Bài7- Câu 5 điểm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

7.NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DƯNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC.

** Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm  này  chỉ  rõ  chức năng, vị  trí,  vai  trò  đặc    biệt  quan  trọng  của văn hóa đối với sự phát triển xã hội.

-  Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:

Văn hóa phản  ánh  và  thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội – vì nó được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng; được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ; được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của  từng  dân  tộc  (ví  dụ:  Cây tre- Giếng nước- sân đình) đồng  thời nó tác động hàng ngày đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của  mọi thành viên xã hội Tóm lại, văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển.

-  Văn hóa là một mục tiêu của phát triển: Mục tiêu xây dựng  một xã  hội Việt Nam “dân giàu, nước  mạnh,  xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chính là mục tiêu văn hóa.  Phát  triển hướng  tới  mục tiêu văn hóa –  xã  hội  mới  bảo đảm phát triển bền vững.

Thực tế nhiều nước cho thấy mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển là vấn đề bức xúc của mọi quốc gia. Sau khi thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, các nước độc lập dân tộc đang tìm con đường dẫn tới ấm no, hạnh phúc thì việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội lại càng có ý nghĩa quan trọng.  Tuy  nhiên, trong  nhận  thức và hành động,  mục  tiêu  kinh  tế  vẫn thường  lất  át  mục tiêu văn hóa và thường được đặt  vào  vị  trí ưu tiên trong các kế hoạch, chương trình,  chính  sách  phát  triển  của  nhiều  quốc  gia,  nhất là các nước nghèo đang phát triển theo con đường công nghiệp hóa.

Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, chúng ta chủ  trương phát triển văn hóa phải  gắn  kết  chặt  chẽ  và đồng  bộ  hơn với  phát  triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là:   Khi xác định mục tiêu, giải pháp phát triển văn hóa phải căn cứ và hướng tới  mục  tiêu  giải  pháp  phát  triển  kinh  tế  -  xã  hội. Khi xác định  mục  tiêu  phát  triển  kinh  tế  -  xã  hội  phải đồng  thời  xác định mục tiêu văn hóa, hướng tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

-  Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển: Sự phát  triển của  một dân tộc phải vươn tới cái  mới, tiếp  nhận cái  mới, tạo ra cái  mới nhưng lại  không  thể  tách  khỏi  cội  nguồn.  Phát  triển  phải  dựa  trên  cội  nguồn,  phát huy cội nguồn. Cội nguồn của mỗi quốc gia dân tộc là văn hóa. Ngày nay, trong điều  kiện  của  cuộc  cách  mạng  khoa  học  và  công  nghệ  hiện đại,  yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng  kinh tế  là trí tuệ,  là thông  tin,  là  ý tưởng sáng tạo và đổi mới không ngừng thì một nước trở thành giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao dộng và tài nguyên thiên nhiên mà trước hết là có khả năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không. Tiềm năng sáng tạo này  nằm trong các  yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong tri thức và khả năng sáng tạo, trong bản lĩnh tự đổi mới của mỗi cá nhân và cùa cả cộng đồng.

Nói cách khác, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng  cao  bao  nhiêu  thì  khả  năng phát triển  kinh  tế  -  xã  hội  càng  hiện  thực  và  bền vững bấy nhiêu.

Trong  nền  kinh  tế  thị  trường,  một  mặt văn hóa  dựa  vào  tiêu  chuẩn  của  cái đúng, cái tốt, cái đẹp để  hướng  dẫn và thúc đẩy người lao động  không  ngừng  phát huy  sáng  kiến,  cải  tiến  kỹ  thuật,  nâng  cao  tay  nghề,  sản  xuất  ra  hàng  hóa  với  số lượng và chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mặt khác, văn hóa sử  dụng  sức  mạnh  của  các  giá  trị  truyền  thống,  của đạo  lý  dân  tộc để  hạn  chế  xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng hàng hóa và đồng  tiền  “xuất  hiện  với  tính  cách  là  lực lượng  có  khả  năng xuyên tạc  bản  chất con người cũng như những mối liên hệ khác” dẫn tới suy thoái xã hội.

Trong vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, văn hóa giúp hạn chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ’, dẫn tới chỗ làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái.

** Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng  là  nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

** Ba là, nền văn hóa Việt  Nam  là  nền văn hóa thống  nhất mà đa dạng  trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam:

Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam  là sự thống  nhất mà đa dạng, là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc anh em cùng sống  trên  lãnh  thổ  Việt  Nam.  Mỗi  thành  phần  dân  tộc  có  truyền  thống  và  bản  sắc riêng  của  mình,  cả  cộng đồng  dân  tộc  Việt  Nam  có  nền văn hóa chung nhất.  Sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng; đa dạng trong sự thống nhất. Không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc. Hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị và bản sắc văn hóa riêng. Các giá trị  và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú  nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc.

** Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự phát triển chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng:

** Năm là, văn hóa là một mặt trận ; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

7. PHÂN TÍCH CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC.

- Xây dựng, phát triển nền VH VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tôc: Cương lĩnh 1991 (được Đại hội VII thông qua) lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thay cho quan niệm  nền văn hóa Việt Nam có nội dung  xã  hội chủ nghĩa, có tính chất dân tộc, có tính đảng, tính nhân dân đã được nêu ra trước đây. Cương lĩnh chủ trương xây dựng nền văn hóa mới,  tạo ra đời  sống  tinh  thần cao đẹp, phong phú và đa dạng,  có  nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ; khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân – thiện – mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém; khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí  Minh  giữ  vị  trí  chỉ  đạo trong đời  sống  tinh  thần  xã  hội.

- Kế  thừa  và  phát  huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước; tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng  một  xã hội dân chủ, văn minh vì  lợi ích chân chính  và  phẩm giá con người,  với  trình  độ  tri  thức, đạo đức,  thể  lực  và  thẩm  mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của  dân  tộc  và  những  giá  trị  cao  quý  của loài người,  trái  với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

- Phát triển văn hóa phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH – HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro