BÀI 17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1-Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.

a/ Thế mạnh:

-Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân).

-Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.

-Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ.

-Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế.

b/ Hạn chế:

-Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao.

-Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu.

-Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật.

2-Hãy nêu một số chuyển biến hiện nay về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta.

- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. 

- Xu hướng: giảm tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp (còn 57,3% - 2005); tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng (lên 18,2%) và tỷ trọng dịch vụ cũng tăng nhưng còn chậm (24,5%). 

3-Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý lao động ở nước ta nói chung và địa phương nói riêng.

Phương hướng giải quyết việc làm:

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý đến hoạt động các ngành dịch vụ.

- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#danganh