ban chat va dac trung cua cnxh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.2.2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội

- Từ những lời phát biểu ngắn gọn, giản dị, mộc mạc trên của Bác, chúng ta có thể khái

quát lên những đặc trưng bản chất sau đây của Chủ nghĩa xã hội về các mặt chính trị, kinh tế,

văn hoá, xã hội và con người:

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, nhà nước phải phát huy

quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân

dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và chế độ

công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

Chủ nghĩa xã hội là xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức, con người có cuộc

sống vật chất và tinh thần phong phú, đựoc tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả

năng sẵn có của mình.

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý, làm theo năng lực hưởng theo

lao động, các dân tôc bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi.

Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy

dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Quan niệm về Chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh là một quan niệm khoa học, hoàn

chỉnh, hệ thống, dựa trên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác, và có bổ

sung thêm một số đặc trưng khác phản ánh truyền thống, đặc điểm của Việt Nam.

Theo Hồ Chí Minh Chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công

bằng, dân chủ, đạo đức và văn minh, một xã hội ưu việt nhất trong lịch sử, một xã

hội tự do và nhân đạo.

Đại hội toàn quốc lần thứ VII đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã trình bày rõ quan điểm của

Đảng ta về Chủ nghĩa xã hội với 6 đặc trưng cơ bản nhất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro