Bài tập chương 5: Suy luận

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 1. Hãy tìm 3 phán đoán tương đương:

a/ Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật

b/ Được đến trường là quyền của mọi trẻ em

c/ Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng

d/ Tri thức trẻ ngày nay cần phải giỏi cả lý thuyết và thực hành

Bài làm 

a/ Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật

Ta đặt “công dân” là mệnh đề “S”; “đều phải tuân thủ pháp luật” là mệnh đề “P”

Công thức logic của tư tưởng là: với nọi S là P

Cách 1:  với mọi S là P tương đương "  với mọi S không là P(ngang)  "

=> Mọi công dân đều không được vi phạm pháp luật

Cách 2:  với mọi S là P tương đương "  với mọi S không thể không là P "

=> Mọi công dân đều không thể không tuân thủ pháp luật

Cách 3: Đảo ngược phán đoán

=> Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của mọi công dân

b/ Được đến trường là quyền của mọi trẻ em

Ta đặt “được đến trường” là mệnh đề “S”; “quyền của mọi trẻ em” là mệnh đề “P”

Công thức logic của tư tưởng là: S là P

Cách 1: S là P tương đương vs "S không thể không là P"

=> Được đến trường không thể không là quyền của mọi trẻ em

Cách 2: Đảo ngược phán đoán

=> Mọi trẻ em đều có quyền được đến trường

Cách 3: 

=> Mọi trẻ em không thể bị thất học

Cách 4: 

=> Mọi trẻ em không thể không có quyền được đến trường

c/ Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng

Ta đặt “người” là mệnh đề “S”; đặt “có quyền bình đẳng” là mệnh đề “P”

Công thức logic của tư tưởng là:  với mọi S là P  

Cách 1:  mọi S là P  tương đương "nọi S không là  P(ngang)"

=> Mọi người sinh ra vốn không mất quyền bình đẳng

Cách 2:  S là P tương đương "mọi  S không thể không là P"

=> Mọi người sinh ra không thể không có quyền bình đẳng

Cách 3: Đảo ngược phán đoán 

=> Bình đẳng là quyền của mọi người ngay từ khi mới được sinh ra.

Cách 4: Đối lập vị từ:   P(ngang) không là S

=> Bất bình đẳng không phải là cái định sẵn cho con người khi mới sinh ra

d/ Tri thức trẻ ngày nay cần phải giỏi cả lý thuyết và thực hành

Ta đặt “tri thức trẻ ngày nay” là mệnh đề “S”; “cần phải giỏi cả lý thuyết và thực hành” là mệnh đề “P”

Công thức logic của tư tưởng là: S là P

Cách 1: S là P tương đương S không là P (ngang) 

=> Tri thức trẻ ngày nay không thể kém về lý thuyết hoặc thực hành được

Cách 2: S là P ó S không là không P

=> Tri thức trẻ ngày nay không thể không giỏi cả về lý thuyết và thực hành

Cách 3: Đảo ngược

=> Giỏi cả về lý thuyết và thực hành là điều thiết yếu của tri thức trẻ ngày nay

Cách 4: Đối lập vị từ S là P tương đương P(ngang) không là S 

=> Kém lý thuyết hoặc thực hành là điều không thể chấp nhận được đối với tri thức trẻ ngày nay.

Bài 2.Hãy chỉ ra phương pháp suy luận và cho biết những suy luận sau đây có hợp logic không, vì sao:

a/ Nhím không phải là động vật có vú vì nó đẻ trứng  (Chú ý, trên thực tế nhím là động vật có vú)

b/ Anh ấy rất lịch lãm nên anh ấy là nhà phiên dịch giỏi  (Gợi ý a nên c  tìm b?)

c/ Thanh niên bây giờ thường rất tự do, mà nó thì là thanh niên.

d/ Rằng tôi trước phận đàn bà

    Ghen tuông thì cũng người ta thường tình

Khi làm bài này chú ý: 

“_Chủ từ trong phán đoán bộ phận bao giờ cũng không chu diên

_Vị từ trong phán đoán phủ định bao giờ cũng chu diên

_Chủ từ trong phán đoán toàn bộ bao giờ cũng chu diên”

Bài làm 

a/ Nhím không phải là động vật có vú vì nó đẻ trứng  (Chú ý, trên thực tế nhím là động vật có vú)

Câu trên là dạng tam đoạn luận rút gọn

Có thể viết lại tam đoạn luận trên như sau:

Nhím đẻ trứng

Động vật có vú hầu hết là không đẻ trứng

=> Nhím không phải là động vật có vú

“Động vật có vú hầu hết là không đẻ trứng” ó “Có 1 số động vật có vú là đẻ trứng” => “động vật có vú” là không chu diên <Chủ từ trong phán đoán bộ phận bao giờ cũng không chu diên>

Mà “Nhím không phải là động vật có vú” => “động vật có vú” là chu diên <Vị từ trong phán đoán phủ định bao giờ cũng chu diên>

=> Tam đoạn luận không hợp logic vì vi phạm quy tắc 3 “Thuật ngữ không chu diên trong tiền đề không được trở thành chu diên trong kết luận”

b/ Anh ấy rất lịch lãm nên anh ấy là nhà phiên dịch giỏi  (Gợi ý a nên c  tìm b?)

Câu trên là dạng tam đoạn luận rút gọn

Có thể viết lại tam đoạn luận trên như sau:

Anh ấy rất lịch lãm

Tất cả các nhà phiên dịch giỏi đều rất lịch lãm

=> Anh ấy là nhà phiên dịch giỏi

Dựa vào hình bên ta thấy tam đoạn luận đề 

bài cho không hợp logic, anh ấy là người lịch

lãm nhưng không thể kết luận anh ấy là người 

phiên dịch giỏi được <do vi phạm quy tắc 2, 

thuật ngữ giữa “lịch lãm” không chu diên lần nào>

c/ Thanh niên bây giờ thường rất tự do, mà nó thì là thanh niên.

Câu trên có dạng là tam đoạn luận rút gọn

Có thể viết lại tam đoạn luận trên như sau:

Thanh niên bây giờ thường rất tự do

Mà nó thì là thanh niên                        

=> Nó rất tự do

Dựa vào hình trên ta thấy tam đoạn luận đề bài cho không hợp logic, nó là thanh niên nhưng không thể kết luận là nó rất tự do được <do vi phạm quy tắc 2, thuật ngữ “thanh niên” không chu diên lần nào>

d/ Rằng tôi trước phận đàn bà

    Ghen tuông thì cũng người ta thường tình

Câu trên có dạng là tam đoạn luận rút gọn

Có thể viết lại tam đoạn luận trên như sau:

Tôi là phận đàn bà

Đàn bà thì thường ghen

=> Tôi ghen thì cũng thường tình

Thuật ngữ đàn bà trong “Tôi là phận đàn bà” không chu diên

Thuật ngữ đàn bà trong “Đàn bà thì thường ghen” không chu diên

Thuật ngữ giữa “đàn bà” không chu diên lần nào => tam đoạn luận không hợp logic <do vi phạm quy tắc 2, thuật ngữ trong tiền đề phải chu diên ít nhất 1 lần>

Bài 3.Hãy chỉ ra phương pháp suy luận và cho biết những suy luận sau đây có hợp logic không, vì sao:

a/ Thế là chủ nhật vừa rồi cô ấy không về nhà. Nếu về nhà thể nào cô ấy cũng ra bờ ao. Nếu ra bờ ao thì thể nào cô ấy cũng đến cái gốc cây đó. Nếu đến gốc cây thì cô ấy đã nhìn thấy cái lược và mang đi. Thế mà giờ đây cái lược vẫn còn đó.

b/ Tôi phải đi học thêm ngoại ngữ. Nếu sau khi tốt nghiệp tôi không có thêm chứng chỉ ngoại ngữ tôi sẽ khó xin được việc làm. Nếu không xin được việc làm thì tôi sẽ không ổn định cuộc sống riêng. Nếu không ổn định cuộc sống riêng thì nàng sẽ không lấy tôi.

Bài làm

a/ Đây là suy luận có điều kiện thuần túy

Cô ấy về nhà                      cô ấy ra bờ aoa ->  b

Cô ấy ra bờ ao                   cô ấy đến gốc câyb  -> c

Cô ấy đến gốc cây             cô ấy nhìn thấy cái lượcc ->  d

Cô ấy nhìn thấy cái lược   cô ấy đã mang lược đid  -> e 

Vậy mà cái lược vẫn còn đó e(ngang)

=> Chủ nhật vừa rồi cô ấy không về nhà=>  a(ngang)

=> Suy luận của anh chàng là hợp logic

b/ Đây là suy luận có điều kiện thuần túy

Tôi không có chứng chỉ ngoại ngữ   Tôi sẽ khó xin việca ->  b

Không xin được việc làm   Tôi sẽ ko ổn định được c/sb ->  c

Ko ổn định đc c/s riêng      Nàng sẽ không lấy tôic ->  d

Mà tôi thì muốn lấy nàng làm vợ d(ngang)

=> Tôi phải đi học thêm ngoại ngữ để có chứng chỉ NN              =>     a(ngang)       

   Bài 4.Hãy chỉ ra phương pháp suy luận:

Ở một vương quốc nọ có một cô công chúa vô cùng xinh đẹp. Năm ấy công chúa cũng đã đến tuổi cập kê, vua cha bèn mở hội thi kén phò mã cho cô con gái yêu quí. Thế là anh tài khắp tứ phương đổ về kinh thành dự thi. Sau nhiều cuộc so tài gay cấn đến nghẹt thở, cuối cùng hội thi cũng chọn ra được 3 chàng trai xuất sắc nhất, thông minh nhất, pro nhất đến từ 3 nước khác nhau: Việt Nam, Anh, Mỹ. Ở vòng chung kết, vua cha mới đưa ra một bài toán hóc búa và ra điều kiện nếu chàng trai nào giải đáp đúng và nhanh nhất thì sẽ đc chọn làm phò mã. Bài toán như sau: Vua cha đưa ra 5 cái mũ: 3 mũ đỏ và 2 mũ vàng. Sau đó bịt mắt 3 chàng trai lại, cho mỗi anh đội 1 mũ và giấu 2 chiếc mũ còn lại đi. Sau đó bỏ bịt mắt và cho 3 anh nhìn nhau, hỏi xem người nào đoán được mũ mình đội chính xác và nhanh nhất thì sẽ được cưới công chúa làm vợ (Chú ý, 3 chàng trai không thể nhìn thấy màu mũ mình đang đội, chỉ có thể nhìn thấy màu mũ của 2 người còn lại)

Sau một phút không thấy 2 người kia trả lời, người Việt Nam bất ngờ hô lên: “Tôi đội mũ màu đỏ”. Và kết quả cũng thật bất ngờ, chàng trai trả lời chuẩn không cần chỉnh và lên ngôi phò mã. Hãy cho biết anh ta đã làm thế nào mà suy luận chính xác như vậy?

Bài làm

Trong bài này có thể xảy ra 3 trường hợp

Trường hợp a:  3 anh cùng đội mũ màu đỏ

Trường hợp b:  2 anh đội mũ đỏ, 1 anh đội mũ vàng

Trường hợp c:  1 anh đội mũ đỏ, 2 anh đội mũ vàng

_Ta thấy không thể nào có trường hợp c, vì nếu xảy ra trường hợp c thì người đội mũ đỏ sẽ trả lời được ngay (vì chỉ có nhiều nhất 2 mũ vàng, 2 mũ vàng đã xuất hiện thì chắc chắn người còn lại đội mũ đỏ), cuộc thi không công bằng

Như vậy ta loại được trường hợp c

_Sau khi đã loại được trường hợp c ta thấy cũng không thể xảy ra trường hợp b. Vì các chàng trai biết chắc chắn không bao giờ có chuyện có 2 người đội mũ vàng, nếu nhìn thấy có 1 người đội mũ vàng thì sẽ trả lời đc ngay mình đang đội mũ màu đỏ

Như vậy ta loại được trường hợp b

_Sau khi đã loại được trường hợp b và c => Vậy là chỉ còn lại trường hợp a: 3 anh đều đội mũ đỏ, rất hợp với giả thiết, cả 3 anh mặc dù rất thông minh nhưng 1 phút trôi qua mới có người trả lời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro