Bài 11: Nguyên lý hoạt động tuyến nhận (Rx) máy N8310

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trong bài 10 chúng ta đã biết : - "Phôi" sóng được thành hình từ quá trình xử lý cứ liệu định sẵn trong SIM thông qua ngôn ngữ điều khiển của hệ thống phần mềm IF do CPU gửi lên. - IC công suất cao tần (PAHF) chỉ là "cô nhi viện" tiếp nhận nuôi dưỡng cái "phôi" này "đủ lông, đủ cánh" để đương đầu với mọi thử thách "ngoài đời" theo sự "chỉ dẫn" của IF thông qua các điện áp điều khiển VC.

Như vậy nếu đã có "phôi" mà nơi nuôi dưỡng nó không hoàn thành nhiệm vụ thì nó sẽ "chết non", mà màn hình chỉ xác định sự hiện diện của nó khi nó đã thực sự trưởng thành. Cũng có nghĩa : Nếu mọi sự biểu hiện bất thường của cột sóng trên màn hình thì chúng ta phải cùng lúc xác định 2 nguyên nhân :

Mất sóng là do chưa "sinh sản" được "phôi" hay do quá trình nuôi dưỡng của công suất.

Bài nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu tuyến RX .

Như chúng ta đã biết, sau khi kết nối thành công, chuyển mạch anten (ANTEN.SW) luôn trong chế độ thường đóng tuyến nhận (ENRX) để sẵn sàng báo gọi. Giám sát chức năng này là các điện áp VC được cung ứng từ IF.

Đối với các series s60 trở về trước thì bộ ANT.SW đôi khi bị giới thợ chúng ta biến thành những mối nối vật lý mà không gây ảnh hưởng lớn trên tuyến RX. Bằng chứng là trên hầu hết các dòng này khi nghi ANT.SW hỏng họ đều đấu tắt đường dẫn ở một băng tần nào đó, và "nhiều năm vẫn dùng tốt".

Song ở các máy chất lượng cao thì hành vi này đồng nghĩa với việc chúng ta đã thủ tiêu mất một chức năng quan trọng là định chuẩn tần số tuyến nhận - Vì sao vậy ? Gọi là "chuyển mạch anten" thực ra là ta gọi tên chúng theo hiện tượng, nếu gọi đúng tên bản chất của nó thì phải là "Bộ thông tần chuẩn điều khiển theo áp".

Bởi vậy trên bất cứ bộ chuyển mạch anten nào cũng có sư hiện diện các áp DC (đôi khi lai thêm AC) điều khiển các băng tần tuỳ theo quy ước.

Nguyên lý hoạt động của chúng như sau :

Sau khi SIM xác lập băng tần và đươc CPU gửi lên IF, các chíp nhận dạng trong IF lập tức xuất ra điện áp tương ứng điều khiển bộ tạo tần trong ANTSW phù hợp với sóng mang của băng tần đó. Theo thiết kế kinh điển thì băng tần càng cao điện áp điều khiển cung ứng cho bộ nạp xả trong ANT.SW càng thấp và ngược lại băng tần càng thấp thì điện áp cung ứng cho bộ nạp xả càng cao. Do vậy, cùng một đường cấp áp, nếu chúng ta lắp SIM băng tần 900MHz thì áp VC của băng tần này phải khác (hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ hơn, tuỳ thiết kế) với áp VC của băng tần 1800 MHz. Nếu việc cấp áp là đúng chuẩn, ANTSW tốt, dùng phân tích phổ ta sẽ nhận được dạng sóng mang đúng chuẩn ngay tại đường ra của ANTSW.

Mô hình thiết kế 1 bộ ANT.SW :

Hạt nhân quan trọng trong mỗi bộ ANT.SW là các Varicap có tần số cắt siêu cao, với đặc tính tự triệt tiêu xung ký sinh. Điện dung của chúng thay đổi tuỳ thuộc vào điện áp phân cực ngược trên chúng. Để tạo chức năng tạo xung , người ta phải thiết kế kèm theo một

tải xả điện khi bị đảo pha tần số. Do trở tải không đổi, điện áp cấp thay đổi thì tốc độ nạp xả của chúng thay đổi. Lợi dụng tính chất này mà người ta điều khiển tần số xung của chúng bằng việc thay đổi điện áp cấp trên K varicap. Đôi khi điện áp này còn tham gia định thiên cho một bộ khuyếch đại biên độ tích hợp cùng với bộ tạo xung. Ở một số máy đa băng tần thì ngoài công việc trên , các điện áp VC còn thực hiện chức năng vô hiệu hoá các băng tần rỗi, có nghĩa là phải làm câm các băng tần còn lại để chúng không can nhiễu sang nhau, thông qua các chuyển mạch điện tử được tích hợp sẵn. Việc này lý giải vì sao trên các máy đa băng tần người ta phải cung ứng cho mỗi băng tần một nguồn VC độc lập - Khi nguồn này đang tham gia tạo xung thì các nguồn còn lại phải tham gia nối mát các bộ dẫn tín hiệu băng tần rỗi bằng cách hoán đổi vị trí phân cực các phần tử RCV.

Phân tích nguyên lý hoạt động tuyến RX máy N8310 :

Tần số hỗn hợp (hỗn tần) được ANTEN cảm ứng và cho qua bộ bảo vệ X501 vào chân 12 bộ cộng hưởng chuẩn anten mà ta thường gọi là ANT.SW. Nếu là công nghệ GSM, từ D4 IF sẽ cung ứng điện áp tương thích để tạo tần kết nối, và được nâng sửa biên nhờ bộ phối hợp RC. Tín hiệu này vào L502-L503 là biến thể của mạch phân tần thông cao được định dạng bởi cảm kháng ngược chiều của chúng. Do phải vượt qua nhiều mắt lọc có trở thuần thấp nên tín đến đây đã rất "yếu" nên người ta phải phục hồi "sức khoẻ" cho nó bằng cách khuyếch đại biên độ nhờ V500 qua tụ C501, tụ này nối thông tín hiệu và có vai trò cách điện 1 chiều bảo vệ cho bộ khuyếch đại trước và sau. Cấp áp cho cực C - V500 là điện áp ra tại D2 ICIF, điều khiển V500 là điện áp VC được cấp từ B2 trong IF - Mức điện áp VC này còn tham gia chức năng vô hiệu hoá V500 khi tuyến RX tham gia các băng tần công nghệ DCS. Khi thu DCS, điện áp tại C-V500 giảm đáng kể, VC trên BV500 tăng , tín hiệu nhiễu từ B sang C V500 bị nối thông xuống mát qua tiếp giáp CE V500. Các điện áp điều khiển này có được là nhờ dữ liệu của SIM từ bộ xử lý trong CPU gửi lên.

Sóng chuẩn sau Từ C-V500 được đưa vào bộ định chuẩn phân pha. Đây thực chất là một tổ hợp gốm áp điện mà phía thứ cấp là hai miếng tinh thể được định dạng ngược chiều nhau và nhờ vậy biên độ được tách cực tính. Đây là đặc thù nhằm nâng cao tốc độ truyền dẫn thông tin kỹ thuật số, nó na ná như việc phân dãy số nhà bên chẵn, bên lẻ trên các dãy phố, giúp cho việc xác định nhanh số nhà cần tìm. Tụ C505, C506 dẫn thông tín hiệu và ngăn dòng một chiều từ IF xâm thực vào Z501, L501 là cuộn dây bù cực tính, khi pha "dương" tăng, phần "thừa" sẽ nối thông bù vào pha "âm" đang "âm" hơn và ngược lại .

Nếu toàn bộ các phần tử trên tuyến RX tốt, các điện áp điều khiển chuẩn xác, sóng mang GSM chứa đựng nội dung thông tin sẽ vào ICIFN600 trên C9,B9 để xử lý thành đúng chuẩn của SIM - mà thực chất là chia nhỏ ( n ) lần sóng mang để có tần số trung bình (trung tần) chuẩn đưa xuống DSP xử lý tiếp.

Bài sau chúng tôi phân tích tuyến RX trên máy N7610.

Sơ đồ mạch RX máy Nokia 8310:

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro