Bạch Sát Chiến Thần

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

    Là một chiến binh bất khả chiến bại, từ nhỏ đã được tiếp thu sự truyền thụ của Tử Minh Kiếm Thánh.
    Trong trận chiến ở Bắc Lĩnh Vực (1678_ theo Đế Linh Thần Lịch của Khải Linh Đại Lục), năm đó Ngài chỉ là một thiếu niên 17 tuổi đã một mình một kiếm đánh giết hơn năm trăm tên địch, trảm sát hơn năm vị Tướng quân của địch và hơn nữa là bắt sống Đại Tướng Ô Thước của Vạn Tề Đế Quốc đã đem lại đại chiến thắng cho Viện Linh Quốc_ vốn là tiểu quốc nhỏ nhoi.
    Ngay sau đó ông đã được Thanh Luân Hoàng Đế phong làm Bắc Lĩnh Tướng Quân. Liên tiếp sau đó vào năm 1680 Vạn Tề Đế Quốc lại mang hơn ba mươi vạn quân tinh anh sang phục thù, lần này Quy Vinh Đại Đế của Vạn Tề Đế Quốc cử hơn mười vị Tướng Quân với Tổng tướng là Ô Vương Sang- anh của Ô Thước. Vào lúc này có thể nói Thanh Luân Hoàng Đế rất hoang mang thì Ngài tâu rằng: '' Thưa bệ hạ! Xin hãy giao trận này cho thần! Nếu thần để cho một tên địch nào lọt vào nước ta thì xin hãy lấy đầu của cả gia đình thần.''
Lập tức sau đó Thanh Luân Hoàng Đế đã ban cho Ngài hai bảo vật là Khổng Thế Y Kiếm_ là thanh trấn bảo chi vật của Viện Linh Quốc và Kim Tước Y Lệnh_ là vật tượng trưng cho Hoàng Đế nhưng chỉ được dùng để hiệu lệnh binh mã.
    Ba ngày sau, Ngài đã chỉ huy hơn mười vạn quân sĩ cùng với ba vị phó tướng là Tần Chinh, Vi Diễn và Tây Thông đi tiêu diệt quân xâm lược, ngày đầu tiên khi quân địch kéo đến cửa Đông Quan_ vùng cổng thành trấn thủ biên giới phía Đông của Viện Linh Quốc, ngay lập tức Ngài cho phó tướng Tần Chinh dẫn hơn năm vạn quân ra đánh trả từ lúc giữa trưa đến gần tối thì quân địch rút chạy mặc dù số lượng địch lên đến hơn mười hai vạn quân nhưng vẫn bại.
    Đến ngày thứ hai, địch lại cử hơn chín vạn quân với hai viên tướng sang tiếp tục công thành_  vậy là số lượng quân địch còn lại là mười bốn vạn do tổn thất hơn năm vạn trong trận trước. Còn quân ta thì còn lại hơn tám vạn do tổn thất nhỏ trong trận trước. Lúc này Ngài lại cho phó tướng Vi Diễn dẫn bốn vạn quân sĩ ra nghênh chiến và kết quả là giống như trận trước nhưng tổn thất của địch lại hơn phân nửa, tức là tổng số quân địch còn lại không đến hai mươi vạn.
    Tiếp đến ngày thứ ba, lúc này có thể nói Ô Vương Sang tức giận đến tột cùng vì tiêu hao hơn phân nữa lực lương nhưng vẫn không thể tấn công vào Đông Quan. Còn quân của Thiên Đề Tước_ tên thật của Ngài, thì đang vui mừng vì với lực lượng chênh lệch hơn ba lần nhưng sau hai trận trước đã khẳng định rằng quân địch không có gì đáng sợ và cũng từ đó sĩ khí tăng cao ngút trời, cùng lúc đó thì Ngài và ba vị phó tướng đang bàn kế hoạch tác chiến cho trận tiếp theo, lần này Ngài ra kế là sẽ cho Tây Thông dẫn nửa vạn quân dụ địch vào Hồng Ly Sơn rồi cho toàn lực lực lượng mai phục diệt trọn ổ của địch nhưng vẫn giữ nửa vạn trấn thủ Đông Quan.
    Ngay hôm sau, theo như kế hoạch đã định, phó tướng Tây Thông dẫn nửa vạn quân ra làm mồi nhử địch và đúng như Ngài đã dự đoán, quân địch đã toàn lực đuổi theo và tiến vào Hồng Ly Sơn, ngay lúc này hai phó tướng Tần Chinh và Vi Diễn chỉ huy hơn năm vạn quân mai phục xông ra đánh giết quân địch. Còn về phía địch do đang hăng hái truy sát thì đột nhiên bốn phương tám hướng mai phục xông ra nên nhất thời hoang mang, hỗn loạn làm vỡ đội hình lại bị ngàn vạn mũi tên bắn xuống làm chết hơn phân nửa_ vậy là lực lượng địch còn lại không đến tám vạn, lại bị ba vị phó tướng hợp quân tấn công mãnh liệt ngay sau khi mưa tên vừa dứt. Lúc này đây ngay cả Ô Vương Sang cũng kinh hãi rút chạy_ quân địch còn lại không đến hai vạn, nhưng chúng không biết rằng hôm nay chúng sẽ bị mai phục tận hai lần, ngay sau khi Ô Vương Sang và đám tàn quân vừa rút khỏi Hồng Ly Sơn chưa được năm mươi dặm thì từ đâu một vị mãnh tướng cưỡi yêu thú Hắc Kỳ Lân thoắt ẩn thoắt hiện dẫn theo một đám quân chạy đến phía chúng, chưa kịp hoàn hồn thì khi chúng kịp nhận ra rằng chỉ huy Ô Vương Sang của chúng đã đầu lìa khỏi cổ_ thì ra chính là do Thiên Đề Tước đã sử dụng Ám Ảnh Di Ba Bộ Thức lên Hắc Kỳ Lân chạy đến và đã nhanh chóng chém bay đầu của Ô Vương Sang. Nhưng không dừng lại ở đó, tiếp sau Ngài đã bay ra khỏi Hắc Kỳ Lân mà trảm sát đám tàn quân của Vạn Tề Đế Quốc, nửa canh giờ sau ba vị phó tướng đến thì đã thấy Ngài ngồi trên cả một '' núi'' xác địch một cách uy phong đã làm cho tất cả những người chứng kiến có một suy nghĩ:'' Cũng may rằng hắn không phải kẻ địch!''_ Ừ! Thì dù sao cũng là hai vạn quân địch chứ ích ỏi gì mà không kinh.
    Ngay sau đó Ngài đã dẫn hơn năm vạn quân sĩ trở về Truy Đô_ thủ đô của Viện Linh Quốc, cùng với hơn hai mươi thủ cấp của tướng lĩnh quân địch, trong đó có Ô Vương Sang. Khi Ngài vừa mới về đến Thi Phong Môn_ cổng vào Truy Đô, thì Thanh Luân Hoàng Đế là các quan chức cấp cao đã ra chờ nghênh đón Ngài và quân sĩ trở về.
    Sau khi trở về Truy Đô thì ngay lập tức Thanh Luân Hoàng Đế mời Ngài đến để dự yến tiệc mừng trận đại thắng naỳ_ đây đúng là trận đại thắng bởi vì thứ nhất là lực lượng hai bên chênh lệch quá lớn [10 vạn »«30 vạn], thứ hai là thời gian ra trận chưa đến mười ngày mà đã giành chiến thắng với kết quả không tên địch nào sống sót và quân ta chỉ tổn thất một nửa.
    Sau khi kết thúc yến tiệc thì Thanh Luân Hoàng Đế tiến hành lễ ban thưởng, ông đã phong cho Ngài làm Bạch Sát Chiến Thần và thưởng luông Khổng Thế Y Kiếm và Kim Tước Y Lệnh cho Ngài, sau đó phong cho ba vị phó tướng lên làm các Đại tướng là Thanh Huyền Đại Tướng Quân cho Tần Chinh, Du Hoang Đại Tướng Quân cho Vi Diễn và Hồng Ly Đại Tướng Quân cho Tây Thông, còn về phần tướng sĩ thì mỗi người tăng lên năm phẩm quân nhân.
     Đó là một trong những chiến tích của Ngài. Nhưng cái quan trọng ở đây là về tài nghệ của ngài không chỉ ở tài Lãnh đạo và kỹ năng Kiếm thuật tuyệt thế mà còn có Tiên thuật và Ngài cũng là vị Đại Tướng Quân tấn thăng Chiến Thần trẻ nhất của cả Viện Linh Đế quốc nói riêng và cả Khải Linh Đại Lục nói chung.
    Vào năm 1761, lúc này Ngài đã thọ một trăm tuổi nhưng do có Tiên thuật nên nhìn Ngài cũng chỉ khoảng năm mươi tuổi, lúc này trên Đại Lục xuất hiện một vị Kiếm Thần và người này đã đến khiêu chiến với Ngài. Trận chiến diễn ra ở Đàm Long Động, kết quả thì sau hơn một ngày hai người vào Động thì chỉ có Ngài là trở ra còn vị Kiếm Thần kia thế nào không ai biết, sau đó người ta đi vào Đọng thì thấy trên vách đá những nét chém sâu và dài, ngoài ra còn có một cái hồ hình chữ thập cực lớn được tạo ra, lúc này người ta chỉ có một suy nghĩ để giải thích cho cái hồ đó là do hậu quả của cuộc chiến để lại. Người đời sau gọi là Chiến Kỹ Hồ.
    Cũng từ đó tên tuổi của Bạch Sát Chiến Thần nổi danh cả Khải Linh Đại Lục rộng lớn... [ Bạch Sát Chiến Thần phi thăng tiên giới năm 1841 theo Đế Linh Thần Lịch của Khải Linh Đại Lục].

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ctct