Bài văn điểm tối đa trong kỳ thi đại học năm 2007 TQ - 18 : Bức thư viết cho em gái

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề thi văn của tỉnh Hồ Bắc

Đọc đoạn văn sau đây, làm bài theo yêu cầu:

Tiếng Mẹ đẻ là thứ ngôn ngữ đầu tiên của mỗi con người, ai nấy đều có tiếng Mẹ đẻ của mình. Tiếng Mẹ đẻ là công cụ truyền tải nền văn hóa dân tộc, là gốc rễ sinh tồn và phát triển của dân tộc. Trong thời đại cạnh tranh và hội tụ của nhiều nềnvăn hóa trên thế giới ngày nay, tiếng Mẹ đẻ đang ngày càng được quan tâm rộng rãi, chúng ta giao lưu tư tưởng tình cảm với nhau, thưởng thức tác phẩm văn học, nắm bắt kiến thức khoa học và văn hóa v v ... đều không thể tách rời với tiếng Mẹ đẻ. Có thể nói, hằng ngày chúng ta đều cảm nhận được tiếng Mẹ đẻ, học tiếng Mẹ đẻ, sử dụng tiếng Mẹ đẻ.

Tự lựa chọn góc độ, rồi làm bài văn theo sự hiểu biết và thể hội đối với đoạn văn nói trên

Yêu cầu: Tự quyết định ý nghĩa bài văn, tự lựa chọn thể loại, tự ra đầu đề, bài văn phải trên 800 chữ.

Đề bài: Bức thư viết cho em gái

Thí sinh tỉnh Hồ Bắc

Ngày 7 tháng 6 năm 2007

Em gái thân yêu của anh:

Anh viết bức thư này cho em ngay trong trường thi tuyển sinh đấy.

Phải chăng lúc này em lại đang vắt óc suy nghĩ đối với những ngữ âm, chữ tượng hình, câu sai ngữ pháp trong bài tập của mình? Không hiểu lúc anh thi xong đại học trở về, phải chăng em lại mang một lô bài tập để hỏi anh chữ này đọc như thế nào, câu này viết ra sao?

Em có biết không? Mỗi khi xem những vấn đề mà em nêu ra, là anh lại cảm thấy buồn phiền một cách khó hiểu-đây đều là những từ ngữ chữ viết của dân tộc Trung Hoa đấy thôi! Là kết tinh lắng đọng đã 5000 năm của dân tộc Trung Hoa đó thôi! Nhưng tại sao đường đường là một học sinh trung học phổ thông cuối cấp lại có nhiều câu không biết viết, có nhiều chữ không biết đọc đến thế cơ chứ?

Bởi vậy, anh nhớ lại có một cuộc thi khẩu ngữ Hán ngữ cách đây ít lâu. Đây là cuộc thi khiến bao người phải hết sức ngỡ ngàng-bởi vì người đoạt giải nhất của cuộc thi này lại không phải là người Trung Quốc mà là tuyển thủ đến từ nước sigapo! Thật đáng buồn làm sao ! Đường đường1,3 tỷ con cháu Viêm Hoàng mà lại không thắng nổi một người nước ngoài trong cuộc thi tiếng mẹ đẻ của mình. Em gái thân yêu của anh, đọc đến đây, phải chăng trong lòng em cũng bị rung động? Phải chăng em đã có lòng quyết tâm học cho giỏi tiếng mẹ đẻ của mình rồi?

Em thân yêu, em con nhớ câu chuyện mà anh từng kể cho em nghe không? "Chúng ngăn cấm thổ dân ở nơi đó nói tiếng mẹ đẻ của mình." Thế nhưng, bất kể là đe dọa hay là roi vọt, thậm chí trước họng súng đen ngòm, cũng không thể nào ngăn cản được họ tiếp tục nói tiếng mẹ đẻ của mình, bởi vì họ hiểu được rằng, chỉ có tiếng mẹ đẻ mới có thể khiến họ tránh khỏi vận mệnh bị đô hộ một cách triệt để.

Em thân yêu, em có biết không? Tiếng mẹ đẻ của một con người không những là một chiếc chìa khóa vàng để mở ra cánh cửa tự do, càng là phương tiện chuyên chở nền văn hóa của dân tộc họ, là gốc rễ sinh tồn và phát triển của một dân tộc. Đặc biệt là Hán ngữ-thứ ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Là thứ tiếng mẹ đẻ đáng để mỗi con cháu lấy đó làm thứ ngôn ngữ để kiêu hãnh. Hán ngữ đã trải qua một quá trình truyền nối 5000 năm, trải qua tôi luyện 5000 năm,trải qua lắng đọng 5000 năm, đã trở thành thứ ngôn ngữ quý báu-tục ngữ, thành ngữ, ngạn ngữ v v ... chính là những tia sáng của thứ ngôn ngữ quý báu đó.

Nói đến thành ngữ, anh lại nhớ đến sự giải thích của em về câu thành ngữ "Nhất thạch nhị điểu", nghĩa là một công đôi việc, nhưng sự giải thích của em thật là nực cười và đáng buồn làm sao, anh lại nghĩ đến cảnh râu ông nọ cắm cằm bà kia khi em nói tác giả của vở kịch "Lôi Vũ" lại là Lão Xá, lại nghĩ đến tiếng Phổ thông của em mang giọng Hồng Kông, Ma Cao; lại nghĩ đến em cứ hơi một chút là lại tuôn ra câu vừa trộn tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Hàn Quốc lại làm một v v ... Em gái ơi, cố gắng học Hán ngữ em nhé ! Kết tinh trí tuệ của dân tộc Trung Hoa không thể bị mai một trong thế hệ chúng ta!

Thôi, giờ làm bài thi sắp hết rồi, anh xin viết đến đây nhé.

Chúc em học tập tiến bộ, sức khỏe dồi dào

Anh trai của em

Lời bình:

Đây là bài văn hay viết bằng hình thức thư nhà.

Bức thư đã xoay quanh cảm nhận của mình về học tiếng mẹ đẻ, xuất phát từ thực tế, khuyên em gái mình nên nhận thức một cách đúng đắn ý nghĩa của việc học tiếng mẹ đẻ, khuyên răn em gái nếu không tôn trọng tiếng mẹ đẻ thì sẽ là việc rất đau buồn, đồng thời xuất phát từ tầm cao lịch sử, phải học tốt Hán ngữ-"Kết tinh trí tuệ của dân tộc Trung Hoa". Cả bài văn rất trôi chảy, chủ đề tập trung, câu nào cũng đúng lý, tình cảm chân thành, có chỗ đọc mà cảm động đến rơi nước mắt.

Cách thức viết thư đúng đắn, ngôn ngữ thành khẩn, phù hợp với yêu cầu của đề bài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro