Bài 12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 12            PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925

I/ NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA,  XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT:

 1/ Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp:

    a/ Hoàn cảnh:

        - Sau CTTG thứ nhất các nước thắng trận họp để phân chia lại TG, trật tự TG mới hình thành theo hệ thống Vẹc xây- Oa sinh tơn

       - Hậu quả chiến tranh làm các cường quốc tư bản Châu Âu gặp khó khăn, Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại vật chất gần 200 tỷ phrăng.

       - CM Tháng Mười Nga thành công , Nga Xô Viết  ra đời thúc đẩy PTGPDT phương Đông, PT công nhân và lao động phương Tây phát triển. Nhiều Đảng CS ở các nước TB, thuộc địa, nửa thuộc địa ra đời: Đức, Anh, Mỹ….. Quốc tế CS thành lập lãnh đạo PTCMVS và PTGPDT. Tình hình đó tác động đến VN.

      - Ở ĐD chủ yếu VN, P thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần hai từ 1919 đến 1929        

  b/ Nội dung: Pháp đầu tư tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành KT VN. 1924-1929 vốn đầu tư  vào VN lên 4 tỷ phrăng

     * Nông nghiệp:

        + Vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất chủ yếu là đồn điền cao su.

        + Diện tích trồng cây cao su mở rộng, nhiều công ty cao su ra đời….

     * Công nghiệp:

        + Pháp mở mang 1 số ngành CN: dệt, muối …..

        + Pháp coi trọng khai mỏ (mỏ than). Cơ sở khai thác: thiếc, kẽm….đẩy mạnh

     * Thương nghiệp: ngoại thương có phát triển mới. Giao lưu buôn bán nội địa đẩy mạnh. Tăng cường chính sách bảo hộ hàng hóa, dựng hàng rào quan thuế để độc chiếm thị trường.

     * GTVT: đường sắt, thủy, bộ, hải cảng phát triển. Đô thị mở rộng, dân cư đông.

     * Ngân hàng ĐD:

         - Nắm quyền chỉ huy toàn bộ KT ĐD, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.

         - Pháp tăng thuế, do vậy ngân sách ĐD 1930 tăng gấp 3 lần so năm 1912.

 2/ Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp:

    a/ Chính trị:

         - Tăng cường chính sách cai trị ĐD: cảnh sát, mật thám, nhà tù….

         - Thực hiện 1 vài cải cách CT- hành chánh: đưa thêm người Việt vào các phòng thương mại, canh nông….

    b/ Văn hóa, giáo dục: có thay đổi

         - Hệ thống giáo dục Việt Pháp mở rộng từ tiểu học đến đại học.

         - Ưu tiên xuất bản sách báo, cổ vũ chủ trương “ Pháp Việt đề huề”

         - Trào lưu tư tưởng, KH kỹ thuật, văn học, nghệ thuật phương Tây tràn vào VN. Văn  hóa truyền thống, VH mới tiến bộ , nô dịch tồn tại đan xen, đấu tranh với nhau.

3/ Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam:

     a/ KT:

        + KT TB Pháp ở Đ.D  có bước phát triển mới: có đầu tư kỹ thuật, nhân lực, song hạn chế.

        + Cơ cấu KT VN vẫn mất cân đối, có tính cục bộ  ở 1 số vùng

        + KT Đ.D bị cột chặt vào KT Pháp, ĐD là thị trường độc chiếm của Pháp.

     b/ XH: do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp VN có chuyển biến mới.

         * Giai cấp địa chủ: tiếp tục phân hóa thành tiểu, trung, đại địa chủ. Một bộ phận tiểu, trung địa chủ tham gia PTDTDC chống Pháp và tay sai.

        * Giai cấp nông dân:

           - Bị ĐQ, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bần cùng không lối thoát.

           - Mâu thuẫn giữa nông dân VN với Pháp và PK tay sai gay gắt. Nông dân là lực lượng CM to lớn của dân tộc.

       * Giai cấp tiểu tư sản:

          - Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần chống Pháp và tay sai.

          - Đặc biệt bộ phận HS, sinh viên…. thường nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước nên hăng hái đtr vì độc lập, tự do dân tộc.

      * Giai cấp tư sản: Ra đời sau CTTG thứ nhất. Vừa mới ra đời họ bị TS Pháp chèn ép, số lượng ít, thế lực KT yếu, bị phân hóa thành 2 bộ phận:

        + Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn với ĐQ nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

        + Tư sản dân tộc: có xu hướng kinh doanh độc lập, ít nhiều có khuynh hướng DTDC.

      * Giai cấp công nhân:

          - Ngày phát triển, 1929 có trên 22 vạn người.

          - GC công nhân

             + Bị TS, đế quốc, thực dân bóc lột nặng nề.

             + Có quan hệ gắn bó với nông dân.

             + Thừa hưởng truyền thống yêu nước dân tộc.

             + Sớm chịu ảnh hưởng CMVS nên nhanh chóng vươn lên thành động lực PTDTDC theo khuynh hướng CM tiến tiến thời đại.

KL: sau CTTG thứ nhất đến cuối những năm20 VN diễn ra:

       - Những biến đổi quan trọng về KT, XH, VH, GD.

       - Mâu thuẫn XH VN ngày càng sâu sắc, chủ yếu mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với P và bọn phản động tay sai. Cuộc đtr chống ĐQ, tay sai diễn ra nội dung, hình thức phong phú.

II/ PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925:

   1/ Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người VN sống ở nước ngoài:

       a/ Hoạt động của Phan Bội Châu:

           - Sau những năm hoạt động ở Nhật, TQ không thành công, ông bị bắt giam TQ từ 1913-1917

           - Anh hưởng CM Tháng Mười Nga, sự ra đời Nga XV đến với ông như 1 luồng ánh sáng mới.

           - 6/1925 giữa lúc chưa thay đổi tổ chức, hình thức đtr phù hợp, Ông bị bắt  (TQ), kết án tù rồi đưa về an trí ở Huế.

      b/ Hoạt động của Phan Châu Trinh:

         - 1922 ở Pháp ông viết “ Thất điều thư ” vạch trần 7 tội đáng chém của Khải Định.

         - Ông thường tổ chức diễn thuyết, lên án chế độ quân chủ, quan trường VN, hô hào “ Khai dân trí , chấn dân khí, hậu dân sinh”

        - 6/1925 ông về nước tiếp tục tuyên truyền, đả phá chđ quân chủ, đề cao dân quyền.

     c/ Hoạt động 1 số người Việt ở nước ngoài:

         * Ở Pháp: nhiều Việt kiều tham gia hoạt động yêu nước như chuyển tài liệu, sách báo về nước. 1925 “ Hội những người lao động trí óc ĐD ” ra đời.

         * Ở Trung Quốc:

           - 1923 Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu ….lập Tâm Tâm xã.

           - 19/6/1924 Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méclanh ở Sa Diện không thành, ông hy sinh. Tiếng bom Sa Diện nhóm lại ngọn lửa chiến đấu của nhd ta, nhất là giới thanh niên

  2/ Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam:

      a/ Hoạt động của tư sản:

         - Tổ chức tẩy chay TS Hoa kiều, vận động người Việt chỉ mua hàng người Việt.

         - 1923 địa chủ và TS VN chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa, gạo ở Nam Kỳ của TB Pháp.

         - Một số TS và địa chủ lớn ở Nam Kỳ lập Đảng Lập Hiến (1923) đòi tự do, dân chủ nhưng khi Pháp nhượng bộ lại thỏa hiệp với chúng.

         - Nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết “ quân chủ lập hiến”. Nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyển Văn Vĩnh đề cao tư tưởng “ trực trị

      b/ Hoạt động tiểu tư sản trí thức:

         - Thành lập 1 số tổ chức CT: VN Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt… hoạt động phong phú sôi nổi.

         - Nhiều tờ báo lần lượt ra đời: Chuông Rè, An Nam trẻ, Tiếng dân……Một số nhà xuất bản tiến bộ : Nam Đồng Thư Xã, Cường Học Thư Xã…..phát hành nhiều sách báo tiến bộ.

         - Sự kiện nổi bật: đòi Pháp trả tự do Phan Bội Châu (1925), để tang Phan Châu Trinh (1926).

     c/ Phong trào công nhân 1919-1925 (tự phát):

         - Cuộc đtr công nhân ngày càng nhiều, tuy còn lẻ tẻ tự phát. Ở Sài Gòn-Chợ Lớn đã lập Công hội (do Tôn Đức Thắng đứng đầu)

         - 8/1925 thợ máy Ba Son bãi công không sửa chiến hạm Misơlê của P trước khi chiến hạm này chở lính sang đàn áp PT đtr nhd TQ. Với yêu sách đòi tăng lương 20%, cho công nhân thải hồi trở lại làm việc. P chấp nhận tăng 10% lương. Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới PT công nhân VN.

 

3/ Hoạt động của Nguyễn Ai Quốc:

      a/ Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ai Quốc:

           - NAQ thuở nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

           - NAQ sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, lớn lên ở miền quê có truyền thống quật khởi. Từ sớm NAQ có chí đánh P, giải phóng đồng bào.

           - 5/6/1911 Người rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Người đi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Người nhận thấy ở đâu bọn ĐQ, thực dân cũng tàn bạo, ở đâu người lao động cũng bị bóc lột dã man.

          - Sau những năm bôn ba khắp châu lục, 1917 Người trở lại P gia nhập Đảng XH Pháp (1919).

          - 18/6/1919 Nguyễn Tất Thành với tên mới NAQ gửi đến hội nghị Véc-xai bản “ Yêu sách của nhân dân An Nam”, đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc VN. Bản yêu sách không được thừa nhận nhưng gây tiếng vang lớn.

         - Giữa 1920 NAQ đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin giúp Người khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhd VN

         - 25/12/1920 NAQ tham dự  Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng XH Pháp (họp Tua). Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và trở thành người đảng viên CS VN đầu tiên và là 1 trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

KL: NAQ tìm ra con đường cứu nước tiến bộ của thời đại, con đường CMVS.

      b/ Vai trò NAQ đối với việc chuẩn bị CT, tư tưởng tổ chức cho việc thành lập chính đảng:

         * Ở Pháp:

            - 1921 Người cùng 1 số người yêu nước Angiêri, Marốc…lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp dân thuộc địa đtr chống chủ nghĩa thực dân. Báo Người cùng khổ do Người làm chủ nhiệm là cơ quan ngôn luận của hội.

            - Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, đặt biệt là Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

         * Ở Liên Xô: 6/1923 NAQ đến L.Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10/1923) và Đại hội lần 5 Quốc tế CS (1924).

         * Ở Trung Quốc:

           - 11/11/1924 NAQ về Quảng Châu để trực tiếp tuyên truyền, giác dục lý luận, xd tổ chức  GP dân tộc cho nhd VN.

           - Sau khi đến Quảng Châu , NAQ mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ CM. Người lựa 1 số thanh niên giác ngộ trong Tâm tâm xã, lập Cộng sản đoàn (2/1925).

           - 6/1925 Người lập Hội VNCM thanh niên. Cơ quan cao nhất của hội là Tổng bộ. Người ra báo Thanh Niên cơ quan ngôn luận của hội (ra số đầu tiên 21/6/1925).

           - 7/ 1925 NAQ lập Hội Liên Hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

           - 1927 tác phẩm Đường Kách mệnh gồm các bài giảng của Người ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu được  xuất bản. Báo Thanh niên và Đường Cách Mệnh trang bị lý luận cán bộ CM, là tài liệu tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân VN. 

           - 1928 Hội VNCMTN chủ trương “ vô sản hóa” nhằm nâng cao ý thức CT cho công nhân.

          - 1929 đáp ứng PT công nhân, PT yêu nước, chi bộ CS đầu tiên thành lập tại Hà Nội (3/1929). Sau Đại hội lần thứ nhất (5/1929) Hội VNCM thanh niên phân hóa thành Đông Dương CS đảng

( 6/1929) và An Nam CS đảng (8/1929).

         - 6/1/1930 NAQ chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (ĐHĐBTQ lần thứ 3 của Đảng quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là kỷ niện thành lập Đảng).

          + Nhất trí thống nhất các tổ chức CS thành 1 Đảng duy nhất lấy tên là Đảng CSVN.

          + Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng…..do NAQ soạn thảo.

KL: Những hoạt động trên của Người có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về CT, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp VS Việt Nam.

 

5/ Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam?

     - Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-Nin về VN, chuẩn bị về CT, tư tưởng cho việc thành lập Đảng CSVN.

     - Thành lập hội VNCM thanh niên (6/1925) tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán  bộ nồng cốt của Đảng.

     - Thống nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng Sản VN lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin làm nền tảng tư tưởng.

     - Soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng, thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện củaVN

                                                                                           

                                                          GHI CHÚ

Cống hiến của NAQ từ 1911-1930: Người có tầm nhìn sáng suốt về con đường GPDT khác tầng lớp yêu nước trước đó:

  - Người đến CN Mác Lê Nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

  -  Lập hội VNCM thanh niên  (6/1925) nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin vào VN. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng, Người trực tiếp huấn  luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nồng cốt của Đảng.

 - Chuẩn bị CT (1920-1924), tư tưởng (1925-1927) tổ chức thành lập Đảng CSVN (1930)

 - Chủ trì thống nhất các tổ chức CS thành lập Đảng CSVN lấy CN Mác L-N  làm nền tảng tư tưởng

 

 - Khởi thảo và thông qua Cương lĩnh CT đầu tiên của Đảng, xác định đường lối đúng đắn sáng tạo trong điều kiện VN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro