Nhan đề "Tương tư"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Tương tư" nguyên bản là "nhớ nhau", vốn được vay mượn từ tiếng Hán nhưng lại rất đỗi quen thuộc trong việc sử dụng ngôn ngữ hằng ngày. Bởi lẽ con người ta khi yêu ai cũng "tương tư" dù là một thời khắc nào đó mà cũng có thể đắm chìm trong "tương tư" cả một cuộc tình. Chính bởi vì những xúc cảm đó mà Nguyễn Bính đã viết nên dòng thơ mang nặng nỗi sầu, khắc khoải, thấm đẫm cả tâm hồn:

" Gió mưa là bệnh của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"

(Trích Tương Tư_Nguyễn Bính)

Cùng một nỗi tâm trạng ấy mà rất nhiều ngòi bút cùng thời với ông cũng đã cất lên những nỗi nhớ u hoài mang tên "Tương tư":

"Xa nhau nói nhớ làm sao

Chân đứng tổ kiến lòng chao gió cành"

(Trích Lời ra với anh _Lý Phương Liên)

Hay với Chế Lan Viên thì sự thương nhớ lại xuất hiện như một sự rung động riêng tư:

"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng"

(Trích Tiếng hát con tàu_Chế Lan Viên)

Với nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ "Sóng" , thì thi nhân cũng đã khéo léo khắc họa tình yêu của mình qua hai câu thơ:

"Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh-một phương"

(Trích Sóng_Xuân Quỳnh)

Vì vậy, hai từ "Tương tư" không chỉ biểu đạt của nỗi nhớ mà còn là tình cảm nhớ nhung mang tính đơn phương. Đến với sắc thái "tương tư" trong thơ của Nguyễn Bính thì cũng đã phần nào lột tả được ý kiến trên. Bởi lẽ khi yêu nhau, con người thường đòi hỏi, khát vọng mãnh liệt nhưng lại không được đáp ứng đầy đủ mà sinh ra những cảm xúc hờn dỗi, trách móc. Với Nguyễn Bính, ông dùng sự tinh tế của mình để diễn tả hết sức chân thật, gần gũi với bản chất của tình yêu. "Tương tư" trong thơ ông không chỉ đơn giản là sự nhớ nhung mà cả bài thơ là sự vận động tâm trạng đầy sống động của cái tôi trữ tình:

"Tương Tư" bao gồm: Nhớ nhung à Băn khoăn, hờn dỗi à Hờn trách, thở than à Khát vọng mơ hồ, một thứ tương tư nhắc lại

/J#qұ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro