Bạn Có Cảm Thấy Bản Thân Giống Một Kẻ Lừa Đảo?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thỉnh thoảng chúng ta không dám nhận sự công nhận bởi chúng ta sợ rằng chúng ta không xứng với nó.

Bài viết được trích từ quyển sách Suy Nghĩ Tích Cực của Tiến sĩ Denise Cummins.

Người dịch: Đông Hoàng

Nguồn: Psychology Today

Trong quyển sách xuất sắc mang tựa đề Chuyện Thần Thoại Về (Nhà xuất bản Penguin Books, 2013) của mình, Olivia Fox Cabane đã báo cáo một hiện tượng mang tính xác thực cao gây ra tò mò: Mỗi năm, cô hỏi một lớp học mới ở Trường Kinh Doanh Stanford rằng, "Bao nhiêu người trong số các bạn cảm thấy rằng bạn là người mà ban tuyển sinh đã chọn nhầm?" Và mỗi năm, có khoảng 2/3 sinh viên giơ tay của họ lên.

Giờ đây, đây là một vấn đề gây tò mò bởi để vào được chương trình chất lượng cao không phải là chuyện dễ. Có rất nhiều khó khăn cần vượt qua, bao gồm việc đạt được điểm GPA cao ở trường đại học, đạt điểm cao trong kỳ thi GMAT, và có được thư giới thiệu tốt từ các giáo sư và chuyên gia xuất sắc. Việc xây dựng một bộ hồ sơ ấn tượng yêu cầu sự kết hợp nhất quán giữa sự chăm chỉ và cả tài năng. Thật khó để có thể liên tục lừa dối nhằm che mắt người khác trong suốt 4 năm đại học, thực tập và những bài kiểm tra vắt kiệt sức giống như kỳ thi GMAT. Cho dù là vậy, thì phần lớn sinh viên đạt được mục tiêu của họ là được tuyển sinh vào chương trình này vẫn nghiêm túc nghi ngờ rằng liệu họ có xứng đáng được ở đây hay không. Nói tóm lại, họ đang bị mắc Hội chứng Kẻ lừa đảo.

Hội Chứng Kẻ Lừa Đảo Và Việc Thiếu Hụt Sự Công Nhận

Theo như , Hội chứng Kẻ lừa đảo là "một tập hợp những cảm giác không xứng đáng khăng khăng đối mặt với những thông tin chỉ ra rằng điều ngược lại mới là đúng. Nó được trải nghiệm ở bên trong con người như một sự tự nghi ngờ kéo dài, và những cảm giác lừa đảo bên trong trí óc."

Dấu hiệu hiện rõ ra của hội chứng kẻ lừa đảo đó là sự mất kết nối giữa những hành động thực tế và hành động được quan sát. "Những kẻ lừa đảo" thường có bằng chứng khách quan phong phú rằng họ đang làm tốt – thông qua những bảng báo cáo về hoạt động tốt, lịch sử thăng chức, bảng điểm, v.v.. Họ cũng cảm thấy rằng bằng một cách nào đó, họ đang làm giả nó hoặc đang làm liều. Vào bất kỳ thời điểm nào, họ cũng có thể bị vạch trần và bị lật tẩy là một kẻ lừa đảo.Hội chứng Kẻ Lừa Đảo đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu trong hơn ba thập kỷ qua. Một đặc tính nổi bật của triệu chứng này đó là, mặc dù những người lừa đảo luôn khao khát sự công nhận và sự tán dương cho thành tích của họ, họ vẫn không cảm thấy thoải mái khi nhận nó. Thay vào đó, sự tán thưởng sẽ làm họ cảm thấy lo lắng bởi trong lòng họ cảm thấy rằng họ không xứng đáng nhận nó. Cuối cùng, họ nghĩ rằng, "Tôi chỉ đang làm giả nó" – không giống như những người khác dường như biết được họ đang làm gì.

Ai Là Người Mắc Phải Hội Chứng Kẻ Lừa Đảo?

Nếu bạn mắc hội chứng này, thì hãy lạc quan lên với sự thật rằng có hơn 70% những người được nghiên cứu báo cáo rằng họ đã trải nghiệm nó một hoặc nhiều lần trong đời. Và cũng hãy lạc quan rằng những người đạt được thành công lớn cũng là những người hầu như có thể mắc phải hội chứng kẻ lừa đảo. Cả đàn ông và phụ nữ đề trải qua hội chứng kẻ lừa đảo, nhưng họ lại phản hồi nó theo những cách khác nhau. Trong cuộc nghiên cứu 135 sinh viên đại học, những người nữ đạt được chỉ số cao khi đo lường mức độ lo lắng và hội chứng kẻ lừa đảo thường làm việc chăm chỉ và hoàn thành công việc tốt hơn để chứng tỏ bản thân họ. Mặt khác, những người nam đạt chỉ số cao thường tránh những tình huống khiến điểm xấu của họ có thể bị lộ ra. Động cơ thúc đẩy chủ yếu của họ đó là luôn tỏ ra mạnh mẽ bằng cách theo đuổi những hoạt động có thể chỉ ra được điểm mạnh của họ.

Nó Đến Từ Đâu?

Hội chứng kẻ lừa đảo có thể xuất phát từ nhiều nguồn. Một nghiên cứu đã khám phá ra rằng việc bảo vệ quá mức từ người cha và việc thiếu hụt quan tâm của cha đã dẫn đến khả năng phát triển hội chứng kẻ lừa đảo cao hơn. Trong một cuộc nghiên cứu khác, việc chơi với những người bạn không hay khích lệ bạn cũng được xem như có liên quan đến việc xuất hiện hội chứng kẻ lừa đảo khá lớn ở cả nam và nữ. "Những người bạn mang tính đối địch" có thể làm hao mòn sự tự tin của bạn, trong khi những người bạn thực sự có thể khiến nó trở nên vững chắc.

Quan trọng hơn là, hội chứng kẻ lừa đảo thỉnh thoảng được xem như là "nghi thức thông hành" khi xây dựng sự nghiệp của một ai đó. Khi bạn leo lên từng bậc thang để đến với sự chuyên nghiệp, bạn chắc chắn sẽ trở nên tài năng hơn ở lĩnh vực mà bạn muốn làm. Vì vậy bạn sẽ nghĩ rằng việc tự nghi ngờ bản thân bạn sẽ trở nên mờ nhạt. Sau cùng thì, bạn phải biết rằng bạn đang làm gì hoặc họ sẽ không bao giờ thúc đẩy bạn tiến lên.

Khi nó đảo chiều, tình huống ngược lại cũng thường xuyên đúng. Ngay khi bạn tiến bộ hơn trong sự nghiệp, bạn sẽ trở nên tài năng hơn, nhưng bạn cũng sẽ phải nhận trách nhiệm lớn hơn. Và trách nhiệm lớn hơn thường đi kèm với việc tăng lên cái giá của sự thất bại. Khi bạn là thực tập sinh và mắc lỗi, người người khác có thể giúp đỡ bạn và lỗi lầm có thể được sửa chữa. Nhưng khi bạn là CEO, những lỗi sai có thể dẫn đến việc tiêu tốn hàng triệu đô cho doanh nghiệp của bạn và hao phí công việc của những người khác. Có điều gì đáng ngạc nhiên hay không khi CEO (và các bác sĩ phẫn thuật) thường có cái tôi rất lớn? Họ cần điều đó để làm yên lặng going nói của sự tự nghi ngờ có thể dẫn đến sự kẹt cứng trong việc đưa ra những quyết định máy móc khi đối mặt với những trách nhiệm to lớn như vậy.

Làm Sao Để Chiến Đấu Chống Lại Nó

Trong khi không có bất kỳ sự nhất quán nào trong việc làm thế nào để trị hội chứng kẻ lừa đảo, một loạt những lời khuyên cực kỳ hữu ích đã được viết cho chủ đề này, cụ thể là trên trang . Trong những bài tôi đã đọc về lĩnh vực này, dường như có ba thói quen thường được đánh giá như là những cách tuyệt vời để giảm bớt hoặc vượt qua hội chứng kẻ lừa đảo.

Làm chủ những thành công của bạn. Những người mắc phải hội chứng kẻ lừa đảo thường không thể tiếp thu được thành công. Họ dường như xem thành công của bạn thân như là một sự may mắn hoặc là sự giúp đỡ nhận được từ người khác. Đừng đồng ý với Nike ở điểm này: ĐỪNG làm nó. Hãy làm chủ thành công của bạn. Chúng là CỦA BẠN, thậm chí nếu bạn có được một chút may mắn hay giúp đỡ từ người khác đi chăng nữa. Chắc chắn là phải cảm ơn những người khác vì sự giúp đỡ của họ và đưa ra sự tin cậy xứng đáng – thậm chí nếu như có một ít trong số đó là đến từ Nữ Thần May Mắn đi chăng nữa. Nhưng cũng hãy tin và chính bạn nữa. Bạn đã làm nó và bạn xứng đáng được hưởng những lời tán dương và công nhận.

Làm chủ những suy nghĩ của bạn. Hội chứng kẻ lừa đảo phát triển mạnh dựa trên sự tự phê phán. Bạn càng tìm thấy khiếm khuyết trong bản thân bạn và trong hành động của bạn nhiều bao nhiêu, thì bạn càng tạo ra mảnh đất màu mỡ để hội chứng kẻ lừa đảo có thể mọc rễ và phát triển nhiều bấy nhiêu. Không may là, chúng ta thường "dây dưa" với việc ghi nhớ những thứ tiêu cực hơn là tích cực. Tại sao. Đó là một phần trong lịch sử tiến hóa của chúng ta. Những kinh nghiệm mang tính tiêu cực có thể tạo ra những hậu quả sống còn mãnh liệt đe dọa đến cuộc sống hơn những cái tích cực. Việc bớt liên tưởng những kinh nghiệm xấu của bản thân với hình ảnh của chú sư tử đang đuổi theo bạn có thể có những hậu quả tàn khốc hơn so với việc quên đi rằng những trái mọng có mùi ngon như thế nào. Vì thế chúng ta thường hướng tới việc ngâm mình và hồi tưởng tới những kinh nghiệm xấu của bản thân. Đó là cách để đầu óc của chúng ta giữ cho chúng ta an toàn.

Để đấu tranh với những lời tự thuật tiêu cực này, bạn cần phải làm chủ suy nghĩ của chính bạn, tâm trí của chính bạn. Cách tệ nhất để đấu tranh với lời tự thuật tiêu cực đó là sử dụng những lời động viên mang tính tiêu cực, như kiểu "Tôi sẽ không phê phán bản thân mình nữa." Điều đó còn mang tính phê phán nhiều hơn nữa đấy. Cách tốt nhất để kiểm soát suy nghĩ tiêu cực đó là đặt một suy nghĩ khác vào thay thế - một suy nghĩ mà bạn đã chọn để phù hợp với công việc. Trong quyển Những Ghi Chú Mùa Đông Về Những Ấn Tượng Mùa Hè (1863), nhà văn người Nga Fyodor Dostoevsky đã làm ra một quan sát như sau: "Cố gắng đề ra cho bản thân công việc này: đừng nghĩ đến con gấu bắc cực, và bạn sẽ thấy rằng những thứ đáng ghét sẽ xuất hiện trong đầu vào mỗi một phút." Làm sao để bạn không nghĩ đến một con gấu trắng nữa? Hãy nghĩ đến một con gấu đen thay thế. Hoặc là một con đại bàng. Hoặc bất kỳ hình ảnh sống động nào khác. Bất kỳ khi nào hình ảnh của con gấu trắng bắt đầu xâm lấn vào vùng nhận thức của bạn, hãy tập trung vào một hình ảnh khác thay thế - và thực sự chỉ tập trung vào hình ảnh đso mà thôi. Bất cứ khi nào sự tự nghi ngờ vô bổ đe dọa xâm lấn suy nghĩ của bạn, hãy chuyển sự tập trung của bản thân vào một trong những điểm mạnh hoặc sự thành công của bản thân bạn – và chỉ thực sự tập trung vào những thứ đó mà thôi.

Hiểu được những cảm xúc này tượng trưng cho cái gì. Lo lắng, sợ thành công, sợ thất bại, sợ bị phơi bày là một kẻ lừa đảo – tất cả đều là những cảm xúc không dễ chịu chút nào. Và chúng được cho rằng là đang tồn tại. Trong phạm vi cho phép, chúng thúc đẩy bạn làm điều gì đó. Hãy nhìn nó theo cách này: Tại sao những đứa trẻ lại khóc? Bởi vì tiếng khóc ồn ào đó quá khó chịu đến nỗi cha hoặc mẹ buộc phải làm điều gì đó. Vậy câu hỏi là bạn phải làm gì?Việc chấp nhận mọi người ở khắp mọi nơi – cho dù thành công như thế nào – đều trải nghiệm sự tự nghi ngờ sẽ làm nổi bật lên hội chứng kẻ lừa đảo. Nó là một phần trong quá trình trở thành người thành công và hoàn thành tốt công việc của bản thân. Không có gì bất thường hay sai khi sở hữu những cảm xúc như vậy. Đừng chừa ra bất kỳ khoảng không nhận thức nào cho chúng phát triển, và bạn sẽ đạt được sự kiểm soát cuộc đời và tương lai của bạn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro