Bai7_Buoi7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI 7. NHẬP, XUẤT SỐ LIỆU VÀ GIAO DIỆN

7.1. Nhập từ cửa sổ lệnh - input:

- Cú pháp: ten_bien = input('chuoi_ky_tu_bat_ky');

- Ý nghĩa: Tạo ra dòng nhắc để người sử dụng nhập giá trị của biến ten_bien vào sau dòng nhắc.

- Chú ý: Sau khi ta chạy lệnh trên, Matlab sẽ đánh giá giá trị mà ta nhập sau dòng nhắc chuoi_ky_tu_bat_ky và sau đó gán giá trị này cho biến ten_bien

- Ví dụ: a = input('gia tri cua a = ');

a = input('gia tri cua b = ');

Bài tập: Viết chương trình giải phương trình bậc 2 chỉ lấy nghiệm thực với độ chính xác phần trăm. Trong đó a, b, c nhập từ cửa sổ Command Window. Kết quả cũng hiện ra ở command Window

7.2. Tạo hộp thoại nhập số liệu - inputdlg

- Cú pháp: hopthoai = inputdlg(dongnhac, nhan, sodong, macdinh)

Trong đó: + hopthoai - tên biến của bản thân hộp thoại đó

+ dongnhac - tên biến dùng để chứa các chuỗi ký tự của dòng nhắc, dongnhac bao giờ cũng phải là một mảng có định dạng kiểu ô. Định dạng kiểu ô khai báo tương tự như khi khai báo ma trận, chỉ khác là ta thay dấu [] bằng dấu { }

+ nhan - nhãn của hộp thoại

+ macdinh - các giá trị mặc định ở dưới dòng nhắc cũng là một mảng có định dạng kiểu ô, có số phần tử bằng số phần tử của dongnhac

VD: Ta đặt các biến và gán giá trị của nó như sau:

dongnhac = {'gia tri cua a', 'gia tri cua b', 'gia tri cua c'};

nhan = 'Hop thoai nhap so lieu';

sodong = 2;

macdinh = {'23', '54', '65'};

hopthoai = inputdlg(dongnhac, nhan, sodong, macdinh);

cho kết quả như hình 1

Hình 1-Hộp thoại nhập đầu vào

Trên đây chúng ta mới tạo hộp thoại nhập số liệu. Sau đây ta sẽ gán các số liệu nhập đó cho các biến bằng các lệnh sau:

a = str2num(char(Hopthoainhap(1)));

b = str2num(char(Hopthoainhap(2)));

c= str2num(char(Hopthoainhap(3)));

Trong đó char dùng để chuyển các chuỗi định dạng kiểu ô vừa nhập ('23', '54', '65') thành ký tự.

str2num để chuyển ký tự thành số.

7.3. Lệnh tạo cửa sổ - Figure

Cú pháp: figure (giaodien = figure)

Ý nghĩa: Tạo ra một cửa sổ đồ hoạ có biến điều khiển là giaodien (thường dùng để tạo ra các thành phần tiếp theo trên cửa sổ đó và làm việc với nó)

7.4. Đặt các thuộc tính của cửa sổ đồ hoạ

Cú pháp chung: set(biendk,'tinhchat1','giatri1', 'tinhchat2','giatri2'...)

Hoặc set(biendk,'tinhchat1','giatri1')

set(biendk,'tinhchat1','giatri1'),....

a. set(giaodien,'MenuBar','none')

Khi đặt thuộc tính MenuBar là none thì sẽ không xuất hiện các Menu mặc định (File, Edit, Help,...). Nếu không có thuộc tính này thì khi tạo figure, cửa sổ sẽ tạo ra các menu mặc định nói trên (như hình 2).

b. set(giaodien,'Numbertitle','off');

Khi đặt thuộc tính Numbertile là off thì cửa sổ sẽ không hiển thị số thứ tự của cửa sổ hiện hành. Nếu không có thuộc tính này thì sẽ tạo ra số thứ tự của cửa sổ hiện hành (như hình 2).

Hình 2- Lệnh tạo cửa sổ đồ hoạ

c. set(giaodien,'Color',[ levelred levelgreen levelblue]);

Thuộc tính này dùng để đặt màu cho cửa sổ. Trong đó, giá trị của levelred, levelgreen, levelblue chạy từ 0 đến 1. Nếu không có thuộc tính này thì mặc định sẽ là màu xám (hình 2)

d. set(giaodien,'Name','Nhan cua so');

Dùng để đặt tên nhãn cửa sổ. Khi ta đặt như trên thì sẽ hiên lên cửa sổ như hình 3

Hình 3 - Tên nhãn cửa sổ

7.5. Tạo giao diện người dùng - uimenu

Cú pháp: uimenu(H,'tc1', gt1, 'tc2', gt2,...)

Ý nghĩa: Tạo ra một menu nằm trong một cửa sổ hoặc một menu H.

VD: Khi ta gán Menu_File = uimenu(giaodien,'Label', 'Tep'), thì sẽ tạo ra một menu có biến điều khiển là Menu_file, tên nhãn là Tep nằm trên cửa sổ đồ hoạ có biến điều khiển tên giaodien.

Khi ta gán thongso = uimenu(Menu_File, 'Label' 'nhap','callback','vidu'), thì sẽ tạo ra một menu mới có tên biến điều khiển là thongso, có tên nhãn là nhap, nằm trên menu Menu_file. Khi ta bấm chuột vào menu này thì nó sẽ gọi file vidu.

Bài tập:

Lập chương trình xây dựng đặc tính kéo và đặc tính động lực học của ôtô. Biết các thông số đầu vào như sau:

Thông số Giá trị Đơn vị

Trọng lượng ôtô (G) 10185 KG

Chiều rộng xe (B) 2.5 m

Chiều cao xe (H) 2.9 m

Hệ số cản không khí (K) 0.7 N.s2/m4

Bán kính tính toán (rk) 0.56 m

Tỷ số truyền của hộp số (ihs) 7.44-4.1-2.29-1.47-1

Tỷ số truyền của cầu xe (i¬c) 7.339

Hiệu suất của hệ thống truyền lực (η) 0.87

Số vòng quay trục khuỷu (ne) Cho theo bảng v/ph

Công suất động cơ (Ne) Cho theo bảng mã lực

Nhắc lý thuyết:

vi = ωe.rk/iTLi

ωe = π.ne/30

iTLi = ihsi.ic

Pki= Ne.η/vi (N) Di=(Pki-K.B.H.vi2)/G

ne(v/ph) 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 2600 2800 3000 3200

Ne(ml) 39 51 64 77 90 102 114 125 134 141 146 149 149

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#matlab