bandapvaphanh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

IV-Hệ Thống Dẫn Động Chính Của Bàn Đạp Và Phanh.

1.Mục đích :

            Điều khiển bằng tay hệ thống áp suất phanh.

2.Các thành phần:

            + Bàn đạp cánh lái hướng của phi công trưởng và phi công phụ.

            + Tay đòn điều khiển đứng.

            + Đòn khuỷu dưới.

            +Cần điều khiển lực phía sau.

            + Cụm bàn đạp phanh dẫn động khuỷu

            +Dây cáp

            +Cần điều khiển nằm ngang

3.Vị trí:

Bàn đạp bánh lái hướng ở phía trên sàn của buồng lái. Cần điều khiển đứng kéo dài xuyên qua sàn vào thiết bị trung tâm phía trước.

Dây cáp phanh nối với dây cáp của cơ cấu dẫn động bàn đạp chính xuyên qua bên cạnh thân máy bay với bộ càng chính.

4.Mô tả chức năng:

            Có 2 bàn đạp điều khiển cơ cấu dẫn động bàn đạp.

Bàn đạp điều khiển thông qua cần điều khiển đứng đến đòn khuỷu dưới. Các đòn khuỷu này nối với cụm bàn đạp phanh dẫn động khuỷu và dây cáp từ cần điều khiển lực phía sau.

Cần điều khiển nằm ngang nối với bàn đạp trái và phải với nhau.

V-Hệ Thống Van Định Lượng

1.Mục đích:

Điều khiển áp suất phanh.

2.Chi tiết :

Mỗi van có các chi tiết sau:

            +Van khởi động

            +Van định lượng thông thường.

            +Van định lượng dự phòng.

3.Vị trí:

            Van thông thường/dự phòng nối với mỗi loại khác để tạo ra cụm van định lượng phanh. Có 1 van định lượng cho mỗi khoang chứa càng chính.

VAN ĐỊNH LƯỢNG PHANH

Trên van định lượng phanh ở phanh thông thường và phanh dự phòng hầu như giống nhau. Chúng lắp với nhau trên cùng 1 trục.

Van định lượng phanh thông thường sử dụng hệ thống thủy lực phải và áp suất tích áp cho hệ thống phanh thông thường.

Van định lượng phanh dự phòng sử dụng áp suất thủy lực trung tâm/dự trữ cho phanh dự phòng khi áp suất hệ thống thủy lực bên phải xuống thấp.

Bàn đạp phanh ra lệnh điều khiển cho van định lượng phanh thông qua dây cáp và các cơ cấu khác.

Khi trục INPUT SHAFT quay thì cuộn dây định lượng chuyển động gửi tín hiệu tới phanh và hộp phản hồi.

BỘ TÍCH ÁP PHANH

Mục đích:

Bộ tích áp phanh hỗ trợ áp suất phanh để hệ thống phanh thủy lực thông thường nếu không có nguồn nào khác hoạt động. Nó cũng là 1 dạng nguồn áp suất cho hệ thống phanh tay khi hệ thống thủy lực trung tâm và bên phải tắt.

Thành phần :

            + Bộ tích áp phanh.

            +Van nạp.

            +Bộ biến đổi áp suất.

            +Chỉ thị áp suất(buồng lái)

            +Bộ đo áp suất.

Vị trí:Nằm trên thanh đòn bên phải của bộ bánh càng chính.

Bộ tích áp chỉ thị nằm trên kênh chỉ thị P1 bên trái phía trước dưới nguồn sáng của phanh.

Mô tả vật lý:

Bộ tích áp là dạng nạp khí với một piston di động có dòng chất lỏng và khí độc lập với nhau. Nó được nạp 1000psi và thể tích là 600 in3. Hệ thống thủy lực bên phải làm tăng bộ tích áp.

Bộ chuyển đổi tích áp phanh gửi tín hiệu áp suất đến bộ hiển thị áp suất trong buồng lái.

Khi áp suất trong bình tích áp được nạp đầy, hệ thống tích áp phanh hỗ trợ đủ áp suất cho tất cả các phanh và duy trì trong khoảng 8 giờ

VI-Hệ Thống Phanh Tay

1.Mục đích:

Dùng áp suất phanh hiện tại để giữ phanh của càng chính hoạt động giúp máy bay đứng yên.

Trạng thái nguồn sáng phanh trên càng mũi thông điệp bộ nhớ PARKING BRAKE SET hiển thị điều kiện của hệ thống phanh hãm

2.Thành phần:

Hệ thống phanh tay có các phần sau:

+Tay đòn phanh tay.

+Chốt cơ khí phanh tay.

+Công tắc chốt phanh tay.

+Van phanh tay

+Công tắc vị trí bàn đạp

+Công tắc đo áp suất phanh.

+Đèn hiển thị trạng thái phanh.

3.Nguyên lý làm việc

Khi đẩy bàn đạp phanh và kéo tay đòn phanh tay, chốt cơ khí sẽ chốt  bàn đạp phanh ở vị trí phanh.

Công tắc chốt phanh tay gửi tín hiệu để đóng van phanh tay. Chúng cũng gửi tín hiệu đến AIMS ở bộ chỉ thị buồng lái.

Công tắc vị trí bàn đạp và công tắc đo áp suất phanh gửi tín hiệu tới bộ chỉ thị trạng thái đèn phanh trên càng mũi. Các đèn này hiển thị cho người ở mặt đất biết trạng thái của phanh.

4.Các thành phần trong hệ thống phanh tay

a, Tay đòn phanh tay

Ø  Mục đích

            Dùng để di chuyển chốt cơ khí để khóa phanh trong vị trí được áp dụng.

Ø  Vị trí

            Nằm phía sau thiết bị điều khiển con trỏ bên phải đế điều khiển P10.

Ø  Hoạt động

            Để cài đặt phanh tay, đẩy bàn đạp phanh của phi công trưởng sang hết vị trí được áp dụng. Trong khi giữ vị trí bàn đạp, kéo lên về phía sau tay đòn phanh tay. Áp suất bàn đạp tăng. Điều này giữ cho bàn đạp ở vị trí được áp dụng.

Tay đòn ở vị trí kéo lên và phía sau khi phanh tay đã được cài đặt.

Để giảm phanh tay, đẩy bàn đạp. Tay đòn di chuyển đến vị trí phía dưới

Chốt cơ khí phanh tay, và chốt, và vị trí công tắc bàn đạp

Mục đích:

Chốt cơ khí phanh tay khóa các bàn đạp phanh trong vị trí ứng dụng.

Có các phần sau:

+latching pawls

+pawl stops

+latch spring

Hai công tắc chốt phanh tay điều khiển van phanh tay và bộ chỉ thị phanh tay.

Hai vị trí  bàn đạp điều khiển ánh sáng phanh.

Ø  chức năng:

Khi đạp bàn đạp phanh và kéo phanh tay lên thì chốt hãm giữ phanh ở vị trí ứng dụng. Chốt hãm ăn khớp dừng phanh bên trái và bên phải phía dưới đòn khuỷu.

Công tắc chốt phanh gửi tín hiệu để đóng van phanh tay. Chúng cũng gửi dữ liệu vị trí đòn bẩy đến AIMS và hệ thống phanh điều khiển BSCU để điều khiển và chỉ thị

Lò xo ở chốt kéo chốt hãm lên và nhả chốt phanh tay khi đẩy bàn đạp về phía trước. Khi nhả bàn đạp phanh, công tắc chốt phanh gửi tín hiệu để mở van phanh tay.

Vị trí công tắc bàn đạp bật ánh sáng phanh khi cả hai bàn đạp phanh không ở vị trí ứng dụng.

b,Bộ chuyển đổi áp sất phanh:

Ø  Mục đích:

Bộ chuyển đổi áp suất phanh điều khiển đèn phanh bật khi máy bay ở trên mặt đất.

Ø  Vị trí:

Bộ chuyển đổi áp suất phanh phải nằm phía trước mặt của bánh càng chính phía dưới phanh tự động bên phải và van đo phanh.

Bộ chuyển đổi áp suất phanh trái nằm phía trước bên trái bánh càng chính tương tự bên phải

   chức năng:

Khi bộ cảm biến bên phải và trái chỉ áp suất phanh ở mức cao, chúng sẽ bật đèn của phanh.

c.Van phanh tay:

Ø  Mục đích:

Van phanh tay đóng để ngăn áp suất tích áp phanh lọt qua bộ van chống trượt thông thường.

Ø  Vị trí:

Van phanh tay nằm trên thanh dầm càng chính ngoài cơ cấu càng chính. Nó nằm bên ngoài và sau của bộ van chống trượt thông thường.

Ø  Mô tả vật lý:

Van là dạng motor chổi quét điều khiển van. Nó làm vô hiệu hóa chuyển động của van.

Ø  chức năng:

Khi van phanh tay đóng, nó khóa đường hồi của bộ chống trượt. Điều này ngăn áp suất hệ thống phanh giảm bị gây ra bởi sự rò rỉ trong bộ van chống trượt thông thường.

Bộ chuyển đổi bên trong của van gửi thông tin vị trí đến BSCU và điều khiển phanh tay đóng 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro