[Tiểu Sử]: Tác Giả & Quá Trình Sản Xuất

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Fujiko Fujio (藤子 不二雄, ふじこ ふじお) (Đằng Tử Bất Nhị Hùng) IPA: /ɸɯdʒiko ɸɯdʒio/ là bút danh chung của hai nghệ sĩ manga Nhật Bản.

Fujiko F. Fujio

Sinh
Fujimoto Hiroshi
01 tháng 12, 1933
Takaoka, Toyama, Nhật Bản

Mất
23 tháng 9, 1996 (62 tuổi)
Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản

Nghề nghiệp
Sáng tác truyện tranh

Năm hoạt động
1951-1996

Tác phẩm nổi bật
Doraemon
Obake no Q-tarō

Giải thưởng
Giải Manga Shogakukan (1963, 1982)
Tesuka Ozamu Cultural Prize (1997)

Fujiko Fujio A

Sinh
Abiko Motoo
10 tháng 3, 1934 (84 tuổi)
Himi, Toyama, Nhật Bản

Nghề nghiệp
Sáng tác truyện tranh

Năm hoạt động
1951-1996

Tác phẩm nổi bật
Ninja Hattori
Obake no Q-tarō

Giải thưởng
Giải Manga Shogakukan (1963, 1982)
Năm 1987,

họ chia tay để theo đuổi con đường sáng tác riêng rẽ và trở thành "Fujiko F. Fujio" và "Fujiko Fujio (A)".

__________________________

Doraemon là tác phẩm của Fujiko Fujio, bút danh chung của hai họa sĩ manga Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo. Bộ truyện ra mắt lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1969[3] dành cho độc giả là các kodomo (thiếu nhi). Theo như lời tác giả Hiroshi thì trong một buổi tối, lúc đang bí đề tài cho nhân vật truyện tranh mới thì bỗng có một con mèo hoang mò vào tìm chỗ ngủ. Quá mệt mỏi, ông ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau, ông tỉnh dậy thì đã muộn giờ làm liền bật dậy và bước xuống nhà. Bỗng ông dẫm phải con lật đật của cô con gái, khi đó ông bỗng nảy ra ý tưởng tạo ra nhân vật mới có hình dáng kết hợp của một con mèo với lật đật, đó chính là hình dáng của nhân vật Doraemon sau này.[3] Một số tập có thể có nội dung nhạy cảm cũng nên chú ý trước khi xem.

Ban đầu các câu chuyện lẻ Doraemon được nhà xuất bản Shogakukan phát hành đồng loạt trên sáu tập san dành cho trẻ em.

Trụ sở của Shogakukan ở Chiyoda, Tokyo, Nhật Bản (thành lập: 08-08-1922)

Các tạp chí này được đặt tên theo các cấp học của trẻ nhỏ, đó là Yoiko (nhà trẻ), Yōchien (mẫu giáo), và từ Shogaku Ichinensei (lớp Một) cho đến Shogaku Yonnensei (lớp Bốn). Từ năm 1973, bộ truyện được phát hành thêm trên hai tạp chí Shogaku Gogensei (lớp Năm) và Shogaku Rokunensei (lớp Sáu). Các câu chuyện trên mỗi tạp chí là khác nhau, đồng nghĩa với việc tác giả phải sáng tác ít nhất là 6 câu chuyện mỗi tháng. Từ năm 1974, các câu chuyện nhỏ của Doraemon bắt đầu được tập hợp trong các tập truyện dày, từ năm 1974 đến năm 1996 đã có tổng cộng 45 tập truyện như vậy ra đời[4]. Năm 1977, tạp chí truyện tranh CoroCoro Comic đã ra đời như một tạp chí chuyên về Doraemon.

CoroCoro Comic (コロコロコミック KoroKoro Komikku?) là tạp chí manga tiếng Nhật ra hàng tháng được xuất bởi Shogakukan, bắt đầu từ ngày 15 tháng 5 năm 1977. Tạp chí nhắm đến đối tượng là những nam sinh tiểu học, trẻ hơn những người thuộc nhóm shōnen. Một vài ấn bản như Doraemon và Pokémon'" đã trở thành hiện tượng trong văn hóa Nhật Bản. Nó là một trong ít những ấn phẩm của Shogakukan sử dụng chữ furigana và sử dụng phổ biến dấu chấm câu trong các manga.


Các manga gốc của các bộ phim Doraemon cũng được phát hành trên CoroCoro Comic. Năm 2005 Shogakukan đã phát hành chuỗi năm tập manga với tên Đội quân Doraemon (tên cũ: Đôrêmon thêm) với những câu chuyện không có trong 45 tập xuất bản gốc. Từ năm 1987 hai tác giả Hiroshi và Motoo không còn dùng chung bút danh Fujiko F. Fujio, khi đó chỉ còn ông Fujimoto là người sáng tác Doraemon với bút danh "Fujiko F. Fujio" (bút danh của ông Motoo khi này là "Fujiko Fujio (A)"). Ngay cả sau khi ông Fujimoto qua đời năm 1996, các tập truyện, phim ngắn và phim dài của Doraemon vẫn tiếp tục được phát hành và tiêu thụ mạnh tại Nhật Bản. Tính cho đến năm 1999 đã có khoảng 100 triệu tập Doraemon được tiêu thụ tính riêng ở Nhật (khoảng 1,5 đến 2 triệu bản được bán hết mỗi năm), bên cạnh đó là 2000 tập phim ngắn được phát sóng (kể từ năm 1979) và 33 tập phim dài được phát hành (kể từ năm 1980) với lượng khán giả đến rạp lên tới 63 triệu lượt[3].

Sau Nhật Bản, Doraemon đã được phát hành tại nhiều quốc gia khác trên thế giới và đều trở thành nhân vật truyện tranh được hâm mộ, đặc biệt là tại châu Á[2]. Phần lớn các nước bắt đầu phát hành Doraemon bằng tiếng bản ngữ từ đầu thập niên 1990. Ở một số nước như Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc hay Việt Nam, bộ truyện này được hâm mộ ngay từ khi còn phát hành ở dạng chưa có bản quyền[3][5]. Cuối tháng 5 năm 2010, tên Đôrêmon được Nhà xuất bản Kim Đồng đổi tên thành tên gốc Doraemon theo công ước Bern.[6]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro