một cô gái

tuyệt vời, hả?”, cậu ta nói.

- Mình không biết Gotfrit ạ. - tôi đáp - Mình chẳng chú ý đến điều đó lắm.

Lenz ngắm nhìn tôi một lát với cặp mắt xanh lấp lánh ánh cầu vồng của cậu ta, đoạn

lắc lắc cái đầu vàng rực.

- Nói xem, bé yêu, thật ra cậu sống để làm gì hở?

- Mình cũng đã tự hỏi từ lâu.

Cậu ta cười. - Khôn thế! Nhưng không phải với ai cũng dễ dàng vậy đâu. Còn bây giờ

trước hết mình phải moi thử xem cô gái có quan hệ thế nào với cái cuốn kataloge ô tô dày

cộp ngoài kia.

Cậu ta theo Bindinh ra vườn. Sau ít phút, hai người cùng trở lại quầy rượu. Tin tức hẳn

phải tốt đẹp, bởi Gotfrit, người giờ đây hình như biết mình không bị ngáng đường, đang

sôi nổi bám riết lấy Bindinh trong niềm hân hoan rạng rỡ. Hai người lấy chai gin và một

giờ sau đã cậu cậu tớ tớ với nhau. Khi vui vẻ, Lenz luôn có một cái gì đó lôi cuốn khiến

người khác khó lòng cưỡng lại. Bản thân cậu ta cũng không cưỡng nổi mình. Giờ đây, cậu

ta đang nhấn chìm Bindinh trong rượu và liền đó cả hai đã cùng nghêu ngao những bài hát

lính tráng ở ngoài vườn. Con người lãng mạn cuối cùng đã quên phắt cô gái.

Còn lại ba chúng tôi trong quán ăn. Không khí đột nhiên hết sức yên ắng. Chiếc đồng

hồ bằng gỗ mun kêu tích tắc. Bà chủ quán thu dọn bát đĩa và nhìn chúng tôi với ánh mắt

của người mẹ. Một con chó săn màu nâu nằm duỗi người bên lò sưởi. Thỉnh thoảng nó lại

sủa trong giấc ngủ, khe khẽ, ăng ẳng và rền rĩ. Bên ngoài gió lướt qua cửa sổ. Tiếng gió bị

át bởi cái thứ bài hát lính giẻ rách, và tôi có cảm giác căn buồng nhỏ tự nâng bổng lên,

Erich Maria Remarque

          

25

BA NGƯỜI BẠN

cùng với chúng tôi bay lững lờ xuyên màn đêm, xuyên năm tháng, lướt qua bao kỷ niệm.

 

Một trạng thái kỳ lạ. Thời gian như đã mất hiệu lực... nó không còn là một dòng sông

bắt nguồn từ tăm tối và tìm về tăm tối... nó là một cái hồ trong đó cuộc sống lặng lẽ soi

bóng. Tôi nắm trong tay ly rượu của mình. Rượu rum sáng lấp lánh. Tôi nghĩ đến mảnh

giấy mình viết ban sáng ở xưởng. Tôi đã buồn ít nhiều. Giờ đây tôi không còn buồn nữa.

Tất cả thế nào cũng được miễn là người ta còn sống. Tôi nhìn Koester. Tôi nghe cậu ta trò

chuyện với cô gái nhưng tôi không để ý họ nói gì. Tôi cảm thấy vẻ rực rỡ êm dịu của tình

trạng chớm say, nó sưởi ấm dòng máu, và tôi yêu nó bởi thông qua sự mơ mơ màng màng

nó cho ta sắc thái phiêu lưu. Ngoài kia Lenz và Bindinh đang hòa bài ca về rừng Argonner.

Còn bên cạnh tôi, cô gái không quen biết đang nói, nàng nói khẽ và từ tốn, với cái giọng

trầm đục, gợi cảm và hơi khàn khàn ấy. Tôi uống cạn cốc rượu của mình.

Hai người kia lại quay vào. Không khí trong lành đã khiến họ tỉnh táo hơn. Chúng tôi

đứng dậy. Tôi giúp cô gái mặc áo măng tô. Nàng đứng sát trước tôi, đầu hơi ngả về phía

sau, miệng hé mở, nhìn trần nhà nở một nụ cười bâng quơ. Tôi buông thõng chiếc măng tô

trong một khoảnh khắc. Mắt tôi để đâu suốt thời gian vừa rồi? Tôi đã ngủ chăng? Tôi bỗng

hiểu nỗi phấn khích của Lenz.

Nàng quay người vẻ dò hỏi. Tôi giương vội chiếc măng tô lên và ngó sang Bindinh.

Mặt đỏ như trái anh đào, vẫn ít nhiều đờ đẫn, ông ta đứng cạnh bàn.

- Cô cho rằng ông ta lái xe được chăng? - tôi hỏi.

- Tôi tin thế...

Tôi vẫn không thôi nhìn nàng. - Nếu ông ta không đủ tỉnh táo, một trong những người

chúng tôi có thể đi cùng xe cô.

Nàng lôi hộp phấn của mình ra và mở nắp. - Sẽ đâu vào đấy cả thôi, - nàng nói - khi

say, ông ấy lái tốt hơn nhiều.

- Tốt hơn và có lẽ cũng ẩu hơn - tôi đáp.

Nàng nhìn tôi qua chiếc gương nhỏ của nàng.

- Hy vọng rằng sẽ ổn. - tôi nói, có hơi cường điệu một chút vì Bindinh đứng khá vững

Erich Maria Remarque

          

26

BA NGƯỜI BẠN

trên đôi chân của mình. Nhưng tôi muốn làm một cái gì đó, cốt sao nàng đừng bỏ đi.

- Cô cho phép tôi sáng mai gọi điện tới nhà cô hỏi thăm chuyến đi ra sao chứ? - tôi nói.

Nàng không trả lời ngay.

 

- Với trò nhậu nhẹt của mình, dẫu sao chúng tôi cũng có trách nhiệm phần nào - tôi tiếp

- nhất là tôi, với chai rum sinh nhật của mình.

Nàng cười. - Vâng, được ạ, nếu anh muốn. Phía Tây 2796.

Ra khỏi quán tôi ghi lại ngay số điện. Chúng tôi nhìn xe Bindinh lăn bánh, rồi cạn thêm

ly cuối cùng. Sau đó chúng tôi cho Karl rú máy. Nó lướt qua đám sương mù tháng ba mỏng

manh, chúng tôi thở gấp, thành phố nhích lại gần trước mắt chúng tôi, đỏ rực và đung đưa

trong sương mù; và từ làn hơi nước, tiệm rượu của Fretdi như một con tàu sặc sỡ được

chiếu sáng nhô lên. Chúng tôi cùng Karl đến trước mỏ neo. Rượu cô nhắc rót ra vàng óng,

rượu gin lóng lánh như ngọc xanh màu nước biển và rượu rum chính là cuộc đời. Chúng

tôi ngồi lì lợm trên những chiếc ghế kê trong tiệm, âm nhạc ướt át, sự tồn tại thật sáng sủa

và mạnh mẽ; rượu chảy ào ào qua lồng ngực chúng tôi, chúng tôi quên đi nỗi phiền muộn

trong những gian buồng cho thuê trống trải, quên đi nỗi tuyệt vọng của sự hiện tồn, quầy

rượu trong tiệm là buồng chỉ huy con tàu, và chúng tôi ồn ào lướt sóng vào tương lai.

II

Erich Maria Remarque

          

27

BA NGƯỜI BẠN

Hôm sau là chủ nhật. Tôi đánh một giấc dài và chỉ thức giấc khi ánh mặt trời rọi vào

giường tôi. Tôi nhảy vội mở tung cửa sổ. Bên ngoài, không khí tươi mát và trong trẻo. Tôi

đặt chiếc bếp cồn lên bậu cửa sổ rồi tìm hộp đựng cà phê. Chủ nhà tôi, bà Zalepski đã cho

phép tôi tự đun cà phê của mình trong phòng. Cà phê của bà loãng quá, đặc biệt loãng đối

với những kẻ tối hôm trước vừa nốc rượu.

Tôi sống ở nhà trọ của Zalepski đã hai năm nay. Tôi thích khu vực này. Nơi đây luôn

luôn diễn ra một cái gì đó, vì nhà công nhân, tiệm cà phê Quốc Tế và trụ sở hội họp của

Đội quân cứu tế nằm sát bên nhau

5

.

Ngoài ra phía trước nhà trọ còn có một nghĩa trang cổ

đã ngừng hoạt động từ lâu. Cây cối mọc trong đó chẳng khác gì trong công viên, và khi

đêm về yên tĩnh, ta có thể ngỡ như mình đang sống ở thôn quê. Nhưng phải khá khuya mới

có được sự yên tĩnh ấy, bởi bên cạnh nghĩa trang là một quảng trường Chợ với nào là đu

quay, đu thuyền.

Với bà Zalepski thì nghĩa trang này là một nguồn lợi chắc chắn. Bà dẫn ra không khí

trong lành và tầm nhìn thoáng đãng để đòi những giá thuê nhà cao hơn. Câu nói cửa miệng

của bà trong những lần quảng cáo là: “Nhưng thưa các quý vị, quý vị thử ngẫm mà xem...

địa thế mới tuyệt chứ!”.

Tôi hết sức thong thả mặc quần áo để tạo cho mình cảm giác đang là ngày chủ nhật.

Tôi rửa mặt mũi, tôi dạo quanh trong phòng, tôi đọc báo, tôi quấy tách cà phê, tôi đứng bên

cửa sổ nhìn xem đường phố trở nên náo nhiệt ra sao, tôi nghe những chú chim hót trên

những

 

tán

 

cây

 

cao

 

trong

 

nghĩa

 

trang.

 

Chúng

 

hót

 

như

 

những

 

ống

 

sáo

 

nhỏ

 

bằng

 

bạc

 

của

Chúa lòng lành hòa với tiếng làu nhàu ngọt ngào, khe khẽ phát ra từ những chiếc đàn quay

tay ở quảng trường Chợ... Tôi lựa chọn giữa một vài chiếc sơ mi và những đôi bít tất của

mình, tuồng như tôi giàu quần áo hơn thế gấp hai chục lần, và vừa huýt sáo tôi vừa dốc túi

của mình ra: vài đồng tiền lẻ, một con dao, chìa khóa, mấy điếu thuốc lá... và đây, mảnh

giấy ngày hôm qua có ghi số điện thoại của nàng. Patrice Hollmann. Một cái tên kỳ quặc...

5

Salvanion Army: Tổ chức từ thiện có tính chất tôn giáo trong quân đội, ở Anh và Mỹ

Erich Maria Remarque

          

28

BA NGƯỜI BẠN

Patrice. Tôi đặt mảnh giấy lên mặt bàn. Có thật mới chỉ hôm qua thôi không? Nó đã lùi xa

biết mấy... gần như đã bị quên đi trong đám hơi men màu xám ngọc của rượu... Thật tuyệt

diệu là khi rượu chè… nó khiến ta mau chóng sụp đổ... nhưng từ đêm tới sáng, nó cũng lại

tạo ra những khoảng trống, dường như đã trôi qua có đến hàng năm.

Tôi

 

nhét

 

mảnh

 

giấy

 

dưới

 

một

 

chồng

 

sách.

 

Gọi

 

điện

 

chăng?

 

 

lẽ

 

nên...

 

cũng

 

 

lẽ

không nên. Ban ngày ta nhìn những sự việc đại loại luôn khác với buổi tối. Thật ra tôi hoàn

toàn hài lòng vì có được sự yên tĩnh của mình. Những năm vừa qua ầm ĩ như thế là đủ. Có

điều chớ để một chút gì đến với ta, Koester nói. Cái gì ta đã để đến với ta rồi, ta cứ muốn

giữ lấy. Mà giữ thì ta lại không thể...

Đúng lúc này bắt đầu nổ ra trận cãi vã sáng chủ nhật thường kỳ ở buồng bên cạnh. Tôi

tìm chiếc mũ mà hẳn tôi đã bỏ lại đâu đó tối hôm qua, và lắng tai nghe một lát. Đó là cặp

vợ chồng Hasso đang nổi khùng lên với nhau. Cả hai sống ở đây đã năm năm, trong một

căn

 

buồng

 

nhỏ.

 

Họ

 

không

 

phải

 

những

 

người

 

xấu.

 

Giá

 

như

 

họ

 

 

được

 

một

 

căn

 

hộ

 

ba

buồng, với một gian bếp cho người vợ, và ngoài ra thêm một mụn con nữa, thì cuộc hôn

nhân của họ có lẽ vẫn giữ được êm ấm. Thế nhưng một căn hộ đòi hỏi nhiều tiền, và ai là

kẻ dám sinh con vào thời buổi bấp bênh này! Thế là họ cứ đành sống chật chội, bà vợ sinh

thói khỏe cáu gắt, còn ông chồng ngay ngáy lo mất cái cương vị nhỏ nhoi của mình. Khi

ấy, ông sẽ đi đứt. Ông đã bốn mươi lăm tuổi. Sẽ không ai thèm nhận ông vào làm nữa bởi

vì ông đã một lần mất việc. Đó là nỗi cay cực… trước kia người ta suy sụp từ từ, và bao

giờ cũng vẫn còn cơ hội để ngoi lên... nhưng ngày nay, liền sau mỗi sự thải hồi là cái vực

thẳm thất nghiệp vĩnh viễn.

Tôi toan lẳng lặng bỏ ra ngoài thì nghe tiếng gõ cửa, và Hasso thất thểu bước vào. Ông

ngồi phịch xuống một chiếc ghế: “Tôi không chịu nổi nữa...”

Thật ra ông là một người đàn ông nhỏ nhẹ với đôi vai trễ và chút ria mép. Một viên

chức khiêm tốn, tận tụy. Nhưng giờ đây chính những người như thế lại khốn đốn nhất. Mà

có lẽ vào thời nào họ cũng là những kẻ lận đận nhất. Đức khiêm tốn và tận tụy chỉ được trả

ơn trong tiểu thuyết mà thôi. Trong cuộc sống, chúng bị lợi dụng để rồi sau đó bị gạt sang

bên. Hasso giơ tay lên trời: “Anh thử nghĩ xem lại có thêm hai người nữa bị thải hồi ở công

sở. Người tiếp theo là tôi, anh chú ý cho, là tôi!”. Ông sống trong nỗi sợ hãi kể từ khi kẻ

đầu tiên bị thải hồi. Tôi rót cho ông ly rượu mạnh. Ông run rẩy toàn thân. Có thể thấy rõ

một ngày kia ông sẽ hoàn toàn suy sụp. Ông không còn mấy chút sức lực để mà

 

chống

Erich Maria Remarque

          

29

BA NGƯỜI BẠN

chọi. “Đã thế, bao giờ cũng phải nghe những lời chì chiết ấy”, ông thì thầm.

Hình như bà vợ kết tội ông về hiện trạng của bà. Bà bốn mươi hai tuổi, đã hơi sồ sề và

tàn tạ, nhưng cố nhiên không đến nỗi kiệt quệ như ông chồng. Bà đang ở giai đoạn hồi

xuân.

Can thiệp vào chuyện của họ chẳng ích lợi gì. “Thế này nhé, bác Hasso”, tôi nói, “bác

cứ việc ngồi đây bao lâu tùy thích. Tôi có việc phải đi. Rượu cô nhắc ở trong tủ áo ấy, nếu

bác thích uống thứ ấy hơn. Còn đây là rượu rum. Có cả báo đấy. Đến chiều bác hãy thử rủ

bác gái ra khỏi nhà lấy một lần xem sao. Đến rạp chiếu phim chẳng hạn. Tốn kém cũng

ngang như ngồi hai giờ trong tiệm cà phê, mà lại bổ ích hơn hẳn. Khẩu lệnh hôm nay là:

“Quên đi, chớ có suy nghĩ!””. Tôi vỗ vai ông với ít nhiều áy náy trong lương tâm. Dẫu

rằng rạp chiếu phim bao giờ cũng tốt. Ở đó ai cũng có thể mơ mộng chút đỉnh.

Cửa phòng bên mở toang. Bà vợ khóc nức nở khiến ai ở ngoài cũng nghe rõ. Tôi đi dọc

hành lang. Có ai nép mình phía sau cánh cửa buồng tiếp theo. Người đó đang nghe ngóng.

Mùi nước hoa thoang thoảng bay ra. Đó là buồng của Erna Boenich, nữ thư ký tư. Quá ăn

diện so với đồng lương của cô ta. Nhưng mỗi tuần sếp của cô ta lại một lần bắt cô ta ghi

chép thâu đêm suốt sáng. Và thế là ngày hôm sau cô ta hết sức cau có. Để bù lại, tối nào cô

cũng đi nhảy. Erna tuyên bố lúc cô ta không còn nhảy được nữa cũng sẽ là lúc cô ta hết

thiết sống. Cô ta có hai nhân tình. Anh này yêu và tặng hoa cô ta. Chàng kia được cô ta yêu

và cho tiền.

Bên cạnh cô ta: đội trưởng đội kỵ mã, bá tước Orlop, người Nga lưu vong, vũ công, bồi

bàn, đĩ đực với hai bên tóc mai đã ngả hoa râm, một tay chơi ghi ta tuyệt vời, tối tối cầu

xin Đức mẹ Kadan ban cho chân điều hành tiếp tân trong một khách sạn cỡ vừa. Hễ say

rượu là mau nước mắt. Phòng bên cạnh: bà Bende, hộ lý trong một cư xá dành cho trẻ sơ

sinh. Bà đã năm mươi tuổi. Chồng nằm lại trong chiến tranh. Hai con chết năm 1918 vì suy

dinh dưỡng. Bà có một con mèo tam thể. Nó là tài sản duy nhất của bà.

Bên cạnh nữa... lão Muynler, cố vấn kế toán đã nghỉ hưu, theo dõi sổ sách cho một hội

chơi tem. Một bộ sưu tập tem sống, ngoài ra chẳng là gì cả. Con người sung sướng.

Tôi gõ cánh cửa tiếp theo. “Thế nào George”, tôi nói, “vẫn chưa có tin gì sao?”

George Block lắc đầu. Chú là sinh viên năm thứ ba. Để theo học được ba năm đó, chú

Erich Maria Remarque

          

30

BA NGƯỜI BẠN

đã phải làm việc hai năm ở mỏ. Giờ đây số tiền dành dụm ấy đã sắp cạn, chỉ đủ nuôi chú

thêm hai tháng. Chú chẳng thể quay lại mỏ... Ở đó lúc này thiếu gì thợ không việc làm.

Chú xoay xở mọi cách kiếm kế sinh nhai. Chú chạy chân phát quảng cáo cho một hãng sản

xuất bơ thảo mộc vừa được một tuần thì hãng này bị vỡ nợ. Sau đó ít lâu, xin được việc đi

giao báo, chú đã thở phào. Ba ngày sau, lúc tờ mờ sáng, chú đã bị hai tên đội mũ kết chặn

đường, giật xấp báo của chú, xé tan và cảnh cáo đừng để chúng trông thấy chú lần thứ hai

trong cái nghề không mảy

 

may liên quan gì tới chú này. Bản thân bọn chúng cũng khối

thằng mất việc rồi. Tuy nhiên sáng hôm sau chú vẫn đi, dẫu đã phải đền tiền số báo bị xé.

Một tên nào đó tông xe đạp hất chú té nhào. Xấp báo bay xuống bùn. Chú lại phải đền

thêm hai mác nữa. Chú đi lần thứ ba và trở về với quần áo rách bươm, mặt mũi bầm dập.

Chú đành bỏ việc. Giờ đây, ngày nào chú cũng ngồi lì trong phòng, tuyệt vọng, và chúi đầu

học như điên, tuồng như việc học hành còn giúp ích gì cho chú. Mỗi ngày chú chỉ ăn một

bữa. Trong khi chú có theo học hay không theo học các năm sau cũng thế cả thôi... Ngay

giả thử chú có cầm

 

bằng trong tay, thì sớm nhất cũng phải chục năm sau chú mới hòng

kiếm

 

nổi

 

một

 

chỗ

 

làm.

 

Tôi

 

đẩy

 

bao

 

thuốc

 

về

 

phía

 

chú:

 

“Thây

 

kệ

 

việc

 

học

 

hành

 

đấy,

George. Tôi đây cũng đã từng học. Sau này lúc nào chú bắt đầu lại chẳng được”.

Chú lắc đầu. “Trước kia, hồi ở mỏ về, tôi đã thấm thía rồi. Chỉ cần buông sách vở một

ngày là sẽ quên hết, và tôi không đủ sức làm lại lần thứ hai đâu”.

Gương mặt xanh xao với đôi tai vểnh và cặp mắt cận thị, thân hình gầy đét với bộ ngực

lép kẹp... Khốn nạn thân chú! “Vậy hãy gắng lên, George”. Chú cũng chẳng còn đâu cha

mẹ.

Nhà bếp. Một cái đầu lợn lòi nhồi. Vật tưởng niệm ông Zalepski quá cố. Chiếc máy

điện thoại. Cảnh tranh tối tranh sáng. Nồng nặc mùi hơi ga và mỡ hôi. Cánh cửa hành lang

với nhiều danh thiếp dán bên cạnh nút chuông. Trong đó có cả danh thiếp của tôi. “Robert

Lokhamp, sinh viên triết, hai hồi chuông dài”. Nó đã vàng ố. Sinh viên triết. Không nghi

ngờ gì nữa! Qua từ lâu rồi. Tôi theo cầu thang xuống nhà, đến tiệm cà phê Quốc Tế.

***

Tiệm

 

Quốc

 

Tế

 

 

một

 

cái

 

ống

 

lớn,

 

tối

 

tăm,

 

 

mịt

 

khói

 

với

 

nhiều

 

phòng

 

hậu.

 

Phía

trong, cạnh quầy là chiếc đàn dương cầm. Nó đã lạc điệu, vài dây bị đứt, và dãy phím bằng

ngà voi cũng long mất một số; nhưng tôi yêu con ngựa bạch can đảm dai sức ấy. Nó đã

Erich Maria Remarque

          

31

BA NGƯỜI BẠN

cùng tôi chia sẻ năm tháng cuộc đời tôi hồi tôi được nhận vào chơi dương cầm trong tiệm.

Những tay lái gia súc tụ tập với nhau trong những phòng hậu của tiệm cà phê, đôi khi

cả những anh hàng chợ nữa. Các ả gái điếm ngồi ở phòng ngoài.

Tiệm vắng tanh. Chỉ có anh bồi chân bẹt Alois đứng sau quầy rượu. “Như mọi lần?”,

gã hỏi.

Tôi gật đầu. Gã mang lại cho tôi một ly vang pha rum. Tôi ngồi xuống bàn, thẫn thờ

nhìn phía trước. Một tia mặt trời xám lạnh chiếu chếch qua cửa sổ, dừng lại trên những

chai rượu mạnh xếp trên giá. Chai rượu anh đào đỏ rực như một viên hồng ngọc.

Alois súc sạch các ly. Con mèo của chủ tiệm nằm gừ gừ trên nắp dương cầm. Tôi thong

thả rít thuốc lá. Không khí khiến tôi buồn ngủ. Cô gái hôm qua có giọng nói đến lạ. Trầm,

hơi đục, gần như khàn khàn, nhưng vẫn êm ái. “Cho mượn vài tờ tạp chí đây, Alois”, tôi

nói.

Có tiếng kẹt cửa. Roda bước vào. Roda, ả điếm nghĩa trang, được mệnh danh là “con

ngựa sắt”. Ả mang cái tên đó bởi ả rất dai sức. Ả định uống một tách socola. Sáng chủ nhật

nào ả cũng tự đãi mình một tách tại đây để rồi còn đi Burgdorf thăm con ả.

- Chào anh Robert.

- Chào cô, Roda. Con nhóc nhà cô sao rồi?

- Em đi thăm cháu bây giờ đây. Nhìn này... em mang theo cho nó đấy.

Ả lôi trong hộp ra một con búp bê hai má đỏ chót và ghì nó vào bụng. “Mẹ... mẹ”, con

búp bê kêu. Mắt Roda sáng rõ lên.

- Tuyệt vời! Tôi nói.

- Chú ý nhé! Ả ngả con búp bê về phía sau. Nó đóng sập hàng mi lại.

- Hết tầm đấy, cô Roda!

Ả lấy làm thỏa mãn và cất con búp bê đi.

- Anh biết thông cảm phần nào với những chuyện như thế này, Robert ạ. Anh sẽ là một

người chồng tốt.

- Chà chà. Tôi ngờ vực nói.

Erich Maria Remarque

          

32

BA NGƯỜI BẠN

Roda rất quyến luyến con ả. Ba tháng trở về trước khi con bé chưa biết đi, ả giữ nó bên

mình, trong phòng ả. Vẫn ổn, mặc dù cái nghề của ả, bởi cạnh đó có một gian xép nhỏ.

Tối tối dẫn khách chơi về, ả thường viện một cái cớ gì đó buộc khách chờ một lát ở

ngoài rồi hối hả vào nhà, đẩy chiếc xe nôi sang căn phòng xép, khóa cửa thông giữa hai

phòng, rồi mới mời khách vào. Nhưng tiết tháng chạp mà con bé phải rời căn phòng ấm

sang gian xép giá lạnh quá thường xuyên, thành thử nó bị cảm lạnh và hay gào toáng lên

ngay giữa lúc ả đang hành nghề. Roda buộc lòng sống xa con gái, dù rất đau lòng. Ả gửi

con vào một trại trẻ đắt tiền. Tại đó ả được xem như một quả phụ đoan chính. Nếu không

thế chắc gì người ta đã nhận con ả.

Roda đứng dậy. - Thứ sáu anh đến chứ?

Tôi gật đầu.

Ả nhìn tôi. - Anh hẳn biết có chuyện gì?

- Tất nhiên.

Tôi hoàn toàn chẳng biết có chuyện gì, nhưng tôi cũng chẳng thiết hỏi thử. Tôi đã quen

nết như vậy trong cái năm chơi dương cầm ở tiệm này. Cứ thế hóa ra lại thoải mái nhất.

Cũng như tôi anh anh em em với tất cả các ả điếm, không thể khác được.

- Tạm biệt, anh Robert.

- Tạm biệt, Roda.

Tôi còn nán lại ngồi thêm lát nữa. Nhưng tôi không có được sự thư thái mơ màng đích

thực như trong những ngày tôi coi tiệm Quốc Tế là một dạng tổ ấm chủ nhật của mình. Tôi

uống thêm một ly rum, vuốt ve con mèo rồi bỏ đi.

Suốt ngày tôi lang thang đây đó. Tôi không biết mình nên làm gì và cũng chẳng dừng ở

bất

 

cứ

 

đâu

 

được

 

lâu.

 

Xế

 

chiều,

 

tôi

 

về

 

xưởng.

 

Tôi

 

gặp

 

Koester:

 

cậu

 

ta

 

đang

 

sửa

 

chiếc

Cadilac.

 

Trước

 

đây

 

ít

 

lâu,

 

chúng

 

tôi

 

đã

 

mua

 

chiếc

 

xe

 

 

kỹ

 

ấy

 

với

 

giá

 

rẻ

 

mạt.

 

Giờ

 

đây

Erich Maria Remarque

          

33

BA NGƯỜI BẠN

chúng tôi vừa tân trang lại nó một cách kỹ lưỡng, và Koester đang tô điểm hoàn chỉnh nó.

Đây là một món hời. Chúng tôi hy vọng sẽ trúng to. Tôi ngại rằng khó lòng bán nổi chiếc

xe. Vào thời buổi khó khăn này ai ai cũng muốn tậu những chiếc xe nhỏ, chứ đâu ham một

chiếc xe buýt kềnh càng như nó. “Bọn mình kẹt rồi, Otto ạ”, tôi nói.

Thế nhưng Koester vẫn tin tưởng. “Người ta chỉ kẹt với những chiếc xe giá phải chăng

thôi, Robby ơi”, cậu ta giải thích, “Những chiếc xe rẻ hoặc cực đắt lại bán rất chạy, thời

nào cũng vẫn có những kẻ sẵn tiền, hoặc làm ra vẻ ta đây sẵn tiền”.

- Gotfrit đâu nhỉ? Tôi hỏi.

- Chắc lại hội họp chính trị gì đấy.

- Điên rồ! Cậu ta muốn gì ở đó?

Koester cười. “Bản thân cậu ta cũng không biết. Hình như mùa xuân khiến cậu ta ngứa

ngáy tay chân. Lúc nào cậu ta chẳng kiếm một cái gì đó mới mẻ”.

- Có thể. Tôi nói. “Nào, mình giúp cậu một tay”. Hai đứa chúng tôi hì hục đến xẩm tối.

“Nghỉ thôi!” Koester bảo. Chúng tôi rửa ráy. “Cậu biết mình có gì trong này không?” Cậu

ta hỏi, tay vỗ ví.

- Gì thế?

- Vé xem đấu bốc tối nay. Một đôi. Cậu sẽ cùng đi hả? - Tôi do dự. Cậu ta ngạc nhiên

nhìn tôi. “Stinlinh chọi với Vankher nhé”, cậu ta nói, “một trận đấu hay phải biết”.

- Rủ Gotfrit ấy, tôi đề nghị và cảm thấy mình lố bịch vì đã không nhận lời. Nhưng tôi

không có cảm hứng đi cho lắm, chẳng hiểu vì sao.

- Cậu có dự định gì rồi chăng? Cậu ta hỏi.

- Không.

Cậu ta nhìn tôi.

- Mình cần về nhà - tôi nói - Viết thư và những việc đại loại. Cũng phải có lần...

- Cậu ốm hay sao? Cậu ta lo lắng hỏi.

Erich Maria Remarque

          

34

BA NGƯỜI BẠN

- Ồ không, không một mảy may. Có lẽ mùa xuân cũng khiến mình cảm thấy ngứa ngáy.

- Thôi được, tùy cậu.

Tôi tha thẩn đi về nhà. Nhưng khi ngồi trong buồng mình rồi, tôi lại chẳng biết nên bắt

đầu làm gì. Tôi do dự dạo quanh trong buồng. Giờ đây tôi không còn hiểu thật ra tôi muốn

về vì lẽ gì. Cuối cùng tôi đi qua hành lang lại thăm George. Tôi va phải bà Zalepski. “Úi

chà”, bà sửng sốt nói, “cũng ở nhà cơ đấy?”

- Khó lòng chối cãi. Tôi hơi bực bội đáp.

Bà lúc lắc mái đầu với những búp tóc hoa râm. - Không đi chơi đâu sao? Kỳ lạ gớm.

Tôi

 

không

 

ngồi

 

lại

 

lâu

 

với

 

George.

 

Sau

 

mười

 

lăm

 

phút

 

tôi

 

trở

 

lại

 

buồng

 

mình.

 

Tôi

ngẫm nghĩ xem mình có thèm nhấp chút gì không. Nhưng tôi không thấy thèm. Tôi ngồi

xuống cạnh cửa sổ, nhìn xuống đường phố. Hoàng hôn lướt trên nền nghĩa trang với những

cặp cánh của loài dơi. Nền trời phía sau nhà công đoàn xanh như một trái táo non. Bên

ngoài, đèn đường đã bật; nhưng chưa đủ tối nên ánh sáng của chúng như run rẩy. Tôi lần

tìm dưới chồng sách mảnh giấy có ghi số điện thoại. Rốt cuộc thì... tôi có thể gọi thử một

lần chứ sao. Thậm chí tôi đã gần như hứa hẹn sẽ gọi điện cho nàng kia mà. Đã chắc gì

nàng có mặt ở nhà đấy.

Tôi đi ra tiền sảnh, nơi đặt máy điện thoại, nhấc ống nghe lên và quay số. Trong khi đợi

trả lời, tôi cảm giác như từ ống loa đen thoát ra một làn sóng êm ái, một niềm hy vọng sẽ

sáng. Cô gái có nhà. Khi cái giọng trầm hơi đục của nàng đột nhiên cất lên một cách phi

thường

 

trong

 

gian

 

phòng

 

chờ

 

của

 

 

Zalepski

 

-

 

giữa

 

những

 

cái

 

đầu

 

lợn

 

lòi,

 

hơi

 

mỡ

 

xoong nồi xủng xoảng - khe khẽ và hơi chậm rãi như thể nàng cân nhắc từng chữ, thì nỗi

bực bội của tôi bỗng chốc tan biến. Tôi móc lại ống nghe sau khi, thay vì chỉ hỏi cho biết

tin, đã hẹn được với nàng một cuộc gặp gỡ vào ngày kia. Bỗng chốc mọi thứ đối với tôi

không còn u ám như trước nữa. Rõ nhiên, tôi nghĩ và lắc đầu. Rồi tôi lại nhấc ống nghe,

gọi cho Koester.

- Cậu vẫn còn giữ vé đấy chứ, Otto?

- Còn.

- Hay lắm. Mình sẽ đi xem đấu bốc với cậu.

***

Erich Maria Remarque

          

35

BA NGƯỜI BẠN

Sau đó chúng tôi còn la cà khá lâu trong thành phố về đêm. Đường phố sáng sủa và

vắng tanh. Những tấm biển quảng cáo nhấp nháy. Trong các ô trưng bày hàng, đèn cháy

sáng rực một cách vô ích. Trong một gian kính thấy sừng sững các hình nộm trần nhồng

nhộng với những mái đầu tô vẽ lòe loẹt. Trông ma quái và thác loạn. Bên cạnh, lấp lánh đồ

nữ

 

trang.

 

Rồi

 

đến

 

một

 

cửa

 

hàng

 

lớn

 

tắm

 

mình

 

trong

 

ánh

 

sáng

 

trắng

 

chẳng

 

khác

 

 

một

thánh đường. Các ô kính ngồn ngộn hàng tơ lụa sặc sỡ, bóng bảy. Trước rạp chiếu phim

chồm hổm những hình hài nhợt nhạt, đói ăn. Bên cạnh họ, choáng lộn một chi điếm của

một của hàng thực phẩm. Đồ hộp xếp chồng lên nhau như những ngọn tháp bằng thiếc,

những trái táo mềm quý hiếm nằm trên nệm bông, một dãy ngỗng béo treo lủng lẳng như

quần áo trên dây phơi, những ổ bánh mỳ nâu tròn xen giữa những chiếc xúc xích hun khói

chắc nịch, chùm dăm bông và pate cắt khoanh lấp lánh sắc hồng và vàng dịu.

Chúng tôi ngồi xuống một chiếc ghế băng đặt cạnh cửa hàng. Trời mát lạnh. Mặt trăng

như một ngọn đèn hồ quang lơ lửng trên các mái nhà. Quá nửa đêm đã lâu. Gần đó trên

đường cái, những người thợ dựng một mái lều. Họ sửa chữa đường xe điện. Những chiếc

máy quạt gió kêu phè phè, và những chùm tia lửa bắn tung tóe bên trên những dáng người

tối sẫm, khom mình nghiêm trang. Cạnh họ, những chảo nhựa đường bốc khói nghi ngút

như những thùng thịt kho. Chúng tôi theo đuổi những ý nghĩ của mình.

- Nực cười là một chủ nhật như thế này, phải không Otto?

Koester gật đầu.

- Thật

 

ra

 

mình hoàn toàn vui

 

mừng

 

khi

 

 

qua đi,

 

Koester nhún vai.

 

 

lẽ

 

mình đã

quen với lối sống nhàm chán, tới một chút tự do cũng đủ khiến mình khó chịu.

Tôi dựng cổ áo lên. - Có cái gì phản bác lại cuộc sống của bọn mình chăng, Otto?

Cậu ta nhìn tôi và mỉm cười. - Một cái gì hoàn toàn khác đã phản bác lại nó rồi còn

đâu, Robby.

- Đúng vậy. Tôi thừa nhận. - Dẫu sao...

Ánh sáng gắt của chiếc máy khoan dùng khí nén khiến mặt đường nhựa xanh ngắt lên.

áp.

Erich Maria Remarque

          

36

BA NGƯỜI BẠN

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hoakaboss