13

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Chính sách Giáo dục và Đào tạo

a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo

* Khái niệm giáo dục và đào tạo

- Giáo dục: Chỉ sự bồi dưỡng, phát triển con người toàn diện ở bậc mẫu giáo đến phổ thông

- Đào tạo: Chỉ sự bồi dưỡng, chuẩn bị nghề trong các trường chuyên nghiệp và trường nghề.

* Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo

- Nâng cao dân trí

Vì dân trí thấp là tụt hậu và không thể hội nhập vì vậy phải nâng cao dân trí.

- Đào tạo nhân lực

+ Tạo ra đội ngũ lao động

+ Tạo ra đội ngũ chuyên gia

+ Tạo ra đội ngũ nhà quản l‎ý

- Bôì dưỡng nhân tài

Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thì mới có khả năng thu hẹp khoảng cách với các nước văn minh.

* Vị trí của giáo dục và đào tạo: 

- Đảng và nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển vì:

- Xây dựng xã hội chủ nghĩa con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển.

- Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người

- Học vấn của nhân dân được nâng cao từ đó nắm bắt và sử dụng được khoa học công nghệ.

* Vai trò của giáo dục và đào tạo:

+ Giữ gìn, phát triển, truyền bá văn minh nhân loại

+ Là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa

+ Là điều kiện phát huy nguồn nhân lực

b. Phương hướng cơ bản để phát triển Giáo dục và Đào tạo

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo

- Mở rộng quy mô giáo dục

- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

- Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáp dục.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo: vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới.

- Liên hệ thực tiễn:

+ Cố gắng học tập tốt

+ Tham gia lao động trong bất kì thành phần kinh tế nào

+ Có tay nghề và lao động thành thạo

+ Có lối sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội

2. Chính sách Khoa học và công nghệ

a. Nhiệm vụ của Khoa học và công nghệ

* Khái niệm Khoa học và công nghệ.

- Khoa học: là hệ thống tri thức được khái quát và kiểm nghiệm trong thực tiễn.

- Công nghệ: là tập hợp các phương tiện, giải pháp và cách thức tổ chức nhằm sử dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn.

=> Công nghệ: do 4 yếu tố hợp thành: Con người, thiết bị, thông tin, quản l‎ý.

* Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ.

- Giải đáp kịp thời những vấn đề do cuộc sống đặt ra.

- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tể.

- Nâng cao trình độ quản l‎ý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

* Vai trò của khoa học công nghệ.

- Giúp đất nước giàu có

- Kinh tế có sức cạnh tranh mạnh

- Đông lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước

- Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

b. Phương hướng cơ bản để phát triển Khoa học và công nghệ

- Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ: nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học

- Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ: là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán công nghệ.

- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ:

+ Tăng số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học.

+ Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.

- Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triên nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.

- Liên hệ bản thân:

+ Học sinh chủ động tiếp thu các tri thức khoa học công nghệ trong cac môn học

+ Tham gia các hoạt động thông qua thực hành

+ Chuẩn bị vốn kiến thức => chuẩn bị cho nghề nghiệp và cuộc sống.

3. Chính sách văn hoá

a. Nhiệm vụ của văn hoá

* Văn hoá là gì?

- Văn hoá là những giá trị do con người sáng tạo ra.

- Nghĩa rộng: văn hoá bao gồm những giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

- Nghĩa hẹp: Văn hóa bao gồm các giá trị tinh thần.

* Vai trò của văn hoá.

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội.

- Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Văn hoá khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hoà giữa giá trị vật chất và tinh thần.

* Nhiệm vụ của văn hoá.

Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tiên tiến: tinh thần yêu nước và tiến bộ theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vì mục tiêu phát triển con người toàn diện.

- Đậm đà bản sắc dân tộc: giá trị tinh hoa văn hoá dân tộc Việt đó là: lòng yêu nước, ‎ý chí tự lực tự cường, ‎ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, sáng tạo, cần cù, giảm dị trong cuộc sống.

b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc.

- Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: tiếp thu tư tưởng tiến bộ để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam.

- Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hoá của nhân dân.

4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá

- Tin tưởng, chấp hành chính sách của Đảng và nhà nước.

- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn.

- Trau dồi đạo đức, chiếm lĩnh khoa học.

- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro