NỀN CHÍNH TRỊ SIÊU CƯỜNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Kể từ khi các lục địa bắt đầu những tương tác chính trị vào khoảng nămtrăm năm trước, liên lục địa Á-Âu luôn là trung tâm quyền lực thếgiới. Theo những phương thức khác nhau, vào những giai đoạn khác nhau,các dân tộc cư trú tại lục địa Á-Âu - dù phần lớn ở rìa cực Tây Âu - xâmchiếm và thống trị những khu vực khác trên thế giới, khi mà mỗi quốc giaÁ-Âu riêng lẻ này đạt được vị thế đặc biệt và thụ hưởng những đặc quyềncủa "cái ghế" cường quốc hàng đầu.Thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đã chứng kiến một cuộc chuyển dịch kiếntạo liên quan đến một chuỗi sự vụ ngoại giao trên thế giới. Lần đầu tiênmột thế lực nằm ngoài lục địa Á-Âu trỗi dậy, trở thành trọng tài chínhkhông chỉ nắm quyền quyết định các mối quan hệ quyền lực trong phạm viÁ-Âu mà còn là cường quốc tối cao trên thế giới. Sự thất bại và sụp đổ củaLiên bang Xô Viết là bước cuối cùng để Hoa Kỳ, thế lực ở Tây Bán cầu,nhanh chóng nổi lên để thay thế, thực sự trở thành cường quốc toàn cầuđầu tiên và duy nhất.Tuy nhiên, lục địa Á-Âu vẫn duy trì vai trò quan trọng của nó về mặtđịa chính trị. Không chỉ khu vực ở rìa phía Tây - châu Âu - vốn vẫn là nơicó nhiều cường quốc chính trị và kinh tế của thế giới, mà còn tính cả phầnphía đông của nó - châu Á - mà gần đây đã trở thành một trung tâm pháttriển kinh tế năng động trọng yếu, có tầm ảnh hưởng chính trị ngày cànggia tăng. Do đó, vấn đề làm thế nào để một nước có phạm vi quan hệ toàncầu như Mỹ xử sự trong các mối quan hệ quyền lực Á-Âu phức tạp - vàđặc biệt liệu nó có ngăn chặn được sự xuất hiện của một cường quốc Á-Âuthù địch và vượt trội hơn không - vẫn là trọng tâm đối với việc thực hiệnthế chi phối toàn thế giới của Mỹ.Thế nên, cùng với việc tập trung cho các chiều kích quyền lực mớikhác (công nghệ, truyền thông, thông tin, cũng như thương mại và tàichính), chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn phải duy trì sự quan tâm đến khíacạnh địa chính trị và phải tác động sao cho thiết lập được thế cân bằng lụcđịa hằng định ở lục địa Á-Âu, với Hoa Kỳ là nước "cầm trịch".Lục địa Á-Âu trở thành bàn cờ liên tục diễn ra cuộc tranh giành vị thếthống lĩnh thế giới, và cuộc đấu tranh đó liên quan đến địa chiến lược - sựkiểm soát những lợi ích địa chính trị mang tính chiến lược. Đáng chú ý làvào năm 1940, hai kẻ khao khát quyền lực toàn cầu, Adolf Hider và JosephStalin, đã dứt khoát đồng ý (trong cuộc đàm phán bí mật tháng 11 năm đó)rằng không tính Mỹ vào lục địa Á-Âu. Mỗi bên đều nhận thấy rằng sự tiềmnhập quyền lực Mỹ vào khu vực Á-Âu sẽ ngăn cản tham vọng thống trị thếgiới của mình. Họ có chung giả định rằng lục địa Á-Âu là trung tâm của thếgiới và họ, và người nào kiểm soát được lục địa Á-Âu sẽ kiểm soát toànthế giới. Nửa thế kỷ sau, vấn đề này đã được xác định lại: vị thế ưu việtcủa Mỹ trong khu vực Á-Âu có kéo dài không, và kết cục của nó sẽ là gì?Mục tiêu tối thượng trong các chính sách của Mỹ nên ôn hòa và cótầm nhìn: nhằm thành hình được một cộng đồng quốc tế hợp tác thực sự,phù hợp với các xu hướng dài hạn và với những lợi ích cơ bản của nhânloại. Nhưng trong lúc đó, bắt buộc không được để xuất hiện một đối thủthuộc lục địa Á-Âu nào, có khả năng thống trị khu vực Á-Âu và do đó cũngthách thức Mỹ. Vì lẽ đó, thiết lập công thức địa chiến lược toàn diện vàhoàn chỉnh cho khu vực Á-Âu là mục đích của cuốn sách này.Zbigniew BrzezinskiWashington D.C.Tháng 4 năm 1997B 

Chương 1MỘT ĐỊNH NGHĨA MỚI VỀ BÁ QUYỀN 

Bá quyền hiện hữu từ rất lâu trong thế giới con người. Nhưng việc Mỹxuất hiện nhanh chóng, giữ uy quyền toàn cầu và cách nước này thựcthi bá quyền là điểm khác biệt giữa thế lực toàn cầu hiện tại này so vớitrước đây. Chỉ trong vòng một thế kỷ, Mỹ đã tự biến chuyển - và cũng bịbiến đổi theo cùng những động lực thúc đẩy từ bên ngoài - để từ một đấtnước tương đối biệt lập ở Tây Bán cầu thành một cường quốc có phạm vivà tầm vóc quyền lực mà toàn bộ lịch sử thế giới chưa từng có.CON ĐƯỜNG NGẮN TIẾN TỚI BÁ CHỦ TOÀN CẦUChiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha năm 1898 là cuộc chinh phạt nướcngoài đầu tiên của Mỹ, đưa sức mạnh Mỹ đến tận Thái Bình Dương, vượtqua Hawaii đến Philippines. Sang đầu thế kỷ 20, giới chiến lược gia Mỹbận rộn phát triển các học thuyết về quyền tối thượng của hải quân trên haiđại dương, và Hải quân Mỹ bắt đầu thách thức quan niệm Anh quốc "thốngtrị những ngọn sóng". Các yêu sách về vị thế riêng của Mỹ ở tư cách làngười bảo hộ duy nhất cho an ninh khu vực Tây Bán cầu - được tuyên bốvào đầu thế kỷ thông qua Học thuyết Monroe1 và sau đó được biện hộbằng "vận mệnh an bài" dành cho nước Mỹ - thậm chí còn được tăngcường hơn nữa với việc xây dựng kênh đào Panama, tạo điều kiện cho sựthống trị hàng hải ở cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trở nên dễdàng hơn.Cơ sở để Mỹ mở rộng tham vọng địa chính trị của mình là nhanhchóng công nghiệp hóa nền kinh tế đất nước. Vào thời điểm Thế chiến thứnhất nổ ra, tăng trưởng kinh tế của Mỹ có lẽ đã chiếm khoảng 33% GNPtoàn cầu, thay thế cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới bấy giờ làVương quốc Anh. Tính năng động đáng chú ý này của cỗ máy kinh tế nhậntrợ lực từ một nền tảng văn hóa chuộng thực nghiệm và phát kiến. Cácthiết chế chính trị và nền kinh tế thị trường tự do của Mỹ tạo ra những cơhội có một không hai cho giới phát minh đầy tham vọng và không ưatruyền thống, những đặc quyền lạc hậu hoặc những phân cấp xã hội cứngnhắc đã cản trở họ theo đuổi mơ ước cá nhân. Tóm lại, văn hóa quốc giađặc biệt thích hợp cho sự tăng trưởng kinh tế, và bằng cách nhanh chóngthu hút đồng thời đồng hóa những người nước ngoài tài giỏi nhất, nền vănhóa này cũng góp phần phát triển sức mạnh quốc gia.Thế chiến thứ nhất là cơ hội đầu tiên để Mỹ thực hiện kế hoạch quymô lớn là đưa lực lượng quân đội tiến vào châu Âu. Một cường quốctương đối biệt lập cho đến thời điểm này nhanh chóng vận chuyển hàngtrăm ngàn binh lính băng qua Đại Tây Dương - một cuộc viễn chinh xuyênĐại Tây Dương chưa từng có về quy mô và phạm vi, báo hiệu sự xuất hiệncủa một đấu thủ hùng mạnh mới trên trường quốc tế. Quan trọng khôngkém, cuộc chiến cũng thúc đẩy nỗ lực ngoại giao trọng yếu đầu tiên củaMỹ nhằm áp đặt nguyên tắc Mỹ trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấnđề liên quốc gia của châu Âu. Chương trình Mười bốn điểm (FourteenPoints) nổi tiếng của Woodrow Wilson2 cho thấy sự tiềm nhập chủ nghĩalý tưởng Mỹ vào hệ quan điểm địa chính trị châu Âu, được củng cố nhờ cósức mạnh Mỹ. (Một thập kỷ rưỡi trước đó, Hoa Kỳ đóng vai trò chính trongviệc dàn xếp cuộc xung đột Viễn Đông giữa Nga và Nhật Bản, do đó cũngkhẳng định tầm ảnh hưởng quốc tế ngày càng tăng của chính mình.) Sựhòa trộn giữa chủ nghĩa lý tưởng và sức mạnh Mỹ, tự quá trình này đượccảm nhận đầy đủ trên bức phông nền thế giới.Tuy nhiên, nói đúng ra, Thế chiến thứ nhất chủ yếu vẫn là một cuộcchiến của châu Âu, không phải một cuộc chiến toàn cầu. Nhưng tính chấttự phá hủy của sự kiện lại đánh dấu bước khởi đầu cho quá trình suy yếuvề chính trị, kinh tế và văn hóa mà châu Âu vốn chiếm ưu thế so với phầncòn lại của thế giới. Khi cuộc chiến diễn ra, không một cường quốc châuÂu nào có khả năng giành chiến thắng tuyệt đối và kết cục là đều bị tácđộng mạnh mẽ từ sự tham gia của một cường quốc ngoài châu Âu đangngày càng mạnh lên: đó là Mỹ. Để rồi châu Âu dần dần trở thành kháchthể, chứ không phải chủ thể của "vở diễn" chính trị quyền3 toàn cầu.Thế nhưng, vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ tuy trỗi dậy đột ngộtnhưng lại không khiến nước này tham gia liên tục vào các vấn đề thế giới.Thay vào đó, Mỹ nhanh chóng lui vào trong tổ hợp chủ nghĩa biệt lập vàchủ nghĩa lý tưởng mà nước này rất lấy làm hài lòng. Mặc dù đến giữanhững năm 1920 và đầu những năm 1930, chủ nghĩa chuyên chế đang tậphợp sức mạnh ở châu Âu, cường quốc Mỹ - lúc bấy giờ đang có ở cả haiđại dương một hạm đội hùng mạnh vượt qua Hải quân Anh - vẫn giữ thếtrung lập. Mỹ thích làm người ngoài cuộc đối với các hoạt động chính trịthế giới.Nhất quán với khuynh hướng đó là khái niệm của người Mỹ về anninh, dựa trên quan điểm xem Mỹ là một hòn đảo lục địa4. Chiến lược củaMỹ tập trung vào việc bảo vệ bờ biển của Mỹ, chỉ bó hẹp trong phạm vilãnh thổ quốc gia, do đó ít quan tâm đến các vấn đề quốc tế hoặc toàn cầu.Các đối thủ quốc tế then chốt vẫn là các cường quốc châu Âu và dần dầnlà Nhật Bản.Kỷ nguyên châu Âu giữ ưu thế trên trường chính trị thế giới đã đi đếnhồi kết trong Thế chiến thứ hai, cuộc chiến đầu tiên thực sự ở phạm vitoàn cầu. Diễn ra đồng thời ở cả ba lục địa, với Đại Tây Dương và TháiBình Dương cũng bị tranh giành kịch liệt, phạm vi toàn cầu của nó thể hiệnqua việc binh lính Anh và Nhật - lần lượt đại diện cho một hòn đảo Tây Âuxa xôi và một hòn đảo Đông Á cũng xa xôi không kém - giao chiến nơibiên giới Ấn Độ-Miến Điện cách quê hương mình hàng ngàn dặm. ChâuÂu và châu Á trở thành một chiến trường duy nhất.Nếu kết cục của cuộc chiến là một chiến thắng quyết định cho ĐứcQuốc xã, hẳn thế giới đã có một cường quốc châu Âu duy nhất với tầmảnh hưởng lan khắp toàn cầu. (Còn chiến thắng của Nhật Bản ở Thái BìnhDương có thể giúp nó trở thành quốc gia thống trị Viễn Đông, nhưng có lẽ,Nhật Bản vẫn sẽ chỉ là bá chủ một khu vực.) Nhưng thay vào đó, thất bạicủa Đức lại được hai kẻ thắng cuộc ở ngoài châu Âu định đoạt: Hoa Kỳ vàLiên Xô, những nước sẽ kế nhiệm vị thế bá chủ toàn cầu mà châu Âu chưađạt được.Năm mươi năm tiếp theo, thế giới chịu tác động của cuộc tranh đấulưỡng cực giành quyền bá chủ toàn cầu giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Trên mộtvài phương diện, cuộc tranh giành này là sự ứng nghiệm cho những giảđịnh được các nhà địa chính trị ưa chuộng nhất: cường quốc hàng hải hàngđầu thế giới, thống trị cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đối đầuvới cường quốc lục địa hàng đầu thế giới, bá vương vùng trung tâm lục địaÁ-Âu (với khối Xô-Trung bao trùm một vùng diện tích làm liên tưởng đếnlãnh thổ của Đế chế Mông Cổ). Khía cạnh địa chính trị không thể rõ rànghơn được nữa: Bắc Mỹ với Á-Âu, cùng một thế giới đứng trước một dấuhỏi lớn. Kẻ chiến thắng sẽ thực sự thống trị toàn cầu. Không một ai có thểcản đường nữa, một khi đã nắm được trong tay chiến thắng cuối cùng.Mỗi đối thủ đều tung ra cho thế giới thấy lời kêu gọi thấm đẫm tinhthần lạc quan lịch sử, cái lý giải cho những nỗ lực cần thiết trong quá trìnhcủng cố niềm tin vào một chiến thắng tất yếu. Mỗi bên rõ ràng đều chiphối thế giới riêng của mình, không giống như những nước châu Âu đếquốc có tham vọng bá quyền toàn cầu, mà không ai trong số đó từng thànhcông trong việc khẳng định quyền thống trị hoàn toàn ngay trong lòng châuÂu. Mỗi nước sử dụng hệ lý tưởng của mình để củng cố tầm ảnh hưởnglên từng nước chư hầu và các nước triều cống, theo hướng làm liên tưởngđến thời kỳ chiến tranh tôn giáo.Quan điểm địa chính trị toàn cầu kết hợp cùng tính phổ quát mặc địnhcủa những giáo điều xung đột nhau đến từ mọi phe đã khiến cuộc cạnhtranh diễn ra vô cùng khốc liệt. Nhưng một yếu tố khác - cũng mang ýnghĩa toàn cầu - đã làm cho cuộc đấu trở nên độc nhất vô nhị. Sự xuất hiệncủa vũ khí hạt nhân có nghĩa là một cuộc đối đầu cổ điển giữa hai đối thủchủ chốt sẽ không chỉ là hủy diệt lẫn nhau mà còn có thể gây ra những hậuquả tang tóc cho nhân loại. Do đó, cường độ của cuộc xung đột phụ thuộcđồng thời vào khả năng tự kiềm chế phi thường của cả hai phe.Trong lĩnh vực địa chính trị, cuộc xung đột được tiến hành phần lớn ởvùng ngoại vi của lục địa Á-Âu. Khối Xô-Trung chi phối phần lớn lục địaÁ-Âu nhưng không kiểm soát được các vùng ngoại vi của nó. Bắc Mỹ lạithành công trong việc cố thủ ở cả bờ biển phía cực đông và cực tây của lụcđịa này. Sự phòng thủ của các thành lũy ở mỗi đầu lục địa này (điển hình ở"mặt trận" phía tây với cuộc phong tỏa Berlin5 và ở phía đông là Chiếntranh Triều Tiên), do đó, là thử nghiệm chiến lược đầu tiên của cái gọi làChiến tranh Lạnh.Ở giai đoạn cuối của chiến tranh Lạnh, một "mặt trận" phòng thủ thứba - ở phía nam - xuất hiện trên bản đồ lục địa Á-Âu (xem bản đồ ở trên).Cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô thúc đẩy Hoa Kỳ đáp trả trên haiphương diện: hỗ trợ trực tiếp cho cuộc kháng chiến bản địa ở Afghanistannhằm giữ chân quân đội Liên Xô, và cho quân đội Hoa Kỳ hiện diện trựctiếp với quy mô lớn ở Vịnh Ba Tư như một biện pháp ngăn chặn bất cứ kếhoạch nào nhằm tiến sâu xuống phía nam của thế lực chính trị hoặc quânsự Liên Xô. Nước Mỹ cam kết bảo vệ khu vực Vịnh Ba Tư, tương tự nhưnhững lợi ích an ninh ở Tây Âu và Đông Âu.Việc Bắc Mỹ ngăn chặn thành công các nỗ lực của một liên minh ÁÂu để gây ảnh hưởng hợp pháp lên toàn bộ lãnh thổ Á-Âu - với cả hai bênđều ngăn chặn đến cùng cuộc xung đột quân sự trực tiếp vì e ngại chiếntranh hạt nhân - đồng nghĩa với việc kết cục của cuộc cạnh tranh cuối cùngđược xác quyết thông qua các biện pháp phi quân sự. Sức sống chính trị,linh hoạt trong lý luận, sự năng động kinh tế và sức hút về mặt văn hóa lànhững thành tố quyết định.Liên minh do Mỹ đứng đầu vẫn giữ được sự gắn kết, trong khi khốiXô-Trung tan rã trong vòng chưa đầy hai thập kỷ. Một phần là do sự linhhoạt hơn trong liên minh dân chủ của Mỹ, trái ngược với đặc tính phân cấpvà giáo điều nhưng lại dễ tan vỡ của khối Xô-Trung. Liên minh Mỹ gắn kếtbằng những giá trị chung, nhưng không có một định dạng giáo lý chínhthức. Trong khi đó, khối Xô-Trung nhấn mạnh tính chính thống của giáolý, xoay quanh chỉ một trung khu luận lý được mặc định là chính thống.Mặt khác, các nước chư hầu chính của Mỹ yếu hơn đáng kể so với Mỹ,trong khi Liên Xô không thể đối xử với Trung Quốc như một nước có địavị thấp hơn. Kết quả, Mỹ chứng minh được tính năng động hơn nhiều vềkinh tế lẫn công nghệ, trong khi Liên Xô dần trở nên trì trệ và không thểcạnh tranh hiệu quả cả trong tăng trưởng kinh tế và trong công nghệ quânsự. Đến lượt mình, suy thoái kinh tế dần dà làm tha hóa chủ nghĩa lýtưởng.Trên thực tế, sức mạnh quân sự của Liên Xô và nỗi sợ hãi mà nó gâyra cho người phương Tây trong một thời gian dài đã che khuất sự bất cânxứng cốt lõi giữa hai đối thủ. Mỹ đơn giản là giàu có hơn, công nghệ tiêntiến hơn, nhạy bén và cách tân hơn về mặt quân sự, sáng tạo và hấp dẫnhơn về mặt xã hội. Những ràng buộc ý thức hệ cũng làm mất đi tiềm năngsáng tạo của Liên Xô, khiến cho hệ thống của họ ngày càng cứng nhắc,kinh tế ngày càng lãng phí và ít cạnh tranh về công nghệ. Chừng nào chiếntranh hủy diệt lẫn nhau không nổ ra, còn thì trong một cuộc tranh đua kéodài, cán cân vẫn phải nghiêng về phía Mỹ.Kết quả cuối cùng cũng chịu ảnh hưởng đáng kể của những cân nhắcvà tiếp nhận về mặt văn hóa. Liên minh do Mỹ đứng đầu, nhìn chung, tiếpnhận tích cực nhiều thuộc tính văn hóa chính trị và xã hội của Mỹ. Haiđồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở ngoại vi phía đông và phía tây lục địaÁ-Âu, Đức và Nhật Bản, đều khôi phục sức mạnh kinh tế của mình với sựngưỡng mộ dành cho những gì mang tính cách Mỹ. Mỹ được khắp nơi xemnhư đại diện cho tương lai, một xã hội đáng ngưỡng mộ và đáng để học hỏitheo.Ngược lại, Nga bị hầu hết các chư hầu Trung Âu coi thường về vănhóa, thậm chí Trung Quốc, đồng minh phương Đông chủ chốt và ngàycàng quyết đoán, còn nhìn nhận Nga dưới giác độ tệ hơn. Đối với cácnước và vùng lãnh thổ Trung Âu, thế chủ quyết của Nga nghĩa là tách vùngđất ra khỏi những gì người Trung Âu coi là mái nhà triết học và văn hóacủa họ: Tây Âu và truyền thống Kitô giáo. Tệ hơn thế, nó có nghĩa là chịusự thống trị của một dân tộc mà người Trung Âu vốn cho là có nền văn hóathấp kém (một định kiến có phần bất công).Đối với Trung Quốc, họ cho rằng "Nga" có nghĩa là "vùng đất đóikhổ" nên càng khinh miệt công khai hơn. Mặc dù ban đầu Trung Quốc chỉlặng lẽ chống đối những tuyên bố về tính phổ quát của mẫu hình Xô Viếtcủa Moscow, tuy nhiên, chỉ trong vòng một thập kỷ, sau cuộc Cách mạngcủa riêng mình, người Trung Quốc tự đặt ra một thách thức mang tínhkhẳng định đối với sự thao túng về mặt lý luận tư tưởng của Moscow, thậmchí bắt đầu công khai thể hiện sự khinh miệt đối với những người hàngxóm phía bắc (vốn dĩ bị coi là "Bắc địch").Cuối cùng, trong chính nội bộ Liên Xô, một nửa dân số không phải làngười Nga dần dần cũng không chấp thuận sự chi phối của Moscow. Sựthức tỉnh chính trị từng bước của những người không phải người Nga cónghĩa là người Ukraine, Georgia, Armenia và Azeri bắt đầu xem cườngquốc Liên Xô là một thiết chế thống trị đế quốc ngoại lai của một sắc dânkhông vượt trội hơn họ là bao về văn hóa. Ở Trung Á, khát vọng quốc giacó thể không mạnh, nhưng tinh thần các dân tộc ở đây được nung đúc thêmbởi nhận thức đang dần rõ ràng hơn về sự chuyển dịch ngả về phía Hồigiáo và sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nơi trên thếgiới.Giống như rất nhiều đế chế trước đó, Liên Xô cuối cùng cũng sụp đổvà tan rã, không phải vì một thất bại quân sự trực tiếp mà là kết cục củamột chuỗi những căng thẳng về kinh tế và xã hội. Tiến trình của nó đãkhẳng định bằng một nhận xét khá hay của một học giả:[C]ác đế chế vốn dĩ không ổn định về mặt chính trị vì các "đơn vị" thuộc địahầu như luôn muốn được tự chủ hơn, và những tầng lớp đối lập trong các "đơnvị" này hầu như luôn hành động, khi có cơ hội, để giành quyền tự chủ nhiềuhơn. Theo nghĩa này, các đế chế không sụp đổ, thay vào đó, chúng tan rã,thường rất chậm, mặc dù cũng có khi rất nhanh chóng.6CƯỜNG QUỐC THẾ GIỚI ĐẦU TIÊNSự sụp đổ của đối thủ đã đưa Hoa Kỳ lên vị trí độc tôn, đồng thờithực sự trở thành cường quốc ở tầm vóc thế giới đầu tiên và duy nhất.Chưa dừng lại đó, vị thế thống trị toàn cầu của Mỹ trên một vài phươngdiện làm liên tưởng đến các đế chế trước đây, tuy phạm vi khu vực củachúng hạn chế hơn. Quyền lực của những đế chế này dựa trên hệ thốngphân cấp các nước chư hầu, triều cống, bảo hộ và thuộc địa, những nướcbề ngoài được xem là kém văn minh hơn. Ở một mức độ nào đó, thuật ngữlỗi thời này không hẳn không phù hợp với một số quốc gia hiện đang trongvòng ảnh hưởng của Mỹ. Như trong quá khứ, việc thể hiện sức mạnh "đếquốc" của Mỹ phần lớn bắt nguồn từ sự tổ chức vượt trội, từ khả năng huyđộng kịp thời các nguồn lực kinh tế và kỹ thuật to lớn cho các mục đíchquân sự, từ sự hấp dẫn văn hóa của lối sống Mỹ, dù không nói rõ ràngnhưng gây chú ý, từ sự năng động không giới hạn và năng lực cạnh tranhvốn có của giới tinh hoa chính trị xã hội Mỹ.Các đế chế trước đó cũng có phần nào các đặc tính này. La Mã lànước đầu tiên. Đế chế La Mã được thành lập trong khoảng hơn hai thế kỷrưỡi thông qua việc mở rộng lãnh thổ bền vững về phía bắc và sau đó về cảphía tây và đông nam, cũng như thông qua việc khẳng định quyền kiểmsoát hàng hải trên toàn bộ bờ biển Địa Trung Hải. Trong phạm vi địa lý, nóđạt đến đỉnh cao vào khoảng năm 211 (xem bản đồ ở trang 32). Đế chế LaMã là một chính thể tập quyền, với nền kinh tế tự cung tự cấp đơn nhất.Quyền lực đế chế được thực thi có chủ ý và chủ đích thông qua một hệthống tổ chức chính trị và kinh tế phức tạp. Một hệ thống đường bộ vàđường biển được thiết kế theo chiến lược, xuất phát từ thủ đô, cho phéptái triển khai hay tập trung nhanh chóng các quân đoàn La Mã đóng quân tạinhiều nước chư hầu và các tỉnh lỵ triều cống trong trường hợp an ninh bịđe dọa.Ở đỉnh cao của đế chế, các quân đoàn La Mã được triển khai ở nướcngoài có không dưới ba trăm ngàn người, một lực lượng ấn tượng, ngàycàng trở nên nguy hiểm hơn nhờ vượt trội về chiến thuật và vũ khí cũngnhư khả năng chỉ đạo tái triển khai tương đối nhanh chóng của trung ương.(Điều đáng chú ý là vào năm 1996, cường quốc tối cao vô cùng đông dân,Mỹ, đang bảo vệ những vùng bên ngoài chịu ách thống trị của nó bằng cáchđưa 296.000 binh sĩ chuyên nghiệp đóng quân ở hải ngoại.)Tuy nhiên, uy lực của Đế chế La Mã cũng bắt nguồn từ một thực tạitâm lý không kém phần quan trọng. Civis Romanus sum - "Tôi là công dânLa Mã" - là định nghĩa bản thân cao quý nhất, một niềm tự hào, và là khátvọng đối với nhiều người lúc bấy giờ. Dần được trao cho cả những ngườikhông phải người La Mã, địa vị công dân La Mã cao quý là biểu thị sựẳvượt trội về văn hóa, cái khẳng định sứ mệnh của uy quyền đế quốc. Nókhông chỉ hợp pháp hóa quyền thống trị của La Mã, mà còn khiến chonhững nước lệ thuộc nó mong muốn được đồng hóa và hòa nhập vào cấutrúc đế quốc. Sự ưu việt về văn hóa, được xem là do những người cai trịban cho và được bên chịu khuất phục thừa nhận, do đó củng cố thêm choquyền lực đế quốc.Thế lực đế quốc tối cao đó, trong phần lớn thời gian không bị aitranh giành, kéo dài khoảng ba trăm năm. Ngoại trừ một thời kỳ khó khăndo Đế chế Carthage gần đó và Đế chế Parthia ở rìa phía đông gây ra, thếgiới bên ngoài phần lớn đều thấp kém hơn, không được tổ chức tốt, chỉ cókhả năng tấn công lẻ tẻ trong suốt hầu hết thời gian, sự yếu kém rõ ràng vềmặt văn hóa. Chừng nào đế chế còn có thể duy trì sức mạnh và sự thốngnhất bên trong thì thế giới bên ngoài không thể cạnh tranh được.Ba nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của Đế chế LaMã. Đầu tiên, đế chế trở nên quá lớn nên một trung ương duy nhất khó cóthể cai trị toàn bộ, nhưng khi chia nó thành hai nửa tây và đông thì chính làtự động phá hủy tính độc quyền của nó. Thứ hai, song song đó, sự cao ngạođế quốc kéo dài đã khởi phát chủ nghĩa hưởng lạc ăn vào văn hóa, dần dầnphá vỡ quyết tâm đạt đến sự vĩ đại của tầng lớp chính trị. Thứ ba, lạm phátkéo dài làm suy yếu khả năng tự duy trì của hệ thống không cần sự hy sinhxã hội, điều mà các công dân không còn sẵn sàng thực hiện. Suy đồi vănhóa, phân chia chính trị và lạm phát tài chính kết hợp với nhau, khiến choLa Mã dễ dàng bị tổn thương trước sự tấn công của những đội quân bênngoài.Theo tiêu chuẩn hiện đại, La Mã không thực sự là một cường quốcthế giới nhưng lại là một cường quốc khu vực. Tuy nhiên, vào thời điểm ýthức độc lập đang lan rộng khắp các lục địa khác nhau trên toàn cầu, uy thếkhu vực của nó lại khép kín và biệt lập, không nằm sát cạnh hoặc thậm chícòn ở xa đối thủ. Do đó, Đế chế La Mã là một thế giới riêng biệt, sự ưuviệt về tổ chức chính trị và văn hóa biến nó trở thành tiền thân của các hệthống đế quốc có phạm vi địa lý thậm chí còn lớn hơn.Mặc dù vậy, Đế chế La Mã không phải là duy nhất. Đế chế La Mã vàĐế chế Trung Quốc xuất hiện gần như cùng lúc, dù không biết gì đếnnhau. Đến năm 221 TCN (thời Chiến tranh Punic giữa Đế chế La Mã vàĐế chế Carthage), Tần Thủy Hoàng - bấy giờ thống nhất bảy quốc gia,hình thành nên Đế chế Trung Quốc đầu tiên - đã thúc đẩy việc xây dựngVạn lý trường thành ở phía bắc, cô lập vương quốc bên trong với thế giớiman di bên ngoài. Tiếp đến, nhà Hán, thành lập năm 140 TCN, thậm chícòn có phạm vi và tổ chức hùng mạnh hơn. Tính đến khi thời đại Kitô giáobắt đầu, không dưới 57 triệu người phải chịu uy quyền của Đế chế TrungQuốc. Con số khổng lồ vừa nêu là bằng chứng cho thấy một chính quyềncai trị trung ương vô cùng hiệu quả, thực thi thông qua một bộ máy quanliêu chuyên quyền và hà khắc. Nhà Hán cai trị một đế quốc trải dài đến tậnbán đảo Triều Tiên, chiếm một phần Mông Cổ và hầu hết vùng duyên hảiTrung Quốc ngày nay. Tuy nhiên, giống như La Mã, nhà Hán cũng đau đầuvì các vấn đề nội bộ, và cuối cùng nhanh chóng tan rã thành ba nhà nướcđộc lập vào năm 220 (thời Tam Quốc).Lịch sử lâu đời của Trung Quốc liên quan đến chu trình tái thốngnhất và bành trướng, tiếp đó là suy tàn và tan rã. Trung Quốc từng nhiềulần thiết lập thành công các hệ thống đế chế tự chủ, độc lập và không bịbất kỳ tổ chức thù địch bên ngoài nào can dự. Thế chân vạc Tam Quốc đãthay đổi hoàn toàn vào năm 589, với sự tái xuất hiện của một cái gì đótương tự một hệ thống đế chế. Nhưng thời kỳ Trung Quốc tự khẳng định làđế chế vĩ đại nhất lại diễn ra dưới thời người Mãn cai trị, đặc biệt là vàođầu triều đại nhà Thanh. Đến thế kỷ 18, một lần nữa, Trung Quốc trởthành một đế chế thực thụ, bao quanh vùng trung tâm là các nước chư hầuvà triều cống mà ngày nay là toàn bộ bán đảo Triều Tiên, các nước ĐôngDương, Thái Lan, Miến Điện và Nepal. Do đó, Trung Quốc chi phối mộtlãnh thổ trải dài từ vùng Viễn Đông của Nga hiện nay xuống đến phía nam,băng ngang miền Nam Siberia đến tận hồ Baikal, vào lãnh thổ hiện thuộcvề Kazakstan, sau đó xuống phía nam đến Ấn Độ Đương, vòng sanghướng đông ngang qua Lào và miền Bắc Việt Nam (xem bản đồ trang 36).Cũng như trường hợp La Mã, Đế chế Trung Quốc là một tổ chức tàichính, kinh tế, giáo dục và an ninh phức tạp. Việc kiểm soát cả một vùnglãnh thổ rộng lớn với hơn 300 triệu dân sinh sống được triển khai thôngqua tất cả các phương thức, trong đó đặc biệt chú trọng vào bộ máy chínhtrị tập quyền trung ương, được hỗ trợ bởi một hệ thống sứ giả truyền tin vàchỉ dụ vô cùng hữu dụng. Toàn bộ đế chế được phân ra thành bốn khu vực,kéo dài từ Bắc Kinh và phân chia giới tuyến các khu vực để tin tức có thểđến được tương ứng trong vòng một tuần, hai tuần, ba tuần hay bốn tuần.Một bộ máy quan liêu tập quyền - được tuyển lựa qua thi cử, được đào tạochuyên nghiệp và cạnh tranh - chính là rường cột cho một khối thống nhất.Sự thống nhất đó được củng cố, hợp thức hóa và duy trì - một lầnnữa, như trong trường hợp của La Mã - nhờ nhận thức mãnh liệt vốn đã ănsâu vào gốc rễ về nền văn hóa ưu việt; niềm tin này nhờ có Nho giáo - mộthệ thống triết lý phủ khắp đế chế, nhấn mạnh vào sự hài hòa, phân cấp vàkỷ luật - mà càng in dấu ấn đậm nét và được củng cố thêm. Trung Quốc -đế chế của Thiên tử - được xem như là trung tâm của vũ trụ, những kẻ ởngoại vi và xa hơn thế nữa chỉ được xem là man di. Là người Trung Quốccó nghĩa là có học thức, và vì lý do đó, phần thế giới còn lại có nghĩa vụtôn kính Trung Quốc. Ý thức thống trị đặc biệt đó thấm sâu vào lối hànhxử của Hoàng đế Trung Quốc khi trả lời thư của vua George III, Vươngquốc Anh - ngay cả trong giai đoạn Trung Quốc đang ngày càng suy yếuvào cuối thế kỷ 18, khi mà các sứ giả Anh đã cố gắng thuyết phục TrungQuốc tham gia giao thương với nước họ và tặng kèm cho Hoàng đế của Đếquốc Trung tâm một số sản phẩm công nghiệp Anh xem như là quà thiệnchí:Chúng ta, nhờ ân sủng của Thiên tuế, Hoàng đế, chỉ thị cho Vua nước Anhphải lưu ý đến bổn phận của mình:Thiên quốc, cai trị tất cả bốn vùng biển... không coi trọng những thứ quýhiếm... chúng ta cũng không có chút nhu cầu nào với các kỹ nghệ của đất nướcngươi...Do đó, chúng ta... đã hạ lệnh cho sứ thần cống nạp của ngươi trở về nhà antoàn. Còn ngươi, nhà vua, chỉ cần hành động tuân theo ý muốn của chúng ta vớilòng trung thành tuyệt đối và nguyện phục tùng suốt đời.Sự suy tàn và tan rã của rất nhiều "phiên bản" Đế chế Trung Quốcchủ yếu đều đến từ căn nguyên nội bộ. Mông Cổ và sau đó là "quân mandi" phương Tây thắng thế do đế chế đã kiệt quệ, suy đồi, do chủ nghĩahưởng lạc từ bên trong, do thiệt hại về kinh tế cũng như thiếu sáng tạoquân sự đã làm hao mòn rồi nhanh chóng dẫn đến sụp đổ cả một ý chíTrung Quốc. Các cường quốc bên ngoài lợi dụng những bất ổn của nội bộTrung Quốc-Anh trong Chiến tranh nha phiến (1839-1842), Nhật Bản mộtthế kỷ sau đó; điều này làm hình thành nên một thức cảm sâu sắc về một sựsỉ nhục văn hóa, cái đã thôi thúc người Trung Quốc trong suốt thế kỷ 20;cái "quốc sỉ" này gay gắt hơn tất cả do được dấy lên từ xung đột giữa ýthức văn hóa ưu việt đã ăn sâu vào tâm trí với thực tại chính trị yếu kémthời hậu kỳ đế quốc.Giống như trường hợp của La Mã, Đế chế Trung Quốc ngày nay sẽđược xếp thành một cường quốc khu vực. Nhưng vào thời hoàng kim củamình, Trung Quốc không có đối thủ nào cùng đẳng cấp trên thế giới, cónghĩa là không có một cường quốc nào có thể thách thức vị thế đế quốchoặc thậm chí chống lại sự bành trướng của nó nếu nó muốn. Hệ thống củaTrung Quốc tự chủ, tự cường, chủ yếu dựa trên bản sắc dân tộc phổ quátđược triều đình áp đặt lên các dân tộc ngoại lai và các nước triều cống lâncận, với mức độ khá là hạn chế.Bản chất thống trị và cốt lõi của việc tự xem mình là lớn đã giúpTrung Quốc định kỳ tự khôi phục chất đế quốc của nó. Ở khía cạnh đó,Trung Quốc hoàn toàn không giống các đế chế khác, tuy nhỏ xét theo sốlượng nhưng người dân lại có động lực bá chủ mạnh mẽ, trong một thờigian ngắn, có thể áp đặt và giữ vững ách thống trị lên các dân tộc ngoại laiđông dân hơn. Tuy nhiên, một khi sự thống trị của các đế chế "cỡ nhỏ" suytàn, khôi phục đế chế là việc không tưởng.Để tìm một cái gì đó tương đối thích hợp cho việc đối chiếu với địnhnghĩa ngày nay về một đế quốc toàn cầu, chúng ta phải chuyển sang mộttrường hợp ngoại lệ: Mông Cổ. Đế chế này được hình thành thông quacuộc đấu tranh khốc liệt với các đối thủ lớn mạnh và có tổ chức. Trong sốnhững nhà nước bị đánh bại có Vương quốc Ba Lan và Hungary, quân độicủa Đế chế La Mã Thần thánh, nhiều công quốc thuộc Nga và vùng Rus,Nhà nước Hồi giáo Baghdad, và sau đó là thôn tính cả Trung Quốc dướitriều đại nhà Tống.Thành Cát Tư Hãn và những người kế vị, bằng cách đánh bại các địchthủ trong khu vực, đã thiết lập chính phủ chuyên chế trên lãnh thổ mà saunày đã được các học giả địa chính trị xác định là trung tâm toàn cầu, haytrục quyền lực thế giới. Đế chế trên lục địa Á-Âu của họ trải dài từ bờ biểnTrung Quốc đến Anatolia ở Tiểu Á và đến vùng Trung Âu (xem bản đồ ởtrang 39). Mãi cho đến thời kỳ hoàng kim của khối Xô-Trung theo chủthuyết Stalin, Đế chế Mông Cổ trên lục địa Á-Âu cuối cùng cũng hợpnhất, đến mức phạm vi kiểm soát của nhà nước tập quyền là trên khắpvùng lãnh thổ tiếp giáp.Các đế chế La Mã, Trung Quốc và Mông Cổ là những tiền thân mangtính khu vực của những nước tham vọng trở thành cường quốc toàn cầutiếp sau đó. Trong trường hợp của La Mã và Trung Quốc, như đã đề cập ởtrên, các mô hình đế chế của họ phát triển vượt bậc, cả về chính trị và kinhtế, trong khi việc chấp nhận rộng rãi sự vượt trội về văn hóa của trung tâmcó chức năng thực thi vai trò gắn kết quan trọng. Ngược lại, Đế chế MôngCổ duy trì quyền lực chính trị hoàn toàn dựa vào những cuộc chinh phạt,nối tiếp là sự thích nghi (thậm chí là đồng hóa) với các điều kiện địaphương.Uy lực của Đế chế Mông Cổ chủ yếu dựa trên sức mạnh quân sự vượttrội. Họ áp dụng xuất sắc lẫn tàn nhẫn các chiến thuật quân sự ưu việt, cókhả năng chuyển quân thần tốc đáng kinh ngạc kết hợp với sự tập trung kịpthời, nhờ vậy nền cai trị của Mông Cổ không đòi hỏi hệ thống kinh tế hoặctài chính có tổ chức, tương tự, chính quyền Mông Cổ không cần phải bắt rễvào bất kỳ thức nhận văn hóa ưu việt kiên định nào. Lực lượng cai trịMông Cổ rất mỏng về số lượng nên không thể đại diện cho giai cấp thốngtrị tự phục hưng, và cũng thiếu đi nhận thức rõ ràng cùng mối quan tâm vềvăn hóa hoặc thậm chí ưu thế sắc tộc đã lấy đi tinh thần tự tin chủ quan cầncó của đế chế tinh nhuệ này.Trên thực tế, dần dà, những người cai trị Mông Cổ dễ bị đồng hóavào những dân tộc có nền văn hóa tiến bộ hơn sống ở vùng đất mà họ đãchinh phục. Do đó, một trong những cháu trai của Thành Cát Tư Hãn,người đã trở thành hoàng đế trên phần lãnh thổ Trung Quốc thuộc vươngquốc của Đại Hãn, trở thành nhà truyền bá nhiệt thành của Nho giáo; mộtngười khác trở thành tín đồ Hồi giáo sùng đạo với vai trò là quốc chủ(sultan) của các nước Hồi giáo thuộc Ba Tư; và người thứ ba trở thànhngười cai trị xứ Ba Tư ở Trung Á, hoàn toàn theo nghĩa văn hóa.Hiện tượng những người bị trị đồng hóa giới cai trị vốn không cómột nền văn hóa chính trị vượt trội kết hợp với việc không giải quyết đượcvấn đề kế vị sau Đại Hãn, người đã xây dựng nên Đế chế Mông Cổ, dẫnđến kết cục sau cùng như ta đã biết. Lãnh thổ đế quốc trở nên quá lớn,khiến cho một trung ương độc nhất không còn khả năng cai trị bao trùm,nhưng giải pháp thử nghiệm - chia cắt đế chế thành nhiều vùng tự trị - lạithúc đẩy sự đồng hóa cục bộ diễn ra nhanh hơn và đẩy nhanh sự tan rã củanó. Sau hai thế kỷ tồn tại, từ năm 1206 đến năm 1405, đế chế trên đất liềnlớn nhất thế giới biến mất không một dấu vết.Sau đó, châu Âu trở thành trung tâm quyền lực thế giới cũng như nơitập trung các cuộc xung đột lớn giành quyền lực tối cao. Thật vậy, trongkhoảng ba thế kỷ, vùng ngoại vi tây bắc nhỏ bé của lục địa Á-Âu - thôngqua kế hoạch cường quốc hóa lĩnh vực hàng hải - lần đầu tiên đã thực sựthao túng được toàn cầu khi các cường quốc của nó vươn ra và khẳng địnhchính mình trên mọi châu lục thế giới. Đáng chú ý là ở Tây Âu có số lượngđế quốc không nhiều, đặc biệt là khi so với số thuộc địa. Tuy nhiên, vàođầu thế kỷ 20, bên ngoài Tây Bán cầu (mà hai thế kỷ trước đó vẫn còn chịusự kiểm soát của Tây Âu và là nơi sinh sống chủ yếu của dân di cư châuÂu và con cháu họ), chỉ có Trung Quốc, Nga, Đế chế Ottoman và Ethiopiakhông chịu sự chi phối của Tây Âu (xem bản đồ trang 41).Thế nhưng, ưu thế quyền lực đó không đồng nghĩa với việc Tây Âutrở thành cường quốc thế giới. Thực tế quan trọng cần nhìn nhận ở đây làuy lực toàn cầu của nền văn minh châu Âu và sự phân mảnh quyền lựcngay trên chính châu lục này. Không giống như cuộc chinh phục vùng trungtâm lục địa Á-Âu của người Mông Cổ hoặc của Đế quốc Nga sau đó, chủnghĩa đế quốc ở nước ngoài của châu Âu có được là nhờ vào những cuộcthám hiểm xuyên đại dương không ngừng và mở rộng thương mại hànghải. Tuy vậy, quá trình này kéo theo xung đột không ngừng giữa các quốcgia hàng đầu châu Âu, nó không chỉ vì các thuộc địa ở nước ngoài mà cònvì quyền bá chủ trong chính châu Âu. Sự thật quan trọng về mặt địa chínhtrị đó là quyền bá chủ toàn cầu của châu Âu không xuất phát từ quyền báchủ ở châu Âu của bất kỳ cường quốc châu Âu đơn lẻ nào.Nói rộng ra, cho đến giữa thế kỷ 17, Tây Ban Nha là cường quốchàng đầu châu Âu. Đến cuối thế kỷ 15, nó cũng đã là một cường quốc đếquốc ở nước ngoài đang ấp ủ tham vọng toàn cầu. Bấy giờ, tôn giáo đóngvai trò như là giáo lý gắn kết và là một nguồn truyền đi nhiệt huyết của đếquốc. Thật vậy, cần phải có phán xử của Giáo hoàng giữa Tây Ban Nha vàđối thủ hàng hải của họ, Bồ Đào Nha, để quyết định ranh giới chính thứcxem lãnh thổ thuộc địa nào thuộc Tây Ban Nha, cái nào thuộc Bồ Đào Nhatrong các Hiệp ước Tordesilla (1494) và Saragossa (1529). Tuy nhiên, khiđối mặt với những thách thức từ Anh, Pháp và Hà Lan, Tây Ban Nhakhông bao giờ có thể khẳng định uy quyền thực sự, cả ở Tây Âu lẫn trênkhắp các đại dương.Thế thượng phong của Tây Ban Nha dần dần nhường lại cho Pháp.Cho đến năm 1815, Pháp trở thành cường quốc thống trị châu Âu, mặc dùliên tục bị cản trở bởi các đối thủ ở chính châu Âu, cả trên lục địa và ở hảingoại. Dưới thời Napoleon, Pháp tiến gần hơn cả đến việc thiết lập quyềnbá chủ thực sự ở châu Âu. Nếu thành công, nó cũng đã có thể giành đượcvị thế cường quốc thống trị toàn cầu. Tuy nhiên, thất bại của nó trước mộtliên minh châu Âu đã tái thiết lập cán cân quyền lực trên lục địa.Trong thế kỷ tiếp theo tính cho đến khi Thế chiến thứ nhất diễn ra,Vương quốc Anh thao túng hàng hải toàn cầu khi London trở thành trungtâm tài chính và thương mại chủ chốt của thế giới còn Hải quân Anh"thống trị những ngọn sóng". Vương quốc Anh hoàn toàn nằm ngoài biển,nhưng giống như những nước châu Âu khao khát trở thành bá chủ toàn cầutrước đó, Vương quốc Anh không thể một mình thống trị châu Âu. Thayvào đó, Anh trông cậy vào nền ngoại giao có cán cân quyền lực phức tạp vàcuối cùng là dựa vào Hiệp ước thân thiện Anh-Pháp để ngăn chặn quyềnthống trị trên lục địa của cả Nga và Đức.Đế quốc của người Anh ở bên kia đại dương ban đầu có được nhờthám hiểm, giao thương và xâm lăng. Nhưng giống như các Đế chế La Mãvà Trung Quốc trước đó hoặc các đối thủ Pháp và Tây Ban Nha, nó cũngcó được quyền lực lâu dài bắt nguồn từ ý thức về nền văn hóa Anh ưu việt.Ưu thế đó không chỉ là tính kiêu ngạo của bản thân tầng lớp đế quốc thốngtrị mà còn là cách nhìn nhận chung của nhiều chủ thể không phải ngườiAnh. Theo lời của tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, NelsonMandela: "Tôi được nuôi dạy tại một trường học ở Anh và vào thời điểmđó Anh là nơi có mọi thứ tốt nhất trên thế giới. Tôi không chối bỏ tầm ảnhhưởng mà Anh và lịch sử và văn hóa Anh đã tác động lên chúng tôi." Sựvượt trội về văn hóa, được khẳng định hoàn toàn và được thừa nhận tronglặng lẽ, có tác dụng làm giảm sự phụ thuộc vào lực lượng quân sự hùngmạnh để duy trì quyền lực là một đế quốc trung tâm. Đến năm 1914, chỉ cóvài ngàn quân nhân và công chức người Anh kiểm soát khoảng 11 triệudặm vuông và gần 400 triệu người không phải người Anh (xem bản đồ ởtrang 46).Tóm lại, La Mã thể hiện quyền thống trị của mình chủ yếu thông quatổ chức quân đội ưu việt và hấp dẫn về văn hóa. Trung Quốc phụ thuộc rấtnhiều vào hiệu quả của bộ máy quan liêu để cai trị một đế chế dựa trên bảnsắc dân tộc chung, củng cố quyền lực của mình thông qua nhận thức sâusắc về nền văn hóa ưu việt. Đế chế Mông Cổ kết hợp các chiến thuật quânsự tiên tiến nhằm chinh phục và theo khuynh hướng đồng hóa làm cơ sởcai trị. Anh quốc (cũng như Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp) giành được ưuthế khi ngọn cờ của họ theo sau thương mại, quyền lực của họ cũng đượccủng cố nhờ vào tổ chức quân sự vượt trội và sự khẳng định về văn hóa.Nhưng không một đế chế nào thực sự mang tính toàn cầu. Ngay cả Vươngquốc Anh cũng không phải là một cường quốc toàn cầu. Nó không kiểmsoát mà chỉ làm cân bằng châu Âu. Một châu Âu ổn định rất quan trọng đốivới sự thống trị thế giới của Anh và sự sụp đổ của châu Âu chắc chắn đánhdấu chấm hết quyền bá chủ của Anh.Ngược lại, ngày nay, phạm vi và tầm ảnh hưởng của quyền lực toàncầu Mỹ là độc nhất. Hoa Kỳ không chỉ kiểm soát tất cả đại dương và biểntrên thế giới, mà còn phát triển lực lượng quân sự cứng rắn nhằm kiểm soátbờ biển khu vực đổ bộ, cho phép thể hiện sức mạnh chính trị của họ trênđất liền. Các binh đoàn hải ngoại Mỹ đóng cố định ở cực tây và cực đônglục địa Á-Âu, kiểm soát cả Vịnh Ba Tư. Trong số các nước và vùng lãnhthổ lệ thuộc vào Mỹ, một số nằm rải rác trên toàn bộ lục địa Á-Âu, như bảnđồ ở trang 48, cho thấy mong mỏi được chấp thuận thiết lập mối quan hệchính thức hơn với Washington.Nền kinh tế năng động của Mỹ là tiền tố cần thiết cho việc thực hiệnbá quyền toàn cầu. Ban đầu, ngay sau Thế chiến thứ hai, nền kinh tế Mỹđứng tách biệt với tất cả những nước khác, chiếm hơn 50% GNP thế giới.Sự phục hồi kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản, tiếp sau là hiện tượng tăngtrưởng kinh tế thần tốc của châu Á làm cho tỷ lệ GNP toàn cầu của Mỹdần thu hẹp lại, với mức sống cao không tương xứng với thời kỳ ngay sauhậu chiến. Tuy nhiên, trước khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, GNP toàn cầucủa Mỹ, và cụ thể hơn là phần sản lượng sản xuất thế giới của nó, ổn địnhở mức khoảng 30% - chuẩn mực trong suốt thế kỷ đó, trừ một vài năm đặcbiệt ngay sau Thế chiến thứ hai.Quan trọng hơn, Mỹ duy trì, thậm chí còn mở rộng vị thế đứng đầutrong việc khai thác những phát minh khoa học mới nhất cho mục đíchquân sự, do đó tạo nên nền tảng quân sự có một không hai về công nghệ,thứ duy nhất có thể tạo tầm ảnh hưởng khắp toàn cầu. Đồng thời, nó vẫnduy trì lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trong những ngành công nghệ thông tinmang tính quyết định đối với nền kinh tế. Ưu thế của Mỹ trong các lĩnhvực hàng đầu của nền kinh tế tương lai cho thấy, có lẽ sự vượt trội về côngnghệ của Mỹ không thể sớm bị "soán ngôi", đặc biệt là trong các lĩnh vựcquan trọng đối với kinh tế. Người Mỹ vẫn đang duy trì hoặc thậm chí nớirộng lợi thế của mình trong hoạt động sản xuất trước các đối thủ Tây Âuvà Nhật Bản.Tất nhiên, Nga và Trung Quốc là những cường quốc không bằng lòngvới vị thế vượt trội này của Mỹ. Đầu năm 1996, họ cùng phát biểu như vậytrong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga, Boris Yeltsin. Hơn nữa,họ sở hữu kho vũ khí hạt nhân có thể đe dọa lợi ích sống còn của Hoa Kỳ.Nhưng sự thật phũ phàng là vào thời điểm hiện tại và trong thời gian tới,mặc dù có thể khởi xướng cuộc chiến tranh hạt nhân tự sát nhưng không aitrong số họ có thể giành chiến thắng. Thiếu khả năng triển khai lực lượngtừ xa để áp đặt ý chí chính trị và nền kỹ thuật công nghệ đang lạc hậu hơnnhiều so với Mỹ, họ không có phương tiện để duy trì cũng như không thểnhanh chóng có được quyền lực chính trị trên phạm vi toàn thế giới.Tóm lại, Mỹ đứng hàng đầu trong bốn lĩnh vực quyết định nên vị thếcường quốc toàn cầu: về mặt quân sự, nó có phạm vi hoạt động chưa từngcó trên thế giới; về kinh tế, là đầu tàu chủ chốt đối với tăng trưởng toàncầu, bất chấp việc bị Nhật và Đức thách thức ở một vài lĩnh vực (cả haiđều không có được những đặc điểm để trở thành cường quốc toàn cầukhác); về mặt công nghệ, Mỹ vẫn giữ được vị trí dẫn đầu trong các lĩnhvực sáng tạo vượt trội; và về mặt văn hóa, dù có chút khiếm nhã nhưng nóvẫn sở hữu sức hấp dẫn không có đối thủ, đặc biệt là trong mắt giới trẻ.Tất cả những điều đó mang lại cho Hoa Kỳ uy lực chính trị không mộtnước nào khác có thể sánh được. Sự kết hợp của cả bốn yếu tố đó khiếnMỹ trở thành siêu cường quốc toàn diện duy nhất trên thế giới.HỆ THỐNG TOÀN CẦU CỦA MỸMặc dù vị thế vượt trội trên trường quốc tế của Mỹ đương nhiên cónhững điểm tương đồng với các hệ thống đế quốc trước đó, nhưng quantrọng hơn là những khác biệt. Chúng vượt qua cả những vấn đề về phạm vilãnh thổ. Sức mạnh toàn cầu của Mỹ được thể hiện thông qua một hệ thốngphổ quát mang nét độc đáo riêng, phản ánh những kinh nghiệm xử lý nội bộcủa Mỹ, mang tính xã hội và gắn với mô hình chính trị Mỹ.Các đế chế trước đó được xây dựng nhờ vào tầng lớp quý tộc và vềcơ bản, trong hầu hết các trường hợp đều được cai trị bằng chế độ độc tàihoặc chuyên chế. Phần lớn dân cư của các quốc gia đế quốc hoặc thờ ơ vềmặt chính trị, hoặc bị tiêm nhiễm cảm xúc và biểu hiện đế quốc trong thờigian gần đây. Cuộc tìm kiếm vinh quang quốc gia, "gánh nặng của nhữngngười da trắng", "sứ mệnh khai hóa", chưa nói đến những cơ hội mangmục đích tư lợi - tất cả nhằm huy động sự ủng hộ cho các chuyến du hànhcủa đế quốc và cơ bản là nhằm duy trì tháp phân cấp quyền lực đế quốc.Thái độ của công chúng Mỹ đối với kế hoạch thiết lập quyền lực bênngoài của Mỹ ngày càng mâu thuẫn. Công chúng ủng hộ Mỹ tham gia Thếchiến thứ hai phần lớn vì cú sốc sau vụ việc Nhật Bản tấn công Trân ChâuCảng. Việc Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Lạnh ban đầu được miễn cưỡngtán thành, cho đến khi xảy ra cuộc phong tỏa Berlin và tiếp đó là Chiếntranh Triều Tiên. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ trở thànhcường quốc thế giới duy nhất, điều này không khiến dân chúng hài lòngmà lại nghiêng nhiều hơn về việc giới hạn trách nhiệm của Mỹ ở nướcngoài. Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành vào năm 1995 và 1996cho thấy người Mỹ nói chung muốn "chia sẻ" sức mạnh toàn cầu vớinhững nước khác, thay vì thể hiện tính độc quyền.Vì những yếu tố nội bộ này, hệ thống toàn cầu của Mỹ nhấn mạnhphương thức kết nạp (như trong trường hợp của các đối thủ thua cuộc làĐức, Nhật Bản và gần đây là Nga) với phạm vi lớn hơn nhiều so với cáchệ thống đế quốc trước đó. Nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào tầm ảnhhưởng gián tiếp lên các tầng lớp ưu tú của các nước lệ thuộc, khi đang thuđược nhiều lợi ích từ những nguyên tắc và thiết chế hấp dẫn của nền dânchủ. Tất cả những điều đã nói ở trên được củng cố thông qua việc Mỹ thaotúng trên quy mô lớn nhưng không rõ ràng truyền thông toàn cầu, nhữngtrò giải trí thịnh hành và nền văn hóa đại chúng vượt trội của Mỹ cũngthông qua tầm ảnh hưởng rất rõ ràng của công nghệ tối tân và phạm viquân sự toàn cầu của Mỹ.Vượt trội về văn hóa là một khía cạnh bị đánh giá thấp của cườngquốc toàn cầu Mỹ. Bất luận từng bị đánh giá thấp về mặt giá trị mỹ học,văn hóa đại chúng Mỹ luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ, đặc biệt là đối vớigiới trẻ thế giới. Sức hấp dẫn của nó có thể bắt nguồn từ lối sống hưởngthụ mà nó thể hiện, nhưng khả năng thu hút ở quy mô toàn cầu thì không aicó thể phủ nhận. Các chương trình truyền hình và phim ảnh Mỹ chiếmkhoảng ba phần tư thị trường toàn cầu. Nhạc pop Mỹ cũng chiếm ưu thếkhông kém, trong khi những mốt nhất thời, thói quen ăn uống, và thậm chíquần áo của Mỹ cũng dần được bắt chước trên toàn thế giới. Ngôn ngữ củaInternet là tiếng Anh và tỷ lệ cuộc trò chuyện quốc tế thông qua máy tínhchiếm áp đảo cũng là Mỹ, tác động đến nội dung của cuộc hội thoại toàncầu. Cuối cùng, Mỹ đã trở thành Mecca7(nơi thu hút nhiều người đến)cho những người tìm kiếm nền giáo dục tiên tiến, với khoảng nửa triệusinh viên nước ngoài đổ xô đến Hoa Kỳ, trong đó nhiều người không baogiờ trở về quê nhà nữa. Có thể tìm thấy sinh viên tốt nghiệp từ các trườngđại học Mỹ trong hầu hết các chính phủ trên mọi lục địa.Phong cách của nhiều chính trị gia dân chủ nước ngoài dần dần cũngtương tự người Mỹ. Không chỉ mình John F. Kennedy nhìn thấy những kẻbắt chước hăng hái ở nước ngoài, mà thậm chí gần đây hơn (và ít nổi tiếnghơn) các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ đã trở thành mục tiêu cho những nghiêncứu tỉ mỉ và mô phỏng về mặt chính trị. Các chính trị gia từ các nền vănhóa khác như Nhật Bản và Anh (ví dụ, thủ tướng Nhật Bản giữa nhữngnăm 1990, Ryutaro Hashimoto và thủ tướng Anh, Tony Blair - ghi là"Tony", bắt chước "Jimmy" Carter, "Bill" Clinton hay "Bob" Dole) đềucảm thấy hoàn toàn phù hợp khi mô phỏng phong cách thân mật, giao tiếpbình dân và phương thức quan hệ công chúng của Bill Clinton.Những tư tưởng dân chủ, gắn liền với truyền thống chính trị Mỹ,củng cố thêm những gì được cho là "Chủ nghĩa đế quốc văn hóa" Mỹ.Trong thời đại hình thái chế độ dân chủ lan rộng mạnh mẽ nhất, kinhnghiệm chính trị Mỹ có xu hướng trở thành tiêu chuẩn để noi theo. Sự lâylan này nhấn mạnh trên toàn thế giới vai trò cốt lõi của Bản hiến phápthành văn và luật pháp tối cao đối với lợi ích chính trị, bất kể trong thực tếbất công như thế nào, đã tận dụng được sức mạnh của chính thể hợp hiếnHoa Kỳ.Sức hấp dẫn và tác động của hệ thống chính trị dân chủ Mỹ cũng gắnliền, với sự thu hút ngày càng tăng của mô hình kinh tế doanh nghiệp Mỹ,nhấn mạnh tự do thương mại toàn cầu và cạnh tranh không giới hạn. Khihệ thống phúc lợi phương Tây, bao gồm cả sự nhấn mạnh của Đức về"đồng quản lý" giữa các doanh nghiệp và công đoàn, bắt đầu mất đi độnglực kinh tế, nhiều người châu Âu đang lên tiếng cho rằng phải bắt chướcnền kinh tế văn hóa mang tính cạnh tranh hơn và thậm chí tàn nhẫn hơncủa Mỹ nếu châu Âu không muốn bị tụt lại phía sau. Ngay cả Nhật Bản,chủ nghĩa cá nhân hơn trong hoạt động kinh tế đang được công nhận là yếutố đi đôi cần thiết đối với thành công kinh tế.Do đó, Mỹ nhấn mạnh sự kết hợp dân chủ chính trị và phát triển kinhtế để truyền tải một thông điệp lý tưởng đơn giản thu hút nhiều người: theođuổi thành công cá nhân, đề cao tính tự do khi tạo dựng sự giàu có. Kết quảpha trộn của chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa cá nhân là một sự kết hợphiệu quả. Tự làm cho bản thân sung túc là một quyền được Thiên chúa bancho, đồng thời có thể giúp ích cho người khác bằng cách trở thành tấmgương và tạo dựng của cải. Nó là một học thuyết thu hút những con ngườinăng động, tham vọng và thích sự cạnh tranh ở tầm cao.Khi phong cách Mỹ dần được mô phỏng tràn ngập khắp thế giới, nótạo nên một môi trường phù hợp hơn cho việc thực hiện quyền bá chủ giántiếp và, dường như, có sự đồng thuận. Và như trong trường hợp của hệthống đối nội Mỹ, quyền bá chủ đó liên quan đến mô hình phức tạp phốihợp chặt chẽ các cơ quan và các quy định với nhau, được phác thảo để tạosự đồng thuận và che đậy sự bất đối xứng giữa quyền lực và tầm ảnhhưởng. Như vậy, quyền thống trị toàn cầu của Mỹ có được bệ đỡ là một hệthống liên minh và hợp tác phức tạp trải dài trên toàn thế giới đúng theonghĩa đen.Một liên minh xuyên Đại Tây Dương, với hiện thân là NATO, liên kếtnhững quốc gia giàu có và thế lực nhất từ châu Âu đến châu Mỹ, đưa HoaKỳ trở thành thành viên chủ chốt ngay cả trong các vấn đề nội bộ châu Âu.Mối quan hệ chính trị và quân sự song phương với Nhật Bản đã liên kếtnền kinh tế hùng mạnh nhất châu Á với Hoa Kỳ. Nhật Bản (ít nhất là trongthời điểm hiện tại) về cơ bản là một nước được Mỹ bảo hộ. Mỹ cũng thamgia vào các tổ chức đa phương xuyên Thái Bình Dương non trẻ như Diễnđàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), biến mình thànhthành viên then chốt trong các vấn đề của khu vực này. Tây Bán cầuthường được bảo vệ trước những ảnh hưởng từ bên ngoài, cho phép Mỹđóng vai trò trung tâm trong các tổ chức đa phương hiện có trên nửa báncầu này. Việc bố trí an ninh đặc biệt ở Vịnh Ba Tư, nhất là sau nhiệm vụtrừng phạt ngắn ngủi chống lại Iraq năm 1991, đã khiến cho khu vực kinhtế quan trọng này trở thành khu vực phi quân sự của Mỹ. Ngay cả nhữngvùng đất thuộc Liên Xô cũ cũng tràn ngập những thỏa thuận do Mỹ tài trợnhằm hợp tác chặt chẽ hơn với NATO, chẳng hạn như Đối tác vì Hòa bình.Ngoài ra, mạng lưới các tổ chức chuyên môn hóa toàn cầu cần đượcxem là một phần của hệ thống Mỹ, đặc biệt là các tổ chức tài chính "quốctế". Có thể nói Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) làđại diện cho lợi ích "toàn cầu", và người tài trợ có thể được hiểu là toànthế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, những tổ chức như trên bị chi phối rấtnhiều từ phía Mỹ, chúng bắt nguồn từ những khởi xướng của Mỹ, đặc biệtlà Hội nghị Bretton Woods năm 1944.Không giống các đế chế trước đó, hệ thống toàn cầu rộng lớn vàphức tạp này không phải là một tháp phân cấp. Thay vào đó, Mỹ đóng vaitrò trung tâm của vũ trụ hợp tác đan xen, trong đó quyền lực được thực thithông qua thương lượng, đối thoại, phổ biến liên tục và tìm kiếm sự đồngthuận chính thức, mặc dù quyền lực đó xuất phát từ một một gốc duy nhất,là Washington, D.C. Đó là nơi trận đấu quyền lực diễn ra và chơi theonhững luật của Mỹ. Có lẽ lời khen ngợi tốt nhất thế giới dành cho tiếntrình dân chủ thống trị toàn cầu then chốt của Mỹ là mức độ mà bản thâncác nước bên ngoài bị lôi kéo vào cuộc thương lượng chính trị nội bộ củaMỹ. Trong phạm vi có thể, nhiều chính phủ nước ngoài cố gắng vận độngnhững người Mỹ có chung bản sắc dân tộc hoặc bản sắc tôn giáo với họ.Hầu hết các chính phủ nước ngoài cũng sử dụng những người vận độnghành lang Mỹ để thúc đẩy cho trường hợp của họ, đặc biệt là trong Quốchội, nhằm bổ sung khoảng một ngàn nhóm lợi ích đặc biệt nước ngoài đăngký hoạt động tại thủ đô Mỹ. Các cộng đồng dân tộc Mỹ cũng cố gắng tácđộng đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trong đó những nhóm vận độnghành lang người Do Thái, Hy Lạp và Armenia nổi bật hơn cả, là nhữngnhóm được tổ chức hiệu quả nhất.Quyền lực tối cao của Mỹ đã tạo nên một trật tự quốc tế mới, khôngchỉ nhân rộng thêm mà còn đưa nhiều đặc trưng của chính hệ thống Mỹ vàonhiều nước khác. Các đặc trưng cơ bản của nó bao gồm:Một hệ thống an ninh chung, bao gồm các lực lượng và chỉ thị hợpnhất (NATO, Hiệp ước An ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản, v.v.);Hợp tác kinh tế khu vực (APEC, NAFTA) và các tổ chức hợp tácchuyên ngành toàn cầu (Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốctế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO));Các thủ tục nhấn mạnh việc đưa ra quyết định đồng thuận, ngay cảkhi bị Hoa Kỳ chi phối;Sự ưu tiên dành cho thành viên dân chủ trong số các đồng minh thenchốt;Mô hình tư pháp và hiến pháp toàn cầu sơ khai (từ Tòa án Quốc tếđến một tòa án đặc biệt để xét xử Tội ác chiến tranh ở Bosnia).Phần lớn hệ thống đó xuất hiện trong Chiến tranh Lạnh, là một phầnnỗ lực của Mỹ để ngăn cản đối thủ toàn cầu của mình, Liên bang Xô Viết.Do đó, nó sẵn sàng để áp dụng cho toàn cầu, một khi đối thủ chùn bước vàMỹ sẽ trở thành cường quốc toàn cầu đầu tiên và duy nhất. Bản chất củanó được nhà khoa học chính trị G. John Ikenberry tóm lược:Đó là bá quyền theo nghĩa tập trung xung quanh Hoa Kỳ và phản ánh cơ chếchính trị cùng các nguyên tắc tổ chức kiểu Mỹ. Đó là một trật tự tự do được hợppháp hóa và được đánh dấu bằng các tác động qua lại. Người châu Âu [cũng cóthể thêm vào người Nhật] có thể tái tổ chức và hợp nhất xã hội cùng nền kinh tếcủa mình theo hướng phù hợp với quyền bá chủ của Mỹ nhưng cũng tươngthích với khả năng thử nghiệm hệ thống chính trị tự chủ và bán độc lập củariêng họ... Sự cải tiến của hệ thống phức tạp này được dùng để "khai hóa" cácmối quan hệ giữa các nước lớn phương Tây. Đôi lúc đã có những xung đột căngthẳng giữa các quốc gia này, nhưng điều quan trọng là cuộc xung đột đó đãđược bao hàm trong một trật tự chính trị gắn kết chặt chẽ, ổn định và ngày càngrõ ràng... Nguy cơ chiến tranh bị loại bỏ.Hiện tại, quyền bá chủ toàn cầu có một không hai của Mỹ không hềcó đối thủ. Nhưng liệu nó vẫn sẽ tuyệt đối giữ được vị thế này trong nhữngnăm tới?81. Học thuyết Monroe (dựa trên những tuyên bố của cố tổng thống Mỹ James Monroe(1817-1825) vào năm 1823): học thuyết chống lại mọi can thiệp của các cường quốc châuÂu vào Bắc và Nam Mỹ, cũng như Bắc Mỹ can thiệp vào châu Âu. (BT)[Từ đây trở về sau, những chú thích đề "ND" là do người dịch bổ chú, "BT" là của biên tậpviên, không đề gì thêm là của tác giả.]↩2. Chương trình mười bốn điểm nổi tiếng của cố tổng thống Mỹ Woodrow Wilson (1856-1924) đề ra ngày 8-1-1918 gồm: 1. Đưa ra những hiệp định rõ ràng, không bí mật; 2. Tự dothông thương trên các đại dương; 3. Bãi bỏ các rào cản kinh tế; 4. Cắt giảm vũ khí; 5. Dànxếp các yêu sách của thuộc địa theo quyền lợi của các dân tộc bị trị; 6. Quân Đức rút khỏiNga, quyền tự do chính sách quốc gia ở Nga; 7. Quân Đức rút khỏi Bỉ, Bỉ là nước độc lập; 8.Quân Pháp rút khỏi vùng Alsace-Lorraine (từ năm 1871 thuộc Đế chế Phổ, sau Thế chiếnthứ nhất về tay Pháp); 9. Điều chỉnh biên giới Ý; 10. Các dân tộc thuộc Đế quốc Áo-Hungcó quyền tự quyết; 11. Quân Đức rút khỏi Romania, Serbia và Montenegro; 12. Các dân tộcthuộc Đế chế Ottoman có quyền tự quyết, eo biển Dardanelles cho phép tàu của mọi quốcgia; 13. Ba Lan độc lập, có một lối đi ra biển; 14. Thành lập một tổ chức quốc tế giữ gìn hòabình. (BT)↩3. Nguyên văn: power politics, một thuyết về quan hệ quốc tế, bao chứa ý tưởng cho rằngnhững phân bố quyền lực và lợi ích, hay thay đổi liên quan đến phân bố đó, là căn nguyêngây ra chiến tranh và/hoặc ổn định hệ thống. Nói dễ hiểu, là mạnh được yếu thua, kẻ thuaphải chịu sự thống trị và sai sử của kẻ thắng. (BT)↩4. Nguyên văn: Continental island, vị thế này tương tự như đảo Anh (Great Britain) đối vớichâu Âu, tuy là đảo tách ra khỏi lục địa châu Âu nhưng vẫn giữ những mối liên kết nhất địnhvề nhiều mặt. Ở đây, Mỹ tự xem mình là "hòn đảo lục địa", tuy tách rời nhưng có liên hệ vớilục địa Á-Âu. (BT)↩5. Cuộc phong tỏa Berlin (từ ngày 14-6-1948 đến ngày 12-5-1949): sự kiện xung đột lớn vàgây tổn thất đầu tiên của Chiến tranh Lạnh, giữa Nga và các nước Đồng minh Pháp, Anh,Mỹ. Nguyên nhân là do thành phố Berlin chia cho liên quân Anh, Pháp, Mỹ kiểm soát, vì lýdo địa thế, bị nằm lọt thỏm bên trong khu vực do Liên Xô kiểm soát nên đã có xung đột.(BT)↩6. Donald Puchala, "The History of the Future of International Relations" (Lịch sử của tươnglai các mối quan hệ quốc tế), Ethics and International Af airs 8, 1994, tr. 183.↩7. Thánh địa linh thiêng nhất của Hồi giáo, thuộc Ả Rập Saudi. (ND)↩8. G. John Ikenberry, "Creating Liberal Order: The Origins and Persistence of the PostwarWestern Settlement" (Kiến tạo trật tự hòa bình: những nguồn gốc và sự duy trì thỏa thuậncủa phương Tây thời hậu chiến), Đại học Pennsylvania, Philadelphia, tháng 11-1995.↩  

Chương 2BÀN CỜ Á-ÂU 

Đối với nước Mỹ, giải thưởng địa chính trị chính yếu là lục địa Á- Âu.Trong suốt nửa thiên niên kỷ, các vấn đề thế giới chịu sự chi phối củanhững cường quốc ở lục địa này, các dân tộc đánh lẫn nhau để giành lấythế thống trị khu vực và vươn tới quyền lực toàn cầu. Giờ đây, một cườngquốc ngoài lục địa Á-Âu lại chiếm ưu thế ở ngay nơi này - và việc Mỹ giữquyền "tông chủ" phụ thuộc trực tiếp vào thời gian và ưu thế mà nó duy trìở đây.Hiển nhiên, bối cảnh đó chỉ có tính tạm thời. Nhưng nó kéo dài trongbao lâu và những gì diễn ra tiếp sau đó lại có tầm quan trọng không chỉriêng đối với sự thịnh vượng của nước Mỹ mà còn đối với nền hòa bìnhquốc tế nói chung. Sự xuất hiện đột ngột của cường quốc toàn cầu đầu tiênvà duy nhất đã tạo ra một tình thế, đó là nếu như quyền lực tối cao của Mỹkết thúc chóng vánh không kém khi nó xuất hiện - hoặc vì Mỹ rút khỏi thếgiới hoặc vì sự trỗi dậy đột ngột của một đối thủ ngang tầm - thì sẽ gây nênbất ổn khổng lồ trên bình diện thế giới. Thực tế là, việc này rồi sẽ dẫn đếntình trạng hỗn loạn toàn cầu. Samuel P. Huntington, giảng viên khoa chínhtrị ở Đại học Harvard, đã đúng khi khẳng quyết:Thế giới không có sự dẫn dắt của Hoa Kỳ là một thế giới có nhiều bạo lực vàrối loạn hơn, đồng thời ít dân chủ và kém tăng trưởng kinh tế hơn cái thế giớimà Hoa Kỳ không ngừng gây ảnh hưởng lớn hơn so với bất kỳ quốc gia nàotrong việc định hình các vấn đề toàn cầu. Tính ưu việt mà Hoa Kỳ duy trì đượctrên trường quốc tế chính là điều quan trọng nhất đối với phúc lợi và an ninhcủa người Mỹ và tương lai của tự do, dân chủ, những nền kinh tế mở và trật tựquốc tế toàn cầu.1Trong bối cảnh đó, cách thức Mỹ xử lý những sự vụ ở lục địa Á-Âu làrất quan trọng. Đây là lục địa lớn nhất đồng thời là trục địa chính trị. Mộtthế lực thống trị lục địa Á-Âu sẽ kiểm soát hai trong số ba khu vực tiêntiến nhất và có năng suất kinh tế cao nhất thế giới. Nhìn lướt qua bản đồ,ta dễ dàng thấy rằng việc kiểm soát lục địa Á-Âu gần như sẽ tự động kéotheo sau đó sự phụ thuộc của châu Phi, đưa vùng ngoại biên địa chính trịthuộc Tây Bán cầu và châu Đại Dương nhập vào lục địa trung tâm thế giới(xem bản đồ ở trang 64). Khoảng 75% cư dân thế giới sống ở lục địa ÁÂu và hầu hết tài sản cùng tài nguyên của thế giới cũng nằm ở đó, cả ở cácdoanh nghiệp và tài nguyên bên dưới lòng đất. Lục địa Á-Âu chiếmkhoảng 60% GNP thế giới và khoảng ba phần tư tài nguyên năng lượng màthế giới biết đến (xem bảng ở trang 65).Lục địa Á-Âu cũng là nơi có hầu hết các quốc gia năng động và quyếtđoán về mặt chính trị của thế giới. Sau Hoa Kỳ, sáu nền kinh tế lớn nhấtvà sáu nhà chi tiêu lớn nhất cho vũ khí quân sự đều nằm ở lục địa Á-Âu. Ởđó chỉ có hai cường quốc hạt nhân, một công khai và một bí mật. Hai quốcgia đông dân nhất khao khát bá chủ khu vực và gây ảnh hưởng đến toàncầu đều thuộc lục địa này. Những mối thách thức tiềm tàng về chính trịvà/hoặc kinh tế đối với sự dẫn đầu của Mỹ vẫn thuộc về các nước ở lục địaÁ-Âu. Nếu để tích tụ lâu ngày, sức mạnh của lục địa Á-Âu sẽ làm lu mờ cảnước Mỹ. May mắn thay cho nước Mỹ, lục địa này quá rộng lớn nên khólòng trở thành một khối thống nhất về mặt chính trị.Do đó, Á-Âu trở thành bàn cờ cho cuộc đấu tranh giành thế dẫn đầukhắp toàn cầu tiếp tục diễn ra. Mặc dù về mặt địa chiến lược - tức việc sắpxếp chiến lược về lợi ích địa chính trị - có thể được xem như môn cờ vua,nhưng bàn cờ lục địa Á-Âu lại có dạng như hình bầu dục với sự tham giacủa không chỉ hai mà là nhiều đấu thủ, mỗi người sở hữu sức mạnh khácnhau. Những đấu thủ chủ chốt nằm ở phía tây, phía đông, trung tâm và phíanam bàn cờ. Cực tây và cực đông của bàn cờ đều là những khu vực đôngdân cư, phân bố trong phạm vi không gian khá chật, tổ chức thành một sốquốc gia hùng mạnh. Trong khi đó, khu vực ngoại vi nhỏ bé nằm ở phía tâylục địa Á-Âu là nơi triển khai trực tiếp sức mạnh của Mỹ. Vùng nội địa vềphía đông là vị trí của một đấu thủ ngày càng mạnh mẽ và độc lập hơn,kiểm soát một số dân lớn trong khi lãnh thổ của các đối thủ năng độngxung quanh rải rác trên những hòn đảo gần đó, cùng một nửa bán đảo nhỏ ởvùng Viễn Đông cung cấp chỗ "cắm chốt" cho sức mạnh của Mỹ.Trải dài giữa hai cực tây và đông là một không gian trung gian rộnglớn phân mảnh về mặt tổ chức và biến động về mặt chính trị, trước đâytừng bị một đối thủ thách thức vị thế ưu việt của Hoa Kỳ thống trị, một đốithủ từng có mục tiêu đẩy Mỹ ra khỏi lục địa Á-Âu. Phía nam của vùng caonguyên rộng lớn nằm ở trung tâm lục địa Á-Âu là một khu vực hỗn loạn vềmặt chính trị nhưng giàu tài nguyên năng lượng, có tầm quan trọng lớn đốivới các quốc gia ở phía tây lẫn phía đông của lục địa, bao gồm một đấtnước đông dân cũng đang khao khát quyền bá chủ khu vực.Các lục địa: diện tích.Các lục địa: dân sốCác lục địa: GNPBàn cờ lục địa Á-Âu rộng lớn có hình thù kỳ lạ này - trải dài từLisbon (Bồ Đào Nha) đến Vladivostok (Nga) - đã thiết dựng cho chúng taphần nền của trò chơi. Nếu không gian trung tâm ngày càng được kéo vàoquỹ đạo mở rộng của phương Tây (nơi Mỹ có ưu thế), nếu khu vực phíanam không bị lệ thuộc vào một đấu thủ duy nhất, và nếu phương Đôngkhông thống nhất sao cho có thể tống khứ nước Mỹ khỏi những căn cứngoài khơi của họ, thì nước Mỹ chiếm ưu thế. Nhưng nếu vùng trung giancự tuyệt phương Tây, trở thành một thực thể duy nhất quyết đoán và giànhquyền kiểm soát miền Nam hoặc hình thành liên minh với tay chơi chính ởphương Đông, thì tầm bá chủ của Mỹ ở lục địa Á-Âu sẽ bị thu hẹp đáng kể.Điều tương tự cũng sẽ xảy ra nếu hai đấu thủ lớn ở phương Đông bằngcách nào đó lại liên hợp với nhau. Cuối cùng, việc bất kỳ đối tác phươngTây nào khước từ cho nước Mỹ "cắm chốt" ở vùng ngoại vi phía tây sẽxem như đã tự động chấm dứt trò chơi của Mỹ trên bàn cờ lục địa Á-Âu,mặc dù điều đó rốt cuộc cũng đồng nghĩa với sự phụ thuộc của cực tây vàođấu thủ vừa hồi sinh đang chiếm lấy vùng trung gian.Dù phải thừa nhận rằng phạm vi quyền bá chủ của Mỹ trên trườngquốc tế là rất lớn, nhưng nền tảng của nó còn chưa bền vững, còn chịunhững câu thúc từ trong nước lẫn ngoài nước. Bá quyền của Mỹ liên quanđến việc gây ảnh hưởng quyết định, nhưng khác với các đế chế trong quákhứ ở chỗ nó không kiểm soát trực tiếp. Chính quy mô và sự đa dạng củalục địa Á-Âu cũng như sức mạnh của một số quốc gia đã hạn chế sâu xaMỹ trong việc gây ảnh hưởng và phạm vi kiểm soát tiến trình các sự kiện.Siêu đại lục này quá lớn, quá đông dân, quá đa dạng về văn hóa, lại gồmchứa quá nhiều nhà nước năng nổ về mặt chính trị và có tham vọng "làmnên lịch sử", do vậy họ khó lòng tuân phục ngay cả một siêu cường ưu việtvượt trội hơn họ về chính trị và kinh tế trên bình diện toàn cầu. Tình huốngnày đặt ra mối ưu tiên: phải làm sao cho khéo léo về địa chiến lược, triểnkhai sao cho cẩn thận, có chọn lọc và cân nhắc các nguồn lực của nước Mỹtrên bàn cờ Á-Âu rộng lớn.Cũng phải công nhận là nước Mỹ quá dân chủ trong nội bộ nhưng lạiđộc đoán ở ngoài nước. Nó hạn chế Mỹ sử dụng sức mạnh của mình, đặcbiệt là khả năng dùng quân sự răn đe. Từ trước đến nay, chưa bao giờ cónền dân chủ dân túy nào đạt được vị trí đứng đầu ở tầm quốc tế. Nhưngviệc theo đuổi quyền lực không phải là một mục tiêu chi phối khát vọngphổ quát, ngoại trừ những khi xuất hiện mối đe dọa hoặc thách thức bấtngờ đối với sự yên bình chung trong nước Mỹ. Việc phải hạn chế về mặtkinh tế (nghĩa là phải ưu tiên cho chi tiêu quốc phòng) và hy sinh nhânmạng (con số thương vong ngay cả đối với những người lính chuyênnghiệp) không thích hợp với những bản năng dân chủ. Dân chủ không thânthiện gì với sự huy động của đế quốc.Hơn nữa, hầu hết người Mỹ nói chung không có niềm thích thú gì đặcbiệt đối với việc đất nước mình là một siêu cường toàn cầu duy nhất. Việc"ngợi ca vinh quang" chính trị gắn kết với chiến thắng của Mỹ trong Chiếntranh Lạnh nói chung được người dân Mỹ tiếp nhận theo hướng lạnh nhạt,thậm chí còn trở thành đối tượng nhạo báng của một số nhà phê phán có tưtưởng tự do hơn. Nếu có đi chăng nữa, thì có hai quan điểm tuy hơi khácnhau về ý nghĩa của việc nước Mỹ thu được thành công lịch sử của nótrong cuộc cạnh tranh với Liên Xô cũ, chúng có vẻ hấp dẫn hơn về mặtchính trị: một quan điểm cho rằng việc kết thúc Chiến tranh Lạnh làm giảmđáng kể sự tham gia của Mỹ trên toàn cầu, bất kể hậu quả đối với vị thếtoàn cầu của Mỹ; cái còn lại cho rằng đã đến lúc có đa phương quốc tếthực sự, theo đó nước Mỹ thậm chí sẽ đạt được một số chủ quyền. Cả haitrường phái trên đều lôi kéo rất tốt lòng trung thành của cử tri.Cùng với những vấn đề nan giải mà nhà cầm quyền Mỹ phải đối mặtcòn có những thay đổi đặc điểm của chính tình hình toàn cầu: việc sử dụngsức mạnh trực tiếp hiện có xu hướng bị hạn chế nhiều hơn so với trướcđây. Vũ khí hạt nhân đã làm giảm đáng kể tính tiện ích của chiến tranh ởvai trò một công cụ chính sách hay thậm chí là công cụ răn đe. Sự phụthuộc kinh tế liên quốc gia khiến những biện pháp đe dọa kinh tế nhằmthao túng chính trị trở nên kém hấp dẫn. Do đó, vận động hành lang, chínhsách ngoại giao, xây dựng liên minh, kết nạp thành viên và sử dụng nhữngtài sản chính trị một cách chủ đích đã trở thành những nhân tố chính để thitriển thành công sức mạnh địa chiến lược trên bàn cờ Á-Âu.ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ ĐỊA CHIẾN LƯỢCViệc thực thi vị thế dẫn đầu toàn cầu của Mỹ phải tinh nhạy trướcthực tế rằng địa chính trị vẫn là một cân nhắc quan trọng trong các vấn đềquốc tế. Napoleon từng nói rằng, để biết địa lý một quốc gia là phải biếtchính sách đối ngoại của nó. Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng ta về tầmquan trọng của địa chính trị phải thích ứng với những thực thể quyền lựcmới.Trong hầu hết lịch sử bang giao quốc tế, việc kiểm soát lãnh thổ làtrọng tâm của xung đột chính trị. Lòng tự mãn quốc gia đối với việc giànhđược lãnh thổ rộng lớn hơn hoặc ý thức khi mất mát vùng đất "thiêngliêng" đã là nguyên nhân của hầu hết cuộc chiến đẫm máu kể từ khi chủnghĩa dân tộc trỗi dậy. Quả không ngoa chút nào khi cho rằng nhu cầu lãnhthổ là động lực chính thúc đẩy hành vi gây hấn của các quốc gia-dân tộc(nation-state). Những đế chế cũng hình thành thông qua việc chiếm dụngvà duy trì các tài sản địa lý quan trọng, chẳng hạn như Gibraltar, kênh đàoSuez hay Singapore đều đóng vai trò vị trí án ngữ chính yếu hay điểm chốttrong hệ thống kiểm soát của đế quốc.Biểu hiện cực đoan nhất của mối liên kết giữa chủ nghĩa dân tộc vàsự chiếm hữu lãnh thổ là trường hợp Đức Quốc xã và Nhật Bản. Nỗ lựcxây dựng "Đế chế ngàn năm" đã đi quá xa mục tiêu thống nhất tất cả cácdân tộc nói tiếng Đức dưới một mái nhà chính trị đồng thời tập trung vàomong muốn kiểm soát các vựa lúa của Ukraine cũng như các vùng đất kháccủa dân Slav, để có lao động nô lệ giá rẻ cho lãnh thổ đế quốc. Người Nhậtcũng bị ám ảnh tương tự, cho rằng trực tiếp chiếm hữu Mãn Châu, sau đólà vùng Đông Ấn thuộc Hà Lan - nguồn cung cấp dầu quan trọng - là cầnthiết để hoàn thành sứ mệnh Nhật Bản, là khẳng định sức mạnh quốc gia vàvị thế toàn cầu của họ. Tương tự, trong nhiều thế kỷ, định nghĩa về sự vĩđại của nước Nga được đánh đồng với việc giành lại lãnh thổ, thậm chí vàocuối thế kỷ 20 người Nga vẫn khăng khăng giữ quyền kiểm soát nhữngnhóm sắc tộc không phải người Nga như người Chechen sinh sống quanhmột đường ống dẫn dầu quan trọng, chứng minh bằng tuyên bố việc kiểmsoát này là cần thiết cho vị trí siêu cường của nước Nga.Các quốc gia-dân tộc tiếp tục là những đơn vị cơ bản trong hệ thốngthế giới. Mặc dù sự suy thoái của chủ nghĩa dân tộc ở các nước lớn và sựmờ nhạt dần của ý thức hệ đã làm giảm thiểu phần cảm xúc trong đời sốngchính trị toàn cầu - trong khi vũ khí hạt nhân tạo ra những gọng kìm quantrọng lên việc sử dụng vũ lực - thì vấn đề tranh chấp lãnh thổ vẫn thống trịnền bang giao thế giới, dù hình thức hiện nay có xu hướng dân sự hơn.Trong cuộc cạnh tranh đó, vị trí địa lý vẫn là điểm khởi đầu cho định nghĩavề các ưu tiên bên ngoài của quốc gia, và quy mô của lãnh thổ quốc giacũng vẫn là một trong những tiêu chí chính về vị thế và sức mạnh của mộtcường quốc.Tuy nhiên, đối với hầu hết các quốc gia-dân tộc, vấn đề chiếm hữulãnh thổ gần đây đã trở nên nổi bật, đến mức tranh chấp lãnh thổ là đề tàiquan trọng trong việc định hình chính sách đối ngoại của một số quốc gia.Trên thực tế, đây không hoàn toàn là vấn đề tìm cách nâng cao vị thế quốcgia thông qua mở rộng lãnh thổ, mà phần nào giống như chuyện một ngườithấy bức bối với việc từ chối trao quyền tự quyết cho người anh em dântộc được cho là đã bị tước quyền nhập vào "đất mẹ", hoặc thấy bất bìnhkhi bị một hàng xóm thuộc nhóm sắc dân thiểu số cáo buộc ngược đãi.Càng ngày, giới tinh hoa lãnh đạo quốc gia càng nhận ra rằng một sốyếu tố khác có ý nghĩa quyết định hơn yếu tố lãnh thổ trong việc xác địnhvị thế hoặc mức độ ảnh hưởng của một quốc gia trên trường quốc tế. Nănglực kinh tế và chuyển đổi công nghệ cũng có thể là một tiêu chí quan trọngcho quyền lực. Nhật Bản là một minh chứng hùng hồn cho điều này. Tuynhiên, vị trí địa lý vẫn là xu thế quyết định các ưu tiên trước mắt của mộtnhà nước - sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị càng lớn thì phạm vi ảnhhưởng, lợi ích và liên quan về mặt địa chính trị của nhà nước đó càng lớn,vượt ra khỏi các nước láng giềng trực tiếp.Cho đến gần đây, các nhà phân tích địa chính trị hàng đầu vẫn tranhluận xem sức mạnh trên đất liền liệu có quan trọng hơn sức mạnh trên đạidương hay không, và khu vực cụ thể nào của lục địa Á-Âu là quan trọngnhất trong việc giành quyền kiểm soát toàn bộ lục địa. Một trong nhữngnhân vật nổi tiếng nhất, Halford Mackinder2, vào đầu thế kỷ 20 là ngườiđầu tiên đưa ra cuộc thảo luận cùng các khái niệm ông kế thừa được về"khu vực trục (pivot area) của lục địa Á-Âu" (bao gồm cả Siberia và mộtphần lớn vùng Trung Á) và "vùng đất trung tâm (heartland)" Trung-ĐôngÂu, một bàn đạp quan trọng để thâu tóm quyền thống trị lục địa. Ông đãphổ biến khái niệm vùng đất trung tâm của mình bằng một tuyên bố nổitiếng:Ai thống trị Đông Âu sẽ chế ngự vùng trung tâm;Ai thống trị vùng trung tâm sẽ chế ngự Hòn đảo Thế giới (bao gồm châu Âu,châu Á và châu Phi);Ai thống trị Hòn đảo Thế giới sẽ chế ngự toàn thế giới.Địa chính trị cũng được một số nhà địa chính trị hàng đầu của Đứcviện dẫn để biện minh cho "chính sách hướng Đông" (Drang nach Osten)của nước này, đáng chú ý là Karl Haushofer3 đã điều chỉnh khái niệm củaMackinder cho phù hợp với những nhu cầu chiến lược bấy giờ. Âm vangquá đỗi thông tục của nó cũng vọng lại từ những bài diễn văn của AdolfHitler, thể hiện mong muốn về một "không gian sinh tồn" (Lebensraum)nơi người Đức. Các nhà tư tưởng khác ở châu Âu nửa đầu thế kỷ 20 cũnglường trước sự dịch chuyển trọng tâm địa chính trị về phía đông, sang khuvực Thái Bình Dương - đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản - vốn có khả năng trởthành những nước kế thừa sự thống trị mờ nhạt của châu Âu. Để ngănngừa sớm một chuyển đổi như thế, nhà địa chính trị người Pháp PaulDemangeon, cũng như các nhà địa chính trị khác của Pháp, đã ủng hộ sựthống nhất hơn giữa các quốc gia châu Âu ngay cả trước Thế chiến thứhai.Ngày nay, vấn đề địa chính trị không còn xoay quanh câu chuyện phảicó dính dáng về địa lý tại lục địa Á-Âu thì mới có được tư cách chi phốilục địa, cũng không còn là chuyện sức mạnh trên đất liền liệu có quan trọnghơn so với sức mạnh trên đại dương hay không. Địa chính trị đã chuyển từquy mô khu vực sang toàn cầu, với ưu thế trên toàn bộ lục địa Á-Âu đóngvai trò cơ sở trung tâm để trở thành bá chủ toàn cầu. Hoa Kỳ, một cườngquốc nằm ngoài lục địa Á-Âu, hiện có sự ưu việt ở quy mô toàn cầu, vớisức mạnh được triển khai trực tiếp trên ba vùng ngoại vi của lục địa Á-Âu,từ đó nó tạo ảnh hưởng mạnh mẽ lên các quốc gia chiếm giữ vùng nội địacủa lục địa này. Nhưng ngay tại sân chơi toàn cầu quan trọng nhất, đối thủtiềm năng của Mỹ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Do đó, tập trung vàonhững đấu thủ chính và đánh giá đúng địa thế phải là điểm khởi đầu để Mỹxây dựng địa chiến lược, sao cho có thể quản lý lâu dài các lợi ích địachính trị của Mỹ trên lục địa này.Do đó, cần tiến hành hai bước cơ bản:Trước tiên, xác định các quốc gia năng động ở lục địa Á-Âu về mặtđịa chiến lược có khả năng gây ra sự thay đổi quan trọng trong phânphối quyền lực quốc tế và giải mã các mục tiêu bên ngoài trung tâmcủa giới tinh hoa chính trị ở từng nước, hậu quả có thể xảy ra khi họmuốn đạt được chúng; cũng phải xác định các quốc gia quan trọng ởlục địa này về địa chính trị có vị trí và/hoặc sự tồn tại của họ có ảnhhưởng xúc tác đối với các đấu thủ địa chiến lược tích cực hoặc trêncác vấn đề khu vực hay không;Thứ hai, xây dựng các chính sách cụ thể để Hoa Kỳ có thể bù đắp, kếtnạp và/hoặc kiểm soát các nước trên, duy trì và thúc đẩy các lợi íchthiết thân của Hoa Kỳ, đồng thời hình thành một địa chiến lược toàndiện hơn, thiết lập trên quy mô toàn cầu kết nối với các chính sách cụthể hơn của Hoa Kỳ.Tóm lại, vấn đề địa chiến lược của Hoa Kỳ ở lục địa Á-Âu liên quanđến việc ứng xử khôn khéo với các quốc gia năng động về mặt địa chiếnlược và các quốc gia có xúc tác về mặt địa chính trị, phù hợp với lợi íchsong trùng của Mỹ trong việc duy trì ngắn hạn quyền lực toàn cầu duy nhấtcủa Mỹ, đồng thời với đó là quá trình chuyển đổi dài hạn của nước nàynhằm tiến đến thiết chế hóa sự hợp tác toàn cầu. Để đặt nó trong một thuậtngữ giúp gợi lên thời kỳ còn tàn bạo hơn của các đế chế cổ xưa, ba mệnhlệnh lớn của địa chiến lược đế quốc là: ngăn chặn sự cấu kết và duy trìphụ thuộc của các chư hầu thân cận về mặt an ninh; bảo vệ và uốn nắnnhững chư hầu ở xa; và ngăn chặn các nhóm thấp kém hơn liên kết vớinhau.ĐẤU THỦ ĐỊA CHIẾN LƯỢC VÀ TRUNG TÂM ĐỊA CHÍNH TRỊTích cực tham gia trò chơi địa chiến lược là những nước có năng lựcvà ý chí dân tộc để thực thi quyền lực hay thi triển ảnh hưởng vượt rangoài biên giới nước mình nhằm thay đổi hiện trạng địa chính trị, đến mứccó thể làm ảnh hưởng lợi ích nước Mỹ. Họ có tiềm năng và/hoặc khuynhhướng dễ thay đổi về mặt địa chính trị. Vì bất kỳ lý do nào - kiếm tìm sự vĩđại của quốc gia, thành toàn ý thức hệ, đức tin cứu chuộc hay tăng trưởngkinh tế - một số quốc gia muốn tìm cách giành được sự thống trị khu vựchay vị thế toàn cầu. Họ chịu sự thúc đẩy của những động lực sâu xa vàphức tạp, tất cả được diễn giải tường minh nhất qua câu nói của RobertBrowning: "... Tầm với của một người phải vượt quá tầm của anh ta, nếukhông thì thiên đàng để làm gì?" Vì thế, họ đánh giá cẩn thận sức mạnh củaMỹ, quyết định xem lợi ích của mình có chồng chéo hoặc xung đột với Mỹhay không, để định hình những mục tiêu riêng tư giới hạn của mình ở lụcđịa Á-Âu, có khi thông đồng nhưng cũng có khi đối kháng với các chínhsách của Mỹ. Đối với các quốc gia Á-Âu được những động lực như thếthúc đẩy, Hoa Kỳ phải đặc biệt chú ý.Các trung tâm địa chính trị là những nhà nước có tầm quan trọngkhông phải xuất phát từ sức mạnh và động lực mà là từ vị trí nhạy cảm củahọ và từ hậu quả của tiềm năng có thể xảy ra đối với hành vi của nhữngđấu thủ địa chiến lược. Thông thường, các trung tâm này được xác địnhtheo địa lý, trong một số trường hợp, đó là do họ có vai trò đặc biệt trongviệc xác định các khu vực quan trọng hoặc đang trong thế từ chối tàinguyên cho một đấu thủ quan trọng. Trong một số trường hợp, một trungtâm địa chính trị có thể hoạt động như một lá chắn phòng thủ cho một quốcgia quan trọng hoặc thậm chí là một khu vực. Đôi khi, sự xuất hiện của mộttrung tâm địa chính trị có thể xem như có những hậu quả chính trị và vănhóa rất quan trọng đối với một đấu thủ địa chiến lược tích cực hơn ở lâncận. Do đó, việc xác định các trung tâm địa chính trị Á-Âu thời kỳ hậuChiến tranh Lạnh và bảo vệ chúng cũng là một khía cạnh quan trọng đốivới địa chiến lược toàn cầu của Mỹ.Ngay từ đầu, cũng cần lưu ý rằng mặc dù mọi đấu thủ địa chiến lượccó xu hướng trở thành những nước quan trọng và có sức mạnh, nhưngkhông phải nước nào quan trọng và có sức mạnh cũng trở thành đấu thủ địachiến lược. Do đó, trong khi việc xác định đấu thủ địa chiến lược tươngđối dễ dàng, thì việc loại ra ngoài danh sách một số nước quan trọng dướiđây có thể đòi hỏi phải làm rõ.Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, có ít nhất năm đấu thủ địa chính trịchủ chốt và năm trung tâm địa chính trị (với hai trong số những nước ởnhóm sau phần nào hội đủ điều kiện tham gia cuộc chơi) có thể được xácđịnh trên bản đồ chính trị mới của lục địa Á-Âu. Pháp, Đức, Nga, TrungQuốc và Ấn Độ là những đấu thủ chính và tích cực, trong khi Vương quốcAnh, Nhật Bản và Indonesia, được thừa nhận là những quốc gia rất quantrọng, lại không đủ điều kiện. Ukraine, Azerbaijan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳvà Iran đóng vai trò là những trung tâm địa chính trị quan trọng, mặc dù ởmột mức độ nào đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran - trong phạm vi khả năng có giớihạn - cũng năng động về mặt địa chiến lược. Mỗi nước sẽ được đề cậpthêm ở các chương sau.Ở giai đoạn này, đã đủ để nói rằng ở cực tây lục địa Á-Âu, những đấuthủ địa chiến lược quan trọng và năng động là Pháp và Đức. Cả hai đềuchịu thúc đẩy từ tầm nhìn về một châu Âu thống nhất. Mặc dù có sự nhàmchán khác nhau về mức độ và cách thức mà một châu Âu nên liên kết vớiMỹ, nhưng cả hai đều muốn tạo ra một điều gì đó mới mẻ đầy tham vọngở châu Âu, theo đó làm thay đổi hiện trạng. Đặc biệt, Pháp có khái niệm địachiến lược riêng của mình, khác Hoa Kỳ ở một số khía cạnh và có xuhướng tham gia những vận động mang tính chiến thuật với ý đồ xúi giụcNga chống lại Mỹ, Anh chống lại Đức để hưởng lợi, ngay cả khi họ đangdựa vào liên minh Pháp-Đức để bù đắp điểm yếu của bản thân.Hơn nữa, cả Pháp và Đức đều đủ mạnh và quyết đoán để thi triển ảnhhưởng trong một phạm vi khu vực rộng lớn hơn. Pháp không chỉ tìm kiếmmột vai trò chính trị trung tâm trong một châu Âu thống nhất mà còn xemmình là hạt nhân của một nhóm các quốc gia Bắc Phi vùng Địa Trung Hảicùng chung lợi ích. Đức ngày càng ý thức được vị thế đặc biệt của mình ởtư cách một quốc gia quan trọng nhất châu Âu, là đầu tàu kinh tế trong khuvực và là nước lãnh đạo mới nổi của Liên minh châu Âu (EU). Đức cảmthấy họ có trách nhiệm đặc biệt với vùng Trung Âu mới được giải phóng,theo kiểu gợi nhớ các quan niệm mơ hồ trước đó về vùng Trung Âu(Mitteleuropa4) do Đức lãnh đạo. Ngoài ra, cả Pháp và Đức đều xem họ cóquyền đại diện cho lợi ích của châu Âu trong các thỏa thuận với Nga, vàthậm chí do vị trí địa dư của mình, ít nhất cũng về mặt lý thuyết, Đức vẫnnuôi ý tưởng về thỏa thuận song phương đặc biệt với Nga.Ngược lại, Vương quốc Anh không phải là một đấu thủ địa chiếnlược. Nước này ít có lựa chọn hơn, không có tầm nhìn đầy tham vọng vềtương lai của châu Âu, và sự suy tàn tương đối cũng góp phần làm giảmkhả năng nó giữ vai trò truyền thống là nước đối trọng với châu Âu. Tínhmâu thuẫn đối với sự thống nhất châu Âu và mức độ kết nối trong mốiquan hệ đặc biệt đang dần mờ nhạt với Mỹ đã khiến Vương quốc Anhngày càng thờ ơ, đến mức các lựa chọn chính để giải quyết tương lai châuÂu đều gây quan ngại. London hầu như đã chia tay với cuộc chơi trên bàncờ châu Âu.Sir Roy Denman, cựu quan chức cao cấp của Anh trong Ủy ban châuÂu, ghi lại trong hồi ký của mình là ngay từ hội nghị năm 1955 tại Messina(Ý), chuẩn bị cho việc thành lập Liên minh châu Âu, người phát ngôn chínhthức của Anh đã thẳng thắn khẳng định với các kiến trúc sư tương lai củachâu Âu rằng:Hiệp ước trong tương lai mà các bạn đang thảo luận không có khả năng đượcthông qua; nếu nó được thông qua cũng sẽ không có cơ hội thực thi. Và nếuđược thực thi thì nước Anh cũng hoàn toàn không chấp thuận... Au revoir etbonne chance [chào tạm biệt và chúc may mắn]...5Hơn bốn mươi năm sau, lời tuyên bố trên vẫn là định nghĩa chính yếucho thái độ cơ bản của người Anh đối với việc xây dựng một châu Âu thựcsự thống nhất. Việc nước Anh miễn cưỡng tham gia Liên minh Kinh tế vàTiền tệ (EMU - Economic and Monetary Union), nhắm mục tiêu hoàn thiệnvào tháng 1 năm 1999, cho thấy nước này không muốn gắn kết vận mệnhcủa nó với châu Âu. Bản chất của thái độ đó được tóm tắt vào đầu nhữngnăm 1990 như sau:Anh bác bỏ mục tiêu thống nhất chính trị.Anh ủng hộ mô hình hội nhập kinh tế dựa trên tự do thương mại.Anh ưu tiên chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng ngoài khuônkhổ Cộng đồng châu Âu (EC - European Community).Anh hiếm khi tối đa hóa ảnh hưởng của mình lên Cộng đồng châuÂu.6Chắc chắn là Vương quốc Anh vẫn còn quan trọng đối với Mỹ. Ởmột mức độ nào đó, nó vẫn tiếp tục có ảnh hưởng toàn cầu thông qua KhốiThịnh vượng chung, nhưng không còn là một quyền lực lớn như trước đâyvà cũng không được thúc đẩy bởi một tầm nhìn đầy tham vọng. Nước nàyvẫn là nước hỗ trợ quan trọng của Mỹ, một đồng minh rất trung thành, mộtcăn cứ quân sự cần thiết và là đối tác thân thiết trong các hoạt động tìnhbáo quan trọng. Tình bạn với nước Anh cần được nuôi dưỡng, nhưngchính sách của nước này lại làm chúng ta phải quan tâm lâu bền. Nó là mộtđấu thủ địa chiến lược mệt mỏi, nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế lộng lẫycủa mình, và hầu như tách rời khỏi cuộc phiêu lưu vĩ đại của châu Âu,trong đó Pháp và Đức mới là những diễn viên chính.Các quốc gia châu Âu có quy mô trung bình khác, mà hầu hết là cácthành viên của NATO7 và/hoặc Liên minh châu Âu, hoặc theo Mỹ, hoặclặng lẽ xếp sau Đức hoặc Pháp. Các chính sách của họ không có tác động gìnhiều đến khu vực và họ cũng không ở vị trí có thể thay đổi địa vị cơ bảncủa mình, ở giai đoạn này, họ không phải là những đấu thủ địa chiến lược,cũng không phải trung tâm địa chính trị. Điều này cũng đúng với Ba Lan,thành viên Trung Âu tiềm năng quan trọng nhất của NATO và EU8. Ba Lanquá yếu để trở thành một đấu thủ địa chiến lược và họ chỉ có một lựa chọnduy nhất: hội nhập vào phương Tây. Ngoài ra, sự biến mất của Đế quốcNga cũ và mối quan hệ ngày càng sâu đậm giữa Ba Lan với liên minh ĐạiTây Dương và một châu Âu mới ngày càng mang lại cho Ba Lan nền anninh chưa từng có trong lịch sử nước này, do vậy làm hạn chế khả năngnước này chọn theo các phương án chiến lược khác.Nga, hầu như không cần phải nói, vẫn là một đấu thủ địa chiến lượclớn, bất chấp tình trạng suy yếu có lẽ còn bất ổn lâu dài của đất nước này.Chính sự hiện diện của Nga tác động ồ ạt đến các quốc gia mới độc lậptrong không gian Á-Âu rộng lớn của Liên Xô cũ. Nga vẫn ấp ủ các mụctiêu địa chính trị đầy tham vọng mà thế giới ngày càng thấy rõ hơn. Mộtkhi đã phục hồi sức mạnh, Nga cũng sẽ chi phối đáng kể đến các nước lánggiềng phía tây và phía đông. Ngoài ra, Nga vẫn phải đưa ra lựa chọn địachiến lược cơ bản liên quan đến mối quan hệ với Mỹ: là bạn hay thù? Cóthể cảm thấy rằng Nga cũng có các lựa chọn tương tự như thế trên lục địaÁ-Âu, phần lớn tùy thuộc vào đường lối chính trị nội bộ của nó, và đặc biệtlà việc Nga trở thành một nước dân chủ châu Âu hay một lần nữa là đế chếở tầm Á-Âu. Trong bất kỳ trường hợp nào, nước này rõ ràng vẫn là mộtđấu thủ, mặc dù đã bị mất một số quân cờ cũng như một phần không gianquan trọng trên bàn cờ Á-Âu.Tương tự, và hầu như không cần phải bàn, Trung Quốc nghiễm nhiênlà một đấu thủ chính. Trung Quốc đã là một cường quốc khu vực quantrọng và có khả năng đạt được những khát vọng rộng lớn hơn, xét trên lịchsử một cường quốc, một trung tâm toàn cầu của nó. Các lựa chọn mà TrungQuốc đưa ra đã bắt đầu ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực địa chínhtrị ở châu Á, trong khi động lực kinh tế của nước này chắc chắn sẽ manglại sức mạnh vật chất to lớn đồng thời gia tăng tham vọng cho nó. Sự trỗidậy của một "Đại Trung Hoa" (The Greater China) sẽ không khiến vấn đềĐài Loan ngủ yên, và chắc chắn sẽ tác động đến vị thế của Mỹ ở ViễnĐông. Việc Liên Xô tan rã cũng đã tạo ra một loạt các quốc gia ở phía tâyTrung Quốc mà các nhà lãnh đạo nước này không thể bỏ qua được. Do đó,Nga cũng sẽ bị tác động nhiều do Trung Quốc hiện diện ngày một tích cựchơn trên trường thế giới.Vùng ngoại vi phía đông lục địa Á-Âu đặt ra một nghịch lý. Nhật Bảnrõ ràng là một cường quốc trong các vấn đề thế giới, và liên minh MỹNhật thường - và nói một cách chính xác - được xác định là mối quan hệsong phương quan trọng nhất của Mỹ. Là một trong những cường quốckinh tế hàng đầu thế giới, Nhật Bản rõ ràng sở hữu tiềm năng để thi triểnquyền lực chính trị hàng đầu. Tuy nhiên, nước này lại không làm thế, tránhmọi tham vọng thống trị khu vực và thay vào đó thích hoạt động dưới sựbảo vệ của Mỹ. Giống như trường hợp Vương quốc Anh đối với châu Âu,Nhật Bản không muốn tham gia vào chính trị của châu Á, mặc dù ít nhấtmột phần lý do chính lý giải điều này là sự thù địch liên tục của nhiều nướcthành viên châu Á đối với bất kỳ sự theo đuổi một vai trò chính trị dẫn đầunào trong khu vực của Nhật Bản.Việc Nhật Bản tự hạn chế về mặt chính trị cho phép Hoa Kỳ đóng vaitrò an ninh trung tâm ở Viễn Đông. Do đó, Nhật Bản không phải là một đấuthủ địa chiến lược dù nước này hiển nhiên có khả năng nhanh chóng trởthành đối thủ, đặc biệt nếu Trung Quốc hoặc Mỹ đột nhiên thay đổi cácchính sách hiện tại của mình - điều này buộc Hoa Kỳ có nghĩa vụ đặc biệtnuôi dưỡng mối quan hệ Mỹ-Nhật một cách cẩn thận. Không phải vì chínhsách đối ngoại của Nhật Bản mà Mỹ phải xem chừng, mà chính việc NhậtBản tự kiềm chế bản thân khiến Mỹ phải nuôi dưỡng nó một cách khônkhéo. Bất kỳ sự suy giảm đáng kể nào trong các mối quan hệ chính trị MỹNhật đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của khu vực.Không đưa Indonesia vào danh sách đấu thủ địa chiến lược năngđộng là trường hợp dễ hiểu hơn. Ở Đông Nam Á, Indonesia là quốc giaquan trọng nhất, nhưng ngay cả trong khu vực thì khả năng gây ảnh hưởngcủa nó cũng bị hạn chế vì tình trạng nền kinh tế còn chưa thực sự pháttriển, những bất ổn chính trị nội bộ xảy ra liên tục, quần đảo phân tán vàvấn đề xung đột sắc tộc vốn đã nhạy cảm lại còn bị làm trầm trọng thêm,xét đến việc thiểu số người gốc Hoa nắm giữ vai trò trung tâm trong cácvấn đề tài chính nội bộ. Ở mặt nào đó, Indonesia có thể trở thành một trởngại quan trọng đối với những khát vọng bành trướng về phía nam củaTrung Quốc. Khả năng này đã được Australia, nước từng lo ngại chủ nghĩabành trướng của Indonesia, thừa nhận và gần đây đã bắt đầu ủng hộ việchợp tác chặt chẽ hơn giữa Australia và Indonesia. Nhưng một giai đoạncủng cố chính trị và tiếp tục những thành quả kinh tế là một điều cần thiếtđối với Indonesia trước khi nước này có thể được xem là diễn viên chínhtrong khu vực.Ấn Độ, ngược lại, đang trong quá trình tạo dựng bản thân như mộtcường quốc và cũng xem bản thân là một đấu thủ toàn cầu lớn. Nước nàytự xem mình là đối thủ của Trung Quốc. Dù có thể cho rằng Ấn Độ đánhgiá quá cao khả năng dài hạn của bản thân, nhưng hiển nhiên nó là quốc giaNam Á hùng mạnh nhất, một dạng bá chủ khu vực. Đây cũng là một cườngquốc hạt nhân bán công khai, không chỉ để đe dọa Pakistan mà còn đặc biệttạo đối trọng với việc Trung Quốc cũng sở hữu một kho vũ khí hạt nhân.Ấn Độ có tầm nhìn địa chiến lược về vai trò khu vực của mình, khôngnhững đối với các nước láng giềng mà cả ở vùng Ấn Độ Dương. Tuynhiên, tham vọng của nó ở giai đoạn này9 chỉ xâm phạm vùng ngoại vi lợiích của Mỹ ở lục địa Á-Âu, do đó, với tư cách là một đấu thủ địa chiếnlược, Ấn Độ - ít nhất không ở cùng mức độ như Nga hay Trung Quốc -chưa phải là mối bận tâm lớn về địa chính trị.Ukraine, một không gian mới và quan trọng trên bàn cờ Á-Âu, là mộttrung tâm địa chính trị do chính sự tồn tại của nó với tư cách một quốc giađộc lập đã giúp biến đổi nước Nga. Không có Ukraine, Nga không còn làmột đế chế Á-Âu. Nga mà không có Ukraine vẫn có thể phấn đấu giành vịthế đế quốc, nhưng chủ yếu sẽ chỉ trở thành một quốc gia kiểu đế quốcchâu Á, nhiều khả năng bị lôi kéo vào các cuộc xung đột gây suy yếu docác sắc dân vùng Trung Á kích động nên, vì lý do họ thấy phẫn nộ khi mấtđi nền độc lập gần đây đồng thời còn được các quốc gia Hồi giáo đồngchủng ở phía nam ủng hộ. Trung Quốc cũng có thể sẽ phản đối bất kỳ độngthái phục hồi địa vị thống trị nào của Nga ở Trung Á, vì họ ngày càng quantâm nhiều hơn các quốc gia mới độc lập này. Tuy nhiên, nếu Moscowgiành lại quyền kiểm soát Ukraine, với 52 triệu dân và các nguồn tài lựclớn cũng như tiếp cận được Biển Đen, Nga sẽ tự động lấy lại quyền trởthành một quốc gia đế quốc hùng mạnh, ảnh hưởng bao trùm châu Âu vàchâu Á. Ukraine mất đi độc lập sẽ lập tức gây ra hậu quả cho Trung Âu,biến Ba Lan thành trung tâm địa chính trị ở biên giới phía đông của mộtchâu Âu thống nhất.Mặc dù có quy mô hạn chế và dân số nhỏ, nhưng Azerbaijan, vớinguồn tài nguyên năng lượng khổng lồ, cũng rất quan trọng về mặt địachính trị. Đó là cái nút cổ chai chứa đựng tài nguyên phong phú ở lưu vựcBiển Caspi và Trung Á. Nền độc lập của các quốc gia Trung Á sẽ gần nhưvô nghĩa nếu Azerbaijan phụ thuộc hoàn toàn vào vòng kiềm tỏa củaMoscow. Các nguồn tài nguyên dầu mỏ rất lớn và quan trọng củaAzerbaijan cũng có thể chịu sự kiểm soát của Nga một khi nền độc lập củanó bị vô hiệu hóa. Một Azerbaijan độc lập kết nối với các thị trườngphương Tây bằng các đường ống dẫn dầu không đi qua vùng lãnh thổ doNga kiểm soát, cũng trở thành một phương tiện tiếp cận giữa các nền kinhtế tiên tiến và tiêu tốn năng lượng đến các nước cộng hòa Trung Á giàu tàinguyên năng lượng. Gần giống như trường hợp Ukraine, tương lai củaAzerbaijan và vùng Trung Á cũng rất quan trọng trong việc xác định nhữnggì Nga có thể hoặc không thể trở thành.Tận dụng sự suy giảm quyền lực của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đềutham gia vào việc tạo dựng ảnh hưởng ở một mức độ nhất định ở khu vựcTrung Á vùng Biển Caspi. Vì lý do đó, họ cũng có thể được xem là nhữngđấu thủ địa chiến lược. Tuy nhiên, cả hai quốc gia đều phải đối mặt vớicác vấn đề nội bộ nghiêm trọng, và khả năng tác động đến các chuyển đổilớn ở khu vực trong việc phân phối quyền lực cũng bị hạn chế. Họ cũng làđối thủ của nhau và do đó có xu hướng phủ nhận ảnh hưởng của nhau. Vídụ, ở Azerbaijan, nơi Thổ Nhĩ Kỳ có được một vai trò ảnh hưởng, thì tháiđộ của Iran (phát sinh từ mối lo ngại về khả năng khuấy động dân tộcAzeri10 trong chính đất nước Iran) lại có lợi hơn cho người Nga.Tuy nhiên, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều là những trung tâm địa chính trịquan trọng. Thổ Nhĩ Kỳ giúp ổn định khu vực Biển Đen, kiểm soát hoạtđộng từ biển này đến Địa Trung Hải, làm đối trọng với Nga ở vùngCaucasus, vẫn tạo ra lá chắn ngăn chặn chủ thuyết truyền thống Hồi giáo,đồng thời đóng vai trò vị trí án ngữ ở phía nam cho NATO. Một đất nướcThổ Nhĩ Kỳ bất ổn sẽ có khả năng gây ra bạo lực ở phía nam bán đảoBalkan, đồng thời tạo điều kiện cho Nga tái kiểm soát các quốc gia mớiđộc lập của vùng Caucasus. Còn Iran, bất chấp thái độ nhập nhằng đối vớiAzerbaijan, có những hỗ trợ ổn định tương tự cho sự đa dạng chính trị mớiở Trung Á. Nước này thống trị bờ đông Vịnh Ba Tư, trong khi sự độc lậpcủa nó, bất kể mối thù địch hiện tại của Iran đối với Hoa Kỳ, đóng vai trònhư một rào cản trước bất kỳ mối đe dọa lâu dài nào của Nga đối với lợiích của Mỹ ở khu vực Vịnh Ba Tư.Cuối cùng, Hàn Quốc là một trung tâm địa chính trị ở Viễn Đông. Cóđược những liên kết chặt chẽ với nước này, Hoa Kỳ vừa có thể bảo vệNhật Bản và qua đó giữ cho nước này không trở thành một cường quốcquân sự độc lập, vừa không phải áp đặt sự hiện diện của mình trên đấtNhật. Bất kỳ thay đổi đáng kể nào về tình trạng của Hàn Quốc, thông quathống nhất và/hoặc thông qua một bước chuyển chịu ảnh hưởng của TrungQuốc đang bành trướng nhất thiết sẽ làm thay đổi vai trò của Mỹ ở vùngViễn Đông, và do đó cũng làm thay đổi Nhật Bản. Ngoài ra, sức mạnh kinhtế ngày càng mạnh lên cũng khiến Hàn Quốc tự thân trở thành một "khônggian" quan trọng hơn, và việc kiểm soát nước này trở nên có giá trị.Danh sách đấu thủ địa chiến lược và trung tâm địa chính trị trên đâykhông lâu dài và cố định. Có thời điểm phải thêm vào hay bớt ra một sốnước. Trường hợp như Đài Loan, Thái Lan, Pakistan, hay có lẽ Kazakstanhoặc Uzbekistan, có thể nằm trong nhóm sau, một lúc nào đó. Tuy nhiên, ởgiai đoạn này, không một thay đổi nào trong số hai phương án trên là hấpdẫn. Thay đổi địa vị của bất kỳ nước nào trên thế giới đều là dấu chỉ chothấy các sự kiện lớn và liên quan đến một số chuyển dịch trong phân phốiquyền lực, nhưng liệu những hệ quả dây chuyền sau đó sẽ để lại ảnh hưởngsâu rộng ra sao, chúng ta chưa quyết chắc được. Ngoại lệ duy nhất có thể làĐài Loan. Nếu Đài Loan được xem là nằm ngoài Trung Quốc, thì vấn đềsẽ chỉ nảy sinh một khi Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự khổng lồđể chinh phục lãnh thổ này nhằm thách thức Hoa Kỳ, do đó đe dọa uy tínchính trị Mỹ ở Viễn Đông. Xác suất xảy ra một sự kiện như vậy có lẽ thấp,nhưng vẫn phải được cân nhắc khi hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đốivới Trung Quốc.LỰA CHỌN GIỚI HẠN VÀ THÁCH THỨC TIỀM NĂNGViệc xác định đấu thủ địa chiến lược cũng như trung tâm địa chính trịgiúp giải quyết các vấn đề nan giải trong chính sách lớn của Mỹ, dự đoáncác thách thức lớn về tiềm năng đối với siêu lục địa Á-Âu. Chúng có thểđược tóm tắt, trước khi thảo luận toàn diện hơn trong các chương sau,trong năm vấn đề rộng lớn dưới đây:Mỹ nên chọn ủng hộ kiểu châu Âu nào?Kiểu nước Nga nào được Mỹ quan tâm, và Mỹ có thể làm được gì vàở mức độ nào?Những triển vọng cho sự xuất hiện một bán đảo Balkan mới ở TrungÂu, và Mỹ nên làm gì để giảm thiểu rủi ro?Trung Quốc nên được khuyến khích đóng vai trò gì ở Viễn Đông, vànhững điều đã đề cập ở trên có ý nghĩa gì đối với Hoa Kỳ và với cảNhật Bản?Những liên minh Á-Âu mới nào nguy hiểm nhất đối với lợi ích củaHoa Kỳ, và cần phải làm gì để ngăn chặn chúng?Hoa Kỳ luôn tuyên bố hỗ trợ sự nghiệp của một châu Âu thống nhất.Kể từ thời tổng thống Kennedy đã có việc kêu gọi cho mối quan hệ "đốitác bình đẳng". Washington kiên trì tuyên bố mong muốn thấy châu Âu trỗidậy như một thực thể duy nhất, đủ mạnh để chia sẻ trách nhiệm và gánhnặng lãnh đạo toàn cầu với Mỹ.Nhưng đó chỉ là những lời tu từ hoa mỹ cho chủ đề này. Trên thực tế,Hoa Kỳ đã thiếu minh bạch và nhất quán. Liệu Washington có thực sựmong muốn một châu Âu ở vai trò đối tác thực sự bình đẳng trong các vấnđề thế giới, hay nó chỉ thích một liên minh bất bình đẳng? Ví dụ, Hoa Kỳcó sẵn sàng chia sẻ quyền lãnh đạo ở Trung Đông, một khu vực không chỉgần gũi về mặt địa lý với châu Âu hơn là Mỹ mà còn là một khu vực màcác quốc gia châu Âu có lợi ích lâu dài, hay không? Vấn đề của Israel ngaylập tức nảy sinh. Những khác biệt giữa Hoa Kỳ và châu Âu trong vấn đềIran và Iraq không được Hoa Kỳ ứng xử như là vấn đề giữa những đối tácbình đẳng mà như những nước không chịu tuân phục mình.Sự mơ hồ về mức độ hỗ trợ của Mỹ cho một châu Âu thống nhấtcũng mở rộng sang vấn đề châu Âu thống nhất được xác định như thế nào,đặc biệt là về việc quốc gia nào, nếu có, sẽ dẫn dắt cái châu Âu thống nhấtđó. Dù Washington không khuyến khích thái độ gây chia rẽ của Londonliên quan đến hội nhập châu Âu, nhưng họ cũng thể hiện sự ưu tiên rõ ràngcho Đức, thay vì Pháp, lãnh đạo châu Âu. Việc này có thể giải thích được làdo tính công kích truyền thống của chính sách Pháp, nhưng ưu tiên nàycũng có hiệu ứng là thỉnh thoảng làm xuất hiện một hiệp ước mang tínhchiến thuật giữa Pháp và Anh để phá ngang Đức, cũng như sự ve vãn theotừng giai đoạn của Pháp với Moscow để bù trừ cho liên minh Mỹ-Đức.Sự xuất hiện của một châu Âu thực sự hợp nhất - đặc biệt nếu điềuđó xảy ra với sự hỗ trợ mang tính xây dựng của Hoa Kỳ - sẽ đòi hỏi nhữngthay đổi đáng kể trong cấu trúc và tiến trình của liên minh NATO, mối liênkết chính giữa Mỹ và châu Âu. NATO không chỉ cung cấp cơ chế chínhcho việc thực thi ảnh hưởng của Mỹ đối với các vấn đề châu Âu mà còn làcơ sở cho Mỹ hiện diện quân ở Tây Âu, một thực tế chính trị quan trọng.Tuy nhiên, một châu Âu thống nhất đòi hỏi cấu trúc đó phải điều chỉnhtheo thực tế mới của liên minh dựa trên hai đối tác ít nhiều cũng ngangnhau, chứ không phải một liên minh mà theo thuật ngữ truyền thống phải làmột bá chủ và các chư hầu. Vấn đề đó cho đến nay phần lớn đã được xửlý, mặc dù những bước đi khiêm tốn đã được thực hiện vào năm 1996 đểtăng cường vai trò của Liên minh Tây Âu (Western European Union, viếttắt là WEU) trong NATO, một liên minh quân sự của các quốc gia Tây Âu.Do đó, một sự lựa chọn thực sự có lợi cho một châu Âu thống nhất đồngnghĩa với bắt buộc phải sắp xếp lại NATO một cách sâu rộng, chắc chắn sẽlàm giảm vị thế dẫn dắt của Mỹ trong liên minh.Tóm lại, một địa chiến lược dài hạn của Mỹ dành cho châu Âu sẽ phảigiải quyết được rõ ràng các vấn đề về sự thống nhất châu Âu và là đối tácthực sự với châu Âu. Một nước Mỹ thực sự mong muốn một châu Âuthống nhất và do đó cũng là một châu Âu độc lập hơn sẽ phải dùng ảnhhưởng của mình để hỗ trợ các thế lực châu Âu đó thực sự cam kết hội nhậpchính trị và kinh tế châu Âu. Chiến lược như vầy cũng đồng nghĩa với loạibỏ những dấu tích cuối cùng của mối quan hệ đặc biệt một thời được xemlà thiêng liêng giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.Một chính sách cho châu Âu thống nhất cũng sẽ phải giải quyết vấnđề rất nhạy cảm về phạm vi địa lý châu Âu - dù phải giải quyết cùng vớicác nước châu Âu. Liên minh châu Âu nên mở rộng bao xa về phía đông?Và các giới hạn phía đông của EU có nên đi cùng với tiền tuyến phía đôngcủa NATO? Vế trước là vấn đề do châu Âu quyết định, nhưng quyết địnhcủa châu Âu ở đây sẽ có ý nghĩa trực tiếp đối với quyết định của NATO.Tuy nhiên, vế sau lại liên quan đến Hoa Kỳ, và tiếng nói của Hoa Kỳ trongkhối NATO vẫn mang tính quyết định. Mong muốn đưa các quốc giaTrung Âu vào cả EU và NATO ngày càng thu được nhiều đồng thuận hơn,khiến cho việc tập trung vào tình hình tương lai của các nước cộng hòaBaltic và có lẽ cả Ukraine cũng mang ý nghĩa thực tiễn hơn.Do đó, có một sự chồng lấn quan trọng giữa nan đề châu Âu đã thảoluận ở trên và vấn đề thứ hai liên quan đến Nga. Thật dễ trả lời câu hỏi liênquan đến tương lai nước Nga thông qua tuyên xưng ưu tiên cho một nướcNga dân chủ, liên kết chặt chẽ với châu Âu. Có thể dự đoán là một nướcNga dân chủ sẽ ủng hộ các giá trị được chính Mỹ và châu Âu chia sẻ và dođó cũng có nhiều khả năng trở thành đối tác cơ sở trong việc hình thànhmột lục địa Á- Âu ổn định và hợp tác hơn. Nhưng những tham vọng củaNga có thể vượt quá việc đạt được sự công nhận và tôn trọng như một nềndân chủ. Trong nền tảng chính sách đối ngoại của Nga (phần lớn còn dựavào các quan chức Liên Xô cũ) vẫn phát triển một mong muốn sâu sắc vềvai trò đặc biệt của mình ở lục địa Á-Âu, điều sẽ liên quan đến việc cácquốc gia độc lập thời hậu Xô Viết phụ thuộc ra sao vào Moscow.Trong bối cảnh đó, ngay cả chính sách thân thiện của phương Tâycũng bị một số thành viên có thế lực trong cộng đồng hoạch định chínhsách Nga xem là hoạch định nhằm khước từ tuyên bố chính đáng của Ngavề tình trạng toàn cầu. Như hai nhà địa chính trị Nga11 đã nói:Hoa Kỳ và các nước trong khối NATO, dù không chạm đến lòng tự tôn củaNga đến mức có thể, nhưng ít nhất về mặt lý thuyết chắc chắn vẫn đang kiênđịnh phá hủy các nền tảng địa chính trị cho phép Nga hy vọng đạt được vị trícường quốc thứ nhì trong chính trị thế giới vốn trước đây thuộc về Liên Xô.Hơn nữa, Mỹ được xem là đang theo đuổi một chính sách trong đó:... tổ chức mới của không gian châu Âu đang được phương Tây hoạch định,về bản chất được xây dựng trên ý tưởng hỗ trợ các nước mới nổi tương đốinhỏ và yếu ở phần này của thế giới ít nhiều thông qua việc tái lập mối quan hệhữu nghị giữa họ với NATO và EC, v.v.Dù có một số đối lập, các trích dẫn nêu trên xác định rõ vấn đề nangiải mà Hoa Kỳ phải đối mặt. Nước Nga nên được giúp đỡ về mặt kinh tếđến mức độ nào - hiển nhiên sẽ tăng cường sức mạnh chính trị và quân sựcủa Nga - và các nước mới độc lập nên được hỗ trợ đến mức nào để vừabảo vệ vừa củng cố nền độc lập của họ? Nga có thể vừa có quyền lực đồngthời cũng vừa có dân chủ không? Nếu Nga lại trở nên hùng mạnh, họ sẽkhông tìm cách lấy lại lãnh thổ đế quốc đã mất? Và sau đó liệu có thể vừalà một đế chế vừa là một nước dân chủ hay không?Chính sách của Hoa Kỳ đối với các trung tâm địa chính trị năng độngnhư Ukraine và Azerbaijan không thể xác định rõ vấn đề đó và vì thế Mỹphải đối mặt với một vấn đề nan giải về cân bằng chiến thuật và mục đíchchiến lược. Việc phục hồi trong nội bộ nước Nga là điều cần thiết cho quátrình dân chủ hóa nước này và cuối cùng là châu Âu hóa. Nhưng bất kỳ sựphục hồi nào về tiềm năng đế quốc của nó cũng sẽ gây nguy hại cho cả haimục tiêu vừa nêu. Ngoài ra, chính vì vấn đề này mà những khác biệt giữaMỹ và một số quốc gia châu Âu có thể phát sinh, đặc biệt là khi mở rộngkhối EU và NATO. Nga có nên được xem là ứng cử viên cho tư cách thànhviên cuối cùng của một trong hai cơ cấu này hay không? Vậy còn Ukrainethì sao? Cái giá cho việc loại trừ Nga có thể cao, làm cho lời tiên tri trongtư duy của Nga được ứng nghiệm, nhưng kết quả của việc làm khối EUhoặc NATO nghèo đi cũng có thể gây bất ổn.Một điều không định trước lại xuất hiện trong không gian rộng lớn vàmang tính địa chính trị ở vùng Trung Á-Âu, hiện thực hóa bởi tính dễ bịtổn thương tiềm tàng của các trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ-Iran. Trong khu vựcđược phân định trên bản đồ trang 96, từ Crimea ở Biển Đen hướng trựctiếp về phía đông dọc theo biên giới mới ở phía nam của Nga, đến TânCương (Trung Quốc), rồi đổ ra Ấn Độ Dương và tiếp đó hướng về phíatây đến Biển Đỏ, rồi hướng lên phía bắc đến bờ đông Địa Trung Hải và trởlại bán đảo Crimea, có khoảng 400 triệu người sinh sống trong khoảng 25nước, hầu hết đều là người bản địa và không đồng nhất về mặt tôn giáo vàtrên thực tế, không một nước nào trong số này ổn định về mặt chính trị.Một số trong những quốc gia này có thể đang trong quá trình thủ đắc vũ khíhạt nhân.Khu vực rộng lớn này - bị xâu xé vì những hận thù gay gắt dễ gâybiến động và bị bao vây là những nước láng giềng hùng mạnh cạnh tranh -có khả năng trở thành một chiến trường lớn, cho cả các cuộc chiến tranhgiữa các quốc gia và nhiều khả năng là bạo lực tôn giáo và sắc tộc kéo dài.Việc Ấn Độ có hành động kiềm chế hay liệu họ có tận dụng cơ hội nào đóđể áp đặt ý chí của mình lên Pakistan hay không sẽ ảnh hưởng lớn đếnphạm vi khu vực có khả năng xảy ra hành động đối kháng. Những căngthẳng nội bộ ở Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có khả năng không chỉ trở nên tồi tệhơn mà còn giảm đáng kể vai trò ổn định mà hai quốc gia này đang đóng ởtrong khu vực sôi bỏng này. Những hành động như vậy sẽ lần lượt gâynhiều khó khăn hơn cho việc đồng hóa các quốc gia Trung Á mới vào cộngđồng quốc tế, đồng thời ảnh hưởng xấu đến nền an ninh do Mỹ thống trịở khu vực Vịnh Ba Tư. Trong mọi trường hợp, cả Mỹ và cộng đồng quốctế có thể phải đối mặt với một thách thức, mà so với nó thì cuộc khủnghoảng gần đây ở Nam Tư cũ chẳng đáng kể chút nào, ở vùng này.Một thách thức khả dĩ đối với địa vị số một của Mỹ đến từ chủ nghĩaHồi giáo chính thống có thể là một phần của vấn đề trong khu vực bất ổnnày. Bằng cách khai thác sự thù địch tôn giáo đối với lối sống của ngườiMỹ và lợi dụng cuộc xung đột giữa người Ả Rập và Israel, chủ nghĩa Hồigiáo chính thống có thể làm suy yếu một số chính quyền Trung Đông thânphương Tây và cuối cùng gây nguy hiểm cho lợi ích khu vực của Mỹ, đặcbiệt là ở Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, nếu không có sự gắn kết chính trị và khikhông có một quốc gia Hồi giáo thực sự hùng mạnh nào, một thách thức từchủ nghĩa Hồi giáo chính thống sẽ thiếu cốt lõi địa chính trị và do đó sẽ cónhiều khả năng thể hiện bản thân thông qua việc truyền bá bạo lực.Có một vấn đề địa chiến lược có tầm quan trọng được đặt ra, đó làTrung Quốc trỗi dậy với tư cách cường quốc. Kết quả hấp dẫn nhất sẽ làđồng lựa chọn một Trung Quốc dân chủ hóa và có thị trường tự do hóa, đivào khuôn khổ hợp tác trong khu vực châu Á lớn hơn. Nhưng giả sử TrungQuốc không dân chủ hóa mà tiếp tục phát triển thiên về sức mạnh kinh tếvà quân sự? Một Đại Trung Hoa có thể xuất hiện, bất kể mong muốn vàtính toán của các nước láng giềng là gì, và bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngănchặn viễn cảnh đó đều có thể kéo theo một cuộc xung đột gia tăng vớiTrung Quốc. Một cuộc xung đột như vậy có thể làm căng thẳng thêm mốiquan hệ giữa người Mỹ và Nhật Bản vì không chắc chắn rằng Nhật Bảnmuốn tham gia kiềm chế Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của Mỹ, do đó cónhững hậu quả khả dĩ mang tính cách mạng đối với định nghĩa về vai tròkhu vực của Nhật Bản, chấm dứt sự hiện diện của người Mỹ ở Viễn Đông.Tuy nhiên, hòa hợp với Trung Quốc cũng sẽ có cái giá xác đáng củanó. Chấp nhận Trung Quốc là một cường quốc khu vực không phải là vấnđề mô phỏng đơn giản một khẩu hiệu đơn thuần. Sẽ phải có vai trò quantrọng cho bất kỳ ưu thế khu vực nào như vậy. Nói một cách trực tiếp, phạmvi ảnh hưởng của Trung Quốc lớn đến mức nào và ở đâu, Mỹ nên đượcchấp nhận như thế nào trong một chính sách hợp tác thành công của TrungQuốc trong các vấn đề thế giới? Hiện nay, những khu vực nào bên ngoàiTrung Quốc, về mặt chính trị có thể nên được công nhận là nằm trong vòngkiềm tỏa của một Thiên Triều đang tái xuất hiện?Trong bối cảnh đó, việc duy trì sự hiện diện của Mỹ ở Hàn Quốc trởnên đặc biệt quan trọng. Nếu không, mọi sự sẽ khác với dự tính dàn xếpquốc phòng Mỹ-Nhật ở hình thức hiện tại, vì Nhật Bản sẽ phải tự chủ hơnvề mặt quân sự. Nhưng bất kỳ động thái thống nhất Triều Tiên12 nào cũngcó khả năng làm xáo trộn nền tảng cho Hoa Kỳ tiếp tục hiện diện quân sựtại Hàn Quốc. Một bán đảo Triều Tiên thống nhất có thể chọn không duytrì sự bảo vệ của quân đội Mỹ. Thực tế thì, đó có thể là cái giá chính xáccho Trung Quốc vì đã ném trọng lượng quyết định của nó đằng sau sựthống nhất của bán đảo. Nói tóm lại, việc Hoa Kỳ quản lý quan hệ củachính mình với Trung Quốc chắc chắn sẽ có những hậu quả trực tiếp đốivới sự ổn định của mối quan hệ an ninh trong tam giác Mỹ-Nhật-Hàn.Cuối cùng, một số tình huống có thể xảy ra liên quan đến sự sắp xếpchính trị trong tương lai cũng cần được điểm qua ở chương này, còn phầnluận giải đầy đủ hơn sẽ nằm trong các chương sau. Trong quá khứ, các vấnđề quốc tế chủ yếu chịu sự chi phối của các cuộc cạnh tranh giữa các quốcgia riêng lẻ nhằm thống trị khu vực. Do đó, Hoa Kỳ có thể phải xác địnhlàm cách nào để đối phó với các liên minh khu vực đang tìm cách đẩy Mỹra khỏi Á-Âu, từ đó đe dọa vị thế cường quốc toàn cầu của Mỹ. Tuy nhiên,việc xuất hiện bất kỳ liên minh nào như vậy liệu có làm phát sinh chứcnăng dẫn dắt của Mỹ hay không, trên thực tế nó phụ thuộc rất lớn vào mứcđộ hiệu quả của việc Hoa Kỳ xử lý các nan đề cụ thể vừa nêu trên.Có khả năng, kịch bản nguy hiểm nhất sẽ là một liên minh lớn giữaTrung Quốc, Nga và có lẽ cả Iran, một liên minh "chống bá quyền" đượcgắn kết không phải bởi ý thức hệ mà bởi sự bất bình. Nó sẽ gợi nhớ đếnquy mô và phạm vi của thách thức từng được khối Xô-Trung đặt ra, mặc dùlần này Trung Quốc có thể sẽ là nhà lãnh đạo và người theo sau là Nga. Đểtránh sự bất ngờ này, đòi hỏi phải thể hiện kỹ năng địa chiến lược của HoaKỳ ở phía tây, phía đông và phía nam của lục địa Á-Âu, tuy nhiên có thể làtừ xa.Một thách thức về mặt địa lý hạn chế hơn nhưng thậm chí có nhiềukhả năng liên quan hơn đến trục Trung-Nhật, sau sự sụp đổ của vị thế Mỹở Viễn Đông và một sự thay đổi mang tính cách mạng về triển vọng thếgiới của Nhật. Nó sẽ kết hợp sức mạnh của hai dân tộc có năng suất phithường, và nó có thể khai thác một số hình thức của chủ nghĩa châu Á Hồigiáo như một học thuyết chống Mỹ thống nhất. Tuy nhiên, dường nhưkhông có khả năng rằng Trung Quốc và Nhật Bản sẽ hình thành một liênminh, dựa trên kinh nghiệm lịch sử gần đây của họ; và một chính sách viễntưởng của Mỹ ở Viễn Đông chắc chắn sẽ có thể ngăn chặn tình trạng nàyxảy ra.Ở khá xa đó, nhưng không bị loại trừ hoàn toàn, là khả năng hìnhthành một tổ chức lớn ở châu Âu, liên quan đến một thỏa thuận Đức-Ngahoặc một liên minh Pháp-Nga. Có những tiền lệ lịch sử rành rành cho cảhai khả năng trên, và/hoặc có thể xuất hiện nếu sự thống nhất của châu Âubị đình trệ và nếu mối quan hệ châu Âu-Mỹ trở nên xấu đi đến mứcnghiêm trọng. Thật vậy, trong trường hợp sau, người ta có thể tưởng tượngra một khu vực châu Âu-Nga để loại trừ Mỹ khỏi lục địa. Trong tình hìnhhiện nay, tất cả các biến thể này có lẽ không thể thực hiện được. Chúng khảthi được đến đâu không chỉ liên quan đến một thao tác xử lý sai lầm lớn từphía chính sách châu Âu mà còn ở việc tái định hướng mạnh mẽ nhắm vềphía các quốc gia chủ chốt của châu Âu.Dù tương lai là gì đi nữa, hoàn toàn hữu lý khi kết luận rằng vị thế sốmột của lục địa Á-Âu sẽ chịu nhiều áp lực do tình thế hỗn loạn và ít nhấtcũng là do bạo lực lẻ tẻ. Địa vị đứng đầu của Mỹ rất dễ bị ảnh hưởng trướcnhững thách thức mới đến từ các ứng viên quốc tế hoặc các chòm sao mớilạ. Hệ thống toàn cầu mà hiện Mỹ đang chiếm ưu thế, trong đó mối đe dọachiến tranh không còn nữa, có lẽ chỉ ổn định ở những nơi được Mỹ dẫn dắtvới một địa chiến lược dài hạn, dựa trên khả năng tương thích và tươnghợp các hệ thống chính trị xã hội, liên kết với nhau bằng các khuôn khổ đaphương do Mỹ đứng đầu.1. Samuel P. Huntington, "Why International Primacy Matters" (Tại sao sự ưu việt ở tầmquốc tế lại là vấn đề quan trọng), International Security (Mùa xuân năm 1993), tr. 83.↩2. Halford John Mackinder (1861-1947): nhà địa lý, chính trị gia người Anh. "TheGeographical Pivot of History" (Trục địa lý của lịch sử) là tài liệu nổi tiếng được ông trìnhlên Hội Địa lý Hoàng gia (Anh) năm 1904, trong đó phát triển thuyết vùng đất trung tâm(heartland theory) của ông. Thuyết này liên quan đến địa chính trị cổ điển và hiện đại ở cảchâu Âu và Mỹ. (BT)↩3. Karl Haushofer (1869-1946): nhà địa lý, chính trị gia người Đức. (BT)↩4. Tiếng Đức, chỉ các nước Trung Âu thuộc Đế chế Áo đa sắc tộc dưới thời trị vì của dònghọ Habsburg (thủ đô là Vienna). Về sau, Đế chế Phổ xem Mitteleuropa là trung tâm nhànước nối dài của người Phổ. (ND)↩5. Roy Denman, Missed Chances (Những cơ hội bị bỏ lỡ), Cassell, London, năm 1996.↩6. Đóng góp của Robert Skidelsky đối với "Great Britain and the New Europe" (Vươngquốc Anh và châu Âu mới), bạn đọc có thể tham khảo trong cuốn From the Atlantic to theUrals: National Perspectives on the New Europe (Từ Đại Tây Dương đến dãy Ural: nhữnggiác độ quốc gia về châu Âu mới) của nhiều tác giả, do David P. Calleo và Philip H. Gordonchủ biên, Seven Locks Press, Arlington, Texas, Mỹ, năm 1992, tr. 145.↩7. North Atlantic Treaty Organization: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. (ND)↩8. Ở thời điểm cuốn sách này xuất bản lần đầu năm 1997, Ba Lan còn chưa tham gia EU vàNATO mà mới chỉ đang vận động để được gia nhập. Năm 1997, Ba Lan trở thành thành viêncủa NATO, và năm 2004, EU. (BT)↩9. Chỉ thời điểm cuốn sách này xuất bản lần đầu, tức năm 1997. (BT)↩10. Azeri: là nhóm sắc tộc thiểu số ở Iran, theo truyền thống họ trung thành với dòng Hồigiáo Shi'a. (ND)↩11. Bogaturov và V. Kremenyuk (cả hai đều là học giả cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu vềchính sách của Hoa Kỳ và Canada), trong "Current Relations and Prospects for InteractionBetween Russia and the United States" (Quan hệ hiện tại và triển vọng về tương tác giữaNga và Hoa Kỳ), Tạp chí Nezavisimaya Gazeta, ngày 28-6-1996.↩12. Ở phạm vi cuốn sách này, chúng tôi dùng "Triều Tiên" (Korea) để chỉ bán đảo TriềuTiên, "Hàn Quốc" (South Korea) chỉ Đại Hàn Dân quốc (Nam Hàn), "Bắc Triều Tiên"(North Korea) chỉ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn). (BT)↩ 

 Chương 3ĐẦU CẦU DÂN CHỦ 

Châu Âu là đồng minh tự nhiên của Mỹ. Cả hai cùng chia sẻ những giátrị chung, mà phần lớn trong đó bắt nguồn từ di sản tôn giáo, theo đuổinền chính trị dân chủ và là nơi cội rễ của đại đa số người Mỹ. Bằng cáchtiên phong trong việc hợp nhất các quốc gia-dân tộc thành một liên minhkinh tế và cuối cùng thành một nền tảng chính trị siêu quốc gia, châu Âucũng đang chỉ đường cho các hình thức tổ chức hậu quốc gia lớn hơn, vượtra khỏi tầm nhìn hạn hẹp và những tham vọng mang tính phá hoại của thờiđại chủ nghĩa dân tộc. Đây là khu vực được tổ chức đa phương nhất trênthế giới (xem bảng ở trang 103). Thành công trong sự thống nhất chính trịcủa nó sẽ tạo ra một thực thể duy nhất gồm khoảng 400 triệu người, sốngdưới một mái nhà dân chủ và được hưởng một mức sống tương đương vớiHoa Kỳ. Một châu Âu như vậy chắc chắn sẽ là một thế lực toàn cầu.Châu Âu cũng đóng vai trò là bàn đạp để những tiến bộ của nền dânchủ có thể tiến vào sâu hơn trong lục địa Á-Âu. Một châu Âu mở rộng vềphía đông sẽ củng cố thêm cho chiến thắng dân chủ trong những năm 1990.Nó hợp thức hóa khía cạnh chính trị và kinh tế vào khía cạnh lãnh thổ vănminh thiết yếu của châu Âu, nơi được gọi là "Petrine Europe" (châu Âucủa Thánh Peter1) - theo định nghĩa của di sản tôn giáo cổ xưa và phổ biếncủa châu Âu, bắt nguồn từ Kitô giáo theo nghi thức phương Tây. Một châuÂu như vậy đã từng tồn tại, rất lâu trước thời đại của chủ nghĩa dân tộc vàthậm chí còn lâu hơn nữa, trước cả khi xảy ra sự phân chia châu Âu thànhmột nửa do Mỹ thống trị và một nửa do Liên Xô cũ thống trị. Một châu Âurộng lớn hơn như vậy sẽ có thể thi triển sức thu hút mạnh mẽ đối với cácquốc gia nằm xa hơn về phía đông, xây dựng một mạng lưới quan hệ vớiUkraine, Belarus và Nga, lôi kéo họ vào một mối dây hợp tác ngày càngràng buộc trong khi vẫn tuân thủ các nguyên tắc dân chủ chung. Cuối cùng,một châu Âu như vậy có thể trở thành một trong những trụ cột quan trọngcủa cấu trúc an ninh và hợp tác Á-Âu lớn hơn do Mỹ hỗ trợ.Nhưng trước hết, châu Âu là đầu cầu địa chính trị thiết yếu của Mỹtrên lục địa Á-Âu. Cổ phần địa chiến lược của Mỹ ở châu Âu là rất lớn.Không giống như liên kết của Mỹ với Nhật Bản, liên minh Đại Tây Dươngtrực tiếp củng cố ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự của Mỹ trên lụcđịa Á-Âu. Ở giai đoạn quan hệ Mỹ-Âu này, với các quốc gia châu Âu đồngminh vẫn phụ thuộc nhiều vào sự bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ, bất kỳ sự mởrộng nào trong phạm vi châu Âu cũng tự động trở thành một sự mở rộngtrong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của Hoa Kỳ. Ngược lại, không có mốiquan hệ xuyên Đại Tây Dương chặt chẽ, tính thống trị của Mỹ ở khu vựcÁ-Âu nhanh chóng lu mờ. Theo đó, việc Hoa Kỳ kiểm soát Đại Tây Dươngvà khả năng triển khai tầm ảnh hưởng và sức mạnh sâu hơn vào lục địa ÁÂu sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.Tuy nhiên, vấn đề là một "châu Âu" thực sự Âu như vậy không tồntại. Đó là một tầm nhìn, một khái niệm và một mục tiêu, nhưng nó chưathành thực tế. Tây Âu là một thị trường chung, nhưng vẫn còn lâu mới làmột thực thể chính trị duy nhất. Một châu Âu-chính trị vẫn chưa xuất hiện.Cuộc khủng hoảng ở Bosnia trưng ra bằng chứng đau đớn về sự vắng mặtcủa cái châu Âu đó. Sự thật tàn nhẫn là Tây Âu, và về sau có thêm một sốnước Trung Âu, phần lớn vẫn nằm dưới sự bảo hộ của Mỹ, mà mối quanhệ đồng minh này ngày càng có xu hướng gây liên tưởng đến mối quan hệchính quốc-chư hầu và thuộc quốc thời xa xưa. Đây không phải là một bốicảnh lành mạnh, dẫu là cho Mỹ hay cho các quốc gia châu Âu.Các vấn đề trở nên tồi tệ hơn do sự suy giảm sức sống nội bộ ở châuÂu đang lan tỏa rộng hơn. Cả tính hợp pháp của hệ thống kinh tế-xã hộihiện tại, thậm chí phần nhận thức về căn cước châu Âu phô ra ngoài đềugợi cảm giác dễ bị tổn thương, ở một số quốc gia châu Âu, người ta có thểnhận ra một cuộc khủng hoảng lòng tin và đánh mất động lực sáng tạo,cũng như quan điểm chung chỉ hướng vào chuyện nội bộ nước mình vốnvừa phản ánh chủ nghĩa cô lập vừa thể hiện chủ nghĩa thoát ly ra khỏinhững tình huống khó xử lớn hơn trên thế giới. Không rõ hầu hết ngườichâu Âu liệu có muốn châu Âu trở thành một thế lực lớn hay không, vàliệu họ có sẵn sàng làm những gì cần thiết để trở thành như vậy. Ngay cảchủ nghĩa bài Mỹ còn sót lại trong lòng châu Âu, hiện tuy khá yếu nhưngvẫn gây băn khoăn hoài nghi: các nước châu Âu chán ghét "quyền bá chủ"của Mỹ nhưng vẫn thoải mái khi được nó che chở.Động lực chính trị cho sự thống nhất châu Âu đã từng chịu thúc đẩycủa ba xung lực chính: ký ức về hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc,mong muốn phục hồi kinh tế và sự bất an do mối đe dọa mà Liên Xô gâyra. Tuy nhiên, đến giữa những năm 1990, những xung lực này dần đơ cùn.Phục hồi kinh tế nói chung đã đạt được; ngược lại, vấn đề mà châu Âuphải đối mặt ngày một hiển nhiên hơn là một hệ thống phúc lợi nặng nềquá mức làm hao mòn sức sống kinh tế của nó, trong khi sự kháng cự mãnhliệt đối với bất kỳ cải tổ nào vì những lợi ích đặc biệt đang hướng sự chú ýchính trị của châu Âu vào bên trong. Mối đe dọa từ Liên Xô đã biến mất,trong khi đó mong muốn được độc lập khỏi sự giám hộ của Mỹ của một sốnước châu Âu đã không chuyển biến thành một động lực hấp dẫn cho sựthống nhất lục địa.Lý tưởng châu Âu duy trì được là nhờ vào động lực quan liêu đượctạo ra dưới tay bộ máy tổ chức cồng kềnh của Cộng đồng châu Âu và kếthừa nó là Liên minh châu Âu. Ý tưởng thống nhất vẫn được hưởng ứngđáng kể, nhưng nó có xu hướng lãnh đạm, thiếu đam mê và ý thức về sứmệnh. Nói chung, Tây Âu ngày nay truyền đạt ấn tượng về một tập hợp xãhội tuy thoải mái nhưng không dễ chịu chút nào về mặt xã hội, không tậptrung mà lại rối rắm, không tham gia vào bất kỳ tầm nhìn nào lớn hơn.Thống nhất châu Âu ngày càng mang những thuộc tính của một quá trình,không phải một cam kết lý tưởng.Tuy nhiên, giới chính trị đứng đầu hai quốc gia hàng đầu châu Âu làPháp và Đức hầu như vẫn giữ cam kết với mục tiêu định hình và địnhnghĩa một châu Âu thực sự là châu Âu. Do đó, họ là những kiến trúc sưchính của châu Âu. Làm việc cùng nhau, họ có thể xây dựng một châu Âuxứng tầm với quá khứ và tiềm năng của nó. Nhưng mỗi quốc gia lại camkết theo một tầm nhìn và kế hoạch hơi khác nhau, và cả hai đều không đủmạnh để tự trỗi dậy bằng chính sức mình.Hoàn cảnh này tạo cho Hoa Kỳ một cơ hội đặc biệt để có những canthiệp quyết định. Nó đòi hỏi sự tham gia của người Mỹ trên danh nghĩa vìsự thống nhất của châu Âu, nếu không, quá trình hợp nhất có thể bị đìnhtrệ và sau đó dần dần bị bỏ qua. Nhưng bất kỳ sự tham gia hiệu quả nàocủa Mỹ trong việc xây dựng châu Âu đều phải được dẫn dắt bằng nhữngsuy tính rõ ràng của chính người Mỹ về loại hình châu Âu mà Mỹ ưa thích,sẵn sàng thúc đẩy: một quan hệ đối tác bình đẳng hoặc một đồng minh cấpthấp, và về phạm vi cuối cùng của cả Liên minh châu Âu (hay EU) vàNATO. Nó cũng đòi hỏi phải cẩn thận theo dõi sít sao cả hai kiến trúc sưchính của châu Âu.UY QUYỀN VÀ CHUỘC TỘIPháp truy cầu sự tái sinh, lần này ở "vai" châu Âu; Đức hy vọngchuộc lỗi thông qua châu Âu. Những động lực khác nhau đi một chặngđường dài đến chỗ lý giải và định nghĩa bản chất các bản thiết kế khácnhau mà Pháp và Đức dành cho châu Âu.Đối với Pháp, châu Âu là phương tiện để có lại được nước Pháp vĩđại trong quá khứ. Ngay cả trước Thế chiến thứ hai, các nhà tư tưởngnghiêm túc của Pháp trong lĩnh vực ngoại giao quốc tế đã lo lắng rằng vaitrò trung tâm mà châu Âu nắm giữ trong các vấn đề thế giới đang suy yếudần. Trong nhiều thập kỷ diễn ra Chiến tranh Lạnh, nỗi lo lắng đó đã trởthành sự phẫn nộ trước sự thống trị "Anglo-Saxon" ở phương Tây, chưanhắc gì đến sự khinh miệt dành cho "quá trình Mỹ hóa" kèm theo trong vănhóa phương Tây. Việc tạo ra một châu Âu chính danh, theo lời của CharlesDe Gaulle - "từ Đại Tây Dương đến dãy Ural" - là để khắc phục tình trạngtồi tệ đó. Và một châu Âu như vậy, vì nó sẽ nằm dưới sự lãnh đạo củaParis, sẽ đồng thời giành lại cho Pháp uy quyền mà người Pháp vẫn cảmnhận như là định mệnh đặc biệt cho quốc gia của họ.Đối với Đức, sự tận tâm với châu Âu là cơ sở để chuộc lại lỗi lầm,trong khi kết nối mật thiết với Mỹ là trọng tâm cho an ninh quốc gia củahọ. Theo đó, một châu Âu độc lập quyết đoán hơn trước Mỹ không phải làmột lựa chọn khả thi. Đối với Đức, chuộc tội + an ninh = châu Âu + Mỹ.Công thức đó xác định thái độ và chính sách của Đức, khiến Đức đồng thờilà một "công dân" tốt của châu Âu vừa là quốc gia châu Âu ủng hộ Mỹmạnh nhất.Đức nhận thấy trong sự tận tụy nhiệt thành của mình đối với châu Âumột cơ hội thanh tẩy lịch sử, khôi phục các phẩm chất chính trị và đạo đứccủa nó. Bằng cách chuộc lại lỗi lầm qua châu Âu, Đức đang khôi phục sự vĩđại của chính mình đồng thời nhận lại cái trọng trách là sẽ không tự độnghuy động sự phẫn nộ và nỗi sợ hãi của toàn châu Âu chống lại Đức. Nếungười Đức chỉ tìm kiếm lợi ích quốc gia cho Đức, điều đó có nguy cơkhiến các nước châu Âu khác xa lánh; nếu người Đức thúc đẩy lợi íchchung của châu Âu, thì lại thu hút sự ủng hộ và tôn trọng của châu Âu.Về các vấn đề trung tâm thời Chiến tranh Lạnh, Pháp là một đồngminh trung thành, tận tụy và quyết đoán. Nó kề vai sát cánh với Mỹ khiđang trong hoàn cảnh khó khăn. Cho dù là cuộc phong tỏa Berlin hay cuộckhủng hoảng tên lửa Cuba2, không có gì phải nghi ngờ sự kiên định củaPháp. Nhưng sự ủng hộ của Pháp đối với NATO là khởi từ mong muốnđồng thời của Pháp, đó là nhằm khẳng định một bản sắc chính trị riêng biệtcủa Pháp và để bảo vệ cho Pháp quyền tự do hành động thiết yếu của mình,đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến địa vị toàn cầu của Pháp hay tươnglai của châu Âu.Có một yếu tố ám ảnh hoang tưởng trong mối bận tâm của giới lãnhđạo chính trị Pháp, đinh ninh cho rằng Pháp vẫn là một cường quốc toàncầu. Khi Thủ tướng Alain Juppe, lặp lại quan điểm của những người tiềnnhiệm, tuyên bố trước Quốc hội Pháp vào tháng 5 năm 1995 rằng "Pháp cóthể và phải khẳng định khuynh hướng của mình như một cường quốc thếgiới," cả hội trường tràn ngập tiếng vỗ tay. Việc Pháp khăng khăng tự mìnhphát triển phòng thủ hạt nhân phần nhiều là do họ thấy thôi thúc trướcquan điểm cho rằng Pháp nên tăng cường tính tự do hành động của chínhmình, kèm theo đó là khả năng ảnh hưởng đến các quyết định sống còn củaMỹ đối với an ninh của liên minh phương Tây nói chung. Không phải vìLiên Xô mà Pháp tìm cách nâng cấp vị thế của mình, phòng thủ hạt nhâncủa Pháp, ngay cả khi ở mức tốt nhất cũng chỉ có tác động nhỏ đến khảnăng Liên Xô gây chiến. Thay vào đó, Paris nhận thấy có được vũ khí hạtnhân của riêng mình sẽ mang lại cho Pháp vai trò nhất định trong các quátrình ra quyết định ở cấp cao nhất và nguy hiểm nhất trong Chiến tranhLạnh.Trong suy nghĩ của người Pháp, việc sở hữu vũ khí hạt nhân củng cốyêu sách của Pháp là trở thành một cường quốc toàn cầu, có tiếng nói phảiđược tôn trọng trên toàn thế giới. Nó củng cố một cách hữu hình địa vị củaPháp là một trong năm thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cóquyền phủ quyết, cả năm nước đều là cường quốc hạt nhân. Theo quanđiểm của Pháp, phòng vệ hạt nhân của Anh chỉ đơn giản là một phần mởrộng của Mỹ, đặc biệt là dựa vào sự gắn bó của Anh thể theo mối quan hệđặc biệt và sự kiêng dè của Anh đối với nỗ lực xây dựng một châu Âu độclập. (Rằng chương trình hạt nhân của Pháp được hưởng lợi đáng kể từ sựtrợ giúp của Hoa Kỳ và nó không ảnh hưởng đến tính toán chiến lược củaPháp.) Pháp cho rằng phòng thủ hạt nhân cũng củng cố vị trí lãnh đạo củahọ ở tư cách một cường quốc lục địa hàng đầu, là quốc gia thực sự duynhất của châu Âu có được khả năng đó.Tham vọng toàn cầu của Pháp cũng được thể hiện thông qua nhữngnỗ lực kiên quyết nhằm duy trì vai trò an ninh đặc biệt của họ ở hầu hết cácquốc gia châu Phi nói tiếng Pháp. Mặc dù phải chịu để mất Việt Nam vàAlgeria sau những cuộc chiến tranh kéo dài và chấp nhận từ bỏ một đế chếrộng lớn hơn, sứ mệnh an ninh đó, cũng như việc tiếp tục kiểm soát cáchòn đảo rải rác ở Thái Bình Dương (dùng làm nơi thực hiện các cuộc thửnghiệm nguyên tử gây tranh cãi của Pháp), đã củng cố niềm tin của giớilãnh đạo nước này rằng Pháp thực sự vẫn có một vai trò toàn cầu, mặc dùtrên thực tế, về cơ bản nó chỉ là một cường quốc châu Âu hậu đế quốc tầmtrung.Nêu trên là tất cả những gì đã duy trì cũng như thúc đẩy Pháp ra yêusách đối với trách nhiệm lãnh đạo châu Âu. Với việc Anh tự đứng ngoài lềvà về cơ bản là một phần phụ cho sức mạnh của Hòa Kỳ, với nước Đức bịchia rẽ trong phần lớn Chiến tranh Lạnh và hiện vẫn gặp bất lợi vì lịch sửthế kỷ 20 của nó, Pháp có thể nắm bắt ý tưởng về châu Âu, đồng nhất bảnthân vào đó và chiếm đoạt nó bằng cách đồng nhất quan niệm của Pháp vềchính nó vào quan niệm về châu Âu. Là quốc gia đầu tiên phát minh ra ýtưởng về quốc gia-dân tộc có chủ quyền và biến chủ nghĩa dân tộc thànhmột tín điều dân sự, do đó, Pháp cảm thấy việc chính mình trở thành hiệnthân của một châu Âu độc lập nhưng thống nhất là lẽ đương nhiên - ở đâycó cùng những gắn bó tình cảm từng được trút vào "la patrie" (Tổ quốc).Sự vĩ đại của một châu Âu do Pháp lãnh đạo cũng chính là sự vĩ đại củanước Pháp.Khuynh hướng đặc biệt này, hình thành từ cảm nhận sâu sắc về vậnmệnh lịch sử và được niềm tự hào văn hóa độc đáo củng cố, có ý nghĩachính sách lớn. Không gian địa chính trị quan trọng mà Pháp phải nắm giữtrong quỹ đạo ảnh hưởng của mình, hoặc ít nhất, phải tránh khỏi việc bịmột quốc gia mạnh hơn chi phối, có thể được vẽ ra trên bản đồ dưới dạnghình bán nguyệt. Nó bao gồm bán đảo Iberia, bờ biển phía bắc của Tây ĐịaTrung Hải và Đức đến tận Đông-Trung Âu (xem bản đồ bên dưới). Đókhông chỉ là bán kính tối thiểu của an ninh Pháp; nó cũng là khu vực thiếtyếu cho lợi ích chính trị của Pháp. Chỉ khi sự hỗ trợ cho các quốc gia phíanam được đảm bảo, và với sự hậu thuẫn chắc chắn của Đức, mục tiêu xâydựng một châu Âu thống nhất và độc lập, do Pháp lãnh đạo, có thể đượctheo đuổi hiệu quả. Và rõ ràng, trong quỹ đạo địa chính trị đó, nước Đứcngày càng hùng mạnh chắc chắn là nước khó quản lý nhất.Trong tầm nhìn của Pháp, mục tiêu trung tâm của một châu Âu thốngnhất và độc lập có thể đạt được bằng cách kết hợp sự thống nhất của châuÂu dưới sự lãnh đạo của Pháp song hành cùng quá trình rút bớt dần dần vaitrò thống trị của Mỹ trên lục địa. Nhưng nếu Pháp định hình tương lai châuÂu, nó phải tham gia và trói buộc Đức, đồng thời tìm cách từng bước tướcđoạt quyền lãnh đạo chính trị của Washington trong các vấn đề châu Âu.Các vấn đề hệ quả chính sách quan trọng đối với Pháp về cơ bản có haimặt: làm thế nào duy trì cam kết an ninh của Mỹ đối với châu Âu, điều màPháp nhận ra là vẫn cần thiết trong khi giảm dần sự hiện diện của Mỹ; vàlàm sao duy trì quan hệ đối tác Pháp-Đức như là động lực kinh tế chính trịkết hợp của sự thống nhất châu Âu trong khi ngăn cản Đức trở thành thếlực lãnh đạo ở châu Âu.Nếu Pháp thực sự là một cường quốc toàn cầu, họ giải quyết nhữngvấn đề nan giải này trong quá trình theo đuổi mục tiêu trung tâm của họ cóthể không khó khăn. Không một quốc gia châu Âu nào khác, ngoài Đức,được ban cho cùng một tham vọng hoặc được thúc đẩy bởi cùng một ýthức về sứ mệnh. Ngay cả Đức có lẽ cũng có thể bị lôi kéo chấp nhậnquyền lãnh đạo của Pháp trong một châu Âu thống nhất nhưng độc lập(khỏi Mỹ), nhưng đó là chỉ khi nào người Đức cảm thấy Pháp thực sự làmột cường quốc toàn cầu và do đó có thể cung cấp cho châu Âu sự an toànmà Đức không thể làm được trong khi Mỹ có thể.Đức, tuy vậy, biết giới hạn thực sự của sức mạnh Pháp. Pháp yếu hơnnhiều so với Đức về kinh tế, trong khi cơ sở quân sự của nó (như Chiếntranh vùng Vịnh năm 1991 đã cho thấy) cũng không có đủ khả năng. Nó đủsức dẹp bỏ các cuộc đảo chính nội bộ ở các quốc gia châu Phi vệ tinh,nhưng lại không thể bảo vệ châu Âu cũng như không tạo ra được sức mạnhđáng kể ở những vị trí xa châu Âu. Pháp không hơn không kém, chỉ là mộtcường quốc châu Âu hạng trung. Do đó, để xây dựng châu Âu, Đức sẵnsàng khơi dậy niềm tự hào của Pháp, nhưng để giữ cho châu Âu thực sự antoàn, họ đã không sẵn sàng mù quáng đi theo sự lãnh đạo của Pháp. Họ tiếptục khẳng định vai trò trung tâm trong an ninh châu Âu cho Mỹ.Thực tế đó, như một nỗi đau cho lòng tự trọng của người Pháp, càngnổi lên rõ ràng hơn sau khi nước Đức thống nhất. Cho đến lúc đó, sự hòagiải Pháp-Đức thực sự có sự lãnh đạo chính trị của Pháp một cách nhẹnhàng trước sự năng động kinh tế của Đức. Nhận thức đó thực sự phù hợpvới cả hai bên. Nó làm giảm bớt nỗi dè chừng "thâm căn cố đế" của châuÂu dành cho nước Đức, nó cũng có tác dụng củng cố, làm hài lòng nhữngảo tưởng của Pháp bằng cách tạo ấn tượng rằng việc xây dựng châu Âu làcho Pháp lãnh đạo, và được một Tây Đức năng động về kinh tế hỗ trợ.Sự hòa giải Pháp-Đức, ngay cả với những quan niệm sai lầm của nó,dù sao cũng là một sự phát triển tích cực cho châu Âu, với tầm quan trọngđó không hề bị cường điệu hóa chút nào. Nó tạo ra nền tảng quan trọng chotất cả những tiến bộ đạt được trong quá trình thống nhất châu Âu đầythách thức; và do đó, cũng hoàn toàn tương thích với lợi ích và phù hợpvới cam kết lâu dài của Mỹ cho việc thúc đẩy hợp tác xuyên quốc gia ởchâu Âu. Đổ vỡ trong hợp tác Pháp-Đức sẽ là một thất bại nặng nề đối vớichâu Âu và là một thảm họa đối với vị trí của Mỹ ở khu vực này.Sự hỗ trợ ngầm của người Mỹ đã giúp Pháp và Đức có thể thúc đẩyquá trình thống nhất châu Âu tiến về phía trước. Hơn nữa, sự thống nhấtcủa Đức càng khuyến khích người Pháp khóa nước Đức vào một khuônkhổ châu Âu ràng buộc. Ngày 6 tháng 12 năm 1990, tổng thống Pháp vàthủ tướng Đức đã cam kết thực hiện mục tiêu của một liên bang châu Âu,và mười ngày sau đó, hội nghị liên chính phủ ở Rome về liên minh chínhtrị đã công bố (mặc dù Anh bảo lưu) một chỉ thị rõ ràng cho mười hai ngoạitrưởng của Cộng đồng châu Âu về việc chuẩn bị một Dự thảo Hiệp ướcLiên minh Chính trị.Tuy nhiên, sự thống nhất nước Đức cũng thay đổi đáng kể các thôngsố thực sự của chính trị châu Âu. Đó đồng thời là một thất bại địa chính trịcho Nga và Pháp. Nước Đức thống nhất không chỉ ngưng làm đối tácchính trị cấp cơ sở của Pháp mà còn tự động trở thành cường quốc quantrọng không thể bị thách thức ở Tây Âu, thậm chí là một cường quốc toàncầu, đặc biệt là nhờ đóng góp tài chính to lớn của nó trong việc hỗ trợ cáctổ chức quốc tế quan trọng3. Thực tế mới đã tạo ra một số bất mãn songphương trong mối quan hệ Pháp-Đức, vì Đức giờ đây đã có thể và sẵn sàngthể hiện rõ và thúc đẩy tầm nhìn của chính nó về một châu Âu trong tươnglai, tuy vẫn là đối tác của Pháp nhưng không còn là nước được Pháp bảo hộnữa.Đối với Pháp, hệ quả từ việc đòn bẩy chính trị yếu dần đã dẫn đếnmột số hậu quả về mặt chính sách. Pháp bằng cách nào đó phải giành lạiảnh hưởng lớn hơn trong NATO, do đó đã phải giảm đi phần lớn sự chốngđối với việc Hoa Kỳ thống trị, đồng thời bù đắp cho sự yếu kém tương đốicủa mình thông qua những điều động ngoại giao lớn hơn. Quay trở lạiNATO có thể cho phép Pháp ảnh hưởng đến Mỹ nhiều hơn; việc thỉnhthoảng "tán tỉnh" Moscow hoặc London có thể tạo ra áp lực từ bên ngoàilên Mỹ và Đức.Do đó, như là một phần của chính sách điều động thay vì tranh chấp,Pháp trở lại cấu trúc chỉ huy của NATO. Đến năm 1994, Pháp một lần nữalà người tham gia tích cực vào việc ra quyết định chính trị và quân sự củaNATO; đến cuối năm 1995, các ngoại trưởng và quốc phòng Pháp lại lànhững người tham dự thường xuyên trở lại tại các phiên họp liên minh.Nhưng với một cái giá: một khi hoàn toàn ở bên trong, họ tái khẳng địnhquyết tâm cải tổ cấu trúc liên minh để tạo sự cân bằng lớn hơn giữa quyềnlãnh đạo của Mỹ và sự tham gia của châu Âu. Họ muốn một lý lịch cao hơnvà một vai trò lớn hơn cho một thành phần châu Âu tập thể. Với tư cáchngoại trưởng Pháp, Hervé de Charette đã tuyên bố trong một bài phát biểuvào ngày 8 tháng 4 năm 1996: "Đối với Pháp, mục tiêu cơ bản [của việc táilập quan hệ] là khẳng định một bản sắc châu Âu trong liên minh có hiệu lựcđáng tin cậy và có tầm nhìn về mặt chính trị."Đồng thời, về mặt chiến thuật, Paris đã chuẩn bị sẵn sàng để khai tháccác mối liên kết truyền thống với Nga để hạn chế chính sách châu Âu củaMỹ, và để hồi sinh bất cứ khi nào thích hợp cái hiệp ước thân thiện PhápAnh cũ đổi lại việc Đức ngày càng giữ vị thế đứng đầu chắc chắn hơn ởchâu Âu. Tháng 8 năm 1996, ngoại trưởng Pháp tuyên bố rằng "nếu Phápmuốn đóng một vai trò quốc tế, chúng tôi sẽ được hưởng lợi từ sự tồn tạicủa một nước Nga hùng mạnh, bằng việc giúp nước này khẳng định mìnhlà một cường quốc", gần như khẳng định ý đồ trên; đáp lại, ngoại trưởngNga tuyên bố "trong số tất cả các nhà lãnh đạo thế giới, người Pháp là gầngũi nhất, có thái độ xây dựng mối quan hệ với Nga."4Sự hỗ trợ hờ hững ban đầu của Pháp đối với việc mở rộng về phíađông của NATO, tất nhiên, biểu thị một thái độ hoài nghi kín đáo nhưng rõràng có liên quan đến tham vọng của họ, mà một phần nào là chiến thuậtđược thiết kế nhằm tăng cường đòn bẩy trong việc đối phó với Hoa Kỳ.Chính bởi vì Mỹ và Đức là những nước đề xướng chính cho việc mở rộngNATO, nên Pháp thấy cần thiết phải tỏ ra mình thật "ngầu", tiếp tục thậntrọng, bày tỏ quan ngại về tác động tiềm tàng của sáng kiến đó đối với Ngavà đóng vai trò nước đối thoại tinh nhạy nhất của châu Âu với Moscow.Đối với một số người Trung Âu, có vẻ như người Pháp thậm chí còntruyền đạt ấn tượng rằng họ không ác cảm gì với phạm vi ảnh hưởng củaNga ở Đông Âu. Do đó, quân bài Nga không chỉ cân bằng Mỹ và chuyển đimột thông điệp không quá khó hiểu đến Đức, mà còn làm tăng áp lực lênHoa Kỳ trong việc xem xét các đề xuất có lợi cho Pháp về cuộc cải cáchNATO.Cuối cùng, việc mở rộng NATO đòi hỏi sự nhất trí giữa mười sáuthành viên liên minh. Paris biết rằng cái gật đầu của họ không chỉ cần thiếtcho sự nhất trí đó, mà sự hỗ trợ thực sự của Pháp là cần thiết để tránh cáctrở ngại đến từ những thành viên liên minh khác. Do đó, có thể thấy rõrằng Pháp sẵn sàng ủng hộ mở rộng NATO là vì ý đồ biến sự ủng hộ củamình thành vật thế chấp để Mỹ cuối cùng phải chấp nhận thỏa mãn quyếttâm của Pháp, thay đổi cả cán cân quyền lực trong liên minh lẫn tổ chức cơbản của NATO.Ban đầu, Pháp cũng rất nhiệt tình hỗ trợ mở rộng về phía đông củaEU. Ở đây, sự lãnh đạo chủ yếu ở trong tay người Đức, với Hoa Kỳ hậuthuẫn nhưng mức độ tham gia lại không được như ở trường hợp mở rộngNATO. Mặc dù trong NATO, Pháp có xu hướng lập luận rằng sự bànhtrướng của EU sẽ cung cấp một chiếc ô phù hợp hơn cho các quốc giacộng sản cũ, ngay khi Đức bắt đầu thúc đẩy EU mở rộng nhanh hơn để baogồm cả Trung Âu, Pháp bày tỏ những lo ngại kỹ thuật và cũng muốn EU sẽđặt sự chú ý tương tự ở phần sườn phía nam lộ ra ở Địa Trung Hải củachâu Âu (những khác biệt này xuất hiện sớm nhất vào hội nghị thượngđỉnh Pháp-Đức tháng 11 năm 1994.) Việc Pháp nhấn mạnh vào vấn đề ởvế sau cũng có tác dụng giành được cho Pháp sự ủng hộ của các thành viênNATO phía nam, do đó tối đa hóa sức mạnh thương lượng tổng thể củaPháp. Nhưng cái giá phải trả là một khoảng cách ngày càng lớn trong tầmnhìn địa chính trị tương ứng của châu Âu giữa Pháp và Đức, một khoảngcách chỉ bị thu hẹp một phần bởi sự ủng hộ muộn màng của Pháp trong nửacuối năm 1996 khi Ba Lan gia nhập cả NATO và EU.Khoảng cách đó là không thể tránh khỏi, do bối cảnh lịch sử đang thayđổi. Kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, nước Đức dân chủ nhận ra rằngsự hòa giải Pháp-Đức là cần thiết để xây dựng một cộng đồng châu Âu ởnửa phía tây của một châu Âu bị chia cắt. Sự hòa giải đó cũng là trung tâmcho sự phục hồi đáng ghi nhận vào lịch sử của Đức. Do đó, việc chấp nhậnsự lãnh đạo của Pháp là một cái giá phải trả. Đồng thời, mối đe dọa củaLiên Xô đối với một Tây Đức dễ tổn thương đã khiến lòng trung thành vớiMỹ trở thành tiền đề thiết yếu cho sự sống còn mà ngay cả người Phápcũng đã nhận ra. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, để xây dựng một châu Âurộng lớn và thống nhất hơn, sự phụ thuộc vào Pháp là không cần thiết vàcũng không thuận lợi. Một quan hệ đối tác bình đẳng giữa Pháp và Đức,với nước Đức tái thống nhất trên thực tế hiện là đối tác mạnh hơn, đã lànhiều hơn so với một thỏa thuận công bằng cho Paris; do đó, người Phápđơn giản sẽ phải chấp nhận ưu thế của Đức trong một liên kết an ninh vớiđồng minh và người bảo vệ chính xuyên Đại Tây Dương của họ.Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối liên kết đó mang tầm quan trọngmới đối với Đức. Trong quá khứ, nó đã che chở Đức khỏi một mối đe dọatừ bên ngoài vốn rất gần và là tiền đề cần thiết cho sự tái thống nhất cuốicùng của đất nước. Khi Liên Xô không còn và nước Đức thống nhất, liênkết với Mỹ cung cấp chiếc ô mà dựa vào đó Đức có thể thoải mái hơntrong vai trò lãnh đạo ở Trung Âu mà không đồng thời đe dọa các nướcláng giềng. Mối liên hệ với Mỹ giá trị hơn tờ giấy chứng nhận hành vi tốt:nó trấn an các nước láng giềng của Đức rằng mối quan hệ chặt chẽ vớiĐức đi cùng mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Tất cả điều đó giúp Đức dễdàng xác định các ưu tiên địa chính trị của mình một cách cởi mở hơn.Đức, được neo giữ cẩn thận ở châu Âu và trở nên vô hại nhưng vẫnan toàn bởi sự hiện diện quân sự rõ ràng của Mỹ, bây giờ có thể thúc đẩyviệc đồng bộ hóa một Trung Âu mới được giải phóng vào cỗ máy châu Âu.Nó sẽ không phải là Mitteleuropa cũ của chủ nghĩa đế quốc Đức mà là mộtcộng đồng đổi mới kinh tế lành tính hơn được kích thích bằng các khoảnđầu tư và thương mại của Đức, với Đức cũng đóng vai trò là nhà tài trợcho sự kết hợp chính thức cuối cùng của Mitteleuropa mới vào cả Liênminh châu Âu và NATO. Với liên minh Pháp-Đức tạo ra nền tảng quantrọng để khẳng định vai trò khu vực quyết định hơn, Đức không còn phảingại ngùng khi khẳng định mình trong quỹ đạo lợi ích đặc biệt của nó.Trên bản đồ châu Âu, khu vực lợi ích đặc biệt của Đức có thể đượcphác họa theo hình chữ nhật, ở phía tây bao gồm cả Pháp và ở phía đôngtrải dài khắp các quốc gia cộng sản cũ mới được giải phóng ở Trung Âu,bao gồm cả các nước cộng hòa ở Biển Baltic, bao gồm cả Ukraine vàBelarus, và thậm chí vươn tới Nga (xem bản đồ ở trang 112). Xét trênnhiều khía cạnh, khu vực đó tương ứng với phạm vi lịch sử mà người Đứcđã để lại những ảnh hưởng văn hóa có tính xây dựng, được khắc họa trongthời kỳ tiền dân tộc chủ nghĩa bởi những người định cư nông nghiệp và thịdân Đức ở Trung-Đông Âu và các nước cộng hòa Baltic, tất cả đều bị xóasổ trong thời kỳ Thế chiến thứ hai. Quan trọng hơn, các khu vực đượcngười Pháp (như đã thảo luận trước đó) và người Đức quan tâm đặc biệt,khi được xem xét cùng nhau như trong bản đồ trang 107, có ảnh hưởng xácđịnh giới hạn ở phía tây và phía đông của châu Âu, trong khi sự chồng lấngiữa chúng nhấn mạnh tầm quan trọng địa chính trị quyết định của liênminh Pháp-Đức như là cốt lõi quan trọng của châu Âu.Bước đột phá quan trọng khẳng định vai trò cởi mở hơn của mộtnước Đức quả quyết ở Trung Âu nằm ở sự hòa giải Đức-Ba Lan diễn ravào giữa những năm 1990. Mặc dù có một chút miễn cưỡng ban đầu, nướcĐức thống nhất (với Hoa Kỳ) đã chính thức công nhận vĩnh viễn đườngbiên giới Oder-Neisse với Ba Lan, và bước đi đó đã xóa bỏ những dè dặtquan trọng nhất Ba Lan dành cho cơ hội gây dựng mối quan hệ gần gũihơn với Đức. Sau một số cử chỉ thiện chí và tha thứ lẫn nhau, mối quan hệđã trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Không chỉ thương mại Đức-Ba Lanbùng nổ theo nghĩa đen (năm 1995 Ba Lan đã thay thế Nga trở thành đốitác thương mại lớn nhất của Đức ở phía đông), mà Đức còn trở thànhnước hậu thuẫn chính để Ba Lan trở thành thành viên EU và (cùng với Mỹ)NATO. Có thể nói rằng, vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20, sự hòa giải BaLan-Đức có tầm quan trọng địa chính trị ở Trung Âu, tương đương với tácđộng trước đó của hòa giải Pháp-Đức ở Tây Âu.Thông qua Ba Lan, ảnh hưởng của Đức có thể tỏa lên phía bắc, đếncác quốc gia Biển Baltic, và hướng về phía đông vào Ukraine và Belarus.Hơn nữa, phạm vi hòa giải Đức-Ba Lan đã phần nào được mở rộng nhờviệc Ba Lan thỉnh thoảng tham gia các cuộc thảo luận quan trọng giữa Phápvà Đức về tương lai của châu Âu. Tam giác Weimar (được đặt theo tên củathành phố Đức, nơi các cuộc tham vấn ba bên cấp cao đầu tiên Pháp-ĐứcBa Lan - sau đó trở thành định kỳ - diễn ra) đã tạo ra một trục địa chính trịquan trọng trên lục địa châu Âu, bao gồm 180 triệu người từ ba quốc giavới một ý thức rất cao về bản sắc dân tộc. Một mặt, vai trò thống trị củaĐức được củng cố hơn nữa ở Trung Âu, nhưng mặt khác, vai trò đó phầnnào được cân bằng với sự tham gia của Pháp-Ba Lan trong cuộc đối thoạiba bên.Việc Trung Âu chấp nhận sự lãnh đạo của Đức (với các quốc giaTrung Âu nhỏ hơn, đây mới là vấn đề hệ trọng) đã trở nên dễ dàng hơn vớiviệc Đức cam kết rất rõ ràng sẽ mở rộng về phía đông các tổ chức trọngđiểm của châu Âu. Để tự cam kết, Đức đã thực hiện một nhiệm vụ lịch sửmâu thuẫn với một số quan điểm Tây Âu khá sâu sắc. Quan điểm truyềnthống đó cho rằng các sự kiện xảy ra ở phía đông nước Đức và Áo đượcxem như vượt quá giới hạn quan tâm đối với châu Âu đích thực. Thái độđó được Lord Bolingbroke5 đưa ra vào đầu thế kỷ 18, ông này lập luậnrằng bạo lực chính trị ở phía đông không có hậu quả gì đối với người TâyÂu, đã xuất hiện trong cuộc khủng hoảng Munich vào năm 1938, và nó đãtái xuất hiện đầy bi kịch khi Anh và Pháp tỏ thái độ về cuộc xung đột giữanhững năm 1990 ở Bosnia. Nó vẫn đang ẩn tàng đâu đó trong các cuộctranh luận đang diễn ra liên quan đến tương lai của châu Âu.Ngược lại, cuộc tranh luận thực sự duy nhất ở Đức là liệu NATO hayEU nên được mở rộng trước, Bộ trưởng Quốc phòng ủng hộ NATO, Ngoạitrưởng lại muốn EU mở rộng trước, với kết quả cuối cùng là Đức phải trởthành lãnh đạo không thể tranh cãi của một châu Âu lớn hơn và đoàn kếthơn. Thủ tướng Đức đã nói về năm 2000 như là mục tiêu mở rộng về phíađông đầu tiên của EU, và Bộ trưởng Quốc phòng Đức là một trong nhữngngười đầu tiên cho rằng lễ kỷ niệm 50 năm thành lập NATO là một ngàymang tính biểu tượng, thích hợp cho việc mở rộng về phía đông của liênminh. Vì lẽ này, Đức có khái niệm về tương lai châu Âu khác với các đồngminh châu Âu chính: người Anh tuyên bố họ thích một châu Âu rộng lớnhơn vì thấy trong việc mở rộng đó phương tiện làm loãng tính thống nhấtcủa châu Âu; người Pháp lo ngại rằng mở rộng sẽ tăng cường vai trò củaĐức, vì vậy ủng hộ việc hội nhập hẹp hơn. Đức đại diện cho cả hai, do đócó được chỗ đứng ở Trung Âu cho chính mình.MỤC TIÊU TRUNG TÂM CỦA MỸVấn đề trung tâm của Mỹ là làm sao xây dựng một châu Âu dựa trênmối liên hệ Pháp-Đức, một châu Âu (vẫn liên kết với Hoa Kỳ) có thể thựcthi và mở rộng phạm vi của hệ thống quốc tế dân chủ hợp tác, một hệthống mà việc thực thi hiệu quả sự dẫn đầu toàn cầu của Mỹ phụ thuộc rấtnhiều. Do đó, lựa chọn giữa Pháp và Đức không phải là vấn đề. Không cóPháp hoặc Đức, sẽ không có châu Âu.Từ những gì đã thảo luận ở trên, chúng ta rút ra ba kết luận lớn:1. Mỹ tham gia vào sự nghiệp thống nhất châu Âu là cần thiết để bù đắpcho cuộc khủng hoảng nội bộ về tinh thần và mục đích đang làm haomòn sức sống châu Âu, để vượt qua sự nghi ngờ lan tỏa trong lòngchâu lục già cỗi rằng cuối cùng Mỹ không ủng hộ sự thống nhất châuÂu chân chính, và truyền vào châu Âu việc đảm nhân liều lượng nhiệthuyết dân chủ cần thiết. Điều đó đòi hỏi một cam kết rõ ràng của Mỹđể có sự chấp nhận cuối cùng, xem châu Âu như là đối tác toàn cầucủa Mỹ.2. Trong ngắn hạn, phản đối chiến thuật đối với chính sách và hỗ trợ củaPháp cho quyền lãnh đạo của Đức là hợp lý; về lâu dài, sự thống nhấtchâu Âu sẽ phải liên quan đến một bản sắc chính trị và quân sự châuÂu đặc biệt hơn nếu một châu Âu chân chính thực sự trở thành hiệnthực. Điều đó đòi hỏi một số dàn xếp tiến bộ theo quan điểm của Phápliên quan đến việc phân phối quyền lực trong các tổ chức xuyên ĐạiTây Dương.3. Cả Pháp và Đức đều không đủ mạnh để tự mình xây dựng châu Âuhoặc giải quyết với Nga những mơ hồ vốn có trong việc định nghĩa vềphạm vi địa lý của châu Âu. Vấn đề này đòi hỏi sự tham gia nhiệt tình,tập trung và quyết tâm của người Mỹ, đặc biệt là với người Đức,trong việc xác định phạm vi châu Âu và do đó cũng phải đối phó vớinhững vấn đề nhạy cảm - đặc biệt là đối với Nga - chẳng hạn như đâulà địa vị cuối cùng trong hệ thống châu Âu của các nước cộng hòaBaltic và Ukraine.Một cái nhìn lướt qua bản đồ vùng đất Á-Âu rộng lớn là đủ thấy rõtầm quan trọng địa chính trị của đầu cầu châu Âu đối với nước Mỹ cũngnhư sự khiêm tốn về địa lý của nó. Việc bảo tồn đầu cầu đó và mở rộng nóđể làm bàn đạp cho nền dân chủ có liên quan trực tiếp đến an ninh của Mỹ.Khoảng cách hiện tại giữa mối quan tâm toàn cầu của Mỹ cho sự ổn định,cho sự phổ biến dân chủ liên quan và thái độ dường như trung lập của châuÂu đối với các vấn đề này (mặc cho vị thế tự xưng của Pháp là một cườngquốc toàn cầu) cần phải được khép lại, và nó chỉ có thể được thu hẹp nếuchâu Âu ngày càng nhận lãnh một vai trò đúng nghĩa là liên minh hơn.Châu Âu không thể trở thành một quốc gia-dân tộc duy nhất, vì sự ươngngạnh của các truyền thống dân tộc đa dạng của nó, nhưng nó có thể trởthành một thực thể thông qua các thiết chế chính trị chung phản ánh tíchcực các giá trị dân chủ phổ quát, xác định lợi ích riêng với sự đa dạng củanó, và thi triển sức hút lên các dân tộc khác trong không gian Á-Âu.Chỉ còn lại chính họ, người châu Âu có nguy cơ bị cuốn vào các mốiquan tâm xã hội nội bộ của họ. Sự phục hồi kinh tế đã che khuất các chiphí dài hạn phải trả cho thành công bề ngoài của châu Âu. Những chi phínày đang gây tổn hại về kinh tế cũng như chính trị. Cuộc khủng hoảng vềtính hợp pháp chính trị và sức sống kinh tế mà Tây Âu phải đối mặt ngàycàng rõ ràng, nhưng không thể vượt qua được, bắt nguồn từ sự mở rộngtoàn diện của cấu trúc xã hội do nhà nước bảo trợ vốn ủng hộ chủ nghĩagia trưởng, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa địa phương. Hệ quả là tình trạngvăn hóa kết hợp chủ nghĩa khoái lạc thoát ly cộng thêm sự trống rỗng vềtinh thần, tình trạng có thể được những người theo chủ nghĩa dân tộc cựcđoan hoặc có tư tưởng độc đoán lợi dụng.Hoàn cảnh này, nếu trở nên tràn lan, có thể cho thấy rõ mối nguyhiểm đối với nền dân chủ và lý tưởng của châu Âu. Trên thực tế, cả hailiên kết với nhau, vì những vấn đề mới của châu Âu - là vấn đề nhập cưhay cạnh tranh kinh tế-công nghệ với Mỹ hay châu Á, không nói đến sựcần thiết phải cải cách chính trị cho ổn định các cấu trúc kinh tế xã hội hiệntại - chỉ có thể được xử lý hiệu quả trong một bối cảnh ngày càng mở rộnghơn ở tầm vóc lục địa. Một châu Âu lớn hơn toàn bộ những gì làm nên nó,nghĩa là một châu Âu nhìn thấy vai trò toàn cầu của mình trong việc thúcđẩy dân chủ và trong sự thịnh vượng rộng lớn hơn của các giá trị cơ bảncủa con người, có nhiều khả năng là một châu Âu không thích hợp đối vớichủ nghĩa cực đoan chính trị, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hay chủ nghĩakhoái lạc xã hội.Người ta không cần phải gợi lên những lo ngại cũ cho việc dàn xếpriêng biệt giữa người Đức và người Nga, cũng như không cần thổi phồnghậu quả của việc Pháp có những "tán tỉnh" chiến thuật dành cho Moscowthì mới có thể tiêu trừ nỗi lo âu về sự ổn định địa chính trị của châu Âu vàvị trí của Mỹ trong đó, dẫn đến sự thất bại của những nỗ lực thống nhấtvẫn tiếp diễn của châu Âu. Bất kỳ thất bại nào như vậy trên thực tế có thểgây ra một số vận động đổi mới và khá là truyền thống ở châu lục này. Nóchắc chắn sẽ tạo ra cơ hội cho sự tự khẳng định địa chính trị của Nga hoặcĐức, mặc dù nếu lịch sử hiện đại của châu Âu chứa đựng bất kỳ bài họcnào thì đó là cả hai đều không có khả năng đạt được thành công lâu dàitrong việc đó. Tuy nhiên, ít nhất, Đức có lẽ sẽ trở nên quyết đoán và rõràng hơn trong việc định nghĩa lợi ích quốc gia của mình.Hiện tại, các lợi ích của Đức rất phù hợp và thậm chí thăng hoa trongcác quốc gia thuộc EU và NATO. Ngay cả những phát ngôn viên của Liênminh 90/Đảng Xanh cũng ủng hộ việc mở rộng cả NATO và EU. Nhưngnếu sự thống nhất và mở rộng của châu Âu bị đình trệ, có một số lý do đểcho rằng một định nghĩa dân tộc hơn cho khái niệm của Đức về "trật tự"châu Âu khi đó sẽ xuất hiện, gây bất lợi cho sự ổn định của châu Âu.Wolfgang Schauble, lãnh đạo của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo ởBundestag và là người có khả năng kế nhiệm Thủ tướng Kohl, bày tỏ suynghĩ đó khi ông tuyên bố rằng Đức không còn là "bức tường thành phươngTây chống lại phương Đông; chúng tôi đã trở thành trung tâm của châuÂu," và nhấn mạnh thêm rằng, trong "thời gian dài thời Trung cổ... Đức đãtham gia thiết lập trật tự ở châu Âu"6 Trong tầm nhìn này, Mitteleuropa(Trung Âu), thay vì là một khu vực châu Âu, nơi Đức vượt trội về kinh tế,sẽ trở thành một khu vực chiếm ưu thế chính trị công khai của Đức cũngnhư là cơ sở cho một chính sách đơn phương hơn của Đức đối với phíađông và phía tây.Châu Âu sau đó sẽ không còn là cầu nối Á-Âu cho sức mạnh của Mỹhay bàn đạp tiềm năng cho việc mở rộng hệ thống dân chủ toàn cầu vàokhu vực Á-Âu. Đây là lý do tại sao sự hỗ trợ rõ ràng và hữu hình của Mỹcho việc thống nhất châu Âu phải được duy trì. Mặc dù cả trong quá trìnhphục hồi kinh tế của châu Âu và trong liên minh an ninh xuyên Đại TâyDương, Mỹ thường xuyên tuyên bố ủng hộ sự thống nhất và hỗ trợ hợptác xuyên quốc gia ở châu Âu, nhưng họ vẫn hành động như thể thích giảiquyết các vấn đề kinh tế và chính trị rắc rối với từng quốc gia châu Âuchứ không phải ở phạm vi Liên minh châu Âu. Thỉnh thoảng, việc ngườiMỹ khăng khăng lên tiếng trong quá trình ra quyết định của châu Âu cókhuynh hướng củng cố những nghi ngờ ở châu lục này cho rằng Mỹ ủnghộ sự hợp tác giữa những người châu Âu chỉ khi họ tuân theo sự lãnh đạocủa Mỹ chứ không phải khi họ xây dựng các chính sách của châu Âu. Đâylà thông điệp bị truyền thông sai.Cam kết của Mỹ đối với sự thống nhất của châu Âu, được nhắc lạimạnh mẽ trong Tuyên bố chung Madrid giữa Mỹ và châu Âu vào tháng 12năm 1995, sẽ tiếp tục vang lên một cách trống rỗng cho đến khi Mỹ khôngchỉ sẵn sàng tuyên bố rõ ràng rằng họ chấp nhận hậu quả của việc châu Âutrở thành châu Âu thực sự mà còn có hành động phù hợp. Đối với châu Âu,hệ quả cuối cùng sẽ đòi hỏi một mối quan hệ đối tác thực sự với Mỹ thayvì tình trạng là một đồng minh được ưa chuộng nhưng vẫn còn là đàn em.Và một quan hệ đối tác thực sự có nghĩa là chia sẻ trong cả quyết định cũngnhư trách nhiệm. Vì lẽ này, sự ủng hộ của Mỹ sẽ giúp tiếp thêm sinh lựccho cuộc đối thoại xuyên Đại Tây Dương, khuyến khích người châu Âutập trung nghiêm túc hơn vào vai trò mà một châu Âu thực sự quan trọngcó thể đóng góp trên thế giới.Có thể hình dung rằng đến một lúc nào đó, một Liên minh châu Âuthực sự thống nhất và mạnh mẽ có thể trở thành đối thủ chính trị toàn cầucủa Hoa Kỳ. Nó chắc chắn có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh kinh tếcông nghệ khó nhằn, trong khi lợi ích địa chính trị của nó ở Trung Đông vàcác nơi khác có thể khác biệt đáng kể so với Mỹ. Nhưng, trên thực tế, mộtchâu Âu mạnh mẽ và chuyên tâm về chính trị như vậy không có khả năngxuất hiện trong tương lai gần. Không giống như các điều kiện phổ biến ởMỹ tại thời điểm Hoa Kỳ hình thành, có các nguồn gốc lịch sử sâu rộngcho tính bền vững của các quốc gia-dân tộc châu Âu và tham vọng đối vớimột châu Âu xuyên quốc gia đã suy yếu rõ ràng.Các lựa chọn thay thế thực sự trong một hoặc hai thập kỷ tới là mộtchâu Âu đang mở rộng và thống nhất, đang theo đuổi, mặc dù do dự vàkhông liên tục, mục tiêu thống nhất lục địa; một châu Âu bế tắc, không thểvượt ra quá khỏi tình hình hợp nhất và phạm vi địa lý hiện nay, với TrungÂu vẫn là một vùng đệm địa chính trị; hoặc, như một hệ quả có thể xảy ratrong tình trạng bế tắc, một châu Âu đang dần phân mảnh, tái trỗi dậynhững đối đầu quyền lực cũ của nó. Trong một châu Âu bế tắc, gần nhưkhông thể tránh khỏi việc Đức tự định nghĩa chính mình trong mối quan hệvới châu Âu sẽ dần suy yếu, với thôi thúc hướng đến một định nghĩa nhiềutính dân tộc hơn xét về mặt lợi ích nhà nước. Đối với Mỹ, lựa chọn đầutiên rõ ràng là tốt nhất, nhưng đó là một lựa chọn đòi hỏi phải có sự hỗ trợcủa Mỹ nếu nó được thông qua.Ở giai đoạn kiến tạo có tính do dự của châu Âu, Mỹ không cần phảitham gia trực tiếp vào các cuộc tranh luận phức tạp liên quan đến các vấnđề như liệu EU có nên đưa ra các quyết định chính sách đối ngoại của mìnhbằng cách bỏ phiếu đa số (một quan điểm được người Đức đặc biệt ưathích); liệu Nghị viện châu Âu có nên đảm nhận các quyền lập pháp quyếtđịnh và ủy ban châu Âu tại Brussels có nên trở thành cơ quan hành phápchâu Âu trên thực tế hay không; liệu thời gian biểu để thực hiện thỏa thuậnvề liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu có nên được nới lỏng hay không;hoặc, cuối cùng, châu Âu có nên là một liên minh rộng lớn hay là một thựcthể nhiều lớp, với phần lõi bên trong được cố kết và lớp ngoài có phầnlỏng lẻo hơn. Đây là những vấn đề khiến người châu Âu tranh cãi giữachính họ - nhiều khả năng mức độ tiến triển của tất cả những vấn đề này làkhông đồng đều, bị gián đoạn vì những lần tạm dừng và cuối cùng đượcthúc đẩy chỉ khi có những thỏa thuận phức tạp.Dẫu vậy, Liên minh Kinh tế và Tiền tệ ra đời năm 2000 là hợp lý, cólẽ ban đầu có khoảng từ sáu đến mười trong số mười lăm thành viên hiệncó của EU. Điều này sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế châu Âu vượt ra ngoàibình diện tiền tệ, khuyến khích hơn nữa tập hợp này hội nhập đời sốngchính trị. Do đó, theo từng đợt và các lần khởi đầu và với một phần lõi bêntrong hòa nhập hơn cũng như lớp ngoài lỏng lẻo hơn, một châu Âu thốngnhất sẽ dần dà trở thành một đấu thủ chính trị quan trọng trên bàn cờ ÁÂu.Trong mọi trường hợp, Mỹ không nên truyền đạt ấn tượng rằng họthích một liên hiệp châu Âu mơ hồ kể cả khi nó rộng lớn hơn, mà nên nhắclại, thông qua lời nói và hành động, rằng Mỹ sẵn sàng quan hệ với EU khitổ chức này giữ tư cách đối tác chính trị và an ninh toàn cầu với Mỹ chứkhông phải chỉ như một thị trường chung trong khu vực được tạo thành từcác quốc gia liên minh với Hoa Kỳ thông qua NATO. Để làm cho cam kếtđó trở nên đáng tin cậy hơn và nhờ đó vượt khỏi khuôn khổ những lời hoamỹ của mối quan hệ hợp tác, kế hoạch chung với EU về các cơ chế raquyết định song phương mới xuyên Đại Tây Dương nên được đề xuất vàbắt đầu.Nguyên tắc tương tự áp dụng cho NATO. Duy trì tổ chức này là rấtquan trọng đối với các kết nối xuyên Đại Tây Dương. Về vấn đề này, cósự đồng thuận áp đảo giữa người Mỹ và người châu Âu. Không có NATO,châu Âu không chỉ trở nên dễ bị tổn thương mà gần như ngay lập tức sẽ bịphân mảnh về mặt chính trị. NATO đảm bảo an ninh châu Âu và cung cấpkhuôn khổ ổn định cho việc theo đuổi sự thống nhất châu Âu. Đó là nhữnggì khiến cho NATO trở nên rất quan trọng đối với châu Âu về mặt lịch sử.Tuy nhiên, với một châu Âu thống nhất từng bước và trong do dự,cấu trúc và quy trình nội bộ của NATO phải điều chỉnh theo. Đối với vấnđề này, người Pháp có quan điểm riêng. Không thể một ngày nào đó sẽ cómột châu Âu thực sự thống nhất mà vẫn có một liên minh duy trì hợp nhấttrên cơ sở một siêu cường cộng với mười lăm cường quốc phụ thuộc. Mộtkhi châu Âu bắt đầu thừa nhận bản sắc chính trị thực sự của riêng mình,với việc EU đảm nhiệm một số chức năng của một chính phủ siêu quốc giaở mức độ thực chất hơn, NATO sẽ phải thay đổi trên cơ sở công thức 1 + 1(Hoa Kỳ + EU).Mọi chuyện sẽ không xảy ra chỉ sau một đêm và cùng một lúc. Mộtlần nữa, tiến bộ mà theo hướng đó sẽ chỉ là thứ chuyển động do dự, ngậpngừng. Nhưng loại tiến trình như vậy phải được phản ánh trong các thỏathuận liên minh hiện có, để việc thiếu đi sự tự điều chỉnh cần thiết sẽkhông trở thành một trở ngại cho những gì xảy ra tiếp theo. Một bước tiếnquan trọng theo xu hướng đó là quyết định nhường chỗ cho Lực lượng Đặcnhiệm Hỗn hợp vào năm 1996 của liên minh, từ đó dự trước tính khả thicủa thế chủ động quân sự thuần túy của châu Âu dựa trên hậu cần cũng nhưviệc chỉ huy, kiểm soát, liên lạc và tình báo của liên minh. Việc Hoa Kỳthiện chí hơn trong việc đáp ứng yêu cầu của Pháp để Liên minh Tây Âu(WEU) có vai trò lớn hơn trong NATO, đặc biệt liên quan đến việc chỉ huyvà ra quyết định, cũng chính là cho thấy rõ hơn sự ủng hộ chân chính củaHoa Kỳ đối với việc thống nhất châu Âu, giúp thu hẹp phần nào khoảngcách giữa Mỹ và Pháp liên quan đến việc tự định nghĩa sau cùng của chínhchâu Âu.Về lâu dài, có thể WEU sẽ bao gồm một số quốc gia thành viên EUmà, vì những lý do địa chính trị hoặc lịch sử khác nhau, có thể chọn khôngtrở thành thành viên NATO. Trường hợp này có thể bao gồm đến PhầnLan hoặc Thụy Điển, hoặc thậm chí là Áo, tất cả đều đã có được tư cáchquan sát viên với WEU7. Các quốc gia khác cũng có thể truy cầu liên kếtvới WEU ở tư cách một thành viên NATO từ sơ bộ đến cuối cùng. Đếnmột lúc nào đó, WEU cũng có thể chọn mô phỏng chương trình Đối tác vìHòa bình của NATO khi cân nhắc việc trở thành thành viên của EU. Tất cảđiều đó sẽ giúp tạo ra một mạng lưới hợp tác an ninh rộng lớn hơn ở châuÂu, vượt ra ngoài phạm vi chính thức của liên minh xuyên Đại Tây Dương.Trong khi đó, đến khi nào một châu Âu rộng lớn và đoàn kết hơnxuất hiện - và việc đó, ngay cả trong điều kiện tốt nhất, cũng sẽ không xảyra sớm - Hoa Kỳ vẫn phải hợp tác chặt chẽ với cả Pháp và Đức để giúp mộtchâu Âu đoàn kết và rộng lớn hơn hiện diện. Do đó, với Pháp, vấn đề nangiải của chính sách trung tâm đối với Mỹ sẽ vẫn là làm thế nào để đưaPháp hội nhập chính trị và quân sự Đại Tây Dương chặt chẽ hơn mà khônglàm ảnh hưởng đến kết nối Mỹ-Đức; với Đức, là làm cách nào khai thác sựtín nhiệm Hoa Kỳ dành cho việc Đức giữ vai trò lãnh đạo một châu Âu ĐạiTây Dương mà không gây lo ngại cho Pháp và Anh cũng như cho các nướcchâu Âu khác.Sự linh hoạt rõ ràng hơn của người Mỹ về hình thức tương lai củaliên minh sẽ giúp huy động những hỗ trợ to lớn hơn từ Pháp cho việc mởrộng Liên minh về phía đông. Về lâu dài, một khu vực an ninh quân sự tíchhợp của NATO ở cả hai phía của Đức sẽ neo giữ nước này vững hơn trongmột khuôn khổ đa phương, và đó sẽ là vấn đề quan trọng cho Pháp. Hơnnữa, mở rộng Liên minh sẽ làm tăng khả năng rằng Tam giác Weimar (củaĐức, Pháp và Ba Lan) có thể trở thành một phương tiện mềm dẻo để phầnnào cân bằng sự lãnh đạo của Đức ở châu Âu. Mặc dù Ba Lan dựa vào sựhỗ trợ của Đức để giành quyền gia nhập liên minh (và phẫn nộ trước nhữngdo dự hiện tại của Pháp trước việc mở rộng này), một khi nó nằm trong liênminh, một quan điểm địa chính trị chung Pháp-Ba Lan nhiều khả năng xuấthiện.Trong bất cứ tình huống nào, Washington không nên quên mất sự thậtrằng Pháp chỉ là đối thủ ngắn hạn trong các vấn đề liên quan đến bản sắcchâu Âu hoặc các hoạt động nội bộ của NATO. Quan trọng hơn, cần ghinhớ thực tế rằng Pháp là đối tác thiết yếu trong nhiệm vụ quan trọng làkhóa chặt vĩnh viễn một nước Đức dân chủ ở châu Âu. Đó là vai trò lịch sửcủa mối quan hệ Pháp-Đức và việc mở rộng cả EU và NATO về phía đôngsẽ tăng cường tầm quan trọng của mối quan hệ này như là cốt lõi của châuÂu. Cuối cùng, Pháp không đủ mạnh, dù là để cản trở Mỹ xét theo cácnguyên tắc cơ bản địa chiến lược trong chính sách châu Âu của Mỹ hay làtự trở thành một nhà lãnh đạo của châu Âu. Do đó, sự khác thường và thậmchí những cơn "ăn vạ" có thể được dung thứ.Cũng cần lưu ý rằng Pháp đóng vai trò xây dựng ở Bắc Phi và cácquốc gia châu Phi nói tiếng Pháp. Họ là đối tác thiết yếu cho Morocco vàTunisia, đồng thời thực hiện vai trò giữ cho Algeria ổn định. Có một lý donội tại thích hợp cho Pháp tham sự ở đây: khoảng 5 triệu người Hồi giáohiện đang cư trú tại nước này. Do đó, Pháp đóng một phần quan trọng chosự ổn định và phát triển có trật tự của Bắc Phi. Nhưng mối quan tâm đómang lại lợi ích sâu xa hơn cho an ninh châu Âu. Nếu không có ý thứcnghĩa vụ của Pháp, sườn phía nam châu Âu sẽ không ổn định và bị đe dọanhiều hơn. Toàn bộ Nam Âu đang ngày càng quan tâm đến mối đe dọachính trị-xã hội đến từ những bất ổn dọc theo bờ biển phía nam Địa TrungHải. Việc Pháp rất lo ngại về những gì xảy ra trên khắp Địa Trung Hải dođó khá phù hợp với các mối quan tâm về an ninh của NATO, và sự cânnhắc đó cần được tính đến khi Mỹ thỉnh thoảng phải đối phó với các yêusách cường điệu về địa vị lãnh đạo đặc biệt của Pháp.Đức là một vấn đề khác. Không thể phủ nhận vị thế chi phối của Đức,nhưng phải thận trọng trước bất kỳ thừa nhận công khai nào dành cho vaitrò lãnh đạo của Đức ở châu Âu. Sự lãnh đạo đó có thể phù hợp với một sốquốc gia châu Âu, giống như những nước ở Trung Âu đánh giá cao thế chủđộng của Đức thay mặt cho sự mở rộng về phía đông châu lục, và nó có thểđược những nước Tây Âu chấp nhận miễn là tình thế này được duy trìdưới sự chi phối của Mỹ, nhưng về lâu dài, việc xây dựng châu Âu khôngthể dựa vào nước Đức. Quá nhiều ký ức vẫn còn đọng lại; quá nhiều nỗi sợcó khả năng trỗi dậy. Xây dựng một châu Âu dưới sự lãnh đạo của Berlinđơn giản là không khả thi. Đó là lý do tại sao Đức cần Pháp, tại sao châuÂu cần kết nối Pháp-Đức và tại sao Mỹ không thể chọn hoặc Đức hoặcPháp.Điểm cốt yếu liên quan đến việc mở rộng NATO nằm ở chỗ đây làmột quá trình được kết nối toàn diện với việc mở rộng riêng của châu Âu.Nếu Liên minh châu Âu trở thành một cộng đồng lớn hơn về mặt địa lývới lớp lõi lãnh đạo Pháp-Đức hợp nhất hơn và các lớp bên ngoài ít thốngnhất hơn, và nếu một châu Âu như vậy tiếp tục để cho vấn đề an ninh củamình dựa vào sự liên minh với Mỹ, thì theo sau đó khu vực tiếp xúc nhiềunhất về mặt địa chính trị của nó - Trung Âu - không thể bị loại trừ khỏi việctham gia vào lĩnh vực an ninh mà phần còn lại của châu Âu được hưởngthông qua liên minh xuyên Đại Tây Dương. Về điều này, Mỹ và Đức nhấttrí với nhau. Đối với họ, lực thúc đẩy để mở rộng là chính trị, lịch sử vàtính xây dựng. Nó không bị thúc đẩy bởi sự thù địch đối với Nga, cũngkhông phải vì sợ Nga, cũng không phải bởi mong muốn cô lập Nga.Do đó, Mỹ phải hợp tác đặc biệt chặt chẽ với Đức trong việc thúc đẩysự mở rộng về phía đông của châu Âu. Hợp tác Mỹ-Đức và lãnh đạo chungtrong vấn đề này là rất cần thiết. Việc mở rộng sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ vàĐức cùng khuyến khích các đồng minh NATO khác tán thành bước này, vàđàm phán hiệu quả một số dàn xếp với Nga nếu họ sẵn sàng thỏa hiệp(xem Chương 4), hoặc hành động quyết đoán, theo nhận thức đúng đắnrằng nhiệm vụ xây dựng một châu Âu không phụ thuộc vào sự chống đốicủa Moscow. Áp lực kết hợp giữa Mỹ và Đức sẽ đặc biệt cần thiết cho việcđạt được thỏa thuận nhất trí cần phải có từ tất cả các thành viên NATO,nhưng không thành viên NATO nào có thể từ chối nếu Mỹ và Đức cùng épbuộc.Cuối cùng, một phần trong nỗ lực này là vai trò tầm xa của Mỹ ởchâu Âu. Một châu Âu mới vẫn đang hình thành, và nếu châu Âu mới đóduy trì về mặt địa chính trị là một phần của không gian "Euro-Atlantic"(châu Âu-Đại Tây Dương), thì việc mở rộng NATO là rất cần thiết. Thậtvậy, một chính sách toàn diện của Hoa Kỳ đối với lục địa Á-Âu nói chungsẽ không thể thực hiện được nếu nỗ lực mở rộng NATO (đã được Hoa Kỳđưa ra) ngưng trệ và phỉnh nỉnh. Thất bại đó sẽ làm mất uy tín của giớilãnh đạo Mỹ; nó sẽ phá vỡ khái niệm về một châu Âu đang mở rộng; nólàm mất tinh thần người Trung Âu; và nó có thể khơi dậy những thamvọng địa chính trị ở Trung Âu hiện đang ngấm ngầm hoặc đã chết củanước Nga. Đối với phương Tây, điều này sẽ tự gây ra một vết thương cóthể gây tổn hại nặng nề cho triển vọng về một trụ cột châu Âu thực sự trongbất kỳ kiến trúc an ninh Á-Âu cuối cùng nào; và đối với Mỹ, nó không chỉlà một thất bại trong khu vực mà còn là một thất bại toàn cầu.Điểm mấu chốt kiểm soát sự phát triển mở rộng của châu Âu phải làxác nhận cho được rằng không có quyền lực nào bên ngoài hệ thống xuyênĐại Tây Dương hiện tại có quyền phủ quyết quyền tham gia vào hệ thốngchâu Âu của bất kỳ quốc gia châu Âu nào đã hội đủ điều kiện, và theo đóvào cả hệ thống an ninh xuyên Đại Tây Dương của nó; và rằng không cóquốc gia châu Âu đủ điều kiện nào lại bị loại trừ khỏi tư cách thành viênEU hoặc NATO chỉ vì những lề lối suy diễn áp đặt chủ quan. Đặc biệt, cácquốc gia Baltic ngày càng hội đủ điều kiện và dễ bị tổn thương có quyềnđược biết rằng cuối cùng họ cũng có thể trở thành thành viên chính thứctrong cả hai tổ chức, và rằng trong khi đó, chủ quyền của họ không bị đedọa khi chưa thu hút được lợi ích của một châu Âu mở rộng và đối tác HoaKỳ của nó.Về bản chất, phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh Tây Âucủa họ phải cung cấp câu trả lời cho câu hỏi được Václav Havel8 hùng hồnnêu ra ở Aachen ngày 15 tháng 5 năm 1996:Tôi biết rằng cả Liên minh châu Âu và Liên minh Bắc Đại Tây Dương đềukhông thể mở cửa qua đêm cho tất cả những ai khao khát tham gia cùng họ.Điều mà cả hai chắc chắn có thể làm được và điều họ nên làm trước khi quámuộn là cung cấp cho toàn bộ châu Âu, được xem như một phạm vi của các giátrị chung, sự đảm bảo rõ ràng rằng họ không phải là câu lạc bộ khép kín. Họ nênxây dựng một chính sách rõ ràng và chi tiết về việc mở rộng dần dần không chỉtheo thời gian biểu mà còn giải thích hợp lý thời gian biểu đó. [chữ in nghiênglà được thêm vào]THỜI GIAN BIỂU CỦA CHÂU ÂUMặc dù trong giai đoạn này, các giới hạn phía đông cuối cùng củachâu Âu không thể được xác định chắc chắn hay được chốt lại, nhưng theonghĩa rộng nhất, châu Âu là một nền văn minh chung, bắt nguồn từ truyềnthống Kitô giáo chung. Định nghĩa phương Tây hẹp hơn của châu Âu đượcliên kết với Rome và di sản lịch sử của nó. Nhưng truyền thống Kitô giáochâu Âu còn bao gồm cả Đế chế Byzantine và Giáo hội Chính thống giáoNga. Do đó, về mặt văn hóa, châu Âu lớn hơn Petrine Europe (châu Âu củaThánh Peter) và Petrine Europe thì còn lớn hơn cả Tây Âu, mặc dù trongnhững năm gần đây, Tây Âu đang chiếm giữ ưu thế trong định nghĩa về"châu Âu". Nhìn lướt qua bản đồ ở trang 141, ta nhận ra châu Âu hiện tạikhông phải là một châu Âu hoàn chỉnh. Tồi tệ hơn thế, đó là một châu Âumà trong đó một khu vực bất ổn giữa châu Âu và Nga có thể tác động lẫnnhau từ cả hai, gây ra căng thẳng và ganh đua không thể tránh khỏi.Một châu Âu của Charlemagne9(giới hạn trong phạm vi Tây Âu)đương nhiên là hợp lý trong Chiến tranh Lạnh, nhưng một châu Âu nhưvậy ở thời này là bất thường. Bởi lẽ ngoài việc là một nền văn minh, châuÂu thống nhất mới nổi lên cũng là một lối sống, một chuẩn mực sống vàmột chính thể của các phương thức dân chủ chung, không bị đè nặng vìnhững xung đột lãnh thổ và sắc tộc. Châu Âu này trong khuôn khổ tổ chứcchính thức hiện nhỏ hơn nhiều so với tiềm năng thực tế của nó. Một sốquốc gia Trung Âu tiên tiến và ổn định hơn về chính trị, tất cả đều là mộtphần của truyền thống Petrine phương Tây - đáng chú ý là Cộng hòa Séc,Ba Lan, Hungary, có lẽ cả Slovenia - rõ ràng hội đủ điều kiện và háo hứcmuốn trở thành thành viên của "châu Âu" cũng như có mặt trên mối dâykết nối an ninh xuyên Đại Tây Dương của nó.Trong hoàn cảnh hiện tại, việc mở rộng NATO để có được cả Ba Lan,Cộng hòa Séc và Hungary vào năm 1999 dường như khả thi. Sau bướckhởi đầu có ý nghĩa này, có bất kỳ khả năng mở rộng nào sau đó của liênminh sẽ là trùng khớp hoặc theo sau sự mở rộng của EU. Vế sau liên quanđến một quá trình phức tạp hơn nhiều, cả về số lượng các giai đoạn đủđiều kiện lẫn việc đáp ứng các yêu cầu thành viên (xem bảng ở trang 143).Do đó, việc những nước Trung Âu đầu tiên gia nhập EU khó lòng xảy ratrước năm 2002, có khi còn hơi muộn hơn thế. Tuy nhiên, sau khi ba tânthành viên NATO đầu tiên cùng gia nhập EU, cả EU và NATO sẽ phải trảlời câu hỏi về tư cách thành viên mở rộng của các nước cộng hòa Baltic làSlovenia, Romania, Bulgaria và Slovakia, và cuối cùng, có lẽ cả Ukraine.Đáng chú ý là triển vọng trở thành thành viên đã gây ảnh hưởng cótính xây dựng lên các vấn đề đối ngoại và hành vi của các nước sẽ trởthành thành viên. Nhận biết rằng cả EU và NATO đều không muốn phảimang thêm gánh nặng khởi từ những xung đột liên quan đến quyền lợithiểu số hoặc yêu sách lãnh thổ giữa các thành viên (Thổ Nhĩ Kỳ đối đầuHy Lạp là quá đủ) là sự khuyến khích cần thiết cho Slovakia, Hungary vàRomania đạt được những dàn xếp đáp ứng các tiêu chuẩn do Hội đồngchâu Âu đề ra. Tương tự, nguyên tắc chung cho rằng chỉ các nền dân chủmới có thể hội đủ điều kiện để trở thành thành viên cũng là một động lựcthúc đẩy. Mong muốn không bị bỏ rơi quả đã có tác động củng cố quantrọng đối với các nền dân chủ mới.THỦ TỤC GIA NHẬP LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)Được soạn thảo bởi C.S.I.S., ủy ban Hành động Mỹ-EU-Ba LanTrong mọi trường hợp, cần nhấn mạnh rằng sự hợp nhất và an ninhchính trị của châu Âu là không thể tách rời. Thực tế là, rất khó hình dungra một châu Âu thực sự thống nhất mà không có sự sắp xếp an ninh chungvới Mỹ. Vì vậy, theo sau đó các quốc gia đang ở vị trí bắt đầu và đượckhuyến gọi thực hiện các cuộc đàm phán gia nhập cùng EU, từ nay trở đicũng nên tự động được xem như đối tượng trên thực tế sẽ nhận được sựbảo vệ giả định của NATO.Theo đó, quá trình mở rộng châu Âu và mở rộng hệ thống an ninhxuyên Đại Tây Dương có khả năng đạt được thông qua các giai đoạn đãxem xét. Giả sử với cam kết bền vững của Mỹ và Tây Âu, thời gian biểudựa trên thực tế thúc đẩy và có tính đầu cơ cho các giai đoạn này có thể là:1. Đến năm 1999, các tân thành viên Trung Âu đầu tiên sẽ được kết nạpvào NATO, mặc dù việc họ gia nhập EU có thể sẽ không xảy ra trướcnăm 2002 hoặc 2003.2. Trong khi đó, EU sẽ bắt đầu đàm phán cho các nước cộng hòa Balticgia nhập, và NATO cũng sẽ bắt đầu ghi nhận tư cách thành viên của họcũng như của Romania. Quá trình gia nhập của các nước này có thể sẽđược hoàn tất vào năm 2005. Tại một thời điểm nào đó trong giaiđoạn này, các quốc gia Balkan khác có thể đáp ứng đủ điều kiện.3. Việc các nước Baltic gia nhập có thể khiến Thụy Điển và Phần Lancân nhắc tư cách thành viên NATO.4. Vào khoảng giữa năm 2005 và năm 2010, Ukraine - đặc biệt là trongkhi nước này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cải cách nội bộ vàthành công trong việc trở thành một quốc gia Trung Âu được nhậndiện rõ ràng hơn - nên chuẩn bị đàm phán nghiêm túc với cả EU vàNATO.Trong khi đó, nhiều khả năng mối hợp tác Pháp-Đức-Ba Lan trongEU và NATO sẽ ngày càng sâu sắc, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng.Sự hợp tác đó có thể trở thành cốt lõi của phương Tây trong bất kỳ thỏathuận an ninh châu Âu rộng lớn nào mà cuối cùng có thể bao trùm cả Ngavà Ukraine. Với lợi ích địa chính trị đặc biệt của Đức và Ba Lan đối vớinền độc lập của Ukraine, cũng có khả năng Ukraine sẽ dần dần bị lôi kéovào mối quan hệ đặc biệt Pháp-Đức-Ba Lan. Năm 2010, hợp tác chính trịPháp-Đức-Ba Lan-Ukraine (với khoảng 230 triệu dân) có thể phát triểnthành một mối quan hệ đối tác tăng cường độ sâu địa chính trị của châu Âu(xem bản đồ ở trang 145).Cho dù viễn cảnh trên xuất hiện theo cách lành tính hay trong bốicảnh gia tăng căng thẳng với Nga, nó đều cho thấy tầm quan trọng rất lớn.Nga nên tiếp tục yên tâm rằng các cánh cửa tới châu Âu đang rộng mở,cũng như cánh cửa cho sự tham gia cuối cùng của họ vào một hệ thống anninh xuyên Đại Tây Dương mở rộng và, có lẽ tại một thời điểm nào đótrong tương lai, vào một hệ thống an ninh xuyên Á-Âu mới. Để tạo sự tincậy cho những đảm bảo này, các liên kết hợp tác khác nhau giữa Nga vàchâu Âu, trong tất cả các lĩnh vực, nên được chủ ý khuyến khích. (Mốiquan hệ của Nga với châu Âu, và vai trò của Ukraine trong vấn đề đó, sẽđược thảo luận đầy đủ hơn trong chương tiếp theo.)Nếu châu Âu thành công cả trong việc thống nhất và mở rộng, và nếuNga trong thời gian đó thực hiện sự hợp nhất dân chủ và hiện đại hóa xãhội thành công, thì đến một lúc nào đó, Nga cũng có thể có đủ điều kiệnthiết lập mối quan hệ keo sơn hơn với châu Âu. Điều đó, đến lượt nó, sẽlàm cho sự sáp nhập cuối cùng giữa hệ thống an ninh xuyên Đại TâyDương và một hệ thống Á-Âu xuyên lục địa trở nên khả thi. Tuy nhiên,trên thực tế, câu hỏi về tư cách thành viên chính thức của Nga sẽ khôngxuất hiện trong một thời gian dài, và dẫu sao thì đó cũng là lý do để khôngđóng cửa một cách vô nghĩa trước nước này.Kết luận: Với châu Âu của trật tự Yalta10 đã biến mất, điều cần thiếtphải làm là không có sự đảo ngược thành châu Âu của hiệp ướcVersailles11. Chấm dứt phân chia châu Âu không nên là cái cớ để bước lùitrở lại thành một châu Âu của các quốc gia dân tộc dễ nổi loạn mà nên làđiểm khởi đầu để hình thành một châu Âu lớn hơn và ngày càng hội nhập,được củng cố qua một NATO mở rộng và thậm chí còn trở nên an toàn hơnnhờ sự hợp tác an ninh có tính xây dựng với Nga. Do đó, mục tiêu địachiến lược trung tâm của Mỹ ở châu Âu có thể được tóm tắt khá đơn giản:đó là củng cố, thông qua quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương chân thựchơn, một đầu cầu của Hoa Kỳ trên lục địa Á-Âu để một châu Âu mở rộngcó thể trở thành bàn đạp khả thi nhằm phóng vào khu vực Á-Âu một trật tựhợp tác và dân chủ quốc tế.1. Thánh Peter (hay Thánh Phêro): tông đồ trưởng trong số mười hai Tông đồ của ChúaJesus. Thánh Peter được Jesus trực tiếp trao quyền cai quản Hội Thánh. Truyền thống Cônggiáo cho rằng ông là Giám mục của Rome và là Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáoRome. (BT)↩2. Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba: sự kiện đối đầu kéo dài 13 ngày (từ ngày 16 đến ngày28-10-1962) giữa Mỹ và Liên Xô, khi Mỹ phát hiện Liên Xô bí mật triển khai hệ thống tênlửa tầm xa ở Cuba. Cuộc đối đầu này thường được xem như bước gần nhất tiến đến chiếntranh hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. (BT)↩3. Ví dụ, theo số liệu thống kê, Đức đóng góp 28,5% cho quỹ của EU, 22,8% cho NATO,8,93% cho Liên hợp quốc, đồng thời là cổ đông lớn nhất của WB và Ngân hàng Phát triểnvà Tái cấu trúc châu Âu (EBRD).↩4. Được tờ Le Nouvel Observateur trích đăng ngày 12-8-1996.↩5. Tham khảo cuốn History of Europe, from the Pyrenean Peace to the Death of Louis XIV(Lịch sử châu Âu, từ Hòa ước Pháp-Tây Ban Nha [ngày 7-11-1659, còn gọi là Hòa ướcPyrenees] đến cái chết của Louis XIV) của Lord Bolingbroke.↩6. Trích tờ Politiken Sondag, ngày 2-8-1996, những chỗ in nghiêng là được thêm vào.↩7. Cần phải ghi nhận những tiếng nói có sức ảnh hưởng ở cả Phần Lan và Thụy Điển đều đãbắt đầu thảo luận về khả năng liên kết với NATO. Tháng 5-1996, giới truyền thông ThụyĐiển đưa tin Tổng tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Phần Lan đã dấy lên khả năng cho một sốđơn vị NATO dàn quân ở vùng Biển Bắc; tháng 8-1996, Ủy ban Phòng vệ Thụy Điển, bằnghành động cho thấy sự dịch chuyển đến việc thiết lập mối hợp tác an ninh thân thiết hơn vớiNATO, đã đề xuất việc Thụy Điển gia nhập Khối Vũ trang Tây Âu (WEAG - WesternEuropean Armaments Group).↩8. Václav Havel (1936-2011): tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Séc. Ông cũng là một nhàvăn và triết gia. (BT)↩9. Charlemagne (747-814): vị hoàng đế La Mã thần thánh được xem là người định hình nênkhu vực Tây Âu. Ngày nay, ông được xem là người cha của cả hai dân tộc Pháp và Đức.(BT)↩10. Trật tự Yalta: trật tự thế giới được thiết lập sau Thế chiến thứ hai. (BT)↩11. Chỉ trật tự châu Âu và sự phân chia lợi ích của các nước đế quốc theo sau những ký kếtở Hiệp ước Versailles, sau Thế chiến thứ nhất. (BT)↩  

Chương 4HỐ ĐEN 

Sự tan rã vào cuối năm 1991 của quốc gia có lãnh thổ lớn nhất thế giớiđã tạo ra một "hố đen" ở vùng trung tâm của lục địa Á-Âu. Cứ như thểcác nhà địa chính trị ở "Vùng trung tâm" đã bất ngờ bị kéo ra khỏi bản đồtoàn cầu.Đối với Mỹ, tình hình địa chính trị mới và phức tạp này đặt ra mộtthách thức quan trọng. Có thể hiểu rằng, nhiệm vụ trước mắt phải là làmgiảm xác suất hỗn loạn chính trị hoặc sự đảo ngược trở lại thành một chếđộ độc tài thù địch tại quốc gia tuy đã tan rã nhưng vẫn đang sở hữu kho vũkhí hạt nhân dồi dào. Nhưng nhiệm vụ về lâu dài vẫn là: làm sao khuyếnkhích sự chuyển đổi dân chủ và phục hồi kinh tế của Nga, đồng thời phảitránh sự tái xuất hiện của một đế chế Á-Âu có thể làm cản trở mục tiêu địachiến lược của Mỹ là định hình một hệ thống châu Âu-Đại Tây Dương lớnhơn bao gồm cả một nước Nga đã ổn định và an toàn.NƯỚC NGA TRONG BỐI CẢNH ĐỊA CHÍNH TRỊ MỚISự sụp đổ của Liên Xô là giai đoạn cuối cùng trong tiến trình phân rãkhối Xô-Trung rộng lớn mà trong một thời gian ngắn đã ráp khớp vớinhau, và ở một số khía cạnh thậm chí còn vượt qua cả phạm vi đế chế củaThành Cát Tư Hãn. Nhưng khối Á-Âu xuyên lục địa hiện đại này lại tồn tạirất ngắn ngủi; việc Tito phản bội tại Nam Tư và Mao không vâng lời tạiTrung Quốc đã sớm báo hiệu đặc tính dễ tổn thương của phe xã hội chủnghĩa: chúng ta thấy rõ, khát vọng dân tộc mạnh hơn sự ràng buộc ý thứchệ. Khối Xô-Trung tồn tại khoảng mười năm; Liên Xô được khoảng bảymươi năm.Tuy nhiên, điều có ý nghĩa về mặt địa chính trị hơn cả là sự tan rã củaĐế quốc Nga vĩ đại đã trường tồn suốt hàng thế kỷ. Đế chế này tan rã phátxuất từ thất bại chính trị và kinh tế-xã hội nói chung của hệ thống Xô Viết,mặc dù phần lớn bất ổn đó đã bị che giấu gần như đến tận cùng bằngnhững che đậy và tự cô lập có hệ thống của chính Liên Xô. Do đó, cả thếgiới đã choáng váng khi chứng kiến Liên bang Xô Viết tự sụp đổ trongchóng vánh. Đầu tiên là trong hai tuần ngắn ngủi vào tháng 12 năm 1991,chính những người đứng đầu các nước cộng hòa Nga, Ukraine và Belarustuyên bố Liên Xô giải tán, sau đó chính thức được thay thế bằng một thựcthể mơ hồ được gọi là Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), tức tổng hợptất cả các nước từng thuộc Xô Viết trừ các nước cộng hòa Baltic. Sau đó,tổng thống Liên Xô miễn cưỡng từ chức và lá cờ Liên Xô được hạ xuốnglần cuối từ tháp điện Kremlin. Cuối cùng, Liên bang Nga (với 150 triệungười Nga) xuất hiện ở tư cách người kế thừa hiện thực của Liên Xô cũ,trong khi các nước cộng hòa khác chiếm tới 150 triệu người cũng khẳngđịnh chủ quyền độc lập ở các mức độ khác nhau.Liên Xô sụp đổ đã tạo ra sự hoang mang khủng khiếp về địa chính trị.Nhìn chung, người dân Nga vốn đã nhận được ít dấu hiệu tiên liệu hơn cảthế giới bên ngoài về việc Liên Xô đang tan rã, vậy mà chỉ trong vòng nửatháng ngắn ngủi, họ đột ngột phát hiện ra mình không còn là chủ nhân củamột đế chế xuyên lục địa, thay vào đó biên giới của Nga đã quay trở lạiđiểm bắt đầu tại Caucasus vào đầu những năm 1800, tại Trung Á vào giữanhững năm 1800, và choáng váng, đau đớn hơn nhiều là ở phía tây vàokhoảng năm 1600, ngay sau triều đại của Ivan Bạo chúa. Việc để mấtCaucasus đã làm sống lại những lo ngại chiến lược về ảnh hưởng của mộtThổ Nhĩ Kỳ đang hồi sinh; còn việc mất mát Trung Á lại tạo ra cảm giácthiếu khuyết nguồn năng lượng và khoáng sản khổng lồ của khu vực cũngnhư lo lắng về một mối nguy Hồi giáo tiềm tàng; còn nền độc lập củaUkraine lại thách thức chính bản chất lời tuyên bố của Nga rằng cả haimang tiêu chuẩn thần thánh của chung một bản sắc Slav.Vùng đất đã bị chiếm đóng trong nhiều thế kỷ dưới thời các Sa hoàngvà trong ba phần tư thế kỷ sau đó dưới thời Liên Xô do Nga thống trị giờđã bị một tá quốc gia lấp đầy, với hầu hết (trừ Nga) gần như không đượcchuẩn bị để thực sự tiếp nhận chủ quyền và thay đổi ở quy mô lớn, từUkraine với dân số tương đối lớn là 52 triệu dân đến Armenia với 3,5 triệudân. Khả năng tồn tại của những nước này dường như không chắc chắn,trong khi việc Moscow sẵn sàng thích nghi vĩnh viễn với thực tế mới cũngkhó lường tương tự. Cú sốc lịch sử mà người Nga phải gánh chịu đã đượcphóng đại với thực tế là khoảng 20 triệu người nói tiếng Nga hiện đang làcư dân của các quốc gia bên ngoài được dẫn dắt về mặt chính trị bởi giớitinh hoa dân tộc ngày càng quyết tâm khẳng định bản sắc của chính họ saunhiều thập kỷ ít nhiều bị Nga cưỡng bức đồng hóa.Sự sụp đổ của Đế quốc Nga đã tạo ra một khoảng trống quyền lựcngay tại trung tâm của lục địa Á-Âu. Không chỉ ở các quốc gia mới độc lậpcó sự yếu kém và lộn xộn, mà tại chính nước Nga, biến động đã tạo ra mộtcuộc khủng hoảng hệ thống lớn, đặc biệt là khi biến động chính trị đi kèmvới nỗ lực đồng thời phá bỏ mô hình kinh tế-xã hội cũ của Liên Xô. Sangchấn quốc gia đã trở nên tồi tệ hơn khi Nga có dính líu quân sự ởTajikistan do lo ngại việc người Hồi giáo tiếp quản quốc gia mới độc lậpđó. Tình hình tồi tệ đặc biệt gia tăng sau việc Nga can thiệp bi thảm, tànbạo và tốn kém cả về kinh tế và chính trị ở Chechnya. Đau đớn nhất là địavị quốc tế của Nga đã bị suy giảm đáng kể, từng là một trong hai siêucường thế giới, nay Nga chỉ còn được nhiều nước coi là một thế lực tươngđối lớn trong khu vực thuộc thế giới thứ ba, mặc dù nó vẫn sở hữu mộtkho vũ khí hạt nhân đáng kể nhưng đã ngày càng lạc hậu.Khoảng trống địa chính trị càng rộng thêm vì quy mô cuộc khủnghoảng xã hội ở Nga. Suốt ba phần tư thế kỷ đất nước lần lượt phải hứngchịu sự tàn phá của Thế chiến thứ nhất, tang tóc trong suốt cuộc nội chiến(1918-1921), những tàn bạo và quá nhiều mất mát mà Thế chiến thứ haigây ra cùng hàng loạt diễn biến quân sự cùng với những hạn chế trong pháttriển kinh tế-xã hội... Tất cả đã làm giảm sút vị thế của nước này trêntrường quốc tế. Từng là một trong hai siêu cường trên toàn cầu, nay Nga làđiển hình cho một quốc gia thuộc thế giới thứ ba hạng trung.Cuộc khủng hoảng nội bộ cùng với việc đánh mất vị thế quốc tế gâyra không chỉ những bất ổn đáng lo ngại, đặc biệt là đối với giới chính trịNga, mà còn khiến cho tình hình địa chính trị của nước Nga chịu nhiều ảnhhưởng bất lợi. Ở phía tây, do hậu quả của việc Liên bang Xô Viết tan rã,các vùng biên giới của Nga bị thay đổi đau đớn, phạm vi ảnh hưởng địachính trị của nó đã bị thu hẹp đáng kể (xem bản đồ ở trên, trang 151). Việcđể mất các quốc gia Baltic vốn bị Nga kiểm soát từ những năm 1700, cùngvới đó là các thành phố cảng Riga và Tallinn đã khiến việc Nga tiếp cậnBiển Baltic bị hạn chế, phải chịu cảnh "bị đóng băng" vào mùa đông. Mặcdù Moscow đã cố gắng duy trì vị thế thống trị về mặt chính trị tại mộtchính thể mới độc lập có tính Nga hóa cao là Belarus, nhưng điều chắcchắn là sự lây lan của chủ nghĩa dân tộc cuối cùng cũng sẽ chiếm thếthượng phong. Và vượt ra ngoài biên giới của Liên Xô cũ, khối Warsawgiải thể có nghĩa là các quốc gia vệ tinh cũ của Trung Âu, trước hết là BaLan, cũng đang nhanh chóng hướng về NATO và Liên minh châu Âu.Khó khăn hơn cả là việc để mất Ukraine. Sự xuất hiện của một quốcgia Ukraine độc lập không chỉ thách thức tất cả người Nga suy nghĩ lại vềbản chất chính trị và dân tộc của họ, mà nó còn thể hiện sự thụt lùi về địachính trị quan trọng đối với nhà nước Nga. Đó là bước thụt lùi đến hơn batrăm năm lịch sử của Đế quốc Nga, đồng nghĩa với việc mất đi một nềnkinh tế công nghiệp và nông nghiệp giàu tiềm năng, cùng 52 triệu người đủgần gũi về mặt sắc tộc và tôn giáo với người Nga để biến Nga thành mộtquốc gia thực sự rộng lớn và tự chủ. Ukraine độc lập cũng khiến Nga mấtvị trí thống trị trên Biển Đen, nơi Odessa từng đóng vai trò là cửa ngõ quantrọng để Nga giao thương với Địa Trung Hải và thế giới bên ngoài.Mất Ukraine để lại một hậu quả to lớn về mặt địa chính trị, vì nó làmhạn chế đáng kể các lựa chọn địa chiến lược của Nga. Ngay cả khi khôngcó các quốc gia Baltic và Ba Lan, một nước Nga giữ quyền kiểm soátUkraine vẫn có thể tìm cách trở thành lãnh đạo của một đế chế Á-Âu quyếtđoán, trong đó Moscow có thể thống trị những người không thuộc nhómSlav ở miền Nam và Đông Nam của Liên Xô cũ. Nhưng nếu không cóUkraine và 52 triệu người Slav đồng hương của mình, bất kỳ nỗ lực nàocủa Moscow để xây dựng lại đế chế Á-Âu có thể khiến Nga một mìnhvướng vào các cuộc xung đột kéo dài với các dân tộc và tôn giáo khôngthuộc người Slav đang trỗi dậy, cuộc chiến với Chechnya có lẽ chỉ là ví dụđầu tiên. Hơn nữa, với tỷ lệ sinh giảm ở Nga và tỷ lệ sinh bùng nổ ở TrungÁ, bất kỳ thực thể Á-Âu mới nào hoàn toàn dựa vào sức mạnh của Nga,nếu không có Ukraine, chắc chắn sẽ trở nên ít tính châu Âu và nhiều tínhchâu Á hơn sau mỗi năm.Mất Ukraine không chỉ là vấn đề địa chính trị mà còn là chất xúc tácđịa chính trị. Hành động tuyên bố độc lập của Ukraine vào tháng 12 năm1991, sự cương quyết của nước này trong các cuộc đàm phán quan trọng ởBela Vezha (Nga) rằng Liên Xô nên được thay thế bằng một liên minh lỏnglẻo hơn gồm các quốc gia mới độc lập và đặc biệt là sự áp đặt đột ngột -gần như là đảo chính bằng mệnh lệnh - của Ukraine lên các đơn vị quân độiLiên Xô đóng quân ở nước này đã ngăn chặn CIS trở thành cái tên mới củaLiên bang Xô Viết. Quyền tự quyết chính trị của Ukraine đã làm Moscowchoáng váng, nó trở thành ví dụ cho các nước cộng hòa Xô Viết khác, mặcdù ban đầu rụt rè hơn nhưng sau đó đã làm theo.Mất vị trí thống trị trên Biển Baltic cũng đồng thời làm Nga mất luônvị thế tương tự trên Biển Đen, đó không chỉ là do sự độc lập của Ukrainemà còn do các quốc gia của vùng Caucasus mới độc lập - Georgia, Armeniavà Azerbaijan - đã tăng cường cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ tái lập ảnh hưởng đãmất của mình trong khu vực. Trước năm 1991, Biển Đen là điểm khởi đầucho sự phát triển của sức mạnh hải quân Nga tiến vào Địa Trung Hải. Vàogiữa những năm 1990, Nga chỉ còn lại một dải bờ biển nhỏ trên Biển Đencùng với cuộc tranh luận chưa có hồi kết với Ukraine về quyền lập căn cứở Crimea cho tàn dư của Hạm đội Biển Đen Liên Xô, trong khi phải chứngkiến một sự thật khó chịu đó là một liên minh Hải quân NATO-Ukraineđang hiện diện với các cuộc diễn tập trên bờ biển và vai trò ngày càng tăngcủa Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Biển Đen. Nga cũng nghi ngờ Thổ Nhĩ Kỳ đãcung cấp viện trợ hiệu quả cho phiến quân Chechen.Xa hơn về phía đông nam, biến động địa chính trị đã tạo ra một sựthay đổi đáng kể tương tự về tình trạng của khu vực Biển Caspi và củaTrung Á nói chung. Trước khi Liên Xô sụp đổ, Biển Caspi có công dụng làmột hồ nước của Nga, với một khu vực nhỏ phía nam nằm trong vành đaiIran. Với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc độc lập và mạnh mẽ của đấtnước Azerbaijan, được củng cố nhờ một dòng các nhà đầu tư dầu mỏphương Tây đầy háo hức và các quốc gia độc lập Kazakstan vàTurkmenistan tương tự, Nga chỉ còn là một trong năm nước có chủ quyềnvới sự giàu có của lưu vực Biển Caspi. Nó không còn có thể tự tin cho rằngmình có thể tự tùy ý sử dụng các tài nguyên này.Sự xuất hiện của các quốc gia Trung Á độc lập có nghĩa là một sốvùng biên giới phía đông nam của Nga đã bị đẩy lùi về phía bắc nhiều hơnmột ngàn dặm. Các quốc gia mới hiện kiểm soát các mỏ khoáng sản vànăng lượng lớn, chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của nước ngoài. Cũnggần như không thể tránh được việc không chỉ giới lãnh đạo chính trị, màtrước đó khá lâu, các sắc dân của những quốc gia này cũng đã mang nhiềutính dân tộc hơn còn bề ngoài có lẽ ngày càng thiên về đạo Hồi hơn. ỞKazakstan, một đất nước rộng lớn có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổnglồ nhưng với gần 20 triệu người được chia gần như đồng đều giữa ngườiKazak và người Slav, các cuộc xung đột ngôn ngữ và sắc tộc có khả nănggia tăng. Uzbekistan với dân số khoảng 25 triệu người khá là đồng nhất vềmặt sắc tộc và các nhà lãnh đạo quốc gia này, từng nhấn mạnh về nhữngvinh quang trong lịch sử của đất nước, đã trở nên ngày càng quyết đoántrong việc khẳng định địa vị hậu thuộc địa mới của khu vực. Turkmenistan,được Kazakstan che chở về mặt địa lý khỏi mọi liên hệ trực tiếp với Nga,đã tích cực phát triển các mối liên kết mới với Iran nhằm giảm bớt sự phụthuộc trước đó vào hệ thống thông tin liên lạc của Nga để tiếp cận thịtrường toàn cầu.Được Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan và Ả Rập Saudi hỗ trợ từ bên ngoài,các quốc gia Trung Á không có khuynh hướng đánh đổi chủ quyền chínhtrị mới của họ ngay cả vì lợi ích của việc hội nhập kinh tế có lợi với Nganhư nhiều người Nga tiếp tục hy vọng họ sẽ làm vậy. Ít nhất thì, một sốcăng thẳng và thù địch trong mối quan hệ của họ với Nga là không thểtránh khỏi, và các tiền lệ đau đớn tại Chechnya và Tajikistan cho thấy sẽkhó lòng loại bỏ những viễn cảnh tồi tệ hơn. Đối với người Nga, ám ảnhvề một cuộc xung đột tiềm tàng với các quốc gia Hồi giáo dọc theo toàn bộvùng sườn phía nam của Nga (thêm vào đó là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran vàPakistan, chiếm tới hơn 300 triệu người) là một mối lo ngại rất nghiêmtrọng.Cuối cùng, vào thời điểm đế chế của mình bị giải tán, Nga cũng đangphải đối mặt với một tình huống địa chính trị mới đáng ngại ở Viễn Đông,mặc dù không có thay đổi lãnh thổ hay chính trị nào xảy ra. Trong nhiềuthế kỷ, Trung Quốc đã luôn yếu hơn và lạc hậu hơn Nga, ít nhất là tronglĩnh vực chính trị-quân sự. Không có người Nga nào quan tâm đến tươnglai của đất nước và bối rối trước những thay đổi mạnh mẽ trong thập kỷnày có thể bỏ qua thực tế rằng Trung Quốc đang trên đường trở thành mộtquốc gia tiến bộ hơn, năng động hơn và thành công hơn Nga. Sức mạnhkinh tế của Trung Quốc, kết hợp với sức lao động của 1,2 tỷ dân, về cơbản đã đảo ngược phương trình lịch sử giữa hai nước, với khoảng khônggian trống trải ở Siberia gần như đang vẫy gọi Trung Quốc.Thực tế mới đáng chú ý này chắc chắn đã ảnh hưởng đến cảm nhậnvề an ninh của Nga ở khu vực Viễn Đông cũng như các lợi ích Nga có ởTrung Á. Thậm chí, chẳng bao lâu nữa tiến trình này có thể làm lu mờ tầmquan trọng địa chính trị của Nga sau khi để mất Ukraine. Ảnh hưởng chiếnlược của nó đã được Vladimir Lukin, Đại sứ Nga đầu tiên thời hậu Xô Viếttại Hoa Kỳ và sau đó là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma chỉ ra rõ ràng:Trong quá khứ, Nga luôn thấy mình đi trước châu Á, mặc dù tụt hậu hơn sovới châu Âu. Thế nhưng kể từ lúc này, châu Á đã phát triển nhanh hơn nhiều...chúng tôi thấy mình không còn ở giữa một châu Âu hiện đại và một châu Á lạchậu nữa, mà đang chiếm một khoảng không gian kỳ quái giữa hai gã "châuÂu."1Tóm lại, cho đến gần đây, Nga - kẻ đã tạo nên một đế chế lãnh thổ vĩđại và lãnh đạo một khối tư tưởng của các quốc gia vệ tinh kéo dài đến tậntrung tâm của châu Âu và vào một thời điểm đã kéo dài đến tận Biển Đông- đã trở thành một quốc gia gặp nhiều rắc rối, không dễ dàng tiếp cận vớithế giới bên ngoài về mặt địa lý và dễ bị tổn thương do xung đột với cácnước láng giềng ở sườn phía tây, phía nam và phía đông. Chỉ có khônggian phía bắc vốn không thể định cư và không thể tiếp cận, gần như bịđóng băng vĩnh viễn, là dường như an toàn về mặt địa chính trị.ẢO TƯỞNG ĐỊA CHIẾN LƯỢCThật khó lòng tránh khỏi một giai đoạn cảm thấy hoang mang và rốirắm dành cho lịch sử và chiến lược của Nga thời hậu Xô Viết. Cú sốc LiênXô sụp đổ và đặc biệt là sự tan rã gây choáng váng và bất ngờ của Đế quốcNga vĩ đại đã làm nảy sinh ở Nga cuộc tìm kiếm ý nghĩa cốt lõi to lớn, mộtcuộc tranh luận lan rộng về những gì định nghĩa nên lịch sử hiện tại củaNga, những tranh luận công khai và riêng tư về các vấn đề mà người dân ởhầu hết các quốc gia lớn thậm chí còn không nghĩ đến: Nga là gì? Nga ởđâu? Là một người Nga có nghĩa gì?Những câu hỏi này không chỉ đơn thuần là lý thuyết: bất kỳ câu trảlời nào cũng chứa nội dung địa chính trị quan trọng. Nga có phải là mộtquốc gia, dựa trên dân tộc Nga thuần túy, hay Nga theo định nghĩa là thứ gìđó lớn hơn (như Vương quốc Anh lớn hơn nước Anh) và do đó được địnhđoạt là một quốc gia đế quốc? Đâu mới là biên giới chính xác về mặt lịchsử, chiến lược và dân tộc học của Nga? Ukraine độc lập có nên xem nhưmột sự nổi loạn tạm thời khi được đánh giá theo các thuật ngữ lịch sử,chiến lược và dân tộc không? (Nhiều người Nga có khuynh hướng cảmthấy như vậy.) Để trở thành người Nga, một người có nhất thiết phải làngười Nga về mặt dân tộc ("Russkyi"), hay chỉ cần là một người Nga vềmặt chính trị chứ không nhất thiết về mặt dân tộc (nghĩa là một"Rossyanin" - tương đương với "thuộc về Vương quốc Anh" hay "thuộcvề nước Anh")? Ví dụ, Yeltsin và một số người Nga từng lập luận (vớinhững hậu quả bi thảm) rằng người Chechen tất nhiên có thể nên được coilà người Nga.Một năm trước khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, một người theo chủnghĩa dân tộc Nga, một trong số ít người nhìn thấy cái kết đang đến gần,đã thốt lên tuyệt vọng:Chẳng khác nào một thảm họa khủng khiếp, không thể tưởng tượng nổi đốivới người dân Nga xảy ra và đất nước bị xé tan, và người dân, bị cướp đoạt vàlừa dối bởi lịch sử 1.000 năm của họ, đột nhiên chỉ còn một mình, trong khinhững người "gần đây còn là anh em" lấy đi tất cả tài sản và leo lên những"chiếc xuồng cứu sinh mang tên quốc gia" rồi rời đi bỏ lại chiếc tàu mục nát -Vâng, chúng ta chẳng có nơi nào để đi cả...Quốc gia Nga, hiện thân của "lý tưởng Nga" về cả chính trị, kinh tế và tinhthần, sẽ được xây dựng lại. Nó sẽ tập hợp tất cả những gì tốt nhất từ vươngquốc kéo dài 1.000 năm và 70 năm lịch sử Liên Xô đã trôi qua trong mộtkhoảnh khắc2.Nhưng bằng cách nào? Thật khó để xác định một câu trả lời sẽ đượcngười dân Nga chấp nhận và tình hình thực tế trở nên phức tạp vì cuộckhủng hoảng lịch sử của chính nhà nước Nga. Trong suốt gần như toàn bộlịch sử của mình, nhà nước đó là một công cụ để đồng thời mở rộng lãnhthổ và phát triển kinh tế. Đó cũng là một nhà nước cố tình không tự coimình là một công cụ quốc gia thuần túy như truyền thống của các nướcTây Âu, mà tự coi mình là người thực thi một sứ mệnh siêu quốc gia đặcbiệt, với "lý tưởng Nga", được định nghĩa khác nhau theo thuật ngữ tôngiáo, địa chính trị, tư tưởng. Giờ đây, sứ mệnh đó đột nhiên tan biến khinhà nước bị thu hẹp về mặt lãnh thổ, chỉ còn theo kích cỡ một dân tộc.Hơn nữa, cuộc khủng hoảng hậu Xô Viết của nhà nước Nga (về mặt"chất" của nó, có thể nói vậy) đã chịu ảnh hưởng của thực tế rằng Ngakhông chỉ phải đối mặt với thách thức của việc bất ngờ bị tước bỏ khuynhhướng sứ mệnh đế quốc mà còn bị các nhà hiện đại hóa trong nước (và cácchuyên gia tư vấn phương Tây của họ) ép buộc rút khỏi vai trò kinh tếtruyền thống với tư cách là người cố vấn, chủ sở hữu và người định đoạtcủa cải xã hội để thu hẹp khoảng cách giữa sự lạc hậu về mặt xã hội củaNga và các khu vực Á-Âu tiên tiến hơn khác. Thay đổi này, về mặt chínhtrị, không đòi hỏi gì hơn là sự giới hạn mang tính cách mạng đối với vai tròđối nội và đối ngoại của chính nhà nước Nga. Nó gây xáo trộn sâu rộngcho các mô thức đời sống nội bộ đã có từ lâu đời ở Nga, góp phần gây ranhững nhìn nhận khác nhau vào sự mất phương hướng địa chính trị trongnội tại giới lãnh đạo chính trị Nga.Trong bối cảnh rắc rối đó, như người ta có thể dự tính, "Việc nướcNga đi về đâu và Nga là gì?" gợi đến nhiều câu trả lời. Khu vực Âu-Árộng lớn của Nga từ lâu đã mở đường cho giới lãnh đạo suy nghĩ về mặtđịa chính trị của nó. Ngoại trưởng đầu tiên của nước Nga thời hậu đế quốcvà hậu Xô Viết, Andrei Kozyrev, đã tái khẳng định đường lối tư tưởng đókhi thực hiện một trong những nỗ lực đầu tiên nhằm xác định một nướcNga mới nên vận hành như thế nào trong bối cảnh quốc tế. Chỉ gần mộttháng sau khi Liên Xô tan rã, ông lưu ý: "Khi từ bỏ chủ nghĩa sai lầm,chúng tôi đặt ra hướng đi cho chủ nghĩa thực dụng... Chúng tôi nhanhchóng hiểu rằng địa chính trị... đang thay thế ý thức hệ."3Nói chung, có ba lựa chọn địa chiến lược chồng chéo lên nhau vừamột phần vừa toàn bộ, mỗi lựa chọn liên quan mật thiết đến mối bận tâmcủa Nga với địa vị của nó so với của nước Mỹ và mỗi lựa chọn còn chứamột số biến thể bên trong, được cho là đã trỗi dậy để phản ứng với sự sụpđổ của Liên Xô. Một số trường phái tư tưởng như vậy có thể được phânloại như sau:1. Ưu tiên "đối tác chiến lược trưởng thành" với Mỹ, mà đối với một sốngười ủng hộ nó thì đây thực ra là một thuật ngữ cho một liên minhlãnh đạo chung toàn cầu;2. Tập trung vào "liên kết với láng giềng" như là mối quan tâm chínhcủa Nga, với một số người ủng hộ một hình thức hội nhập kinh tế doMoscow thống trị nhưng với những người khác cũng mong đợi sựphục hồi khả dĩ đến từ một số biện pháp kiểm soát theo kiểu đế quốc,từ đó tạo ra một sức mạnh có khả năng cân bằng giữa Mỹ và châu Âuhơn; và3. Một liên minh đối nghịch, bao gồm liên minh của các dân tộc Á-Âucó xu hướng chống Hoa Kỳ, được thành lập nhằm giảm bớt ưu thếcủa nước này ở khu vực Á-Âu.Mặc dù ý đầu tiên nêu trên ban đầu chiếm ưu thế trong nội bộ giớichức mới cầm quyền của Tổng thống Yeltsin, nhưng ý tưởng thứ hai nổilên thay thế ngay sau đó, một phần khởi từ những phê phán đối với các ưutiên địa chính trị của Yeltsin; ý thứ ba được nhắc đến không lâu sau này,vào khoảng giữa những năm 1990, để phản ứng với sự thật đang lan truyềnrằng địa chiến lược thời hậu Xô Viết của Nga vừa không rõ ràng vừa thấtbại. Khi điều đó xảy ra, cả ba ý tưởng đều được chứng minh là không khônngoan và đều xuất phát từ quan điểm khá ảo tưởng về sức mạnh hiện tại,tiềm năng quốc tế và lợi ích nước ngoài của Nga.Trước sự sụp đổ của Liên Xô, thái độ ban đầu của Yeltsin đại diện chosự hình thành khái niệm "phương Tây hóa", quan điểm này tuy cũ nhưngchưa bao giờ hoàn toàn thành công trong tư tưởng chính trị Nga: rằng Ngathuộc về phương Tây, nên là một phần của phương Tây, và nên bắt chướcphương Tây hết mức có thể ở sự phát triển trong nước của chính mình. Nóđược chính Yeltsin và ngoại trưởng của ông tán thành, Yeltsin khá thẳngthắn khi cáo buộc di sản của Đế quốc Nga. Phát biểu tại Kiev vào ngày 19tháng 11 năm 1990, rằng người Ukraine hoặc người Chechen có thể quaylưng lại với mình, Yeltsin đã hùng hồn tuyên bố:Nga không khao khát trở thành trung tâm của một loại hình đế quốc mới...Nga hiểu rõ hơn ai hết sự nguy hiểm của vai trò đó, bởi vì chính Nga đã thựchiện vai trò đó trong một thời gian dài. Nga đã đạt được gì từ đó? Rốt cục làngười Nga có trở nên tự do hơn? Giàu có hơn? Hạnh phúc hơn không?... lịchsử đã dạy chúng ta rằng một dân tộc cai trị các dân tộc khác không thể gặp maymắn.Thái độ thân thiện có chủ ý được phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ,chấp thuận đối với giới lãnh đạo mới của Nga là nguồn khích lệ cho "sựphương Tây hóa" sau thời Xô Viết trên cơ sở chính sách đối ngoại củaNga. Nó củng cố khuynh hướng thân Mỹ và dụ dỗ cá nhân từng thành viêntrong giới lãnh đạo mới của Nga. Những người này được tâng bốc lênngang tầm với tên tuổi những nhà hoạch định chính sách hàng đầu của thếgiới siêu cường, họ cũng thấy thật dễ dàng khi tự lừa dối bản thân rằng họcũng là những nhà lãnh đạo của một siêu cường quốc. Trong khi người Mỹnêu khẩu hiệu "mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện"4 cho những liênkết giữa Washington và Moscow, thì đối với người Nga, dường như mộtliên minh dân chủ Nga-Mỹ mới nhằm thay thế cho hình thức đối đầu trướcđây đã được thần thánh hóa.Liên minh đó sẽ có phạm vi toàn cầu. Do đó, Nga không chỉ kế thừahợp pháp "di sản" của Liên Xô cũ mà còn là đối tác thực tế trong một máiẳnhà chung toàn cầu, dựa trên sự bình đẳng thực sự. Như các nhà lãnh đạomới của Nga không bao giờ mệt mỏi khi khẳng định, một liên minh nhưvậy có nghĩa là không chỉ phần còn lại của thế giới nên công nhận Ngangang hàng Mỹ, mà còn không có vấn đề toàn cầu nào có thể được xử lýhoặc giải quyết mà không có sự tham gia và/hoặc cho phép của Nga. Mặcdù không được công khai nêu ra, nhưng ẩn ý trong ảo tưởng này cũng là ýniệm cho rằng Trung Âu bằng cách nào đó sẽ hoặc thậm chí có thể chọn đểvẫn tiếp tục là một khu vực có sự gần gũi chính trị đặc biệt với Nga. Việcgiải thể khối Warsaw và Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Comecon) sẽ khônglàm cho các thành viên cũ của nó gia nhập NATO hay thậm chí EU.Trong khi đó, viện trợ của phương Tây sẽ cho phép chính phủ Ngatiến hành cải cách trong nước, rút ảnh hưởng nhà nước ra khỏi đời sốngkinh tế và cho phép củng cố các thiết chế dân chủ. Sự phục hồi kinh tế củaNga, vị thế đặc biệt của nó ở tư cách đồng đối tác với Mỹ và sức hấp dẫntuyệt đối của nó sau đó sẽ khuyến khích các quốc gia mới có được độc lậpthuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), vì biết ơn nước Nga mới đãkhông đe dọa họ và vì họ ngày càng nhận thức được lợi ích của một sốhình thức liên minh với Nga nên chấp nhận tham gia hội nhập kinh tế vàchính trị ngày càng gần gũi hơn với Nga, qua đó mà tăng cường phạm vivà sức mạnh của Nga.Vấn đề của cách tiếp cận này là nó vô nghĩa ở cả thực tiễn trong nướcvà quốc tế. Khi khái niệm về "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện" đượctâng bốc, nó cũng đồng thời là sự lừa dối. Mỹ không có ý định chia sẻquyền lực toàn cầu với Nga và cũng không thể, ngay cả khi họ muốn.Nước Nga mới này chỉ đơn giản là quá yếu, bị tàn phá quá mức sau baphần tư thế kỷ, trở nên quá lạc hậu về mặt xã hội nên khó có thể trở thànhmột đối tác toàn cầu thực sự. Theo quan điểm của Washington, Đức, NhậtBản và Trung Quốc mới có tầm quan trọng và ảnh hưởng ở mức độ đángkể. Hơn nữa, một số vấn đề địa chiến lược trung tâm của lợi ích quốc giađối với Mỹ ở châu Âu, Trung Đông và Viễn Đông khác xa với nguyệnvọng chung của Mỹ và Nga. Một khi những khác biệt bắt đầu lộ diện, sựkhông cân xứng về sức mạnh chính trị, quyền lực tài chính, đổi mới côngnghệ và sức hấp dẫn văn hóa đã khiến "quan hệ đối tác chiến lược toàndiện" nghe có vẻ rỗng tuếch và ngày càng gây ấn tượng cho nhiều ngườiNga rằng nó được cố tình tạo ra để lừa dối nước Nga.Sự thất vọng đó đã có thể tránh được nếu trước đó, trong "tuần trăngmật" Mỹ-Nga, Mỹ chấp nhận khái niệm mở rộng NATO, đồng thời đưa ra"một thỏa thuận mà Nga không thể từ chối" cho mối quan hệ hợp tác đặcbiệt giữa Nga và NATO. Nếu Mỹ rõ ràng và dứt khoát chấp nhận ý tưởngmở rộng liên minh, với quy định rằng Nga nên bằng cách nào đó được đưavào quá trình, thì có lẽ cảm giác thất vọng sau đó của Moscow với "mốiquan hệ đối tác toàn diện" cũng như sự suy yếu dần về vị thế chính trị củaphe phương Tây hóa ở Kremlin có thể đã được ngăn chặn.Thời điểm thực hiện việc đó là vào nửa cuối năm 1993, ngay sau khiYeltsin công khai tán thành rằng lợi ích của Ba Lan khi gia nhập Liên minhxuyên Đại Tây Dương là phù hợp với "lợi ích của Nga" vào tháng 8 cùngnăm. Thay vào đó, chính quyền của ông Clinton, sau đó vẫn theo đuổichính sách "nước Nga trước nhất", còn thêm hai năm nhiệm kỳ nữa, trongkhi Điện Kremlin đã thay đổi giọng điệu và ngày càng trở nên thù địch vớinhững tín hiệu mới nhưng thiếu quyết đoán về ý định mở rộng NATO củaMỹ. Năm 1996, vào thời điểm Washington ra quyết định rằng mở rộngNATO chính là mục tiêu trọng tâm trong chính sách của nước này nhằmhình thành một cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương lớn hơn và an toànhơn, thì người Nga lại tự giam mình vào đường lối chống đối cứng rắn.Do đó, năm 1993 có thể được coi là năm của một cơ hội lịch sử bị bỏ lỡ.Phải thừa nhận rằng, không phải tất cả các mối lo ngại của Nga liênquan đến việc mở rộng NATO đều thiếu tính hợp pháp hoặc bị thúc đẩybởi các động cơ xấu. Một số đối thủ, đặc biệt là trong quân đội Nga, vốn làmột phần của tâm lý Chiến tranh Lạnh, xem sự mở rộng của NATO khôngphải là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của riêng châu Âu màlà sự phát triển của một liên minh do Mỹ đứng đầu và vẫn hướng sự thùđịch vào nước Nga. Đối với chính sách đối ngoại của Nga, một số nhà lãnhđạo, hầu hết từng là quan chức dưới thời Liên Xô cũ, đã duy trì quan điểmđịa chiến lược lâu đời cho rằng Mỹ không có chỗ đứng ở Á-Âu và việc mởrộng NATO chủ yếu bắt nguồn từ mong muốn tăng cường phạm vi ảnhhưởng của Mỹ. Họ chống đối là vì hy vọng rằng một Trung Âu không bịràng buộc một ngày nào đó sẽ trở về nằm trong phạm vi ảnh hưởng địachính trị của Moscow, một khi Nga đã lấy lại được sức mạnh của mình.Nhưng nhiều nhà dân chủ Nga cũng lo ngại rằng việc mở rộng NATOcó nghĩa là Nga sẽ bị bỏ lại ngoài châu Âu, bị tẩy chay về mặt chính trị vàbị coi là không xứng đáng để làm thành viên trong khuôn khổ thiết chế củavăn minh châu Âu. Sự bất an về văn hóa đã kết hợp với nỗi lo chính trị,khiến cho sự mở rộng của NATO dường như là đỉnh cao của chính sáchphương Tây lâu đời được thiết kế để cô lập Nga, khiến nước này chỉ cònmột mình và dễ bị tổn thương trước những kẻ thù khác. Hơn nữa, các nhàdân chủ Nga chỉ đơn giản là không thể thâu nhận được mức độ phẫn nộ củangười dân Trung Âu sau nửa thế kỷ chịu sự thống trị của Moscow, hoặcmong muốn trở thành một phần của hệ thống châu Âu-Đại Tây Dương lớnhơn của chính họ.Sau khi cân nhắc, một điều chắc chắn rằng cả sự thất vọng lẫn yếu đicủa phe phương Tây hóa tại Nga đều không thể tránh khỏi. Vì một lý do là,nội bộ giới lãnh đạo mới của Nga hoàn toàn bị chia rẽ, cả tổng thống lẫnngoại trưởng Nga đều không có khả năng lãnh đạo địa chiến lược sao chonhất quán, không thể xác định rõ ràng những gì mà một nước Nga mới cầnở châu Âu, cũng không thể đánh giá các hạn chế của thực trạng nước Ngasuy yếu dưới nhãn quan thực tế. Các tổ chức dân chủ bị Moscow trói buộcvề mặt chính trị đã không thể khẳng định mạnh mẽ rằng một nước Nga dânchủ không chống lại sự mở rộng cộng đồng dân chủ xuyên Đại Tây Dươngvà rằng họ muốn được gắn kết với cộng đồng đó. Ảo tưởng về việc chia sẻvị thế toàn cầu với Mỹ khiến giới lãnh đạo chính trị Moscow khó từ bỏđược ý tưởng về một vị trí địa chính trị đặc quyền đối với Nga, không chỉtrong khu vực của chính Liên Xô cũ mà ngay cả đối với các quốc gia vệtinh Trung Âu trước đây.Những diễn tiến này đã nằm trong tay những người theo chủ nghĩadân tộc (mà vào năm 1994 đã bắt đầu khôi phục được tiếng nói của mình)và những người theo chủ nghĩa quân phiệt (mà về sau trở thành nhữngtiếng nói hậu thuẫn quan trọng cho Yeltsin ở trong nước). Những phản ứngngày càng khó chịu và đôi khi đe dọa họ dành cho nguyện vọng của ngườiTrung Âu chỉ càng tăng thêm quyết tâm ở các quốc gia vệ tinh trước đây,vốn chỉ quan tâm đến việc vừa thoát khỏi vòng cai trị của Nga để chuyểnsang nơi trú ẩn an toàn của NATO.Khoảng cách giữa Washington và Moscow ngày càng gia tăng thêmtrước việc Kremlin miễn cưỡng chối bỏ tất cả hành động quân sự ở nướcngoài của Stalin. Dư luận phương Tây, không chỉ ở Scandinavia mà còn ởHoa Kỳ, đặc biệt thấy bối rối vì thái độ mơ hồ Nga dành cho các nướccộng hòa Baltic. Mặc dù thừa nhận sự độc lập của họ và không siết chặt tưcách thành viên của họ trong CIS, ngay cả các nhà lãnh đạo dân chủ củaNga cũng có thời kỳ phải dùng đến cách đe dọa để có được sự đối xử ưutiên hơn cho các cộng đồng người Nga từng được đưa đến định cư có chủđích ở các nước này dưới thời Stalin cầm quyền. Bầu không khí càng mờmịt hơn trước biểu hiện miễn cưỡng thấy rõ của Kremlin trong việc lên ánrằng thỏa thuận bí mật giữa Đức Quốc xã và Liên Xô năm 1939 đã mởđường cho việc sáp nhập các nước cộng hòa này vào Liên Xô. Thậm chí,năm năm sau khi Liên Xô sụp đổ, phát ngôn viên của Điện Kremlin đãnhấn mạnh (trong tuyên bố chính thức ngày 10 tháng 9 năm 1996) rằng vàonăm 1940, các nước vùng Baltic đã tự nguyện "gia nhập" Liên Xô.Giới lãnh đạo Nga thời hậu Xô Viết rõ ràng kỳ vọng rằng phương Tâysẽ hỗ trợ, hoặc ít nhất là không cản trở, việc khôi phục vai trò trung tâmcủa Nga trong không gian hậu Xô Viết. Do đó, họ phẫn nộ khi nhận thấyphương Tây sẵn sàng giúp đỡ các quốc gia hậu Xô Viết mới độc lập củngcố sự tồn tại chính trị riêng biệt của mình. Ngay cả khi cảnh báo rằng "mộtcuộc đối đầu với Hoa Kỳ... là một lựa chọn nên tránh," các nhà phân tíchcao cấp của Nga về chính sách đối ngoại của Mỹ lập luận (không hẳnkhông chính xác) rằng Hoa Kỳ đang "tìm kiếm cách tổ chức lại mối quanhệ giữa các quốc gia Á-Âu... theo đó, không nên chỉ có một cường quốchàng đầu trên lục địa mà phải có nhiều cường quốc trung bình, tương đốiổn định và mạnh vừa phải... nhưng nhất thiết phải thua kém Hoa Kỳ vềnăng lực cá nhân hoặc thậm chí là tập thể."5Về vấn đề này, Ukraine rất quan trọng. Việc Mỹ, đặc biệt là vào năm1994, ngày càng có xu hướng dành ưu tiên lớn cho quan hệ Mỹ-Ukraine vàgiúp đỡ Ukraine duy trì nền tự do dân tộc mới của mình đã bị Moscow,ngay cả "phe thân phương Tây", xem như một chính sách nhắm đến lợi íchsống còn của Nga trong việc đưa Ukraine trở lại với khu vực chung. Nhiềuthành viên trong giới lãnh đạo chính trị của Nga vẫn tin rằng Ukraine, bằngcách nào đó, cuối cùng sẽ lại "tái hợp nhất."6 Kết quả là, câu hỏi địa chínhtrị và lịch sử của Nga về tình trạng riêng biệt của Ukraine đã va chạm vớiquan điểm của Mỹ cho rằng một nước Nga đế quốc không thể là một nướcNga dân chủ.Thêm vào đó, có những lý do thuần túy nội bộ chỉ ra rằng một "mốiquan hệ đối tác chiến lược toàn diện" giữa hai "nền dân chủ" chỉ là ảotưởng. Nga đã lạc hậu và bị tàn hoại nặng nề nên khó lòng trở thành đối tácdân chủ khả thi của Hoa Kỳ. Thực tế quan trọng đó không thể bị những lờinói hoa mỹ đang thổi phồng mối quan hệ đối tác che khuất. Chưa hết,nước Nga thời hậu Xô Viết chỉ mới phá đi một phần đầu dây mối nhợ vớiquá khứ. Hầu như tất cả các nhà lãnh đạo "dân chủ" của họ, ngay cả khi đãthực sự vỡ mộng với quá khứ của Liên Xô, đều không chỉ là sản phẩm màcòn từng là thành viên cao cấp của giới cầm quyền cũ trong hệ thống XôViết. Họ không phải là những người bất đồng chính kiến trước đây, như ởBa Lan hay Cộng hòa Séc. Các tổ chức chủ chốt của Liên Xô cũ mặc dù đãsuy yếu, mất đi tinh thần và tính tham nhũng nhưng vẫn còn đó. Tượngtrưng cho thực tế đó và cho sự tồn tại còn sót lại của quá khứ nằm ngaychính trung tâm lịch sử Moscow: lăng Lenin.Điểm yếu chính trị của giới lãnh đạo dân chủ mới kết hợp với chínhquy mô của cuộc khủng hoảng kinh tế Nga. Nhu cầu cải cách sâu rộng - cụthể là nhà nước Nga rút ảnh hưởng khỏi nền kinh tế - đã kích khởi nhữngkỳ vọng quá mức cho phương Tây, đặc biệt là dòng viện trợ của Mỹ. Mặcdù viện trợ đó, chủ yếu là từ Đức và Mỹ, dần dần chiếm tỷ lệ lớn, nhưngngay cả trong hoàn cảnh thuận lợi nhất, nó vẫn không thể thúc đẩy kinh tếphục hồi nhanh chóng. Bất mãn xã hội theo sau đó đã cung cấp thêm nềntảng cho một dàn hợp xướng những nhà phê bình thất vọng, cho rằng quanhệ đối tác với Hoa Kỳ là giả tạo, có lợi cho Mỹ nhưng gây tổn hại cho Nga.Tóm lại, các điều kiện tiên quyết chủ quan và khách quan cho mộtmối quan hệ đối tác toàn cầu hiệu quả từng tồn tại trong những năm ngaysau khi Liên Xô sụp đổ. Những người dân chủ "thân phương Tây", đơngiản là muốn quá nhiều và chỉ có thể đáp lại quá ít. Họ mong muốn có mộtmối quan hệ đối tác bình đẳng, hay nói đúng hơn là một liên minh đa diệnvới Mỹ, một quyền hạn tương đối tự do trong CIS và một vùng trung lậpđịa chính trị ở Trung Âu. Tuy nhiên, sự lạc quan họ dành cho lịch sử LiênXô, sự thiếu thực tế của họ đối với quyền lực toàn cầu, chiều sâu của cuộckhủng hoảng kinh tế và việc thiếu vắng hỗ trợ xã hội rộng mở khiến họkhông thể mang lại một nước Nga thực sự dân chủ và ổn định mà kháiniệm hợp tác bình đẳng ngụ ý. Trước tiên, Nga phải trải qua một quá trìnhcải cách chính trị kéo dài, một quá trình ổn định dân chủ cũng lâu khôngkém, một quá trình hiện đại hóa kinh tế-xã hội còn kéo dài hơn thế, và saunữa là phải quản lý một sự chuyển đổi sâu sắc hơn từ tư tưởng đế quốcsang tư duy quốc gia liên quan đến thực tiễn địa chính trị mới không chỉtrong Trung Âu mà còn đặc biệt trong Đế quốc Nga cũ trước khi một mốiquan hệ hợp tác thực sự với Mỹ có thể trở thành một lựa chọn địa chính trịkhả thi.Dưới tình hình này, không có gì đáng ngạc nhiên khi ưu tiên "liên kếtvới láng giềng" trở thành cái cớ chỉ trích chính nhắm vào lựa chọn thânphương Tây cũng như việc thay thế chính sách đối ngoại quá sớm. Nó dựatrên lập luận rằng khái niệm "đối tác" đã xem thường điều quan trọng nhấtđối với Nga: cụ thể là, mối quan hệ của nó với các nước cộng hòa thuộcLiên Xô cũ. "Liên kết với láng giềng" đã trở thành công thức rút gọn choviệc vận động một chính sách tập trung chủ yếu vào nhu cầu tái cấu trúcmột khuôn khổ khả thi nào đó, với Moscow là trung tâm đưa ra quyết định,trong không gian địa chính trị từng do Liên Xô làm thống soái. Về giảthuyết này, đã có một sự đồng thuận rộng rãi cho rằng chính sách tập trungvào phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ, đã mang lại ít lợi ích và gây tốn kémquá nhiều. Nó chỉ đơn giản là giúp phương Tây dễ dàng khai thác các cơhội có được từ sự sụp đổ của Liên Xô.Tuy nhiên, trường phái "liên kết với láng giềng" là một chiếc ô lớnmà nhiều quan điểm địa chính trị khác nhau có thể co cụm bên dưới. Dướibóng ô dù không chỉ có các nhà chức trách và nhà hoạch định kinh tế (và cảmột số "người thân phương Tây") vốn tin rằng CIS có thể phát triển thànhmột phiên bản EU do Moscow lãnh đạo, mà còn có cả những người vốn đãthấy trước rằng hội nhập kinh tế chỉ đơn thuần là một trong các công cụphục hồi đế quốc vận hành được dưới chiếc ô của CIS hoặc thông qua cácthỏa thuận đặc biệt (được xây dựng vào năm 1996) giữa Nga và Belarushoặc giữa Nga, Belarus, Kazakstan và Kyrgyzstan; cũng có cả những nhàlãng mạn thân Slav ủng hộ một Liên minh cộng đồng Slav của Nga,Ukraine và Belarus, và cuối cùng là những người đề xướng quan niệm xemchủ nghĩa Á-Âu như là một định nghĩa trọng yếu của sứ mệnh lịch sử kéodài của Nga vốn có phần huyền bí.Ở nghĩa hẹp nhất, ưu tiên "liên kết với láng giềng" liên quan đến đềxuất hoàn toàn hợp lý rằng trước tiên Nga phải tập trung vào các mối quanhệ với các quốc gia mới độc lập, đặc biệt là khi tất cả các nước này đềugắn liền với Nga thông qua thực tế hiện hữu của chính sách thúc đẩy phụthuộc kinh tế lẫn nhau trong khối Liên Xô cũ. Điều đó tạo ra cả ý nghĩa vềkinh tế và địa chính trị. "Không gian kinh tế chung", hay được các nhà lãnhđạo mới của Nga đề cập, là một thực tế không thể bỏ qua đối với giới lãnhđạo ở các quốc gia mới độc lập. Hợp tác, thậm chí hội nhập, là một nhucầu kinh tế. Do đó, thúc đẩy các thiết chế CIS chung không chỉ là việc bìnhthường mà còn đáng mong đợi, cho phép đảo ngược sự gián đoạn và tanvỡ kinh tế mà sự tan rã chính trị của Liên Xô gây ra.Đối với một số người Nga, thúc đẩy hội nhập kinh tế là một phản ứngcó hiệu quả về mặt chức năng và trách nhiệm chính trị đối với những gì đãxảy ra. Sự tương đồng với EU thường được trích dẫn là phù hợp với tìnhhình hậu Xô Viết. Việc phục hồi đế quốc bị những người ủng hộ ôn hòahơn với hội nhập kinh tế từ chối thẳng thừng. Ví dụ, một báo cáo có ảnhhưởng mang tên "Một chiến lược đối với Nga" do Hội đồng Chính sáchĐối ngoại và Quốc phòng (gồm một nhóm nhân vật đáng chú ý và cácquan chức chính phủ) ban hành vào đầu tháng 8 năm 1992 rất ủng hộ "hộinhập khai sáng thời hậu đế quốc" như một chương trình thích hợp cho"không gian kinh tế chung" thời hậu Xô Viết.Tuy nhiên, việc nhấn mạnh vào "liên kết với láng giềng" không chỉđơn thuần là một học thuyết chính trị lành tính về hợp tác kinh tế khu vực.Nội dung địa chính trị của nó có âm hưởng đế quốc. Ngay cả bản báo cáonăm 1992 tương đối ôn hòa đã nói về một nước Nga hồi phục cuối cùng sẽthiết lập quan hệ đối tác chiến lược với phương Tây, trong đó Nga sẽ giữvai trò điều tiết tình hình ở Đông Âu, Trung Á và Viễn Đông. Những ngườibiện hộ khác cho ưu tiên này đã không hề nao núng, nói rõ ràng về "vai tròđộc quyền" của Nga trong không gian hậu Xô Viết và cáo buộc phươngTây tham gia chính sách chống Nga bằng cách viện trợ cho Ukraine và cácquốc gia mới độc lập khác.Một ví dụ điển hình nhưng không có ý nghĩa cực đoan là lập luận củaY. Ambartsumov - chủ tịch năm 1993 của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội và làngười từng ủng hộ việc ưu tiên "quan hệ đối tác" - đã công khai khẳng địnhrằng không gian của Liên Xô cũ là phạm vi ảnh hưởng địa chính trị độcquyền của nước Nga. Vào tháng 1 năm 1994, ông được nhắc đến trongphát biểu của một người nhiệt tình ủng hộ việc ưu tiên thân phương Tây,Ngoại trưởng Andrei Kozyrev; Kozyrev tuyên bố rằng nước Nga "phải bảovệ sự hiện diện quân sự của mình ở các khu vực chịu ảnh hưởng của nótrong nhiều thế kỷ." Trên thực tế, ngày 8 tháng 4 năm 1994, tờ Izvestía7-đưa tin Nga đã giữ lại thành công không dưới hai mươi tám căn cứ quân sựtrên lãnh thổ các quốc gia mới độc lập, và một đường vẽ trên bản đồ liênkết các cuộc triển khai của quân đội Nga ở Kaliningrad, Moldova, Crimea,Armenia, Tajikistan và quần đảo Kuril gần như khớp với các đường biêngiới bên ngoài của Liên Xô cũ (xem bản đồ ở trang 177).Tháng 9 năm 1995, Tổng thống Yeltsin đã ban hành một tài liệu chínhthức thể hiện mục tiêu chính sách của Nga đối với CIS:Mục tiêu chính của chính sách Nga đối với CIS là tạo ra một hiệp hội hộinhập cả về kinh tế và chính trị của các quốc gia có khả năng khẳng định vị tríthích hợp của mình trong cộng đồng thế giới... nhằm củng cố Nga trở thànhthế lực hàng đầu trong việc hình thành một hệ thống quan hệ kinh tế và chính trịliên quốc gia mới trên lãnh thổ của không gian hậu Liên Xô.Chúng ta nên lưu ý sự nhấn mạnh vào khía cạnh chính trị của nỗ lựcnày, có liên quan đến một thực thể duy nhất khẳng định vị trí "của nó"trong hệ thống thế giới và vai trò thống trị của Nga trong thực thể mới đó.Để nhấn mạnh này thêm phần chắc chắn, Moscow khẳng định mối quan hệchính trị và quân sự giữa Nga và CIS mới được thành lập cũng được củngcố: một bộ tư lệnh quân sự chung nên được tạo ra; các lực lượng vũ trangcủa các quốc gia CIS được liên kết bằng một hiệp ước chính thức; các biêngiới "bên ngoài" CIS phải chịu sự kiểm soát từ một trung tâm (là Moscow);các lực lượng Nga đóng vai trò quyết định trong bất kỳ hành động gìn giữhòa bình nào trong CIS; cuối cùng, một chính sách đối ngoại chung đượcđịnh hình trong CIS với các tổ chức chính của nó đều được đặt tại Moscow(chứ không phải ở Minsk như đã thỏa thuận ban đầu vào năm 1991), vàtổng thống Nga chủ trì các cuộc họp thượng đỉnh CIS.Đó không phải là tất cả. Tài liệu tháng 9 năm 1995 cũng tuyên bốrằng:Truyền hình và đài phát thanh Nga ở gần nước ngoài cần được đảm bảo, việcphổ biến báo chí Nga trong khu vực cần được hỗ trợ, và Nga nên đào tạo cáccán bộ quốc gia cho các nước CIS.Cần đặc biệt chú ý đến việc khôi phục vị trí của Nga như là trung tâm giáodục chính trên lãnh thổ của không gian hậu Xô Viết, luôn ghi nhớ việc giáo dụcthế hệ trẻ ở các quốc gia CIS theo tinh thần quan hệ thân thiện với Nga là cầnthiết ra sao.Tâm thế này được phản ánh qua sự kiện Hạ viện Duma Nga đã đi xađến mức tuyên bố việc giải thể Liên Xô là vô giá trị hồi đầu năm 1996.Ngoài ra, trong mùa xuân cùng năm, Nga đã ký hai thỏa thuận quy định hộinhập kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn giữa Nga và các thành viên dễ tínhhơn của CIS. Một thỏa thuận, được ký kết với nghi thức rất trọng thể, ghinhận các khả năng mang lại một liên minh giữa Nga và Belarus trong"Cộng đồng các nước cộng hòa có chủ quyền" mới (cách viết tắt "SSR"của Nga làm liên tưởng đến "SSSR" của Liên Xô), các thỏa thuận khácđược Nga, Kazakstan, Belarus và Kyrgyzstan ký kết đã quy định việc thànhlập dài hạn của "Cộng đồng các quốc gia hội nhập." Cả hai sáng kiến đềucho thấy sự thiếu kiên nhẫn đối với tiến trình hội nhập chậm chạp của CISvà quyết tâm của Nga nhằm kiên trì thúc đẩy nó.Ý tưởng "liên kết với láng giềng" nhấn mạnh việc củng cố cơ chếtrung tâm của CIS, do đó đã hòa vào nhau vài phần sự dựa dẫm vào thuyếtđịnh mệnh kinh tế khách quan với một liều mạnh tính kiên định đế quốcchủ quan. Nhưng cả hai đều không mang lại một câu trả lời mang tính địachính trị và triết lý cho câu hỏi vẫn còn đang vất vưởng: Nước Nga là gì,sứ mệnh thực sự và mục tiêu đúng đắn của nó là gì?Đây chính là khoảng trống khiến cho chủ nghĩa Á-Âu trở nên thu hút,nỗ lực lấp đầy bằng việc tập trung vào "liên kết với láng giềng". Điểmkhởi đầu cho định hướng này, được định nghĩa bằng thuật ngữ văn hóa haythậm chí huyền bí, đã là tiền đề cho rằng về mặt văn hóa và địa chính trị,Nga không hẳn là châu Âu và không hẳn là châu Á và do đó nó có bản sắcÁ-Âu đặc trưng của riêng mình. Bản sắc đó là di sản từ việc nắm giữ mộtkhông gian độc đáo của Nga đối với một vùng đất rộng lớn nằm giữaTrung Âu và các bãi biển của Thái Bình Dương, di sản của một nhà nướcđế quốc mà Moscow đã lập nên trong suốt bốn thế kỷ mở rộng về phíađông. Sự mở rộng đó đã đồng hóa vào nước Nga một lượng lớn dân sốkhông phải người Nga và không phải người châu Âu, do đó cũng tạo ramột cá tính chính trị và văn hóa Á-Âu hiếm có.Chủ nghĩa Á-Âu với tư cách một học thuyết không phải xuất phát từthời hậu Xô Viết. Nó nổi lên lần đầu vào thế kỷ 19 nhưng trở nên phổ biếnhơn vào thế kỷ 20. Những người Nga lưu vong chính trị đặc biệt tích cựctruyền bá học thuyết này như một sự thay thế cho chủ nghĩa Xô Viết, thừanhận rằng sự thức tỉnh chủ nghĩa dân tộc của những dân tộc không phảiNga trên khắp Liên Xô đòi hỏi một học thuyết siêu quốc gia bao trùm.Chủ nghĩa Á-Âu đã được khoác cho cái áo học thuật bóng bẩy trongcác tác phẩm được trích dẫn nhiều của Lev Gumilev - nhà sử gia, địa lý, vàdân tộc học, tác giả của các cuốn sách Medieval Russia and the GreatSteppe (Nước Nga Trung cổ và Đại Thảo nguyên), The Rhythms of Eurasia(Nhịp điệu Á-Âu) và The Geography of Ethnos in Historical Time (Địa dưhọc của huyết tộc đoàn thể trong thời gian lịch sử), người đã gây ảnhhưởng lớn lên các đề xuất cho rằng Á-Âu là bối cảnh địa lý văn hóa cho"bản sắc" riêng biệt của dân tộc Nga, hệ quả của sự cộng sinh lịch sử giữahọ và các dân tộc không phải Nga của các vùng thảo nguyên rộng lớn, từ đótạo ra một bản sắc văn hóa và tinh thần Á-Âu độc đáo. Gumilev cảnh báorằng sự thích nghi với phương Tây sẽ không có ý nghĩa gì đối với ngườidân Nga ngoài việc để mất đi "Huyết tộc đoàn thể và linh hồn" của riênghọ.Những quan điểm này đã được một loạt các chính trị gia dân tộc chủnghĩa Nga lặp lại, tuy có phần thô sơ hơn. Chẳng hạn, cựu phó tổng thốngcủa Yeltsin, ông Aleksandr Rutskoi, đã khẳng định rằng, "từ việc nhìn vàotình hình địa chính trị của nước ta, có thể thấy rõ ràng Nga đại diện cho câycầu nối duy nhất giữa châu Á và châu Âu. Bất cứ ai trở thành chủ nhâncủa không gian này sẽ trở thành chủ nhân của thế giới.8" Đối thủ năm 1996của Yeltsin, Gennadii Zyuganov, mặc dù là một người mác-xít theo tưtưởng Lenin, đã bao bọc giá trị thần bí của chủ nghĩa Á-Âu quanh vai trògiáo điều và tâm linh đặc biệt của người Nga trong không gian Á-Âu rộnglớn, với lập luận rằng nước Nga do đó được ban cho một khuynh hướngvăn hóa độc đáo và một cơ sở địa lý đặc biệt thuận lợi cho việc thực hiệnvai trò lãnh đạo toàn cầu.Một phiên bản thực tế và điều độ hơn của chủ nghĩa Á-Âu cũng đượcnhà lãnh đạo Nurultan Nazarbayev của Kazakstan đề cao. Phải đối mặtngay tại quê nhà với sự phân chia dân số gần như đồng đều giữa ngườiKazak bản địa với người định cư Nga và đang tìm kiếm một công thức cóthể làm giảm bớt áp lực của Moscow lên hội nhập chính trị, Nazarbayevtuyên truyền khái niệm "Liên minh Á-Âu" nhằm thay thế một CIS vô dụngvà không hiệu quả. Mặc dù phiên bản của ông thiếu đi nội dung huyền bícủa tư duy Á-Âu truyền thống và chắc chắn không có vai trò tuyên truyềnđặc biệt nào về việc người Nga lãnh đạo vùng Á-Âu, nhưng nó xuất phát từquan niệm Á-Âu - được định nghĩa về mặt địa lý tương tự như Liên Xô -đã cấu tạo nên một tổng thể có hệ thống và theo đó cũng phải có một chiềukích chính trị.Ở một mức độ nào đó, nỗ lực công nhận ý tưởng "liên kết với lánggiềng", xem đó là ưu tiên cao nhất trong tư duy địa chính trị của Nga làhợp lý theo nghĩa: một số giải pháp trật tự và điều tiết giữa nước Nga hậuđế quốc và các quốc gia mới độc lập là tuyệt đối cần thiết, xét về mặt anninh và kinh tế. Tuy nhiên, điều khiến phần lớn những thảo luận trở nênsiêu thực là khái niệm còn sót lại cho rằng trong một số hình thức, dù xuấthiện một cách tự nguyện (vì kinh tế) hay do hậu quả của việc Nga phục hồiquyền lực đã mất của mình - không nói về một khu vực Á-Âu đặc biệt củaNga hay sứ mệnh Á-Âu/Slav - thì "sự hội nhập" chính trị của đế chế cũ làđáng kỳ vọng và khả thi.Về vấn đề này, những so sánh với EU thường được viện dẫn đã bỏqua một điểm khác biệt quan trọng: EU, dù cho phép Đức gây ảnh hưởngđặc biệt, không bị chi phối bởi một thế lực duy nhất làm lu mờ tất cả cácthành viên khác, dẫu là vấn đề liên quan đến GNP, dân số hay lãnh thổ. Tổchức này cũng không phải kế thừa một đế chế quốc gia, với các thành viênsau tan rã đâm ra nghi ngờ sâu sắc rằng "hội nhập" là một cái tên khác chohình thức phụ thuộc mới. Mặc dù vậy, có thể dễ dàng hình dung ra phảnứng của các quốc gia châu Âu nếu Đức tuyên bố chính thức rằng mục tiêucủa họ là củng cố và mở rộng vai trò hàng đầu của mình tại EU, giống nhưcác tuyên bố của Nga vào tháng 9 năm 1995 được trích dẫn ở trên.Đối sánh với EU còn mắc một thiếu sót khác. Các nền kinh tế Tây Âucởi mở và tương đối phát triển đã sẵn sàng cho hội nhập dân chủ, phần lớnngười Tây Âu nhận thấy lợi ích kinh tế và chính trị hữu hình trong việc hộinhập đó. Các nước Tây Âu nghèo hơn cũng có thể được hưởng lợi từ cáckhoản trợ cấp đáng kể. Ngược lại, các quốc gia mới độc lập coi Nga nhưmột nguy cơ gây bất ổn chính trị vì vẫn còn đó tham vọng độc đoán, và làmột chướng ngại trên quá trình họ tham gia nền kinh tế toàn cầu và tiếpcận những đầu tư nước ngoài cần thiết.Đặc biệt, quan niệm của Moscow về "hội nhập" bị phản đối mạnh mẽở Ukraine. Các nhà lãnh đạo ở nước này đã nhanh chóng nhận ra rằng "sựhội nhập" như vậy, đặc biệt khi Nga tỏ thái độ dè chừng tính hợp pháp củanền độc lập Ukraine, cuối cùng sẽ dẫn đến việc mất chủ quyền quốc gia.Hơn nữa, cách đối xử theo kiểu áp bức của Nga đối với chính quyền mớicủa Ukraine, thông qua việc không sẵn sàng công nhận biên giới củaUkraine, đặt câu hỏi về quyền lợi của Ukraine đối với Crimea, sự khăngkhăng của họ với quyền kiểm soát độc chiếm ngoài lãnh thổ đối với cảngSevastopol đã khơi dậy sự chống Nga quyết liệt trong tinh thần dân tộc củangười dân Ukraine. Việc người Ukraine tự định nghĩa đặc tính quốc gia củamình trong giai đoạn hình thành quan trọng trong lịch sử nhà nước mới, dođó đã được lái khỏi định hướng chống Ba Lan hoặc chống Romania truyềnthống, thay vào đó tập trung vào việc phản đối bất kỳ đề xuất nào của Ngavề một CIS thống nhất hơn, cho một cộng đồng người Slav đặc biệt (vớiNga và Belarus), hoặc cho một Liên minh Á-Âu và giải đoán chúng thànhcác chiến thuật đế quốc của Nga.Quyết tâm giữ gìn độc lập của Ukraine được khuyến khích nhờnhững hỗ trợ từ bên ngoài. Mặc dù ban đầu, phương Tây, đặc biệt là HoaKỳ, đã nhận diện chậm trễ tầm quan trọng địa chính trị của một quốc giaUkraine độc lập, nhưng đến giữa những năm 1990, cả Mỹ và Đức đã trởthành những người ủng hộ mạnh mẽ cho một bản sắc Kiev riêng biệt. Vàotháng 7 năm 1996, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ còn tuyên bố, "tôi khônghề đánh giá quá cao tầm quan trọng của Ukraine như một quốc gia độc lậpđối với an ninh và ổn định của toàn châu Âu," thì đến tháng 9, thủ tướngĐức, bất chấp sự ủng hộ mạnh mẽ của mình dành cho Tổng thống Yeltsin,thậm chí đã tiến xa hơn khi tuyên bố rằng "vị trí vững chắc của Ukraine ởchâu Âu không còn bị bất kỳ ai thách thức... Không ai còn có thể gây hấnvới nền độc lập và tính chính danh lãnh thổ của Ukraine được nữa." Cácnhà hoạch định chính sách Mỹ cũng nhận rõ và mô tả mối quan hệ MỹUkraine là "mối quan hệ chiến lược", cố tình dùng cụm từ gần giống vớicụm mô tả mối quan hệ Nga-Mỹ.Không có Ukraine, thì như đã nhắc đến ở trên, sự phục hồi chủ nghĩađế quốc dựa theo CIS hoặc theo chủ nghĩa Á-Âu không còn là một lựachọn khả thi. Một đế chế không có Ukraine sẽ có nghĩa là một nước Ngatrở nên nghiêng về châu Á và xa rời châu Âu hơn. Ngoài ra, chủ nghĩa ÁÂu cũng không đặc biệt lôi cuốn người Trung Á mới có được độc lập, ítngười trong số họ háo hức với một liên minh mới với Moscow. Uzbekistantrở nên đặc biệt quyết đoán trong việc hỗ trợ Ukraine phản đối bất kỳ bướctiến nào nhằm nâng CIS lên thành một thực thể siêu quốc gia và chống lạicác sáng kiến được Nga thiết kế để tăng cường CIS.Các quốc gia CIS khác, cũng cảnh giác với các ý đồ của Moscow, cóxu hướng tập trung xung quanh Ukraine và Uzbekistan trong việc chống lạihoặc trốn tránh áp lực hội nhập chính trị và quân sự chặt chẽ hơn đến từMoscow. Thêm vào đó, ý thức về tinh thần dân tộc ngày càng sâu sắc ở hầuhết các quốc gia mới, một ý thức ngày càng tập trung vào việc từ chối sựphục tùng trong quá khứ với Moscow như chủ nghĩa thực dân và xóa bỏ điphần lớn các di sản của nó. Do đó, ngay cả Kazakstan dễ bị tổn thương vềmặt dân tộc cũng cùng các quốc gia Trung Á khác từ bỏ bảng chữ cáiCyrillic và thay bằng bảng chữ cái Latin như cải cách trước đó ở Thổ NhĩKỳ. Trên thực tế, vào giữa những năm 1990, một khối lặng lẽ gồmUzbekistan, Turkmenistan, Azerbaijan, đôi khi có cả Kazakstan, Georgia vàMoldova do Ukraine lãnh đạo đã nổi lên một cách không chính thức để cảntrở việc Nga nỗ lực sử dụng CIS làm công cụ hối thúc hội nhập chính trị.Việc Ukraine khăng khăng chỉ hội nhập kinh tế hạn chế và tổng quátđã có tác dụng xa hơn trong việc tước bỏ quan niệm về một "Liên minhcộng đồng Slav" theo bất kỳ ý nghĩa thực tế nào. Vốn được một số người"cuồng si" chất Slav tuyên truyền và có thêm sự ủng hộ của AleksandrSolzhenitsyn9, ý tưởng này đã tự động trở nên vô nghĩa về mặt địa chính trịmột khi nó bị Ukraine khước từ. Ở bên Nga giờ chỉ còn lại Belarus, cùngmột phân vùng khả dĩ các khu vực phía bắc có đông người Nga thuộcKazakstan là có khả năng trở thành một phần của liên minh dân tộc này.Quả là một lựa chọn không thể làm yên lòng những nhà cầm quyền mớicủa Kazakstan, và nó chỉ làm gia tăng sức ép chống Nga khơi từ chủ nghĩadân tộc ở nước họ. Còn tại Belarus, một liên minh cộng đồng Slav khôngcó Ukraine không có ý nghĩa gì mấy cho việc sáp nhập vào nước Nga, theođó cũng gây ra nhiều cảm giác bất ổn là sẽ gây phẫn nộ cho các tinh thầnchủ nghĩa dân tộc.Những trở ngại bên ngoài đối với chính sách "liên kết với lánggiềng" của chính phủ Nga đã được củng cố mạnh mẽ qua một sự bó buộcnội bộ quan trọng: tâm trạng của người dân Nga. Bất chấp luận điệu khoatrương và kích động chính trị trong giới lãnh đạo liên quan đến sứ mệnhđặc biệt của Nga trong không gian của đế chế cũ, người dân Nga - phầnnào vừa thoát khỏi trạng thái kiệt lực và cũng không còn tuân theo thuầntúy một hệ ý thức chung nữa - chẳng mấy mặn mà đối với bất kỳ chươngtrình phục hồi đế chế tham vọng nào. Họ ủng hộ biên giới mở, thương mạimở, tự do đi lại và địa vị đặc biệt cho nơi đâu có dùng tiếng Nga, nhưng vềhội nhập chính trị, đặc biệt là nếu liên quan đến chi phí kinh tế hoặc đòi hỏiphải đổ máu, thì lời kêu gọi lại thu về chẳng bao nhiêu phản hồi hào hứng.Sự tan rã của "liên bang" gây nuối tiếc, sự phục hồi của nó được ưa thích;nhưng phản ứng của công chúng đối với cuộc chiến ở Chechnya chỉ rarằng bất kỳ chính sách nào vượt ra ngoài việc áp dụng đòn bẩy kinh tếvà/hoặc áp lực chính trị sẽ thiếu sự ủng hộ rộng rãi.Nói tóm lại, sự bất cập địa chính trị cơ bản của chính sách "liên kếtvới láng giềng" là Nga không đủ mạnh về mặt chính trị để áp đặt ý chí vàkhông đủ hấp dẫn về mặt kinh tế để có thể thu hút các quốc gia mới. Áplực của Nga chỉ khiến họ tìm kiếm nhiều mối quan hệ bên ngoài hơn,trước hết là với phương Tây, nhưng trong một số trường hợp là với TrungQuốc và các quốc gia Hồi giáo quan trọng ở phía nam. Khi Nga đe dọa sẽthành lập khối quân sự của riêng mình để đáp trả NATO mở rộng, câu hỏiđặt ra là: "Có những ai tham gia [cùng Nga]?" Và câu trả lời nhận đượccòn đau đớn hơn: cùng lắm thì chỉ có thể là Belarus và Tajikistan.Các quốc gia mới ngày càng có xu hướng không tin tưởng các hìnhthức hội nhập kinh tế hoàn toàn chính đáng và cần thiết với Nga, vì sợ hậuquả chính trị tiềm tàng kèm theo. Đồng thời, các khái niệm về sứ mệnh ÁÂu và về một chất Slav huyền bí của Nga chỉ khiến Nga bị cách ly khỏichâu Âu và, theo cái nhìn chung của phương Tây, qua đó sẽ kéo dài thêmcuộc khủng hoảng hậu Xô Viết, trì hoãn việc hiện đại hóa và phương Tâyhóa cần thiết của xã hội Nga nếu so sánh với những gì Kemal Atatürk10 đãlàm được ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Đế chế Ottoman tan rã. Do đó, lựa chọn"liên kết với láng giềng" không hề mang đến cho Nga một giải pháp địachính trị mà chỉ là một ảo tưởng địa chính trị.Nếu không thể là một liên minh chung với Mỹ và cũng không thể là"liên kết với láng giềng", thì còn lựa chọn địa chiến lược nào khác đượcmở ra cho Nga? Sự thất bại của định hướng thân phương Tây nhằm thiếtlập thế cân bằng với Mỹ trên bình diện toàn cầu cho một "nước Nga dânchủ", thứ vốn chỉ là một khẩu hiệu thay vì sự thực, đã gây ra nỗi thất vọnggiữa các nhà dân chủ, trong khi việc thừa nhận miễn cưỡng rằng "sự táihợp nhất" của đế chế cũ ít nhất cũng là một khả năng xa xôi đã cám dỗmột số nhà địa chính trị Nga đùa nghịch với ý tưởng về một số loại đốitrọng nhằm vào vị trí bá quyền của Mỹ ở Á-Âu.Đầu năm 1996, Tổng thống Yeltsin đã có thay đổi đối với chiếc ghếngoại trưởng, kế nhiệm ông Kozyrev thân phương Tây là cựu chuyên giaquốc tế thời Xô Viết giàu kinh nghiệm Evgenniy Primakov, người có mốiquan tâm lâu dài dành cho Iran và Trung Quốc. Một số nhà bình luận Ngađã suy đoán rằng định hướng của Primakov có thể tạo ra một nỗ lực nhằmthành lập một liên minh "chống bá quyền" mới, được hình thành xungquanh ba cường quốc với cổ phần địa chính trị lớn nhất trong việc giảmthiểu địa vị thống trị của Mỹ ở lục địa Á-Âu. Những chuyến đi và ý kiếnban đầu của Primakov đã củng cố cảm tưởng đó. Thêm nữa, mối quan hệTrung-Iran hiện hữu trong buôn bán vũ khí cũng như xu hướng hợp tác vớiNga trong lúc Iran nỗ lực gia tăng khả năng tiếp cận năng lượng hạt nhândường như đã cung cấp đủ thiên thời-địa lợi-nhân hòa cho một cuộc đốithoại chính trị gần gũi hơn và cuối cùng là một liên minh. Ít nhất về mặt lýthuyết, kết quả của việc này có thể giúp mang lại với nhau cường quốcSlav hàng đầu thế giới, cường quốc Hồi giáo mạnh nhất thế giới cùngcường quốc châu Á đông dân nhất và quyền lực nhất thế giới, để từ đó tạora một liên minh hùng mạnh.Điểm khởi đầu cần thiết cho bất kỳ lựa chọn đối kháng nào như vậycần gắn kết với việc đổi mới kết nối song phương Trung-Nga, tận dụng sựbất đồng giữa giới lãnh đạo chính trị của cả hai quốc gia về việc Mỹ trỗidậy và nắm giữ địa vị siêu cường toàn cầu duy nhất. Đầu năm 1996,Yeltsin tới Bắc Kinh, ký một tuyên bố tố cáo rõ ràng khuynh hướng "báquyền" toàn cầu, qua đó ngụ ý rằng hai quốc gia sẽ liên minh để chống lạiHoa Kỳ. Tháng 12, thủ tướng Trung Quốc, Lý Bằng, đã viếng thăm đáp lạiNga và cả hai bên không chỉ nhắc lại sự phản đối của họ đối với một hệthống quốc tế "do một cường quốc thống trị" mà còn tán thành việc củngcố liên minh hiện có giữa đôi bên. Giới bình luận Nga hoan nghênh bướcphát triển này, coi đây là một sự thay đổi tích cực trong mối tương quanquyền lực toàn cầu và là phản ứng thích hợp trước việc Mỹ hậu thuẫn mởrộng NATO. Thậm chí, một số người còn lớn tiếng hả hê rằng liên minhTrung-Nga sẽ giáng cho nước Mỹ sự trừng phạt thích đáng.Tuy nhiên, một liên minh liên kết Nga với cả Trung Quốc và Iran chỉcó thể phát triển nếu Hoa Kỳ đủ thiển cận và quyết định đối kháng đồngthời với cả Trung Quốc và Iran. Chắc chắn, hướng đi khả dĩ đó không thểbị loại trừ, và hành vi của Mỹ vào giai đoạn 1995-1996 dường như phù hợpvới quan niệm cho rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm một mối quan hệ đối khángvới cả Teheran và Bắc Kinh. Tuy nhiên, cả Iran và Trung Quốc đều khôngchuẩn bị sẵn sàng cho chiến lược gắn kết với một nước Nga vừa bất ổnvừa yếu. Cả hai nhận ra rằng bất kỳ một liên minh nào như vậy, một khi nóvượt ra ngoài một số phối hợp chiến thuật bất ngờ, sẽ gây rủi ro cho chínhhọ khi tiếp cận thế giới tiến bộ hơn, với nguồn đầu tư dồi dào và với côngnghệ tiên tiến thiết yếu. Nga có quá ít thứ đưa ra trao đổi để trở thành đốitác thực sự xứng đáng trong một liên minh chống bá quyền.Trên thực tế, thiếu đi một ý thức hệ chung và được thống nhất chỉbằng mong muốn "chống bá quyền", bất kỳ liên minh nào như vậy về cơbản chỉ là một liên minh của một bộ phận thuộc thế giới thứ ba chống lạicác thành phần tiên tiến nhất của thế giới thứ nhất. Không thành viên nàotrong nhóm này có thể thu được gì nhiều, đặc biệt là Trung Quốc có nguycơ mất đi dòng vốn đầu tư khổng lồ. Nga cũng vậy, "mộng tưởng một liênminh Nga-Trung... sẽ làm gia tăng nguy cơ Nga một lần nữa bị giới hạnkhỏi công nghệ và vốn của phương Tây," như một nhà địa chính trị lớn củaNga lưu ý11. Dàn xếp này cuối cùng sẽ buộc tất cả những bên tham gia, dùlà hai hoặc ba thành viên, cùng rơi vào vòng cô lập và lạc hậu dài hạn.Hơn nữa, Trung Quốc sẽ là một đối tác cấp cao trong bất kỳ nỗ lựcnghiêm túc nào của Nga nhằm hình thành nên một liên minh "chống báquyền". Vốn đã trở nên đông dân hơn, công nghiệp hóa hơn, đổi mới hơn,năng động hơn và chứa đựng một số dự tính lãnh thổ tiềm năng tại Nga,Trung Quốc chắc chắn sẽ buộc Nga chỉ còn giữ được tư cách của một đốitác cấp cơ sở, nhưng đồng thời nó cũng thiếu phương tiện (và biết đâu làthiện chí) để giúp Nga vượt qua sự lạc hậu. Do đó, Nga sẽ trở thành vùngđệm giữa châu Âu đang mở rộng và một Trung Quốc đang bành trướng.Cuối cùng, một số chuyên gia đối ngoại Nga tiếp tục nuôi hy vọngrằng sự bế tắc trong hội nhập châu Âu, bao gồm cả những bất đồng nội bộcủa phương Tây về hình dạng tương lai của NATO, có thể tạo ra một số cơhội có tính toán cho cuộc "tán tỉnh" Nga-Đức hoặc Nga-Pháp, cả hai trườnghợp đều có hại cho liên kết xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu và Mỹ.Viễn cảnh này hầu như không mới, vì trong suốt Chiến tranh Lạnh,Moscow từng nhiều lần thử chơi con bài Đức hoặc Pháp. Tuy nhiên, khôngphải vô lý khi một số nhà địa chính trị của Moscow đã tính toán rằng bế tắctrong các vấn đề châu Âu có thể tạo ra những lỗ hổng chiến thuật có thể tậndụng được để khai thác nhược điểm của Mỹ.Nhưng đó là tất cả những gì thu được: toàn bộ là những lựa chọnchiến thuật. Cả Pháp và Đức đều không thể từ bỏ liên kết với Mỹ. Mộtcuộc "tán tỉnh" không thường xuyên, đặc biệt với người Pháp và tập trungvào một số vấn đề hẹp không thể được loại trừ, nhưng một sự đảo ngượcđịa chính trị của các liên minh sẽ chỉ xảy ra do một biến động lớn trong cácvấn đề nội bộ của châu Âu, một sự đổ vỡ của một châu Âu thống nhất vàcủa các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Ngay cả khi đó, nhiều khảnăng các quốc gia châu Âu sẽ không có ý định theo đuổi một liên kết địachính trị thực sự toàn diện với một nước Nga mất phương hướng.Do đó, không có lựa chọn đối nghịch nào, trong phân tích cuối cùng,đưa ra một giải pháp thay thế khả thi. Giải pháp cho các tình huống khó xửđịa chính trị mới của Nga sẽ không được tìm thấy trong sự đối nghịch,cũng sẽ không xuất hiện thông qua ảo tưởng về mối quan hệ đối tác chiếnlược bình đẳng với Mỹ hoặc trong nỗ lực tạo ra một cấu trúc "nguyên vẹn"về mặt chính trị và kinh tế mới trong không gian trước đây của Liên Xô cũ.Tất cả chỉ để né tránh lựa chọn duy nhất mà thực tế đã mở ra cho Nga.MỘT GIẢI PHÁP THAY THẾ KHÓ XỬSự lựa chọn địa chiến lược thực tế duy nhất cho Nga - lựa chọn cóthể mang lại cho Nga một vai trò quốc tế thực tế và cũng tối đa hóa cơ hộichuyển đổi và hiện đại hóa xã hội của chính mình - là châu Âu. Và khôngchỉ châu Âu, mà cả châu Âu xuyên Đại Tây Dương của EU và NATO đangmở rộng. Một châu Âu như vậy đang hình thành (như chúng ta đã thấytrong Chương 3) và nhiều khả năng vẫn liên kết chặt chẽ với Mỹ. Đó làchâu Âu mà Nga buộc phải quan hệ nếu muốn tránh mối nguy bị cô lập địachính trị.Đối với Mỹ, Nga quá yếu để trở thành đối tác nhưng vẫn quá mạnhđể bị xem như một "bệnh nhân". Điều này nhiều khả năng trở thành mộtvấn đề, trừ khi Mỹ thúc đẩy các điều kiện bối cảnh nhằm thuyết phụcngười Nga rằng sự lựa chọn tốt nhất cho đất nước của họ là một kết nốingày càng có tổ chức với một châu Âu xuyên Đại Tây Dương. Mặc dù mộtliên minh chiến lược Nga-Trung và Nga-Iran dài hạn là không thể, nhưngrõ ràng điều quan trọng đối với Mỹ là né tránh các chính sách có thể khiếnNga mất tập trung trong việc thực hiện lựa chọn địa chính trị cần thiết.Trong phạm vi có thể, mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc và Iran, do đó,nên được thiết lập sao cho có thể tạo ra những tác động ghi nhận được lêncác tính toán địa chính trị của Nga. Những ảo tưởng kéo dài liên quan đếncác lựa chọn địa chiến lược lớn chỉ có thể làm trì hoãn lựa chọn lịch sử màNga phải đưa ra hòng chấm dứt tình trạng bất ổn sâu sắc.Chỉ có một nước Nga sẵn sàng chấp nhận thực tế mới của châu Âu,cả về kinh tế và địa chính trị, mới có thể thu lợi cho chính mình từ sự hợptác mở rộng trong thương mại, truyền thông, đầu tư và giáo dục của mộtchâu Âu xuyên lục địa. Do đó, việc Nga tham gia vào Hội đồng châu Âu làmột bước đi rất đúng hướng. Đó là sự báo trước các liên kết thiết chế sâuxa hơn giữa một nước Nga mới và châu Âu đang phát triển. Nó cũng ngụ ýrằng nếu Nga theo đuổi con đường này, họ sẽ không có lựa chọn nào khácngoài việc bắt chước quá trình mà Thổ Nhĩ Kỳ thời hậu Ottoman đã chọn,khi người Thổ quyết định rũ bỏ tham vọng đế quốc và dấn thân nhiều vàocon đường hiện đại hóa, châu Âu hóa và dân chủ hóa.Không có lựa chọn nào khác có thể mang lại cho Nga những lợi íchmà một châu Âu hiện đại, giàu có và dân chủ được liên kết với Mỹ có thểlàm. Châu Âu và Mỹ không phải là mối đe dọa đối với một nước Nga dânchủ và dân tộc chủ nghĩa không bành trướng. Cả hai đều không có ý đồnào với lãnh thổ của Nga, điều mà Trung Quốc một ngày nào đó có thể có.Họ cũng không có chung một đường biên giới không an toàn có khả năngkích động bạo lực, một tình huống hoàn toàn khả dĩ với đường biên giớikhông rõ ràng về mặt lãnh thổ và dân tộc của Nga với các quốc gia Hồigiáo ở phía nam. Trái lại, đối với châu Âu cũng như đối với Mỹ, một nướcNga dân chủ và tràn đầy tinh thần dân tộc là một thực thể đáng kỳ vọng vềmặt địa chính trị, một nguồn ổn định tại vùng đất hỗn hợp Á-Âu đầy biếnđộng.Do đó, Nga phải đối mặt với vấn đề nan giải rằng lựa chọn hướng vềchâu Âu và Mỹ để mang về những lợi ích hữu hình, đòi hỏi việc, trước hết,cần phải xóa bỏ hoàn toàn quá khứ đế quốc và thứ hai, không có sự tráo trởtrong liên kết chính trị và an ninh của châu Âu mở rộng với Mỹ. Yêu cầuđầu tiên là phải thích nghi với sự đa nguyên địa chính trị đã chiếm ưu thếtrong không gian của Liên Xô cũ. Việc thích nghi như vậy không loại trừmột sự hợp tác kinh tế thay thế mô hình Khu vực Thương mại Tự do châuÂu cũ, nhưng nó cũng không phủ hết được các giới hạn chủ quyền chínhtrị của các quốc gia mới - vì lý do đơn giản là họ không chấp nhận nó. Ởkhía cạnh này, quan trọng nhất là tính cấp thiết của việc Nga chấp thuận rõràng và không mơ hồ sự tồn tại riêng biệt của Ukraine, về cả biên giới vàbản sắc dân tộc.Yêu cầu thứ hai có thể "khó nuốt" hơn. Một mối quan hệ hợp tácthực sự với cộng đồng xuyên Đại Tây Dương không thể dựa trên quanniệm cho rằng các quốc gia dân chủ ở châu Âu muốn trở thành một phầncủa nó có thể bị loại trừ vì một tiếng nói của Nga. Việc mở rộng cộng đồngđó không cần phải vội vàng, và chắc chắn không nên được quảng bá theochủ đích chống Nga. Nhưng nó cũng không thể, và cũng không nên bị đìnhlại chỉ vì cái trật tự chính trị phản ánh khái niệm xưa cũ về quan hệ an ninhchâu Âu. Một châu Âu mở rộng và dân chủ phải là một quá trình lịch sửvới kết thúc mở, không chịu các giới hạn địa lý độc đoán về mặt chính trị.Đối với nhiều người Nga, đến một lúc nào đó, nan đề về một giảipháp thay thế có thể trở nên phức tạp đến mức khó xử lý. Nó sẽ đòi hỏimột hành động mang ý chí chính trị mạnh mẽ và cũng có thể là một nhàlãnh đạo xuất sắc, có khả năng đưa ra lựa chọn và nói rõ tầm nhìn về mộtnước Nga dân chủ, dân tộc, thực sự hiện đại và thuộc châu Âu. Điều đó cóthể không xảy ra trong một thời gian. Vượt qua các cuộc khủng hoảng hậuXô Viết và hậu đế quốc sẽ không chỉ đòi hỏi nhiều thời gian hơn so vớitrường hợp chuyển đổi hậu Xô Viết ở Trung Âu mà còn phải có sự xuấthiện của một nhà lãnh đạo chính trị có tầm nhìn và ổn định. Nước Nga hiệnkhông có một Atatürk nào cả. Tuy nhiên, người Nga cuối cùng sẽ phảinhận ra rằng việc tái xác định quốc gia của Nga không phải là một hànhđộng đầu hàng mà là một sự giải phóng12. Họ sẽ phải chấp nhận rằngnhững gì Yeltsin đã nói ở Kiev năm 1990 về một tương lai phi đế quốc chonước Nga là hoàn toàn đúng đắn. Và một nước Nga thực sự phi đế quốcvẫn sẽ là một cường quốc, trải dài khắp Âu-Á, và vẫn là đơn vị có lãnh thổlớn nhất thế giới.Trong mọi trường hợp, việc tái xác định "Nga là gì?" và "Đâu làNga?" có thể sẽ chỉ xảy ra theo từng giai đoạn và đòi hỏi một cử chỉ chắcchắn và khôn ngoan hướng về phương Tây. Mỹ và châu Âu sẽ phải giúpđỡ. Họ không chỉ cung cấp cho Nga một hiệp ước hay điều lệ đặc biệt vớiNATO, mà họ cũng nên bắt đầu quá trình mở rộng với Nga về việc hìnhthành một hệ thống an ninh và hợp tác xuyên lục địa cuối cùng vượt rakhỏi cấu trúc lỏng lẻo của Tổ chức Hợp tác và An ninh ở châu Âu (OSCE -Organization for Security and Cooperation in Europe). Và nếu Nga củng cốcác thiết chế dân chủ nội bộ của mình và đạt được tiến bộ rõ rệt trong việcphát triển kinh tế dựa trên thị trường tự do, thì không nên loại trừ mối quanhệ ngày càng gần gũi hơn với NATO và EU.Đồng thời, điều quan trọng không kém đối với phương Tây, đặc biệtlà Mỹ, là theo đuổi các chính sách duy trì tình trạng khó xử của phương ánthay thế dành cho Nga. Sự ổn định chính trị và kinh tế của các quốc gia hậuXô Viết mới là một yếu tố chính trong việc đòi hỏi Nga phải tự xác định lạitích lịch sử của chính mình. Do đó, sự hỗ trợ cho các quốc gia hậu Xô Viếtmới - cho chủ nghĩa đa nguyên địa chính trị trong không gian của đế chếXô Viết trước đây - phải là một phần không thể thiếu trong chính sáchđược thiết kế nhằm thúc đẩy Nga dứt khoát đưa ra lựa chọn châu Âu củamình. Trong số các quốc gia này, có ba quốc gia đặc biệt quan trọng về địachính trị: Azerbaijan, Uzbekistan và Ukraine.Một Azerbaijan độc lập có thể đóng vai trò một hành lang cho phươngTây tiếp cận lưu vực Biển Caspi và Trung Á giàu nguồn năng lượng.Ngược lại, một Azerbaijan bị khuất phục có nghĩa là Trung Á có thể bịphong tỏa khỏi thế giới bên ngoài và do đó dễ bị tổn thương về mặt chínhtrị trước những áp lực của Nga về việc tái hợp nhất. Uzbekistan, quốc giaquan trọng nhất và đông dân nhất trong số các quốc gia Trung Á, đại diệncho một trở ngại lớn đối với bất kỳ sự tái kiểm soát mới nào của Nga đốivới khu vực. Sự độc lập của nó rất quan trọng đối với sự tồn tại của cácquốc gia Trung Á khác, và nó ít bị tổn thương nhất trước áp lực của Nga.Dẫu vậy, quan trọng nhất vẫn là Ukraine. Khi EU và NATO mở rộng,Ukraine cuối cùng sẽ ở vào vị thế phải lựa chọn liệu họ có muốn trở thànhmột phần của một trong hai tổ chức hay không. Có khả năng, để củng cố vịthế riêng biệt của mình, Ukraine sẽ muốn tham gia cả hai, một khi họ sápvào và một khi việc chuyển dịch nội bộ khiến họ hội đủ điều kiện để trởthành thành viên. Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian nhưng cũng không cònquá sớm để phương Tây - trong khi tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinhtế và an ninh với Kiev - xác định giai đoạn 2005-2015 là khung thời gianhợp lý cho bước khởi đầu để Ukraine hòa nhập vào quá trình tiến bộ, nhờđó giảm nguy cơ người dân nước này e sợ rằng sự mở rộng của châu Âu sẽchỉ dừng lại ở biên giới Ba Lan-Ukraine.Nga tuy vẫn phản đối nhưng có khả năng sẽ thông qua việc mở rộngNATO vào năm 1999 và bao gồm một số nước Trung Âu, bởi vì khoảngcách văn hóa và xã hội giữa Nga và Trung Âu đã nới rộng rất nhiều kể từkhi Liên Xô tan rã. Ngược lại, Nga sẽ thấy khó khăn vô cùng khi bằng lòngcho Ukraine gia nhập NATO, vì làm như vậy sẽ phải thừa nhận rằng vậnmệnh của Ukraine không còn liên quan cố kết với Nga nữa. Tuy nhiên, nếuUkraine tồn tại như một quốc gia độc lập, họ sẽ phải trở thành một phầncủa Trung Âu chứ không phải Á-Âu, và nếu là một phần của Trung Âu thìhọ sẽ phải tham gia đầy đủ các liên kết của Trung Âu với NATO và EU.Sau đó, việc Nga chấp nhận các liên kết này sẽ xác thực quyết định củachính nước Nga xem liệu họ có thực sự trở thành một phần của châu Âuhay không. Sự từ chối của Nga tương đương với sự từ chối của châu Âu,đều là ủng hộ một bản sắc và sự tồn tại "Á-Âu" đơn độc.Điểm mấu chốt cần lưu ý là Nga không thể ở trong châu Âu không cóUkraine, nhưng Ukraine lại có thể là một phần của châu Âu không có Nga.Giả sử Nga quyết định gia nhập châu Âu, thì theo sau đó, vì lợi ích củachính nước Nga mà Ukraine cũng được đưa vào cấu trúc châu Âu đang mởrộng. Thật vậy, mối quan hệ của Ukraine với châu Âu có thể là bước ngoặtđối với chính nước Nga. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là thời điểm xácđịnh mối quan hệ giữa Nga với châu Âu cần thêm một thời gian nữa - "xácđịnh" ở đây hiểu theo nghĩa lựa chọn của Ukraine có lợi cho châu Âu sẽkhiến Nga xác quyết về giai đoạn lịch sử tiếp theo của chính mình: hoặctrở thành một phần của châu Âu hoặc trở thành một "cá thể" Á-Âu bịruồng bỏ, không hoàn toàn là châu Âu hay châu Á, bị sa lầy trong các cuộcxung đột với "láng giềng".Hy vọng rằng mối quan hệ hợp tác giữa một châu Âu và Nga đangmở rộng có thể chuyển từ các liên kết song phương chính thức sang cácmối quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh có hệ thống và ràng buộc hơn.Theo cách đó, trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ tiếp theo, Nga ngày càng cóthể trở thành một phần không thể thiếu của một châu Âu bao trùm khôngchỉ Ukraine mà còn vươn tới dãy Ural và thậm chí xa hơn. Một hiệp hộihoặc thậm chí một số hình thức thành viên của Nga trong các cấu trúc châuÂu và xuyên Đại Tây Dương sẽ lần lượt mở ra cánh cửa để tính thêm vàođó ba quốc gia vùng Caucasus là Georgia, Armenia và Azerbaijan vốn đangrất khao khát được kết nối với châu Âu.Thật khó lòng dự đoán quá trình đó có thể đi nhanh đến nhường nào,nhưng có điều này là chắc chắn: nó sẽ nhanh hơn nếu bối cảnh địa chính trịđược định hình vừa đẩy Nga đi theo hướng đó vừa xua đuổi các cám dỗkhác. Nếu Nga tiến càng nhanh về châu Âu, "hố đen" Á-Âu sẽ càng sớmđược lấp đầy bằng một xã hội ngày càng hiện đại và dân chủ. Thật vậy, đốivới Nga, vấn đề nan giải của lựa chọn thay thế không còn là vấn đề đưa ralựa chọn địa chính trị mà là đối mặt với các nhu cầu sinh tồn.1. Trích từ bài "Our Security Predicament" (Chẩn bệnh an ninh của chúng ta), Foreign Policy88 (Mùa thu năm 1992):60.↩2. Aleksandr Prokhanov, "Tragedy of Centralism" (Bi kịch của chủ nghĩa toàn trị),Literatumaya Rossiya, tháng 2-1990, tr. 4-5.↩3. Bài phỏng vấn trên tờ Rossiyskaya Gazeta, ngày 12-1-1992.↩4. Nguyên văn: mature strategic partnership; từ "mature" trong bối cảnh này có thể hiểu làchín muồi, đủ độ chín. (BT)↩5. A. Bogaturov và V. Kremenyuk (cả hai đều là chuyên gia cao cấp của Viện Mỹ vàCanada), bài "The Americans Themselves Will Never Stop" (Người Mỹ sẽ không bao giờ tựhọ dừng lại), Nezavisismaya Gazeta, ngày 28-6-1996.↩6. Lấy ví dụ, đến cả cố vấn hàng đầu của ông Yeltsin, Dmitryi Ryurikov, được tờ Interfax(ngày 20-11-1996) trích dẫn rằng ông xem Ukraine "như một thực thể tạm thời", trong khi tờObshchaya Gazeta (ngày 10-12-1995) dẫn tin "trong những sự kiện tương lai thấy trướcđược ở miền Đông Ukraine có lẽ đã cho nước Nga một vấn đề rất khó chịu. Những biểu thịbất mãn trên diện rộng... rồi sẽ dẫn đến những thôi thúc khiến Nga, hay thậm chí là chonước này những đòi hỏi, đoạt lấy quyền kiểm soát khu vực. Có kha khá người ở Moscowsẵn lòng ủng hộ những kế hoạch này." Những mối quan ngại từ phương Tây dành cho trùtính của Nga chắc chắn không yên được trước những yêu sách của Nga đối với Crimea vàSevastopol, cũng như những hành động gây hấn của truyền hình Nga vào cuối năm 1996 khihọ đã tính gộp luôn Sevastopol vào lãnh thổ nước này trên các chương trình dự báo thời tiếtvề đêm ở các thành phố Nga.↩7. Izvestia: tồn tại như một tờ báo quốc gia của Liên bang Nga, có số lượng phát hành cao ởNga. (BT)↩8. Bài phỏng vấn trên L'Espresso (Rome), ngày 15-7-1994.↩9. Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008): nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch người Nga, đượctrao giải Nobel Văn chương năm 1970. Các tác phẩm nổi tiếng của ông có tiểu thuyết Mộtngày trong cuộc đời Ivan Denisovich, Tháng Tám năm 1914, tập thơ Những đêm Phổ...(BT)↩10. Mustafa Kemal Atatürk (1881-1938): chính trị gia và người sáng lập nước Cộng hòa ThổNhĩ Kỳ (kéo theo sau sự tan rã của Đế chế Ottoman), trở thành tổng thống đầu tiên của ThổNhĩ Kỳ từ năm 1923 cho đến khi qua đời. Ở Việt Nam đã có bản dịch cuốn sách Atatürk:Người khai sinh nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại (Nxb. Thế Giới, năm 2015) của tác giảAndrew Mango viết về cuộc đời ông. (BT)↩11. Aleksei Bogaturov, "Current Relations and Prospects for Interaction Between Russia andthe United States" (Những quan hệ hiện thời và triển vọng tương tác giữa Nga và Hoa Kỳ),Nezavisimaya Gazeta, ngày 28-6-1996.↩12. Đầu năm 1996, Tướng Aleksandr Lebed đăng một bài báo đáng chú ý phân tích xuyênsuốt vấn đề này ("The Fading of Empire or the Rebirth of Russia" (Sự lu mờ của Đế chế haysự hồi sinh của nước Nga), Segodnya, ngày 26-4-1996).↩ 

 Chương 5BALKAN CỦA KHU VỰC Á-ÂU

 Ở châu Âu, từ "Balkan" gợi lên hình ảnh các cuộc xung đột sắc tộc vàcạnh tranh quyền lực lớn trong khu vực. Khu vực Á-Âu cũng cóBalkan của chính nó, nhưng Balkan của khu vực Á-Âu vừa lớn hơn nhiều,vừa đông dân hơn, thậm chí mức độ không đồng nhất về tôn giáo và sắctộc cũng đậm nét hơn. Chúng nằm trong hình thuôn địa lý rộng lớn phânđịnh khu vực trung tâm của bất ổn toàn cầu được xác định trong Chương 2và bao gồm các phần của Đông Nam Âu, Trung Á và các phần của Nam Á,khu vực Vịnh Ba Tư và Trung Đông.Balkan của khu vực Á-Âu tạo thành cốt lõi bên trong của hình thuônrộng lớn đó (xem bản đồ ở trang 203) và chúng có sự khác biệt hết sứcquan trọng với không gian ngoại vi: chúng là một khoảng trống quyền lực.Mặc dù hầu hết quốc gia nằm trong Vịnh Ba Tư và Trung Đông cũngkhông ổn định, nhưng quyền lực Mỹ lại là trọng tài tối cao của khu vực. Dođó, phạm vi bất ổn định thuộc không gian ngoại vi là khu vực bị một thếlực bá chủ duy nhất thống trị đồng thời được chính bá quyền đó điều tiết.Ngược lại, Balkan Á-Âu thực sự lại gợi nhắc một Balkan xưa cũ hơn, gầngũi hơn ở đông nam châu Âu: không chỉ các thực thể chính trị của nókhông ổn định mà chúng còn cám dỗ và mời gọi sự xâm nhập của các nướcláng giềng hùng mạnh hơn, bên nào cũng quyết tâm chống lại sự thống trịkhu vực của một bên khác. Chính sự kết hợp quen thuộc giữa khoảng trốngquyền lực và sức hút quyền lực đã xác quyết sức thu hút của "Balkan ÁÂu".Balkan truyền thống đại diện cho một giải thưởng địa chính trị tiềmnăng trong cuộc đấu tranh cho uy quyền tối cao của châu Âu. Balkan Á-Âu- dang rộng trong mạng lưới giao thông đang được định hình rõ ràng sẽ liênkết trực tiếp hơn giữa cực đông với cực tây giàu có nhất và công nghiệphóa cao nhất của vùng Âu-Á - cũng có ý nghĩa địa chính trị nổi bật. Nhìn từquan điểm an ninh và tham vọng lịch sử, nó có tầm quan trọng đối với ítnhất ba nước láng giềng trực tiếp và hùng mạnh hơn cả, đó là Nga, ThổNhĩ Kỳ và Iran, với Trung Quốc cũng đang ngày càng tỏ rõ mối quan tâmđến chính trị khu vực. Nhưng Balkan Á-Âu cũng vô cùng quan trọng ở tưcách một giải thưởng kinh tế tiềm tàng: sở hữu trữ lượng khí đốt và dầumỏ tự nhiên dồi dào, cùng với các khoáng sản quan trọng, bao gồm cảvàng.Mức tiêu thụ năng lượng của thế giới chắc chắn sẽ tăng lên rất nhiềutrong hai hoặc ba thập kỷ tới. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ dự đoán rằng nhucầu năng lượng của thế giới sẽ tăng hơn 50% trong giai đoạn 1993-2015,đáng kể nhất là ở Viễn Đông. Động lực phát triển kinh tế của châu Á đã tạora áp lực lớn lên hoạt động thăm dò và khai thác các nguồn năng lượngmới, và khu vực Trung Á và lưu vực Biển Caspi được cho là có trữ lượngkhí đốt và dầu tự nhiên nhiều hơn các vùng khác như Kuwait, VịnhMexico, Biển Bắc, v.v.Tiếp cận nguồn tài nguyên đó và chia sẻ sự dồi dào tiềm năng của nólà đại diện cho các mục tiêu khuấy động tham vọng quốc gia, thúc đẩy lợiích doanh nghiệp, khơi dậy các yêu sách lịch sử, làm sống lại khát vọng đếquốc và thúc đẩy các cuộc cạnh tranh quốc tế. Tình hình làm cho tất cả trởnên biến động hơn bởi thực tế khu vực này không chỉ là một khoảng trốngquyền lực mà còn không ổn định trong nội bộ. Mọi quốc gia ở đây đều cónhững vấn đề nội bộ nghiêm trọng, mọi đường biên giới đều là đối tượngyêu sách của các nước láng giềng hoặc là khu vực có mâu thuẫn sắc tộc,một số ít đồng nhất về mặt dân tộc và một số khác bị lôi kéo vào bạo lựclãnh thổ, dân tộc hoặc tôn giáo.LÒNG CHẢO DÂN TỘCBalkan Á-Âu bao gồm chín quốc gia theo cách này hay cách khác phùhợp với mô tả đã nói ở trên, với hai quốc gia khác là ứng cử viên tiềmnăng. Chín quốc gia là Kazakstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan,Turkmenistan, Azerbaijan, Armenia và Georgia, tất cả đều từng là mộtphần của Liên Xô cũ cũng như Afghanistan. Hai ứng viên bổ sung tiềmnăng là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, cả hai đều có năng lực chính trị và kinh tế caohơn, đều tích cực tạo ảnh hưởng lên khắp Balkan Á-Âu, và do đó, là nhữngđấu thủ địa chính trị quan trọng trong khu vực. Đồng thời, cả hai đều dễ bịtổn thương trong các cuộc xung đột sắc tộc nội bộ. Nếu một trong hai hoặccả hai mất ổn định, các vấn đề nội bộ của khu vực sẽ trở nên khó kiểmsoát, ngay cả những nỗ lực kiềm chế sự thống trị khu vực của Nga cũng cóthể trở nên vô ích.DỮ LIỆU NHÂN KHẨU HỌC CHO CÁC NƯỚC Á-ÂU VÙNGBALKAN* Tương đương sức mua: Năm 1994, như ngoại suy từ Ngân hàngThế giới thành lập năm 1992.** Turkmenistan là nhà sản xuất bông lớn thứ mười trên thế giới, cótrữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ năm trên thế giới và trữ lượng dầu đángkể.Có thể nói, ba nước vùng Caucasus - Armenia, Georgia và Azerbaijan- là các quốc gia có lịch sử thực sự. Do đó, chủ nghĩa dân tộc ở họ có xuhướng vừa phổ biến vừa dữ dội, xung đột bên ngoài dễ trở thành tháchthức chính đối với sự thịnh vượng của họ. Ngược lại, năm nước Trung Ámới thành lập có thể nói là khá hơn trong giai đoạn xây dựng quốc gia, vớibản sắc bộ lạc và sắc tộc vẫn còn mạnh mẽ, khiến cho bất đồng nội bộ trởnên gay gắt lớn. Trong cả hai nhóm quốc gia, những nhược điểm này đềubị những người hàng xóm có đầu óc đế quốc và hùng mạnh hơn khai thác.Balkan Á-Âu là một bức khảm sắc tộc (xem bản đồ và bảng ở trang206-207). Biên giới quốc gia ở đây được các nhà vẽ bản đồ Liên Xô vẽ tùytiện trong những năm 1920 và 1930, khi các nước cộng hòa Xô Viết tươngứng chính thức thành lập. (Afghanistan là ngoại lệ, vì không thuộc LiênXô.) Biên giới của họ được khắc họa chủ yếu dựa trên nguyên tắc sắc tộc,nhưng chúng cũng phản ánh mối quan tâm Kremlin dành cho việc giữ chokhu vực phía nam Đế quốc Nga bị chia rẽ nội bộ và do đó bị phụ thuộchơn.Theo đó, Moscow đã từ chối các đề xuất của những người theo chủnghĩa dân tộc Trung Á để hợp nhất các dân tộc Trung Á khác nhau (hầu hếttrong số họ chưa có động lực dân tộc) vào một đơn vị chính trị duy nhấtđược gọi là "Turkestan" - thay vì tạo ra năm nước "cộng hòa" riêng biệt,mỗi nước với một cái tên riêng cùng những đường biên giới cắt xẻ. Có lẽnằm ngoài một tính toán tương tự, Kremlin đã từ bỏ kế hoạch tạo một liênbang duy nhất cho dân Caucasus. Do đó, việc cả ba quốc gia Caucasus vànăm quốc gia Trung Á không hề được chuẩn bị đầy đủ để tiếp nhận vị thếđộc lập cũng như những hợp tác khu vực cần thiết khi Liên Xô sụp đổ làkhông có gì phải ngạc nhiên.Ở vùng Caucasus, có gần 4 triệu người Armenia và hơn 8 triệu ngườiAzerbaijan, tất cả ngay lập tức bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh mở về tìnhtrạng của Nagorno-Karabakh, một vùng đất đông dân Armenia ởAzerbaijan. Cuộc xung đột đã dẫn đến những sự kiện thanh trừng sắc tộcquy mô lớn, với hàng trăm ngàn người tỵ nạn và bị trục xuất từ cả hai bên.Với thực tế là Armenia theo Kitô giáo và Azerbaijan theo Hồi giáo, cuộcchiến ít nhiều mang âm hưởng của một cuộc xung đột tôn giáo. Nó gây tànhoại về mặt kinh tế khiến cho cả hai nước khó lòng tự thiết lập nên độc lậpổn định. Armenia bị buộc phải phụ thuộc nhiều hơn vào Nga, nơi đã cungcấp sự giúp đỡ quân sự quan trọng, trong khi đó, sự độc lập và ổn định nộibộ mới của Azerbaijan bị tổn hại do mất đi Nagorno-Karabakh.Nhược điểm của người Azerbaijan có ý nghĩa rộng hơn đối với khuvực, bởi lẽ vị trí của đất nước này khiến nó trở thành một trục địa chính trị.Nó có thể được mô tả như là một "nắp chai" cực kỳ quan trọng, kiểm soátquyền xâm nhập vào chiếc "chai", nơi chứa đựng sự trù phú của lưu vựcBiển Caspi và Trung Á. Một Azerbaijan độc lập, nói tiếng Turk, với nhữngđường ống dẫn dầu chạy đến Thổ Nhĩ Kỳ vốn liên quan về mặt sắc tộc vàcó hỗ trợ chính trị, sẽ ngăn cản Nga tiến hành độc quyền tiếp cận khu vựcvà do đó cũng sẽ tước đi đòn bẩy chính trị quyết định của Nga đối với cácchính sách của các quốc gia Trung Á mới. Tuy nhiên, Azerbaijan rất dễ bịảnh hưởng khi phải chịu áp lực từ nước Nga hùng mạnh ở phía bắc và Iranở phía nam. Ước tính có tới 20 triệu dân Azeri sống ở phía tây bắc Iran(giáp Azerbaijan), gấp đôi so với ở Azerbaijan. Thực tế đó khiến Iran lo sợvề chủ nghĩa ly khai tiềm tàng từ người Azeri và do đó đôi bên mâu thuẫnvới nhau trong vấn đề vị thế chủ quyền của Azerbaijan, mặc dù hai quốcgia có chung đức tin Hồi giáo. Do đó, Azerbaijan đã trở thành đối tượngchịu áp lực kết hợp của cả Nga và Iran, bị hạn chế tham gia thỏa thuận vớiphương Tây.Không giống như Armenia hay Azerbaijan vốn khá đồng nhất về mặtdân tộc, khoảng 30% trong số 6 triệu dân Georgia thuộc nhóm thiểu số.Chưa kể, các cộng đồng nhỏ này, có tổ chức và bản sắc mang hơi hướm bộlạc, phẫn uất với sự thống trị của Georgia. Sau khi Liên Xô tan rã, ngườiOssetia và người Abkhazia đã lợi dụng xung đột chính trị nội bộ củaGeorgia để ly khai, với Nga lặng lẽ ủng hộ nhằm buộc Georgia phải chịu áplực của Nga để ở lại CIS (trong khi Georgia ban đầu muốn ly khai hoàntoàn) và chấp nhận cho Nga duy trì các căn cứ quân sự hòng phong tỏa khuvực khỏi vùng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.Ở Trung Á, những yếu tố nội bộ đang ngày càng trọng yếu hơn trongviệc gia tăng sự bất ổn. Về mặt văn hóa và ngôn ngữ, bốn trong số nămquốc gia Trung Á mới độc lập thuộc thế giới Turk; Tajikistan được tínhvào Ba Tư; trong khi Afghanistan (ngoài phạm vi Liên Xô cũ) là một bứctranh ghép đa sắc các nhóm dân thiểu số người Pathan, Tajik, Pashtun vàBa Tư. Cả sáu nước đều theo Hồi giáo. Suốt những năm qua, hầu hết nằmdưới vùng ảnh hưởng của hết đế chế này đế chế khác, gồm Ba Tư, ThổNhĩ Kỳ và Nga; nhưng kinh nghiệm đó không giúp nuôi dưỡng một tinhthần cùng chia sẻ những mối bận tâm khu vực giữa họ. Ngược lại, thànhphần dân tộc đa dạng khiến họ dễ bị tổn thương từ những xung đột bêntrong và bên ngoài, mà điều này lại càng thêm cám dỗ sự can thiệp của cácnước láng giềng hùng mạnh hơn.Trong số năm quốc gia Trung Á mới độc lập, Kazakstan vàUzbekistan là quan trọng nhất. Theo khu vực, Kazakstan là lá chắn vàUzbekistan là linh hồn cho sự thức tỉnh đa dạng dân tộc của khu vực. Diệntích và vị trí địa lý của Kazakstan che chở cho những nước khác khỏi áplực trực tiếp của Nga, vì chỉ mình Kazakstan giáp với Nga. Tuy nhiên, dânsố khoảng 18 triệu người của nó có khoảng 35% người Nga (dân số Ngatrên toàn khu vực đang giảm dần), với 20% "các nhóm khác" cũng khôngphải người Kazak. Thực tế này đã gây thêm khó khăn cho giới cầm quyềnmới thuộc sắc tộc Kazak vốn ngày càng đậm chất dân tộc hơn nhưng chỉchiếm khoảng một nửa dân số cả nước: họ sẽ khó lòng theo đuổi mục tiêuxây dựng quốc gia trên cơ sở sắc tộc và ngôn ngữ.Người Nga cư trú ở quốc gia mới đương nhiên bức xúc với giới lãnhđạo Kazakstan mới, và vì là giai cấp thực dân cầm quyền trước đây nên họđược giáo dục và có địa vị tốt hơn, vậy nên cũng sợ mất đặc quyền. Họcũng kín đáo nhìn nhận chủ nghĩa dân tộc mới nổi ở Kazakstan dưới conmắt khinh miệt văn hóa. Khu vực tây bắc và đông bắc Kazakstan từng bịngười Nga thống trị hà khắc, vì vậy nước này phải đối mặt với nguy cơ lykhai lãnh thổ nếu quan hệ Kazakstan-Nga xấu đi nghiêm trọng. Đồng thời,có hàng trăm ngàn người Kazak cư trú ở Nga thuộc phía kia biên giới và ởphía đông bắc Uzbekistan, nhà nước mà Kazakstan coi là đối thủ chínhcạnh tranh vai trò lãnh đạo Trung Á.Trên thực tế, Uzbekistan là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí lãnh đạokhu vực ở Trung Á. Mặc dù có diện tích nhỏ hơn và ít tài nguyên thiênnhiên hơn Kazakstan, nhưng nó có dân số lớn hơn (gần 25 triệu), và quantrọng hơn nhiều là dân số đồng nhất đáng kể về mặt sắc tộc so vớiKazakstan. Với việc người bản địa có tỷ suất sinh cao hơn người gốc Ngavà việc người Nga dần rời đi, sẽ sớm có khoảng 75% người dân nước nàylà người Uzbek, còn nhóm thiểu số người Nga còn lại sống chủ yếu ở thủđô Tashkent.Hơn nữa, giới lãnh đạo đất nước có chủ ý xác định quốc gia mới làhậu duệ trực tiếp của Đế chế Tamerlane (1336-1404) rộng lớn thời Trungcổ, có cố đô là Samarkand vốn đã trở thành trung tâm nổi tiếng về nghiêncứu tôn giáo, thiên văn học và nghệ thuật trong khu vực. Truyền thống tổtiên này thấm nhuần vào nhà nước Uzbekistan hiện đại, họ ý thức về tínhliên tục lịch sử và sứ mệnh khu vực ở mức sâu sắc hơn so với các nướcláng giềng. Thật vậy, một số nhà lãnh đạo của Uzbekistan coi nước nhà làcốt lõi quốc gia của một thực thể Trung Á duy nhất, với Tashkent là thủ đô.Hơn bất kỳ quốc gia Trung Á nào khác, giới lãnh đạo chính trị và dânchúng ngày càng chiếm ưu thế ở Uzbekistan đã góp phần vào sự trưởngthành chủ quan của một quốc gia-dân tộc hiện đại và xác định rằng bấtchấp những khó khăn nội bộ, nước họ sẽ không bao giờ trở lại vị trí thuộcđịa.Điều kiện này làm cho Uzbekistan trở thành nhà tiên phong thúc đẩyý thức về chủ nghĩa quốc gia hiện đại hậu dân tộc, và là đối tượng hứngchịu sự bất mãn của các nước láng giềng. Ngay cả khi các nhà lãnh đạoUzbekistan thiết lập tiến độ xây dựng quốc gia và ủng hộ việc tự cung tựcấp của khu vực rộng lớn hơn, sự đồng nhất dân tộc lớn hơn và ý thứcquốc gia mãnh liệt hơn gây ra nỗi dè chừng cho giới lãnh đạoTurkmenistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và thậm chí Kazakstan, rằng việcUzbekistan lãnh đạo khu vực có thể nâng lên thành thống trị khu vực. Mốiquan tâm đó kìm hãm tiến trình hợp tác khu vực giữa các quốc gia mớitiếp nhận chủ quyền - điều vốn không được người Nga khuyến khích trongbất kỳ trường hợp nào - và do vậy nhược điểm của khu vực vẫn còn đó.Tuy nhiên, giống như những nước khác, Uzbekistan vẫn có mâu thuẫnsắc tộc. Miền Nam nước này - đặc biệt là quanh các trung tâm lịch sử-vănhóa quan trọng là Samarkand và Bukhara với dân số Tajik đông đáng kể -gặp nhiều căng thẳng vì các đường biên giới do Moscow vẽ ra. Vấn đềphức tạp hơn nữa là sự hiện diện của người Uzbek ở phía tây Tajikistan vàcủa cả người Uzbek và Tajik ở thung lũng Fergana, Kyrgyzstan (nơi rấtquan trọng về mặt kinh tế và trong những năm gần đây đã nổ ra xung độtsắc tộc đẫm máu), chưa kể đến sự hiện diện của người Uzbek ở miền BắcAfghanistan.Trong số ba quốc gia Trung Á vừa thoát khỏi sự cai trị thuộc địa củaNga là Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan, chỉ có nước thứ ba tươngđối thống nhất về mặt sắc tộc. Khoảng 75% trong số 4,5 triệu dân là ngườiTurkmen, với người Uzbek và người Nga mỗi bên chiếm chưa đến 10%.Vị trí địa lý xa cách khiến Turkmenistan được bảo vệ khỏi Nga, trong khiđó Uzbekistan và Iran có liên quan địa chính trị lớn hơn nhiều đối vớitương lai của đất nước. Khi các đường ống dẫn dầu đến khu vực đượcthiết lập, trữ lượng khí đốt tự nhiên to lớn của Turkmenistan báo trước mộttương lai thịnh vượng cho người dân nước này.Dân số 5 triệu của Kyrgyzstan bị phân hóa hơn nhiều. Bản thân ngườiKyrgyz chiếm khoảng 55% và người Uzbek khoảng 13%, trong đó ngườiNga gần đây đã giảm từ hơn 20% xuống còn khoảng 15%. Trước khi giànhđộc lập, người Nga là thành phần chủ yếu của đội ngũ trí thức kỹ thuật vàkỹ sư, nên họ rời đi đã làm tổn thương nền kinh tế đất nước. Mặc dù giàukhoáng sản và có một vẻ đẹp tự nhiên khiến một số người mô tả đất nướcnày là Thụy Sĩ của Trung Á (và do đó có tiềm năng là một biên giới du lịchmới), nhưng vị trí địa chính trị của Kyrgyzstan, nằm giữa Trung Quốc vàKazakstan, khiến viễn cảnh trên phụ thuộc nhiều vào mức độ độc lập mànhà nước Kyrgyzstan duy trì được.Tajikistan chỉ phần nào đó đồng nhất hơn về mặt sắc tộc. Trong số6,5 triệu dân, chưa đến hai phần ba là người Tajik và hơn 25% là ngườiUzbek (bị người Tajik nhìn nhận dưới thái độ thù địch), trong khi nhữngngười Nga còn lại chỉ chiếm khoảng 3%. Tuy nhiên, cũng như những nơikhác, ngay cả cộng đồng dân tộc thống trị rõ ràng cũng bị chia rẽ (thậm chíở mức dữ dội) theo dòng dõi bộ lạc, với chủ nghĩa quốc gia hiện đại chỉgiới hạn ở giới chính trị đô thị. Do đó, nền độc lập đã tạo ra không chỉxung đột dân sự mà còn là cái cớ thuận tiện để Nga tiếp tục triển khai quânđội tại quốc gia này. Tình trạng sắc tộc thậm chí còn phức tạp hơn bởi sựhiện diện đông đảo của người Tajik ở bên kia biên giới, ở phía đông bắcAfghanistan. Trên thực tế, số người Tajik sống ở Afghanistan nhiều gầnbằng ở chính Tajikistan, một yếu tố khác làm suy yếu tính ổn định của khuvực.Tình trạng hỗn loạn hiện nay của Afghanistan cũng là một di sản củaLiên Xô cũ, mặc dù đất nước này không phải là một nước cộng hòa thuộcLiên bang Xô Viết. Bị chia cắt bởi sự chiếm đóng của Liên Xô và cuộcchiến tranh du kích kéo dài chống lại Xô Viết, Afghanistan chỉ còn là mộtquốc gia-dân tộc trên danh nghĩa. Hai mươi hai triệu dân đã bị chia rẽ sâusắc thành các nhóm sắc tộc, với khoảng cách ngày càng tăng giữa ngườiPashtun, Tajik và Hazara. Đồng thời, cuộc thánh chiến chống lại những kẻchiếm đóng Nga đã khiến tôn giáo có xu hướng trở thành nền tảng thốngtrị trong đời sống chính trị đất nước, truyền thêm sự nhiệt thành giáo điềuvào những khác biệt chính trị vốn đã sắc nét. Do đó, Afghanistan không chỉđược coi là một phần trong vấn đề sắc tộc hóc búa tại Trung Á mà còn làmột phần chính trị rất quan trọng của Balkan Á-Âu.Cũng như Azerbaijan, tất cả các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đều cóđông đảo dân số là người Hồi giáo, tuy nhiên giới chính trị - phần lớn làsản phẩm của thời Xô Viết - gần như đều mang quan điểm vô thần còn cácnhà nước thì thế tục. Tuy vậy, khi dịch chuyển từ bản sắc bộ lạc hay bộ tộctruyền thống chính yếu sang một nhận thức quốc gia hiện đại hơn, ngườidân có thể ngày càng thấm nhuần ý thức Hồi giáo đang mạnh lên. Trênthực tế, sự phục sinh Hồi giáo - từng được Iran và Ả Rập Saudi khởixướng từ bên ngoài - dường như trở thành động lực thúc đẩy cho nhữngtinh thần dân tộc chủ nghĩa mới lan rộng thêm, quyết ý chống lại sự tái tíchhợp vào vùng kiểm soát vốn đã vô hiệu của Nga.Thật vậy, quá trình Hồi giáo hóa có khả năng lây lan trong cộng đồngHồi giáo trên khắp nước Nga. Có số dân vào khoảng 20 triệu, nhiều hơngấp đôi số người Nga không bị ảnh hưởng (khoảng 9,5 triệu người) nhưngvẫn tiếp tục sống dưới sự cai trị của nước ngoài tại các quốc gia Trung Áđộc lập. Theo đó, người Hồi giáo chiếm khoảng 13% dân số Nga, và gầnnhư không thể tránh khỏi việc họ sẽ trở nên quyết đoán hơn trong việc đòihỏi quyền lợi của mình cho một bản sắc tôn giáo và chính trị riêng biệt.Ngay cả khi yêu sách đó không đi cùng với đòi hỏi độc lập hoàn toàn, nhưở Chechnya, nó vẫn chồng chéo với những vấn đề nan giải mà Nga, với sựtham gia mang tính đế quốc gần đây và các nhóm thiểu số Nga ở các quốcgia mới, sẽ tiếp tục phải đối mặt ở Trung Á.Góp phần làm tăng sự bất ổn ở khu vực Balkan Á-Âu và khiến tìnhhình dễ bùng nổ hơn là thực tế liên quan đến hai trong số các quốc gia-dântộc lớn liền kề nhau, mỗi quốc gia đều có một lịch sử đế quốc, văn hóa,tôn giáo và lợi ích kinh tế riêng trong khu vực, cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ vàIran vốn không kiên định trong định hướng địa chính trị và có tình trạngnội bộ dễ bị lục đục. Nếu hai quốc gia này trở nên bất ổn, nhiều khả năngtoàn bộ khu vực sẽ rơi vào tình trạng rối loạn lớn khi các cuộc xung độtlãnh thổ và sắc tộc xảy ra ngoài tầm kiểm soát, khi sự cân bằng quyền lựcvốn đã mong manh của khu vực bị phá vỡ thảm khốc. Theo đó, Thổ NhĩKỳ và Iran không chỉ là những đấu thủ địa chiến lược quan trọng mà còn lànhững trung tâm địa chính trị, sở hữu những điều kiện nội bộ có thể tạo ratầm quan trọng lớn đối với số phận của khu vực. Cả hai đều là nhữngcường quốc cỡ trung bình, với khát vọng mạnh mẽ trong khu vực và ý thứcvề ý nghĩa lịch sử của mình. Tuy nhiên, định hướng địa chính trị trongtương lai và thậm chí là sự gắn kết về mặt quốc gia của cả hai đất nướcvẫn chưa chắc chắn.Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia hậu đế quốc vẫn đang trong quá trình xácđịnh lại bản sắc của mình, đang bị kéo theo ba hướng: những người theochủ nghĩa hiện đại muốn thấy nước mình trở thành một quốc gia châu Âuvà do đó hướng về phía tây; những người Hồi giáo nghiêng về phía TrungĐông và một cộng đồng Hồi giáo chung, do đó nhìn về phía nam; vànhững người theo chủ nghĩa dân tộc có đầu óc lịch sử nhìn thấy ở các dântộc Turk tại lưu vực Biển Caspi và Trung Á một sứ mệnh mới cho một ThổNhĩ Kỳ thống trị toàn bộ khu vực, nhóm này chọn phía đông. Mỗi quanđiểm đặt ra một trục chiến lược khác nhau, và cuộc đụng độ giữa hai bênlần đầu tiên kể từ cuộc cách mạng do Atatürk lãnh đạo sẽ đưa ra một thướcđo xác định tính không chắc chắn về vai trò khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ.Hơn nữa, chính Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất cũng là phần nào đó, có thể trởthành nạn nhân của các cuộc xung đột sắc tộc trong khu vực. Mặc dù ngườiThổ chiếm phần đông khối dân số 65 triệu, vào khoảng 80% (trong đó cóngười Thổ Circassia, Albani, Bosnia, Bulgari và Ả Rập), nhưng ngườiKurd lại chiếm đến tầm 20% (có thể nhiều hơn thống kê). Tập trung tại cáckhu vực phía đông của đất nước, người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ bị lôi kéo ngàycàng nhiều hơn vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc do người Kurd ởIraq và Iran tiến hành. Bất kỳ căng thẳng nội bộ nào ở Thổ Nhĩ Kỳ liênquan đến hướng đi chung của đất nước chắc chắn sẽ khuyến khích ngườiKurd dùng bạo lực để đặt dấu ấn mạnh mẽ hơn nữa cho vị thế một quốcgia riêng biệt.Định hướng tương lai của Iran thậm chí còn chứa đựng nhiều vấn đềhơn. Cuộc cách mạng Shiite cơ bản đã chiến thắng vào cuối thập kỷ 70 củathế kỷ trước có thể đang bước vào pha "Thermidorian"1, và điều đó làmtăng sự không chắc chắn về vai trò địa chiến lược của Iran. Một mặt, sựsụp đổ của Liên Xô vô thần đã mở ra cho Iran nước láng giềng phía bắcmới độc lập để chuyển đổi tôn giáo; mặt khác, sự thù địch của Iran với HoaKỳ đã khiến Teheran ít nhất chấp nhận đi theo hướng thân Moscow cóchiến thuật, lựa chọn này được củng cố vì lý do Iran lo ngại những tácđộng khả dĩ liên quan đến sự liên kết của chính Iran với một Azerbaijanmới độc lập.Mối quan tâm đó bắt nguồn từ nhược điểm của Iran đối với căngthẳng sắc tộc. Trong số 65 triệu dân của đất nước (gần như giống hệt consố của Thổ Nhĩ Kỳ), chỉ hơn một nửa là người Ba Tư. Khoảng một phần tưlà Azeri và phần còn lại bao gồm người Kurd, Baluchi, Turkmen, Ả Rập vàcác bộ lạc khác. Ngoài người Kurd và Azeri, những nhóm còn lại hiệnkhông có khả năng đe dọa sự toàn vẹn quốc gia của Iran, nhất là khi xétđến ý thức dân tộc chủ nghĩa cao độ, thậm chí ở mức đế quốc, ở người BaTư. Nhưng điều đó có thể thay đổi khá nhanh, đặc biệt trong trường hợpxảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị mới trong nền chính trị Iran.Hơn nữa, với thực tế là một số cộng đồng người gốc "stans" mới độclập hiện đang tồn tại trong khu vực, thậm chí 1 triệu người Chechen đã cóthể khẳng định tham vọng chính trị của họ, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lâynhiễm lên người Kurd cũng như tất cả các dân tộc thiểu số khác ở Iran.Nếu Azerbaijan thành công trong việc phát triển chính trị và kinh tế ổnđịnh, người Azeri ở Iran có thể sẽ ngày càng gắn bó với ý tưởng về mộtnước Azerbaijan lớn hơn. Do đó, sự bất ổn và chia rẽ chính trị ở Teherancó thể mở rộng thành một thách thức đối với sự gắn kết của nhà nước Iran,từ đó mở rộng đáng kể phạm vi và làm gia tăng các vấn đề của những gìliên quan đến các nước Balkan Á-Âu.CUỘC CHIẾN ĐA PHƯƠNGBalkan, truyền thống của châu Âu từng liên quan đến sự cạnh tranhtrực diện giữa ba đối thủ đế quốc: Đế chế Ottoman, Đế quốc Áo-Hung vàĐế quốc Nga. Ngoài ra còn có ba nước tham gia gián tiếp lo ngại rằng lợiích châu Âu của họ sẽ chịu ảnh hưởng xấu do chiến thắng của một bên chủđạo cụ thể gây ra: Đức e ngại sức mạnh của Nga, Pháp phản đối Áo-Hung,và Vương quốc Anh muốn thấy một Đế chế Ottoman suy yếu trong việckiểm soát Dardanelles thay vì sự xuất hiện của bất kỳ địch thủ lớn nàokhác có thể chi phối Balkan. Trong thế kỷ 19, các cường quốc này đã xoaysở để ngăn chặn xung đột ở Balkan mà không gây ảnh hưởng đến lợi íchsống còn của bất kỳ ai, nhưng họ đã không làm như vậy vào năm 1914, vànhận về những hậu quả tai hại cho tất cả.Ngày nay, cuộc cạnh tranh giữa các bên trong khu vực Balkan Á-Âucũng liên quan trực tiếp đến ba cường quốc láng giềng: Nga, Thổ Nhĩ Kỳvà Iran, mặc dù Trung Quốc cuối cùng cũng có thể trở thành một bên chủđạo. Cùng tham gia vào cuộc cạnh tranh, nhưng ở xa hơn, là Ukraine,Pakistan, Ấn Độ và nước Mỹ xa xôi. Mỗi trong số ba đối thủ chính và thamgia trực tiếp nhất không chỉ chịu sự thúc đẩy từ triển vọng lợi ích địa chínhtrị và kinh tế trong tương lai mà còn từ những động lực lịch sử mạnh mẽ.Mỗi bên vào lúc này hay lúc khác đã từng là cường quốc thống trị chính trịhoặc văn hóa trong khu vực. Mỗi bên nhìn bên còn lại bằng thái độ nghingờ. Mặc dù chiến tranh đối đầu giữa họ là không thể xảy ra, nhưng tácđộng tích dồn từ những cạnh tranh bên ngoài giữa họ có thể góp thêm phầnvào sự hỗn loạn khu vực.Trong trường hợp của người Nga, thái độ thù địch họ dành cho ngườiThổ Nhĩ Kỳ gây ám ảnh bao trùm. Các phương tiện truyền thông Nga miêutả người Thổ Nhĩ Kỳ là có ý đồ nắm quyền kiểm soát khu vực này, là kẻxúi giục kháng chiến địa phương chống Nga (với một số lý lẽ biện minhcho trường hợp của Chechnya), và đe dọa an ninh chung của Nga ở mức độhoàn toàn vượt ngoài khả năng thực tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Người Thổ Nhĩ Kỳđáp lại bằng sự tử tế và xem vai trò của họ là người đã giải phóng anh emcủa mình khỏi sự áp bức kéo dài của Nga. Người Thổ Nhĩ Kỳ và ngườiIran (Ba Tư) cũng là đối thủ lịch sử trong khu vực, và sự cạnh tranh đótrong những năm gần đây đã được hồi sinh, với Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện hìnhảnh chuyển mình vừa hiện đại vừa thế tục so với quan niệm của Iran vềmột xã hội Hồi giáo.Mặc dù mỗi bên có thể được cho là tìm kiếm ít nhất một phạm vi ảnhhưởng, nhưng trong trường hợp Nga, tham vọng của Moscow có sức lantỏa rộng lớn hơn vì những ký ức tương đối mới mẻ về quyền lực đế quốc,sự hiện diện trong khu vực của hàng triệu người Nga, và mong muốn củaKremlin nhằm khôi phục nước Nga thành một cường quốc toàn cầu. Cáctuyên bố chính sách đối ngoại của Moscow đã nói rõ rằng họ coi toàn bộkhông gian của Liên Xô cũ là một khu vực lợi ích địa chiến lược đặc biệtcủa Kremlin, do đó ảnh hưởng chính trị và thậm chí kinh tế từ bên ngoàinên được loại trừ.Ngược lại, mặc dù khát vọng ảnh hưởng khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ vẫncòn một số dấu tích của quá khứ đế quốc, tuy đã cũ hơn (Đế chế Ottomanđã đạt đến đỉnh cao vào năm 1590 với cuộc chinh phạt Caucasus vàAzerbaijan, mặc dù không bao gồm Trung Á), nhưng lại có xu hướng bắtnguồn từ ý thức bản sắc ngôn ngữ dân tộc với các dân tộc gốc Thổ (Turk)trong khu vực (xem bản đồ ở dưới). Thổ Nhĩ Kỳ có sức mạnh chính trị vàquân sự hạn chế hơn nhiều, việc đạt được phạm vi ảnh hưởng chính trị độcquyền đơn giản là không thể. Thay vào đó, Thổ Nhĩ Kỳ tự coi mình là nhàlãnh đạo tiềm năng của một cộng đồng rời rạc nói tiếng Turk, tận dụng đếncùng lợi thế đến từ sự hiện đại tương đối thu hút, từ mối quan hệ ngôn ngữvà phương tiện kinh tế của mình nhằm thiết lập thành lực lượng có ảnhhưởng nhất trong quá trình xây dựng quốc gia đang diễn ra trong khu vực.Khát vọng của Iran vẫn còn mơ hồ, nhưng về lâu dài đe dọa không ítđến tham vọng của Nga. Đế chế Ba Tư là một ký ức xa xôi hơn nhiều, ởthời kỳ đỉnh cao, khoảng năm 500 TCN, đế chế này bao trùm cả lãnh thổhiện tại của ba quốc gia Caucasus là Turkmenistan, Uzbekistan vàTajikistan cùng với Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria, Li-băng và Israel.Mặc dù tham vọng địa chính trị hiện tại của Iran hẹp hơn Thổ Nhĩ Kỳ, chủyếu tập trung vào Azerbaijan và Afghanistan, toàn bộ dân số Hồi giáotrong khu vực, ngay cả trong chính nước Nga, cũng là đối tượng được Iranquan tâm về mặt tôn giáo. Thật vậy, sự hồi sinh của Hồi giáo ở Trung Á đãtrở thành một phần có hệ thống trong khát vọng của những nhà cầm quyềnIran hiện tại.Các lợi ích cạnh tranh của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran được thể hiệntrên bản đồ ở trang 224: trong trường hợp sức ép địa chính trị của Nga, làhai mũi tên chĩa thẳng về phía nam vào Azerbaijan và Kazakstan; trongtrường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, là một mũi tên duy nhất hướng về phía đôngbăng qua Azerbaijan và Biển Caspi ở Trung Á; và trong trường hợp Iran, làhai mũi tên nhắm về phía bắc tại Azerbaijan và phía đông bắc tạiTurkmenistan, Afghanistan và Tajikistan. Những mũi tên không chỉ lan tỏa;chúng có thể va chạm.Ở giai đoạn này, vai trò của Trung Quốc còn hạn chế hơn và mục tiêucủa nó ít rõ ràng hơn. Lý do là Trung Quốc thích đối mặt với một tập hợpquốc gia tương đối độc lập ở phương Tây thay vì đối đầu Đế quốc Nga. Ởmức tối thiểu, các quốc gia mới đóng vai trò là vùng đệm, nhưng TrungQuốc cũng lo lắng rằng các nhóm dân tộc thiểu số gốc Turk của họ ở TânCương sẽ nhận thấy ở các quốc gia Trung Á mới độc lập này một ví dụhấp dẫn cho chính mình, và vì lý do đó, Trung Quốc đã tìm kiếm sự đảmbảo từ Kazakstan rằng hoạt động thiểu số xuyên biên giới sẽ bị đàn áp. Vềlâu dài, các nguồn năng lượng của khu vực chắc chắn sẽ được Bắc Kinhquan tâm đặc biệt, và việc trực tiếp tiếp cận chúng (mà không chịu sự kiểmsoát của Moscow) phải là mục tiêu trung tâm của Trung Quốc. Do đó, lợiích địa chính trị tổng thể của Trung Quốc có xu hướng xung đột với mongmuốn của Nga về vai trò thống trị và bổ sung thêm cho nguyện vọng củaThổ Nhĩ Kỳ và Iran.Đối với Ukraine, các vấn đề trung tâm là vai trò tương lai của CIS vàquyền tiếp cận tự do hơn với các nguồn năng lượng, điều này sẽ làm giảmbớt sự phụ thuộc của Ukraine vào Nga. Về vấn đề này, mối quan hệ chặtchẽ hơn với Azerbaijan, Turkmenistan và Uzbekistan đã trở nên quan trọngđối với Kiev. Ukraine hỗ trợ các quốc gia có tư tưởng trở nên độc lập hơnnhư là sự mở rộng các nỗ lực của họ nhằm tăng cường tính độc lập củachính mình đối với Moscow. Theo đó, Ukraine đã ủng hộ Georgia nỗ lựcđể trở thành con đường phía tây cho việc xuất khẩu dầu của người Azeri.Ukraine cũng đã hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để làm suy yếu ảnh hưởng củaNga ở Biển Đen, ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ điều hướng các dòng chảy dầu từTrung Á đến các cảng biển của nước này.Việc Pakistan và Ấn Độ tham gia vào bối cảnh chung hiện vẫn còn xa,nhưng họ rõ ràng không hề thờ ơ với những gì có thể xảy ra ở các lãnh thổmới thuộc Balkan Á-Âu. Đối với Pakistan, mối quan tâm hàng đầu là đạtđược chiều sâu địa chiến lược thông qua ảnh hưởng chính trị ởAfghanistan, và để ngăn cản Iran thực thi những ảnh hưởng tương tự ởAfghanistan và Tajikistan, và cuối cùng hưởng lợi từ bất kỳ công trìnhđường ống nào nối liền Trung Á với Biển Ả Rập. Ấn Độ, để phản ứng vớiPakistan và có thể lo ngại về ảnh hưởng tầm xa của Trung Quốc trong khuvực, xem ảnh hưởng của Iran ở Afghanistan và sự hiện diện lớn hơn củaNga trong không gian Liên Xô cũ theo hướng có lợi.Mặc dù ở xa, Hoa Kỳ - với sự tham gia vào việc duy trì đa nguyên địachính trị ở Á-Âu thời hậu Xô Viết, xuất hiện trong bối cảnh với vai tròngày càng quan trọng như một bên tham gia gián tiếp - rõ ràng không chỉquan tâm đến việc phát triển tài nguyên của khu vực mà còn ngăn chặn Ngađộc quyền thống trị không gian địa chính trị ở đây. Bằng cách đó, Mỹkhông chỉ theo đuổi các mục tiêu địa chiến lược Á-Âu lớn hơn mà còn đạidiện cho lợi ích kinh tế ngày càng tăng của riêng mình, cũng như của châuÂu và Viễn Đông, bằng việc tiếp cận không giới hạn đến khu vực tính chođến nay hẵng còn khép kín.Do đó, các phần chính trong câu hỏi hóc búa này là sức mạnh địachính trị, cơ hội tiếp cận với dồi dào tiềm năng lớn, khả năng hoàn thànhcác nhiệm vụ quốc gia và/hoặc tôn giáo, và an ninh. Tuy nhiên, trọng tâmđặc biệt của cuộc tranh giành nằm ở việc tiếp cận khu vực. Cho đến khiLiên Xô sụp đổ, Moscow đã độc quyền trong vấn đề này. Tất cả các tuyếnđường sắt vận chuyển, đường ống dẫn khí đốt và dầu, thậm chí cả du lịchhàng không đều được hướng qua trung tâm. Các nhà địa chính trị Ngathích mọi thứ được giữ nguyên như cũ, vì họ biết rằng bất cứ ai kiểm soáthoặc chi phối quyền truy cập vào khu vực là người có khả năng giành đượcgiải thưởng kinh tế và địa chính trị cao nhất.Chính sự cân nhắc này đã làm cho vấn đề đường ống dẫn dầu trở nênrất quan trọng đối với tương lai của lưu vực Biển Caspi và Trung Á. Nếucác đường ống chính tiếp tục đi qua lãnh thổ Nga đến cửa cảng của Ngatrên Biển Đen tại Novorossiysk, chuỗi hệ quả chính trị do tình trạng nàykhơi lên xem như đã được an bài, ngay cả khi Nga không có bất kỳ độngthái thị uy nào. Khu vực này sẽ vẫn là khu vực chịu phụ thuộc chính trị, vớiMoscow ở vào địa vị vững chắc nắm quyền ra quyết định chia sẻ sự giàucó mới của khu vực. Ngược lại, nếu có một đường ống khác đi qua BiểnCaspi đến Azerbaijan và qua Thổ Nhĩ Kỳ đến Địa Trung Hải, cùng mộtđường ống nữa qua Afghanistan đến Biển Ả Rập, sẽ không có thêm cườngquốc nào được độc quyền tiếp cận nữa.Thực tế đáng lo ngại là một số thành phần trong giới lãnh đạo chínhtrị Nga hành động như thể họ thích việc tài nguyên của khu vực hoàn toànkhông được phát triển nếu Nga không thể kiểm soát hoàn toàn quyền tiếpcận. Họ muốn giữ sự giàu có này đóng cửa với việc khai thác nếu xuấthiện giải pháp thay thế là đầu tư nước ngoài dẫn đến sự hiện diện trực tiếphơn của các nền kinh tế khác trong khu vực, và cùng với đó cũng là lợi íchchính trị. Thái độ độc quyền đó bắt nguồn từ lịch sử, chắc chắn sẽ mất thờigian và áp lực bên ngoài để thay đổi nó.Sự bành trướng của Sa hoàng vào vùng Caucasus và Trung Á xảy ratrong thời gian khoảng ba trăm năm, nhưng cú kết thúc gần đây của nó đãđột ngột gây sốc. Khi Đế chế Ottoman suy giảm sức sống, Đế quốc Nga đãđẩy mạnh xuống phía nam, dọc theo bờ Biển Caspi về phía Ba Tư. Nó đãchiếm giữ Hãn quốc Astrakhan vào năm 1556 và đến Ba Tư năm 1607. Nóchinh phục Crimea năm 1774-1784, sau đó chiếm Vương quốc Georgianăm 1801 và áp đảo các bộ lạc trên dãy núi Caucasus (với người Chechenkiên cường kháng chiến) vào nửa sau thế kỷ 19, hoàn thành việc tiếp quảnArmenia vào năm 1878.Cuộc chinh phạt ở Trung Á không phải là vấn đề vượt mặt đế quốcđối thủ mà là để khuất phục các Hãn quốc và tiểu vương quốc phong kiếnbán bộ lạc bị cô lập, chỉ có khả năng kháng cự lẻ tẻ và cô độc. Uzbekistanvà Kazakstan được tiếp quản qua một loạt các cuộc thám hiểm quân sựtrong khoảng thời gian 1801-1881, với Turkmenistan bị nghiền nát và hợpnhất trong các chiến dịch kéo dài (1873-1886). Tuy nhiên, đến năm 1850,cuộc chinh phạt hầu hết Trung Á chủ yếu đã hoàn thành, bất chấp nhữngbùng phát kháng chiến địa phương xảy ra định kỳ ngay cả dưới thời XôViết.Sự sụp đổ của Liên Xô đã tạo ra một sự đảo ngược lịch sử đầy kịchtính. Trong quá trình chỉ vài tuần vào tháng 12 năm 1991, không gian châuÁ của Nga đột nhiên bị thu hẹp khoảng 20% và dân số Nga được kiểm soátở châu Á đã bị cắt giảm từ 75 triệu xuống còn khoảng 30 triệu. Ngoài ra,18 triệu cư dân khác ở vùng Caucasus cũng bị tách khỏi Nga. Tình thế đảongược này càng gây đau đớn hơn cho giới lãnh đạo chính trị Nga khi họnhận thức rằng tiềm năng kinh tế của các khu vực này hiện đang được cácthế lực nước ngoài nhắm đến, với đầy đủ phương tiện tài chính để đầu tư,phát triển và khai thác nguồn tài nguyên mà đến gần đây chỉ có mình Ngađộc quyền tiếp cận.Tuy nhiên, Nga phải đối mặt với một vấn đề nan giải: quá yếu về mặtchính trị để hoàn toàn khóa chặt khu vực khỏi bên ngoài và quá nghèo vềtài chính để tự mình phát triển khu vực. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo nhạybén của Nga nhận ra rằng sự bùng nổ nhân khẩu học đang diễn ra ở cácquốc gia mới khiến việc họ không thể duy trì tăng trưởng kinh tế cuốicùng sẽ tạo ra tình cảnh bùng nổ dây chuyền dọc theo toàn bộ biên giớiphía nam của Nga. Những gì Nga trải qua ở Afghanistan và Chechnya cóthể được lặp lại dọc theo toàn bộ đường biên giới kéo dài từ Biển Đen đếnMông Cổ, đặc biệt là sự hồi sinh của tính dân tộc và Hồi giáo đang diễn ragiữa các dân tộc từng bị khuất phục trước đây.Theo đó, Nga phải bằng cách nào đó tìm ra cách thích nghi với thực tếhậu đế quốc mới - như nó tìm cách kiềm chế sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳvà Iran - để ngăn chặn các đối thủ chính thu hút các quốc gia mới về phíamình, cũng như ngăn cản sự hình thành của bất kỳ mối hợp tác khu vựcTrung Á độc lập thực sự nào, và để hạn chế ảnh hưởng địa chính trị của Mỹtại các thủ đô mới có chủ quyền. Do đó, vấn đề không còn là sự khôi phụcđế quốc thứ sẽ vô cùng tốn kém và bị phản đối quyết liệt mà thay vào đó làtạo ra một mạng lưới quan hệ mới có thể kìm hãm các quốc gia mới và duytrì vị thế kinh tế và địa chính trị thống trị của Nga.Công cụ được lựa chọn để hoàn thành nhiệm vụ đó chủ yếu là CIS,mặc dù ở một số nơi, việc sử dụng quân đội Nga và vận dụng khéo léo kỹnăng ngoại giao của Nga để "chia rẽ và cai trị" cũng đã phục vụ lợi ích củaKremlin. Moscow đã sử dụng đòn bẩy của mình để tìm kiếm từ các quốcgia mới mức độ tuân thủ tối đa đối với tầm nhìn của họ về một "khối thịnhvượng chung" ngày càng được hợp nhất và đã thúc đẩy một hệ thống kiểmsoát theo hướng tập trung vào biên giới bên ngoài của CIS; để cho việc hợpnhất quân sự chặt chẽ hơn, trong khuôn khổ chính sách đối ngoại chung; vàcho việc mở rộng hơn nữa mạng lưới đường ống hiện có (ban đầu củaLiên Xô), để loại trừ bất kỳ mạng lưới mới nào có thể đi vòng qua Nga.Các phân tích chiến lược của Nga đã tuyên bố rõ ràng rằng Moscow coikhu vực này là không gian địa chính trị đặc biệt của riêng mình, ngay cả khinó không còn là một phần không thể thiếu của đế chế.Một manh mối cho ý định địa chính trị của Nga nằm ở chỗ Kremlinkhăng khăng tìm cách giữ lại sự hiện diện của quân đội Nga trên lãnh thổcác quốc gia mới. Lợi dụng phong trào ly khai của Abkhazia, Moscow đãgiành được quyền lập căn cứ ở Georgia, hợp pháp hóa sự hiện diện quânsự của mình trên đất Armenia bằng cách tận dụng việc Armenia cần hỗ trợtrong cuộc chiến giữa nước này với Azerbaijan, gây nên áp lực chính trị vàtài chính để đạt được thỏa thuận với Kazakstan cho các căn cứ của Nga.Ngoài ra, cuộc nội chiến ở Tajikistan có thể khiến quân đội Liên Xô cũhiện diện liên tục ở đó.Khi xác định chính sách của mình, Moscow đã thể hiện kỳ vọng rõràng rằng mạng lưới quan hệ hậu đế quốc của mình với Trung Á sẽ dầndần làm suy nhược bản chất chủ quyền của các quốc gia mới yếu kém vàsẽ đặt họ vào quan hệ phụ thuộc với trung tâm chỉ đạo "hợp nhất" CIS. Đểthực hiện mục tiêu đó, Nga không khuyến khích các quốc gia mới tạo raquân đội riêng của họ, cũng không thúc đẩy việc sử dụng các ngôn ngữriêng (mà trong đó họ đang dần thay thế bảng chữ cái Cyrillic bằng bảngchữ cái Latin), không khuyến khích việc nuôi dưỡng mối quan hệ gần gũivới người nước ngoài và không phát triển các đường ống mới trực tiếpđến các cửa cảng ở Biển Ả Rập hoặc Địa Trung Hải. Nếu chính sách nàythành công, Nga có thể thống trị quan hệ đối ngoại của họ và quyết định lợinhuận chia sẻ.Khi theo đuổi mục tiêu đó, các phát ngôn viên của Nga thường việndẫn ví dụ về Liên minh châu Âu, như chúng ta đã thấy trong Chương 4.Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách của Nga đối với các quốc gia Trung Ávà Caucasus gợi nhớ nhiều hơn đến cộng đồng Pháp ngữ ở châu Phi vớicác đội quân Pháp và các khoản trợ cấp ngân sách quyết định chính trị vàchính sách của các quốc gia châu Phi hậu thuộc địa nói tiếng Pháp.Trong khi việc khôi phục mức độ khả thi tối đa của ảnh hưởng chínhtrị và kinh tế của Nga trong khu vực là mục tiêu chung và sự củng cố củaCIS là cơ chế chính để đạt được nó, các mục tiêu tạo ra sự phụ thuộc địachính trị chính vào Moscow dường như là Azerbaijan và Kazakstan. Đểmột cuộc phản công chính trị thành công, Moscow không chỉ phải tiếp cậnvới khu vực mà còn phải thâm nhập vào lá chắn địa lý của nó.Đối với Nga, Azerbaijan phải là mục tiêu ưu tiên. Sự phụ thuộc củanước này sẽ giúp ngăn chặn Trung Á khỏi phương Tây, đặc biệt là Thổ NhĩKỳ, từ đó gia tăng lực đòn bẩy của Nga đối với Uzbekistan vàTurkmenistan ngoan cố. Cuối cùng, việc hợp tác chiến thuật với Iran liênquan đến các vấn đề gây tranh cãi như làm thế nào để phân chia cácnhượng địa khoan tại đáy Biển Caspi phục vụ mục tiêu quan trọng củaBaku (Azerbaijan) nhằm buộc nó phải đáp ứng mong muốn của Moscow.Một Azerbaijan phụ thuộc cũng sẽ tạo điều kiện cho việc củng cố địa vịthống trị của Nga ở cả Georgia và Armenia.Kazakstan cũng là một mục tiêu chính đặc biệt hấp dẫn: nhược điểmsắc tộc làm cho chính quyền nước này không thể thắng thế trong cuộc đốiđầu mở với Moscow. Moscow cũng có thể khai thác nỗi sợ của Kazakstanđối với một Trung Quốc ngày càng năng động hơn, cũng như khả năngngười Kazak càng lúc càng thêm phẫn nộ trước tội ác liền kề tại TânCương, Trung Quốc. Sự phụ thuộc dần dần của Kazakstan sẽ có tác dụngđịa chính trị trong việc gần như tự động lôi kéo Kyrgyzstan và Tajikistanvào phạm vi kiểm soát của Moscow, đồng thời khiến cả Uzbekistan vàTurkmenistan chịu áp lực trực tiếp hơn từ Nga.Chiến lược của Nga, tuy nhiên, đi ngược lại nguyện vọng của hầu hếtcác quốc gia nằm ở khu vực Balkan Á-Âu. Giới lãnh đạo chính trị mới củanhững nước này sẽ không tự nguyện nhường lại sức mạnh và đặc quyềnmà họ có được từ việc trở nên độc lập. Khi người Nga địa phương dần dầnrời bỏ các vị trí đặc quyền trước đây của họ, giới lãnh đạo mới đang nhanhchóng phát triển lợi ích có được từ chủ quyền độc lập, một quá trình năngđộng và dễ lây lan trong xã hội. Hơn nữa, các dân tộc thụ động về chính trịmột thời cũng đang trở nên mang tính dân tộc hơn và, ngoại trừ Georgia vàArmenia, cũng có ý thức hơn về bản sắc Hồi giáo của mình.Trong chừng mực mà các vấn đề đối ngoại có liên quan, cả Georgiavà Armenia (mặc dù sau này phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nga khi chống lạiAzerbaijan) muốn dần dần trở nên gắn kết hơn với châu Âu. Các quốc giaTrung Á giàu tài nguyên, cùng với Azerbaijan, muốn tối đa hóa sự hiệndiện kinh tế của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và gần đây là Hàn Quốc trên đấtcủa họ, hy vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế và củng cố nềnđộc lập của chính họ. Cuối cùng, họ cũng hoan nghênh vai trò ngày càngtăng của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, nhìn thấy ở hai nước một đối trọng với sứcmạnh của Nga và là cầu nối đến thế giới Hồi giáo rộng lớn ở phía nam.Azerbaijan được cả Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ khuyến khích, do đó khôngchỉ từ chối yêu cầu của Nga đối với các căn cứ quân sự mà còn coi thườngcác yêu cầu của Nga cho một đường ống dẫn dầu duy nhất đến cảng BiểnĐen, thay vào đó là một giải pháp kép liên quan đến đường ống thứ hai quaGeorgia tới Thổ Nhĩ Kỳ. (Kế hoạch cho một đường ống dẫn dầu ở phíanam qua Iran, được một công ty Mỹ tài trợ, đã bị hủy bỏ vì lệnh cấm vậntài chính của Hoa Kỳ đối với các thỏa thuận với Iran.) Năm 1995, thờiđiểm nhiều biến động, một tuyến đường sắt mới giữa Turkmenistan và Iranđã được mở ra, khiến việc châu Âu giao dịch với Trung Á bằng đường sắt,đi vòng qua Nga là hoàn toàn khả thi. Có một chút kịch tính mang tính biểutượng cho việc mở lại Con đường Tơ lụa cổ đại này, mà trong đó Ngakhông còn có thể tách châu Âu khỏi châu Á.Uzbekistan cũng ngày càng trở nên quyết đoán khi phản đối những nỗlực của Nga trong việc "hợp nhất". Ngoại trưởng của nước này tuyên bốthẳng thừng vào tháng 8 năm 1996 rằng "Uzbekistan phản đối việc thànhlập các tổ chức siêu quốc gia CIS, thứ có thể được sử dụng như một côngcụ kiểm soát tập trung." Thái độ dân tộc mạnh mẽ của họ đã làm dấy lênnhững lời cáo buộc gay gắt trên báo chí Nga:Định hướng thân phương Tây được nhấn mạnh trong kinh tế, các hiệp ướchội nhập bị phản ứng gay gắt trong CIS, việc từ chối tham gia ngay cả Liênminh Hải quan và chính sách quốc gia bài Nga có phương thức (ngay cả cáctrường mẫu giáo sử dụng tiếng Nga cũng bị đóng cửa)... Đối với Hoa Kỳ, nơiđang theo đuổi ở khu vực châu Á một chính sách làm suy yếu nước Nga, địa vịnày rất hấp dẫn.2Ngay cả Kazakstan, để phản ứng với áp lực của Nga, đã ủng hộ mộttuyến dẫn dầu thứ hai không qua Nga cho riêng mình. Như UmirserikKasenov, cố vấn của tổng thống Kazakstan, đã nói:Có một thực tế là việc tìm kiếm đường ống thay thế của Kazakstan đã đượccác hành động của chính Nga thúc đẩy, chẳng hạn như việc hạn chế vận chuyểndầu của Kazakstan đến Novorossiysk và dầu của Tyumen cho Nhà máy lọc dầuPavlodar. Những nỗ lực của Turkmenistan nhằm thúc đẩy việc xây dựng mộtđường dẫn khí đốt cho Iran một phần là do các nước CIS chỉ trả bằng 60% giáthế giới hoặc hoàn toàn không phải trả tiền cho nó3.Turkmenistan, vì nhiều lý do tương tự, đã tích cực mở rộng việc xâydựng một đường ống mới qua Afghanistan và Pakistan đến Biển Ả Rập,bên cạnh việc xây dựng các tuyến đường sắt mới nối với Kazakstan vàUzbekistan ở phía bắc và với Iran và Afghanistan ở phía nam. Các cuộcđàm phán sơ bộ và thăm dò cũng đã được tổ chức giữa người Kazak, TrungQuốc và Nhật Bản về một dự án dẫn dầu đầy tham vọng đi từ Trung Á đếnBiển Trung Quốc (xem bản đồ ở trang 236). Với các cam kết đầu tư dầukhí dài hạn của phương Tây ở Azerbaijan đạt khoảng 13 tỷ đô la và tạiKazakstan sẽ đạt hơn 20 tỷ đô la (số liệu năm 1996), sự cô lập về kinh tếvà chính trị của khu vực này rõ ràng bị phá vỡ trước áp lực kinh tế toàn cầuvà các lựa chọn tài chính hạn chế của Nga.Nỗi sợ hãi Nga cũng có tác động thúc đẩy các quốc gia Trung Á hợptác trong khu vực rộng lớn hơn. Liên minh Kinh tế Trung Á, được thànhlập tháng 1 năm 1993, ban đầu không hoạt động nhưng đã dần được kíchhoạt. Ngay cả Tổng thống Nursultan Nazarbayev của Kazakstan, lúc đầu làmột người ủng hộ rõ ràng của một "Liên minh Á-Âu" mới, dần chuyển đổisang ý tưởng hợp tác Trung Á chặt chẽ hơn, tăng cường hợp tác quân sựgiữa các quốc gia trong khu vực, hỗ trợ cho các nỗ lực của Azerbaijannhằm chuyển dầu của Biển Caspi và Kazakstan qua Thổ Nhĩ Kỳ, và cùngphản đối những nỗ lực của Nga và Iran hòng ngăn chặn sự phân chia khuvực về thềm lục địa và tài nguyên khoáng sản giữa các quốc gia vùng BiểnCaspi.Với thực tế là các chính phủ trong khu vực có xu hướng rất độc đoán,có lẽ điều quan trọng hơn là sự hòa giải cá nhân giữa các nhà lãnh đạochính. Tất cả đều biết rằng các tổng thống Kazakstan, Uzbekistan vàTurkmenistan không ưa gì nhau (điều họ có thể biểu thị đơn giản với dukhách nước ngoài), và Nga đã lợi dụng điểm này để dễ dàng khiến họ đốiđầu nhau. Đến giữa thập niên 1990, ba nước đã nhận ra rằng mối hợp tácchặt chẽ qua lại là cần thiết để bảo vệ chủ quyền mới của mình, và họ bắtđầu công khai về những mối quan hệ được cho là gần gũi giữa họ, nhấnmạnh rằng từ bây giờ họ sẽ có sự phối hợp các chính sách đối ngoại.Nhưng điều quan trọng hơn vẫn là sự hiện diện trong CIS một liênminh không chính thức, do Ukraine và Uzbekistan dẫn đầu, dành riêng choý tưởng về một khối thịnh vượng "hợp tác", chứ không "hợp nhất". Để đạtđược mục đích này, Ukraine đã ký các thỏa thuận về hợp tác quân sự vớiUzbekistan, Turkmenistan và Georgia; và vào tháng 9 năm 1996, các ngoạitrưởng của Ukraine và Uzbekistan thậm chí đã tham gia một hành độngđậm chất biểu tượng đó là đưa ra tuyên bố, yêu cầu kể từ nay các hội nghịthượng đỉnh của CIS không phải do tổng thống Nga làm chủ tịch mà chứcchủ tịch phải được luân chuyển.Tiền lệ do Ukraine và Uzbekistan đưa ra đã có tác động ngay cả đốivới các nhà lãnh đạo, những người đã tỏ ra kiên quyết hơn với các mốiquan tâm trung tâm của Moscow. Điện Kremlin phải đặc biệt băn khoăn khinghe Nursultan Nazarbayev của Kazakstan và Eduard Shevardnadze củaGeorgia tuyên bố vào tháng 9 năm 1996 rằng họ sẽ rời khỏi CIS "nếu nềnđộc lập của chúng tôi bị đe dọa". Tổng quát hơn, để đối đầu với CIS, cácquốc gia Trung Á và Azerbaijan đẩy mạnh mức độ hoạt động của họ trongTổ chức Hợp tác Kinh tế, một hiệp hội tương đối lỏng lẻo của các quốc giaHồi giáo trong khu vực, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Pakistan, dành riêngcho việc tăng cường liên kết tài chính, kinh tế và giao thông giữa các thànhviên. Moscow đã công khai chỉ trích những sáng kiến này, xem chúng, cóphần chính xác, như thứ làm loãng mối quan hệ thành viên của các quốcgia trong CIS.Trong một diễn biến tương tự, đã có sự tăng cường ổn định mối quanhệ với Thổ Nhĩ Kỳ và, ở mức độ thấp hơn, với Iran. Các quốc gia nóitiếng Turk đã háo hức chấp nhận lời đề nghị huấn luyện quân sự của ThổNhĩ Kỳ cho quân đoàn sĩ quan quốc gia mới và Thổ Nhĩ Kỳ đã trải thảmchào mừng cho khoảng mười ngàn học viên. Hội nghị thượng đỉnh lần thứtư của các quốc gia nói tiếng Turk, được tổ chức tại Tashkent vào tháng 10năm 1996 và được chuẩn bị với sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ, tập trungnhiều vào việc tăng cường liên kết giao thông, về gia tăng thương mại vàcả các tiêu chuẩn giáo dục chung cũng như hợp tác văn hóa chặt chẽ hơnvới Thổ Nhĩ Kỳ. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều đặc biệt tích cực trong việc hỗtrợ các quốc gia mới với chương trình truyền hình của họ, do đó gây ảnhhưởng trực tiếp đến lượng lớn khán giả.Một buổi lễ tại Alma-Ata, thủ đô của Kazakstan, vào tháng 12 năm1996 đặc biệt mang tính biểu tượng cho việc nhận diện Thổ Nhĩ Kỳ thôngqua nền độc lập của các quốc gia trong vùng. Nhân dịp kỷ niệm 5 năm độclập của Kazakstan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Suleyman Demirel, đứng bêncạnh Tổng thống Nazarbayev tại lễ khánh thành một cột vàng cao hai mươitám mét, phía trên đặt tượng một chiến binh người Kazak/Turk huyền thoạitrên đỉnh một sinh vật giống như quái vật sư tử đầu chim. Tại sự kiện này,Kazakstan ca ngợi Thổ Nhĩ Kỳ vì đã "đứng cạnh Kazakstan trong mỗibước phát triển với tư cách là một quốc gia độc lập" của họ, và người ThổNhĩ Kỳ đã đáp lại bằng cách cấp cho Kazakstan khoản tín dụng 300 triệuđô la, bên cạnh khoản đầu tư tư nhân khoảng 1,2 tỷ đô la của Thổ Nhĩ Kỳ.Trong khi cả Thổ Nhĩ Kỳ và Iran không có cách nào loại trừ Nga gâyảnh hưởng lên khu vực, thì Thổ Nhĩ Kỳ và (hẹp hơn) Iran đã củng cố ý chívà khả năng của các quốc gia mới để chống lại sự tái hợp nhất với nướcláng giềng phía bắc và là chủ cũ của họ. Điều này chắc chắn sẽ giúp giữcho tương lai địa chính trị của khu vực được rộng mở.KHÔNG THỐNG TRỊ CŨNG KHÔNG LOẠI TRỪÝ nghĩa địa chiến lược đối với nước Mỹ rất rõ ràng: Mỹ ở quá xa đểchiếm ưu thế trong phần này của Á-Âu nhưng cũng quá mạnh nên khôngthể không tham gia. Tất cả các nước trong khu vực xem sự tham gia củangười Mỹ là cần thiết cho sự sống còn của họ. Nga quá yếu để giành lạinền thống trị đế quốc đối với khu vực hoặc loại trừ những nước khác khỏivùng lãnh thổ này, nhưng Nga cũng quá gần và quá mạnh để bị loại trừ.Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đủ mạnh để tạo ảnh hưởng, nhưng các nhược điểm củachính họ có thể khiến khu vực này không thể đối phó với cả thách thức từphía bắc và xung đột nội bộ trong khu vực. Trung Quốc quá mạnh, khôngthể không khiến Nga và các quốc gia Trung Á dè chừng, nhưng chính sựhiện diện và cỗ máy kinh tế năng động của nước này lại tạo điều kiện choTrung Á có thể tiếp cận toàn cầu.Theo sau đó, mối quan tâm hàng đầu của Mỹ là giúp đảm bảo rằngkhông có một thế lực nào kiểm soát không gian địa chính trị này và cộngđồng toàn cầu đã không cản trở việc tiếp cận tài chính và kinh tế đối vớinó. Đa nguyên địa chính trị sẽ trở thành hiện thực bền vững chỉ khi mộtmạng lưới đường ống dẫn dầu và tuyến giao thông kết nối trực tiếp khuvực với các trung tâm hoạt động kinh tế toàn cầu thông qua Địa Trung Hảivà Biển Ả Rập, cũng như trên đất liền. Do đó, những nỗ lực của Nga trongviệc tiếp cận độc quyền cần phải được phản đối xem như là hành động tráivới sự ổn định khu vực.Tuy nhiên, việc loại trừ Nga khỏi khu vực này là không mong đợi vàkhông khả thi, cũng như sự thù địch giữa các quốc gia mới trong khu vựcvới Nga sẽ không dẫn đến điều gì hay ho. Trên thực tế, Nga tích cực thamgia vào sự phát triển kinh tế khu vực là rất cần thiết cho tính ổn định củanơi này, và có Nga làm đối tác, chứ không phải một nhà thống trị độcquyền, cũng có thể gặt hái những lợi ích kinh tế đáng kể. Sự ổn định vàgiàu có tăng thêm trong khu vực sẽ đóng góp trực tiếp cho sự thịnh vượngcủa Nga và mang lại ý nghĩa cho "sự thịnh vượng chung" được cam kếttrong chính các chữ viết tắt của tổ chức CIS. Nhưng lựa chọn hợp tác đó sẽchỉ trở thành chính sách của Nga, một khi các kế hoạch đã lỗi thời, mangtính lịch sử và sự hồi tưởng đau đớn về Balkan thuở ban đầu được loại trừhiệu quả.Các quốc gia xứng đáng được Mỹ ủng hộ địa chính trị mạnh nhất làAzerbaijan, Uzbekistan và (bên ngoài khu vực này) Ukraine, cả ba đều làtrụ cột địa chính trị. Thật vậy, vai trò của Kiev củng cố lập luận rằngUkraine là quốc gia quan trọng, trong chừng mực mà sự tiến bộ trongtương lai của Nga được quan tâm. Đồng thời, Kazakstan - với quy mô,tiềm năng kinh tế và vị trí quan trọng về mặt địa lý của bản thân nó - cũngrất xứng đáng nhận về sự hậu thuẫn khôn khéo của quốc tế, và đặc biệt lànhững hỗ trợ kinh tế bền vững. Theo thời gian, tăng trưởng kinh tế ởKazakstan có thể giúp khắc phục sự chia rẽ dân tộc vốn khiến cho "tấmkhiên" Trung Á này dễ bị tổn thương trước áp lực của Nga.Trong khu vực này, Mỹ chia sẻ lợi ích chung không chỉ với một ThổNhĩ Kỳ thân phương Tây ổn định mà còn với Iran và Trung Quốc. Một sựcải thiện dần dần trong quan hệ Mỹ-Iran sẽ làm tăng đáng kể khả năng tiếpcận toàn cầu đến khu vực và đặc biệt hơn là giảm mối đe dọa tức thì đốivới sự sống còn của Azerbaijan. Sự hiện diện kinh tế ngày càng tăng củaTrung Quốc và việc nó tham gia chính trị vào sự độc lập trong khu vựccũng phù hợp với lợi ích của Mỹ. Sự ủng hộ Trung Quốc dành cho các nỗlực của Pakistan tại Afghanistan cũng là một yếu tố tích cực, vì mối quanhệ gần gũi hơn giữa Pakistan và Afghanistan sẽ giúp việc tiếp cận quốc tếvới Turkmenistan trở nên khả thi hơn, qua đó giúp nước này cùng vớiUzbekistan mạnh mẽ hơn (trong trường hợp Kazakstan phải chùn bước).Sự phát triển và định hướng của Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng quyết địnhđặc biệt cho tương lai của các nước Caucasus. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ duy trì việchướng về châu Âu và nếu châu Âu không đóng cửa với Thổ Nhĩ Kỳ, thìcác quốc gia vùng Caucasus cũng có khả năng được kéo về phía quỹ đạochâu Âu, một viễn cảnh mà họ rất mong muốn. Nhưng nếu sự Âu hóa ThổNhĩ Kỳ bị đình trệ, vì lý do bên trong hoặc bên ngoài, thì Georgia vàArmenia sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thích nghi với khuynhhướng thân Nga. Tương lai, họ sẽ trở thành một công cụ trong mối quan hệđang tiến triển của nước Nga với một châu Âu đang mở rộng, dù tốt hayxấu.Vai trò của Iran có thể sẽ còn nhiều vấn đề hơn. Việc quay trở lại vớithái độ thân phương Tây chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổnđịnh và giúp củng cố khu vực, và do đó, ưu tiên chiến lược của Mỹ làkhuyến khích một bước ngoặt như vậy trong hành vi của Iran. Nhưng chođến khi điều đó xảy ra, Iran có thể sẽ đóng một vai trò tiêu cực, ảnh hưởngxấu đến triển vọng của Azerbaijan, ngay cả khi nó có những bước đi tíchcực như mở cửa Turkmenistan ra thế giới và củng cố ý thức di sản tôn giáocủa người dân Trung Á, mặc cho chủ nghĩa cơ yếu hiện tại ở Iran.Cuối cùng, tương lai của Trung Á có thể sẽ được định hình bằng mộttập hợp hoàn cảnh thậm chí phức tạp hơn, với số phận của các quốc giađược xác định qua mối tương tác phức tạp giữa các lợi ích của Nga, ThổNhĩ Kỳ, Iran và Trung Quốc, cũng như ở mức độ Hoa Kỳ đặt điều kiện đổilấy các mối quan hệ giữa nước này với Nga bằng sự tôn trọng Nga dànhcho nền độc lập của các quốc gia mới. Thực tiễn của sự tương tác đó ngănngừa một đế chế hoặc sự độc quyền trở thành mục tiêu có ý nghĩa đối vớibất kỳ đấu thủ địa chiến lược nào có liên quan. Thay vào đó là sự lựa chọncơ bản giữa cân bằng khu vực khéo léo - cái sẽ giúp đưa khu vực này dầnhòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu mới nổi trong khi các quốc gia trongkhu vực cũng tự củng cố và rồi có thể đạt được một bản sắc Hồi giáo rõràng hơn - hay những xung đột sắc tộc, phân chia chính trị và thậm chí cóthể mở ra chiến sự dọc theo biên giới phía nam của Nga. Việc đạt được vàcủng cố sự cân bằng khu vực phải là mục tiêu chính trong bất kỳ địa chiếnlược toàn diện nào của Hoa Kỳ cho khu vực Á-Âu.1. Ở đây mượn ý từ "Thermidorian Reaction" (giai đoạn phản kháng dưới triều Giáo hoàngThermador II, kéo dài từ ngày 27-7-1794 đến ngày 1-11-1795) trong Cách mạng Pháp hồicuối thế kỷ 19, với rất nhiều hành động bạo lực và khủng bố. (BT)↩2. Trích Zavtra. 28 (tháng 6-1996).↩3. Trích bài "What Russia Wants in the Transcaucasus and Central Asia" (Nước Nga muốn gìở vùng Transcaucasus và Trung Á), Nezavisimaya Gazeta, ngày 24-1-1995.↩  

Chương 6CHIẾC NEO VIỄN ĐÔNG 

Một chính sách hiệu quả của Mỹ đối với khu vực Á-Âu phải có một"mỏ neo" Viễn Đông. Nhu cầu đó sẽ không được đáp ứng nếu Mỹ bịloại trừ hoặc tự loại trừ chính nó khỏi châu Á. Mối quan hệ chặt chẽ vớihàng hải Nhật Bản là điều cần thiết cho chính sách toàn cầu của Mỹ, nhưngmối quan hệ hợp tác với Trung Quốc đại lục cũng là bắt buộc đối với địachiến lược Á-Âu của Mỹ. Những tác động của thực tế đó cần phải đượcđối mặt, với những tương tác đang diễn ra ở Viễn Đông giữa ba cườngquốc chính là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tạo ra một vấn đề khu vựcchứa những nguy cơ tiềm tàng và gần như chắc chắn sẽ dẫn đến dịchchuyển kiến tạo địa chính trị.Đối với Trung Quốc, Mỹ trên khắp Thái Bình Dương nên là mộtđồng minh tự nhiên vì Mỹ không có toan tính ở châu Á, thậm chí trong lịchsử đã từng phản đối cả Nhật Bản và Nga xâm lấn một Trung Quốc yếuhơn. Trong cách nghĩ của người Trung Quốc, Nhật Bản là kẻ thù chínhtrong thế kỷ qua; Nga, "vùng đất đói khát" trong tiếng Trung Quốc, từ lâuđã không đáng tin tưởng; và Ấn Độ cũng vậy, đang lờ mờ hiện lên ở tưcách một đối thủ tiềm năng. Theo đó, nguyên tắc "người hàng xóm củahàng xóm là đồng minh" phù hợp với mối quan hệ địa chính trị và lịch sửgiữa Trung Quốc và Mỹ.Tuy nhiên, Mỹ không còn là đối thủ của Nhật Bản trên khắp đạidương mà giờ đây hai bên là đồng minh thân cận. Mỹ cũng có những quanhệ chặt chẽ với Đài Loan và với một số quốc gia Đông Nam Á. NgườiTrung Quốc cũng nhạy cảm với các giới hạn học thuyết của Mỹ liên quanđến tính chất bên trong của chế độ Trung Quốc hiện tại. Dưới giác độ này,Mỹ cũng được coi là trở ngại chính cho tham vọng của Trung Quốc vốnẳkhông chỉ trong việc chiếm thế thượng đẳng trên toàn cầu mà thậm chí cònphải ở phạm vi khu vực. Vậy thì, liệu có thể tránh được một sự va chạmgiữa Mỹ và Trung Quốc?Còn với Nhật Bản, Mỹ là chiếc ô mà núp dưới nó đất nước này có thểphục hồi trong an toàn sau thất bại tàn khốc, lấy lại động lực kinh tế vàtrên cơ sở đó dần dần đạt được vị trí là một trong những cường quốc hàngđầu thế giới. Nhưng chính thực tế của chiếc ô đó đã đặt ra giới hạn choquyền tự do hành động của Nhật Bản, tạo ra tình huống nghịch lý: Nhậtvừa là một cường quốc thế giới lại vừa là một nước được bảo hộ. Đối vớihọ, Mỹ tiếp tục là đối tác quan trọng để họ trở thành nước lãnh đạo quốctế. Nhưng Mỹ cũng là lý do chính khiến Nhật Bản tiếp tục thiếu đi khảnăng tự chủ quốc gia trong an ninh quốc phòng. Liệu tình trạng này có thểtồn tại được bao lâu?Nói cách khác, trong tương lai có thể dự đoán được, hai vấn đề địachính trị trung tâm quan trọng và liên hệ trực tiếp với nhau sẽ xác định vaitrò của Mỹ trong vùng Á-Âu Viễn Đông:1. Định nghĩa thực tế và phạm vi chấp nhận được, theo quan điểm củaMỹ, sẽ ra sao đối với sự trỗi dậy tiềm năng của Trung Quốc để trởthành một cường quốc khu vực và tham vọng ngày càng tăng của nóđối với vị thế của một cường quốc toàn cầu?2. Khi Nhật Bản tìm cách xác định vai trò toàn cầu cho chính mình, Mỹnên quản lý các hậu quả khu vực như thế nào về sự suy giảm khôngthể tránh khỏi trong mức độ bằng lòng của Nhật Bản với vị thế là mộtnước được Mỹ bảo hộ?Bối cảnh địa chính trị Đông Á hiện đang được đặc trưng hóa qua cácmối quan hệ quyền lực nửa bền vững. Sự lưng chừng này thể hiện một tìnhtrạng cứng rắn bề ngoài nhưng độ linh hoạt lại ở mức tương đối thấp, dễlàm liên tưởng đến sắt hơn là thép. Nó dễ bị tổn thương trước một phảnứng phá hủy dây chuyền do một cú đánh mạnh mẽ gây ra. Ngày nay, ViễnĐông đang trải nghiệm sự vận động kinh tế năng động ở mức phi thườngsong song với những bất ổn chính trị gia tăng. Tăng trưởng kinh tế châu Átrên thực tế thậm chí có khi còn dự phần vào sự không chắc chắn đó, bởi sựthịnh vượng che khuất các lỗ hổng chính trị của khu vực ngay cả khi nótăng cường tham vọng quốc gia và nâng cao kỳ vọng xã hội.Thành tích kinh tế của châu Á không song song với phát triển cánhân. Chỉ cần một vài thống kê cơ bản là đủ thấy rõ thực tế đó. Chưa đầybốn thập kỷ trước, Đông Á (bao gồm cả Nhật Bản) chỉ chiếm khoảng 4%trong tổng số GNP của thế giới, trong khi Bắc Mỹ dẫn đầu với khoảng 35-40%; vào giữa những năm 1990, hai khu vực gần bằng nhau (trong khi khuvực lân bang chiếm 25%). Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng của châu Á là chưatừng có trong lịch sử. Các nhà kinh tế đã lưu ý rằng trong giai đoạn côngnghiệp hóa cất cánh, Vương quốc Anh mất hơn năm mươi năm và Mỹ chỉmất chưa đầy năm mươi năm để tăng gấp đôi sản lượng tương ứng trênmỗi đầu người, trong khi cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều đạt được mứctăng tương tự trong khoảng mười năm. Trừ ra một số sự gián đoạn lớntrong khu vực, trong vòng một phần tư thế kỷ, châu Á có khả năng vượt xacả Bắc Mỹ và châu Âu về tổng GNP.Tuy nhiên, ngoài việc trở thành trung tâm kinh tế thế giới hấp dẫn,châu Á còn là ngọn núi lửa chính trị tiềm tàng. Mặc dù vượt qua châu Âutrong phát triển kinh tế, châu Á vẫn thiếu sót về phát triển chính trị khuvực. Nó thiếu các cấu trúc đa phương hợp tác vốn giữ vai trò chủ đạotrong bối cảnh chính trị châu Âu, giúp làm loãng, hấp thụ và tạo sức chứacho những xung đột truyền thống về quốc gia, dân tộc và lãnh thổ. Khôngtổ chức nào ở châu Á có thể so sánh được với Liên minh châu Âu hoặcNATO. Không tổ chức nào trong số ba hiệp hội khu vực là ASEAN (Hiệphội các quốc gia Đông Nam Á), ARE (Diễn đàn Khu vực châu Á, nền tảngđối thoại an ninh chính trị của ASEAN) và APEC (Nhóm hợp tác kinh tếchâu Á-Thái Bình Dương) có thể sánh bằng hệ thống mạng lưới đa phươngvà quan hệ hợp tác khu vực đã gắn kết các thành tố châu Âu với nhau.Trái lại, châu Á ngày nay là nơi tụ hội lớn nhất thế giới một khối chủnghĩa dân tộc khổng lồ đang trỗi dậy và thức tỉnh gần đây, được châm thêmdầu nhờ sự tiếp cận đột ngột với truyền thông đại chúng, bị kích động bởisự mở rộng kỳ vọng xã hội vốn được tạo ra từ nền tảng thịnh vượng kinhtế ngày càng gia tăng cũng như chênh lệch tài sản xã hội ngày càng mởrộng, và dễ huy động chính trị hơn nhờ gia tăng cả về dân số và đô thị hóaở mức bùng nổ. Tình trạng này thậm chí đã trở nên đáng ngại hơn nếu dựavào quy mô tích tụ vũ khí của châu Á. Năm 1995, theo Viện Nghiên cứuChiến lược Quốc tế, khu vực này đã trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớnnhất thế giới, vượt xa châu Âu và Trung Đông.Nói tóm lại, Đông Á đang sôi nổi với các hoạt động năng động, màcho đến nay đã được điều chỉnh theo hướng hòa bình bởi tốc độ tăngtrưởng kinh tế nhanh của khu vực. Nhưng cái van an toàn này đến một lúcnào đó có thể phát nổ vì những tham vọng chính trị được phóng thích mộtkhi những điểm chớp cháy được châm ngòi (kể cả với mức độ không đángkể). Khả năng này có thể xảy ra trong khá nhiều vấn đề gây tranh cãi, mỗivấn đề đều dễ bị lợi dụng để khai thác và do đó có nguy cơ bùng nổ:Phản ứng của Trung Quốc đối với địa vị tách biệt của Đài Loan đanggia tăng khi một Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh và khi mộtĐài Loan ngày càng thịnh vượng nhen nhúm mong muốn có một vịthế riêng biệt chính thức như một quốc gia.Khu vực Biển Đông có nguy cơ trở thành nơi xảy ra đụng độ giữaTrung Quốc và một số quốc gia trong khu vực.Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Đài bị nhiều bên tranh chấp.Tình thế phân đôi bán đảo Triều Tiên và sự bất ổn vốn có của BắcTriều Tiên - mục tiêu năng lực hạt nhân của chính phủ Bắc Triều Tiênlàm mọi sự ở thế nguy hiểm hơn - đặt ra nguy cơ về một sự bùng nổbất ngờ có thể nhấn chìm bán đảo trong chiến tranh, từ đó lôi kéo HoaKỳ can dự và, một cách gián tiếp, cả Nhật Bản.Vấn đề quần đảo Kuril ở cực nam - bị Liên Xô đơn phương chiếmgiữ vào năm 1945 - tiếp tục làm tê liệt và đầu độc mối quan hệ NgaNhật.Các xung đột lãnh thổ-dân tộc tiềm tàng khác liên quan đến các vấnđề biên giới giữa các nước trong khu vực; tình trạng bất ổn ở TânCương; tranh chấp Trung Quốc-Indonesia với nhiều nước về ranhgiới đại dương. (Tham khảo bản đồ ở trang 249.)Sự phân phối quyền lực trong khu vực cũng mất cân bằng. TrungQuốc, với kho vũ khí hạt nhân và lực lượng vũ trang lớn của mình, rõ rànglà thế lực thống trị về mặt quân sự. Hải quân Trung Quốc đã áp dụng mộthọc thuyết chiến lược về "phòng thủ tích cực ngoài khơi," tìm kiếm trongvòng mười lăm năm tới khả năng đi biển để "kiểm soát hiệu quả các vùngbiển trong chuỗi đảo đầu tiên," nghĩa là eo biển Đài Loan và Biển Đông. Vàchắc chắn là khả năng quân sự của Nhật Bản cũng đang tăng lên, nó khôngcó đối thủ trong khu vực về chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay, các lực lượngvũ trang Nhật Bản không phải là một công cụ trong chính sách đối ngoạicủa nước này, phần lớn chỉ được xem như là mở rộng sự hiện diện củaquân đội Mỹ trong khu vực.Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng phía đôngnam ngày càng dè chừng trước những mối quan tâm của cường quốc này.Đáng chú ý là thời kỳ đầu năm 1996 liên quan đến Đài Loan (khi đó TrungQuốc có một số cuộc diễn tập quân sự để đe dọa và cấm các nước tiếp cậnkhông phận và hải phận một khu vực gần Đài Loan, buộc Hoa Kỳ nhanhchóng thực hiện một cuộc triển khai hải quân thị uy), ngoại trưởng TháiLan đã vội vàng tuyên bố rằng lệnh cấm như vậy là bình thường, ngườiđồng cấp Indonesia cũng hành động tương tự, cho rằng đây hoàn toàn làvấn đề của Trung Quốc, còn Philippines và Malaysia tuyên bố chính sáchtrung lập trong vấn đề này.Sự vắng mặt của cán cân quyền lực trong khu vực trong những nămgần đây đã thúc đẩy cả Australia và Indonesia, vốn trước đây khá cảnh giácvới nhau, bắt đầu tăng cường phối hợp quân sự. Cả hai nước đều có chútlo lắng kín đáo về viễn cảnh Trung Quốc thống trị quân sự trong khu vực,cũng như về sức mạnh của Hoa Kỳ với tư cách người bảo đảm an ninh khuvực. Mối quan tâm này cũng đã khiến Singapore mở rộng hợp tác an ninhchặt chẽ hơn với các quốc gia này. Trên thực tế, khắp khu vực, câu hỏitrung tâm nhưng chưa được trả lời được các chiến lược gia đặt ra là: "Hòabình trong khu vực đông dân nhất và ngày càng được vũ trang nhất thếgiới có thể được một trăm ngàn lính Mỹ đảm bảo trong bao lâu, và trongmọi hoàn cảnh liệu họ có thể ở lại trong bao lâu nữa?"Chính trong bối cảnh đầy biến động của việc chủ nghĩa dân tộc mạnhlên, dân số gia tăng, đời sống thịnh vượng hơn, kỳ vọng bùng nổ và khátvọng quyền lực chồng chéo nhau đã diễn ra sự dịch chuyển kiến tạo thựcsự trên bức phông nền địa chính trị Đông Á:Trung Quốc, dù triển vọng cụ thể của nó là gì, vẫn là một cường quốcđang trỗi dậy và có khả năng thống trị.Vai trò an ninh của Mỹ ngày càng phụ thuộc vào hợp tác với NhậtBản.Nhật Bản đang tìm kiếm một vai trò chính trị tự chủ và rõ ràng hơn.Vai trò của Nga đã giảm đi rất nhiều, trong khi Trung Á trước đây doNga thống trị, nay đã trở thành một đối tượng cho cạnh tranh quốc tế.Sự phân chia Triều Tiên ngày càng ít có khả năng trụ vững, khiến địnhhướng tương lai của bán đảo này trở thành vấn đề làm các nước lánggiềng lớn thêm lưu tâm về mặt địa chiến lược.Những thay đổi kiến tạo này làm tăng thêm sự nổi bật cho hai vấn đềtrung tâm được đặt ra ngay từ đầu của chương này.TRUNG QUỐC: KHÔNG PHẢI TOÀN CẦU MÀ LÀ KHU VỰCLịch sử quốc gia là một trong những gì làm nên sự vĩ đại của TrungQuốc. Ở người dân Trung Quốc, chủ nghĩa dân tộc mãnh liệt hiện nay hẵngcòn mới ở mức độ phổ biến xã hội, vì nó gắn kết sự tự nhận thức và cảmxúc của một số lượng lớn chưa từng có giữa những người Trung Quốc vớinhau. Nó không còn là một hiện tượng bị giới hạn phần lớn trong giới sinhviên mà trong những năm đầu của thế kỷ 20 đã trở thành tiên nhân của cảQuốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ nghĩa dân tộc TrungQuốc bây giờ là một hiện tượng phủ khắp, khẳng định tư duy của nhà nướcđông dân nhất thế giới.Tư duy đó có nguồn gốc lịch sử rất xa xưa. Lịch sử đã khiến giới caitrị phong kiến nơi đây cho rằng Trung Quốc là trung tâm tự nhiên của thếgiới. Trên thực tế, cái tên Trung Quốc - Chung-kuo hay "Đế quốc Trungtâm" - truyền đạt khái niệm về tính chất trung tâm của Trung Quốc trongcác vấn đề thế giới, khẳng định tầm quan trọng của sự thống nhất quốcgia. Viễn cảnh đó cũng bao hàm sự lan tỏa ảnh hưởng phân cấp từ trungtâm đến các vùng ngoại vi, và do đó Trung Quốc là trung tâm mong đợi sựkính trọng từ những nước khác.Chưa kể, từ thời xa xưa, Trung Quốc, với dân số đông đảo, đã là mộtnền văn minh đặc sắc và đáng tự hào. Nền văn minh đó tiên tiến trong tấtcả các lĩnh vực: triết học, văn hóa, nghệ thuật, kỹ năng xã hội, phát minh kỹthuật và quyền lực chính trị. Người Trung Quốc nhớ lại rằng cho đếnkhoảng năm 1600, nước họ dẫn đầu thế giới về năng suất nông nghiệp, đổimới công nghiệp và mức sống. Nhưng không giống như các nền văn minhchâu Âu và Hồi giáo, nơi đã sinh ra đến bảy mươi lăm quốc gia, TrungQuốc trong phần lớn lịch sử của mình vẫn được duy trì dưới một quốc giaduy nhất, và tại thời điểm Mỹ tuyên bố độc lập, Trung Quốc đã có hơn 200triệu người và cũng là cường quốc sản xuất hàng đầu thế giới.Từ triển vọng đó, Trung Quốc lao dốc khỏi sự vĩ đại, 150 năm hổnhục vừa qua là một sự lầm đường, báng bổ phẩm chất đặc biệt của nướcnày và cũng là xúc phạm mỗi cá nhân Trung Quốc. Nó phải bị xóa bỏ, vàthủ phạm đáng bị trừng phạt. Những thủ phạm này, ở các mức độ khácnhau, chủ yếu là bốn nước: Anh, Nhật Bản, Nga và Mỹ. Vương quốc Anh,vì cuộc Chiến tranh nha phiến kéo theo hậu quả là hạ nhục Trung Quốc;Nhật Bản, vì các cuộc chiến tranh áp bức kéo dài từ thế kỷ 19 đã gây ranhững đau khổ mất mát khủng khiếp lên người dân Trung Quốc; Nga, vìnhững xâm lấn kéo dài vào lãnh thổ Trung Quốc ở miền Bắc; cuối cùng làMỹ, thông qua việc hiện diện ở châu Á và sự hỗ trợ của Nhật Bản, làm cảntrở tham vọng vươn ra bên ngoài của "Đế quốc Trung tâm".Theo quan điểm của Trung Quốc, có thể nói hai trong số bốn cườngquốc này đã bị trừng phạt, xét trên phương diện lịch sử. Vương quốc Anhkhông còn là một đế quốc, việc lá cờ khối của Liên hiệp Anh bị hạ xuốngở Hồng Kông đã mãi mãi khép lại một chương đặc biệt đau đớn. Nga vẫnở bên cạnh, tuy đã suy giảm nhiều về tầm vóc, uy tín và lãnh thổ. ChínhMỹ và Nhật Bản mới đặt ra những vấn đề nghiêm trọng nhất đối vớiTrung Quốc, và chính trong mối quan hệ tương tác với họ, vai trò khu vựcvà toàn cầu của Trung Quốc sẽ được xác định rõ ràng.Tuy nhiên, định nghĩa đó trước tiên phụ thuộc vào chính cách TrungQuốc phát triển, vào mức độ sức mạnh kinh tế và quân sự mà nó thực sựđạt được. Về điểm này, tiên lượng cho Trung Quốc nói chung đầy hứa hẹn,mặc dù không phải không có một số bất trắc lớn kèm bằng chứng. Cả tốcđộ tăng trưởng kinh tế và quy mô đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc, mỗithứ đều cao nhất thế giới, cung cấp cơ sở thống kê cho dự đoán tiêu chuẩnrằng trong vòng hai thập kỷ, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc toàncầu, ngang tầm với Hoa Kỳ và châu Âu (giả sử rằng cả hai sau đó hợp nhấtvà mở rộng hơn nữa). Sau đó, Trung Quốc có thể có GDP vượt xa đáng kểso với Nhật Bản, và nó đã vượt qua Nga một mức lớn. Động lực kinh tế đósẽ cho phép Trung Quốc có được sức mạnh quân sự ở quy mô gây đe dọatất cả các nước láng giềng, thậm chí ngay cả đối thủ xa hơn về mặt địa lýcủa tham vọng Trung Quốc. Được củng cố hơn nữa bởi sự hợp nhất vớiHồng Kông và Macao, và có lẽ cuối cùng là sự phụ thuộc chính trị của ĐàiLoan, một Đại Trung Hoa sẽ nổi lên không chỉ là quốc gia thống trị ở ViễnĐông mà còn là một cường quốc thế giới hàng đầu.Dẫu vậy, có những cạm bẫy trong bất kỳ dự đoán nào đối với sự hồisinh không thể tránh khỏi của "Đế quốc Trung tâm" như một thế lực trungtâm toàn cầu, trong đó rõ ràng nhất liên quan đến sự phụ thuộc máy mócvào dự báo thống kê. Đó là lỗi rất lớn đã xảy ra cách đây không lâu bởinhững người tiên tri rằng Nhật Bản sẽ thay thế Hoa Kỳ trở thành nền kinhtế hàng đầu thế giới và Nhật Bản được định sẵn là siêu cường mới. Viễncảnh đó đã không tính đến cả yếu tố nhược điểm kinh tế của Nhật Bản vàvấn đề gián đoạn chính trị, và một lỗi tương tự đang được lặp lại bởi lẽnhững người tuyên bố hẳn thấy lo sợ sự nổi lên không thể tránh khỏi củaTrung Quốc thành một cường quốc thế giới.Trước hết, không chắc chắn rằng tốc độ tăng trưởng bùng nổ củaTrung Quốc có thể được duy trì trong hai thập kỷ tới. Suy thoái kinh tếkhông thể được loại trừ, và chính điều đó sẽ làm mất độ tin cậy của việctiên đoán quy ước. Trên thực tế, để các tỷ lệ này duy trì được trong mộtthời gian dài trong lịch sử sẽ đòi hỏi một sự kết hợp hoàn hảo bất thườnggiữa việc lãnh đạo quốc gia hiệu quả, ổn định chính trị, kỷ luật xã hội trongnước, tỷ lệ tiết kiệm cao, dòng đầu tư nước ngoài liên tục cao và sự ổnđịnh khu vực. Làm được như vậy là cả một vấn đề.Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng nhanh của Trung Quốc có khả năng làmphát sinh tác dụng phụ chính trị gây nguy cơ hạn chế quyền tự do hànhđộng của nó. Tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc tăng lên ở mức vượt xatốc độ sản xuất trong nước. Khoảng cách này sẽ càng rộng thêm trong mọitrường hợp, đặc biệt là nếu tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vẫn ở mứcrất cao. Tương tự là trường hợp thực phẩm. Ngay cả khi mức độ tăng đãchậm lại, thì xét về mặt số tuyệt đối, tốc độ tăng dân số ở Trung Quốc vẫnbị xem là cao, kèm theo đó là tăng nhu cầu nhập khẩu thực phẩm vốn dĩthiết yếu hơn đối với sức khỏe và sự ổn định chính trị nội bộ. Phụ thuộcvào nhập khẩu sẽ không chỉ áp thêm căng thẳng lên các nguồn lực kinh tếTrung Quốc vì chi phí cao hơn, mà còn khiến Trung Quốc dễ bị ảnh hưởnghơn trước áp lực bên ngoài.Về mặt quân sự, Trung Quốc phần nào đó có thể hội đủ điều kiện trởthành cường quốc toàn cầu, vì chính quy mô nền kinh tế và tốc độ tăngtrưởng cao của nó sẽ cho phép các nhà lãnh đạo chuyển hướng một tỷ lệđáng kể GDP của đất nước vào việc duy trì mở rộng và hiện đại hóa lựclượng vũ trang, bao gồm cả tiếp tục xây dựng kho vũ khí hạt nhân chiếnlược của riêng mình. Tuy nhiên, nếu nỗ lực đó là quá mức (và theo một sốước tính của phương Tây, vào giữa những năm 1990, nó đã tiêu thụ khoảng20% GDP của Trung Quốc), nó có thể có tác động tiêu cực đối với tăngtrưởng kinh tế dài hạn của Trung Quốc tương tự như nỗ lực cạnh tranh thấtbại của Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ đã tác động lênnền kinh tế Liên Xô. Hơn nữa, một nỗ lực lớn của Trung Quốc trong lĩnhvực này có thể sẽ tăng cường việc xây dựng lực lượng vũ trang đối khángcủa Nhật Bản, từ đó gây hại đến một số lợi ích chính trị cho sức mạnh quânsự ngày càng tăng của Trung Quốc. Và người ta không được bỏ qua thực tếlà ngoài lực lượng hạt nhân của mình, Trung Quốc, trong thời gian tới, cókhả năng sẽ thiếu phương tiện để dự phóng sức mạnh quân sự vượt rangoài phạm vi khu vực.Căng thẳng tại Trung Quốc cũng có thể gia tăng, do sự không đồngđều không thể tránh khỏi của tăng trưởng kinh tế đang ngày càng tăng tốcvới động lực thúc đẩy mạnh mẽ là hoạt động khai các vùng đất lợi thế cậnbiên giới chưa có người ở. Vùng duyên hải phía nam và phía đông cũngnhư các trung tâm đô thị chính, dễ dàng tiếp cận với đầu tư bên ngoài vàthương mại nước ngoài hơn, cho đến nay vẫn là những vùng hưởng lợichính từ sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Trung Quốc. Ngược lại, khuvực nông thôn nội địa nói chung và một số khu vực xa xôi hẻo lánh bị tụtlại phía sau.Những phẫn nộ trước mức độ chênh lệch giữa các khu vực có thể sẽtác động đến sự bức bối sẵn có nhắm vào bất bình đẳng xã hội. Tăngtrưởng nhanh chóng làm gia tăng khoảng cách xã hội trong phân phối củacải tại Trung Quốc. Tại một số điểm, dù cho vì chính phủ muốn tìm cáchhạn chế sự khác biệt đó, hoặc do sự phẫn nộ của xã hội từ bên dưới, sựchênh lệch khu vực và khoảng cách giàu nghèo có thể lần lượt ảnh hưởngđến sự ổn định chính trị của đất nước.Lý do thứ hai cho sự hoài nghi thận trọng liên quan đến lời tiên đoánlan truyền về việc Trung Quốc sẽ nổi lên trong một phần tư thế kỷ tớithành cường quốc thống trị trong các vấn đề toàn cầu, tất nhiên là vềtương lai của nền chính trị Trung Quốc. Đặc tính năng động của sự chuyểnđổi kinh tế phi chủ nghĩa Trung Quốc, bao gồm cởi mở xã hội với phầncòn lại của thế giới, về lâu về dài không tương thích với thiết chế chính trịtương đối khép kín và quan liêu. Giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc vẫnđược tổ chức như một hệ thống phân cấp cứng nhắc, kỷ luật và độc tài, vềhình thức vẫn tuyên bố trung thành vào một thứ giáo điều được xem nhưsự biện minh cho quyền lực của mình, nhưng cũng đồng thời không cònthực hiện thứ giáo điều này trong xã hội nữa. Vào một lúc nào đó, hai xuhướng đối nghịch này có thể va chạm trực diện với nhau, trừ khi chính trịTrung Quốc bắt đầu thích nghi dần với những đòi hỏi về mặt xã hội mànền kinh tế Trung Quốc đặt ra.Do đó, vấn đề dân chủ hóa không thể né tránh vô thời hạn, trừ khiTrung Quốc đột nhiên đưa ra quyết định tương tự vào năm 1474: cô lậpchính mình khỏi thế giới. Để làm được vậy, Trung Quốc sẽ phải gọi về hơnbảy mươi ngàn sinh viên hiện đang học tập tại Mỹ, trục xuất các doanhnhân nước ngoài, tắt máy tính và đập phá hết các đĩa truyền hình vệ tinh ởhàng triệu ngôi nhà. Đó sẽ là một hành động điên rồ, gợi nhớ Cách mạngVăn hóa.Trong mọi trường hợp, tự cô lập nghĩa là chấm dứt mọi khát vọngnghiêm túc của Trung Quốc cho không chỉ quyền lực toàn cầu mà còn đốivới tính ưu việt trong khu vực. Hơn nữa, đất nước này hiện tiếp cận quásâu rộng với thế giới bên ngoài, một thế giới đơn giản là đã xâm nhập quásâu nên không thể bị loại trừ dễ dàng và dứt khoát khỏi đời sống nội tại ởTrung Quốc như những gì xảy ra tại thời điểm năm 1474. Vì lẽ đó, khôngcó sự thay thế thực tiễn nào ngoài việc Trung Quốc phải tiếp tục mở ra vớithế giới, xét trên phương diện hiệu quả kinh tế lẫn tính khả thi về chính trị.Dân chủ hóa vì thế sẽ ngày càng ám ảnh Trung Quốc. Cả vấn đề nàylẫn câu hỏi liên quan về quyền con người đều không thể trốn tránh quá lâu.Sự tiến bộ trong tương lai của Trung Quốc, cũng như sự nổi lên của nó nhưmột cường quốc, do đó sẽ phụ thuộc một mức độ lớn vào việc giới lãnhđạo Trung Quốc xử lý khéo léo hai vấn đề liên quan đến quyền lực, từ thếhệ cầm quyền đến thế hệ trẻ hơn, và đối phó với căng thẳng ngày càngtăng giữa các hệ thống kinh tế và chính trị của đất nước.Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có lẽ đã thành công trong việc thúc đẩyquá trình chuyển đổi chậm chạp và có biến chuyển sang chế độ độc tài bầucử rất hạn chế, trong đó một số lựa chọn chính trị cấp thấp được khoannhượng, và từ đó chuyển sang chủ nghĩa đa nguyên chính trị thực sự hơn,bao gồm bước đầu nhấn mạnh hơn vào sự cai trị bằng hiến pháp. Một quátrình chuyển đổi có kiểm soát như vậy sẽ tương thích với sự khẩn thiết củađộng lực kinh tế ngày càng mở rộng của đất nước hơn là kiên trì duy trì sựchuyên quyền hoàn toàn của Đảng đối với quyền lực chính trị.Để thực hiện dân chủ hóa một cách có kiểm soát như vậy, giới lãnhđạo Trung Quốc sẽ phải được lãnh đạo với kỹ năng phi thường, được dẫndắt bởi ý thức thông thường thực dụng, phải tương đối đoàn kết và sẵnsàng giành lấy một số độc quyền về quyền lực trong khi dân số đông đảosẽ phải đồng thời kiên nhẫn và dễ thấy thỏa mãn. Đó là tình huống khéoléo được chứng minh khó có thể đạt được. Kinh nghiệm dạy rằng áp lựccủa sự dân chủ hóa đến từ bên dưới, từ những người cảm thấy bị đàn áp vềchính trị (trí thức và sinh viên) hoặc bị bóc lột về kinh tế (tầng lớp lao độngthành thị mới và người nghèo ở nông thôn), thường có xu hướng bỏ quanhững bằng lòng mà giới cai trị trao cho. Tại một số điểm, sự bất mãn vềmặt chính trị và xã hội ở Trung Quốc có khả năng kết hợp thành lực lượngđể đòi hỏi dân chủ, tự do ngôn luận và tôn trọng quyền con người hơn.Điều đó đã không xảy ra ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, nhưngnó có thể sẽ xảy ra trong tương lai.Theo đó, sẽ khó có khả năng Trung Quốc tránh khỏi một giai đoạn bấtổn chính trị. Điều này, ngay cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường nhưcũng đoán trước được1. Một số chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thậmchí còn tiên đoán rằng nước này có thể quay trở về một chu kỳ lịch sử phânchia nội bộ của chính nó, do đó ngăn cản Trung Quốc tiến đến sự vĩ đạihoàn toàn. Nhưng xác suất của một tình huống cực đoan như vậy bị giảmđi do tác động song sinh của chủ nghĩa dân tộc đại chúng và truyền thônghiện đại, cả hai đều hoạt động có lợi cho một nhà nước Trung Quốc thốngnhất.Cuối cùng, có một lý do thứ ba nữa cho sự hoài nghi về triển vọng nổilên của Trung Quốc trong vòng hai mươi năm tới như một cường quốc,hay đối với một số người Mỹ, một thế lực đe dọa toàn cầu. Ngay cả nếuTrung Quốc tránh được những gián đoạn chính trị nghiêm trọng và ngay cảnếu bằng cách nào đó, họ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cựckỳ cao trong một phần tư thế kỷ tới, cả hai đều là những chữ "nếu" khálớn, thì Trung Quốc vẫn sẽ rất nghèo. Ngay cả khi GDP tăng gấp ba lần,dân số Trung Quốc vẫn bị xếp hạng thấp hơn các quốc gia khác trên thếgiới về thu nhập bình quân đầu người, chưa kể đến mức nghèo đói thực sựcủa một bộ phận đáng kể người dân2. So sánh với số lượng bình quân đầungười được tiếp cận với điện thoại, ô tô và máy tính, chưa nói đến hàngtiêu dùng, sẽ vẫn còn rất thấp.Tóm lại, ngay cả vào năm 2020, ngay cả trong hoàn cảnh tốt nhất, rấtkhó có khả năng Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh thực sự trong cáckhía cạnh quan trọng của sức mạnh toàn cầu. Tuy nhiên, mặc dù vậy, TrungQuốc đang trên đường trở thành cường quốc khu vực tiên phong ở ĐôngÁ. Nó vốn đã chiếm ưu thế về mặt địa chính trị trên đại lục. Sức mạnhquân sự và kinh tế của nó lấn át các nước láng giềng kề cận, ngoại trừ ẤnĐộ. Do đó, hoàn toàn tự nhiên là Trung Quốc sẽ ngày càng khẳng địnhchính mình trong khu vực, phù hợp với các yêu cầu của lịch sử, địa lý vàkinh tế của nó.Trong lịch sử đất nước, vào năm 1840, con đường đế quốc của TrungQuốc đã lan rộng khắp Đông Nam Á, đến tận eo biển Malacca, bao gồmMiến Điện, vài phần của Bangladesh ngày nay cũng như Nepal, một phầncủa Kazakstan ngày nay, toàn bộ Mông Cổ, và khu vực mà ngày nay đượcgọi là tỉnh Viễn Đông của Nga, ở phía bắc nơi sông Amur chảy ra biển.Những khu vực này hoặc nằm dưới một số hình thức kiểm soát của TrungQuốc hoặc phải cống nạp cho Trung Quốc. Sự bành trướng thuộc địa củaPháp-Anh đã đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc khỏi Đông Nam Á tronggiai đoạn 1885-1895, trong khi hai hiệp ước do Nga áp đặt vào năm 1858và năm 1864 dẫn đến tổn thất lãnh thổ ở Đông Bắc và Tây Bắc. Năm 1895,sau Chiến tranh Trung Quốc-Nhật Bản, Trung Quốc cũng mất luôn ĐàiLoan.Gần như chắc chắn rằng lịch sử và địa lý sẽ khiến người Trung Quốcngày càng khăng khăng, thậm chí còn đòi hỏi mạnh mẽ về sự cần thiết phảithống nhất Đài Loan với đại lục. Cũng có thể, một khi sức mạnh TrungQuốc tăng lên, mục tiêu đó rồi sẽ thành mục tiêu chính của cường quốcnày trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ tiếp theo, sau khi hấp thụ nền kinh tếvà tiếp quản chính trị Hồng Kông. Có lẽ một cuộc thống nhất hòa bình,theo công thức "một quốc gia, đa chế độ" (một biến thể của khẩu hiệu 1984của Đặng Tiểu Bình, "một quốc gia, hai chế độ") có thể trở nên hấp dẫnđối với Đài Loan và sẽ không bị Mỹ chống lại, nhưng chỉ khi Trung Quốcthành công trong việc duy trì tiến bộ kinh tế và áp dụng các cải cách dânchủ hóa đáng kể. Mặt khác, ngay cả một Trung Quốc thống trị trong khuvực vẫn có khả năng thiếu các biện pháp quân sự để áp đặt ý chí của mình,đặc biệt là đối mặt với sự phản đối của Mỹ, trong trường hợp vấn đề nàybuộc phải tiếp tục củng cố chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong khi làmxấu đi quan hệ Mỹ-Trung.Địa lý cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy mối quan tâm củaTrung Quốc trong việc liên minh với Pakistan và thiết lập sự hiện diệnquân sự ở Miến Điện. Trong cả hai trường hợp, Ấn Độ là mục tiêu địachiến lược. Hợp tác chặt chẽ về quân sự với Pakistan gián tiếp đặt Ấn Độvào thế phải đối mặt với thêm nhiều vấn đề nan giải, hạn chế nguy cơ ẤnĐộ làm bá chủ khu vực ở Nam Á và trở thành đối thủ địa chính trị củaTrung Quốc. Hợp tác quân sự với Miến Điện giúp Trung Quốc tiếp cận cáccơ sở hải quân trên một số đảo ngoài khơi nước này ở Ấn Độ Dương, nhờđó cũng có được một số đòn bẩy chiến lược hơn nữa ở Đông Nam Á nóichung và đặc biệt là ở eo biển Malacca. Và nếu Trung Quốc kiểm soát eobiển Malacca và điểm yết hầu địa chiến lược tại Singapore, thì Trung Quốcsẽ kiểm soát khả năng Nhật Bản tiếp cận với dầu mỏ ở Trung Đông và thịtrường châu Âu.Địa lý, được củng cố bởi lịch sử, cũng cho thấy sự quan tâm củaTrung Quốc đối với Triều Tiên. Từng một thời là nước chư hầu, một bánđảo Triều Tiên thống nhất như một sự mở rộng ảnh hưởng của Mỹ (vàcũng gián tiếp của Nhật Bản) sẽ là không thể dung thứ đối với Trung Quốc,ở mức tối thiểu, Trung Quốc sẽ khẳng định rằng một Triều Tiên thống nhấtlà vùng đệm không liên kết giữa Trung Quốc và Nhật Bản và cũng hy vọngrằng sự thù địch của bán đảo này đối với Nhật Bản xét từ căn nguyên lịchsử sẽ khiến nó rơi vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên,hiện tại, một bán đảo Triều Tiên bị chia rẽ là phù hợp với Trung Quốcnhất, và do đó Trung Quốc có thể ủng hộ sự tồn tại liên tục của chế độ BắcTriều Tiên.Những cân nhắc về kinh tế cũng bị ràng buộc để ảnh hưởng đến lựcđẩy tham vọng khu vực của Trung Quốc. Về vấn đề này, nhu cầu ngàycàng tăng nhanh đối với các nguồn dự trữ năng lượng mới đã khiến TrungQuốc khăng khăng giữ vai trò chi phối trong bất kỳ hoạt động khai tháckhu vực nào dưới đáy biển của Biển Đông. Vì lý do tương tự, Trung Quốcđang bắt đầu thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với sự độc lập củacác quốc gia Trung Á giàu nguồn năng lượng. Vào tháng 4 năm 1996,Trung Quốc, Nga, Kazakstan, Kyrgyzstan và Tajikistan đã ký một thỏathuận chung về biên giới và an ninh; và trong chuyến thăm của Chủ tịchGiang Trạch Dân tới Kazakstan vào tháng 7 cùng năm, phía Trung Quốcđược trích dẫn là đã đảm bảo sự ủng hộ của Trung Quốc đối với "những nỗlực của Kazakstan nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ."Những điều trên báo hiệu rõ ràng sự can dự ngày càng tăng của TrungQuốc vào địa chính trị của Trung Á.Lịch sử và kinh tế cũng âm thầm làm gia tăng sự quan tâm của mộtTrung Quốc hùng mạnh hơn trong khu vực ở vùng Viễn Đông của Nga.Lần đầu tiên kể từ khi Trung Quốc và Nga cùng thống nhất chia sẻ mộtđường biên giới chính thức, Trung Quốc là bên năng động hơn về kinh tếvà mạnh hơn về chính trị. Sự xâm nhập vào khu vực Nga của những ngườinhập cư và thương nhân Trung Quốc đã chiếm tỷ lệ đáng kể và TrungQuốc đang trở nên tích cực hơn trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế ĐôngBắc Á có sự tham gia của Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong sự hợp tác đó,Nga hiện nắm giữ một vai trò yếu hơn nhiều, trong khi vùng Viễn Đôngcủa Nga ngày càng trở nên phụ thuộc về kinh tế vào các liên kết chặt chẽhơn với vùng Mãn Châu của Trung Quốc. Các thế lực kinh tế tương tựcũng đang gây áp lực lên mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mông Cổ -vốn không còn là quốc gia vệ tinh của Nga và đã có nền độc lập chính thứcmà Trung Quốc miễn cưỡng công nhận.Do đó, phạm vi ảnh hưởng khu vực của Trung Quốc đang hình thành.Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng không nên bị nhầm lẫn với một khu vựcthống trị chính trị độc quyền, như Liên Xô đã từng thực hiện ở Đông Âu.Nó xốp hơn về mặt kinh tế-xã hội và ít độc quyền về chính trị hơn. Tuynhiên, nó đòi hỏi một không gian địa lý trong đó các quốc gia khác nhau,khi xây dựng các chính sách của riêng họ, phải đặc biệt tôn trọng lợi ích,quan điểm và phản ứng dự đoán của quyền lực chiếm ưu thế trong khuvực. Nói tóm lại, phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc, có lẽ phạm vi của sựkính trọng sẽ là một cách nói chính xác hơn, có thể được định nghĩa nhưmột phạm vi mà trong đó câu hỏi đầu tiên được hỏi giữa các thủ đô khácnhau về bất kỳ vấn đề nào được đưa ra là "Quan điểm của Bắc Kinh vềvấn đề này là gì?"Bản đồ ở trang 269 dõi theo phạm vi tiềm năng trong một phần tư thếkỷ tiếp theo của một Trung Quốc thống trị khu vực và của cả một TrungQuốc với tư cách là cường quốc toàn cầu, trong trường hợp mà TrungQuốc có thể đạt đến mức độ này, bất chấp những trở ngại bên trong và bênngoài đã được ghi nhận. Một Đại Trung Hoa chiếm ưu thế trong khu vực,sẽ huy động sự hỗ trợ chính trị của cộng đồng người Hoa di cư cực kỳ giàucó và hùng mạnh về kinh tế ở Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur, Manilavà Jakarta - đó là chưa kể đến Đài Loan và Hồng Kông (xem chú thích bêndưới để biết một số dữ liệu gây sửng sốt)3- và sẽ thâm nhập vào cả TrungÁ và vùng Viễn Đông của Nga, do đó sẽ xấp xỉ lên đến phạm vi bán kínhcủa Đế chế Trung Quốc trước khi bắt đầu suy tàn khoảng 150 năm trước,thậm chí mở rộng phạm vi địa chính trị thông qua liên minh với Pakistan.Khi Trung Quốc vươn lên về quyền lực và uy tín, người Hoa giàu có ởnước ngoài có khả năng tự đồng nhất ngày càng nhiều hơn với khát vọngcủa Trung Quốc và do đó sẽ trở thành một lực lượng tiên phong mạnh mẽcủa Trung Quốc. Các quốc gia Đông Nam Á có thể thấy khôn ngoan khi trìhoãn sự nhạy cảm chính trị và lợi ích kinh tế của Trung Quốc và họ đangngày càng làm như vậy4. Tương tự, các quốc gia Trung Á mới ngày càngcoi Trung Quốc là một cường quốc hưởng lợi từ nền độc lập và vai tròvùng đệm của họ ở giữa Trung Quốc và Nga.Phạm vi của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc toàn cầu cólẽ sẽ liên quan đến sự bành trướng đáng kể xuống phía nam, buộc cảIndonesia và Philippines phải thích ứng theo thực tế rằng Hải quân TrungQuốc rồi sẽ là lực lượng thống trị ở Biển Đông. Một Trung Quốc như vậycó thể bị cám dỗ giải quyết vấn đề Đài Loan bằng vũ lực nhiều hơn, bất kểthái độ của Mỹ. Ở phía tây, Uzbekistan, nhà nước Trung Á quyết tâm nhấttrong việc chống lại sự xâm lấn của Nga vào lãnh thổ đế quốc trước đây,có thể ủng hộ một liên minh đối kháng với Trung Quốc, cũng nhưTurkmenistan; và Trung Quốc cũng có thể trở nên quyết đoán hơn với mộtKazakstan bị chia rẽ về mặt dân tộc và do đó dễ bị tổn thương về tính quốcgia. Dự đoán rằng, một Trung Quốc thực sự trở thành gã người khổng lồchính trị và kinh tế cũng sẽ có ảnh hưởng chính trị rõ ràng hơn đến vùngViễn Đông của Nga, cũng như hỗ trợ cho sự thống nhất của một Triều Tiênnằm dưới sự bảo hộ của họ (xem bản đồ ở trang 269).Nhưng một Trung Quốc cồng kềnh như vậy cũng sẽ dễ gặp phải sựphản đối mạnh mẽ từ bên ngoài. Bản đồ trước đó cho thấy rõ rằng ởphương Tây, cả Nga và Ấn Độ sẽ có những lý do địa chính trị tốt để liênminh nhằm tìm cách đẩy lùi thử thách Trung Quốc. Hợp tác giữa họ có thểsẽ tập trung mạnh vào Trung Á và Pakistan, nơi Trung Quốc sẽ đe dọa lợiích của họ nhiều nhất, ở phía nam, sự phản đối mạnh mẽ nhất sẽ đến từViệt Nam và Indonesia (có thể được Australia hậu thuẫn). Ở phía đông,Mỹ, có thể được Nhật Bản hậu thuẫn, sẽ phản ứng bất lợi đối với bất kỳnỗ lực nào của Trung Quốc nhằm chiếm ưu thế ở Hàn Quốc hay thốngnhất Đài Loan bằng vũ lực, đều là những hành động có thể làm giảm sựhiện diện chính trị của Mỹ ở Viễn Đông đối với con cá rô có khả năng bấtổn và đơn độc Nhật Bản.Cuối cùng, xác suất của một trong hai kịch bản được phác thảo trênbản đồ sẽ xảy đến không chỉ phụ thuộc vào cách Trung Quốc phát triển màcòn phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng phó và sự hiện diện của Mỹ. Mộtnước Mỹ thảnh thơi sẽ khiến kịch bản thứ hai có nhiều khả năng xảy rahơn, nhưng ngay cả sự trỗi dậy toàn diện của kịch bản đầu tiên cũng cầnđến một vài cử chỉ điều tiết và tự kiềm chế của Mỹ. Người Trung Quốcbiết điều này, và do đó chính sách của Trung Quốc phải tập trung chủ yếuđến việc ảnh hưởng lên cả cách cư xử của Mỹ và đặc biệt là mối liên hệquan trọng giữa Mỹ và Nhật Bản; mối lưu tâm chiến lược dự đồ này sẽluôn chi phối các mối quan hệ khác của Trung Quốc ở khía cạnh chiếnthuật.Sự phản đối chính của Trung Quốc đối với Mỹ ít liên quan đến nhữnggì nước Mỹ thực sự làm mà chủ yếu đến nước Mỹ hiện đang là gì và nó ởđâu. Mỹ được Trung Quốc coi là bá chủ thế giới hiện tại, có sự hiện diệnrất lớn trong khu vực, nhờ vào vị trí trọng yếu của nó tại Nhật Bản, có tácdụng ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Theo lời một nhà phân tíchthuộc bộ phận nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc: "Mục đích chiếnlược của Hoa Kỳ là truy cầu quyền bá chủ trên toàn thế giới và nó khôngthể chịu đựng được sự xuất hiện của bất kỳ cường quốc nào trên lục địachâu Âu và châu Á có thể trở thành một mối đe dọa cho vị trí dẫn đầu củanó."5 Do đó, chỉ việc Mỹ là gì và nằm ở đâu đã khiến nó vô tình trở thànhđối thủ của Trung Quốc thay vì là đồng minh tự nhiên.Theo đó, mục tiêu của chính sách Trung Quốc, tuân theo Tôn Tử binhpháp, là sử dụng sức mạnh của Mỹ để đánh bại trong hòa bình quyền báchủ của Mỹ, nhưng không giải phóng bất kỳ tham vọng khu vực ngấmngầm nào của Nhật Bản. Để đạt được điều đó, địa chiến lược của TrungQuốc phải theo đuổi hai mục tiêu cùng một lúc, đã được Đặng Tiểu Bìnhxác định rõ ràng vào tháng 8 năm 1994: "Thứ nhất, chống lại chủ nghĩa báquyền và quyền lực chính trị và bảo vệ nền hòa bình thế giới; thứ hai, xâydựng một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế mới." Điều thứ nhất rõ ràngnhắm vào Hoa Kỳ và nhằm mục đích giảm bớt ưu thế Mỹ, đồng thời tránhmột cuộc va chạm quân sự sẽ chấm dứt sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.Điều thứ hai tìm cách sửa đổi sự phân phối quyền lực toàn cầu, tận dụngsự phẫn nộ ở một số quốc gia quan trọng chống lại trật tự toàn cầu hiệnnay, trong đó Hoa Kỳ đứng ở vị trí cao nhất, được châu Âu (hoặc Đức) hỗtrợ ở cực tây của lục địa Á-Âu và được Nhật Bản hỗ trợ ở cực đông.Mục tiêu thứ hai của Trung Quốc thúc đẩy Bắc Kinh theo đuổi mộtđịa chiến lược khu vực nhằm tìm cách tránh mọi xung đột nghiêm trọngvới các nước láng giềng kề sát bên nó, ngay cả khi tiếp tục hành trình tìmkiếm ưu thế trong khu vực. Sự cải thiện chiến thuật trong quan hệ TrungNga là đặc biệt kịp thời, nhất là khi nước Nga hiện yếu hơn Trung Quốc.Theo đó, vào tháng 4 năm 1997, cả hai nước cùng tham gia bài bác "chủnghĩa bá quyền" và tuyên bố sự bành trướng của NATO là "không thể chấpnhận được." Tuy nhiên, không có khả năng Trung Quốc sẽ xem xét nghiêmtúc bất kỳ liên minh Trung-Nga dài hạn và toàn diện nào chống lại Mỹ.Điều đó sẽ chỉ làm tăng cường và mở rộng phạm vi của liên minh MỹNhật, thứ mà Trung Quốc muốn làm loãng từ từ, và nó cũng sẽ cách lyTrung Quốc khỏi các nguồn vốn và công nghệ hiện đại quan trọng.Như trong quan hệ Trung-Nga, sẽ phù hợp với Trung Quốc khi tránhmọi va chạm trực tiếp với Ấn Độ, ngay cả khi tiếp tục duy trì quan hệ hợptác quân sự chặt chẽ với Pakistan và Miến Điện. Một chính sách đối khángcông khai sẽ có tác động tiêu cực làm phức tạp sự dàn xếp thích hợp củaTrung Quốc về mặt chiến thuật với Nga, đồng thời đẩy Ấn Độ tới mốiquan hệ hợp tác hơn với Mỹ. Trong phạm vi mà Ấn Độ cũng chia sẻ mộtkhuynh hướng cơ bản và có phần chống phương Tây đối với "quyền báchủ" toàn cầu hiện tại, thì việc giảm căng thẳng Trung-Ấn cũng phù hợpvới trọng tâm địa chiến lược rộng lớn của Trung Quốc.Những cân nhắc tương tự thường được áp dụng cho mối quan hệ hiệncó giữa Trung Quốc với Đông Nam Á. Ngay cả khi đơn phương khẳngđịnh yêu sách của mình đối với Biển Đông, Trung Quốc đồng thời nuôidưỡng một số nhà lãnh đạo Đông Nam Á (ngoại trừ người Việt Nam vốnluôn thù địch trong lịch sử), khai thác các quan điểm chống phương Tâythẳng thắn hơn (đặc biệt là về vấn đề giá trị phương Tây và nhân quyền)mà trong những năm gần đây các nhà lãnh đạo Malaysia và Singapore đãlên tiếng cổ xúy. Họ đặc biệt hoan nghênh lời hùng biện chống Mỹ có phầngay gắt của Thủ tướng Malaysia Datuk Mahathir, trong một diễn đàn tháng5 năm 1996 tại Tokyo thậm chí còn công khai đặt câu hỏi về sự cần thiếtcủa Hiệp ước An ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản, yêu cầu phải biết danh tính củakẻ thù mà liên minh được cho là sẽ bảo vệ chống lại và khẳng định rằngMalaysia không cần đồng minh. Người Trung Quốc tính toán rõ ràng rằngảnh hưởng của họ trong khu vực sẽ được tự động tăng cường bởi bất kỳ sựsuy giảm địa vị nào của nước Mỹ.Sự dàn xếp đang diễn ra trong mối quan hệ của Trung Quốc với HànQuốc cũng là một phần không thể thiếu trong chính sách Trung Quốc củngcố mạn sườn của mình để có thể tập trung hiệu quả hơn vào mục tiêu trungtâm. Với lịch sử và cảm xúc chung của Triều Tiên, một sự dàn xếp TrungTriều góp phần làm giảm vai trò tiềm năng trong khu vực của Nhật Bản vàchuẩn bị nền tảng cho sự tái hợp mối quan hệ truyền thống giữa TrungQuốc và bán đảo Triều Tiên (chia rẽ hoặc thống nhất).Quan trọng nhất, Trung Quốc tăng cường hòa bình với vị thế đứngđầu khu vực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nước này theo đuổi mục tiêutrung tâm mà chiến lược gia cổ đại của Trung Quốc Tôn Tử đã đưa ra: làmloãng sức mạnh khu vực của Mỹ đến mức một nước Mỹ bị thu hẹp phảicần một Trung Quốc chiếm ưu thế khu vực với tư cách đồng minh và cuốicùng trở thành một Trung Quốc hùng mạnh toàn cầu với tư cách đối táccủa Mỹ. Mục tiêu này được theo đuổi và hoàn thành theo cách không làmgiảm sự mở rộng phòng thủ trong phạm vi liên minh Mỹ-Nhật hoặc thaythế quyền lực khu vực của Mỹ bằng quyền lực của Nhật Bản.Để đạt được mục tiêu trung tâm, trong ngắn hạn, Trung Quốc tìmcách ngăn chặn sự hợp nhất và mở rộng hợp tác an ninh Mỹ-Nhật. Đầunăm 1996, Trung Quốc đặc biệt hoảng hốt trước hàm ý nhấn mạnh vàophạm vi hợp tác an ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản, chuyển từ "Viễn Đông" sangmột khu vực "châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn," đối với họ đókhông chỉ là mối đe dọa tức thì đối với lợi ích của Trung Quốc mà còn làđiểm khởi đầu cho một hệ thống an ninh châu Á do Mỹ thống trị nhằmmục đích giam hãm Trung Quốc (trong đó Nhật Bản sẽ là mấu chốt quantrọng6, như Đức ở NATO trong Chiến tranh Lạnh). Thỏa thuận nhìn chungđược Bắc Kinh nhìn nhận theo hướng tạo điều kiện cho Nhật Bản nổi lênnhư một cường quốc quân sự, thậm chí có khả năng dựa vào quân đội để tựmình giải quyết các tranh chấp kinh tế hoặc hàng hải quan trọng. Do đó,Trung Quốc có khả năng ra sức "tiếp thêm dầu" vào nỗi sợ hãi vẫn cònmạnh mẽ của châu Á về bất kỳ vai trò quân sự quan trọng nào của NhậtBản trong khu vực, nhằm kiềm chế Mỹ và đe dọa Nhật Bản.Tuy nhiên, về lâu dài, theo tính toán chiến lược của Trung Quốc,quyền bá chủ của Mỹ không thể kéo dài. Mặc dù một số người TrungQuốc, đặc biệt là trong quân đội, có xu hướng coi Mỹ là kẻ thù không thểtránh khỏi, nhưng kỳ vọng chủ yếu ở Bắc Kinh là Mỹ sẽ trở nên cô lập hơntrong khu vực vì sự phụ thuộc quá mức vào Nhật Bản và do đó sự phụthuộc của Mỹ vào Nhật Bản sẽ còn phát triển hơn nữa, nhưng mâu thuẫnMỹ-Nhật và nỗi sợ hãi của Mỹ đối với chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản cũngsẽ tăng theo. Điều này sẽ giúp Trung Quốc có thể khiến Mỹ và Nhật Bảnđối đầu với nhau, như Trung Quốc đã làm trước đó trong trường hợp củaHoa Kỳ và Liên Xô. Theo quan điểm của Bắc Kinh, thời điểm sẽ đến khiMỹ nhận ra rằng, để duy trì ảnh hưởng quyền lực ở châu Á-Thái BìnhDương, họ không còn cách nào khác là phải chuyển sang đối tác tự nhiêntrên lục địa châu Á.NHẬT BẢN: KHÔNG PHẢI KHU VỰC MÀ LÀ QUỐC TẾDo đó, mối quan hệ Mỹ-Nhật phát triển ra sao là một khía cạnh quantrọng trong tương lai địa chính trị của Trung Quốc. Kể từ khi kết thúc cuộcnội chiến Trung Quốc năm 1949, chính sách của Mỹ ở Viễn Đông luôn dựavào Nhật Bản. Lúc đầu chỉ là nơi quân đội Mỹ chiếm đóng, về sau NhậtBản đã trở thành nền tảng cho sự hiện diện chính trị và quân sự của Mỹ ởkhu vực châu Á-Thái Bình Dương và là đồng minh toàn cầu quan trọngcủa Mỹ, cũng là một nước bảo hộ an ninh. Tuy nhiên, sự xuất hiện củaTrung Quốc đã đặt ra câu hỏi rằng liệu và đến lúc nào, mối quan hệ gắn bógiữa Mỹ và Nhật Bản có thể tồn tại trong bối cảnh khu vực đang thay đổi.Vai trò của Nhật Bản trong một liên minh chống Trung Quốc sẽ rõ ràng;Nhưng vai trò của Nhật Bản là gì nếu sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ đượcdàn xếp trong một số hoàn cảnh ngay cả khi điều đó làm giảm tính ưu thếcủa Mỹ trong khu vực?Giống như Trung Quốc, Nhật Bản là một quốc gia có ý thức sâu sắcvề tính độc đáo và vị thế đặc biệt của nó. Lịch sử đảo quốc của nó, gồm cảthần thoại đế quốc, đã tạo nên đức tính cần cù và kỷ luật của người dânNhật Bản, khiến họ thấy như mình được ban tặng một lối sống đặc biệt vàvượt trội. Nhật Bản lúc đầu bảo vệ cách tư duy này bằng cách cô lập, vàsau đó - khi thế giới buộc nó mở cửa vào thế kỷ 19 - thì bằng cách môphỏng các đế quốc châu Âu, tìm cách tạo ra một đế chế của riêng nó tạichâu Á. Thảm họa của Thế chiến thứ hai sau đó đã khiến người dân NhậtBản tập trung vào mục tiêu phục hồi kinh tế một chiều, nhưng điều đócũng khiến họ không chắc chắn về nhiệm vụ rộng lớn hơn cho đất nướccủa họ.Những lo ngại hiện tại của người Mỹ về một Trung Quốc thống trịgợi nhớ đến nỗi ám ảnh lo lắng tương đối gần đây của Mỹ liên quan đếnNhật Bản. Nỗi ám ảnh Nhật Bản đã dần chuyển thành ám ảnh về TrungQuốc. Một thập kỷ trước, những dự đoán về sự trỗi dậy không thể tránhkhỏi và sắp xảy đến thành một "siêu quốc gia" ở tầm thế giới của NhậtBản - không chỉ sẽ truất phế nước Mỹ (thậm chí là mua toàn bộ nướcMỹ7!) mà còn thực thi "Pax Nipponica" (diễn biến hòa bình kiểu Nhật) -đích thị là một ngách tiểu thủ công nghiệp hộ gia đình nổi lên mạnh mẽtrong một số bình luận viên và chính trị gia ở Mỹ. Nhưng không chỉ giữanhững người Mỹ mới như vậy. Tại Nhật, một loạt các tác phẩm bán chạynhất đã nêu luận điểm rằng nước Nhật sẽ thắng thế trong cuộc cạnh tranhcông nghệ cao với Hoa Kỳ, và Nhật Bản sẽ sớm trở thành trung tâm củamột "đế chế thông tin" toàn cầu, trong khi Mỹ được cho là đang trượt trênđà suy giảm vì sự mệt mỏi và tự mãn xã hội.Những phân tích dễ dãi này đã bỏ qua một điểm là Nhật Bản đã và vẫnlà một quốc gia dễ bị tổn thương. Nó dễ bị tổn thương bởi những gián đoạnnhỏ nhất trong dòng tài nguyên và thương mại toàn cầu có trật tự, chưa kểđến sự ổn định toàn cầu nói chung, và nó bị bủa vây bởi những điểm yếutrong nước về dân số, xã hội và chính trị. Nhật Bản giàu có, năng động vàhùng mạnh về kinh tế, nhưng cũng bị cô lập và bị hạn chế về mặt chính trịbởi sự phụ thuộc an ninh vào một đồng minh hùng mạnh, là người bảo vệchính cho sự ổn định toàn cầu (mà Nhật Bản phụ thuộc vào) cũng như làđối thủ kinh tế chính của Nhật Bản.Không chắc rằng vị thế hiện tại của Nhật Bản, một mặt, với tư cách làmột cường quốc kinh tế đáng nể toàn cầu và mặt khác, như một sự mởrộng địa chính trị của quyền lực Mỹ, vẫn sẽ được chấp nhận bởi các thế hệmới của Nhật Bản, vốn không còn bị tổn thương và nhục nhã sau những gìtrải qua trong Thế chiến thứ hai. Vì lý do lịch sử và lòng tự trọng, Nhật Bảnlà một quốc gia không hoàn toàn hài lòng với hiện trạng toàn cầu, mặc dùtrong một hoàn cảnh khuất phục hơn Trung Quốc. Với một số biện minh,Nhật Bản cảm thấy nó có quyền được công nhận là một cường quốc thếgiới nhưng cũng nhận thức được rằng sự phụ thuộc an ninh hữu ích (và làsự trấn an đối với các nước láng giềng châu Á) trong khu vực vào Mỹngăn cản sự công nhận đó.Hơn nữa, sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trên lục địa châuÁ, cùng với triển vọng rằng ảnh hưởng của nó có thể sớm lan tỏa đến cáckhu vực hàng hải có tầm quan trọng kinh tế đối với Nhật Bản, càng tăngcường cảm nhận mơ hồ của Nhật Bản về tương lai địa chính trị của đấtnước. Một mặt, ở Nhật Bản có sự đồng nhất mạnh mẽ về văn hóa và cảmxúc với Trung Quốc cũng như ý thức tiềm ẩn về một bản sắc chung củangười châu Á. Một số người Nhật Bản cũng có thể cảm thấy rằng sự trỗidậy của một Trung Quốc mạnh mẽ hơn có tác dụng trong việc nâng caotầm quan trọng của Nhật Bản đối với Mỹ khi uy thế khu vực tối cao củaHoa Kỳ suy giảm. Mặt khác, đối với nhiều người Nhật, Trung Quốc là đốithủ truyền thống, là kẻ thù cũ và là mối đe dọa tiềm tàng cho sự ổn địnhcủa khu vực. Nó làm cho mối quan hệ an ninh với Mỹ trở nên quan trọnghơn bao giờ hết, ngay cả khi điều đó làm tăng sự phẫn nộ của một sốngười Nhật Bản theo chủ nghĩa dân tộc liên quan đến những hạn chế khóchịu đối với nền độc lập chính trị và quân sự của Nhật Bản.Có một sự tương đồng bề ngoài giữa tình hình Nhật Bản tại vùngViễn Đông Á-Âu và nước Đức tại vùng Viễn Tây Á-Âu. Cả hai đều làđồng minh khu vực chính của Hoa Kỳ. Thật vậy, sức mạnh của Mỹ ở châuÂu và châu Á có nguồn gốc trực tiếp từ các liên minh chặt chẽ với haiquốc gia này. Cả hai đều có các cơ sở quân sự đáng nể, nhưng cũng khôngđộc lập về vấn đề đó: Đức bị hạn chế bởi sự hội nhập quân sự vào NATO,trong khi Nhật Bản bị hạn chế bởi các giới hạn hiến pháp của nó và Hiệpước An ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản. Cả hai đều là những cường quốc thươngmại và tài chính, chiếm ưu thế trong khu vực và cũng chiếm ưu thế trênphạm vi toàn cầu. Cả hai đều có thể được phân loại là các cường quốc toàncầu và cả hai đều khó chịu khi tiếp tục bị từ chối sự công nhận chính thứcthông qua các ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.Nhưng sự khác biệt trong điều kiện địa chính trị tương ứng của họđang chứa đựng những hậu quả đáng kể. Mối quan hệ thực tế của Đức vớiNATO đặt quốc gia ngang hàng với các đồng minh châu Âu chính của nóvà theo Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Đức có nghĩa vụ phòng thủ hỗtương chính thức với Hoa Kỳ. Hiệp ước An ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản quyđịnh nghĩa vụ của Mỹ là bảo vệ Nhật Bản, nhưng nó không cung cấp (ngaycả khi chỉ chính thức) cho việc sử dụng quân đội Nhật Bản để bảo vệ Mỹ.Hiệp ước có hiệu lực lập thành điều lệ cho một mối quan hệ bảo vệ.Hơn nữa, Đức, với tư cách là thành viên tích cực trong Liên minhchâu Âu và NATO, không còn bị những người hàng xóm trước đây từng bịnó xâm lược xem là mối đe dọa mà thay vào đó là một đối tác kinh tế vàchính trị đáng mong muốn. Một số người thậm chí còn hoan nghênh sựxuất hiện tiềm năng của một Trung Âu do Đức đứng đầu, với Đức như mộtcường quốc lành tính trong khu vực. Điều đó khác xa với các nước lánggiềng châu Á của Nhật Bản, những quốc gia luôn chứa chấp sự thù địchkéo dài đối với Nhật trong và sau Thế chiến thứ hai. Một yếu tố góp phầnvào sự phẫn nộ của các nước láng giềng là giá trị của đồng yên Nhật. Điềunày không chỉ gây ra những lời phàn nàn cay đắng mà còn cản trở sự hòagiải với Malaysia, Indonesia, Philippines và thậm chí cả Trung Quốc, 30%trong số các khoản nợ dài hạn lớn đối với Nhật Bản là bằng đồng yên.Nhật Bản cũng không có bằng hữu tương đương ở châu Á như Phápđối với Đức: đó là một đối tác khu vực chân chính và ít nhiều cân xứng.Trung Quốc có một sức hút văn hóa mạnh mẽ, có lẽ lẫn lộn với cảm giáctội lỗi, nhưng sự hấp dẫn đó mơ hồ về mặt chính trị ở chỗ không bên nàotin tưởng bên kia và cũng không sẵn sàng chấp nhận một sự lãnh đạo khuvực nào khác. Nhật Bản cũng không có bằng hữu như Ba Lan với Đức: đólà một nước láng giềng yếu hơn nhưng quan trọng về mặt địa chính trị,trên thực tế đã ít nhiều hòa giải và còn hợp tác với nhau. Có lẽ bán đảoTriều Tiên, đặc biệt là sau khi thống nhất, có thể trở thành bằng hữu tươngđương, nhưng quan hệ Nhật-Triều chỉ tốt đẹp về hình thức, với những kýức Triều Tiên về sự thống trị trong quá khứ và ý thức vượt trội về văn hóacủa Nhật Bản cản trở bất kỳ sự hòa giải xã hội thực sự nào8. Cuối cùng,mối quan hệ của Nhật Bản với Nga còn lạnh nhạt hơn nhiều so với Đức.Nga vẫn giữ lại quần đảo Kuril ở phía nam bằng vũ lực mà họ đã chiếmgiữ ngay trước khi Thế chiến thứ hai kết thúc, do đó đóng băng mối quanhệ Nga-Nhật. Tóm lại, Nhật Bản bị cô lập về chính trị trong khu vực củamình, trong khi Đức thì không.Ngoài ra, Đức chia sẻ với các nước láng giềng những nguyên tắc dânchủ chung và cả di sản Kitô giáo rộng lớn hơn ở châu Âu. Nó cũng tìmcách xác định và thậm chí mở rộng trong một thực thể và một động cơ lớnhơn chính nó, đó chính là "châu Âu." Ngược lại, không có gì có thể so sánhđược với châu Á. Tất nhiên, quá khứ đảo quốc của Nhật Bản và thậm chíhệ thống dân chủ hiện tại có khuynh hướng tách biệt nó ra khỏi phần cònlại của khu vực, bất chấp sự xuất hiện trong những năm gần đây của nềndân chủ ở một số nước châu Á. Nhiều nước châu Á coi Nhật Bản khôngchỉ ích kỷ về mặt quốc gia mà còn quá bắt chước phương Tây và miễncưỡng tham gia cùng họ khi đặt câu hỏi về quan điểm của phương Tây vềquyền con người và tầm quan trọng của chủ nghĩa cá nhân. Do đó, NhậtBản bị nhiều nước châu Á coi là không thực sự châu Á, ngay cả phươngTây thỉnh thoảng cũng tự hỏi Nhật Bản đã thực sự trở thành phương Tâytới mức độ nào.Trên thực tế, mặc dù ở châu Á, Nhật Bản không phải hoàn toàn thuộcvề châu Á. Điều kiện đó hạn chế rất nhiều lựa chọn địa chiến lược của nó.Một lựa chọn thực sự trong khu vực, của một nước Nhật Bản có ưu thếtrong khu vực, phủ bóng lên Trung Quốc ngay cả khi không còn dựa vào sựthống trị của Nhật Bản mà thay vào đó là sự hợp tác khu vực do một NhậtBản lành tính lãnh đạo, dường như không khả thì vì lý do lịch sử, chính trịvà văn hóa vững chắc. Hơn nữa, Nhật Bản vẫn phụ thuộc vào sự bảo vệ củaquân đội Mỹ và tài trợ quốc tế. Việc bãi bỏ hoặc thậm chí là sự suy yếudần dần của Hiệp ước An ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản sẽ khiến Nhật Bản dễ bịtổn thương ngay lập tức trước những gián đoạn mà bất kỳ biểu hiệnnghiêm trọng nào của bất ổn khu vực hoặc toàn cầu có thể tạo ra. Các lựachọn thay thế duy nhất sau đó sẽ là chấp nhận ưu thế khu vực của TrungQuốc hoặc thực hiện một chương trình tái vũ trang quân sự lớn không chỉtốn kém mà còn rất nguy hiểm.Có thể hiểu được, nhiều người Nhật nhận thấy ở vị thế hiện tại củađất nước của họ, là một thế lực toàn cầu và là một người bảo vệ an ninh,một sự phi thường. Nhưng những thay thế đầy kịch tính và khả thi cho cácphương án dàn xếp hiện tại không phải là điều hiển nhiên. Có thể nói, cácmục tiêu quốc gia của Trung Quốc - dù giữa các chiến lược gia TrungQuốc có nhiều quan điểm khác cụ thể - là những động lực rõ ràng và nhấtquán, thúc đẩy tham vọng địa chính trị của Trung Quốc trong khu vực; còntầm nhìn địa chiến lược của Nhật Bản dường như khá mờ mịt và tâm trạngcủa công chúng Nhật thì còn mơ hồ hơn nhiều.Hầu hết người Nhật nhận ra rằng một sự thay đổi đột ngột và có ýnghĩa chiến lược tất nhiên có thể nguy hiểm. Liệu Nhật Bản có thể trởthành cường quốc trong một khu vực nơi nó vẫn còn là đối tượng của sựthù địch và cũng là nơi Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốctrong khu vực? Liệu Nhật Bản có thể trở thành một cường quốc toàn cầuthực sự (trong mọi chiều hướng) mà không loại bỏ sự hỗ trợ của Mỹ vàlàm khơi dậy sự thù địch trong khu vực xa hơn nữa không? Và liệu Mỹ,trong mọi trường hợp, có ở lại châu Á, và nếu có, phản ứng của nó đối vớiảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc va chạm với ưu tiên cho mốiquan hệ Mỹ-Nhật sẽ như thế nào? Trong hầu hết Chiến tranh Lạnh, khôngcó câu hỏi nào trong số này cần được nêu ra. Ngày nay, chúng trở thànhvấn đề nổi bật về mặt chiến lược và đang thúc đẩy một cuộc tranh luậnngày càng sôi nổi ở Nhật Bản.Từ những năm 1950, chính sách đối ngoại của Nhật Bản đã đượchướng dẫn bởi bốn nguyên tắc cơ bản do Thủ tướng Shigeru Yoshida banhành sau chiến tranh. Học thuyết Yoshida cho rằng: (1) mục tiêu chính củaNhật Bản là phát triển kinh tế, (2) Nhật Bản nên được vũ trang nhẹ và nêntránh tham gia vào các cuộc xung đột quốc tế, (3) Nhật Bản nên tuân theosự lãnh đạo chính trị và chấp nhận bảo vệ quân sự từ Hoa Kỳ, và (4) ngoạigiao của Nhật Bản nên mang tính phi tôn giáo và nên tập trung vào hợp tácquốc tế. Tuy nhiên, vì nhiều người Nhật cũng cảm thấy không yên tâm vềmức độ tham gia của Nhật Bản trong Chiến tranh Lạnh, nên viễn tưởng vềđịa vị bán trung lập cho nước này được đồng thời phát triển. Thật vậy, vàocuối năm 1981, Ngoại trưởng Masayoshi Ito đã buộc phải từ chức vì chophép thuật ngữ "đồng minh" (domei) được sử dụng để mô tả quan hệ HoaKỳ-Nhật Bản.Tất cả đều đã là quá khứ. Nhật Bản sau đó đã hồi phục, Trung Quốctự cô lập và vùng Á-Âu bị phân cực. Ngược lại, giới tinh hoa chính trị NhậtBản bây giờ cảm thấy rằng một nước Nhật giàu có, tham gia vào giữa cácchiến lược gia Trung Quốc thế giới, không còn có thể xem tự thân làmgiàu là mục đích quốc gia trung tâm của mình nữa. Chưa kể, một Nhật Bảnhùng mạnh về kinh tế, đặc biệt lại là một nước cạnh tranh với Mỹ, khôngthể đơn giản là một phần mở rộng trong chính sách đối ngoại của Mỹ,đồng thời vẫn né tránh mọi trách nhiệm chính trị quốc tế. Một Nhật Bản cóảnh hưởng hơn về chính trị, đặc biệt là một nước tìm kiếm sự công nhậntoàn cầu (ví dụ, một vị trí thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợpquốc), không thể tránh được các vấn đề an ninh hoặc địa chính trị quantrọng hơn ảnh hưởng đến hòa bình thế giới.Do đó, những năm gần đây đã xuất hiện và phổ biến các nghiên cứubáo cáo đặc biệt của nhiều cơ quan nhà nước và tư nhân Nhật Bản, cũngnhư rất nhiều cuốn sách gây tranh cãi của các chính trị gia và giáo sư nổitiếng, trong đó phác thảo các nhiệm vụ mới cho Nhật Bản trong kỷ nguyênhậu Chiến tranh Lạnh9. Nhiều trong số này có liên quan đến suy đoán vềđộ bền và mức độ được mong muốn của một liên minh an ninh Mỹ-Nhật,đồng thời ủng hộ một nền ngoại giao Nhật Bản tích cực hơn, đặc biệt làđối với Trung Quốc, hoặc vai trò quân sự mạnh mẽ hơn của Nhật Bảntrong khu vực. Nếu phán xét tình trạng của mối liên kết an ninh Mỹ-Nhậttrên cơ sở đối thoại công khai, người ta sẽ có lý khi kết luận rằng vào giữanhững năm 1990, mối quan hệ giữa hai nước đã bước vào giai đoạn khủnghoảng.Tuy nhiên, ở phạm vi chính sách công, các khuyến nghị được thảoluận nghiêm túc, về tổng thể, là tương đối tỉnh táo, đo lường được và mềmdẻo. Các lựa chọn cực đoan của chủ nghĩa hòa bình toàn cục (nhuốm mùichống Hoa Kỳ) hoặc của tái vũ trang quan trọng và đơn phương (với đềxuất sửa đổi Hiến pháp và được một số người Nhật theo đuổi, bất chấpphản ứng bất lợi của Mỹ và khu vực) đã ít nhiều được ủng hộ. Sự hấp dẫncông khai của chủ nghĩa hòa bình, vì lý do gì, suy yếu trong những nămgần đây, trong khi chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa quân phiệt cũngkhông giành được nhiều sự ủng hộ của công chúng, bất chấp động thái hậuthuẫn của một số phát ngôn viên. Công chúng nói chung và chắc chắn làgiới kinh doanh có cảm nhận trực quan rằng không có phương án nào đưara được một lựa chọn chính sách thực sự, và trên thực tế chúng chỉ có thểgây nguy hiểm cho sự thịnh vượng của Nhật Bản.Những thảo luận công khai về mặt chính trị chủ yếu liên quan đến sựkhác biệt thấy rõ nơi vị thế quốc tế cơ bản của Nhật Bản, với một số biếnthể thứ cấp liên quan đến các ưu tiên địa chính trị. Theo nghĩa rộng, có bađịnh hướng chính, và có lẽ là một định hướng thứ tư nhỏ, có thể được xácđịnh và đặt tên như sau: những người quả quyết "nước Mỹ trên hết",những người theo chủ nghĩa trọng thương toàn cầu, những người hiện thựcchủ động và những người có tầm nhìn quốc tế. Tuy nhiên, trong phân tíchcuối cùng, cả bốn phương hướng đều có chung một mục tiêu và chia sẻmột mối quan tâm chung: khai thác mối quan hệ đặc biệt với Hoa Kỳ để cóđược sự công nhận toàn cầu đối với Nhật Bản, đồng thời tránh sự thù địchvới người châu Á và không gây nguy hiểm cho chiếc ô an ninh của Mỹ.Định hướng đầu tiên xuất phát từ chủ trương duy trì mối quan hệMỹ-Nhật hiện tại, xem nó là cốt lõi của địa chiến lược Nhật Bản. Thamvọng của nó, cũng như của hầu hết người Nhật, là sự công nhận quốc tếlớn hơn đối với Nhật Bản và sự bình đẳng hơn trong liên minh, nhưng đólà nguyên tắc chủ yếu, như Thủ tướng Kiichi Miyazawa đưa ra vào tháng 1năm 1993 về "viễn cảnh mà thế giới đang hướng tới sẽ phụ thuộc phần lớnvào việc Nhật Bản và Hoa Kỳ... có thể cung cấp sự lãnh đạo phối hợptrong một tầm nhìn chung hay không." Quan điểm này đã chiếm ưu thếtrong giới tinh hoa chính trị quốc tế và cơ sở chính sách đối ngoại vốn đãnắm giữ quyền lực trong suốt hai thập kỷ qua. Về các vấn đề địa chiếnlược quan trọng của vai trò khu vực của Trung Quốc và sự hiện diện củaMỹ ở Triều Tiên, sự lãnh đạo đó được Hoa Kỳ ủng hộ, nhưng nó cũng coivai trò của mình như một nguồn lực kiềm chế bất kỳ khuynh hướng nàocủa Mỹ nhằm vào thế đối đầu với Trung Quốc. Trên thực tế, ngay cả nhómnày đã trở nên ngày càng có xu hướng nhấn mạnh sự cần thiết phải quanhệ chặt chẽ hơn giữa Nhật Bản và Trung Quốc, xếp hạng tầm quan trọngcủa nó chỉ ngay dưới mối quan hệ với Mỹ.Định hướng thứ hai không tranh luận việc xác định địa chiến lược củachính sách Nhật Bản với Mỹ, nhưng nó xem lợi ích của Nhật Bản đượcphục vụ tốt nhất một khi thừa nhận thẳng thắn và chấp nhận thực tế rằngNhật Bản chủ yếu là một cường quốc kinh tế. Triển vọng này thường đượckết hợp với bộ máy quan liêu có ảnh hưởng truyền thống của MITI (BộThương mại và Công nghiệp Quốc tế) và với lãnh đạo doanh nghiệp xuấtkhẩu và kinh doanh của đất nước. Theo quan điểm này, việc phi quân sựhóa quan hệ Nhật Bản là thứ có lợi đáng để phục vụ trước. Với việc Mỹđảm bảo an ninh của đất nước, Nhật Bản có thể tự do theo đuổi chính sáchtham gia kinh tế toàn cầu, vốn sẽ giúp lặng lẽ nâng cao vị thế toàn cầu.Trong một thế giới lý tưởng, định hướng thứ hai sẽ nghiêng về chínhsách ít nhất là trung lập thực tế, với việc Mỹ bù đắp sức mạnh khu vực củaTrung Quốc và từ đó bảo vệ Đài Loan và Hàn Quốc, do đó giúp Nhật Bảntự do xây dựng mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn với đại lục và với ĐôngNam Á. Tuy nhiên, với thực tế chính trị hiện có, những người theo chủnghĩa trọng thương toàn cầu chấp nhận liên minh Mỹ-Nhật như một sự sắpxếp cần thiết, bao gồm các khoản chi ngân sách tương đối khiêm tốn chocác lực lượng vũ trang Nhật Bản (vẫn không vượt quá 1% GDP của đấtnước), nhưng họ không mong muốn hòa trộn liên minh này với bất kỳ bảnchất có ý nghĩa nào trong khu vực.Định hướng thứ ba, những người hiện thực chủ động, có xu hướngtrở thành các chính trị gia và nhà tư tưởng địa chính trị mới. Họ tin rằngvới tư cách là một nền dân chủ giàu có và thành công, Nhật Bản có cả cơhội và nghĩa vụ tạo ra sự khác biệt thực sự trong thế giới hậu Chiến tranhLạnh. Bằng cách đó, nó cũng có thể đạt được sự công nhận toàn cầu màNhật Bản được coi là một cường quốc kinh tế được xếp hạng trong lịch sửnằm trong số ít các quốc gia thực sự vĩ đại trên thế giới. Sự xuất hiện củamột vị thế Nhật Bản cứng cáp hơn như vậy đã được Thủ tướng YasuhiroNakasone báo trước vào những năm 1980, nhưng có lẽ sự trình bày nổitiếng nhất về quan điểm đó đã được nêu trong báo cáo gây tranh cãi củaỦỦy ban Ozawa, được xuất bản năm 1994 và có tên gọi là "Kế hoạch chitiết cho một Nhật Bản mới: tái thiết tư tưởng về một quốc gia."Được đặt theo tên của chủ tịch ủy ban, Ichiro Ozawa, một nhà lãnhđạo chính trị trung tâm đang nổi lên nhanh chóng, báo cáo ủng hộ cả việcdân chủ hóa văn hóa chính trị phân cấp của đất nước và suy nghĩ lại về vịthế quốc tế của Nhật Bản. Thúc giục Nhật Bản trở thành "một quốc giabình thường," báo cáo đề nghị duy trì kết nối an ninh Nhật-Mỹ nhưng cũngkhuyên Nhật Bản nên từ bỏ sự thụ động quốc tế bằng cách tham gia tíchcực vào chính trị toàn cầu, đặc biệt là đi đầu trong các nỗ lực gìn giữ hòabình quốc tế. Do đó, báo cáo khuyến nghị rằng các giới hạn hiến pháp củaquốc gia trong việc phái các lực lượng vũ trang Nhật Bản ra nước ngoàinên được dỡ bỏ.Không được trả lời nhưng ngụ ý bởi sự nhấn mạnh vào "một quốcgia bình thường", đó cũng là khái niệm về một sự giải phóng địa chính trịquan trọng hơn từ tấm chắn an ninh của Mỹ. Những người ủng hộ quanđiểm này có xu hướng lập luận rằng về các vấn đề có tầm quan trọng toàncầu, Nhật Bản không nên ngần ngại lên tiếng cho châu Á, thay vì tự độngđi theo sự dẫn dắt của Mỹ. Tuy nhiên, họ vẫn đặc biệt mơ hồ về các vấn đềnhạy cảm như vai trò khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc hoặc tươnglai của bán đảo Triều Tiên, không khác nhiều so với các bằng hữu truyềnthống hơn của họ. Do đó, liên quan đến an ninh khu vực, họ ủng hộ xuhướng mạnh mẽ của Nhật Bản đó là để cho cả hai vấn đề này chủ yếu vẫnnằm trong phạm vi trách nhiệm của Mỹ, Nhật Bản chỉ thực hiện vai tròkiểm duyệt đối với bất kỳ sự nhiệt tình quá mức nào của Mỹ.Đến nửa cuối thập niên 1990, định hướng hiện thực chủ động này đãbắt đầu chi phối suy nghĩ của công chúng và ảnh hưởng đến việc xây dựngchính sách đối ngoại của Nhật Bản. Vào nửa đầu năm 1996, chính phủNhật Bản bắt đầu nói về "chính sách ngoại giao độc lập" của Nhật Bản(jishu gaiko), mặc dù Bộ Ngoại giao Nhật Bản luôn thận trọng đã chọn dịchcụm từ tiếng Nhật sang một thuật ngữ mơ hồ (và đối với Mỹ có lẽ ít ámchỉ) là "ngoại giao chủ động".Định hướng thứ tư, của những người có tầm nhìn quốc tế, ít có ảnhhưởng hơn bất kỳ định hướng trước đây, nhưng đôi khi nó lại pha vàoquan điểm của Nhật Bản với những lời hoa mỹ lý tưởng hơn. Nó có xuhướng được liên kết công khai với những cá nhân xuất sắc như AkioMorita của Sony, người đã kịch tính hóa một cách cá nhân tầm quan trọngcủa Nhật Bản về một cam kết thể hiện cho các mục tiêu toàn cầu đángmong đợi về mặt đạo đức. Thường viện dẫn khái niệm về "một trật tự toàncầu mới", những người có tầm nhìn gọi Nhật Bản là một nhà lãnh đạo toàncầu trong việc phát triển và thúc đẩy một chương trình nghị sự thực sựnhân đạo cho cộng đồng thế giới, bởi lẽ nó không chịu gánh nặng của cáctrách nhiệm địa chính trị.Tất cả bốn định hướng đều thống nhất về một vấn đề chính của khuvực: rằng sự xuất hiện của hợp tác đa phương châu Á-Thái Bình Dương làvì lợi ích của Nhật Bản. Theo thời gian, sự hợp tác này có thể có ba tácđộng tích cực: nó có thể giúp thu hút (và cũng để kiềm chế khôn khéo)Trung Quốc; nó có thể giúp giữ nước Mỹ ở châu Á, cho dù cùng lúc làmgiảm dần ưu thế của Mỹ; và nó có thể giúp giảm bớt sự phẫn nộ chốngNhật Bản và do đó làm tăng ảnh hưởng của Nhật Bản. Mặc dù khó có thểtạo ra một phạm vi ảnh hưởng khu vực của Nhật Bản, nhưng nó có thể đạtđược một số mức độ kính trọng khu vực cho Nhật Bản, đặc biệt là ở cácquốc gia hàng hải ngoài khơi có thể lo ngại trước sức mạnh ngày càng tăngcủa Trung Quốc.Cả bốn quan điểm cũng đồng ý rằng một sự vun đắp thận trọng vớiTrung Quốc sẽ được ưu tiên hơn bất kỳ nỗ lực lãnh đạo nào của Mỹ nhằmngăn chặn trực tiếp Trung Quốc. Trên thực tế, khái niệm về một chiến lượcdo Mỹ lãnh đạo nhằm kiềm chế Trung Quốc, hoặc thậm chí ý tưởng vềmột liên minh cân bằng không chính thức giới hạn ở các quốc đảo ĐàiLoan, Philippines, Brunei và Indonesia, được Nhật Bản và Mỹ hỗ trợ đềukhông đặc biệt hấp dẫn Nhật Bản để nước này thiết lập chính sách đốingoại phù hợp. Theo quan điểm của Nhật Bản, bất kỳ nỗ lực nào như vậysẽ không chỉ đòi hỏi sự hiện diện quân sự chính yếu và vô thời hạn của Mỹở cả Nhật Bản và Hàn Quốc mà còn, bằng cách tạo ra sự chồng chéo về địachính trị mang tính kích động giữa lợi ích khu vực Trung Quốc và MỹNhật (xem bản đồ ở trang 294), có khả năng trở thành một lời tiên tri đangxảy ra về một sự va chạm với Trung Quốc10. Kết quả sẽ làm cản trở sự tựdo phát triển của Nhật Bản và đe dọa sự thịnh vượng của nền kinh tế ViễnĐông.Tương tự như vậy, ít người ủng hộ điều ngược lại: một sự dàn xếplớn giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Hậu quả khu vực của một sự đảo ngượcthành liên minh cổ điển như vậy sẽ rất đáng lo ngại: Mỹ rút quân khỏi khuvực cũng như cả Đài Loan và toàn bán đảo Triều Tiên nhanh chóng phụthuộc vào Trung Quốc, để mặc Nhật Bản cho Trung Quốc chi phối. Đâykhông phải là một triển vọng hấp dẫn, ngoại trừ với một số phần tử cựcđoan. Theo đó, với việc Nga bị cách ly về mặt địa chính trị và bị coithường về mặt lịch sử, sẽ không có sự thay thế nào ngoài nhất trí cơ bảnrằng mối liên hệ với Mỹ vẫn là huyết mạch trung tâm của Nhật Bản. Khôngcó nó, Nhật Bản không thể đảm bảo cho bản thân một nguồn cung cấp dầuổn định cũng như không thể tự bảo vệ mình khỏi một quả bom hạt nhân củaTrung Quốc (và có lẽ không lâu nữa là của Bắc Triều Tiên). Vấn đề chínhsách thực sự duy nhất là làm cách nào để thao túng kết nối với Mỹ nhằmthúc đẩy lợi ích của Nhật Bản.Theo đó, người Nhật đã tham gia cùng với tham vọng của Mỹ để tăngcường hợp tác quân sự Mỹ-Nhật, bao gồm cả phạm vi dường như đã rộnghơn từ vùng "Viễn Đông" đến một "công thức châu Á-Thái Bình Dương"rộng lớn hơn. Phù hợp với điều này, vào đầu năm 1996 khi xem xét cáiđược gọi là hướng dẫn quốc phòng Hoa Kỳ-Nhật Bản, chính phủ Nhật Bảncũng mở rộng tham chiếu đến việc sử dụng lực lượng quốc phòng NhậtBản từ "các trường hợp khẩn cấp ở Viễn Đông" đến "các trường hợp khẩncấp ở khu vực lân cận của Nhật Bản." Việc Nhật Bản sẵn sàng dàn xếp vớiMỹ về vấn đề này cũng đã được thúc đẩy bởi những nghi ngờ liên quanđến quyền lực lâu dài của Mỹ ở châu Á và bởi những lo ngại, và Mỹdường như cũng lo lắng, rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc tại một thời điểmtrong tương lai vẫn sẽ áp đặt cho Nhật Bản một sự lựa chọn không thể chấpnhận được: đứng cùng Mỹ để chống lại Trung Quốc hoặc bỏ qua Mỹ vàliên minh với Trung Quốc.Đối với Nhật Bản, vấn đề nan giải cơ bản đó cũng chứa đựng mộtmệnh lệnh lịch sử: kể từ khi việc trở thành cường quốc thống trị khu vựckhông phải là mục tiêu khả thi và vì không có cơ sở khu vực, việc đạt đượcsức mạnh toàn cầu thực sự là không thực tế, theo đó Nhật Bản có thể đạtđược vị thế lãnh đạo toàn cầu thông qua hoạt động tích cực trong việc gìngiữ hòa bình và phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Bằng cách tận dụngliên minh quân sự Mỹ-Nhật để đảm bảo sự ổn định của Viễn Đông nhưngkhông để nó phát triển thành một liên minh chống Trung Quốc, Nhật Bảncó thể an toàn thực hiện sứ mệnh toàn cầu đặc biệt và có ảnh hưởng với tưcách một thế lực thúc đẩy sự xuất hiện của việc hợp tác quốc tế và thiếtchế hóa hiệu quả hơn. Do đó, Nhật Bản có thể trở thành một quốc giatương đương mạnh mẽ và có ảnh hưởng toàn cầu hơn nhiều so vớiCanada: một quốc gia được tôn trọng vì sử dụng của cải và quyền lực củamình cho mục đích tạo dựng chứ không gây ra nỗi sợ hãi cũng như phẫnnộ.ĐIỀU CHỈNH ĐỊA CHIẾN LƯỢC CỦA MỸNhiệm vụ chính sách của Mỹ là nhằm đảm bảo chắc chắn rằng NhậtBản theo đuổi sự lựa chọn như vậy và sự trỗi dậy của Trung Quốc, trởthành thế lực thống trị, trong khu vực không loại trừ thế chân vạc ổn địnhcủa sức mạnh Đông Á. Nỗ lực quản lý cả Nhật Bản và Trung Quốc và đểduy trì mối quan hệ tương tác ba chiều ổn định có liên quan đến Mỹ sẽ đòihỏi rất nhiều kỹ năng ngoại giao và trí tưởng tượng chính trị của Mỹ. Rũbỏ sự cố định quá khứ đối với mối đe dọa được cho là do sự lên ngôi củanền kinh tế Nhật Bản và nỗi sợ hãi về sức mạnh chính trị Trung Quốc cóthể giúp truyền tải chủ nghĩa hiện thực lạnh lùng vào một chính sách phảidựa trên tính toán chiến lược cẩn thận: làm thế nào để hướng năng lực củaNhật Bản theo hướng quốc tế và cách lèo lái quyền lực Trung Quốc vàomột chỗ ở khu vực.Chỉ bằng cách này, Mỹ mới có thể tạo ra ở phía đông lục địa Á-Âumột vai trò địa chính trị tương đương với vai trò của châu Âu ở ngoại viphía tây của lục địa Á-Âu, nghĩa là một cấu trúc quyền lực khu vực dựatrên lợi ích chung. Tuy nhiên, không giống như trường hợp ở châu Âu, mộtđầu cầu dân chủ ở phía đông Á-Âu sẽ không sớm xuất hiện. Thay vào đó,ở Viễn Đông, một liên minh được tái chuyển hướng với Nhật Bản phải làmcơ sở cho vị thế của người Mỹ trước một Trung Quốc có ưu thế trong khuvực.Đối với Mỹ, một số kết luận địa chiến lược quan trọng phát sinh từphân tích có trong hai phần trước của chương này:Một suy nghĩ đang phổ biến rằng Trung Quốc sẽ là cường quốc toàncầu tiếp theo đang gây ra sự hoang tưởng về Trung Quốc và đang thúc đẩytính hiếu chiến, thích làm lớn trong nội bộ Trung Quốc. Những lo ngại vềmột Trung Quốc hung hăng và đối kháng mà trước đó được cho là sẽ trởthành cường quốc toàn cầu tiếp theo vẫn còn rất sớm; nhưng chúng có thểtrở thành một lời tiên tri sắp xảy ra. Theo đó, sẽ rất phản tác dụng khi mộtliên minh được hình thành nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc trởthành thế lực toàn cầu. Điều đó sẽ chỉ đảm bảo rằng một Trung Quốc cóảnh hưởng trong khu vực sẽ trở nên thù địch. Đồng thời, bất kỳ nỗ lực nàonhư vậy sẽ làm căng thẳng mối quan hệ Mỹ-Nhật, vì hầu hết người Nhật sẽcó khả năng chống lại liên minh như vừa nêu trên. Theo đó, Hoa Kỳ nên từbỏ việc thúc ép Nhật Bản đảm nhận trách nhiệm quốc phòng lớn hơn ở khuvực châu Á-Thái Bình Dương. Những nỗ lực cho hiệu ứng đó sẽ chỉ cảntrở sự xuất hiện của mối quan hệ ổn định giữa Nhật Bản và Trung Quốc,đồng thời cô lập Nhật Bản trong khu vực.Nhưng đúng ra, Trung Quốc trên thực tế không có khả năng sớm nổilên như một cường quốc toàn cầu, nên sẽ là không khôn ngoan khi theođuổi chính sách ngăn chặn Trung Quốc trong khu vực, mà sẽ đáng kỳ vọnghơn nếu coi Trung Quốc như một đối tác có ý nghĩa toàn cầu. Đưa TrungQuốc vào hợp tác quốc tế rộng lớn hơn và trao cho nó vị thế mà nó mongmuốn có thể có tác dụng làm mòn đi các khía cạnh của tham vọng quốc giaTrung Quốc. Một bước quan trọng theo hướng đó là đưa Trung Quốc vàohội nghị thượng đỉnh hằng năm của các quốc gia hàng đầu thế giới, còn gọilà G-7, nhất là khi Nga cũng đã được mời tham dự.Mặc dù phát triển, Trung Quốc trên thực tế không có lựa chọn chiếnlược lớn. Sự thành công liên tiếp về kinh tế của Trung Quốc vẫn phụ thuộcrất nhiều vào dòng vốn và công nghệ phương Tây và vào việc tiếp cận thịtrường nước ngoài, hạn chế nghiêm trọng các lựa chọn của Trung Quốc.Liên minh với một nước Nga không ổn định và nghèo nàn sẽ không tăngcường triển vọng kinh tế hoặc địa chính trị của Trung Quốc (và đối vớiNga, điều đó có nghĩa là phụ thuộc vào Trung Quốc). Do đó, đây khôngphải là một lựa chọn địa chiến lược khả thi, ngay cả khi ý tưởng này hấpdẫn về mặt chiến thuật đối với cả Trung Quốc và Nga. Viện trợ của TrungQuốc cho Iran và Pakistan có ý nghĩa địa chính trị và khu vực tức thời hơnđối với Trung Quốc, nhưng điều đó cũng không phải là điểm khởi đầu chomột sứ mệnh nghiêm túc về địa vị quyền lực toàn cầu. Một liên minh"chống bá quyền" có thể trở thành một lựa chọn cuối cùng nếu TrungQuốc cảm thấy rằng nguyện vọng quốc gia hoặc khu vực của họ đang bịHoa Kỳ ngăn chặn (với sự hỗ trợ của Nhật Bản). Nhưng nó sẽ là một liênminh của những nước nghèo, những nước sau đó có khả năng vẫn sẽ cùngnhau nghèo trong khoảng thời gian tới.Một Đại Trung Hoa đang nổi lên thành một cường quốc thống trịtrong khu vực. Như vậy, nó có thể cố gắng áp đặt mình lên các nước lánggiềng bằng cách gây bất ổn khu vực; hoặc nó có thể hài lòng với việc thựchiện ảnh hưởng của mình một cách gián tiếp hơn, phù hợp với lịch sử đếquốc của Trung Quốc trong quá khứ. Việc một phạm vi ảnh hưởng báquyền hay một phạm vi bảo hộ mơ hồ xuất hiện sẽ phụ thuộc một phầnvào việc chế độ Trung Quốc rồi sẽ ra sao, và một phần khác là vào cách mànhững đối thủ quan trọng bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản, phản hồitrước sự trỗi dậy của một Trung Quốc rộng lớn hơn. Một chính sáchkhuyến giải đơn giản có thể khuyến khích một vị thế Trung Quốc quyếtđoán hơn; nhưng một chính sách chỉ đơn thuần cản trở sự trỗi dậy củaTrung Quốc cũng có thể sẽ tạo ra một kết quả tương tự. Sự dàn xếp thậntrọng về một số vấn đề và một bản phác họa lộ trình chinh xác trên nhữngvấn đề khác có thể tránh được sự cực đoan.Trong mọi trường hợp, ở một số khu vực của lục địa Á-Âu, TrungQuốc có thể thực hiện ảnh hưởng địa chính trị tương thích với các lợi íchđịa chiến lược lớn của Mỹ trong một khu vực Á-Âu ổn định nhưng đanguyên về chính trị. Ví dụ, sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốcđối với Trung Á chắc chắn sẽ kìm hãm quyền tự do hành động của Ngatrong việc tìm cách đạt được bất kỳ hình thức tái hòa nhập chính trị nào củakhu vực dưới sự kiểm soát của Moscow. Trong mối liên hệ này và liênquan đến Vịnh Ba Tư, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốccho thấy mối quan tâm chung với Mỹ trong việc duy trì quyền tiếp cận tựdo và ổn định chính trị ở các khu vực sản xuất dầu. Tương tự, Trung Quốchỗ trợ cho Pakistan kiềm chế tham vọng của Ấn Độ khi buộc quốc gia đóphụ thuộc vào mình và bù đắp cho Ấn Độ xu hướng hợp tác với Nga liênquan đến Afghanistan và Trung Á. Cuối cùng, sự tham gia của Trung Quốcvà Nhật Bản vào sự phát triển của miền Đông Siberia cũng có thể giúp tăngcường sự ổn định khu vực. Những lợi ích chung này cần được khám pháthông qua một cuộc đối thoại chiến lược bền vững11.Cũng có những lĩnh vực nơi tham vọng của Trung Quốc có thể xungđột với lợi ích của Mỹ (và cả Nhật Bản), nhất là khi Trung Quốc theo đuổichúng thông qua những chiến thuật mạnh tay quen thuộc trong lịch sử. Đâylà lưu ý đặc biệt cho Đông Nam Á, Đài Loan và Triều Tiên.Đông Nam Á, xét về tiềm năng, quá giàu có, quá rộng về mặt địa lývà đơn giản là quá lớn để có thể dễ dàng bị phụ thuộc vào một Trung Quốcmạnh mẽ, nhưng nó cũng quá yếu và quá phân mảnh về mặt chính trị nên ítnhiều khó tránh việc trở thành một phạm vi bảo hộ đối với Trung Quốc.Ảnh hưởng khu vực của Trung Quốc, được khuyến khích bởi sự hiện diệntài chính và kinh tế của Trung Quốc tại tất cả các quốc gia trong khu vực,chắc chắn sẽ tăng lên khi sức mạnh Trung Quốc tăng lên. Phần lớn phụthuộc vào cách Trung Quốc áp dụng sức mạnh đó, nhưng không rõ ràngrằng Mỹ có bất kỳ lợi ích đặc biệt nào trong việc chống đối nó trực tiếphoặc tham gia vào các vấn đề như tranh chấp Biển Đông. Người TrungQuốc có kinh nghiệm lịch sử đáng kể trong việc quản lý một cách linh hoạtcác mối quan hệ bất bình đẳng (hoặc với nước chư hầu), và chắc chắn sẽcó lợi cho chính Trung Quốc khi họ tự kiềm chế để tránh nỗi lo ngại nhắmvào chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc tại khu vực. Nỗi sợ hãi đó có thể tạo ramột liên minh chống Trung Quốc trong khu vực (và một số phản ứng quámức đã hiện diện trong hợp tác quân sự Indonesia-Australia còn non trẻ),thứ sau đó rất có thể sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ, Nhật Bản vàAustralia.Một Đại Trung Hoa, đặc biệt là sau khi tiếp quản Hồng Kông, gầnnhư chắc chắn sẽ tìm kiếm nhiều năng lượng hơn để hoàn tất hợp nhất ĐàiLoan vào đại lục. Điều quan trọng là phải đánh giá cao thực tế Trung Quốcchưa bao giờ chấp nhận sự chia rẽ vô định với Đài Loan. Do đó, tại mộtthời điểm bất kỳ, vấn đề đó có thể tạo ra một vụ va chạm trực diện giữaMỹ và Trung Quốc. Hậu quả của nó đối với tất cả các mối quan tâm sẽ gâythiệt hại rất lớn: triển vọng kinh tế của Trung Quốc sẽ bị kéo chậm lại; mốiquan hệ của Mỹ với Nhật Bản có thể trở nên căng thẳng; và những nỗ lựccủa Mỹ để tạo ra sự cân bằng quyền lực ổn định ở phía đông lục địa Á-Âucó thể bị trật đường ray.Theo đó, điều cần thiết là phải đạt được và duy trì một cách đối ứngcàng rõ ràng càng tốt về vấn đề này. Ngay cả khi trong tương lai gần,Trung Quốc có khả năng thiếu phương tiện để cưỡng chế Đài Loan mộtcách hiệu quả, Bắc Kinh phải hiểu rõ và tin chắc rằng, sự đồng ý của Mỹtrong nỗ lực tái hòa nhập Đài Loan, bằng cách sử dụng sức mạnh quân sự,cũng sẽ tàn phá vị thế của Mỹ ở Viễn Đông đến nỗi Mỹ đơn giản là khôngthể tiếp tục duy trì sự thụ động về mặt quân sự nếu Đài Loan không thể tựbảo vệ.Nói cách khác, Mỹ sẽ phải can thiệp không phải vì một Đài Loanriêng biệt mà vì lợi ích địa chính trị của Mỹ trong khu vực châu Á-TháiBình Dương. Đây là một dấu hiệu đặc biệt quan trọng. Hoa Kỳ không cóbất kỳ mối quan tâm đặc biệt nào đối với một Đài Loan riêng biệt. Trênthực tế, địa vị chính thức của nó đã và nên duy trì bằng việc chỉ có mộtTrung Quốc. Nhưng Trung Quốc tìm kiếm sự thống nhất bằng cách nào cóthể ảnh hưởng đến lợi ích quan trọng của Mỹ và người Trung Quốc phảinhận thức rõ điều đó.Vấn đề Đài Loan cũng mang lại cho Mỹ một lý do chính đáng để đưara câu hỏi về quyền con người trong các thỏa thuận với Trung Quốc màkhông cần biện minh cho cáo buộc can thiệp vào các vấn đề nội địa củaTrung Quốc. Hoàn toàn thích hợp khi nhắc lại với Bắc Kinh rằng việcthống nhất sẽ chỉ được thực hiện khi Trung Quốc trở nên thịnh vượng vàdân chủ hơn. Chỉ có một Trung Quốc như vậy mới có thể thu hút Đài Loanvà đồng hóa nó vào Đại Trung Hoa, vốn đã được chuẩn bị để trở thành mộtliên bang dựa trên nguyên tắc của "một quốc gia, đa chế độ." Trong bất kỳtrường hợp nào, tăng cường tôn trọng quyền con người là vì lợi ích củachính Trung Quốc, do đó là bối cảnh phù hợp để Mỹ giải quyết vấn đề.Đồng thời, Hoa Kỳ cũng tuân thủ quy định theo đúng lời hứa vớiTrung Quốc về việc tránh trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ bất kỳ sự nângcấp quốc tế nào cho vị thế của Đài Loan. Vào những năm 1990, một sốliên hệ chính thức giữa Hoa Kỳ và Đài Loan đã truyền đạt ấn tượng rằngMỹ đã bắt đầu coi Đài Loan là một quốc gia riêng biệt và sự tức giận củaTrung Quốc đối với vấn đề này là điều dễ hiểu, cũng như sự phẫn nộ củaTrung Quốc đối với nỗ lực tăng cường của các quan chức Đài Loan để đạtđược sự công nhận quốc tế cho vị thế riêng biệt của lãnh thổ này.Do đó, Hoa Kỳ không nên ngại ngùng nói rõ ràng thái độ của họ đốivới Đài Loan sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi những nỗ lực của Đài Loan nhằmthay đổi sự mơ hồ lâu dài và có chủ ý trong mối quan hệ Trung Quốc-ĐàiLoan. Hơn nữa, nếu Trung Quốc có trở nên thịnh vượng và dân chủ hóa vànếu việc hấp thụ Hồng Kông không liên quan đến sự thụt lùi về quyềncông dân, thì việc Mỹ khuyến khích đối thoại nghiêm túc qua eo biển vềcác điều khoản của việc thống nhất cuối cùng cũng sẽ giúp tạo ra áp lựccho dân chủ hóa gia tăng ở Trung Quốc, trong khi thúc đẩy một sự dàn xếpchiến lược rộng lớn hơn giữa Hoa Kỳ và một Đại Trung Hoa.Triều Tiên, lãnh thổ trung tâm về địa chính trị ở Đông Bắc Á, một lầnnữa có thể trở thành nguồn cơn gây tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc, vàtương lai của nó cũng sẽ tác động trực tiếp đến kết nối Mỹ-Nhật. Chừngnào bán đảo Triều Tiên còn bị chia rẽ và dễ bị tổn thương trong cuộc chiếngiữa miền Bắc bất ổn và miền Nam ngày càng giàu có, các lực lượng Mỹsẽ còn phải ở lại bán đảo này. Bất kỳ sự rút quân đơn phương nào của -Hoa Kỳ sẽ không chỉ gây nguy cơ thúc đẩy một cuộc chiến mới mà, trongtất cả khả năng, cũng báo hiệu đã đến hồi kết thúc sự hiện diện quân sựcủa Hoa Kỳ tại Nhật Bản. Thật khó có thể nghĩ rằng người Nhật tiếp tụcdựa vào việc triển khai quân của Hoa Kỳ trên đất nước mình sau khi ngườiMỹ từ bỏ Hàn Quốc. Việc tái vũ trang nhanh chóng của Nhật Bản sẽ là hệquả rất có thể xảy ra, với hậu quả gây bất ổn rộng rãi trong khu vực nóichung.Tuy nhiên, thống nhất bán đảo Triều Tiên cũng có thể sẽ đặt ra nhữngtình huống khó xử địa chính trị nghiêm trọng. Nếu các lực lượng Mỹ ở lạitrong một bán đảo Triều Tiên thống nhất, chắc chắn họ sẽ bị Bắc Kinh xemlà có mưu đồ nhắm vào Trung Quốc. Trên thực tế, có nghi ngờ cho rằngngười Trung Quốc muốn chấp nhận một Triều Tiên thống nhất. Nếu sựthống nhất đó diễn ra theo từng giai đoạn, liên quan đến cái gọi là hạ cánhnhẹ nhàng, Trung Quốc sẽ cản trở nó về mặt chính trị và ủng hộ nhữngphần tử ở Bắc Triều Tiên vẫn phản đối việc thống nhất. Nếu sự thống nhấtđó diễn ra bằng bạo lực, với việc Bắc Triều Tiên tấn công, thì ngay cả sựcan thiệp của quân đội Trung Quốc cũng không thể ngăn lại được. Từ quanđiểm của Trung Quốc, một bán đảo Triều Tiên thống nhất sẽ chỉ đượcchấp nhận nếu nó không đồng thời đi kèm với sự mở rộng trực tiếp củaquyền lực Mỹ (với Nhật Bản hậu thuẫn làm bàn đạp cho nó).Dù sao đi nữa, một bán đảo Triều Tiên thống nhất không có quân độiHoa Kỳ trên đất của họ sẽ có khả năng bị hấp dẫn trước tiên đối với mộthình thức trung lập giữa Trung Quốc và Nhật Bản và sau đó, bị thúc đẩymột phần bởi những cảm giác chống Nhật còn sót lại nhưng vẫn mãnh liệt,dần dần ngả về vùng ảnh hưởng chính trị quả quyết hơn hay sự bảo hộ cóphần tinh tế hơn của Trung Quốc. Vấn đề sau đó sẽ nảy sinh là liệu NhậtBản có còn sẵn sàng phục vụ như là căn cứ châu Á duy nhất cho quyền lựccủa Mỹ hay không. Ít nhất, vấn đề này sẽ gây chia rẽ lớn trong chính trịnội bộ Nhật Bản. Bất kỳ sự co rút lại nào trong phạm vi tiếp cận của quânđội Hoa Kỳ ở Viễn Đông sẽ lần lượt làm cho việc duy trì cân bằng quyềnlực Á-Âu ổn định trở nên khó khăn hơn. Do đó, những cân nhắc này đãtăng cường sự góp mặt của Mỹ và Nhật Bản vào hiện trạng Triều Tiên (mặcdù trong mỗi trường hợp, vì những lý do khác nhau) và nếu thay đổi hiệntrạng đó, nó phải xảy ra ở giai đoạn rất chậm, tốt nhất là trong một bốicảnh sự dàn xếp khu vực vững vàng giữa Mỹ và Trung Quốc.Trong khi đó, một sự hòa giải thực sự giữa người Nhật Bản và ngườiTriều Tiên sẽ đóng góp đáng kể vào bối cảnh khu vực ổn định hơn cho bấtkỳ sự thống nhất cuối cùng nào. Các biến chứng quốc tế khác nhau có thểxảy ra từ sự tái hòa nhập của Bắc Triều Tiên sẽ được giảm nhẹ bằng một sựhòa giải thực sự giữa Nhật Bản và bán đảo này, dẫn đến mối quan hệ chínhtrị ngày càng hợp tác và ràng buộc giữa hai thực thể. Hoa Kỳ có thể đóngvai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hòa giải đó. Nhiều bước cụ thể đãđược thực hiện để tiến tới hòa giải Đức-Pháp và sau đó là giữa Đức và BaLan (ví dụ, từ các chương trình đại học chung cho đến hình thành quân độikết hợp) có thể được điều chỉnh cho trường hợp này. Một mối quan hệ đốitác toàn diện và ổn định khu vực giữa Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên sẽtạo điều kiện cho Mỹ tiếp tục hiện diện ở Viễn Đông, kể cả sau khi haimiền Triều Tiên thống nhất.Nó gần như diễn ra mà không nói rằng một mối quan hệ chính trị chặtchẽ với Nhật Bản là mối quan tâm địa chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nhưngliệu Nhật Bản có phải là chư hầu, đối thủ hay đối tác của Mỹ hay khôngphụ thuộc vào khả năng của người Mỹ và người Nhật để xác định rõ hơnmục tiêu quốc tế nào mà các quốc gia nên tìm kiếm và phân định rõ rànghơn ranh giới giữa nhiệm vụ địa chiến lược của Hoa Kỳ tại Viễn Đông vàkhát vọng của Nhật Bản về vai trò toàn cầu của mình. Đối với Nhật Bản,bất chấp các cuộc tranh luận trong nước về chính sách đối ngoại, mối quanhệ với Mỹ vẫn là ngọn hải đăng trung tâm cho ý thức về định hướng quốctế của riêng nó. Một Nhật Bản mất phương hướng, chần chừ về việc tái vũtrang hoặc một vị thế riêng biệt với Trung Quốc sẽ chấm dứt vai trò củaMỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sẽ báo trước sự xuất hiện củamột thỏa thuận tam giác ổn định trong khu vực liên quan đến Mỹ, Nhật Bảnvà Trung Quốc. Điều đó, đến lượt nó, sẽ cản trở sự hình thành của trạngthái cân bằng chính trị do người Mỹ quản lý trên khắp Á-Âu.Nói tóm lại, một Nhật Bản mất phương hướng sẽ giống như một concá voi bị mắc cạn: quằn quại bất lực nhưng vẫn nguy hiểm. Nó có thể gâybất ổn cho châu Á, nhưng không thể tạo ra một sự thay thế khả thi cho thếcân bằng ổn định cần thiết giữa Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Chỉ thôngqua một liên minh chặt chẽ với Nhật Bản, Mỹ mới có thể dàn xếp nguyệnvọng khu vực và hạn chế những biểu hiện độc đoán hơn của Trung Quốc.Chỉ trên cơ sở đó, một vị thế ba chiều phức tạp, mỗi chiều liên quan đếnsức mạnh toàn cầu của Mỹ, ưu thế trong khu vực của Trung Quốc và sựlãnh đạo quốc tế của Nhật Bản, mới có thể được đặt ra.Theo sau đó, trong tương lai gần, việc giảm các cấp độ hiện có củalực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản (và, mở rộng ra, tại Triều Tiên) là khôngmong muốn. Tuy nhiên, bởi cùng một biểu hiện, bất kỳ sự gia tăng đáng kểnào trong phạm vi địa chính trị và tầm vóc thực sự của nỗ lực quân sự củaNhật Bản cũng là điều không mong muốn. Một cuộc rút quân đáng chú ýcủa Hoa Kỳ có lẽ sẽ thúc đẩy một chương trình vũ trang quân đội chính củaNhật Bản trong bối cảnh mất phương hướng chiến lược đáng lo ngại,trong khi áp lực của Mỹ đối với Nhật Bản để đảm nhận vai trò quân sự lớnhơn chỉ có thể làm hỏng triển vọng ổn định khu vực, cản trở một vị thế khuvực rộng lớn hơn với một Đại Trung Hoa, chuyển Nhật Bản khỏi hướngthực hiện một nhiệm vụ quốc tế mang tính xây dựng hơn, và do đó làmphức tạp nỗ lực thúc đẩy đa nguyên địa chính trị ổn định trên khắp Âu-Á.Tiếp đó, Nhật Bản, nếu muốn quay mặt ra thế giới và tránh xa châuÁ, thì phải có được sự khuyến khích có ý nghĩa và một vị thế đặc biệt, đểlợi ích quốc gia của chính nó được phục vụ tốt. Không giống như TrungQuốc, quốc gia có thể tìm kiếm sức mạnh toàn cầu bằng cách trở thànhmột cường quốc khu vực, Nhật Bản có thể có được ảnh hưởng toàn cầubằng cách tránh thực hiện tham vọng tìm kiếm sức mạnh khu vực. Nhưngđiều đó khiến Nhật Bản cảm thấy quan trọng hơn khi nhận thấy rằng trởthành đối tác đặc biệt của Mỹ trong một khuynh hướng toàn cầu sẽ làmthỏa mãn nó về mặt chính trị cũng như có lợi về mặt kinh tế. Cuối cùng,Hoa Kỳ sẽ làm tốt việc xem xét thông qua một hiệp định thương mại tự doMỹ-Nhật, từ đó tạo ra một không gian kinh tế chung giữa Mỹ và Nhật. Mộtbước như vậy, chính thức hóa mối liên kết ngày càng tăng giữa hai nềnkinh tế, sẽ cung cấp nền tảng địa chính trị cho cả việc Mỹ tiếp tục hiệndiện ở Viễn Đông và cho sự tham gia toàn cầu mang tính xây dựng củaNhật Bản12.Kết luận: Đối với Mỹ, Nhật Bản nên là đối tác quan trọng hàng đầucủa nó trong việc xây dựng một hệ thống hợp tác toàn cầu ngày càng gắnbó và lan tỏa nhưng không phải là đồng minh quân sự của nó trong bất kỳthỏa thuận khu vực nào được thiết kế để cạnh tranh với ưu thế hàng đầutrong khu vực của Trung Quốc. Trên thực tế, Nhật Bản nên là đối tác toàncầu của Mỹ trong việc giải quyết chương trình nghị sự mới về các vấn đềthế giới. Một Trung Quốc đứng đầu khu vực sẽ trở thành mỏ neo ViễnĐông của Mỹ trong lĩnh vực chính trị quyền lực truyền thống hơn, từ đógiúp thúc đẩy sự cân bằng quyền lực Á-Âu, với một Đại Trung Hoa ở phíađông lục địa Á-Âu phù hợp tương ứng với vai trò của một châu Âu mởrộng ở phía tây lục địa Á-Âu.1. "Tài liệu Chính thức dự đoán sự rối loạn trong thời kỳ hậu Đặng", Cheng Ming (HồngKông), ngày 1-2-1995, cung cấp một bản tóm tắt chi tiết về hai phân tích được chuẩn bị cholãnh đạo Đảng liên quan đến nhiều hình thức bất ổn tiềm tàng. Một viễn cảnh phương Tâyvề cùng một chủ để được đưa vào trong bài của Richard Baum, "Trung Quốc sau Đặng:Mười kịch bản trong việc tìm kiếm hiện thực," Trung Quốc hằng quý (tháng 3-1996).↩2. Trong báo cáo có phần lạc quan có tiêu đề "Zou xiang 21 shi ji de Zhongguo jinji" (Kinhtế Trung Quốc hướng tới thế kỷ 21), được phát hành năm 1996 bởi Viện Nghiên cứu Côngnghệ và Kinh tế Định lượng Trung Quốc, người ta ước tính rằng thu nhập bình quân đầungười ở Trung Quốc năm 2010 sẽ là khoảng 735 đô la, hoặc khoảng 30 đô la cao hơn so vớiđịnh nghĩa của Ngân hàng Thế giới về một quốc gia có thu nhập thấp.↩3. Theo Yazhou Zhoukan (Asiaweek), ngày 25-9-1994, tổng tài sản của 500 công ty hàng đầucủa Trung Quốc ở Đông Nam Á có tổng trị giá khoảng 540 tỷ đô la. Các ước tính khác thậmchí còn cao hơn: Kinh tế Quốc tế, vào tháng 11, 12-1996, báo cáo rằng thu nhập hàng nămcủa 50 triệu người Hoa ở nước ngoài ở xấp xỉ mức trên và gần bằng GDP của Trung Quốclục địa. Người Hoa ở nước ngoài được cho là kiểm soát khoảng 90% nền kinh tế Indonesia,75% của Thái Lan, 50-60% của Malaysia, và toàn bộ nền kinh tế ở Đài Loan, Hồng Kông vàSingapore.↩4. Dấu hiệu liên quan đến vấn đề đó là báo cáo được công bố trên nhật báo The Nation(ngày 31-3-1997) của Bangkok, bản tiếng Anh, về chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướngThái Lan, Chavalit Yongchaiyudh. Mục đích của chuyến thăm được xác định là để thiết lậpmột liên minh chiến lược vững chắc với một "Đại Trung Hoa." Đội ngũ lãnh đạo chính trịThái Lan được cho là đã "công nhận Trung Quốc là một siêu cường có vai trò toàn cầu," vàmong muốn đóng vai trò là "cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN." Singapore thậm chí cònđi xa hơn trong việc nhấn mạnh sự đồng lòng của nước này với Trung Quốc.↩5. Song Yimin, "A Discussion of the Division and Grouping of Forces in the World After theEnd of the Cold War", International Studies (Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, BắcKinh), 6-8 (1996):10. Cho rằng đánh giá của Mỹ thể hiện quan điểm của giới lãnh đạo cấpcao của Trung Quốc đã được đề cập thông qua thực tế là có một phiên bản ngắn hơn củaphân tích này đã xuất hiện trong cơ quan lưu hành đại chúng của Đảng, Nhân dân nhật báo,ngày 29-4-1996.↩6. Một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về ý định của Mỹ để xây dựng một hệ thống châu Á chốngTrung Quốc như vậy có trong Wang Chunyin, "Hướng tới an ninh châu Á-Thái Bình Dươngvào đầu thế kỷ 21," Guoji Zhanwang (Triển vọng Thế giới), tháng 2-1996.Một nhà bình luận khác của Trung Quốc lập luận rằng sự dàn xếp an ninh Mỹ-Nhật đã đượcthay đổi từ một "lá chắn phòng thủ" nhằm mục đích ngăn cản sức mạnh của Liên Xô thànhmột "ngọn giáo tấn công" nhắm vào Trung Quốc (Yang Baijiang, "Dấu hiệu được nêu ra củaTuyên bố An ninh Nhật Bản-Hoa Kỳ," Xiandai Guoji Guanxi [Quan hệ Quốc tế Đương đại],ngày 20-6-1996).↩7. Chỉ hiện tượng người Nhật với sự phát triển kinh thần kỳ hồi những năm 1970, 1980 đãbỏ tiền mua rất nhiều bất động sản và xí nghiệp ở Mỹ, làm dấy lên lời đồn người Nhật muacả nước Mỹ. Sau đó, nước Nhật đối diện với giai đoạn suy thoái kinh tế kéo dài. (BT)↩8. The Japan Digest, ngày 25-2-1997, báo cáo rằng, theo một cuộc thăm dò của chính phủ,chỉ có 36% người Nhật cảm thấy thiện cảm với Hàn Quốc.↩9. Ví dụ, Ủy ban Higuchi, một ủy ban cố vấn của thủ tướng, đã vạch ra "Ba điều nòng cốtcủa chính sách an ninh Nhật Bản," nhấn mạnh "tính chất đầu tàu" của quan hệ an ninh MỹNhật nhưng cũng ủng hộ một cuộc đối thoại an ninh đa phương ở châu Á trong một báo cáođược đưa ra vào mùa hè năm 1994; báo cáo của Ủy ban Ozawa năm 1994, "Kế hoạch chi tiếtcho một Nhật Bản mới"; bản phác thảo của Yomiuri Shimbun cho "Một chính sách an ninhtoàn diện" vào tháng 5-1995, ủng hộ trong số các mục khác việc sử dụng quân đội Nhật Bảnở nước ngoài để gìn giữ hòa bình; báo cáo tháng 4 năm 1996 của Hiệp hội Điều hành Doanhnghiệp Nhật Bản (keizai doyukai), được chuẩn bị với sự hỗ trợ của viện chính sách Ngânhàng Fuji, thúc giục sự đối xứng lớn hơn trong hệ thống phòng thủ Mỹ-Nhật; báo cáo mangtên "Khả năng và vai trò của một hệ thống an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương" đãđược Diễn đàn Nhật Bản về các vấn đề quốc tế đệ trình lên thủ tướng vào tháng 6-1996;cũng như nhiều cuốn sách và bài báo được xuất bản trong vài năm qua, thường mang tínhchính trị và cực đoan hơn nhiều trong các khuyến nghị của họ và thường được các phươngtiện truyền thông phương Tây trích dẫn hơn so với các báo cáo chính thống chủ yếu nóitrên.↩10. Một số người Nhật bảo thủ cảm thấy thôi thúc trước những ghi nhận về mối quan hệ đặcbiệt Nhật-Đài Loan, và vào năm 1996 một "Hiệp hội Liên quốc hội Nhật - Đài" được thànhlập nhằm cổ xúy xu thế này. Phản ứng của Trung Quốc, như dự đoán, đầy thù nghịch.↩11. Trong một cuộc họp năm 1996 với các quan chức quốc phòng và an ninh quốc gia hàngđầu của Trung Quốc, tôi đã xác định (đôi khi sử dụng các công thức mơ hồ có chủ ý) cáclĩnh vực lợi ích chiến lược chung sau đây làm cơ sở cho một cuộc đối thoại như vậy: (1)một Đông Nam Á hòa bình; (2) không sử dụng vũ lực trong việc giải quyết các vấn đề ngoàikhơi; (3) thống nhất hòa bình Trung Quốc; (4) ổn định tại Triều Tiên; (5) độc lập của TrungÁ (6) cân bằng giữa Ấn Độ và Pakistan; (7) một Nhật Bản năng động về kinh tế và tử tế vớiquốc tế; (8) một nước Nga ổn định nhưng không quá mạnh.↩12. Một trường hợp thể hiện mạnh mẽ cho sáng kiến này, chỉ ra những lợi ích kinh tế lẫnnhau theo đó, do Kurt Tong thực hiện, "Revolutionizing America's Japan Policy" (Cáchmạng hóa chính sách về Nhật Bản của Mỹ), Foreign Policy, Mùa đông 1996-1997.↩ 

Chương 7KẾT LUẬN 

Đã đến lúc Mỹ phải thực hiện và tiếp tục một địa chiến lược phức hợp,toàn diện và lâu dài cho toàn lục địa Á-Âu. Vấn đề này phát sinh từ sựxung đột giữa hai thực tại cơ bản: Hoa Kỳ hiện là siêu cường toàn cầu duynhất, và lục địa Á-Âu là đấu trường trung tâm của toàn cầu. Vì thế, nhữnggì xảy đến cho sự phân bổ quyền lực trên lục địa Á-Âu có vai trò vô cùngquan trọng cho địa vị số một thế giới cùng di sản mang tính lịch sử củaMỹ.Địa vị đứng đầu thế giới của Mỹ là độc nhất về phạm vi và tính chấtcủa nó. Đó là một loại quyền bá chủ của mới phản ánh nhiều điểm đặctrưng của hệ thống dân chủ Mỹ: đa nguyên, thẩm thấu và linh hoạt. Đạtđược trong một quá trình ngắn hơn một thế kỷ, biểu hiện tính địa chính trịchủ yếu của quyền bá chủ đó là vai trò chưa từng có trước đây của Mỹ trênkhu vực Á-Âu rộng lớn, kể từ thời điểm ban đầu của mọi đấu thủ đối vớiquyền lực toàn cầu trước đây. Hoa Kỳ hiện là trọng tài của toàn vùng ÁÂu, và không có vấn đề Á-Âu quan trọng nào có thể được giải quyết màkhông có sự tham gia hay chống đối lợi ích của Mỹ.Việc Hoa Kỳ có thể thao túng và dàn xếp các đấu thủ địa chiến lượcchính trên bàn cờ Á-Âu như thế nào và làm cách nào nó quản lý được cáctrung tâm địa chiến lược Á-Âu chủ chốt rất quan trọng cho sự trường tồnvà bền vững của quyền bá chủ toàn cầu của nước này. Ở châu Âu, nhữngđấu thủ chính sẽ tiếp tục là Pháp và Đức, và mục tiêu trung tâm của Mỹ sẽlà củng cố và mở rộng khu vực dân chủ hiện có lên rìa phía tây của lục địaÁ-Âu. Ở Viễn Đông của lục địa này, Trung Quốc đang ngày càng trở thànhtrung tâm, và nước Mỹ sẽ không có chỗ đứng chính trị vững chắc tại khuvực châu Á trừ khi sự đồng thuận địa chiến lược Mỹ-Trung được nuôidưỡng thành công, ở trung tâm lục địa Á-Âu, khoảng không gian nằm giữamột châu Âu đang mở rộng và một Trung Quốc đang trỗi dậy trong khuvực vẫn sẽ là hố đen địa chiến lược ít nhất cho đến khi Nga giải quyếtđược các đấu tranh nội bộ về việc tự định nghĩa bản thân thời kỳ hậu đếquốc của chính nó, trong khi khu vực ở phía nam của Nga, vùng Balkan ÁÂu, đe dọa trở thành vùng trũng của xung đột sắc tộc và cạnh tranh siêucường.Với bối cảnh như vậy, trong thời gian kéo dài hơn một thế hệ, địa vịthế lực hàng đầu thế giới của nước Mỹ sẽ không thể bị bất kỳ một đối thủđơn thuần nào tranh đoạt. Không một quốc gia-dân tộc nào có thể tươngxứng với Mỹ ở bốn khía cạnh quyền lực quan trọng (quân sự, kinh tế, côngnghệ và văn hóa) kết hợp tạo thành quyền lực chính trị toàn cầu. Ngoại trừviệc nước Mỹ bị phế ngôi theo cách không lường trước hay có chủ đích,thứ duy nhất có thể thay thế vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong tươnglai gần là tình trạng vô chính phủ trên toàn thế giới. Trong trường hợp đó,thật chính xác khi khẳng định rằng Mỹ đã trở thành "quốc gia quan trọngnhất" thế giới, như Tổng thống Clinton đã nói.Cần phải nhấn mạnh ở cả hai vấn đề là sự không thể thiếu đó và điềukiện thực tế của khả năng xảy ra tình trạng vô chính phủ toàn cầu. Hệ quảsụp đổ từ sự bùng nổ dân số toàn cầu, di dân do nghèo đói, đô thị hóa, mâuthuẫn tôn giáo và dân tộc gia tăng, cùng việc nhanh chóng tăng cường cácloại vũ khí có sức hủy diệt lớn đang trở nên mất kiểm soát sẽ xảy ra nếu cơcấu quốc gia-dân tộc cơ bản và hiện có của sự ổn định địa chính trị sơ khởibị tan vỡ. Không có sự tham gia hướng dẫn và duy trì của Mỹ, sẽ chẳngmất nhiều thời gian cho các thế lực gây rối loạn toàn cầu chiếm quyềnthống trị toàn bộ phông cảnh thế giới. Và nguy cơ phân rã đó luôn gắn liềnvới các căng thẳng địa chính trị không chỉ ở khu vực Á-Âu hôm nay mà ởtrên toàn thế giới nói chung.Những nguy cơ hệ lụy đối với sự ổn định toàn cầu có thể trở thànhnghiêm trọng hơn khi đồng hành cùng viễn cảnh thoái hóa của điều kiệncon người. Đặc biệt là ở những quốc gia nghèo hơn trên thế giới, sự bùngnổ nhân khẩu học và đô thị hóa xảy ra cùng một lúc đang nhanh chóng gâyra tình cảnh gia tăng quá mức không chỉ số người bất hạnh mà còn cả hàngtrăm triệu người thất nghiệp và giới trẻ ngày càng ít được nghỉ ngơi, vốnlà nhóm dân số với mức độ mất phương hướng ngày càng tăng cao, có thểlà theo cấp số nhân. Truyền thông hiện đại khiến họ đoạn tuyệt mạnh mẽhơn với quyền lực truyền thống, đồng thời ngày càng tỉnh táo và khôngbằng lòng với sự bất bình đẳng toàn cầu, do đó đây cũng là nhóm dễ bị ảnhhưởng hơn từ những huy động cực đoan. Mặt khác, hiện tượng di dân toàncầu ngày càng tăng, đã đạt đến mức mười triệu, một mặt có thể đóng vaitrò như một van an toàn tạm thời, nhưng mặt khác, nó cũng có thể làphương tiện truyền bá xuyên lục địa những mâu thuẫn xã hội và dân tộc.Trách nhiệm lãnh đạo toàn cầu mà nước Mỹ thừa hưởng có thể đikèm với việc phải chống chọi với hỗn loạn, căng thẳng, và thỉnh thoảng chíít cũng là bạo lực. Trật tự thế giới mới và phức tạp, được thiết lập dưới sựlãnh đạo của Mỹ vào lúc "mối đe dọa của chiến tranh đã không còn," có thểsẽ chỉ giới hạn ở một vài phần của thế giới nơi quyền lực Mỹ được củngcố bằng hệ thống chính trị xã hội dân chủ và các khuôn khổ đối ngoại tinhvi mà Mỹ chi phối.Địa chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Á-Âu do đó sẽ phải cạnhtranh với các thế lực hỗn mang. Ở châu Âu, có các dấu hiệu cho thấy đàhội nhập và mở rộng đang suy yếu và chủ nghĩa dân tộc truyền thống củachâu Âu có thể tái thức tỉnh tại thời điểm này. Thất nghiệp quy mô lớn vẫntồn tại ở chính những quốc gia thành công nhất ở châu Âu, làm sản sinhcác phản ứng bài ngoại nhiều khả năng đột ngột gây ra bước ngoặt trongchính trị Pháp hoặc Đức đối với chủ nghĩa cực đoan chính trị đáng chú ý vàchủ nghĩa dân tộc cực đoan hướng nội. Thật vậy, tình huống tiền cáchmạng thậm chí có thể đang diễn ra. Thời gian biểu lịch sử của châu Âu,được nêu trong Chương 3, sẽ chỉ được đáp ứng nếu những khát vọng về sựthống nhất châu Âu được Hoa Kỳ khuyến khích và thậm chí thúc đẩy.Sự bất định liên quan đến tương lai nước Nga còn lớn hơn nhiều,viễn cảnh về sự tiến bộ tích cực ngày càng mong manh. Do đó, Mỹ bắtbuộc phải định hình bối cảnh địa chính trị phù hợp với việc Nga rồi sẽnhập vào một bối cảnh hợp tác châu Âu đang phát triển lớn hơn và cũngthúc đẩy sự độc lập tự chủ của các nước láng giềng mới có chủ quyền. Khảnăng tồn tại của Ukraine hoặc Uzbekistan (chưa nói đến Kazakstan bị chiarẽ về mặt dân tộc) vẫn không chắc chắn, đặc biệt là nếu sự tập trung củaMỹ bị chuyển hướng với nguyên nhân khởi từ các cuộc khủng hoảng nộibộ tại châu Âu, bởi khoảng cách ngày càng tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châuÂu, hay sự gia tăng thù địch trong mối quan hệ Mỹ-Iran.Khả năng cho một cuộc dàn xếp lớn cuối cùng với Trung Quốc cũngcó thể bị bỏ lỡ vì cuộc khủng hoảng trong tương lai liên quan đến ĐàiLoan; hoặc vì các động lực chính trị trong nội bộ Trung Quốc thúc đẩy sựtrỗi dậy của một thiết chế hung hăng và thù nghịch; hoặc đơn giản vì mốiquan hệ Mỹ-Trung trở nên tồi tệ đi. Trung Quốc do đó có thể trở thành mộtthế lực bất ổn cao trên thế giới, làm mối quan hệ Mỹ-Nhật thêm căngthẳng và cũng có thể làm chính Nhật Bản mất phương hướng địa chính trịvà bị rối loạn.Trong bối cảnh đó, sự ổn định của Đông Nam Á chắc chắn rơi vào thếbấp bênh, và bất cứ ai cũng có thể tự đoán ra được sự giao thoa của các sựkiện này có thể tác động lên tình thế và sự liên kết của Ấn Độ, một quốcgia quan trọng đối với sự ổn định của Nam Á.Những quan sát này đóng vai trò nhắc nhở, rằng dù là các vấn đề toàncầu mới vượt quá phạm vi quốc gia-dân tộc hay các mối quan ngại địachính trị mang tính truyền thống hơn, tất cả đều không thể được giải quyếthay thậm chí ngăn chặn nếu cấu trúc địa chính trị cơ bản của quyền lựctoàn cầu bắt đầu sụp đổ. Với các dấu hiệu cảnh báo ở tại biên giới trênkhắp châu Âu và châu Á, bất kỳ chính sách thành công nào của Mỹ đềuphải tập trung vào toàn bộ lục địa Á-Âu và chịu sự dẫn dắt của một kếhoạch mang tính địa chiến lược.MỘT ĐỊA CHIẾN LƯỢC CHO LỤC ĐỊA Á-ÂUĐiểm khởi đầu cho một chính sách cần thiết là nhận diện rõ ràng bahoàn cảnh chưa từng có hiện đang định hình tình trạng địa chính trị trongcác vấn đề thế giới: lần đầu tiên trong lịch sử, (1) một quốc gia đơn lẻ trởthành một thế lực toàn cầu thực sự, (2) một quốc gia phi châu Âu trở thànhquốc gia đứng đầu toàn cầu, và (3) đấu trường trung tâm của thế giới, lụcđịa Á-Âu, được một thế lực bên ngoài thống trị.Tuy nhiên, một địa chiến lược toàn diện và hợp nhất cho khu vực ÁÂu phải dựa trên việc nhận diện các giới hạn ảnh hưởng quyền lực và sựtiêu hao phạm vi ảnh hưởng không tránh khỏi theo thời gian của Mỹ. Nhưđã lưu ý trước đó, quy mô và sự đa dạng của lục địa Á-Âu, cũng như sứcmạnh tiềm năng của một vài quốc gia, giới hạn chiều sâu ảnh hưởng củaMỹ và mức độ kiểm soát đối với quá trình diễn ra sự kiện. Tình cảnh nàyđặt ưu tiên cho cái nhìn sâu hơn về địa chiến lược và vào việc Mỹ triểnkhai có chọn lọc, có cân nhắc các nguồn lực trên bàn cờ Á-Âu rộng lớn. Vàkhi quyền lực chưa từng có của Mỹ bị buộc phải suy giảm theo thời gian,ưu tiên phải là quản lý sự trỗi dậy của các siêu cường khu vực khác theonhững cách không đe dọa đến quyền lực bá chủ toàn cầu của Mỹ.Cũng như trên bàn cờ vua, các nhà hoạch định kế hoạch toàn cầu củaMỹ phải tính trước vài nước, phải biết lường trước những nước đi đối lại.Một địa chiến lược bền vững do đó phải phân biệt giữa viễn cảnh ngắn hạn(trong khoảng năm năm tới), giai đoạn tầm trung (lên đến hai mươi năm)và viễn cảnh lâu dài (hơn hai mươi năm). Hơn nữa, các giai đoạn nàykhông những phải được tiến hành chặt chẽ mà còn phải liền mạch. Giaiđoạn đầu tiên phải dần dần và kiên quyết dẫn đến giai đoạn thứ hai và tấtnhiên, phải hướng đến nó một cách thận trọng, và giai đoạn thứ hai sau đónhất thiết dẫn đến giai đoạn thứ ba.Trong thời gian ngắn, việc củng cố và duy trì tính đa nguyên địa chínhtrị đang trỗi dậy giúp mang lại lợi ích cho nước Mỹ trên bản đồ khu vực ÁÂu. Điều này đặt ra tầm quan trọng đặc biệt cho việc điều động quân sự vàvận động để ngăn chặn sự trỗi dậy của một liên minh thù địch có thể tìmcách thách thức quyền bá chủ của Mỹ, và ở đây chưa nói đến khả năng xaxôi là một quốc gia riêng lẻ nào đó muốn tìm cách tự làm việc đó. Ở giaiđoạn tầm trung, những gì vừa nêu sẽ dần mang lại một tầm quan trọng lớnlao hơn lên sự trỗi dậy của các quốc gia đối tác ngày càng quan trọng vàtương thích về mặt chiến lược; những nước này, vốn được thúc đẩy dướisự lãnh đạo của Mỹ, có thể giúp hình thành nên một hệ thống an ninh liênlục địa Á-Âu hợp tác hơn. Cuối cùng, vẫn trong một viễn cảnh xa hơn,những gì đã nói trên đây có thể dần phát triển thành một lối chia sẻ tráchnhiệm chính trị toàn cầu.Nhiệm vụ cấp bách nhất là đảm bảo chắc chắn rằng không có quốcgia hoặc liên minh quốc gia nào có khả năng hất cẳng Hoa Kỳ ra khỏi lụcđịa Á-Âu hay thậm chí làm suy giảm đáng kể vai trò trọng tài quyết địnhcủa nước này. Tuy nhiên, sự thống nhất về tính đa nguyên địa chính trịxuyên lục địa không nên được xem là cái kết của chính nó mà chỉ như mộtphương tiện đạt được mục đích xây dựng sự hợp tác chiến lược trong giaiđoạn tầm trung tại các khu vực quan trọng của lục địa Á-Âu. Không chắc lànước Mỹ dân chủ sẽ muốn tham gia thường xuyên vào vấn đề quản lý khuvực Á-Âu vốn đầy khó khăn, tiêu tốn và tốn kém bằng cách dùng cácnguồn lực quân sự của Mỹ để không ngừng chống lưng cho các hoạt độngvận động và huy động quân sự, nhằm ngăn chặn sự thống trị khu vực củabất kỳ một thế lực nào khác. Do đó, giai đoạn đầu tiên phải dẫn đến giaiđoạn thứ hai một cách hợp lý và thận trọng, trong đó sự lãnh đạo ôn hòacủa Mỹ sẽ ngăn cản sự thách thức của các nước khác không chỉ bằng cáchkhiến cho cái giá của việc thách thức thành ra quá cao mà còn bằng cách đedọa lợi ích sống còn của đối thủ tiềm năng trên lục địa Á-Âu.Mục tiêu đặc biệt cần thiết cho giai đoạn tầm trung là thiết lập cácmối quan hệ đối tác thực sự, chiếm ưu thế xuyên suốt giữa một châu Âuthống nhất hơn, được xác định rõ về mặt chính trị; với một Trung Quốcvượt trội hơn trong khu vực; cũng như với (hy vọng như vậy) một nướcNga hậu đế quốc hướng về châu Âu; và, ở vùng rìa phía nam của lục địaÁ-Âu, một Ấn Độ ổn định và dân chủ trong khu vực. Nhưng sự thành bạitrong nỗ lực tạo dựng nên các mối quan hệ chiến lược rộng lớn hơn vớichâu Âu và Trung Quốc tương ứng sẽ định hình nên bối cảnh rõ rệt cho vaitrò của Nga, dù là tích cực hay tiêu cực.Một châu Âu lớn hơn và một NATO mở rộng hơn sẽ giúp ích cho cảmục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong chính sách của Hoa Kỳ. Một châu Âurộng lớn hơn sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và thông qua việc kếtnạp các thành viên Trung Âu mới cũng làm tăng số lượng các quốc gia cókhuynh hướng thân Mỹ trong Hội đồng châu Âu mà không đồng thời tạora một châu Âu quá hợp nhất về mặt chính trị để có thể sớm thách thứcHoa Kỳ trong các vấn đề địa chính trị quan trọng ở những nơi khác, đặcbiệt là ở Trung Đông. Một châu Âu được định hình rõ về mặt chính trịcũng cần thiết để dần dà dẫn dắt nước Nga vào hệ thống hợp tác toàn cầu.Thực ra, nước Mỹ không thể tự mình tạo ra một châu Âu thống nhấthơn, điều đó phụ thuộc vào chính người châu Âu, đặc biệt là người Phápvà người Đức, nhưng Mỹ có thể làm cản trở sự trỗi dậy của một châu Âuthống nhất hơn. Và điều đó có thể gây thiệt hại cho sự ổn định tại lục địaÁ-Âu và do đó cũng cho chính lợi ích của Mỹ. Tất nhiên, trừ khi châu Âutrở nên thống nhất hơn, không thì nó có thể dễ bị chia rẽ một lần nữa. Vìvậy, như đã chỉ ra trước đây, điều quan trọng là nước Mỹ phải làm việc cẩnthận với cả Pháp và Đức nhằm có được một châu Âu tự cường về mặtchính trị, một châu Âu vẫn giữ liên kết với Hoa Kỳ, và một châu Âu sẽ mởrộng phạm vi hệ thống hợp tác dân chủ quốc tế. Việc lựa chọn giữa Phápvà Đức không phải là vấn đề. Không có Pháp hoặc Đức, sẽ không có châuÂu; không có châu Âu, sẽ không có hệ thống Á-Âu xuyên lục địa.Một cách thiết thực, những gì đã nêu sẽ đòi hỏi sự dàn xếp dần dầnviệc chia sẻ vai trò lãnh đạo trong NATO, sự chấp nhận lớn hơn cho cácmối quan tâm của Pháp về vai trò của châu Âu không chỉ với châu Phi màcòn với Trung Đông, sự hỗ trợ thường xuyên cho việc mở rộng về phíađông của EU, ngay cả khi EU trở thành một đối thủ toàn cầu quyết đoánhơn về mặt chính trị và kinh tế1. Một Hiệp định Thương mại Tự do xuyênĐại Tây Dương, có được sự ủng hộ của một số các lãnh đạo lớn xuyên ĐạiTây Dương, cũng có thể làm giảm nhẹ sự đối đầu kinh tế ngày càng giatăng giữa một EU thống nhất hơn và Hoa Kỳ. Trong trường hợp nào đinữa, sự thành công cuối cùng của EU trong việc chôn vùi các đối khángdân tộc chủ nghĩa hàng thế kỷ ở châu Âu, cùng với ảnh hưởng gây rối loạntoàn cầu của chúng, sẽ có giá trị làm giảm dần vai trò quyết định của Mỹtrong tư cách là trọng tài viên hiện tại của khu vực Á-Âu.Sự mở rộng của NATO và EU có thể truyền thêm sức sống chokhuynh hướng gia tăng năng lực cảnh báo của chính châu Âu, trong khi đốivới lợi ích của cả Mỹ và châu Âu là củng cố thêm thành quả dân chủ thuđược thông qua việc chấm dứt thành công Chiến tranh Lạnh. Một phần củanỗ lực này không gì có thể quan trọng hơn mối quan hệ lâu dài của Mỹ vớichính châu Âu. Một châu Âu mới vẫn đang được định hình, và nếu về mặtđịa chính trị, cái châu Âu đó vẫn là một phần của không gian châu Âu-ĐạiTây Dương, NATO mở rộng là rất quan trọng. Tương tự, thất bại của sứmệnh vừa nêu, vào lúc này, khi cam kết đã được thực hiện, sẽ phá vỡ kháiniệm về một châu Âu đang mở rộng và làm mất tinh thần của người TrungÂu, thậm chí có thể khơi dậy tham vọng địa chính trị hiện ngấm ngầm hoặcđã chết của Nga đối với miền Trung Âu.Thật vậy, thất bại trong nỗ lực do Mỹ lãnh đạo để mở rộng NATO cóthể làm thức tỉnh trở lại những mong muốn đầy tham vọng của Nga. Chưacó bằng chứng hiện tại, trong khi có rất nhiều ghi nhận lịch sử, cho việcliệu giới lãnh đạo chính trị Nga có cùng chia sẻ mong muốn với châu Âutrong việc Mỹ hiện diện chính trị và quân sự mạnh mẽ và lâu dài ở châu lụcnày hay không. Do đó, trong khi thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ngày cànggia tăng với Nga là đáng mong đợi, thì đối với Mỹ, việc quan trọng là gửiđi một thông điệp rõ ràng về ưu thế toàn cầu của chính mình. Nếu phải đưara lựa chọn giữa một hệ thống châu Âu-Đại Tây Dương rộng lớn hơn vàmột mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga, thì đối tượng đầu phải được Mỹ đặtlên hàng đầu.Vì lý do đó, bất kỳ dàn xếp nào với Nga về vấn đề mở rộng NATOkhông được kéo theo một kết quả có tác dụng khiến Nga trên thực tế trởthành thành viên ra quyết định của liên minh, từ đó làm giảm đi đặc tínhchâu Âu-Đại Tây Dương đặc biệt của NATO, trong khi đồng thời chuyểncác thành viên mới gia nhập xuống vị trí thứ hai. Điều đó có thể tạo cơ hộicho Nga tái khởi động không chỉ những nỗ lực giành lại phạm vi ảnhhưởng ở Trung Âu mà còn lợi dụng sự hiện diện của họ trong nội bộNATO để công kích bất kỳ bất đồng nào giữa Mỹ và châu Âu nhằm làmgiảm vai trò của Mỹ trong các vấn đề châu Âu.Một điều quan trọng nữa là, khi Trung Âu gia nhập NATO, bất kỳ sựđảm bảo an ninh mới nào đối với Nga liên quan đến khu vực phải thực sựcó tính tương hỗ lẫn nhau và làm yên lòng đôi bên. Những giới hạn trongviệc triển khai quân đội và vũ khí hạt nhân của NATO trên lãnh thổ cácthành viên mới có thể là một nhân tố quan trọng làm giảm đi các mối quanngại hợp pháp của Nga, nhưng những điều này cũng nên đồng hành vớimột đảm bảo tương tự từ phía Nga về việc phi quân sự hóa những khả năngđe dọa chiến lược tiềm tàng của Kaliningrad và giới hạn việc triển khaiquân sự lớn gần biên giới của các thành viên mới của NATO và EU trongtương lai. Trong khi tất cả các nước láng giềng mới độc lập phía tây củaNga cảm thấy lo ngại khi thiết lập quan hệ ổn định và hợp tác với Nga, sựthật là họ vẫn sợ hãi đất nước này vì những lý do lịch sử chính đáng. Dođó, những diễn biến theo sự sắp đặt hợp tình hợp lý của NATO/EU vớiNga có thể được tất cả các nước châu Âu chào đón như một dấu hiệu rằngNga cuối cùng đã đưa ra lựa chọn hậu đế quốc đúng như châu Âu kỳ vọng.Lựa chọn đó có thể mở đường cho nỗ lực mở rộng hơn để củng cốđịa vị và sự kính trọng đối với Nga. Trở thành thành viên chính thức trongnhóm G-7, cũng như việc nâng cao thiết chế thành lập chính sách củaOSCE (trong khi một ủy ban an ninh đặc biệt bao gồm Mỹ, Nga và một vàinước châu Âu quan trọng có thể được thành lập), có thể tạo cơ hội cho Ngatham gia xây dựng và định hình trên các mặt chính trị và an ninh ở châuÂu. Đi cùng với những hỗ trợ tài chính hiện tại mà phương Tây dành choNga, kèm theo sự phát triển của các kế hoạch đầy tham vọng trong việc đưanước Nga đến gần với châu Âu hơn thông qua hệ thống đường sắt và xa lộmới, quá trình trao cho Nga vai trò quan trọng để nước này đưa ra lựa chọntheo mong muốn của châu Âu có thể có những bước tiến đáng kể.Vai trò lâu dài của Nga tại khu vực Á-Âu sẽ phụ thuộc nhiều vào lựachọn lịch sử của nước này, có lẽ xảy đến trong thập kỷ này, liên quan đếnviệc họ tự định nghĩa chính mình. Cho dù cả châu Âu và Trung Quốc đềugia tăng phạm vi ảnh hưởng khu vực tương xứng của họ, Nga vẫn sẽ làquốc gia có lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới. Nó trải dài mười múi giờ vàlớn gấp đôi so với Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Điều đó làm cho châu Âu mởrộng hơn. Do đó, việc hao hụt lãnh thổ không phải vấn đề trung tâm củanước Nga. Nói đúng hơn, nước Nga vĩ đại phải đối mặt trực tiếp và chútâm vào thực tế là cả châu Âu và Trung Quốc đều hùng mạnh hơn họ vềmặt kinh tế, và rằng Trung Quốc cũng đang đe dọa vượt mặt Nga trên conđường hiện đại hóa xã hội.Trong hoàn cảnh này, giới lãnh đạo Nga nên nhìn nhận rõ ràng rằngưu tiên hàng đầu của nước họ là hiện đại hóa chính nó thay vì gắn bản thânvào nỗ lực vô ích nhằm lấy lại địa vị siêu cường trước đây. Với kích thướckhủng lồ và mức độ đa dạng lớn của đất nước, một hệ thống chính trị phitập quyền, dựa trên thị trường tự do, có thể có khả năng giải phóng tiềmnăng sáng tạo của cả người dân Nga và các nguồn tài nguyên thiên nhiên tolớn của đất nước. Nói cách khác, một nước Nga ít tập quyền hơn cũng sẽ ítchịu ảnh hưởng hơn từ cám dỗ của chủ nghĩa đế quốc. Một liên bang Ngamềm dẻo (bao gồm một nước Nga châu Âu, một nền Cộng hòa Siberia vàmột nền Cộng hòa ở Viễn Đông) sẽ dễ dàng nuôi dưỡng các mối quan hệkinh tế gần gũi hơn với châu Âu, với các quốc gia mới ở Trung Á, và vớinhững nước phương Đông; nhờ đó thúc đẩy sự phát triển của chính nướcNga. Mỗi một thực thể liên bang sẽ có nhiều khả năng khai thác tiềm năngsáng tạo địa phương, vốn bị chôn vùi nhiều thế kỷ dưới bàn tay quan liêunặng nề của Moscow.Một lựa chọn rõ ràng cho Nga - như những gì châu Âu mong chờ,thay vì trở lại thành đế quốc - sẽ trở nên khả thi hơn nếu Mỹ theo đuổithành công một thành phần cấp bách thứ nhì trong chiến lược của bản thânđối với Nga: củng cố sự đa nguyên địa chính trị đang trỗi dậy ở không gianhậu Xô Viết. Sự củng cố đó sẽ làm thui chột bất kỳ tham vọng đế quốcnào. Một nước Nga hậu đế quốc và hướng về châu Âu nên thực sự coi nỗlực Mỹ dành cho kết quả đó như là những trợ giúp nhằm củng cố sự ổnđịnh trong khu vực và làm giảm nguy cơ xung đột dọc theo các biên giớimới phía nam vốn thường bất ổn. Nhưng chính sách củng cố đa nguyênđịa chính trị không cần đòi hỏi mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Nói đúnghơn, một sự bảo đảm quan trọng trong trường hợp mối quan hệ tốt đẹp đókhông phát triển, đó là phải tạo ra trở ngại cho sự tái xuất hiện của bất kỳchính sách đế quốc nào thực sự gây đe dọa đến từ Nga.Theo sau đó, sự hỗ trợ chính trị và kinh tế đối với các quốc gia mớiđộc lập và quan trọng là một phần không thể thiếu của chiến lược rộng lớnhơn ở khu vực Á-Âu. Một Ukraine có chủ quyền vững vàng, trong khi táiđịnh nghĩa chính mình là một quốc gia Trung Âu và tham gia hội nhập chặtchẽ hơn với Trung Âu, là một phần rất quan trọng của chính sách đó, cùngvới đó là thiết lập quan hệ gần gũi hơn với các quốc gia chủ chốt về mặtđịa chiến lược như Azerbaijan và Uzbekistan, bên cạnh một nỗ lực chungnhằm mở rộng vùng Trung Á (mặc cho sự cản trở của Nga) ra cho kinh tếthế giới.Đầu tư quốc tế quy mô lớn vào khu vực Biển Caspi-Trung Á tiếp cậnđược có thể không chỉ giúp củng cố sự độc lập của các quốc gia mới ở đâymà về lâu dài còn mang lại lợi ích cho nước Nga hậu đế quốc và dân chủ.Việc khai thác các nguồn năng lượng và khoáng sản sẵn có sẽ tạo nên sựthịnh vượng, thúc đẩy mong muốn ổn định và an ninh lớn hơn trong khuvực, đồng thời có thể làm giảm những rủi ro xung đột tại Balkan. Lợi íchđến từ việc thúc đẩy sự phát triển khu vực, được hỗ trợ bằng các khoản đầutư bên ngoài, cũng có thể lan tỏa ra các tỉnh lân cận của Nga, vốn có xuhướng kém phát triển kinh tế hơn. Ngoài ra, một khi giới lãnh đạo mới củakhu vực nhận ra rằng Nga bằng lòng hội nhập vào khu vực và thị trườngtoàn cầu, họ sẽ ít e ngại hơn những hệ quả chính trị mà việc quan hệ kinh tếgần gũi với Nga có thể gây ra. Dần dà, một nước Nga phi đế quốc nhờ đócó thể được chấp thuận như một đối tác kinh tế có ưu thế trong khu vực.Để thúc đẩy một khu vực Nam Caucasus và Trung Á ổn định và độclập, nước Mỹ phải cẩn thận, tránh thờ ơ với Thổ Nhĩ Kỳ và nên khám pháxem việc phát triển mối quan hệ Mỹ-Iran có khả thi hay không. Một ThổNhĩ Kỳ cảm thấy bị châu Âu "cho ra rìa" trong khi bản thân nó muốn gianhập sẽ trở thành một Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo hơn, có khả năng chống lại sựmở rộng NATO và ít muốn hợp tác với phương Tây trong việc tìm cáchlàm ổn định và hội nhập một Trung Á thế tục vào cộng đồng thế giới.Do vậy, nước Mỹ nên sử dụng ảnh hưởng của mình tại châu Âu đểkhuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU, và nên thường xuyên đặc biệt đốixử với Thổ Nhĩ Kỳ như một quốc gia châu Âu, miễn là hoạt động chính trịnội bộ của nước này không nhanh chóng chuyển sang khuynh hướng Hồigiáo. Các cuộc hội đàm thường xuyên với Ankara liên quan đến tương laicủa lưu vực Biển Caspi và vùng Trung Á có thể giúp hình thành nơi ngườiThổ Nhĩ Kỳ cảm nhận về một mối quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ.Mỹ cũng nên ủng hộ mạnh mẽ tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ để có đườngống dẫn dầu từ Baku (Azerbaijan) đến Ceyhan ở ven biển Địa Trung Hải,giúp Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò một cửa ra chính cho các nguồn năng lượngthuộc vùng Biển Caspi.Ngoài ra, sẽ không thu được lợi ích nếu Mỹ duy trì sự thù địch vớiIran. Bất kỳ nỗ lực hòa giải kết cuộc nào cũng nên dựa trên sự công nhậnlợi ích chiến lược song phương đến từ việc duy trì ổn định những gì Mỹhiện có với Iran, nhất là trong một môi trường khu vực biến động. Phảithừa nhận rằng, bất kỳ một sự hòa giải nào như vậy phải được cả hai bêntheo đuổi chứ không phải chỉ là một thiện ý mà bên này thu được từ bênkia. Một Iran không chống đối phương Tây ở mức quá khích, dù họ cóđộng lực tôn giáo mạnh mẽ ra sao, vẫn nằm trong vòng lợi ích của Mỹ.Trong khi đó, lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ tại khu vực Á-Âu tốt hơn nênđược phụng sự bằng việc từ bỏ những phản đối hiện có của Hoa Kỳ đốivới mối hợp tác kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ-Iran ngày càng chặt chẽ hơn, đặc biệtlà trong việc xây dựng các đường ống dẫn dầu mới, cũng như đối với việcxây dựng các liên kết khác giữa Iran, Azerbaijan và Turkmenistan. Sự thamgia lâu dài của Mỹ trong việc hỗ trợ những dự án như vậy cũng sẽ mang lạilợi ích cho quốc gia2.Vai trò tiềm năng của Ấn Độ cũng cần được nhấn mạnh, tuy rằngnước này hiện là một đấu thủ tương đối thụ động trên phông cảnh lục địaÁ-Âu. Ấn Độ bị ngăn cản về mặt địa chính trị bởi liên minh Trung QuốcPakistan, trong khi một nước Nga suy yếu không thể cho nó những ủng hộchính trị như Liên Xô đã từng. Tuy nhiên, sự tồn tại của nền dân chủ tạinước này là rất quan trọng ở chỗ nó là sự bác bỏ hiệu quả hơn nhiều so vớimột mớ tranh luận học thuật việc việc liệu chăng nhân quyền và dân chủchỉ có thể tồn tại trong phạm vi phương Tây. Ấn Độ chứng minh được rằngcác "giá trị châu Á" phi dân chủ, được tuyên truyền bởi các phát ngôn viêntừ Singapore cho tới Trung Quốc, chỉ đơn giản là phi dân chủ chứ khôngnhất thiết phải là đặc tính của châu Á. Sự thất bại của Ấn Độ, với biểu hiệntương tự, có thể thổi bay những viễn cảnh dân chủ và làm cho một cườngquốc đóng góp vào sự cân bằng rộng lớn hơn tại châu Á bị loại khỏi bốicảnh chung, đặc biệt là khi Trung Quốc trỗi dậy với ưu thế địa chính trị củamình. Theo đó, quá trình tham gia tăng tiến của Ấn Độ vào các cuộc thảoluận liên quan đến ổn định khu vực, nhất là về tương lai Trung Á, là rấtkịp thời, chưa kể đến việc thúc đẩy kết nối song phương trực tiếp hơn giữacác cộng đồng quốc phòng Mỹ và Ấn Độ.Đa nguyên địa chính trị ở khu vực Á-Âu sẽ không thể đạt được cũngnhư sẽ không ổn định nếu không có sự am hiểu chiến lược sâu sắc giữa Mỹvà Trung Quốc. Theo sau đó, một chính sách ràng buộc Trung Quốc vàođối thoại chiến lược quan trọng - có lẽ với nỗ lực ba bên bao gồm cả NhậtBản - là bước đầu tiên cần thiết để nâng cao mối quan tâm của Trung Quốccho một dàn xếp với Mỹ, trong đó phản ánh một số lợi ích địa chính trị(đặc biệt ở vùng Đông Bắc Á và vùng Trung Á) mà hai quốc gia chia sẻ.Đồng thời, Mỹ cũng có trách nhiệm xóa bỏ bất kỳ dấu hiệu nào cho thấychính mình còn chưa chắc chắn đối với chính sách Đại Trung Hoa, nhằmtránh cho vấn đề Đài Loan trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là sau khi TrungQuốc tiếp quản Hồng Kông. Vì lẽ ấy, mối quan tâm của chính Trung Quốclà làm sao cho sự tiếp quản đó thể hiện thành công nguyên tắc: ngay cả mộtĐại Trung Hoa cũng sẽ khoan dung và bảo vệ sự đa dạng ngày càng tăngtrong những dàn xếp chính trị nội bộ của chính mình.Như đã phản bác trước đó trong các Chương 4 và Chương 6, bất kỳliên minh Trung Quốc-Nga-Iran nào chống lại Mỹ đều không khả thi haythi thoảng có gì đó hàm ý nhiều hơn một vài biểu hiện chiến thuật. Quantrọng là Hoa Kỳ phải thỏa thuận với Trung Quốc theo cách không khiếncho Bắc Kinh đi theo con đường đó. Trong bất kỳ liên minh "chống báquyền" nào như vậy, Trung Quốc sẽ luôn là mấu chốt. Họ là thành phầnlãnh đạo, quan trọng nhất và năng động nhất. Một liên minh như vậy chỉ cóthể hình thành xoay quanh một Trung Quốc không bằng lòng, phẫn chí vàthù nghịch. Cả Nga lẫn Iran đều không đủ điều kiện để trở thành cục namchâm trung tâm cho liên minh đó.Do đó, một cuộc đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc - liên quan đếncác khu vực mà cả hai quốc gia đều mong muốn không bị các nước báquyền đầy tham vọng thống trị - là rất khẩn thiết. Nhưng để đạt được tiếntriển này, đối thoại nên nghiêm túc và được duy trì liên tục. Trong quá trìnhgiao thiệp, các vấn đề gây tranh cãi hơn liên quan đến Đài Loan và thậmchí đến nhân quyền nên được chuyển tải thuyết phục hơn. Thực vậy, có thểchỉ ra thật rõ, một cách đáng tin cậy, rằng việc tự do hóa bên trong TrungQuốc không hoàn toàn là vấn đề nội bộ của riêng họ, vì chỉ có một TrungQuốc thịnh vượng và dân chủ mới có triển vọng quyến dụ Đài Loan tronghòa bình. Bất kỳ nỗ lực tái thống nhất dùng vũ lực nào không chỉ đặt mốiquan hệ Mỹ-Trung vào vòng nguy hiểm mà còn chắc chắn tạo ra hệ quả bấtlợi cho Trung Quốc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và củng cố sự phát triểncủa nó. Tham vọng đứng đầu khu vực và địa vị toàn cầu của chính TrungQuốc, theo đó, có thể đổ vỡ.Mặc dù đang trỗi dậy thành một thế lực thống trị khu vực, TrungQuốc vẫn chưa thể trở thành cường quốc toàn cầu trong thời gian dài sắpđến (vì những lý do đã được trình bày trong Chương 6); đồng thời nhữngnỗi lo sợ hoang tưởng đối với việc Trung Quốc trở thành thế lực toàn cầuđang nuôi dưỡng chứng hoang tưởng tự đại trong chính nước này, và có lẽdần trở thành lời tiên tri tự ứng nghiệm cho mối thù địch sâu sắc giữa họvà Mỹ. Theo đó, Trung Quốc không nên bị ngăn cản hay xoa dịu. Họ nênđược đối xử với sự tôn trọng, ở tư cách một quốc gia đang phát triển lớnnhất thế giới, hoặc ít ra cũng là một quốc gia thành công. Vai trò địa chínhtrị của Trung Quốc không chỉ gói gọn ở Viễn Đông mà còn có thể mở rộngra toàn bộ khu vực Á-Âu. Do đó, hoàn toàn hợp lý khi kết nạp Trung Quốcvào hội nghị thường niên G-7 của các quốc gia lãnh đạo thế giới, đặc biệtlà từ khi sự tham gia của Nga đã mở rộng trọng tâm của hội nghị từ kinh tếsang chính trị.Một khi Trung Quốc trở nên hội nhập hơn vào hệ thống thế giới - dođó, về mặt chính trị, ít có khả năng và xu hướng khai thác ưu thế khu vựcthật từ từ - thì theo sau đó sự trỗi dậy về mặt ảnh hưởng không chính thứccủa nước này trong các khu vực có lợi ích lịch sử đối với Trung Quốc cóthể trở thành một phần của cấu trúc Á-Âu đang trỗi dậy xét trên phươngdiện dàn xếp địa chính trị. Dù cho một bán đảo Triều Tiên thống nhất có dodự trước tầm ảnh hưởng như vậy hay không còn phụ thuộc nhiều vào mứcđộ hòa giải Nhật-Triều (mà nước Mỹ nên chủ động thúc đẩy); nhưng trongbất kỳ trường hợp nào, tái thống nhất Triều Tiên mà không thông qua dànxếp với Trung Quốc là không nên.Một Đại Trung Hoa tại một thời điểm nào đó chắc chắn sẽ chú trọnggiải quyết vấn đề Đài Loan, nhưng mức độ mà Trung Quốc tham gia vàomột tập hợp các liên kết ngày càng ràng buộc về chính trị và kinh tế quốctế cũng có một tác động tích cực lên bản chất chính trị nội bộ của nướcnày. Nếu việc Trung Quốc tiếp quản Hồng Kông chứng minh được nókhông có xu hướng đàn áp nào, công thức của Đặng Tiểu Bình cho ĐàiLoan về "một quốc gia, hai chế độ" có thể được tái định nghĩa thành "mộtquốc gia, đa chế độ".Điều đó có thể khiến cho việc tái sáp nhập dễ chấp nhận hơn đối vớinhững bên quan ngại, vốn một lần nữa củng cố quan điểm rằng nếu khôngcó sự tiến bộ chính trị của chính Trung Quốc, sự tái thống nhất trong hòabình thành Đại Trung Hoa là bất khả thi.Trong bất kỳ tình huống nào, vì các lý do lịch sử lẫn địa chính trị,Trung Quốc nên cân nhắc xem nước Mỹ là đồng minh tự nhiên của mình.Không như Nhật Bản và Nga, Mỹ không có bất kỳ ý đồ lãnh thổ nào đốivới Trung Quốc, và, không như Vương quốc Anh, người Mỹ chưa bao giờhạ nhục Trung Quốc. Ngoài ra, nếu không có sự đồng thuận chiến thuậtvững vàng với Mỹ, Trung Quốc không thể nào tiếp tục thu hút nguồn đầutư nước ngoài khổng lồ rất cần thiết cho tăng trưởng kinh tế để mà từ đónước này đạt được ưu thế khu vực. Vì lý do tương tự, nếu không có sự dànxếp chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc như một "mỏ neo" phương Đôngcho Mỹ can thiệp vào khu vực Á-Âu, Mỹ sẽ không có một địa chiến lượcnào cho châu Á đại lục, và nếu không có một địa chiến lược cho châu Á,Mỹ sẽ không có một địa chiến lược cho toàn khu vực Á-Âu. Do đó, đối vớiMỹ, thế lực của Trung Quốc trong khu vực, được kết nạp vào một thiếtchế hợp tác quốc tế rộng lớn hơn, có thể là một tài sản địa chiến lược vôcùng quan trọng - có thể quan trọng ngang hàng với châu Âu và có sứcnặng hơn Nhật Bản trong việc đảm bảo ổn định cho khu vực Á-Âu.Tuy nhiên, không như tình hình của châu Âu, những vùng dân chủ cóđược ở phía đông sẽ không phát triển sớm. Điều đó khiến cho nỗ lực củaMỹ trở nên quan trọng hơn đối với việc nuôi dưỡng mối quan hệ chiếnthuật sâu rộng với Trung Quốc dựa trên sự thừa nhận rõ ràng rằng mộtNhật Bản dân chủ và thành công về mặt kinh tế là đối tác toàn cầu và làđối tác Thái Bình Dương quan trọng nhất của Mỹ. Tuy rằng Nhật Bảnkhông thể trở thành một siêu cường khu vực vượt trội ở châu Á do nhữngác cảm khu vực mạnh mẽ mà nó gợi nhắc, nước Nhật có thể trở thànhcường quốc quốc tế hàng đầu. Tokyo có thể có vai trò có ảnh hưởng toàncầu bằng cách hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ liên quan đến cái có thể đượcgọi là những vấn đề trong các mối quan tâm toàn cầu mới, trong khi nétránh bất kỳ nỗ lực tự trở thành một thế lực trong khu vực có thể là vô íchhay thậm chí phản tác dụng. Nhiệm vụ chính trị của Mỹ, do đó, là hướngNhật Bản đi theo hướng vừa nêu. Một hiệp định thương mại tự do MỹNhật, giúp tạo ra một không gian kinh tế chung, có thể củng cố liên kết vànâng đỡ mục đích này, và những ích lợi nó mang lại nên được đôi bên cùngkiểm chứng.Thông qua một mối quan hệ chính trị gần gũi với Nhật Bản, Mỹ cóthể thu xếp an toàn hơn các tham vọng khu vực của Trung Quốc, trong khiphản đối những biểu hiện ngày càng chuyên quyền hơn của nước này. Chỉtrên cơ sở đó, một sự dàn xếp ba bên phức tạp, bao gồm thế lực toàn cầucủa Mỹ, ưu thế khu vực của Trung Quốc, và vị thế lãnh đạo quốc tế củaNhật Bản, mới có thể được tính đến. Tuy nhiên, dàn xếp địa chiến lượcmở rộng đó có thể bị xói mòn với việc mở rộng thiếu khôn ngoan của hợptác quân sự Mỹ-Nhật. Vai trò trung tâm của Nhật Bản không nên giống nhưvai trò của một hàng không mẫu hạm không thể chìm của Mỹ ở Viễn Đông,cũng không nên trở thành đối tác quân sự châu Á chủ chốt của Mỹ hay mộtcường quốc khu vực tiềm năng ở châu Á. Những nỗ lực sai lầm để thúcđẩy bất kỳ những gì nói trên sẽ khiến nước Mỹ bị tống khỏi khu vực châuÁ, làm vô hiệu hóa viễn cảnh đạt được sự đồng thuận chiến lược vớiTrung Quốc, và do đó làm thất bại khả năng củng cố đa nguyên địa chínhtrị ổn định xuyên lục địa Á-Âu.HỆ THỐNG AN NINH XUYÊN CHÂU ÂUSự ổn định của đa nguyên địa chính trị tại lục địa Á-Âu, vốn có tínhngăn ngừa sự xuất hiện của một thế lực thống trị đơn lẻ, nên được củng cốbằng sự xuất hiện, có lẽ sẽ sớm xảy ra trong thế kỷ tới, của Hệ thống Anninh Xuyên lục địa Á-Âu (TESS). Hiệp định như vậy nên bao gồm mộtNATO mở rộng, liên kết thông qua một hiến chương hợp tác với Nga vàTrung Quốc cũng như Nhật Bản (có thể kết nối với Hoa Kỳ qua một hiệpước an ninh song phương). Nhưng để đạt được điều đó, NATO trước hếtphải mở rộng đồng thời lôi kéo Nga vào một khuôn khổ hợp tác an ninhkhu vực lớn hơn. Ngoài ra, người Mỹ và Nhật Bản phải tham khảo, bànbạc và hợp tác chặt chẽ trong việc thiết lập một đối thoại chính trị-an ninhba bên ở Viễn Đông có Trung Quốc tham gia. Kết cuộc, đàm phán an ninhba bên Mỹ-Nhật-Trung có thể có thêm sự tham gia của nhiều thành viênchâu Á và sau đó dẫn đến một cuộc đối thoại giữa họ và Tổ chức An ninhvà Hợp tác ở châu Âu. Đổi lại, một cuộc đối thoại như vậy có thể mởđường cho một loạt các hội nghị của tất cả các quốc gia châu Âu và châuÁ, từ đây khởi động quá trình thiết chế hóa một hệ thống an ninh xuyên lụcđịa.Theo thời gian, một cấu trúc chính thức hơn có thể bắt đầu hìnhthành, thúc đẩy sự xuất hiện lần đầu tiên của Hệ thống An ninh xuyên ÁÂu bao trùm toàn bộ lục địa. Sự định hình của hệ thống này, xác định tínhchất của nó và sau đó thiết chế hóa nó, có thể trở thành sáng kiến kiến trúcchính của thập kỷ tới, một khi các chính sách được nêu ra trước đó đã tạođược các điều kiện tiên quyết cần thiết. Một cơ cấu tổ chức bảo mật xuyênlục địa rộng lớn như vậy cũng có khả năng cần đến một ủy ban an ninhthường trực, bao gồm các thực thể Á-Âu quan trọng, nhằm tăng cường khảnăng của TESS sao cho có thể thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong các vấn đềquan trọng đối với sự ổn định toàn cầu. Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, NhậtBản, liên bang Nga và Ấn Độ, cũng như một số quốc gia khác, có thể cùngnhau đóng vai trò là cốt lõi của một hệ thống xuyên lục địa có cấu trúc chặtchẽ hơn như vậy. Sự xuất hiện của TESS cuối cùng có thể dần dần giảmbớt một số gánh nặng của nước Mỹ, ngay cả khi vẫn duy trì vai trò quyếtđịnh của mình với tư cách là nước phân xử và trọng tài của lục địa Á-Âu.NGOÀI PHẠM VI SIÊU CƯỜNG TOÀN CẦU CUỐI CÙNGVề lâu dài, chính trị toàn cầu chắc chắn sẽ ngày càng trở nên khôngthích hợp đối với sự tập trung bá quyền trong tay một quốc gia duy nhất.Do đó, Mỹ không chỉ là siêu cường toàn cầu thực sự đầu tiên, cũng nhưduy nhất, mà còn có khả năng là siêu cường cuối cùng.Điều đó không chỉ vì mối liên hệ giữa các quốc gia đang dần trở nênxuyên suốt hơn mà còn bởi vì sự hiểu biết về tư cách quyền lực đang ngàycàng lan tỏa, được chia sẻ nhiều hơn và ít bị ràng buộc hơn bởi biên giớiquốc gia. Sức mạnh kinh tế cũng có khả năng trở nên phân tán hơn. Trongnhững năm tới, không một cường quốc nào có khả năng chiếm 30% GDPthế giới hoặc hơn mà Mỹ duy trì trong suốt phần lớn thế kỷ này, không nóivề đỉnh cao 50% mà nó đạt được vào năm 1945. Ước tính cho thấy đếncuối thập kỷ này, Mỹ vẫn sẽ chiếm khoảng 20% GDP toàn cầu, có lẽ giảmxuống còn khoảng 10-15% vào năm 2020 khi các cường quốc khác nhưchâu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản tăng mức chia sẻ liên đới của họ lên ítnhiều bằng mức độ của Mỹ. Nhưng sự đứng đầu nền kinh tế toàn cầu củamột thực thể duy nhất, điều mà nước Mỹ đã đạt được trong một khoảngthời gian dài của thế kỷ này, là không thể, và điều đó rõ ràng có ý nghĩaquân sự và chính trị sâu rộng.Hơn nữa, đặc tính đa quốc gia và đặc biệt của xã hội Mỹ đã giúp Mỹdễ dàng phổ cập quyền bá chủ của mình hơn mà không để nó có vẻ mangnặng tính dân tộc chủ nghĩa. Ví dụ, nếu Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm vị thếđứng đầu toàn cầu, họ chắc chắn sẽ bị xem là muốn áp đặt quyền bá chủquốc gia. Nói một cách đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể trở thành ngườiMỹ, nhưng chỉ người Trung Quốc mới có thể là người Trung Quốc và điềuđó đặt ra một rào cản bổ sung và quan trọng nữa cho bất kỳ quyền bá chủtoàn cầu mang bản chất dân tộc nào.Theo đó, một khi quyền lãnh đạo của Mỹ bắt đầu lu mờ dần, ưu thếtoàn cầu hiện tại của Mỹ không thể được nhân rộng bởi bất kỳ quốc giađơn lẻ nào. Vì vậy, câu hỏi quan trọng cho tương lai là nước Mỹ sẽ để lạigì cho thế giới như một di sản lâu dài từ địa vị hàng đầu của nó?Câu trả lời phụ thuộc một phần vào việc vị thế số một đó kéo dàitrong bao lâu và vào việc nước Mỹ tích cực dựng thành một khuôn khổ cácmối quan hệ đối tác quyền lực quan trọng đến mức nào, để mà theo thờigian có thể được thiết chế hóa chính thức hơn. Trên thực tế, cửa sổ dẫnđến cơ hội lịch sử cho nước Mỹ khai thác trên tinh thần xây dựng có lẽ chỉmở ra trong chóng vánh, vì cả lý do trong và ngoài nước. Một nền dân chủdân túy thực sự chưa bao giờ đạt được uy quyền quốc tế. Việc theo đuổiquyền lực, đặc biệt là chi phí kinh tế và hy sinh con người mà việc thực thiquyền lực như vậy thường đòi hỏi, nói chung không tương thích với cácđặc tính dân chủ. Dân chủ hóa đối đầu với những huy động nguồn lực củađế quốc.Thật vậy, sự không bất định quan trọng liên quan đến tương lai cóphải là liệu Mỹ có thể trở thành siêu cường đầu tiên không thể hoặc khôngmuốn sử dụng sức mạnh của mình hay không. Liệu nó sẽ trở thành mộtcường quốc toàn cầu bất lực?Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy chỉ một thiểu số nhỏ (13%) ngườiMỹ ủng hộ đề xuất "với tư cách là siêu cường duy nhất còn lại, Hoa Kỳnên tiếp tục trở thành nhà lãnh đạo thế giới nắm giữ vị thế 'chủ sự' giảiquyết các vấn đề quốc tế." Đa số áp đảo (74%) muốn Mỹ "chia sẻ đều racho các quốc gia khác cùng nỗ lực giải quyết các vấn đề quốc tế."3Hơn nữa, khi nước Mỹ trở thành một xã hội ngày càng đa văn hóa, nócó thể gặp khó khăn hơn trong việc đạt đến mức độ đồng thuận cao đối vớicác vấn đề chính sách đối ngoại, ngoại trừ trong trường hợp mối đe dọatrực tiếp ở bên ngoài thực sự lớn và được nhận thức rộng rãi. Một sự đồngthuận như vậy nói chung đã tồn tại trong suốt Thế chiến thứ hai và ngay cảtrong Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, nó bắt nguồn không chỉ từ những giátrị dân chủ được chia sẻ sâu sắc, điều mà công chúng cảm thấy đang bị đedọa, mà còn trong mối quan hệ văn hóa và sắc tộc đối với các nạn nhânchâu Âu chủ yếu của chế độ toàn trị thù địch.Trong trường hợp không có thách thức bên ngoài tương đương, xãhội Mỹ có thể gặp khó khăn nhiều hơn nhằm đạt được thỏa thuận về cácchính sách đối ngoại vốn không liên quan trực tiếp đến các đức tin trọngtâm và sự cảm thông văn hóa-dân tộc được chia sẻ rộng rãi và điều đó vẫnđòi hỏi một sự tham gia đế quốc lâu dài và thỉnh thoảng rất tốn kém.Ngược lại, hai quan điểm cực kỳ khác nhau về ý nghĩa chiến thắng lịch sửcủa Mỹ trong Chiến tranh Lạnh có thể thu hút hơn về mặt chính trị: mộtquan điểm cho rằng sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh chứng tỏ sự giảmthiểu đáng kể những can thiệp toàn cầu của Mỹ, bất kể hậu quả đối với vịthế toàn cầu của nước này; và quan điểm thứ hai cho rằng đã đến thời điểmcủa chủ nghĩa đa phương quốc tế đích thực, mà nước Mỹ thậm chí nênmang lại một số chủ quyền cho nó. Cả hai thái cực đòi hỏi sự trung thànhcủa các cử tri Mỹ tận tụy đi bầu cử.Tổng quát hơn, sự thay đổi văn hóa ở Mỹ có thể vô nghĩa đối với việcáp dụng bền vững quyền lực đế quốc thực sự ở nước ngoài. Để thực thiquyền lực đó, cần phải có động lực học thuyết, kèm theo cam kết trí tuệ vàtính ái quốc đều ở mức độ cao. Tuy nhiên, văn hóa thống trị của đất nướcđã ngày càng trở nên gắn bó với nền giải trí mang tính đại chúng, vốn bịchi phối mạnh bởi các chủ đề về chủ nghĩa khoái lạc cá nhân và thoát ly xãhội. Ảnh hưởng tích tụ đã làm cho việc huy động sự đồng thuận chính trịcần thiết cho sự lãnh đạo vững chắc và thỉnh thoảng tốn kém của Mỹ ởnước ngoài ngày càng khó khăn hơn. Truyền thông đại chúng đã và đangđóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề đó, tạo ra một nỗi sợmạnh mẽ chống lại bất kỳ việc sử dụng vũ lực có chọn lọc nào có thể gâyra thương vong thậm chí chỉ ở mức thấp.Ngoài ra, cả Mỹ và Tây Âu đều gặp khó khăn trong việc đối phó vớihậu quả văn hóa của chủ nghĩa khoái lạc xã hội và sự suy giảm nghiêmtrọng tính trung tâm của các giá trị dựa trên tôn giáo trong xã hội. (Nhữngtương đồng với sự suy giảm của các hệ thống đế quốc được tóm tắt trongChương 1 làm nổi bật vấn đề đó.) Kết quả của cuộc khủng hoảng văn hóađã được kết hợp cùng sự lây lan của ma túy và, đặc biệt ở Mỹ, mối liên hệcủa nó với vấn đề chủng tộc. Cuối cùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế khôngcòn có thể theo kịp những kỳ vọng vật chất ngày càng tăng, vốn được kíchthích bởi một nền văn hóa đặt ưu tiên cho tiêu dùng. Thật không ngoa khinói rằng một nỗi lo ngại mang tính lịch sử, thậm chí có thể là bi quan, đangngày càng dễ thấy hơn trong mọi khía cạnh của xã hội phương Tây.Gần nửa thế kỷ trước, một nhà sử học nổi tiếng, Hans Kohn, ngườiđã nghiên cứu trải nghiệm bi thảm của hai cuộc thế chiến và hậu quả gâysuy nhược của thử thách toàn trị, lo lắng rằng phương Tây có thể đã trở nên"mệt mỏi và kiệt sức." Tất nhiên, ông ta lo sợ rằng:Con người ở thế kỷ 20 đã trở nên kém tự tin hơn so với tiền bối của mình ởthế kỷ 19. Anh ta đã chứng kiến những thế lực đen tối của lịch sử theo trảinghiệm của chính mình, Những thứ dường như thuộc về quá khứ đã xuất hiệntrở lại: đức tin cuồng tín, những lãnh đạo không thể sai lầm, nô lệ và tàn sát, sựhủy diệt đến gốc rễ toàn bộ dân số, sự tàn nhẫn và man rợ.4Sự thiếu tự tin đó đã được tăng cường vì những thất vọng lan rộngdành cho những hệ quả theo sau sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Thay vìmột "trật tự thế giới mới" dựa trên đồng thuận và hài hòa, "những thứdường như thuộc về quá khứ" lại bất ngờ trở thành tương lai. Mặc dù cáccuộc xung đột sắc tộc-dân tộc có thể không còn gây ra nguy cơ chiến tranhtrung tâm, nhưng chúng đe dọa đến hòa bình ở những nơi quan trọng trêntoàn cầu. Do đó, chiến tranh khó có thể trở thành dĩ vãng trong một thờigian tới. Với những quốc gia được ưu đãi với năng lực công nghệ cao vànhờ vậy bị hạn chế khỏi nguy cơ tự tàn hoại hay vị kỷ, chiến tranh có thểtrở thành một hiện tượng xa xỉ mà chỉ những dân tộc nghèo trên thế giớinày mới có thể được "hưởng". Trong tương lai gần, hai phần ba nhân loạibị bần cùng hóa có thể không có sự thôi thúc nào từ những ràng buộc đặcquyền.Điều đáng chú ý là những xung đột và hành động khủng bố quốc tếcho đến nay vẫn chưa có việc sử dụng đáng chú ý của bất kỳ vũ khí hủydiệt hàng loạt nào. Việc tự kiềm chế đó có thể tồn tại trong bao lâu làkhông thể dự đoán được, nhưng tính sẵn có ngày càng tăng của các phươngtiện gây ra thương vong lớn (như sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc sinh-hóa)chắc chắn làm tăng xác suất hành động của không chỉ các quốc gia mà còncả các nhóm có tổ chức.Nói tóm lại, nước Mỹ với tư cách là cường quốc hàng đầu thế giớiphải đối mặt với một cửa sổ cơ hội lịch sử nhỏ hẹp. Khoảnh khắc hiện tạicủa hòa bình tương đối trên toàn cầu có thể khá ngắn. Viễn cảnh này nhấnmạnh đến nhu cầu cấp thiết là người Mỹ nên tham gia vào một thế giớiđang thận trọng tập trung làm tăng cường tính ổn định địa chính trị quốc tếvà có khả năng hồi sinh ở phương Tây một ý thức lạc quan lịch sử. Sự lạcquan đó đòi hỏi năng lực thể hiện để đối phó đồng thời với các thách thứcxã hội nội tại và địa chính trị bên ngoài.Tuy nhiên, sự nhen nhóm của tính lạc quan và tính phổ quát của cácgiá trị phương Tây không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ và châu Âu.Nhật Bản và Ấn Độ chứng minh rằng các khái niệm về quyền con người vàtính trung tâm của thí nghiệm dân chủ cũng có thể có giá trị trong bối cảnhchâu Á, cả ở những nước phát triển cao và những nước đang phát triển. Sựthành công dân chủ liên tục của Nhật Bản và Ấn Độ, do đó, cũng có tầmquan trọng to lớn trong việc duy trì quan điểm tự tin hơn về hình dạngchính trị toàn cầu trong tương lai. Thật vậy, kinh nghiệm của những nướcnày, cũng như của Hàn Quốc và Đài Loan, cho thấy với việc tăng trưởngkinh tế liên tục tăng, đi cùng với áp lực thay đổi từ bên ngoài để nước nàyngày càng cởi mở hơn với thế giới, hẳn là rồi sẽ dẫn đến tiến trình dânchủ hóa của hệ thống Trung Quốc.Đáp ứng những thách thức này là gánh nặng của Mỹ cũng như tráchnhiệm duy nhất của nó. Với thực tại của nền dân chủ Mỹ, một phản ứnghiệu quả đòi hỏi nước này phải làm sao cho công chúng thấu hiểu đượctầm quan trọng liên dẫn của sức mạnh Mỹ trong việc hình thành một khuônkhổ mở rộng của hợp tác địa chính trị ổn định, thứ sẽ đồng thời ngăn ngừathành công tình trạng hỗn loạn toàn cầu và sự trỗi dậy của một thách thứcquyền lực mới. Hai mục tiêu này, ngăn ngừa tình trạng hỗn loạn toàn cầuvà cản trở sự xuất hiện của một đối thủ quyền lực, là không thể tách rờikhỏi định nghĩa lâu dài hơn về mục đích Mỹ phải tham gia mọi vấn đề thếgiới, đặc biệt là tạo ra một khuôn khổ lâu dài của hợp tác địa chính trị toàncầu.Thật không may, cho đến nay, những nỗ lực nhằm làm rõ một mụctiêu trung tâm và toàn cầu mới cho Hoa Kỳ, sau khi chấm dứt Chiến tranhLạnh, là một chiều. Mỹ thất bại trong việc liên kết nhu cầu cải thiện điềukiện con người với sự bắt buộc phải bảo tồn tính trung tâm của quyền lựcMỹ trong các vấn đề thế giới. Một vài nỗ lực gần đây có thể xác địnhđược. Trong hai năm đầu tiên của chính quyền Clinton, sự vận động của"chủ nghĩa đa phương quyết đoán" là không đủ, xét trên thực tế cơ bản củaquyền lực đương đại. Sau đó, một trọng tâm khác nhấn vào quan niệm Mỹnên tập trung vào việc "mở rộng dân chủ" toàn cầu đã không thỏa đáng tínhđến tầm quan trọng liên tục đối với Mỹ trong việc duy trì sự ổn định toàncầu hoặc thậm chí thúc đẩy một số mối quan hệ quyền lực thiết thực(nhưng đáng tiếc là không "dân chủ"), như với Trung Quốc.Là ưu tiên trung tâm của Hoa Kỳ, các yêu cầu giúp đỡ tập trung hẹphơn thậm chí còn ít thỏa đáng hơn, chẳng hạn như những yêu cầu tập trungvào việc xóa bỏ bất công phổ biến trong phân phối thu nhập toàn cầu, việchình thành "mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện" đặc biệt với Nga,hoặc ngăn chặn sự phổ biến vũ khí. Các lựa chọn thay thế khác - theo đóMỹ nên tập trung bảo vệ môi trường hoặc hẹp hơn là chống lại chiến tranhcục bộ - cũng có xu hướng bỏ qua những thực tại trung tâm của quyền lựctoàn cầu. Do đó, không có công thức nào nêu trên giải quyết đầy đủ đượcnhu cầu tạo ra sự ổn định địa chính trị toàn cầu ở mức tối thiểu như là nềntảng thiết yếu cho sự kéo dài đồng thời quyền bá chủ Mỹ và mối ác cảm rõràng đến từ những hỗn loạn quốc tế.Tóm lại, mục tiêu chính sách của Hoa Kỳ- đáng tiếc là phải có haimặt: duy trì vị trí thống trị của riêng Mỹ trong vòng ít nhất một thế hệ vàtốt nhất là kéo hơn thế; và tạo ra một khuôn khổ địa chính trị có thể hấpthụ những cú sốc và căng thẳng không thể tránh khỏi của sự thay đổi chínhtrị-xã hội đồng thời phát triển thành cốt lõi địa chính trị của trách nhiệmchung trong quản lý hòa bình thế giới. Một pha hợp tác mở rộng dần dầnvới các đối tác Á-Âu, cả được Mỹ kích thích và phân xử, diễn ra lâu dàicũng có thể giúp tăng cường điều kiện tiên quyết để cuối cùng nâng cấpcác cấu trúc Liên hợp quốc hiện có và ngày càng già cỗi. Một sự phân phốitrách nhiệm và đặc quyền mới sau đó có thể tính đến thực tế thay đổi củaquyền lực toàn cầu, vốn rất khác so với năm 1945.Những nỗ lực này sẽ nhận thêm lợi thế lịch sử khi được hưởng lợi từmạng lưới liên kết toàn cầu mới đang phát triển theo cấp số nhân bênngoài hệ thống quốc gia-dân tộc vốn truyền thống hơn. Đó là mạng lưới -được dệt bởi các tập đoàn đa quốc gia, NGO (các tổ chức phi chính phủ,với nhiều tổ chức có tính chất xuyên quốc gia) và các cộng đồng khoa học,và có được sự củng cố từ Internet - đã tạo ra một hệ thống toàn cầu khôngchính thức vốn dĩ phù hợp với sự hợp tác toàn cầu được thiết chế hóa vàtoàn diện hơn.Theo đó, trong vài thập kỷ tiếp theo, một cấu trúc vận hành của hợptác toàn cầu, dựa trên thực tế địa chính trị, có thể xuất hiện và dần dầnkhoác lên lớp áo "nhiếp chính" của thế giới. Bấy giờ, cấu trúc này sẽ phảigánh trách nhiệm đảm bảo sự ổn định và nền hòa bình toàn cầu. Thànhcông về mặt địa chiến lược theo hướng đi này cũng chính là di sản củanước Mỹ, di sản tương thích với tư cách siêu cường toàn cầu thực sự đầutiên, duy nhất và cuối cùng.1. Một số đề xuất mang tính mang tính xây dựng cho mục đích này đã được khơi lên tại Hộithảo về Mỹ và châu Âu do CSIS tổ chức tại Brussels, Bỉ, tháng 2-1997. Chúng trải rộng từnhững nỗ lực chung trong cải cách cơ cấu, được thiết nhằm giảm bớt những thâm hụt trongchính phủ, đến sự phát triển nền tảng công nghiệp quốc phòng của một châu Âu mạnh mẽhơn, nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng xuyên Đại Tây Dương và một vai trò lớn hơncho châu Âu trong NATO. Một danh sách hữu ích liệt kê những khởi xướng tương tự, hòngthi triển một vai trò châu Âu lớn hơn, có trong cuốn sách của David C. Gompert và F.Stephen Larrabee có nhan đề America and Europe: A Partnership for a New Era (Mỹ vàchâu Âu: hợp tác cho một kỷ nguyên mới), Santa Monica, California, RAND, 1997.↩2. Thật thích hợp khi trích dẫn lại lời khuyên khôn ngoan của một đồng nghiệp ở CSIS củatôi, Anthony H. Cordesman, người đã cảnh báo chống lại xu hướng người Mỹ đang làmhỏng nhiều việc, kể cả vấn đề quốc gia. Trong bài viết "The American Threat to the UnitedStates" (Mối đe dọa từ người Mỹ đối với Hoa Kỳ, tháng 2-1997, tr. 16, được anh diễnthuyết tại Army War College), anh nêu rõ: "Iran, Iraq và Libya là những tình huống khiếnHoa Kỳ phải nhận lấy những chế độ thù địch thực sự hành động nhưng chỉ tung ra những đedọa hạn chế, và rồi 'thủ tiêu' chúng nhưng lại không đi kèm với việc phát triển bất kỳ kịchbản kết thúc nào hữu hiệu cho chiến lược trung và dài hạn. Các nhà hoạch định Hoa Kỳkhông thể hy vọng sẽ hoàn toàn cô lập những nhà nước này, và mọi thứ chỉ là vô nghĩa khicố cư xử với họ theo hướng gán cho họ cái nhãn 'phiến loạn' hay 'khủng bố'... Hoa Kỳđang sống trong một thế giới màu xám về đạo đức, chúng ta không thể thành công khi cốtách bạch đen-trắng."↩3. "An Emerging Consensus - A Study of American Public Attitudes on Americas Role in theWorld" (Một đồng thuận mới nổi: nghiên cứu về thái độ của công chúng Mỹ về vai trò nướcMỹ trên thế giới), College Park: Center for International and Security Studies (Trung tâmnghiên cứu an ninh và quốc tế) thuộc Đại học Maryland, tháng 7-1996). Đáng lưu ý nhưnglại không nhất quán với những nội dung trước đó, nằm trong những nghiên cứu của chính cơsở này được tiến hành vào đầu năm 1997 (theo điều tra viên Steven Kull), vốn chỉ ra rằngphần đông người Mỹ đồng tình với việc mở rộng NATO (62% thuận, 27% trong số này đặcbiệt tán đồng, so với chỉ 29% chống, với 14% kịch liệt chống).↩4. Hans Kohn, The Twentieth Century (Thế kỷ 20), New York, 1949, tr. 53.↩TPHẦN KẾTrong chương kết luận của Bàn cờ lớn, tôi đã cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽkhông mãi mãi là siêu cường toàn cầu duy nhất. Hoa Kỳ đã là nhà lãnhđạo của một trật tự thế giới không ổn định, đó cũng là lần đầu tiên tronglịch sử, một quốc gia chiếm thế thống trị. Tuy nhiên, vì cả lý do từ bêntrong lẫn bên ngoài, khoảnh khắc này được chứng minh sẽ chỉ là thoángqua.Phần lớn người Mỹ hoài nghi việc nước họ can dự vào các vấn đềthế giới. Công chúng chỉ phản ứng khi nhận thấy mối đe dọa trực tiếp ngaytrên quê hương họ, ví dụ như vụ việc Trân Châu Cảng hay các cuộc tấncông khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Khi nước Mỹ trở thành một xãhội ngày càng đa văn hóa, khả năng thiết lập sự đồng thuận trong các quyếtsách đối ngoại suy yếu đi và không có khả năng toàn nước Mỹ sẽ hưởngứng ở mức thống nhất cao độ như đã từng trong Thế chiến thứ hai vàChiến tranh Lạnh.Khi nổi lên như một siêu cường duy nhất cách đây khoảng hai mươilăm năm, Hoa Kỳ lẽ ra nên tạo dựng cho bản thân một địa chiến lược tínhtrước đến sự hao mòn quyền lực không thể tránh khỏi. Hoa Kỳ có thể đãthực hiện được điều này bằng cách ngăn chặn tình trạng hỗn loạn toàn cầuvà ngăn ngừa sự xuất hiện của một đối thủ quyền lực đáng kể.Tuy nhiên, ngày nay, nước Mỹ bị nhìn nhận từ cả trong và ngoài nướclà đã suy yếu, không muốn và ngày càng không thể hành động như mộtquốc gia hùng mạnh nhất thế giới về cả chính trị, kinh tế và quân sự1.BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔISự dịch chuyển sức mạnh toàn cầu về phía đông đã tăng thêm bất ổntrong các mối quan hệ quốc tế đương đại. Châu Âu vẫn có vai trò quantrọng trong một số lĩnh vực, nhưng "sức nặng" ảnh hưởng nhìn chung giảmdần, Nga vẫn tìm cách duy trì vị trí hàng đầu trong các vấn đề thế giớingay trong lúc họ đấu tranh để xác định lại chính mình.Châu Âu có vai trò toàn cầu nổi bật, nhưng lại không phải và khôngcó khả năng để một lần nữa trở thành thế lực toàn cầu. Tuy nhiên, châu Âucó thể đứng đầu khi ứng phó một số mối đe dọa phi chính trị xuyên quốcgia đối với sự ổn định toàn cầu, như biến đổi khí hậu. Hơn nữa, nếu khôngcó sự phản đối kiên định của châu Âu đối với việc Nga xâm lấn Đông Âu,tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn.Trong khi đó, Nga, dẫn đầu là một nhà lãnh đạo khao khát tài chính,đang tìm cách lấy lại uy tín toàn cầu. Tuy nhiên, trong nỗ lực của mình,Nga bỏ qua thực tế rằng họ không còn có thể lãnh đạo một đế chế đã trởnên phi-Nga-tính. Ban đầu, Đế quốc Nga có được tính hợp pháp và quyềnlực từ lãnh thổ rộng lớn của mình khi nó đẩy mạnh về phía đông và phíanam. Nông dân Nga, vốn không biết gì về chính trị và đa phần mù chữ, dùsao cũng được kết nối với Đế quốc Nga thông qua lòng mộ đạo sâu sắc vàsự tôn kính của họ đối với Sa hoàng. Sau Thế chiến thứ nhất, đế quốc nàyphát triển vượt bậc. Việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaXô Viết (Liên Xô) có nghĩa là, lần đầu tiên, các phần không thuộc Nga củaLiên Xô được trao tư cách gần như chính thức và có các thiết chế chínhphủ và nhà nước trên danh nghĩa. Dù cho các "nền cộng hòa" này trên thựctế đã bị phụ thuộc và kiểm soát dưới bàn tay Bộ chính trị, sự tồn tại gầnbảy mươi năm của Liên Xô đã vô tình nuôi dưỡng tình cảm dân tộc trongcác nước cộng hòa đó. Trong một bài phát biểu vào tháng 1 năm 2016,Putin, khi đề cập đến việc thành lập các nước cộng hòa dựa trên nền tảngdân tộc, đã đổ lỗi cho Lenin về "quả bom thời gian được đặt dưới cấu trúccủa chế độ nhà nước của [Nga]."Khi Putin cố gắng tái dựng tầm quan trọng, quy mô và mức độ phùhợp của nước Nga thời Sa hoàng trước đó, các quốc gia hậu Xô Viết bịảnh hưởng đã thận trọng chống lại. Tổng thống Kazakhstan NurultanNazarbayev đã phản đối công khai đề xuất của ông Putin về một Liên minhÁ-Âu, được nhiều nhà lãnh đạo Trung Á diễn giải là Nga đang cố gắng táitạo ảnh hưởng của Liên Xô trước đây. Bằng cách nhấn mạnh lĩnh vực kinhtế của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) mới, Nazarbayev đã có thể hạ bệsự kiểm soát của Nga trong các vấn đề Trung Á. Ngoài ra, nỗ lực giành lạivị thế đế quốc cho Nga của ông Putin đã bị suy yếu thêm do mất Ukraine.Khi ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên, cạnh tranh về lợi thế kinh tếvà an ninh làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và xung đột. Vị trí đầu tàucủa Nga trong EAEU và ở Trung Á giảm sút lan rộng khi Trung Quốc thamgia ngày càng năng động hơn vào nền kinh tế khu vực. Một phần của sángkiến Một vành đai, Một con đường đầy tham vọng là việc Trung Quốc tìmcách tái lập Con đường Tơ lụa cổ đại sang phương Tây thông qua việcnước này đầu tư và xây dựng các tuyến đường bộ Trung Á. Qua đó, TrungQuốc đã cho các quốc gia Trung Á một giải pháp thay thế Nga, giúp cácquốc gia này có được nhiều tính cơ động hơn giữa hai lựa chọn.Việc Trung Quốc mở rộng kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến Trung Á.Với lợi ích kinh tế trải rộng trên khắp Trung Đông, về dầu mỏ, thị trườngxuất khẩu và các dự án cơ sở hạ tầng, Trung Quốc có mục đích riêng đốivới sự ổn định khu vực. Do tầm quan trọng kinh tế của khu vực và sự gầngũi của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo trong nội bộ nhóm thiểu số khó khuấtphục ở nước mình, Trung Quốc không thể đứng bên lề khi thấy rõ ví dụ vềmột Trung Đông bị bạo lực tôn giáo xâu xé.Trung Quốc hiện đang là thế lực mới nổi của thế giới. Nó tăng trưởngđều đặn, cả về kinh tế và địa chính trị, cố gắng đuổi kịp và có thể sẽ vượtqua Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nước này nên cẩn thận tránh một cuộc đối đầu địachính trị công khai với Mỹ. Thách thức đối với Washington là làm thế nàođể có trách nhiệm lôi kéo Bắc Kinh vào vai trò lớn hơn trong việc duy trìtrật tự thế giới, không chỉ ở Thái Bình Dương, mà cả ở Trung Đông vàTrung Á.NHÌN XA HƠNĐối mặt với một cấu trúc toàn cầu đang phát triển, Mỹ phải nỗ lực đểđưa Nga vào một phương Tây rộng lớn hơn, đồng thời theo đuổi một tầmnhìn địa chính trị dài hạn bao gồm hợp tác giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc vàNga.Một nước Nga dân tộc, không có các chủ thể phi Nga trước đây, phảiđối mặt với thực tế rằng tương lai của nó nằm ở phương Tây. Mặc cho ảnhhưởng suy yếu ở Trung Á, quy mô và vị trí địa lý của Nga cho phép nướcnày có thể nổi lên như một quốc gia nổi bật ở châu Âu, mặc dù có nền kinhtế yếu hơn, thiếu tôn trọng nhân quyền và pháp luật. Việc Nga vận độnghướng về phương Tây có thể được thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi nhờvào một Trung Quốc vươn đến châu Âu và theo một thỏa thuận dàn xếpgiữa Trung Quốc và Nga về việc chia sẻ ảnh hưởng trên thực địa Trung Á.Quá trình kéo dài này chủ yếu dựa vào việc Nga, quá quan trọng nênkhông thể bỏ qua, có thể tự gắn kết ra sao với phương Tây - chủ yếu là vớichâu Âu và với nhà tài trợ quốc tế chính của Liên minh châu Âu, tức HoaKỳ - và cách nước này đối phó với tình trạng tham nhũng thiếu chính đángtrong nội bộ giới lãnh đạo. Hai lựa chọn rất rõ ràng: hoặc Nga thất bạinghiêm trọng và làm mất ổn định trật tự thế giới, hoặc nó chuyển đổi thànhcông thành một quốc gia ổn định và một chủ thể quốc tế có trách nhiệm.Điều thứ hai, rõ ràng là thích hợp hơn, phụ thuộc phần lớn vào khả năngcủa Nga trong việc ngừng lại các nỗ lực gây mất ổn định có tính chất siêuquốc gia.Trong ngắn hạn, Trung Quốc nên được khuyến khích theo đuổi mộttriển vọng địa chiến lược, ủng hộ sự ổn định thay cho xung đột khi nướcnày bắt tay vào chương trình Một vành đai, Một con đường. Để tăng tínhổn định mà nó tìm kiếm, Trung Quốc không thể tiếp tục duy trì sự trung lậpcông khai trước các vấn đề toàn cầu quan trọng. Và điều đó đòi hỏi một sựdàn xếp Mỹ-Trung mang tính địa chính trị toàn cầu.Một Trung Đông ngày càng phức tạp - nơi xung đột lan rộng do đượcthúc đẩy nhiều hơn với sự gia tăng của giáo phái tôn giáo và những ký ứcbị kìm nén lâu dài về sự tàn bạo của thực dân thay vì sự can dự của Mỹ -tác động đến tất cả các chủ thể toàn cầu. Cạnh tranh gây ảnh hưởng địachính trị và kinh tế lên các nước trong khu vực như Ai Cập, Iran, Israel, ẢRập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ rồi sẽ trở thành đấu trường tương lai của TrungQuốc, Nga và Hoa Kỳ.Như tôi đã kết luận trong phiên bản đầu tiên của cuốn Bàn cờ lớn(năm 1997), về lâu dài, chính trị toàn cầu chắc chắn sẽ ngày càng trở nênkhông thích hợp cho bất cứ một quốc gia duy nhất nào thâu tóm hết báquyền trong tay mình. Do đó, Mỹ không chỉ là siêu cường toàn cầu đầutiên, thực sự và duy nhất, mà còn có khả năng là siêu cường cuối cùng.Các giải pháp ngắn hạn, các đề tài tranh luận thức thời ở khía cạnhchính trị sẽ không giải quyết được những vấn đề của hiện tại. Thay vào đó,một khuôn khổ hợp tác và áp lực là cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác lâu dàigiữa cả ba bên: Trung Quốc, vấn đề của tương lai; Nga, sự gián đoạn củahiện tại; và Hoa Kỳ, siêu cường đang dần trở nên già nua, bị mắc kẹt trongnhững thiếu sót của lịch sử.Những lời này từng là một cảnh báo, chứ không phải là một dự báo.Sự suy yếu tương đối của Mỹ và những sự kiện xảy ra sau đó là không thểtránh khỏi. Ngày nay, thế giới vẫn cần đến không chỉ là sự bằng lòng củaMỹ khi tham gia các cuộc chiến đơn phương, mà còn là một siêu cườngtoàn cầu nhận ra bản chất phù du của vị thế đứng đầu độc nhất của chínhnó và do đó tìm cách phát triển một trật tự thế giới đa cực hơn. Trong lúcbối cảnh thay đổi, Hoa Kỳ vẫn có một nhiệm vụ chiến lược.Zbigniew Brzezinskingày 14 tháng 6 năm 2016 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#đức