bai nhom 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHẦN I: PHƯƠNG PHÁP VẬT LIỆU- NGHIÊN CỨU

I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Thời gian và địa điểm:

 Thực tập tại trại thực nghiệm sản xuất giống nước lợ Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ từ 10/09/2010 đến 15/10/2010

 Tham quan các mô hình sản xuất giống ở các tỉnh Cà Mau- Bạc Liêu vào ngày 18/10/2010 và ngày 20/10/2010.

2. Phương pháp thực nghiệm:

 Sinh viên trực tiếp tham gia quy trình ương tôm càng xanh với hệ thống nước xanh cải tiến, quy trình thay nước hở và hệ thống lọc tuần hoàn ương tôm sú theo quy trình nước hở và nước trong kín tại trại thực nghiệm sản xuất giống nước lợ - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.

 Sinh viên trực tiếp đến tham quan các trại sản xuất giống và lấy thông tin.

 Tổng kết số liệu và viết bài báo cáo.

II. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU:

1. Dụng cụ

- Bể composite ( 0.5m3 ch0 3 nhóm và 2m3)

- Xô nhựa, thau nhựa, thùng nhựa, cốc nhựa 250 ml, bạt đen, pipet nhựa, ống nhựa, đá bọt...

- Kính hiển vi, lame

- Đèn pin, cân điện tử, máy đo độ mặn, nhiệt độ, pH

- Lưới cà thức ăn (mắt lưới 300μm và 700μm)

- Một số dụng cụ hổ trợ khác

1. Hóa Chất Và Thuốc

 Chlorin, formol, test môi trường, test chlorin, thuốc kháng sinh, trị nấm (Ultifort, Shrimp favour, TZ-002, Nystatin)...

III. QUY TRÌNH ƯƠNG:

1.Theo hệ thống nước xanh cải tiến:

 Mục đích chính của quy trình này là tạo điều kiện cho vi sinh vật và tảo phát triển tự nhiên trong bể ương để ổn định môi trường nước. Tảo cấp cho quy trình ương là tảo Chlorela 0,5 - 1 triệu tế bào/ml được lọc qua túi lọc 5 (Tảo được gây nuôi từ bể nuôi cá rô phi). Trong quy trình này không thay nước chỉ xiphone khi nền đáy dơ.

 Khi cho ăn Artemia cho cả vỏ để làm giá thể và cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển đồng thời hạn chế sự ăn nhau của ấu trùng.

 Trong quá trình ương ấu trùng luôn chú ý màu nước để điều chỉnh mật độ tảo thích hợp.

2.Theo hệ thống nước trong hở:

 Mục đích là đảm bảo môi trường nước trong sạch bằng cách thay nước hàng ngày

 Đặc điểm là mật độ ương cao, thay nước và hút cặn hàng ngày, đạt năng suất cao tuy nhiên tốn nước mặn để thay nước, chi phí và công lao động.

3. Hệ thống lọc tuần hoàn:

 1 bể lọc khô 100 L, giá thể là ống nhựa cắt nhỏ.

 2 bể lọc ngầm mỗi bể 200L, giá thể là đá 1×2.

 Giá thể chiếm 70 - 80% thể tích bể lọc

 Mô hình này được thiết kế một bể ương ấu trùng và một bể chứa giá thể lọc có hai dòng vi khuẩn lọc Nitrosomonas và Nitrobacter.

 Bể lọc sinh học được lắp đặc và kích thích vi khuẩn phát triển bằng NH4Cl. Ta phải kiểm tra xem hai dòng vi khuẩn này có hoạt động tốt không thông qua test , .

 Đến giai đoạn VI của ấu trùng thì cho nước vận hành qua bể lọc. Mô hình này không thay nước và không sử dụng kháng sinh. Chỉ cần xiphone đáy khi có nhiều thức ăn thừa, thường xuyên làm vệ sinh lưới chặn ấu trùng tránh nghẽn lưới làm nước tràn qua bể làm thất thoát ấu trùng. Trong quy trình nước trong tuần hoàn không sử dụng vỏ Artemia.

4. Quy trình ương Artemia:

• Nhiệt độ ấp trứng: 25-300C, tốt nhất là 280C

• Độ mặn: 15-35ppt, pH: 8-8.5

• Mật độ ương tốt nhất là 2g/lít

• Sục khí liên tục

• Thời gian nở từ 12-24h

• Lấy 1,5g Artemia cho vào vợt xử lý chlorine (nước hơi đục) khoảng 5 phút sau đó rửa sạch bằng nước ngọt ấp nước 12‰

• Cho ăn xử lý formol 30 giây

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

1. SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH :QUY TRÌNH NƯỚC XANH CẢI TIẾN VÀ HỞ THAY NƯỚC

1.1. Vệ sinh trại và dụng cụ:

Trại được quét dọn sạch sẽ, tất cả các dụng cụ và bể ương tôm cũng như bể chứa nước phục vụ cho nuôi cấy tảo, nở Artemia ... đều được rửa sạch Chlorine 200ppm. Sau 24 giờ mục đích là để loại tất cả các mần bệnh của các đợt sản xuất trước đó. Sau đó rửa lại nước sạch và để khô chuẩn bị cho công tác ương.

1.2. Xử lý nước:

Nước pha 12‰ sau đó xử lý Chlorine với nồng độ 30ppm để yên 24 giờ rồi sục khí liên tục. Sau đó lọc nước qua lớp bông gòn dày nhằm loại bỏ đi tạp chất trong quá trình xử lý.

1.3. Gây tảo nước xanh từ việc nuôi cá rô phi:

 Chuẩn bị bể nuôi: 1-2m3 đặt dưới mái che nhựa trong suốt, cấp nước vào khoảng 0.4m, độ mặn 5-7‰, sục khí vừa phải, liên tục.

 Cá rô phi (50-100g/con) thả với mật độ 10 con/m3, thuần hóa cá trước khi thả nuôi, cho cá ăn thức ăn công nghiệp 5% trọng lượng mỗi ngày, 2 lần/ngày.

 Sau 1 tuần nuôi, nước có màu xanh vàng, lọc nước qua bể khác (5 ),chuyển cá sang bể mới cấp nước lên 0.6m và nâng độ mặn lên 10-12‰. Cho cá ăn bình thường như trên, sau 3-5 ngày nước có màu xanh sậm, lúc này có thể dùng tảo này để cấy vào bể ương ấu trùng. Hàng ngày thay 50% thể tích nước bể nuôi tảo, sau vài tuần lọc tảo sang bể mới

1.4. Chọn tôm bố mẹ và cho nở:

 Tôm mẹ khỏe không bị thương tích, không có dấu hiệu bị bệnh, trọng lượng tốt nhất từ 50 - 80g, trứng có màu xám đen và có điểm mắt, khối trứng không rời rạc hay để rơi rớt. Chọn tôm mẹ có màu sắc trứng tương tự nhau để cho nở đồng loạt, tôm mẹ có nguồn gốc khác nhau nên cho nở riêng và ấu trùng sau khi nở cũng được ương riêng để hạn chế hiện tượng ăn nhau.

 Tôm mẹ sau khi mua về tắm qua Formol 200ppm trong 30 giây. Sau đó cho vào bể ấp với độ mặn 5 - 7‰ sục khí liên tục.

1.5. Thu và bố trí ấu trùng:

 Dùng tấm nylon đen che tối bể kính và chừa 1 phần sáng để ấu trùng có tập tính hướng quang sẽ tập trung lại chỗ có ánh sáng, dùng ống nhựa hút ấu trùng ra xô 10 lít hoặc 15 lít. Rồi sau đó tiến hành tắm ấu trùng, sau khi tắm cho ấu trùng vào xô nhựa và định lượng ấu trùng. Bố trí ấu trùng vào bể ương với mật độ 50-90con/lít

1.6. Cho ấu trùng ăn: (8h-11h-14h-17h-19h)

 Ngày đầu ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng nên không cần cho ăn.

 Giai đoạn 2 - 4: Cho ăn Artemia dùng 2 lần/ngày (Sáng và chiều). Tùy theo khả năng bắt mồi của ấu trùng mà lượng Artemia tăng hoặc giảm. Thu Artemia luôn vỏ đối với quy trình nước xanh cải tiến và loại bỏ vỏ đối với quy trình nước xử lý qua Formol 200ppm trong 30 giây. Sau đó rữa sạch bằng nước ngọt và cho vào bể ương.

 Giai đoạn 4 trở đi cho ăn Artemia nở 1 lần /ngày vào chiều tối. Lượng Artemia là 5 - 8glm3/ngày.Tuy nhiên cho ăn cần theo nhu cầu của ấu trùng. Ấp Artemia một lần/ngày vào buổi chiều, ngày cho ăn thức ăn chế biến cách 3 giờ cho ăn một lần (4 lần/ngày)

Công thức ăn chế biến như sau:

 Lòng đỏ trứng gà: 10 trứng.

 Sữa giàu canxi: 100gam

 Dầu mực: 3%

 Lecithin: 1,5%

 Vitamin C: 100 - 500 mg/kg.

 Thức ăn cho giai đoạn IV - V cá qua mặt lưới 300 , giai đoạn VI - VIII mặt lưới 500 sau đó mắt lưới 700 .

 Cho ăn bằng Pipet nhựa ven thành bể khi cho ăn tắt sục khí, cho ăn xong khoảng 30 phút sau thì sục khí lại

1.7 Thu hoạch Hạ dần độ mặn xuống 5‰ trước khi thu Post.

2. SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ: QUY TRÌNH NƯỚC TRONG HỞ VÀ HỆ THỐNG LỌC TUẦN HOÀN.

2.1 Vệ sinh trại:

 Trại được quét dọn sạch sẽ, tất cả dụng cụ và bể ương tôm cũng như bể chứa nước phục vụ nuôi cấy tảo, nở Artemia, ... đều được rửa sạch bằng xà phòng. Sau đó ngâm hay tạt Chlorine 200ppm trong 24h. Mục đích là để loại tất cả các mần bệnh của các đợt sản xuất trước đó. Rửa lại bằng nước sạch để khô và chuẩn bị cho công tác ương.

2.2 Xử lý nước:

 Để pha nước có độ mặn mong muốn từ nguồn nước ban đầu có thể áp dụng công thức sau:

S1. V1 = S2. V2, trong đó:

S1: Độ mặn của nước ban đầu.

V1: Thể tích nước mặn ban đầu cần dùng để pha.

S2: Độ mặn của nước muốn có.

V2: Thể tích của nước muốn có.

 Nước pha 30‰ và sau đó xử lý Chlorine với liều lượng 30ppm, nếu dùng Chlorine thương mại có thể tích như sau:

W = (30.V)/C, trong đó:

W: là khối lượng Chlorine thương mại cần sử dụng (g).

V: thể tích nước cần sử lý (m3).

C: Phần trăm Chlorine nguyên chất trong Chlorine thương mại.

 Sau khi hết Chlorine thì tiếp tục xử lý thuốc tím với nồng độ 2 ppm. Sau đó để yên 24-48h rồi tiến hành sục khí liên tục, sau 4 -5 ngày nước có thể sử dụng được. Sau đó lọc qua túi lọc vải hoặc túi lọc gòn ( 1-5 ) nhằm loại bỏ đi các tạp chất trong quá trình xử lý và giảm bớt các vật lơ lững tránh hiện tượng Nauplius và Zoae dính chân.

2.3 Ương tôm:

2.3.1 Thuần hóa ấu trùng Nauplius (Nau)

 Nauplius sau khi được chuyển về mở bọc cho Nau vào xô hay thau, thả sục khí vào và cho nước ương vào từ từ đợi khi Nau phân tán đều. Nếu thấy Nau bung đều không có Nau chết màu nâu nhạt bơi lội mạnh là Nau khỏe.

2.3.2 Bố trí Nauplius vào bể ương:

 Sau khi thuần hóa xong dùng vợt vớt Nau và xử lý Nau qua Formol 200ppm trong 30 giây. Và sau đó bố trí vào bể ương với mật độ 200 Nau/lít

2.3.3 Chăm sóc ấu trùng và cho ăn:( 7h-10h-13h-16h-19h)

 Giai đoạn Nauplius: giai đoạn này chủ yếu dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Do đó không cần cung cấp thức ăn chỉ cần sục khí nhẹ và tránh ấu trùng chìm xuống đáy bể. Khi thấy ấu trùng chuyển sang giai đoạn Nau 6 thì ta cho ăn đón đầu Zoac 1 bằng tảo tươi Chaetoceros sp với mật độ cho ăn là 60.000-120.000 tb/ml và thức ăn nhân tạo (50% Lasy +50% Frippak-1) lượng thức ăn 0.5-1g/m3/lần cách 3h/1 lần.

 Giai đoạn Mysis: Cho ăn 50% Fripak- 1 +50% Fripak- 2 (1-2g/m3/lần) Ngoài ra cần bổ sung cho ấu trùng ăn Artemia bung dù (0.25-1 ấu trùng Artemia/ml). Cuối giai đoạn M3 bắt đầu hoạt động hệ thống lọc tuần hoàn

 Giai đoạn Post: Fripak 2 (2-4g/m3/lần), lên Post 6 ta thay bằng thức ăn nhân tạo và Artemia.

 Thành phần và khẩu phần cho ăn giống nhau và cho ăn 6 lần/ ngày (cách 3h/ lần) đối với thức ăn nhân tạo và 2 lần/ ngày đối với Artemia.

2.3.4 Thay nước:

 Đối với hệ thống nước hở có thể thay thế nước ở giai đoạn Zoae 3 trở đi khi thấy môi trường xấu lượng nước mỗi lần thay từ 20 - 25%.

 Đối với hệ thống lọc tuần hoàn thì bắt đầu lưu thông nước giữa bể lọc sinh học và bể ương từ M1, M2 hay M3 tuy vào chất lượng nước bể ương.Tốc độ dòng chảy có thể thay đổi 200% mỗi ngày.

2.3.5 Thu hoạch: Hạ dần độ mặn xuống 5‰ trước khi thu Post.

V. Theo dõi môi trường và tôm:

Hàng ngày quan sát các giai đoạn ấu trùng dưới kính hiển vi. Xác định tỷ lệ sống và một số yếu tố môi trường như: nhiệt độ, oxy, pH,...

Phần II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1 Sản xuất giống Tôm Càng Xanh

1.1 Bố trí

- Thời gian bố trí ương: ngày 13/09/2010

- Mật độ: 70 con/l.

- Tổng số ấu trùng bố trí: 35.000 AT/500L (nước xanh cải tiến)

1.2 Các chỉ tiêu môi trường

- Độ mặn 120/00

- Các chỉ tiêu môi trường khác: pH, nhiệt độ, NO2-, NO3-,...

Bảng 4: Theo dõi các chỉ tiêu môi trường của các bể ương tôm càng xanh

Ngày Các chỉ tiêu môi trường

pH TAN (mg/l) NO-2 (mg/l)

N1 N2 N3 N1 N2 N3 N1 N2 N3

20/09 8,5 8,5 8,5 0,5 0,5 0,5 0,3 0,6 <0,3

22/09 8,5 8,5 8,5 0,5 0,5 0,5 <0,3 0,3 0,1

25/09 8,5 8,0 8,5 1,0 0,5 0,5 0,3 0,5 0,5

1/10 8,5 8,0 8,75 1,0 1,0 0,5 0,3 1,2 0,7

3/10 8,5 8,5 8,5 1,0 1.0 1,0 0,5 0,3 0,6

Hình 2 : Sự biến động nhiệt độ sáng - chiều của bể ương Tôm Càng Xanh

(Nhóm II)

Qua kết quả cho thấy:

Nhiệt độ tương đối ổn định trong ngày và trong các ngày khác trong quá trình ương. Nhiệt đô trung bình buổi sáng là 28 - 290C và chiều là 29.5 - 30.50C . nằm trong khoảng thích hợp cho sư phát triển của ấu trùng Tôm Càng Xanh.

pH cũng biến động không đáng kể, dao động từ 8 - 8.5, cũng nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của Tôm Càng Xanh.

Đạm có chiều hướng tăng dần về cuối quá trình ương do chúng ta sử dụng thích ăn chế biến, nên khó quản lý lượng thức ăn thừa nên nước bị ô nhiễm vào cuối vụ nuôi.

1.3 Thời gian phát triển của ấu trùng tôm càng xanh

Giai đoạn Thời gian phát triển của ấu trùng

Giai đoạn 1 Ngày thứ 1 (13/9)

Giai đoạn 2 Ngày thứ 2 (14/9)

Giai đoạn 3 Ngày thứ 3 (15/9)

Giai đoạn 4 Ngày thứ 5 (17/9)

Giai đoạn 5 Ngày thứ 6 (18/9)

Giai đoạn 6 Ngày thứ 7 (19/9)

Giai đoạn 7 Ngày thứ 12 (24/9)

Giai đoạn 8 Ngày thứ 15 (27/9)

Giai đoạn 9 Ngày thứ 17 (29/9)

Giai đoạn10 Ngày thứ 20 (2/10)

Giai đoạn11 Ngày thứ 21 (3/10)

PL Ngày thứ 22 (4/10)

1.4 Tỷ lệ sống

Bể Giai đoạn thu Tổng số PL Tổng số Nauplius Tỉ lệ sống

NX

CT Nhóm II PL 8000 con 35.000 22,86%

Nhóm I PL 10500 con 35.000 30 %

Nhóm III PL 11000 con 35.000 31,43%

Bảng 10: Thời gian phát triển các giai đọan ấu trùng của tôm càng xanh

1.5 Nhận xét

Nhìn chung kết quả thu được: Tỉ lệ sống của ba nhóm tương đối cao nhiệt độ dao động 28 - 30.50C, pH dao động từ 7.5 - 8.5 là điều kiện thích hợp cho sự phát triển và lột xác của ấu trùng tôm Càng Xanh. Nhưng do thời tiết thay đổi bất thường và chế độ thay nước dẫn đến hau hụt về tỉ lệ sống

Thời gian ấu trùng chuyển Post là 22 ngày nhanh hơn nhóm III (24 ngày). Nguyên nhân do nhiệt độ không ổn định, nhiều người cho ăn, lượng thức ăn cung cấp không đều.

2 Sản xuất giống tôm sú

2.1 Bố trí

- Thời gian bố trí ngày 19/09/2010

- Mật độ: 75000 AT/500L và 215.500 AT/2m3

2.2 Các chỉ tiêu môi trường

- Độ mặn 300/00

- Các chỉ tiêu môi trường khác: pH, nhiệt độ, NO2-, NO3-,...

Bảng 4: Theo dõi các chỉ tiêu môi trường của các bể ương Tôm Sú

Ngày Các chỉ tiêu môi trường

pH TAN (mg/l) NO2 (mg/l)

N1 N2 N3 N1 N2 N3 N1 N2 N3

23/9/2010 8,0 8,0 7,5 0,5 1,0 0,25 0,3 0,3 <0,3

26/9/2010 8,0 8,25 8,5 1,0 0,75 0,25 0,3 0,5 0,5

29/9/2010 8,0 8,0 8,5 1,0 1,0 0,75 0,3 0,3 0,75

2/10/2010 7,5 7,5 8,5 2,0 0,75 0,25 0,3 0,1 0,6

5/10/2010 8,5 8,5 8,5 1,0 1,0 0,6 0,5 0,5 0,5

Hình 3 : Sự biến động nhiệt độ sáng - chiều của bể ương Tôm Sú nước trong hở (Nhóm II)

Qua kết quả cho thấy:

- Nhiệt độ tương đối ổn định trong ngày và trong các ngày khác trong quá trình ương. Nhiệt đô trung bình buổi sáng là 28.5 - 29.50C và chiều là 29.5 - 30.50C . nằm trong khoảng thích hợp cho sư phát triển của ấu trùng Tôm Sú

- pH cũng biến động không đáng kể, dao động từ 7.5 - 8.5, cũng nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của Tôm Sú.

2.3 Thời gian phát triển của ấu trùng tôm sú

Giai đoạn Thời gian phát triển của ấu trùng

Nauplius Mới bắt về (19/9)

Zoae 1 Ngày thứ 2 (20/9)

Zoae 2 Ngày thứ 4 (22/9)

Zoae 3 15h ngày thứ 5 (23/9)

Mysis 1 Ngày thứ 7 (25/9)

Mysis 2 Ngày thứ 9 (27/9)

Mysis 3 Ngày thứ 10 (28/9)

PL 1 Ngày thứ 12 (30/9)

PL 2 Ngày thứ 13 (1/10)

PL 3 Ngày thứ 14 (2/10)

PL 4 Ngày thứ 15 (3/10)

PL 5 Ngày thứ 16 (4/10)

PL 6 Ngày thứ 17 (5/10)

PL 7 Ngày thứ 18 (6/10)

PL 8 Ngày thứ 19 (7/10)

2.4 Tỷ lệ sống

Bể Giai đoạn thu Tổng số PL Tổng số Nauplius Tỉ lệ sống

Nước trong hở Nhóm II PL-8 25718 con 75.000 con 34,33%

Nhóm I PL-8 37108 con 75.000 con 49,87%

Nhóm III PL-8 35070 con 75.000 con 46,76%

Nước trong tuần hoàn PL-8 142142 con 215.500 con 66%

2.5 Nhận xét

Qua kết quả cho thấy:

- Ương ấu trùng tôm sú trong mô hình nước trong hở có tỷ lệ sống thấp hơn so với mô hình nước trong tuần hoàn (66%). Nguyên nhân chủ yếu là do tôm bị bệnh nấm, tôm bị sốc trong quá trình thay nước, các chỉ tiêu thủy lí hóa của bể nước trong hở không ổn định.

- Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của nhóm II (34,33%) thấp hơn so với hai nhóm còn lại nhóm I (49,87%), nhóm III (46,76%). Nguyên nhân là do còn nhiều sai sót trong quá trình thực tập. Nhìn chung tỉ lệ sống của 3 nhóm nằm trong khoảng chấp nhận được so với các nghiên cứu đã làm trước đây.

PHẦN III: CÁC MÔ HÌNH THAM QUAN TẠI SÓC TRĂNG, BẠC LIÊU VÀ CÀ MAU

1. Trại sản xuất cua giống :

a. Thông tin trại:

Chủ trại: Anh Nguyên

Địa chỉ: Phường Nhà Mát, Tp Bạc Liêu, T. Bạc Liêu

Diện tích: 3000 m2, có 40 cua trứng

b. Thông tin sản xuất:

Cua đang xuất: cua tiêu nhỏ, 1 tháng tuổi, giá xuất: 360 đ/con.

Bầy 1: 5.3 triệu ấu trùng, bố trí vào 14 bể

Bầy 2: 2.2 triệu ấu trùng, bố trí vào 7 bể

Mậy độ ương: 300 ngàn Zoa / bể 750 lít, ương đạt 20-30 ngàn cua

Các giai đoạn ương ấu trùng:

Trứng (9-12 ngày) - nở Z1 (16 ngày) - Mega (7 ngày) - cua1 (mật độ cua 1: 25-30c/lít)

Mega: sống bám, mật độ thưa

Nguồn cua mẹ: cua gạch từ thiên nhiên, gạch đầy, khỏe mạnh 400-500 gr,. Hàng ngày, tắm rửa cua me và xử lý formol 50-100 ppm (càng lâu càng tốt, quan sát khả năng chịu đựng của cua). Sau 6-7 ngày, cua mẹ không đẻ thì loại bỏ.

Thức ăn cho cua mẹ: sò huyết, mực

Nước lọc gòn, lọc sinh học, siêu lọc

Xử lý nước bằng Yucca, Utifor.

Thức ăn cho ấu trùng: Z1 -Z3: Artemia bung dù, Megalop cho ăn thức ăn chế biến của Inve, 4 cử/ngày

Thời điểm thời tiết thuận lợi cho ương cua từ tháng 10 -tháng 4

Tỷ lệ sống 3-8 %

Thu hoạch: 20-30 ngàn cua 1 /bể (1.8*2.2*1.5).

2. Trại sản xuất giống tôm sú:

a. Thông tin trại:

Chủ trại: Anh Chiểu

Thành lập 1993

Các bể: 2 bể lọc, 10 bể đẻ, 50 bể ương (2*2*1)

b. Thông tin sản xuất:

Nước biển 40 ngàn/m3, xử lý bằng Chlorine (70%) 70 g/m3 trong vòng 3 ngày. Trung hòa bằng Chlorine dư bằng natri thiosulfat.

Tôm mẹ: 180-200 gr, thelycum có hình hạt đậu, có tinh, giá 2.5-5 triệu/ tôm mẹ. Tôm mẹ cho đẻ 3 lần, khoảng 3 ngày đẻ 1 lần. Thức ăn cho tôm mẹ: ốc mượn hồn, sò huyết, thịt bò, gan heo. Hàng ngày, tắm rửa tôm mẹ, thay nước 100%, xử lý Iodine 100-200 g/m3

Cắt mắt 1 mắt bằng dây thun

Quy trình sản xuất:

7 pm cho tôm vào bể - khoảng 8 pm đẻ - nở - nauplius (sau 12 giờ)- ương (mật độ 150 c/l). Nauplius (36-48h)- Z1 (cho ăn Fripak 1: tảo = 8:1, 3-4 g, 3 h/ lần) (24-36h) - Z2 (24-36h) - Z3 (Thay nước, 36-48h) M1 (cho ăn: Fripak 2+ Artemia, lượng thức ăn không tăng do hao hụt tôm trong quá trình lột xác) - M2 - M3 (Thay nước)- Post 1 (cho ăn Artemia nở).

Hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh. Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học, định kỳ 3 ngày/ lần.

Năng suất: 3-4 triệu post/vụ, 20 triệu post/năm.

Giá thành: 15đ/ post (nếu sản xuất được 4 triệu post/vụ), giá bán: 40 đ/ post (chính vụ)

3. Hợp tác xã Nghêu:

a. Thông tin hợp tác xã:

Thành lập 2006, đến nay 1800 xã viên, nguồn vốn: vay không lãi của nhà nước, dự án xóa đói giảm nghèo.

b. Thông tin sản xuất:

Độ sâu: 1-1.5 m

Không bón phân gây màu

Diệt cá tạp. Loại bỏ ốc bằng cách sàn

Nuôi thương phẩm đã được vận hành 4 năm.

Mùa thuận từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm (mùa nghịch: thời tiết lạnh khiến nghêu ít ăn, chậm lớn, ốm).

Thời gian sản xuất từ nghêu trứng đến thu hoạch: 20 -22 tháng.

Nguồn giống: cào nghêu giống ngoài bãi (cỡ chí) nuôi lớn đạt cỡ giống thì xuất bán

Thức ăn: rải cát (mùn bả hữu cơ, và tảo).

Bệnh nghêu đen thân, chưa tìm được nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả.

Thu hoạch thủ công.

Nghêu thương phẩm giá 18-20 ngàn/kg

Nghêu giống cào (3đ/c) nuôi 2 tháng đạt kích cỡ đầu ngón tay út (12đ/c)

MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH

( Dự án Sở Thủy Sản Khuyến Nông Tỉnh Cà Mau)

I. Thông tin chung

 Họ và tên người phỏng vấn:

 Địa chỉ:

 Kinh nghiệm nuôi:

II. Thông tin về công trình nuôi

Diện tích:

III. Thông tin về kĩ thuật nuôi

1. Cải tạo ao:

 Sên hút bùn, phơi đất cho khô sau đó cấp nước vào ngâm tiếp, mục đích nhằm loại khí độc → xả nước ra khi khô nước thì xử lý vôi, dây thuốc cá, dùng thuốc diệt giáp xác nhằm phòng bệnh, cạnh tranh chổ ở và thức ăn→ tiếp tục phơi đầm (Nếu năng tốt thì phơi 3-4 ngày, năng không tốt thì có thể phơi 6-7 ngày sao cho đáy ao khô lại)→ chuẩn bị thả nuôi.

2. Xử lý nguồn nước:

 Lấy nước vào bể lắng→ cấp nước vào ao qua lưới lọc→ xử lý bằng thuốc xử lý nước→ sau 3-4 ngày thì sử lý bằng vi sinh (D.EM), gây màu nước nhằm đảm bảo môi trường.

3. Thả giống:

 Thả trực tiếp thường là thả từ P12-P14

 Mật độ: 6con/m2

3.1 Mùa vụ nuôi

Thời gian mỗi vụ: 4,5 - 5 tháng

3.2 Con giống

 Nguồn gốc: sở thủy sản khuyến nông tỉnh Cà Mau

 Chất lượng: được kiểm dịch

3.3 Chăm sóc và quản lý

 Tháng thứ nhất không cho ăn

 Từ tháng thứ 2 trở đi cho ăn thức ăn công nghiệp, bắt đầu cho ăn trộn men tiêu hóa sau tháng thứ 2 trở đi trộn men vi sinh.

3.4 Cách cho ăn:

 Rải đều khắp ao dùng sàn ăn để kiểm tra lượng thức ăn, mục đích nhằm định lượng khi cho ăn

3.5 Một số bệnh thường gặp

 Do mô hình nuôi không thay nước và khâu kiểm tra giống kỷ ngay từ đầu nên đề phòng được bệnh.

3.6 Một số loại thuốc sử dụng:

 Diệt giáp xác: anti-parasite

 Diệt cá: dây thuốc cá

 Diệt tạp :vôi bột

 Xử lý nguồn nước: D.EM , KITA-BIO(chế phẩm sinh học)

 Men bổ sung vào thức ăn: Grow Shrimp

3.7 Thu hoạch

 Kích cỡ thu hoạch: 25-30 con/kg

 Dùng lú để bắt tĩa khi kiểm tra ở tháng 4 thấy có tôm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro