bai22 nhan dan 2 mien...

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 22 – NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU

CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC

VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 – 1973)

 

I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam (1965 – 1968).

1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam

*  Âm mưu:

       - Bị thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, năm 1965 Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

        - Âm mưu: Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.

*  Thủ đoạn và hành động: 

        - Mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào “vùng đất thánh” của Việt cộng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).

         - Mở hai cuộc phản công mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967.

           Dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc.

 

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

* Thắng lợi về quân sự:

         - Tháng 8/1965, quân ta giành thắng lợi lớn ở Núi Thành (Quảng Nam) và Vạn Tường (Quảng Ngãi) " làm dấy lên cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

         - Trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, quân ta đánh bại các cuộc hành quân “tìm diệt”“bình định” của Mĩ – Ngụy đánh vào miền Đông Nam Bộ, Liên khu V và Bắc Tây Ninh, làm thất bại âm mưu  tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

  * Thắng lợi về đấu tranh chính trị, chống phá  bình định:

           - Phong trào chống bình định, phá “ấp chiến lược” diễn ra trên toàn miền Nam " nhiều ấp chiến lược của Mĩ – Ngụy bị phá vỡ.

            - Các vùng giải phóng được mở rộng, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày càng có uy tín

2. Cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

         *Chủ trương, mục tiêu của Đảng:

             - Mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị.

- Mục tiêu: Tiêu diệt một phần quân Mĩ, quân chư hầu; đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn; giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước.

*Diễn biến, kết quả chính:

              - Đợt 1 (30/1 đến 25/2/1968): quân dân ta đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37/44 tỉnh, đánh vào tất cả cơ quan đầu não của địch, như Tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất,… giành thắng lợi lớn, làm cho địch choáng váng.

             - Đợt 2 (tháng 5, 6) và đợt 3 (tháng 8, 9/1968): do yếu tố bất ngờ không còn, quân địch lại đông nên thắng lợi hạn chế, ta tổ chức rút quân ra khỏi các đô thị.

* Ý nghĩa:

             - Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.

             - Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán tại Pari.

-         " Mĩ thừa nhận sự thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

 

IV. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương  (1965 – 1968)

 

1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

- Sau khi dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (8/1964), Mĩ cho máy bay bắn phá 1 số nơi ở miền Bắc.

- Ngày 7/2/1964, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

- Âm mưu, thủ đoạn: Dùng máy bay ném bom đánh phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, ngăn cản công cuộc xây dựng CNXH và sự chi viện của của miền Bắc cho miền Nam

2. Miền Bắc vừa chiến đấu, vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương

 

* Nhiệm vụ:

Miền Bắc chuyển từ thời bình sang thời chiến để thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu, vừa sản xuất và quân sự hóa toàn dân.

 

* Thành tích sản xuất, chiến đấu:

            - Nông nghiệp: Diện tích canh tác không ngừng được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng.

              - Sản xuất công nghiệp vẫn được giữ vững, công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh.

                - Giao thông vận tải đảm bảo thường xuyên thông suốt.

                - Bắn rơi hơn 3.000 máy bay Mĩ

* Làm nghĩa vụ hậu phương:

                    - Đảm bảo kịp thời chi viện cho miền Nam theo phương châm “thóc kông thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

                      - Khai thông đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến

                          - Trong 4 năm 1965 – 1968), miền Bắc chi viện về sức người và sức của cho miền Nam tăng 10 lần so với giai đoạn trước.

 

* Ý nghĩa:

-         Góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ bước sang giai đoạn mới.

 

III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973)

 

1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ

 

*  Âm mưu:

 

Thất bại trong Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, năm 1969 Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, rồi mở rộng ra toàn Đông Dương thành “Đông Dương hóa chiến tranh”, tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” và tiến tới  “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

 

*  Thủ đoạn và hành động: 

 

- Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn để mở các cuộc hành quân xâm lược Campuchia và tăng cường chiến tranh với Lào " chiến tranh lan ra toàn Đông Dương.

- Dùng ngoại giao thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc để cô lập  cách mạng Việt Nam với thế giới

2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.

 

* Mặt trận chính trị, ngoại giao:

              - Ngày 6/6/1969, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam VN được thành lập, có 23 nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

             - Tháng 4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp, biểu thị quyết tâm của ba nước Đông Dương trong đoàn kết chống Mĩ.

* Trên mặt trận quân sự:

                  - Từ 30/4 đến 30/6/1970, quân đội Việt Nam và Campuchia chiến đấu đập tan cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.

                    - Từ 12/2 đến 23/3/1971, quân đội Việt Nam và Lào chiến đấu đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn – 719” của 4,5 vạn Mĩ và quân đội Sài Gòn.

 

* Phong trào chống “bình định”, phá “ấp chiến lược” ở các vùng nông thôn, rừng núi, đô thị diễn ra mạnh mẽ, giành quyền làm chủ thêm hàng nghìn ấp.

 

* Cuộc Tiến công chiến lược xuân – hè năm 1972:

 

- Từ ngày 30/3 đến tháng 6/1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, rồi phát triển rộng khắp miền Nam. Kết quả, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giải phóng nhiều  vùng đất đai rộng lớn.

 

- Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, tức là Mĩ thừa nhận sự thất bại trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

 

IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969 – 1973)

1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội

 

 

- Nông nghiệp: Nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn thóc/1 hécta gieo trồng/1 năm. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968

- Các cơ sở công nghiệp bị chiến tranh tàn phá đã được khôi phục và đi vào hoạt động

        Hệ thống giao thông vận tải, văn hóa giáo dục và y tế được phục hồi và phát triển nhanh chóng.

 

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương

* Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ:

             - Ngày 16/4/1972, Níchxơn ra lệnh dùng không quân và hải quân bắn phá miền Bắc lần hai.

                 - Ngày 14/12/1972, Níchxơn phê chuẩn kế hoạch dùng máy bay B52 ném bom Hà Nội và cảng Hải Phòng.

                  - Từ 18 đến 29/12/1972, Mĩ dùng  B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác, gây nên nhiều tội ác cho nhân dân ta.

 

      - Kết quả, nhân dân ta làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, bắn rơi 81 máy bay Mĩ (trong đó có 34 chiếc B52 và 5 chiếc F 111)

" Mĩ phải ngừng hẳn các hoạt động ném bom bắn phá miền Bắc

             * Làm nghĩa vụ hậu phương:

- Mặc dù bị không quân Mĩ ném bom, miền Bắc vẫn bảo đảm chi viện đầy đủ theo yêu cầu của miền Nam và cả chiến trường Lào, Campuchia.

- Góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. Mĩ phải quay lại bàn đàm phán và kí với ta Hiệp định Pari.

 

V. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

* Hoàn cảnh và quá trình diễn ra hội nghị Pari:

      - Ngày 31/3/1968 (sau đòn tấn công bất ngờ Tết Mậu Thân 1968), Níchxơn phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và bắt đầu nói đến việc đàm phán với ta.

 

 

 

- Ngày 13/5/1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kì diễn ra cuộc thương lượng đầu tiên tại Pari.

 - Ngày 25/1/1969, cuộc thương lượng mở rộng, gồm 4 bên: VNDC Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN, Hoa Kì và VN Cộng hòa, nhưng thực chất là giữa VN và Hoa Kì.

   - Lập trường của phía Việt Nam và Hoa Kì rất khác xa, khiến cho cuộc đàm phán căng thẳng, kéo dài, nhiều khi gián đoạn.

        - Sau khi nhân dân ta đập tan cuộc tập kích của Mĩ bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong trận “Điện Biên Phủ trên không” thì ngày 27/1/1973 Mĩ phải chịu nhượng bộ và kí vào văn bản Hiệp định Pari.

 

·        Nội dung cơ bản của Hội nghị:

·        - Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu, phá hết các các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.

- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.

- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

(nội dung cơ bản như SGK)

* Ý nghĩa:

           - Là thắng lợi của đường lối đấu tranh giữa quân sự, chính trị với ngoại giao và là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân hai miền đất nước.

 

- Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN,  rút quân về nước nên tạo ra thời cơ thuận lợi để chúng ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro