Ban chat nha nuoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Bản chất nhà nước:

- Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác khẳng định: nhà nước, xét về bản chất, trước hết là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy duy trì sự thống trị giai cấp.

- Tính giai cấp:

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện trên 3 mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng.

Muốn đạt được hiệu quả thống trị, giai cấp thống trị sử dụng nhà nước như là một công cụ sắc bén nhất, thông qua nhà nước, quyền lực kinh tế đủ sức mạnh để duy trì quan hệ bóc lột. Có trong tay công cụ nhà nước, giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế bảo vệ quyền sở hữu của mình, đàn áp được sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột. Trở thành giai cấp thống trị về chính trị.

Thông qua nhà nước giai cấp thống trị tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hợp pháp hóa ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước, buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

Nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ thống tư tưởng giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị xã hội buộc các giai cấp khác lệ thuộc về tư tưởng.

Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc vì nó củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

Ví dụ:. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản: nhà nước có đặc điểm chung là bộ máy đặc biệt duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế, tư tưởng của thiểu số đối với đông đảo quần chúng lao động, thực hiện chuyên chính của giai cấp bóc lột.

. Nhà nước XHCN là bộ máy củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số.

- Tính xã hội:

+ Một nhà nước không tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng, ý chí của các giai cấp khác trong xã hội. Ngoài tư cách là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước còn là tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội.

+ Nhà nước giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, đảm bảo các giá trị xã hội đã đạt được, bảo đảm xã hội trật tự, ổn định và phát triển, thực hiện chức năng này hoặc chức năng khác phù hợp yêu cầu của xã hội, cũng đảm bảo lợi ích nhất định của các giai cấp trong chừng mực lợi ích đó không đối lập găy gắt với lợi ích giai cấp thống trị.

* Trong bản chất nhà nước, tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn thống nhất với nhau.

-Trong các nhà nước khác nhau hoặc trong cùng một nhà nước, ở những giai đoạn phát triển khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố khách quan (tương quan lực lượng giai cấp, đảng phái...) và các yếu tố chủ quan (quan điểm, nhận thức, trình độ văn hóa...) bản chất nhà nước được thể hiện khác nhau.

Ví dụ: Trong nhà nước Việt Nam, trong điệu kiện đổi mới đất nước, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân nâng cao, nhà nước quan tâm thực hiện các chính sách xã hội nhiều hơn so với thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ, xóa đói, giảm nghèo...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro