Bàn về bản ngã (K)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

J. KRISHNAMURTI

Bàn về bản ngã

Người dịch: Huỳnh Ngọc Hương (Dịch từ tiếng Pháp)

Mục lục

Nói chuyện ở New York ................................................ 1

Nói chuyện ở Eddington .............................................. 15

Nói chuyện ở trại Ommen ........................................... 41

Nói chuyện ở Madras ................................................ 113

Nói chuyện ở New York

Trong thế giới ngày nay, có những người quả quyết

rằng con người là một thực thể xã hội, nó chỉ là sản phẩm

của môi trường với những mâu thuẫn của nó; lại có những

người khác tuyên bố rằng con người là thiêng liêng; ý kiến

này được phát biểu và giải thích khác nhau tuỳ theo tôn

giáo.

Quan điểm cho con người là một thực thế xã hội bao

hàm những lập luận có vẻ logic. Nếu bạn chấp nhận hoàn

toàn quan điểm con người chủ yếu là sản phẩm xã hội, bạn

sẽ có xu hướng tập hợp ý tưởng và lời nói theo khuôn khổ

qui định, trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nếu bạn khẳng

định con người là sản phẩm của môi trường thì tự nhiên hệ

thống trở thành cực kì quan trọng và người ta phải dồn mọi

cố gắng vào đó, bởi vì những cái khuôn để đúc nên những

con người phải có một giá trị rất lớn. Lúc ấy người ta sẽ

thiết lập kỉ luật, cưỡng bức và cuối cùng với hình dạng một

chính phủ, xã hội hay một vài nhóm người, một vài chủ

nghĩa, sẽ áp đặt quyền uy tối cao của họ. Theo quan điểm

này, luân lí xã hội rất là thuận tiện và cuộc đời chúng ta chỉ

là một khoảnh khắc ngắn ngủi. Kết thúc bằng sự tàn lụi.

Tôi không cần phải đi sâu vào các lập luận của quan

điểm coi con người đơn giản chỉ là một thực thể xã hội.

Nếu bạn quan tâm tới vấn đề này, bạn có thể tự mình tìm

hỉeu ý nghĩa của nó, và nếu bạn chấp nhận coi con người

chỉ là sản phẩm của môi trường, nhất thiết bạn phải thay

đổi hoàn toàn các quan niệm của mình về đạo lí, xã hội và

tôn giáo.

Nhưng, nếu bạn chấp nhận quan điểm tôn giáo về một

quyền năng thiêng liêng vô hình, ngự trị trên số mệnh của

bạn, nó đòi hỏi sự vâng lời, kính trọng và tôn sùng, thì bạn

cũng phải hiểu những lập luận của quan điểm này. Kết quả

tất yếu của việc chấp nhận sâu sắc quyền năng thiêng liêng

là sự cải tạo hoàn toàn về mặt xã hội và đạo lí. Quan điểm

này dựa trên đức tin, nó phát sinh ra sự sợ hãi, mặc dù bạn

che đậy sự sợ hãi đó bằng cách khẳng định nó là tình yêu.

Bạn chấp nhận quan điểm tôn giáo đó, vì nó chứa đựng lời

hứa hẹn sẽ cho bạn sự trường tồn cá nhân. Đạo lí của nó vi

tế, dựa trên sự trường tồn của bản ngã, dựa trên sự thưởng,

phạt. TRong quan điểm này còn có một ý tưởng hoàn

thành, theo đuổi mục đích vị kỉ và thành đạt. Nếu bạn chấp

nhận nó, bạn phải tìm kiếm những người hướng dẫn, những

minh sư, những con đường đạo, những đệ tử, và duy trì

nhiều hình thức tinh vi của quyền uy.

Có hai phạm trù tư tưởng như trên và nhất thiết chúng

phải xung đột nhau. Vậy mỗi người chúng ta phải tự mình

phát hiện xem trong hai quan điểm có vẻ trái ngược ấy, cái

nào là chân chính; con người có phải đơn giản chỉ là sản

phẩm do các ảnh hưởng của môi trường và tính di truyền,

tạo nên một số tính cách đặc trưng; hay là có một quyền

năng vô hình nào đó dẫn dắt, kiểm soát, chỉ đạo việc thực

hiện số mệnh con người. Hoặc là bạn chấp nhận cả hai

quan điểm mặc dù chúng trái ngược nhau, hoặc bạn phải

chọn lựa giữa việc qui định tư tưởng và lời nói của con

người, và quan điểm tôn giáo cho rằng có một trí tuệ vô

hình sáng tạo, dẫn dắt và quyết định tương lai, hạnh phúc

của con người, quan điểm này dựa trên đức tin và lòng

khao khát được trường tồn, nó ngăn cản trí phán đoán chân

chính. Hoặc là bạn thờ ơ với toàn bộ vấn đề, mà sự thờ ơ

chỉ là dấu hiệu của sự thiếu suy nghĩ, của định kiến, nó

ngăn trở sự hiểu biết chân chính.

Việc lựa chọn dựa trên những xu hướng và cảm tình,

những định kiến và ác cảm, do đó chẳng có giá trị. Thay vì

theo nhóm này, nhóm kia hay buộc phải lựa chọn, tôi xin

nói rằng có một cách khác để hiểu biết cá thể, hiểu biết con

người. Đó là trí phán đoán trực tiếp được thử thách bằng

hành động, mà không bắt buộc vi phạm lẽ phải của trí

thông minh.

Với tư cách một cá thể, bạn làm thế nào mà biết được

rằng con người là một tia sáng thiêng liêng thu nhỏ, hay là

một món đồ chơi của các sự kiện xã hội? Vấn đề này mất

tính chất trừu tượng của nó và trở thành sinh động khủng

khiếp khi bạn đối mặt với nó trong ngọn lửa của hành

động. Vậy người ta phải hành động ra sao? Người ta phải

sống thế nào?

Nếu bạn chấp nhận quan điểm cho bạn là một thực thể

xã hội, thì hành động có vẻ đơn giản: bạn được huấn luyện

bởi nền giáo dục, một sự gò ép tế nhị, và sự tiêm nhiễm

thường xuyên một số tư tưởng để bạn thích hợp với một số

khuôn mẫu ứng xử xã hội và hạnh kiểm. Mặt khác nếu bạn

thực sự chấp nhận quan điểm tôn giáo về một quyền năng

vô hình kiểm soát và dẫn dắt cuộc đời chúng ta, thì hành

động của bạn sẽ có ý nghĩa khác hẳng những gì bạn đang

làm hiện nay. Với các cá thể khác, với xã hội, bạn sẽ có

những mối quan hệ khác - đó chính là đạo lí - dẫn tới chấm

dứt chiến tranh, chấm dứt phân biệt giai cấp và bóc lột.

Nhưng vì hiện nay trên thế giới chưa có những mối

quan hệ chân chính như vậy, rõ ràng là bạn hoàn toàn phân

vân về ý nghĩa đích thực của cá thể và của hành động. Vì

rằng, nếu giả sử bạn chấp nhận thực sự quan điểm tôn giáo

về một thực thể tối cao hướng dẫn bạn, thì có thể hoạt động

đạo đức và xã hội của bạn sẽ trong sáng, quân bình và

thông minh; nhưng vì hiện nay nó không phải như vậy, nên

rõ ràng bạn không chấp nhận quan điểm này, mặc dù bạn

thuyết giảng chấp nhận nó. Do đó mà nhiều Nhà Thờ tồn

tại với nhiều dạng bóc lột khác nhau. Nếu bạn khẳng định

mình chỉ là một thực thể xã hội, thì vẫn phải có sự thay đổi

hoàn toàn trong thái độ và hành động của bạn. Nhưng sự

thay đổi đó đã không xảy ra. Tất cả cái đó chứng tỏ bạn

đang ở trong trạng thái ngủ mê và chỉ tiếp tục theo đuổi

những xu hướng của riêng mình.

Cần phải hoàn toàn đắm mình trong sự phân vân mới

hiểu được quá trình của cá thể, mới phát hiện được cái

thường còn, cái chân lí. Bạn phải tự khám phá xem có phải

bạn đang ở trong trạng thái hoàn toàn bất định (incertitude),

không chấp nhậncác thể như một thực thể xã hội, cũng

không chấp nhận con người được dẫn dắt bởi thiêng liêng,

với tất cả những gì bao hàm trong hai quan niệm ấy. Chỉ

lúc đó may ra mới có một khả năng phán đoán và hiểu biết.

Nếu bạn ở trong trạng thái ấy, cũng giống như nhiều

người suy tưởng, nếu bạn không theo một giáo điều nào,

một tín ngưỡng hay lí tưởng nào, bạn sẽ thấy rằng muốn

hiểu được sự hiện hữu phải biết mình là gì. Bạn không thể

hiểu được bất kì một quá trình nào khác (thế giới với tư

cách xã hội là một loại quá trình đang phát sinh, đang trở

thành) hơn là các quá trình trụ trong cá thể, gọi là ý thức.

Nếu bạn có thể hiểu được quá trình của ý thức, của cá thể,

chỉ lúc ấy bạn mới có khả năng hiểu được thế giới vứoi các

sự kiện của nó. Thực tại chỉ được phán đoán khi đã biết và

hiểu quá trình chuyển tiếp của cái ngã. Nếu tôi tiến tới hiểu

được bản thân, hiểu được tôi là gì, vì sao tôi sinh ra, rằng

cái tôi là một thực thể tự thân nó, bản chất của nó ra sao,

lúc ấy có chăng một khả năng hiểu được thực tại, chân lí.

Tôi sẽ giải thích quá trình của bản ngã, của cá thể. Có

một nguồn năng lượng duy nhất cho từng cá thể và nó

không có khởi thuỷ. Năng lượng ấy (xin quí bạn chớ gán

cho nó bất kì một tính thiêng liêng nào, bất kì một phẩm

chất đặc biệt nào), trong quá trình phát triển tự động của

nó, tự tạo ra bản chất của nó, đó là cảm giác, trí phán đoán

và ý thức; tôi nói về sự trừu tượng như là ý thức: thực tại là

hành động. Tất nhiên, không có sự phân chia tuyệt đối như

vậy. Hành động xuất phát từ vô minh và trong vô minh có

tồn tại những định kiến, những xu hướng, sự tham lam,

chúng chỉ gây nên phiền não. Khi ấy cuộc sống trở thành

cuộc xung đột, chà xát. Ý thức vừa là trí phán đoán vừa là

hành động. Do sự tương tác không ngừng của những tính

tham, những định kiến, những xu hướng và những giới hạn

do hàn hđộng ấy tạo nên, nảy sinh ra sự ma sát, đó là quá

trình của bản ngã.

Nếu bạn xem xét nó sâu hơn, bạn sẽ thấy rằng cá thể

(cá nhân) chỉ là một loạt những hạn chế, những hành động

tíhc luỹ, những chướng ngại, chúng tạo ra cho ý thức một

nhân dạng gọi là bản ngã. Bản ngã chỉ là một loạt những

hồi ức, những xu hướng sinh ra bởi hàn hđộng, lòng tham

và đối tượng của nó. Nếu như hành động là kết quả của

những định kiến, của sự sợ hãi, của tín ngưỡng, thì nó sẽ

sinh ra một hạn chế mới. Nếu bạn được nuôi dưỡng trong

một tín ngưỡng đặc biệt, thì điều này nhất định tạo ra một

sự đối kháng vận động của đời sống. Những sự đối kháng,

những bức tường vị kỉ, tự vệ và an toàn ấy tạo nên quá

trình của bản ngã, nó được lưu truyền bằng những hoạt

động của chính nó.

Muốn tự hiểu được con người mình, bạn phải dần dần

ý thức được về cái quá trình xây dựng bản ngã. Khi ấy bạn

sẽ thấy quá trình đó không có khởi đầu, nhưng nếu quan sát

một cách sáng suốt liên tục và cố gắng chỉ đạo cho đúng thì

nó có thể đi đến kết thúc. Đó là một nghệ thuật, nó đòi hỏi

một trí phán đoán vĩ đại và một sự cố gắng có định hướng

tốt. Chúng ta chẳng thể hiểu được một quá trình nào khác,

ngoại trừ quá trình này, nó là ý thức và nó kiểm soát cá

nhân. Bằng một cố gắng khôn ngoan, ta có thể phân biệt

được cái cách phát sinh của quá trình bản ngã, và ta dẫn nó

đến chỗ chấm dứt. Khi ấy bắt đầu niềm phúc lạc của thực

tại, vẻ đẹp của cuộc sống như một chuyển động miên viễn.

Những gì tôi nói đây, bạn có thể tự chứng nghiệm lấy

mình, không cần phải có đức tin gì hết, cái này không phụ

thuộc vào bất kì một hệ tư tưởng hay một tín ngưỡng nào.

Nhưng nó đòi hỏi một trí huệ nguyên vẹn và một nỗ lực

đúng hướng, chúng sẽ xoá tan các ảo tưởng và các hạn chế

do chúng ta tạo ra cho chính mình, và chúng làm xuất hiện

niềm phúc lạc của thực tại.

*******************************

Hỏi: Lòng mong muốn ban rải hạnh phúc xung quanh

mình, và góp phần biến đổi thế giới này thành một nơi mà

mỗi người đều có thể sống một cách cao quí hơn, nó dẫn

dắt tôi trong cuộc sốngvà chỉ đạo các hành động của tôi.

Thái độ đó khiến tôi đem gia sản và uy tín của mình, không

phải để tôn vinh cá nhân tôi, mà coi như một sự cúng

dường thiêng liêng, và đó là một động lực cho mình sống.

Thái độ ấy có cái gì là cơ bản giả tạo chăng, và tôi có lỗi

gì không, chẳng hạn như bóc lột các bạn tôi và bóc lột con

người nói chung?

Krishnamurti: Việc bạn có bóc lột hay không, phụ

thuộc vào nhận thức của bạn về giúp đỡ và ban rải hạnh

phúc. Bạn có thể giúp một người nào đó tự hiểu lấy họ để

sống hoàn hảo hơn, hay bạn có thể giúp một người để biến

nó thành nô lệ. Bạn có thể ban rải hạnh phúc bằng cách

khuyến khích ảo tưởng khi bạn an ủi và cho một sự an toàn

bề ngoài có vẻ lâu dài, nhưng bạn cũng có thể giúp người

nào đó nhận rõ được nhiều ảo tưởng trói buộc họ. Nếu bạn

có thể làm được việc này, thì bạn không bóc lột. Nhưng

muốn không bóc lột, bạn cũng phải tự mình thoát khỏi

những ảo tưởng và những lời an ủi nó trói buộc bạn hay

những kẻ khác. Bạn phải nhận rõ những hạn chế của mình

trước khi có khả năng giúp đỡ kẻ khác. Trên thế gian này

có nhiều người thực lòng muốn giúp đỡ người khác, nhưng

sự giúp đỡ ấy thường trùng với việc hoán cải những người

khác theo tín ngưỡng riêng của mình, theo hệ thống và tôn

giáo của mình. Cái đó chẳng qua là thay thế nhà tù này

bằng trại giam khác. Sự thay thế đó không làm nảy sinh sự

hiểu biết, mà chỉ tạo ra một sự hỗn loạn lớn hơn. Niềm

phúc lạc mà mỗi người phấn đấu cật lực vươn tới, nó nằm

trong sự hiểu biết sâu sắc bản thân mình.

*******************************

Hỏi: Ngài có cho rằng cần phải thông qua kinh nghiệm

bóc lột để học được cách không bóc lột, kinh nghiệm thâu

đạt để tiến tới chỗ không muốn thây đạt nữa,v.v..?

Krishnamurti: Quả là một ý vô cùng hấp dẫn, rằng bạn

phải trước hết chiếm hữu rồi sau đó học cách không thâu

đạt!

Sự thâu đạt là một dạng thú vui, và trong quá trình đó,

nghĩa là trong khi người ta thâu đạt, tích chứa, thì phiền

não xuất hiện và muốn tránh phiền não bạn lại tự nhủ rằng

"Tôi không nên thâu đạt." Sự không thâu đạt trở thành một

đạo đức mới. Nhưng nếu bạn quan sát cái ý muốn nó thúc

đẩy bạn đừng thâu đạt, bạn sẽ thấy nó dựa trên một ý muốn

sâu sắc hơn, nhằm làm cho bạn khỏi phiền não. Như vậy

thực ra cái mà bạn tìm kiếm, chính là cái thích thú, cả trong

sự thâu đạt và không thâu đạt. Về bản chất, sự thâu đạt và

không thâu đạt hoàn toàn giống nhau vì cả hai đều xuất

phát từ ý muốn không dính đến phiền não. Phát triển một

phẩm chất đặc biệt chỉ tạo thêm một bức tường tự bảo vệ

mình, chống lại sự vận đọong của cuộc sống. Trong sự đề

kháng đó, ngay bên trong các nhà tù tự bảo vệ đó ngự trị

phiền não và hỗn loạn.

Tuy nhiên, có một cách khác để giải quyết vấn đề đối

kháng ấy. Bạn phải nhận chân trực tiếp, thấu hiểu toàn vẹn

rằng tất cả mọi xu hướng và đức tính đều chứa đựng trong

bản thân chúng những mặt đối lập, cho nên vun bồi các đối

lập có khác nào trốn chạy khỏi thực tại?

Có đúng chăng, khi ta bảo rằng cần phải căm thù để

yêu thương? Trên thực tế, điều này không bao giờ xảy ra.

*******************************

Bạn yêu, và chính vì trong tình yêu của bạn có một ý nghĩa

chiếm hữu, nên xuất hiện cảm giác bị mất mát, ghen tuông

và sợ hãi. Quá trình này khơi dậy lòng căm thù. Các mặt

đối lập bắt đầu chống nhau. Nếu như ý thức thâu đạt bản

thân nó là xấu, tại sao bạn vun bồi cái đối lập với nó? Bởi

vì bạn không biết nó thật sự là xấu, bạn chỉ muốn giản đơn

là tránh sự phiền não do nó đem đến. Tất cả các mặt đối lập

đều phải chống lại nhau, vì căn bản chúng là vô minh. Một

người nhát gan thích vun bồi lòng dũng cảm. Thực ra anh

ta chỉ trốn chạy nỗi sợ hãi. Nhưng nếu anh ta nhận chân

được nguyên nhân sự sợ hãi, thì nó sẽ chấm dứt rất tự

nhiên. Tại sao anh ta không có khả năng phán đoán trực

tiếp? Vì một khi đã có phán đoán trực tiếp, nhất định có

hành động. Đằng này muốn tránh hành động, người ta vun

bồi những mặt đối lập nhau, và tạo ra những sự giải thoát tế

nhị.

*******************************

Hỏi: Người ta bảo rằng làm gương hơn là giảng dạy.

Vậy một tấm gương cá nhân như của ngài có thể mang một

ý nghĩa to lớn chăng?

Krishnamurti: Động cơ nào ẩn giấu sau câu hỏi này?

Người hỏi câu này phải chăng muốn noi gương ai đó mà

nghĩ rằng nó có thể dẫn đến sự hoàn thiện? Theo một người

nào đó chẳng bao giờ dẫn tới sự hoàn thiện. Một bông hoa

violet không thể trở thành hoa hồng, nhưng một bông violet

tự nó có thể trở thành một bông hoa hoàn hảo. Vì không

cảm thấychắc chắn, nên người ta thường đi tìm sự chắc

chắn bằng cách bắt chước kẻ khác. Điều này sinh ra sự sợ

hãi, rồi từ đó sinh ra ảo tưởng về nơi trú ẩn và niềm an ủi

mà ta có thể tìm thấy nơi người khác, cũng như nhiều ý

niệm sai lầm về các pháp môn, về thiền định và việc phục

tùng một lí tưởng. Tất cả điều này chỉ bộc lộ sự thiếu hiểu

biết về bản thân mình, và kéo dài tình trạng vô minh. Đó

chính là nguồn gốc của phiền não, nhưng thay vì nhận biết

nguyên nhân của nó, bạn lại cho rằng mình có thể tự hiểu

mình nhờ một kẻ khác. Cái kiểu cách đi tìm một tấm gương

để noi theo chỉ dẫn đến ảo tưởng và đau khổ.

Chừng nào còn chưa tự hiểu biết chính mình, thì không

thể có khai ngộ. Sự khai ngộ không phải là một quá trình

hợp lí hoá, cũng không phải là một sự tích chứa thông tin

đơn giản, cũng không phải là một cái gì ta có thể tìm thấy ở

người khác, dù người đó vĩ đại đến đâu cũng vậy, mà nó

chính là thành quả của sự thấu hiểu sâu sắc cuộc đời của

chính ta và các hành động của ta.

*******************************

Hỏi: Nếu tái sinh là một sự kiện của tự nhiên, cũng như

sự hoàn hảo mà bản ngã cuối cùng đạt được, thì việc đạt

tới sự hoàn hảo, hay chân lí có bao hàm ý nghĩa thời gian

chăng?

Krishnamurti: Chúng ta thường hỏi rằng tái sinh phải

chăng là một thực tại, bởi vì chúng ta không thể tìm thấy

một niềm phúc lạc trí huệ nào, một sự khai ngộ nào của cá

nhân trong hiện tại. Nếu chúng ta sống trong xung đột và

khốn khổ, nếu chúng ta chẳng có cơ may cũng chẳng có hi

vọng trong cuộc đời này, thì chúng ta khao khát một cuộc

sống tương lai hoàn hảo, không còn đấu tranh và đau khổ.

Trạng thái phúc lạc tương lai, chúng ta thích gọi nó là sự

viên mãn.

Muốn thấu hiểu vấn đề này, chúng ta cần hiểu thế nào

là bản ngã. Bản ngã không phải là một cái gì có thực tự nó,

giống như con sâu bò từ cái lá này sang lá khác, lang thang

hết kiếp này qua kiếp khác, thu lượm và học hỏi nền minh

triết, cho đến khi đạt tới một điểm tối cao, mà chúng ta

tưởng là sự viên mãn. Quan điểm đó sai lầm, nó chỉ là một

ý niệm, không phải là một sự kiện. Quá trình thực của bản

ngã có thể được phát hiện khi ta thấy rõ rằng do vô minh,

do các xu hướng và tham vọng bản ngã, lại hình thành và

xác lập liên tục từng sát na. Lòng tham tự duy trì bằng các

hoạt động ý chí của mình. Thông qua hành động vô minh

và thông qua quá trình tự duy trì, sự giới hạn với tính cách

là ý thức, tạo nên sự giới hạn mới và đau khổ. Cả cuộc

sống bị nhốt trong cái vòng lẩn quẩn ấy.

Sự hạn hẹp ấy, sự chà xát, chống đối lại vận động của

cuộc sống, được biết dưới cái tên bản nãg ấy có bao giờ trở

thành viên mãn được không? Lòng tham có thể trở thành

hoàn hảo chăng? Lòng vị kỉ chắc chắn không thể trở thành

cao quí hay trong sạch hơn; vì nó vẫn là lòng vị kỉ. Quan

niệm cho rằng bản ngã trải qua thời gian sẽ trở nên hoàn

thiện hơn là hoàn toàn sai lầm.

Thời gian là kết quả của những hoạt động ý chí ấy do

lòng tham dẫn dắt nối tiếp nhau và tạo một cảm giác liên

tục cho cuộc sống, trong khi ngược lại, cuộc sống luôn luôn

sinh sôi không ngừng, luôn luôn trong tình trạng không bao

giờ có quá khứ và vị lai, luôn luôn mới mẻ, luôn luôn vận

động không ngừng.

Điều quan trọng sống còn đối với từng người chúng ta

là phát hiện xem có phải chăng quá trình của bản ngã tự

duy trì nhờ vô minh và các hoạt động ý chí? Chừng nào

quá trình này còn tiếp diễn, còn tự nuôi dưỡng, thì không

thể có thực tại, chân lí. Chỉ khi nào chấm dứt ý chí của lòng

tham (với những kinh nghiệm ham muốn của nó), lúc ấy

mới có thực tại. Quá trình vô thuỷ của bản ngã với những

giới hạn tự hoạt động của nó không thể được chứng minh.

Nó phải được cảm nhận. Đây không phải là một vấn đề đức

tin, mà là sự thấu hiểu sâu sắc, sự sáng suốt toàn vẹn, cố

gắng đúng mức để nhận rõ xem lòng tham tạo ra sự hạn chế

của chính nó ra sao, và hành động do lòng tham dẫn dắt

nhất thiết phải tạo ra những xô xát mới, những sự chống

đối và đau khổ.

*******************************

Hỏi: Ngài nghĩ thế nào về kĩ thuật phân tâm học để

điều trị các bệnh ám ảnh, nhập tâm và mặc cảm? Và ngài

sẽ giải quyết các bệnh ấy ra sao?

Krishnamurti: Có thể nào giải phóng quí bạn khỏi

những sự hạn chế ấy chăng, hay đó chỉ là một quá trình

thay thế? Việc đeo đuổi các nhà phân tâm học đã trở thành

sự thích thú của những người giàu có (có những tiếng

cười). Xin quí bạn đừng cười. Bạn có thể không tìm đến

nhà phân tâm học, nhưng bạn vẫn trải qua quá trình đó,

bằng một cách khác, khi bạn yêu cầu một tổ chức tôn giáo

hay một môn phái nào đó giải cho bạn khỏi những ám ảnh,

nhập tâm và mặc cảm. Những phương pháp ấy có thể dẫn

đến hiệu quả bề ngoài nhưng chắc chắn chúng sẽ tạo ra

những chống đối mới với vận động của cuộc sống.

Chẳng một ai, chẳng một kĩ thuật nào có thể thực sự

giải phóng bạn khỏi những hạn chế nói trên. Muốn chứng

nghiệm tự do này, ta phải thấu hiểu sâu sắc cuộc sống và tự

mình nhận biết quá trình thành tạo và duy trì vô minh và ảo

tưởng. Cần phải có sự nhanh nhẹn nhạy bén và khả năng

cảm nhận sắc bén, chứ không đơn thuần là chấp nhận một

kĩ thuật. Nhưng vì lười biếng ta thường ỉ lại vào kẻ khác để

hiểu biết, do đó ta làm tăng thêm phiền não và hỗn loạn.

Việc thấu hiểu quá trình vô minh, những hoạt động tự nuôi

dưỡng của nó, và cái ý thức có trọng điểm, trọng tâm ngay

trong mỗi con người và chỉ con người mới cảm nhận được

nó, chỉ sự thấu hiểu ấy mới có thể tạo nên cho con người

niềm phúc lạc sâu xa và bền vững.

Ngày 4/6/1936

****************************************************************************************************

Nói chuyện ở Eddington (Pennsylavnia)

Điều quan trọng là quí bạn phải tự hỏi mình đến các

cuộc họp mặt này để làm gì, và quí bạn tìm kiếm gì ở đấy.

Nếu tự quí bạn không biết được điều ấy, quí bạn có nguy

cơ rơi vào sự hỗ nloạn khi toan giải quyết nhiều vấn đề

được đặt ra cho tất cả chúng ta.

Muốn thấu hiểu động cơ và đối tượng tìm kiếm - nếu

bạn tìm kiếm bất kì cái gì - cần phải biết rằng nếu bạn quan

niệm cuộc sống theo cách nhìn máy móc hay theo cách

nhìn tôn giáo, tin tưởng có thế giới bên kia. Nhiều người

bảo với bạn rằng họ làm việc để xây dựng một thế giới

không có người bóc lột người, không có những sự tàn ác,

chiến tranh, đói khổ. Trong khi họ nhất trí về mục tiêu

chung, một số người chấp nhận quan điểm máy móc về

cuộc sống, một số khác lại theo quan điểm tôn giáo.

Theo quan điểm máy móc, con người chỉ là sản phẩm

của môi trường và của những phản ứng khác nhau chỉ có

thể nhận biết bằng giác quan, và do đó mô ỉtường cũng như

các phản ứng cần phải được kiểm soát bởi một hệ thống

hợp lí hoá, nó chỉ cho phép con người hoạt động trong

những khuôn khổ nhất định. Tôi đề nghị các bạn thấu hiểu

ý nghĩa đầy đủ của quan điểm máy móc này về cuộc sống.

Nó không chấp nhận một thực thể tiên thiên tối cao nào,

không chấp nhận bất cứ cái gì có tính liên tục; quan điểm

này không chấp nhận bất kì một sự tồn tại nào sau khi chết;

cuộc sống chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi kết thúc bằng

gư vô. Vì con người là kết quả của những phản ứng đáp lại

môi trường, chăm chú theo đuổi sự an toàn vị kỉ của mình

nên con người góp phần tạo ra một chế độ bóc lột, tàn ác và

chiến tranh. Vì vậy các hoạt động của con người cần phải

được đào tạo và hướng dẫn bằng cách cải tạo và kiểm soát

môi trường.

Quan điểm máy móc về cuộc sống tước đoạt mất khả

năng của con người tiếp cận với thực tại. Kinh nghiệm về

thực tại không phải là li kì và tưởng tượng, nhưng nó bắt

đầu phát lộ khi tâm trí được giải phóng khỏi những vướng

mắc của sợ hãi, của các giáo điều, các tín ngưỡng, khỏi các

thứ bệnh tâm lí xuất phát từ những ức chế và giới hạn mà

chúng ta chấp nhận trong cuộc tìm kiếm sự che chở, an

toàn và tiện nghi.

Quan điểm thứ hai cho rằng con người có bản chất

thiêng liêng; số mệnh của nó được kiểm soát và dẫn dắt bởi

một đấng minh triết tối cao. Họ đi tìm Thượng đế, sự hoàn

hảo, tự do, hạnh phúc, một trạng thái tồn tại trong đó mọi

xung đột chủ quan đã chấm dứt. Họ tin vào một đấng tối

cao dẫn dắt số phận loài người, và đó là nền tảng tín

ngưỡng của họ. Họ cho rằng đấng tối cao đã tạo nên thế

giới, còn phàm ngã hay cá nhân con người là một thể

trường tồn có tính chất vĩnh viễn.

Nếu bạn suy nghĩ về điều trên đây với một đầu óc phê

phán, bạn sẽ thấy rằng quan điểm này dựa trên tín ngưỡng,

đã đưa con người ra khỏi thế gian này, để đến một thế giới

giả tưởng, hi vọng và duy tâm, nó giúp con người thoát

khỏi những xung đột và hỗn loạn. Thái độ thoát li thế gian

đó, dựa trên tín ngưỡng, tức là sự sợ hãi, đã sinh ra những

đức tin, những tín điều, giáo điều, sùng bái, và khuyến

khích một nền đạo lí của an toàn cá nhân, hướng tới một hệ

thống giải thoát khỏi thế giới đau khổ và xung đột này; nó

đã chia cắt thực tại với lí tưởng, thế giới này và thế giới

bên kia, đất và trời, nội tâm và ngoại cảnh. Quan điểm này

tạo nên một nền luân lí dựa trên sự sợ hãi, sự thâu đoạt, an

toàn cá nhân, tiện nghi ở cõi này và cõi bên kia, và trên một

loạt nữhng giá trị phi luân lí, giả đạo đức và không lành

mạnh, nó hoàn toàn không phù hợp với cuộc sống. Quan

niệm về cuộc sống như vậy, với sự thoát li dựa trên tín

ngưỡng, tước đoạt của con người kinh nghiệm chân thật về

thực tại.

Vậy hoặc ta khép mình vào một tôn giáo, với những sự

sợ hãi, những tín điều được hợp lí hoá với tư duy và cách

ứng xử rập khuôn.

Đại đa số người thuộc về một trong hai nhóm trên, đối

lập nhau. Đã đối lập nhau thì không bao giờ có chân lí, nếu

cả hai đều không có chân lí thì chúng ta làm sao hiểu được

cuộc sống, những giá trị của nó, đạo lí của nó và cái ý

nghĩa sâu sắc mà chúng ta cảm nhận nơi nó?

Có một cách khác để xem xét cuộc sống, không đứng

trên quan điểm đối lập, tôn giao hay khoa học, sợ hãi hay

máy móc, nhưng thấu hiểu cuộc sống, không phải như nó

biểu hiện trong vĩ trụ, mà là quá trình ở trong tâm của mỗi

người. Tôi muốn nói rằng mỗi người phải nhận rõ quá trình

phát triển và sự chấm dứt tồn tại bề ngoài, quá trình sinh và

tử. Đây là quá trình suy nhất với tính chất ý thức, nó hoàn

toàn có thể cảm nhận được bởi từng người. Tôi đề nghị

thấy rõ điều này. Quá trình sống diễn ra trong vũ trụ hay

nơi một người khác, chỉ có thể được nhận rõ nơi tâm của

bạn với tư cách một cá nhân.

Nếu ta có xu hướng chấp nhận quan điểm máy móc về

cuộc sống, hay lựa chọn sự an toàn và tiện nghi của đức tin,

ta sẽ không đi tới được một khả năng phán đoán chân chính

về cái đang tồn tại. Thực tại chỉ có thể được thấu hiểu

thông qua quá trình của bản ngã, với tư cách ý thức, từ đó

xuất phát cá nhân. Nói cách khác, ta phải thấu hiểu quá

trình trở thành của chính mình, điều này đòi hỏi phải có trí

tuệ, một tự phán đoán sắc bén, một sự sáng suốt thường

trực. Bằng cách thấu hiểu toàn vẹn chính mình, ta có khả

năng nắm bắt được những giá trị chân chính của cuộc sống,

những mối quan hệ chân chính giữa các cá nhân với xã hội.

Gia nhập một trong hai nhóm đối lập về tư tưởng mà

tôi vừa kể trên, cuối cùng chỉ dẫn đến hỗn loạn và khốn

khổ hơn. Tất cả những mặt đối lập ấy ngăn trở trí phán

đoán. Muốn nhận rõ được cái đang tồn tại, ta phải thấu hiểu

bản thân ta, và muốn tự hiểu mình, ta phải soi thấu suốt qua

tất cả những vướng mắc, những hạn hẹp của quan điểm

máy móc và tín ngưỡng; chỉ lúc ấy mới có thể phán đoán

một cách lành mạnh, không bạo hành, cái quá trình bản ngã

với tính cách là ý thức, nơi phát khởi cá thể.

Mọi vật sinh ra bởi nguồn năng lượng mà quá trình là

duy nhất ở mỗi cá thể. Bạn và tôi đều là kết quả của năng

lượng ấy; trong khi phát triển nó tạo ra những thiên kiến,

những xu hướng, và lòng tham lam cho mỗi cá thể trở

thành duy nhất. Quá trình này (không có khởi thuỷ), trong

vận động của nó, trong hành động của nó, trở thành ý thức

thông qua cảm giác, cảm nhận, trí phán đoán. Ý thức này

được nhận biết bởi các giác quan, như là cá thể. Hành động

của nó sinh ra bởi vô minh là sự xung đột. Năng lượng duy

nhất ở mỗi con người chẳng có gì đáng tôn vinh cả.

Chúng ta cần nhận biết quá trình duy trì vô minh với tư

cách ý thức, cảm nhận được bởi giác quan như một cá thể,

để nó trở thành một thực tế đối với chúng ta chứ không

phải chỉ là lí thuyết. Chỉ lúc ấy mới có chăng một thay đổi

căn bản các giá trị, chỉ có nó mới xác lập được các quan hệ

chân chính giữa con người và môi trường của nó: xã hội.

Nếu quí bạn có thể nhận rõ được quá trình vô minh này, nó

không có khởi đầu, và hiểu rằng có thể đưa nó đến kết thúc

bằng cách chấm dứt hoạt động ham muốn của mình, khi ấy

bạn sẽ thấy mình làm chủ hoàn toàn vận mệnh của mình,

làm chủ hoàn toàn bản thân mình, và bạn không phụ thuộc

hoàn cảnh nào, tín ngưỡng nào trong ứng xử và các quan

hệ nhân bản của bạn.

Để đưa đến sự biến đổi sâu sắc ấy của các giá trị, và để

xác lập những quan hệ chân chính và lành mạnh giữa cá

nhân và xã hội, thì bạn - cá nhân - nên có ý thức tự giải

phóng mình khỏi cách nhìn máy móc về cuộc sống, với

nhiều sự dính líu và cơ cấu điều chỉnh hời hợt. Bạn cũng

nên thoát khỏi những ràng buộc của tín ngưỡng với những

nỗi lo sợ, những tín điều và những cuộc xưng tội.

Đôi khi bạn tưởng cuộc đời là máy móc, rồi trong

những lúc phiền não và hỗn loạn, bạn lại quay về với tín

ngưỡng, và cầu xin một đấng tối cao hướng dẫn, giúp đỡ

bạn. Bạn dao động giữa hai quan điểm đối lập ấy, vậy mà

chỉ cần thấu hiểu tính huyễn của các mặt đối lập là bạn có

thể thoát ra khỏi sự hạn hẹp và lúng túng của chúng. Bạn

không bao giờ thiếu hiểu được thực tại, cái đang hiện hữu,

chừng nào mà qua trình vô thuỷ ấy còn tiếp nối. Quá trình

này tự duy trì bằng chính những hoạt động ham muốn và

tham lam của nó, khi nó dừng lại, sẽ xuất hiện cái chúng ta

có thể gọi là thực tại, chân lí, phúc lạc.

Muốn thấu hiểu cuộc sống và muốn có những giá trị

đích thực, bạn phải thấy được mình bị giam hãm bởi những

mặt đối lập ra sao, và trước khi vứt bỏ chúng, bạn phải

nhận rõ ý nghĩa sâu sắc của chúng. Và ngay trong hành

động thoát ra khỏi chúng, nảy ra sự hiểu biết về màng vô

minh từ vô thuỷ, nó tạo nên những giá trị giả và do đó xác

lập những quan hệ giữa con người và môi trường, gây nên

hỗn loạn, sợ hãi và đau khổ.

Muốn thấu hiểu sự hỗn loạn và sợ hãi, bạn - cá nhân -

cần nhận rõ quá trình trở thành của chính bạn, nhờ một

cường độ tư duy lớn và sự sáng suốt toàn vẹn. Điều này

không có nghĩa là bạn phải rời bỏ thế gian: ngược lại, điều

đó có nghĩa bạn thấu hiểu vô số các giá trị giả của thế gian

và bạn thoát khỏi chúng. Chính quí bạn đã tạo ra những giá

trị ấy, và chỉ có dùng tinh thần cảnh giác cùng trí phán

đoán thường trực mới có thể chấm dứt quá trình vô minh

ấy.

*******************************

Hỏi: Có thể nảo sự chú ý cảnh giác nói trên, nhất thiết

thu hút những ý nghĩ và tình cảm của chúng ta, sẽ tạo ra

một sự thờ ơ với kẻ khác? Có thể nào nó dạy cho chúng ta

sự đồng cảm, sự nhạy cảm với những đau khổ của kẻ khác?

Krishnamurti: Sự sáng suốt không phải là htu mình vào

trong tư tưởng và tình cảm. Hoạt động này gọi là quan sát

nội tâm, nó khách quan hoá các hành độngcủa chúng ta và

tính toán các kết quả hành động của chúng ta. Nó không

làm chúng ta trở nên tốt bụng hơn và không giúp chúng ta

tìm thấy sự viên mãn. Mỗi người quá bận rộn với bản thân

mình, với những nhu cầu tâm lí của mình, với sự an toàn

của bản thân, đến mức không còn khả năng đồng cảm với

kẻ khác.

Sự sáng suốt không phải như vậy. Sự sáng suốt là trí

phán đoán, không phê phán, nhận rõ cái quá trình xây nên

những bức tường bảo vệ và giới hạn mình, bên trong đó

tâm trí tìm kiếm nơi trú ẩn và tiện nghi. Hãy lấy một thí dụ,

như vấn đề tín ngưỡng, với sự sợ hãi và niềm hi vọng của

nó. Tín ngưỡng an ủi bạn, làm vơi bớt sự bất hạnh và phiền

não. Nấp sau bức tường bảo vệ của tín ngưỡng, bạn trú ẩn,

và bức tường ấy ngăn chặn tình thương, sự đồng cảm, lòng

tốt; như vậy đấy, bởi vì bạn đã bị thu hút bởi bản thân

mình; bởi sự cứu rỗi bản thân, bởi tiện nghi dễ chịu của

chính mình, ở thế giới này và cõi bên kia.

Nếu bạn bắt đầu ý thức, thấy được bạn đã tạo ra quá

trình ấy bằng sự sợ hãi ra sao, rồi bạn thường ẩn nấp phía

sau các lí tưởng, các khái niệm và giá trị ấy ra sao, mỗi khi

có một phản ứng nào đó, bạn liền nhận rõ là sự sáng suốt

không phải là tự thu mình vào cái tư duy và tình cảm của

mình, mà nó là sự thấu hiểu sâu sắc rằng thật điên rồ khi

tạo nên những giá trị để cho trí tuệ ẩn náu sau đó.

Phần đông chúng ta không ý thức rằng mình đang theo

một mẫu mực, một lí tưởng, nó dẫn dắt chúng ta qua cuộc

đời. Chúng ta chấp nhận và đi theo một lí tưởng vì chúng ta

tin nó sẽ giúp chúng ta vạch một con đường xuyên qua sự

hỗn loạn của cuộc sống. Chính điều đó hấp dẫn chúng ta,

chứ không phải sự thấu hiểu cuộc sống. Vì vậy chúng ta vô

ý thức với sự thích ứng thường xuyên theo một lí tưởng,

mà thậm chí chúng ta cũng không tự hỏi tại sao nó tồn tại.

Nhưng nếu chúng ta xem xét vấn đề với đầu óc phê phán,

chúng ta sẽ thấy rằng lí tưởng chỉ là sự trốn chạy khỏi thực

tại. Và khi chúng ta tuân theo một lí tưởng, càng ngày

chúng ta càng trở nên hẹp hòi, cuối cùng rơi vào hỗn loạn

và đau khổ. Khi thấu hiểu thực tại, với những đau khổ, lòng

tham chiếm hữu, sự tàn ác và xoá bỏ tất cả những thứ đó,

chúng ta thức tỉnh với sự đồng cảm và tình thương chân

thật. Đây không phải là sự sáng suốt tập trung vào những

suy nghĩ và tình cảm của bản thân mình, mà nó là nhận biết

thường trực, thoát khỏi mọi lựa chọn, nhận biết cái chân

thật. Bất kì sự chọn lựa nào cũng dựa trên những xu hướng,

lòng tham, tín ngưỡng, gây trở ngại cho trí phán đoán chân

chính. Nếu còn có sự lựa chọn thì không thể có sáng suốt.

*******************************

Hỏi: Bằng quan sát một cách thông tuệ cuộc sống của

kẻ khác, ta có thể đi đến những kết luận quí báu cho bản

thân mình. Theo ngài thì kinh nghiệm rút ra từ kẻ khác có

giá trị gì?

Krishnamurti: Kinh nghiệm qua phản ánh không thể có

một giá trị căn bản toàn vẹn. Ở trung tâm của mỗi thứ đều

có một quá trình duy trì vô minh, và chỉ có cách thấu hiểu

quá trình đó ta mới thấu hiểu cuộc sống, chứ không thể

bằng con đường bên cạnh, bằng kinh nghiệm của người

khác.

*******************************

Hỏi: Nếu cho rằng chúng ta thường hành động do thúc

đẩy bởi một biến dạng trí tuệ hay áp lực tình cảm nào đó,

vậy có chang một kĩ thuật qua đó chúng ta có thể trở nên

có ý thức về sự biến dạng hay áp lực ấy ngay lúc hành

động, tức là trước khi hoàn tất hành động ấy?

Krishnamurti: Nói cách khác, bạn tìm một phương

pháp, một ệ thống khả dĩ giúp bạn tỉnh táo khi hành động.

Hệ thống và hành động không thể cùng tồn tại, chúng giết

chết nhau. Bạn hỏi tôi: có thể uống một viên an thần đồng

thời lại tỉnh táo khi hành động chăng? Làm sao một hệ

thống có thể giúp bạn tỉnh táo, hay một cái gì khác ngoại

trừ cường độ vì lợi ích của chính bạn, vì sự cần thiết phải

thức tỉnh? Tôi đề nghị bạn nhận rõ ý nghĩa câu hỏi này.

Nếu bạn nhận biết rằng tâm trí bạn bị méo mó, thì bạn

chẳng cần gì pháp môn, hệ thống hay mẫu mực nào. Chỉ

riêng việc nhận biết một định kiến cũng xoá tan được nó và

bạn sẽ đạt được khả năng hành động lành mạnh và sáng

suốt. Nhưng vì bạn không thấy được sự méo mó gây nên

đau khổ, nên bạn hi vọng vứt bỏ đau khổ bằng cách đi theo

một hệ thống, cuối cùng lại tạo nên một sự biến dạng mới;

sự méo mó này bạn gọi nó là quá trình tỉnh táo, hay trở nên

có ý thức. Việc tìm kiếm một hệ thống chỉ chứng tỏ một

tâm trí biếng nhác; việc đi theo một hệ thống khuyến khích

bạn hành động máy móc, và phá hoại trí tuệ. Những người

gọi là truyền giáo hay huấn luyện viên tôn giáo đã cung cấp

cho bạn những hệ thống. Bạn tưởng rằng đi theo một hệ

thống mới là tập luyện tâm trí để phán đoán và chấp nhận

những giá trị mới. Nếu bạn làm được như vậy, thì điều bạn

thực sự làm được sẽ là mài mòn trí tuệ, ru ngủ nó, và bạn

cho đó là hạnh phúc, hoà bình.

Ta lắng nghe tất cả mọi điều ấy, vậy mà vẫn cứ tồn tại

một cái hố ngăn cách giữa cuộc sống ngày thường với việc

theo đuổi thực tại. Cái hố ấy tồn tại bởi vì sự thay đổi bao

hàm chẳng những sự khó chịu về thể xác, mà còn có sự bất

định về tâm linh, mà chúng ta thì không thích cái gì bất

định. Bởi vì tình trạng bất định ấy tạo nên sự xáo trộn, nên

chúng ta trì hoãn sự thay đổi và như vậy càng tăng thêm hố

ngăn cách. Vậy là chúng ta tiếp tục gây nên xung đột và

khốn khổ, để rồi lại muốn thoát khỏi chúng. Khi ấy chúng

ta chấp nhận hoặc quan điểm máy móc về cuộc sống, hoặc

quan điểm về đức tin, để thoát khỏi thực tại. Cái hố ngăn

cách chúng ta với thực tại chỉ được lấp đầy khi nào chúng

ta thấy cần thiết phải chấm dứt tất cả những sự trốn chạy,

tức là cần thiết phải có hành động trọn vẹn, từ đó có thể

nảy sinh ra những quan hệ thực sự nhân bản với những con

người, và với xã hội.

12/06/1936

*******************************

II

Hỏi: Có cái gì sai lầm trong quan hệ giữa chúng ta với

kẻ khác, khi cuộc sống mà chúng ta cho là tự do, thì kẻ

khác lại cho là giả dối và làm cho họ đau khổ sâu sắc,

trong khi nó cho chúng ta sự trong sáng? Phải chăng đó là

thiếu hiểu biết thật sự về phía chúng ta, tức là thiếu sự

đồng cảm?

Krishnamurti: Tất cả phụ thuộc vào cái mà bạn gọi là

cuộc sống tự do. Nếu bạn bị ám ảnh bởi một lí tưởng và

bạn theo đuổi nó một cách tàn bạo, không suy gẫm sâu sắc

toàn bộ ý nghĩa của nó, bạn sẽ không khai ngộ được và do

đó gây đau khổ cho kẻ khác và cho bản thân bạn. Do thiếu

quân bình, bạn gây nên sự mất hài hoà. Nhưng nếu bạn tự

xác định thực sự bản thân mình, nghĩa là bạn sống trong

những chân giá trị, lúc ấy, mặc dù sự khai ngộ của bạn có

thể làm nảy sinh những đối lập và xung đột, bạn sẽ thực sự

cứu giúp thế gian, Nhưng ta phải luôn luôn cảnh giác, và

rất chăm chú xem có phải chúng ta chỉ giản đơn là đang

sống theo một lsi tưởng, một nguyên tắc, một tiêu chuẩn,

điều đó biểu hiện sự thiếu hiểu biết chân chính thực tại, sự

trốn chạy khỏi thực tại. Sự trốn chạy, sự bắt chước đó dẫn

tới tình trạng què quặt tâm tính, và gây ra xung đột, phiền

não.

*******************************

Hỏi: Làm sao tôi có thể cấm người ta ngăn trở cái mà

tôi tưởng là hành động chân chính, mà không làm kẻ khác

đau khổ?

Krishnamurti: Nếu ý nghĩa duy nhất của bạn là không

làm kẻ khác đau khổ và bạn cố gắng hướng cuộc đời mình

theo ý nghĩ đó, thì bạn không hành động chân chính.

Nhưng nếu bạn luôn tìm cách gỡ bỏ dẫn những lớp vị kỉ

tinh vi, thì hành động của bạn, dù có thể làm một số người

đau khổ, vẫn là hành động của sự khai ngộ.

*******************************

Hỏi: Luân lí vào đạo đức, mặc dù có thay đổi, nhưng

trải qua các thời đại, cũng đã xây dựng nên những lí do

hành động, chẳng hạn như lòng từ thiện của Ki tô giáo hay

sự khước từ của Ấn giáo. Nếu để mất nền tảng đó, làm sao

chúng ta có thể sống những cuộc đời có ích và hạnh phúc?

Krishnamurti: Có một nền luân lí của lí tưởng và một

nền luân lí thực tế. Lí tưởng phải là yêu thương nhau,

không giết hại, không bóc lột v.v.. Nhưng trên thực tế, việc

ứng xử của chúng ta lại dựa trên một quan niệm khác. Đạo

đức của cuộc sống ngày thường, đạo lí của các tiếp xúc xã

hội, cơ bản dựa trên lòng vị kỉ, sự chiếm hữu, sợ hãi và tự

vệ.

Chừng nào còn tất cả những thứ ấy, làm sao có được

đạo lí chân chính, quan hệ chân thật giữa con người và môi

trường xã hội? Chừng nào mỗi người còn tự cô lập vì sợ

hãi, vì ý thức chiếm hữu, vì lòng tham lam vị kỉ, vì các tín

điều hay các lí tưởng, thì làm sao có được những quan hệ

chân chính với kẻ khác?

Đạo lí ngày thường thực ra chỉ là phi đạo lí, và thế giới

đang mắc kẹt trong thứ đạo lí ấy. Dưới nhiều dạng, chiếm

hữu, bóc lột, giết hại, là những hành động được các chính

phủ cũng như các tổ chức tôn giáo ủng hộ, và chúng là nền

tảng của nền đạo lí được xã hội chấp nhận. Trong tất cả cái

đó đều không có tình thương, mà chỉ có sự sợ hãi được che

đậy bằng những danh từ lí tưởng lặp đi lặp lại, chúng ngăn

cản trí phán đoán. Nếu chúng ta muốn trở nên thật sự có

đạo đức, nghĩa là muốn ta có những quan hệ chân chính với

kẻ khác, với xã hội, thì cần phải chấm dứt sự phi đạo lí của

thế giới. Sự vô đạo này được tạo nên bởi lòng tham và

những cố gắng của từng cá nhân muốn tự bảo vệ mình.

Nhưng bạn lại hỏi tôi, làm sao có thể sống được mà

không ham muốn, không có ý thức chiếm hữu? Nếu bạn

suy tư sâu sắc về ý nghĩa của việc xoá bỏ ý thức chiếm

hữu, và nếu bạn thử nghiệm nó, tự bạn sẽ thấy rằng mình

có thể sống trong thế gian mà không gia nhập thế gian.

*******************************

Hỏi: Trong cuốn sách tựa đề "Điểm đạo trong huyền

môn", có nói rằng Ngài thuyết giảng về Advaitisme, là một

triết lí chỉ dành cho các nhà "yoga" và "đệ tử" , nhưng

nguy hiểm đối với người thường bậc trung. Ý kiến của ngài

như thế nào?

Krishnamurti: Rõ ràng là nếu tôi coi những gì tôi nói là

nguy hiểm đối với người trung bình, thì tôi sẽ không nói.

Vậy tuỳ bạn nhận định xem những gì tôi nói có nguy hiểm

hay không.

Những người viết các sách loại đó, là hạng người bóc

lột, có ý thức hay vô ý thức. Họ lo lắng cho việc làm ăn của

họ, và do dấn thân vào một hệ thống nào đó, họ đưa nước

về cối xay của họ và sử dụng tất cả cái gì nóichung kiểm

soát những hoạt động của thiên hạ: uy quyền của một minh

sư, của một truyền thống, những mê tín dị đoan, những nhà

thờ.

Trong những điều tôi nói ra, có cái gì khó khăn hay

nguy hiểm đối với những người bậc trung? Tôi nói rằng

muốn biết tình thương, lòng tốt, sự tôn trọng kẻ khác, thì

không thể có tính vị kỉ. Không thể có những sự trốn chạy

tinh vi ra khỏi thực tại, bằng lí tưởng. Tôi nói rằng uy

quyền là ác độc, chẳng những uy quyền do kẻ khác áp đặt,

mà uy quyền do ta tự xây dựng một cách vô ý thức, bằng

cách chồng chất những kí ức tự bảo vệ: uy quyền của bản

ngã. Chắc chắn, điều này không nguy hiểm đối với cá

nhân, nhưng đối với người đã tham gia một tổ chức và

muốn duy trì tổ chức ấy, đối với người muốn được sùng

bái, được lòng dân và nắm được quyền hành. Những gì tôi

nói về chủ nghĩa dân tộc và sự phân biệt giai cấp xã hội là

nguy hiểm đối với người nào thu lợi nhờ sự tàn ác và thoái

hoá của họ. Sự thấu hiếu, khai ngộ, là nguy hiểm đối với

người hưởng lợi bằng cách tế nhị hay thô sơ, do sự bóc lột,

uy quyền và sợ hãi.

*******************************

Hỏi: Phải chăng ngài gạt bỏ tất cả các hệ thống triết

học, kể cả triết học Veda từng dạy người ta sự khước từ?

Krishnamurti: Bạn hãy tự hỏi mình, tại sao bạn lại cần

có một hệ thống, chứ đừng hỏi tại sao tôi gạt bỏ nó. Bạn

tưởng rằng những hệ thống giúp con người nẩy nở, hoàn

thiện, hiểu biết. Làm sao một hệ thống hay một kĩ thuật có

thể giúp bạn khai ngộ bao giờ? Sự khai ngộ là nhờ cố gắng

đúng mức để nhận rõ quá trình vô minh của chính mình.

Muốn phán đoán, tâm trí không thể có định kiến, nhưng ở

thế gian này tâm trí mọi người chứa đầy thiên kiến cho nên

họ không xét đoán được, rõ ràng là không một hệ thống

nào làm họ hết thiên kiến được. Tất cả cái gì tôi có thể nói

với bạn là đừng định kiến, nhưng chính bạn phải cố gắng

thoát khỏi chúng.

Không có sự khước từ. Khi bạn thấu hiểu những giá trị

chân thật của cuộc sống thì sự khước từ không còn ý nghĩa

nữa. Chính khi bạn không thấu hiểu các giá trị chân thật thì

sự sợ hãi làm nảy ra nơi bạn hi vọng tự giải thoát bằng sự

khước từ. Sự khai ngộ không xuất phát từ sự khước từ.

Bạn tưởng rằng khi trốn chạy thực tại, trốn chạy cuộc

sống ngày thường, bạn sẽ tìm thấy chân lí. Ngược lại, bạn

chỉ tìm được chân lí trong cuộc sống ngày thường, với

những tiếp xúc giữa con người, thông qua các quan hệ xã

hội, qua con đường suy gẫm và tình thương.

*******************************

Hỏi: Ý kiến của ngài về thiền định như thế nào?

Krishnamurti: Cái gọi là thiền định, như phần nhiều

mọi người thực hành, là tập trung vào một ý nghĩ và chế

ngự bản thân. Sự tập trung tư tưởng này giúp bạn đạt được

kí ức mạnh mẽ về một số nguyên tắc hướng dẫn và kiểm

soát tư tưởng cũng như ứng xử thường ngày. Việc tuân

theo một nguyên tắc, một lí tưởng, chỉ là một cuộc chạy

trốn khỏi thực tại, thiếu trí phán đoán về nguyên nhân thật

sự của phiền não. Người đi tìm chân lí bằng sự khước từ,

bằng thiền định, thông qua một hệ thống, bất kì là hệ thống

nào, cũng đều bị vướng mắc vào hệ thống chiếm hữu, và

cái chiếm được không phải là chân thật.

Thiền định chẳng phải là thoát li cuộc sống. Cũng

không phải là tập trung tư tưởng. Thiền định là trí phán

đoán thường trực về cáichân thật trong các hành động của

chúng ta, những phản ứng của chúng ta và trong những

thách đó của cuộc đời. Nhận rõ được nguyên nhân thực của

các cuộc đấu tranh, của sự tàn ác và khốn khổ, đó chính

thật là thiền định. Điều này đòi hỏi một sự nhạy bén và ý

thức sâu sắc. Trong cái sáng suốt ấy, trong khi nhận biết

sâu sắc những giá trị đích thực, liền xuất hiện sự thấu hiểu

thực tại và phúc lạc.

14/06/1936

*******************************

III

Tôi sẽ tóm tắt những gì đã nói trong các buổi mạn đàm

và thảo luận trên đây. Tôi không cần đi sâu vào các chi tiết,

cũng không cần lưu ý các bạn về những gì bao hàm trong

những câu chuyện, những các ý kiến ấy, nếu bạn suy gẫm

sâu sắc, chúng sẽ phát lộ cho bạn nhiều chi tiết về ý nghĩa

của chúng.

Tất cả chúng ta đều muốn sống không hỗn loạn, không

phoền não, tìm cách thoát khỏi chẳng những cáccuộc đấu

tranh chống lại hàng xóm, gia đình, bạn bè, mà nhất là đấu

tranh với bản thân, với những quan niệm của chúng ta về

cái thiện, cái ác, cái thật, cái giả, cái đúng, cái sai. Không

chỉ có sự xung đột trong quan hệ của chúng ta với môi

trường, mà có cả xung đột trong nội tâm, nó phản ánh vào

đạo lí xã hội.

Dĩ nhiên, có những ngoại lệ: những kẻ thô bạo và ngu

xuẩn cảm thấy hoàn toàn thoải mái, hoặc những kẻ lo sợ

cho sự an toàn cá nhân, sống không suy nghĩ và không đếm

xỉa gì đến người khác. Tâm trí họ bị đóng khung và xơ

cứng đến mức họ không bị rung động bởi sự nghi ngờ hay

tìm kiếm. Họ không muốn suy gẫm, hay là, nếu phải suy

nghĩ, thì tư tưởng của họ cũng chạy theo những kiểu truyền

thống. Họ nhận được phần thưởng riêng của họ.

Nhưng chúng ta quan tâm đến những người tìm cách

thấu hiểu cuộc sống một cách nghiêm túc, cuộc sống với

những thống khổ, những xung đột tưởng chừng không bao

giờ dứt. Những người mà chúng ta đề cập ở đây là hạng

người có ý thức sâu sắc về môi trường của họ và tìm kiếm

ý nghĩa chân thật cùng nguyên nhân nỗi khổ, cũng như

niềm vui thoáng qua của họ. Tâm trí họ bị vướng mắc và

cột trói vào những giải thích trái ngược ấy.

Quan điểm máy móc về cuộc sống, gạt bỏ tất cả những

gì không cảm nhận được bằng giác quan, khẳng định rằng

con người là kết quả của những phản ứng, rằng cơ chế con

người được khởi động bởi một loạt phản ứng, chứ không

do một lực hay năng lượng tự nó có thể sinh ra hành động;

rằng sự phát triển của nó, những ham muốn, những quan

niệm và cảm xúc của nó chỉ là kết quả của những va chạm

bên ngoài; rằng nguyên nhân của từng hiện tượng chỉ đơn

giản là một loạt dữ kiện có trước. Từ đó người ta kết luận

rằng khi kiểm soát được những sự kiện và những phản ứng

của con người trước những sự kiện đó, bằng cách rập

khuôn các tư tưởng và hành động, bằng tuyên truyền, thì

con người sẽ có khả năng điều chỉnh cho hoàn toàn ăn

khớp với các quan hệ của họ với môi trường. Nói cách

khác, sự rập khuôn và kiểm soát những phản ứng khác

nhau của họ sẽ sản sinh ra những sự kiện đem hạnh phúc

lại cho con người.

Đối lập với những thứ trên đây là tín ngưỡng. Quan

điểm này chủ trương rằng có một lực lượng vũ trụ, thiêng

liêng tự tại, mà ta không cảm nhận được bằng giác quan.

Lực lượng siêu nhiên, trí huệ tối thượng này dẫn dắt và

luôn luôn chú ý, và phán quyết rằng không một điều gì xảy

ra mà nó không được biết. Dĩ nhiên, từ đó sinh ra ý nghĩ về

định mệnh. Nếu có một trí huệ tối cao để ý đến các bạn và

dẫn dắt các bạn trong mọi hành động, thì bạn, với tư cách

cá nhân, không có trách nhiệm lớn trong cuộc sống. Số

phận của bạn đã được định trước, do đó không thể có ý chí

tự do. Đã không có ý chí tự do thì ý niệm về linh hồn bất tử

không còn có ý nghĩa. Nếu như vậy, thì không có thực tại,

không có Thượng đế, không có lực lượng vũ trụ. Tín

ngưỡng huỷ hoại chính cứu cánh của nó.

Giữa hai thế đối lập ấy, quan điểm máy móc về cuộc

sống với quan điểm tín ngưỡng, chúng ta dao động tuỳ theo

thiên hướng cá nhân từng lúc. Sự chế ngự lần lượt của hai

thế đối lập ấy làm tăng thêm sự hỗn loạn và đau khổ cho

chúng ta.

Nhưng tôi nói rằng còn có một cách khác để xem xét

cuộc đời chúng ta và thấu hiểu nó thật sự. Thực tại, cái mà

mỗi người cảm thấy và nhận biết, chẳng có gì liên quan đến

hai mặt đối lập ấy, tức là có tín ngưỡng hay là gạt bỏ tất cả

những gì không cảm nhận được bằng giác quan. Mỗi cuộc

đời là một quá trình năng lượng, nó vừa qui định vừa bị qui

định. Năng lượng này, trong quá trình phát triển, tự tác, tự

duy trì, tạo ra vật chất cơ bản của chính mình, cảm giác,

cảm nhận, lựa chọn, ý thức, từ đó sinh ra bản ngã cá nhân.

Năng lượng này duy nhất cho mỗi người, cho mỗi quá trình

không có khởi đầu.

Cá tính, ý thức là kết quả của quá trình năng lượng duy

nhất ấy. Trong ý thức có sự kết hợp của vô minh và lòng

tham. Ý thức lại tự duy trì bằng chính những hoạt động ý

chí của nó, phát khởi từ vô minh, thiên kiến và tham lam.

Đó là một quá trình luôn luôn tự hoạt động do chính những

nhu cầu, do lòng tham và các hoạt động ý chí của nó.

Nếu bạn suy gẫm về điều này sâu sắc và kĩ càng, bạn sẽ

thấy quan điểm này có ý nghĩa khác hẳn với quan điểm

máy móc và quan điểm tín ngưỡng. Hai quan điểm này dựa

trên sự đối lập, còn những gì tôi vừa giải thích không thuộc

lĩnh vực đối lập. Với tư cách một con người, bạn phải tự

mình tìm cho ra cái nguyên nhân thật của cuộc sống, của

phiền não và tính liên tục bề ngoài của nó. Như tôi đã nói,

thực tại là cái mà mỗi người nhận biết và htể nghiệm; ta

không thể sống một lí thuyết, một sự giải thích với tính

cách thể nghiệm. Khi cho phép tâm trí chấp nhận một lí

thuyết và được huấn luyện phù hợp với quan niệm đó, ta có

thể thu được một loạt kinh nghiệm, nhưng đó không phải là

kinh nghiệm của thực tại. Đức tin và tín ngưỡng đã có một

cách rèn luyện tâm trí, và những kinh nghiệm dựa trên cái

đó không thuộc về thực tại, vì chúng là sản phẩm của

những thiên kiến và xác tín. Những kinh nghiệm như vậy

chỉ là kết quả của những thành tựu tưởng tượng mà thôi.

Muốn nắm bắt thực tại, hay muốn cảm nhận sự tiếp cận

với thực tại, cần phải có trí phán đoán. Trí phán đoán là

một trạng thái trong đó tư duy - cảm xúc được tổng hoà,

khi mà mọi tham muốn, mọi lựa chọn đều chấm dứt; đó

không phải là một trạng thái nẩy sinh từ phủ định, đàn áp.

Sự thiếu thốn, khao khát nội tâm - dù là khao khát tìm thực

tại - làm hư hỏng trí phán đoán. Nhu cầu nội tâm khống chế

tư duy - cảm xúc và làm nó mất khả năng trực tiếp nhận

biết. Nếu tâm trí bị sai lạc do một lí thuyết hay một cách

giải thích nào đó, chẳng hạn như một tôn giáo hay một triết

thuyết, nó sẽ hoàn toàn mất khả năng phán đoán.

Vậy, trước hết chúng ta phải tìm biết thế nào là các

thiên hướng và lòng tham, chúng duy trì và tiếp tục mãi

quá trình bản ngã. Phân tích sâu sắc quá trình của nhu cầu

và các hậu quả của nó, trí minh mẫn thường trực trong hoạt

động sẽ giải phóng tâm trí khỏi nhu cầu, khỏi những sự

chống đối để tự bảo vệ mà tâm trí đã dựng lên vì sự an toàn

và tiện nghi của nó. Bởi vì, mọi nhu cầu gây trở ngại cho

trí phán đoán, mọi tham vọng làm biến dạng khả năng nhận

biết.

Tham vọng và bất kì kinh nghiệm nào từ tham vọng

đều góp phần tạo nên quá trình ự tác của bản ngã. Quá trình

của bản ngã, với những nhu cầu và xu hướng của nó, tạo ra

sự sợ hãi, từ đó dẫn đến chấp nhận sự an ủi và an toàn do

uy quyền đem lại. Có nhiều loại uy quyền. Có uy quyền

ngoại lai, uy quyền của lí tưởng và uy quyền của kinh

nghiệm hay kí ức.

Uy quyền ngoại lai sinh ra bởi sự sợ hãi, nó buộc tâm

trí phải chấp nhận sự o ép của dư luận, kể cả dư luận của

láng giềng hay của thủ trưởng, và những điều khẳng định

của những tín ngưỡng có tổ chức, gọi là tôn giáo, với

những hệ thống và những tín điều của chúng. Những điều

khẳng định và tín ngưỡng ấy dần dần trở thành một phần

con người của bạn, và có ý thức hay vô ý thức, những tư

tưởng và hành động của bạn cũng rập khuôn tho mô hình

do uy quyền đã xác lập.

Loại thứ hai là uy quyền của lí tưởng, nó cản trở bạn

làm chủ bản thân mình, điều mà bạn có thể làm được nếu

bạn thấu hiểu thực tại. Nhưng vì bạn không thể hiểu được

sự đấu tranh và tình trạng khốn khổ này nên bạn yêu cầu

một lí tưởng, một quan niệm dẫn dắt bạn vượt qua đại

dương đầy hỗn loạn và phiền não này. Nếu bạn phân tích tỉ

mỉ nhu cầu đó, bạn sẽ thấy nó chỉ là một cuộc trốn chạy

khỏi thực tại, khỏi sự xung đột trong hiện tại. Muốn thoát

khỏi thực tại, thoát khỏi cái hiện tại, bạn dựa vào uy quyền

của một lí tưởng, nó dần dần trở nên thiêng liêng với thời

gian và truyền thống. Uy quyền của lí tưởng ngăn trở sự

thấu hiểu hành động.

Loại thứ ba là uy quyền của kinh nghiệm và kí ức.

Chúng ta chỉ là kết quả của quá trình thời gian. Mỗi người

rút ra từ quá khứ sự khát vọng, sự nâng đỡ, sự thấu hiểu;

quá khứ tác động như một bối cảnh, nó là cái kho chứa

kinh nghiệm mà trí óc là cái máy ghi nhận các bài học.

Những kinh nghiệm ấy cùng với các bài học của chúng đã

trở thành kí ức và các kí ức đó đã trở thành những lời cảnh

cáo nhằm bảo vệ bạn. Nếu bạn nghiên cứu sâu sắc những

cái gọi là bài học do kinh nghiệm thu thập được, bạn sẽ

thấy chúng chỉ là những kí ức tự bảo vệ, được tích chứa

cho tương lai để trở thành một thứ uy dũng dắt dẫn bạn

trong hiện tại.

Vậy, do lòng tham và nhu cầu mà sinh ra sự sợ hãi, từ

sợ hãi nảy sinh ra sự tìm kiếm tiện nghi và an toàn mà

người ta tìm thấy trong uy quyền ngoại lai, trong một tín

ngưỡng hay trong uy quyền của kinh nghiệm. Uy quyền đó,

dưới nhiều dạng khác nhau, duy trì quá trình của bản ngã,

dựa trên sự sợ hãi. Hãy xem xét những ý nghĩ, những hoạt

động và ứng xử đạo lí của bạn, bạn sẽ thấy chúng dựa trên

sự lo sợ đểtự bảo vệ mình, với những uy quyền tinh vi và

có tác dụng an ủi. Vậy hành động sinh ra bởi sự sợ hãi chỉ

luôn luôn tự hạn chế mình, do đó mà quá trình của bản ngã

phải tự duy trì bằng chính những hoạt động ý chí của chính

nó.

Để diễn tả điều trên đây một cách khác, tôi có thể nói

rằng có một ý chí của lòng tham, đó là sự cố gắng, và một

ý chí của sự thấu hiểu, đó là trí suy xét. Ý chí của lòng

tham luôn luôn tìm kiếm một phần thưởng, một lợi lộc và

do đó tạo nên những cơn sợ hãi. Đạo lí xã hội dựa trên nền

tảng đó và sự khao khát tâm linh chỉ là mưu toan thiết lập

quan hệ tốt với những con người ở vị trí cao nhất. Con

người là biểu hiện ý chí của lòng tham và trong quá trình

hoạt động của nó, nhu cầu nội tâm này tạo ra sự xung đột

và đau khổ của chính nó. Từ đó con người tìm cách trốn

chạy trong lí tưởng, trong các ảo ảnh, trong những lời giải

thích và như vậy nó duy trì quá trình của bản ngã. Chỉ khi

nàochấm dứt nhu cầu nội tâm cũng như những kinh nghiệm

luôn luôn lặp lại, khi ấy mới phát sinh ý chí của sự thấu

hiểu.

Nếu ta hiểu rõ rằng không thể có sự suy xét chân thật

chừng nào còn tồn tại ý chí của sự ham muốn, chính sự

thấu hiểu ấy sẽ dẫn đến chấm dứt quá trình của bản ngã.

Không có một bản ngã nào khác, một bản ngã siêu việt, có

thể dẫn đến sự chấm dứt quá trình bản ngã; không một

đấng thiêng liêng nào có thể làm nó chấm dứt. Chỉ có sự

nhận biết chính quá trình đó, sự thấu hiểu bản chất điên rồ

và phù du của nó mới làm được việc đó.

Quá trình của bản ngã tự duy trì lấy nó, nó tự hoạt động

do sự vô minh, do các xu hướng và sự khao khát trong nội

tâm của nó. Nó phải tự chấm dứt, bằng cách chấm dứt các

nhu cầu ý chí của nó. Nếu bạn thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa

của toàn bộ khái niệm về bản ngã, bạn sẽ thấy rằng bạn

không chỉ đơn thuần là môi trường, những dư luận hay là

sự ngẫu nhiên, mà là người sinh sửa, người xúi giục hành

động. Chính bạn tự tạo ra cho mình cái nhà tù của phiền

não và xung đột. Khi chấm dứt những hoạt động ý chí của

bạn, sẽ có thực tại và phúc lạc.

*******************************

Hỏi: Ngài có nói, muốn thấu hiểu quá trình của bản

ngã, phải nỗ lực rất lớn. Làm thế nào chúng tôi hiểu được

điều khẳng định của ngài, thường nhắc đi nhắc lại rằng sự

cố gắng làm thất bại trí sáng suốt?

Krishnamurti: Ở đâu có cố gắng vì lòng tham, ở đó có

sự lựa chọn, dựa trên những định kiến, những sự méo mó.

Sự sáng suốt không sinh ra bởi sự lựa chọn, nó xuất hiện

khi có sự nhận biết về tính vô thường của ý chí, sinh ra từ

sự lựa chọn hay từ nhu cầu bên trong.

Bằng sự suy ngẫm liên tục và sự quan tâm sâu sắc, ta

sẽ thấu hiểu được ý chí của lòng tham và lúc ấy xuất hiện ý

chí của sự thấu hiểu. Ở đâu có ý chí của lòng tham thì sự cố

gắng nhất thiết là giả tạo và chính cố gắng ấy dẫn đến sự

hỗn loạn, hạn chế, làm tăng thêm phiền não. Sự sáng suốt

là khả năng nhận biết thường xuyên về những gì chân thật.

Phiền não và sự khảo sát nguyên nhân thật của nó (không

phải khảo sát lí thuyết mà khảo sát bằng sự chứng nghiệm

và hành động) sẽ sinh ra tâm trí uyển chuyển và thức tỉnh.

Chẳng có ai là không đau khổ. Nhưng kẻ nào đau khổ mà

cố gắng thoát khỏi thực tại thì sự trốn chạy ấy càng làm

tăng thêm đau khổ. Nếu kiên nhẫn quan sát thầm lặng, con

người sẽ nhận biết nguyên nhân thật của phiền não và

chính sự nhận biết ấy sẽ xoá tan phiền não.

*******************************

Hỏi: Phải chăng ngài luôn có thái độ cứng rắn đối với

những sự tôn sùng và đối với Hộn thông thiên học?

Krishnamurti: Khi bạn đã thấu hiểu rằng một hành

động là vô nghĩa, thì bạn không lặp lại. Nếu bạn nhận biết

sâu sắc, như tôi, sự điên rồ hoàn toàn của các nghi lễ tôn

giáo, thì chúng không bao giờ còn ảnh hưởng đến bạn nữa.

Không một dư luận nào, dù rộng rãi đến đâu, không một uy

quyền nào, dù là xuất phát từ truyền thống hay hoàn cảnh,

cũng không thể làm thay đổi ý nghĩ của một người đã hiểu

được giá trị kém cỏi của nó. Nhưng chừng nào người ta còn

chưa hoàn toàn thấu hiểu ý nghĩa của sự sùng bái, thì người

ta vẫn cứ sùng bái. Hội thông thiên học cũng vậy. Ý nghĩ

về những tín ngưỡng có tổ chức, với những uy quyền của

chúng, với sự tuyên truyền sự sùng tín và lợi dụng bóc lột,

đối với tôi đều là bất công hoàn toàn.

Tôi nghĩ gì về Hội thông thiên học, điều đó không quan

trọng. Điều quan trọng là bạn tự mình phát hiện ra cái gì có

giá trị, cái gì là thực tại chứ không phải cái gì bạn muốn nó

là thực tại. Và muốn thấu hiểu thực tại, cái chân, cái thực,

không còn chút vương vấn hồ nghi, bạn phải đi tới đó, hoàn

toàn buông bỏ mọi tham lam, mọi mong muốn được an

toàn hay an ủi. Chỉ khi ấy mới có khả năng nhận biết được

cái đang là hiện tiền. Nhưng vì phần đông con người bị qui

định bởi nhu cầu nội tâm, bởi sự khao khát an toàn, bởi

lòng mong muốn được an ủi ở đây hay nơi thế giới bên kia,

nên họ hoàn toàn không thể nhận biết một cách chân xác.

Trước khi bạn có thể phán đoán được cái gì là thật,

trong những lời giáo huấn của Hội thông thiên học hay

trong bất kì tổ chức nào khác, trước hết bạn phải thấy mình

đã buông bỏ tất cả mọi nhu cầu nội tâm. Nếu bạn không

được như vậy, thì các tổ chức kia, với những tín ngưỡng

của chúng, sẽ trở thành những phương tiện bóc lột bạn.

Nếu bạn chỉ tự giới hạn vào việc nghiên cứu những giáo

huấn của họ, thì bạn sẽ bị lạc vào những quan niệm, những

lời giải thích. Vì vậy bạn hãy bắt đầu bằng tự mình phân

biệt quá trình của của lòng tham trong bản thân đã làm biến

dạng khả năng nhận biết, duy trì quá trình của bản ngã và

nuôi dưỡng sự sợ hãi. Khi ấy các hệ thống này, các tổ chức

này, với những tín ngưỡng của chúng, những sự đe doạ và

nghi lễ của chúng, sẽ không còn có ý nghĩa gì.

Khốn thay, chúng ta lại không bắt đầu từ cái gốc.

Chúng ta nghĩ rằng những hệ thống và những tổ chức sẽ

giúp chúng ta xoá bỏ được những định kiến, phiền não và

xung đột. Chúng ta tin rằng chúng sẽ giải phóng chúng ta

khỏi sự hạn hẹp và như vậy chúng ta hi vọng thông qua

chúng để thấu hiểu thực tại. Điều này không bao giờ đến và

sẽ không bao giờ đến. Không một tín ngưỡng nào, không

một tổ chức nào, kèm theo những nỗi lo sợ và những cơn

hấp hối của chúng, có thể giải phóng con người khỏi những

ham muốn.

*******************************

Hỏi: Theo ngài, sau khi thể xác chết, linh hồn sẽ ra

sao?

Krishnamurti: Nếu người nào đặt ra câu hỏi này chịu

xem xét động cơ đã thúc đẩy làm việc ấy, thì người ấy sẽ

thấy đó là nỗi lo sợ. Người ấy không tìm thấy sự khai ngộ

lẫn phúc lạc trong hiện tại, nên đòi hỏi cuộc sống tương lai

và những cơ hội may mắn. Nói cách khác, bản ngã tự hỏi

mình liệu nó có thể tiếp tục tồn tại không. Muốn hiểu được

ý nghĩa của lòng ham muốn tiếp tục tồn tại, bạn phải hiểu

bản ngã là cái gì.

Như tôi đã thử giải thích, tín ngưỡng phá bỏ chính ý

niệm về linh hồn của nó. Tín ngưỡng khẳng định rằng có

một lực lượng vũ trụ, một thực thể tối cao bên ngoài con

người, nó dẫn dắt, chỉ đạo cuộc đời và quyết định tương lai.

Nếu bạn xem xét tận gốc, sẽ thấy quan niệm này phá hoại

ngay ý niệm về linh hồn. Nếu không có linh hồn, họ lại

quay trở về quan điểm máy móc về cuộc sống vad đơn giản

là bạn sẽ mc kẹt giữa hai cái đối lập. Chân lí không tồn tại

giữa các mặt đối lập. Nếu bạn thấu hiểu hoàn toàn ý nghĩ

của những cái đối lập, và tất cả những gì bao hàm trong đó,

bạn sẽ phân biệt được quá trình đích thực của bản ngã (cái

tôi). Lúc ấy bạn sẽ thấy rằng chính cái quá trình ham muốn

tự nó nhận biết lấy nó, và vì sợ hãi nên nó tự hỏi: phải

chăng có sự trường tồn? Phải chăng tự ngã vẫn tiếp tục

hiện hữu sau cái chết của thể xác? Vậy câu hỏi đích thực là:

phải chăng cái sự hạn hẹp ấy, cái tôi, cái bản ngã ấy, trải

qua nhiều kinh nghiệm và tiếp thu được nhiều bài học, cuối

cùng nó sẽ trở nên hoàn hảo? Có bao giờ tính vị kỉ lại trở

nên hoàn hảo cùng thời gian và kinh nghiệm chăng? Cái tôi

có thể trở thành lớn hơn, rộng hơn, phong phú hơn trong sự

vị kỉ, trong những hạn chế, nó có thể thâu tóm thêm những

đơn vị giới hạn và vị kỉ khác, nhưng chắc chắn cái quá

trình ấy vĩnh viễn vẫn là cùng một quá trình của bản ngã,

dù cho nó có được bành trướng và tôn vinh đến đâu.

Việc tiếp tục phát triển hay chấm dứt quá trình ấy phụ

thuộc vào sự hiểu biết của mỗi con người. Khi bạn nhận

thấy một cách sâu sắc rằng quá trình của bản ngã tự duy trì

lấy nó bằng chính sự hạn chế của nó, bằng chính những

hoạt động ý chí tham lam của nó, thì lúc ấy hoạt động của

bạn, đạo lí của bạn, toàn bộ thái độ của bạn đối với cuộc

sống sẽ biến đổi một cách căn bản. Đó chính là thực tại, đó

là phúc lạc.

Tôi có thể giải thích đôi lời về nguyên nhân của sự hiện

hữu và của phiền não. Nhưng người nào đi tìm sự giải thích

thì kẻ ấy chưa nhận biết được thực tại. Những định nghĩa

và giải thích có tác dụng như những đám mây che mờ sự

cảm nhận. Cái quá trình bản ngã mà tôi vừa nói đó có thể

chỉ là một luận thuyết đối với bạn. Muốn nhận ra phần nào

của cái chân thật, người ta phải trải qua kinh nghiệm. Chỉ

có cách thấu hiểu nó bằng trí tuệ, người ta mới phát ra hành

động đúng đắn.

Ngày 16/06/1936

********************************************************************************************

Nói chuyện ở trại Ommen (Hà Lan)

I

Các bạn,

Tôi rất vui mừng gặp lại các bạn sau nhiều năm, và tôi

hi vọng rằng trại này sẽ đem lại ích lợi cho mỗi người trong

các bạn. Tôi cũng mong các bạn sẽ hết sức cố gắng để hiểu

những gì tôi sẽ tìm cách giải thích và mong các bạn đem sự

hiểu biết đó vào hành động.

Tôi mong các bạn sẽ xem xét một cách không định

kiến tất cả những gì tôi nói và không có những phản ứng

bản năng gây trở ngại cho tư duy trong sáng và chân thật.

Chúng ta không phải là một nhóm người được lựa chọn

đặc biệt ở bên ngoài cái thế giới đang đầy những xung đột

này. Chúng ta là một phần của nó, với sự hỗn loạn, khốn

khổ, hoang mang, với những nhóm chính trị đối lập nhau,

với những hành động tàn ác. Chúng ta chưa phải là một

nhóm tách biệt, chúng ta không phải là những con người

kiên quyết hành động và với sự hiểu biết, để chống lại nền

văn minh hiện tại của chúng ta. Chúng ta có mặt tại đây để

tự mình thấu hiểu cái quá trình ý thức ở tâm của từng cá

nhân, và làm như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ loại bỏ được

những giá trị giả mạo đã trở thành những nguyên lí chỉ đạo

trong thế giới này.

Mặc dù các bạn, với tư cách là những cá nhân thuộc về

một thành phần giai cấp hay dân tộc nào đó và có những tín

ngưỡng nhất định, có thể không can hệ gì đến những sự thù

hận và xung đột ấy (có thể chẳng may các bạn lại tự bảo vệ

mình bằng những hình thức an ninh nào đó), tuy nhiên các

bạn phải có một thái độ xác định rõ ràng đối với nền văn

minh này, với những hoạt động chính trị, xã hội, thẩm mĩ

và tôn giáo. Thái độ dẫn đến hành động đó phải là sự hiểu

biết quá trình của ý thức cá nhân.

Nhấm mạnh sự hiểu biết về ý thức cá nhân, điều đó

không nên xem như một sự khuyến khích mới cho lòng vị

kỉ và sự thu hẹp quá trình hiểu biết tích cực. Chỉ với sự

hiểu biết quá trình ý thức cá nhân người ta mới có được

hành động hồn nhiên, chân thật và nó không tạo ra, cũng

không làm tăng thêm đau khổ và xung đột. Tôi xin các bạn

hãy cố gắng hiểu được điều này một cách đầy đủ, toàn vẹn.

Khi nói về ý thức cá nhân, tôi không muốn nói đến cái quá

trình soi xét nội tâm và phân tích, vì cái này dần dần từng

bước sẽ thu hẹp mọi tính tích cực hoạt động. Muốn có hành

động viên mãn, cần phải hiểu được quá trình của cá nhân.

Sự tiến bộ cá nhân hay tập thể, tính tích cực của quần

chúng không phải là những vấn đề tôi muốn đề cập đến.

Tôi chỉ quan tâm đến sự thấu hiểu, nó sẽ làm sản sinh một

thái độ và một hành động đúng đối với lao động, đối với

người hàng xóm và đối với toàn bộ xã hội. Vì vậy chúng ta

phải hiểu sâu quá trình cá nhân và ý thức của nó. Chúng ta

phải đủ khả năng trí tuệ để thấy được ngay trong bản thân

mình ảnh hưởng của số đông qua các truyền thống, các

định kiến chủng tộc của họ, những lí tưởng và tín ngưỡng

mà chúng ta phải phục tùng một cách có ý thức hay vô ý

thức. Chừng nào mà những thứ đó còn khống chế chúng ta,

với tư cách là những cá thể, thì chúng ta vẫn chưa có khả

năng hành động một cách sáng suốt, trực tiếp, đơn giản và

dễ cảm thông. Vì vậy, việc tôi nhấn mạnh vào tính cách cá

thể, không nên hiểu đó là sự khuyến khích biểu lộ tính cá

nhân và ích kỉ, cũng không phải là sự đồng tình với một ý

tưởng hay một nguyên tắc tập thể. Không thể dùng nó để

biện minh cho việc chúng ta khuất phục trước một nhóm

người, hay một "bọn" thủ lĩnh nào đó. Nó phải dẫn đến một

hiểu biết đúng cái quá trình của ý thức cá nhân, chỉ có sự

hiểu biết như vậy mới làm nảy sinh ra hành động hồn nhiên

và chân thật.

Để hiểu được quá trình cá nhân này, chúng ta phải

được thúc đẩy bởi lòng mong muốn hiểu biết, chứ không

phải lí luận suông hay là mơ mộng.

Không nên nhầm lẫn sự hiểu biết quá trình cá nhân với

việc chấp nhận một tín ngưỡng, một tôn giáo, hay với việc

tham gia vào những kết luận hay những định nghĩa logic.

Muốn hiểu biết thực sự, ta không nên có bất cứ xu hướng

nào nhằm tự thoả mãn với những giải pháp tức thì và hời

hợt. Nhiều người nghĩ rằng chỉ đơn giản tổ chức lại nền

kinh tế thì phần lớn những vấn đề của nhân loại sẽ được

giải quyết. Hoặc là, nhiều người dễ dàng hài lòng với

những giải thích có liên quan đến cõi giới bên kia, với tín

ngưỡng vào sự tái sinh, vân vân. Nhưng điều đó không

phải là sự hiểu biết, không phải là sự thấu hiểu, đó chỉ là

những thứ ma tuý để xoa dịu và ru ngủ tâm trí đau khổ mà

thôi. Muốn biết, muốn hiểu, cần phải có ý chí và lòng kiên

trì, phải có một tính tò mò ham hiểu biết cơ bản và liên tục.

Vậy cá thể, ý thức cá nhân là gì? Xin hãy hiểu cho, là

tôi không quan tâm đến tính vị kỉ hay sự cần thiết phải

thoát khỏi nó. Nhưng khi mà bạn tự mình hiểu được quá

trình của bản ngã, thì khi ấy có khả năng đưa nó đến kết

thúc. Muốn hiểu được quá trình này, phải bắt đầu từ nền

tảng. Cái gọi là linh hồn phải chăng là một thực tại hay một

ảo tưởng? Nó có phải là duy nhất không? Phải chăng nó

tồn tại độc lập với thể sinh lí hay tâm lí và tác động lên thể

này? Phải chăng, bằng cách nghiên cứu tư tưởng, tâm trí

mà ta sẽ biết được cái ý thức che giấu bên trong mọi vật

chất sống? Phải chăng, bằng cách nghiên cứu sự ứng xử xã

hội mà ta sẽ biết được con người là gì? Các nhà kinh tế học

và các nhà vật lí học đã bỏ qua vấn đề cơ bản này, còn

chúng ta với tư cách là những cá nhân, là những con người

đang đau khổ, chúng ta phải đi sâu vào vấn đề này một

cách thành thật. Vì đây là việc của chính chúng ta cho nên

muốn thấu hiểu nó, chúng ta phải có một sức kiên trì lớn,

một cố gắng lớn và sự kiên nhẫn có định hướng. Các nhà

vật lí, các nhà kinh tế, các nhà xã hội học có thể cho chúng

ta những luận thuyết, những hệ thống và những kĩ thuật,

nhưng chính chúng ta phảitự mình cố gắng hiểu được quá

trình ý thức của chúng ta, chọc thủng được nhiều tấm màn

ảo ảnh che giấu thực tại.

Các nhà triết học đã cho chúng ta những luận thuyết và

những khái niệm về vấn đề ý thức và cá nhân. Có rất nhiều

cách nhìn, rất nhiều tín ngưỡng, nhiều sự khẳng định trái

ngược nhau về thực tại. Mỗi người chúng ta, bằng cách soi

vào nội tâm và quan sát, biết rằng có một thực tại sinh động

che giấu bên trong vật chất. Nhưng nó chỉ đóng vai trò rất

nhỏ bé trong cuộc sống ngày thường của chúng ta. Bởi lẽ

chúng ta đã xây nên một loạt bức tường kí ức tự bảo vệ lấy

mình, cho nên dần dần không còn có thể biết được thực tại

nữa. Như tôi đã nói, có rất nhiều tín ngưỡng, rất nhiều luận

thuyết, nhiều sự khẳng định về vấn đề ý thức cá nhân, về

các quá trình và tính liên tục của nó, cho nên chính chúng

ta phải lựa chọn cái nào là thật trong các quan điểm và tín

ngưỡng khác nhau nói trên. Sự chọn lựa được dành cho

những ai không hoàn toàn bị khuất phục bởi uy quyền của

một truyền thống, một tín ngưỡng hay một lí tưởng, và

những ai không dấn thân vào tôn giáo thông qua lí tính và

tình cảm.

Làm thế nào bạn chọn được cái đúng, cái thật trong tất

cả mớ hỗn độn, trái ngược nhau ấy? Phải chăng sự thấu

hiểu thực tại là một vấn đề lựa chọn? Phải chăng nó bao

hàm việc nghiên cứu các lí thuyết khác nhau, các lí lẽ và

các kết luận logic, là những thứ chỉ đòi hỏi sự cố gắng của

cái trí? Cách làm trên đây có thể dẫn dắt chúng ta đến đâu?

Có thể nó dẫn dắt đến một cách lập luận mang tính chất tri

thức; nhưng một con người đang đau khổ thì muốn biết,

muốn hiểu, và đối với anh ta những khái niệm và lí thuyết

đều hoàn toàn vô bổ. Có chăng một con đường khác, một

cảm nhận không lựa chọn? Để chúng ta được an tâm hành

động và triển nở, nhất thiết cơ bản phải hiểu được cái cá

nhân là gì. Bạn đến với những nhà huấn luyện tôn giáo,

những nhà tâm lí học và có thể đến các nhà bác học khoa

học, để nghiên cứu và thực nghiệm những luận thuyết và

những kết luận của họ. Bạn có thể đến từ nhà chuyên môn

này đến chuyên gia khác và tuỳ theo ý thích của bạn để thử

nghiệm các phương pháp của họ, nhưng sự đau khổ vẫn

tiếp tục. Vậy ta phải làm gì?

Chính hành động mới là thiết yếu, là vấn đề sinh tử,

chứ không phải những kết luận logic và những quan điểm.

Quyền uy của lí tưởng và tham vọng đã ngăn trở và bóp

méo cảm nhận chân thực. Khi nào có một ham muốn chưa

được thoả mãn, khi tâm trí còn bị kẹt giữa những cái đối

lập nhau thì không thể có cảm nhận đúng. Nếu chúng ta

phụ thuộc vào một sự lựa chọn, một cuộc xung đột giữa

những phía đối lập, thì chúng ta luôn luôn ở thế nhị nguyên

trong những hành động của mình và điều đó gây ra đau

khổ.

Vậy chính chúng ta phải nhận biết chân lí không có lựa

chọn, bằng cuộc sống, bằng hành động của chính chúng ta.

Chỉ có cảm nhận được chân lí mới chấm dứt được đau khổ

nó đầu độc mình mà tự nó kéo dài bởi chính hành động hạn

chế của nó.

Muốn phân biệt rõ chân lí thì tư tưởng không thể bị

bóp méo, tâm trí không còn tham vọng, không còn lựa

chọn gì nữa. Nếu bạn tự quan sát mình trong hành động, thì

bạn sẽ thấy rằng ý muốn của bạn luôn biến đổi từng giây,

từng phút theo hoàn cảnh bên ngoài, trên những giá trị giả

tạo và kinh nghiệm tự vệ, quá trình đó làm thay đổi bản ngã

của bạn và ngăn chặn sự cảm nhận chân thực của bạn.

Vậy cần phải có sự cảm nhận sâu sắc và không lựa

chọn, để có thể hiểu được quá trình của ý thức. Mà sự cần

thiết này chỉ xuất hiện khi con người ta đau khổ. Muốn

phát hiện được nguyên nhân của sự đau khổ thì tâm trí phải

sắc bén, linh hoạt và nó không có sự lựa chọn, cũng không

được để trở thành đần độn do ham muốn, cũng không được

phụ thuộc vào những luận thuyết. Nếu ta không nhận thức

được quá trình của ý thức cá nhân thì hành động chỉ tạo

thêm sự hỗn loạn, tạo ra những giới hạn và do đó gây ra

đau khổ và xung đột. Chừng nào chúng ta còn ở trong quá

trình đó thì sự tìm kiếm của chúng ta phải nhằm vào

nguyên nhân của nó. Nhưng rất tiếc phần đông chúng ta chỉ

tìm những phương thuốc giải. Sự thấu hiểu nguyên nhân

của đau khổ sẽ dẫn đến một biến đổi của ý chí trong sự

viên mãn của con người chúng ta, và điều đó không bao

hàm sự lựa chọn. Khi đó kinh nghiệm sẽ có ý nghĩa sâu sắc

vì nó đã được gạt bỏ khỏi những kí ức chồng chất, ngăn

cản sự hiểu biết và hành động.

Như vậy kinh nghiệm chân thật dẫn đến sự nhận biết

quá trình của ý thức, nó là cá nhân hay cá thể và nó không

thể tăng cường thêm ý thức cá nhân. Muốn nhận biết sâu

sắc nguyên nhân của đau khổ, bạn không thể tách mình

khỏi thế giới, khỏi đời sống để quan sát riêng biệt ý thức, vì

bạn chỉ có thể hiểu được nó trong chính sự kiện sống.

Sự cảm nhận sâu sắc không lựa chọn về cuộc sống nói

trên bao hàm một khả năng sinh động lớn và một cố gắng

đúng đắn. Tôi sẽ giải thích sự hiểu biết của tôi về ý thức, từ

đó xuất hiện cá tính; nhưng bạn hãy nhớ rằng điều này đối

với bạn không thể là một thực tại mà chỉ là một luận

thuyết. Muốn điều đó trở thành thực tại đối với bạn, thì tâm

trí bạn phải có khả năng phân biệt và cảm nhận không lựa

chọn, nó phải được giải phóng khỏi sự khao khát tiện nghi

và an toàn. Người ta không phải chỉ đơn giản có tính logic

là đủ. Chỉ bằng kinh nghiệm của chính mình thì bạn mới

biết được điều tôi nói là đúng thật và muốn chứng nghiệm

một việc gì thì tâm trí phải thoát khỏi những rào chắn do

chính nó dựng nên. Thật vô cùng khó khăn để trở nên nhạy

cảm đến mức mà tâm trí có thể cảm nhận được và thấu hiểu

vận động của cuộc sống và phân biệt được cái gì là lâu dài

và chân thật. Muốn hiểu được quá trình của cá nhân cần

phải có một trí tuệ lớn chứ không phải cần sự can thiệp của

trí thông minh. Muốn thức tỉnh trí tuệ ấy, ta phải được thúc

đẩy để hiểu biết một cách sâu sắc chứ không phải để suy

luận. Bạn hãy nhớ rằng có thể một điều gì đó đối với tôi là

một sự khẳng định, một sự kiệ nchắc chắn, nhưng đối với

bạn thì chỉ là một lí thuyết. Sự lặp lại đơn giản những lời

nói của tôi sẽ không tạo ra cho bạn sự hiểu biết và thực tại

của bạn. Những gì tôi nói chẳng qua cũng chỉ là một giả

thuyết đối với bạn. Chỉ có bằng cách chứng nghiệm và

hành động thì bạn mới có thể tự mình cảm nhận thực tại,

nó chẳng thuộc về ai, chẳng phải của bạn cũng chẳng phải

của tôi.

Bất kì cuộc sống nào cũng là năng lượng; nó qui định

và bị qui định, và năng lượng này, trong quá trình tự động

tích cực phát triển của nó, sáng tạo ra những vật liệu riêng

của nó, thể xác với những tế bào và những giác quan của

nó, sự cảm nhận, trí phán đoán và ý thức. Năng lượng và

những hình thái năng lượng cứ luôn luôn xem kẽ với nhau

và điều này tạo ra cho ý thức cái đặc trưng của quan niệm

và của thực tại. Ý thức cá nhân là kết quả của sự ngu dốt,

của những xu hướng, của những ham muốn không được

thoả mãn, của sự khao khát. Sự ngu dốt này không có bắt

đầu và nó được trộn lẫn vào năng lượng, năng lượng này là

duy nhất trong sự phát triển tự động sáng tạo của nó. Điều

đó tạo ra cho cá thể một tính cách thống nhất.

Sự ngu dốt không có cái bắt đầu nhưng nó có thể dẫn

đến một cái kết thúc. Chỉ riêng việc hiểu biết sự kiện là sự

ngu dốt tự duy trì lấy mình cũng đủ dẫn mình đến sự chấm

dứt quá trình ấy. Thấu hiểu là quan sát xem ta nuôi dưỡng

sự ngu dốt bằng chính hoạt động của mình như thế nào, ta

an bài nó bởi sự khao khát tạo ra sợ hãi như thế nào, và tất

cả những điều này tạo nên tính liên tục của quá trình bản

ngã, của ý thức. Sự ngu dốt ấy, quá trình bản ngã ấy tự duy

trì bằng chính những hoạt động ý chí gây nên bởi sự sợ hãi

và khao khát. Bằng cách chấm dứt sự nuôi dưỡng chính

mình, quá trình tồn tại bản ngã sẽ đi đến kết thúc. Bạn sẽ

hỏi tôi: làm sao tôi sống được khi không có ham muốn?

Trong cuộc đời của đa số mọi người, lòng mong muốn, sự

khao khát có một vai trò quan trọng; cả cuộc đời họ là một

quá trình khao khát mạnh mẽ đến nỗi họ không thể hình

dung được cuộc sống với sự phong phú và sự linh ảo của

nó; với những sự trao đổi và ứng xử, lại có thể không có sự

ham muốn nào. Khi bạn bắt đầu nhận biết bằng cách kinh

nghiệm xem hành động nảy sinh bởi lòng ham muốn tự tạo

ra sự hạn chế của nó như thế nào, thì lúc ấy sẽ có sự thay

đổi của ý chí. Nhưng cho đến lúc ấy thì chỉ có sự thay đổi

trong ý chí. Đó là hoạt động tự động - sáng tạo của vô

minh. Nó tạo ra tính liên tục của ý thức và đổi mới không

ngừng. Sự thay đổi cơ bản của ý chí là trí tuệ.

Ngày 25/07/1936

*******************************

II

Tất cả chúng ta, trong một mức độ nào đó, đều có

phiền não, dù là trên phương diện kinh tế, sức khoẻ, tâm lí

hay tâm linh. Thấu hiểu nguyên nhân của phiền não và

được giải thoát khỏi những nguyên nhân ấy là vấn đề

thường xuyên của chúng ta.

Muốn thấu hiểu nguyên nhân cơ bản của phiền não,

chúng ta không thể phân chia con người thành những phần

khác nhau. Con người là không thể phân chia mặc dù nó

được biểu hiện thông qua nhiều khía cạnh và nó bao hàm

nhiều hình thái biểu lộ tạo cho nó một tính phức tạp rất lớn.

Có những nhà chuyên môn nghiên cứu những khía cạnh

khác nhau ấy và những sự phân chia ấy của con người, họ

tìm cách phát hiện nguyên nhân của phiền não bằng cách

tiếp tục những nghiên cứu chuyên sâu; nhưng chúng ta

không thể để cho người khác chăm lo cho sự hiểu biết của

chúng ta về chính mình. Chúng ta phải tự hiểu mình là một

toàn thể và xem xét những ham muốn và hoạt động của

chính chúng ta. Chúng ta phải nhận biết quá trình của bản

ngã, nó luôn luôn tìm cách tự duy trì và kéo dài sự trường

tồn của mình trong cô đơn bằng chính những hoạt động của

mình. Khi nào chúng ta thấu hiểu hoàn toàn quá trình này,

lúc ấy trí tuệ sẽ thức tỉnh và chỉ có nó mới có thể giải thoát

chúng ta khỏi phiền não.

Quá trình của bản ngã là ý thức, là cá thể và nguyên

nhân của phiền não là sự không hiểu biết về quá trình tự

động tích cực này. Nếu chúng ta không thấu hiểu quá trình

gây ra đau khổ này thì không thể có trí tuệ được. Trí tuệ

không phải do trời ban, nó có thể vun trồng, thức tỉnh nếu

ta có tâm trí nhạy bén và nếu ta sống không có sự lựa chọn.

Vậy hành động có thể tạo ra đau khổ, hay ngược lại có thể

tiêu diệt vô minh cùng với những xu hướng và những khao

khát của nó và do vậy mà chấm dứt đau khổ.

Bạn có thể tự mình nhận thấy trong cuộc đời của các

bạn, quá trình nói trên với những nỗi lo âu sợ hãi, những ảo

tưởng và những cuộc trốn chạy đã làm giảm trí tuệ sáng

tạo, mà chỉ có trí tuệ này mới tạo được sự bình an cho con

người. Khi thấu hiểu thực tại, chân lí sẽ đến cùng với sự

chấm dứt đau khổ. Những nghiên cứu của chúng ta về cõi

bên kia, về sự bất tử là một sự đeo đuổi vô ích vì người ta

chỉ có được niềm phúc lạc của thực tại khi chấm dứt đau

khổ.

Muốn thấu hiểu sự đau khổ, chúng ta phải bắt đầu từ

chính bản thân mình, không phải với ý tưởng về sự đau

khổ, nó chỉ là một sự rỗng không khô khan của cái trí.

Chúng ta phải bắt đầu bằng chính mình, với những cơn hấp

hối của chúng ta, với những sự khốn khổ và xung đột

dường như không bao giờ chấm dứt. Hạnh phúc không phải

là cái để đi tìm kiếm mà nó là sự chấm dứt của đau khổ,

nhớ trí tuệ cảm nhận được phúc lạc của thực tại.

Vậy những hoạt động ngày thường của chúng ta bắt

nguồn từ đâu? Cơ sở của tư tưởng đạo lí và tôn giáo của

chúng ta là gì? Nếu chúng ta tự xem xét mình một cách sâu

sắc, với sự thấu hiểu, chúng ta sẽ thấy rằng phần lớn những

hoạt động và những quan hệ của chúng ta bắt nguồn từ sợ

hãi và ảo tưởng. Chúng là kết quả của sự khao khát, của sự

tìm kiếm liên tục an toàn và tiện nghi cả bên ngoài lẫn bên

trong. Sự tìm kiếm ấy đã sản sinh ra một nền văn minh,

trong đó mỗi cá nhân, bằng cách tinh vi hay thô bạo, đều

đấu tranh cho bản thân mình và do chính sự kiện đó làm

nảy sinh lòng thù hận, tàn bạo và áp bức. Quá trình nói trên

đã làm phát triển một nền văn minh bóc lột, chiến tranh và

mê tín tôn giáo có tổ chức - kết quả của quan niệm sai lầm

về cá nhân và sự nảy nở của nó. Sự xung đột bên ngoài về

chủng tộc và tôn giáo, sự chia rẽ của các dân tộc, những

cuộc đấu tranh kinh tế đều bắt nguồn từ những ý tưởng sai

lầm về nền văn hoá. Cuộc sống của chúng ta thường xuyên

ở trạng thái xung đột do nỗi lo sợ, sự khuất phục, những tín

ngưỡng của chúng ta và do chúng ta lúc nào cũng lựa chọn.

Môi trường của chúng ta kích thích quá trình của sự ngu

dốt, còn những kí ức của chúng ta cũng như những ham

muốn không được thoả mãn làm cho ý thức luôn luôn đổi

mới và tạo cho nó tính liên tục của cá nhân.

Khi bạn xem xét quá trình nói trên, bạn thấy từng giây

phút bản ngã tự nó tái lập bởi những hoạt động ý chí dựa

trên sự ngu dốt, ham muốn và sợ hãi. Vì vậy khi bạn bắt

đầu thấy rằng bản ngã không phải là một sự trường tồn, thì

lúc đó sẽ có một biến đổi sinh tử trong tư cách và đạo đức

của bạn. Khi đó sẽ không thể có sự khuất phục hay đồng

tình mà chỉ có hành động của trí tuệ thức tỉnh, nó luôn luôn

tạo ra những điều kiện mới mà không lệ thuộc vào đó. Chỉ

có trí tuệ này mới xác lập được một sự hợp tác chân thật

không dẫn đến thât vọng.

Mỗi người trong các bạn phải trở nên có ý thức về quá

trình của sự ngu dốt. Sự sáng suốt này không phải là một

sự hiểu biết cao chế ngự sự hiểu biết thấp (điều này chỉ là

một trò chơi của trí thông minh) mà là một sự thấy hiểu

không có lựa chọn và phát sinh ra từ một hành động kiên

trì, không sợ hãi và không ham muốn. Từ sự cảm nhận

không lựa chọn này sẽ xuất hiện một đạo lí phân minh,

những quan hệ và những hoạt động chân thật giữa những

con người. Khi đó cách ứng xử của chúng ta sẽ không còn

đơn giản là sự bắt chước một mẫu mực hay một lí tưởng

hay nột giáo lí, mà nó là kết quả của sự thấu hiểu chân thật

về quá trình của bản ngã. Sự cảm nhận này là trí tuệ thức

tỉnh, không theo hệ thống cũng không phải cá nhân, nó sẽ

giúp tạo ra một nền văn minh mới của sự phát triển và hợp

tác.

*******************************

Hỏi: Sự cố gắng có đồng nhất với sự sáng suốt không?

Krishnamurti: Xin hãy hiểu quan niệm của tôi về sự

sáng suốt. Sự sáng suốt không phải là kết quả của sự lựa

chọn. Sự lựa chọn bao hàm những cái đối lập, một sự phân

biệt giữa cái căn bản và không căn bản, giữa cái thiện và

cái ác. Sự lựa chọn nhất thiết dẫn đến xung đột vì nó dựa

trên những động cơ, những tính toán và những định kiến tự

vệ. Sự lựa chọn bao giò cũng dựa vào kí ức. Còn sự nhận

biết là cảm nhận trực tiếp và không chọn lựa cái đang tồn

tại. Và cảm nhận trực tiếp là tự do thoát khỏi bối cảnh của

những ham muốn. Điều này chỉ xảy ra khi chấm dứt cố

gắng mà người ta đã thực thi cho đến nay, giữa những cái

đối lập. Những cái đối lập là kết quả của những ham muốn;

của sự khao khát và như vậy cũng là của sự lo sợ. Cùng với

việc chấm dứt lo sợ sẽ có cảm nhận trực tiếp về cái đang

tồn tại. Còn hiện giờ chúng ta đang thực hiện những cố

gắng để thành công, để đạt tới, để chinh phục một thói

quen này bằng một thói quen khác, để chế ngự một sự sợ

hãi này bằng một sự lo sợ khác, một khao khát này bằng

một lí tưởng khác. Vì vậy có một sự cố gắng không ngừng

để thay thế và để chế ngự. Một cố gắng như vậy là hoàn

toàn vô giá trị và vô ích; nó dẫn đến sự hỗn loạn chứ không

dẫn đến sự thức tỉnh của trí tuệ.

Nếu bạn bắt đầu có ý thức về quá trình lựa chọn trên,

về sự xung đột giữa những cái đối lập thì sẽ có sự thay đổi

của ý chí v y chí này sẽ là kết quả của sự kiện bạn sống

không lựachọn.

Khi tôi nói về một cố gắng được hiểu biết rõ, tôi muốn

ngụ ý rằng chúng ta phải nhận biết về cái cố gắng sai lầm

mà chúng ta đang thực thi hiện nay. Bạn hãy có ý thức về

bối cảnh, hãy xem từng giây phút tư duy của bạn tự biến

đổi như thế nào (bên trong giới hạn của nó) bằng những

hoạt động ý chí của chính nó. Những hoạt động này xuất

phát từ ngu dốt và lo sợ, tạo tính liên tục cho quá trình của

bản ngã và của ý thức.

Chúng ta đau khổ và muốn thoát khỏi sự đau khổ ấy, vì

vậy chúng ta cố gắng tìm một phương thuốc, một sự thay

thế; nhưng làm như vậy chúng ta không thể nhổ tận gốc

được nguyên nhân của đau khổ. Vì trí thông minh đã chứa

đầy những biện pháp thay thế, những cách trốn chạy nên nó

ngăn cản sự phát minh của một cảm nhận không lựa chọn,

khi ấy cố gắng chỉ làm phát sinh thêm đau khổ và thất

vọng. Đó là cố gắng giả tạo. Còn cố gắng đúng là cảm nhận

hồn nhiên về cái cố gắng giả tạo để tìm kiếm những biện

pháp thay thế và trốn chạy thông qua nhiều hình thức an

toàn.

*******************************

Hỏi: Làm sao người ta có thể thoả thuận được với

những kẻ mà trong cuộc sống của họ có những mục đích

hoàn toàn khác với chúng ta?

Krishnamurti: Không thể có sự thoả thuận giữa một

mục đích chân thật và một mục đích giả tạo. Nhưng có thể

có sự thoả thuận giữa hai mục đích giả tạo. Bằng cách xác

lập một thoả thuận giữa cái giả và cái thật, chúng ta cố

gắng phát triển cái gọi là lòng độ lượng với nhiều lí do

khác nhau. Chỉ có sự hoà hợp thật sự khi mà các mục đích

đều xuất phát từ trí tuệ và sự chân thật. Khi hai cá nhân

cảm nhận ảo tưởng cơ bản về sự an toàn thì lúc ấy có sự

hoà hợp và hợp tác. Nhưng nếu một người hiểu được sự tàn

nhẫn của cái chiếm đoạt được dựa trên sự an toàn, còn

người kia không hiểu được thì khi ấy có xung đột và để chế

ngự sự va chạm ấy, người ta bèn vun trồng phẩm hạnh giả

tạo của lòng độ lượng.

Thay vì tìm cách thoả thuận với nhau, thay vì tìm kiếm

nhân tốchung của hai nghịch lí, chúng ta hãy xem mình có

thể trở nên thông minh hay không. Một con người sợ hãi

thì không thể có trí tuệ, vì sự lo sợ ngăn cản họ cảm nhận

một cách không lựachọn. Chừng nào còn tồn tại ý thức

chiếm đoạt thì không thể có trí tuệ vì điều đó cho thấy tâm

trí đang còn vướng mắc trong quá trình ngu dốt và tham

vọng. Vun trồng phẩm hạnh không phải là trí tuệ. Chừng

nào còn tồn tại hoạt động ý chí của sự ngu dốt, sợ hãi, thất

vọng thì chừng ấy còn xung đột.

Thay vì vun trồng sự độ lượng, nó chỉ là một trò chơi

của tâm trí, chúng ta phải đánh thức trí tuệ, nó không có

những kí ức và những nỗi lo sợ tự vệ

*******************************

Hỏi: Những người có của - dù là ruộng đất, công cụ

hay sức lao động, không tự nguyện chia sẻ với những

người nghèo hơn. Vậy phải chăng những người nghèo có

quyền và nói cho cho cùng là có nhiệm vụ tước đoạt của

những người nói trên vì lới ích của tất cả? Phải chăng ngài

không muốn lãng phí lời giáo huấn của mình cho những

người giầu có, họ có ít cơ hội hơn để thay đổi cơ cấu kinh

tế và xã hội hiện nay?

Krishnamurti: Tôi biết rằng đây là vấn đề sinh tử đối

với nhiều người. Tôi không tìm cách tránh né nó và bảo

rằng tôi muốn xem xét tất cả những vấn đề của cuộc sống

một cách toàn bộ, tổng thể chứ không riêng rẽ. Nơi nào mà

trí tuệ hoạt động tự do thì sẽ không có vấn đề riêng rẽ nói

trên. Nơi nào không có trí tuệ thì người ta sẽ sinh ra những

sự phân chia mới với những quyền sở hữu và những cuộc

chiến tranh, dù cho có tước đoạt quyền sở hữu về công cụ,

ruộng đất và nhân công. Vì vậy theo cách nhìn của tôi, điều

quan trọng là vun trồng trí tuệ chân thật, chỉ có nó mới đưa

đến trật tự. Cần phải có cuộc cách mạng nơi tâm, đối với

tôi nó quan trọng hơn nhiều so với cuộc nổi dậy ở bên

ngoài. Nó là vấn đề sinh tử và cấp bách hơn nhiều so với

cuộc cách mạng bên ngoài. Sự thay đổi ý chí một cách toàn

diện là thuộc quyền của các bạn.

Cuộc cách mạng bên trong, sinh tử, là kết quả của sự

thấu hiểu chứ không phải là kết quả của sự ép buộc. Trí tuệ

không biết đến sự giầu nghèo. Tôi không nói chuyện với

những người giầu hay những người nghèo, người sung

sướng hay người khổ cực. Tôi nói với những con người và

tôi bảo họ rằng họ cần phải thấu hiểu quá trình của đời

sống, bởi vì với tư cách là những con người, họ cũng bị

vướng mắc trong đau khổ. Với tư cách những con người,

họ tạo nên môi trường của họ, tạo nên những quan hệ xã

hội và đạo lí. Vậy chúng ta phải xem con người như một

tổng thể chứ không phải trên từng khía cạnh của nó. Chừng

nào còn chưa có được sự thấu hiểu sâu sắc về quá trình của

cá nhân, của bản ngã thì những thay đổi đơn giản bên ngoài

cũng không đánh thức được trí tuệ. Nếu chúng ta thực sự

nhận biết điều đó thì với tư cách những con người, chúng ta

sẽ không tìm kiếm hạnh phúc trong những việc tàn ác và

phi lí mà chúng ta gọi là nền văn minh hiện đại.

Nếu bạn thấu hiểu sự cần thiết tuyệt đối của cách mạng

nội tâm nói trên, của sự thay đổi ý chí, bạn sẽ giúp được

một cách tự nhiên, hồn nhiên vào việc xây dựng một trật tự

đúng đắn, hành động và ứng xử đúng đắn.

*******************************

Hỏi: Phải chăng quan điểm thông thiên học của các

bậc minh sư thông thái về sự tiến hoá của linh hồn cũng có

lí như quan điểm khoa học của sự phát triển sinh học đời

sống trong vật chất hữu cơ?

Krishnamurti: Cái gì có phát triển đều không phải là

trường tồn. Quan điểm thông thiên học hay tôn giáo là

quan điểm về một sự phát triển cá nhân: quá trình bản ngã

sẽ lớn dần lên, nó sẽ đạt được ngày càng nhiều phẩm hạnh

và khả năng thấu hiểu. Như vậy bản ngã có khả năng phát

triển không giới hạn, nó có thể đạt tới những đỉnh ngày

càng cao, hướng tới sự hoàn hảo và để giúp nó trèo lên

những đỉnh cao ấy thì sẽ cần phải có những minh sư, những

giáo lí và những tổ chức tôn giáo. Chừng nào người ta chưa

hiểu được bản ngã là gì, thì chừng đó các minh sư (dù họ

thuộc bất kì loại gì) cũng chỉ là một sự cần thiết ảo tưởng.

Họ có thể không phải là những minh sư theo ý nghĩa thông

thiên học, thì họ cũng là những vị thánh trong nhà thờ, hay

những uy quyền tâm linh của một tổ chức nào đó.Điều mà

chúng ta cần phải hiểu không phải là sự tồn tại hay không

tồn tại của các minh sư, sự cần thiết hay vô ích của họ, mà

điều cần phải biết là bản ngã trong sự phát triển và hành vi

của nó, nó có thể trở thành trường tồn hay đạt tới sự thấu

hiểu chân lí. Vấn đề không phải để biết rằng sự kiện để trở

thành một minh sư có phải là một quá trình tự nhiên hay

không, mà cái cần biết là sự cảm nhận chân lí có thể diễn ra

hay không trong một tâm trí đang bị vướng mắc trong quá

trình bản ngã. Nếu bạn tin tưởng rằng bản ngã là trường tồn

thì nó không thể lớn lên, mà nó phải ở bên ngoài thời gian

và không gian. Vậy ý tưởng cho rằng cá nhân bản ngã có

thể trở thành một minh sư nhờ sự phát triển và kinh

nghiệm, đó là một ảo tưởng. Vậy thì quá trình bản ngã là

vô thường. Muốn chấm dứt quá trình ấy thì bất kì một nhân

tố bên ngoài nào cũng đều vô ích, dù nó có lớn đến đâu, bởi

vì quá trình bản ngã là tự động tích cực và nó tự duy trì

bằng những hoạt động ý chí của chính nó. Vậy chính bạn

phải xét xem cái tôi hoặc bản ngã là trường tồn hay vô

thường. Nhưng đây không phải là một vấn đề lựa chọn, vì

bất kì sự lựa chọn nào cũng dựa trên vô minh, định kiến và

ham muốn.

Có thể một vài người trong số các bạn không quan tâm

đến việc tin tưởng vào các minh sư của thông thiên học, tuy

nhiên khi các bạn ấy gặp đau khổ thì có thể họ sẽ tìm đến

với một uy quyền khác hay một chỗ dựa tâm linh và chính

sự phụ thuộc ấy sẽ kéo dài quá trình của bản ngã với sự bóc

lột tế nhị và sự đau khổ của nó.

*******************************

Hỏi: Nhiều người cảm thấy rất khó khăn để hoàn toàn

tập trung vào những hành động của họ. Để có được khả

năng tập trung, phải chăng một số bài tập có thể là không

bổ ích lắm, hoặc ngài có thể coi chúng là những trở ngại?

Krishnamurti: Khi nào bạn có sự quan tâm sâu sắc thì

bạn không cần thực hành những bài tập để giúp bạn phát

triển khả năng tập trung. Khi bạn ngắm một cảnh đẹp, thì

lúc ấy sự hồn nhiên thích thú và quan tâm sẽ vượt qua tất

cả những kích thích giả tạo của sự tập trung. Chỉ khi nào

bạn không thật sự quan tâm thì lúc ấy xảy ra một sự chia

chẻ trong ý thức. Thay vì tìm những bài tập để phát triển

khả năng tập trung, bạn hãy xét xem mình có quan tâm sâu

sắc đến những sự vật của cuộc sống hay không. Muốn hiểu

biết cuộc sống bạn phải quan tâm đến tất cả những biểu

hiện của nó, không phải chỉ bằng bánh mì và bơ mà bằng

cả những quá trình của tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm và

những quan hệ xã hội. Nơi nào có sự quan tâm sâu sắc thì ở

đó có sự tập trung. Phải chăng người đặt câu hỏi này không

tìm cách kích thích sự tập trung một cách giả tạo? Cách

kích thích giả tạo này biến thành một trở ngại cho sự hiểu

biết phong phú về cuộc sống. Những cuộc thiền định có qui

củ đều là những kích thích giả tạo và trở thành những

chướng ngại, chúng tạo ra sự chia chẻ giữa thực tại sinh

động với những mong muốn và khát vọng hão huyền.

Bạn đừng tìm kiếm phúc lạc của thực tại vì việc tìm

kiếm thực tại dẫn đến ảo tưởng; bạn hãy thấu hiểu quá trình

của tư duy, của ý thức, nó ở ngay trong tâm của bạn. Điều

này không cần một sưk tập trung đơn giản ma nó cần một

tâm trí linh động và một sự quan tâm luôn luôn tự nuôi

dưỡng trong nó.

*******************************

Hỏi: Đối với nhiều người, ý tưởng về một vị lãnh tự là

một khát vọng lớn. Nó cũng kích thích người ta trau dồi

lòng tôn kính và đức hi sinh. Ở ngài chúng tôi nhận ra một

lãnh tụ tâm linh lớn và chúng tôi cảm nhận sự kính trọng

lớn lao đối với ngài. Vậy chúng tôi có nên khuyến khích

những người khác và cả chúng tôi phát triển những phẩm

hạnh lớn của sự tôn kính và hi sinh cá nhân không?

Krishnamurti: Tôi cảm thấy riêng tôi rất khó chịu trước

những biểu hiện tôn kính (cười). Xin các bạn đừng cười.

Nếu các bạn cảm nhận một sự tôn kính chân thật thì các

bạn không chỉ biểu lộ riêng cho tôi, mà cho tất cả mọi

người. Biểu hiện tôn kính của bạn đối với tôi chỉ bày tỏ

một tâm trạng đổi chác. Vì bạn tưởng rằng tôi sẽ cho bạn

một cái gì đó hay sẽ giúp bạn bằng cách nào đó, vì vậy bạn

bày tỏ sự tôn kính đối với tôi. Cái mà bạn thật sự tôn kính

chính là ý tưởng ta cần phải tôn kính người sẽ giúp đỡ ta.

Nhưng từ sự tôn kính giả tạo ấy nảy ra sự khinh thị đối với

những người khác. Tiếc rằng bạn hoàn toàn không quan

tâm xem xét chính những ý tưởng ấy. Ở đây có một nguy

cơ lớn: sự khai thác lẫn nhau. Sự tôn kính quyền uy nói lên

một nỗi lo sợ làm sinh ra nhiều ảo tưởng. Từ sự tôn kính

giả tạo này, xuất hiện sự phân biệt giả tạo giữa lãnh tự và

những người tháp tùng, kèm theo đó là nhiều hình thức

khai thác lộ liễu hay tinh vi. Nơi nào không có trí tuệ thì ở

đó có sự tôn kính đối với một vài người và sự khinh rẻ đối

với những người khác.

Ngày 27/07/1936

*******************************

III

Làm thế nào chúng ta có thể đánh thức trí tuệ ấy, đánh

thức trực giác sáng tạo, nó tiếp cận với ý nghĩa của thực tại

mà không cần có những quá trình phân tích và logic? Bằng

trực giác, và tôi hiểu đó không phải là sự chứng nghiệm

tưởng tượng mà nhiều người cho là như vậy. Nếu đạo lí

nghĩa là những quan hệ giữa con người với nhau được dựa

trên trí tuệ và trực giác thì cuộc sống này sẽ rất phong phú,

viên mãn và đẹp đẽ. Nhưng nếu chúng ta đặt cơ sở của sự

ứng xử và những mối quan hệ của chúng ta trên những sự

cần thiết của công nghệ và sinh học thì nhất thiết hành

động sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên trống rỗng,

vô định và đau khổ. Chúng ta có tiềm năng về trí tuệ và

trực giác nói trên, nhưng làm sao đánh thức chúng? Chúng

ta nên làm hay không nên làm gì để thức tỉnh trí tuệ ấy?

Tất cả những ham muốn không được thoả mãn cũng

với nỗi sợ hãi cần phải được chấm dứt trước khi có thể xuất

hiện trực giác sáng tạo ấy. Việc chấm dứt những ham muốn

ấy không phải do kết quả của sự phủ định chúng, cũng

không phải do chúng ta hợp lí hoá chúng đến mức làm cho

chúng biến mất. Sự giải thoát khỏi những ham muốn,

những lo sợ và những ảo tưởng được thực hiện bằng một

cảm nhận thầm lặng và kiên trì mà không kèm theo sự lựa

chọn do ý chí. Với sự quan sát sâu xa, bạn sẽ nhận thấy

bằng cách nào những ham muốn lại gây ra sự lo sợ với ảo

tưởng và chia chẻ ý thức ra thành quá khứ, hiện tại và vị

lai, thành một phần cao và một phần thấp, thành những kí

ức chồng chất và thành những thứ mà người ta cần chiếm

đoạt. Vậy sự ngu dốt đi đôi với nhu cầu thoả mãn, những

định kiến và sự lo sợ tạo nên hai mặt đối lập trong ý thức,

từ sự đối lập ấy xuất hiện nhiều vấn đề để kiểm soát bản

thân và những cuộc xung đột. Từ tính nhị nguyên ấy xuất

hiện quá trình kỉ luật nội tâm bằng quyền uy của lí tưởng

và kí ức, nó kiểm soát và hạn chế hành động và từ đó gây

ra sự thất vọng. Việc giới hạn hành động dĩ nhiên sẽ gây ra

những hạn chế mới và từ đó dẫn đến những va chạm và đau

khổ. Vậy bánh xe của sự ngu dốt, sợ hãi, định kiến được

vận hành và ngăn trở sự khế hợp hoàn toàn với cuộc sống.

Nơi nào có sự không thoả mãn thì ở đó phải có những kí ức

chồng chất tích luỹ, những mưu toan tự vệ, chúng làm cho

ý thức có tính liên tục và có tính xác định.

Ý thức ấy, với sự chia chẻ và xung đột của nó, tự tạo ra

cho nó một hạn chế bởi chính những hoạt động ý chí của

nó và bằng cách đó duy trì sự hiện hữu của chính bản ngã.

Nó bị giam hãm trong chính cái mà nó tạo nên, trong một

môi trường tối tăm và hỗn độn, luôn luôn có những xung

đột và thất vọng. Nếu bạn tự quan sát mình một cách thầm

lặng mà không có sự lựa chọn xen vào, bạn sẽ thấy được

quá trình của sự ngu dốt và sợ hãi. Khi cái trí biết rằng nó

sản sinh ra sự ngu dốt của chính nó đồng thời với sự lo sợ

của chính nó, lúc ấy mới bắt đầu một sự sáng suốt không

có lựa chọn. Bằng việc quan sát thầm lặng và sự cảm nhận

sâu sắc không có lựa chọn, sẽ chấm dứt được xung đột và

ngu dốt. Đó là cách chân thực để đánh thức trí tuệ và trực

giác. Vô minh và xung đột không thể tự chấm dứt bằng

cách phủ nhận hay hợp lí hoá đơn giản.

Ý thức bị giới hạn là sự xung đột giữa vô số những

mong muốn không được thoả mãn. Bạn hãy có ý thức về

cuộc xung đột ấy, về cuộc chiến tranh liên miên do sự chia

chẻ, nhưng đừng bao giờ tìm cách chế ngự một phần của ý

thức với những ham muốn của nó, bằng một phần khác.

Khi cái trí tự đồng hoá với sự không thoả mãn hay với

những cái đối lập, lúc đó sẽ sinh ra xung đột và cái trí tìm

cách trốn chạy trong những ảo ảnh hay trong những giá trị

giả tạo và như vậy chỉ làm mạnh thêm quá trình khao khát.

Bằng một cảm nhận sâu sắc ta sẽ chấm dứt quá trình đó,

đánh thức trí tuệ và trực giác sáng tạo. Trí tuệ ấy chính là

thực tại.

*******************************

Hỏi: Tôi đã mất tất cả mọi sự hào hứng, tất cả mọi

niềm vui trong cuộc sống mà trước đây tôi đã từng có.

Cuộc sống ngày nay đối với tôi là vô vị, không màu sắc,

trống rỗng một cách tuyệt vọng, là một gánh nặng mà tôi

phải mang. Ngài có thể chỉ ra những nguyên nhân của tình

hình nói trên và giải thích cho tôi làm cách nào để đập vỡ

cái vỏ cứng mà tôi đang bị nhốt trong đó?

Krishnamurti: Bằng những giá trị giả tạo, chúng ta tự

buộc mình hành động bên trong một vài nếp nghĩ nào đó và

chúng ta đem những tư tưởng và tình cảm của mình đến

chỗ thích nghi với một vài điều kiện. Như vậy, bằng cách

tự qui định mình, chúng ta mất cả hào hứng, làm cho cuộc

sống trở nên buồn tẻ và nặng nề. Muốn đập vỡ cái vỏ cứng

mà trong đó không còn chút hi vọng nào, chúng ta phải có

ý thức về sự hạn hẹp của tư tưởng và hành động của chúng

ta. Khi chúng ta ý thức được tình trạng đó và thay vì đấu

tranh chống lại sự trống rỗng tuyệt vọng, chúng ta xem xét

tận gốc những nguyên nhân của sự thất vọng, thì lúc ấy

không còn xung đột giữa những cái đối lập, và sẽ nảy sinh

ra một biến đổi sinh tử, nó là sự viên mãn, sự hiểu biết sâu

sắc về cuộc sống. Nếu ta chỉ ép buộc cái trí vào kỉ luật mà

không hiểu quá trình của ý thức, hoặc chúng ta chế ngự

những hoạt động tâm trí và khuất phục cách ứng xử của

mình dưới quyền uy của một lí tưởng mà không nhận biết

sự ngu xuẩn của quyền uy, thì cuộc sống sẽ trở nên khô

khan, trống rỗng, vô ích.

Nếu ta không thấu hiểu đầy đủ quá trình của ý thức thì

tạm thời ải tưởng có thể đem đến cho hành động một lực

kích thích cần thiết, nhưng một hành động như vậy chắc

chắn sẽ dẫn đến sự rối loạn và đau khổ. Chúng ta phải ý

thức được về nhiều nỗi lo sợ và ảo tưởng của chúng ta. Khi

cái trí được giải phóng khỏi chúng thì lúc ấy cuộc sống sẽ

phong phú và viên mãn.

Khi nào bạn bắt đầu nhận thấy sự vô vị tuyệt đối của

chính những ham muốn, lúc ấy trí tuệ sẽ thức tỉnh và tạo

nên những quan hệ đúng đắn với môi trường. Chỉ lúc đó

hoạ chăng mới có được sự phong phú và vẻ đẹp trong cuộc

sống.

*******************************

Hỏi: Điều này nói với ngài dường nưh là vô lễ, nhưng

ngài dễ dàng khuyên người khác đưa vào ứng dụng một

hành động trí tuệ bởi vì ngài không bao giờ thiếu bánh mì.

Vậy những lời khuyên của ngài có ích gì đối với số đông

những đàn ông và đàn bà trên thế giới khi đối với họ một

hành động thông minh có thể chỉ làm tăng thêm sự nghèo

đói?

Krishnamurti: Vì sao ông nhấn mạnh đến bánh mì như

thế? Bánh mì là căn bản, nhưng nếu chỉ nhấn mạnh vào nó

thì cuối cùng ông sẽ làm cho con người bị thiếu bánh mì.

Khi nhấn mạnh vào một nhu cầu nào đó của con người, là

cái không chia chẻ được, thì bạn sẽ tước đoạt chính cái mà

bạn nhấn mạnh. Chính sự sợ hãi dẫn đến hành động thiếu

trí tuệ. Vì vậy dẫn đến đau khổ và vì nhiều người bị giam

hãm trong nỗi lo sợ ấy, nên tôi tìm cách đánh thức ở họ sự

nhận biết về vật cản của ngu dốt và định kiến do chính họ

dựng lên. Bởi vì mỗi người luôn tìm kiêm sự an toàn cho

chính mình dưới nhiều hình thức, nên anh ta không thể hợp

tác một cách thông minh với môi trường của mình và nhiều

vấn đề từ đó nảy sinh ra, không thể giải quyết một cách hời

hợt. Nếu mỗi người chúng ta không sợ hãi và không khao

khát sự an toàn dưới một hình thức nào đó, ở thế giới này

hay thế giới bên kia, thì trí tuệ sẽ có thể hoạt động dẫn đến

trật tự và hạnh phúc. Nếu ta chỉ xem xét một bộ phận, một

sự phân chia giả tạo của con người vốn không thể chia chẻ

được, thì chúng ta không thể hiểu nó một cách toàn bộ. Tuy

nhiên chỉ thông qua sự hiểu biết cái tổng thể thì mới hiểu

được từng bộ phận. Một vấn đề luôn luôn tồn tại: cần phải

quan tâm nhiều đến bánh mì, đến môi trường hay quan tâm

đến trí tuệ và trái tim? Trong quá khứ đã có sự chia chẻ

này, đó là tính nhị nguyên của con người, giữa linh hồn và

thể xác; mỗi phần đều nhấn mạnh đến một loạt giá trị riêng

của mình và như vậy tạo ra rất nhiều sự hỗn loạn và khốn

khổ; và chúng ta cứ tiếp tục kéo dài - có thể là dưới những

hình tướng mới - sự phân chia giả tạo ấy của con người.

Một số người chỉ thấy tầm quan trọng của bánh mì, còn

một số khác lại coi linh hồn là quan trọng hơn. Sự chia chẻ

con người như vậy là hoàn toàn giả tạo và nhất thiết sẽ dẫn

đến hành động không trí tuệ. Hành động trí tuệ là kết quả

của sự thấu hiểu con người với tính cách toàn vẹn.

*******************************

Hỏi: Những đau buồn của tôi đã cho tôi hiểu rằng tôi

không nên tìm kiếm bất kì một loại tiện nghi nào. Tôi chắc

chắn rằng một người khác không thể chữa trị được căn

bệnh ở tôi. Tuy nhiên, vì sự đau khổ của tôi vẫn tiếp tục,

phải chăng có điều gì sai, trong cách giải quyết của tôi?

Krishnamurti: Bạn nói rằng bạn không còn tìm kiếm

tiện nghi, những phải chăng sự tìm kiếm ấy đã được chặn

đứng một cách dứt khoát, rõ ràng, bằng một quyết tâm, một

quyết định? Điều này không phải là kết quả hồn nhiên của

sự thấu hiểu. Điều này chỉ là kết quả của cái quyết định

không tìm kiếm tiện nghi, vì sự tìm kiếm ấy đã đem thất

vọng đến cho bạn. Và bạn tự nhủ rằng: ta không nên tìm

kiếm tiện nghi nữa. Khi một con người đã bị đau khổ sâu

sắc do sự bám víu của mình, bắt đầu vun trồng sự buông

bỏ, và khen đó là một phẩm hạnh cao quí, thì điều anh ta

làm trong thực tế đó là tự bảo vệ chống lại một vết thương

mới và anh ta gọi quá trình đó là sự buông bỏ. Cũng như

vậy, nỗi lo sợ, sự đau khổ đã làm cho bạn thấy sự an ủi, sự

phụ thuộc bao hàm việc tăng thêm nỗi đau khổ, và lúc ấy

bạn tự nhủ: ta không nên tìm kiếm sự an ủi, ta chỉ nên dựa

vào chính mình. Tuy nhiên sự khao khát dưới nhiều hình

thái vi tế của sự sợ hãi vẫn tiếp tục.

Sự khao khát tạo ra thế đối lập trong tư tưởng, và khi

một ý muốn tạo nên sự đau khổ, thì tâm trí lại đi tìm cái đối

lập. Dù cho đó là một nhu cầu được an ủi hay phủ nhận sự

an ủi cũng chỉ là một mà thôi, luôn luôn đó là một nhu cầu.

Lúc ấy tâm trí duy trì sự xung đột giữa hai mặt đối lập. Khi

bạn bắt đầu đau khổ, đừng bảo rằng: ta phải dứt bỏ nhu cầu

này hay nguyên nhân khác, mà bạn hãy lặng lẽ quan sát,

không phủ nhận cũng không chấp nhận, khi đó sự sáng suốt

không lựa chọn, nhu cầu với những nỗi lo sợ và những ảo

tưởng bắt đầu nhường chỗ cho trí tuệ. Trí tuệ ấy chính là

cuộc sống và nó không bị qui định bởi sự áp đặt của một

nhu cầu.

*******************************

Hỏi: Nghe nói rằng những cuộc điểm đạo huyền bí như

Thông thiên học đã mô tả, cũng như những nghi thức và

những giáo lí cổ xưa là những giai đoạn khác nhau của

hành trình tâm linh. Có phải như vậy không? Ngài có nhớ

lại một biến đổi đột ngột của ý thức của chính ngài không?

Krishnamurti: Ý thức đi qua những biến đổi liên tục

bên trong chính những giới hạn của nó. Trong chu vi giới

hạn của chính nó, nó phải chịu những giao động, bành

trướng với mâu thuẫn và một số người gọi những sự bành

trướng đó là tiến bộ tâm linh. Nhưng điều đó luôn luôn

diễn ra trong biên giới của những sự hạn chế của chính ý

thức, và những cuộc bành trướng ấy không phải là những

biến đổi của ý thức mà chỉ là những biến đổi trong ý thức.

Sự biến đổi của ý thức không phải là sản phẩm của những

nghi thức điểm đạo huyền bí. Người nào nhận thấy tính vô

thường của sự biến đổi trong ý thức, mới có thể đi đến sự

biến đổi của ý thức. Nhận thấy và thay đổi căn bản, điều đó

đòi hỏi một trạng thái sáng suốt liên tục. Điều quan trọng là

cá nhân chúng ta có thể đem lại sự thay đổi sinh tử đó hay

không. Có phải chúng ta chỉ quan tâm đến sự thay đổi căn

bản của ý thức chứ không phải những thay đổi tức thì, và

điều đó chỉ xảy ra khi quá trình bản ngã cùng với sự ngu

dốt vô minh, những xu hướng, những nhu cầu, những nỗi

lo sợ phải chấm dứt.

Ngày 28/07/1936

*******************************

IV

Hành độn bắt nguồn từ việc ý thức tự đối thoại với

chính mình (với nhiều lớp màn vô minh, những xu hướng,

những nhu cầu, những nỗi lo sợ) thì hành động ấy không

thể giải phóng tâm trí ra khỏi những giới hạn do nó tự tạo

ra, ngược lại nó chỉ làm tăng thêm đau khổ và thất vọng.

Chừng nào quá trình này còn tiếp tục, chừng nào chưa có

sự thấu hiểu quá trình của bản ngã (không chỉ trong những

biểu hiện lộ liễu mà cả trong những khía cạnh hết sức tinh

vi của nó) thì chừng ấy vẫn còn đau khổ và rối loạn. Tuy

nhiên chính sự đau khổ ấy (mà chúng ta luôn luôn tìm cách

trốn chạy) có thể dẫn chúng ta đến sự thấu hiểu bản thân

mình, nhưng tất cả những sự trốn chạy vào những ảo tưởng

đều phải chấm dứt. Nỗi đau khổ càng lớn thì dấu hiệu về sự

giới hạn càng rõ ràng. Nhưng nếu bạn không đau khổ, điều

đó không nhất thiết có nghĩa là bạn không bị giới hạn.

Ngược lại điều đó có thể chỉ ra rằng tâm trí bạn bị tù hãm

giữa những bức tường tự vệ, do đó mà không một sự khiêu

khích nào của cuộc sống, không một kinh nghiệm nào có

thể khởi động nó được và thức tỉnh nó để bắt nó đau khổ.

Một tâm trí như vậy không có khả năng nhận biết thực tại.

Nỗi khổ có thể dẫn đến sự thấu hiểu chính mình khi mà bạn

không tìm cách tránh né hay trốn chạy nó.

Làm sao chúng ta có thể chấm dứt quá trình bản ngã

mà hành động của chúng ta không gây thêm những hạn chế

và đau khổ? Muốn chấm dứt nó, ta cần ý thức về sự đau

khổ chứ không đơn giản là có khái niệm về sự đau khổ.

Nếu chúng ta không bị khiêu khích bởi cuộc sống thì phần

lớn chúng ta có xu hướng tự ru ngủ mình một cách thoải

mái và như vậy là tạo điều kiện cho quá trình bản ngã tiếp

tục phát triển. Để nhận biết quá trình này, điều kiện cốt yếu

là phải hoàn toàn ý thức được sự đau khổ. Sau đó ta phải

tuyệt đối chắc chắn rằng không có cách nào để trốn chạy

khỏi sự đau khổ. Lúc ấy mọi sự tìm kiếm niềm an ủi và

mọi phương thuốc hời hợt sẽ chấm dứt hoàn toàn. Tất cả

những phương thuộc tạm bợ của lễ bái không còn có ý

nghĩa nữa. Chúng ta bắt đầu thấy rằng không một nhân tố

bên ngoài nào có thể giúp chúng ta chặn đứng quá trình tự

động - tích cực của vô minh. Khi tâm trí ở trong trạng thái

cởi mở để tiếp nhận như vậy, khi nó hoàn toàn có khả năng

tự nhìn thẳng vào chính mình, thì nó sẽ trở thành tấm

gương của chính nó, ý thức của nó không còn bị chia chẻ,

nó không còn phán xét những hành động của chính mình

theo những giá trị đã được xác lập, và nó cũng không để

cho quyền uy của mọt lí tưởng nào thống trị nó. Khi ấy nó

là kẻ tạo ra và tiêu diệt chính nó. Môi trường với những

ảnh hưởng qui định của nó và tính di truyền với những đặc

trưng giới hạn của nó đều nhường bước cho sự thấu hiểu

quá trình bản ngã. Khi cái trí nhận biết toàn vẹn quá trình

này, nó sẽ thấy chính nó là quá trình đó, nó thấy rằng nó sử

dụng mọi mọi hành động: một sự đổi chác để tự nuôi

dưỡng lấy mình. Bằng sự tự đổi mới trong từng khoảnh

khắc, thông qua nhữnghoạt động ý chí của nó, quá trình

bản ngã tự kéo dài và nó chỉ gây ra đau khổ.

Phần đông chúng ta tìm cách trốn chạy sự đau khổ vào

trong những ảo tưởng, những định nghĩa logic và những

kết luận, và như vậy tâm trí dần dần trở nên đần độn và

không còn khả năng tự nhận biết chính mình. Chỉ khi nào

cái trí tự nhận biết như nó vốn là - cái ý chí hiện hữu của

chính mình, với nhiều lớp màn vô minh, sợ hãi, nhu cầu, ảo

tưởng - và chỉ khi nó thấy bằng cách nào cái quá trình bản

ngã ấy tự duy trì bằng những hoạt động ý chí của chính nó,

chỉ lúc ấy quá trình bản ngã mới có khả năng tự nó chấm

dứt. Khi cái trí thấy rằng tự nó đang gây ra đau khổ, đang

duy trì quá trình bản ngã và chính nó là quá trình bản ngã,

lúc đó sẽ có một biến đổi của ý chí, một biến đổi của ý

thức. Việc kết thúc quá trình bản ngã là bắt đầu của trí tuệ,

của phúc lạc.

Chúng ta đã từng tích cực vun trồng cái ý tưởng cho

rằng trong ý thức có tồn tại một ý chí cao và một ý chí

thấp. Sự chia chẻ này chỉ tạo ra xung đột mà chúng ta tìm

cách chấm dứt bằng việc áp đặt kỉ luật. Nơi nào có sự khao

khát hay sợ hãi, thì hành động của chúng giống như một

nhiên liệu cho ngọn lửa, nó chỉ thổi bùng lên và nuôi

dưỡng quá trình bản ngã. Việc thấu hiểu quá trình này đòi

hỏi trí sáng suốt lớn chứ không cần cố gắng lựa chọn hay

áp đặt kỉ luật.

*******************************

Hỏi: Nỗi lo sợ phải chăng là một phần cơ bản của cuộc

sống, cho nên sự thấu hiểu nó sẽ giúp chúng ta dễ dàng

chấp nhận nó hơn, hay phải chăng nó là một vật mà ta có

thể biến hoá thành vật khác, hay phải chăng nó là một vật

mà ta có thể hoàn toàn loại bỏ? Người ta thường có thể

xác định lại nguyên nhân của một nỗi lo sợ đặc biệt, tuy

nhiên cái sợ vẫn tiếp tục dưới những hình thái khác. Tại

sao mọi việc lại phải như vậy?

Krishnanurti: Sự sợ hãi sẽ tồn tại dưới những dạng

khác nhau, thô hay là tinh, chừng nào còn tồn tại quá trình

tự động tích cực của vô minh được sinh ra bởi những hoạt

động của sự khao khát. Có thể loại trừ hoàn toàn sự sợ hãi:

nó không phải là bộ phận căn bản của cuộc sống. Nếu còn

có sợ hãi, lo sợ thì không thể có trí tuệ và muốn đánh thức

trí tuệ ta phải thấu hiểu hoàn toàn quá trình bản ngã đang

hành động. Sự sợ hãi không thể được chuyển hoá thành

tình thương. Nó vĩnh viễn là sự sợ hãi dù cho chúng ta có

cố gắng gạt bỏ nó bằng lí luận, thậm chí dù chúng ta có cố

gắng nguỵ trang cho nó bằng cách gọi nó là tình thương.

Chúng ta cũng không thể xem sự sợ hãi như một bộ phận

căn bản của đời sống, nhằm mục đích để thích nghi với nó.

Bạn sẽ không tìm thấy nguyên nhân sâu xa của nỗi lo sợ

trong quá trình nó xuất hiện. Sự sợ hãi chỉ có một nguyên

nhân cơ bản mặc dù nó biểu hiện dưới những hình thức

khác nhau. Nếu chỉ đơn giản bằng cách mổ xẻ những hình

thức khác nhau ấy thì tư tưởng cũng không thể tự giải thoát

được khỏi nguyên nhân căn bản của cái sợ. Chỉ khi nào cái

trí không chấp nhận, cũng không chối bỏ, không trốn chạy,

cũng không tìm cách biến đổi sự sợ hãi, chỉ lúc ấy mới có

một khả năng chấm dứt nó. Khi cái trí không bị mắc kẹt

trong cuộc xung đột giữa những mặt đối lập, nó mới có khả

năng nhận biết, không lựa chọn, toàn bộ quá trình bản ngã.

Nhưng chừng nào quá trình ấy còn tiếp tục thì cái sợ vẫn

tồn tại và những mưu toan trốn chạy khỏi nó chỉ làm phát

triển và mạnh mẽ thêm quá trình đó. Nếu bạn muốn được

giải phóng hoàn toàn khỏi sự sợ hãi, bạn phải hoàn toàn

thấu hiểu hành động sản sinh ra bởi những ham muốn.

*******************************

Hỏi: Tôi bắt đầu nghĩ rằng những của cải vật chất có

xu hướng vun trồng lòng kiêu căng và ngoài ra chúng còn

là một gánh nặng. Và giờ đây tôi đã quyết định hạn chế

những nhu cầu của mình. Tuy nhiên tôi khó có thể đi đến

một quyết định có liên quan đến việc có nên để lại tài sản

cho con cái hay không. Tôi có nên quyết định về việc này

hay không, tôi biết rằng nếu tôi có ý thức thì tôi có thể

tránh được việc để lại một bệnh truyền nhiễm cho con cái.

Vậy nếu tôi có quan điểm như trên về việc tài sản và nếu

không để lại tài sản cho các con thì có đúng không?

Krishnamurti: Bạn nào đặt câu hỏi này, chính bạn ấy

nói rằng mình không muốn để lại một bệnh truyền nhiễm.

Nhưng gia sản có phải là bệnh truyền nhiễm không? Sở

hữu hay đạt được tiền bạc mà không lao động để kiếm

được tiền ấy, sẽ sinh ra một dạng bệnh tâm thần. Nếu bạn

đồng ý với điều khẳng định trên đây và nếu bạn hành động

hợp với điều đó, thì bạn phải chấp nhận đối đầu với những

hệ quả do hành động của mình. Bạn sẽ góp phần lật đổ hệ

thống xã hội hiện nay với sự bóc lột của nó, với thế lực tàn

ác và ngu xuẩn của tiền bạc được tích luỹ, của những

quyền ưu tiên, của những lãi suất đầu tư. Vậy việc sở hữu

hay đạt được tiền bạc không thông qua lao động có phải là

một bệnh hay không? Chính bạn phải khám phá ra điều đó.

Khi nào với tư cách một con người, một cá thể, bạn bắt

đầu tự giải phóng mình khỏi căn bệnh sợ hãi, bạn sẽ không

hỏi một người khác rằng liệu bạn có nên để lại gia tài cho

các con bạn hay không. Thật vậy, hành động của bạn sẽ có

một ý nghĩa sâu sắc và khác hẳn. Thái độ của bạn đối với

gia đình, đối với các tầng lớp xã hội, đối với lao động, đối

với sự nghèo hay giàu sẽ trải qua một biến đổi sâu sắc. Nếu

không có sự biến đổi quan trọng ấy, nó nảy sinh ra do sự

thấu hiểu chứ không phải ép buộc, thì những vấn đề giả tạo

chỉ có thể tìm thấy những đáp số hời hợt, không có giá trị

và không có kết quả.

*******************************

Hỏi: Ngài từng nói đến một sự kích thích sinh tử, một

trạng thái liên tục thức tỉnh, nếu tôi không nhầm thì những

trạng thái ấy chỉ có thể đạt được sau khi trải qua một sự cô

đơn hoàn toàn. Ngài có nghĩ rằng người ta khả dĩ có được

sự thúc đẩy sinh tử vĩ đại ấy trong khi vẫn có gia đình? Tôi

cho rằng dù người vợ hay người chồng được tự do đến

đâu, thì luôn luôn vẫn sẽ có những sợi dây vô hình giữa hai

người và chắc chắn chúng sẽ ngăn trở họ chịu trách nhiệm

hoàn toàn đối với chính bản thân mình. Phải chăng trạng

thái giác ngộ không dẫn đến sự buông bỏ hoàn toàn đối với

tất cả mọi người và mọi vật?

Krishnamurti: Bạn không thể tồn tại mà không duy trì

những mối quan hệ với mọi người, với một môi trường

truyền thống, với bối cảnh của quá khứ. Tồn tại, đó là hiện

hữu trong những mối quan hệ. Bạn có thể làm cho những

mối quan hệ ấy trở nên sinh động, mạnh mẽ, có ý nghĩa,

hài hoà, hoặc bạn có thể biến chúng thành những xung đột

và đau khổ. Chính sự đau khổ buộc bạn phải rút lui, và vì

bạn không thể tồn tại mà không có quan hệ với một cái gì

đó, nên bạn bắt đầu vun trồng sự buông bỏ, một phản ứng

tự động - tự vệ chống lại sự đau khổ. Nếu bạn yêu, bạn sẽ

có những quan hệ tốt với môi trường của bạn; nhưng nếu

tình yêu trở thành sự thù hận và ghen tuông, tạo ra xung

đột, khi ấy những mối quan hệ trở thành những gánh nặng

đau khổ, và bạn bắt đầu một quá trình buông bỏ một cách

giả tạo, điều đã làm bạn đau khổ. Bạn có thể dùng cái trí

tạo nên một rào chắn tự động bảo vệ bằng cách buông bỏ

và sống trong cái nhà tù do bạn tạo ra, nó phá hoại dần sự

viên mãn của tâm trí. Sống, đó là tồn tại trong tương quan.

Không thể có những mối quan hệ tự hài hoà và sinh động

nếu người ta có những ý muốn tự bảo vệ và những phản

ứng gây ra đau khổ và xung đột.

*******************************

Hỏi: Nếu tôi không nhầm và hiểu rõ ý ngài thì sự sáng

suốt là cần và đủ để xoá tan đồng thời sự xung đột và

nguồn gốc của nó. Tôi hoàn toàn có ý thức từ lâu về cái

tính hay bắt chước theo thời thượng của tôi. Vậy cái gì

ngăn cản tôi loại bỏ được tính này?

Krishnamurti: Bạn nào đặt câu hỏi này đã không hiểu

được điều mà tôi gọi là sự sáng suốt. Nếu bạn có một thói

quen, chẳng hạn thói bắt chước theo thời thượng, thì không

cần phải chế ngự nó bằng mọt thói quen khác đối lập với

nó. Đấu tranh chống lại một thói quen bằng một thói quen

khác là chuyện phù phiếm. Chính trí tuệ mới loại bỏ được

những thói quen khỏi tâm trí. Sự sáng suốt là hành động

đánh thức trí tuệ chứ không phải tạo ra những thói quen

mới để chống lại những thói quen cũ. Vậy bạn hãy trở nên

có ý thức về những thói quen trong tư duy, nhưng bạn đừng

cố gắng vun trồng những phẩm hạnh hay những thói quen

trái ngược. Nếu bạn hoàn toàn có ý thức, nếu bạn ở trong

trạng thái quan sát không lựa chọn, bạn sẽ thấy được toàn

bộ quá trình tạo nên một thói quen và cả quá trình ngược

lại để chế ngự thói quen ấy. Sự cảm nhận ấy sẽ đánh thức

trí tuệ, nó rũ bỏ tất cả những thói quen của tư duy. Chúng

ta lo toan để rũ bỏ những thói quen làm chúng ta đau khổ

hoặc những thói quen mà chúng ta nhận rõ tính phù phiếm

của chúng, bằng cách tạo những thói quen mới cho những ý

tưởng và những sự khẳng định của chúng ta. Quá trình thay

thế này hoàn toàn không thông minh tí nào. Nếu bạn tự

quan sát mình, bạn sẽ thấy cái trí chẳng khác gì một mớ

thói quen của tư duy và những kí ức. Nếu chỉ đơn giản chế

ngự những ý tưởng này bằng những ý tưởng khác thì tâm

trí vẫn luôn luôn bị tù hãm, rối loạn và khổ sở. Khi nào

chúng ta thấu hiểu sâu sắc rằng những phản ứng tự vệ dần

dần trở thành những thói quen của tư duy, chúng hạn chế

mọi hành động, thì lúc ấy may ra chúng ta có một cơ hội để

đánh thức trí tuệ, mà chỉ có nó mới hoá giải được cuộc

xung đột giữa những cái đối lập.

*******************************

Hỏi: Xin ngài giải thích sự khác nhau giữa hai khái

niệm: sự biến đổi trong ý chí và sự biến đổi của ý chí?

Krishnamurti: Sự biến đổi trong ý chí chỉ là kết quả

của tính nhị nguyên trong ý thức, còn sự biến đổi của ý chí

nảy sinh ra trong sự viên mãn của toàn bộ con người. Một

bên là biến đổi về mức độ, còn bên kia là biến đổi về bản

chất. Sự xung đột của những ham muốn hay sự thay đổi đối

tượng của ham muốn, đó chỉ là thay đổi trong ý chí, nhưng

với sự chấm dứt hoàn toàn mọi khao khát, sẽ có biến đổi

của ý chí.

Sự biến đổi trong ý chí là sự khuất phục trước quyền

uy của lí tưởng và của sự ứng xử. Sự biến đổi của ý chí là

sự nhận biết, là trí tuệ, trong đó không có xung đột của

những phản đề. Ở đây có sự khế hợp sâu sắc và hồn nhiên;

còn ở trường hợp kia, có sự ép buộc do ngu dốt, khao khát

và sợ hãi.

*******************************

Hỏi: Sự đổi mới của con người có đủ để giải quyết

những vấn đề của thế giới không? Phải chăng trí tuệ bao

hàm một hành động nhằm giải thoát tất cả mọi người?

Krishnamurti: Những vấn đề của thế giới là những vấn

đề gì? Bánh mì, nạn thất nghiệp, chiến tranh, những cuộc

xung đột và đối lập giữa những nhóm chính trị, việc một

thiểu số được hưởng thụ nhiều tài nguyên của thế giới,

những sự phân chia giai cấp, nạn đói, cái chết, sự bất tử -

đó là những vấn đề của thế giới, nhưng phải chăng đó cũng

là những vấn đề của từng người? Những vấn đề của thế

giới chỉ có thể hiểu được thông qua quá trình ở trong tâm

của mỗi người, quá trình bản ngã. Tại sao lại tạo ra sự phân

chia giả tạo giữa con người và thế giới? Chúng ta là thế

giới, chúng ta là quần chúng. Nếu bạn, với tư cách một con

người hiểu biết quá trình chia chẻ gọi là chủ nghĩa dân tộc,

đấu tranh giai cấp hay xung đột chủng tộc; nếu bạn không

phải là người Hà Lan, người Pháp, người Đức, hay người

Anh với tất cả những sự phi lí của tính đặc thù, khi đó chắc

chắn bạn sẽ trở nên một trung tâm của trí tuệ. Vậy bạn đấu

tranh chống lại sự đần độn bất kì là bạn đang ở đâu, dù

rằng điều đó có thể dẫn bạn đến nạn đói và những cuộc

xung đột. Nếu chúng ta thấu hiểu điều đó hoàn toàn trong

hành động, chúng ta có thể giống như những ốc đảo mát

rượi trong sa mạc. Quá trình thù hận và chia rẽ cũng già cỗi

như thời gian quá khứ. Bạn không thể tự rút lui ra khỏi

cảnh đó, nhưng ở trong đó bạn vẫn có thể là người sáng

suốt, trong trẻo, giảndị, chân thật, mà không có những dấu

vết khắc hoạ ngu xuẩn của quá khứ. Khi ấy bạn sẽ thấy bạn

đem đến cho cuộc đời sự thấu hiểu sâu sắc và niềm vui

không kể xiết. Nhưng rất tiếc, trong những thời kì đảo lộn

lớn và chiến tranh, các bạn bị lôi cuốn theo. Những hận thù

và sợ hãi tiềm tàng của bạn được đánh thức và chúng lôi

cuốn bạn đi. Bạn không còn là một ốc đảo yên lành mát mẻ

mà nhân loại khổ đau có thể tìm đến.

Vậy một điều quan trọng tối cao là bạn phải thấu hiểu

quá trình làm phát sinh những sự hạn chế, xung đột và đau

khổ. Hành động nảy sinh từ một sự thấu hiểu hoàn toàn sẽ

là một sức mạnh giải thoát, mặc dù những hệ quả của một

hành động như vậy có thể không xuất hiện trong cả cuộc

đời chúng ta, cũng không phải trong một giai đoạn nhất

định. Thời gian không có tầm quan trọng nào cả. Một cuộc

cách mạng đẫm máu không sản sinh ra được hoà bình và

hạnh phúc lâu dài cho tất cả mọi người. Thay vì mong

muốn một nền hoà bình tức khắc trong thế giới hỗn loạn và

đầy sự hấp hối, bạn hãy xem bằng cách nào bạn có thể, với

tư cách một con người, trở nên một trung tâm không phải

của hoà bình mà của trí tuệ. Trí tuệ là điều cơ bản cho trật

tự, sự hài hoà và phúc lợi của con người.

Hiện có rất nhiều tổ chức hoà bình, nhưng có rất ít

người được tự do và có trí tuệ, trong ý nghĩa chân thật của

danh từ này. Chính là với tư cách con người mà bạn nên

bắt đầu thấu hiểu thực tại; khi ấy ngọn lửa của sự hiểu biết

sẽ lan tràn trên thế giới.

Ngày 29/07/1936

*******************************

V

Tâm trí chúng ta đã trở thành chiến trường của những

lí tưởng, những nỗi lo sợ và ảo tưởng, những ham muốn và

phủ định, những hi vọng và thất vọng, những sự kìm hãm

và tính hồn nhiên. Chúng ta có thể nào chấm dứt sự xung

đột trong tâm trí mình mà đồng thời lại không tạo ra một sự

trống trải, khô cằn và thất vọng? Bạn có thể bóp nghẹt cuộc

xung đột trong một thời gian nào đó để bằng cách ép cái trí

vào một cái khuôn nào đó, nhưng điều này chỉ gây ra

những ảo tưởng và không thích ứng được với cuộc sống.

Phần đông chúng ta thường cố gắng chế ngự những ham

muốn, hoặc là để cho chúng hoàn toàn tự do, nhưng không

phải vì thế mà cuộc xung đột chấm dứt.

Có cách nào chăng, để chấm dứt xung đột và đau khổ

mà không phá huỷ trí tuệ sáng tạo và sự viên mãn toàn

phần? Có bao giờ tồn tại một cuộc sống không lựa chọn, tôi

muốn nói: có thể nào tồn tại một hành động không có sự

phủ định và ý muốn gây hấn chăng? Có thể nào tồn tại một

hành động hồn nhiên, nghĩa là tự do ở bên ngoài những cái

đối lập chăng? Có bao giờ tồn tại một cuộc sống viên mãn

không có cái quá trình làm khô cằn của kỉ luật, của sự chối

bỏ, của sợ hãi và thất vọng chăng? Một trạng thái thấu hiểu

sâu sắc như vậy có bao giờ khả dĩ chăng? Tôi tự hỏi: có

bao nhiêu người trong các bạn ý thức sinh tử về cuộc xung

đột trong chiến trường của cái trí?

Một cuộc sống viên mãn, một cuộc sống hành động

không lựa chọn, một cuộc sống được giải thoát khỏi quá

trình khô cằn của sự chế ngự và thay thế, đó là việc khả dĩ.

Trạng thái ấy có thể được thực hiện như thế nào? Những hệ

thống và những phương pháp không thể sản sinh ra trạng

thái tâm trí phúc lạc ấy. Cuộc sống không lựa chọn ấy phải

được thực hiện một cách tự nhiên và hồn nhiên, nó không

phải là đối tượng để tìm kiếm. Nó không thể được thấu

hiểu, được thực hiện hay chinh phục bằng một kỉ luật, một

hệ thống. Ta có thể qui định cái trí bằng sự tập luyện, bằng

kỉ luật, bằng sự ép buộc, nhưng một sự qui định như vậy

không thể nuôi dưỡng tư duy hay thức tỉnh một trí tuệ sâu

sắc. Một cái trí được huấn luyện như vậy giống như một

mảnh đất khô cằn.

Rất ít người trong chúng ta ý thức sâu sắc về cuộc xung

đột với bao phiền não, với những nỗi hoang mang vi tế và

lửng lơ, đồng thời ý thức về cuộc đấu tranh để có được

những điều chắc chắn, thông qua đó cái trí hi vọng đạt

được an toàn và tiện nghi. Ý thức sâu sắc và sinh tử về

cuộc xung đột giống như việc cày đất. Chỉ cần đơn giản

cày xới mảnh đất ấy lên, không lựa chọn. Khi bạn đang bị

xung đột, bạn thường lựa chọn hoặc ý muốn trốn chạy khỏi

nó, hoặc ý muốn dùng nó cho những sự hoàn thành trong

tương lai. Nhưng bạn chỉ cần ý thức sâu sắc về nỗi khổ, về

sự xung đột, việc này giống như việc cày đất, và cái trí

không nên tự cho phép mình tìm kiếm những phương thức,

những sự thay thế, những thái độ lơ lửng. Cần phải có sự

cày xới, sự đảo lộn, cần có cuộc cách mạng tâm trí nhưng

đồng thời cũng phải có một sự bất động, một cảm nhận

thầm lặng không chối bỏ, không chấp nhận, cũng không

cam chịu. Khi cái trí lâm vào cảnh xung đột, nó lập tức tìm

kiếm một phương thuốc và bằng cách đó nó tạo ra một lối

thoát và ngăn trở sự hiểu biết đầy đủ về nỗi khổ; nhưng chỉ

thông qua cảm nhận hồn nhiên người ta mới có được sự

khế hợp không lựa chọn với cuộc sống. Nơi nào có sự bắt

chước thì ở đó cũng có sự sợ hãi, và hành động bắt chước

là không thông minh. Cái kỉ luật ép buộc nỗi lo sợ dẫn tới

sự héo khô dần dần của cái trí, điều này không bao giờ tạo

được những mối tương quan không lựa chọn và hồn nhiên

với môi trường, chỉ có hành động đúng mới làm được việc

này.

Hành động đúng chỉ có được, thông qua sự thấu hiểu

toàn bộ quá trình bản ngã, nó chỉ là quá trình của sự ngu

dốt. Chừng nào chưa có được cảm nhận về quá trình của ý

thức, về sự phức hợp to lớn của sự ngu dốt, về các kí ức, về

những sự ham muốn, những xu hướng, những cuộc xung

đột, thì sự bắt chước đơn giản trong nhân cách, tuyệt đối

không thể làm nảy sinh ra một trật tự thông minh và hài

hoà trên thế giới, và hạnh phúc của con người. Sự bắt

chước như vậy chỉ có thể đem lại một trật tự hời hợt trong

công nghiệp và kinh tế, nhưng nó không thể sinh ra trí tuệ.

Muốn thấu hiểu ý nghĩa đầy đủ của quá trình bản ngã, nếu

chỉ có một sự sáng suốt nhất thời thì không đủ, mà trí tuệ

thường xuyên mới là cơ bản.

Hành động sinh ra từ nhu cầu hay sự sợ hãi chỉ có thể

làm tăng cường sự ngu dốt và sự hạn chế, tức là duy trì quá

trình bản ngã. Bằng cách dùng ý chí chấm dứt nhu cầu và

sợ hãi, trí tuệ sẽ được đánh thức. Sự thức tỉnh của trí tuệ

mở đầu cho hành động đúng đắn. Chỉ có trí tuệ ấy mới sản

sinh ra được sự khế hợp hồn nhiên với cuộc sống mà không

có sự ép buộc phải lựa chọn.

*******************************

Hỏi: Làm thế nào tôi có thể đánh thức trí tuệ?

Krishnamurti: Nơi nào không có trí tuệ, ở đấy tất phải

có đau khổ. Trí tuệ có thể được thức tỉnh khi người ta nhận

biết, không lựa chọn, rằng cái trí tự nó tạo ra nhiều lối thoát

bằng cách tự chia ra nhiều phần, nhiều ham muốn khác

nhau. Nếu cái trí ý thức được về những sự phân chia hão

huyền ấy với những giá trị của chúng, thì trí tuệ sẽ thức

tỉnh. Quá trình lựa chọn chỉ là chế ngự một ham muốn này

bằng một ham muốn khác, dùng một ảo tưởng này để xoá

tan một ảo tưởng khác. Tính nhị nguyên trong ý thức sẽ

kéo dài sự xung đột và đau khổ, và trạng thái xung đột có

nghĩa là thiếu hành động toàn vẹn.

*******************************

Hỏi: Tôi biết rằng việc giải phóng con người là căn

bản; nhưng làm sao thiết lập được một trật tự xã hội bền

vững mà không có sự cố gắng của quần chúng?

Krishnamurti: Trong tất cả những buổi nói chuyện của

tôi, tôi đã chỉ ra sự cần thiết của từng người tong sự thấu

hiểu, từ đó sẽ sinh ra trật tự xã hội. Tôi xem việc giải

phóng con người là quan trọng nhưng điều đó không phải

là khuyến khích những hoạt động ích kỉ hay những biểu

hiện hẹp hòi và cá nhân. Chỉ bằng cách giải phóng tư tưởng

khỏi những hạn chế làm què quặt cái trí, thì trí tuệ mới có

thể thức tỉnh và chỉ có trí tuệ mới làm nảy sinh một trật tự

xã hội đích thực. Chịu trách nhiệm về những hành động

của mình và có tư duy toàn vẹn bao hàm một sự viên mãn

của con người, đặc biệt trong một thế giới mà những cuộc

vận động của quần chúng dường như có một tầm quan

trọng lớn nhất. Tạo nên tính tích cực của quần chúng nhằm

một hành động có suy tính là việc tương đối dễ, nhưng tự

hiểu bản thân mình và hành động sáng suốt là điều rất khó.

Chỉ với sự thấu hiểu sâu sắc mới có thể nảy sinh ra hợp tác

và trật tự xã hội bền vững.

Những cuộc nói chuyện trên đây không nhằm mục đích

kích thích sự cố gắng của quần chúng nhằm một hành động

có suy tính. Chúng chỉ nhằm giúp tạo ra sự hiểu biết và cố

gắng của từng người để bằng cách đó giải thoát con người

khỏi nhà tù do họ tự xây nên bằng những sự tự hạn chế của

mình. Chỉ bằng cách đánh thức sự hiểu biết toàn vẹn về

chính mình, nó có thể nhận biết toàn vẹn về chính mình, nó

có thể nhận biết mà không lựa chọn, mới thiết lập được

một trật tự xã hội chân chính, trong một thế giới không có

sự bóc lột và thù hận.

*******************************

Hỏi: Nghệ thuật thuộc về thế giới của ảo tưởng hay

thực tại? Quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống là như thế

nào?

Krishnamurti: Nếu tách rời cuộc sống, nghệ thuật

không còn thực tại. Nghệ thuật chân chính không phải là

một biểu hiện nông cạn của tính nhị nguyên trong một đời

người, mà nó là sự biểu hiện toàn vẹn của con người không

thể chia chẻ. Hiện nay nghệ thuật chỉ biểu hiện một khía

cạnh duy nhất của con người và như vậy càng làm tăng

thêm sự phân chia. Vậy giữa cuộc sống và nghệ thuật có

một sự cách biệt kì lạ. Khi nào nghệ thuật là biểu hiện chân

chính và toàn vẹn của con người, với cuộc sống và những

hoạt động của nó, thì nghệ thuật ấy nắm bắt được thực tại,

khi đó nó có quan hệ trực tiếp với chúng ta và môi trường

của chúng ta.

*******************************

Hỏi: Khi chúng ta đứng trước cái chết của một người

mà chúng ta rất yêu quí thì khó mà khẳng định rằng cuộc

sống là căn bản và những quan niệm về cõi bên kia là phù

phiếm. Mặt khác, ta có thể tự hỏi: cuộc sống, nói cho cùng,

chẳng khác gì một quá trình sinh lí và sinh học đơn giản

được qui định bởi tính di truyền và môi trường, như một

vài nhà bác học đã khẳng định. Trong sự rối rắm ấy ta

phải làm gì? Ta nên nghĩ suy và hành động như thế nào để

biết được cái gì là thật?

Krishnamurti: Như người đặt câu hỏi này đã nói, một

vài nhà bác học khẳng định rằng tính di truyền có thể giải

thích những xu hướng cá nhân của con người, những đặc

trưng của nó, còn một số khác lại khẳng định rằng con

người là kết quả của môi trường, một thực thể xã hội đơn

giản. Từ những khẳng định trái ngược ấy, chúng ta phải lựa

chọn cái gì? Con người là gì? Làm thế nào chúng ta có thể

hiểu được ý nghĩa của cái chết và sự đau buồn sâu sắc mà

nó gây ra ở chúng ta? Có thể nào chúng ta giải quyết được

sự buồn phiền và bí mật của cái chết bằng cách đơn giản

chấp nhận những sự khẳng định khác nhau? Trong những

cách giải thích trên, phải chăng chúng ta có thể lựa chọn

một cái đúng đắn? Đây có phải vấn đề để lựa chọn không?

Cái gì được lựa chọn thì không thể chân thật. Thực tại

không thể nằm trong những mặt đối lập, vì chúng chỉ là trò

chơi của những phản ứng. Nếu cái chân thật không thể tìm

thấy được trong những mặt đối lập và cái được lựa chọn

không thể dẫn đến sự hiểu biết chân lí, vậy chúng ta phải

làm gì? Bạn phải tự mình hiểu biết quá trình bản ngã của

chính bạn và không chấp nhận đơn giản những nghiên cứu

của các nhà bác học hay những điều khẳng định của các tôn

giáo. Bằng cách nhận biết đầy đủ quá trình bản ngã của

chính bạn, bạn sẽ có thể hiểu được sự đau khổ và hấp hối

của cảnh cô đơn, chúng đến cùng với cái bóng của thần

chết. Chừng nào bạn chưa cảm nhận sâu sắc rằng cái quá

trình đó chính là bạn, thì những quan niệm về cõi bên kia,

giả thuyết về luân hồi, tái sinh, những giải thích về các

vong linh, đều là hời hợt và chỉ có tác dụng an ủi nhất thời,

điều này chỉ gây tở ngại cho sự thức tỉnh của trí tuệ. Sự

cảm nhận là cơ bản để hiểu biết quá trình bản ngã. Chỉ

thông qua sự cảm nhận mứoi có thể giải quyết nhiều vấn đề

mà quá trình bản ngã tạo ra liên tục cho chính nó.

Bạn tìm cách vứt bỏ sự đau khổ bằng những điều giải

thích, bằng ma tuý, rượu, giải trí, hay sự nhẫn nhục, tuy

vậy phiền não vẫn tiếp tục. Nếu bạn muốn chấm dứt phiền

não, bạn phải hiểu rằng sự chia chẻ trong ý thức gây nên

trạng thái xung đột và biến tâm trí thành một bãi chiến

trường của nhiều sự ham muốn khác nhau. Một cảm nhận

không có lựa chọn sẽ đánh thức trực giác sáng tạo, trí tuệ,

và chỉ điều đó mới có thể giải phóng tâm trí khỏi vô số

những quá trình tinh vi của ngu dốt, ham muốn và sợ hãi.

Ngày 01/08/1936

*******************************

VI

Hỏi: Theo ngài, những nguyên lí cơ bản dựa theo đó

chúng ta phải nuôi nấng và giáo dục trẻ em là gì? Phải

chăng chúng ta có lí khi cho rằng trẻ em có thể biết được

điều gì tốt và điều gì xấu đối với chúng, và nếu người lớn

càng ít can thiệp vào để hướng dẫn chúng thì càng tốt?

Krishnamurti: Nhiều vấn đề về giáo dục trẻ em chỉ có

thể được giải quyết một cách toàn diện, trong tổng thể của

chúng. Nhân loại được giáo dục và tập hợp thành nhóm

theo một số triết lí công nghệ và tư tưởng tôn giáo. Nếu

con người đúng là kết quả của môi trường và tính di truyền,

nếu nó chỉ là một thực thể xã hội thì khi đó chắc rằng, nếu

nó càng được tập hợp thành nhóm, được hướng dẫn, được

chế ngự và ép buộc thì càng tốt. Nếu sự thể là như vậy thì

trẻ em cần phải được chế ngự ngay từ thủa bé thơ nhất, và

những phản ứng sâu xa nhất của chúng đối với cuộc sống

phải được uốn nắn và đưa vào kỉ luật phù hợp với những

nhu cầu công nghệ và đạo lí sinh học.

Trái ngược với quan niệm trên đây là tín ngưỡng, nó

khẳng định rằng chỉ có một sức mạnh siêu nhiên và phổ

quát duy nhất, đó là Thượng đế mà mọi cái đều là bộ phận

của người và chẳng có cái gì mà người không biết. Vậy thì

con người không còn tự do và số phận của nó đã được định

trước. Trong tín ngưỡng cũng có tình trạng phân nhóm tư

tưởng thông qua tín ngưỡng và lí tưởng. Cái mà chúng ta

gọi là giáo dục tôn giáo chỉ là một sự áp đặt lên con người

khiến cho nó thích nghi với những ý tưởng, những đạo lí và

những kết luận đã được xác lập bởi những tổ chức tôn giáo.

Bạn hãy xem xét hai thái cực nói trên và bạn sẽ thấy

rằng những điều khẳng định của tín ngưỡng và của khoa

học, mặc dù chúng đối lập lẫn nhau, nhưng chúng đều tạo

ra những con người, thô thiển hay tinh vi, tuỳ theo những

mẫu mực riêng của mỗi bên.

Trước khi chúng ta biết được cách giáo dục trẻ em hay

giáo dục chính chúng ta như thế nào, chúng ta phải hiểu ý

nghĩa của hai mặt đối lập trên. Chúng ta đã tạo nên, bởi tín

ngưỡng, sợ hãi và ép buộc, một hệ thống tư duy và ứng xử

mà chúng ta gọi là tôn giáo và chúng ta luôn luôn cố gắng

khế hợp với nó; hay thông qua sự khẳng định liên tục rằng

con người chỉ là một thực thể xã hội, một sản phẩm của

môi trường và của tính di truyền, chúng ta đã tạo nên một

đạo lí hời hợt, nó rỗng tuếch và khô cằn. Vậy trước khi

chúng ta có thể giáo dục trẻ em hay chính mình, chúng ta

phải hiểu con người là gì.

Tư duy và hành động của chúng ta đôi khi xuất phát từ

những tín ngưỡng và những phản ứng gây nên bởi những

nhu cầu sinh học và công nghệ. Khi chúng ta cảm thấy một

nỗi lo lắng nóng bỏng, một sự sợ hãi, hoang mang, thì

chúng ta hướng về Thượng đế, chúng ta khẳng định rằng có

một sức mạnh siêu nhiên dẫn dắt chúng ta, và với đạo lí

của tín ngưỡng, chúng ta cố gắng sống trong một thế giới

cơ hội, hận thù và tàn ác. Vậy nhất thiết phải có sự xung

đột giữa hệ thống tín ngưỡng và hệ thống của đạo lí vị kỉ.

Thông qua cả hai hệ thống đối lập này chúng ta cũng không

thấy được con người là gì.

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể phát hiện con

người là gì? Trước tiên chúng ta phải trở nên có ý thức về

tư duy và hành động của mình, giải thoát chúng khỏi tín

ngưỡng, sợ hãi và ép buộc. Chúng ta phải giải toả chúng

khỏi những phản ứng và xung đột giữa những mặt đối lập

trong đó chúng bị mắc kẹt. Nếu nhạy bén và luôn luôn có ý

thức, chúng ta sẽ tự mình khám phá ra quá trình đích thực

của ý thức. Tôi đã cố gắng giải thích quá trình này trong

những cuộc nói chuyện của tôi.

Thay vì theo một trong hai hệ thống đối lập về tư tưởng

- tín ngưỡng và khoa học - chúng ta phải vượt lên và vượt

qua cả hai, và chỉ lúc đó may ra chúng ta mới cảm nhận

được cái gì là thật. Khi ấy chúng ta sẽ thấy có vô số năng

lượng với những quá trình duy nhất chứ không phải một

sức mạnh duy nhất và phổ quát vận hành các năng lượng

riêng lẻ. Mỗi con người là một năng lượng duy nhất, tự

động - tích cực, không có cái bắt đầu, mà sự phát triển tự

động - tích cực làm phát sinh ra ý thức từ đó xuất hiện con

người, với tính cách cá thể. Quá trình này tự nuôi dưỡng

chính mình bằng những hoạt động của vô minh, định kiến,

ham muốn và sợ hãi. Chừng nào còn tồn tại quá trình của

vô minh và ham muốn, thì chừng đó còn tồn tại sự lo sợ

với nhiều ảo tưởng và sự trốn chạy; từ quá trình đó xuất

hiện những xung đột và đau khổ.

Nếu chúng ta thực sự cảm nhận quá trình tự động - tích

cực của vô minh, chúng ta sẽ có một thái độ hoàn toàn khác

hẳn đối với con người và sự giáo dục nó. Chúng ta không

còn chịu sự ép buộc của tín ngưỡng hay đạo lí hời hợt, và

trí tuệ sẽ thức tỉnh để đáp lại những thách thức của cuộc

sống. Chừng nào chúng ta chưa thực sự hiểu được ý nghĩa

của những điều trên đây, thì việc đơn giản tìm kiếm một hệ

thống giáo dục mới sẽ hoàn toàn là phù phiếm. Muốn thức

tỉnh trí tuệ sáng tạo để cho mỗi người có thể đáp lại những

thách thức của cuộc sống một cách hồn nhiên, ta phải quan

sát sâu sắc chính mình với tư cách quá trình. Không một hệ

thống triết học nào có thể giúp ta tự thấu hiểu chính mình.

Sự thấu hiểu chỉ đến thông qua sự cảm nhận quá trình bản

ngã với vô minh, xu hướng và sợ hãi. Ở đâu có trí tuệ sâu

sắc và sáng tạo, thì nơi đó nền giáo dục và quan hệ của nó

với môi trường sẽ đúng đắn và thích hợp.

*******************************

Hỏi: Phải chăng kinh nghiệm không dẫn tới sự viên

mãn của cuộc sống?

Krishnamurti: Chúng ta thấy nhiều người trải qua kinh

nghiệm này đến kinh nghiệm khác, chồng chất những cảm

quan và sống bằng những kỉ niệm cùng dự đoán về tương

lai. Phải chăng những người như vậy sống một cuộc sống

viên mãn? Phải chăng những kỉ niệm chồng chất sẽ sinh ra

sự viên mãn của cuộc sống? Hay ngược lại, chỉ có sự viên

mãn khi cái trí được cởi mở, nhạy cảm và hoàn toàn giải

toả khỏi tất cả các kí ức tự vệ?

Với một hành động toàn vẹn, không chia chẻ bởi

những ham muốn nhiều loại, sẽ có sự viên mãn, trí tuệ, sự

sâu sắc của thực tại. Việc tích luỹ kinh nghiệm đơn giản

hay sống trong cảm giác của kinh nghiệm, chỉ là sự làm

giàu kí ức một cách hời hợt, và kí ức được kích thích sẽ

gây ra cảm giác giả tạo về sự viên mãn. Nhưng còn xa mới

đạt đến sự viên mãn của cuộc sống, việc làm giàu kí ức chỉ

có tác dụng là xây thêm những bức tường bảo vệ chống lại

sự vận động của nó, chống lại sự đau khổ. Những bức

tường này ngăn cản tính hồn nhiên của cuộc sống, nó gia

tăng thêm sự chống đối và do vậy nó tăng thêm sự đau khổ

và xung đột. Những kí ức tích luỹ của kinh nghiệm chẳng

thể sản sinh ra được sự hiểu biết và sức mạnh của sự linh

hoạt sâu sắc.

Kí ức hướng dẫn chúng ta qua kinh nghiệm. Chúng ta

tiếp cận với từng kinh nghiệm mới với một cái trí bị qui

định, một cái trí đã chất đầy những kỉ niệm tạo nên bởi

những nỗi lo âu, những định kiến, những xu hướng mà nó

dùng để tự vệ. Kí ức luôn luôn qui định cái trí và tạo nên

xung quanh nó những giá trị giam hãm nó trong đó. Chừng

nào còn tồn tại những kí ức tự bảo vệ, nó tạo ra tính liên

tục của quá trình bản ngã, thì chừng ấy cuộc sống không

thể viên mãn.

Vậy chúng ta phải hiểu được quá trình kinh nghiệm và

xem bằng cách nào cái trí không ngừng thu hoạch, từ kinh

nghiệm đó, những bài học dùng để hướng dẫn cho nó.

Những bài học ấy, những lí tưởng ấy, những hướng dẫn ấy

chỉ là những kí ức tự vệ, chúng luôn giúp cái trí trốn chạy

khỏi thực tại. Mặc dù cái trí tìm cách thoát khỏi sự đau khổ

với sự giúp đỡ của những kỉ niệm nói trên, làm như vậy nó

chỉ nhấn mạnh thêm nỗi lo sợ, ảo tưởng và xung đột. Sự

viên mãn của cuộc sống chỉ xuất hiện khi tâm trí hoàn toàn

nhạy cảm với vận động của cuộc sống, không có những

chướng ngại giả tạo do nó dựng lên. Sự phong phú của

cuộc sống chỉ xuất hiện khi chấm dứt các ham muốn với

những ảo tưởng và giá trị của chúng.

*******************************

Hỏi: Xin ngài hãy nói cho chúng tôi về cái đẹp và sự

ngây ngất của tự do. Có thể nào tạo được trạng thái phúc

lạc ấy mà không phải nhờ thiền định hay những phương

pháp khác phù hợp với điều kiện của chúng tôi?

Krishnamurti: Tại sao bạn lại muốn tôi nói về cái đẹp

và sự ngây ngất của tự do? Phải chăng để có được một cảm

giác mới, một bức tranh giả tạo mới, một lí tưởng mới, hay

phải chăng bạn hi vọng tạo ra trong bản thân mình, nhờ sự

mô tả của tôi, một bảo đảm, một sự chắc chắn? Bạn muốn

được khích lệ. Cũng giống như khi bạn đọc một bài thơ,

bạn bị lôi cuốn bởi một hình ảnh thoáng qua, do sự hư cấu

của nhà thơ, bạn muốn có sự khích lệ thông qua cách mô tả

của tôi. Khi bạn ngắm một bức tranh đẹp, vẻ đẹp của nó đã

lôi cuốn bạn trong một thoáng, đi xa khỏi những xung đột

hàng ngày của bạn, khỏi sự khốn khổ và nỗi lo sợ của bạn.

Bạn chỉ tm thoát ra nhưng chẳng bao lâu bạn lại trở về với

nỗi khổ của mình. Vậy sự mô tả của tôi về cái không thể

diễn tả sẽ có ích gì cho bạn? Không một từ ngữ nào có thể

nói lên hết tầm cỡ của cái đẹp. Vậy chúng ta không nên hỏi

chân lí là gì, tự do là gì.

Bạn sẽ biết tự do là gì khi bạn ý thức sâu sắc những

bức tường giam hãm bạn, bởi vì chính ý thức đó sẽ xoá tan

những giới hạn mà chúng ta tự tạo ra cho chính mình. Khi

bạn hỏi chân lí là gì, sự ngây ngất của tự do là gì, thì bạn

chỉ đòi hỏi một phương cách mới để tránh khỏi gánh nặng

của những cuộc đấu tranh, những đam mê, những hận thù

của ngày thường. Đôi khi chúng ta cũng có dịp ý thức về vẻ

đẹp không thể diễn tả, nhưng những dịp ấy hiêm hoi đến

nỗi chúng ta bám vào những kỉ niệm về việc ấy và cố gắng

sống lại quá khứ trong khi thực tại vẫn luôn luôn hiện hữu.

Điều đó chỉ tạo ra và duy trì sự xung đột và ảo tưởng.

Chúng ta không nên sống bằng tưởng tượng trong một

tương lai dự đoán trước, mà chúng ta hãy ý thức về những

cuộc đấu tranh và những nỗi lo sợ hàng ngày của chúng ta.

Một số ít người, khi hiểu được quá trình tự động - tích

cực của vô minh, đã dùng ý chí chấm dứt nó. Còn đa số

hầu như trốn thoát thực tại, họ không thể nhận biết cái

thực, cái liên tục trở thành. Không một hệ thống triết học

hay khoa học nào có thể dẫn những người ấy đến trạng thái

ngây ngất của chân lí. Không một hệ thống thiền định nào

có thể giải phóng họ khỏi những ảo tưởng; chúng tự sinh ra

và ự nuôi dưỡng lấy mình bằng những phiền não và xung

đột. Những phiền não và xung đột này dai dẳng đến nỗi

chúng góp phần tạo ra những điều kiện ngăn cản sự nảy nở

của trí tuệ. Bạn cho rằng những hệ thống giới luật, kỉ luật là

thiền định và bạn hi vọng chúng sẽ đánh thức trí tuệ. Phải

chăng sự ép buộc của phần thưởng hay hình phạt có thể

làm nảy sinh trực giác sáng tạo của thực tại? Phải chăng

bạn cần ý thức sâu sắc về quá trình ngu dốt và ham muốn,

chúng tạo nên những ham muốn mới và luôn luôn gây ra sự

lo sợ và ảo tưởng. Khi bạn bắt đầu thực sự ý thức về quá

trình này, thì chính sự sáng suốt ấy là thiền định đích thực,

chứ không phải thiền định giả tạo trongh mấy phút mà bạn

rút lui khỏi cuộc sống để chiêm ngưỡng nó. Chúng ta tưởng

rằng khi chúng ta rút lui khỏi cuộc sống, dù trong một phút,

là chúng ta hiểu được cuộc sống. Muốn thấu hiểu nó, chúng

ta phải đắm mình trong dòng chảy của nó, trong vận động

của nó. Chúng ta phải nhận biết quá trình ngu dốt, ham

muốn và lo sợ, vì chúng ta chính là quá trình ấy.

Tôi sợ rằng nhiều người trong các bạn thường nghe tôi

nói chuyện nhưng không chứng nghiệm về những điều tôi

nói. Những người ấy chỉ đơn giản thu hoạch được một mớ

chuyên từ mới mà không có sự biến đổi cơ bản của ý chí,

mà chỉ có nó mới giải phóng được tâm trí khỏi xung đột và

đau khổ. Thay vì đòi hỏi một phương pháp thiền định, nó

chỉ là dấu hiệu của sự mong muốn thoát khỏi thực tại, bạn

hãy tự mình nhận biết quá trình ngu dốt và sợ hãi. Cảm

nhận sâu sắc đó chính là thiền định.

*******************************

Hỏi: Ngài bảo rằng kỉ luật là chuyện phù phiếm, rằng

nó được áp đặt từ bên ngoài hay bên trong. Tuy nhiên, nếu

chúng ta nhìn nhận cuộc sống một cách nghiêm túc, thì

nhất định chúng ta phải khép mình vào một kỉ luật mà

chúng ta tự áp đặt cho mình. Điều đó có gì sai lầm không?

Krishnamurti: Tôi đã tìm cách giải thích rằng cách ứng

xử do sự ép buộc sinh ra, dù đó là sự ép buộc của phần

thưởng hay hình phạt, của sự sợ hãi hay tình thương, đều

không thích hợp với cuộc sống. Nó chỉ là một sự bắt

chước, một sự bó buộc (ép buộc) và là một cuộc huấn

luyện để cho cái trí ăn khớp với một vài ý tưởng nào đó,

nhằm để tránh một cuộc xung đột. Kỉ luật thuộc loại ấy, dù

áp đặt hay tự nguyện, đều không dẫn đến một nhân cách

thích hợp với cuộc sống. Cách ứng xử khế hợp với cuộc

sống chỉ có được khi chúng ta hiểu được ý nghĩa đầy đủ

của quá trình tự động - tích cực của vô minh và sự hình

thành liên tục những giới hạn của hành động do những ham

muốn. Nếu chúng ta nhận biết sâu sắc quá trình của sự sợ

hãi, thì trí tuệ sẽ thức tỉnh và chúng ta sẽ có một cách ứng

xử đúng đắn. Có lẽ nào trí tuệ có thể được đánh thức bởi

một kỉ luật áp đặt hay tự nguyện? Vấn đề phải đâu là huấn

luyện cái trí và tuân theo một số mẫu mực nào đó? Có thể

nào trí tuệ được đánh thức bởi sự lo sợ, nó buộc chúng ta

phải nép mình theo những giá trị đạo lí đã được xác lập?

Một sự ép buộc bất kì, dù từ bên ngoài hay tự nguyện áp

đặt, cũng không thể đánh thức trí tuệ, bởi vì sự ép buộc là

sản phẩm của sợ hãi. Nơi nào có sự sợ hãi, ở đó không thể

có trí tuệ. Nơi nào có hoạt động trí tuệ, ở đó có sự khế hợp

hồn nhiên mà không cần đến kỉ luật. Vậy vấn đề không

phải là tìm hiểu để xem kỉ luật là một điều tốt hay xấu,

hoặc nó có cần thiết hay không, mà vấn đề là cái trí có thể

tự giải thoát khỏi sự lo sợ do nó tự tạo ra hay không. Bởi

vì, khi ta được giải thoát khỏi nỗi lo sợ, lúc ấy không còn

có ý niệm về kỉ luật mà chỉ có sự viên mãn của cuộc sống.

Vậy nguyên nhân của sợ hãi là gì? Sự lo sợ được sinh

ra như thế nào? Quá trình và những biểu hiện của nó như

thế nào? Sự sợ hãi nhất thiết vẫn tồn tại chừng nào còn hiện

hữu quá trình bản ngã, sự khao khát không được thoả mãn -

nó hạn chế hành động. Bất kì hành động nào được sinh ra

bởi những hạn chế đồng thời cũng là những ham muốn, thì

chỉ tạo ra thêm hạn chế mới. Sự thay đổi liên tục của những

nhu cầu, với vô số những hoạt động của nó, không giải

thoát được tâm trí khỏi nỗi lo sợ; nó chỉ cung cấp cho quá

trình bản ngã một lí lịch và một tính liên tục. Hành động

xuất phát từ một nhu cầu bên trong luôn tạo ra nỗi lo sợ và

do vậy nó ngăn cản trí tuệ và sự hoà nhịp hồn nhiên với

cuộc sống.

Thay vì hỏi tôi rằng việc tuân theo kỉ luật là đúng hay

sai, bạn hãy ý thức về chính sự khao khát của bạn và đừng

bao giờ chấp nhận một sự gò ép nào. Lúc ấy mới chấm dứt

sợ hãi, bừng tỉnh trí tuệ và sự viên mãn của cuộc sống.

Ngày 2/08/1936

*******************************

VII

Muốn nhận biết thực tại, tâm trí phải hết sức mềm dẻo.

Phần lớn chúng ta tưởng rằng ở bên kia và bên trên cái trí

có một thực tại, rằng ở bên kia và bên trên trạng thái ý thức

của những xung đột và hạn chế, của thích thú và đau khổ,

có một chân lí. Nhưng muốn thấu hiểu thực tại, cái trí phải

hiểu được những gì do nó tạo ra, những hạn chế của chính

nó. Muốn cảm nhận quá trình của ý thức, gồm những quan

niệm và cái hiện tại, để đi sâu vào những khía cạnh vi tế

tuyệt vời của nó, cái trí phải vô cùng mềm dẻo và tư duy

phải toàn vẹn. Tư suy toàn vẹn không phải là kết quả của

sự giáo dục, sự kiểm soát hay sự bắt chước. Một tâm trí

không chia chẻ thành những mặt đối lập, có thể cảm nhận

trực tiếp, không thể là kết quả của kỉ luật. Nó không phải là

sản phẩm của ý chí này khuất phục ý chí khác, ý muốn này

chế ngự ý muốn khác. Bất kì phản đề nào trong tư duy

cũng đều là giả tạo. Kỉ luật và sự kiểm soát chứng tỏ sự tồn

tại của một quá trình nhị nguyên trong những ý muốn đang

gây xung đột trong ý thức. Nơi nào có xung đột, có sự

khuất phục, sự chế ngự, có cuộc đấu tranh giữa những phản

đề, thì không thể có sự mềm dẻo, và cái trí không thể trở

thành tinh tế, sâu sắc và sáng suốt. Do cuộc xung đột của

những cái đối lập nên cái trí bị qui định; và tư tưởng bị qui

định sẽ tạo ra thêm những sự hạn chế mới, và cứ thế mà

tiếp tục quá trình qui định. Quá trình này là chướng ngại

cho sự mềm dẻo.

Làm thế nào để đi đến một trạng thái không có xung

đột giữa những cái đối lập?

Không đứng vào một phía và không can thiệp vào cuộc

xung đột, chúng ta trở nên có ý thức rằng cuộc xung đột

của những mặt đối lập tồn tại trong mỗi người chúng ta. Sự

xung đột làm cái trí xao động, mà cái trí lại thích sự yên

tĩnh nên nó tìm một lối thoát giả tạo để ra khỏi trạng thái

rối loạn. Để làm được việc đó nó chỉ có thể tìm một lối

thoát hay một cái đối lập và điều này chỉ tạo thêm sự giới

hạn tâm trí. Sống trong trạng thái xung đột và đồng thời lại

là người nhạy cảm và bất động, không chấp nhận cũng

không chối bỏ, thật không phải là dễ dàng sống trong trạng

thái xung đột, không tìm kiếm một phương thuốc hay một

lối thoát, sẽ làm nảy sinh được một tư duy toàn bộ. Đó là

cố gắng đúng đắn.

Muốn giải phóng cái trí khỏi sự xung đột của những

mặt đối lập, bạn phải bằng cách nào đó, ý thức được rằng

một bộ phận, một phần nhỏ của ý thức đang chế ngự bộ

phận. Bạn gọi cái đó là sự huấn luyện tâm trí, nhưng thực

ra bạn chỉ thiết lập một thói quen nẩy sinh do những mặt

đối lập.

Chúng ta hãy quan sát một cái trí bị khuất phục trước

uy quyền. Ở đây có cả uy lực của sự ép buộc bên ngoài,

quyền lực của các phe nhóm, của các lãnh tụ, các dư luận,

các truyền thống. Bạn có thể nhượng bộ quyền uy ấy mà

không thấu hiểu nó hoàn toàn và bạn khẳng định đó là một

sự lựa chọn tự nguyện; nhưng nếu bạn tự quan sát sâu sắc

bản thân mình, bạn sẽ thấy trong sự lựa chọn ấy có một

lòng ham muốn được an toàn khá lớn, điều đó sinh ra sự lo

sợ, và để chế ngự sự lo sợ ấy, bạn đành khuất phục trước

uy quyền. Ở đây cũng có cả cái quyền uy tinh tế chủ quan

của những hồi ức chồng chất, những định kiến những sợ

hãi, ác cảm, những nhu cầu, chúng đã trở thành những giá

trị, những lí tưởng, những chuẩn mực. Nếu bạn quan sát

sâu, bạn sẽ thấy cái trí luôn luôn chấp nhận và chối bỏ

quyền uy, nó luôn luôn bị qui định bởi những giá trị và tiêu

chuẩn mới nảy sinh từ ham muốn tự bảo vệ mình. Bạn có

thể tự nhủ rằng bạn không hề tìm kiếm an toàn, cái an toàn

đang tạo ra nhiều hình thái tinh vi của quyền uy, nhưng vào

lúc ấy nếu bạn tự quan sát mình, bạn sẽ thấy mình đang tìm

kiếm sự bất an, cũng chỉ nhằm mục đích tự thuyết phục

mình rằng tìm kiếm sự an toàn là một sai lầm. Như vậy ý

niệm bất an sẽ đơn giản trở thành một hình thái khác của an

toàn và của quyền uy. Khi bạn chối bỏ quyền uy và tìm

cách tự giải thoát khỏi nó, bạn chỉ đi tìm cái trái ngược;

trong khi đó tự do thực sự, trạng thái tâm trí thông tuệ và

thức tỉnh vượt ra ngoài những mặt đối lập. Chính sự bất

động nhạy cảm của tư duy sâu sắc, của sự sáng suốt không

lựa chọn, của trực giác sáng tạo là sự viên mãn của đời

sống.

*******************************

Hỏi: Nếu tôi đang xung đột với gia đình, bạn bè, người

làm công và pháp luật của nhà nước, tóm lại với những

hình thức bóc lột khác nhau, phải chăng sự tìm kiếm cách

giải thoát khỏi tất cả những sự lệ thuộc sẽ không làm cho

cuộc sống của tôi hầu như không thể sống được?

Krishnamurti: Có lẽ là đúng, nếu như bạn chỉ tìm kiếm

sự giải thoát như một khía cạnh đối lập trong cuộc xung

đột, tức là như một cuộc trốn chạy khỏi thực tại. Nếu bạn

muốn cuộc đời có thể sống được viên mãn, bạn phải thấu

hiểu toàn bộ quá trình của sự bóc lột, kể cả mặt lộ liễu và

mặt tinh vi. Nếu chỉ đơn giản trốn chạy khỏi cuộc xung đột

với gia đình, bè bạn, môi trường, thì điều đó không giúp

bạn thoát khỏi sự bóc lột. Chỉ bằng cách thấu hiểu ý nghĩa

của toàn bộ quá trình bóc lột mới có được trí tuệ. Trí tuệ

làm cho cuộc sống có ý nghĩa, thực tiễn và phong phú. Cái

mà tôi gọi là trí tuệ không phải là quá trình tri thức, quá

trình hời hợt, mà là sự biến đổi của ý chí được gây nên bởi

sự viên mãn toàn vẹn của con người.

Chúng ta biết rõ có nhiều hình thái bóc lột lộ liễu,

nhưng cũng có nhiều hình thái bóc lột tinh vi, bạn phải cảm

nhận quá trình bản ngã, sinh ra từ sự ngu dốt, nhu cầu và

nỗi lo sợ. Bất cứ hành động nào sinh ra bởi quá trình ấy

đều nhất thiết dẫn đến bóc lột. Nhiều người rút lui khỏi thế

gian để chiêm ngưỡng thực tại và tìm cách chấm dứt quá

trình bản ngã. Bạn không nên tự mình rút lui khỏi cuộc

sống để xem xét cuộc sống. Sự trốn chạy này không thể

chấm dứt quá trình ngu dốt, ham muốn, sợ hãi, nó chính là

bản ngã. Sống, đó là ở trong những mối tương quan, và khi

nào những mối tương quan ấy trở nên khó chịu, hạn hẹp,

chúng liền tạo ra xung đột và đau khổ. Lúc ấy người ta

mong muốn một đối cực, muốn trốn chạy khỏi những mối

quan hệ. Người ta thường trốn chạy nhưng trong một cuộc

sống khô cằn và trống rỗng bởi sợ hãi và ảo tưởng, cuộc

xung đột càng tăng cường và dần dần gây ra sự huỷ hoại.

Chính sự trốn chạy ấy là điều bất tiện và rối rắm. Nếu bạn

muốn cởi bỏ cái xấu và sự tàn ác của cuộc sống, thì phải có

một cố gắng thích hợp để chấm dứt quá trình tự động - tích

cực của ngu dốt.

*******************************

Hỏi: Nếu chân lí ở bên ngoài và ở bên trên của tất cả

những sự hạn hẹp, thì nó phải có tính phổ quát toàn vũ trụ,

và do đó nó phải chứa đựng tất cả những biểu hiện của

cuộc sống. Phải chăng tâm thức vũ trụ ấy không bao gồm

cả sự thấu hiểu toàn bộ những khía cạnh, toàn bộ những

hoạt động của cuộc sống, không loại trừ một thứ gì?

Krishnamurti: Chúng ta không cần tìm hiểu xem tâm

thức vũ trụ là gì, chân lí là gì, v.v.. Thực tại sẽ được hiểu

biết khi nào chấm dứt những hình thái ảo tưởng khác nhau.

Cái trí của chúng ta có khả năng tạo ra những ảo tưởng vô

cùng tinh vi, và nó dễ dàng đi đến thất vọng, đến nỗi chúng

ta có lẽ không nên quan tâm đến trạng thái của thực tại, mà

trước hết nên gạt bỏ những ảo tưởng xuất hiện một cách có

ý thức hay không có ý thức. Bằng cách gia nhập một tổ

chức tôn giáo với những giáo điều, những tín ngưỡng,

những tín điều của nó, hay trở thành một trong những nhà

theo chủ nghĩa dân tộc mới, giáo điều, bạn hi vọng đạt đến

Thượng đế, chân lí, hay hạnh phúc tương lai. Nhưng làm

sao cái trí có thể hiểu được thực tại, nếu nó bị méo mó bởi

những tín ngưỡng, những định kiến, những giáo điều và

những nỗi lo sợ? Chân lí chỉ có được khi những hạn hẹp

nói trên bị xoá bỏ. Bạn đừng tưởng tượng ra cái hiện hữu,

rồi sau đó đem những ham muốn của mình rập khuôn theo

đó.

Bạn tưởng rằng để thương yêu con người, thì bạn phải

thuộc về một dân tộc nào đó; bạn tưởng rằng đểy yêu thực

tại thì cần thiết phải theo một tôn giáo có tổ chức. Vì chúng

ta không có khả năng nhận biết chân lí giữa vô vàn những

ảo tưởng làm bận rộn tâm trí chúng ta, nên chúng ta thất

vọng khi nghĩ rằng sự lầm lạc cũng như chân lí, lòng thù

hận cũng như tình thương, đều là những bộ phận căn bản

của cuộc sống. Nơi nào có tình thương, nơi đó không thể

có hận thù. Muốn hiểu được thực tại, không cần thiết phải

đi qua tất cả các kinh nghiệm của ảo tưởng.

*******************************

Hỏi: Làm sao chúng ta có thể giải quyết vấn đề giới

tính?

Krishnamurti: Nơi nào có tình thương, ở đó không có

vấn đề giới tính. Giới tính chỉ trở thành "vấn đề" khi tình

thương yêu bị thay thế bởi cảm giác. Khi ấy vấn đề đặt ra

là làm thế nào để chế ngự cảm giác. Với ngọn lửa sinh

động của tình yêu, vấn đề giới tính sẽ chấm dứt. Nhưng

giới tính đã trở thành một vấn đề do cảm giác gây ra, do

những thói quen, những chất kích thích, và nhiều điều phi

lí của nền văn minh hiện đại. Tiểu thuyết, phim ảnh, quảng

cáo, những câu chuyện mạn đàm, thời trang, tất cả những

cái đó kích thích cảm giác và làm tăng thêm xung đột. Vấn

đề giới tính không thể được giải quyết riêng rẽ, một mình

nó. Cố gắng tìm hiểu nó bằng những đạo lí dựa trên cách

ứng xử hay dựa trên khoa học là điều vô ích. Có thể một

vài sự hạn chế hay cấm đoán là cần thiết, nhưng chúng chỉ

tạo ra một cuộc sống khô cằn và trống rỗng.

Tất cả chúng ta đều khả dĩ có được một tình thương

yêu sâu sắc và rộng lớn, nhưng do những xung đột, những

mối tương quan giả tạo, do cảm giác và thói quen, mà

chúng ta huỷ hoại cái đẹp của nó đi. Do ý thức chiếm hữu

của chúng ta và nhiều sự tàn ác của nó, bởi tất cả cái xấu xa

của ý thức khai thác lẫn nhau, dần dần chúng ta bóp tắt

ngọn lửa của tình yêu, chúng ta không thể duy trì ngọn lửa

sinh động ấy một cáhc giả tạo, nhưng chúng ta có thể đánh

thức trí tuệ và tình thương yêu, bằng cảm nhận liên tục về

những ảo ảnh và những hạn hẹp hiện nay đang chế ngự tâm

trí chúng ta, toàn bộ con người chúng ta. Vậy điều mà

chúng ta cần thấu hiểu không phải là bản chất của những sự

hạn hẹp về khoa học hay tôn giáo, được áp đặt lên những ý

muốn và cảm giác, mà là làm cách nào để tạo nên một sự

nảy nở sâu sắc và bền vững. Chúng ta bị thất vọng từ mọi

phía; sự sợ hãi chế ngự cuộc sống tâm linh và đạo lí của

chúng ta, nó buộc chúng ta trở thành những kẻ bắt chước,

rập khuôn vào những giá trị giả tạo và những ảo ảnh.

Không có biểu hiện sáng tạo của toàn bộ con người chúng

ta, trong lao động cũng như trong tư tưởng, do đó mà cảm

giác trở nên quan trọng một cách kì quái và đặt ra những

vấn đề ác liệt. Cảm giác là giả tạo, hời hợt, và nếu chúng ta

không thấu hiểu quá trình của nó, thì cuộc sống của chúng

ta sẽ trở nên trống rỗng, hoàn toàn vô ích và khốn khổ. Sự

thoả mãn đơn giản những ham muốn hay sự thay đổi liên

tục những ham muốn sẽ phá huỷ trí tuệ và tình thương. Chỉ

có tình thương mới có khả năng giải thoát bạn ra khỏi vấn

đề giới tính.

*******************************

Hỏi: Ngài nói rằng chúng ta phải trở nên hoàn toàn có

ý thức về quá trình bản ngã ở trong tâm của mỗi cá nhân

chúng ta. Phải chăng điều đó có nghĩa là bất kì kinh

nghiệm nào cũng chỉ có giá trị đối với người đã chứng

nghiệm nó?

Krishnamurti: Nếu bạn qui định tư duy của bạn bằng

chính kinh nghiệm của mình thì kinh nghiệm của người

khác làm sao có thể giải thoát cho bạn được? Nếu bạn đã

qui định cái trí của bạn bằng chính những hoạt động ý chí

của bạn, thì sự thấu hiểu của một người khác làm sao có

thể giải thoát cho bạn? Nó có thể kích thích bạn một cách

hời hợt, nhưng sự giúp đỡ như vậy không bền vững. Nếu

bạn hiểu điều này, thì toàn bộ hệ thống của cái mà người ta

gọi là sự hỗ trợ tâm linh bằng sự sùng bái và kỉ luật, hay

bằng những thông điệp của cõi bên kia, có rất ít ý nghĩa.

Nếu bạn hiểu rằng quá trình bản ngã tự duy trì lấy nó bằng

những hoạt động ý chí của chính nó, sinh ra từ ngu dốt,

những ham muốn và sợ hãi, thì kinh nghiệm của một người

khác chỉ có rất ít ý nghĩa mà thôi. Những nhà huấn luyện

tôn giáo đã tuyên bố rằng cái gì có đạo lí thì cái ấy là có

thật. Các tín đồ của họ chỉ có việc bắt chước theo họ và do

đó không thể chứng nghiệm mình được. Nếu bạn bảo rằng

chúng ta cần phải sống theo một lí tưởng, điều đó đơn giản

cho thấy có sự lo sợ trong tâm và trí của bạn. Những lí

tưởng tạo nên một thế nhị nguyên trong ý thức của bạn,

điều đó chỉ kéo dài quá trình xung đột. Khi ta thấy rằng sự

thức tỉnh của trí tuệ là sự chấm dứt của quá trình bản ngã,

lúc ấy sẽ nảy sinh ra một sự khế hợp hồn nhiên với cuộc

sống và xác lập những quan hệ hài hoà với môi trường,

thay thế cho sự gò ép, sợ hãi, xu thời, chúng chỉ làm tăng

thêm quá trình ngu dốt, ham muốn, lo sợ, đó chính là bản

ngã.

Nếu mỗi người trong các bạn thực sự thấy được điều

này, tôi đảm bảo sẽ có một biến đổi sinh tử trong ý chí và

thái độ của bạn đối với cuộc sống. Có người thường hỏi tôi:

phải chăng chúng ta không cần đến một uy quyền? Phải

chăng chúng ta không cần theo những minh sư? Phải chăng

chúng ta không cần đến những kỉ luật? Và một số khác bảo

rằng: đừng nói với chúng tôi về quyền uy bởi vì chúng tôi

đã vượt qua điều đó. Chừng nào còn tồn tại quá trình bản

ngã, những dạng quyền uy và khao khát nhất định sẽ tồn tại

cùng với những nỗi lo sợ, những ảo tưởng và những sự ép

buộc của chúng. Quyền uy của một tấm gương, của một

mẫu mực bao hàm sự sợ hãi, và chừng nào chúng ta chưa

hiểu được quá trình bản ngã thì những mẫu mực chỉ đơn

giản là những trở ngại.

*******************************

Hỏi: Phải chăng có Thượng đế, một thực thể xa cách

con người như vậy? Ý tưởng về Thượng đế đối với ngài có

một giá trị nào không?

Krishnamurti: Tại sao bạn đặt câu hỏi này với tôi? Phải

chăng bạn muốn tôi khuyên khích bạn trong tín ngưỡng của

bạn hay là tôi làm chỗ dựa cho sự nghi ngờ của bạn?

Thượng đế tồn tại hay không tồn tại? Một số người khẳng

định rằng Người có tồn tại, một số khác thì phủ nhận. Con

người đang dao động trong những sự trái ngược ấy.

Để cảm nhận thực tại, cái có thực, tâm trí phải được tự

do thoát khỏi những mặt đối lập. Tôi đã giải thích rằng thế

giới được tạo nên bởi những lực duy nhất, không có sự bắt

đầu, chúng không được khởi động bởi một sức mạng tối

cao hay một năng lượng duy nhất, siêu nhiên. Bạn không

thể hiểu được một quá trình năng lượng nào khác hơn quá

trình ở trung tâm của bạn, nó là bạn.

Năng lượng duy nhất này, trong sự phát triển tự động -

tích cực của nó, đã trở thành ý thức và tạo ra những hạn

hẹp của chính nó và môi trường của nó, vừa có ý nghĩa

khái niệm vừa là hiện tại.

Quá trình bản ngã tự duy trì lấy nó bằng chính những

hoạt động ý chí của nó, đầy sự ngu dốt và ham muốn.

Chừng nào nó còn tiếp tục thì luôn luôn có xung đột, sự lo

sợ và tính nhị nguyên hoạt động. Bằng cách chấm dứt

những hoạt động ý chí, sẽ có sự phúc lạc, lòng yêu chân lí.

Khi bạn đau khổ, bạn không xem xét nguyên nhân của toàn

bộ quá trình đau khổ, mà bạn chỉ muốn thoát khỏi nó trong

một ảo tưởng bạn gọi là hạnh phúc, thực tại, Thượng đế.

Nếu tất cả những ảo ảnh được cảm nhận và có một nhận

thức sâu sắc về nguyên nhân của đau khổ, điều này sẽ thức

tỉnh cố gắng chân thật, lúc ấy sẽ có cái vô biên, cái không

thể biết được.

*******************************

Hỏi: Ý tưởng về định mệnh có một giá trị nào không?

Krishnamurti: Hành động xuất hiện từng giây phút xuất

phát từ sự hạn hẹp và ngu dốt luôn luôn biến đổi và đổi

mới quá trình bản ngã bằng cách tạo cho nó một tính liên

tục và một lí lịch. Tính liên tục này của hành động xuất

phát từ sự hạn hẹp, chính là định mệnh. Bạn bị qui định do

chính những hành động của bạn, nhưng bất cứ lúc nào bạn

cũng có thể bẻ gãy xiềng xích của sự hạn hẹp. Vậy bất cứ

lúc nào bạn cũng được tự do nhưng bạn lại tự qui định

chính mình bằng sự ngu dốt và sợ hãi. Bạn không phải là

món đồ chơi của một thực thể, của một sức mạnh huyền bí

nào dù tốt hay xấu. Bạn không phải là vật hi sinh cho một

sức mạnh đỏng đảnh chế ngự toàn thế giới. Bạn cũng

không hoàn toàn bị lệ thuộc vào tính di truyền và môi

trường.

Khi chúng ta nghĩ về định mệnh, chúng ta tưởng tượng

rằng hiện tại và tương lai của chúng ta được quyết định bởi

một sức mạnh nào đó ở bên ngoài, và do vậy chúng ta tự

khuất phục trước tín ngưỡng. Do quyền uy của tín ngưỡng

mà chúng ta chấp nhận rằng có một năng lượng duy nhất,

một trí tuệ tối cao, nó đã xác lập sẵn số phận của chúng ta.

Đối lập với tín ngưỡng, chúng ta có khoa học, với những

cách giải thích cơ học về cuộc sống.

Những điều tôi nói không thể được hiểu thông qua

những mặt đối lập. Tư tưởng được qui định bởi sự ngu dốt

và sợ hãi, còn ý thức tự duy trì và nuôi dưỡng lí lịch của nó

bằng chính những hoạt động ý chí của nó. Hành động xuất

phát từ sự hạn hẹp nhất thiết càng ngày càng qui định cái

trí; nói cách khác, sự ngu dốt về chính mình tạo nên một

chuỗi hành động tự giới hạn lấy chúng. QUá trình tự quyết

định và tự giới hạn của tư duy - hành động tạo nên một lí

lịch và một tính liên tục cho ý thức, với tư cách là cái tôi

(bản ngã).

Quá khứ là bối cảnh của tư duy - hành động được qui

định, nó chế ngự và kiểm soát cái hiện tại, và bằng cách đó

nó tạo ra một tương lai được quyết định từ trước. Một hành

động phát sinh từ sự sợ hãi tạo nên một vài kí ức hay

những chống đối có tính cách tự vệ, chúng quyết định hành

động tương lai. Như vậy được hình thành một chuỗi nhân

quả, một dây xích trói buộc tư duy thành nô lệ. Thấy rõ quá

trình này và không lựa chọn, đó là sự bắt đầu của tự do

chân chính.

Nếu cái trí được biết về quá trình ngu dốt thì bất cứ lúc

nào nó cũng có thể tự giải thoát được. Nếu bạn thấu hiểu

sâu sắc điều này, bạn sẽ thấy rằng tư duy chẳng bao giờ có

nhu cầu nào được qui định bởi nhân và quả. Nếu điều này

được hiểu, được sống, sẽ có một tự do sinh động, không sợ

hãi, không có sự hời hợt của phản đề.

Ngày 03/08/1936

*******************************

VII

Tôi hi vọng rằng mười ngày qua các bạn đã có dịp tư

duy bổ ích vì giờ đây bạn phải trở về nhà để đối diện với

cái thói quen nhàm chán thường ngày của những xung đột

và những vấn đề trong một thế giới đã trở nên điên loạn vì

thù hận. Trong mấy ngày qua chúng ta đã cố gắng để hiểu

được làm cách nào có thể tiếp cận những vấn đề của nhân

loại, rất nhiều, rất đa dạng và phức tạp. Nếu ta không đi sâu

vào trong toàn bộ quá trình xung đột của con người, nếu ta

chỉ giải quyết nó bằng những phản ứng, thì càng ngày

chúng ta càng đi đến những xung đột và đau khổ lớn hơn.

Trại này, tôi hi vọng nó đã tạo cho mỗi người chúng ta một

khả năng tư duy đầy đủ, toàn vẹn, một cách chân thật. Trở

về với thế giới, mỗi người chúng ta sẽ vướng mắc vào

nhiều vấn đề tôn giáo, xã hội và kinh tế trong môi trường

của mình, với những sự chia chẻ gây đau khổ.

Phải chăng bằng cách vạch ra từng vấn đề cho đến tận

nguyên nhân, chúng ta sẽ được giải thoát khỏi những xung

đột? Phải chăng bằng cách nghiên cứu những phản ứng,

chúng ta có thể nhận thấy nguyên nhân của mọi hành

động? Các ngành khoa học và các tôn giáo với những

khẳng định trái ngược nhau chỉ tạo ra sự chia chẻ trong tâm

trí. Với những vấn đề của con người, rối rắm và tinh vi,

làm sao chúng ta có thể biết được đâu là trung tâm đích

thực, đâu là nguyên nhân chân thực của mọi hành động,

những xung đột và đau khổ do nó gây ra? Chừng nào

chúng ta chưa tự khám phá được trung tâm hành động ấy

và chưa nhận thấy nó một cách thông tuệ, toàn vẹn thì sự

phân tích đơn giản những phản ứng hay sự khuất phục dưới

một tín ngưỡng sẽ không giải thoát được tâm trí khỏi sự

ngu dốt và sợ hãi.

Nếu chúng ta nhận biết đầy đủ trung tâm của mọi hành

động, chúng ta sẽ tạo nên một thay đổi kinh khủng trong

cách nhìn và trong những hoạt động của chúng ta. Nếu

chúng ta không hiểu được quá trình của hành động, thì việc

sửa sang lại toà nhà xã hội bằng những cải cách hay những

thay đổi kinh tế là điều hoàn toàn vô ích; điều đó có thể

đme lại vài kết quả nhưng đó chỉ là những phương thuốc

hời hợt.

Trên thế giới có rất nhiều sức mạnh hay những năng

lượng duy nhất, chúng hoạt động riêng biệt. Chúng ta chỉ

có thể hiểu được một cách căn bản và toàn vẹn cái quá

trình năng lượng duy nhất ở trung tâm của mỗi chúng ta, đó

là cái tôi (bản ngã). Đó là quá trình duy nhất mà chúng ta

có thể nhận biết được.

106

Để hiểu được quá trình của năng lượng duy nhất ấy, cái

tôi ấy, chúng ta cần phải có một sự nhận biết sâu sắc chứ

không phải những sự suy diễn và những phân tích của cái

trí. Chúng ta cần một cái trí có khả năng linh hoạt lớn. Một

cái trí chứa đầy những nhu cầu và sợ hãi, tạo ra những mặt

đối lập và bị vướng mắc trong những sự lựa chọn, không

thể nhận biết quá trình tinh vi của bản ngã, trung tâm của

mọi hành động. Như tôi đã giải thích, năng lượng này là

duy nhất, nó bị qui định đồng thời chính nó qui định những

thứ khác. Nó luôn luôn tạo ra sự hạn hẹp của chính nó bằng

hành động sinh ra từ sự ngu dốt của chính nó. Năng lượng

duy nhất này không có cái bắt đầu, và trong sự phát triển tự

động - tích cực của nó, đã trở thành ý thức, quá trình của

bản ngã.

Ý thức này luôn luôn tự qui định bởi những hành động

ý chí của chính nó; cái tôi này, quá trình ngu dốt này với

những ham muốn, sợ hãi, ảo tưởng chính là trung tâm của

hành động. Trung tâm này luôn luôn tự tái tạo không

ngừng và gây ra chính sự hạn hẹp của nó bằng hoạt động ý

chí, do đó luôn luôn tồn tại xung đột, phiền não, đau đớn.

Cần phải có một thay đổi cơ bản của ý thức ngay trong

trung tâm hành động ấy. Một kỉ luật đơn giản và quyền uy

của một lí tưởng không thể chấm dứt được phiền não và

bản ngã, cùng với sợ hãi và ảo tưởng của nó, là vô thường,

vậy nó có thể bị đánh tan.

Nhiều người trong các bạn tin rằng bản ngã là trường

tồn, thiêng liêng, rằng không có nó thì không thể có hoạt

động và tình thương, rằng sự chấm dứt quá trình bản ngã

chỉ dẫn đến sự huỷ diệt. Vậy trước hết bạn phải tìm hiểu

sâu xa trong chính mình để biết phải chăng quá trình bản

ngã là trường tồn hay vô thường. Cần phải biết bản chất

của nó là gì, sự hiện hữu của nó là gì. Đây là một nhiệm vụ

rất khó khăn, vì phần lớn các bạn đã được nuôi dạy trong

tín ngưỡng của một truyền thống tôn giáo, nó thúc đẩy bạn

bám chặt vào cái tôi và ngăn cản bạn nhận biết bản chất

thực của nó. Một vài người trong các bạn đã vứt bỏ những

tín ngưỡng tôn giáo chỉ để chấp nhận những giáo điều khoa

học cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bản chất

thực của trung tâm hành động. Tìm kiếm một cách hời hợt

bản chất của cái tôi, hoặc khẳng định một cách cơ hội tính

thiêng liêng của nó đó là không hiểu bản chất của quá trình

bản ngã.

Bạn có thể tự mình thấy được cái tôi là gì, cũng như tôi

tự mình nhận thấy bản chất thật của nó. Khi tôi nói điều

này, không phải để khuyến khích bạn tin rằng tôi thấu hiểu

quá trình bản ngã. Chỉ khi nào bạn tự mình nhận biết nó,

quá trình ấy mới có thể chấm dứt.

Với sự chấm dứt quá trình bản ngã, sẽ có sự thay đổi

của ý chí, chỉ có nó mới chấm dứt được phiền não. Không

một hệ thống nào, không một kỉ luật nào có thể gây ra sự

biến đổi của ý chí. Bạn hãy trở nên có ý thức về quá trình

bản ngã. Nếu ta sáng suốt không lựa chọn, thì tình trạng nhị

nguyên (nó chỉ tồn tại trong hành động của ham muốn, ngu

dốt và sợ hãi) sẽ chấm dứt. Lúc ấy chỉ còn lại sự nhận biết

của người hành động, cùng với những kí ức, những ham

muốn, những sợ hãi và hành động của người ấy; trung tâm

hành động tự nhận biết mình mà không biến mình thành

đối tượng.

Việc kiểm soát đơn giản, hay sự ép buộc, một ý muốn

chế ngự một ý muốn khác, hay sự thay thế đơn giản, chỉ là

những biến đổi trong ý chí, không thể nào chấm dứt được

đau khổ. Sự thay đổi trong ý thức là sự thay đổi trong hạn

hẹp, là một sự qui định mới của tư duy, kết quả của nó là

những cải cách hời hợt. Nếu có sự thay đổi ý chí bằng cách

thấu hiểu quá trình bản ngã, lúc ấy có một trí tuệ, một trực

giác sáng tạo, chỉ có nó mới xác lập được những tương

quan hài hoà giữa các cá nhân với nhau và với môi trường.

Cùng với sự nhận biết quá trình ngu dốt là bản ngã, sẽ nảy

sinh ra sự sáng suốt. Đây là tính hồn nhiên của hành động

không lựa chọn, đó không phải là hành động xuất phát từ

sự lựa chọn, nó đè nặng lên một hành động và đem đối lập

với một phản ứng khác, một phản ứng này với một phản

ứng khác, một thói quen tư duy này bằng một thói quen tư

duy khác. Khi có sự hiểu biết toàn vẹn - tức là sự chấm dứt

- quá trình bản ngã, sẽ có cuộc sống thoát khỏi sự lựa chọn,

một cuộc sống viên mãn, đầy phúc lạc.

*******************************

Hỏi: Khi chúng ta gặp những người bị vướng mắc

trong tư duy tập thể và trong tâm lí của quần chúng, và họ

chịu trách nhiệm về phần lớn sự xáo trộn và xung đột ở

quanh chúng ta, làm thế nào để giúp họ cởi bỏ được tâm

trạng của quần chúng (của số đông) và chỉ cho họ sự cần

thiết của tư duy cá nhân?

Krishnamurti: Trước tiên bạn hãy tự mình cởi bỏ tâm lí

của số đông, của tình trạng không suy nghĩ tập thể. Giải

phóng tư tưởng của mình khỏi những ngu xuẩn tích luỹ

trong quá khứ là một nhiệm vụ khó khăn. Sự không suy

nghĩ và ngu xuẩn của những nhóm người cũng tồn tại trong

chúng ta. Chúng ta là quần chúng, có ý thức về những sự

ngu xuẩn và tàn ác của nó, nhưng chúng ta đặc biệt vô ý

thức về những định kiến đầy quyền uy, những giá trị giả

tạo và những lí tưởng rởm của nó. Trước khi có thể giúp

người khác cởi bỏ, bạn hãy tự mình giải thoát khỏi sức

mạnh lớn lao của những nhu cầu và sợ hãi nói trên. Nghĩa

là bạn phải tự mình biết những ngu xuẩn và những giá trị

nói trên, chúng qui định cuộc sống và hành động của bạn

như thế nào? Vài người trong các bạn ý thức được những

giá trị giả mạo lộ liễu của sự thù hận, nhưng sự chia chẻ và

bóc lột giữa những dân tộc, nhưng bạn đã không nhận biết

được những hạn hẹp ấy và bạn đã không tự thoát ra được.

Khi bạn bắt đầu thấy được những giá trị giả tạo trói buộc

bạn và hiểu được ý nghĩa của chúng, khi ấy bạn sẽ biết

được sự thay đổi khủng khiếp xảy ra trong bạn như thế nào.

Chỉ lúc ấy may ra bạn có thể thực sự giúp đỡ kẻ khác. Bạn

có thể không trở thành lãnh tụ của những số đông quần

chúng, bạn có thể không thực hiện được những cải cách

vang dội, nhưng nếu bạn thực sự nắm bắt được ý nghĩa của

những gì tôi nói, bạn sẽ trở thành một ốc đảo xanh tươi,

mát rượi trong một sa mạc nóng bỏng, giống như một ngọn

đuốc trong đêm tối.

*******************************

Hỏi: Vài người trong chúng tôi đã nghe ngài nói

chuyện trong mười năm, và mặc dù chúng tôi có thể thay

đổi chút ít như ngài đã nói, chúng tôi cũng không thay đổi

căn bản. Tại sao? Chúng tôi có nên đợi chờ sự đau khổ

thúc đầy chúng tôi không?

Krishnamurti: Tôi không nghĩ rằng các bạn cần phải

chờ cho sự đau khổ làm biến đổi các bạn một cách căn bản.

Hiện giờ các bạn đang đau khổ. Các bạn có thể không ý

thức về những xung đột và sợ hãi nhưng các bạn vẫn đau

khổ. Cái gì gây ra một sự biến đổi hời hợt, đó là cái ý nghĩ

tìm kiếm những phương thuốc giả tạo, trốn chạy và antoàn.

Một sự biến đổi sâu sắc của ý chí chỉ có thể thực hiện cùng

với sự thấu hiểu sâu sắc quá trình bản ngã. Chỉ điều đó mới

là sự viên mãn của trí tuệ và tình thương.

*******************************

Hỏi: Ngài nghĩ thế nào về tiến hoá?

Krishnamurti: Dĩ nhiên có những điều đơn giản và

những điều rất phức tạp: sự đơn giản và sự phức tạp lớn

của những hình thái; sự đơn giản và sự tinh vi lớn của tư

duy; cái bánh xe đơn giản cách đây mấy nghìn năm và

công cụ phức tạp ngày nay. Cái đơn giản trở thành phức

tạp, phải chăng đó là sự tiến hoá? Khi bạn nói về sự tiến

hoá, bạn không chỉ đơn giản nghĩ về sự tiến hoá của hình

thái, bạn nghĩ về sự tiến hoá tinh vi của ý thức mà bạn gọi

là cái tôi. Từ đó xuất hiện câu hỏi: phải chăng có một sự

phát triển, một sự liên tục trong tương lai đối với ý thức cá

nhân? Phải chăng cái tôi có thể trở thành cực kì thông

minh, trường tồn, bền vững? Cái gì có thể phát triển đều

không phải là trường tồn. Cái gì bền vững, chân thực, luôn

luôn đang trở thành. Đây là một vận động không lựa chọn.

Các bạn hỏi tôi liệu cái tôi sẽ phát triển, sẽ trở thành vinh

quang và thiêng liêng. Bạn dựa vào thời gian để làm giảm

bớt hay huỷ hoại sự đau khổ. Chừng nào cái trí còn liên hệ

với thời gian thì sẽ còn có xung đột và đau khổ. Chừng nào

ý thức còn tự tạo ra một lí lịch, chừng nào nó còn tự đổi

mới và tự tái lập bằng chính những hoạt động của nó do sự

sợ hãi gây ra và qui định nó theo thời gian, thì vẫn còn có

phiền não. Thời gian không thể giải thoát bạn khỏi phiền

não. Mong muốn, khao khát có được kinh nghiệm và cơ

hội, so sánh những kí ức, điều đó không thể sinh ra sự viên

mãn của cuộc sống, sự ngây ngất của chân lí. Sự ngu dốt

tìm cách kéo dài quá trình bản ngã; còn trí tuệ phát sinh

cùng với sự chấm dứt của ý thức hạn hẹp tự động - tích cực

tái lập mình. Một sự chồng chất phức tạp không phải là sự

khôn ngoan, không phải là trí tuệ. Sự chồng chất, sự tăng

trưởng, thời gian, đều không làm nảy sinh sự viên mãn của

đời sống. Không sợ hãi, đó là bắt đầu sự hiểu biết và sự

hiểu biết luôn luôn ở trong hiện tại.

*******************************

Hỏi: Như một tấm gương sống của người đã đạt đến

giải thoát, ngài là một nguồn cổ vũ kì diệu đối với chúng

tôi là những kẻ đang còn vướng mắc trong phiền não. Phải

chăng không có mối nguy là sự cổ vũ ấy trở nên một

chướng ngại, mặc dù chúng tôi không muốn?

Krishnamurti: Tôi hi vọng rằng tôi không trở thành một

tấm gương để các bạn noi theo, bởi lẽ tôi đang nói về quá

trình của phiền não và ngu dốt, về ảotưởng của cái trí, về

những giá trị giả tạo do sự sợ hãi gây ra, về sự tự do thuộc

phạm vi chân lí. Một tấm gương là một chướng ngại; nó

sinh ra từ sự ép buộc và sự bắt chước do nỗi lo sợ gây nên.

Bắt chước kẻ khác không phải là thấu hiểu chính mình.

Muốn tự hiểu bản thân, ta không nên theo bất cứ người

nào; ta không nên có những kí ức bó buộc, chúng ngăn trở

quá trình bản ngã tự bộc lộ với chính mình. Khi cái trí

chấm dứt sự trốn chạy đau khổ để trú ẩn trong những ảo

tưởng và những giá trị giả tạo, thì chính sự đau khổ ấy làm

nảy sinh sự thấu hiểu, vì ta không còn có những động cơ

giả tạo của khen thưởng và trừng phạt. Trung tâm của hành

động là sự ngu dốt và kết quả của nó là đau khổ. Noi gương

một người khác hay đưa cái trí vào kỉ luật theo quyền uy

của một lí tưởng, điều đó không đem lại sự viên mãn của

cuộc sống và phúc lạc của thực tại.

*******************************

Hỏi: Trên thế gian có cách nào để chấm dứt sự kinh

tởm ngu xuẩn mà chúng ta lại thấy tiếp tục một lần nữa ở

Tây Ban Nha?

Krishnamurti: Chiến tranh là vấn đề của nhân loại,

chúng ta làm cách nào để chấm dứt những sự tàn ác cá

nhân và tập thể?

Muốn khơi dậy một hành động quần chúng chống lại

những sự kinh khiếp, tàn ác và phi lí của nền văn minh hiện

đại, cần có sự thấu hiểu của từng con người.

Hãy bắt đầu bằng chính bạn. Hãy nhổ tận gốc những

định kiến và những ý muốn tàn ác, rồi bạn sẽ biết một thế

giới hạnh phúc. Hãy nhổ tận gốc những tham vọng cá nhân,

những sự khai thác tinh vi, ý muốn chiếm hữu, sự khao

khát thế lực của bạn. Lúc ấy bạn sẽ có một thế giới thông

minh và trật tự. Chừng nào còn có sự tàn ác và bạo lực của

con người, sự thù hận tập thể, thì vẫn còn lòng "ái quốc" và

những cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục.

Khi bạn nhận biết trách nhiệm cá nhân của bạn trong

hành động, lúc ấy sẽ có thể có hoà bình, tình thương và

những quan hệ hài hoà với người láng giềng của bạn. Lúc

ấy sẽ có khả năng chấm dứt sự khủng khiếp của chiến

tranh, sự kinh khiếp của con người giết hại con người.

Ngày 04/08/1936

**************************************************************************************************

Nói chuyện ở Madras

(Ấn Độ)

I(1)

Trong cái thế giới đầy xung đột và đau khổ này, chỉ

một sự thấu hiểu chân thật mới có thể thiết lập một trật tự

thông minh và một hạnh phúc bền vững. Muốn thức tỉnh

một tư duy thông minh cần phải có một cố gắng định

hướng đúng của từng con người, một cố gắng không xuất

phát từ những phản ứng cá nhân và những sự tưởng tượng

tuỳ hứng, từ những tín ngưỡng và những lí tưởng. Chỉ một

tư duy như vậy mới có thể tạo một tổ chức tốt cho cuộc

sống và những quan hệ chân thật giữa con người với xã

hội. Tôi sẽ cố gắng giúp các bạn, với tư cách là những con

người, suy nghĩ trực tiếp và đơn giản, nhưng các bạn phải

có một khao khát mãnh liệt để hiểu biết. Các bạn phải tự

giải thoát mình khỏi định kiến về lòng trung thành với

những tín ngưỡng và những giáo điều đặc biệt, cũng như

những định kiến có tác dụng làm cho sự ứng xử theo thói

quen của bạn phù hợp với những truyền thống không suy

nghĩ. Các bạn phải có ý muốn nóng bỏng của kinh nghiệm

và hành động, vì chỉ có hành động mới làm bạn thấy rõ

***1 Cuộc nói chuyện này cũng chứa đựng nội dung của cuộc nói chuyện ngày

25/12/1936***

rằng quyền uy, những tín ngưỡng, những lí tưởng là những

trở ngại rõ ràng đối với trí tuệ và tình thương.

Nhưng tôi e rằng phần lớn các bạn đến đây đơn giản

theo thói quen để nghe những câu chuyện này. Đây không

phải là một cuộc họp chính trị và tôi cũng không có ý định

kích động các bạn vào một vài hành động kinh tế, xã hội

hay tôn giáo nào. Tôi không muốn có đệ tử và không muốn

trở thành một lãnh tụ, cũng không muốn tạo ra một lí tưởng

mới. Tôi chỉ muốn chúng ta hãy thử cùng nhau suy nghĩ

một cách rõ ràng, lành mạnh, thông minh; và từ sự phát

triển của tư duy này nhất thiết sẽ xuất hiện hành động chân

chính; tư duy không nên tách rời hành động.

Sự hiểu biết đích thực về cuộc sống không thể nảy sinh

nếu còn có sự sợ hãi và sự ép buộc dưới một hình thức nào

đó. Sự hiểu biết sáng tạo về cuộc sống bị trở ngại khi tư

tưởng và hành động luôn luôn bị ngăn chặn bởi quyền uy,

quyền uy của kỉ luật, của khen thưởng và trừng phạt. Bằng

hành động sáng tạo, trực tiếp, bạn sẽ thấy rằng sự tìm kiếm

an toàn cá nhân tàn bạo nhất thiết sẽ dẫn đến sự bóc lột và

đau khổ. Chỉ bằng tư duy - hành động linh hoạt mới sản

sinh ra được cuộc cách mạng nội tâm toàn vẹn với những

khả năng về mối tương quan chân thật giữa con người với

nhau và với xã hội.

Vậy giải pháp cá nhân của chúng ta cho vấn đề phức

tạp của cuộc sống hiện tại là gì? Phải chăng chúng ta tiếp

cận cuộc sống với quan điểm đặc biệt của tôn giáo, của

khoa học hay của kinh tế? Chúng ta bám chặt một cách

không suy nghĩ vào một truyền thống cũ hay một truyền

thống mới? Phải chăng điều kì diệu phức tạp và tinh vi (là

cuộc sống) có thể hiểu được bằng cách chia nó ra thành

nhiều phần khác nhau: kinh tế, xã hội, tôn giáo, khoa học,

và gán cho phần này tất cả tầm quan trọng mà coi nhẹ

những phần khác?

Ngày nay người ta có cái mốt nói rằng: trước hết hãy

giải quyết vấn đề kinh tế rồi tất cả những vấn đề khác sẽ

được giải quyết. Nếu chúng ta coi cuộc đời là một quá trình

kinh tế đơn giản thì hành động sống trở nên một việc máy

móc, hời hợt và phá hoại. Làm sao chúng ta có thể nắm bắt

được quá trình tâm lí của cuộc sống, tinh vi như một ẩn số,

bằng cách nói rằng chúng ta trước hết phải giải quyết vấn

đề bánh mì? Việc lặp lại những công thức không cần phải

suy nghĩ nhiều.

Tôi không muốn nói rằng bánh mì không phải là một

vấn đề; đó là một vấn đề vô cùng lớn. Nhưng nếu chỉ nhấn

mạnh vào đó, làmcho nó trở thành mối quan tâm chủ yếu

của chúng ta, thì chúng ta đã tiếp cận sự phức tạp của cuộc

sống với một cái trí hạn hẹp và như vậy chỉ làm phức tạp

thêm vấn đề.

Nếu chúng ta theo tôn giáo, nghĩa là nếu cái trí của

chúng ta bị qui định bởi những tín ngưỡng và những giáo

điều, chúng ta chỉ làm cuộc sống phức tạp thêm. Chúng ta

cần xem xét cuộc sống với một trí tuệ sâu sắc, vậy mà phần

đông chúng ta tìm cách giải quyết những vấn đề của cuộc

sống với những cái trí bị qui định, chất chứa đầy những

truyền thống. Nếu bạn là người theo đạo Hindu, bạn sẽ tìm

cách hiểu cuộc sống thông qua những tín ngưỡng, những

truyền thống, những định kiến đặc biệt của đạo Hindu. Nếu

bạn là phật tử, là người theo chủ nghĩa xã hội hay là một

người vô thần, bạn sẽ tìm cách hiểu cuộc sống thông qua

tín ngưỡng riêng của bạn. Một cái trí bị qui định, bị giới

hạn thì không thể hiểu được vận động của cuộc sống.

Xin các bạn đừng tìm kiếm ở tôi một phương thuốc trị

bách bệnh, một hệ thống hay một cách ứng xử. Bởi vì tôi

coi những hệ thống, những cách ứng xử, những phương

thuốc trị bách bệnh là những chướng ngại cho sự hiểu biết

thông minh về cuộc sống.

Muốn hiểu được tính phức tạp của cuộc sống, cái trí

phải vô cùng linh hoạt và giản dị. Sự giản dị của cái trí

không phải là sự rỗng không của phủ định, không phải một

sự chối bỏ hay chấp nhận; đó là tình trạng viên mãn của sự

thấu hiểu. Đó là cảm nhận trực tiếp của một tư duy toàn

vẹn, không bị ngăn trở bởi những định kiến, bởi nỗi lo sợ,

bởi truyền thống hay uy quyền. Giảithoát cái trí khỏi những

hạn hẹp trên đây là mọt việc vất vả khó nhọc. Bạn hãy tự

mình chứng nghiệm nó rồi bạn sẽ thấy khó khăn như thế

nào để có được tư duy toàn vẹn, không bị qui định bởi

những thách thức của kí ức, cùng với quyền uy và kỉ luật

của nó. Vậy mà chỉ với tư duy như thế chúng ta mới có thể

thấu hiểu ý nghĩa của cuộc sống.

Xin các bạn hãy nhận biết việc có được một cái trí linh

động là quan trọng biết bao, một cái trí nhận biết những

phức tạp của nỗi lo sợ với những ảo tưởng của nó và được

hoàn toàn tự do, một cái trí không bị chế ngự bởi những

ảnh hưởng của môi trường. Trước khi chúng ta có thể hiểu

được ý nghĩa toàn vẹn của cuộc sống, những quá trình sinh

tử của nó, chúng ta phải giải phóng tư tưởng của mình khỏi

nỗi lo sợ; và để đánh thức tư duy sáng tạo ấy, chúng ta phải

trở nên có ý thức về cái gì là phức tạp, cái gì là hiện tại.

Có ý thức là gì? Đó không phải chỉ là nhận biết một

cách khách quan những mối tương thuộc phức tạp của cuộc

sống, mà còn là chứng nghiệm hoàn toàn những quá trình

tâm lí ẩn giấu và tinh vi từ đó phát sinh ra sự bối rối, niềm

vui, những cuộc đấu tranh và đau khổ. Phần đông chúng ta

tưởng mình có ý thức về những phức tạp khách quan của

cuộc sống. Chúng ta có ý thức về công ăn việc làm của

mình, về những ông chủ, về chính mình với tư cách là

những người thuê mướn hay làm thuê. Chúng ý thức về

những va chạm trong những mối quan hệ giữa chúng ta với

người khác. Tôi cho rằng sự nhận biết đơn giản về tính

phức tạp khách quan của cuộc sống không phải là ý thức

toàn vẹn. Chúng ta chỉ ý thức toàn vẹn khi nào chúng ta

liên hệ được một cách sâu sắc sự phức tâm lí với sự phức

tạp khách quan. Khi nào chúng ta có khả năng nối liền

bằng hành động, cái che giấu và cái được biết, thìchúng ta

bắt đầu có ý thức.

Trước khi chúng ta có thể đánh thức ở bản thân mình

cái ý thức toàn vẹn, mà chỉ có nó mới làm nảy sinh một

biểu hiện sáng tạo đích thực, chúng ta cần ý thức về cái

hiện tại, nghĩa là những định kiến, những nỗi lo sợ, những

xu hướng, những nhu cầu với nhiều biểu hiện và ảo tưởng

của chúng. Khi chúng ta ý thức như vậy, chúng ta thấy

được mối tương quan giữa cái hiện tại với những ý muốn

của chúng ta, chúng bị giới hạn và qui định bởi tư duy -

tình cảm của chúng ta, với những phản ứng, những ham

muốn, những hi vọng và những cuộc trốn chạy. Khi chúng

ta ý thức về cái hiện tại. lúc ấy sẽ có cảm nhận tức thì của

cái giả tạo. Cảm nhận về cái giả tạo này chính là chân lí.

Khi ấy không còn vấn đề lựa chọn, không còn cái thiện và

cái ác, cái giả và cái thật, cái thiết yếu và không thiết yếu.

Khi đã nhận biết cái hiện hữu thì cái giả và cái thật trở nên

rõ ràng, không có sự xung đột của lựa chọn.

Hiện giờ các bạn tưởng có thể lựa chọn giữa cái giả và

cái thật. Việc lựa chọn này dựa trên những định kiến; nó

được gợi ý bởi những lí tưởng đã được xác lập từ trước, bởi

truyền thống và hi vọng, bởi thế việc lựa chọn chỉ là một

cách thay đổi cái hiện tại mà không một ý muốn xác định

nào, thì ngay trong sự nhận biết cái giả đó đã bắt đầu có cái

thật. Đó là trí tuệ; nó không dựa trên những định kiến,

những truyền thống, những nhu cầu; chỉ có nó mới hoà tan

được bản chất vi tế của mọi vấn đề, một cách hồn nhiên,

phong phú, không có sự ép buộc của sự sợ hãi.

Nếu chúng ta có khả năng, thì hãy cố gắng phát hiện

xem cái hiện hữu là gì, không giải thích, không nhận định.

Khi tôi nói về những tín ngưỡng và những luận thuyết của

các bạn, về sự sùng bái của bạn, về các vị Thần của bạn, về

những lí tưởng và những lãnh tụ của bạn, khi tôi nói về căn

bệnh dân tộc chủ nghĩa và về các hệ thống bao gồm những

"minh sư", những bậc thầy, các bạn đừng phóng ra những

phản ứng tự vệ. Tôi chỉ cố gắng chỉ ra cái mà tôi xem là

nguyên nhân của những xung đột và phiền não.

Hành động xuất phát từ một tư duy toàn vẹn, không

xác định cũng không giải thích, sẽ đánh thức trí tuệ sáng

tạo. Nếu bạn là những nhà quan sát sâu sắc, bạn sẽ bắt đầu

thấy cái gì là thật; khi ấy bạn sẽ thức tỉnh trí truệ mà không

có sự xung đột liên tục của việc lựa chọn. Cách ứng xử rập

khuôn theo một mẫu mực là sự bắt chước chứ không có

sáng tạo. Hành động thông tuệ không phải là sự bắt chước.

Một tư duy bị qui định luôn luôn rập khuôn đúng theo

những mẫu mực, vì nó sợ sự tự biết nó là gì. Nếu bạn nhận

biết cái hiện hữu trong toàn bộ sự trong sáng của nó, như

nó là, không giải thích cũng không xác định, thì ngay

khoảnh khắc của sự nhận biết, liền xuất hiện bình minh của

một trí tuệ mới. Chỉ có trí tuệ này mới giải quyết được

những vấn đề của cuộc sống, dù chúng có phức tạp ghê

gớm và đau khổ đến đâu.

Vậy thì bức tranh của chính chúng ta và của thế giới là

gì? Sự chia chẻ giữa bản thân chúng ta với thế giới có vẻ

như là cái hiện tại, mặc dù sự chia chẻ đó biến mất khi

chúng ta xem xét thật sâu cá nhân con người và đám đông

quần chúng. Cái hiện tại là sự xung đột giữa cá nhân và

đám đông quần chúng, nhưng cá nhân con người là quần

chúng và quần chúng là cá nhân. Sự phân chia cá nhân với

quần chúng sẽ không còn khi những đặc trưng của cá nhân

và quần chúng biến mất. Trong con người, khía cạnh quần

chúng là sự ngu dốt, ham muốn, sợ hãi. Tất cả những vùng

chưa được khảo sát của ý thức, những trạng thái nửa thực

nửa tỉnh của cá nhân tạo thành quần chúng. Chỉ khi nào cá

nhân và quần chúng không còn tồn tại như những lực

lượng xung đột, lúc ấy mới có trí tuệ sáng tạo. Sự phân

chia giữa quần chúng và cá nhân chỉ là một ảo tưởng, nó

tạo nên sự rối loạn và đau khổ. Bạn không phải là con

người toàn vẹn, cũng không phải hoàn toàn là quần chúng;

bạn vừa là cá nhân vừa là quần chúng.

Trong ý nghĩ của số đông người có sự phân chia khổ sở

ấy, phânchia giữa con người với quần chúng. Một số người

nghĩ rằng nếu tổ chức quần chúng được thì sẽ thiết lập

được tự do và sự bộc lộ sáng tạo của cá nhân. Nếu bạn nghĩ

đến việc tổ chức quần chúng để nhằm giải phóng những

khả năng sáng tạo của con người, thì một tổ chức như vậy

sẽ trở thành một phương tiện bóc lột tinh vi.

Có hai hình thức bóc lột: lộ liễu và tinh vi. Sự bóc lột

lộ liễu đã trở thành quen thuộc, chúng ta biết nó và cho

qua, nhưng cần có một cảm nhận sâu sắc để nhận biết

những hình thái bóc lột tinh vi. Giai cấp chiếm hữu tài

nguyên bóc lột số lớn những người lao động. Tài nguyên

tập trung trong tay của thiểu số người, tạo ra những phân

biệt và chia rẽ xã hội; và bằng những sự chia rẽ ấy chúng ta

có chủ nghĩa dân tộc kinh tế và tình cảm, sự đe doạ chiến

tranh thường trực với tất cả những sự khủng khiếp và tàn

ác, sự chia rẽ dân chúng thành những chủng tộc và những

dân tộc với cuộc đấu tranh ác liệt của họ để mỗi dân tộc tự

thoả mãn nhu cầu cho mình, những hệ thống phân cấp đầy

mưu mô và những quyền ưu đãi theo đẳng cấp.

Toàn bộ những điều trên đây là lộ liễu và vì nó rõ ràng

nên các bạn đã quen với nó. Bạn nói rằng chủ nghĩa dân tộc

là không tránh khỏi, điều này mỗi dân tộc đều khẳng định

bằng cách chuẩn bị chiến tranh và tàn sát. Với tư cách

những con người, các bạn thúc đẩy chiến tranh một cách vô

ý thức khi các bạn nhấn mạnh quá mức những đặc trưng

dân tộc riêng biệt của mình. Chủ nghĩa dân tộc là một căn

bệnh dù là ở xứ này, ở châu Âu hay châu Mĩ. Một cá nhân

đi tìm kiếm sự an toàn, chỉ làm tăng thêm sự xung đột và

đau khổ của nhân loại.

Hình thái bóc lột tinh vi không dễ gì nhận biết được, vì

nó là quá trình gắn bó với sự tồn tại của cá nhân. Nó là kết

quả của sự tìm kiếm một đảm bảo chắc chắn, một tiện nghi

trong thế giới hiện đại và ở cõi bên kia. Cuộc tìm kiếm mà

chúng ta gọi là tìm kiếm chân lí, Thượng đế, đã dẫn đến

việc tạo ra những hệ thống bóc lột tinh vi mà chúng ta gọi

là tín ngưỡng, lí tưởng, giáo điều, và sự tiếp nối của chúng

bởi những thầy tu, những "minh sư", những nhà lãnh đạo

tâm linh. Bởi vì bạn, với tư cách là những con người, đang

vướng mắc trong sự rối rắm và nghi ngờ, nên bạn hi vọng

một người khác sẽ đem đến cho bạn sự giác ngộ. Bạn hi

vọng chế ngự phiền não và rối loạn bằng cách đi theo một

người khác, đi theo một hệ thống kỉ luật hay một lí tưởng

nào đó. Một mưu toan như vậy để chế ngự sự khốn khổ và

phiền não của bạn bằng cách khuất phục một kẻ khác, bằng

cách rập khuôn ứng xử của bạn theo một chuẩn mực được

qui định, đó chỉ là sự trốn chạy khỏi hiện tại. Như vậy khi

bạn tìm kiếm một lối thoát khỏi cái hiện tại, bạn lại tìm đến

một người khác để làm cho mình được phong phú và khích

lệ, và bằng sự việc đó chính bạn gây ra quá trình bóc lột

tinh vi. Tôn giáo như hiện nay, sống bằng sự sợ hãi và bóc

lột.

Có bao nhiêu người trong các bạn ý thức được sự việc

rằng họ tìm kiếm sự an toàn, rằng họ tìm cách trốn chạy

khỏi sự sợ hãi, rối loạn và đau khổ, không ngừng gặm

nhấm họ? Cái ý muốn được sự an toàn, sự đảm bảo chắc

chắn về tâm lí, đã khuyến khích một hình thức bóc lột tinh

vi bằng kỉ luật, bằng sự ép buộc, bằng uy quyền và truyền

thống.

Vậy bạn phải tự mình nhận biết quá trình tư duy - hành

động của chính bạn, nó được tạo nên bởi sự ngu dốt và sợ

hãi, chính nó làm nảy sinh sự bóc lột tàn bạo, sự rối loạn và

đau khổ. Nơi nào có sự hiểu biết thực tại, không có sự đấu

tranh chọn lựa, ở đó có tình thương và sự ngây ngất của

chân lí.

Ngày 06/12/1936

*******************************

II

Trong những phương thuốc, những hệ thống, những lí

tưởng, rất nhiều và rất nhiều mâu thuẫn với nhau, vậy

phương thuốc nào sẽ có thể thực sự chứa được những phức

tạp, những sự tàn ác trong xã hội và vô minh sâu thẳm của

chúng ta, đã tạo nên sự hỗn loạn và rối ren trên thế giới?

Có rất nhiều nhà huấn luyện với những phương pháp

của họ và nhiều nhà triết học với những hệ thống của họ.

Vậy làm thế nào lựa chọn cái đúng đắn, chân thực? Mỗi hệ

thống, mỗi nhà huấn luyện đều đặt tất cả tầm quan trọng

vào chỉ một phần của tổng thể cuộc sống con người.

Vậy làm thế nào để hiểu được toàn bộ quá trình của

cuộc sống và làm thế nào giải thoát cái trí để có thể cảm

nhận được chân lí? Mỗi lãn htụ có một nhóm riêng, xung

đột với một nhóm khác, với một lãnh tụ khác. Vậy là có sự

bất đồng ý kiến, rối ren, đảo lộn. Một vài nhóm trở nên tàn

ác, một số nhóm khác cố gắng trở nên độ lượng, rộng rãi vì

các lãn htụ bảo họ rằng: hãy vun bồi lòng độ lượng bởi vì

tất cả mọi con đường đều dẫn đến thực tại. Và như vậy,

bằng cách cố gắng phát triển tinh thần độ lượng, hữu nghị,

họ dần dần trở nên bàng quan, vô cảm và cả họ cũng tàn

nhẫn.

Trong một thế giới đầy rối ren, bất đồng ý kiến, khi

người ta quan niệm những tín ngưỡng, những lí tưởng của

mình một cách nghiêm túc, khi mà những vấn đề đó đều là

sinh tử, thì làm sao có được hợp tác thật sự giữa những

nhóm có đức tin khác nhau, làm việc vì những lí tưởng

khác nhau? Nếu bạn tin chắc chắn vào một lí tưởng nào đó,

và một kẻ khác với đức tin nóng bỏng, làm việc chống lại

bạn, thì làm sao có được sự độ lượng và tình thân ái giữa

hai người? Hay là ý tưởng mà mỗi người phải đi theo về

một phía là một ý tưởng sai?

Cái ý tưởng trau dồi tình hữu nghị và lòng độ lượng ở

giữa một môi trường xung đột phải chăng là giả đạo đức và

không thể được? Mặc dù những tín ngưỡng vững chắc của

bạn, mặc dù những xác tín và những hi vọng của bạn, phải

chăng bạn có thể thiết lập được mối quan hệ, dù là hời hợt,

của tình hữu nghị và lòng độ lượng với một kẻ thẳng thừng

chống đối quan điểm của bạn về cuộc sống? Nếu bạn có thể

làm được điều đó, thì cũng phải có một thoả hiệp, một sự

nhượng bộ về cái gì bạn cho là đúng, và như vậy bạn

nhượng bộ những kẻ mạnh hơn bạn về vật chất. Điều này

chỉ làm tăng thêm sự rối ren. Vun bồi lòng độ lượng chỉ là

một công trình của cái trí, vì vậy nó không có ý nghĩa sâu

sắc, nó sẽ dẫn đến sự không suy nghĩ và sự nghèo nàn của

con người.

Nếu bạn xem xét cuộc tuyên truyền đang diễn ra trên

thế giới bởi những dân tộc, những tầng lớp xã hội, những

nhóm, những môn phái, những cá nhân, bạn sẽ thấy rằng

mỗi người, theo một cách khác nhau, đều quyết tâm chuyển

đổi bạn theo quan điểm riêng của họ, theo tín ngưỡng của

họ. Phải chăng những người tuyên truyền cạnh tranh nhau

có thể thực sự trở thành những người bạn và có lòng độ

lượng với nhau một cách sâu sắc? Có thể được không?

Không. Không thể được. Vun bồi lòng độ lượng là quá

trình của cái trí, vậy nó là hời hợt và không thực tế. Điều

này không có nghĩa là tôi truyền giảng sự lên án hay một

hành động tàn ác nào đó do nguyên nhân của một tín

ngưỡng. Xin hãy theo dõi những gì tôi nói.

Chừng nào còn tồn tại sự truyền giáo ép buộc, sự kích

thích, sức ép tinh vi khiến cho con người phải gia nhập vào

một nhóm hay chấp nhận những tín ngưỡng đặc biệt, chừng

nào còn tồn tại những ý kiến đối lập, mâu thuẫn, thì không

thể có sự hài hoà hay hoà bình, mặc dù chúng ta có thể giả

vờ tỏ ra độ lượng và hữu nghị bằng cái trí. Bởi vì mỗi

người đều vụ lợi, đều nhiệt thành với những lí tưởng và

những phương pháp riêng của mình, đến mức họ muốn gấp

rút áp đặt chúng và như vậy sẽ tạo ra điều kiện cho xung

đột và rối ren. Điều này đã rõ ràng.

Nếu bạn là một người có suy nghĩ chín chắn và không

phải là một nhà tuyên truyền, bạn buộc phải thấy sự hời hợt

của những tiếng độ lượng và hữu nghị và buộc phải đối

diện trong cuộc chiến đấu dữ dội của những ý tưởng trái

ngược nhau, những hi vọng và những tín ngưỡng khác

nhau. Nói cách khác, bạn phải nhận thấy cái hiện tại, những

mối bất hoà, sự rối loạn bao quanh chúng ta. Nếu chúng ta

có thể gạt qua một bên ngôn ngữ dễ dãi về độ lượng và hữu

nghị, thì chúng ta có thể thấy được làm cách nào để hiểu

mối bất hoà. Có một lối thoát cho sự hỗn loạn, nhưng

không phải thông qua tình hữu nghị hời hợt hay lòng độ

lượng của cái trí. Chỉ có bằng một tư duy và một hành

động đúng mới chấm dứt được cuộc xung đột giữa các

nhóm và các ý tưởng đối lập.

Vậy tôi quan niệm ý tưởng đúng đắn là gì? Ý tưởng

này phải là sinh động (sinh tử), linh hoạt chứ không phải

máy móc hay bắt chước.

Người ta nói rằng một hệ thống đưa cái trí vào kỉ luật

theo một phương thức đặc biệt sẽ dẫn đến một cách suy

nghĩ tích cực. Bạn bắt đầu bằng cách tạo ra hay chấp nhận

một hình ảnh của cái trí, một lí tưởng, và để phù hợp với

cái đó, bạn phải bóp méo suy nghĩ của mình. Cách xu thời,

sự bắt chước nói trên được người ta cho là sự hiểu biết,

nhưng trên thực tế đó chỉ là sự khao khát an toàn, gây nên

bởi sự sợ hãi. Sự kích thích của sợ hãi chỉ dẫn đến tính xu

thời, còn kỉ luật sinh ra từ sự sợ hãi không phải là một tư

duy đúng.

Muốn đánh thức trí tuệ, bạn phải thấy cái gì ngăn cản

vận động sáng tạo của tư duy. Nếu bạn có thể tự mình thấy

rằng những lí tưởng, những tín ngưỡng, những truyền

thống, những giá trị luôn luôn bóp méo tư duy - hành động

của bạn, khi đó bạn sẽ có ý thức về những sự méo mó ấy và

bạn sẽ thức tỉnh trí tuệ. Không thể có một tư duy sáng tạo,

chừng nào còn tồn tại - một cách có ý thức hay vô ý thức -

những chướng ngại, những giá trị, những định kiến làm hư

hỏng tư duy. Thay vì chạy theo sự bắt chước, chạy theo

những hệ thống và những "minh sư", bạn phải trở nên có ý

thức về những chướng ngại, những định kiến và những thói

xu thời của bạn, và khi nhận biết được ý nghĩa của chúng,

bạn sẽ làm nảy sinh trí tuệ sáng tạo nói trên, chỉ có nó mới

xoá tan được sự rối ren và xây dựng được sự thấu hiểu và

hoà hợp sâu sắc.

Chướng ngại dai dẳng nhất là truyền thống. Bạn có thể

hỏi: cái gì sẽ xảy ra với thế giới nếu truyền thống bị phá

huỷ? Phải chăng sẽ có sự đảo lộn? Đó có phải là sự vô đạo

đức không? Những sự rối loạn, những cuộc xung đột, sự

đau khổ hiện giờ vẫn đang tồn tại mặc dù những truyền

thống và những giáo lí đạo đức của bạn vẫn được tôn vinh.

Bằng quá trình nào mà cái trí luôn luôn chồng chất

những giá trị, những kí ức, những thói quen mà chúng ta

gọi là truyền thống? Chúng ta sẽ không cảm nhận được quá

trình ấy chừng nào cái trí của chính chúng ta còn bị qui

định bởi sự sợ hãi và những nhu cầu, chúng thường xuyên

cắm rễ sâu vào ý thức chúng ta và trở thành những truyền

thống.

Cái trí có bao giờ được tự do thoát khỏi sự cắm rễ của

những giá trị, những truyền thống, những kí ức? Cái bạn

gọi là tư duy chỉ đơn giản là di động khỏi sự bám rễ hay

khỏi một trung tâm bóp méo đến một nơi khác, và từ trung

tâm ấy bạn phán đoán, lựa chọn và tạo ra những vật thay

thế. Cắm rễ trong sự hạn hẹp, bạn tiếp xúc với những ý

tưởng và những giá trị khác, chúng biến đổi một cách hời

hợt những tín ngưỡng bị qui định của bạn. Lúc ấy bạn tạo

ra một trung tâm khác của những giá trị mới, những kí ức

mới, chúng lại một lần nữa qui định tư duy và hành động

trong tương lai. Như vậy, luôn luôn ở trong những sự cắm

rễ ấy, bạn phán đoán, suy tính và phản ứng. Chừng nào còn

tiếp tục sự chuyển động từ nơi căn cứ này sang nơi khác,

thì vẫn còn có xung đột và đau khổ, không thể có tình

thương. Vun bồi một cách hời hợt tình hữu nghị và lòng độ

lượng chỉ có tác dụng khuyến khích vận động nói trên và

tăng cường thêm các ảo tưởng.

Tâm trí có bao giờ tự giải thoát được khỏi những trung

tâm của tư duy - tình cảm bị qui định? Nếu nó ngừng tạo ra

những nơi bám rễ để tự vệ, nó sẽ tạo điều kiện phát sinh

một tư duy trong sáng và một tình thương chân chính, chỉ

chúng mới có thể giải quyết nhiều vấn đề hiện nay, nảy

sinh ra từ sự hỗn loạn và khốn khổ. Nếu bạn bắt đầu có ý

thức về những trung tâm nói trên, bạn sẽ thấy chúng có sức

mạnh to lớn như thế nào để tạo ra những sự bất đồng và rối

ren. Chừng nào bạn không ý thức về điều đó, thì bạn vẫn bị

khai thác bởi những tổ chức, những lãnh tụ, họ hứa hẹn với

bạn những vật thay thế mới. Bạn học cách nói dễ dàng về

tình hữu nghị, lòng từ thiện, tình thương - những từ ngữ

chẳng có một ý nghĩa nào, chừng nào bạn chỉ làm cái việc

chuyển động từ sự biến dạng này sang một sự biến dạng

khác.

Hoặc là bạn nhận biết quá trình ngu dốt cùng với

truyền thống của nó và lúc ấy sẽ có hành động tức khắc;

hoặc là bạn đã quen thuộc với ma tuý của sự thay thế đến

nỗi không thể nhận biết được, và lúc ấy bạn bắt đầu tìm

kiếm một lối thoát. Sự nhận biết chính là hành động; nó

vốn không chia chẻ. Cái bạn gọi là nhận biết bằng cái trí

tạo nên một sự tách biệt giả tạo giữa tư duy và hành động.

Khi ấy bạn đấu tranh để vượt qua sự tách biệt ấy, một cố

gắng vô nghĩa, bởi vì chính sự thiếu hiểu biết đã tạo ra sự

chia chẻ hão huyền ấy. Bạn có thể ý thức hay không về quá

trình nói trên. Nếu bạn không ý thức được, bạn hãy xem xét

nó một cách sâu sắc, đầy nhiệt tình nhưng bạn đừng tìm

kiếm một phương pháp. Nhiệt tình hiểu biết ấy sẽ trở thành

ngọn đuốc trí tuệ, nó sẽ đốt cháy mọi ham muốn về sự thay

thế.

*******************************

Hỏi: Có bao giờ tôi sẽ cởi bỏ được sự đau khổ chăng?

Và bằng cách nào?

Krishnamurti: Sự đau khổ là bạn đồng hành của mỗi

người, của người giàu hay người nghèo, người có tín

ngưỡng hay người vô thần. Mặc dù tất cả những tín ngưỡng

và giáo lí của bạn, mặc dù những đền thờ và những Thượng

đế của bạn, sự đau khổ vẫn luôn luôn là bạn đồng hành.

Hãy hiểu biết nó và không nên chỉ nghĩ đến việc vứt bỏ nó.

Khi nào bạn thấu hiểu hoàn toàn sự đau khổ, lúc ấy bạn sẽ

không tìm kiếm một biện pháp để chế ngự nó.

Bạn có muốn vứt bỏ niềm vui, sự ngy ngất, niềm phúc

lạc không? Không. Vậy thì tại sao bạn nói rằng bạn cần

phải vứt bỏ sự đau khổ? Một bên là sự sung sướng, một

bên là sự đau khổ, và cái trí cứ bám víu vào điều gì dễ chịu,

và nuôi dưỡng nó. Bất cứ sự can thiệp nào của cái trí để

kích thích niềm vui và đè bẹp đau khổ cũng đều giả tạo, vô

tác dụng. Bạn tìm lối thoát cho nỗi khổ của bạn, và sẽ có

những người giúp đỡ bạn quên sự đau khổ bằng cách cho

bạn hi vọng của một tín ngưỡng, một giáo lí, một hạnh

phúc tương lai. Nếu cái trí không can thiệp vào niềm vui

cũng như nỗi khổ thì chính niềm vui ấy, chính nỗi khổ ấy

sẽ đánh thức ngọn lửa sáng tạo của sự thông tuệ.

Sự đau khổ chỉ là hội chứng của một tư duy bị qui

định, một tư duy bị giới hạn bởi những tín ngưỡng, những

nỗi lo sợ, những ảo tưởng, nhưng bạn đã phớt lờ sự cảnh

cáo liên tục ấy. Để quên đi nỗi khổ, để chế ngự nó, biến đổi

nó, bạn tìm nơi trú ẩn trong những tín ngưỡng, trong sự

cắm rễ để tự vệ, và trong sự an toàn. Cũng không khó khăn

lắm để không can thiệp vào quá trình của sự đau khổ (tôi

không muốn nói rằng phải nhẫn nhục chịu đựng nó hay

chấp nhận nó như một việc không thể tránh được, như một

"nghiệp", như một sự trừng phạt). Cũng như bạn không

muốn thay đổi một cảnh tuyệt diệu, ánh sáng của buổi mặt

trời lặn, hình ảnh một cây cổ thụ trên cánh đồng, vậy bạn

đừng đặt một vật chướng ngại cho vận động của sự đau

khổ. Hãy để nó chín muồi, bởi vì trong chính quá trình nảy

nở của nó là sự thấu hiểu. Khi bạn có ý thức về vết thương

của nỗi đau, mà không chấp nhận, không cam chịu hay

chối bỏ, không mời gọi nó một cách giả tạo, lúc ấy sự đau

khổ sẽ đánh thức ngọn lửa của trí tuệ sáng tạo.

Chính sự tìm kiếm lối thoát trước nỗi khổ tạo ra kẻ bóc

lột, và cái trí chịu khuất phục sự bóc lột. Chừng nào còn

tiếp tục quá trình giả tạo của sự can thiệp vào nỗi khổ, thì

nỗi khổ này vẫn luôn luôn là người đồng hành của bạn.

Nhưng trong sự sáng suốt sinh động, không lựa chọn,

không buông bỏ, hiện hữu một trí tuệ, chỉ duy nhất có nó

mới đánh tan được mọi sự rối loạn.

*******************************

Hỏi: Ngài dùng chữ "trí tuệ" với một ý nghĩa đặc biệt

như thế nào? Phải chăng đó là một sự phân cấp, có khả

năng tiến hoá và biến đổi liên tục?

Krishnamurti: Tôi dùng chữ trí tuệ để chỉ sự viên mãn

sinh động của tư duy - hành động. Trí tuệ không phải là kết

quả của một cố gắng căn bản, cũng không phải là một sự

nhiệt thành đầy tình cảm. Nó không phải là sản phẩm của

những lí thuyết, những tín ngưỡng hay những thông tin. Đó

là sự viên mãn của hành động nảy sinh ra từ sự thấu hiểu

không chia chẻ của tư duy - tình cảm. Trong những khoảnh

khắc hiếm hoi của tình yêu sâu sắc, chúng ta biết được

trạng thái viên mãn.

Trí tuệ sáng tạo không thể được mời gọi hay cân đo,

nhưng cái trí lại đi tìm những định nghĩa, những sự mô tả,

và nó luôn luôn vướng mắc trong ảo tưởng của những từ

ngữ. Sự sáng suốt không lựa chọn phát hiện ra, ngay ở

khoảnh khắc của hành động, những sự biến dạng ẩn giấu

của tư duy và tình cảm cùng với ý nghĩa sâu kín của chúng.

"Phải chăng đó là một sự phân cấp có khả năng phát

triển và biến đổi liên tục?" Cái gì được nhận biết toàn vẹn

thì không thể thay đổi, không thể phát triển hay lớn lên. Sự

hiểu biết quá trình bản ngã cùng với nhiều trung tâm tự vệ

của nó, việc nhận biết ý nghĩa của những nơi cắm rễ, là

không thể biến đổi, không thể thay đổi, phát triển, biến đổi,

tăng trưởng. Những trung tâm tự vệ khác nhau của cái trí

có khả năng lứon lên, thay đổi, biến đổi. Quá trình thay thế

không phải là trí tuệ, đó chỉ là một vận động trong cái vòng

của sự ngu dốt.

Ngọn lửa của trí tuệ, của tình thương chỉ có thể được

đánh thức khi nào cái trí ý thức sinh động về sự qui định tư

duy của chính nó, với những nỗi lo sợ, những giá trị, những

nhu cầu của nó.

Ngày 13/12/1936

*******************************

III

Tôi đã cố gắng giải thích thế nào là một tư duy trong

sáng và sáng tạo, và làm thế nào mà truyền thống, những

sự cắm rễ, nỗi lo sợ và sự an toàn luôn luôn ngăn trở sự vận

động tự do của tư tưởng. Nếu bạn muốn đánh thức trí tuệ

thì cái trí của bạn không nên trốn chạy trong những lí

tưởng và những tín ngưỡng, nó cũng không nên để bị

vướng mắc trong quá trình chồng chất những kí ức tự vệ.

Bạn phải ý thức về cuộc trốn chạy khỏi hiện tại đó, và ý

thức rằng bạn đang sống cái hiện tại với những giá trị của

quá khứ hay của tương lai.

Nếu bạn tự quan sát mình, bạn sẽ thấy cái trí xây dựng

cho chính nó một sự an toàn, những điều chắc chắn nhằm

để vứt bỏ nỗi lo sợ, phập phồng, những mối nguy. Cái trí

luôn luôn đi tìm kiếm những nơi cắm rễ, từ đó có thể phát

ra sự lựa chọn và hành động của nó.

Cái trí luôn luôn tìm kiếm và phát triển những hình thái

an toàn, với những giá trị và những ảo tưởng của chúng: sự

an toàn về của cải với những lợi ích cá nhân và quyền lực

của nó; sự an toàn về tín ngưỡng và lí tưởng; và sự an toàn

mà cái trí đi tìm kiếm trong tình yêu. Một cái trí an toàn

luôn phát triển những ngu xuẩn và ấu trĩ đặc biệt của chính

nó, tạo ra rối ren và đau khổ.

Khi cái trí bị lạc loài và khiếp sợ, nó đi tìm kiếm những

sự an toàn bất khả xâm phạm, chúng trở thành những lí

tưởng, những tín ngưỡng.

Tại sao nó lại tạo ra những nơi cắm rễ trong tín

ngưỡng, trong truyền thống, và bám chặt vào đó? Phải

chăng vì trở nên hoang mang dao động bởi những xung đột

và những biến đổi liên tục, nó đi tìm một cứu cánh, một

đảm bảo sâu sắc, một trạng thái không biến đổi? Tuy nhiên,

mặc dù có những nơi cắm rễ ấy, đau khổ và phiền não vẫn

tiếp tục. Lúc ấy cái trí bắt đầu tìm kiếm những vật thay thế,

những lí tưởng và những đức tin khác, hi vọng lại tìm thấy

sự an toàn và hạnh phúc. Nó đi từ hi vọng này đến hi vọng

khác, từ ảo ảnh này đến ảo ảnh khác. Quá trình lang thang

ấy, người ta gọi là phát triển, tăng trưởng.

Khi cái trí bị qui định trở nên có ý thức về sự đau khổ

và bất định, nó vội vàng đi vào trạng thái lắng đọng bằng

lối thoát trong những tín ngưỡng, những luận thuyết, những

hoài vọng. Những sự thay thế, những cuộc trốn chạy ấy chỉ

đem đến sự thất vọng.

Việc tìm kiếm an toàn chỉ là biểu hiện của nỗi lo sợ, nó

làm biến dạng tâm trí. Khi nào bạn thấy được ý nghĩa đích

thực của cuộc tìm kiếm an toàn của bạn trong một tín

ngưỡng hay trong một lí tưởng, lúc ấy bạn sẽ trở nên có ý

thức về sự sai lầm của nó. Lúc ấy cái trí đi tìm kiếm (trong

một phản ứng chống lại mọi tín ngưỡng và mọi lí tưởng)

một phản đề trong đó bó hi vọng tìm thấy sự ổn định và

hạnh phúc, nhưng đó chỉ là một cách khác để thoát khỏi

hiện tại. Cái trí cần ý thức được về cái thói quen vun bồi

những phản đề ấy.

Tại sao cái trí lại tự bảo vệ mạnh mẽ như vậy chống lại

vận động của cuộc sống? Một cái trí không nhạy cảm luôn

tìm kiếm những lợi ích của chính nó bằng những giá trị do

nó tự tạo ra, có thể nào hiểu biết được sự ngây ngất của

cuộc sống và sự viên mãn của tình thương? Cái trí tự biến

mình thành bất khả xâm phạm để khỏi phải đau khổ, tuy

nhiên chính sự bảo vệ ấy là nguyên nhân của đau khổ.

*******************************

Hỏi: Tôi có thể thấy rằng trí tuệ phải được độc lập khỏi

cái trí và cũng thấy được bất kì hình thức kỉ nào. Vậy phải

chăng có một cách để thúc đẩy sự thức tỉnh của trí tuệ và

làm cho nó trở thành thường trụ?

Krishnamurti: Không thể có được tình thương và trí tuệ

sáng tạo chừng nào mà còn có sự sợ hãi dưới một hình thức

nào đó. Nếu bạn hoàn toàn ý thức về nỗi lo sợ với nhiều

hoạt động và ảo tưởng của nó, thì chính ý thức ấy sẽ trở

thành ngọn lửa của trí tuệ.

Khi cái trí tự nó nhận biết những chướng ngại ngăn cản

tư duy trong sáng, thì không cần một kích thích giả tạo nào

để đánh thức trí tuệ. Một cái trí đi tìm kiếm một phương

pháp là cái trí chưa ý thức về chính mình, về sự ngu dốt và

những nỗi lo sợ của mình. Nó hi vọng giản đơn rằng, có

thể, một phương pháp, một kỉ luật sẽ đánh tan những nỗi lo

sợ và những đau khổ của nó. Kỉ luật chỉ có thể tạo ra một

thói quen, và như vậy nó bóp nghẹt cái trí. Có ý thức không

lựa chọn, ý thức về nhiều loại hoạt động của cái trí, về sự

phong phú, tinh tế, về những sai lầm và ảo tưởng của nó,

đó là có trí tuệ. Sự sáng suốt ấy đánh tan ngu dốt và sợ hãi.

Nếu bạn thực hiện một cố gắng để trở nên sáng suốt, cố

gắng ấy tạo ra một thói quen được kích thích bởi niềm hi

vọng thoát khỏi đau khổ. Nơi nào có trí tuệ sâu sắc và

không lựa chọn, nơi ấy sẽ có mặc khải, và chỉ có nó mới

ngăn chặn được cái trí tạo ra những ảo tưởng và tự ru ngủ

bằng cách đó. Nếu cái trí luôn luôn nhạy bén không có sự

đối lập giữa người quan sát và vật được quan sát, nếu nó có

thể tự nhận biết như nó hiện hữu, không phủ định cũng

không cam chịu, thì do sự kiện hiện tại đó xuất hiện tình

thương và trí tuệ sáng tạo.

*******************************

Hỏi: Tại sao lại có nhiều con đường của chân lí? Phải

chăng ý tưởng này là một ảo tưởng được khôn khéo hình

thành để biện minh cho sự khác nhau giữa những con

người?

Krishnamurti: Tư duy sáng suốt có thể có nhiều con

đường chăng? Phải chăng không một hệ thống nào có thể

đưa đến trí tuệ sáng tạo? Chỉ có trí tuệ sáng tạo chứ không

có một hệ thống nào để đánh thức nó. Chỉ có chân lí chứ

không có những con đường dẫn đến chân lí. Chính sự ngu

dốt tự nó dựng lên thành những con đường và những hệ

thống. Tôn giáo nào cũng khẳng định chỉ có mình nắm

được chân lí và duy nhất chỉ thông qua mình mới chứng

nghiệm được Thượng đế; nhiều tổ chức tôn giáo khẳng

định hay nói úp mở rằng nhờ những phương pháp đặc biệt

của họ có thể nhận biết được chân lí; môn phái nào cũng

khẳng định mình có thông điệp đặc biệt; chiếc xe đặc biệt

của chân lí. Những nhà tiên tri cá nhân và những sứ giả tâm

linh cung cấp phương thuốc bách bệnh của họ như những

thiên khải trực tiếp của Thượng đế. Tại sao họ lại đòi uy tín

và hiệu lực như vậy đối với những điều họ khẳng định? Có

phải rõ ràng không? Đó là những lợi nhuận của vốn đầu tư

trong hiện tại hay ở cõi bên kia. Họ buộc phải bảo vệ

những mưu mẹo để giữ vững uy tín và quyền uy của họ,

nếu không thì cái gì sẽ xảy đến với tất cả những tạo vật của

vinh quang trần thế của họ? Một số khác, do họ bị nghèo

nàn bởi sự từ bỏ và sự hi sinh, tưởng rằng họ đã lớn lên

trong vinh quang chói lọi và vì thế họ phải nắm lấy cái

quyền hướng dẫn tâm linh cho những người ở thế gian. Nói

rằng có nhiều con đường dẫn đến chân lí, là một trong

những cách giải thích dễ dãi về những quyền lợi tâm linh.

Bằng cách đó họ biện minh cho những hoạt động có tổ

chức của họ, đồng thời cũng cố gắng tỏ ra độ lượng với

những người dựng lên những hệ thống tương tự.

Như vậy, chúng ta bị lún sâu trong những định kiến và

những truyền thống, với những tín ngưỡng và những giáo

lí, đến nỗi chúng ta lặp lại một cách giáo điều và tự nguyện

rằng có nhiều con đường dẫn đến chân lí. Để đưa sự độ

lượng vào nhiều sự phân chia tư duy bị qui định và đối lập

nhau, các lãnh tụ của những quyền lợi có tổ chức tìm cách

che đậy, bằng những câu nói tuyệt vời, tính thô bạo vốn có

của sự phân chia. Chỉ riêng sự việc nói về những con

đường dẫn đến chân lí cũng là sự phủ nhận chân lí. Làm

sao có thể chỉ ra phương hướng của chân lí? Chân lí không

có nơi chốn, không thể đo lường, không thể tìm kiếm. Cái

gì cố định là chết, và để đi đến đó thì có rất nhiều con

đường. Sự ngu dốt tạo ra ảo tưởng về nhiều con đường và

nhiều phương pháp.

Bởi chính cái tư duy bị qui định của bạn, bởi chính

mong muốn có sự đảm bảo chắc chắn cùng cứu cánh, bởi

chính những nỗi lo sợ của bạn luôn tạo những điều an toàn,

giả tạo về chân lí, về sự hoàn thiện. Và sau khi đã sáng chế

ra cái đó, bạn tìm kiếm những con đường và những biện

pháp để xác lập nó. Mỗi tổ chức, phe nhóm, môn phái biết

rằng sự chia rẽ phủ định tình hữu nghị, nên cố gắng dẫn

đến một sự thống nhất và một tình hữu nghị giả tạo. Mỗi

người đều nói: Bạn theo đạo của bạn, tôi theo đạo của tôi;

bạn có chân lí của bạn, tôi có chân lí của tôi; những hãy

vun bồi lòng độ lượng. Một sự độ lượng như vậy chỉ có thể

dẫn đến ảo tưởng và rối rắm.

Một cái trí bị qui định bởi sự ngu dốt và sợ hãi không

thể hiểu được chân lí vì do bản thân nó bị hạn chế, nó tự

tạo ra những hạn chế mới. Chân lí không thể được mời gọi.

Cái trí không thể tạo ra chân lí. Nếu bạn hiểu biết điều ấy

một cách toàn vẹn, bạn sẽ nhận thấy tính phù phiếm hoàn

toàn của những hệ thống, những bài thực hành và những kỉ

luật.

Giờ đây bạn đã trở thành một bộ phận không tách rời

của quá trình tâm trí và máy móc về cuộc sống đến mức

bạn không thể thấy được nó là giả tạo, hoặc là bạn không

chịu thấy nó, bởi vì sự cảm nhận có nghĩa là hành động. Từ

đó xuất phát sự nghèo nàn của bạn trong nhân cách khi bạn

bắt đầu có ý thức về quá trình của tư duy và do nó tự tạo

cho nó sự trống rỗng và thất vọng, chính ý thức ấy sẽ đánh

tan sự sợ hãi. Khi đó sẽ có tình thương và sự viên mãn của

cuộc sống.

*******************************

Hỏi: Ngài có thấy chăng, rằng những ý kiến của ngài

chỉ có thể dẫn chúng tôi đến một kết quả: sự trống rỗng

của phủ định và sự bất lực trong cuộc đấu tranh của chúng

tôi với những vấn đề của cuộc sống?

Krishnamurti: Những vấn đề của cuộc sống là gì?

Kiếm ăn, yêu thương, không sợ hãi, không lo buồn, sống

hạnh phúc, lành mạnh, viên mãn. Đó là những vấn đề của

cuộc sống của chúng ta. Phải chăng tôi đã nói điều gì có thể

dẫn bạn đến sự phủ nhận, sự trống rỗng, có thể ngăn trở

bạn thấu hiểu sự khốn khổ của chính bạn và cuộc đấu tranh

của bạn? Phải chăng bạn chỉ đặt ra cho tôi câu hỏi ấy bởi vì

cái trí của bạn đã quen tìm kiếm cái gọi là một lời giáo

huấn tích cực? Tóm lại bạn muốn người ta nói với bạn phải

làm gì, người ta phải khuyên bạn chấp nhận những kỉ luật

nào đó, sao cho bạn có thể sống hạnh phúc và chứng

nghiệm ở Thượng đế. Bạn đã quen với chủ nghĩa thoả

thuận, với hi vọng một cuộc sống vĩ đại hơn và đầy đủ hơn.

Ngược lại tôi nói chủ nghĩa thoả thuận (rập khuôn) sinh ra

do sự sợ hãi và sự bắt chước ấy không phải là khía cạnh

tích cực của cuộc sống. Chỉ cho bạn thấy cái quá trình

trong đó bạn đang lún sâu, giúp bạn trở nên có ý thức về

cái nhà tù của sự hạn hẹp mà cái trí đã tạo ra cho chính nó,

đó không phải là sự phủ định. Ngược lại nếu bạn ý thức về

quá trình đã dẫn dắt bạn đến tình cảnh đau khổ và rối loạn

như hiện nay, và nếu bạn thấu hiểu ý nghĩa đầy đủ của nó

thì chính sự hiểu biết ấy sẽ đánh tan ngu dốt, sợ hãi và nhu

cầu. Chỉ lúc ấy may ra mới có được một cuộc sống viên

mãn và những mối tương quan chân thật giữa con người và

xã hội. Điều này làm sao có thể dẫn các bạn đến một cuộc

sống phủ định và vô hiệu quả?

Giờ đây bạn có cái gì? Một vài tín ngưỡng và lí tưởng,

một vài tài sản, một hai lãnh tụ để đi theo, một hơi thở cơ

hội của tình yêu, một cuộc đấu tranh và đau khổ liên tục.

Phải chăng đó là sự phong phú của đời sống, sự viên mãn

và ngây ngất?

Làm sao có được phúc lạc và thực tại trong khi tâm trí

còn vướng mắc trong sợ hãi? Làm sao có được sự bừng

sáng khi tâm trí đang còn tạo ra chính sự hạn hẹp và rối ren

của nó? Tôi nói: hãy xem xét những gì bạn đang có, hãy ý

thức về những hạn hẹp ấy, rồi chính ý thức ấy sẽ đánh thức

trí tuệ sáng tạo.

*******************************

Hỏi: Phải chăng bất cứ ai, bất kì lúc nào cũng có thể tự

giải thoát khỏi xung đột mà không cần biết đến sự tiến

hoá? Ngoại trừ chính bản thân ngài, ngài đã gặp một thí

dụ nào khác, một người mà đối với họ cái khả năng đã trở

thành một sự kiện hoàn thành?

Krishnamurti: Chúng ta đừng hỏi liệu có một người

nào khác đã tự giải thoát khỏi sự ngu dốt và xung đột. Phải

chăng bạn, người chứa chất đầy ảo tưởng và sợ hãi, bạn có

thể tự giải thoát khỏi đau khổ bất kì lúc nào? Phải chăng

với nhiều tín ngưỡng và nhiều giá trị, bạn có thể tự giải

thoát khỏi sự ngu dốt và nhu cầu? Cái ý tưởng về một sự

hoàn hảo trong tương lai chỉ là một ảo tưởng. Một cái trí

lười biếng luôn bám vào ý tưởng hài lòng về một sự trưởng

thành tuần tự và nó chất chứa cho bản thân nó sử dụng

nhiều luận thuyết có tính cách an ủi cổ vũ.

Phải chăng cuộc vận động từ kinh nghiệm này đến kinh

nghiệm khác có thể làm nảy sinh trí tuệ sáng tạo? Bạn đã

từng có nhiều kinh nghiệm. Nhưng kết quả ra sao? Từ tất

cả những kinh nghiệm ấy bạn chỉ làm cái việc chất chứa

chồng chất những kí ức tự vệ, chúng bảo vệ cái trí chống

lại vận động của cuộc sống.

Cái trí có thể nào trở nên ý thức, bất cứ lúc nào, về tình

trạng bị qui định của chính nó, và bắt đầu tự giải thoát khỏi

sự hạn hẹp của chính nó? Chắc chắn có thể được.

Bạn có thể chấp nhận điều ấy bằng cái trí, nhưng điều

ấy tuyệt đối không có một ý nghĩa nào nếu nó không đưa

đến hành động. Hành động bao hàm những sự va chạm,

những buồn phiền. Người láng giềng, gia đình, những ông

chủ, những giá trị của bạn, tất cả những cái đó tạo nên sự

đối lập. Vì vậy cái trí bắt đầu tránh né hiện tại và vun bồi

những luận thuyết tinh vi và khéo léo về đề tài sự hoàn hảo

của chính nó. Cái trí bị qui định, vì lo sợ, kết quả sự cố

gắng của nó, nó bèn trốn chạy một cách tinh vi trong ảo

tưởng về một sự hoàn hảo sẽ được thực hiện vào ngày hôm

sau.

Ngày 20/12/1936

*******************************

IV(2)

Trong những buổi nói chuyện của tôi, tôi thường dùng

những từ ngữ mà không cho chúng một ý nghĩa đặc biệt mà

các nhà triết học và tâm lí học đã gán cho chúng.

Những buổi nói chuyện ấy đã đem đến cho bạn sự hiểu

biết như thế nào? Phải chăng bạn vẫn còn khẳng định về sự

tồn tại của một đấng linh thiêng, một tình thương ở bên kia

cõi đời người? Phải chăng bạn vẫn luôn luôn mò mẫm tìm

kiếm những phương thuốc từng phần, những biện pháp hời

hợt? Trạng thái của trí và tâm bạn như thế nào?

Muốn thiết lập một trật tự thông minh cần suy nghĩ

đúng và hành động đúng. Khi cái trí có khả năng thấu hiểu

chính quá trình đấu tranh của nó, tình trạng hạn hẹp, khi tư

duy có khả năng tự bộc lộ với chính mình mà không có

***2 Nội dung những buổi nói chuyện ngày 26 - 27/12/1936 cũng nằm trong cuộc

nói chuyện IV***

xung đột của sự chia chẻ, lúc ấy có sự viên mãn của hành

động. Khi cái trí chuẩn bị cho hành động, sự chuẩn bị ấy

nhất thiết dựa trên quá khứ, trên những kí ức tự vệ và do đó

nó ngăn cản tính toàn vẹn của hành động. Sự phân tích đơn

giản hành động đã qua không thể bộc lộ ý nghĩa đầy đủ của

nó. Một cái trí, có ý thức hay vô ý thức, rập khuôn vào một

lí tưởng (và một lí tưởng chỉ là sự phóng chiếu của an toàn

và thoả mãn cá nhân) nhất thiết hạn chế hành động và như

vậy tự qui định chính nó. Nó chỉ làm cái việc phát triển

những kí ức và những thói quen tự vệ để chống lại cuộc

sống. Như vậy luôn luôn có sự thất vọng.

Từ sự chồng chất những kí ức tự vệ sinh ra thực thể,

khái niệm về bản ngã, sự trường tồn của nó và sự phát triển

đi đến hoàn hảo, đi đến chân lí. Bản ngã tìm cách tự duy trì

nhờ những hoạt động ý chí của nó. Nhờ sự ngu dốt, sự sợ

hãi và những nhu cầu của nó chừng nào cái trí chưa ý thức

được những giới hạn ấy, thì cố gắng của nó để tiến hoá, để

thành công, chỉ tạo thêm những đau khổ mới và tăng

trưởng tình trạng vô ý thức. Như vậy cố gắng trở thành một

thủ tục, một kỉ luật, một sự lắp ráp cơ học, một thói xu thời.

Phần đông chúng ta tưởng rằng thời gian và sự phát

triển do tiến hoá là cần thiết cho sự hoàn thiện con người.

Chúng ta nghĩ rằng cần có những kinh nghiệm cho sự nảy

nở và tăng trưởng của chúng ta. Nhiều người bằng lòng

chấp nhận ý tưởng đó, vì nó cổ vũ họ trong ý nghĩ rằng họ

có nhiều kiếp sống để có thể tự hoàn thiện; họ nghĩ rằng

thời gian là cần thiết cho sự hoàn thiện của họ. Có phải như

vậy không? Có phải thật sự kinh nghiệm giải phóng tư duy

hay chỉ làm cho nó hạn hẹp thêm? Phải chăng kinh nghiệm

có thể giải phóng cái trí khỏi những kí ức tự vệ, sự ngu dốt,

sợ hãi, và tham lam? Những kí ức tự vệ và những ham

muốn sử dụng những kinh nghiệm để tự duy trì. Như vậy

chúng ta là những kẻ nô lệ của Thời gian.

Chúng ta gọi kinh nghiệm, đó là gì? Phải chăng đó

không phải là sự chồng chất của những giá trị dựa trên

những kí ức tự vệ, chúng gợi ý cho ta một cách ứng xử thế

nào để lợi cho cá nhân mình? Đó là quá trình của sự lựa

chọn dựa trên sự thích thú và không thích thú. Sự chồng

chất những kí ức tự vệ là quá trình của kinh nghiệm, và

những mối tương quan giữa con người của chúng ta là sự

tiếp xúc giữa hai kí ức cá nhân, tự vệ, mà chân lí là một

cam kết có đi có lại nhằm tôn trọng những gì chúng ta

chiếm hữu.

Bạn là con đường của chính bạn và là cuộc sống của

chính bạn. Trí tuệ sáng tạo sẽ xuất hiện từ sự cố gắng thấu

hiểu của chính bạn. Chừng nào còn chưa xuất hiện trí tuệ

sáng tạo, sinh ra từ sự sáng suốt không lựa chọn, thì nhất

thiết vẫn còn có sự đảo lộn, tranh chấp, thù hận, xung đột

và đau khổ.

*******************************

Hỏi: Ngài đã nói rằng sự hiểu biết chân lí chỉ có thể

thông qua chứng nghiệm. Mà chứng nghiệm có nghĩa là

hành động, và nếu hành động có một giá trị nào đó thì nó

phải được gợi ra bởi một tư duy chín chắn. Nhưng nếu khi

bắt đầu, tư duy của tôi chính nó đã bị qui định bởi những kí

ức và những phản ứng, làm sao tôi có thể thực sự chứng

nghiệm được?

Krishnamurti: Muốn chứng nghiệm một cách thực sự,

cái trí phải ý thức về việc tư duy của nó bị qui định. Người

ta có thể tưởng rằng mình chứng nghiệm, nhưng nếu ta

không ý thức về những hạn hẹp, là ta hành động trong sự tù

hãm của ngu dốt và sợ hãi. Tư duy bị qui định không thể

biết nó bị qui định; ý muốn thoát ra khỏi sự hạ nhẹp ấy

bằng phân tích, bằng quá trình giả tạo của sự ép buộc, bằng

phủ định hay khẳng định, sẽ không đem đến cho bạn sự

hiểu biết và tự do. Không một hệ thống nào, không một sự

ép buộc nào của ý chí có thể bộc lộ cho cái trí biết được sự

hạn hẹp của chính nó, tình trạng nô lệ của nó.

Khi có sự đau khổ, cái trí tìm kiếm một lối thoát và hệ

quả là nó chỉ tạo ra những ảo tưởng mới. Nhưng nếu cái trí

ý thức đầy đủ về sự đau khổ và không tìm cách trốn chạy,

thì chính ý thức ấy đánh tan ảo tưởng; sự sáng suốt ấy là sự

thấu hiểu. Vậy thay vì hỏi, làm cách nào để giải thoát tư

duy khỏi sự sợ hãi và nhu cầu, bạn hãy ý thức về sự đau

khổ. Sự đau khổ là tín hiệu về tình trạng bị qui định của cái

trí, và nếu chỉ giới hạn ở sự trốn chạy thì chỉ làm tăng thêm

sự hạn hẹp. Ngay trong lúc đau khổ, hãy bắt đầu trở nên

sáng suốt; khi ấy cái trí chính nó sẽ nhận biết bản chất hão

huyền của sự trốn chạy, của những kí ức tự vệ và những lợi

ích cá nhân.

*******************************

Hỏi: Chúng ta có cần phải tôn trọng nhiệm vụ phải

hoàn thành không?

Krishnamurti: Ai đã đặt câu hỏi này? Đây không phải

một người đang tìm kiếm sự thấu hiểu, chân lí, mà là một

người có cái trí chất chứa đầy những sợ hãi, những truyền

thống, những lí tưởng và sự trung thành với chủng tộc. Một

cái trí như vậy khi tiếp xúc với vận động của cuộc sống, sẽ

tạo ra cho chính nó những va chạm và phiền não.

*******************************

Hỏi: Những người lớn phải chăng họ có lỗi là bóc lột

khi họ đòi hỏi ở lớp trẻ sự kính trọng và vâng lời?

Krishnamurti: Bày tỏ sự kính trọng đối với những

người có tuổi, nói chung là một thói quen. Sự sợ hãi có thể

bao hàm hình thức của sự sùng bái. Tình thương không thể

trở thành một thói quen, một thủ tục. Người có tuổi không

tôn trọng lớp trẻ và lớp trẻ cũng không tôn trọng những

người già, mà chỉ có những biểu hiện của quyền uy và thói

quen của sự sợ hãi.

Viêc sắp xếp, tổ chức những câu nói, sự vun trồng, trau

giồi lòng tôn kính, không phải là văn hoá đích thực, mà chỉ

là những cái bẫy cho những kẻ không suy nghĩ. Tâm trí

chúng ta đã trở thành nô lệ cho những giá trị quen thuộc

đến mức chúng ta đã đánh mất cả tình thương và sự kính

trọng sâu sắc đối với sự sống con người. Nơi nào có bóc

lột, ở đó không thể có sự tôn trọng nào đối với nhân cách.

Nếu bạn đòi hỏi sự tôn trọng đơn giản chỉ vì bạn lớn tuổi

và bạn có uy quyền, đó là sự khai thác.

*******************************

Hỏi: Nếu một người đang trong tình trạng ngu dốt hay

hoang mang về vấn đề anh ta phải làm gì, có cần một

"minh sư" để giúp đỡ anh ta không?

Krishnamurti: Ai có thể giúp bạn vượt qua sự trống

rỗng cháy bỏng của cuộc sống ngày thường? Dù có vĩ đại

đến đâu, một người có thể nào giúp bạn thoát ra khỏi sự rối

ren ấy? Không thể được. Sự rối loạn ấy tự nó tạo ra chính

nó; sự hỗn loạn ấy là kết quả của những ý chí xung đột

nhau. Ý chí là sự ngu dốt.

Tôi biết rằng việc theo đuôi những minh sư, những nhà

huấn luyện, hướng dẫn, những bậc thầy, là môn thể thao

mà nhiều người tập trong phòng của họ, môn thể thao của

những người không suy nghĩ trên toàn thế giới. Họ nói:

Làm sao chúng ta có thể ngăn chặn sự xáo trộn của tình

cảnh khổ cực và tàn ác này, nếu như những người được tự

do đầy trí tuệ không đến giúp chúng ta để cứu chúng ta ra

khỏi phiền não? Hoặc là họ tạo ra trong trí một hình ảnh về

một vị thánh yêu thích và đem tất cả những nỗi khổ của họ

quàng vào cổ vị thánh ấy. Hoặc là họ tưởng rằng một người

hướng dẫn siêu hình nào đó luôn chăm chút cho họ và bảo

cho họ phải làm gì, phải hành động như thế nào. Tìm kiếm

một "minh sư", một bậc thầy là dấu hiệu trốn tránh cuộc

sống.

Sự dập khuôn là cái chết. Đó chỉ là hình thành một thói

quen, tăng cường sự vô ý thức. Đã bao lâu chúng ta chứng

kiến một cảnh tượng kinh khủng và tàn ác và chúng ta lánh

xa! Chúng ta nhìn thấy cảnh nghèo đói, tàn bạo, suy đồi

dưới một hình thức; đầu tiên điều đó làm chúng ta run lên,

rồi sau đó chúng ta trở thành vô ý thức.

Chúng ta thích nghi với môi trường của mình, chúng ta

nhún vai và tự nhủ: chúng ta có thể làm gì được? Đó là

cuộc sống. Như vậy chúng ta huỷ hoại tính nhạy cảm của

mình đối với cái xấu, sự bóc lột, sự tàn bạo và đau khổ

đồng thời chúng ta cũng huỷ hoại khả năng nhận biết và sự

cảm nhận thích thú sâu sắc về cái đẹp. Như vậy sự cảm

nhận tàn tạ dần dần.

Thói quen dần dần bóp chết tư duy. Hãy quan sát hoạt

động tư duy của chính mình và bạn sẽ thấy nó tự hình

thành do những thói quen kế tiếp như thế nào. Như vậy cái

ý thức trở thành vô ý thức, và thói quen làm chai cứng cái

trí bởi ý chí và kỉ luật. Bắt buộc cái trí khuất phục kỉ luật

bằng sự sợ hãi mà chúng ta thường hiểu nhầm là tình

thương, điều đó gây ra thất vọng.

Vấn đề về các minh sư xuất hiện khi bạn đi tìm kiếm

sự tiện nghi, khi bạn mong muốn sự hài lòng. Không có sự

tiện nghi mà có sự hiểu biết, không có sự hài lòng mà có sự

nảy nở.

*******************************

Hỏi: Dường như ngài đưa ra một định nghĩa mới về ý

chí, một phẩm chất thiêng liêng trong con người, tôi nhận

thấy ngài coi nó như một trở ngại. Có phải vậy không?

Krishnamurti: Bạn hiểu ý chí như thế nào? Phải chăng

đó chẳng phải là một sự chế ngự, chinh phục, một cố gắng

quyết định? Bạn cần chinh phục cái gì? Những thói quen

của bạn, những sự chống đối phát triển bởi nỗi lo sợ, sự

xung đột của những ham muốn, cuộc đấu tranh của những

mặt đối lập, sự thất vọng bởi những người xung quanh bạn.

Khi ấy bạn phát triển ý chí; ý chí hiện hữu, trong toàn bộ ý

nghĩa của nó, chỉ là một quá trình chống đối, một quá trình

chế ngự, thúc đẩy bởi nỗi khao khát tự vệ.

Thực ra ý chí là một sự cần thiết hão huyền của sự sợ

hãi, nó không phải là một phẩm chất thiêng liêng, nó chỉ là

sự kéo dài của những kí ức tự vệ. Vì bạn lo sợ nên bạn

muốn trở thành không thể tổn thương (không nhạy cảm)

bởi tình thương, với chân lí; và sự phát triển của quá trình

tự vệ, ta gọi nó là ý chí. Ý chí bám rễ trong sự vị kỉ. Cái ý

chí hiện hữu, ý chí trở thành hoàn hảo, ý chí thành công, ý

chí thâu đoạt, ý chí tìm thấy Thượng đế, tất cả cái đó được

thúc đẩy bởi lòng vị kỉ.

Khi hành động của sự sợ hãi, của tham vọng, của sự an

toàn, của phẩm hạnh cá nhân và của tính cách, chịu rút lui

trước trí tuệ, khi đó bạn sẽ biết sống một cách viên mãn,

toàn vẹn, không có sự đấu tranh của ý chí.

Ý chí chỉ là sự kích thích dai dẳng của những kí ức tự

vệ, kết quả của sự ngu dốt và sợ hãi được cá nhân hoá. Sự

chấm dứt ý chí không phải là cái chết, nó chỉ là sự chấm

dứt của ảo tưởng phát sinh từ ngu dốt. Chỉ có hành động

cởi bỏ khỏi nỗi lo sợ và những tương quan hài hoà và sáng

tạo giữa người này với người khác, giữa cá nhân và xã hội.

Ngày 28/12/1936

END

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro