Bài giảng của cô

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

I.  KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LUẬT KINH TẾ QUỐC TẾ

1.  Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia đã có từ lâu đời, nhưng  quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ đó thì hình thành muộn hơn rất nhiều. Vào thế kỷ XVII, Huygô Grôtius - người được  mệnh danh là chưa đẻ của Luật Quốc tế, đã từng viết "Không ai có quyền cản trở quan hệ thương mại giữa một quốc gia này với một quốc gia khác" . Cũng vào thế kỷ XVII, những điều ước quốc tế đầu tiên về thương mại giữa các quốc gia đã được  ký kết (trư­ớc đó chư­a có điều ước riêng về thương mại mà chỉ có những điều khoản liên quan đến thương mại trong các điều ước quốc tế) . Chính

Nguyên tắc quyền tự do thương mại (jus commercii) đư­ợc hình thành trong thời kỳ này, dần dần trở thành một nguyên tắc quan trọng của Luật Kinh tế quốc tế.

Đầu thế kỷ XX, trong thực tiễn cũng như trong các học thuyết, đã hình thành những nguyên tắc và chế định luật quốc tế liên quan đến quan hệ kinh tế giữa các quốc gia như­: không phân biệt đối xử, tối huệ quốc, đãi ngộ quốc dân, quyền thụ đắc, đầu hàng, trị ngoại pháp quyền, tài phán lãnh sự. . . Những chế định này đã thể hiện cuộc đấu tranh quyền lợi giữa xu hướng muốn độc chiếm thị trường nước ngoài với xu hướng bảo hộ

2. Thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với những bước nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đã xuất hiện hàng loạt những lĩnh vực hợp tác kinh tế mới mà trước đó chưa từng có. Hình thức hợp tác cũng có những b­ỡc thay đổi quan trọng, hợp tác đa phương (toàn cầu cũng như khu  vực) đã trở thành hình thức cơ bản thay thế cho hợp tác song phương trước đây. Một loạt các tổ chức kinh tế quốc tế được  thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác kinh tế ngày càng tăng. Những yếu tố này đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của Luật Kinh tế quốc tế.

Khác với quạn hệ chính trị được  tiến hành chủ yếu giữa các quốc gia, trong quan hệ kinh tế quốc tế, ngoài quan hệ liên quốc gia còn bao gồm quan hệ phi quốc gia. Tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ có quốc gia, tổ chức quốc tế, mà còn cả các pháp nhân và thể nhân của các nước khác nhau. Thực tế này cũng gây ra không ít khó khăn về lý luận cho việc hình thành Luật kinh tế quốc tế.

3. Từ những năm 1970, các luật gia trên thế giới đã tranh luận khá sôi nổi xung quanh những vấn đề liên quan đến Luật Kinh tế quốc tế như­: vị trí của ngành luật này trong hệ thống luật quốc tế, định nghĩa của nó... Về cơ bản có hai trường phái chính.

Những luật gia theo trường phái thứ nhất (nh­ư G.Schwarzenberger, Brownlie, Weil, Nguyễn Quốc Định. . .) cho rằng Luật Kinh tế quốc tế là một ngành của Công pháp quốc tế, cho nên đối t­ượng của ngành luật này là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của Công pháp quốc tế.

Theo trường phái thứ hai, hiện đang được nhiều luật gia phương Tây ủng hộ (E.Petersman, P.Reuter. . .), thì Luật Kinh tế quốc tế bao gồm cả luật quốc tế và luật quốc gia. Trường phái này coi Luật Kinh tế quốc tế là một ngành luật "xuyên quốc gia" (transnational law), điều chỉnh hoạt động của tất cả các chủ thể luật pháp vư­ợt ra ngoài phạm vi biên giới của một quốc gia. Những người theo trường phái này coi các pháp nhân, thể nhân (đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia) cũng là chủ thể của Luật Kinh tế quốc tế như là các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Những luật gia ở các nước đang phát triển (M.Bedíaoui, H. Sanson. . .) lại đư­a ra quan điểm riêng của mình về sự hình thành của một ngành luật quốc tế mới - Luật Quốc tế phát triển (lnternational Development Law), trong đó nhấn mạnh tới việc xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế mới với những nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế bảo đảm lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển.

4. Không ai có thể phủ nhận mối liên hệ giữa sự hình thành một trật tự kinh tế quốc tế mới với sự phát triển của những nguyên tắc và quy phạm Luật Kinh tế quốc tế. Trong những văn kiện quan trọng liên quan tới việc thiết lập trật tự kinh tế quốc tế mới như­: Tuyên bố về việc thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới (Nghị quyết 320 lIS-VI), Ch­ương trình hành động nhằm xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế mới (được thông qua tại khóa đặc biệt Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ sáu, tháng 5- 1974) và Hiến chư­ơng về các quyền và nghĩa vụ kinh tế của các quốc gia (Nghị quyết 32011XXIX, thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa XXIX, tháng 12- 1974), những nguyên tắc và quy phạm của Luật Kinh tế quốc tế đã được  hình thành và khẳng định.

Nội dung việc xây dựng trật tự kinh tế quốc tế mới là cơ cấu lại nền kinh tế quốc tế theo những nguyên tắc công bằng, hợp lý, bình đẳng; xóa bỏ sự bất công, bất bình đẳng hiện nay. Điều đó yêu cầu phải thiết lập một chế độ ưu đãi dành riêng cho các quốc gia đang phát triển trong thương mại quốc tế, cũng như trong viện trợ tài chính và chuyển giao công nghệ, đồng thời phải hạn chế những hoạt động vi phạm chủ quyền quốc gia của các công ty xuyên quốc gia. Tuyên bố năm 1974 đã nói rõ mục đích là: xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế mới trên cơ sở công bằng, bình đẳng chủ quyền, hợp tác giữa các quốc gia thuộc hệ thống kinh tế - xã hội khác nhau nhằm loại bỏ sự bất bình đẳng, xóa bỏ khoảng cách đang tăng lên gi­a các nước đang phát triển và phát triển, mọi thành viên của cộng đồng quốc tế đều được hưởng như nhau những thành quả của tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa XXXIV năm 1979 đã thông qua nghị quyết về việc “Thống nhất và phát triển các nguyên tắc, quy phạm của Luật Kinh tế quốc tế liên quan đến những khía cạnh pháp lý của trật tự kinh tế quốc tế mới".

5. Từ những trình bày trên, có thể rút ra khái niệm pháp lý về Luật Kinh tế quốc tế như sau: Luật Kinh tế quốc tế là một ngành đang hình thành và phát triển nhanh chóng của Công pháp quốc tế, bao gồm hệ thống những nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh quan hệ kinh tế (thương mại, tiền tệ – tín dụng, đầu tư­, chuyển giao công nghệ, ...) giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế.

II MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ THỂ VÀ NGUỒN CỦA LUẬT KINH TẾ QUỐC TẾ

L.  Chủ thể của Luật Kinh tế quốc tế.

Vì là một ngành thuộc Công pháp quốc tế nên chủ thể của Luật Kinh tế quốc tế cũng chính là chủ thể của Công pháp' quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề chủ thể trong Luật Kinh tế quốc tế cũng có những nét đặc thù.

A) Trước tiên, đó là việc Luật Kinh tế quốc tế phân loại các quốc gia theo trình độ phát triển thành các quốc gia "công nghiệp phát triển" và "đang phát triển”. Trong các quốc gia công nghiệp phát triển, trước đây Liên hợp quốc có chia thành hai nhóm nước là: i) các nước có nền kinh tế thị trường, và ii) các nước có) nền kinh tế kế hoạch - tập trung. Ngày nay, các nước đều đã chuyển sang nền kinh tế thị trường nên cách phân loại này không còn ý nghĩa thực tế nữa.

Đối với các quốc gia đang phát triển thì Liên hợp quốc (UN) lại áp dụng cách phân loại khác, chia thành các "quốc gia chậm phát triển", các "quốc gia đảo hoặc không có biển", và các "quốc gia bị ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế". Cách phân loại này đã tạo điều kiện cho việc áp dụng những nguyên tắc khác nhau của Luật Kinh tế quốc tế đối với từng loại quốc gia (sẽ được trình bày trong Mục III ch­ương này). '

Trư­ớc đây, các nước xã hội chủ nghĩa, theo nguyên tắc nhà nước độc quyển ngoại thương, thường  có Bộ Ngoại thương và Cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài (có quy chế như cơ quan đại diện ngoại giao) để thực hiện thương mại quốc tế. Các nước khác, xuất phát từ chính sách tự do ngoại thương, không có một bộ riêng chuyên trách vấn đề này, nhưng  do tầm quan trọng và sự phát triển của thương mại quốc tế nên các nước này đã tăng thêm chức năng cho các cơ quan trong nước, như giao chức năng này cho Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Ngoại giao, hoặc, ngoài việc giao thêm chức năng, còn đổi tên các cơ quan này thành Bộ Công nghiệp và Thương mại (Nhật Bản), Bộ Ngoại giao và Ngoại thương (Canađa). Một số quốc gia thành lập các cơ quan hoặc đặt .Ra chức vụ Bộ tr­ưởng đặc trách về đàm phán thương mại quốc tế (ví dụ như Đại diện Thương mại của Hoa Kỳ - USTR) .

B) Phần lớn các tổ chức quốc tế liên chính phủ trên thế giới ngày nay đều hoạt động trong các lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế, hoặc chí ít cũng có liên quan tới sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Quá trình quốc tế hóa kinh tế càng phát triển, hợp tác kinh tế càng đi vào chiều sâu thì nhu cầu thể chế hóa sự hợp tác giữa các quốc gia trên cơ sở đa phương ngày càng tăng. Đó là tiền đề cho việc thành lập nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và theo nhiều loại hình trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX này.

Các tổ chức kinh tế quốc tế trên thế giới có thể được  phân loại theo chức năng hoạt động, thành tổ chức về những vấn đề chung (Liên hợp quốc - UN, Liên minh Châu Âu - EU. . .), tổ chức về những lĩnh vực hợp tác cụ thể (Tổ chức Thương mại thế giới - WTO, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF. . .); hoặc theo phạm vi địa lý, thành tổ chức phổ cập toàn cầu (UN, IMF. . .) và tổ chức khu vực (EU, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN). Ngoài ra, còn có một số cơ quan và tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực pháp điển hóa hoặc thống nhất hóa Luật Kinh tế quốc tế như: Viện thống nhất hóa tư pháp (UNIDROIT), ủy ban về Luật Thương mại của Liên hợp quốc (UNCITRAL). . .

Do đặc trư­ng kinh tế của mình nên các tổ chức kinh tế quốc tế th­ường có một hệ thống biểu quyết đặc biệt hơn các tổ chức quốc tế thuộc loại khác. Trong nhiều trường hợp (đặc biệt là đối với các tổ chức về những lĩnh vực hợp tác cụ thể), số lượng phiếu  bầu của tổ chức không phân bổ đồng đều cho các quốc gia hội viên mà lại phân bổ theo những tiêu chuẩn như­: tiềm lực kinh tế, khả năng đóng góp tài chính, khả năng sản xuất hoặc tiêu thụ một sản phẩm cụ thể nàọ đó. . . Có thể thấy rằng, trong một số trường hợp, nguyên tắc "mỗi quốc gia một lá phiếu" không phát huy được vai trò tích cực của nó trong các tổ chức kinh tế quốc tế.

C) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong Luật Kinh tế quốc tế luôn là một đề tài tranh luận khá gay gắt. Trên thực tế, nhiều công ty xuyên quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh hơn cả một số quốc gia, đồng thời các công ty này cũng hoạt động khá tích cực trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đó chính là lý do để một số luật gia coi chúng là chủ thể của Luật Kinh tế quốc tế. Những luật gia này muốn rằng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia là do luật quốc tế chứ không phải luật quốc gia sở tại điều chỉnh. Học thuyết về "hợp đồng không luật" (contract without law), xuất hiện trong những năm 1970, coi hợp đồng do các công ty xuyên quốc .Gia ký với các chính phủ là những hợp đồng không bị điều chỉnh bị bất kỳ một ngành luật nào (luật pháp quốc gia cũng như quốc tế) đã thể hiện xu hư­ớng này. Cuộc đấu tranh giữa các nước đang phát triển với các nước công nghiệp phát triển về vấn đề quốc hữu hóa tài sản của các công ty xuyên quốc gia càng làm cho cuộc tranh luận về quyền năng chủ thể của các công ty xuyên quốc gia thêm phức tạp.

Một số tổ chức quốc tế (nh­ư Liên hợp quốc, OECD. . .) đã có những cố gắng nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động của các công ty xuyên quốc gia. Năm 1976, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã thông qua Tuyên bố về đầu tư quốc tế trong đó quy định các công ty xuyên quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ luật pháp nước sở tại, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. . . Nhiều tổ chức quốc tế khu vực khác (Cộng đồng kinh tế châu âu - EEC, khối Andin. . .) cũng hoạt động theo h­ướng này.

Trong cuộc đấu tranh giữa các nước phát triển và đang phát triển tại Liên hợp quốc nhằm xây dựng một bộ luật xử sự (code of conduct) về các công ty xuyên quốc gia, vấn đề tranh luận gay gắt nhất cũng là việc áp dụng luật quốc gia đối với việc quốc hữu hóa tài sản của các công ty này.

Những trình bày trên cho thấy các công ty xuyện quốc gia không phải là chủ thể của Luật Kinh tế quốc tế, các công ty này được  thành lập theo luật của một quốc gia nhất định và hoạt động của nó được  luật quốc gia của nước sở tại điều chỉnh.

2. Nguồn của Luật Kinh tế quốc tế

A) Bản chất pháp lý của nghị quyết của các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế với tư cách là nguồn quan  trọng của Luật Kinh tế quốc tế.

Nguồn của Luật Kinh tế quốc tế nói chung không khác với nguồn của Công pháp quốc tế. Tuy nhiên, do tính chất kinh tế của ngành luật, cũng như do đây là một ngành đang hình thành và phát triển, nên vấn đề nguồn của Luật Kinh tế quốc tế cũng có những nét đặc thù. Đặc điểm nổi bật nhất là, ngoài những nguồn kinh điển như điều ước và tập quán, các nghị quyết của các tổ chức quốc tế và Hội nghị quốc tế được coi là nguồn  quan trọng của Luật Kinh tế quốc tế.

Về mặt pháp lý, những nghị quyết của phần lớn các tổ chức và hội nghị quốc tế chỉ là những khuyến cáo (recommendations), chúng không có giá trị ràng buộc cao như là các điều ước hoặc tập quán. Bên cạnh tính không ràng buộc thì lời văn của các nghị quyết cũng mềm dẻo chứ không cứng nhắc, không mang tính mệnh lệnh như các điều ước quốc tế. Sự mềmdẻo trong cách hành văn của các nghị quyết về kinh tế là phù hợp với lợi ích và tính chất của các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Mối quan hệ này đòi hỏi sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau hơn là sự trừng phạt một cách cứng nhắc nh­ư trong những loại quan hệ khác. Ngoài ra, các lợi ích kinh tế thường  thay đổi nhanh chóng theo thời gian chứ không bền vững như các lợi ích chính trị. Những điều này cũng phần nào lý giải cho thủ tục biểu quyết độc đáo của các tổ chức kinh tế quốc tế.

Vì những lý do trên nên nhiều luật gia trên thế giới coi Luật Kinh tế quốc tế là "luật mềm" (soft law), không giống với những ngành luật khác của Công pháp quốc tế.

B) Điều ước quốc tế

            Nét đặc trư­ng của thế giới ngày nay là sự hợp tác kinh tế đa phương ngày càng phát triển, cho nên các điều ước quốc tế đa phương đóng vai trò quan trọng nhất trong Luật Kinh tế quốc tế (như­ Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại GATT năm 1947). Tuy nhiên, điều ước song phương vẫn chiếm đa số, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia cơ bản vẫn được  thực hiện bằng con đư­ờng song phương.

Trong số các điều ước song phương thì Hiệp ­ước hữu nghị, hợp tác và t­ương trợ là mang tính chính trị - pháp lý cao nhất, tạo ra khuôn khổ chung cho sự hợp tác giữa các quốc gia. Bên cạnh những nghĩa vụ chính trị hiệp ước còn ràng buộc các bên ký kết nghĩa vụ mở rộng hợp tác kinh tế, thúc đẩy việc ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp hai bên.

Những điều ước song phương khác được  ký kết trong những lĩnh vực hợp tác cụ thể như thương mại (Hiệp ước thương mại và hàng hải, Hiệp định thương mại, Hiệp định thanh toán. . .), tài chính (Hiệp định tín dụng), hợp tác khoa học - kỹ thuật, đầu tư (Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư­), thuế quạn (Hiệp định tránh đanh thuê trùng và chống trốn lậu thuế), giao thông vận tải (Hiệp định hàng hải; Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng. . .), lao động, v.V...

Trong những điều ước song phương nói trên thì Hiệp định thương mại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư có vai trò rất quan trọng, nó xác định chế độ pháp lý dành cho pháp nhân và thể nhân của các bên ký kết trong các hoạt động kinh tế thương mại. Đó là chế độ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc dân, ưu đãi đặc biệt hoặc không phân biệt đối xử. . .

C) Tập quán quốc tế

Không ai phủ nhận vai trò của tập quán trong Luật Kinh tế quốc tế, nhất là những tập quán do lịch sử hình thành từ lâu đời. Tuy nhiên, do bản chất năng động của quan hệ kinh tế quốc tế, một số luật gia có nói đến sự hạn chế của tập quán đối với ngành luật này. Mặt khác, cũng do tính năng động nói trên, nên có những quy phạm Luật Kinh tế quốc tế, tuy hình thành chưa lâu, nhưng  do được  áp dụng rộng rãi, cũng trở thành quy phạm tập quán; ví dụ như nguyên tắc chủ quyền vĩnh viễn của các quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên.

D) Các bộ luật xử sự

Trong những năm 1970, theo sáng kiến của các nước đang phát triển, trong khuôn khổ của Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc đã thông qua một số văn kiện d­ưới dạng nghị quyết, nhưng có tên gọi là: phương hướng chỉ đạo(guidelines), tập hợp các nguyên tắc (sets of  rules) hoặc bộ luật xử sự. . . Những văn kiện này được  gọi với tên chung là các bộ luật xử sự, và thưởng liên quan đến những vấn đề của Luật Kinh tế quốc tế (như ­ bộ luật xử sự về các công ty xuyên quốc  gia, bộ luật xử sự về chuyển giao công nghệ. . .). Mục đích chính của các bộ

Luật này là nhằm hình thành những nguyên tắc và quy phạm mới, hoặc cụ thể hóa những nguyên tắc đã có của Luật Kinh tế quốc tế.

Vì chỉ là nghị quyết của các tổ chức và hội nghị quốc tế cho nên những bộ luật xử sự này không có giá trị ràng buộc chặt chẽ đối với các quốc gia (mặc dù mang tên là bộ luật - code). Chúng mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là giá trị pháp lý. Ý nghĩa quan trọng của những bộ luật này là ở chỗ nó thể hiện ý chí, nguyện vọng của các nước đang phát triển vốn chiếm đa số trong các tổ chức quốc tế. Vì vậy, nhiều quốc gia đã đưa những quy định của các bộ luật xử sự vào luật pháp trong nước, biến chúng thành những quy phạm mệnh lệnh trong luật quốc gia. Do được nhắc đến nhiều lần trong nhiều nghị quyết quan trọng của các tổ chức quốc tế, lại được luật quốc gia nhiều nước hỗ trợ, cho nên nhiều quy định của các bộ luật xử sự đã trở thành quy phạm của Luật Kinh tế quốc tế.

III NHỮNG  NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT KINH TẾ QUỐC TẾ

Những nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế đư­ơng nhiên được áp dụng cho Luật Kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, giống như những ngành khác của Công pháp quốc tế, luật Kinh tế quốc tế cũng có những nguyên tắc đặc thù của riêng mình.

1.  Nguyên tắc tự do lựa chọn hệ thống kinh tế

Quyền của các quốc gia được  tự do lựa chọn hệ thống kinh tế với tư cách là một nội dung của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền được  nêu ra lần đầu tiên trong tuyên bố  về những nguyên tắc của luật pháp quôc tế năm 1970 (Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên hợp  quốc nâm 1970) . Trước đó, dưới một hình thức khác và trong phạm vi áp dụng hẹp hơn (trong lĩnh vực thương mại), nguyên tắc "không phân biệt đối xử do có sự khác nhau về hệ thống kinh tế - xã hội" (thông qua tại Hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển lần thứ nhất - UNCTAD năm 1964), được  coi là bước khởi đầu của việc hình thành nguyên tắc này trong khuôn khổ Liên hợp quốc.

Nguyên tắc tự do lựa chọn hệ thống kinh tế được nhắc lại và cụ thể hóa trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng khác như Hiến ch­ương về các quyền và nghĩa vụ kinh tế của các quốc gia (Nghị quyết 3281 do Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1974 thông qua). Điều l của Hiến chương quy định như sau:

'Mỗi quốc gia có quyền chủ quyền

không thể tách rời trongviệc lựa chọn hệ thống kinh tế, cũng nh­ư là hệ thống chính trị, xã hội và văn hóa của mình, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, không có bất kỳ một sự can thiệp, áp lực hoặc đe dọa nào từ bên ngoài”.

Quy định này không gây ra sự tranh cãi đáng kể nào khi thông qua Hiến chương, nhưng  những quy định khác, hệ qua tất yếu của nguyên tắc này, lại là chủ đề tranh luận gay gắt tại Đại hội đồng Liên hợp quốc và đư­ợc thông qua hết sức khó khăn. Đó là quyền được lựa chọn hình mẫu phát triển (Điều 7); quyền được lựa chọn hình thức tổ chức quan hệ kinh tế đối ngoại và ký kết các điều ­ớe song phương và đa phương (Điều 4); quyền được  tham gia vào hợp tác tiểu khu vực, khu vực và liên khu vực (Điều 12); và quyền của tất cả các quốc gia được thành lập các tổ chức của các nước sản xuất các sản phẩm cơ bản (Điều 5). Những điều khoản này đã được  tranh luận gay gắt và phải thông qua bằng biểu quyết chứ không thể thông qua bằng thủ tục đồng thuận (consensus). Điều 4 của Hiến chương quy định cụ thể như sau:

“Khi thực hiện thương mại quốc tế và các hình thức hợp tác kinh tế khác, mỗi quốc gia được  tự do lựa chọn hình thức tổ chức quan hệ kinh tế đối ngoại của mình và ký kết các điều ước song phương hoặc đa phương về hợp tác kinh tế quốc tế phù hợp với nghĩa vụ quốc tế và yêu cầu của chính mình. . .”

Trong một giai đoạn dài, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, đã sử dụng nguyên tắc này trong việc định ra hình thức quản lý quan hệ kinh tế đối ngoại (hạn chế nhập khẩu. Khuyến khích xuất khẩu, điều tiết ngoại tệ và giá cả. . .). Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế của các nước trên thế giới hiện nay, nguyên tắc này vẫn không mất đi tính thời sự, như­ng hình thức thể hiện của nguyên tắc thì có những thay đổi nhất định cho phù hợp với tình hình.

2. Nguyên tắc chủ quyền vĩnh viễn của quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên

Nguyên tắc này cũng bắt nguồn từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, được  nêu ra đầu những năm 1950, khi phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu phát triển. Các quốc gia mới giành được  độc lập vấp phải một thực tế khách quan là những tài nguyên khoáng sản đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước đều nằm trong tay tư bản nước ngoài.NCác nước đế quốc, áp dụng chính sách thực dân mới, đã dựa vào nguyên tắc 'quyền thụ đắc" để bảo vệ sự chiếm hữu phi pháp đối với tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc mới giành được độc lập.

 Năm 1952, khi thảo luận về quyền dân tộc tự quyết trong dự thảo các công ước về nhân quyền tại ủy ban về quyền con người của Liên hợp quốc, đại biểu của Chilê đã lần đầu tiên nêu ra nguyên tắc này. Nhưng phải đến năm 1958 thì Đại hội đồng Liên hợp quốc mới quyết định thành lập một ủy ban chuyên trách nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1962, ủy ban đã đư­a ra một dự thảo Tuyên bố về chủ quyền vĩnh viễn của các quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên năm 1962 và đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua với đa số rất cao (Nghị quyết 1803/XVI). Nguyên tắc này còn được  khẳng định lại nhiều lần trong các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng khác của Liên hợp quốc như­: Tuyên ngôn về việc thiết lập trật tự kinh tế quốc tế mới, Hiến chương về các quyền và nghĩa vụ kinh tế của các quốc gia. . .

Đoạn một, Điều 2 Hiến ch­ương về các quyền và nghĩa vụ kinh tế của các quốc gia đã quy định nguyên tắc này như sau:

“ở Mỗi quốc gia có và tự do thực hiện chủ quyền toàn vẹn và vĩnh viễn đối với mọi tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh

tế của mình, bao gồm cả quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt".

Nh­ư vậy, về mặt pháp lý, nguyên tắc này được đư­a ra như là một thẩm quyền hợp pháp, nó bao hàm cả nội  dung, tính chất, cũng như đối tư­ợng của chủ quyền vĩnh viễn. Hiến ch­ương không chỉ bó hẹp phạm vi áp dụng của nguyên tắc đối với tài nguyên thiên nhiên (nh­ư trong Tuyên bố về chủ quyền vĩnh viễn của các quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên năm 1962) mà đã mở rộng ra cả đối với mọi tài nguyên khác và hoạt động kinh tế. Nguyên tắc này quy định quyền của các quốc gia được phi thực dân hóa một cách triệt để, khôi phục sự kiểm soát có hiệu quả đối với tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế của đất nước (Khoản 4h của Tuyên bố); quyền được  các nước thực dân trao trả và đền bù một cách đầy đủ đối với việc sử dụng hoặc làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và các tài nguyên khác, kể cả những thiệt hại do các nước này gây ra (Điều 16 của Hiến chương). .

Một trong những quyền quan trọng nhất xuất phát từ nguyên tắc này là quyền được  quốc hữu hóa hoặc tr­ưng thu tài sản nước ngoài. Điều 2 khoản 2c Hiến ch­ương quy định rằng:

“ÔMỗiquốc gia có quyền quốc hữu hóa, trưng thu hoặc chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản nước ngoài, nhưng trong mọi trường hợp cần phải đền bù thỏa đáng (adequate), có tính đến luật pháp và  những quy định của mình cũng như tất cả những  yếu tố hợp lý. Trong mọi trường hợp, khi có tranh chấp về vấn đề bồi th­ường thì phải được  giải quyết phù hợp với luật pháp trong nước của quốc gia tiến hành quốc  hữu hóa và bằng tòa án của quốc gia này, trừ trường hợp các bên hữu quan tự ý thỏa thuận hình thức giải quyết khác trên cơ sở bình đẳng chủ quyền quốc gia và phù hợp với nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức giải quyết”.

Có thể nói đây là một vấn đề được  các luật gia trên thế giới tranh luận nhiều nhất. Luật gia của các nước phương Tây nhấn mạnh tới nghĩa vụ bồi th­ường được  nêu ra trong điều này. Họ cho rằng "bồi thư­ờng thỏa đáng" có nghĩa là phải bồi thường  toàn bộ và nhanh chóng. Ng­ược lại, luật gia các nước đang phát triển lại nhấn mạnh tới yếu tố giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi th­ường được tiến hành tại tòa án và theo luật pháp của quốc gia tiến hành quốc hữu hóa hoặc trưng thu. .

Như­ vậy quyền quốc hữu hóa của quốc gia đã được luật pháp quốc tế công nhận một cách rõ ràng, mọi sự tranh luận chỉ liên quan tới thể thức tiến hành quốc hữu hóa. Bên cạnh đó, vẫn còn những luật gia dựa vào quy đỉnh của đoạn thứ tư trong Tuyên bố về chủ quyền vĩnh viễn của các quốc gia đo với tài nguyên thiên nhiên năm 1962 để yêu cầu việc quốc hữu hóa phải dựa trên cơ sở "nhu cầu công cộng, an ninh và lợi ích quốc gia". Tuy nhiên, quy định này đã không được  nhắc lại  trong Hiến chương về các quyền và nghĩa. Vụ kinh tế của các quốc gia, được  thông qua vào năm 1974, vì trên thực tế chỉ có các quốc gia mới có quyền quyết định cái gì ìa nhu cầu công cộng, an ninh và lợi ích quốc gia của mình. Mặc dù vậy, luật pháp quốc tế vẫn đòi hỏi việc quốc hữu hóa phải được  tiến hành trên cơ sở không phân biệt đối xử, và không phải là biện pháp trừng phạt hay trả đũa.

Ngoài ra, cũng theo nguyên tắc chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên, trong phạm vi  quyền tài phán của mình, mỗi quốc gia còn có quyền điều chỉnh, kiểm soát đầu tư nước ngoài và hoạt động của các công ty xuyên quốc gia; không một quốc gia nào có thể bị ép buộc phải dành cho bên đầu tư nước ngoài những điều kiện ưu đãi (khoản 2a và 2b, Điều 2 Hiến chư­ơng).

3. Nguyên tắc không phân biệt đối xử

Theo nguyên tắc này, việc quy định những điều kiện đặc biệt nhằm đặt một quốc gia (hoặc các pháp nhân, thể nhân của quốc gia đó) vào một vị thế tồi tệ hơn so với các quốc gia khác hoặc các pháp nhân và thể nhân nước ngoài khác sẽ bị coi là một hành động phi pháp. Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, cho nên nguyên tắc không phân biệt đối xử có tính chất là một quy phạm tập quán mệnh lệnh (ius cogens) của Công pháp quốc tế, được  áp dụng đ­ương nhiên giữa các quốc gia mà không cần phải có quy phạm điều ư­ớc.

Nguyên tắc này không ảnh hưởng tới việc một quốc gia có quyền, phù hợp với luật pháp quốc tế, dành những điều kiện thuận lợi hơn, hoặc những ưu đãi đặc biệt cho một số quốc gia nào đó. Hơn nữa, nguyên tắc này cũng không ngăn cấm các quốc gia tiến hành một số biện pháp hạn chế (về thương mại hay hoạt động kinh tế đối ngoại) nhằm bảo vệ nền kinh tế của mình, với điều kiện các biện pháp đó phải được  áp dụng một cách bình đẳng đối với mọi quốc gia.

Một biểu hiện mới của nguyên tắc này trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế là việc UNCTAD năm 1964 thông qua Định ước cuối cùng, trong đó yêu cầu các quốc gia “không được  phân biệt đối xử do có sự khác nhau về hệ thống kinh tế - xã hội" (nguyên tắc thứ hai trong số 15 nguyên tắc chung).

4.  Nguyên tắc tối huệ quốc

Khác với nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc tối huệ quốc có tính chất là một quy phạm điều ước (vậy nên trong nhiều trường hợp còn được gọi là điều khoản tối huệ quốc); nó thể hiện nghĩa vụ pháp lý của một quốc gia ký kết phải dành cho bên ký kết kia những ưu đãi, thuận lợi (trong những lĩnh vực đ­ược hai bên thỏa thuận) mà quốc gia đó đang hoặc sẽ dành cho bất kỳ một quốc gia thứ ba nào khác.

Đư­ợc hình thành từ thời Trung cổ, nguyên tắc này th­ường được  áp dụng chung cho lĩnh vực thương mại và hàng hải; tuy nhiên các quốc gia cũng có thể thỏa thuận chỉ áp dụng hạn chế nguyên tắc này đối với một số lĩnh vực nhất định như­: thuế quan, quá cảnh, những hạn chế và cấm đoán về nhập khẩu, sử dụng cảng biển, thuế nội địa, thủ tục tố tụng, hay quyền của các pháp nhân và thể nhân. . . Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trên cơ sở điều ước song phương (thường là Hiệp ước thương mại và hàng hải). Sự ra đời của tổ chức GATT đã tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho việc áp dụng nguyên tắc này trong khuôn khổ đa phương.

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có hai hình thức cơ bản để áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc: i) áp dụng có diều kiện; và ii) áp dụng không có điều kiện kèm theo lùa chỉ trên cơ sở có đi có lại.

Nhiều điều ước quốc tế (đa phương và song phương) có quy định những ngoại lệ đối với nguyên tắc tối huệ quốc, nhưng  nhìn chung thì nguyên tắc tối huệ quốc sẽ không được  áp dụng đối với những ưu đãi thuận lợi áp dụng trong một liên minh thuế quan (như­ EU, NAFTA, AFTA. . .), mậu dịch biên giới, quá cảnh hàng hóa, và những ưu đãi, thuận lợi dành cho các quốc gia không có biển.

Một ngoại lệ đặc biệt mới hình thành trong thực tiễn quốc tế từ những năm 1960 là chế độ đối xử ưu đãi dành riêng cho các nước đang phát triển.

Ngoài những ngoại lệ chung nói trên, còn một số ngoại lệ riêng biệt cũng được  thể hiện trong nhiều điều ư­ớc quốc tế, đó là việc các quốc gia dành cho mình quyền được đ­a ra nhưng  hạn chế hoặc cấm đoán vì lý do an ninh, trật tự công cộng, y tế, bảo hộ động thực. Vật, hoặc bảo vệ các tài sản nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ...

5. Nguyên tắc đãi ngộ quốc dân

Nguyên tắc này được  ghi nhận trong một số hiệp ư­ớc thư­ơng mại song phương và đa phương; nó thể hiện nghĩa vụ của các bên ký kết, về nguyên tắc, phải dành cho các pháp nhân, thể nhân, cũng như hàng hóa của phía bên kia những ưu đãi và thuận lợi mà họ đã dành cho chính pháp nhân, thể nhân và hàng hóa của mình. Như­ vậy, nếu nguyên tắc tối huệ quốc tạo ra sự bình đẳng giữa các pháp nhân và thể nhân nước ngoài trên thị trường một nước, thì nguyên tắc đãi ngộ quốc dân lại tạo ra sự bình đẳng giữa họ với các pháp nhân và thể nhân của chính nước sở tại.

Việc dành cho pháp nhân và thể nhân nước ngoài những quyền tư­ơng tự như pháp nhân và thể nhân nư­ớc mình là một việc làm mang ý nghĩa tích cực, vì nó thể hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh tế, khi dành chế độ này cho tư bản nước ngoài thì sự bảo hộ của nhà nước đối với các nhà sản xuất trong nước sẽ bị mất đi, và trong nhiều trường hợp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho các công ty tư bản nước ngoài chiếm lĩnh thị trường, làm cho sản xuất trong nước không phát triển. Đây chính là lý do làm cho các nước đang phát triển khó chấp nhận việc áp dụng nguyên tắc này. Nói chung, cho đến nay, trong các Hiệp định thương mại cũng như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký- kết giữa Việt Nam và các nước, phía Việt Nam chưa cam kết dành cho bên nước ngoài chế độ đãi ngộ quốc dân.

Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, việc các quốc gia dành cho nhau chế độ đãi ngộ quốc dân là xu thế tất yếu. Theo quy định của tổ chức GATT trước kia, và nay là WTO, các quốc gia hội viên có nghĩa vụ dành cho nhau, trên cơ sở đa phương và vô điều kiện, chế độ tối huệ quốc cũng như chế độ đãi ngộ quốc dân. Tuy nhiên, theo quy định của các tổ chức này cũng có những ngoại lệ dành riêng cho các nước đang phát triển, như việc được  kéo dài thời hạn phải áp dụng nguyên tắc này hoặc được  áp dụng một chế độ ưu đãi.

6. Nguyên tắc có đi có lại

Đây là một nguyên tắc đã có từ lâu đời (xuất phát từ sự bình đẳng chủ quyền) và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Với tư cách là một nguyên tắc của Luật Kinh tế quốc tế, nó thể hiện việc một quốc gia dành cho quốc gia nước ngoài, cũng như các pháp nhân, thể nhân của quốc gia nước ngoài đó một số quyền, ưu đãi và thuận lợi với điều kiện pháp nhân và thể nhân nước mình cũng được  hưởng những quyền, ưu đãi và các thuận lợi t­ương tự trên lãnh thổ quốc gia nước ngoài. Nguyên tắc này, trong một số tài liệu, được  coi là đồng nghĩa với nguyên tắc cùng có lợi, đã trở thành một trong hai nguyên tắc cơ bản của Hiệp định GATT. Nó chẳng những được  ghi nhận trong các điều ước quốc tế (song phương và đa phương) mà cả trong các văn kiện pháp lý đơn phương của các quốc gia.

7. Nguyên tắc đối xử ưu đãi

Nguyên tắc này là một ngoại lệ của việc áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc. Nó bao gồm những ưu đãi, thuận lợi về thương mại chỉ áp dụng giữa hai nước hay trong một nhóm nước nhất định, mà không dành cho các nước thứ ba.

Trư­ớc kia, chế độ đối xử ưu đãi được áp dụng trong quan hệ giữa các chính quốc và thuộc địa, sau đó là giữa chính quốc và thuộc địa trước đây, nhằm mục đích làm cho nền kinh tế của các nước thuộc địa ngày càng phụ thuộc vào chính quốc. Ngày nay, nguyên tắc này đã mang một nội dung và mục đích hoàn toàn khác. Theo khuyến nghị của UNCTAD năm 1964, một nguyên tắc ­ưu đãi đặc biệt được áp dụng trong quan hệ giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển, và giữa các nước đang phát triển với nhau. Theo nguyên tắc này, các nước công nghiệp phát triển phải đơn phương (trên cơ sở một chiều - không có đi có lại) dành cho các nước đang phát triển một số ưu đãi và thuận lợi trong thương mại (chủ yếu là trong lĩnh vực thuế quan); đồng thời, các nước đang phát triển được quyền dành riêng cho nhau những ưu đãi, thuận lợi thương mại mà không mở rộng áp dụng cho các nước công nghiệp phát triển.

Ng­yên tắc thứ tám trong số 15 nguyên tắc chung của Định ước muốn cuối cùng của UNCTAD năm 1964 quy định:

“Ô..Các nước phát triển phải dành cho các nước đang phát triển những nh­ượng bộ mà họ dành cho nhau, cũng như những như­ợng bộ khác; đồng thời các nước phát triển không được  đòi hỏi ở các nước đang phát triển bất kỳ một nhượng bộ nào ".

Nội dung này được thể hiện trong Điều 35, khoản 8, đư­ợc bổ sung vào Hiệp định GATT năm 1964 như sau:

“ÔCácbên ký kết phát triển, trong các cuộc đàm phán thương mại về việc giảm hoặc loại bỏ thuế quan và các trở ngại thương mại khác, không được chờ đợi sự có đi có lại từ các bên ký kết chậm phát triển”.

Như­ vậy Luật Kinh tế quốc tế đã công nhận một nguyên tắc ngoại lệ, đi ngư­ợc lại những nguyên tắc cổ điển của ngành luật này là: có đi có lại và tối huệ quốc-hòn đá tảng của Hiệp định GATT năm 1947. Đó chính là lý do để luật gia các nư­ớc đang phát triển đề xuất khái niệm "chế độ hai loại quy phạm" và nói về sự hình thành của một nguyên tắc mới trong ngành Luật Kinh tế quốc tế là: Ưu đãi trên cơ sở không có đi có lại, có lợi cho các nước đang phát triển. Dựa trên nguyên tắc này mà UNCTAD đã khuyến nghị về việc thành lập Hệ thống ưu đãi phổ cập - GSP năm 1968 và Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các n­ước đang phát triển - GSTP năm 1988 và được  tổ chức GATT coi như là ngoại lệ đối với các nguyên tắc cơ bản của mình.

Nguyên tắc đối xử ưu đãi và những ứng dụng của nó đã được  hình thành nhằm đập ứng những lợi ích đặc thù của các nước đang phát triển và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các nư­ớc này phát triển.


Chương 2

 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Khái niệm th­ương mại quốc tế.

a. Định nghĩa:

Thương mại quốc tế là bộ phận xuất hiện sớm nhất và chủ yếu nhất của quan hệ kinh tế quốc tế. Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia theo nguyên tắc kinh doanh buôn bán nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể tham gia.

Cùng với sự phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong vài thập kỉ gần đây, th­ương mại quốc tế ngày càng được coi trọng và thuật ngữ thương mại quốc tế ngày càng được sử dụng nhiều trong sách báo cũng như chính sách kinh tế của các nước. Trong nhiều trường hợp, nó thay thế dần các thuật ngữ gần nghĩa như­ ngoại thương, xuất - nhập khẩu.

Thương mại quốc tế thường được nghiên cứu dưới ba góc độ: Góc độ thứ nhất nhìn nhận hoạt động thương mại trên quan điểm toàn cầu, tìm ra những quy luật, xu hướng vấn đề mang tính chất chung trên thế giới không phụ thuộc vào lợi ích của từng quốc gia. Góc độ thứ hai đứng trên lợi ích và quan điểm của từng quốc gia để xem xét hoạt động buôn bán chủ yếu của quốc gia đó đối với phần còn lại của thế giới. Góc độ thứ ba gắn với hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty nhằm mục đích thu lợi cao nhất cho công ty.

Môn học quan hệ kinh tế quốc tế chủ yếu sẽ nghiên cứu thương mại quốc tế dưới góc độ toàn cầu và ở chừng mực nhất định dưới  góc độ quốc gia.

Hoạt động thương mại quốc tế rất phức tạp, đa dạng, bao gồm nhiều hình thức khác nhau. Trước đây, thương mại quốc tế chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá hữu hình giữa các quốc gia (hoặc pháp nhân, thể nhân của các quốc gia) trong đó hàng hoá phải được di chuyển từ lãnh thổ quốc gia này sang lãnh thổ quốc gia khác. Ngày nay, thương mại quốc tế được hiểu rất rộng, bao gồm không chỉ phần buôn bán hàng hoá hữu hình (phần này vẫn chiếm tỷ lệ lớn) mà còn bao gồm cả các hoạt động mua bán hàng hoá vô hình, dịch vụ,…

Theo định nghĩa của UNCITRAL (uỷ ban về luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc), th­ương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng bao gồm mọi hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, tức là bao gồm mọi hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế từ mua bán hàng hoá hữu hình đến các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, thông ty n, vận tải, du lịch,… Theo các văn bản pháp lí của Việt Nam, th­ương mại quốc tế không bao gồm các hoạt động đầu tư­. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khi rất khó xác định ranh giới giữa hoạt động thương mại và hoạt động đầu tư.

b. Các loại

hình th­ương mại quốc tế:

Khi xem xét thương mại quốc tế dưới góc độ quốc gia hoặc công ty (hoạt động ngoại thương hoặc xuất nhập khấu) người ta thường phân thành hai luồng hàng hoá: Xuất khẩu và nhập khẩu. Xuất khẩu là hoạt động đ­a hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ở trong nước ra nước ngoài tiêu thụ. Nhập khẩu là quá trình ng­ợc lại, đ­a hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài vào trong nước tiêu thụ. Trong điều kiện hiện đại, các khái niệm "trong nước", "ngoài nước”, “sản xuất” nhiều khi phải được quy ước rất chặt chẽ. Trong thực tiễn xuất hiện những hình thức th­ương mại quốc tế như xuất khẩu tại chỗ hoặc xuất khẩu trực tiếp (hàng hoá dịch vụ được sản xuất trong nước bán cho chủ thể nước ngoài ngay trên lãnh thổ quốc gia), xuất nhập khẩu quá cảnh (hàng hoá dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài nhập vào trong nước để xuất khẩu đi nước thứ ba).

Dưới góc độ toàn cầu, phân loại xuất khẩu và nhập khẩu không còn ý nghĩa nữa vì xuất khẩu của nước này là nhập khẩu của nước kia. Do đó, thương mại quốc tế thường được phân loại theo hình thức đối tượng buôn bán theo các nhóm sau:

- Th­ương mại hàng hoá hữu hình: bao gồm tất cả các hoạt động buôn bán quốc tế liên quan đến các hàng hoá truyền thống và thông thường nhìn thấy được, đo đếm được, từ máy móc thiết bị toàn bộ đến nông sản, thực phẩm, nguyên nhiên liệu. Nhóm này thường được phân thành 2 phân nhóm: Hàng sơ chế (tỉ trọng giá trị gia công công nghiệp không đáng kể) và hàng tinh chế (tỉ trọng giá trị gia công công nghiệp cao).

- Th­ương mại hàng hoá vô hình: bao gồm các hàng hoá không nhìn thấy đủ(như phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả, độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu, phần mềm máy tính,…

Th­ương mại dịch vụ bao gồm các hoạt đòng thương mại quốc tế còn lại không thuộc th­ương mại hàng hoá. Thuộc nhóm này gồm có các dịch vụ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cho thuê dịch vụ kĩ thuật, dịch vụ quản lí, du lịch, vận tải, thông ty n liên lạc.

c. Tác động của thương mại quốc tế:

Trong vòng thế kỉ XX, th­ương mại quốc tế đã tăng lên gần 10 lần và các quốc gia vốn tr­ước đây rất biệt lập về kinh tế ngày càng trở nên gắn bó với nhau, phụ thuộc lẫn nhau do những luồng hàng hoá, dịch vụ trao đổi ngày càng tăng cao. Tốc độ tăng thương mại quốc tế xét cả trên bình diện toàn cầu cũng như­ tính cho từng quốc gia có xu h­ướng ngày càng tăng lên và cao hơn tốc độ tăng năng lực sản xuất. Chính thương mại quốc tế ngày càng tăng là yếu tố cơ bản quyết định xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra hiện nay. Thương mại quốc tế có vai trò làm cho các nguồn lực sản xuất của thế giới được sử dụng có hiệu quả hơn. Điều này đã được chứng minh cả về lí thuyết lẫn thực tế (xem phần lí thuyết th­ương mại quốc tế). Nó góp phần làm tăng năng lực sản xuất, tăng mức sống của các quốc gia nói riêng cũng như của toàn thế giới nói chung. Th­ương mại thúc đẩy phát triển chuyên môn hoá, và đến l­ợt mình chuyên môn hoá lại thúc đẩy tăng năng suất lao động. Cuối cùng, trong thời kì dài hạn, thương mại sẽ góp phần làm cho năng suất và mức sống dân cư ngày càng tăng. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều coi thương mại quốc tế là một trong những yếu tố hàng đầu mang lại thịnh vượng chung trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của mình. Dưới góc độ của doanh nghiệp, th­ương mại quốc tế chính là cơ hội phát triển thị trường, tăng doanh số và lợi nhuận kinh doanh.

Tuy nhiên, thương mại quốc tế không phải lúc nào cũng là giải pháp màu nhiệm mang lại thịnh vượng chung. Thương mại quốc tế tăng lên đồng nghĩa với quá trình thống nhất thị trường thế giới. Do vậy, trong điều kiện còn có sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động, thương mại làm cho nhập khẩu của các nước tăng lên và nhiều hàng hoá nước ngoài trở nên cạnh tranh với hàng hoá trong nước, làm giảm quy mô sản xuất nội địa, kéo theo đó là mất việc làm. Đây chính là lý do giải thích tại sao rất nhiều quốc gia khi thực hiện chính sách kinh tế mở, bằng các công cụ khác nhau, chỉ khuyến khích tự do xuất khẩu mà vẫn hạn chế nhập khẩu.

Nhìn chung, có thể thấy rõ rằng th­ương mại quốc tế mang lại lợi ích rõ rệt cho các nước phát triển có trình độ công nghệ và tổ chức sản xuất cao. Đối với các nước chậm phát triển, thương mại quốc tế chỉ mang lại lợi ích thực sự khi các nước đó có chiến l­ợc và sách lược đúng đắn, rõ ràng và vừa sức, vừa phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ kinh tế quốc tế của thế giới vừa góp phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế của quốc gia. Nếu xử lí mối quan hệ này không tốt, th­ương mại quốc tế có thể làm cho nền kinh tế của các nước chậm phát triển ngày càng què quặt, phụ thuộc vào nước ngoài, mức sống của dân cư không được cải thiện, nhất là những nhóm dân c­ư nghèo nhất.

2. Những xu hướng phát triển thương mại quốc tế hiện nay.

Tình hình thương lnại quốc tế trong vài thập kỉ gần đây cho thấy nổi bật lên những xu hướng cơ bản sau:

a. Tốc độ phát triển thương mại quốc tế có xu hướng tăng lên nhưng diễn ra không đều về không gian và thời gian:

Xét về tổng thể, ta thấy thương mại quốc tế luôn có xu hướng tăng lên cả về tuyệt đối (quy mô xuất khẩu) và t­ương đối (tỉ suất thương mại) và đây chính là yếu tố cơ bản làm hình thành và gia tăng tốc độ toàn cầu hoá nền kinh tế thế

giới. Đến l­ượt mình, xu hướng toàn cầu hoá lại là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến chính sách kinh tế của các quốc gia theo hướng mở cửa và hội nhập, làm gia tăng hàng hoá xuất khẩu.

Xu hướng này đã được thể hiện trong bảng 2.1 và các phân tích ở trên. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng thương mại quốc tế thường không ổn định , có thời kì rất cao (7 - 10%) như những năm 198 8 - 1989 và 1994 - 1995 nhưng cũng có thời kì chỉ đạt 2 - 3% (các năm 1986, 1991, 1998). Lí do của sự dao động này là do sự tác động của các cuộc khủng hoảng khu vực và quốc tế về sản xuất, tiêu thụ, nguyên liệu, năng lượng,... Xét theo khu vực và từng quốc gia riêng lẻ, tỉ suất thương mại và tốc độ tăng th­ương mại quốc tế rất không đều giữa các nước và khu vực.

b. Cơ cấu thương mại quốc tế xét theo nhóm

hàng có sự thay đổi mạnh theo các hướng sau:

- Thương mại hàng hữu hình vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng tăng chậm hơn so với thương mại hàng vô hình do đó tỉ trọng thương mại hữu hình có xu thế giảm. Ngược lại, thương mại hàng hoá vô hình (bao gồm cả dịch vụ) ngày càng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tương đối và có vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế nói chung. Tốc độ tăng th­ương mại hàng vô hình và dịch vụ đạt trung bình 12,5%/năm trong suốt thời kì 1985 - 1996, trong khi th­ương mại hàng hữu hình chỉ tăng trung bình 6 - 7% năm. Lí do của sự biến đổi này là do các ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên về tỉ trọng; các điều ­ước quốc tế về thương mại dịch vụ và hàng vô hình ngày càng được chấp nhận rộng rãi  làm cho thương mại dịch vụ được tự do hoá trên quy mô ngày càng rộng và mức độ ngày càng sâu.

- Tỉ trọng nhóm hàng lương thực thực phẩm giảm mạnh. Nguyên nhân: một mặt cách mạng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp giúp ngày càng nhiều nước tự túc được lương thực, mặt khác, nhiều quốc gia áp dụng thuế bảo hộ rất cao với mặt hàng này.

- Tỉ trọng nhóm hàng tinh chế, đặc biệt là máy móc thiết bị tăng nhanh. Nguyên nhân là phân cônglao động hiện đại diễn ra trên quy mô quốc tế ở lĩnh vực công nghiệp mạnh hơn so với nông nghiệp; cách mạng khoa học công nghệ làm tăng nhu cầu mua, bán máy móc, thiết bị, nhất là ở các nước chậm phát triển bắt đầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá; vòng đời sản phẩm có xu hướng giảm, đẩy nhanh quá trình khấu hao tạo vốn đổi mới thiết bị; điều kiện vận tải cho phép giảm, giá thành vận chuyển máy móc thiết bị từ nước này sang nước khác.

c. Sự xuất hiện và hoạt động của các liên kết kinh tế quốc tế làm cho thương mại khu vực có xu hướng tăng lên:

Các tổ chức khu vực đều đi đến các giải pháp ở nhiều cấp độ khác nhau như khu vực mậu dịch tự do, liên minh hải quan, thị trường chung, liên minh kinh tế và tiền tệ; và chính các thiết chế hợp tác này đã thúc đẩy tăng trư­ởng thương mại khu vực. Ngoài ra, yếu tố văn hoá, sở thích và điều kiện vận tải thuận lợi cũng góp phần tăng thương mại khu vực. Trong giai đoạn hiện nay, thương mại khu vực chiếm tới l/2 thương mại quốc tế (tỉ lệ này ở Tây Âu là 70% , Bắc Mỹ  là 33%, Nam Mỹ  là 20%, châu Á là 50%, châu Phi là 8%, Trung Cận Đông là 10%). Đây là xu hướng mới rất đáng chú ý đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

d. Tính chất cạnh tranh và mâu thuẫn trên thị trư­ờng quốc tế thể hiện ngày càng quyết liệt dư­ới nhiều hình thức, cấp độ khác nhau

            Xu hư­ớng này thể hiện ở các khía cạnh:

- Mâu thuẫn và cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa ba trung tâm Mỹ  - Tây Âu - Nhật Bản. Các cuộc "chiến tranh thu­ơng mại “nh­ư "chiến tranh điện tử", "chiến tranh ô-tô”,"chiến tranh chuối ", “chiến tranh thịt bò" đều phản ánh mâu thuẫn và cạnh tranh giữa ba trung tâm kinh tế. Điều khoản đặc biệt 30l của Luật thư­ơng mại Mỹ  (ban hành năm 1988) cho phép Tổng thống hành động trừng phạt chống lại các hành vi thư­ơng mại xâm hại lợi ích kinh tế của Mỹ . Từ đó đến nay, Mỹ  đã áp dụng trên 10 lần với các bạn hàng, chủ yếu là các nước OECD, tạo nên các cuộc chiến tranh thương mại gây thiệt hại cho các đối tác liên quan hàng chục tỉ đô la.

- Mâu thuẫn giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển thể hiện ở chỗ: các nước công nghiệp phát triển đòi hỏi giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp và tự do hoá thị trường dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ tài chính, bảo hiểm, du lịch, vận tải, viễn thông), đòi hỏi bảo đảm các nguyên tắc buôn bán hàng hoá, sở hữu trí tuệ. Còn các nước đang phát triển chư­a muốn thực hiện ngay các điều kiện tự do hoá. Đồng thời đòi hỏi áp dụng các chế độ ưu đãi nhiều hơn từ các nước công nghiệp phát triển.

- Mâu thuẫn và cạnh tranh giữa các công ty xuyên quốc gia (TNC) dẫn đến làn sóng đầu tư ­ quốc tế và sát nhập công ty mạnh trong 10 năm gần đây.

e. Vai trò của GATT/ WTO ngày càng quan trọng trong điều chỉnh th­ương mại quốc tế.

Có thể coi WTO là tổ chức quốc tế có uy lực nhất trong điều chỉnh hoạt động th­ương mại quốc tế. Các thể chế điều chỉnh của GATT/WTO ngày càng có hiệu lực đối với nhiều nước, mức độ điều chỉnh và tính chất điều chỉnh cũng ngày càng sâu sắc và hiệu quả hơn. Việc hơn 130 quốc gia thành viên sau vòng đàm phán Urugoay nhất trí thành lập WTO với những nguyên tắc hoạt động mới hơn, thay thế GATT cũng đã chứng tỏ vai trò ngày càng tăng của tổ chức này.

f.  Các hình thức th­ương mại và thanh toán được sử dụng ngày càng đa dạng, phong phú.

Các hình thức thư­ơng mại (cả hình thức truyền thống và hình thức mới) bao gồm: '

- Mua bán thông thường qua hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (theo Công ­ước Viên 1980 và INCOTERMS).

- Mua bán qua các hợp đồng đổi hàng bao gồm thư­ơng mại hàng đổi hàng (bartel trade), th­ương mại bồi thường (compensation trade) và thương mại đối ứng (counter trade).

- Mua bán qua các hình thức đấu thầu, đấu giá, gia công xuất khẩu, mua bán khống (giao sau, giao tr­ước),. . .

- Mua bán qua các hình thức thanh toán và tín dụng khác nhau như­ thuê mua tài chính (leasing), tín dụng thương mại, thanh toán bù trừ,. . .

II. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.

l. Khái niệm chính sách th­ương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế (chính sách ngoại th­ương) của một. quốc gia là một bộ phận của hệ thống chính sách kinh tế đối ngoại, bao gồm hệ thống  các quan điểm, nguyên tắc, công cụ, biện pháp của nhà nước áp dụng trong quản lý kinh tế nhằm tác động, điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động thương mại quốc tế góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô chung của quốc gia.

Khi nghiên cứu chính sách th­ương mại quốc tế của một quốc gai cần chú ý các vấn đề sau:

- Chính sách th­ương mại quốc tế mang tính lịch sử cụ thể rõ rệt: Nó hlôn gắn với chủ thể quốc gia cụ thể và có tác dụng trong những thời kì nhất định. Mặc dù giao l­ưu quốc tế phát triền mạnh và lợi ích của thư­ơng inại quốc tế là rất hiển nhiên nhưng  tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mỗi quốc gia thường có chính sách thương mại quốc tế độc lập thể hiện ý chí và mục tiêu phát triển của mình.

- Chính sách thương mại quốc tế không tồn tại độc lập mà luôn là một bộ phận trong hệ thống chính sách kinh tế tế có những công cụ đặc thù và những mục tiêu riêng, nó vẫn phải phục tùng mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống kinh tế. Trong trường hợp mâu thuẫn về mục tiêu đòi hỏi phải tôn trọng mực tiêu chung của hệ thống.

- Chính sách thư­ơng mại quốc tế chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế. Những biến động về các yếu tố nói trên sẽ làm ảnh hưởng  rõ rệt đến chính sách th­ương mại quốc tế.

- Chính sách thư­ơng mại quốc tế có quan hệ chặt chẽ với các chính sách liên quan như­ chính sách đầu tư­, chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách khoa học - công nghệ. . . . và trong nhiều trúờng hợp có sự đan xen., giao nhau giữa các chính sách.

- Để thực hiện chính sách thư­ơng mại quốc tế, có nhiều công cụ khác nhau như­ thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kĩ thuật, tín dụng, trợ cấp, phá giá, . . . có thể được sử dụng riêng hoặc phối hợp, tuỳ theo mục đích điều chỉnh hoạt động thư­ơng mại.

- Xét về cấu trúc chính sách thương mại quốc tế có thể hình dung nó như­ cơ chế ma trận 3 chiều: Chiều thứ nhất thư­ờng được gọi là cơ chế thúc đẩy - kìm hãm (dùng công cụ khác nhau để kìm hãm, thả nổi hoặc thúc đẩy hoạt động thư­ơng mại); chiều thứ hai thường được gọi là chính sách mặt hàng (áp dụng các công cụ có phân biệt theo từng nhóm hàng, ngành hàng, mặt hàng cụ thể), chiều thứ ba là chính sách bạn hàng, thể hiện sự phân biệt mức độ áp dụng chính sách đối với từng nhóm bạn hàng hoặc bạn hàng cụ thể đối với cả chiều xuất và nhập.

* ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế. Nghiên cứu chính sách thư­ơng mại quốc tế của các nước trên thế giới nói chung (trong đó có nước ta) có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn. Tr­ước hết, đối với các nhà quản lí doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động kinh tế đối ngoại:

- Nắm vững chính sách thư­ơng mại quốc tế của các nước để tìm cách thâm nhập, mở rộng thị trường, xác định chiến lư­ợc kinh doanh phù hợp đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Điều chỉnh sản xuất kinh doanh và hoạt động 'thư­ơng mại tuỳ theo sự thay đổi về chính sách của các nước.

- Phát triển các quan hệ đối tác, bạn hàng trong quan hệ thương mại và đầu tư­.

Đối với các quốc gia (các nhà nghiên cứu. hoạch định chính sách và quản lí. lãnh đạo). việc nghiên cứu chinh sách th­ương mại quốc tế giúp:

Rút kinh nghiệm đánh giá thực tiễn chính sách để xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách thư­ơng mại quốc tế của quốc gia sao cho có hiệu lực, hiệu quả cao.

-           Hư­ớng dẫn, ­tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Tham gia hoạch định các chính sách kinh tế khác phù hợp với điều kiện thương mại trong và ngoài nước.

2. Phân loại các công cụ của chính sách thư­ơng mại quốc tế.

Có nhiều công cụ, biện pháp khác nhau được sử dụng dư­ới nhiều hình thức trong chính sách thương lnại quốc tế của các nước. Các công cụ này có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau:

- Theo tính chất và cơ chế tác động, các công cụ được phân thành ba loại : Các công cụ kinh tế tác động thông qua cơ chế lợi ích kinh tế, các công cụ hành chính tác động thông qua cơ chế hành chính - pháp luật; các công cụ tâm lí - giáo dục tác động thông qua các quy luật tâm lí của các chủ thể thực hiện các hoạt động ngoại th­ương.

- Theo chiều tác động của công cụ, người ta phân thành hai nhóm : nhóm thứ nhất gồm các công cụ và biện pháp khuyến khích, thúc đẩy như­ miễn giảm thuế, áp dụng trợ cấp, tín dụng, phá giá, . . . ; nhóm thứ hai gồm các công cụ và pháp hạn chế (kìm hãm) như­ thuế quan, hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, . . .

- Theo địa điểm tác động thường phân các công cụ, biện pháp thành 2 loại : Loại thuế quan (tác động đến hàng hoá xuất nhập khẩu tại biên giới) và các công cụ phi thuế quan tác động đến các đối tư­ợng cần điều chỉnh ở ngoài biên giới quốc gia.

- Theo bản chất của các hình thức cụ thể, các công cụ, biện pháp đều có tên gọi riêng và được chia thành 4 nhóm: thuế quan, các công cụ hạn chế định l­ượng. các công cụ kĩ thuật, các công cụ tài chính - tiền tệ phi thuế quan.

3. Các nguyên tắc trong chính sách th­ương  mại quốc tế.

Theo đánh giá của hai nhà khoa học Hoekman và Kostecke ( 1995), chính sách th­ương mại quốc tế là chính sách kinh tế của quốc gia dùng để phân biệt đối xử với các nhà sản xuất và thư­ơng nhân nước ngoài. Nói cách khác, chính sách th­ương mại quốc tế là chính sách quốc gia đặt trong quy mô quốc tế vì những động cơ nội địa. Do vậy, trên bình diện quốc tế, các chính sách thư­ơng mại quốc tế của các quốc gia không tránh khỏi sự đối lập nhau, mâu thuẫn nhau. Điều đó đòi hỏi phải có những nguyên tắc, chế độ chung để điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế. Rõ ràng, trong điều kiện mở cửa và hội nhập hiện nay, vai trò của GATT/WTO và các tổ chức quốc tế và khu vực khác ngày càng quan trọng, những nguyên tắc quốc tế trong hợp tác và giao thương trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu trong chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia thành viên. Sau đây là những nguyên tắc được sử dụng nhiều từ trước đến nay:

a. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN

- Most FavouredNation)

MFN là chế độ một nước dành cho một nước khác các điều kiện đối xử tốt nhất, có nghĩa rằng nước được h­ưởng MFN phải được hư­ởng tất cả những ưu đãi về các mặt như thuế quan, mặt hàng, điều kiện thương mại, quyền lợi pháp nhân, . . . mà quốc gia áp dụng MFN áp dụng cho bất kì nước thứ ba nào khác. Ví dụ : Nếu Mỹ  áp dụng MFN đối với Việt Nam thì giả sử Mỹ  có chính sách giảm thuế nhập khẩu đồ len dạ Australia từ 20% xuống 10%, điều đó đ­ương nhiên có nghĩa là Việt Nam cũng được hưởng chính sách ưu đãi đó.

MFN là chế độ quan hệ thương mại có lịch sử phát triển khá lâu dài: Đầu ty ên được áp dụng vào năm 1860 giữa Pháp và Anh, sau đó đến thời kì của 2 cuộc chiến tranh thế giới, MFN bị mai một và hầu như­ không được áp dụng nữa. Từ năm 1941 (khi Mỹ  kí Hiến chư­ơng Đại Tây Dương) và nhất là từ khi GATT ra đời và hoạt động (1948), MFN trở thành nguyên tắc ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trên một giác độ nào đó, có thể coi rằng, MFN cùng với nguyên tắc đối xử quốc gia tạo nền tảng của nguyên tắc không phân biệt đối xử (non-disclimination) trong quan hệ thương mại quốc tế.

Cần l­ưu ý rằng, MFN hiện nay được áp dụng tự động giữa các nước là thành viên WTO hoặc cùng là thành viên của một số tổ chức khu vực. Số lượng nước được hưởng MFN của một quốc gia thường rất lớn. Ví dụ: ngay Việt Nam mặc dù chư­a là thành viên của WTO như­ng cũng áp dụng MFN với gần 70 nước và được hưởng MFN của trên 60 nước. Do đó, có quan điểm cho rằng không nên hiểu MFN là chế độ quan hệ thương mại ưu đãi mà điểm cơ bản của MFN là đối xử bình đẳng với các nước cùng được hưởng MFN. Từ năm1999, Mỹ  đã chính thức sử dụng thuật ngữ NTR (quan hệ thương mại bình thường) để thay thế cho MFN. Hơn nữa, khi áp dụng MFN, các quốc gia thường có những ngoại lệ quan trọng :

- Các sản phẩm từ các nước đang phát triển được đối xử ư­u đãi hơn qua chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP);

- Các nước cùng một khối kinh tế nh­ư EU, ASEAN được hưởng những nhân nhượng ­ưu đãi hơn,

- WTO cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa đối với các nước vi phạm MFN;

- Một số quốc gia yêu cầu có những ngoại lệ nhất định ngay khi kí nghị định thư gia nhập WTO.

Tuỳ

theo cách thức áp dụng MFN, người ta thường phân biệt các hình thức MFN sau:

- Loại không điều kiện (kiểu Châu Âu ) không đòi hỏi bất kì một điều kiện nào cả và loại có điều kiện (Mỹ thường áp dụng) thường kèm theo đòi hỏi đáp ứng những điều kiện nhất định. Ví dụ: Quốc hội Mỹ đã thông qua luật Jackson -Vanik sửa đổi Luật thương mại 197 l hạn chế áp dụng MFN đối với các nước "hạn chế di dân tự do" nhằm chống lại các nước XHCN cũ như­ Trung Quốc, Liên Xô, . . .

- MFN đa phương (nhiều nước áp dụng lẫn nhau) và đơn phương (chỉ áp dụng một chiều không đòi hỏi phía bên kia áp dụng MFN đối với mình).

- MFN không hạn chế và có hạn chế (thường hạn chế ở mặt hàng hoặc lĩnh vực áp dụng). 

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến MFN, mà chủ yếu là MFN trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ . Việc áp dụng MFN sẽ làm cả hai bên cùng có lợi. Như­ng đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà chủ yếu là vấn đề chính trị. Đối với Việt Nam, trong một thời gian dài Mỹ thực hiện cấm vận nên việc buôn bán của Việt Nam với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ  gặp nhiều trở ngại. Ngày    3/2/l 994 Mỹ  tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. 7/1995 thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. 10/3/1998, Mỹ  đã tuyên bố bãi bỏ việc áp dụng điều khoản Jackson -Vanik đối với Việt Nam. Sau đó, Việt Nam đã ký Hiệp định bản quyền với Mỹ  (năm 1997) và Hiệp định này đã có hiệu lực ngày 23/12/J 998 . Đây là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định thương mại Việt- Mỹ  được đại diện thương mại hai nước ký kết ngày 13/7/2000, hiện đang chờ Quốc hội hai nước phê chuẩn để có hiệu lực. Đó là cơ sở pháp lý để hai nước áp dụng MFN cho nhau, tạo thuận lợi cho cả Việt Nam, và hoạt động của các cơ quan của Mỹ như­ Ngân hàng xuất nhập khẩu (Eximbank), Cơ quan đầu t­ư tư­ nhân hải ngoại (OPIC), Cơ quan phát triển quốc tế (USAID) trong việc hỗ trợ về tài chính và bảo hiểm các khoản đầu tư­ của các công ty Mỹ  đang làm ăn ở Việt Nam, làm tăng sức cạnh tranh của các công ty Mỹ so với các công ty nước ngoài khác.

Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước khác, MFN được ghi nhận trong các Hiệp định song phương về đầu tư­, các Hiệp định song phương về thương mại. Trong quan hệ thương mại với EU, Việt Nam được hưởng MFN của EU lần đầu ty ên vào năm 1993. Tính đến đầu năm 1999, có 69 quốc gia và lãnh thổ có thoả thuận MFN với Việt Nam.

b. Nguyên tắc đốí xử quốc gia (National Trêatmnt).

Nguyên tắc đối xử quốc gia (trong những tài liệu trước kia còn được gọi là chế độ ngang bằng dân tộc – National Parity) là chế độ quan trọng được quy định trong nhiều hiệp định song phương và đa phương, và cùng với MFN tạo nên 2 nguyên tắc cơ bản của WTO. Nguyên tắc này đòi hỏi những sản phẩm nước ngoài và nhiều khi cả các nhà cung cấp nước ngoài được đối xử trên thị trường nội địa không kém ư­u đãi hơn (ngang bằng) so với sản phẩm nội địa cùng loại và các nhà cung cấp nội địa.

Nh­ư  ở trên đã lưu ý, đối xử quốc gia cũng như­ MFN là hai bộ phận cấu thành tạo nên nguyên tắc không phân biệt đối xử.

Trên thực tế, việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia thường gây nên những tranh cãi phức tạp do cách hiểu và giải thích cụ thể về chế độ này có thể rất khác nhau. Chế độ đãi ngộ quốc gia thường được áp dụng theo nhiều cấp độ: đơn giản nhất là trong các lĩnh vực thuế, c­ớc phí, điều kiện giao nhận, kiểm định, . . . đối với hàng hoá hữu hình; phức tạp hơn là áp dụng mở rộng sang các lĩnh vực khác nh­ư chế độ pháp nhân, thể nhân, thương thuyền, điều kiện cư­ trú, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và bất động sản, . . .

 Nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ quan trọng: đối vớị hàng hoá mậu dịch biên giới; hàng hoá do Chính phủ mua; cho phép trợ cấp sản xuất nội địa lấy từ nguồn thuế nội địa, . . .

Hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì một số biện pháp mâu thuẫn với nguyên tắc đối xử quốc gia, để bảo vệ sản xuất nội địa hoặc thực hiện một số mục đích khác, trong các lĩnh vực nh­ư áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, trong chính sách đầu tư­ nước ngoài. chính sách thương mại dịch vụ.

c. Nguyên tắc có đi có lại (reciprocity)

Đây là nguyên tắc mang tính thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế. Nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia trong quan hệ thương mại phải dành cho nhau những ­ưu đãi và nhân nh­ượng tương xứng nhau. Sự nhân như­ợng tương xứng này tạo nên cân bằng ư­u đãi giữa các quốc gia, và là nền táng cho quan hệ kinh tế bền vững.

Nguyên tắc có đi có lại là một trong những nguyên tắc cổ điển nhất được áp dụng từ rất lâu và ngày nay phạm vi và mức độ áp dụng đã bị thu hẹp rất nhiều.

d. Chế độ ưu

đãi phổ cập (GSP - GelzeralizedSystem of Preference)

Chế độ này lần đầu tiên được đề xuất và thông qua tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) năm 1968 và được nhiều nước áp dụng từ năm 1971. Đây là chế độ ­ưu đãi riêng của các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang phát triển một sự ư­u đãi có giới hạn về tỉ lệ thuế quan đối với các hàng hoá từ các nước này nhập vào các nước phát triển. Mục đích của chế độ này là nhằm tăng tính cạnh tranh của hàng hoá các n­ước đang phát triển, giúp các nước này đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

Nh­ư vậy, GSP là chế độư­u đãi hơn so với MFN, chỉ được áp dụng, một chiều từ các nước phát triển cho các nước đang phát triển (ví dụ: EU chỉ dành GSP cho một số nước có GDP tính trên đầu ng­ười nhỏ hơn 6000 USD),' được áp dụng có hạn chế đối với một số nhóm hàng hoá, và thường áp dụng phân biệt thành nhiều nhóm hàng với mức ư­u đãi khác nhau trong đó ư­u đãi nhất là miễn thuế hoàn toàn. GSP được áp dụng khác nhau ở mỗi nước (hiện nay, trên thế giới có đến 15 loại GSP).

Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập tính trên đầu ng­ười rất thấp nên đã được hưởng GSP của nhiều nước phát triển, trong đó có những đối tác quan trọng như EU, Nhật, Canada. Do đó, Việt Nam đang có cơ hội cạnh tranh trên những thị trường đó về những mặt hàng GSP, tuỳ theo mức độ ưu đãi. Cần chú ý là các doanh nghiệp khi xuất hàng sang các thị trường có chế độ GSP muốn được hưởng ưu đãi phải đảm bảo 3 điều kiện sau:

- Điều kiện xuất xứ sản phẩm từ nước sở tại : Quy định hàng hoá có xuất xứ từ một nước phải sử dụng tối thiểu một tỉ lệ nhất định nguyên liệu trong nước (từ 35 – 60% tuỳ theo quy định của từng nước).

- Điều kiện vận tải : Phải được đóng gói và vận chuyển thẳng từ nước xuất sang nước nhập, không qua các trạm xử lí trung chuyển ở nước thứ ba.

- Điều kiện chứng từ xác nhận: Phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ chứng nhận xuất xứ sản xuất theo các mẫu quy định (C/O - Certificale of Origin - foml A) do cơ quan có thẩm quyền cấp.

e. Một số quy định

chung có tính nguyên tắc của WTO và các điều ước quốc tế khác đối với chính sách thương mại quốc  tế của các quốc gia.

Ngoài những nguyên tắc đã nêu ở trên, trong những Hiệp định của WTO, các công ­ước quốc tế còn nổi lên một số quy định mang tính nguyên tắc có ảnh hưởng mạnh đến chính sách thương mại quốc tế của các nước. Những quy định đó là:

- Giảm tối đa, ty ến tới xoá bỏ hạn chế phi thuế quan: Hiệp định chung của GATT/WTO quy định rằng ngoài thu thuế và các khoản chi phí hợp lí khác, các nước thành viên không được lập ra hoặc duy trì hạn ngạch, giấy phép xuất  nhập khẩu hoặc các biện pháp khác đế hạn chế hoặc cấm nhập khẩu sản phẩm từ lãnh thổ của các nước thành viên khác.

Tuy nhiên, khi áp dụng quy định này còn có nhiều ngoại lệ (ví dụ, ngoại lệ đối với nhóm hàng nông san, hàng hoá cân đối cán cân thanh toán, . . . ) gây nên những tranh cãi trên thực tế.

Tránh đánh thuế hai lần và bảo hộ đầu tư­: Tron g điều kiện phát triển thương mại quốc tế và đầu tư­ quốc tế  mạnh như hiện nay, đề khuyến khích các nhà kinh doanh mở rộng buôn bán và đầu t­ư ra nước ngoài cũng như để bảo đảm các điều kiện kinh doanh bình đẳng cho các nhà kinh doanh nước ngoài, giữa các quốc gia có quan hệ thương mại và đầu t­ư đều phải kí với nhau hai Hiệp định cơ bản: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Hiệp định bảo hộ đầu t­ư.

Tránh đánh thuế hai lần là biện pháp điều chỉnh thuế suất (chủ yếu áp dụng cho các sắc thuế trực thu) nhằm bảo đảm cho các nhà kinh doanh và đầu tư nước ngoài khi làm ăn ở nước khác không phải chịu thuế quá mức do hệ thống thuế của hai nước độc lập nhau và đều đánh trên một đối t­ượng thuế là thu nhập, lợi nhuận, . . . ' '

Bảo hộ đầu t­ư là biện pháp mang tính cam kết của nước tiếp nhận đầu tư­ nhằm bảo đảm những điều kiện kinh doanh cho các thương nhân nước ngoài, đặc biệt đối với hoạt động đầu tư­, sao cho không phải chịu những bất lợi khi có sự thay đổi chính sách. Các điều kiện đó có thể là: bảo đảm không quốc hữu hoá trực tiếp và gián tiếp, khi chính sách (đặc biệt là chính sách thuê) thay đổi thì cho thương nhân nước ngoài hưởng chính sách mới nếu chính sách mới có lợi cho họ, hoặc cho họ hưởng chính sách cũ trong thời gian nhất định nếu chính sách thay đổi bất lợi đối với họ.

- Công khai hoá chính sách thương lnại quốc tế: WTO và  trong chừng mực nhất định là các các tổ chức khu vực như APEC, ASEAN quy định: các thành viên phải thường 'xuyên thông báo công khai các chính sách thương mại quốc tế của mình để các tổ chức này có trách nhiệm cung cấp thông ty n chính sách cho các thành viên khác. Ngoài việc công khai chính sách hiện hành, các thành viên còn phải thông báo kế  hoạch (lộ trình) thay đổi chính sách trong t­ương lai.

III. CÁC CÔNG CỤ CHỦ YẾU CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.  Thuế quan ( tariff)

a. Khái niệm

Đây là công cụ kinh tế thuộc nhóm hạn chế được sử dụng  phổ biến nhất và lâu đời nhất trong chính sách thương mại  quốc tế. Thuế quan còn được gọi là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế quá cảnh tuỳ theo đối t­ượng thu thuế. Nếu thuế được thu bởi nước xuất khẩu hàng hoá thì được gọi là  thuế xuất khẩu, nếu được thu bởi nước nhập khẩu thì gọi là thuế nhập khẩu, nếu được thu bởi nước thứ ba mà hàng hoá được chuyên chở quá cảnh (transit) được gọi là thuế quá cảnh. Trong ba lĩnh vực trên thì thuế nhập khẩu là phổ biến nhất.

Thuế quan là loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá khi chúng di chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác. 

Theo quy định của WTO, lãnh thổ hải quan là bất kì vùng lãnh thổ nào có chế độ thuế quan và các điều lệ  khác về thương mại mang tính chất độc lập để kiểm soát việc buôn bán giữa nó với các vùng lãnh thổ khác. Điều cần l­u ý ở đây là trong đa số trường hợp thì lãnh thổ hải quan và lãnh thổ quốc gia trùng khớp nhau do đó thuế quan thường được kiểm soát và thu tại biên giới và các cửa khấu như­  cảng biển, sân bay, . .. Tuy nhiên, trong điều kiện quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, nhiều lãnh thổ hải quan được xác lập không trùng với lãnh thổ quốc gia (liên minh thuế quan, khu kinh tế tự do, khu chế xuất, . . .) gây nên sự phức tạp nhất định trong

c. Các loại thuế quan

Có nhiều cách phân loại thuế quan tuỳ theo cách thức và tiêu chí phân loại :

- Theo mục đích đánh thuế có 3 loại : thuế quan bảo hộ, thuế quan tài' chính (nhằm tăng thu ngân sách), thuế quan hạn chế tiêu dùng.

- Theo đối t­ượng đánh thuế có 3 loại : thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế quá cảnh.

- Theo phương pháp tính thuế có 3 loại : thuế tính theo giá trị, thuế tính theo số lượng, thuế tính theo kiểu hỗn hợp (vừa tính theo giá trị vừa tính theo số lượng).

- Theo mức thuế áp dụng có 4 loại: mức thuế tối đa (áp dụng với các nước thù nghịch), mức thuế bình thường (áp dụng với các nước bình thường), mức thuế ưu đãi (áp dụng đối với các nước hưởng quy chế MFN), mức thuế ưu đãi đặc biệt (áp dụng đối với các nước cùng khối kinh tế,  mậu dịch biên giới hoặc có chế độ ưu đãi GSP).

d. Một số vấn đề trong sử dụng thuế quan.

Trong thực tiễn, thuế quan được sử dụng như­ một công cụ cơ bản nhất, chủ yếu nhất của chính sách thương mại quốc tế của các nước, nhưng nổi cộm lên mấy vấn đề sau:

d. 1. Sự khác nhau giữa thế quan danh nghĩa (tỉ lệ bảo hộ danh nghĩa) và tỷ lệ bảo hộ thực sự.

Tỉ lệ bảo hộ danh nghĩa (Nominal Rate of Protention – NRT) là mức thuế quan được áp dụng làm cho giá hàng nội địa cao hơn giá quốc tế. Tuy nhiên. NRP chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngư­ời tiêu dùng và các nhà buôn, còn đối với nhà sản xuất, họ quan tâm đến tỷ lệ bảo hộ thực sự (Effective Rate of Protention – NRT) cho biết mức độ họ phải thực sự cạnh tranh với hàng hoá cùng loại sán xuất trong nước. ERP được xác định theo công thức sau :

Trong đó:       VA' - Giá trị gia tăng thu được khi sản xuất sản phẩm trong điều kiện có thuế

VA - Giá trị gia tăng thu được khi sản xuất sản phẩm trong điều kiện tự do nhập

khẩu (không có thuê) Trong nhiều trường hợp ERP lớn hơn rất nhiều so với NRP do thuế đánh vào các mặt hàng nguyên liệu, bán thành phẩm đầu .vào thấp hơn so với thuế đánh vào thành phẩm. Hệ quả là, nếu mặt hàng nào có sự khác biệt lớn giữa ERP và NRP sẽ tạo ra sự bất bình đẳng, sự thua thiệt của các nhà sản xuất nước ngoài và trên thực tế, các nhà sản xuất trong nước sẽ được "bảo hộ" quá mức cần thiết. Hệ quả tiếp theo là các nhà sản xuất nước ngoài có thể sẽ đua nhau bỏ vốn đầu t­ư xây dựng các nhà máy lắp ráp trong nước gây nên tình trạng dư­ cung các mặt hàng đó trên thị trường. Tóm lại, đây là hiện t­ượng phức tạp cần khắc phục trong sử dụng thuế quan. Biện pháp phổ biến được áp dụng để giải quyết vấn đề này là cần thống nhất biểu thuế quan theo nhóm hàng lớn, không nên phân biệt chi tiết quá mức giữa thành phẩm và các dạng bán thành phẩm.

d.2. Vấn đề xác định giá trị thuế.

Hầu hết các nước đều chủ yếu áp dụng hình thức thuế quan tính theo giá trị. Do đó việc xác định đúng giá trị tính thuế có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tiễn xác định thuế quan, đặc biệt đối với hàng nhập khẩu, vấn đề xác định đúng giá trị tính thuế là vô cùng phức tạp.

Để giải quyết vấn đề này, các nước đều có những biện pháp nhất định như­ quy định giá trần, giá sàn , giá tính thuế, sử dụng thuế hỗn hợp, . . . Vòng đàm phán Tokyo của GATT đã đề ra 3 quy tắc về vấn đề này:

- Có chế độ quy định chi tiết, rõ ràng;

- Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia;

- Căn cứ tốt nhất để tính giá trị chịu thuế phải là giá giao dịch phù hợp với tập quán thương mại quốc tế.

Chế độ thuế quan của Việt Nam sau nhiều lần đổi mới đã từng b­ớc đáp ứng những yêu cầu chung của thông lệ quốc tế. Chế độ thuế quan hiện hành đã có những cải ty ến rõ rệt, trừ một số nhóm hàng có khung giá tính thuế còn đại đa số mặt hàng được áp dụng giá giao dịch, biểu thuế quan đã và đang được xây dựng, hoàn thiện trên cơ sở sử dụng hệ mã số hàng hoá theo Công ­ớc quốc tế HS (Harmonized System) do Tổ chức hải quan thế giới (WCO) thông qua ngày 14/6/1983, giao cho các doanh nghiệp kinh doanh tự khai thuế (hoặc hợp đồng với các công ty  khai thuê hải quan) dưới  sự hướng dẫn của hải quan và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu. Ngành hải quan ngoài việc kiểm tra tính hợp pháp của thủ tục còn giữ quyền thanh tra và xử lí những gian lận thương mại (nếu có) đối với chủ hàng.

d.3

. Vấn đề miễn giảm thuế quan.

Đây là những ngoại lệ được áp dụng trong nhiều trường hợp để khuyến khích những kênh hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu nhất định. Ví dụ: trong chế độ thuế quan của Việt Nam hiện nay, có một loạt quy định cho phép miễn thuế, hoàn thuế trong những trường hợp như­ hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, nguyên liệu gia công xuất khẩu. hàng hoá là thiết bị vật tư­, thiết bị mua theo vốn tài trợ ODA, hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học, y tế, giáo dục, hàng xuất nhập cho mục đích triển lãm, giới thiệu, . . .

2. Các biện pháp, công cụ hạn chế số lượng ( Quantita ty ve Restrictions)

Đây chính là các quy định hành chính - pháp lí mang tính bắt buộc để điều tiết trực tiếp các luồng hàng hoá xuất nhập khẩu. Đặc điểm của nhóm này là tác động nhanh, có hiệu lực cao, do đó chúng thường được sử dụng trong những tr­ường hợp nhằm mục đích bảo hộ mà thuế quan kém phát huy tác dụng; để ổn định một thị trường nhất định nào đó hoặc để phân biệt đối xử đối với một đối thủ nào đó trong quan hệ thương mại quốc tế.

Thông thường có 4 công cụ hạn chế số lượng chủ yếu sau: '

a. Hạn ngạch (quota)

Hạn ngạch hay hạn mức số lượng xuất khẩu hoặc nhập khẩu là công cụ cơ bản thuộc nhóm hành chính phi thuế quan có tác dụng kìm hãm của chính sách thương mại quốc tế được các quốc gia sử dụng phổ biến nhằm thực hiện mục đích nhất định về kinh tế.

Hạn ngạch nhập khẩu (hoặc xuất khẩu) là quy định của nước nhập khẩu (hoặc xuất khẩu) về mức cao nhất về giá trị hay khối lượng được pháp nhập khẩu (hoặc xuất khẩu) đối với một mặt hàng nhất định từ thị trường nhất định trong thời gian nhất định (thường là một  năm)

.

Hạn ngạch là công cụ cơ bản của nhóm các công cụ hạn chế số lượng. Hạn ngạch thường được các nước áp dụng cho hàng nhập khẩu - được gọi là hạn ngạch nhập khẩu, nhưng  nhiều khi cũng áp dụng cho cả hàng xuất khẩu (hạn ngạch xuất khẩu). Đôi khi , hạn ngạch còn được dùng kết hợp với thuế quan, được gọi là hạn ngạch thuế quan (tariff -  Quota).

Hạn ngạch nhập khẩu được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích bảo hộ không cho hàng hoá nước ngoài có giá trị thấp tràn vào thị trường nội địa. Hạn ngạch xuất khẩu được sử dụng khi cần bảo vệ ng­ười tiêu dùng trong nước khỏi sự thiếu hụt tạm thời mặt hàng nào đó (đặc biệt là lượng thực) hoặc khi muốn nâng giá sản phẩm trên thị trường thế giới (ví dụ, hạn ngạch xuất khẩu dầu mỏ của các nước khối OPEC); hoặc khi chính nước nhập hàng của mình áp dụng hạn ngạch trước (ví dụ, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang EU).

Hạn ngạch có thể được s­ dụng khá linh hoạt tuỳ theo hình thức và mục đích. Ví dụ, đối với hạn ngạch nhập khẩu có thể có những loại sau :

- Hạn ngạch nhập chung không phân biệt nhập từ thị trường nào;

- Hạn ngạch nhập từ một thị trường cụ thể nào đó,

- Hạn ngạch cho cả nhóm hàng;

- Hạn ngạch riêng cho một mặt hàng cù thể;

Hạn ngạch tính theo số lượng;

- Hạn ngạch tính theo giá trị .

Phân tích tác động kinh tế của hạn ngạch. ta thấy nó có tác động gần giống như­ thuế quan, ví dụ đối với hàng nhập ta thấy:

- Làm tăng giá tiêu dùng trên thị trường nội địa so với giá quốc tế và do vậy hạn chế tiêu dùng trong nước. Tác động này làm cho người tiêu dùng phải chịu thiệt hại về lợi ích kinh tế.

- Bảo hộ sản xuất trong nước, giúp các nhà sản xuất trong nước tăng sản lượng, giữ việc làm, bán được sản phẩm với giá cao hơn (các nhà sản xuất có lợi).

-  Hạn chế lượng hàng nhập khẩu (nhà sản xuất nước ngoài chịu thiệt).

- Kích thích buôn lậu và gian lận thương mại (xã hội chịu thiệt).

- Phần chênh lệch giá hàng nhập khẩu tạo lợi ích cho những doanh nghiệp nhận được hạn ngạch (nhà nhập khẩu có lợi).

Nh­ư vậy,  ta thấy hạn ngạch có một loạt tác động giống như­ thuế quan nhưng  có 2 điểm khác biệt cơ bản. Khác biệt thứ nhất là phần lợi ích chênh lệch giá không được đ­ưa vào ngân sách nhà nước như­ trường hợp thuế quan mà lại do nhà nhập khẩu hưởng. Đây chính là lí do dẫn đến sự phức tạp và các tệ nạn móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng trong phân bổ hạn ngạch. Khác biệt thứ hai ở chỗ: đây là công cụ hành chính nên các tác động thường nhanh và dễ kiểm soát hơn.

Xu hư­ớng chung hiện nay là các quốc gia ngày càng ít sử dụng, công cụ hạn ngạch và họ dùng thuế quan thay thế dần những Iĩnh vực trước đây vẫn sử dụng hạn ngạch. Trong những lĩnh vực bắt buộc phải sử dụng hạn ngạch, để khắc phục những như­ợc điểm của nó, người ta thường áp dụng bổ trợ một số biện pháp kinh tế như­ đấu thầu hạn ngạch, thu phí hạn ngạch, công khai hoá việc phân bổ hạn ngạch, . . .

Chế độ quản lí xuất nhập khẩu của Việt Nam trước đây sử dụng rất nhiều công cụ hạn ngạch và công cụ hạn chế số lượng khác nh­au giấy phép xuất nhập khẩu (Licence). Hiện nay, theo chế độ quản lí xuất nhập khẩu áp dụng từ năm 1999 (Quyết định 254/TTg ngày 30/12/1998), đối với hàng xuất khẩu chỉ áp dụng hạn ngạch đối với gạo và các hàng hoá đặc biệt do Nhà nước ấn định (hàng trả nợ). Ngoài ra, nhóm hàng dệt may do phía EU cấp hạn ngạch hạn chế cho Việt Nam nên phải phân bổ hạn ngạch của EU cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

b) Giấy phép (licence)

Đây là hình thức cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cho phép các nhà kinh doanh được xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Công cụ này có hiệu lực hơn so với thuế quan nhưng thuộc nhóm hạn chế phi thuế quan nên xu hướng chung các nước dần dần ít sử dụng. Chế độ quản lí xuất nhập khẩu hiện nay của Việt Nam chỉ sử dụng giấy phép đối với một số mặt hàng nhất định chứ không áp dụng đối với tất cả các mặt hàng như­ trước đây.

Giấy phép có nhiều loại :

Giấy phép chung: Chỉ quy định tên hàng và thị trường, không hạn chế định lượng và không ghi rõ địa chỉ doanh nghiệp được cấp.

- Giấy phép riêng: Cấp riêng cho từng nhà kinh doanh, ghi rõ số lượng, giá trị, thị trường và mặt hàng cụ thể.

Ngoài ra, còn có các hình thức khác như­ giấy phép có điều kiện, giấy phép đổi hàng, giấy phép ưu ty ên, . . .

c. Cấm nhập khẩu, xuất k

hẩu

Đối với nhập khẩu đây là công cụ bảo hộ tuyệt đối nhằm ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài.Đối với xuất khẩu, công cụ này chủ yếu được sử dụng nhằm bảo vệ tài nguyên, bảo vệ các giá trị văn hoá.

Trong xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay, công cụ cấm hẳn bị hạn chế rất nhiều, .chỉ áp dụng đối với một số nhóm do đặc biệt liên quan đến an ninh quốc phòng bảo vệ văn

d. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện  (Voluntary Export Restraint

- VER)

Là công cụ bảo hộ thị trường nội địa bằng cách nước nhập khẩu thông qua đàm phán và ban hành những chế độ quản lí nhập khẩu sao cho các nước xuất khẩu phải tự nguyện kiểm soát lượng hàng vào thị trường bằng cách tự hạn chế số lượng hoặc nâng giá hàng hoá. Cơ chế thực hiện VER là giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu phải có đàm phán thương lượng cụ thể: nước xuất khẩu buộc phải tự hạn chế lượng hàng hoá vì lợi ích của chính mình nếu không sẽ bị nước nhập khẩu áp dụng "tr­ừng phạt" bằng các biện pháp khác.

VER thường hay được các nước lớn sử dụng, đặc biệt là Mỹ đã nhiều lần áp dụng để thướng lượng với EU và Nhật về đặt hàng nhập khẩu vào Mỹ như­ ô-tô, hàng điện tử, hàng

3. Các công cụ "hàng rào kĩ thuật" ( Technical Barriers).

Đây là hình thứ c bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đ­a ra các tiêu chuẩn kĩ thuật đối với hàng hoá và khi sử dụng các tiêu chuẩn đó để kiểm định hàng nhập khẩu sẽ có tác dụng cản trở luồng hàng nhập khẩu. Các tiêu chuẩn kĩ thuật được sử dụng làm hàng rào thương mại rất đa dạng: về mẫu mã, quy cách, tính năng kĩ thuật,  vệ sinh thực phẩm, an toàn,  môi trường,.. Về bản chất, các tiêu chuẩn kĩ thuật không phải là công cụ thương mại quốc tế nhưng  trên thực tế rất nhiều quốc gia đã sử dụng rất hữu hiệu các tiêu chuẩn kĩ thuật để hạn chế kiểm soát, phân biệt đối xử đối với hàng hoá nhập khẩu  hiện nay trên thế giới ­tính có đến gần 1/3 lượng hàng hoá buôn bán gặp trở ngại bởi hàng rào kĩ thuật.

Hiệp định về hàng rào kĩ thuật trong thương mại của WTO đã đạt được thoả thuận về nguyên tắc trong việc sử dụng hàng rào kĩ thuật: các nước không được cố ý sử dụng hàng rào kĩ thuật làm công cụ phân biệt đối xử hoặc để hạn chế, cản trở l­u thông hàng hoá trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hàng rào kĩ thuật vẫn được sử dụng khá rộng rãi và gây tranh cãi, mâu thuẫn giữa các nước. Điển hình là việc EU kiểm soát thịt bò nhập từ Mỹ.

4. Các công cụ tài chính - tiền tệ phi thuế quan.

 Bản chất của nhóm các công cụ này là nhà nước sử dụng những biện pháp tài chính - tiền tệ tác động vào quá trình thương mại quốc tế nhằm điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu sao cho có lợi nhất cho việc thực hiện những mục tiêu kinh tế của quốc gia. Đây là nhóm biện pháp, công cụ mang tính chất bổ trợ nhưng  trong những tình huống cụ thể, việc sử dụng chúng rất có hiệu lực và hiệu quả.

a. Trợ cấp xuất khẩu (Export Subsidies)

Là biện pháp khuyến khích xuất khẩu trong đó chính phủ chi một khoản tài chính cho các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu trong nước để họ xuất khẩu nhiều hơn hàng hoá, dịch vụ ra.

Trợ cấp xuất khẩu, xét về tác động kinh tế ngư­ợc chiều hoàn toàn so với thuế xuất khẩn, do đó nó thường được áp dụng cho các mặt hàng nhạy cảm (nông sản, thực phẩm), các mặt hàng sử dụng nhiều lao động (thủ công, mĩ nghệ) hoặc trong điều kiện nhằm cải thiện cán cân thanh toán.

Vì lí do có nguồn tài chính dồi dào nên các nước phát triển hay sủ dụng công cụ này hơn so vơi các nước đang phát triển. Ví dụ, các nước OECD tính trung bình hàng năm sử dụng đến l,5% GDP để trợ cấp xuất khẩu, trong đó có các khu vực trợ cấp rất cao như­ 'EU (3 - 4%); Mỹ trợ cấp cho xuất khẩu nông sản gần 1 tỷ USD,…

 Trợ cấp xuất khẩu có thể được sử dụng dưới 2 hình thức: trợ cấp trực tiếp thông qua cấp tiền trực tiếp (ít sử dụng) hoặc thông qua việc cung ùng các hàng hoá dịch vụ đầu vào giá rẻ như­ điện, nước, thông tin, vận tải, . . . Trợ cấp gián tiếp áp dụng các biện pháp như­ hệ thống thu mua điều hoà, kho đệm, giảm thuế, miễn thuế, áp dụng tỉ giá nội bộ, . . .

Áp dụng trợ cấp xuất khẩu rất dễ dẫn đến vi phạm những nguyên tắc chung trong quan hệ kinh tế quốc tế, do đó mức độ và phạm vi sử dụng công cụ này ngày càng thu hẹp.

b. Tín dụng xuất khẩu (Export Credits)

Đây là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách nhà nước lập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại, bảo đảm gánh chịu rủi ro nhằm tăng cư­ờng tín dụng cho hoạt động xuất khẩu và thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu.

Tín dụng xuất khẩu có thể được cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho nhà sản xuất hoặc xuất khẩu trong nước, giúp họ đẩy mạnh xuất khẩu. Tín dụng còn có thể được nước xuất khẩu cấp cho các nước nhập khẩu hoặc nhà nhập khẩu (thông qua các hình thức gia hạn thanh toán, trả chậm , ưu đãi về điều kiện vay và lãi suất, . . . ) để khuyến khích họ nhập hàng của mình.

Cũng giống như­ trợ cấp xuất khẩu. tín dụng xuất khẩu thường đ­ực các nước phát triển sử dụng nhiều hơn và chủ yếu áp dụng cho các nhóm hàng thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ đồng bộ.

c. Bán phá giá (Dumping)

Theo định nghĩa của GATT/WTO, bán phá giá là hành động của nước xuất khẩu bán sản phẩm, hàng hoá của mình cho nước khác với giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông th­ường của sản phẩm khi bán ở trong nước.

Mục đích của bán phá giá là đẩy mạnh xuất khẩụ những hàng hoá áp dụng phá giá đến thị trường nhất định nhầm tiêu thụ hàng tồn kho hoặc cạnh tranh với nhà sản xuất và nhập khẩu khác của nước nhập hàng, chiếm giữ thị trường sau đó có thể nâng giá trở lại và cuối cùng đạt lợi nhuận cao.

Bán phá giá có tác hại kinh tế ghê gớm đối với nước nhập hàng. Mặc dù ban đầu người tiêu dùng được hưởng lợi do mua hàng hoá giá rẻ nhưng  về lâu dài sẽ làm tổn hại đến công nghiệp sản xuất hàng hoá cùng loại. Còn đối với nhà nước và các hãng sản xuất nước xuất hàng bán phá giá thì phá giá là công cụ lợi hại để cạnh tranh tiêu diệt đối thủ và cuối cùng là công cụ giành lợi nhuận độc quyền cao.

Bán phá giá là công cụ cạnh tranh không bình đẳng làm cho môi trường kinh doanh quốc tế xấu đi, do đó GATT/WTO và nhiều nước như­ Mỹ , EU, Canada, Trung Quốc đều có những quy định và biện pháp nhằm chống phá giá (Anti - dumping). Nội dung cơ bản của chống phá giá là sau khi xác định và chứng minh được hiện tư­ợng bán phá giá của một nước đối với nước mình thì nước thứ nhất có quyên áp dụng các biện pháp như­ yêu cầu nước (doanh nghiệp) xuất khẩu cam kết điều chỉnh giá, sử dụng thuế bán phá giá, thuế đối kháng.

phá giá là công cụ lợi hại và việc xác định, chứng minh nó cũng như­ việc áp dụng các biện pháp chống phá giá là rất phức tạp, do đó mặc dù đã bị lên án và có nhiều chế tài kiểm soát nhưng  nó vẫn thường được sử dụng ở quy mô và mức độ khác nhau, gây nên mâu thuẫn, căng thẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế.

d. Phá giá tiền tệ (Exchange Dumping)

Phá giá tiền tệ (hay phá giá hối đoái) là hình thức biến tư­ớng của phá giá. Đặc điểm của biện pháp này là thông qua các thủ thuật tác động vào tỉ giá hối đoái làm cho đồng tiền nội tệ mất giá, so với một, một nhóm hoặc tất cả các đồng tiền ngoại tệ để hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn khi tính bằng ngoại tệ và do vậy có lợi thế cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường nước ngoài.

Khác với bán phá giá hàng hoá, trong trường hợp áp dụng phá giá hối đoái, giá bán ra thị trường nước ngoài không thấp hơn giá bán trong nước, mặt khác phá giá hối đoái có tác động đến tất cả các mặt hàng và tất cả các thị trường liên quan.

Phá giá hối đoái thường được sử dụng khi nhà nước cần cân đối lại tỉ giá hối đoái trong mối quan hệ với cán cân thương mại và cán cận thanh toán. Đây là biện pháp sử dụng không thường xuyên và cần phải nghiên cứu kĩ trước khi áp dụng vì nó có tác động dây chuyền đến nhiều mặt khác của

đời sống kinh tế - xã hội.

e. Một số biện pháp hhác

Ngoài các biện pháp nêu trên thường hay được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu, trong thực tiễn chính sách thương mại quốc tế còn sử dụng một số biện pháp khác sau đây:

- Hệ thống thuế nội địa: Các sắc thuế nội địa nh­ư thuế thu nhập, thuế lợi tức; thuế VAT. . . . cũng có thể sử dụng nhằm khuyến khich xuất khẩu thông qua các quy định miễn, giảm thuế đối với nhà sản xuất hoặc xuất khẩu khi hàng hoá được xuất khẩu ra nước ngoài. Để hạn chế nhập khẩu có thể sử dụng biện pháp đánh thuế VAT (hoặc thuế doanh thu) ngay khi hàng được nhập khẩu.

- Cơ chế quản lí ngoại tệ và tỉ giá hối đoái: Biện pháp này được áp dụng để khuyến khích xuất khẩu (áp dụng tỉ giá kế toán nội bộ cao hơn) hoặc hạn chế nhập khẩu (hạn chế bán ngoại tệ chó các nhà nhập khẩu).

- Độc quyền mua bán: Nhà nước có thể quy định độc quyền ngoại thương cho những doanh nghiệp nhà nước để kiểm soát dễ dàng hơn hoạt động xuất nhập khẩu hoặc quy định hạn chế đối với các nhà kinh doanh nước ngoài khi thực hiện các hợp đồng mua sắm của chính phủ.

- Quy định về chứng thư­ khi làm thủ tục xuất nhập khẩu: Các quy định về chứng thư­ như­ xuất xứ sản phẩm, kiểm định, kiểm' dịch,. . . có thể được sử dụng như­ một công cụ nhằm hạn chế luồng hàng nhập khẩu hoặc xuất khấu.

- Thưởng xuất khẩu: Nhà nước sử dụng quỹ thưởng xuất khẩu để thưởng cho những nhà xuất khẩu đạt những tiêu chí xét thưởng nhằm khuyến khích xuất khẩu.

- Đặ cọc nhập khẩu : Chính phủ nước nhập khẩu có thể quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc một khoản tiền nhất định nếu muốn nhận giấy phép nhập khẩu. Biện pháp này tuỳ theo tỉ lệ đặt cọc có tác dụng nhất định hạn chế lượng hàng nhập khâu.

CÂU

HỎI ÔN TẬP

1.

     

 Những xu hướng cơ bản trong thương mại quốc tế hiện nay trên thế giới và của Việt Nam.

2.

     

Phân tích tác động của chính sách thương mại quốc tế và mối quan hệ với các chính sách khác.

3.

     

Ảnh hưởng của các nguyên tắc trong chính sách thương mại qụốc tế đối với chính sách ngoại thương của các quốc gia.

4.

     

So sánh tác động của thuế quan (đối với hàng nhập khẩu) với tác động của hạn ngạch.

5.

     

Xu hư­ớng sử. dụng các công cụ của chính sách thương mại quốc tế hiện nay. 


Chương 3

CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ­ QUỐC TẾ

Cùng với thương mại quốc tế: các hoạt động di chuyển vốn từ nước này- sang nước khác với mục đích đầu tư­ (được gọi là di chuyển vốn quốc tế, đầu tư quốc tế, đầu tư ư nư­ớc ngoài , viện trợ nước ngoài) là một bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ kinh tế quốc tế. Các hoạt động đầu tư­ xuất hiện muộn hơn so với thương mại nhưng trong vài thập kỷ gần  đây đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Việc gia tăng này đặt ra một loạt những vấn đề lớn trong quan hệ kinh tế quốc tế như­ nợ nước ngoài, quan hệ Bắc - Nam trong viện trợ, sự bành tr­ướng của các công ty xuyên quốc gia (TNC), sự sáp nhập quốc tế các TNC, sự phát triển quan hệ kinh tế vô hình, . . .

Các quan hệ liên quan đến đầu tư­ quốc tế vốn rất phức tạp lại đang có những thay đổi nhanh chóng nên hầu như­ chưa có một lý thuyết nào hoàn chỉnh giải thích một cách hệ thống và đầy đủ các quan hệ này.

Trong chư­ơng này sẽ tập trung vào những nội dung sau:

- Những vấn đề chung về đầu tư quốc tế; 

- Viện trợ nước ngoài;

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ;

- Đầu tư­ gián tiếp nước ngoài.

L TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

l. Khái niệm đầu tư­ quốc tế

Đầu tư quốc tế là quá trình vận động của nguồn lực vốn (tư bản) từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích thu được lợi ích lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra.

Như­ vậy, tiêu chí để xác định hoạt động đầu t­ư quốc tế bao gồm :

- Vốn (dư­ới các hình thức khác nhau) được đ­a ra khỏi biên giới của một quốc gia và đ­a vào sử dụng ở một quốc gia khác.

Tiêu chí này giúp phân biệt hoạt động đầu tư­ với hoạt động thương mại trong quan hệ kinh tế. Khi đ­a vốn từ nước này sang nước khác quyền sở hữu vốn thường vẫn thuộc các chủ thể của nước xuất vốn;

Hành vi đầu t­ư thường mang tính dài hạn (trên 2 năm) bao gồm cả một quá trình đ­a vốn tổ chức xây dựng công trình, tổ chức sản xuất kinh doanh, . . . Đây cũng là tiêu chí cơ bản giúp phân biệt đầu t­ư với thương mại và các hoạt động tín dụng quốc tế;

- Tính mục đích của đầu tư­ là bảo đảm thu lợi ích lớn hơn chi phí đầu tư­;

- Hoạt động đầu t­ư  phải phù hợp với pháp luật quốc gia của nước xuất vốn, nước nhận vốn và pháp luật quốc tế.

Đầu tư­ quốc tế tạo nên dòng lưu chuyển vốn giữa các quốc gia, do vậy nó tác động mạnh đến nền kinh tế của cả nước đầu tư và nước nhận đầu tư­. Đối với những nước đang có nhu cầu phát triển kinh tế mà không đủ khả năng tạo ra các nguồn vốn tích luỹ đầu tư­ từ nội bộ đều rất cần đến nguồn vốn đầu tư quốc tế. Rất nhiều quốc gia trong đó có các cư­ờng quốc như­ Mỹ, Nga, Trung Quốc cũng cần đến đầu tư­ nước ngoài để phát triển kinh tế trong những thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, cũng có quốc gia nh­ư Nhật Bản hoàn toàn không cần đến vốn vay nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá. Đầu tư­ quốc tế rõ ràng là có vai trò quan trọng đối với các quốc gia để phát triển kinh tế. nhưng  không phải luôn luôn là yếu tố quyết định.

2. Nguyên nhân của đầu t­ư quốc tế

Đầu t­ư quốc tế (kể cả viện tr­ợ chính thức của các Chính phủ) bao gồm nhiều bộ phận (hình thức) khác nhau, mỗi một bộ phận có bản chất, các tác động kinh tế và nguyên nhân khác nhau (phần sau sẽ đề cập đến các yếu tố này), như­ng nhìn chung đầu tư­ quốc tế có những nguyên nhân cơ bản sau:

- Do sự chênh lệch về trình độ phát triển và tốc độ phát triển giữa các nước dẫn đến sự chênh lệch về quan hệ cung - cầu vốn giữa các nước và khu vực. Các nước công nghiệp phát triển và có thu nhập cao như­ OECD, OPEC thường dư­ thừa vốn đầu tư­, còn các nước đang phát triển thường thiếu vốn. Chính sự chênh nhau về cung - cầu này tạo nên áp lực di chuyển vốn từ các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển;

- Hiệu quả sử dụng vốn có sự khác nhau giữa các khu vực tạo nên động cơ lợi ích kích thích chủ sở hữu vốn chuyển vốn từ khu vực hiệu quả thấp (thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận thấp, ICOR cao) sang sử dụng tại khu vực có hiệu quả cao;

- Cạnh tranh quốc tế phát triển kích thích các công ty, các quốc gia đ­a vốn đầu tư­ ra nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường, khẳng định ví trí của mình trên thế giới;

Do xu thế bảo hộ ngày càng phát triển với những biện pháp kiểm soát tinh vi nên nhiều nhà sản xuất tìm cách đầu tư­ sản xuất sang thị trường cần chiếm lĩnh để tránh khỏi thuế nhập khẩu;

Thể chế luật pháp của các nước và các điều ư­ớc quốc tế ngày càng hoàn thiện theo hướng bảo đảm an toàn cho các hoạt động đầu tư­ quốc tế.

3. Các hình thức đầu tư­ quốc tế

Đầu tư­ quốc tế có 4 hình thức (4 kênh) cơ bản.

- Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) - còn được gọi là viện trợ nước ngoài, bao gồm vốn cho vay ưu đãi và cho không từ các Chính phủ và tổ chức quốc tế dành cho Chính phủ các nước cần nhận vốn, thông thường là các nước đang phát triển;

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là kênh đầu tư t­ư nhân chủ yếu nhất bao gồm các hình thức đầu tư của các công ty (chủ yếu là các công ty đa quốc gia) trong đó nhà đầu tư tham gia trực tiếp quản lý vốn;

- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Fỏeign Portfolio Investment - FPI) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu t­ư nước ngoài góp vốn bằng cách mua trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp nước sở tại, mà không trực tiếp tổ chức và quản lý doanh nghiệp;

- Đầu tư theo hình thức vay thương mại bao gồm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất là các khoản tiền của các ngân hàng thương mại chó Chính phủ hoặc các công ty ở các nước đang phát triển vay dài hạn theo lãi suất thương mại để thực hiện các mục đích đầu tư­. Ngoài ra thuộc kênh này còn có các khoản cho vay của các thiết chế tài chính và công ty kinh doanh cho vay dư­ới các hình thức thuê mua tài chính, tín dụng thương mại .

Trong 4 kênh đầu tư quốc tế nêu trên thì 3 kênh đầu là quan trọng hơn trong quan hệ kinh tế quốc tế. Kênh vay thương mại là đối t­ượng của môn học tài chính tín dụng quốc tế.

Ngoài ra cần phải kể thêm các hoạt động chuyển tiền theo kênh kiều hối, tiền công lao động xuất khẩu, quà biếu,các khoản tiền tài trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO). Đối với một số nước, các hoạt động này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài và có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế.

Cần l­ưu ý là trong một số tài liệu giáo khoa và nghiên cứu, nhiều tác giả còn phân loại đầu tư quốc tế theo 2 tiêu chí cơ bản sau:

- Theo tư cách của các chủ thể cấp vốn và vay vốn, đầu tư­ quốc tế được phân thành 3 loại:

+ Viện trợ chính thức của Chính phủ và các tổ chức quốc tế (ODA); -

+ Đầu tư t­ nhân bao gồm tất cả các kênh đầu tư FDI - FPI và vay thương mại;

+ Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO).

- Theo tính chất trực tiếp hay không trực tiếp quản lý dự án đầu tư người ta chia thành 2 loại: đầu tư trực tiếp (chỉ bao gồm kênh FDI) và đầu tư­ gián tiếp (bao gồm các kênh đầu t­ư còn lại, thậm chí kể cả kênh ODA).

4. Về chính sách đầu tư quốc tế của các quốc gia

Đầu tư quốc tế có quan hệ chặt chẽ với thương mại quốc tế và sự di chuyển các yếu tố sản xuất khác như­ lao động,công nghệ, do đó chính sách đầu tư quốc tế luôn gắnliền với chính sách thương mại và các bộ phận khác của chính sách kinh tế đối ngoại nói chung.

Chính sách đầu tư quốc tế là một chính sách tổng hợp bao gồm tất cả các công cụ, biện pháp được sử dụng trong quản lý kinh tế tác động vào các hoạt động đầu tư quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến l­ợc phát triển kinh tế.

Nh­ư vậy, chính sách đầu tư quốc tế chỉ là một bộ phận của chính sách đầu tư nói chung của một quốc gia. Tuy nhiên nó là một chính sách tổng hợp và mang tính liên ngành: Các biện pháp, công cụ của chính sách được thể hiện trong rất nhiều văn bản pháp lý, liên quan đến hầu hết các ngành, các cấp quản lý, và nhiều biện pháp của chính sách đầu tư quốc tế phải được thể hiện trong chính sách thương mại (ví dụ, miễn thuế nhập khẩu thiết bị đáu tư­) hoặc chính sách tài chính - tiền tệ (chế độ thuế, lãi suất,…).

Chính sách đầu tư quốc tế bao gồm: chính sách đầu t­ư vào và chính sách đầu tư ra. Về nguyên tắc, gần giống nh­ư chính sách thương mại, chính sách đầu tư có 2 bộ phận chính: chính sách về lĩnh vực đầu tư và chính sách về địa bàn, khu vực đầu tư Ngoài ra, người ta còn chia chính sách  đầu tư nói chung, đầu tư nước ngoài nói riêng, thành 2 bộ phận: chính sách khuyến khích và chính sách bảo đảm đầu tư­ Chính sách đầu tư tác động vào các hoạt động đầu tư theo 2 chiều : khuyến khích và hạn chế. Xu h­ướng chung hiện nay của các nước đang phát triển như­ Việt Nam là:

- Đối với đầu tư vào: Khuyến khích các kênh ODA, FDI. còn 2 kênh FPl và vay thương mại mới được áp dụng trong chừng mực nhất định với các biện pháp kiểm soát chặt chẽ;

- Bắt đầu khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Để khuyến khích đầu tư (vào và ra), Chính phủ các nước thường sử dụng các công cụ như­ thuế nhập (xuất) khẩu đối với hàng hoá của nhà đầu tư­; miễn một số loại thuế trong một thời hạn nào đó; bảo đảm cung cấp trọn gói các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và pháp lý, các biện pháp bảo đảm

đầu tư­.

Để hạn chế, các công cụ, biện pháp được dùng là: Cấm đầu tư đối với một số lĩnh vực hoặc địa bàn; hạn chế đầu tư­; giới hạn mức độ các kênh đầu tư hoặc mức độ góp vốn của nước ngoài; bắt buộc tăng dần tỷ lệ góp vốn của các đối tác bản xứ; hạn chế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; bắt buộc tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm, . . .

Các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến chính sách đầu t­ư quốc tế của một nước bao gồm:

- Chiến l­ược phát triển kinh tế,

- Quan điểm (những lý thuyết được chấp nhận) về mô hình phát triển kinh tế;

-

        

Sức mạnh, khả năng tích luỹ, cơ cấu nợ nước ngoài của nền kinh tế;

-

        

Tình hình sử dụng các yếu tố nh­ư lao động, tài nguyên trong và ngoài nước;

- Cơ cấu quyền lực và chất lượng bộ máy hành chính.

Để thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài cần phải bảo đảm các yếu tố sau :

- Đối với nước nhận vốn :

+ Giữ ổn định chính trị xã hội , bảo đảm điều kiện lâu dài cho nhà đầu tư tránh khỏi các rủi ro chính trị và lủi ro kinh tế;

+ Cam kết của Chính phủ về các điều kiện đần t­ư (thông qua các điều luật hoặc Hiệp định bảo hộ đầu tư­).

+ Thị trường các yếu tố sản xuất đủ mức hấp dẫn mang tính cạnh tranh cao: Đối với thị trường lao động phải  có mức lượng hiệu quả đủ thấp để tạo năng suất lao động cao; thị trường đất đai phải thông thoáng, cạnh tranh, thị trường vốn thông suốt, gắn với thị trường vốn quốc tế, yếu tố về công nghệ, chất xám, sở hữu trí tuệ phải được bảo đảm về pháp lý và trên thực tế;

+ Kết cấu hạ tầng không quá lạc hậu, bảo đảm các nhu cầu tối thiểu về giao thông, thông ty n, điện, nước;

+ Thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư nước ngoài phải thông thoáng, cởi mở;

+ Các chính sách kinh tế liên quan phải hấp dẫn: Đó là các chế độ về quản lý ngoại hối, thuế xuất nhập khẩu, thuế nội địa, mức độ khuyến khích đầu tư­, . . . ;

+ Môi tniờng văn hoá - xã hội lành mạnh. Đối với nước xuất vốn: Ngoài các chính sách kinh tế chung cần chú ý:

+ Thành lập và củng cố các tổ chức đảm nhận chức năng quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài (ví dụ các tổ chức chuyên về ODA như OECF của Nhật Bản);

+ Củng cố và phát triển các thiết chế tài chính bảo đảm đầu tư như­ các ngân hàng đầu tư hải ngoại , các quỹ đầu tư­ hải ngoại , . . . ;

Phát triển hệ thống bảo hiểm và tái bảo hiểm đầu t­ư ra nước ngoài.

IL VLỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)

1. Đặc điểm của vốn đầu tư ODA

Nh­ư phần trên đã định nghĩa, viện trợ phát triển chính thức là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay vốn với những điều kiện ưu đãi của các Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế cho Chính phủ của các nước đang phát triển nhằm ổn định hoặc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

ODA có lịch sử hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ II khi Mỹ  thực hiện kế hoạch nổi tiếng tái thiết Châu Âu mang tên Marshall. Theo kế hoạch này, Mỹ  đã viện trợ 17 tỷ USD trong vòng 4 năm (t­ương đương l,5% GNP của Mỹ ) để xây dựng lại Châu Âu  sau chiến tranh. Kế hoạch Marshall đã được thực hiện khá thành công và điều đó đã khích lệ Mỹ và các n­ước phát triển sử dụng ODA nh­ư một công cụ trợ giúpcác quốc gia mới giành độc lập còn khó khăn về kinh tế.

Trong thời kỳ “chiến tranh lạnh" có 3 nguồn ODA chủ yếu: Các nước OECD, các nước khối SEV và các nước OPEC. Hiện nay nguồn OPEC đã suy giảm, nguồn khối SEV không còn nữa do khối SEV đã giải thể.

Tổng lượng ODA hiện nay của thế giới vào khoảng 100 - 150 tỷ USD/năm, tương đ­ương 0,5% GDP của các nước OECD và OPEC (thấp hơn yêu cầu của các tổ chức quốc tế là 0,7%). Các nước đang phát triển hiện nay nhận ODA với mức bình quân 20 USD/ng­ười/năm, cao gấp 2 lần so với 15 năm trước đây nhưng  phân bố không đều.

Xét về khía cạnh kinh tế, ODA có những đặc điểm cơ bản sau:

- Đây là luồng vốn có tính chất một chiều.

Các nước cấp ODA là các nước công nghiệp phát triển  (OECD), các nước có thu nhập cao (OPEC) hoặc các tổ chức quốc tế như­ IMF, WB, ADB. UNDp, . . . mà phần ngân sách đóng góp chủ yếu là từ các nước phát triển. Còn các nước nhận vốn là các n­ước đang phát triển có thu nhập thấp hoặc gặp khó khăn về kinh tế;

- Chủ thể cấp vốn và vay vốn đều là Chính phủ các nước. Trong từng trường hợp, vốn đầu tư được giao cho doanh nghiệp sử dụng thì chủ thể chị ưu trách nhiệm cuối cùng vẫn là Chính phủ. Do đó ODA thường được đàm phán, ký kết và tài trợ thông qua các Nghị định thư­ tài trợ và các thủ tục kèm theo phức tạp hơn nhiều so với các kênh di chuyển vốn khác;

- ODA thường có hải phần rõ rệt: Phần cho không (viện trợ không hoàn lại) thường chiếm 25% tổng vốn ODA, phần cho vay chiếm 75 % với các điều kiện ưu đãi về lãi suất (thấp hơn lãi suất thương mại), thời hạn vay (thường kéo dài từ 10 - 50 năm), và phương thức thanh toán nợ.

2. Các hình thức ODA

Xét theo chủ thể cấp vốn, ODA có 2 loại :

+ ODA song phương là viện trợ và cho vay giữa 2 Chính phủ, phần này thường chiếm tỷ lệ 65 - 70%;

+ ODA đa phương do các tổ chức quốc tế (chủ yếu là IMF, WB, ADB, OPEC, EU, SEV, UNDp, . . . ) tài trợ cho một hoặc một nhóm nước nhận vốn.

- Theo mục đích sử dụng ODA có các loại:

+ Vốn đầu tư phát triển luôn chiếm tỷ lệ lớn trong vốn ODA (50 – 60% ). Vốn này có thể được Chính phủ các nước nhận vốn h'ực tiếp tổ chức đầu t­, quản lý dự án và có trách nhiệm trả nợ phần vốn vay. Đó là các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng nh­ cầu, đ­ường xá~ cảng, các hệ thống điện. nước, công hình thuỷ lợi . . . . Ngoài ra một phần vốn ODA đầu tư phát triển do các doanh nghiệp kinh doanh tổ chức đầu t­. quản lý dự án và có trách nhiệm thu hồi vốn trả nợ. Các công trình thuộc nhóm này thường là các dự án ­ưu tiên thuộc lĩnh vực nông - lâm - ng­ư nghiệp hoặc các lĩnh vực mũi nhọn.

+ Vốn viện trợ kỹ thuật là các khoản vốn tài trợ để đào tạo chuyên gia, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý, hỗ trợ chuyên gia, thực hiện các cải cách thể chế và cơ cấu kinh tế. Mục đích của viện trợ kỹ thuật chính là giúp các nước nhận vốn nâng cao năng lực sử dụng viện trợ tài chính. Xét thuần tuý về mặt kinh tế thì hình thức này không là hoạt động đầu tư và do vậy thường được lấy từ khoản viện trợ không hoàn lại. Viện trợ kỹ thuật nhiều khi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn ODA (20 - 30%);

+ Hỗ trợ cán cân thanh toán (còn được gọi là vốn tín dụng điều chỉnh cơ cấu tài chính) là phần vốn giúp các n­ước thanh toán các khoản nợ đến hạn và lãi tích luỹ của các năm trước. Trong một số trường hợp, đây là vốn tài trợ giúp các nước khắc phục khủng hoảng tài chính. Nguồn vốn của các khoản mục này thường lấy từ ODA đa phương;

+ Viện trợ nhân đạo và cứu trợ: chi cho các mục đích  cứu trợ đột xuất; cứu đói, khắc phục thiên tai, chiến tranh. phần vốn này chiếm tỷ trọng khá nhỏ và thường đư­ợc tài trợ phối hợp với các khoản tài trợ phi chính phủ;

+ Viện trợ quân sự: Chủ yếu là viện trợ song phương cho các nước đồng minh trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Mỹ  và Liên Xô (cũ) là 2 quốc gia trước đây cấp viện trợ quân sự  nhiều nhất. Từ khi kết thúc chiến tranh lạnh. viện trợ quân sự sút giảm mạnh và kéo theo sút giám cả tuyệt đối và t­ương đối vốn ODA của Mỹ  và Nga (nước kế thừa tư cách pháp lý của Liên Xô cũ).

3. Lý giải về nguyên nhân và đánh giá ODA

Mặc dù ODA mới hình thành và phát triển trong vòng 5 thập kỷ gần đây, và quy mô của nó tuy có bị sút giảm vào thập kỷ 80, nhưng  nhìn chung có xu hướng ngày càng tăng và vai trò của nó ngày càng có ý nghĩa trong quan hệ kinh tế quốc tế. Để đánh giá ODA, cần nhìn nhận nó dưới  2 góc độ khác nhau: Tại sao các nước giàu lại cấp ODA và tại sao các nước nghèo lại tiếp nhận ODA.

a. Lý do nước giàu cấp viện trợ

Có 4 lý do cơ bản để các nước giàu có động cơ cấp vốn ODA:

- Lý do chính trị: Chỉ trừ một số nước ngoại lệ như­ Thuỵ Điển, Nauy, Canada, …, còn đa số các nước, cấp ODA trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" đều có lý do chính trị là chính.  Họ giúp chính phủ các nước đồng minh hoặc "ch­ư hầu" để tạo uy tín chính trị, mở rộng ảnh hưởng, bảo vệ trực tiếp, gián tiếp "an ninh quốc gia" của bản thân họ. Nhiều khoản ODA thường kèm theo những điều kiện khá khắt khe về chính trị để thực hiện mục đích này;

- Lý do kinh tê. Cấp vốn ODA, các nước phát triển còn nhằm. các mục tiêu kinh tế. Thông qua các khoản viện trợ kèm theo các điều kiện về mua hàng hoá thiết bị, Chính phủ đã giúp các công ty nước mình tiêu thụ hàng hoá ra nước ngoài. Về lâu dài, sau khi đã tiếp nhận vốn, các nước này ngày càng phụ thuộc về kinh tế đối với nước cấp vốn. .

- Lý do bảo vệ sinh thái : Gần đây vấn đề bảo vệ môi trường toàn cầu trở nên mối  quan tâm hàng đầu của thế gịới, đặc biệt là các nước phát triển. Do đó các nước phát triển thường dành ưu tiên cấp vốn ODA cho các nước đang phát triển bảo vệ môi trường và bảo tồn sự đa dạng sinh học .

b. Lý do nước nghèo nhận viện  trợ

Có 3 lý do sau :

- Lý do kinh tế.

Đây là lý do chủ yếu để các nước nghèo nhận viện trợ ODA. Hầu hết các Chính phủ và nhiều học giả đều cho rằng, viện trợ là bộ phận cần thiết và cơ bản trong quá trình phát triển, nó bổ sung cho nguồn lực vốn trong  nước khan hiếm, giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế,

- Lý do chính trị : Nhiều Chính phủ nhận viện trợ nhằm mục đích duy trì quyền lực và chế độ chính trị của mình, duy trì quan hệ đồng minh, "chư­ hầu" với các nước cấp viện trợ.

c. Đánh giá ODA

Nếu như­ các học giả và chính khách trên thế giới đều rất nhất trí về đánh giá tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đối với sự phát triển của cả thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng thì họ lại có ý kiến rất khác nhau, thậm chí trái ngư­ợc nhau trong đánh giá tác động của ODA.

ODA có cả 2 chiều tác động: Đối với  n­ơi cấp vốn và nước nhận vốn, tuy nhiên do đây là luồng vốn ưu đãi hoặc cho không nên chủ yếu chỉ cần xem xét tác động đến các nước nhận vốn . Tác động này có 2 mặt rõ rệt : Tích cực và tiêu cực.

- Tác động tích cực :

+ Giúp các nư­ớc bổ s ung nguồn vốn phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, thúc đẩy kinh tế phát triển;

+ Tạo thêm viẹc làm cho dân cư­. giải quyết xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội + Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

+ Bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước.

- Tác động tiêu cực :

+ Là viện trợ của Chính phủ cho Chính phủ nên trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn rất thấp, dẫn đến đầu tư lãng phí, không kích thích phát triển, thậm chí làm tăng tham nhũng, trì trệ, . . . ;

+ Vay ODA nhiều trong một thời gian dài mà nếu không có khả năng trả nợ đúng hạn sẽ tích luỹ nợ nước ngoài, làm cho nền  kinh tế ngày càng lệ thuộc vào nước ngoài, thậm chí đi đến vỡ nợ,

+ Sử dụng ODA không có chính sách ưu tiên rõ rệt sẽ càng làm tăng phân hoá giữa thành thị và nông thôn, gây bất ổn định xã hội.

Như­ vậy, ODA là một kênh di chuyển vốn quốc tế mang tính chất một chiều, rất hấp dẫn đối với các nước nghèo. Mặc dù có sự biến động khá thất thường trong lịch sử phát triển hơn 50 năm qua nhưng  xu hướng chung là vốn ODA vẫn tăng lên, xét cả về qny mô số lượng tuyệt DGP Và mức độ tư­ơng đối so với GDP của các nước phát triển cũng như­ tính bình quân trên đầu người dân các nước đang phát triển. Sự phân bố ODA hên thế giới không đồng đều cho các khu vực và quốc gia đang phát triển . ODA có tác động đến nền kinh tế các nước nhận vốn trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, tuy vậy ODA vẫn được coi là nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư và viện trợ nước ngoài . H­ướng sử dụng ODA trư­ớc đây chủ yếu phục vụ mục đích quân sự. Chính trị thì nay đã chuyển sang các mục đích kinh tế - xã hội : Đầu t­ư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, phát triển nông thôn, điều chỉnh cơ cấu giải quyết các vấn đề phát triển bền vững.

4. Một số vấn đề tiếp nhận vốn ODA ở Việt Nam

a. Tình hình chung

Trước năm 1975 nước ta bị chia cắt thành 2 miền. Miền Bắc lúc đó nhận viện trợ của các nước XHCN cũ, chủ yếu là Liên Xô (cũ) và Trung Quốc. Miền Nam khi đó nhận viện trợ (chủ yếu là viện trợ quân sự) của Mỹ  và các nước “chư hầu". Từ năm 1975 - 1989 cả nước thống nhất trong bối cảnh vẫn còn chiến tranh lạnh giữa 2 phe. Việt Nam lúc đó là thành viên khối SEV nên chủ yếu nhận viện trợ của các nước khối SEV (viện trợ của Trung Quốc cắt hẳn từ năm1979; các nước phương Tây do thực hiện chính sách cấm vận của Mỹ  nên hầu như­ không có viện trợ trừ một số nước như­ phần Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch). Tính đến đầu thập kỷ 90, sau 15 năm nhận viện trợ kinh tế của nước ngoài, tổng số nợ của Việt Nam lên đến 10,856 tỷ Rúp chuyển nhượng và 2,998 tỷ USD.

Từ năm 1990 trở lại đây, viện trợ của Liên Xô bị cắt đứt hoàn toàn, Mỹ lại chưa bỏ lệnh cấm vận, do đó thời kỳ 1990 - 1993 viện trợ ODA cho Víệt Nam suy giảm rõ rệt (xem biểu đồ) và đạt mức 300 - 400 triệu USD/năm . Từ năm 1994, ODA vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng do Mỹ  bỏ lệnh cấm vận đầu năm 1994, mặt khác do cải cách kinh tế của Việt Nam theo cơ chế thị trường đã có những thành công bước đầu rõ rệt khả năng tiếp nhận ODA tăng nhanh.

Tính đến năm 1999 vay nợ tích luỹ của Việt Nam, từ nguồn vốn ODA (chưa kể  vay thương mại) đã lên đến trên 7 tỷ USD (chư­a kể phần nợ Nga là chủ nợ thừa kế của Liên Xô cũ). Nếu tính cả vay nợ thương mại thì số nợ nước ngoài lên đến hơn 10 tỷ USD chiếm một tỷ trọng khá lớn so với GDP hoặc tổng xuất khẩu của đất nước. Vốn ODA trong thời kỳ 1995 - 1999 chiếm gần 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội .

Tuy nhiên, nếu tính trên đầu người dân thì với quy mô vốn ODA năm 1999 là l,4 tỷ USD mức bình quân đầu người mới là 20 USD, chư­a phải là mức cao của thế giới. Khả năng tăng vốn ODA cho Việt Nam còn rất khả quan.

Các chủ thể chủ yếu cấp vốn ODA cho Việt Nam là WB (22% - số liệu năm 1997 - 1998), kế đến là Nhật ( 19%), ADB (18%), 'Pháp và Thuỵ Điển (mỗi nước 7%), các nước Australia, Đức , Đan Mạch, Hà Lan (từ l,7 - 3 ,2% ).

Lĩnh vực sử dụng vốn ODA thời kỳ vừa qua chủ yếu là các ngành năng lượng (20%), giao thông vận tải ( 16% ), nông nghiệp ( 14%), y tế - giáo dục - đào tạo ( 16%, cải cách kinh tế và phát triển xã hội (mỗi lĩnh vực 7%), còn lại là các lĩnh vực khác.

b. Các giải pháp của Việt Nam hiện nay trong tiếp nhận và sử dụng vốn ODA

- Tiếp tục cải tiến khuôn khổ pháp lý trong tiếp nhận và sử dụng vốn ODA,

Nâng cao năng lực lập, thẩm định và quản lý các dự án ODA bảo đảm tính hiệu quả đầu tư và nâng cao khả năng tiếp nhận vốn (tăng tỷ lệ giải ngân ODA);

- Chuẩn bị và ưu ty ên vốn ngânsách nhà nước làm vốn đối ứng cho các dự án ODA;

- Tiếp tục cải cách hệ thống kinh tế nói chung và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để nâng cao tính hiệu quả của các dự án đầu tư ODA;

- Có chiến l­ợc, kế hoạch sử dụng vốn ODA theo những hư­ớng ưu tiên chọn lọc, phù hợp với chiến l­ợc phát triển bền vững;

- Đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, thất thoát trong sử dụng vốn ODA.

III ĐẤU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

l.  Khái niệm FDI

Theo IMF, FDI “là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư phải có vai trod có ý nghĩa quyết định trong quản lý doanh nghiệp.”

Một số tổ chức quốc tế, chẳng hạn OECD định nghĩa FDI theo nghĩa rộng hơn: Bao gồm các hoạt động kinh tế của các cá nhân và pháp nhân, kể cả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại nước sở tại nhằm mục đích tạo dựng các quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại khả năng gây ảnh h­uởng thực sự về quản lý.

            Theo luật đầu tư nước ngoài tại  Việt Nam (Điều 1) thì đầu tư trực tiếp n­ước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu ht.

Từ các định nghĩa nêu trên ta thấy  FDI có những đặc điểm cơ bản sau:

- Nhà đầu tư (các thể nhân, pháp nhân có vốn đầu t­ư) không phải là chủ thể của nước nhận vốn đầu tư­;

- Chủ đầu tư nước ngoài (bên nước ngoài) phải góp một lượng vốn lớn hơn mức tối thiểu do luật pháp nước chủ nhà quy định. (Ví dụ, Việt Nam quy định mức tối thiểu này là 30% vốn pháp định của dự án đầu tư­, một số nước quy định 20 - 25%, nhiều nước phát triển như­ Mỹ  quy định lọ%, thậm chí có nước chỉ quy định có 5% như­ Nam Tư cũ);

- Tính chất trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư hay gây tranh luận nhiều nhất : nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia quản lý trực tiếp dự án đầu tư với mức độ tuỳ theo tỷ lệ góp vốn.

- Hành vi thực hiện FDI có thể rất khác nhau như­: đầu tư thành lập doanh nghiệp mới mở rộng các doanh nghiệp FDI sẵn có, mua cổ phiếu của doanh nghiệp nội địa vượt quá giới hạn phân định FDI. cho vay dài hạn kèm các điều kiện kiểm soát (ví dụ. nh­ư đối với hình thức hợp đồng hợp tác liên doanh).

- Kết quả sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư hoàn toàn tuỳ thuộc vào khả năng của nhà đầu tư và được phân chia cho các chủ đầu tư theo tỷ lệ góp vốn.

Như­ vậy, FDI là một kênh đầu tư nước ngoài thuộc nhóm đầu tư nhân. FDI có thể được thực hiện thông qua việc bỏ vốn tài chính hoặc phi tài chính để thành lập một doanh nghiệp mới hoặc mua lại những doanh nghiệp đang hoạt động. Hình thức pháp lý của các doanh nghiệp FDl tuỳ theo từng nước quy định nhưng  thông thường nhất là 2 hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần.

2. Tác động của FDI

a. Đối với nước chủ đầu t­ư

FDI cũng có tác động 2 mặt đối với nước chủ đầu tư đ­a vốn ra nước ngoài kinh doanh:

- Tác động tích cực:

+ Giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia, khắc phục xu hư­ớng lợi nhuận bình quân giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh;

+ Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khí ở thị trường trong nước đã chuyển sang giai đoạn suy thoái, do đó giúp cho các nước đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nước ngoài phát huy các lợi thế so sánh của mình.

+ Phá vỡ hàng rào thuế quan của các nước có xu hướng bảo hộ;

+ Bành trư­ớng ảnh hưởng kinh tế và chính trị .

- Tác động tiêu cực :

+ Vốn đầu tư chảy ra nước ngoài có khá năng làm giảm tăng trư­ởng GDl) và số việc làm của quốc gia;

+ Khi các công ty lớn đầu tư ra nước ngoài sản xuất những mặt hàng cùng loại sẽ tạo nên khả năng cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp ngoài nước với doanh nghiệp trong nước.

b. Đối với nước nhận đầu tư

- Tác động tích cực:

+ Giúp các nước nhận vốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt tăng tr­ưởng kinh tế (FDI là kênh vốn nước ngoài nhưng  do chủ đầu tư tự quản lý và thu hồi vốn, do đó nước chủ nhà không phải đi vay và hoàn trả vốn);

+ Giải quyết việc làm;

+ Năng động hoá nền kinh tế~ tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp thông qua việc trao đổi công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý, văn hoá kinh doanh, . . . ;

+ Tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán;

+ Đói với các nước đang phát triển, FDI còn có tác động giúp học tập quản lý, đổi mới công nghệ thích nghi với thị trường thế giới.

-Tác động ty ên cực :

+ Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất tính độc lập tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài ;

+ Là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan bảo hộ làm mất tác dụng của công cụ thuế quan.

+ Tạo cạnh tranh giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp bản xứ có thể dẫn đến suy giảm sản xuất các doanh nghiệp bản xứ;

+ Đầu tư  FDI, nhất là của các công ty xuyên quốc gia, có thể sẽ gây nên những vấn đề phức tạp mới về chuyển giao các công nghệ quá hiện đại mà không phù hợp.

+ Lợi nhuận thu được chuyển ra nước ngoài làm giảm tiềm lực phát triển kinh tế lâu dài;

+ Góp phần phát triển nhiều vấn đề xã hội mới nh­ư phân hoá đội ngũ cán bộ, "chảy máu chất xám", tham nhũng, hối lộ,. . .

            4. Một số xu h­ướng FDI hiện nay.

Tổng FDI của thế giới, như­ số liệu bảng 2.l đã cho thấy trong gần 40 năm qua đã tăng hơn 40 lần và đạt mức 400 - 450 tỷ trong những năm 1995 - 1997, khoảng 600 tỷ năm 1998 và hiện nay vẫn đang có xu h­ướng tăng lên. Các chủ đầu tư lớn (xét về quốc gia) vẫn chủ yếu là 3 trung tâm kinh tế của thế giới là EU (27% vốn FDI thế giới), Mỹ  (25 %), Nhật (8 - IO%). Các khu vực nhận đầu tư chủ yếu là: Mỹ (25%), EU (20%), các khu vực Đông Nam á và các nước NICs Đông Á, Trung Quốc, Mỹ La Tinh mỗi khu vực 10 – 15% . Phân tích các số liệu cụ thể về FDI ta thấy nổi lên những xu hướng cơ bản sau:

- Các luồng FDI chủ yếu tập trung vào các nước công nghiệp phát triển. Các nước OECD chiếm 90% vốn đầu tư ra và khoảng 2/3 vốn đầu tư vào, trong đó riêng nội bộ 3 trung tâm kinh tế Nhật - Mỹ  - EU chiếm 85% vốn ra và 60% vốn vào. Nh­ư vậy tất cả các nước đang phát triển trên thế giới (kể cả các nước NICs) chỉ tiếp nhận l/3 vốn FDI (tư­ơng đ­ương 150 - 170 tỷ USD/năm trong những năm gần đây);

- Có sự thay đổi mạnh về các chủ đầu tư lớn so với thời kỳ đầu và giữa thế kỷ 20. Nếu nh­ư trước đây những nước đế quốc lớn Châu Âu  như­ Anh, Pháp, Đức, Hà Lan là những chủ đầu tư chủ yếu thì hiện nay vai trò của Mỹ, Nhật nổi lên hàng đầu. Ngoài ra các nước NICs và kể cả một số nước đang phát triển như­ Malaysia, Thái Lan,. . . cũng đang trở thành những chủ đầu tư ra nước ngoài;

- Vai trò của các TNC (công ty xuyên quốc gia) ngày càng áp đảo trong hoạt động FDI của thế giới. Trong 3 năm 1995 - 1998 vốn FDI của các TNC đã tăng gấp 3 lần và đạt mức 410 tỷ USD năm 1998 , chiếm 2/3 tổng vốn FDI thế giới. Cho đến năm1999, 40.000 TNC và các chỉ nhánh của chúng ở nước ngoài thu hút trên 30 triệu lao động, sản xuất 8% GDP của thế giới, l/3 kim ngạch ngoại thương toàn cầu;

- Lĩnh vực đầu tư cũng đã có những thay đổi: nếu nh­ư tr­ước đây FDI chủ yếu được đầu tư vào các lĩnh vực khai thác tài nguyên và sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thì hiện nay lĩnh vực đầu tư chủ yếu là thông tin, tài chính, bảo hiểm, thương mại và các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao (cơ cấu FDI hiện nay: 50% vào các lĩnh vực dịch vụ, 40% vào công nghiệp, 10% vào nông nghiệp);

- Cạnh tranh giữa các khu vực và các quốc gia nhận đầu t­ư ngày càng gay gắt, đặc biệt là ở khu vực các nước đang phát triển.

5. Các hình thức đầu tư FDI và các hình thức tổ chức đầu tư FDI

a. Các hình thức đầu tư FDI

Trên thế giới hiện nay phổ biến các hình thức chủ yếu sau:

- Buôn bán đối ứng (Counter Trade) : là hình thức đơn sơ nhất của FDl và chỉ áp dụng đối với những nước có chính sách hạn chế nhập khẩu và hạn chế đầu tư chặt chẽ. Theo hình thức này, bên nước ngoài th­ường cung cấp thiết bị, vật t­ư khan hiếm cho một doanh nghiệp trong nước, để đổi lại bên nước ngoài sẽ nhận được những hàng hoá của nước chủ nhà, thư­ờng là nông sản có khả năng tiêu thụ trên thị trường thế giới. ở Việt Nam hình thức này được áp dụng trước khi có luật đầu tư nước ngoài và đến nay hầu như­ không sử dụng nữa;

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Là hình thức đầu tư­, theo đó bên nước ngoài và bên chủ nhà cam kết thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi tư­ơng xứng ghi trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh. Cũng giống như­ hình thức buôn bán đối ứng, hình thức hợp tác kinh doanh có đặc điểm cơ bản là không thành lập pháp nhân kinh tế mới, các hoạt động đầu tư được quản lý trực tiếp bởi một Ban điều hành hợp doanh trong khuôn khổ tổ chức của doanh nghiệp trong nước.

Đây là một hình thức đơn giản, dễ thực hiện, do đó th­ường thích hợp với giai đoạn đầu mở cửa cho đầu tư  FDI. Lĩnh vực đầu tư thích hợp cho hình thức này chủ yếu là các sản phẩm mang tính chất gia công hoặc hàng hoá nông sản cần đầu tư thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng. Bên nước ngoài th­ường đóng góp thiết bị, công nghệ, vật tư tham gia kiểm soát chất lượng, còn bên trong nước thường tổ chức sản xuất theo chỉ dẫn của nước ngoài.

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có nh­ược điểm là rất dễ gây tranh chấp do trách nhiệm thường không rõ ràng và không có pháp nhân riêng quản lý hoạt động đầu tư­. Khi môi trường đầu tư đã ổn định, hình thức này ít được sử dụng,

- Liên doanh (Joint - Venture) :

Là hình thức thành lập một doanh nghiệp liên doanh giữa một hoặc một số bên nước ngoài với một hoặc một số bên của nước chủ nhà để đầu t­, kinh doanh tại nước chủ nhà. Các đặc điểm cơ bản của hình thức liên doanh là:

+ Phải có sự góp vốn chung của cả 2 bên trong nước và ngoài nước, trong đó tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài phải lớn hơn mức tối thiểu pháp định của nước chủ nhà;

+ Doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân mới độc lập về tài sản và tư cách pháp nhân;

+ Hình thức góp vốn có thể là vốn tài chính, vốn vật chất hoặc vốn vô hình như­ khả năng, kinh nghiệm kinh doanh, sở hữu trí tuệ, lợi thế thương mại,. .. ;

+ Cơ chế quản trị và phân phối kết quả kinh doanh th­ường theo nguyên tắc đối vốn; hình thức pháp lý có thể khác nhau tuỳ theo luật pháp của các nước nhưng  thông th­ường nhất là hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là hình thức khá' phát triển ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước chuyển đổi như­ Nga, Trung Quốc, Việt Nam, . . . Hình thức này ưu việt hơn hợp đồng hợp tác kinh doanh do gắn bó trách nhiệm và quyền hạn chặt chẽ hơn giữa các bên liên doanh, sử dụng được ưu thế của cả hai bên. Tuy nhiên hình thức này cũng có một loạt như­ợc điểm về cơ chế quản trị, về sự đóng góp của từng bên vào hoạt động của liên doanh, về phân phối kết quả kinh doanh, . . . Do đó hình thức này chỉ thích hợp trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút vốn FDI; thích hợp với những lĩnh vực đầu t­ư bắt buộc cần phải có sự tham gia liên doanh của chủ nhà: đó là các dự án lớn ở các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng, các dự án nông - lâm nghiệp, các dự án sử dụng nhiều tài nguyên.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:

Theo hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài đ­a vào nước chủ nhà thành lập một pháp nhân mới theo luật pháp nước chủ nhà. Doạnh nghiệp này thuộc quyền sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngoài;

Đây là hình thức được nhiều nhà đầu tư FDI ưu thích, nhất là các công ty xuyên quốc gia. Do đó hình thức này rất phát triển ở những nước có điều kiện môi trường đầu tư rõ ràng, ổn định và thích hợp với nhiều ngành nghề khác nhau (trừ một số ngành nghề thích hợp với hình thức liên doanh);

- BOT, BTO, BT:

- Đây là một hình thức đầu tư t­ương đối mới và được áp dụng cho cả kênh FDI và kênh đầu tư trong nước. Đặc điểm của hình thức này là:

+ Phải có chính quyền nước chủ nhà đứng ra ký hợp đồng đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài;

+ Sau khi ký hợp đồng BOT (hoặc BTO, BT) phải thành lập một pháp nhân mới điều hành quản lý dự án BOT;

+ Hoạt động của dự án BOT phải theo một chu trình mẫu gồm 3 giai đoạn: Xây dựng (nhà đầu tư bỏ vốn), khai thác kinh doanh (doanh nghiệp BOT kinh doanh theo điều kiện ký kết với nước chủ nhà thu lợi ích cho chủ đầu t­ư), chuyển giao (sau một thời hạn nhất định toàn bộ công trình được chuyển giao không bồi hoàn cho nước chủ nhà).

Hình thức BOT (BTO và BT) có xu hư­ớng phát triển trong những năm gần đây. Những lĩnh vực thích hợp cho hình thức này là các công trình kết cấu hạ tầng có khả năngkhai thác như đ­ường, cảng, sân bay, cầu, nhà máy điện, nhà  máy cấp nước, . . .

b. Một số hình thức tổ chức đầu tư FDI

Để tổ chức và quản lý các hoạt động FDI sao cho có hiệu quả, thực sự khuyến khích đầu t­ư, bảo đảm môi trường đầu t­ư ổn định, nhiều quốc gia còn phát triển các hình thức tổ chức đầu tư khác nhau. Các hình thức phổ biến là:

- Khu chế xuất (Epzon)

Theo các định nghĩa của Hiệp hội các khu chế xuất thế giới (Wepza) và Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO), khu chế xuất là các khu vực chuyên biệt, được giới hạn về hành chính và địa lý, được chính phủ các nước thành lập, có chế độ thương mại quốc tế đặc biệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.

Định nghĩa khu chế xuất của Việt Nam về cơ bản là thống nhất với định nghĩa nêu trên.

Như­ vậy, khu chế xuất có những đặc điểm sau:

+ Là một lãnh thổ hải quan khép kín có ranh giới xác định với chế độ thuế quan đặc biệt (giống như­ một lãnh thổ ngoài biên giới quốc gia);

+ Có chế độ ưu đãi về các loại thuế nội địa;

+ Có chế độ quản lý hành chính riêng.

Khu chế xuất là một hình thức tổ chức thu hút đầu t­ư PDI khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển châu á. Tuy nhiên khu chế xuất có tác dụng thu hút đầu tư chủ yếu đối với các doanh nghiệp chế xuất (chuyên sản xuất để xuất khẩu). Về mặt hiệu quả, một khu chế xuất được coi là hoạt động có hiệu quả khi hệ số thuê mặt bằng phải đạt trên 60%. Do đó, có rất nhiều khu chế xuất được thành lập nhưng  hoạt động không có hiệu quả, thậm chí phải đóng cửa (chiếm đến 70% số khu chế xuất đã thành lập trên thế giới). Chỉ có 30% khu chế xuất được coi là thành công.

Việt Nam hiện nay có một số khu chế xuất như­ Tân Thuận, Linh Trung,… trong đó chỉ có khu Tân Thuận là có hiệu quả cao.

- Khu công nghiệp: Hiện nay trên thế giới vẫn có 2 cách hiểu về khu công nghiệp. Theo nghĩa rộng, khu công nghiệp được hiểu là một vùng lãnh thổ rộng trong đó hoạt động nền tảng là công nghiệp được bố trí đan xen với các hoạt động dịch vụ, sinh hoạt, nhà ở, giải trí, . . . Theo nghĩa hẹp, khu công nghiệp chỉ giới hạn ở vùng lãnh thổ tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân c­ sinh sống và các hoạt động khác của dân cư.

Khu công nghiệp là hình thức tổ chức thu hút đầu tư đối với cả kênh FDI và đầu tư trong nước. Khu công nghiệp có thể được thành lập với quy mô rất khác nhau. Tính đến đầu năm 1999, ở Việt Nam đã có quyết định thành lập 64 khu công nghiệp, trong đó nhiều khu công nghiệp hầu nh­ư  ch­ưa được triển khai đầu tư­;

- Khu công nghệ cao: Là một hình thức đặc biệt của khu  công nghiệp .chuyên thu hút đầu tư các doanh nghiệp có sự kết hợp giữa sản xuất trình độ công nghệ cao với các hoạt  động nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Hiện nay ở Việt Nam mới có quyết định thành lập l khu công nghệ cao ở Hoà Lạc Trong tư­ơng lai, tại thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ có l khu công nghệ. cao tại Thủ Đức.

- Khu kinh tế tự do (còn được gọi là đặc khu kinh tế, khu kinh tế biên giới, khu kinh tế mở) : là những khu vực địa lý khá rộng có dân c­ sinh sống, có ranh giới địa lý xác định và được hưởng một quy chế ưu đãi riêng vê các chính sách kinh tế liên quan đến thương mại và đầu t­, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và kích thích phát triển kinh tế.

Khu kinh tế tự do đã được áp dụng khá thành công ở Trung Quốc, đặc biệt là khu Thẩm Quyến. Hiện nay ở Việt Nam đã thành lập một số khu kinh tế cửa khẩu, đã có quyết định thành lập khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) và đang nghiên cứu thành lập một vài khu kinh tế tự do nữa.

6. Tình hình và phương hướng tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI ở Việt Nam

Sau 12 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt  Nam, tính đến giữa năm 1999 đã cấp phép 2663 dự án, trong đó đã giải thể và thu hồi giấy phép 473 dự án, số dự án đang hoạt động là 2 190 dự án. Tổng vốn đầu tư đăng ký là gần 40 tỷ USD, trong đó vốn đã thực hiện đầu tư là 13 tỷ USD. Đến năm 1998, FDI chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư của xã hội, sản xuất 10% GDP, 25% giá ­ị công nghiệp, 2 l% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 7% ngân sách nhà nước và thu hút gần 300.000 lao động.

Tuy nhiên còn một số vấn đề sau đây cần l­u ý:

Từ năm 1997 xu hướng FDI vào Việt Nam đã chững lại  và có xu hướng giảm sút. Nguyên nhân một mặt là do tác động của khủng hoảng tài chính Châu Á (các nhà đầu tư vào Việt Nam lại chủ yếu từ các nước Châu Á), mặt khác do bản thân môi trường đầu tư chậm được cải thiện, kém tính cạnh tranh với các nước khác;

- Quy mô FDI của Việt Nam còn chư­a tương xứng với tiềm năng một đất nước dân số khá đông, tài nguyên tư­ơng đối phong phú, lao động có giá rẻ,. . . ;

- Chủ đầu tư chủ yếu là các nước Châu Á, chư­a thu hút nhiều các chủ đầu tư lớn từ Tây Âu và Mỹ ;

- Lĩnh vực đầu tư hiện nay chủ yếu vẫn tập trung vào một số ngành truyền thống như­ khai thác tài nguyên (dầu khí), khách sạn, chế tạo máy, trong khi đó những lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư như­ công nghiệp chế biến, nông lâm thuỷ sản, xây dựng kết cấu hạ tầng,. . . rất ít dự án đầu tư­.

Do đó trong thời kỳ tới, chính sách của Nhà nước vẫn tiếp tục khuyến khích FDI theo các hướng sau:

- Thống nhất quan điểm về FDI, coi FDI là một bộ phận chiến l­ược lâu dài có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế;

- Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm môi trường ổn định cho đầu tư­;

- Các công tác quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, ngành phải đi trước một bước làm cơ sở để có chiến l­ược thu hút vốn  đầu tư­;

- Bằng mọi nguồn vốn tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng, khắc phục tình trạng lạc hậu quá xa so với khu vực và thế giới;

- Tiếp tục cải tiến thủ tục đầu tư và chế độ quản lý đầu t­ư PDI;

- Mở rộng FDI sang các lĩnh vực mới như­ y tế, giáo dục, giải trí, bảo hiểm, viễn thông,. . . ;

- Sửa đổi các điều kiện kinh doanh cụ thể sao cho đủ mức khuyến khích đầu tư;

- Phát triển nguồn nhân lực;

Khuyến khích cả chiều FDI ra nước ngoài.

IV ĐẦU TƯ GLÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI (FPL)

1. Khái niệm

FPI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài góp vốn bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp trong nước mà không trực tiếp tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Ranh giới phân định giữa FPI và FDI chính là mức quy định pháp quy của nước chủ nhà về tỷ lệ phần trăm cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài (Mỹ là 10% , Việt Nam – 30%) là một hình thức đầu tư t­ương đối mới và còn có nhiều quan điểm khác nhau. Nhìn chung, thấy rõ rằng FPI có lợi cho cả 2 phía: nước đầu tư (nhà đầu tư­) có cơ hội phân tán rủi ro, thu được lợi nhuận cao hơn so với mua cổ phiếu trong nước; đối với nước nhận đầu tư thì FPI là một kênh giúp các doanh nghiệp huy động thêm vốn mà vẫn chủ động trong điều hành quản lý, giúp năng động hoá nền kinh tế và tạo khả năng cạnh tranh cao hơn.

Tuy nhiên FPI có những mặt hạn chế nhất định.

Thứ nhất

,do bị khống chế tỷ lệ. cổ phiếu nên nhà đầu t­ư thư­ờng không thích đầu tư mua cổ phiếu FPI làm hạn chế tác động kinh tế của FPI.

Thứ hai,

hạn chế nhận công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.

Thứ ba,

FPI chịu rủi ro ngoại hối rất cao.

2. Các hình thức FPI

Đầu tư FPI thông qua 2 hình thức cơ bản:

- Cổ phiếu: Các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của các doanh nghiệp trong nước nhằm mục đích thu cổ tức cao trong tư­ơng lai.

Cổ phiếu có thể được mua trực tiếp (nhà đầu tư mua trực tiếp cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành hoặc trên thị trường thứ cấp); hoặc mua gián tiếp thông qua đầu tư vào các quỹ đầu tư quốc gia;

- Trái phiếu: (bao gồm cả thương phiếu) hình thức này đang chiếm ưu thế trong đầu tư FPI vì thủ tục pháp lý đơn giản, ít rủi ro hơn.

3. Các biện pháp khuyến khích FPI

Hầu hết Chính phủ các nước đều có chính sách khuyến khích FPI. Trong 2 năm gần đây, xu hướng sáp nhập các công ty lớn trên thế giới thông qua hình thức mua cổ phiếu lẫn nhau đã chứng tỏ lợi thế của FPI. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính của các nước cũng làm cho nhiều quốc gia trở nên dè dặt hơn đối với kênh đầu tư rất lợi hại này.

Để khuyến khích FPI, ngoài một số biện pháp khuyến khích đầu tư nói chung như ­ đã nêu ở phần trên cần thực hiện, những biện pháp và điều kiện đặc thù sau:

- Tự do hoá các thị trường vốn, tiền tệ, ngoại hối;

- Ban hành khuôn khổ luật pháp về FPI;

- Hệ thống doanh nghiệp đang hoạt động phải có lãi và xu hướng phát triển tốt;

- Nền kinh tế nói chung phải ổn định, tăng trư­ởng bền vững;

- Áp dụng các biện pháp kinh tế đủ mức khuyến khích: thuế lợi tức cổ phần, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài,. . . ;

- Thành lập và đ­a vào hoạt động các thiết chế tài chính nh­ư thị trường chứng khoán, các định chế tài chính trung gian,. . .


Chương 4

LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TỔ CHỨC KINH TẾ QUỐC TẾ

Trong chư­ơng này sẽ nghiên cứu những vấn đề sau đây :

- Bản chất và các loại hình liên kết kinh tế quốc tế,

- Quá trình hội nhập của Việt Nam vào AFTA:

- Các tổ chức kinh tế quốc tế quan trọng;

- Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam.

I.  LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ

1. Khái niệm

Liên kết kinh tế quốc tế là sự thành lập một tổ hợp kinh tế quốc tế của một nhóm thành viên nhằm tăng cư­ờng phối hợp và điều chỉnh lợi ích giữa các bên tham gia, giảm bớt sự  khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển. Quá trình liên kết kinh tế quốc tế đ­a tới việc hình thành những thực thể kinh tế mới ở cấp độ cao hơn, với các mối quan hệ kinh tế quốc tế phức tạp và đa dạng.

Các bên tham gia Liên kết kinh tế quốc tế có thể là các quốc gia, các pháp nhau, các thúc thể kinh tế độc lập, các tỉnh, quốc gia thành viên của nhà nước liên bang (khác với Tổ chức kinh tế quốc tế). Liên kết kinh tế quốc tế có thể được biểu hiện dưới  dạng một tập đoàn, hiệp hội sản xuất, kinh doanh (như­ hiệp hội vàng thế giới), một khu vực mậu dịch tự do, một liên minh thuế quan, . . .

2. Một số loại hình Liên kết kinh tế quốc tế

Căn cứ vào mức độ tự do hoá của Liên kết, Liên kết kinh tế quốc tế bao gồm các loại hình sau: Khu vực mậu dịch tự do; Liên minh thuế quan; Thị trư­ờng chung; Liên minh tiền tệ; Liên minh kinh tế.

a. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trude Area)

Khu vực mậu dịch tự do là Liên kết kinh tế quốc tế giữa hai hoặc nhiều nước nhằm mục đích tự do hoá buôn bán về một số mặt hàng nào đó, từ đó thành lập thị trường thống nhất giữa các nước đó, nhưng  mỗi nước thành viên vẫn thi hành chính sách ngoại thương độc lập với các nước ngoài khu vực.

Các Khu vực mậu dịch tự do tiêu biểu trên thế giới bao gồm:

- Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) thành lập trên cơ sở Hiệp ­ước Stockholm ký ngày 20/l l/59 và có hiệu lực ngày 3/5/60, bao gồm 7 thành viên sáng lập: áo, Đan Mạch, Na-Uy, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ và Anh. Sau khi một số nước rút khỏi Hiệp hội để gia nhập EU, hiện  nay EFTA chỉ 'còn 4 nước : Iceland, Liechtenstein, Na-Uy, và Thuỵ  Sỹ.

- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) bắt đầu đi vào hoạt động từ l/l/1993, ban đầu có 6 nước thành viên. Đến nay, số thành viên là10 nước ASEAN.

- Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ  (Nothern American Free Trade Area – NAFTA) được hình thành trên cơ sở Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ  (Nothern American Free Trade Agreement - NAFTA) giữa Mỹ  và Canada bắt đầu có hiệu lực năm 1989, đến năm 1995 được mở rộng với sự tham gia của Mexico.

- Hiệp định mậu dịch tự do Trung Âu (CEFTA) thành lập tháng 3/1993, bao gồm 5 nước : Sec, Hungary, Ba Lan, Slovakia và Slovenia.

Xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới sự ra đời ngày càng nhiều các Khu vực mậu dịch tự do, các khối liên kết kinh tế, các điều ­ước về thương mại,…Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, đến nay trên thế giới có trên 160 triệu điều ư­ớc về trao đổi mậu dịch và về cam kết liên kết kinh tế khu vực.

Theo thoả thuận tháng 6/1999, các nước EU và MERCOSUR (Thị tr­ường chung Nam Mỹ ) bắt đầu mở các cuộc đàm phán thương mại về vấn đề bãi bỏ hàng rào phi thuế quan và thuế quan, để đến năm 2005 có thể cho ra đời Khu vực mậu dịch tự do xuyên lục địa đầu ty ên trên thế giới. Thoả thuận EU - MERCOSUR là một thách thức lớn đối với Mỹ - hiện đang ráo riết thành lập Khu vực mậu dịch tự do toàn châu Mỹ  (FTAA) sẽ đi vào hoạt động năm 2005. Nh­ư vậy, đã xuất hiện cuộc chạy đua giữa Mỹ  và EU trong việc tranh thủ khu vực thị tr­ường đầy tiềm năng ở Mỹ  La Tinh và Caribbe.

Mới đây, tại khn vực Đông Á đã hình thành ý t­ưởng về một Cộng đồng kinh tế Đông Á, bao gồm Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga. Ý t­ưởng này rất có ý nghĩa khi mà thế giới đang bư­ớc vào thế kỷ XXI với một EU ở Châu Âu, với NAFTA và MERCOSUR ở Châu Mỹ, và với AFTA ở Đông Nam Á. Năm 1999, một số nước có dự định thành lập Khu vực mậu dịch tự do giữa AFTA - Australia - New Zealand vào năm 2010.

b. Liên minh hải quan (Customs Union)

Liên minh hải quan là Liên kết kinh tế quốc tế trong đó các nước thành viên thoả thnận loại bỏ thuế quan, thiết lập một biểu thuế quan chung của các nước thành viên, đối với phần còn lại của thế giới (nghĩa là các nước trong liên minh hải quan có cùng chính sách thương mại đối với các nước ngoài liên minh).

Các liên minh hải quan đã được thành lập và hoạt động là:

- Liên minh hải quan Trung Phi (UDEAC) thành lập năm 1964, bao gồm 6 nước: Cameroun, Trung Phi, Chad, Congo, Guine xích đạo và Gabon.

- Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) ở thời điểm năm 1957 (đến những năm 80, EEC không còn là liên minh hải quan mà đã đạt tới trình độ Thị tr­ường chung  xem mục c. ).

Phân biệt liên minh hải quan và khu vực mậu dịch tự do

Cả hai loại hình Liên kết này đều là sự thoả thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia, theo đó các quốc gia này thoả thuận với nhau việc loại bỏ thuế quan và các rào cản khác đối với toàn bộ hoặc một phần hoạt động mậu dịch của họ. Ở đây, sự ưu đãi nội bộ đã tạo ra sự phân biệt đối xử đối với các nước ngoài Khu vực mậu dịch tự do và Liên minh hải quan. Nh­ưng sự phân biệt đối xử này không hề bất hợp pháp. Nó được chấp nhận nh­ư một ngoại lệ của nguyên tắc không phân biệt đối xử tại điều XXIV GATT.

Sự khác nhau giữa hai loại hình Liên kết này thể hiện ở quan hệ thương mại với nước thứ ba (ngoại thương). Các nước thành viên của Liên minh hải quan có biểu thuế quan chung, có chính sách ngoại  thư­ơng chung, nghĩa là các nước trong liên minh có chính sách ngoại thương giống nhau đối với các nước ngoài liên minh. Còn trong Khu vực mậu dịch tự do, các nước thành viên thực hiện chính sách thương mại đốc lập trong quan hệ với các nước ngoài khu vực, chỉ có hàng hoá trao đổi giữa các nước trong khu vực mới được l­ưu thông tự do.

c.

Thị tr­ường chung (Common Market)

Thị trường chung là liên kết kinh tế quốc tế trong đó có sự tự do di chuyển hàng hoá, tư bản và sức lao động giữa các nước thành viên với nhau.

Ví dụ: Thị trường chung Châu Âu  (ECM), Khối Thị tr­ường chung Trung Mỹ  (CACM).

d. Liên minh tiền tệ (Monetary Union)

Liên minh tiền tệ là liên kết kinh tế quốc tế trong đó các nước thành viên phải phối hợp chính sách tiền tệ với nhau và cùng thực hiện một chính sách tiền tệ thống nhất, và cuối cùng là sử dụng chung một đồng tiền.

Ví dụ: Liên minh tiền tệ Châu Âu  (EMU) ra đời ngày l/l/1999; bao gồm 11 nước EU, bắt đầu sử dụng chung đồng EURO (đồng tiền chung Châu Âu).

e. Liên minh kinh tế (Economic Union)

Liên minh kinh tế là liên kết kinh tế quốc tế trong đó có sự phát triển cao về sự di chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, sức lao động, tư bản giữa các nước thành viên. Đây là hình thức phát triển cao nhất của Liên kết kinh tế quốc tế.

Ví dụ: Liên minh kinh tế Benelux giữa Bỉ - Hà Lan - Luxembourg; Cộng đồng kinh tế Đông Phi thành lập năm 1967, sụp đổ năm 1977 ; Cộng đồng kinh tế Tây Phị; EU (từ l/l/93, EU ra đời với mục đích xây dựng Liên minh kinh tế và tiền tệ).

3. Sự hội nhập của Việt Nam vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

a. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

Theo thoả thuận ban đầu tại Singapo (28/l/1992), các nước ASEAN sẽ thực hiện AFTA trong vòng 15 năm (0l/0l/1993 -0l/0l/2008), sau đó giảm xuống 100 năm( 0l/0l/1993 - 0l/0l/2003), và sử dụng CEPT (Thoả thuận về thuế quan ư­u đãi có hiệu lực chung) (có hiệu lực từ l/l/1993) làm công cụ chính để thực hiện. Để thực hiện CEPT, tất cả các nước ASEAN đều phải lập ch­ương trình cắt giảm thuế quan xuống còn 0%-5% đối với hàng chế tạo, hàng nông sản đã qua chế biến, hàng nông sản sơ cấp (hàng nông sản nhạy cảm) theo các danh mục và lịch trình chủ yếu sau đây:

- Danh mục bắt buộc cắt giảm thuế quan, bao gồm:

+ Danh mục giải thuế nhanh (dầu thực vật, xi măng, dư­ợc phẩm, phân bón hoá học, hàng nhựa, sản phẩm cao su tự nhiên, đồ đá, đồ Mỹ  nghệ vàng bạc, đá quý, điện cực bằng đồng, hàng điện tử, gỗ, đồ song mây):

Đối với những mặt hàng có thuế suất hiện tại  trên 20% : thì phải giảm thuế suất xuống 0-5 % vào năm 2003;

Đối với những mặt hàng có thuế suất hiện tại d­ưới 20% thì phải giảm thuế suất xuống 0-5% vào năm 2000.

+ Danh mục giảrn thuế thông thư­ờng:

Đối với những mặt hàng có thuế suất dư­ới 20% thì phải giảm thuế quan xuống 0-5% vào năm 2003;

Đối với những mặt hàng có thuế suất trên 20% thì phải giảm thuế quan xuống 20% vào năm 1998 , xuống 0-5% vào năm 2003.

Danh mục loại trừ vĩnh viễn: là danh mục các loại hàng hoá không bao giờ là đối t­ượng cắt giảm thuế quan. Đó là các loại hàng hoá liên quan đến an ninh .quốc gia, văn hoá, lịch sử, y tế, thuần phong Mỹ  tục.

- Danh mục loại trừ tạm thời : là danh mục các loại hàng hoá tạm thời không thuộc đối t­ượng cắt giảm thuế quan. Các loại hàng hoá này có thể được tự do hoá thương mại, nhưng  không trước năm 2000. Đó' là loại hàng hoá có tầm quan trọng quốc gia, như­ xi - măng, sắt thép, phân bón, xăng dầu.

Việc cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng nông sản nhạy cảm theo một lịch trình riêng. Lịch trình nêu trên áp dụng cho 6 nước thành viên sáng lập (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippine, Thailand, Singapore). Còn đối với các nước thành viên khác (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mianmar), thời hạn thực hiện nghĩa vụ sẽ chậm hơn từ 3 đến 6 năm.

­            Ưu đãi thuế quan đối với một mặt hàng được thực hiện trên các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc có đi có lại; .

- Mặt hàng đó phải được ghi trong danh mục cắt giảm thuế quan của cả nước xuất khẩu và n­ơc nhập khấu;

- Mặt hàng đó phải có thuế suất hiện tại dưới  20%;

- Mặt hàng đó phải có hàm lượng xuất xứ ASEAN ít nhất là 40%.

Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan, CEPT còn quy định chư­ơng trình loại bỏ các biện pháp phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan (quota, giấy phép xuất nhập khẩu, . . . ) sẽ được xoá bỏ đối với các mặt , hàng đã tham gia vào ch­ương trình cắt giảm thuế quan của CEPT.

Để thực hiện CEPT, các nước AFTA phải giải quyết một số vấn đề liên quan, như­: thống nhất danh mục thuế quan, biểu thuế, thống nhất thủ tục hải quan giữa các nước thành viên AFTA, chuẩn bị cho việc xoá bỏ hàng rào phi thuế quan (thoả thuận được định nghĩa cụ thể về hàng rào phi thuế  quan, thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hoá, . . . ).

b.

Sự hội nhập của Vtệt Nam vào AFTA

Việt Nam bắt đầu thực hiện chư­ơng trình cắt giảm thuế quan xuống 0-5% kể từ 0l/0l/1996 và sẽ hoàn thành các nghĩa vụ của mình vào năm 2006 (chậm hơn 3 năm so với các nước thành viên khác). Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định quy định danh mục hàng hoá thực hiện CEPT. Các mặt hàng chủ lực tham gia CEPT của Việt Nam là gạo, cafe, thuỷ sản, hàng dệt may, hàng rau quả, thực phẩm chế biến, sữa, điện, điện tử, hàng cơ khí, hoá chất, xi-măng, thép, giấy, đ­ường Cho đến năm 2000, Việt Nam đã đ­a khoảng 4230 mặt hàng thực hiện CEPT vào 2 danh mục: giảm nhanh và giảm thông thường. So với lộ trình tổng thể đã cam kết thì cho đến năm 2006, Việt Nam sẽ phải đ­a thêm gần 2000 mặt hàng nữa vào các danh mục giảm thuế bắt buộc.

Việc đư­a ra danh mục các hàng hoá thuộc diện cắt giảm thuế quan thể hiện quan điểm "hạn chế đến mức tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của việc cắt giảm đối với nền kinh tế Việt Nam" và vẫn duy trì "mức bảo hộ .hợp lý đối với các ngành công nghiệp trong nước".

Việt Nam tham gia vào AFTA trong bối cảnh vừa có thuận lợi vừa có khó khăn, trong đó khó khăn lại là cơ bản. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ .yếu là hàng nông nghiệp và nguyên liệu, nênchỉ bán được với giá rẻ, hơn nữa phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam không nằm trong danh mục CEPT. Giữa Việt Nam và các nước ASEAN có sự chênh lệch về trình độ khoa học - công nghệ, các doanh nghiệp của Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm cạnh tranh, thiếu thông tin về thị trường, . . . Trong quá trình hội nhập, Việt Nam cần phải đánh giá đầy đủ cơ hội và thách thức khi tham gia AFTA.

II TỔ CHỨC KINH TẾ QUỐC TẾ

1.  Sự hình thành và phát triển các Tổ chức kinh tế quốc tế

Các Tổ chức kinh tế quốc tế đã xuất hiện từ lâu, nhưng  cho tới trước năm 1945, chúng được thành lập chỉ để đáp ứng các nhu cầu chuyên ngành. Nhìn chung, việc thành lập các Tổ chức kinh tế quốc tế thời kỳ này không mang mục đích thiết lập một hệ thống kinh tế thế giới.

Từ khi chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc, người ta đã có ý tư­ởng về một trật tự kinh tế quốc tế mới trên cơ sở mở cửa và hợp tác giữa các quốc gia. Các nước Mỹ  - Anh đều có một nhận thức là: nếu các nước có nền kinh tế mạnh tiếp tục giành giật lẫn nhau vì lợi ích của mình thì sẽ không thể tránh khỏi sự xung đột giữa các nước, và sẽ gây ra chiến tranh thế giới lần nữa. Nếu tất cả các nước trên thế giới được tự do và bình đẳng t.rong việc tìn kiếm tài nguyên và thị trư­ờng thì sẽ không có mâu thuẫn giữa các nước và cũng không xảy ra xung đột. Đó là ý t­ưởng đẹp đẽ về một trật tự kinh tế quốc tế dựa trên nguyên tắc cơ bản là tự do thương mại và không áp dụng chính sách phân biệt đối xử đối với bất kỳ nước nào, dù là nước bại trận như­ Nhật, Đức. Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về tiền tệ và tài chính 7/1944 (Hội nghị Bretton Woods - bang New 'Hampshire, Mỹ ) và Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và việc làm năm 1948 (Hội nghị La Havane), các nước (đứng đầu là Anh-Mỹ) đã cùng nhau bàn bạc các nguyên tắc cơ bản của Trật tự kinh tế quốc tế sau chiến tranh. Kết quả của các Hội nghị này là sự ra đời của 3 Tổ chức kinh tế quốc tế trung tâm của Trật tự kinh tế thế giới. Đó là: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) có chức nặng điều hành quan hệ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển (IBRD); Tổ chức thương mại quốc tế (ITO). Riêng tổ chức ' ITO không thể ra đời, được thay thế “tạm thời" bằng Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT 1947) - tiền thân của Tổ chức thương mại thế giới

Thời kỳ 1948- 1960 là thời kỳ Tây Âu và Mỹ đảm đư­ơngvai trò quan trọng của mình trong Trật tự kinh tế thế giới, nhờ tài trợ của Mỹ  thông qua Kế hoạch Marshall và sự hợp tác (Châu Âu thông qua Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu (OEEC) (thành lập ngày 16/4/1948, đến năm 196 l trở thành Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD). Các nước Đông Âu cũng thành lập Hội đồng t­ương trợ kinh tế (COMECON hay SEV) năm 1949 trong thế đối đầu.

Vào những năm 60 - 70, nhóm các nước đang phát triển cũng có nhu cầu liên kết để bảo vệ quyền lợi của mình. "Nhóm 77" xuất hiện khi 77 nước đang phát triển đ­a ra sáng kiến triệu tập Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) vào năm 1964 tại Geneve, và trở thành cơ quan bổ trợ của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Năm 1966, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) được thành lập, có nhiệm vụ giúp các nước đang phát triển trong việc xây dựng và thực hiện các Dự án công nghiệp hoá. (Việt Nam gia nhập Tổ chức này năm 1980).

Cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 làm thế giới nhận thức lại về tầm quan trọng của các nước xuất khẩu dầu lửa trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) ra đời trong thời kỳ này.

Khủng hoảng nợ ở các nước Mỹ  L a Tinh những năm 80 và khủng hoảng tài chính - tiền tệ - kinh tế ở một loạtư nước cuối thập kỷ 90 cho thấy vai trò của các Tổ chức tài chính quốc tế như­ IMF, WB, Câu lạc bộ Paris, Câu lạc bộ London.

Sau hàng loạt các biến cố trong quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế quốc tế, thế giới hôm nay không còn hai cực. Các tổ chức kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô, mức độ tác động đến quan hệ kinh tế quốc tế. Xu h­ướng chung là ngày càng nâng cao vai trò của các tổ chức mạnh có tính chất toàn cầu như­ WTO, IMF, WB, . . . đồng thời phát triển mạnh các tổ chức khu vực và tổ chức chuyên ngành.

2. Các Tổ chức kinh tế quốc tế quan trọng

a. Liên Hợp Quốc (UN)

Liên Hợp Quốc được thành lập năm 1945, là Tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, thực hiện hàng loạt các chức năng quan trọng, trong đó có chức năng liên quan đến hoạt động kinh tế quốc tế, thông qua Hội đồng kinh tế - xã hội, và một số cơ quan bổ trợ của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNCTAD, UNCITRAL, . . .). Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1977 và đã tham gia một số tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Sau đây là một số cơ quan và tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực kinh tế.

Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1964, tại Geneve. UNCTAD đã có vai trò quan trọng trong việc hoà hợp nguyện vọng của các nước đang phát triển với các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay UNCTAD tập hợp được trên 170 nước. Việt Nam gia nhập năm 1988.

Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (~UNCITRAL) được thành lập với mục đích giảm hoặc loại bỏ các cản trở pháp lý đối với thương mại quốc tế và thống nhất luật về thương mại quốc tế. UNCITRAL cũng thành công trong việc tạo mối quan hệ giữa các nước thị trường tự do và các nước XHCN. Công ­ớc Liên Hợp Quốc năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một thành công của UNCITRAL. Không chỉ những nước phát triển như­ Mỹ, Pháp, Italia, mà cả những nước XHCN cũ và các nước đang phát triển (Trung Quốc, Ac-hen-ti-na) cũng chấp nhận Công ư­ớc.

Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) thành lập năm 1966 với chức năng xúc tiến, đẩy mạnh công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển và xúc tiến hợp tác phát triển toàn cầu. Tổ chức nông nghiệp và lượng thực (FAO) được thành lập năm 1945 với tư cách là tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Tổ chức này có mục tiêu nhằm nâng cao dinh d­ưỡng và mức sống cho nhân dân các nước thành viên, bảo đảm hiệu quả sản xuất nông lượng, cải thiện điều kiện sống của nông dân (Việt Nam tham gia từ năm 1988).

b. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Điều lệ IMF được thông qua 22/7/1944, có hiệu lực 27/12/1945, và đã qua nhiều lần sửa đổi (28/7/1969, l/4/l978, ll/ll/1992). Hiện nay IMF có trên 183 nước thành viên (thời điểm 3 l/12/1998). Đây là Tổ chức quốc tế “mở” (có thể kết nạp thêm thành viên mới). Thành viên của IMF không nhất thiết phải là thành viên Liên Hợp Quốc. Việt Nam kế thừa quy chế thành viên IMF của Việt Nam Cộng hoà từ năm 1976.

IMF có một số chức năng quan trọng sau đây :

- Điều tiết chế độ tỷ giá hối đoái của các quốc gia, giám sát việc các quốc gia tuân thủ các quy tắc thương mại và tài chính quốc tế;

- Cung cấp tín dụng cho các quốc gia thành viên gặp phải  tình trạng khó khăn về kinh tế (khủng hoảng, mất cân đối cán cân thanh toán).

IMF có vốn điều lệ 130 tỷ USD và có thể tạo nguồn vốn cho mình bằng cách huy động đóng góp tài chính của các nước thành viên hoặc vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế Quy chế về các hạn mức cho vay và hạn mức đóng góp đối với các thành viên được thể hiện như­ sau: các nước thành viên đóng góp 75%  hạn mức bằng đồng tiền quốc gia, và 25% hạn mức còn lại bằng vàng hoặc ngoại tệ chuyển đổi được thành vàng, sau đó thay bằng SDR (Quyền rút vốn đặc biệt) - gọi là dự trữ quốc tế. ( l SDR tương đư­ơng l,343l USD). Mỗi nước có quyền vay vốn 5 lần. Lần thứ nhất được rút 25% hạn mức, vô điều kiện, gọi là rút vốn dự trữ. Bốn đợt tiếp theo gọi là vay vốn tín dụng, mỗi lần được rút 25% hạn mức, có điều kiện, lãi suất cao, và chịu sự giám sát. Vậy là sau 5 lần rút vốn, quốc gia thành viên được rút tất cả là 125% hạn mức. Bên cạnh đó còn có các hình thức cấp vốn khác, như­ vậy điều chỉnh kéo dài, vay mở rộng, vay dự trữ điều hoà, vay điều chỉnh cơ cấu; . . .

Quyền biểu quyết (số phiếu) của các quốc gia phụ thuộc vào hạn mức của họ. Theo Điều lệ của IMF2môi n­ức thành viên có 250 phiếu cộng thêm l phiếu cho mỗi cổ phần, trong đó l cổ phần tư­ơng ứng với 100.000 SDR. Theo thông báo hạn mức của IMF l/1998 , Mỹ  có hạn mức 37. 149,3 triệu SDR, t­ương ứng với 3 7 1.493 phiếu. Anh, Pháp có số phiếu nh­ư nhau là I07. 385 phiếu. Nhật có l 33. 128 phiếu. Đức có 130.082 phiếu. Nga có 59.454 phiếu. Việt Nam có 3 . 29 l phiếu. Các con số nói trên cho thấy trật tự kinh tế quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào các c­ường quốc kinh tế.

Bên cạnh IMF có chức năng điều chỉnh quan hệ tiền tệ quốc tế, còn có một số Tổ chức khác như­ G 10, G5 , G7, . . .

c. Nhóm Ngân

hàng thế giới - WB (bao gồm IBRD, IFC, IDA, ICSID, MIGA)

Nhóm Ngân hàng thế giới (WB) bao gồm Ngân hàng  quốc tế về tái thiết và phát triển (IBRD), Công ty tài chính  quốc tế (IFC), Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID), Cơ quan đảm bảo đầu tư đa phương (MIGA).

IBRD, IFC, IDA có mối liên hệ mật thiết với IMF và với nhau. Các nước thành viên của các Tổ chức này phải đồng thời là thành viên của IMF. Hội đồng thống đốc của IMF và WB có cuộc 'họp chung hàng năm. Cơ cấu tổ chức của WB t­ương tự IMF. Quyền biểu quyết cũng phụ thuộc vào phần đóng góp tài chính. Trong cơ chế cho vay, WB chỉ hỗ trợ một phần mà không tài trợ toàn bộ Dự án, luôn đòi hỏi sự đóng góp của nước chủ nhà, nhất là đối với những chi phí bằng tiền địa phương. IPC luôn liên kết với các Ngân hàng t­ư nhân để cùng tài trợ. WB không chỉ can thiệp tài chính, mà còn hỗ trợ kỹ thuật để hình thành, thực hiện dự án và nghiên cứu các vấn đề phát triển. WB đỡ đầu cho các sáng kiến khuyến khích đầu tư tại các nước đang phát triển như thành lập Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID), thành lập Cơ quan đảm bảo đầu tư đa phương (MIGA). Việt Nam tham gia WB do kế thừa quy chế thành viên của Việt Nam Cộng hoà từ năm 1976. Sau đây sẽ xem xét lần lượt các tổ chức của WB.

c. 1. Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển (IBRD)

IBRD là Tổ chức được thành lập đồng thời với IMF. Điều lệ IBRD được thông qua năm 1944,  có hiệu lực năm 1945, sửa đổi năm 1989.

Các chức năng chủ yếu của IBRD:

- Hỗ trợ tái thiết và phát triển;

- Khuyến khích đầu tư t­ nhân;

- Cải thiện cán cân thương mại quốc tế.

 Người đi vay phải là Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh. Khách hàng của IBRD là các nước thành viên đang phát triển, trừ các nước đủ sức mạnh kinh tế để tham gia vào thị trường tài chính, không cần qua trung gian (các nước NICs), và các nước quá nghèo thuộc phạm vi cho vay của IDA. Thời hạn vay khoảng 15 - 20 năm. Lãi  suất l% -15%/năm.

c.2

. Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) (thành lập năm 1960)

Nguồn tài chính của IDA được hình thành từ đóng góp ban đầu của Chính phủ các nước thành viên và đóng góp bổ sung 3 năm/lần. Người được vay là Chính phủ của các quốc gia nghèo nhất thế giới có tổng thu nhập quốc dân d­ưới  925 USD/ngư­ời/năm. Việt Nam thuộc diện khách hàng của IDA. IDA cho vay dài hạn (35 - 40 năm). người đi vay không phải trả lãi, nhưng  phải trả phí dịch vụ dư­ới l% sau 10 năm vay.

c.3

. Công ty tài chính quốc tế (IFC)  (thành lập năm 1956)

Nhiệm vụ của IFC là khuyến khích đầu tư t­ nhân tại các nước thành viên đang phát triển. Nguồn tài chính của IFC được hình thành từ vốn tự có của IFC và vốn vay từ IBRD, và thị trường tài chính thế giới.

Cơ chế cho vay của IFC:

- Doanh nghiệp đi vay phải chứng minh được tính khả thi của dự án;

- IFC cho doanh nghiệp vay không cẩn bảo lãnh của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư­;

- IFC có thể có cổ phần trong các doanh nghiệp mà nó cho vay vốn.

c.4. Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) ra đời trên cơ sở Công ước Washington năm 1965 dư­ới sự bảo trợ của WB, nhằm mục đích giải quyết tranh chấp giữa quốc gia tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài.

c.5. Cơ quan đảm bảo đầu tư đa phương (MIGA)

Cơ quan đảm bảo đầu tư đa phương (MIGA) ra đời trên cơ sở Công ­ước Seoul ngày l l/I110/1985 (có hiệu lực năm 1988) d­ưới sự bảo trợ của WB, nhằm mục đích khuyến khích  đầu tư t­ nhân ở các nước đang phát triển, bằng cách đảm bảo cho hoạt động đầu tư tránh được các rủi ro. Việt Nam là thành viên của MIGA (Quyết định của Chủ tịch nước số 158 QĐ/CTN ngày 26/l/1994 phê chuẩn Công ­ước Seoul).

Bên cạnh WB có chức năng hỗ trợ phát triển, còn có các Tổ chức quốc tế và các cơ quan quốc tế khác nh­ư: Chư­ơng trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) (Việt Nam gia nhập năm 1977), Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Chư­ơng trình lượng thực thế giới', các Ngân hàng phát triển khu vực (Ngân hàng phát triển liên Mỹ  thành lập năm 1959, Ngân hàng phát triển châu Phi thành lập năm 1964, Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB thành lập năm 1965 ), Câu lạc bộ Paris. Câu lạc bộ Luân Đôn, Quỹ phát triển Châu Âu  và Ngân hàng đầu tư Châu Âu , Ngân hàng phát triển Hồi giáo, Quỹ phát triển kinh tế - xã hội Arap, Quỹ phát triển quốc tế của OPEC, Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản (OECF),…

Việt Nam và các tổ chức tài chính quốc tế.

Từ năm 1993 , Việt Nam đã nối lại quan hệ với các Tổ chức tài trợ quốc tế. IMF và WB đã cho Việt Nam vay, sau khi Việt Nam thanh toán các món nợ cũ và chấp nhận một chư­ơng trình "điều chỉnh cơ cấu". Việt Nam không phải trả lãi nhưng  phải trả một khoản phí dịch vụ 0,75% . Ta đã ký được nhiều Hiệp định vay với WB, IMF, ADB, nhưng  tốc độ giải ngâncòn rất thấp.

13/12/1993 , Bộ Tài chính Việt Nam đã ký biên bản thoả thuận về xử lý nợ chính thức (nợ Chính phủ) của Việt Nam tại Câu lạc bộ Paris. 12/1997, ta đã ký biên bản thoả thuận về xử lý nợ thương mại (nợ do vay từ các Ngân hàng thương mại nước ngoài) tại Câu lạc bộ London.Cùng với ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam là một trong các nước vay IDA nhiều nhất. Chắc chắn chúng ta sẽ học được kinh nghiệm của các nước khác trong việc vay vốn của WB và IMF để vừa giữ được chủ quyền, lại vừa có được những khoản vay tích cực. Việc sử dụng, khai thác các nguồn lực bên ngoài một cách năng động là vấn đề cần được quan tâm trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. 

d. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và sự chuẩn bị gia nhập của Việt Nam

d. 1. Khái quát về WTO

Ngày 30/10/47, 23 nước đứng đầu là Mỹ  - Anh và các nước Tây Âu đã ký bản "Hiệp định chung về thuế quan và thương mại" (gọi là GATT 1947). có hiệu lực l/l/48 nhằm thiết lập một thể chế thương mại đa phương để điều chỉnh thương mại quốc tế đối với hàng hoá, trong khi chờ đợi sự ra đời của Tổ chức thương mại quốc tế (ITO). nhưng  kết quả của Hội nghị La Havane năm 1948 cho thấy ITO không thể ra đời . Các nước tham gia Hội nghị quyết định sử dụng GATT 1947 làm công cụ "tạm thời" để điều chỉnh trật tự thương mại quốc tế. Và công cụ "tạm thời" đó đã vận hành trong suốt thời gian gần 50 năm.

Trong suốt thời gian tồn tại của GATT 1947, thuế quan giữa các nước thành viên đã từng b­ớc được cắt giảm. Tuy vậy, việc các nước thành viên áp dụng các biện pháp phi thuế quan như­ hạn chế số lượng nhập khẩu (quota), trợ cấp xuất khẩu, kiểm dịch, tiêu chuẩn hoá hàng hoá nhập khẩu, . . . đã làm mất đi ý nghĩa của việc cắt giảm thuế quan, gây cản trở lớn cho phát triển thương mại quốc tế. Đến những năm 80, GATT của những năm 40 không còn phù hợp với thực tiễn quan hệ kinh tế quốc tế: toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới diễn ra với tốc độ nhanh, đầu tư quốc tế và thương mại dịch vụ bùng nổ. Các lỗ hổng của GATT trong chính sách nông nghiệp, trong khu vực dệt may bị lợi dụng triệt để. Do đó, cần phải có một cơ chế đa phương mới thay thế. WTO đã ra đời nhằm đáp ứng đòi hỏi này.

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập trên cơ sở Hiệp định Marrakesh (Maroc) có hiệu lực từ l/l/1995. Từ khi WTO đi vào hoạt động, đến nay đã có trên 130 nước thành viên và khoảng 30 nước khác xin gia nhập, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam.

Các nguyên tắc, luật lệ và quy định của WTO được thể  hiện trong 29 văn bản pháp lý, bao trùm mọi lĩnh vực (xem phần cuối chư­ơng V). Ngoài ra, WTO còn có 25 Tuyên bố bổ sung, Quyết định và Bản ghi nhớ ở cấp Bộ trư­ởng quy định các nghĩa vụ và cam kết khác của các nước thành viên WTO.

WTO ra đời là sự kế thừa và phát triển của GATT 1947 . Nếu như­ trước đây, GATT 1947 chỉ điều chỉnh thương mại hàng hoá thì nay WTO điều chỉnh cả thương mại dịch vụ và các vấn đề liên quan đến khía cạnh thương mại của sở hữu trí tuệ, đầu tư­, . . . Các nước thành viên GATT 1947 trước đây có thể tuỳ ý tham gia hoặc không tham gia một số Hiệp định trong khuôn khổ GATT 1947, nhưng  nay các nước thành viên WTO buộc phải chấp nhận hầu như­ tất cả các Hiệp định đa phương trong khuôn khổ WTO.

Các nguyên tắc của WTO bắt buộc các nước thành viên phải tuân thủ:

- Không phân biệt đối xử (quy chế tối huệ quốc, quy chế đối xử quốc gia) và có đi có lại (xem Chư­ơng II);

- Mở rộng tự do hoá thương mại (giảm thuế quan, loại bỏ các biện pháp phi thuế quan);

- Nâng cao tính có thể dự đoán trong thương mại: chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia không được thay đổi một cách tuỳ tiện, dẫn tới sự không thể lường trước được của đối tác.

- Cạnh tranh lành mạnh;

- Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển.

WTO có các chức năng sau đây (điều III Hiệp định WTO) :

- Tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa phương;

- Đảm bảo thi hành những quy tắc quốc tế mới về thương mại;

- Giải quyết tranh chấp mậu dịch quốc tế;

- Phối hợp với IMF và WB nhằm đạt được sự thống nhất trong việc hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.

- Đảm bảo và thúc đẩy tính công khai, minh bạch về chế độ thương mại của các nước thành viên.

 Quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên

: WTO áp đặt

nhiều nghĩa vụ đối với các nước tiên tiến. Đối với các nước có hình độ kinh tế thấp, WTO miễn/giảm nghĩa vụ và tạo điều kiện thuận lợi tuỳ theo mức độ phát triển của nước đó. Các nước này được hưởng các ưu đãi sau đây :

- Đư­ợc miễn hoặc giảm một số nghĩa vụ; được hoãn thực  hiện nghĩa vụ của Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) và Hiệp định về đầu tư (TRIMs) trong khoảng thời gian dài hơn.

- Đ­ược áp dụng mức thuế quan cao hơn các nước tiên tiến ;

- Đ­ợc các nước ty ên tiến áp dụng mức thuế "Chế độ ư­u đãi phổ cập" (GSP), thấp hơn cả mức thuế tối huệ quốc (MFN), đối với hàng xuất khẩu;

- Áp dụng nguyên tắc '~có đi có lại" một cách t­ương đối.

Khác với Liên Hợp Quốc, WTO là Tổ chức quốc tế không chỉ dành cho các quốc gia độc lập, có chủ quyền mà cả những lãnh thổ hải quan độc lập và có quyền tự trị về thương mại. Chẳng hạn, hiện nay EU, NAFTA là thành viên của WTO. Vấn đề gia nhập WTO được quy định tại điều XII Hiệp định WTO và ~điều XXXIII GATT 1994. Việc kết nạp thành viên mới phải có 2/3 số phiếu thuận. Vào thời điểm một nước nào đó xát gia nhập WTO, các nước thành viên chính thức thư­ờng tìm cách mặc cả với nước xin gia nhập dành cho họ ưu đãi về thị trường, giá cả, thuế quan, . . . để đổi lại việc họ sẽ bỏ phiếu thuận cho nước đó.

 Vai trò của WTO trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế.

- WTO xây dựng một hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế.

Các quy tắc điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế được thể hiện trong các Hiệp định mà hầu hết các nước đã cùng nhau đàm phán và ký kết. Các Hiệp định này là các điều ư­ớc quốc tế, ràng buộc các Chính phủ phải duy trì chế độ thương mại trong một khuôn khổ đã được các bên thống nhất. Mặc dù các thoả thuận do các Chính phủ đàm phán và ký kết nhưng  mục đích lại nhằm giúp các nhà sản xuất hàng hoá và dịch vụ, các nhà xuất nhập khẩu trong việc kinh doanh. Hệ thống pháp luật này có thể làm lợi cho các nước đang phát triển. Các Hiệp định WTO có những điều khoản đặc biệt đối với các nước này. Bên cạnh đó, Ban thư­ ký WTO có chư­ơng trình trợ giúp kỹ thuật đặc biệt, trợ giúp pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cho các nước đáng phát triển. Tuy nhiên, không nên quá tin t­ưởng và đặt nhiều hy vọng vào hệ thống pháp luật của WTO, bởi vì hệ thống pháp luật này quy định quá nhiều ngoại lệ. Hơn nữa, không giống như các cơ chế pháp luật khác, hệ thống pháp luật này không có cơ chế trừng phạt thích đáng, do đó tính hữu hiệu không cao.

- WTO điều chỉnh hành vi của quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế, định hướng chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia.

Những mâu thuẫn còn tồn tại trong khuôn khổ WTO

:

WTO chư­a xây dựng được "luật chơi" bình đẳng, công bằng mang tính toàn cầu. Sự khác biệt về quyền lợi giữa các quốc gia luôn luôn làm phát sinh những mâu thuẫn gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa các trung tâm kinh tế lớn với nhau và mâu thuẫn giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Chẳng hạn: Mỹ  đòi hỏi EU phải cắt giảm trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông nghiệp, và thuế nhập khẩu đối với hàng nông nghiệp - điều mà EU kiên quyết bác bỏ. Nhật Bản rất quan tâm tới Hiệp định về chống bán phá giá của WTO, trong khi đó Mỹ  dứt khoát từ chối vì muốn bảo hộ nền công nghiệp nội địa của nước mình; hoặc các nước đang phát triển cho rằng họ đã phải chịu thiệt thòi, vì họ buộc phải mở cửa thị trường nội địa, nhưng  chỉ giành được khả năng ít ỏi trong việc xuất khẩu' sang các nước phát triển. Các nước phát triển luôn đ­a ra các tiêu chuẩn bất hợp lý đối với hàng hoá của các nước đang phát triển, và luôn tìm cách hạn chế nhập khẩu hàng nông nghiệp và thực phẩm của các nước đang phát triển.

d.2

. Vấn đề Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO

Hiện nay, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho việc gia nhập và tham gia có hiệu quả vào hệ thống thương mại toàn câu.

d.2.l. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTO:

Cơ hội:

- Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) không điều kiện mà các thành viên dành cho nhau, theo đó thuế quan đánh vào hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước  thành viên WTO được hạ xuống mức thấp. Điều này sẽ tạo cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có thêm .sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cần l­u ý rằng luật lệ th­ương mại quốc tế quy định khá nhiều ngoại lệ trong việc áp dụng quy chế tối huệ quốc (chẳng hạn như­ các điều XIX, XX, XXXV GATT).

- Tham gia WTO với tư cách là một nước đang phát triển có thu nhập thấp (dưới 1000 USD/ngư­ời/năm) và đang chuyển đổi cơ chế kinh tế, Việt Nam có thể yêu cầu được ­ưu đãi theo "Chế độ ưu đãi phổ cập” (GSP) với mức thuế quan khá thấp. Việt Nam sẽ được miễn áp dụng quy định cấm trợ cấp xuất khẩu, và thời gian chuyển tiếp dài hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thành viên của mình.

- Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia một "luật chơi” chung toàn cầu, không bị phân biệt đối xử trong thương mại và tăng khả năng thâm nhập vào thị trường của các nước thành viên. Việc tham gia WTO sẽ tạo cho Việt Nam có một vị trí và tiếng nói trong đàm phán đa phương về các vấn đề thương mại và những vấn đề liên quan khác (có thể vay tiền các Tổ chức tài chính quốc tế, dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận ODA), tức là Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp vào việc hình thành luật pháp quốc tế sao cho bảo đảm được quyền lợi của nước mình.

Thách thức:

- Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt để bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và chiếm lĩnh thị trường bên ngoài;

- Việt Nam phải cải cách, điều chỉnh kịp thời cơ chế, chính sách, luật lệ của nước mình cho phù hợp "luật chơi" quốc tế (hệ thống giá cả, cơ chế xuất nhập khẩu, hệ thống tài  chính và thuế, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống hành chính, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, về đầu tư nước ngoài~ . . .). nhưng  cái khó là chúng ta phải tiến hành cải cách, điều chỉnh trong một thời gian khá ngắn (theo quy định của WTO, thời gian đó là l l năm cho những nước kém phát triển nhất), trong khi các nước thành viên khác đã trải qua một quá trình điều chỉnh trong gần 50 năm qua.

d.2

.2 . Sự phù hợp của luật pháp Việt Nam với đòi hỏi của WTO

Để thúc đẩy tiến trình hội nhập WTO, cần phải điều chỉnh hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam trên hàng loạt lĩnh vực. Chẳng hạn: pháp luật liên quan đến chính sách hạn chế xuất nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, đầu tư­, thương mại dịch vụ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thậm chí cả pháp luật hình sự (phần các tội phạm kinh tế).

Hiện nay, ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất nhập khẩu là Bộ Thương mại hoặc các Bộ khác. Lý do của chế độ cấp Giấy phép xuất nhập khẩu chủ yếu là bảo vệ y tế, bảo vệ môi trường, phong tục tập quán, an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lý do của biện pháp này là cân đối sản xuất và nhu cầu nội địa. Điều này khó mà phù hợp với đòi hỏi của WTO (các điều XVIII, XX, XXI GATT, điều IV Hiệp định nông nghiệp).

Việc cấm xuất nhập khẩu của Việt Nam (vũ khí, đồ cổ, ma tuý, . . .) thư­ờng được chứng minh bằng việc áp dụng điều XX, XXI GATT.

Hiện nay, Việt Nam áp dụng Quota xuất khẩu gạo, hàng dệt may xuất khẩu sang EU, Canada, Na-Uy. Việc áp dụng Quota xuất khẩu gạo được chứng minh bằng việc áp dụng điều XI, #2, (a) : "cấm hoặc tạm thời hạn chế xuất khẩu để ngăn ngừa hoặc giam sự khan hiếm ngũ cốc, lượng thực, . . .". Chính sách này của Việt Nam sẽ không gây tranh cãi trong đàm phán. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, những doanh nghiệp đã ký hợp đồng có thể sẽ không được phép thực hiện hợp đồng để duy trì kho dự trữ thóc và bình ổn giá gạo. Điều này sẽ làm cho các nhà nhập khẩu gạo không yên tâm.

Ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong lĩnh vực chế tạo ôtô, điện tử dân dụng, cơ khí, Việt Nam vẫn áp dụng chính sách "yêu cầu hàm lượng nội địa" (“loccl content requiremenr”) với tỉ lệ 5% - 30% . Điều này không phù hợp với yêu cầu của Hiệp định về các biện pháp đầu t­ư liên quan đến thương mại (TRIMs).

Trư­ớc 1986, vấn đề thương mại dịch vụ không được đặt ra. Sau này. thương mại dịch vụ đã được chú ý, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam về thương mại dịch vụ chư­a được hoàn thiện. Nhiều vấn đề chỉ được điều chỉnh bằng các văn bản dưới  luật (nh­ư vấn đề bảo hiểm, viễn thông). Trong chính sách thương mại dịch vụ, nhìn chung Việt Nam không áp dụng quy chế đối xử quốc gia, thể hiện ở việc áp dụng chế độ hai giá đối với dịch vụ (một giá cho người nước ngoài, một giá cho người Việt Nam). Từ cuối năm 1998, Chính phủ đã có biện pháp bư­ớc đầu khắc phục sự phân biệt đối xử trong thương mại dịch vụ.

Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, Việt Nam đã ký nhiều Hợp đồng với các Công ty viễn thông lớn trên thế giới. Tuy nhiên, nhà nước đang kiểm soát 100% dịch vụ viễn thông vì lý do an ninh. Loại dịch vụ này chỉ có thể có yếu tố nước ngoài dưới  hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong đó vốn nước ngoài dưới  50% . Trong các Hợp đồng này, Chính phủ Việt Nam giữ quyền quản lý mạng l­ới viễn thông và dịch vụ, ấn định giá dịch vụ.

Trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn pháp lý: hiện nay, có khoảng trên 40 chi nhánh của trên 20 Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Các Công ty này là cầu nối giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong hoạt động tư vấn, các Công ty này không được bình đẳng với các Công ty Việt Nam. Công ty luật nước ngoài chỉ được phép tư vấn luật nước ngoài và luật quốc tế không được tư vấn luật Việt Nam . Đối với những vấn đề tư vấn cho khách hàng có liên quan đến luật Việt Nam thì Công ty luật nước ngoài có nghĩa vụ hợp tác với Công ty luật Việt Nam~ để Công ty luật Việt Nam thực hiện việc tư vấn luật Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài. Quy định này nhằm giúp đỡ cho các luật s­ Việt Nam trong thời kỳ quá độ.

Trong những năm gần đây, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được đặt ra đối với Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia một số Công ­ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nói chung, luật Việt Nam phù hợp Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ của WTO (TRIPs), nhưng  vẫn có một số điểm bất hợp lý. Chư­ơng trình phần mềm máy tính và cơ sở dữ liệu được luật Việt Nam bảo hộ (phù hợp điều 10 TRIPs), như­ng không quy định chi tiết, do đó khó bảo hộ được trên thực tế. Đây là vấn đề mà WTO rất quan tâm. Hiện nay, việc ăn cắp chư­ơng trình phần mềm máy tính và cơ sở dữ liệu rất dễ và nhanh. Do đó phải có hlật tích cực để điều chỉnh vấn đề này, từ đó thúc đẩy các hãng thông ty n nước ngoài đầu t­ư cho ngành công nghiệp non trẻ này của Việt Nam, thực hiện chiến l­ược phát triển công nghệ thông ty n ở Việt Nam.

Nói tóm lại, trong khi chuẩn bị hội nhập, chúng ta cần phân tích kỹ những ảnh hưởng của WTO đối với nền kinh tế Việt Nam. Liệu việc cắt giảm thuế quan đối với hàng ngoại nhập có thể làm giảm khả năng tồn tại của các ngành công nghiệp mới hay không, nó có thể làm thất bại những hoạt động kinh doanh đang tiến triển ở Việt Nam hay không. Chúng ta cần có thời gian để nghiên cứu và hiểu sự phức tạp của các văn kiện WTO. Để thực hiện có hiệu quả các cam kết, cần thảo luận với giới kinh doanh Việt Nam, cũng như­ các giới khác đại diện cho lợi ích của người Việt Nam. Việt Nam cần đề nghị hoãn thời hạn cuối cùng để thực hiện các nghĩa vụ của WTO, nhất là các nghĩa vụ quy định trong TRIPs, TRIMs và Hiệp định về các biện pháp trợ cấp. Đầu tiên, Việt Nam cần tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả các văn kiện ASEAN, bởi vì các văn kiện này chứa đựng nhiều nghĩa vụ t­ương tự như­ WTO. Cần tổ chức tập huấn cho các nhà doanh nghiệp để họ có thể hiểu làm thế nào nắm bắt được cơ hội trong thị trường ASEAN rộng lớn, tập huấn cho các nhân viên hải quan. Nếu Việt Nam thao tác tốt trong khuôn khổ ASEAN, thì Việt Nam sẽ có thể làm được điều đó trong khuôn khổ WTO. Trong thời kỳ quá độ trước khi tham gia WTO, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới với thuế suất MFN của WTO, bằng việc đ­a công đoạn cuối cùng của sản xuất ra một nước ASEAN khác.

e. Diễn đàn hợp

tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và sự hội nhập của Việt Nam

APEC là Diễn đàn hợp tác kinh tế được thành lập ll/1989 tại Canbeffa (Australia), nhằm đáp ứng xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế - thương mại thế giới. Đến nay, APEC có 2 l thành viên (Mỹ, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Brunei, Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc, Mexico, Papua New Guine, Chile và Việt Nam, Nga, Peru được kết nạp l l/1998).

Mục đích

của APEC:

- Phát triển và củng cố hệ thống thương mại k'lu vực;

- Giảm hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực,

- Hỗ trợ đầu tư bảo đảm tăng trư­ởng ổn định;

- Hợp tác lao động và khoa học - công nghệ.

Đặc điểm

của APEC:

- APEC là diễn đàn trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế khu vực, không phải là diễn đàn thương lượng và không phải là một khối mậu dịch phòng thủ. APEC không hạn chế kết nạp thành viên mới;

- Hoạt  động của APEC không những không gây phương hại cho các Tổ chức quốc tế và Tổ chức khu vực khác, mà còn hỗ trợ chúng trên cơ sở quan hệ hữu nghị và

hợp tác.

Nguyên tắc chung

của APEC (theo Tuyên bố Bogor 1994):

- Bình đằng và tôn trọng lẫn nhau;

- APEC sẽ chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh tế trên cơ sở lợi ích chung, không đề cập tới các vấn đề an ninh, chính trị;

- Hỗ trợ và đôi bên cùng có lợi;

- Mọi quyết định được đ­a ra trên cơ sở nhất trí chung;

- Thuận lợi hoá thương mại và đầu tư trong khu vực trên cơ sở thừa nhận tính đa dạng về lợi ích của các thành viên, không chống lại các nước ngoài APEC và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của WTO.

Để tham gia có hiệu quả vào APEC, Việt Nam tiếp tục khẩn tr­ương xây dựng chương trình hành động của mình đáp ứng những đòi hỏi của APEC. Hiện nay, các nước Châu Á - Thái Bình Dư­ơng đang là bạn hàng quan trọng của Việt Nam, chiếm tới trên 80% tổng kim ngạch buôn bán, hơn 70% toàn bộ FDI ở Việt Nam. Đây cũng là các nước viện trợ nhiều ODA nhất cho Việt Nam. Vì thế, khi tham gia APEC, Việt Nam sẽ có điều kiện tranh thủ những tiến bộ khoa học - kỹ thuật và những cơ hội mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thương mại, đầu tư­, chuyển giao công nghệ, . . . nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Kết luận:

Thành tựu lớn nhất của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là đã góp phần bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, duy trì hoà bình trong khu vực, từ đó tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế đất nước, góp phần nângcao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế và tổ chức kinh tế quốc như­ AFTA, ASEM (Diễn đàn hợp tác Á - Âu), APEC, việc ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ   và tiến tới gia nhập WTO, đã tạo cơ hội cho Việt Nam tham gia vào xây dựng những "luật chơi" chung, giảm tình trạng bị phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế quốc tế, góp phần đấu tranh bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Các ngành công nghiệp của Việt Nam từ chỗ không có sức cạnh tranh quốc tế nay đã có hơn 200 mặt hàng được đánh giá là có khả năng đứng vững trên thị trường nước ngoài. Cán cân xuất nhập khẩu đang ngày càng trở nên cân bằng hơn. Một số ngành dịch vụ đã có khả năng xuất khẩu (xây dựng, phần mềm máy tính, . . . ). Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã làm tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. Cho tới năm 2000, đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với gần 3000 dự án, vốn đăng ký trên 35,5 tỉ USD và vốn thực hiện trên 17 tỉ USD. Những thành tựu bư­ớc đầu của hội nhập cũng đã có tác động tích cực tới đời sống văn hoá -xã hội của đất nước.

Thành quả đạt đ­ợc trong những năm qua là tiền đề cho những b­ớc tiến ngày càng quan trọng hơn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hội nhập không chỉ mang đến cơ hội mà còn là thách thức cực kỳ gay gắt đối với nước ta. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các ngành, các cấp, các địa phương và của toàn xã hội.


CÂU

HỎI ÔN TẬP

1.

     

So sánh các cấp độ Liên kết kinh tế quốc tế.

2.  So sánh cơ chế điều chỉnh thương mại của WTO và GATT 1947.

3.

     

Tại sao các nước đang phát triển lại phải tốn nhiều  thời gian, công sức và chi phí cho việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế ?

4. Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập AFTA.

5. Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTO.

6. Chức năng của WTO, IMF, WB.


Chương 5

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

I. KHÁI NIỆM CHUNG

Giải quyết tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế là một vấn đề phức tạp, bởi vì: thứ nhất, tham gia vào các quan hệ này có nhiều loại chủ thể với địa vị pháp lý không giống nhau; thứ hai, luật áp dụng bao gồm nhiều ngành, thuộc những hệ thống pháp luật khác nhau; và thứ ba, đối t­ượng điều chỉnh bao gồm những quan hệ pháp lý hết sức đa dạng, thuộc mọi lĩnh vực kinh tế. Sự phức tạp này lại được nhân lên  gấp bội trong bối cảnh các công ty tư bản xuyên quốc gia ngày càng bành trư­ớng thế lực và hoạt động kinh tế sang các nư­ớc đang phát triển.

D­ưới tác động của các yếu tố trên, từ giữa những năm 1970 trở lại đây, chế định giải quyết tranh chấp ì trong quan hệ kinh tế quốc tế phát triển rất mạnh, cả về lý luận và thực tiễn. Tron g tất cả những phức tạp  đó, điều quan trọng mà tìm được cốt lõi của vấn đề tránh lạc vào những quy phạm và học thuyết pháp lý rắc rối và những vấn đề kỹ thuật pháp lý cụ thể.

Theo Hiến chương Liên hợp quốc, các tranh chấp quốc tế được chia làm hai loại: i) các tranh chấp có thể đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, ii) các tranh chấp khác. Nhìn chung, các tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế không rơi vào loại thứ nhất.

Xét theo chủ thể của quan hệ kinh tế quốc  tế thì tranh chấp trong lĩnh vực này éo ba loại: i) tranh chấp  giữa các thủ thể của luật pháp quốc tế (bao gồm các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên chính phủ); ii) tranh chấp giữa một bên là chủ thể luật quốc tế với một bên là chủ thể luật quốc gia (pháp nhân, tự nhiên nhân); và iii) giữa các pháp nhân và tự nhiên nhân của các quốc gia khác nhau.

L. Đối với các tranh chấp thuộc quan hệ pháp lý quốc tế giữa các quốc gia có chủ quyền, xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền nên việc giải quyết chỉ có thể được  tiến hành theo các biện pháp quy định trong Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, gồm có: đàm phán trực tiếp (thông qua con đ­ờng ngoại giao); hòa giải (thông qua trung gian hoặc bằng nhiều biện pháp khác nhau); và giải quyết bằng trọng tài quốc tế, tòa án quốc tế hoặc các tổ chức quốc tế. Dù quan hệ kinh tế quốc tế có những nét đặc thù gì đi nữa thì việc giải quyết các tranh chấp loại này vẫn phải bằng những biện pháp truyền thống của Công pháp quốc tế, và trong mọi trường hợp đều phải có sự thỏa thuận ý chí của các quốc gia.

2. Đối với các tranh chấp thuộc quan hệ pháp lý dân sự giữa một bên là quốc gia có chủ quyền với một bên là pháp nhân và tự nhiên nhân n­ước ngoài thì cũng xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, việc giải quyết' tranh chấp phải trên cơ sở triệt đê tôn trọng nguyến tắc quyền miễn trừ tài phán của quốc gia và tài sản quốc gia. Quyền miễn trừ này bắt nguồn từ một công thức cổ x­a trong Luật La Mã 'par in parem non habet imperium " (giữa những người bình đẳng không có chính quyền với nhau). Theo nguyên tắc này, khi xảy ra một vụ tranh chấp trong đó quốc gia không thực hiện nghĩa vụ kinh tế quốc tế mà mình đã cam kết thì các tự nhiên nhân hoặc pháp nhân - cho dù đó là một công ty xuyên quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh lớn hơn cả quốc gia - cũng không thể tự ý phát đơn kiện quốc gia, trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước của quốc gia về việc chấp nhận thẩm quyền xét xử của một cơ quan trọng tài hoặc tòa án khác(

[1]

[1]

)

; các pháp nhân và tự nhiên nhân nư­ớc ngoài chỉ có thể phát đơn kiện tại tòa án của quốc gia bị cáo. Nếu muốn kiện ở một cơ quan trọng tài hoặc tòa án nước khác thì các pháp nhân hoặc thể nhân phải thông qua cơ quan ngoại giao nước mình đàm phán để quốc gia có liên can chấp thuận từ bỏ quyền miễn trừ tài phán.

Nguyên tắc miễn trừ tài phán quốc gia được thể hiện trong ba lĩnh vực:

I) Miễn trừ xét xử;

II) Miễn trừ các biện pháp cư­ỡng chế đối với tài phán quốc gia để đảm bảo thi hành án;

III) Miễn trừ thi hành án.

Ngoài những biện pháp đã kể trên, không một biện pháp nào khác giải quyết các tranh chấp loại này(

[2]

[2]

)

. Về nguyên tắc, các nhà nước và các cơ quan nhà nước các nư­ớc xã hội chủ nghĩa trước đây không trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế với các quốc gia khác, cũng như với các pháp nhân và thể nhân thuộc các quốc gia đó.

3. Tranh chấp giữa các pháp nhân và tự nhiên nhân các nước khác nhau trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế được  giải quyết tại các tòa án quốc gia, hoặc cơ quan trọng tài, theo sự thỏa thuận giữa các bên đ­ương sự hoặc theo quy định của luật  pháp quốc gia.

Điều cần chú ý liên quan đến những tranh chấp thuộc loại này là vấn đề giới hạn trách nhiệm vật chất. Trước đây các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, cho nên các công ty và xí nghiệp của các nước đó tham gia vào quan hệ kinh tế đối ngoại thư­ờng là các công ty và xí nghiệp nhà nư­ớc, nhưng  đồng thời đây lại là các pháp nhân theo luật của các nước này và thực hiện nguyên tắc hoạch toán kinh tế độc lập. Vì vậy, khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến các hợp đồng trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế do các công ty và xí nghiệp này ký kết thì họ không được hưởng quyền miễn trừ tài phán như­ các cơ quan nhà nước khác, đồng thời họ cũng chỉ chịu trách nhiệm vật chất trong phạm vi tài sản pháp định của mình. Ng­ược lại, các công ty và xí nghiệp đó không phải chịu trách nhiệm vật chất đối với những hợp đồng do nhà nước mình cũng như các cơ quan nhà nư­ớc mình ký kết. Điều này được  công nhận rộng rãi trong tư pháp quốc tế.

II.  GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH TẾ QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI

 Trọng tài, theo tiếng Pháp là arbitrage; theo tiếng Anh là arbitration, còn gọi là tòa trọng tài (cour d'arbitrage), Hội đồng trọng tài (commision d’arbitrage), Viện trọng tài (tnstitut d'arbitrage) là hình thức th­ường được sử lụng nhất đối với các tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế khi mà mọi biện pháp đàm phán hòa giải giũa các bên đ­ương sự không đạt được  kết quả.

Giải quyết bằng trọng tài đầu tiên được áp dụng trong thương mại (bên mua và bên bán chọn một nhà buôn trung lập thứ ba để giải quyết các tranh chấp của họ về hợp đồng) . Ngày nay, trọng tài được  áp dụng giải quyết tranh chấp trong mọi lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế và trong cả các quan hệ chính trị giữa các quốc gia. Giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài, nhất là đối với các tranh chấp liên quan đến kinh tế, có những mặt lợi hơn tòa án, như­: án phí thông thường  rẻ hơn thủ tục đơn giản và linh hoạt hơn, có thể giải quyết nhanh chóng và đảm bảo bí mật, cho phép các bên tranh chấp tự lựa chọn trọng tài viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật trong lĩnh vực tranh chấp và am hiểu tình hình cụ thể của vấn đề tranh chấp hơn. . .

Vì các lý do nêu trên, trọng tài thương mại là một trong những thủ tục được ưu tiên và khuyến khích sử dụng để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trong khuôn khổ Liên hợp quốc UNCITRA đã tiến hành soạn thảo các quy chế mẫu về thể lệ trọng tài (reglement d’arbitrnge) để cho các nước thành viên áp dụng.

1 Một số nguyên tắc cơ bản

A) Quyền tự do lựa chọn của các bên

Sự khác nhau cơ bản giữa thủ tục tố tụng trọng tài và thủ tục tố tụng tòa án thể hiện ở chỗ khi sử dụng thủ tục trọng tài, các bên tranh chấp được  quyền tự lựa chọn trọng tài viên, tự quyết định thông qua việc thỏa thuận các quy định về thủ tục tố tụng (trong trường hợp trọng tài đặc biệt - ad hoc) hoặc lựa chọn luật áp dụng giải quyết các vấn đề nội dung. Hầu hết các công ư­ớc quốc tế liên quan đến trọng tài đều quy định nguyên tắc tôn trọng trước hết thỏa thuận của các bên tranh chấp liên quan đến các vấn đề nói trên; chỉ trong tr­ờng hợp các bên tranh chấp không có thỏa thuận thì tòa trọng tài mới có quyền quyết định các vấn đề đó.

B) Giá trị pháp lý của điều khoản trọng tài

Khi đã có thỏa thuận trọng tài (có thể bằng một thỏa thuận riêng về trọng tài, cũng có thể bằng một điều khoản về việc sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ một điều ước quốc tế hay một hợp đồng kinh tế), nếu có tranh chấp, không bên nào được  đ­a ra một tòa án nào khác mà bắt buộc phải đ­a ra trọng tài; ngay cả khi một bên đ­a tranh chấp đó ra một tòa án khác mà bên kia khiếu nại thì tòa án thường tuyên bố từ chối thụ lý vụ kiện trên cơ sở tôn trọng giá trị ràng buộc các thỏa thuận trọng tài đã có.

Đối với một quốc gia, khi tham gia một điều ­ước quốc tế có điều khoản trọng tài thì điều khoản này biểu thị ý chí của quốc gia chấp nhận nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp liên quan đến điều ước đó bằng trọng tài quốc tế. Nếu quốc gia ký một hợp đồng với một quốc gia khác hay với pháp nhân, tự nhiên nhân nu­ớc ngoài trong đó có điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, điều này có nghĩa là quốc gia đã gián tiếp từ bỏ quyền miễn trừ xét xử, chấp nhận thẩm quyền của trọng tài trong trường hợp xảy ra tranh chấp trong phạm vi hợp đồng. Tuy nhiên việc từ bỏ này không bao hàm cả việc từ bỏ đối với các biện pháp thi hành. Đây là quan điểm phản ánh thực tiễn chung của tất cả các n­ước. Để từ bỏ quyền miễn trừ thi hành cần phải có một tuyên bố từ bỏ riêng và rõ ràng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một nguyên tắc được  công nhận rộng rãi nữa là điều khoản trọng tài có giá trị độc lập đối với điều ­uớc hay hợp đồng. Theo ngôn từ pháp lý thì hiệu lực của điều khản trọng tài không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng. Nói cách khác, ngay cả khi hợp đồng bị coi là không có giá trị thì điều khoản trọng tài trong hợp đồng đó vẫn có giá trị. Nguyên tắc này được  công nhận trong luật tố tụng của các quốc gia và thể lệ trọng tài của UNCITRAL quy định (tại Điều 2 l khoản 2) rằng:

“Trọng tài có thẩm quyền quyết định tính hiệu lực của hợp đồng mà điều khoản trọng tài là một bộ phận cấu thành của hợp đồng đó. . . Việc trọng tài công nhận hợp đồng vô hiệu không đ­ơng nhiên dẫn đến việc điều khoản trọng tài mất tính hiệu lực”.

C) Giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài

Phán quyết của trọng tài là tối hậu và có giá trị  ràng buộc đối với các bên; các bên có nghĩa vụ thi hành và không có quyền khiếu nại. Đây là nguyên tắc được công nhận rộng rãi trong luật pháp quốc tế và quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề phức tạp hơn phát sinh khi một bên không chịu thi hành phán quyết. Thực tiễn phổ biến là trong trường hợp này bên kia đ­a vấn đề ra một tòa án có thẩm quyền cư­ỡng chế thi hành một phán quyết của trọng tài đã có. Liên quan đến vấn đề này, Công ­ước Liên hợp quốc năm 1958 về công nhận và cư­ỡng chế thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài có ý nghĩa rất lớn (sẽ trình bày cụ thể ở phần sau).

D) Hạn chê'đối với thẩm quyền của trọng tài

Về nguyên tắc, thẩm quyền của cơ quan trọng tài phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên, do đó không có một hạn chế nào được  ấn định đối với các vấn đề đư­a ra trọng tài xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, luật quốc gia và thực tiễn cho thấy có những vấn đề không thể giải quyết bằng trọng tài. Chẳng hạn Bộ luật Dân sự Pháp quy quy định trong Điều 2060 rằng: “Không thể đ­ưa ra trọng tài các vấn đề về địa vị và năng lực của thể nhân, ly dị và ly thân, các vấn đề tranh cãi liên quan đến các pháp nhân công cộng hay cơ quan công quyền và nói chung là các vấn đề liên quan đến trật tự công cộng. Tuy vậy các cơ quan công có tính chất công nghiệp hay thư­ơng mại có thể được  phép bằng văn bản tham gia thủ tục trọng tài”

Ngoài ra, các bên còn không thể đ­a ra trọng tài các tranh chấp thuộc quyền tài phán của tòa hình sự, các khiếu nại trực tiếp liên quan đến việc mở một tố tụng tập thể, các khiếu kiện về giá trị của phát minh, sáng chế, các khiếu nại về vi phạm sở hữu công nghiệp.

2. Các thể chế trọng tài hoạt động trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế

Dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau, có nhiều cách phân loại cơ quan trọng tài. Nhưng  nhìn chung, trọng tài được  chia làm hai loại:

- Trọng tài th­ường trực: là những cơ quan trọng tài hoạt động thường  xuyên, có quy chế hoạt động và thủ tục tố tụng được  quy định rõ ràng, và có trụ sở.

- Trọng tài đặc biệt ad hoc: được  thành lập để giải quyết từng vụ tranh chấp cụ thể và chấm dứt hoạt động sau khi giải quyết xong vụ việc. Việc thành lập trọng tài ad hoc có thể được  quy định trước bằng điều khoản trọng tài, hoặc do các bên thỏa thuận sau khi đã xảy ra tranh chấp. Các bên có thể thỏa thuận quy định thủ tục cho trọng tài ad hoc của từng vụ việc, hay thỏa thuận áp dụng Các quy tắc trọng tài UNCITRAL, hoặc cho phép tòa trọng tài tự xác định thủ tục làm việc của mình.

Người ta đã nghiên cứu và tổng kết được  những lợi thế của hai loại tròng tài nêu trên. Đối với trọng tài ad hoc, điểm mạnh nhất là khả năng linh hoạt đáp ứng  các yêu cầu của các bên tranh chấp; điểm mạnh thứ hai là tiết kiệm chi phí (do các bên không phải chịu chi phí điều hành) và thời gian. Đối với trọng tài thường  trực, điểm mạnh đáng kể nhất là có các quy chế và thủ tục quy định rõ ràng và được thử nghiệm qua thực tiễn; điểm mạnh thứ hai là dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, các cơ quan trong tài thư­ờng trực thư­ờng có thể giúp các bên chỉ định được  các trọng tài viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế thích hợp, tạo thuận lợi nhiều cho quá trình tố tụng trọng tài; điểm thứ ba là cơ quan trọng tài thường  trực có quy định về án phí rõ ràng, các bên không phải thương lượng về vấn đề đó; ngoài ra, các cơ quan này có các nhân viên chuyên nghiệp có thể giúp đỡ các bên trong quá trình tố tụng.

Dựa vào văn bản thành lập, người ta còn phân loại: trọng tài quốc tế, trọng tài quốc gia; hay trọng tài duy nhất (chỉ có một trọng tài viên), trọng tài tập thể (có từ ba thành viên trở lên) .

D­ưới đây là một số cơ quan trọng tài thưởng được  các bên tranh chấp sử dụng.

A) Các tòa trọng tài quốc tế thư­ờng trực

I) Tòa trọng tài thưởng trực La Haye: Tại Hội nghị hòa bình lần thứ hai (1907), các nước tham gia hội nghị  đã ký một công ước về việc thành lập Tòa trọng tài này nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Mặc dù mang tên là Tòa thường  trực, nhưng  trên thực tế, chỉ có cơ quan tối cao của tòa là Hội đồng hành chính (do Bộ trư­ởng ngoại giao Hà Lan làm Chủ tịch và thành viên gồm có đại sứ tất cả các nước tham gia công ư­ớc đóng tại Hà Lan) là cơ quan thường  trực. D­ưới hội đồng có văn phòng giúp việc.

Văn phòng thành lập danh sách các trọng tài viên, do các nước tham gia công ước cử cho thời hạn sáu năm (mỗi nước cử không quá bốn ng­ười) . Khi hai nước thành viên có tranh chấp đ­a ra tòa, mỗi bên được chỉ định hai trọng tài viên trong danh sách (trong đó có thể chọn một người của nước mình). Bốn trọng tài viên do hai quốc gia chỉ định sẽ chỉ định trọng tài viên thứ năm là trọng tài chủ tịch.

II Tòa trọng tài trực thuộc Phòng Thương mại quốc tế Paris: Đây là tòa trọng tài quốc tế phi chính phủ có uy tín trong việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế quốc tế. Đa phần các vụ việc tòa giải quyết liên quan đến các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng giữa các pháp nhân và tự nhiên nhân éo quốc tịch khác nhau.

Theo quyết định của Hội nghị Thương mại quốc tế năm 1919 tại Hoa Kỳ, Phòng  hương mại quốc tế được thành lập năm 1920 tại Paris, với mục đích ban đầu là giúp đỡ cho các nước bị tàn phá trong chiến tranh thế giới thứ nhất khôi phục kinh tế thông qua việc hợp tác giải quyết những vấn đề kinh tế và thương mại quốc tế (kể cả vấn đề đòi bồi th­ường chiến tranh). Ngày nay, hoạt động của Phòng Thương mại quốc tế được  mở ra rất nhiều lĩnh vực, song hoạt động chính của phòng lại là trọng tài các vụ tranh chấp.

Tham gia Phòng Thương mại quốc tế là các ủy ban quốc gia đại diện cho các công ty, xí nghiệp, nhà băng và các cá nhân hoạt động trong quan hệ kinh tế quốc tế ở mỗi n­ước.

Để tranh chấp có thể được  giải quyết tại tòa trọng tài này, các bên tranh chấp phải đ­a vào hợp đồng điều khoản mẫu về trọng tài, nói rõ sự chấp nhận thẩm quyền xét xừ của tòa trọng tài thuộc Phòng Thương mại quốc tế Paris.

Theo quy chế của Phòng Thương mại quốc tế, các bên tranh chấp có thể chọn một trọng tài viên duy nhất, hoặc tòa trọng tài với ba thành viên. Danh sách các trọng tài viên do hội đồng của Phòng Thương mại quốc tế lập theo kiến nghị của các ủy ban quốc gia. Trư­ờng hợp sử dụng trọng tài viên duy nhất, các bên tranh chấp phải thỏa thuận trong vòng 30 ngày (kể từ khi đệ đơn yêu cầu); trường hợp sử dụng tòa trọng tài ba thành viên, mỗi bên chọn một thành viên và thỏa thuận chọn trọng tài chủ tịch. Nếu không đạt được  thỏa thuận (trong cả hai trường hợp), Phòng Thương mại quốc tế sẽ chỉ định. Mọi quyết định của tòa trọng tài  phải được  thông qua bằng đa số, nếu không có đa số, ý kiến của chủ tịch là quyết định.

Iii) Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư (ICSID): được  thành lập theo Công ước về giải  quyết các tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân của các quốc gia khác ngày 18-3- 1965 nhằm cung cấp phương tiện để giải quyết bằng hòa giải và trọng tài các tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia thành viên với công dân của các quốc gia thành viên khác. Trụ sở của Trung tâm này đặt tại trụ sở chính của Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế. Trung tâm có một hội đồng hành chính và một ban thư­ ký; tại Trung tâm luôn có một hội đồng các trọng tài viên có phẩm chất đạo đức cao và năng lực được  thừa nhận trong lĩnh vực luật pháp, thương mại, công nghiệp hay tài chính, hoạt động dựa trên sự phán xử độc lập và có nhiệm kỳ sáu năm, có thể được  bầu lại. Điểm đặc thù trong hoạt động của Trung tâm này chính là đối t­ượng xét xử của nó: các tranh chấp giữa một bên là một quốc gia với một  bên là pháp nhân hay tự nhiên nhân của quốc gia khác trong lĩnh vực liên quan đến đầu tư quốc tế.

B) Các trung tâm trọng tài khu vực

I) Trung tâm trọng tài khu vực của ủy ban tư vấn

Pháp lý Á - Phi (AALCC) 

có trụ sở đóng tại Kuala Lumpur, được thành lập ngày 1 – 4 -1978 với mục tiêu là cung cấp một cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại và đầu tư ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dư­ơng, kể cả Ôxtrâylia và Châu Đại D­ương. Trung tâm này là một cơ quan quốc tế độc lập, hoạt động d­ưới sự giám sát của AALCC.

Ii) Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế khu vực Cairo: cũng được  thành lập năm 1978 d­ới sự bảo trợ của AALCC và sự hỗ trợ của Chính phủ Ai Cập. Trung tâm này cũng hoạt động với cùng mục tiêu của Trung tâm Kuala Lumpur, nhưng  dành cho khu vực Bắc Phi và Trung Cận Đông.

C) Các cơ quan trọng tài quốc gia

Nói chung, tại hầu hết các nước đều có các cơ quan trọng tài trục thuộc Phòng Thương mại quốc gia gọi là hiệp hội trọng tài (arbitral association). Ở nước ta có Trung tâm trọng tài quốc tế trực thuộc Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam. Tất cả các cơ quan trọng tài này đều có cơ chế thường  trực, có văn bản thành lập và quy chế xét xử. Thẩm quyền xét xử của các cơ quan trọng tài quốc gia, về nguyên tắc, không giới hạn trong các vụ tranh chấp mà một bên là công dân của nư­ớc mình. Các cơ quan này có thể thụ lý các vụ kiện của pháp nhân hay tự nhiên nhân nước khác nếu các bên tranh chấp thỏa thuận đ­a tranh chấp ra cơ quan đó. Có thể kể ra một số cơ quan trọng tài quốc gia có uy tín trên thế giới, hay được  các công ty các nước thuê xét xử như­: Viện trọng tài trực thuộc Phòng Thương mại Stockholm, Viện trọng tài London. Hội trọng tài Hoa Kỳ, Hội đồng trọng tài ngoại thương thường  trực thuộc Phòng Thương mại công nghiệp Liên Xô (tr­ớc đây), v.V. .

Về cơ bản, thủ tục xét xử của các cơ quan trọng tài quốc gia giống như của Tòa trọng tài trực thuộc Phòng Thương mại quốc tế Paris. Tuy vậy cũng có một số điểm khác nhau như­: có nước cho phép đ­a vào danh sách trọng tài viên của cơ quan trọng tài quốc gia những người không mang quốc tịch nước mình, có nư­ớc cho phép các bên tranh chấp chỉ định trọng tài viên nư­ớc ngoài không nằm trong danh sách trọng tài viên có sẵn; trong khi đó, có nước khác lại bắt buộc thành viên của cơ quan trọng tài quốc gia phải là công dân của nước đó và chỉ cho phép chọn trọng tài viên trong danh sách đã có sẵn.

D) Trọng tài đặc biệt (ad hoc)

Đối với các tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến các vấn đề của luật pháp quốc tế, thủ tục thành lập trọng tài ad hoc được  quy định trong văn bản chung về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, được  Liêr hợp quốc thông qua năm 1949. Theo văn bản này, mỗi bên tranh chấp, nếu không có thỏa thuận gì khác, đ­ược cử hai trọng tài viên, trong đó có thể có một công dân của nước mình. Nếu quá thời gian quy định mà bốn trọng tài viên do hai bên chỉ đtnh không thỏa thuận chọn được trọng tài thứ năm (là chủ tịch) thì Chánh án Tòa án quốc tế hoặc Tổng thư­ ký Liên hợp quốc chỉ định. Thủ tục xét xử do các bên tranh chấp thỏa thuận định ra. Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong một nghị quyết năm 1958, khuyến nghị các quốc gia áp dụng Điều lệ mẫu về trọng tài do ủy ban Luật pháp quốc tế soạn thảo.

Tnong các quan hệ pháp lý dân sự có yếu tố nước ngoài, trọng tài ad hoc thường  hay được  sử dụng đối với các hợp đồng ký kết giữa các nước cỏ chế độ kinh tế xã hội khác nhau. Điều các nước chú trọng là làm sao để trọng tài ad hoc được thành lập ở. Một nước thứ ba không phải là nước của bên nguyên hay bên bị, vì điều này thường  liên quan đến lựa chọn quy phạm về xunh đột pháp luật. Một ví dụ điển hình là trong Thỏa thuận ký kết giữa Phòng Thương mại công nghiệp Liên Xô cũ với Hội trọng tài Hoa Kỳ, có khuyến nghị các phái nhân và tự nhiên nhân hai n­ớe khi ký các hợp đồng kinh tế, thương mại, nên đ­a vào hợp đồng điều khoản trọng tài như sau: các tranh chấp sẽ được  xét xử bằng trọng tài gồm ba thành viên, mỗi bên cử một người, trọng tài viên thứ ba (là chủ tịch) được  lựa chọn trong danh sách đã được thỏa thuận trước giữa Phòng Thương mại công nghiệp Liên Xô và Hội trọng tài Hoa Kỳ (danh sách đó gồm các trọng tài viên không mang quốc tịch Liên Xô hoặc Hoa Kỳ). Tố tụng trọng tài được tiến hành tại Thụy Điển với sự hỗ trợ của Phòng Thương mại Stockholm. Thủ tục tố tụng sẽ áp dụng Quy tắc trọng tài của UNCITRAL.

3. Một số điều ước và văn kiện quốc tế về vấn đề trọng tài

Do thấy rõ lợi ích của trọng tài nên các nước trên thế giới đã tìm cách ký kết các điều ước quốc tế về vấn đề này. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của vấn đề nên cho đến nay mới chỉ có rất ít các điều ước đa phương, mà phần lớn là các điều ước khu vực, song phương. Ngoài ra, còn có một số văn bản không có tính ràng buộc, mà chỉ có giá trị khuyến nghị đối với việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

A) Công ước của Liên hợp quốc về việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài ký kết tại New York, ngày 10-6- 1958

Công ước này có hiệu lực ngày 7- 6 -1959. Đến nay có khoảng gần 100 nước đã tham gia Công ­ước. Mục tiêu của Công ước này là ấn định những nguyên tắc chung cho việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài trên phạm vi quốc tế. Công ước quy định tòa án quốc gia của các nước thành viên phải từ chối thụ lý các vụ tranh chấp nếu các bên tranh chấp đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp đó bằng trọng tài (có giá trị pháp lý và chưa hết hiệu lực).

Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (mà Công ước xác định là phán quyết được  đ­a ra không phải ở nước mà nó được  thi hành) phù hợp với luật tố tụng của mình. Tuy nhiên, việc thi hành phán quyết của trọng tài nước  ngoài có thể bị từ ehối trong các trường hợp sau: thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực, bên bị không được  thông báo đầy đủ về việc xét xử trọng tài, thành phần trọng tài và việc xét xử không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc luật tố tụng của nước nơi trọng tài tiến hành xét xử. Cơ quan quốc gia có thẩm quyền khi được yêu cầu giúp thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, theo xem xét của mình, có thể từ chối trong các trường hợp: đối t­ượng xét xử theo luật nước mình không thể là đối tượng giải quyết bằng trọng tài, hoặc việc thi hành phán quyết đó mâu thuẫn với "trật tự công cộng" của n­ước mình.

B) Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân của quốc gia khác năm 1965

Đến nay, có 99 nước đã ký Công ­ước, trong đó có 92 nước đã phê chuẩn Công ước . Công ước này ngoài việc quy định thành lập.Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp về đầu tư­, còn quy định các thể lệ tiến hành hòa giải và trọng tài thông qua Trung tâm.

C) Công ước Châu Âu  về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961

Công ước quy định chi tiết các thủ tục thành lập và tiến hành tố tụng trọng tài đốỉ với các tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia thành viên (chủ yếu là các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu ). Để tránh trư­ờng hợp bên bị không chịu cử trọng tài viên thứ hai, Công ước quy định bên nguyên đơn có thể yêu cầu sự giúp đỡ của Chủ tịch Phòng Thương mại của nước nơi bị đơn c­ trú. Trong Công ước này còn có một thủ tục đặc biệt, gọi là "hòa giải thiện chí", thực chất là cho phép giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc công bằng.

D) Công ước về việc giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp pháp lý dân sự xảy ra trong quan hệ hơp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật tại Mátxcova năm 1972

Tham gia Công ước này có các nước thành viên của khối SEV. Việt Nam không tham gia Theo Công ước  này, các cơ quan trọng tài trực thuộc Phòng thư­ơng mại của các nước thành viên Công ước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các tổ chức kinh tế (xí nghiệp, công ty, liên hiệp, tổng cục, v.V.) hoạt động trên nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, cũng như giữa các viện nghiên cứu, các phòng kinh tế và các tổ chức khác (cũng có quy chế pháp nhân). Thủ tục tố tụng trọng tài được  thực hiện tại cơ quan trọng tài nước bên  bị hoặc là ở nước thứ ba (cũng là thành viên Công ước ) theo thỏa thuận của các bên tranh chấp.

Công ước cũng ấn định các thủ tục thi hành bắt buộc đối với các phán quyết trọng tài, cũng như những cơ sở để từ chối thi hành phán quyết.

E) Công ước liên Mỹ  về trọng tài thương mại quốc tế (Ngày 30- 1- 1975)

Mư­ời hai quốc gia châu Mỹ  là thành viên của Công ư­ớc này. Công ước khẳng định nguyên tắc là các quốc gia thành viên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp giữa họ với nhau liên quan đến hoạt động thương mại. Công ước cũng ghi nhận các nguyên tắc cơ bản của trọng tài thương mại quốc tế, phù hợp với thực tiễn chung trên thế giới. Trong trường hợp các bên tranh chấp không thỏa thuận được thì tòa trọng tài sẽ làm việc theo quy tắc thủ tục của ủy ban Trọng tài thương mại liên Mỹ .

G) Các điều ước song phương

Vấn đề giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường đư­ợc quy định trong các hiệp định song phương về thương mại hoặc hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Ngoài ra, các quốc gia còn có thực tiễn ký kết các thỏa thuận song phương về việc thi hành các phán quyết trọng tài trên cơ sở có đi có lại.

Khác với các điều ước song phương vừa nêu (do các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ký kết nên có giá trị bắt buộc), Phòng Thương mại hoặc Hội trọng tài các nước cũng có những thỏa thuận song phương khuyến lghị các tổ chức kinh tế và tự nhiên nhân mang quốc tịch nước mình sử dụng cơ quan trọng tài của hai nước để giải quyết tranh chấp, đồng thời khuyến nghị về cách thức lập trọng tài ad hoc và thủ tục xét xử.

H) Một số văn bản quốc tế khác

Một số tồ chức quốc tế, chẳng hạn như UNCITRAL đã soạn thảo hai văn kiện có tính chất giúp đỡ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc trong việc sử dụng thủ tục trọng tài để giải quyết tranh chấp; đó là Các quy tắc trọng tài UNCITRAL, nêu trong Nghị quyết 31-98 được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 15-12-1976; và Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài th­ương mại quốc tế được  thông qua ngày 21-6-1985. Trong phạm vi khối SEV, năm 1974 đã thông qua nghị quyết mang tên Thể lệ thống nhất của các cơ quan trọng tài trực thuộc Phòng Thương mại các nước thành viên khối  SEV. Trên cơ sở nghị quyết này, các nước thành viên khối SEV đã điều chỉnh lại các quy định về cơ quan trọng tài kinh tế đối ngoại của nước mình.

III VẤN ĐỀ LUẬT ÁP DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

Trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng một thủ tục bên thứ ba, việc xác định cơ quan xét xử (trọng tài hay tòa án nào) mới chỉ là một mặt của vấn đề. Mặt thứ hai, phức tạp hơn, là cơ quan xét xử sẽ áp dụng luật nào (luật quốc tế hay luật quốc gia, nếu là luật  quốc gia thì là của quốc gia nào) để giải quyết vụ tranh chấp. Đây chính là vấn đề mà khoa học pháp lý quốc tế gọi là '!Luật áp dụng".

Để xác định luật áp dụng, trước tiên cần phân biệt hai loại tranh chấp:

I) tranh chấp xảy ra do vi phạm pháp luật quốc tế,

Ii) tranh chấp do vi phạm các quy phạm pháp lý dân sự có yếu tố quốc tế.

L.  Luật áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp lý quốc tế

Vi phạm luật kinh tế quốc tế là hành vi không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế  có liên quan dẫn đến trách nhiệm pháp lý của bên vi phạm. Như vậy, đối tượng chịu trách nhiệm trong các trường hợp này chỉ có thể là các quốc gia, các cơ quan nhà nước và các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Vấn đề vi phạm pháp luật quốc tế được  xem xét trên ba nội dung sau:

I) xác định sự vi phạm pháp luật quốc tế,

Ii) trách nhiệm quốc gia do vi phạm; và

Iii) đền bù thiệt hại gây ra.

Trong luật pháp quốc tế, trách nhiệm quốc gia gồm có: trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo lý và trách nhiệm vật chất. Đối với luật kinh tế quốc tế, chúng ta chỉ xem xét vấn đề trách nhiệm vật chất, mặc dù ba phạm trù này gắn bó với nhau.

Trong lĩnh vực đền bù thiệt hại, trách nhiệm vật chất của quốc gia được thể hiện d­ưới các dạng sau:

I) đền bù lại nguyên trạng hoặc thiết lập lại các quyền (restitution of rights);

Ii) đền bù bằng tiền hoặc hàng hóa (reparation);

Iii) thay thế tài sản bị thiệt hại  (substitution).

Luật áp dụng để giải quyết các vi phạm pháp lý quốc tế là các nguyên tắc và quy phạm của luật pháp quốc tế nói chung, của luật kinh tế quốc  tế nói riêng, thể hiện trong các điều ước quốc tế (mà trước hết là điều ước bị vi phạm) và trong các tập quán quốc tế. Thực tiễn trong thời gian gần đây cho thấy các tranh chấp giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế thư­ờng xảy ra trong việc giải thích và áp dụng điều ước  ký kết giữa các quốc gia về kinh tế, thương mại, ví dụ như­ các điều ước về khuyến khích và bảo hộ đầu t­ư, điều ước về tránh đánh thuế hai lần, v.V. . Nội dung các vấn đề được  các điều ước thuộc loại này điều chỉnh rất phức tạp, liên quan đến những quyền lợi vật chất cụ thể, khó lòng quy định trước một cách thật chi tiết hay dự kiến trước hết mọi khúc mắc có thể phát sinh. Vì vậy, trong các điều ước này luôn có điều khoản về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong trường hợp đàm phán, hòa giải không thành công.

2. Luật áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp lý dân sự có yếu tố nước ngoài

A) Yếu tố/ nước ngoài trong các quan hệ pháp lý dân sự thể hiện những khía cạnh sau:

I) tham gia vào quan hệ này một bên có quốc tịch nư­ớc ngoài (pháp nhân hay tự nhiên nhân nước ngoài);

Ii) khách thể của mối quan hệ ở nước ngoài (ví dụ: vốn của một hợp đồng đầu tư nằm ở nhà băng nước ngoài) ;

Iii) hành động pháp lý làm cơ sở cho mối quan hệ xảy ra ở nước ngoài (ví dụ: hợp đồng được  ký kết ở nước  ngoài). '

Chỉ cần có một trong ba yếu tố kể trên trong mối quan hệ pháp lý dân sự là vấn đề luật áp dụng đã trở nên không đơn giản; vì quan hệ đó không còn nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật của một quốc gia nữa. Lúc này, mối quan hệ đã thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế. Như vậy, khác với luật áp dụng giải quyết tranh chấp nêu trong điểm i) ở trên (là Công pháp quốc tế) các vấn đề trình bày trong điểm này sẽ được  giải quyết bằng các quy phạm của tư pháp quốc tế.

Để xác định được  luật áp dụng cho các mối quan hệ pháp lý dân sự cụ thể, trước tiên phải nắm được  đặc thù của các quy phạm tư pháp quốc tế. Quy phạm pháp luật các nước áp dụng cho tư pháp quốc tế bao gồm ba nhóm:

+ Quy phạm thực chất (règle matérielle hoặc règle directe);

+ Quy phạm tố tụng (règle de procédure);

+ Quy phạm xung đột (règle formelle hoặc indirecte, còn gọi là disposition de con/Zit).

Quy phạm thực chất là những quy phạm cần phải áp dụng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ cụ thể. Quy phạm xung đột là nhóm quy phạm dùng để xác định áp dụng luật trong nước hay luật nước ngoài, và nếu là luật nước ngoài thì luật n­ước nào khi giải quyết tranh chấp liên quan tới một mối quan hệ pháp lý có yếu tố nước ngoài. Quy phạm tố tụng là các quy phạm quy định thủ tục xét xử các vụ kiện dân sự tại các tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Như­ vậy trong ba nhóm quy phạm nói trên, chúng ta thấy chính nhóm quy phạm xung đột quyết định việc sẽ áp dụng quy phạm thực chất và quy phạm tố tụng của hệ thống luật quốc gia nào để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế quốc tế Chính vì vậy mà một số giáo trình tư pháp quốc tế của các nước mang tên là "Xung đột pháp luật"

(Conflict of

laws).

B) Quy phạm xung đột và vấn đê luật áp dụng

Các quan hệ kinh tế quốc tế sẽ trở nên vô nghĩa và không thực hiện được nếu các quốc gia không công nhận những quy định trong luật nước khác. Chính vì vậy trong các Bộ luật Dân sự, Bộ luật Thương mại, hoặc Luật về hợp tác kinh tế với n­ước ngoài, Bộ luật T­ư pháp quốc tế, v.V, của các nước đều đề rạ các quy phạm (điều khoản xung đột) .

Về kỹ thuật pháp lý, một quy phạm bình thường bao gồm ba bộ phận:

I) giả định (hypothèse): nêu lên điều kiện để áp dụng quy phạm;

Ii) quy định (disposition): nêu lên nguyên tắc xử sự;

Iii) trừng phạt (sanction): nêu lên biện pháp cư­ỡng chế thi hành của nhà nước .

Quy phạm xung đột khác với các quy phạm bình thư­ờng ở chỗ chỉ có hai bộ phận: một là nêu lên những mối quan hệ pháp lý mà quy phạm này áp dụng; hai là nêu lên hệ thống pháp lý mà luật quốc gia cần áp dụng cho mối quan hệ nói trên (trong tiếng Pháp gọi là rattachement, tạm dịch là hệ thuộc). Ví dụ, một quy phạm như sau là quy phạm xung đột: "Quyền sở hữu đối với một vật được  quyết định theo luật của nước nơi có vật đó". Trong quy phạm này, bộ phận hệ thuộc là "theo luật của nước nơi có vật đó”.

Có nhiều nguyên tắc hệ thuộc khác nhau, thường đư­ợc viết bằng thuật ngữ Latinh cho chính xác và ngắn gọn:

+ Luật cá nhân (lex personalis): trong thực tiễn nguyên tắc này dựa trên hai yếu tố là luật quốc tịch của một cá nhân (lex patriae) và luật nơi thường  trú (lex domicilii). Luật cá nhân được  áp dụng để xác định năng lực pháp luật của một cá nhân.

+ Luật quốc tịch của pháp nhân (lex societatis): vấn đề này cần xác định khi ký hợp đồng với pháp nhân nư­ớc ngoài, vì luật các nước quy định khác nhau về khái niệm pháp nhân cũng như­ về các quyền công nhận cho một pháp nhân.

+ Luật nơi có vật (lex rei sitae): dùng để xác định một tài sản 'nào đó có thể là đối tượng sở hữu, phạm vi quyền sở hữu cũng như thủ tục làm phát sinh và chấm dứt quyền sở hữu.

+ Luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn (lex voluntatis): nguyên tắc hệ thuộc này được  luật pháp các nước công nhận rộng rãi, vì xuất phát điểm để giải quyết xung đột pháp luật trong các hợp đồng là ý chí của các bên ký kết hợp đồng.

+ Luật nơi xảy ra hành động (lex loci actus): nguyên tắc này được  biến thành một số hệ thuộc sau: luật nơi ký hợp đồng (lex loci contractus); luật nơi ký quyết định hình thức hợp đồng (locus regit actum); luật nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (lex loci solutionis)

+ Luật nước người bán (lex venditoris).

+ Luật nơi xảy ra vi phạm (lex loci delicti commissi). .

+ Luật mà quan hệ pháp lý gắn bó chặt chẽ nhất (proper law of the contract): nguyên tắc này bắt nguồn từ hệ thống luật Anh - Mỹ  (common law). .

+ Luật của tòa án (lex fori): đây là một nguyên tắc đư­ợc công nhận rộng rãi, theo đó tòa án hoặc cơ quan trọng tài khi xem xét một vụ kiện dù có yếu tố nước ngoài cũng chỉ áp dụng các quy phạm tố tụng của luật nư­ớc mình.

Nói một cách ngắn gọn, để giải quyết tranh chấp tất nhiên phải áp dụng các quy phạm thực chất và tố tụng. Nhưng  trong các tranh chấp kinh tế quốc tế, muốn xác định xem phải áp dụng quy phạm thực chất và tố tụng của nước nào thì phải căn cứ vào quy phạm xung đột pháp luật. Trên thực tế, một quan hệ pháp lý dân sự có yếu tố nước ngoài do áp dụng nhiều quy phạm xung đột khác nhau, nên có thể phải áp dụng quy phạm thực chất của nhiều hệ thống luật pháp quốc gia khác nhau. Không những thế, việc áp dụng quy phạm xung đột sẽ còn phức tạp hơn khi có "viện dẫn ngư­ợc lại" (renvoi au premier degré) hay "viện dẫn luật nư­ớc thứ ba" (renvoi au second degré).

Có hai điều kiện gắn liền với việc áp dụng quy phạm xung đột cần được  chú ý, đó là:

I) Bảo lưu trật tự công cộng được  thể hiện trong luật của hầu hết các nước, với nội dung cơ bản như sau: Luật nước ngoài sẽ không được  áp dụng nếu việc áp dụng đó là không phù hợp với trật tự công cộng nước mình (hoặc trái với nền tảng của chế độ chính trị - xã hội nước mình). Nhiều nước tư bản phát triển đã sử dụng điều kiện bảo lưu về trật tự công cộng để không công nhận việc áp dụng luật của các nước xã hội chủ nghĩa và đang phát triển (ví dụ như phủ nhận giá trị của các luật về quốc hữu hóa). Thực tiễn hợp tác kinh tế giữa các nước trên thế giới cho thấy không nên lạm dụng trong việc giải thích và áp dụng điều kiện này.

Ii) Có đi có lại: điều kiện này nhằm bảo đảm sự bình đẳng cho công dân và các tổ chức của hai nước trong quan hệ kinh tế. Vấn đề đặt ra ở đây là, theo quy phạm xung đột, khi luật một nước được  viện dẫn để thi hành thì liệu nước đó có dành cho công dân và pháp nhân của nước mình những quyền tư­ơng đ­ơng với công dân và pháp nhân nước đó hay không. Quy phạm xung đột sẽ không được  áp dụng khi nó viện dẫn luật một nước áp dụng những biện pháp phân biệt đối xử với công dân nước mình.

3. Các điều ước quốc tế nhằm giảm bớt phức tạp trong lĩnh vực luật áp dụng

Việc thiếu sự thống nhất của các quy phạm xung đột trong luật các nước dẫn đến tình trạng có những mối quan hệ ở một nước thì có sự bảo hộ pháp lý, còn ở nư­ớc khác thì không. Ví dụ: một hợp đồng mua bán ngoại thương ở một nước thì áp dụng luật nơi ký kết, n­ước khác lại áp dụng luật nơi đặt xí nghiệp của ng­ười bán. Kết quả là ở một nơi thì hợp đồng có hiệu lực, còn ở nơi kia thì hợp đồng vô giá trị.

Để giải quyết sự phức tạp này, các nước trên thế giới sử dụng hai biện pháp:

I) Thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế đa phương và song phương, tạo ra những quy phạm xung đột thống nhất cho các loại quan hệ nhất định. Ví dụ: Công ước La Haye về luật áp dụng cho buôn bán hàng hóa quốc tế năm 1955 quy định việc áp dụng luật thực chất của nước người bán đối với hợp đồng thương mại quốc tế.

Ii) Thống nhất hóa luật thực chất điều chỉnh những loại quan hệ nhất định, ví dụ: Công ­ước về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980.

Các công ước quốc tế về trọng tài thương mại quốc tế thường  quy định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp như sau: trước hết, để cho các bên tranh chấp thỏa thuận về luật áp dụng để giải quyết các vấn đề thực chất, hoặc hướng dẫn tòa trọng tài về việc lựa chọn đó; trong trường hợp các bên tranh chấp không có lựa chọn, tòa trọng tài sẽ áp dụng luật được  xác định bởi quy tắc xung đột pháp luật nào mà tòa coi là thích hợp.

Liên quan đến vấn đề xác định luật áp dụng bởi các cơ quan giải quyết tranh chấp của một nước , khi có sự khác nhau giữa quy định của luật trong nước với quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã tham gia, nhìn chung tòa án và luật pháp các nước công nhận rằng quy phạm điều ước quốc tế sẽ chiếm ưu thế, vì xuất phát từ nguyên tắc của luật pháp quốc tế là pacta sunt servanda.

IV. HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ GATTIWTO

Việc nghiên cứu hệ thống giải quyết tranh chấp của GATTIWTO có ý nghĩa thực tiễn đáng kể. Trước hết phải kể đến phạm vi áp dụng có tính ràng buộc rất lớn của hệ thống này. Hiện nay, số thành viên chính thức của WTO là hơn 130 n­ớê, và họ đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ tuân thủ quy trình giải quyết tranh chấp của các hiệp định của GATT v,à WTO. Hai là hiện nay Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho việc thương lư­ợng để gia nhập WTO. Những hiểu biết về hệ thống giải quyết tranh chấp phức tạp này cần thiết cho chúng ta không chỉ trong quá trình chuẩn bị hiện nay, mà cả

Khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.

1.  Quá trình phát triển của hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT

Mục tiêu của hệ thống giải quyết tranh chấp này là nhằm giải quyết hai loại tranh chấp có thể phát sinh trong quan hệ giữa các nước thành viên của GATT: một là những khiếu nại của một quốc gia rằng quốc gia khác vi phạm các quy định của GATT và các hiệp định của WTO; và hai là khiếu nại về việc quốc gia khác làm tổn hại trực tiếp đến lợi ích của quốc gia khiếu nại mặc dù biện pháp thương mại bị khiếu nại không vi phạm các quy định của GATT và các hiệp định của WTO (thuộc loại ngoại lệ) . Trong Hiệp định GATT có khoảng 19 điều khoản đòi hỏi các quốc gia thành viên phải tham khảo trong các tr­ưởng hợp cụ thể. Ngoài ra còn có bảy điểm quy định về việe thực hiện bồi thường  hoặc tạm đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế. Thêm vào đó, Điề­ XXV có hai quy định có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp - một cho phép các quốc gia thành viên phối hợp hành động để thực hiện các mục tiêu của GATT và quy định kia cho phép tự miễn các nghĩa vụ của GATT. Tuy vậy, hệ thống giải quyết tranh chấp chủ yếu dựa trên cơ sở Điều XXIII của Hiệp định chung.

Bản thân Điều XXIII này chứa đựng thủ tục giải quyết tranh chấp khá đơn giản. Nếu một quốc gia thành viên khiếu nại rằng một quốc gia thành viên khác đã có hành động không phù hợp với nghĩa vụ theo GATT thì Hội đồng của GATT thành lập một tổ công tác (panel). Tổ công tác thường  bao gồm ba thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại quốc tế và thư­ờng là được  các bên tranh chấp thỏa thuận. Sau  khi nghe các bên tranh chấp trình bày và nghiên cứu bản tư­ờng trình của từng bên tranh chấp, tổ công tác sẽ đ­a ra ý kiến của mình về tính chất và nội dung của tranh chấp cũng như các khuyến nghị về việc chấm dứt những vi phạm. Nhìn chung là Hội đồng GATT sẽ xem xét và thông qua báo cáo và khuyến nghị của tổ công tác. Điều XXIII cho phép các nước thành viên tiến hành tạm đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế của họ nếu các vi phạm không được  điều chỉnh.

Các quốc gia thành viên của GATT đã cố gắng hoàn thiện và phát triển các thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua thực tiễn nhiều năm. Ban đầu, họ xem xét các tranh chấp trong các phiên họp thường  kỳ. Đôi khi họ sử dụng các nhóm làm việc, tức là một nhóm gồm đại diện các quốc gia thành viên. Trong những năm 1950, việc sử dụng tổ công tác để xem xét các tranh chấp trở nên thông dụng. Khác với các nhóm làm việc, thành viên của tổ công tác là các cá nhân không đại diện cho quốc gia thành viên, mặc dù họ thường  được lựa chọn trong các đại diện quốc gia ở GATT. Trong những năm gần đây, các thành viên của tổ công tác thư­ờng là cá nhân hoạt động với tư cách độc lập. Chẳng 1ạn các giáo s­ư về luật quốc tế về thương mại hay các quan chức của GATT đã về h­ưu.

Các thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT được hệ thống hóa trong “Thỏa thuận về thông báo, tư vấn giải quyết tranh chấp và giám sát" của Vòng Tokyo 1979. Vào giữa những năm 1980, GATT còn ra hai tuyên bố về giải quyết tranh chấp (Tuyên  bố cấp Bộ trư­ởng về thủ tục giải quyết tranh chấp năm 1982 và Tuyên bố về những cải tiến trong quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT năm 1989).

Theo dõi thực tiễn giải quyết tranh chấp của GATT, người ta thấy một thực tế là chỉ khoảng 40% tranh chấp được  giải quyết bằng cơ chế tổ công tác. Rất nhiều tranh chấp được  nêu ra trong khuôn khổ GATT song lại được  các bên tranh chấp giải quyết với nhau mà không sừ dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp chính thức của GATT. Tuy vậy, cũng có một thực tế nữa là so với Tòa án quốc tế, từ năm 1945 đến nay, Tòa án quốc tế xét xử khoảng 100 vụ trong khi hệ thống của GATT giải quyết khoảng 400 vụ.

Một trong những nội dung thương lượng của Vòng Urugoay là củng cố cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT, để các quốc gia thành viên WTO có thể an tâm rằng họ có những phương ty ện đảm bảo buộc các quốc gia khác thi hành đầy đủ các nghĩa vụ của họ. Vòng Urugoay đã thông qua được  một văn kiện gọi là Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp viết tắt là thỏa thuận DSU), được  đính kèm vào Hiệp định thành lập WTO (Phụ lục 2) và được  coi là bộ phận cấu thành của Hiệp định WTO .

2. Các dặc diểm cơ bản của Thỏa thuận DSU

Văn kiện này ghi rõ việc giải quyết tranh chấp là nhân tố trung tâm của hệ thống WTO. Nó ghi nhận một loạt các quy tắc giải quyết tranh chấp được  xây dựng trên cơ sở các quy định đã có và thực tiễn của WTO, đồng thời bổ sung những thay đổi cơ bản trong quy cách vận hành hệ thống giải quyết tranh chấp đó. Theo quy định của Điều II Hiệp định thành lập WTO thì Thỏa thuận DSU cũng có giá trị ràng buộc đối với tất cả các thành viên WTO. Như vậy là các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp quy định trong DSU là các nghĩa vụ điều ước , có tính chất bắt buộc.

Địều III của Hiệp định thành lập WTO quy định rằng WTO điều hành việc thực hiện Thỏa thuận DSU, có nghĩa là Đại Hội đồng WTO thực thi các trách nhiệm của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB); cơ quan này có quyền ấn định các quy tắc về thủ tục nếu thấy cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của mình.

A) Phạm vi áp dụng của Thòa thuận DS U

Phạm vi áp dụng của Thỏa thuận DSU rất rộng, bao gồm Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định thương mại đa biên. Phụ lục 2 của Thỏa thuận DSU ấn định các quy tắc và thủ tục đặc biệt để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các hiệp định về chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật; trợ cấp và các biện pháp bù trừ, giá tính thuế hải quan, áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ, về hàng dệt, v.V. . Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận DSU và các quy tắc thủ tục đặc biệt quy định trong Phụ lục 2 thì các quy tắc và thủ tục đặc biệt sẽ được  áp dụng.

Thỏa thuận DSU chỉ áp dụng đối với các khiếu kiện đ­ợc đ­a ra sau khi thỏa thuận có hiệu lực. Tuy vậy, theo yêu cầu của các nước đang phát triển, Thỏa thuận DSU có quy định cho phép các nước đang phát triển có quyền lựa chọn việc dẫn các điều 4, 5, 6 và 12 của Thỏa thuận DSU hay các điều t­ương đư­ơng trong Quyết định của các nước thành viên đối với GATT ngày 5-4- 1966. Mặc dù cho đến nay, ít khi Quyết định năm 1966 được  viện dẫn, song quy định nói trên tạo khả năng sử dụng thủ tục nhanh, đôi khi có lợi cho các nước có khiếu nại.

B) Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB)

Cơ quan thi hành Thỏa thuận DSU là Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB, thực chất là Hội đồng chung của WTO thực thi một vai trò đặc biệt. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm điều hành việc tham khảo ý kiến và giải quyết tranh chấp theo các hiệp định của WTO. Cơ quan này có quyền thành lập thông qua báo cáo của tổ công­ của cơ quan phúc thẩm (appellate body), giám sát việc thi  và quyết định, khuyến nghị và cho phép tạm đình chỉ thi hành các cam kết giảm thuế cũng như các nghĩa vụ khác theo các hiệp định của WTO. Các quyết định của DSB phải được  thông qua bằng nguyên tắc đồng thuận. Như vậy, DSB, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

Điều 3 khoản 2 của Thỏa thuận D SU quy định một nguyên tắc quan trọng là các khuyến nghị và quyết định của DSB không bổ sung hay giảm bớt các quyền và nghĩa vụ được  ấn định trong các hiệp định của WTO. Các giải pháp cho tranh chấp không thể hủy bỏ hay làm phương hạị đến các lợi ích mà quốc gia thành viên có được  theo các hiệp định.

C) Các giai đoạn cụ thể của quy trình tố tụng giải quyết tranh chấp

I) Tham khảo lẫn nhau

Theo quy định của Điều XXII của Hiệp định chung, đây là b­ước đầu ty ên mà các bên tranh chấp phải tiến hành mỗi khi có một bên yêu cầu. Mục tiêu của biện pháp này là nhằm tạo cơ hội cho các' bên tranh chấp giải các thủ tục chính thức. Các quy tắc liên quan đến tham khảo trong Điều 4 của Thỏa thuận DSU. Thời hạn trả lời yêu cầu tham khảo là 10 ngày và thời hạn tiến hành tham khảo là trong vòng 30 ngày. Nếu yêu cầu tham khảo không được  đáp ứng hoặc trong vòng 60 ngày kể từ khi yêu cầu tham khảo được đ­ưa ra mà không đạt được giải pháp, bên khiếu nại có thể yêu cầu thành lập tổ công tác. Tham khảo được  tiến hành bí mật và không phương hại đến quyền của bất cứ bên nào liên quan đến các giai đoạn tố tụng khác. Đặc biệt, Điều 4 khoản 10 yêu cầu các bên trong quá trình tham khảo phải chú ý đến các vấn đề đặc thù và lợi ích của các nước thành viên đang phát triển. Cácba nếu có lợi ích thương mại liên quan đang kể có thể yêu cầu được  tham gia quá trình tham khảo đang diễn ra hoặc yêu cầu tham khảo riêng.

Ii) Trung gian hòa giải

Thủ tục này mang tính chất không chính thức, do các bên tranh chấp tự nguyện quyết định có sử dụng hay không. Thủ tục này cũng được tiến hành không công khai, không ảnh hưởng tới quyền tiến hành các bư­ớc tố tụng khác, và các bên tranh chấp có thể nêu yêu cầu sử dụng thủ tục này hay chấm dứt nó vào bất cứ lúc nào. Thủ tục này có thể vẫn tiếp diễn trong khi thủ tục tổ công tác được  thực hiện, với sự đồng ý của các bên tranh chấp~ ông Tổng giám đố có thể đứng ra làm giúp các thành viên giải quyết tranh chấp, của mình.

Iii) Quy tắc và thủ tục liên quan đến tổ công tác

Theo Điều 6 khoản l và 2 của Thỏa thuận DSU, các công ty phải được thành lập ngay, trừ khi Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB nhất trí quyết định ng­ược lại. Người ta cho rằng quy định như vừa nêu thực chất có giá trị như một thủ tục tự động cho việc thành lập tổ  công tác. Vì quốc gia khiếu nại luôn có thể ngăn chặn đ­ược một thỏa thuận ngược lại. Đây là một thay đổi lớn so với thực tiễn trước đây của GATT. Theo quy định trư­ớc đây của GATT, quyết định thành lập tổ công tác phải được  thông qua theo nguyên tắc đồng thuận trong Hội đồng GATT. Do vậy nước bị khiếu kiện rất dễ vận động để ngăn chặn việc thành lập tổ công tác.

Thỏa thuận DSU quy định Ban thư­ ký có quyền đề nghị các thành viên của tổ công tác. Thực tiễn phổ biến là Tổng giám đốc  của GATT sẽ lựa chọn viên tổ công tác với sự tham khảo các bên tranh chấp. Đã từng có tr­ường hợp việc này bị trì hoãn vì các bên tranh chấp không đạt được  thỏa thuận về việc lựa chọn các thành viên. Thỏa thuận DSU quy định trong trường hợp các bên không thỏa thuận được, Tổng giám đốc WTO có thể tự chỉ định các thành viên của tổ công tác, có tham khảo Chủ tịch cơ quan giải quyết tranh chấp DSB và các hội đồng, ủy ban có liên quan. Khi một nư­ớc thành viên đang phát triển có tranh chấp với một nước thành viên phát triển, nước đang phát triển có thể yêu cầu ít nhất một thành viên của tổ công tác là ngư­ời của nước đang phát triển.

Trong quá khứ, đã có trường hợp tranh chấp chậm đ­ược giải quyết vì các bên tranh cãi về nội dung các hư­ớng dẫn về chức năng của tổ công tác. Điều 7 khoản l của Thỏa thuận DSU quy định cụ thể chức năng của tổ công tác là giúp DSB thực hiện trách nhiệm của mình. Theo đó tổ công tác cần đánh giá khách quan vấn đề tranh chấp (kể cả các chi ty ết thực tế, khả năng áp dụng các hiệp định liên quan của WTO) và tìm hiểu thêm để giúp DSB xây dựng các khuyến nghị hay đ­a ra các phán quyết tuân thủ các hiệp định của WTO.

Thủ tục làm việc của tổ công tác (nêu trong Phụ lục 3 của Thỏa thuận DSU) gồm hai phần: các quy tắc tiến  hành công việc của tổ công tác và một thời gian biểu chuẩn mực. Quy định như vậy là nhằm đảm bảo cho tổ công tác hoạt động ngay và hạn chế các thủ thuật trì hoãn. Các phiên họp cũng như các tài liệu hoạt động của tổ công tác đều không công khai. Sau khi lập tổ công tác nghe các bên trình bày và nghiên cứu bản tư­ờng trình của họ. Các bên thứ ba có liên quan cũng được mời trình bày quan điểm và gửi bản t­ường trình. Sau đó tổ công tác chuẩn bị dự thảo báo cáo nêu rõ các kết luận của mình. Tổ công tác phải  gửi  bản tư­ờng trình các chi  tiết của tranh chấp, lập luận của các bên và phân tích pháp lý của tổ công tác cho các bên tranh chấp xem và bình luận. Rrổ Công tác sẽ xem xét các bình luận đó, soạn thảo báo cáo sơ bộ trong đó ghi cụ thể các khuyến nghị của tổ công tác và gửi  cho các bên liên quan. Đây là một b­ước thủ tục quan trọng, các bên tranh chấp có thể tranh thủ cơ hội này đế đề nghị xem xét lại; tổ công tác có thể đề nghị họp lại với các bên tranh chấp liên quan đến đề nghị xem xét lại đó Sau đó tổ công tác sẽ hoàn tất báo cáo, gửi cho các bên và l­u hành cho tất cả các thành viên của WTO. Tổng số thời gian để cho tổ công tác hoàn thành báo cáo là khoảng 6 đến 8 tháng kể từ khi thành lập tổ công tác.

Tổ công tác có thể cho phép bên bị khiếu nại là nư­ớc đang phát triển có đủ thời gian để chuẩn bị và trình bày lập trường của mình. Bởi vì các nước đang phát triển đôi khi thiếu kha năng ứng phó nhanh về hành chính và kỹ thuật mà quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp đòi hỏi. Điều 12 khoản 11 của Thỏa thuận DSU quy định rằng khi một bên tranh chấp là nư­ớc đang phát triển, báo cáo của tổ công tác phải ghi rõ hình thức mà tổ công tác thực hiện các quy định về đối xử ưu tiên cho nước đang phát triển và hình thức ư­u đãi mà nước đang phát triển yêu cầu trong khuôn khổ các hiệp định của WTO. Trong quá trình tố tụng, các nước đang phát triển phải viện dẫn các quy định này để đảm bảo nguyên tắc đối xử ưu đãi dành cho họ.

Vào bất  cứ lúc nào, một bên tranh chấp có thể yêu cầu tạm dừng công việc của tổ công tác trong khoảng thời gian (Điều 12 khoản 12). Lịch làm việc của tổ công tác trong tr­ường hợp đó sẽ được  kéo dài t­ương ứng. Nhưng  nếu công việc của tổ công tác bị đình chỉ quá 12 tháng, thẩm quyền hoạt động của tổ công tác đó sẽ tự mất đi.

Tổ công tác có quyền tìm kiến và ý kiến thông tin và ý kiến tư­ vấn có tính chất kỹ thuật từ bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào thích hợp. Đây là một cải tiến quan trọng vì trư­ớc đây, tổ công tác dựa vào thông tin của các bên tranh chấp cung cấp mà các nước đang phát triển th­ường thua kém các đối thủ phát triển trong khả năng tiếp cận thông tin cho nên phải cố gắng giúp họ tăng c­ường lập trường của mình. Tổ công tác còn có thể sử dụng bất kỳ nguồn tài liệu nào thích hợp và tham khảo ý kiến các chuyên gia về một số khía cạnh của vấn đề tranh chấp.

Các báo cáo của tổ công tác sế được  DSB xem xét 20 ngày sau khi được l­ưu hành đến các nước thành viên. Nước nào phản đối thì gửi ý kiến bằng văn bản đến DSB 10 ngày trước khi DSB họp xem xét báo cáo. Các bên tranh chấp có thể tham gia đầy đủ các cuộc họp của DSB xem xét báo cáo của tổ công tác liên quan đến tranh chấp của họ và ý kiến của họ sẽ được  ghi lại đầy đủ Đây là dịp để các bên tranh chấp trình bày lại vụ việc, thẩm tra sự giải thích của tổ công tác liên quan đến các chi tiết thực tế, cũng như các phát hiện và kết luận của tổ công tác, và nếu có thể thì tác động đến  công luận.

Điều 16 khoản 4 quy định một quy trình thông qua báo cáo của tổ công tác mang tính chất tự động. Đây là một trong những tiến bộ quan trọng của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Nó nhằm ngăn chặn tình trạng một bên có thể cản trở việc thông qua và thi hành báo cáo của tổ công tác. Thủ tục thông qua tự động được  thực hiện như sau: 60 ngày sau khi lư­u hành báo các của tổ công tác đến các thành viên, báo cáo sẽ đư­ợc DSB thông qua, trừ phi một trong hai khả năng d­ưới đây xảy ra: hoặc là một bên tranh chấp chính thức thông báo cho DSB rằng bên đó sẽ kháng cáo, hoặc DSB quyết định theo nguyên tắc đồng thuận không thông qua báo cáo. Các chuyên gia của WTO cho rằng thủ tục này được  sử dụng nhằm kiềm chế chủ nghĩa đơn phương của Hoa Kỳ trong thương mại quốc tế.

Iv) Thủ tục xem xét kháng cáo

Thủ tục này là một phát triển mới trong hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT. Lý do chính của việc chấp nhận bổ sung thủ tục này vào hệ thống giải quyết tranh chấp là: i) kháng cáo là bộ phận hợp lôgíc của một quá trình tố tụng pháp lý; và ii) thừa nhận quyền lợi chính trị của các quốc gia tranh chấp bằng việc cho phép các quốc gia đó có thể sử dụng giai đoạn tối hậu để trình bày vụ việc và tìm kiếm giải pháp thỏa đáng nhất.

Thỏa thuận DSU quy định (trong Điều 17) rằng DSB sẽ thành lập một cơ quan phúc thẩm thường  trực để nghe các kháng cáo đối với báo cáo của tổ công tác. Cơ quan phúc thẩm gồm bảy thành viên là các đại diện trong WTO với nhiệm kỳ bốn năm, nhưng  trong mỗi vụ kháng cáo chỉ có ba thành viên tham dự (theo nguyên tắc luân phiên). Nhiệm vụ của cơ quan phúc thẩm giới hạn trong việc xem xét các vấn đề luật pháp trong báo cáo của tổ công tác và các giải thích pháp lý mà tổ công tác đư­a ra. Quá trình tố tụng phúc thẩm được  thực hiện trong vòng 60 ngày và trong mọi trường hợp không được  v­ợt quá 90 ngày.

Cũng giống như tổ công tác, khi cơ quan phúc thẩm kết luận rằng một biện pháp, được  một quốc gia thành viên thi hành và bị quốc gia khác khiếu nại, không phù hợp với các hiệp định của WTO, cơ quan này sẽ khuyến nghị quốc gia hữu quan điều chỉnh cho phù hợp với hiệp định liên quan. Cơ quan phúc thẩm cũng có thể gợi ý các cách thức thực hiện khuyến nghị đó cho quốc gia hữu quan.

Báo cáo của cơ quan phúc thẩm được thông qua bằng thủ tục tự động như đối với báo cáo của tổ công tác. Nếu trong 30 ngày, DSB không đạt được sự đồng thuận để không thông qua báo cáo, thì báo cáo sẽ được  coi như là thông qua.

V) Thi hành các khuyến nghị và phán quyết

Điều 21  khoản 1 tuyên bố rằng việc tuân thủ ngay các khuyến nghị và phán quyết của DSB là thiết yếu để đảm bảo giải quyết tranh chấp hữu hiệu. Trong một số vụ việc đã từng xảy ra trong GATT, các chính phủ đã trì hoãn một cách vô lý việc thực thi các biện pháp khắc phục mà báo cáo của tổ công tác đòi hỏi. Do đó, trong Thỏa thuận DSU đã có những biện pháp giám sát cụ thể nhằm tránh lặp lại tình trạng nói trên. Thỏa thuận DSU yêu cầu bên thua kiện phải nêu rõ các biện pháp dự bị thi hành để thực hiện khuyến nghị của tổ công tác trong thời hạn hợp lý, do bên hữu quan ấn định và đ­ược DSB thông qua. Thường  thì thời hạn đó không

Quá 15 tháng.

Việc thường  xuyên giám sát thi hành các khuyến nghị và phán quyết đã được  đư­a ra là nhiệm vụ của DSB (Điều 2 l khoản 6). Bất kỳ bên tranh chấp nào cũng có thể nêu vấn đề liên quan đến việc thi hành phán quyết trong khuôn khổ DSB. Trừ khi DSB đồng thuận ng­ược lại, vấn đề đó sẽ được đư­a vào chương trình nghị sự của DSB cho đến khi vấn đề được giải quyết.'

Điều 21 khoản 5 xử lý một vấn đề tế nhị trong khâu thi hành phán quyết, đó là khi có sự bất đồng về khả năng thực thi hay tính hợp pháp của một biện pháp sẽ được  thực hiện để tuân thủ phán quyết. Trư­ờng hợp này sẽ được  giải quyết căn cứ vào Thỏa thuận DSU và có sử dụng đến các phán quyết của tổ công tác khi cần.

Trong trường hợp một nước đang phát triển khởi xư­ớng vụ kiện, thì trong quá trình giám sát thi hành phán quyết, DSB cần có những biện pháp thích hợp để thực hiện chế độ ưu đãi đối với nước đang phát triển. Liên quan đến vấn đề này, DSB không chỉ chú ý đến phạm vi thương mại của biện pháp bị khiếu nại, mà còn phải tính đến ảnh hưởng của biện pháp đó đối với kinh tế của nước đang phát triển hữu quan. Các nước đang phát triển trong trường hợp này có thể yêu cầu có sự tăng tốc quá trình thi hành phán quyết, hay có cân nhắc đặc biệt đến những sản phẩm nhất định, hoặc áp dụng những thủ tục và quy tắc nhập khẩu, v.V. .

Vi) Bồi thường  và đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế

Khi bên thua kiện không chịu điều chỉnh biện pháp thương mại bị khiếu nại cho phù hợp với các nghĩa vụ theo các hiệp định của WTO thì bên thắng kiện có thể yêu cầu bồi thường  hoặc đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế. Điều 22 khoản l nói rõ rằng các biện pháp bồi thường  hay đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế chỉ là biện pháp tạm thời trong tình huống các khuyến nghị và phán quyết không được  thi hành trong một "khoảng thời gian hợp lý", và không được vư­ợt qua nghĩa vụ thi hành đầy đủ các phán quyết đã được  đư­a ra. Như vậy trọng tâm của Thỏa thuận DSU đặt vào việc thi hành các nghĩa vụ.

Bồi thường  phải mang tính chất tự nguyện và phù hợp với các hiệp định của WTO. Bên khởi kiện có thể yêu cầu được  bồi thường  ngay khi thời hạn thi hành các

Phán quyết đã hết mà phán quyết không được thi hành. Không có quy định nào hạn chế lĩnh vực có thể bồi thường , do vậy các bên hữu quan có thể thương lượng để bồi thường  theo lĩnh vực hay theo các hiệp định.

Nếu trong vòng 20 ngày sau khi thời hạn hợp lý cho việc thi hành phán quyết chấm dứt mà không đạt được thỏa thuận về bồi thường  thỏa đáng, bên khởi kiện có thể yêu cầu DSB cho phép đình chỉ thi hành các cam kết giảm thuế theo các hiệp định của WTO đối với bên tranh chấp hữu quan. Điều 22 khoản 3 quy định chi tiết các nguyên tắc và thủ tục của việc đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế nói trên. Về cơ bản, có thể thực hiện qua ba giai đoạn sau: đầu tiên nước khởi kiện có thể đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế trong lĩnh vực xảy ra vi phạm; nếu thấy chưa hữu hiệu, nước khởi kiện có thể yêu cầu mở' rộng áp dụng sang các lĩnh vực khác trong cùng hiệp định, và cuối cùng nếu tình hình nghiêm trọng đáng kể, biện pháp này có thể được  áp dụng sang các hiệp định khác.

Nếu một quốc gia quyết định yêu cầu đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế theo Điều 22 khoản 3 thì quốc gia đó phải tuyên bố các lý do của mình cho DSB biết, và các lý do đó sẽ được  thông báo cho các hội đồng WTO có liên quan biết. Các cơ quan hữu quan của WTO sẽ phải nghiên cứu yêu cầu đó và đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin để tránh chủ nghĩa đơn phương trong một quyết định đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế. Còn hai điều kiện bổ sung nữa cho việc đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế (quy định trong Điều 22 khoản 4 và Điều 22 khoản 5): mức độ đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế được  DSB cho phép phải t­ương xứng với mức độ vi phạm; và DSB sẽ không cho phép đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế hay các nghĩa vụ khác nếu hiệp định liên quan cấm điều đó. Các hiệp định cấm đình chỉ thi hành nghĩa vụ giảm thuế là Hiệp định về nông nghiệp và Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ trong những lĩnh vực liên quan đến thương mại.

Trong trường hợp các bên tranh chấp bất đồng về mức độ đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế thích đáng liên quan đến một trường hợp vi phạm cụ thể thì  vấn đề sẽ được  .Giải quyết bằng trọng tài. Thủ tục trọng tài sẽ do các thành viên của tổ công tác đã xét xử vụ việc này, hoặc các trọng tài viên được  Tổng giám đốc WTO chỉ định thực hiện. Thủ tục trọng tài phải được hoàn thành trong vòng 60 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn hợp lý để thi hành phán quyết. Trong khi đang tiến hành thủ tục trọng tài thì chưa được  đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế. Trọng tài sẽ xác định: mức độ đình chỉ có tư­ơng xứng với mức độ vi phạm không, đề nghị đình chỉ có được  hiệp định liên quan cho phép không, các nguyên tắc và thủ tục của Thỏa thuận D SU có được  tuân thủ hay chư­a. Quyết định củạ trọng tài là tối hậu và các bên hữu quan không có quyền yêu cầu trọng tài lần thứ hai. DSB sẽ ngay lập tức cho phép đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế nếu yêu cầu đó phù hợp với phán quyết của trọng tài, trừ khi DSB quyết định theo nguyên tắc đồng thuận bác bỏ yêu cầu đó.

Toàn bộ quy trình quyết định về đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế được  thiết kế nhằm loại trừ khả năng hành động đơn phương. Mọi giai đoạn được  quy định rất rõ ràng, DSB phải hành động theo lịch trình thỏa đáng, các quyết định của DSB luôn phải được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận.

Có ba cách để quốc gia thành viên hữu quan chấm dứt việc đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế, đó là khi: biện pháp ban đầu không phù hợp với hiệp định của WTO đã được  thay đổi; hoặc quốc gia thành viên phải thi hành phán quyết hay khuyến nghị có giải pháp đối với vi phạm; hoặc đạt được  một giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên.

3. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ GATT/WTO

A) Tăng c­ường hệ thống đa phương

Trong quá trình thương lượng Thỏa thuận DSU, nhiều quốc gia thành viên tỏ ý lo ngại về nguy cơ của chủ nghĩa đơn phương. Họ muốn rằng hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT/WTO phải thực sự mang tính đa phương và là sự bảo vệ chắc chắn chống lại các hành động đơn ph­ương của bất kỳ thành viên nào. Dần dần, khi các điều khoản bảo đảm tính đa phương được đư­a vào dự­ thảo Thỏa thuận DSU, các nước thành viên cảm thấy an tâm hơn. Tuy vậy, các nước thành viên nhất trí thấy rằng cần có những cam kết nhất định liên quan đến việc duy trì tính đa phương của hệ thống, và những cam kết đó được đư­a vào Điều 23. Bất kỳ thành viên nào vi phạm Điều 23 sẽ đ­ưa đến việc viện dẫn Thỏa thuận DSU chống lại thành viên đó. Đúng là trong thực tế, các nước khác không thể cản được hành động đơn phương của một Chính phủ. Nhưng trong khuôn khổ mà Thỏa thuận DSU cho phép, chính phủ đó sẽ phải trả lời các thành viên khác về những vi  phạm do hành vi đơn phương gây ra.

B) Vi phạm Hiệp định chung

Đa số khiếu kiện với các tổ công tác theo Điều XXIII là những khiếu kiện về việc một nư­ớc thành viên đã vi phạm các quy định của Hiệp định chung hoặc các hiệp định của WTO làm tổn hại đến lợi ích của nước khiếu kiện (gọi tắt là các khiếu kiện vi phạm). Theo quy định của Điều XXIII, trong một khiếu kiện vi phạm, đòi hỏi phải xác định có sự vi phạm ("không thực hiện các nghĩa vụ”) l,theo Hiệp định chung làm cho [bên khiếu kiện] bị hủy bỏ hoặc tổn hại trực tiếp hay gián tiếp các quyền và lợi ích của mình theo Hiệp định chung". Như vậy có nghĩa là một sự vi phạm nào đó chưa đủ để viện dẫn Điều XXIII thì phải chứng minh được  rằng vi phạm đó dẫn đến sự hủy bỏ hay tổn hại lợi ích theo hiệp định.

Trong các vụ khiếu kiện trước kia, chẳng hạn vụ Italia phân biện đối xử đốí với máy nông nghiệp(

[3]

[3]

)

, xác định nhiệm vụ của mình là "xét xem sự vi phạm có gây thiệt hại cho các quyền lợi thương mại của nước Anh và liệu thiệt hại đó có tới mức là một sự tổn hại lợi ích theo Hiệp định chung hay không". Trong vụ Thuế dầu lửa và một số chất nhập khẩu khác của Mỹ (

[4]

[4]

)

,

tổ công tác cho rằng thực tiễn của GATT được  tổng kết trong Phụ lục của Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp năm 1979 cho thấy "ở đâu có sự vi phạm các nghĩa vụ theo Hiệp định chung thì hành động đó trước tiên được  coi  là sự hủy bỏ hay là làm tổn hại lợi ích theo hiệp định."

Trong quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp của WTO/GATT, nghĩa vụ đ­ưa ra bằng chứng ban đầu thuộc về quốc gia khiếu kiện. Nhưng  trong trường hợp nư­ớc bị khiếu kiện cho rằng biện pháp bị khiếu kiện thuộc phạm vi ngoại lệ của GATT, không phải là vi phạm thì làm thế nào để chứng tỏ được  điều này? Trong vụ Các hạn chế về nông nghiệp của Nhật Bản(

[5]

[5]

)

,

tổ công tác kết luận rằng bên thành viên viện dẫn ngoại lệ của GATT phải chứng minh rằng ngoại lệ đó áp dụng được và không phải là điều bất bình thường .

C) Tổn thất do các biện pháp không vi phạm

Đây là trường hợp khiếu kiện về những hành động không bị coi là vi phạm Hiệp định chung nhưng  lại gây tổn tại đến lợi ích của quốc gia khiếu kiện (gọi tắt là các khiếu kiện không do vi phạm). Vấn đề này gây tranh cãi kéo dài trong khi thư­ơng lượng Thỏa thuận DSU. Trong lịch sử của GATT, có không nhiều trường hợp thuộc loại này, cho nên một số nước cho rằng không cần đ­a vấn đề này vào DSU. Quan điểm khác lại cho rằng DSU phải toàn diện và dự tính trước mọi khả năng có thể xảy ra. Quan điểm thứ hai này dẫn đến Điều 26 của DSU, nói về các khiếu kiện nêu trong Điều XXIII khoản l điểm b của Hiệp định GATT 1994. Khi một biện pháp được thực hiện trong khuôn khổ các ngoại lệ của Hiệp định GATT bị khiếu kiện là vi phạm lợi ích của các thành viên khác hoặc ngăn cản việc thực hiện nghĩa vụ theo hiệp định của WTO, có bốn điều kiện phải được  tuân thủ. Đó là:

i) Bên khiếu kiện phải trình bày chi tiết các lập luận làm cơ sở cho khiếu kiện của mình. Vì các lập luận này liên quan đến một biện pháp không trái với hiệp định của WTO, nên việc trình bày chúng phải thực hiện trên bình diện mở rộng của vấn đề và phải vạch rõ sự chênh lệch giữa các mục tiêu của các hiệp định của WTO và biện pháp bị khiếu kiện.

ii) Khi xác định đúng là biện pháp bị khiếu nại xâm phạm lợi ích được quy định trong hiệp định, hoặc cản trở việc thực thi các mục tiêu của hiệp định nhưng chư­a phải là vi phạm hiệp định, thì biện pháp đó không bị buộc phải chấm dứt. Tuy nhiên, tổ công tác hoặc cơ quan phúc thẩm sẽ khuyến nghị nước thành viên hữu quan có những điều chỉnh thoả đáng đối với các bên tranh chấp. Sự điều chỉnh này có thể liên quan đến bản thân biện pháp bị khiếu nại, cũng có thể liên quan đến bất kỳ công thức nào được  thỏa thuận giữa các bên hữu quan;

iii) Mặc dù có những quy định về giám sát thi hành khuyến nghị và phán quyết (trong Điều 2l), nhưng  thủ tục trọng tài được  quy định trong Điều 2l khoản 3, khi  có một bên tranh chấp yêu cầu, có thể xác định mức độ các lợi ích bị xâm phạm và có thể gợi ý cách thỏa thuận điều chỉnh thỏa đáng. Những gợi ý như vậy không có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp;

Iv) Mặc dù có quy định của Điều 22 khoản l (về bồi thư­ờng và đình chỉ thi hành cam kết giảm thuê) thì bồi th­ường vẫn có thể là một phần của những điều chỉnh thỏa đáng với tất cả các bên như là giải pháp tối hậu cho tranh chấp.

Cho đến nay, mới chỉ có ba báo cáo của tổ công tác đư­ợc thông qua, trong đó công nhận việc khiếu kiện một hành động không vi phạm nhưng  gây tổn hại lợi ích. Mới nhất là vụ hạt dẩu(

[6]

[6]

)

.  

 Ngoài ra còn hai vụ nữa trong những năm 1950. Theo thống kê của GATT, có năm khiếu kiện khác về những hành động không vi phạm điều ước(

[7]

[7]

)

trong đó hai khiếu kiện đầu được các bên tự dàn xếp, hai khiếu nại tiếp theo được  tổ công tác công nhận trong báo cáo, nhưng  báo cáo không được  thông qua, và khiếu nại cuối cùng bị bác bỏ vì không đủ bằng chứng.

D) Các tiêu chuẩn đánh giá lại luật lệ hay hành động của quốc gia

Đây là một trong những vấn đề khó khăn nhất trong thực tiễn giải quyết tranh chấp của hệ thống GATT. Vấn đề phát sinh khi tổ công tác phải xem xét lại luật lệ hay hành động của một quốc gia để đánh giá xem một tiêu chuẩn nào đó trong các quy tắc của GATT có được  tuân thủ hay không, chẳng hạn trong trường hợp một quốc gia thi hành thuế chống bán phá giá hay áp dụng những tiêu chuẩn y tế quốc gia chặt chẽ hơn các tiêu chuẩn được  quốc tế chấp nhận. Liệu tổ công tác có thể đánh giá lại các chi tiết thực tế đã được trình bày với các nhà hoạch định chính sách quốc gia và xác định xem chúng có phù hợp với quy định của GATT hay không? Đáng chú ý là thỏa thuận DSU quy định cơ quan phúc thẩm của WTO chỉ xem xét "các vấn đề luật pháp trong báo cáo của tổ công tác và các giải thích pháp lý của nó". Cho đến nay, nói chung các tổ công tác có xu hướng tránh né việc xem xét lại này.

E) Biện pháp khắc phục và trừng phạt

Thông lệ của các tổ công tác là đề nghị các bên thành viên khuyến nghị việc chấm dứt sự vi phạm  nghĩa vụ theo hiệp định của GATT. Vậy có thể có những biện pháp khắc phục vi phạm trên phạm vi rộng hơn hay không?

Trong vụ Trondheim(

[8]

[8]

)

 tổ công tác kết luận rằng Nauy đã vi phạm Hiệp định về mua sắm của chính phủ. Nhưng  vì những hành động vi phạm đó đã xảy ra trong quá khứ nên cách duy nhất để đáp ứng đòi hỏi của Hoa Kỳ (Nauy phải có biện pháp để việc mua sắm của thành phố Trondheim phù hợp quy định của hiệp định) là hủy bỏ hợp đồng thành phố này đã ký và bắt đầu lại quá trình mua sắm. Tổ công tác cho rằng đ­a ra một khuyến nghị về biện pháp khắc phục như vừa nêu là không thỏa đáng, không phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp trong GATT và Hiệp định về mua sắm của chính phủ cũng không có quy định cụ thể nào nói rằng khuyến nghị như vậy nằm trong nhiệm vụ của tổ công tác. Hơn nữa, tổ công tác cho rằng trong vụ này, một khuyến nghị như vậy sẽ gây lãng phí và làm thiệt hại cho lợi ích của các bên thứ ba. Tổ công tác chỉ khuyến nghị rằng Nauy cần có biện pháp cần thiết đảm bảo rằng các thực thể có tên trong danh sách của Nauy đính kèm hiệp định nói trên thực hiện việc mua sắm của chính phủ theo gợi ý cụ thể của tổ công tác nêu trong báo cáo.

Trong thực tiễn, việc đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế theo Điều XXIII mới chỉ được  sử dụng một lần trong lịch sử của GATT, đó là vào những năm 1950. Với quy định về thủ tục tự động cho phép đình chỉ thi hành cam kết giảm thuế của Thỏa thuận DSU, có khả năng hình thức trừng phạt này sẽ được  sử dụng thường xuyên hơn. Vẫn còn nhiều tranh cãi về việc có coi hình thức trừng phạt như vậy là biện pháp thích hợp để giải quyết tranh chấp thương mại hay không. Có ý kiến cho rằng trừng phạt làm cho tranh chấp thêm căng thẳng. Do vậy, chỉ nên cho phép trừng phạt sau khi xem xét thật nghiêm chỉnh tình trạng vi phạm. Có ý kiến khác cho rằng trừng phạt có tác dụng đ­a các bên đến giải pháp thương lượng. ý kiến thứ hai này viện dẫn một thực tế là các giải pháp thương lượng sau khi có quyết định của tổ công tác thường  có xu hướng ghi nhận các kết luận của tổ công tác, do đó cho phép trừng phạt có thể tăng cư­ờng sự tuân thủ các quy định của GATT nói chung.

V. QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ TỔ CHỬC KINH TẾ KHU VỰC

1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các quy định và thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế của một số quốc gia và tổ chức kinh tế khu vực

Việc nghiên cứu quy định và thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế của một số quốc gia, mà chủ yếu là các cư­ờng quốc và tổ chức thương mại lớn trên thế giới như Mỹ , Liên minh Châu Âu , Nhật Bản có một ý nghĩa rất thiết thực đối với Việt Nam vì:

I) Những nước và tổ chức kinh tế khu vực nói trên đang và sẽ là những đối tác kinh tế quan trọng nhất đối với Việt Nam. Hiện nước ta đã có quan hệ kinh tế đầy đủ với tất cả các nước nói trên trên cơ sở song phương và đa phương: ta đã ký kết nhiều hiệp định quan trọng về kinh tế, thương mại, đầu tư­, hợp tác khoa học - kỹ thuật, hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. . . Như hiệp định khung về hợp tác kinh tế – khoa học kỹ thuật với EU, hiệp định về quota hàng dệt với EU, hiệp định về bảo vệ quyền tác giả với Mỹ  và đang đàm phán để ký kết hiệp định thương mại toàn diện với Hoa Kỳ; ta cũng đã là thành viên của APEC, Diễn đàn hợp tác Á - Âu ASEM, những diễn đàn mà Mỹ , EU và Nhật cũng là thành viên.

Ii) Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế của các nước và tổ chức kinh tế nói trên đều quy định ở mức độ và hình thức khác nhau các biện pháp trừng phạt kinh tế (economic sanctions) mà việc áp dụng chúng trong nhiều trường hợp hoàn toàn mang tính chất đơn phương, đi ngược lại cơ chế giải quyết tranh chấp) đa phương của WTO và không phù hợp với các nguyên tắc chung của Công pháp quốc tế.

Iii) Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp kinh tế giữa Trung Quốc với Mỹ, EU... cho thấy Mỹ  và EU không cần đợi đến lúc Trung Quốc gia nhập WTO mới áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này. Vì vậy, trong khi nước ta còn chưa là thành viên của WTO thì không loại trừ khả năng là Mỹ , EU. . . Có thể áp dụng các quy định trong luật của họ về giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế trong quan hệ với ta.

2. Các cách tiếp cận vấn đề giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế

Có hai cách tiếp cận chính trong thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế là: giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng (diplomatic - oriented) và giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp (rule -oriented).

A) Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng

Các nước Tây Âu và Nhật Bản có xu hướng truyền thống thiên về cách giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng (tư­ vấn; trung gian, hòa giải)(

[9]

[9]

).

 Các nước này lập luận rằng có ba lý do biện minh cho việc nên giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế thông qua đàm phán:

I) Đa số các tranh chấp kinh tế đều là những tranh chấp có tính nhạy cảm chính trị cao do có sự cạnh tranh về lợi ích kinh tế giữa một bên là các nhóm gây áp lực chơi các ngành, lĩnh vực hướng về xuất khẩu và một bên là các nhóm đại diện cho các ngành, lĩnh vực cần có sự bảo hộ;

Ii) Những tranh chấp kinh tế trong những lĩnh vực như­ dịch vụ, môi trường. . . Là những tranh chấp rất phức tạp về mặt kỹ thuật và vì vậy, trong một số trư­ờng hợp, ý kiến của chuyên gia có giá trị hơn các phân tích pháp lý;

Iii) Phương thức giải quyết tranh chấp pháp lý không "thích hợp” với tư cách chủ quyền của các bên tranh chấp là các quốc gia và do tính chất bó buộc của quyền miễn trừ tài phán quốc gia.

Vì  những lý do nói trên, các nước Tây âu và Nhật Bản cho rằng cách giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế tốt nhất là thương lượng và thỏa hiệp với nhau. Tuy nhiên, cách giải quyết tranh chấp này có một nh­ược điểm lớn, đó là kết cục của đàm phán phụ thuộc rất nhiều vào vị thế thương thuyết (bargaining position) và khả năng trả đũa của mỗi bên trong trường hợp thương lượng thất bại. Trên thực tế, EU đã thay đổi rất nhiều quan điểm cố hữu của mình sau một số vụ kiện thắng Mỹ  trước GATT và WTO và ngày càng có xu hư­ớng sử dụng tích cực hơn các công cụ pháp lý để giải quyết tranh chấp với Mỹ , Nhật Bản và Trung Quốc.

B) Giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp Mỹ, Canađa và một số nước đang phát triển nh­ư Braxin, Mêhicô, ấn Độ. . . Lại ủng hộ một cơ chế giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp lý với lý do:

I) Một cơ chế giải quyết tranh.Chấp dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và quy phạm pháp lý sẽ tạo ra một sự rõ ràng, ổn định và tính dự đoán cho các quan hệ thương mại quốc tế;

Ii) Việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp là phương cách công bằng (equity) trung thực (fairness) nhất đối với những nước có vị thế thương thuyết yếu hơn;

Iii) Một trong những ưu điểm lớn của cách giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp là các bên tranh chấp sẽ không bị sức ép chính trị từ phía các nhóm gây áp lực trong nước như đối với trường hợp đàm phán. Bên thua kiện trong một quá trình giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích và thuyết phục với trong nước về việc cần thiết phải chấp nhận những sửa đổi hoặc cải cách phù hợp với quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp(

[10]

[10]

)

Tuy nhiên, cách giải quyết tranh chấp như vậy đòi hỏi các bên tranh chấp phải có một đội ngũ chuyên gia luật pháp cao cấp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế. Đa số các nước đang phát triển không có một đội ngũ luật gia quốc tế như vậy, trong khi lại không có khả năng thuế tư vấn nước ngoài.

Tuy Mỹ  luôn ủng hộ quan điểm để giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp nhưng  trong một số vụ tranh  chấp, khi thấy khả năng thua kiện thì Mỹ lại không ngần ngại thay đổi ngay trên quan điểm của mình(

[11]

[11]

)

3. Quy định và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế của một số nước và tổ chức kinh tế khu vực.

A) Luật của Mỹ  về giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế

Các quy định trong luật pháp Mỹ  liên quan đến giải quyết tranh chấp kinh tế bao gồm:

- Điều 30 l Luật Thương mại năm 1974.

- Điều "Siêu 30 l" (Super 301) Luật Thương mại và cạnh tranh năm 1988 và được  gia hạn theo Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống tháng 3- 1994,

- Điều "301 đặc biệt" (Special 301) trừng phạt các nư­ớc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ củạ Mỹ ;

- Điều "301 Viễn thông" (Telecommunication 301), các điều từ 137 1- 1382 Luật Thương mại và cạnh tranh năm 1988 nhằm mục đích trừng phạt các nước đối xử bất công với thiết bị và dịch vụ viễn thông của Mỹ ;

- Điều "30 l xanh lơ" (Blue 301) trừng phạt các nước vi phạm các tiêu chuẩn lao động quốc tế,

- Điều "30l xanh" (Green 301) trừng phạt các nước vi phạm các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.

I) Điều 301 Luật thương mại năm 1974.

Điều 30l Luật Thương mại năm 1974 có nội dung chính là trao cho Đại diện thương mại Mỹ  (USTR) quyền "điều tra và hành động" chống lại bất kỳ một nư­ớc hoặc tổ chức kinh tế nào (ám chỉ Cộng đồng Châu Âu) có những "thực tiễn thương mại không thỏa đáng, không trung thực và phân biệt đối xử " hoặc "vi phạm các quyền lợi thương mại của Mỹ  theo các hiệp định quốc tế". '

Thủ tục điều tra theo Đều 30 l có thể được  khởi sự theo đề nghị của công dân Mỹ , pháp nhân được  thành lập theo luật Mỹ  hoặc theo sáng kiến củạ chính USTR. Ngay khi bắt đầu thủ tục điều tra, USTR phải bắt đầu đàm phán ngay với nước bị tố cáo là vi phạm các quy định của Điều 301. Nếu việc điều tra đi đến kết luận nội dung cáo buộc là đúng và nếu đàm phán không mang lại kết quả thì USTR sẽ phải quyết định về những "hành động trừng phạt" mà Mỹ  có thể áp dụng. Thời hạn điều tra tối đa là 180 ngày và thời hạn tối đa để USTR quyết định về biện pháp trừng phạt là 30 ngày kể từ ngày kết thúc điều tra. Trong trường hợp Mỹ đ­a tranh chấp ra giải quyết ở GATT thì thời hạn tối đa là 120 ngày.

Điều 301 quy định hai loại trừng phạt: trừng phạt bắt buộc (mandatory) và trừng phạt tùy ý (discre-tionary).

Phạm vi áp dụng "trừng phạt bắt buộc" được quy định rất rộng. Đại diện thương mại Mỹ  sẽ bắt buộc phải áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những nước:

- Có những hành vi, chính sách, hoặc thực tiễn vi phạm GATT và các hiệp định thương mại khác mà Mỹ  ký kết với nước đó, hoặc

- Từ chối cho công dân và pháp nhân Mỹ  hưởng các quyền lợi thương mại theo các hiệp định nói trên, hoặc

- Có những thực tiễn thương mại khác "không thể biện minh được" (unjustifiable) và gây thêm "cản trở" hoặc "hạn chế" thương mại của Mỹ .

Phạm vi áp dụng của các biện pháp "trừng phạt tùy ý" cũng rất rộng. Đại diện thương mại Mỹ  có quyền (nh­ưng không bắt buộc) quyết định trừng phạt một nư­ớc có hành vi, chính sách và thực tiễn thương mại, 'không thỏa đáng" (unreasonable) hoặc "phân biệt đối xử" hoặc "gây thêm cản trở" hoặc "hạn chế" thương mại của Mỹ .

Nội dung các biện pháp trừng phạt theo Điều 30l cũng rất đa dạng, bao gồm: tạm ngư­ng không cho hưởng thuế suất ưu đãi theo Quy chế tối huệ quốc, áp đặt thuế nhập khẩu cao hơn và hạn chế số lượng nhập khẩu; đánh thuế cao hơn hoặc hạn chế cơ hội xâm nhập thị trường đối với dịch vụ.

Chính quyền Mỹ  đã áp dụng thường  xuyên Điều 301 để trừng phạt các bạn hàng của mình. Chỉ riêng trong năm 1993, để tạo thêm áp lực đối với các đối thủ chính trong giai đoạn cuối cùng của Vòng Urugoay, Mỹ đã tiến hành 9 l vụ điều tra theo Điều 30 l và Điều 30l  đặc biệt; trong số 11 vụ bị Mỹ  áp dụng lệnh trừng phạt thì EC 4 vụ, Nhật Bản 3 vụ, Canađa 2 vụ, Braxin 2 vụ.

Việc áp dụng Điều 30l đã bị EU, Nhật Bản, Canađa, Mêhicô, Braxin, Trung Quốc, ASEAN. . . Phản đối mạnh mẽ. Xét về mọi khía cạnh, việc áp dụng lệnh trừng phạt theo Điều 30 l đã vi phạm các nghĩa vụ pháp lý mà Mỹ  phải tuân thủ theo các điều ước quốc tế đa phương (GATT năm 1947, WTO), khu vực (NAFTA) và song phương có liên quan, các nguyên tắe chung của Công pháp quốc tế.

Điều 30 l là biểu hiện rõ ràng nhất " chủ nghĩa đơn phương" của Mỹ  trong vấn đề giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế. Mỹ  đơn phương điều tra và quyết định việc nước khác vi phạm GATT, - cac hiệp định thương mại khác mà Mỹ  ký với nước đó; Mỹ  đơn phưởng xác định "tính bất hợp pháp" của luật và thực tiễn hành chính của các nước khác theo các tiêu chuẩn của luật pháp Mỹ ; Mỹ  đơn phương áp dụng các biện pháp trừng phạt. Tính chất đơn phương của Điều 30l đã hoàn toàn đi ng­ược lại nguyên tắc đa phương của hệ thống thương mại thế giới mà chính Mỹ là nước đã có đóng góp rất nhiều trong việc thiết lập và phát triển.

Ii) Điều Siêu 301

Điều "Siêu 30l" được  bổ sung vào Điều 30l theo Luật Thương mại và cạnh tranh năm 1988 (mục 1302). "Siêu 30 l" quy định nghĩa vụ của USTR phải lập và gửi cho Quốc hội và Tổng thống báo cáo Đánh giá thương mại quốc gia (National Trade Eshmate, gọi tắt là NTE). Trong NTE, USTR phải xác định hai vấn đề sau:

- Các rào cản thương mại và các thực tiễn "bóp méo" thương mại (trade-storting); gọi tắt là các thực tiễn cần "quan tâm” trong đàm phán thương mại với nư­ớc khác (priority practiees).

- Các nước cần "­ưu tiên" trong đàm phán thương mại (priority countries)-

Trong vòng 2l ngày sau khi đệ trình  NTE, USTR phải tiến hành đàm phán ngay với những nước "cần ­ưu tiên" có những thực tiễn "cần quan tâm!'. Nếu đàm phán thất bại thì USTR sẽ bắt buộc phải áp dụng các biện pháp trừng phạt theo Điều 301. Năm 1989, Nhật Bản và Braxin đã bị liệt vào các nước "ư­u tiên" và đã có bốn trường hợp bị Mỹ  điều tra. Năm 1990, Ấn Độ cũng đ­ược xếp vào các nước "­ưu tiên" . Nhưng  trong cả ba tr­ường hợp này USTR đã quyết định không trừng phạt.

Tháng 3 - 1994, Tổng thống Mỹ  Clinton đã ký Sắc lệnh hành pháp (Executive Order) cho phép tiếp tục duy trì "Siêu 30l”. Tuy nhiên, khác với "Siêu 30l" cũ, "Siêu 301" mới do Sắc lệnh của Tổng thống ban hành vì vậy Tổng thống có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ nó bất kỳ lúc nào mà không cần có ý kiến của Quốc hội.

Iii) Điều '301 đặc biệt”:

Điều "301 đặc biệt" được  bổ sung vào "gia đình 301" để trừng phạt các nước :

- Từ chối việc bảo hộ thích đáng và hữu hiệu các quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ ; và

- Từ chối việc xâm nhấp trung thực và công bằng đối với công dân và pháp nhân Mỹ  dựa trên sự bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Đại diện thương mại Mỹ  sẽ phải lập một danh sách các nước cần "­ưu tiên". Từ năm 199 l đã có Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan và Braxin bị xếp vào danh sách này. Mỹ  đã áp dụng biện pháp trả đũa chéo với Braxin và Trung Quốc là hai nước đang phát triển mà Mỹ có những quan hệ kinh tế - thương mại rất quan trọng:

  Với Braxin: Mỹ  đã áp dụng trừng phạt đối với nư­ớc này trong vụ các sản phẩm dược của Braxin. Ngày 6-10-1989, Hiệp hội các công ty d­ược của Mỹ  đã kiện lên USTR, cho rằng việc Braxin thiếu thủ tục đăng ký và bảo hộ sáng chế (patent) trong lĩnh vực dư­ợc phấm là một "thực tiễn thương mại không thỏa đáng", gây khó khăn và hạn chế thương mại của Mỹ . Tháng 10-1989, Tổng thống Mỹ  đã sử dụng Điều "301 đặc biệt" để ra lệnh tăng 100% thuế nhập khẩu đối với một số hàng nhập từ Braxin như giấy, hàng điện tử dân dụng. . . Tháng 6-1990, Chính phủ Braxin thông báo với Mỹ  rằng Quốc hội nước này đang xem xét để thông qua dự luật về đăng ký và bảo hộ sáng chế. Sau khi nghiên cứu dự luật nói trên, USTR đã kết luận rằng dự luật này thỏa mãn các yêu cầu về bảo hộ quyền sáng chế theo Điều "30l đặc biệt". Trên cơ sở đó Mỹ  đã thu hồi lại quyết định tăng thuế nhập khẩu.

- Với Trung Quốc: Ngày 17- 1-1992, Mỹ  và Trung Quốc sau nhiều cuộc đàm phán căng thẳng đã ký được Bản ghi nhớ (MOU) về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ: Bản ghi nhớ này quy định: Trụng Quốc sẽ thay đối Luật về sáng chế của nước này (chủ yếu cũng nhằm mục đích bảo vệ các sáng chế của Mỹ  về d­ược phẩm) và Trung Quốc sẽ nỗ lực hơn trong việc tham gia Công ước Berne về quyền tác giả. Đổl lại, USTR sẽ chấm dứt điều tra theo Điều "301 đặc biệt". Tháng 6-1994, Mỹ  đã quyết định mở lại điều tra theo Điều "30 l đặc biệt" vì cho rằng các quy định của Trung Quốc để thi hành  MOU 1992 không có hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực quyền tác giả và sản phẩm nghe nhìn. Cuối tháng 12 năm đó, sau khi kết thúc thời hạn điều tra và có kết luận rất tiêu cực về việc Trung Quốc thực thi cam kết, Mỹ đã quyết định trừng phạt Trung Quốc bằng cách tăng 100% thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng trị giá lên đến 2,8 tỷ đôla Mỹ. Ngay ngày hôm sau, Trung Quốc đã thông báo cho Mỹ  biết quyết định trả đũa của mình, bao gồm việc tăng 100% thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ và đình chỉ các cuộc thương lượng một số hợp đồng kinh tế quan' trọng với các công ty Mỹ. Trước nguy cơ bùng nổ và leo thang một cuộc chiến tranh thương mại, Mỹ đã lùi việc thi hành quyết định tăng thuế quan đến tháng 2- 1996 và giảm trị giá các mặt hàng của Trung Quốc bị trừ­ng phạt xuống còn l,08 tỷ đôla Mỹ . Ngày 26-2- 1996 sau 11 giờ đàm phán liên tục, hai nước đã đạt được  thỏa thuận dư­ới hình thức trao đổi công hàm, theo đó Trung Quốc sẽ cam kết sẽ bảo hộ một cách hữ­u hiệu các quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ , mở cửa dần thị trư­ờng sản phẩm nghe nhìn của mình cho các công ty Mỹ; đổi lại Mỹ sẽ giúp đỡ Trung Quốc trong việc thi hành thỏa thuận về bảo vệ sở hữu trí tuệ của Mỹ  và chấm dứt lệnh trừng phạt Trung Quốc theo Điều "30l đặc biệt". Tuy nhiên, tranh chấp giữa Mỹ  và Trung Quốc không chấm dứt ở đó. Chỉ ba tháng sau (ngày 15-5-1996), Mỹ  lại lần thứ ba áp đặt lệnh trừng phạt Trung Quốc, lần này trị giá các mặt hàng bị đánh thuế 100% lên đến 3 tỷ đô la Mỹ . Một kịch bản cũ lại tái diễn: Trung Quốc tuyên bố trả đũa ngay lập tức, tạm ngừng việc nhập khẩu các sản phẩm nghe nhìn của Mỹ, chấm dứt các cuộc đàm phán các hợp đồng kinh tế với các công ty Mỹ. Vả lại, như trong hai lần trước, hai bên lại đạt được  một thỏa thuận “ngưng chiến" vào phút chót. Ngày 17-6- 1996, Trung Quốc và Mỹ  đã ký kết một thỏa thuận mới, theo đó, Trung Quốc lần đầu tiên cho phép các công ty Mỹ  được  liên doanh với các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm nghe nhìn; các công ty sản xuất phim và truyền hình của Mỹ  d­ợc đồng sản xuất phim với các đối tác Trung Quốc; Trung Quốc sẽ đóng cửa 15 xí nghiệp sản xuất và sao chép lậu các sản phẩm nghe nhìn của Mỹ . . .

Iv) Điều "301 viễn thông"

Điều "30 l viễn thông" được  quy định trong mục 137 1- 1382 có mục đích trừng phạt các nước từ chối  không cho Mỹ  có cơ hội thuận lợi để đ­a các thiết bị và dịch vụ viễn thông xâm nhập thị trường. Điều này cho phép USTR tiến hành đàm phán với nước bị coi là vi phạm và áp dụng lệnh trừng phạt nếu không đạt được  thỏa thuận sau 12 đến 18 tháng. Các biện pháp trừng phạt theo điều này bao gồm việc cấm không cho tham gia đấu thầu của chính phủ Mỹ  trong việc mua sắm thiết bị và dịch vụ viễn thông. Mỹ  đã áp dụng Điều "30l viễn thông" để điều tra trong ba vụ: quy định của EC về đấu thầu các thiết bị viễn thông; quy định của Nauy về đấu thầu thiết bị điện; và quy định của Nhật Bản về thiết bị điện, xây dựng, tư vấn xây dựng.

v) Điều “301 xanh lơ”, Điều “301 xanh "

Điều “30l xanh" mở rộng phạm vi áp dụng Điều 30l sang lĩnh vực môi trường nhằm mục đích trả đũa các nước đang phát triển sau một số vụ Mỹ  thua kiện tr­ước GATT (ví dụ vụ Mêhicô kiện Mỹ  về lệnh cấm đánh bắt cá ngừ tại Đông bộ Thái Bình D­ương do Mỹ đơn phương áp đặt theo Luật về bảo vệ các loài động vật có vú ở biển năm 1972 của Mỹ )(

[12]

[12]

)

Điều "30l xanh lơ" mở rộng Điều 30 l sang lĩnh vực tiêu chuẩn lao động cũng nhằm mục đích trừng phạt các nước châu á về những hành vi mà Mỹ gọi là cạnh tranh không lành mạnh (như­ sử dụng lao động trẻ em, lao động của tù nhân. . . Để sản xuất hàng xuất khẩu) .

B) Luật của Liên minh Châu Âu

Các quy định của EU về giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế gồm có:

- Công cụ mới trong chính sách thương mại, gọi tắt theo tiếng Anh là NCPI (New Commercial Policy Instrument) do Hội đồng Châu Âu  ban hành trong Quy định 2641184 ngày 17-9-1985 và được sửa đổi bởi Quy định 522194 ngày 10-3- 1994;

- “ÔQuyđịnh về các trở ngại đối với thương mại”, gọi tắt theo tiếng Anh là TBR (Trade Barriers Regulation), do Hội đồng Châu Âu ban hành trong Quy định 3286194 ngày 22-12- 1994.

I) "Công cụ mới trong chính sách thương mại " (NCPI)

Việc ban hành NCPI nhằm mục đích trang bị cho ủy ban Châu Âu  một vũ khí pháp lý để chống lại "những thực tiễn thương mại bất hợp pháp"(illicit commercialpractices) của nước ngoài. 

Thực chất, EC ban hành NCPI chủ yếu là để đối trọng lại Điều 30l trong Luật thương mại của Mỹ  và để trừng phạt các nước chưa phải là thành viên của GATT, thí dụ như Trung Quốc.

Cũng giống như Điều 301 của Mỹ , phạm vi áp dụng của NCPI rất rộng. Điều 2, khoản l của NCPI quy định “thực tiễn thương mại bất hợp pháp" là thực tiễn bất kỳ trong thương mại quốc tế của một nước thứ ba (ngoài EC) không phù hợp với luật quốc tế hoặc các quy phạm đư­ợc công nhận chung. "Luật quốc tế" hoặc "các quy phạm được  công nhận chung” được  hiểu là hiệp định GATT, các thỏa thuận Vòng Tokyô, các hiệp định đa phương hoặc song phương mà EC ký kết với các nước .

NCPI quy định hai loại thủ tục để giải quyết tranh chấp:

Thủ tục một (first track): để chống lại các thực tiễn thương mại bất hợp pháp và gây phương hại đến một ngành công nghiệp của Châu Âu. Thủ tục này quy định các ngành công nghiệp của Châu Âu  có thể đề nghị ủy ban Châu Âu  tiến hành điều tra đối với những thực tiễn thương mại "bất hợp pháp" của một nước thứ ba. Sau khi điều tra cho kết quả tiêu cực, ủy ban Châu Âu  sẽ quyết định hoặc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đa biên của GATT, hoặc áp dùng ngay các biện pháp trừng phạt. Khác với Điều 301 của Mỹ , ủy ban Châu Âu không được  áp dụng các biện pháp trừng phạt trước khi kết thúc thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT (Điều 10, khoản 2). Tuy nhiên, EC có quyền áp dụng ngay lập tức các biện pháp trừng phạt nếu nước vi phạm không phải là thành viên của GATT hoặc hiệp định thương mái song phương mà EC ký với nước này không quy định việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT.

Các biện pháp trừng phạt mà EC có thể áp dụng bao gồm: tạm ngư­ng áp dụng hoặc rút lại các ưu đãi thuế quan; tăng thuế quan; hạn chế số lượng nhập khẩu; hoặc bất kỳ một biện pháp khác nhằm thay đổi cán cân thương mại giữa EC và nước đó.

Trên thực tế cho đến trước 1994, EC mới chỉ sử dụng đến cơ chế NCPI trong năm vụ chống lại các nước như­: Mỹ  (vụ Akzo liên quan đến Điều 337 có tính phân biệt đối xử trong Luật về thuế suất hải quan Mỹ  năm 1930), Nhật Bản (lệ phí cảng biển), Thổ Nhĩ Kỳ (thuế suất đối với sợi dệt), Inđônêxia và Thái Lan (sở hữu trí tuệ). Các vụ tranh chấp này (trừ với Mỹ  phải đ­ưa ra GATT) đều được  giải quyết ổn thỏa qua thương lượng.

Thủ tục hai (second track):

có mục đích bảo vệ "các quyền của EC" chống lại các nước có thực tiễn thương mại bất hợp pháp. Khái niệm “các quyền của Cộng đồng" được  định nghĩa trong Điều 2, khoản 2 của NCPI là các quyền lợi thương mại quốc tế của EC theo luật quốc tế và các quy phạm được . Công nhận chung (those international trade rights of the Community under international law or under generally accepted rules). Khác với Thủ tục một, chỉ có các quốc gia thành viên EC, chứ' không phải là đại diện cho một ngành công nghiệp Châu Âu , mới có quyền yêu cầu ủy ban Châu Âu tiến hành điều tra.

Trên thực tế thì cho đến trước năm 1994, Thủ tục hai chưa được  áp dụng lần nào vì theo Điều l13 Hiệp ư­ớc Rôma năm 1957, ủy ban Châu Âu  có thể tự giải quyết các tranh chấp thương mại với các  nước thứ ba mà không cần phải có yêu cầu từ phía các quốc gia thành viên.

Ii) Quy định về “các trở ngại đối với thương mại " (TBR)

TBR được  ban hành để thực hiện các nghĩa vụ của EU theo Hiệp định thành lập WTO và được  sử dụng để chống lại một nước có những "rào cản thương mại" gây tác động bất lợi đến thị trường Châu Âu  hoặc thị trường của một nước thứ ba. TBR quy định ba loại thủ tục giải quyết tranh chấp:

- Thủ tục một:

Mục đích của thủ tục này là để bảo vệ thị trường Châu Âu hoặc các quyền lợi thương mại của Châu Âu  ở một thị trường thứ ba chống lại cái gọi là "những trở ngại đối với thương mại", ví dụ như bán hàng phá giá vào thị trường EU hoặc một thị trường khác, gây thiệt hại cho một "ngành công nghiệp của Cộng đồng".

Thủ tục một của TBR đã thay thế khái niệm “thực tiễn thương mại bất hợp pháp" trong NCPI bằng khái niệm mới "trở ngại đối với thương mại" (obstacles to trade). Điều 2, khoản l của TBR định nghĩa "trở ngại đối với thương mại" là bất kỳ "thực tiễn thương mại!' nào do một nước thứ ba duy trì, mà theo các hiệp định thương mại quốc tế, một nước khác có quyền khởi kiện (right of action). Quyền khởi kiện nói trên được  công nhận nếu thực tiễn thương mại đó bị cấm theo hiệp định thương mại quốc tế có liên quan hoặc nếu hiệp định này quy định nước bị thiệt hại có quyền hành động để loại bỏ (eliminate) hậu quả của thực tiễn đó. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng quy định như vậy về "quyền khởi kiện!' trong TBR phù hợp với quyền  “khiếu kiện không có vi phạm" trong án 'íệ của GATT (

[13]

[13]

)

(xem mục IV chương này).

Khái niệm "ngành công nghiệp của Cộng đồng" đư­ợc hiểu là các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng trong EU. "Ngành công nghiệp của Cộng đồng" có thể đề nghị ủy ban Châu Âu  điều tra về những "trở ngại đối với thương mại" mà một nước thứ ba áp đặt đối với hàng hóa và dịch vụ của công dân, pháp nhân và các hiệp hội không có tư cách pháp nhân. Nếu điều tra khẳng định nước đó có áp dụng trên thực tế các "trở ngại đối với thương mại" gây thiệt hại cho "ngành công nghiệp " Châu Âu  thì ủy ban Châu Âu  có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt thích hợp đối với n­ước đó. Tuy nhiên, EU chỉ áp dụng các biện pháp trừng phạt phù hợp với khuyến nghị của một cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế (ám chỉ Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO).

- Thủ tục hai:

Thủ tục hai khác với thủ tục một ở chỗ chỉ các quốc gia thành viên EU mới có quyền yêu cầu ủy ban Châu Âu điều tra những bằng chứng về các "rào cản thương mại" của nước ngoài đối với thương mại của EU.

- Thủ tục ba:

Thủ tục ba là thủ tục mới được  đư­a vào TBR nhằm mục đích trừng phạt các nước không "mở cửa" thị trư­ờng của mình cho hàng hóa và dịch vụ của Châu Âu, vì vậy mà còn gọi là thủ tục "thâm nhập thị trường!' (market access track). Theo thủ tục mới này, một "doanh nghiệp thuộc Cộng đồng" có quyền đề nghị ủy ban Châu Âu  điều tra về những "trở ngại đối với thương mại" đã gây ra những tác động bất lợi đến thương mại của EU tại một thị trường thứ ba. Điều 4 của TBR cũng quy định thêm rằng một đơn kiện như vậy chỉ được  chấp nhận nếu EU có quyền “khởi kiện" đối với những "trở ngại đối với thương mại" phù hợp với các hiệp định thương mại đa phương (không áp dụng đối với các hiệp định thương mại song phương).

Cũng như­ trong trường hợp thủ tục một, các biện pháp trừng phạt thẹo thủ tục hai và ba chỉ được áp dụng phù hợp với khuyến nghị của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

Việc thông qua thủ tục ba đã làm thay đổi Quy định của EU về giải quyết tranh chấp và chuyển từ tính chất "phòng thủ" nhiều hơn sang "tấn công" (

[14]

[14]

)

' Mặc dù về hình thức trước khi áp dụng trừng phạt, EU bao giờ cũng tìm kiếm sự "cho phép" của WTO nhưng  với thủ tục "đồng thuận tiêu cực" (negative eonsensus) của DSB thì việc xin phép này chỉ còn là một thủ tục hình thức (

[15]

[15]

)

Với việc ban hành TBR, Châu Âu  đã trở nên ngày càng cứng rắn hơn trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế với các bạn hàng lớn nhất của họ, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, một số nước lớn khác như Trung Quốc, Achentina. . . Và EU đã chọn Mỹ  chứ không phải ai khác để thử nghiệm "hiệu quả!' của TBR. Trong hai vụ điều tra đầu tiên (vụ Liên đoàn các nhà sản xuất sợi dệt của Italia kiện Mỹ về quy định xuất xứ đối với sợi dệt và máy dệt tháng 10-1996 và vụ Ngành sản xuất thép Châu Âu kiện Mỹ  tháng 1-1997 về thuế chống phá giá năm 1916 hiện vẫn còn có hiệu lực), sau khi thương lượng thất bại, EU đã đệ đơn kiện lên WTO2. Tháng 1-1997, EU đã điều tra các cáo buộc nhằm vào Achentina liên quan đến hạn chế xuất khẩu giày để bảo vệ ngành công nghiệp thuộc da và từ chối cho công ty thuộc da Châu Âu được  tiếp cận nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ.

C) Luật của Nhật Bản

Khác với Mỹ  và EU, Nhật Bản không có các quy định riêng về giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế. Điều 6 Luật về thuế quan của Nhật Bản quy định chính phủ có thể áp dụng "thuế quan trả đũa" (retaliatory duties) đối với các nước là thành viên WTO và không phải là thành viên WTO. Khác với Mỹ  và EU, biện pháp trả đũa của Nhật Bản chỉ dừng lại ở mức độ tăng thêm thuế nhưng  không được vư­ợt quá trị giá của sản phẩm bị tăng thuế. Nhật Bản chỉ trừng phạt nếu việc đó không ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích thương mại cơ bản của mình. Nhìn chung, vì là một nước phụ thuộc vào xuất khẩu và thị trường nước ngoài (khác với Mỹ  và EU có một thị trường nội địa đủ lớn) nên chính sách truyền thống của Nhật Bản là giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng và nhân như­ợng, tránh dẫn đến xung đột công khai với các bạn hàng quan trọng như Mỹ , EU. Thái độ "nhường nhịn" này cũng được  thể hiện ngay cả khi Nhật Bản thắng kiện ở GATT trước kia và WTO hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

                              

P.M.DUpUy, công pháp quốc tế (Droit inter-national public), Paris, Montchrestien, xuất bản lần thứ ba, 1995;

2.

     

Nguyễn Quốc Định, P.Daillier, A. Pellet, Công pháp quốc tế (Droit international public), Paris, LGDJ, xuất bản lần thứ năm, 1994;

3.

     

R.Jenning & A.Watts, Luật quốc tế của Oppenheim (Oppenheim's International Law), quyển I, Peace. Longman, Harlow, xuất bản lần thứ chín 1992, tập 2;

4.

     

D . Carreau, T.Flory, P.Juillard, Luật kinh tế quốc tế (Droit intẹrnatiọnal économique), Paris, LGDJ, xuất bản lần thứ ba, 1990;

5.

     

J.H.Jackson, W.Davey, A.Sykes, Những vấn đề pháp lý trong những quan hệ kinh tế quốc tế. án lệ, t­ư liệu và văn kiện (Legal Problems of International Economic Relations: Cases, Material and Textes), 1994;

6.

     

-J.H.Jack"on, Thương mại thế giới và luật của GATT (World Trade and the Law of GATT), New York, Bobbs - Meril, 1969;

7.

     

E.U.Petersmann, Hệ thống giải quyết tranh chấp của GATTIWTO: Luật quốc tế, các tổ chức quốc tế và giải quyết tranh chấp (The GATTIWTO Dispute Settlement System: [nternational Law, International


[1]

[1]

  Thoả thuận này được thể hiện trong điều ước được ký kết giữa các quốc gia, hoặc trong hợp đồng giữa các quốc

gia với các pháp nhân và tự nhiên nhân.

[2]

[2]

Thời gian gần đây, các luật gia tư sản đ­a ra nhiều học thuyết nhằm hạn chế quyền miễn trừ quốc gia, trong đó có thuyết chia hành vi của quốc gia thành hai loại: Jure imperii (hành v

i

cai

trị)

và jure gestionis (hành vi qu

ản trị).

Theo họ, các hành vi thuộc loại thứ hai có tính chất tư pháp (ví dụ như hành vi ký các hợp đồng mua bán, đầu tư­. vay nợ. ..) nên đối với những hành vi này quốc gia không được  hưởng quyền miễn trừ. Học thuyết về việc phân chia chức năng hành vi của quốc gia phần nào được  thể hiện trong dự thảo các điều khoản về miễn trừ tài phán quốc gia của Báo cáo viên chuyên trách tại Uỷ ban Luật  pháp quốc tế. (Xem doc. AlCN.4l357, tr. 27-28, 33).

[3]

[3]

Trong vụ này, Chính phủ Anh khỉếu nại rằng chương III của Luật 949 ngày 25l7l1952 của Italia quy định một số chính sách tín dụng đặc biệt cho một số loại nông trại và nông dân để

mua

máy nông nghiệp sản xuất tại Italia là không phù hợp với các nghĩa vụ của Italia theo Điều III của Hiệp định GATT và việc thi hành Luật đó làm tổn hại đến các lợi ích của Anh theo Hiệp định chung. Xem thêm John H. Jackson, W.J. Davey, A.O. Sykes; Những

vấn đề pháp lý về quan hệ kinh tế  quốc tế – các tài liệu và văn kiện

(Legal

Ploble!ì1s Of  International Ecônmic Relations – Cases, Materials and Text),

Xuất bản lần thứ ba, West Publis]ling Co, 1995 , tr. 504.

[4]

[4]

Theo

Luật Superfund của Mỹ  một sắc thuế là 8,2 cent một thùng dầu được đánh vào dầu thô sản xuất trong nước Mỹ  và một sắc thuế khác là ll,7 cent một thùng đánh vào sản phẩm dầu l­a nhập vào Mỹ để sử dụng hoặc tích trữ. Mỹ lập luận rãng sự chênh  lệch giữa hai  sắc thuế rất nhỏ cho nên ảnh hưởng thương mại của chúng không đáng kể, không làm huỷ bỏ hay làm tổn hại lợi ích theo GATT của Canađa, EEC và

Mêhicô.

Trong khi đó, Canađa, EEC và Mêhicô cho rằng lập luận của Mỹ  không có giá trị pháp lý và không đúng thực

tế

[5]

[5]

Vụ này liên quan đến khiếu nại của Hoa Kỳ về việc Nhật Bản hạn chế số lượng đối với 12 sản phẩm nông nghiệp. Nhật cho rằng sự hạn chế số lượng đó được  Điều XI khoản 2 (c)(i) cửa GATT cho phép. Tổ công tác được  thành lập năm 1988 và phán quyết rằng ngoại lệ của GATT được  áp dúng nếu một số đ

iều

kiện được  tuân thủ.

[6]

[6]

Năm 1962, Cộng đồng Châu Âu  (EC) quy định biểu thuế miễn phí ràng buộc đối với một số hạt có dầu. Chính phủ Hoa Kỳ khiếu nại với lập luận cho rằng sau khi quy định loại thuế ràng buộc đó, EC đã thông qua những chương trình hỗ trợ nông nghiệp, tạo ra "sự khuyến khích sản xuất hạt có dầu ở EC gây tổn hại đến những lợi ích mà đáng nhẽ Hoa Kỳ được  hưởng theo cam kết gtảm thuế đối với hạt có dầu'. Tô công tác được  thành lập năm 1989 và báo cáo của nó được  thông  qua ngày 25- 1- 1990. Tổ công tác cho rằng các lợi ích của Hoa Kỳ theo Điều II của Hiệp định chung liên quan đến biểu thuế ở mức O ràng buộc đối với hạt có dầu trong cam kết giảm thuế của EC đã bị tổn hại do chương trình tlợ cáp nhằm bảo vệ người sản xuất hạt có dầu của EC.

[7]

[7]

a) Hoa Kỳ khiếu nại những hạn chế nhập khẩu hàng dệt của Cuba; b) Bỉ khiếu nại Đức không hoàn thành lời hứa giảm thuế đối với các chất bột; c) Hoa Kỳ khiếu nại về hỗ trợ sản xuất bất thường  của EUđối với một số hoa quả chế biến; d) Hoa Kỳ khiếu nại rằng EU ­ưu đãi thuế cho một số nước Địa Trung Hải gây tổn hại cho lợi ích của Hoa Kỳ; và e) EU khiếu nại việc Hoa Kỳ được  tự miễn trách nhiệm trong việc ấn định hạn ngạch nhập khẩu một số sản phẩm nông nghiệplàm tổn hại lợi ích của EU trong GATT.

[8]

[8]

Vụ này thuộc khuôn khổ Hiệp định về mua sắm của Chính phủ. Hoa Kỳ khiếu nại 'về việc thành p

hố

Trondheim của Nauy đã không tiến hành đấu thầu công khai cho việc mua thiết bị thu thuế xa lộ.

[9]

[9]

Về quan điểm của Tây Âu, xem hai bài viết nghiên cứu của R.Phanran Phi: Quan điểm của Châu Âu  GATT, (A Eulopean View of the GATT) Tạp chí Luật kinh doanh quốc tế 1986 số 150 và Meinhard Hilf: EC vàGATT: Đề nghị

của Châu Â

u nhằm tăng

cường

Thủ tục giải quyết hanh chấp ('ủa GATT, đăng trong cuốn: GATT và quản lý hanh thấp: Một chiến lược xu

yên

Đại Tẫy D­ương cho một cơ chế

mạnh m

ẽ hơn (GATT and

Conflict  Ma!lagement:

A Tlansatlantic Strategy fơr a shonger regime), Rẻinhard Rode, l990.

[10]

[10]

Một chuyên gia lớn của Mỹ  là M.Young, Giám đốc Trung tâm vềLuật Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc trường đại học Colombia (Mỹ), nguyên Phó Thứ trư­ởng ngoại giao Mỹ về các vấn đề kinh tế và nông nghiệp, nhà đàm phán đặc biệt về thương mại và môi trường d­ưới thời Tổng thống Bush (Special Negociator for Trade and Evironment), trong một bài viết đã thừa nhận rằng việc chính quyền Mỹ  chấp nhận thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp pháp lý đạt được  trong Vòng Urugoay chủ yếu là để đối phó với áp lực của các "nhóm quyền” lợi ở Mỹ muốn áp dụng điều khoản Siêu 30ì trong Luật Thương mại và cạnh tranh năm 1988 để giải quyết các tranh chấp thương mại với các bạn hàng của mình. Xem Michale Young: Cơ chế giải quyết tranh chấpn tròng vòng Urugoay: các luật gia chiến thắng các nhà ngoại giao, (

Dispute Resolutíon

in the

Urugoay Round:

Lawyers Triumph ovẻ Diplomats

(Tạp chí Luật gia quốc tế 1995, số 2).

[11]

[11]

1.  Ví dụ như trong vụ tranh chấp giữa Mỹ  và E,U liên quan đếnviệc áp dụng hai Đạo luật Helms Burton và D'Amato - Kennedy, trướckhả năng thua kiện nếu bị kiện ra trước WTO, nên Mỹ  đã c­ơng quyết đòi phải giải quyết tranh chấp này thông qua thương lượng với EU. Stuar Eizenstat Thứ tr­ởng ngoại giao về các vấn đề kinh tế, kinh doanh và nông nghiệp đã nói thẳng trong một cuộc điều trần trước Uỷ ban Ngân sách và chuẩn chi của hạ nghị viện Mỹ  rằng, trước nguy cơ bị thua kiện trước WTO, chính quyền đã buộc phải có một thái độ mềm mỏng

khi tranh cãi với các đồng minh Châu Âu  về việc áp dụng Phần IV Luật về dân chủ cho Cuba (tên gọi chính thức của Luật Helms-Burton). Mặc dù sau đó hai bên đã đạt được  thoả thuận về

vấn

đề này nhưng  EU vẫn bảo lư­u quyền được kiện Mỹ  ra  trước WTO nếu Mỹ lại tiếp tục áp dụng luật này trong t­ương lai.

[12]

[12]

Ngày 27-4- 1992, Tổng thống Mỹ  đã xác định rằng EC đã có những quy địrlh không thoả đáng về đấu thầu công chính đối với thiết bị và dịch vụ của các công ty viễn thông Mỹ  và quyết_định sẽ áp dụng một số trừng phạt đối với những nước này từ ngày 1- 1- 1993

~

Ngày 28-5- 1994, Mỹ  đã quyết định cấm các công ty Châu Âu  không được  tham gia đấu thầu công chính để bán hàng hoá (từ 176.000 đôla Mỹ  trở lên) và dịch vụ (từ 6,5 triệu đôla Mỹ ) cho các cơ quan liên bang của Mỹ. Để trả đũa, ngày 8-6- 1993, EU đã quyết định áp dụng các biện pháp cấm các công ty Mỹ  tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các cơ quan công quyền của các nước thành viên. Xem Báo cáo năm1994 của uỷ ban EU về các rào cản đối với thương mại và đầu tư của Mỹ  (Report on United States

Barriers

to Tlade and Investment,

Doc

N1/194/94 Service of the

European

Comnlission).

2. Vụ Mêhicô kiện Mỹ  về lệnh; cấm nhập khẩu cá ngừ (UnitedStates - Restrictions on Imports of tuna, complaint by Mexico), 3-9-1991, DS2 llR.

[13]

[13]

Xem bài nghiên: cứu của Norio Komuro, Giáo s­ về Luật Kinh tế quốc tế Đại học Kobe, Nhật Bản và là Cố vấn pháp lý cho Hiệp hội xuất khẩu máy của Nhật Bản đăng trên Tạp chí Luật

Th­ương mại thế giới,

1995,  số 4.

[14]

[14]

Theo ý kiến của Pieter Jan Kuiper, cố vấn pháp lý thuộc Uỷ ban châu âu thì TBR là công cụ pháp lý cần thiết để hoàn thiện "bộ máy chiến tranh thương mại" của EU. Xem bài Cơ chế giải quyết tranh chấpcủu WTO Và tác động của nó đối với EC, Tạp chí Luật

Thương mại thế giới,

1995, số 6.

[15]

[15]

1.“Đồng thuận tiêu cực" có nghĩa là một quyết định sẽ được  coi là thông qua trừ khi tút cả các nước đồng thuận chống lại việc thông qua. Như­ vậy là nếu EU đề nghị DSB thông qua quyết định trừng phạt thì đề nghị này chắc chắn là được  thông qua bởi vì sẽ không thể có việc tất cả các thành viên WTO đồng thuận chống lại việc cho phép trừng phạt (vì â nhất ỉà EU sẽ không đồng ý).

2. Xem Marco Bronckers: Tăng cường luật của WTO thông qua Quy định về trở ngại đối với thương mại của EC (Enforcing WTO law through the EC Trade Barriers Regulations), Tạp chí Luật và quy định về thương mại quốc tế, 1997, số 3.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro