Bài 14 QT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương II          VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

Bài 14                     PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1935

I/ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1929-1933:

  1/ Tình hình kinh tế: từ 1930 KTVN suy thoái do tác động khủng hoảng KT.

     a/ Nông nghiệp: gạo sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang.

     b/ Công nghiệp: sản lượng các ngành giảm.

     c/ Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm….

KL: khủng hoảng KTVN nặng nề so các thuộc địa khác của Pháp cũng như các nước trong khu vực.

  2/ Tình hình xã hội: khủng hoảng KT làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ các tầng lớp nhd

     a/ Công nhân: bị sa thải, những người có việc làm lương ít.

     b/ Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ nặng lãi…. Ruộng đất bị địa chủ chiếm, bần cùng hoá.

    c/ Các tầng lớp nhân dân lao động khác: chịu tác động xấu của khủng hoảng KT.

KL: XH VN có 2 mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộcVN với Pháp và giữa nông dân với địa chủ PK. Từ đó, bùng nổ các cuộc đtr lôi cuốn các giai tầng tham gia.

II/ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH:

  1/ Phong trào cách mạng 1930-1931:

     a/ Nguyên nhân:

         - Tác động cuộc khủng hoảng KT 1929-1933 đến KT, XH VN đưa đến PT CM dâng cao.

         - Khởi nghĩa Yên Bái thất bại (1930) Pháp khủng bố dã man.

         - ĐCSVN sau khi ra đời đã lãnh đạo PT đtr quần chúng công nông cả nước.

     b/ Diễn biến:

         - Từ tháng 2 đến tháng 4 /1930 nổ ra nhiều đtr của công nhân và nông dân. Mục tiêu đtr đòi cải thiện đời sống: tăng lương, giảm giờ làm…khẩu hiệu CT xuất hiện…

         - Tháng 5 các cuộc đtr bùng nổ trên cả nước. Nhân ngày quốc tế  1/5, lần đầu tiên công nhân VN đtr đòi quyền lợi cho nhd lao động và thể hiện tình đoàn kết với nhd lao động TG.

        - Tháng 6, 7, 8 nổ ra nhiều cuộc đtr công nông và các tầng lớp nhd lao động khác trên cả nước.

        - Tháng 9/1930 PT dâng cao nhất ở Nghệ An, Hà Tỉnh.

           + Cuộc biểu tình của nông dân ( có vũ trang tự vệ) với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện, tỉnh lỵ đòi giảm sưu thuế. Cuộc đtr này được công nhân Vinh-Bến Thuỷ hưởng ứng.

          + Tiêu biểu cuộc biểu tình 12/9/1930 của 8 000 nông dân Hưng Nguyên kéo đến huyện lỵ với khẩu hiệu “ Đả đảo CNĐQ”…... P đàn áp dã man 217 người chết, 125 người bị thương. Trước sự đàn áp đó quần chúng kéo đến huyện lỵ, phá nhà lao, đốt huyện đường…. Chính quyền thực  dân, PK tê liệt, tan rã ở nhiều thôn xã. Nhiều cấp ủy Đảng thôn, xã lãnh đạo nhd tự quản lý đời sống CT. KT, VH…..địa phương, làm chức năng chính quyền Xô Viết.

c/ Ý Nghĩa:

-          Khẳng định lãnh đạo của Đảng là đúng đắn

-          Khối liên minh công nông hình thành

-          Phong trào được đánh giá cao

-          Tập dượt lần thứ nhất

-          Bài học kinh nghiệm tư tưởng liên minh công nông

  2/ Xô viết Nghệ Tỉnh:

      - 9/1930 tại Nghệ An, Xô Viết ra đời

      - Cuối 1930 đầu 1931 ở Hà Tỉnh Xô viết hình thành ….Các XV thực hiện quyền làm chủ quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống XH

        * Về CT:

           + Quần chúng tự do tham gia hoạt động đoàn thể CM.

           + Các đội tự vệ đỏ, toà án nhd thành lập.

       * Về KT:

           + Chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bỏ thuế thân, thuế chợ……xoá nợ cho người nghèo.

           + Tu sữa cầu cống, đường giao thông.

           + Lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ lẫn nhau.

      

        * Về VH-XH:

           + Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân.

           + Các tệ nạn XH ( mê tín, rượu chè….) bị xoá bỏ.

           + Trật tự trị an được giữ vững, xd tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

KL: + XV Nghệ Tỉnh đỉnh cao PT CM 1930-1931, tuy tồn tại 4 đến 5 tháng nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ nhd cả nước.

        + Trước tác động PT, P khủng bố dã man, nhiều cơ sở Đảng, quần chúng bị phá vỡ… giữa 1931 PT lắng xuống.

Phong trào nghệ tỉnh -> cao nhất:

-          Chịu sự thống trị nặng nề nhất của đế quốc phong kiến là vùng đất nghèo

-          Là nơi có truyền thống cách mạng

-          Có cơ sở công nghiệp dinh bến thủy tạo điều kiện thuận lợi cho liên minh công nông

-          Các tổ chức cộng sản và cơ sở Đảng khá mạnh

 3/ Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp Hành Trung Ương Lâm Thời Đảng Cộng Sản Việt Nam (10/1930):

   a/ Hoàn cảnh: giữa lúc PT quần chúng diễn ra quyết liệt BCHTƯ lâm thời ĐCSVN họp HN lần thứ  nhất tại Hương Cảng 10/1930

  b/ Nội dung:Hội nghị

      - Quyết định đổi tên Đảng thành ĐCSĐD, cử BCH TƯ chính thức doTrần Phú làm Tổng bí thư

      - Thông qua Luận cương CT của Đảng do Trần Phú khởi thảo. Nội dung

        * Chiến lược, sách lược CMĐD: lúc đầu là CMTS dân quyền, sau đó tiến thẳng lên con đường XHCN bỏ qua thời kỳ TBCN.

       * Nhiệm vụ chiến lược CM: đánh PK và ĐQ, 2 nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít nhau

        * Động lực CM: là GCCN và giai cấp nông dân.

        * Lãnh đạo CM: là GCCN với đội tiên phong là Đảng CS.

        * Hình thức phương pháp đấu tranh, mối quan hệ CM ĐD với CM thế giới.

   c/ Hạn chế Luận cương:

       - Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu XH ĐD, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu nặng về đấu tranh giai cấp và CM ruộng đất.

       - Đánh giá không đúng: khả năng CM của tiểu tư sản, TS dân tộc, khả năng lôi kéo 1 bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia MTDT thống nhất chống ĐQ, tay sai.

  4/ Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931: (TẬP DƯỢT LẦN 1)

        - Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của GCCN đối với CM ĐD.

        - Khối liên minh công nông được hình thành, công, nông đoàn kết trong đấu tranh CM.

        - PT được đánh giá cao trong PT cộng sản và công nhân quốc tế ( QTCS công nhận ĐCSĐD là bộ phận độc lập, trực thuộc QTCS).

        - Là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám sau này.

        - Để lại nhiều bài học quý báu về công tác tư tưởng, khối liên minh công nông, MTDT thống nhất, về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đtr.

III/ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1932-1935:

    1/ Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng:

      - Cuộc khủng bố của P làm cho CM tổn thất nặng nề: hàng vạn người bị tù đày, Pháp thi hành thủ đoạn mị dân: tăng số đại diện người Việt vào cơ quan lập pháp….

      - Trong hoàn cảnh đó

        + Trong tù: đảng viên kiên trì đtr bảo vệ lập trường, quan điểm CM…..     

        + Bên ngoài:

           . đảng viên không bị bắt tìm cách gây dựng lại tổ chức, 1 số Đảng viên đang hoạt ở TQ, Xiêm trở về nước hoạt động.

           . 1932 Lê Hồng Phong cùng 1 số đồng chí nhận chỉ thị Quốc tế CS lập Ban lãnh đạo TƯ Đảng đã thảo ra Chương trình hành động của Đảng, nêu chủ trương đtr đòi tự do, dân chủ…

           . PT đtr quần chúng nhen nhóm lại với hội cấy, hội cày…nhiều cuộc đtr công nông nổ ra. Nhiều hình thức đtr mới xuất hiện: vận động bầu cử, hoạt động báo chí….

          . 1934 Ban lãnh đạo hải ngoại thành lập, các Xứ uỷ ra đời.

KL: đầu 1935 các tổ chức Đảng và PT quần chúng phục hồi.

   2/ Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3/1935):

      a/ Hoàn cảnh: từ 27 đến 31/3/1935 ĐHĐB lần thứ nhất Đảng họp Ma Cao.

      b/ Nội dung:Đại hội

         - Xác định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh ĐQ.

         - Thông qua Nghị quyết CT , Điều lệ Đảng, các nghị quyết về vận động công, nông, binh, thanh niên, phụ nữ, các dân tộc thiểu số, về đội tự vệ và cứu tế đỏ.

         - Bầu BCHTƯ  gồm 13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư. NAQ đại diện đảng tại QTCS

    c/ Ý nghĩa: đánh dấu mốc quan trọng Đảng phục hồi tổ chức từ T.Ư đến địa phương, cũng như khôi phục các tổ chức quần chúng.

                                                       GHI CHÚ

So sánh Cương lĩnh CT đầu tiên của Đảng do NAQ soạn thảo với Cương lĩnh CT 10/1930 của T.Phú

NỘI DUNG

CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ

LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ

 

Tính chất

Tiến hành CMTSDQ và CM ruộng đất để đi tới XHCS.

Trước tiên làm CMTSDQ, sau đó tiến thẳng lên XHCN, bỏ qua giai đoạn TBCN.

Nhiệm vụ

Đánh đổ ĐQ, PK và TS phản CM.

Đành đổ PK-ĐQ, 2 nhiệm vụ có quan hệ khăng khít nhau.

 

Mục tiêu

-Làm cho VN độc lập, lập chính phủ và QĐ công nông.

- Tịch thu sản nghiệp của ĐQ và TS phản CM chia cho dân nghèo.

Làm cho ĐD độc lập, thành lập chính phủ và QĐ công nông, tiến hành CM ruộng đất triệt để.

 

Lực lượng

Công, nông, TTS, trí thức, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ, TS thì lợi dụng hoặc trung lập.

Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân

Lãnh đạo

Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng Cộng Sản Đông Dương..

     Quan hệ

     quốc tế

CMVN là bộ phận CMVSTG.

CMĐD là bộ phận CMVSTG.

 

 

    Ưu điểm

Là cương lĩnh CMGPDT đầu tiên của Đảng vạch rõ vấn đề chiến lược, sách lược của CMVN. Độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi cương lĩnh, thể hiện sự sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp.

Xác định được những vấn đề chiến lược, sách lược của CMĐD góp phần quan trọng vào kho tàng lý luận CMVN và trang bị cho những người CSĐD vũ khí CM sắc bén để đấu tranh với tư  tưởng phi vô sản.

 

 

Hạn chế

- Chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu của XH thuộc địa không đưa vấn đề GPDT lên hàng đầu.

- Đánh giá không đúng khả năng CM của giai cấp TTS, TS dân tộc và trung tiểu địa chủ.

Khắc phục hạn chế luận cương:

-          Về lực lượng: được khắc phục trong thời kì 1936 – 1939 là lập mặt trận thống nhất ĐD

-          Nhiệm vụ khắc phục trong thời kì 1939 – 1941 trong hội nghị lần 6, lần 8

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro