Bài 12: Tổng quát khối RF và và sơ lược tuyến RX máy Nokia 7610

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Xuyên suốt các bài về khối cao tần, chúng ta đã có những khái niệm về tuyến TX và tuyến RX như sau :

Nói đến tuyến TX, chúng ta thường chỉ chú ý đến công suất (ICPAHF) cũng như hệ thống lọc sau IF, có nghĩa chúng ta chỉ quan tâm đến môi trường sống của băng tần mà thường bỏ qua môi trường tạo ra hình hài của nó tức là "phôi" sóng - đó là việc IF phải xử lý chính xác các lệnh điều khiển trên toàn tuyến RF do CPU gửi lên thông qua DATA và CLCK của SIM. Cũng xin nói rõ rằng việc tạo "phôi" trong IF và việc tăng sức mạnh cho nó trong IC PAHF chỉ là một nửa nội dung công việc của tuyến TX. Nếu chỉ dừng ở đây và vì lý do gì đó thông tin từ BTS không thể tới hoặc tới nhưng không vào được con đường này (do việc xử lý định dạng công nghệ sai, do hệ thống điều khiển trên ICPAHF và ANT.SW không đúng chuẩn...) thì vẫn chưa có cột sóng

Vì "nguyên liệu" để làm nên cột sóng là các tín hiệu bằng môi trường số từ SS gửi đến BTS và được BTS xử lý chuyển đổi thành môi trường sóng điện từ mang đến cho chúng ta trên hệ thống RF của MS. Hệ thống này càng "đúng chuẩn", càng vươn xa thì tín hiệu của BTS chạy vào càng nhiều, "nguyên liệu" cấp cho tháp sóng càng dồi dào-cột sóng trên màn hình càng cao và ảnh sóng hiện trên màn hình càng "căng". Tất nhiên nhiều khi "con đường" này cũng để lọt nguyên liệu rởm chảy vào, đó là sóng ảo. Sóng ảo là do tín hiệu "nội bộ" phản xạ hoặc từ ngoài lọt vào cộng hưởng với tuyến RF trong MS, mà nguyên nhân chính gây lên do việc che chắn chống nhiễu của các bộ phát nhận trên tuyến giao tiếp bị hở mát. Việc này thường xảy ra với máy SAMSUNG khi ta tháo vỏ, hoặc phần kim loại chống nhiễu được phun phủ trên vỏ bị dạn nứt không tiếp xúc với mát main, làm vô hiệu hoá tính năng chống can nhiễu của nó. Tất nhiên từ hiện tượng này chúng ta đã có thêm một thông tin quý giá để chẩn đoán bệnh tuyến RF, đó là chúng vẫn sẵn sàng làm việc, còn có nhận được mạng hay không lại là chuyện hệ thống có đủ năng lực cung ấp cho nó nguyên liệu đúng chuẩn hay không. Đến lúc này việc khảo sát các điện ápVC trên ANT.SW và VCO là hết sức cần thiết. Xin lưu ý các bạn là các điện áp VC1, VC2, VC3 trên ANT.SW chỉ xuất hiện tại băng tần RX1900GSM, cũng có nghĩa khi thu 900GSM thì cả trên 3 đường VC này đều không có điện áp 2,58 Vpp. Để xác định chính xác các tín hiệu điều khiển này, chúng tôi thường xây dựng cho nó một bảng logic thường gọi là "bảng chân thực" và căn cứ vào mức "có" và "không" để đánh giá chính xác IF và phần mềm có làm việc hay không.

Nói đến RX, chúng ta thường chỉ chú ý đến ANTEN.SW và quá lắm thì quan tâm đến bộ lọc thô, lọc tinh và thường bỏ qua việc khảo sát VCO, một công việc quan trọng hàng đầu để đánh giá chất lượng tinh chỉnh đồng bộ mạng sóng mang ra và sóng mamg vào. Vì vậy sau mọi nỗ lực sửa chữa không thành, chúng ta phải kiểm tra kỹ tất cả các mối quan hệ trực tiếp cũng như gián tiếp của linh kiện này với mạch điện. Có thể đường bao tần tuyến phát nó đáp ứng tốt, nhưng tuyến nhận thì lại tồi (Đường bao này trên TX thường nhỏ hơn RX). Ở một số dòng của MOTORONA, LG, SAMSUNG... đôi khi người ta tách phần tạo và xử lý VCO trong 1 IC riêng độc lập với ICIF và được cấp 1 tuyến dữ liệu điều khiển riêng, và ít bị chi phối bởi phần mềm hệ thống, nhiều máy điều khiển RX được thiết kế mặc định. Vì vậy, nếu chúng ta chưa đánh gía đúng và đủ năng lực làm việc của các bộ phận thụ động mà đã vội thay ngay linh kiện chủ động là IF thì thật đáng tiếc.

Tuy diễn giải phần cao tần thì dài dòng nhưng chung quy lại khi tiếp cận sửa chữa khối này chúng ta chỉ cần quan tâm :

1. Nếu không có sóng ta khảo sát tuyến lệnh dưới dạng điên áp để điều khiển mở nguồn và tăng ích trên ICPAHF do IF cung cấp có tương thích với công nghệ và băng tần của SIM không. Nếu có và chính xác thì lỗi lúc này nên hướng vào chất lượng ICPA, chất lượng mạch dẫn và nguồn cấp.

2. Nếu không có mạng mà có sóng phải xác đinh là sóng ảo hay sóng thực bằng cách bỏ SIM ra ngoài .Nếu sóng thực, ta kiểm tra các điện áp VC trên ANTEN.SW, nếu đúng chuẩn với "bảng chân thực trên sơ đồ", ta kiểm tra VC tuning trên VCO theo bảng quy ước (cũng kèm theo sơ đồ). Điện áp này được lấy từ nguồn VR1A -4,75 Vol DC vào K2 ICIF và được chíp xử lý trong IF điều khiển tăng giảm trong chế độ dò mạng, và chỉ cố định mức áp DC này khi đã có sóng mang phù hợp với từng băng tần. Nguồn VR7 vào VCO được cấu thành từ 2 phần điện khác nhau là DC (~ 2,8 Vol) nuôi cho bộ khuếch đại và AC (xấp xỉ hoặc lớn hơn 1,8 Vpp, có xuất xứ từ bộ dao động nhịp chủ) để "mồi" bộ dao động gốm áp điện hoạt động trước. Vì đây là mạch vòng khoá nên phải có tần số so mẫu thường được xử lý lấy từ dao động nhịp chủ vào bộ vòng khóa, nếu so mẫu không chuẩn việc tuning sẽ luôn luôn bị "với", đồng nghĩa với việc không tìm băng tần .

Tuyến RX GSM 850MHz và 900MHz máy 7610 (do sơ đồ quá khổ, các bạn tham khảo bằng sơ đồ của mình) : Tần số hỗn hợp (hỗn tần) được anten thu vào bộ chuyển mạch anten (ANT.SW) qua bộ bảo vệ (được tích hợp chung) và được lọc cộng hưởng bằng hệ thống VRC. Sau khi định dạng băng tần xong chúng được lọc thô loại bỏ xung nhiễu đột biến, lọc tinh để định dạng gần chuẩn tần số băng tần quy ước, qua tụ cách điện và ra khỏi ANT.SW đến bộ định pha Z803 qua bộ lọc cảm kháng đối biên bằng L804-L805 giữ cân bằng tín hiệu. Cuối cùng vào bộ trộn chia trong IF tại C11-D11 . Để thông tuyến này, tại VC1, VC2, VC3 trên ANT.SW phải có 0Vol Vpp.

Trên tuyến này tín hiệu thu vào chỉ có lọc bớt đi, trở kháng thuần các bộ lọc thông lại thấp, chỉ số cách điện trên main suy giảm nên tín hiệu có ích sau lọc rất yếu. Do vậy nhiệm vụ của các tầng cộng hưởng trong IF mang tính sống còn với toàn bộ tuyến tín hiệu này. Chỉ một sai lệch nhỏ ở khối IF cũng dẫn đến mất RX, nhất là nguồn cấp và hệ thống tụ lọc song công..

Nếu có nghi ngờ hỏng RX ta có thể kiểm tra như sau :

Bạn tác động vật lý vào MIC đồng thời đo nhanh VC3 trên ANT.SW, nếu xuất hiện 2,8 Vpp thì chứng tỏ ICIF vẫn còn làm việc. Để chắc chắn , ta đo áp VC trên G500, nếu tại đây có điện áp biến đổi từ O,8 dến 3,8Vol xuất hiện mỗi khi ta dịch chuyển vị trí main thì chắc chắn IF còn tốt, khối LOGIC tốt - mọi hỏng hóc nằm ngoài IF. Ngược lại, ICIF đã có sự cố, kiểm tra tại J10 IF (đầu R514) tại đây áp Vpp phải biến đổi mỗi khi ta thay đổi chức năng RX-TX, nếu không, ta khảo sát CPU có bị bong pin Y8 dẫn đến J10 không. Nhiều khi nối xong, còn phải nạp lại phần mềm mới hết bệnh.

Đặc điểm thường được áp dụng thành công là:

- Nếu mất sóng nhưng có phát xạ thì làm RX trước-Tốt nhất khi thử phát xạ nên bỏ công suất ra. Nếu có phát xạ ta cô lập dần AN.SW→Z803;Z802(1800Mhz) ...để phát hiện thay thế. Cuối cùng bạn bỏ C523 là hệ thông lọc song công .Nếu tất cả đã làm mà không kết quả, ta khò và làm lại chân IF.

- Nếu không có phát xạ thì làm TX trước. Mọi việc nên bắt đầu từ PAHF. Mà trước tiên là nguồn cấp và lệnh điều tiết mức phát(PACtron) lên IC.

- Tất cả các công việc trên chỉ tiến hành khi đã chắc chắn nguồn cấp cho IF đều đủ, kể cả nguồn VCO.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro