Bai3_Buoi2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI 3. MỘT SỐ LỆNH VẼ CƠ BẢN

Ở bài 1 chúng ta đã bước đầu làm quen với lệnh plot. Bài này chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu kỹ hơn lệnh vẽ đơn giản plot và các lệnh khác liên quan đến việc vẽ đồ thị.

3.1. Các lệnh vẽ đơn giản

a. Lệnh vẽ 2D - plot

Ý nghĩa chung: Nối các điểm dữ liệu bằng một đường thẳng.

* Cách 1:

- Cú pháp: plot(y)

- Ý nghĩa: Nối các điểm với tung độ là các phần tử của mảng y, hoành độ tương ứng (với y1, y2, y3,...) là 1, 2, 3,...Ở đây hoành độ là do Matlab tự động đưa vào bằng các số tự nhiên.

VD: Cho y = [ 1 4 6 8 11 15 65]. Lệnh plot(y) sẽ nối các điểm có toạ độ lần lượt như sau: (1,1); (2,4); (3,6); (4,8); (5,11); (6,15); (7,65).

* Cách 2:

- Cú pháp: plot(x,y)

- Ý nghĩa: Nối các điểm với toạ độ gồm hoành độ là các phần tử của x, tung độ là các phần tử của y.

- Chú ý: x và y bao giờ cũng phải có số phần tử bằng nhau.

VD: cho x = [ 1 3 5 7 9 10 16]. Khi nhập lệnh plot(x,y) sẽ vẽ đồ thị nối các điểm sau: (1,1); (3,4); (5,6); (7,8); (9,11); (10,15); (16,65).

* Cách 3:

- Cú pháp: plot(x,y,x,z,x,t)

- Ý nghĩa: Vẽ các đồ thị y = y(x), z = z(x), t = t(x).

* Cách 4:

- Cú pháp: plot(x,y,'tinhchat').

- Ý nghĩa: Vẽ đồ thị y = y(x) với các tính chất khác nhau của đồ thị.

- Chú ý: Tinhchat (tính chất) có thể là màu (xanh, đỏ,...) hoặc loại đường (nét liền, nét đứt, nét chấm - gạch,...) của đồ thị được vẽ.

* Cách 5:

- Cú pháp: Plot(x,y,'tinhchat1',x,z,'tinhchat2')

- Ý nghĩa: Tương tự trường hợp trên

Bảng các tính chất của đồ thị

tinhchat Màu

b Xanh da trời

g Xanh lá cây

r Đỏ

m Đỏ tươi

y Vàng

k Đen

c Xanh lơ

tinhchat Nét

. Chấm

o Vòng tròn

x Dấu nhân

+ Dấu cộng

* Dấu sao

-. Chấm-gạch (đường tâm)

-- Nét đứt

- Nét liền

b. Lệnh đặt nhãn - Label

- Cú pháp: xlabel('chuoi ky tu tren truc HOANH')

- Ý nghĩa: Đặt tên trục hoành

Hoặc

- Cú pháp: ylabel('chuoi ky tu tren truc TUNG')

- Ý nghĩa: Đặt tên trục tung

- Chú ý: Lệnh này thường kèm với lệnh plot.

VD: plot(x,y); xlabel('chuoi ky tu tren truc HOANH'); ylabel('chuoi ky tu tren truc TUNG') sẽ cho kết quả như hình 1

Hình 1

c. Lệnh đặt tiêu đề - Title

- Cú pháp: Title('Ten cua do thi ham so')

- Ý nghĩa: Viết tên tiêu đề lên đồ thị hàm số.

- Chú ý: Thường đi theo lện plot

- VD: Nếu sau các lệnh ở phần b, ta viết thêm lệnh Title('Ten cua do thi ham so') thì sẽ được kết quả như hình 2.

Hình 2

d. Lệnh chú thích - Legend

- Cú pháp: Legnd('tendothi1', 'tendothi2', 'tendothi3',...)

- Ý nghĩa: Chú thích các đồ thị trên một cửa sổ

- Chú ý: Thường thì khi vẽ nhiều đồ thị trên cùng một cửa sổ, ta mới dùng lệnh legend. Số chú thích ('tendothi1', 'tendothi2',...) luôn bằng số đồ thị được vẽ và theo thứ tự tương ứng.

- Ví dụ: cho z = 2*y. Vẽ plot(x,y,x,z). Sau đó nhập lệnh legend('ten do thi 1', 'ten do thi 2'). Ta sẽ được kết quả như hình 3.

Hình 3

e. Lệnh tạo lưới - grid

- Cú pháp: Grid (hoặc grid on)

- Ý nghĩa: Tạo lưới trên cửa sổ vẽ đồ thị

f. Lệnh giới hạn trục - axis

- Cú pháp: axis ([xmin xmax ymin ymax])

- Ý nghĩa: Chỉ hiện thị cửa sổ đồ thị từ xmin đến xmax, từ ymin đến ymax.

- Chú ý: Thường dùng kèm lệnh vẽ.

g. Lệnh tạo nhiều màn hình đồ hoạ trên một cửa sổ - subplot

- Cú pháp: subplot(a,b,c);

- Ý nghĩa: Tạo loại cửa sổ có a x b màn hình đồ hoạ (a là số dòng, b là số cột), c là thứ tự vị trí của từng màn hình (được tính từ trái sang phải của hàng đầu tiên sau đó đến các hàng tiếp theo cho đến hết).

- Chú ý: Sau mỗi subplot ta thường dùng các lệnh plot, legend, xlabel,...để thiết lập các thuộc tính của từng đồ thị nằm trên các màn hình đồ hoạ.

ví dụ: subplot(2,3,1);subplot(2,3,2);subplot(2,3,3);subplot(2,3,4);subplot(2,3,5) sẽ cho kết quả như hình 4

Hình 4

Bài tập:

1. Cho a = 0.7; b = 1.73; c = 1.43

neN = 3200.

MeN = 33.5 KGm

Cho ne với các giá trị sau: ne = [800 900 1000 1100 ... ... 3200].

Hãy vẽ đồ thị quan hệ giữa Me, Ne với ne(giải tích Lâyđécman) trên một màn hình đồ hoạ và hai màn hình đồ hoạ.

Biết:

Me = MeN.[a + b.(ne/neN) - c.(ne/neN)2]

Ne = Nemax.[a.(ne/neN) + b.(ne/neN)2 - c.(ne/neN)3]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#matlab