bai van 2011

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Việc chấm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của giám khảo chúng tôi, đến nay (11/6) đã được già nửa chặng đường...."về đích". Đồng nghiệp của chúng tôi chia sẻ: "Đi chấm văn bây giờ có nhiều cảm xúc từ bài làm của thí sinh lắm...!"

Càng cảm xúc, hồi hộp hơn, vì đây là những bài văn của lứa học sinh đầu tiên, kiểm nghiệm thành quả của chương trình phân ban. Ai cũng muốn xem chất lượng làm bài của học sinh phân ban đầu tiên này có gì khác biệt, nổi trội hơn so với các thế hệ học trò cải cách đã qua không?!

Mỗi giám khảo, thanh tra chấm thi chúng tôi đã thẩm định, đánh giá không dưới trăm bài thi, thực tế, không có gì khác mấy so với các năm trước, thuộc hệ cải cách. Bên cạnh một số ít bài văn tốt, diễn đạt hay, viết văn có cảm xúc, sáng tạo, chúng tôi còn bắt gặp vô vàn các bài văn hạn chế, yếu kém.

Biểu hiện cụ thể của nó thì cũng hết sức đa dạng, phong phú: Chữ viết cẩu thả, trình bày tệ hại, sai chính tả, câu què, câu cụt, diễn đạt, ý tứ sai lạc, vụng về, tối nghĩa, rối rắm...

1 - Sai lạc đến chết người

- Lỗ Tấn, sinh năm 1985, mất năm 1963, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, gốc Ba Tàu, từng có 3 đời vợ, 5 người con.

- Hạ Dụ là con của bà cụ Tứ, con ruột của Tràng, từng bị trận đói năm 1945 hành hạ, đe dọa cho tơi tả, xơ xác mướp. (Sau đó, câu chuyển sang Hạ Du - một người cách mạng trong quân ái quốc. Dùng bánh bao để trị bệnh điên cho Hạ Du).

- Tô Hoài sinh năm 1920, quê Nghệ An, năm 1960 ông có 200 bài thơ và đạt kỹ luật (kỉ lục) nhà thơ Việt Nam.

- Tô Hoài là người chiến sĩ cách mạng đã từng sống và chiến đấu trên vùng đất... Tây Nguyên.

2 - Các câu văn ngây ngô... không nhịn được cười:

- Các bạn không được đọc những cuốn sách đồ trị (đồi trụy) mà nhà sách cấm nhé!

- Người xưa từng nói: "ăn gì bổ nấy". Việc đọc sách cũng vậy.

- Cho nên chúng ta hay đọc xách (sách) trong những giờ rãnh (rảnh) rỗi, chúng ta đọc không phải mằm (nằm) chổ (chỗ) này đọc, hay ngồi chổ (chỗ) kia, ngồi chổ (chỗ) nào có đủ lượng ánh xáng (sáng) chiếu vào để k (không) thể tăng cho mắt chúng ta bị cận được.

- Ông Tô Hoài đã giết chết Mỵ nhưng vì Mỵ có sức sống tiềm tàng nên cho Mỵ sống lại, để tiếp tục chung sống với Pa trá.

- Mị sinh ra trong 1 gia đình nghèo, nghèo từ trong trứng nghèo ra.

- Khi A Sử thay đồ chuẩn bị đi chơi. Mỵ cũng xin A Sử cho đi theo nhưng A Sử không cho mà còn đánh đập, trụt quần và trói Mỵ vào cái cột.

- Mỵ muốn được chơi nhảy như bao người khác. Hình dáng Mỵ đẹp tuyệt trần, đôi mắt long lanh lúc nào cũng buồn, hàm răng đẹp, gò má cao, đầu tóc dài xinh đến không thể tả được chỉ có một cái là Mỵ hơi ốm một tí mà thôi. Nhớ tới Mị là em nhớ đến những thiếu nữ Hà Nội tha thướt bên Hồ Gươm chiều chủ nhật.

- Vợ chồng thống lí đại diện cho phái ác. Hắn ức hiếp Mị, làm cho Mị không có lối thoát, còn vợ hắn thì lấy cớ đó đánh đập tàn nhẫn cho rằng Mị ** dỗ chồng bà ta.

- Tô Hoài như đang đùa giỡn khi xây dựng Mị như vậy... Có lẽ Tô Hoài cũng đau xót. Nhưng thật khó để mà hiểu biết được một tác giả lớn Tô Hoài: vùi dập, khai mở rồi lại vùi dập. Những hy vọng sống của Mị lại bị A Sử cho đi vào ngõ hẻm.

3 - Những câu văn so sánh thuộc hàng... siêu so sánh

- Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác.

- Người nhà Pa tra đánh cho A Phủ đến ngất sỉu (xỉu) rồi đổ nước cho tỉnh lại. Thể hiện con người nhà thống lí độc ác, dã man, đánh người đánh như con chó.

- Được thả A Phủ chạy ra khỏi nhà thống lí như một con trâu điên và vài phút do dự, sửa sang lại trang phục Mị đã chạy theo A Phủ như mây bay, gió thổi.

- Có thể thấy, việc Tô Hoài xây dựng một con người với những phẩm chất đẹp đang bị vùi dập và đang như tan chảy giống như phiến băng để trên một lò lửa, tan ra và khi chỉ còn là nước nó chỉ chờ đủ độ 100 độ c để sôi thôi.

- Sông Hương to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một...Sông Huơng với ba màu khác nhau có lúc là màu tím của gương mặt người thấm đẫm rượu say.

4 - Những dẫn chứng ví dụ... độc chiêu

- "Quê hương tôi có con sông xanh biếc.

Nước chảy mãi hai bên bờ."

Trong bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, chúng tôi chưa bao giờ thấy có câu thơ thứ hai như thí sinh đã dẫn: "Nước chảy mãi hai bên bờ".

- "Trong tập sáng tác ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:

Giang hồ hiểm ác anh không sợ

Chỉ sợ đường về vắng bóng em

Anh tôi đã "lấy 2 câu thơ làm của riêng". Chỉ câu nói ấy thôi mang anh đã tán được nhiều người, người ấy bây giờ mà tôi gọi là "chị hai". Đã thấy được sức hút của việc đọc sách làm cho con người ta sống vui tươi và hạnh phúc hơn".

Vừa dẫn ca dao tục ngữ, vừa chứng minh về tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tình cảm của anh trai mình. Đúng là một ví dụ khó ai mà nghĩ ra được!

5 - Râu ông nọ cắm cằm bà kia

- Đang giới thiệu về Tô Hoài lại chuyển sang nói về Tố Hữu; chẳng ăn nhập vào đâu: "Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hay nhất nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu trữ tình lãng mạn luôn nói về những số phận đâu (đau) thương của con người và lên án sự bất công của các thế mạnh đã đem đến cho con người."

- Đề bài yêu cầu làm về Vợ chồng A Phủ, thì một thí sinh lại say sưa phân tích về các nhân vật trong Vợ Nhặt của Kim Lân đến 3 trang. Giám khảo chào thua.

Xin dẫn một đoạn: "Nạn đói trong năm 1975 thât khủng kiếp. Nạn đói tràn đến xóm ngụ cư, mọi người lâm vào tình trạng khốn khổ vô cùng. Tô Hoài đã miêu tả không gian trên đường Tràng về nhà thật bi thảm...."

Siêu tầm trên net - Mấy em này liều thật, nhớ hồi đó mình thi không biết là không dám viết. Thấy mấy em viết vô tư như vậy không hiểu là mấy em đang hiểu sai hay viết lụi cho đủ trang đủ chữ nữa

Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ trong tác phẩm Ðời Thừa.

Bài làm: Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng - người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại SEA games và Tiger Cup... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được?!!

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn Thuý Kiều trao duyên lại cho Thuý Vân.

Bài làm: Đây là một sáng tạo lớn trong cả văn học lẫn kinh doanh. Hiện này chúng ta mới có những hợp đồng về buôn bán, xây dựng... vậy mà Nguyễn Du, một nhà thơ lớn cách chúng ta gần hai trăm năm, đã đưa ra một hợp đồng mới "Hợp đồng kinh tế - tình cảm". Đầu tiên, Thuý Kiều đã hẹn ước với Kim Trọng suốt đời. Nhưng sau đó, do có trục trặc từ phía gia đình Thuý Kiều (bên A) nên nàng đã tự ý huỷ hợp đồng hẹn ước với Kim Trọng (bên B). Chính do sự huỷ bỏ này mà Kiều đã phải bồi thường thiệt hại cho chàng Kim một trăm ngàn. Vì vậy nàng đã thốt lên:

Trăm ngàn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi...

Cố tình “cưỡng chế... chính tả”, một học sinh đã viết trong bài thi Đại học của mình:

... Tre sanh

Sanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre sanh...

Tác giả sử dụng điệp từ "sanh" ở cả ba câu thơ nhằm nhấn mạnh ngày "chào đời" của tre Việt Nam... Đồng thời với ba từ "sanh" cho ta rõ được "tre sinh trước chúng ta khoảng dăm ba đời”...

Đề bài: Em hãy phân tích tâm trạng của chủ thể trong câu ca dao sau: “Đêm qua chớp bể mưa nguồn / Đấy vui có biết đây buồn hay không?”.

Bài làm: Đây là mối tình thời kinh tế mở cửa và câu ca trên chính là lời than thở của anh chàng bán kem với cô nàng bán áo mưa của mình rằng: trời mưa to, em bán được nhiều áo mưa, lời to chắc em vui sướng lắm, có biết chăng anh đây đang chẳng bán được que kem nào, anh buồn em có hay không?

Các giám thị chấm thi ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy phần mở bài này:

Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính Tây Tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến!!!

Trong một lần chấm bài thi Đại học. Một giám thị suýt ngất khi đọc bài của một nữ thí sinh. Thay vì viết “Bài làm”, nữ thì sinh này viết... “Bà làm”.

Lỗi chính tả thật khủng khiếp!

Đề bài: Em hãy giải thích câu thành ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".

Bài làm: Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...

... Nhân thể (?!!), em xin nói lên vai trò, ý nghĩa và trách nhiệm của môn văn trong nhà trường hiện nay. Em hiểu môn văn là môn học cao quý, cung cấp cho học sinh các xúc cảm chân thành và sâu sắc với vẻ đẹp về cuộc sống, về tình yêu đất nước, tình yêu con người.

Chỉ nhờ môn văn, với sự giúp đỡ tận tâm của vài môn khác, mà em có được nhận thức sáng suốt, mãnh liệt hôm nay. Chinh phục dễ dàng các đỉnh cao mà nhân loại đang hướng tới.

Một lớp học viết văn ở trường đại học được yêu cầu viết một bài tiểu luận súc tích bao gồm 4 yếu tố: “Tôn giáo, hoàng gia, tình dục và sự bí ẩn”. Bài tiểu luận đoạt giải như thế này:

Lạy Chúa - một Công chúa nói - Tôi có thai. Tôi đang tự hỏi ai đã làm việc đó?

Gia đình nhà Thống lý Bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đến, Mỵ vung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tan tác hết trơn, Mỵ lại dìu A Phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà văn Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô Mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy.

Đề bài: Phân tích câu ca dao thời bao cấp “Con ruồi bay lả bay la / Bay từ trong bếp, bay ra cửa hàng”.

Bài làm: Bằng kiến thức đã đọc và đã học, em thấy rõ các ý sau:

1. Ruồi biết bay.

2. Ruồi bay vì ruồi không thích đậu.

3. Nếu ruồi đậu, ruồi không đậu lung tung mà đậu nơi có thức ăn.

Đề bài: Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Bài làm: Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học Việt Nam đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm.

Đề bài: Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính Việt Nam qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" (điển hình như bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân).

Bài làm: Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh vẫn cố bò và ngồi dậỵ. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất. Anh giải phóng quân ơi, anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn.

Trích một đoạn văn thi Đại học năm 1999:

Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ cũng lấy được nhau bằng cách... dắt nhau đi vô rừng.

Ðề bài: Em hãy tả bà nội thân yêu của em.

Bài làm: Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất hay dọa đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm.

Thư Gửi Bạn !!!

Tèo ơi! Đây là câu đầu tiên tao gửi cho mày. Kế đến, tao sẽ viết cho mày câu thứ hai. Câu này nữa đã là câu thứ ba rồi đó... Tèo à, mày có biết câu mày đang đọc đã là câu thứ tư rồi không? Vậy mà tao vẫn không thể bắt đầu câu chuyện ở câu thứ năm này. Tao hy vọng sẽ nói được điều muốn nói với mày ở câu thứ sáu, nhưng sao thấy khó mở lời quá, hẹn mày ở câu thứ bảy nha. Mà thôi, đợi thư xuống dòng, tao sẽ tâm sự với mày được nhiều hơn. Tèo ơi! Mày có biết giờ đã là câu thứ mấy rồi không? Tao học dốt quá nên không thể đếm nhiều được. Nếu tao không nhầm thì đã là câu thứ mười rồi.

Mày biết không, khi tao chấm hết câu này cũng là lúc tao chuyển sang câu thứ mười bốn rồi đó. Tao dự định sẽ nói toạc móng heo ra đây, nhưng cứ sợ mày không đủ bình tĩnh, nên tao đành để nó ở câu sau nữa. Tèo à! Mày có đang nghe tao nói đó không? Điều tao muốn nói với mày là hãy kiên nhẫn đọc câu kế tiếp. Và nếu mày tin tao, hãy đọc thêm câu này nữa.

Tao không muốn làm mất thời gian của mày thêm, nên tao sẽ cho mày biết ngay bây giờ. Tèo à, tao muốn nói là… là… mày hãy đọc lại lá thư này, Tèo nhá! ( đọc xong đột tử....shock óc đi Văn Điển luôn )

Đề bài Bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.

Bài Làm Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng... mẹ"!!!

Đề bàiEm hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều.

Bài LàmNguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường... Thất Thanh". Bằng chứng là mỗi khi đến các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới "hậu bối" học trò chúng ta..

Một cô gái thế hệ 9x năng động, trẻ trung, giỏi giang, được mọi người đánh giá là khá toàn diện, có thể nói “Cầm, kỳ, thi, họa” thứ nào cô cũng rành và người ta đã thực sự được kiểm chứng điều đó qua lời của bố cô: “Cái gì con bé nhà tôi nó cũng có hết... Cờ bạc tá lả thâu đêm, nhà có cái sổ đỏ nó cũng đem "cầm". Thường xuyên ngồi sau xe mấy thằng choai choai xanh đỏ, ăn mặc thì “kỳ” dị không giống ai, "thi" lạng lách đánh võng rồi bị ngã toác cả đầu, hỏng cả xe, thật tai "họa"!... Tôi đang phải vào viện thăm nuôi nó đấy...”.

Đề bài: Em hãy viết cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều.

Bài Làm: Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị * phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang (!) tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và không đòi chết nữa.

Giai thoại kể rằng: * Nhật khi đó là Mori đã được dạy 1 chút tiếng Anh cơ bản trước khi sang thăm Mỹ. Người phiên dịch nói với Mori rằng:

- Khi ngài bắt tay Tổng thống Bill Clinton, hãy nói: "How are you?" (Sức khỏe ông thế nào?). Bill sẽ nói: "I'm fine, and you?" (Tôi khỏe, còn ông?). Khi đó ngài chỉ cần nói: "Me too" (Tôi cũng vậy). Sau đó sẽ là phần việc của phiên dịch viên.

Có vẻ đơn giản, nhưng: Khi Mori gặp Bill, ông ta đã nhầm thành: "Who are you?" (Ngài là ai?). Mặc dù bị sốc, nhưng cũng là người vui tính nên Bill nói:

- Well, I'm Hillary's husband (Tôi là chồng của Hillary), ha ha ha...

Mori trả lời tự tin:

- Me too, ha ha ha...

Gia đình nhà Thống lý Bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đến, Mỵ vung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tan tác hết trơn, Mỵ lại dìu A Phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà văn Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô Mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro