Chú thích về Jack the Ripper

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Jack the Ripper Bí mật kẻ sát nhân đồ tể (2012) "Jack the Ripper" (tạm dịch: Jack - kẻ sát nhân đồ tể hay Jack mổ bụng) là một trong những cái tên được biết đến nhiều nhất trong những kẻ sát nhân nổi tiếng nhất trên thế giới.

Trong khoảng 3 năm từ năm 1888, hắn là nỗi khiếp đảm với người dân Luân Đôn và sự xấu hổ của cảnh sát nước Anh khi lần lượt 11 nạn nhân, trong đó đa phần là phụ nữ, bị sát hại một cách tàn bạo và bệnh hoạn. Tuy nhiên, danh tính đích thực của kẻ giết người cho đến nay vẫn nằm sau bức màn đen bí ẩn. Đây là lá thư thách thức cảnh sát mà "Jack the Ripper" đã gửi lên Cơ quan Cảnh sát Scotland Yard Những nạn nhân xấu số Cơn ác mộng "Jack the Ripper" bắt đầu vào thứ Sáu, ngày 31/8/1888, khi cơ thể của một phụ nữ tên là Mary Ann Nicholls, 42 tuổi, được tìm thấy ở phố Bucks Row (nay là phố Durwald Street). Mặt mũi nạn nhân bầm tím và cổ họng bị cứa hai vết sâu khiến đầu gần như lìa khỏi cổ. Bụng của Nicholls bị rạch toang. Nicholls sau đó đã được công nhận là nạn nhân đầu tiên của "Jack the Ripper".

Ngày 8/9/1888, nạn nhân thứ hai đã được phát hiện. Đó là Annie Chapman, 47 tuổi, một phụ nữ sống bằng nghề "ăn sương". Thi thể của cô được tìm thấy trên một lối đi bộ phía sau phố Hanbury. Một số tài sản cá nhân vương vãi xung quanh. Cũng giống như Nicolls, hầu như không còn phần nội tạng nào của Chapman còn nguyên vẹn. Một góc Whitechapel, "địa bàn hoạt động" của "Jack the Ripper".

Ngày 28/9, hãng Thông tấn Trung ương Anh nhận được một lá thư ký tên "Jack the Ripper" tự nhận là tác giả của hai vụ thảm sát nói trên và đe dọa sẽ còn nhiều nạn nhân nữa. Cái tên "Jack đồ tể" nhanh chóng hằn sâu vào nỗi sợ hãi của người dân sau khi nó xuất hiện trên nhiều tờ báo cùng lúc. Cả khu vực Whitechapel ở East End hoảng loạn. Một số kẻ quá khích thậm chí còn tấn công bất cứ ai mang theo túi màu đen sau khi có tin đồn lan truyền rằng "Jack the Ripper" luôn mang dao trong túi để sẵn sàng hành động.

Ngày 30/9/1888, tức chỉ hai ngày sau, đã cho thấy những lời đe dọa của "Rack the Ripper" không phải là đe dọa suông, khi mà có tới hai nạn nhân nữa bị sát hại trong khoảng thời gian cách nhau không lâu. Elizabeth Stride là một trong hai người phụ nữ không may mắn đó. Xác của cô gái điếm này được tìm thấy ở phố Berner vào lúc 1 giờ sáng, khi máu vẫn còn đang chảy ra từ cổ họng. Hiện trường xung quanh cho thấy dường như đã có một cuộc vật lộn dữ dội giữa nạn nhân và thủ phạm.

Nạn nhân tiếp theo được phát hiện chỉ 45 phút sau đó, trên một con hẻm chỉ cách phố Berner vài phút đi bộ. Chứng kiến thi thể của Crtherine Eddowes, 43 tuổi, không ai có thể kìm nén được lòng thương cảm. Lần theo dấu máu hiện trường, cảnh sát tìm đến một ô cửa gần đó, nơi một dòng chữ được viết bằng phấn: "Người Do Thái không phải là những người không bị buộc tội". Không hiểu vì lý do gì mà, Charles Warren, Giám đốc cảnh sát Luân Đôn khi đó đã ra lệnh xóa dòng chữ này. Vì vậy, một trong những manh mối có giá trị nhất đã bị phá hủy.

Sự kinh dị của hai vụ giết người xảy ra gần như đồng thời đã bóp nghẹt tinh thần người dân Luân Đôn.

Người ta rỉ tai nhau những tin đồn kiểu như "Jack the Ripper" là một bác sĩ điên rồ, một người Ba Lan mất trí, một người Nga và thậm chí một nữ hộ sinh thần kinh.

Sau đó, hãng Thông tấn Trung ương Anh nhận được một lá thư khác từ "Jack the Ripper" nói rằng hắn rất tiếc vì đã không thể gửi cho cảnh sát cái tai của nạn nhân như đã hứa.

Ngày 9/11, "Kẻ sát nhân đồ tể" tái xuất giang hồ. Nạn nhân mới nhất tên là Mary Jeanette Kelly, một cô gái 25 tuổi xinh xắn. Thi thể của cô được tìm thấy trong phòng trọ tại khu nhà Millers ở phố Dorset Street (ngày nay là phố Duval Street). Cảnh tượng trong phòng vô cùng kinh khủng. Người thu tiền nhà trọ phát hiện ra thi thể của Kelly, nói: "Tôi sẽ bị ám ảnh từ nay đến cuối đời". Kelly được coi là nạn nhân chính thức cuối cùng của "Jack the Ripper".

Nhưng trên thực tế, ngoài 5 nạn nhân nói trên còn có 6 phụ nữ khác bị giết hại ở các địa điểm khác nhau và theo cách thức khác nhau, giữa các vụ có những điểm chung: Đó là xảy ra trong địa phận Whitechapel, nạn nhân thường là gái điếm và thi thể của họ không bao giờ còn nguyên vẹn. Vì vậy họ được gọi chung là nạn nhân của "các vụ giết người ở Whitechapel". Sự hoảng sợ và giận dữ của công chúng trước kẻ sát nhân bệnh hoạn đã buộc Giám đốc Cảnh sát Luân Đôn khi đó là Charles Warren phải từ chức.

Thủ phạm là ai?

Các vụ giết người xảy ra liên tục được cho là vượt quá tầm xử lý của cảnh sát địa phương, buộc cảnh sát Anh phải cử nhiều thám tử tài ba nhất xuống để hỗ trợ.

Trong suốt 100 năm sau, nhiều cái tên đã được nhắc đến như là nghi phạm của các vụ giết người rùng rợn.

Có hai kẻ giết người còn tự nhận mình là "Jack the Ripper" để được... nổi tiếng, song đều được chứng minh không có mặt tại hiện trường vào thời điểm xảy ra vụ án.

Ngay cả một thành viên của gia đình Hoàng gia Anh cũng bị đưa vào tầm ngắm. Đó là Công tước xứ Clarence, con trai cả của Hoàng tử xứ Wales và Alexandra.

Theo phán đoán của cảnh sát, chỉ còn 4 nhân vật có tình nghi lớn nhất là "Jack the Ripper", bao gồm: Kosminski, một người Ba Lan gốc Do Thái sống trong khu ổ chuột của Whitechapel; Montague John Druitt, một luật sư kiêm giáo viên đã tự tử vào tháng 12/1888; Michael Ostrog, một kẻ chuyên sống bằng nghề trộm cắp và lừa gạt; và Francis J. Tumblety, 56 tuổi, một lang băm người Mỹ bị bắt vào tháng 11/1888 vì tội quấy rối tình dục và đã chuồn khỏi nước Anh sau khi được bảo lãnh tại ngoại.

Tuy nhiên, để khoanh vùng bốn nghi phạm này cảnh sát chỉ dựa trên phân tích và phán đoán chứ không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào. Vì vậy, kẻ "sát nhân đồ tể" chưa bao giờ bị mang ra xét xử.

Ngày nay, hồ sơ vụ án đã được khép lại nhưng đề tài "Jack the Ripper" vẫn luôn nóng hổi trong các tác phẩm văn học, báo chí, điện ảnh và nhiều loại hình dịch vụ ăn theo ở nước Anh. Sự bí hiểm của vụ sát nhân hàng loạt đã được đẩy lên tới mức toàn bộ sự thật đã được kịch tính hóa và nhào nặn để rồi trong đầu người dân ngày nay chỉ còn đọng lại các tình huống và hình ảnh hư cấu. Là một vụ kiện hy hữu trong lịch sử cảnh sát Anh (2011) Sau hơn 120 năm, nhân thân của sát thủ khét tiếng này vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Danh tính "Jack the Ripper" trở thành kẻ giết người hàng loạt bí ẩn nhất thế giới, thậm chí được lưu danh cả trong Sách Kỷ lục Guinness.

Nguyên đơn Trevor Marriott vốn là một cảnh sát điều tra hình sự đã nghỉ hưu, hiện hành nghề thám tử tư đã theo đuổi "vụ Jack mổ bụng" từ năm 2003. Ông từng nêu nghi vấn thủ phạm là một lái buôn người Đức có tên Carl Feigenbaum, kẻ đã bị hành quyết vì tội danh khác tại New York (Mỹ) qua cuốn sách "Jack the Ripper the 21st Century Investiagon" (Các điều tra về vụ Jack mổ bụng trong thế kỷ XXI) của mình, được Nhà xuất bản John Blake Publicshing Inc ở London ấn hành năm 2007. Nhằm củng cố thêm giả thuyết đã nêu, thám tử T.Marriott muốn được tiếp xúc với các cặp tài liệu chứa lời khai nhân chứng, cũng như biên bản hỏi cung thuộc vụ này đang được lưu trữ tại trụ sở Scotland Yard.

Đầu năm 2008, T.Marriott đệ đơn lên Sở Cảnh sát London mong được nghiên cứu hồ sơ theo đạo luật về quyền tự do tiếp cận thông tin, nhưng vấp phải sự từ chối liên tục suốt 3 năm qua buộc ông phải khởi kiện ra tòa. Hội đồng xử án cho mời các bên liên quan đến lấy lời khai. Đứng đầu nhóm đại diện công lực gồm 3 sĩ quan cảnh sát là một viên chức cao cấp khuyết danh, do đặc thù công việc của ông này chuyên với lĩnh vực thu thập tin tình báo từ nhiều nguồn khác nhau.

Trung tá Julian McKee, một trong những người thuộc bị đơn trình bày trước tòa, rằng việc tiết lộ hồ sơ sẽ khiến những người muốn cung cấp thông tin cho cảnh sát trong tương lai sẽ e ngại, ảnh hưởng đến công tác phòng chống tội phạm nói chung. "Không phụ thuộc vào thời điểm đưa tin, cũng như không phụ thuộc rằng họ còn sống hay đã chết, không bao giờ danh tính những người cung cấp thông tin được phép công bố - Trung tá J.McKee nhấn mạnh - Hồ sơ lưu trữ mang tính nhạy cảm ở điểm này, bởi các cộng sự viên của cảnh sát luôn tin rằng tên tuổi của họ sẽ được giữ bí mật theo đạo luật bảo vệ nhân chứng".


Do vậy chỉ có 40 trang tài liệu trong tổng số gần 36 nghìn trang liên quan đến vụ "Jack the Ripper" được trưng ra trước tòa, với tên các nhân chứng đi kèm đều bị gạch bỏ. "Bóng ma Jack mổ bụng" luôn là nỗi khiếp đảm với cư dân kinh thành London cuối thế kỷ XIX.

Về phần mình thám tử Trevor Marriott đưa ra dẫn chứng từ lịch sử, rằng một loạt các nghi can bị Scotland Yard điều nghiên gồm cả những nhân vật nổi tiếng như Hoàng tử Albert Victor (1864-1892) là cháu nội của Nữ hoàng Victoria, hay họa sĩ kỳ cựu Walter Sickert (1860-1942)... chưa kể còn vài "hung thủ" nghèo khổ khác về sau đã bỏ xác trong trại tế bần cuối năm 1892.

Ngoài 5 nữ nạn nhân nói trên, song song tồn tại những vụ án tương tự cả trước và sau thời kỳ "Jack mổ bụng" lộng hành. T.Marriott đòi phải công khai hồ sơ lưu trữ, bởi đó là bằng chứng quan trọng giúp tìm ra kẻ sát nhân thực thụ. Nguyên đơn muốn tiếp cận những tài liệu chính thức, chứ không phải các bản sao đã chỉnh sửa trước khi cung cấp cho giới truyền thông. Đặc biệt T.Marriott muốn tòa lưu ý rằng trình độ điều tra hơn 120 năm trước còn rất sơ sài, tạo nhiều "lỗ hổng" dễ bỏ lọt tội phạm; trong khi nghiệp vụ pháp y thuở ấy thậm chí còn chưa phân biệt nổi giữa máu động vật và máu người.

Mặt khác vẫn theo lời tường trình từ phía nguyên đơn, thì trong thực tế nhiều tài liệu quan trọng của quá khứ đã được giải mật và những người liên quan không hề bị ảnh hưởng gì... Giới sử gia am hiểu nhận định đây là vụ kiện hy hữu trong lịch sử tồn tại gần 2 thế kỷ của Scotland Yard, cũng là vụ án đề cập trực tiếp tới "Jack mổ bụng" - tên giết người hàng loạt bí ẩn nhất mọi thời.

Theo lịch trình phiên xử phải đến cuối năm nay tòa mới ra quyết định cuối cùng Huyền Thoại Jack The Ripper -hay "Jack mổ bụng" chỉ là nhân vật tưởng tượng của báo chí (2009) "Jack mổ bụng" (Jack the Ripper) trên thực tế không hề tồn tại.

Hắn chỉ là một nhân vật tưởng tượng ra nhằm tạo tin tức giật gân của các phóng viên - đó là khẳng định mới đây của tờ báo Anh The Telegraph dựa trên kết quả nghiên cứu của nhà sử học, giáo sư người Anh là Andrew Cook. Trên cơ sở những tài liệu được chuyên gia này phát hiện trong kho lưu trữ của Cảnh sát London, Cook đã xác định được rằng, Jack chính là một thủ phạm không có thật từ những tội ác của một vài tên tội phạm riêng biệt nào đó.


Tên tội phạm "Jack the Ripper" đã trở thành đề tài hốt bạc cho báo chí, cũng như hàng loạt những cuốn sách. Theo những tài liệu mà Cook đã tìm thấy, có ít nhất 2 nạn nhân đầu tiên từ trước tới giờ vẫn được gán cho thủ phạm Jack - Emma Smith bị sát hại vào ngày 3/4/1888 và Martha Tabram ngày 7/8/1888 - thật ra chẳng có liên quan gì tới tên này.


Giờ đây, ngay cả phần lớn các chuyên gia khác đều cho rằng, hai tội ác ban đầu này không liên quan gì tới những vụ sau đó. Hơn nữa, nhà sử học này còn chứng minh được rằng, lá thư nổi tiếng được cho là của "Jack the Ripper" viết chỉ là trò giả mạo.

Tác giả thực sự của nó chính là Frederic Best, một trong các phóng viên của tờ The Star, người đã gửi lá thư trên cho hãng tin tại London. Lá thư bắt đầu bằng từ "Dear Boss!" (Ông chủ thân mến), trong có nội dung thừa nhận những tội ác đã gây ra, cùng với chữ ký dưới cái tên  "Jack the Ripper", về sau đã được dùng làm tên của chính thủ phạm trong tưởng tượng này. Dựa theo những dữ liệu đã có của Giáo sư Andrew Cook, tờ The Star tại London chính là chủ mưu của vụ việc này để kiếm lợi nhuận, nhờ đó mà số lượng phát hành của báo này đã tăng lên nhanh chóng và thu được những khoản lợi nhuận lớn.

Cần biết là vào giai đoạn sự kinh hoàng của người dân lên tới đỉnh điểm vì vụ "Jack the Ripper", The Star đã phát hành tới 232 ngàn bản mỗi ngày mà vẫn không cung cấp đủ cho những người muốn biết thêm thông tin về kẻ cuồng sát.

Còn bức thư nổi tiếng có ký tên của Jack đã xuất hiện vào đúng thời điểm cảnh sát vừa trả tự do cho một tay thợ giày bị nghi ngờ là thủ phạm, sau khi nhân vật trên có những chứng cứ ngoại phạm rõ ràng được nhiều người xác nhận.

Ngay sau sự kiện này, số bản phát hành của The Star - trước đó luôn khẳng định giả thuyết tay thợ giày là thủ phạm - đã sụt giảm rất nhanh chóng.


Cũng theo Andrew Cook, sự kinh hoàng của người dân xung quanh vụ "Jack the Ripper" còn khiến cho các thám tử cảnh sát bị thu hút theo nhiều dấu vết giả.

Bản thân sự việc cũng khiến cho những tên sát nhân thực sự cảm thấy mình được an toàn, khi đã có kẻ tự nhận lấy trách nhiệm. Được biết là kết quả của những nỗ lực điều tra trong suốt 5 năm được Andrew Cook trình bày trong cuốn sách "Jack the Ripper: Case Closed" của mình. "Jack the Ripper" đã từng được gán cho tội sát hại từ 5 đến 11 phụ nữ hồi năm 1888 tại các khu vực phía đông thủ đô nước Anh - ít nhất trong số này là 5 nạn nhân có tên Mary Nichols, Annie Chapman, Elizabeth Stride, Catherine Eddowes và Mary Kelly.

Trong kho lưu trữ, Andrew Cook đã phát hiện ra một bài trả lời phỏng vấn vào năm 1910 của Percy Clark, trợ lý chuyên gia giải phẫu của cảnh sát vào đúng thời điểm những vụ sát nhân này. Người này khẳng định chỉ có 3 vụ là có thể đưa ra giả thuyết có mối liên quan tới nhau. Chưa kể điều tra viên kỳ cựu Thomas Arnold sau khi về hưu đã tuyên bố rằng, nạn nhân Kelly chưa chắc đã phải do Jack sát hại. Bản thân ông Cook sau khi điều tra kỹ lưỡng các tài liệu lưu trữ cũng khẳng định, tất cả 6 vụ sát nhân còn lại ở khu vực Whitechapel hoàn toàn không có liên quan gì tới nhau. Những huyền thoại quanh "Jack the Ripper" Quay trở lại với quá khứ, kẻ cuồng sát đã đi vào lịch sử Jack đã bị gán cho tội sát hại 5 cô gái điếm tại London từ tháng 8 đến tháng 11/1888.

Tất cả các nạn nhân đều bị cắt cổ họng. Cảnh sát cho rằng, thủ phạm là kẻ có chuyên ngành về y khoa - những vết cắt rạch trên người nạn nhân đều cho thấy đây là một tay chuyên nghiệp.

Thật ra trước Andrew Cook, giả thuyết về có nhiều thủ phạm đứng đằng sau cái tên "Jack the Ripper" đã được nhiều nhà sử học, hình pháp học nhắc tới. Như vào năm 2006, thám tử người Anh Trevor Marriott cũng đã đi tới một kết luận tương tự như vậy.

Những nghi ngờ của Marriott được xuất phát từ việc, thi thể của 2 nạn nhân được phát hiện chỉ cách nhau có 12 phút. Trong khi trên thực tế, một kẻ sát nhân sau khi thực hiện tội ác thường phải tìm cách xóa dấu vết và lẩn trốn ngay, không thể nào sát hại tiếp nạn nhân thứ hai một cách nhanh chóng đến như vậy. Cơ quan Cảnh sát Anh vào thời đó đã rà soát khoảng 200 đối tượng trong vụ án trên, trước khi gút lại danh sách gần 10 nghi phạm có khả năng cao nhất - trong đó có viên bác sĩ người Mỹ Francis Tumblety, cháu của Nữ hoàng Victoria là Hoàng thân Albert Victor v.v... Có nhiều giả thuyết cũng bị các thám tử cảnh sát bác bỏ sau một thời gian điều tra.

Chẳng hạn như một kẻ có tên Aaron Kosminski sống gần các hiện trường phát hiện các vụ án mạng kinh hoàng đó. Hắn là người căm thù tất cả phụ nữ, đặc biệt là những cô gái điếm. Bị một trong các nhân chứng nhận dạng sau đó chừng một năm rưỡi, nhưng Kosminski không biết gì về y khoa.

Kẻ bị tình nghi thứ hai - George Chapman - tốt nghiệp đại học y. Hắn đã từng sát hại 3 người phụ nữ và âm mưu thanh toán nốt người thứ tư. Về sau mối nghi ngờ đối với Chapman bị dỡ bỏ do hắn sát hại các nạn nhân của mình bằng thuốc độc, còn Jack hành động bằng dao.

Chưa kể Chapman khi đó mới có 23 tuổi, còn các nhân chứng khẳng định thủ phạm nhiều tuổi hơn. Nghi phạm thứ ba là người cháu Albert Victor của Nữ hoàng Victoria. Các điều tra viên cho rằng ông này bị mắc bệnh giang mai có thể dẫn đến điên loạn và giết người. Ngoài ra, ông hoàng này có con với một phụ nữ thuộc tầng lớp hạ lưu ở ngay khu vực thường xảy ra án mạng, nên thường xuyên có mặt tại đó.

Nhưng điều tra sau đó cho thấy, Victor không có mặt tại London vào thời điểm của những vụ án mạng Lột mặt nạ kẻ cuồng sát Jack the Ripper(2014) VietnamDefence - Một thám tử không chuyên người Anh tuyên bố xác định được nhân thân tội phạm khét tiếng nhất 126 năm qua Jack the Ripper - Jack Mổ bụng nhờ ADN.

Aaron Kosminski bị xác định là Jack the Ripper qua phân tích ADN Jack the Ripper khét tiếng với những tội ác ở vùng ven London vào cuối thế kỷ XIX có thể là thợ làm tóc Aaron Kosminski, thám tử không chuyên người Anh Russel Edwards đã đi đến kết luận đó khi dùng công nghệ phân tích AND trong điều rta của mình. Một vụ giết người của Jack the Ripper ở Whitechapel Doanh nhân và người yêu thích điều tra trinh thám Russel Edwards đã hợp tác với bác sĩ Jari Louhelainen, chuyên gia nổi tiếng thế giới về phân tích gien các chứng cứ từ hiện trường tội ác trong lịch sử đã có thêm được các bằng chứng hậu thuẫn cho giả thiết cho rằng, đứng sau hàng loạt vụ giết người có thể chính là Aaron Kosminski, một người nhập cư từ Ba Lan, hồi đó còn thuộc Nga, sang Anh trong những năm 1880 và làm thợ làm tóc ở London. Russel Edwards cầm chiếc khăn choàng ông mua vào năm 2007 được cho là do một cảnh sát lấy được từ hiện trường và có dấu vết ADN trên đó Kosminski trước đó cũng nằm trong các danh sách nghi can đủ loại trong loạt vụ giết người bí ẩn ở London, nhưng không thể khẳng định chính xác sự dính líu của y.

Kosminski đã bị Scotland Yard bắt giữ vì một vụ khác, hình như y định giết em gái mình. Các nhà điều tra đã lưu ý đến sự tương đồng giữa hắn với mô tả về "tên sát nhân mổ bụng", nhưng không tìm được chứng cứ. Sau này, Kosminski được xác nhận là bị tâm thần, thời gian còn lại của cuộc đời y sống trong bệnh viện, còn các vụ giết người thì chấm dứt.

Năm 2007, Edwards đã mua qua đấu giá một cái khăn choàng. Chủ nhân bán chiếc khăn choàng khẳng định rằng, nó đã được tìm thấy cạnh thi thể của Catherine Eddowes, một trong 5 nạn nhân bị giết trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11/1888. Nhờ các công nghệ tối tân, Louhelainen đã nhận được tư liệu ADN cần thiết từ con cháu Eddowes và các nghi can, sau đó so sánh chúng với thông tin phân tích gien 2 vết bẩn hữu cơ trên chiếc khăn choàng. Theo khẳng định của nhà khoa học, sự trùng hợp theo vết đầu tiên là 99,2% với AND của Kosminski, còn vết bẩn thứ hai cho kết quả trùng hợp 100%. Russell chỉ vào chỗ tìm thấy dấu vết ADN trên khăn choàng Qua giải thích của Edwards, không rõ vì sao ông nghĩ rằng tư liệu gien của Kosminski lại rơi vào chiếc khăn choàng chính là trong lúc giết người. Các nghi can: Nhiều người đàn ông được cho là Jack the Ripper, gồm, từ trên xuống, từ trái sang phải,Hoàng tử Albert Victor, con trai Vua Edward VII, người bị cho là điên do bệnh giang mai, Sir WilliamGull, bác sĩ của Nữ hoàng Victoria, họa sĩ Walter Sickert, một thợ đóng giày người Do Thái, một thợ cắt tóc mà sau này đã đầu độc ba phụ nữ, và Kosminski.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#wee