baitappl2010

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

cau4:;;QPPL là những quy tắc, chuẩn mực chung mang tính bắt buộc phải thi hành đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Trả lời: Cơ cấu của một quy phạm pháp luật:

+ Giả định: là phần mô tả những tình huống thực tế, khi tình huống đó xảy ra cần phải áp dụng quy phạm pháp luật đã có, tức là phần giả định nêu tên trong những điều kiện nào thì có thể xuất hiện ở con người nghĩa vụ pháp lí, hay giả định ghi nhận hoàn cảnh cụ thể chịu sự tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật.

Cách xác định: Trả lời câu hỏi: Ai?, "Trong điều kiện, hoàn cảnh nào?"

VD: Khoản 1 Điều 137 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Việc điều tra kết thúc khi cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra", thì phần giả định là "...khi cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra".

Phần giả định là phần cần thiết trong mỗi quy phạm pháp luật, nếu không có phần giả định thì không có quy phạm. Phần giả định là phần chỉ rõ những tình huống thực tế, dựa vào đó quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.

+ Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật trong đó nêu các quy tắc xử sự buộc mọi chủ thể phải xử sự theo khi ở vào hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của quy phạm. Quy định trình bày ý chí và lợi ích của nhà nước, xã hội và cá nhân con người trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội nhất định.

Cách xác định: Trả lời câu hỏi: Là gì? Được làm gì? Không được làm gì? Phải làm gì? Làm như thế nào?

VD:"Mọi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh thì phải nộp thuế", thì phần quy định là "...phải nộp thuế".

+ Chế tài: là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã được nêu ra trong phần quy định của quy phạm pháp luật.

Cách xác định: Trả lời câu hỏi: Bị xử lí thế nào khi ở vào hoàn cảnh giả định mà không thực hiện quy định của QPPL?

VD: "Người nào thực hiện hành vi giết người thì bị phạt tù từ A năm đến B năm", thì phần chế tài là "...bị phạt tù từ A năm đến B năm".

cau9:::Quyền sở hữu là quyền của một chủ thể nào đó đối với tài sản của mình, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ và quản lý tài sản, quyền sử dụng là quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản mang lại, quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản. Ví dụ: A là chủ sở hữu chiếc xe gắn máy thì A có các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với chiếc xe máy. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản nhưng không có quyền chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản: ví dụ cho thuê tài sản trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

cách đây 1 năm

cau 14::Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa

Dấu hiệu của tội phạm là: Người thực hiện hành vi nguy hiểm đó đã đủ tuổi chưa (từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, từ đủ 16 trở lên tuổi chịu trách nhiệm về mọi tội phạm); người đó có bị nhược điểm về thể chất hay tâm thần hay không? hành vi đó phạm vào điều nào của bộ luật hình sự; hậu quả gây ra đã đến mức xử lý về hình sự hay chưa?

cau 15"""Quyền chung của người sử dụng đất

Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:

1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;

5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;

6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai

Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây:

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;

2. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;

7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro