bai 4 luat ld

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI 4. LUẬT LAO ĐỘNG

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT LAO ĐỘNG

1. Khái niệm:

Luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao

gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao

động và người sử dụng lao động và những quan hệ liên quan đến quan hệ lao động.

2. Đối tượng điều chỉnh của Luật lao động

Luật lao động điều chỉnh hai nhóm quan hệ: quan hệ lao động và những quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

- Quan hệ lao động: là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động.

- Các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động

+ Quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể người lao

động

+ Quan hệ về bồi thường thiệt hại

+ Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động + Quan hệ về bảo hiểm xã hội.

3. Phương pháp điều chỉnh

- Phương pháp thỏa thuận, bình đẳng: các bên tham gia quan hệ lao động đều có quyền thỏa thuận với nhau trong việc ký hợp đồng lao động. Đó là sự tự nguyện của hai bên về các vấn đề liên quan đến lao động.

- Phương pháp mệnh lệnh: được áp dụng khi xác định nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động trong quá trình làm việc.

- Phương pháp có sự tham gia của tổ chức công đoàn: là phương pháp đặc thù của Luật lao động. Phương pháp này thường được áp dụng trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, như: vấn đề tăng giảm lương; thi hành kỷ luật; giải quyết tranh chấp lao động,...

4. Những nguyên tắc cơ bản của Luật lao động:

- Bảo đảm quyền lựa chọn công việc và nơi làm việc của người lao động phù

hợp với khả năng và điều kiện của bản thân họ, đồng thời phù hợp với lợi ích xã hội.

- Bảo đảm trả tiền công, tiền lương phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu do nhà nước quy định.

- Thực hiện bảo hộ lao động toàn diện.

- Bảo đảm quyền nghỉ ngơi và quyền được học tập, nâng cao trình độ của người lao động.

- Bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động khi ốm đau, già yếu, mất sức lao động.

- Bảo đảm quyền được tổ chức, hoạt động của tổ chức đại diện tập thể ng ười

lao động và tham gia quản lý sản xuất, đời sống, bảo vệ lợi ích người lao động của đại diện tập thể người lao động.

II. CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG

1. Thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa đại diện của tập

thể người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, điều kiện sử

dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động.

Nội dung của thỏa ước không được trái với các quy định của pháp luật lao động

và văn bản pháp luật khác. Bao gồm những cam kết chủ yếu: việc làm và bảo đảm việc

làm, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương,

định mức lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội đối với người

lao động.

Việc ký kết thỏa ước lao động tập thể chỉ được tiến hành khi có trên 50% số người của tập thể lao động tán thành nội dung thỏa ước đã thương lượng.

2. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

- Về hình thức, nói chung, hợp đồng lao động phải được ký kết bằng văn bản;

bằng miệng (đối với một số công việc có tính chất tạm thời, thời hạn dưới ba tháng

hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết); bằng hành vi.

- Về nội dung, hợp đồng lao động phải có đủ những nội chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động, các bên có thể thỏa thuận những nội dung khác trong quan hệ lao động nhưng không được trái pháp luật và đạo đức.

3. Tiền lương.

Tiền lương của người lao động là số tiền mà người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải trả cho người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

4. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi

a. Thời gian làm việc

Thời gian làm việc là độ dài về thời gian mà người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc để thực hiện công việc được giao trên cơ sở những quy định của pháp luật, phù hợp với nội quy, thỏa ước lao động tập thể của đơn vị và hợp đồng lao động mà các bên đã ký kết.

Thời gian là việc được chia thành hai loại:

+ Ngày làm việc tiêu chuẩn: là ngày làm việc mà Nhà nước và người sử dụng lao động có thể quy định độ dài của chúng và độ dài đó có tính chất bắt buộc đối với người lao động. Ngày làm việc tiêu chuẩn có hai loại:

• Ngày làm việc bình thường: là ngày làm việc có độ dài thời gian làm

việc là 8 giờ áp dụng cho mọi người lao động trong điều kiện bình

thường.

• Ngày làm việc rút ngắn: là ngày làm việc có thời gian làm việc ngắn hơn

ngày làm việc bình thường mà người lao động vẫn được hưởng nguyên

lương (áp dụng cho những người lao động làm những công việc nặng

nhọc, độc hại).

+ Ngày làm việc không tiêu chuẩn: là ngày làm việc không thể quy định được cụ thể độ dài của chúng và thường được áp dụng cho một số công việc đặc biệt như: lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, ...

b. Thời gian nghỉ ngơi

Thời gian nghỉ ngơi là khoảng thời gian người lao động không phải thực hiện nhiệm vụ lao động mà vẫn hưởng nguyên lương.

Theo quy định của Bộ luật lao động, thời gian nghỉ ngơi bao gồm:

+ Nghỉ giữa ca: người lao động làm việc 8 giờ liên tục được nghỉ ít nhất 30 phút (làm việc ban ngày), 45 phút (làm việc ban đêm).

+ Nghỉ ca: người làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ liên tục trước khi chuyển sang ca khác.

+ Nghỉ hàng tuần: mỗi tuần được nghỉ ít nhất 01 ngày (24 giờ liên tục) vào một ngày trong tuần do người sử dụng lao động sắp xếp.

+ Nghỉ ngày lễ: hằng năm người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương những ngày lễ sau: Tết Dương lịch 1-1, Tết Nguyên Đán, ngày 30-4, ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngày Quốc khánh 2-9, ngày mùng 10-3 âm lịch. Nếu những ngày trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

+ Nghỉ hàng năm: áp dụng đối với người đã làm việc liên tục một năm tại đơn vị. Thời gian nghỉ phép hàng năm phụ thuộc vào điều kiện làm việc (bình thường hay nặng nhọc, độc hại) được quy định từ 12 đến 16 ngày.

+ Nghỉ về việc riêng: người lao động được nghỉ mà vẫn hưởng lương trong

những trường hợp: bản thân hoặc con kết hôn; bố, mẹ, vợ chồng, con của người lao

động chết. Mức nghỉ từ 1 ngày đến 3 ngày tuỳ theo từng công việc và sự thỏa thuận

của hai bên.

5. Bảo hộ lao động

Chế độ bảo hộ lao động là những quy định của nhà nước về các biện pháp về sức khỏe, phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn và các yếu tố độc hại khác cho người lao động mà người sử dụng lao động và người lao động phải chấp hành để bảo đảm an toàn và vệ sinh trong lao động sản xuất cũng như môi trường sống nói chung.

Nhà nước ban hành các quy định về bảo hộ lao động sau:

- Các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao

động.

- Các quy định về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động

phù hợp với công việc của họ.

- Các quy định để bảo vệ sức khỏe của người lao động, như: khám sức khỏe

định kỳ, chế độ khử độc, khử trùng, giảm ồn trong một số công việc, chế độ

làm việc đối với lao động nữ và lao động chưa thành niên.

6. Kỷ luật lao động

Chế định kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa

vụ của người lao động đối với đơn vị và người sử dụng lao động, quy định những biện

pháp khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức

xử lý đối với những người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những

nghĩa vụ đó.

- Các hình thức kỷ luật: (Điều 84 Bộ luật lao động) + Khiển trách.

+ Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc

khác có mức lương thấp hơn ở mức tối đa là 6 tháng hoặc cách chức.

+ Sa thải.

7. Trách nhiệm vật chất

Là loại trách nhiệm pháp lý, trong đó người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, công tác gây ra.

Trách nhiệm vật chất chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:

- Người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động

- Người sử dụng lao động gây thiệt hại về tài sản

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thiệt hại đã xảy ra

- Người lao động do vô ý gây thiệt hại về tài sản

Nếu người lao động gây thiệt hại với lỗi cố ý không được áp dụng trách nhiệm

vật chất mà phải áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Luật dân sự điều chỉnh.

8. Bảo hiểm xã hội

Chế độ bảo hiểm xã hội là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định các hình thức, điều kiện, mức độ đảm bảo vật chất, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong những trường hợp ốm đau, thai sản, mất sức lao động, tai nạn, chết, bệnh nghề nghiệp.

Pháp luật nước ta quy định hai loại hình bảo hiểm xã hội:

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn.

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: có thể áp dụng cho những đối tượng còn lại có

nhu cầu tham gia bảo hiểm, bao gồm những người lao động làm việc trong những đơn

vị sử dụng lao động dưới 10 lao động hoặc làm việc theo hợp đồng có thời hạn dưới 1

năm.

9. Giải quyết tranh chấp lao động

Chế định giải quyết tranh chấp lao động là tổng hợp những quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp giữa người lao động hay tập thể người lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp trong quá trình học nghề.

Tranh chấp lao động chia thành hai loại:

+ Tranh chấp lao động cá nhân:

• Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp: hội đồng hòa giải

lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đối với nơi không có hội

đồng hòa giải cơ sở, tòa án nhân dân

• Trình tự giải quyết: khi có tranh chấp xảy ra các bên phải chủ động

thương lượng giải quyết. Nếu thương lượng không thành thì các bên có

quyền yêu cầu hội đồng hòa giải ở cơ sở hoặc hòa giải viên lao động giải

quyết tranh chấp, nếu hòa giải không thành thì các bên có quyền yêu cầu

tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết.

+ Tranh chấp lao động tập thể:

• Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp: hội đồng hòa giải

lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đối với nơi không có hội

đồng hòa giải cơ sở, tòa án nhân dân

• Trình tự giải quyết: khi có tranh chấp xảy ra các bên phải chủ động

thương lượng giải quyết. Nếu thương lượng không thành thì các bên có

quyền yêu cầu hội đồng hòa giải ở cơ sở hoặc hòa giải viên lao động giải

quyết tranh chấp, nếu hòa giải không thành thì các bên có thể tiếp tục gởi

đơn lên hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng

ý với quyết định của hội đồng trọng tài các bên có thể gởi đơn yêu cầu

tòa án nhân dân giải quyết hoặc tập thể lao động có quyền đình công.

10. Đình công

- Đình công là sự ngừng công việc của tập thể lao động buộc bên sử dụng lao động phải chấp hành các yêu sách mà người lao động đưa ra (chủ yếu là tập trung vào những quyền lợi của người lao động).

- Đình công hợp pháp cần có những điều kiện sau:

• Phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể và trong phạm vi quan hệ lao

động

• Được những người lao động làm việc tại một doanh nghiệp tiến hành

trong phạm vi doanh nghiệp đó

• Tập thể lao động không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài

lao động cấp tỉnh mà không yếu cầu tòa án giải quyết

• Tuân theo các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành

đình công

• Doanh nghiệp nơi tập thể lao động tiến hành đình công không thuộc

danh mục doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp thiết

yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng do chính phủ

quy định

• Không vi phạm quy định của Thủ tướng chính phủ về việc hoãn hoặc

ngừng cuộc đình công.

- Đình công bất hợp pháp là đình công thiếu 1 trong các điều kiện trên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bai#pldc