bangk44_Truyện Cổ Tích 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bơ Lô Đu Lơ Hay Truyện Trầu Cau

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Ngày xửa, ngày xưa có một người đàn bà Catu sinh được mười cô con gái, cô nào cũng xinh đẹp. Một hôm, người mẹ vào rừng sâu chặt củi, tự nhiên mất cái rìu. Nhìn quanh, bà chẳng thấy ai. Trông lên cao, bà thấy một con rắn hổ mang đang quấn lấy cành cây. Bỗng nhiên con rắn biến mất và trước mặt bà hiện ra một chàng trai trẻ khôi ngô tuấn tú.

Bà già hỏi:

- Anh có thấy cái rìu của tôi ở đâu không?

Chàng trai trả lời không biết. Nhưng bà già lại bảo:

- Chắc anh lấy cái rìu của tôi rồi. Bởi vì ở đây ngoài tôi và anh ra có ai nữa đâu.

- Thế nếu tôi tìm được rìu cho bà thì bà trả công tôi cái gì nào?

Bà già hứa sẽ trả công chàng trai nhiều của cải, nhưng chàng trai không chịu nhận. Chàng nói:

- Nếu bà gả con gái cho tôi, tôi sẽ trả lại chiếc rìu cho bà.

Nhìn thấy chàng trai khỏe mạnh, xinh đẹp, bà già suy nghĩ một lát rồi gật đầu. Trưa hôm ấy, về nhà, người mẹ gọi các con lại và bảo:

- Con nào thương mẹ hãy nghe lời mẹ lấy anh Rắn để anh trả lại rìu cho mẹ. Có rìu thì mới có củi. Anh Rắn ở gần đây. Con nào ưng thì đến ở với anh ấy.

Các cô gái, cô nào cũng muốn vui lòng mẹ nên ưng thuận. Sáng hôm sau, các cô đến nhà anh Rắn. Lạ thay cô thứ nhất, cô thứ hai, cô thứ ba... cho đến cô thứ tám, cô thứ chín, cô nào đến nhà anh Rắn cũng gặp ngay một con rắn hổ mang rất lớn. Thấy rắn thổi phì phì, cô nào cũng khiếp vía chạy về nhà xin mẹ đừng bắt mình lấy anh Rắn.

Khác với các chị, cô gái út tên là Bum Viêm đến chỗ ở của anh Rắn thì gặp một chàng trai trẻ đẹp. Cô ở lại đó sống với chàng. Hàng ngày, Bum Viêm ở nhà trông nhà, còn chàng Rắn đi bắt thú đem về làm thịt và hai người cùng ăn. Được ít lâu, Bum Viêm sinh được một đứa con trai.

Các cô chị thấy em mình ở với rắn sung sướng quá, liền kéo đến dò la.

- Chồng mày thương mày lắm phải không? Thế chồng mày có hôn hít mày không?

Bum Viêm thật thà trả lời:

- Chồng em chẳng hôn hít em đâu.

- Thế thì chồng mày không thương mày đâu. - Tất cả các cô đều bảo Bum Viêm như vậy.

Thế là cô út đâm suy nghĩ về chồng mình. Chồng cô bảo vợ:

- Không phải anh không thương em nhưng vì trong mồm anh có cái răng độc nên không hôn em được. Nếu anh hôn em, em sẽ chết ngay lập tức.

Nghe chồng nói cũng có lí, nhưng Bum Viêm vẫn không chịu vì các chị đã nói rằng không hôn là không thương.

Bị vợ nghi ngờ, chàng Rắn bèn đi lấy gỗ đóng một chiếc hòm và bảo Bum Viêm.

- Vậy thì anh sẽ hôn em, em sẽ chết và anh sẽ chôn em trong hòm này.

Sau đó, chàng Rắn hôn vợ suốt cả buổi chiều. Đến tối, Bum Viêm chết.

Chàng Rắn bèn bỏ xác Bum Viêm vào hòn đá và mang đi chôn. Khốn nỗi, chôn ở sông chàng sợ cá ăn, chôn ở bờ lại sợ bị đào lên. Chỗ nào cũng có con nhông, con đà chực ăn xác Bum Viêm. Chàng Rắn phải chờ đến nửa đêm cho cá ngủ mới dám đem hòm thả xuống sông.

Trên sông có ông Na và ông Rế đơm cá. Đêm ấy, cá ngủ cả, chỉ có nước chảy mà thôi. Xác Bum Viêm trôi vào đó đơm cá của ông Na. Sáng hôm sau khi ra xem đó, ông Na thấy cái hòm bèn mở ra xem. Thấy xác Bum Viêm vẫn tươi đẹp như người còn sống, ông Na đem Bum Viêm về nhà rồi mời một bà già đến hút hết máu độc trong người nàng. Bum Viêm dần dần sống lại. Bum Viêm kể lại chuyện cho ông Na nghe. Để trả ơn cứu sống, nàng lấy ông Na làm chồng và một năm sau thì sinh được một đứa con trai.

Một ngày kia, người chị của Bum Viêm đi chơi dọc bờ sông gặp lại em gái, hỏi ra mới biết em mình đang ở với ông Na. Cô chị về kể chuyện với bà mẹ. Bà mẹ lại đến nói với chàng Rắn. Mừng mừng, tủi tủi, chàng Rắn lao vút đến nhà ông Na khoét nóc nhà dòm xuống. Thấy rắn, đứa con trai chạy lại gọi cha mẹ đến xem thì rắn lại bỏ đi mất.

Ông Na và Bum Viêm lấy nhau đã đẻ con nhưng chưa làm lễ cưới. Gần ngày cưới, ông Na đi tìm chàng Rắn và mời chàng đến dự đám cưới của mình. Chàng Rắn hứa với ông Na thế nào cũng đến sự. Đoán biết khi gặp mặt, chàng Rắn và ông Na sẽ đánh nhau, Bum Viêm vào rừng kiếm mấy gói thuốc giấu sẵn trong người để khi cần sẽ dùng đến.

Đúng như Bum Viêm dự đoán, vào ngày cưới, ông Na và chàng Rắn đánh nhau kịch liệt. Hai người đánh nhau suốt từ lúc mặt trời còn ở trên đỉnh đầu cho đến nửa đêm mà không ai thắng ai. Thấy cả hai người cùng xây xát, Bum Viêm đem thuốc ném cho cả hai. Gói thuốc thứ nhất đụng vào người chàng Rắn, tự nhiên chàng hóa thành một cây cau. Gói thuốc thứ hai đụng phải ông Na, ông liền biến thành một tảng đá vôi trắng nằm sát bên cây cau. Bum Viêm thấy vậy chạy ra ôm cây cau, nàng bỗng nhiên hóa thành dây trầu gốc mọc trên tảng đá và thân leo lên tận ngọn cau. Hai đứa con của chàng Rắn và ông Na chạy đến nhặt gói thuốc thứ ba tức khắc biến thành cái cối giã trầu. Dân làng đến xem đều bị biến thành những cây chay to lớn, tươi tốt.

Có một mụ Cơ Rúa đi xúc tép mò cá tạt ngang qua vùng này. Mụ hái lá trầu ăn với quả cau, nhổ nước vào đá, đá rực lên màu đỏ thắm. Mụ lại lấy trầu, cau, đá vôi ăn thử với vỏ chay. Lúc mới nhai, mụ cảm thấy cay cay, một lúc sau môi tươi lên, hồng rồi đỏ. Ai đi qua trông thấy cũng khen môi Cơ Rúa đẹp quá. Nghe dân làng hỏi tại sao môi lại đẹp thế, mụ Cơ Rúa thật thà kể lại chuyện cho dân làng nghe. Từ đấy, dân làng đều biết ăn trầu cau. Ông già bà lão thì bỏ trầu cau vào cối giã nhỏ mới ăn.

Người Catu ăn trầu, người Kinh cũng bắt chước ăn trầu. Tin đến tai nhà vua. Vua sai quân lính đi tìm cho được mụ Cơ Rúa. Mụ kể lại chuyện cho vua nghe và mụ được vua phong làm hoàng hậu. Vua lại cho lính đến đào cây cau, dây trầu đem về, nhưng đào mãi mà dây trầu vẫn không hết. Vì vậy, ngày nay, đâu đâu cũng có trầu cau.

Kết Thúc (END)

Lưỡi Dao Thần

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Xưa kia, có một em bé ở đợ chăn trâu cho nhà giàu. Đàn trâu nhà này đông lắm, không ai chịu cho em chăn chung. Quanh năm em phải một mình chăn riêng đàn trâu, giữa chốn rừng hoang, đồng vắng. Chẳng có ai trò chuyện. Đến bữa, tuy nắm cơm của mình đã ít ỏi, em cũng bẻ đôi, lấy một nửa vãi ra cho lũ chim ăn cho vui.

Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trầu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy. Lo mất trâu, sợ chủ đánh, em liền theo bờ sông ngược lên, đi tìm. Đến chỗ con sông khúc, nước xoáy tròn như chong chóng, hai bên bờ có nhiều cây lạ, hoa thơm, cỏ non tươi tốt, thì gặp đàn trâu. Đúng trưa, mặt trời đỏ rực như một chậu lửa. Nóng quá, em xuống sông tắm. Có một con rùa nước chỉ bằng quả trứng, bị hòn đá to đè lên một chân. Con rùa quẫy mài mà không sao rút chân ra được. Em bé thương con rùa, đến vần hòn đá cứu sống nó. Từ đó trở đi, hôm nào em cũng đuổi trâu đến đấy. Vì cây cỏ chỗ này tươi tốt bốn mùa.

Ngày tháng trôi qua, đàn trâu đã trông gấp đôi. Em bé cũng đã trở thành một chàng trai khoẻ mạnh. Một hôm chàng trai đang ngồi dưới bóng cây, vãi cơm cho chim ăn, bỗng nghe gió thổi ào ào, cỏ cây bốn bên ngã rạp. Chàng nhìn lên trời, thấy ba chị em cô tiên vạch mây bay xuống. Ba cô tiên đáp xuống chỗ xoáy nước cởi áo để bên bờ, rồi cùng lội ra tắm. Ba cô đều đẹp, nhưng cô út xinh nhất. Chàng chăn trâu muốn lấy cô này làm vợ, liền lẻn ra lấy bộ xiêm áo của cô rồi vào bụi ngồi. Mặt trời đã đứng bóng. Các cô tiên sắp sửa về cõi tiên, nhưng cô tiên út bị mất xiêm áo, ngồi trong bụi cây, cô tiên cả vỗ tay ba cái. Chiếc áo liền bay vụt ra, còn chàng chăn trâu thì nằm lăn ra chết. Từ hôm ấy trở đi, khi mặt trời tròn bóng, ba cô tiên đều xuống đây tắm. Còn xác chàng chăn trâu thì đã thối rửa, hoá bọ, hoá giòi. Có một con giòi rẽ đám, bỏ ra, rơi xuống sông, gặp con rùa bị đá đè, được chàng chăn trâu cứu dăm năm về trước, cũng đang luẩn quẩn ở đây.

Con rùa này là con vị Thủy thần, khi đi chơi, bị mắc cạn, nhờ ơn cứu sống, con rùa chờ dịp đáp đền. Hôm nay, con rùa biết chàng chăn trâu bị chết, nên đến đây cứu. Trông thấy con giòi rơi, rùa đến ngửi hơi, biết là chàng chăn trâu đang chết ở đây. Rùa bò lên bờ, tìm được. Nó nhỏ vào cái thây chết ba giọt nước bọt. Chàng chăn trâu sống lại, ngồi thẳng lên, người khoẻ mạnh gấp mấy lần trước kia. Rùa bảo chàng:

- Ơn người, ta đã đền rồi! Nay ta bảo cho thêm một cây thuốc sống. Giữ cây thuốc sống này bên mình, người sẽ sống mãi. Có ai chết, lấy cây thuốc này chỉ vào người chết sẽ sống lại.

Nói xong, rùa biến mất. Chàng chăn trâu chưa hết ngơ ngác bàng hoàng, đã thấy cây thuốc trước mắt. Cây thuốc chỉ bằng que tăm, xanh như lá mạ, hai đầu bằng nhau, chẳng biết đâu là gốc đâu là ngọn. Chàng xé vải áo cài cây thuốc vào. Ba cô tiên lại vạch mây bay xuống. Tưởng không còn ai, cả ba cô vứt bừa khăn áo trên bờ, chạy ùa xuống nước. Có cây thuốc sống chàng trai chẳng sợ chết nữa, đi thẳng đến lấy chiếc áo của cô thứ ba cắp vào nách, đứng nhìn. Ba cô tiến trông thấy, chạy ùa lên bờ, vỗ tay, hoá phép. Chàng vẫn đứng trơ trơ. Hai cô chị sợ quá, vội vàng tranh lấy áo mặc, bay về trời. Còn cô thứ ba ở lại, làm vợ chàng chăn trâu.

Lấy được người vợ xinh đẹp, nhưng chàng chăn trâu vẫn sống trong cảng nghèo nàn. Tuy vậy, vợ chồng ăn ở hoà thuận. Sau một năm, hai người đã sinh một đứa con trai. Một hôm, vào giữa mùa cây, chàng đuổi trâu đi chăn. Vợ chàng ở nhà, trút bồ thóc ra phơi. Trông thấy chiếc áo tiên chiếc áo tiên chồng giấu dưới đáy bồ, cô vợ đem ra ướm thử. Đi đã lâu, cô tiên nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ chị, nhớ cả làng tiên, nên bay vút lên trời. Khi đuổi trâu về, thấy nhà vắng, con khóc, bếp không có lửa, chàng chạy vào tìm chiếc áo tiên, thì chiếc áo đã mất. Biết vợ đã về trời, chàng đứng ngồi không yên. Thương xót, khóc kể... Chàng bế con đi tìm vợ, không biết bao giờ mới trở lại nhà cũ cảnh xưa. Trước khi đi, chàng bế con đến thăm lại chỗ xoáy nước. Con rùa lại chờ chàng ở đó. Rùa cho chàng thêm hai viên thuốc, một thanh đao, và dặn:

- Thuốc phải uống ngay mỗi người một viên. Còn thanh đao thì chớ để mất. Bao giờ gặp tai biến, đao sẽ tự giải nguy.

Chàng chăn trâu cho con uống một viên thuốc. Đứa bé mới biết ngồi, bỗng to lớn khoẻ mạnh hơn cha. Chàng uống luôn viên thuốc còn lại. Người chàng cũng cao hơn, khoẻ hơn trước kia năm bảy lần, đủ sức đi cùng trời cuối đất. Chàng liền đeo vào lưng, cầm cây thuốc sống trong tay, đưa con đi thẳng về hướng mặt trời mọc.

Đi được ba tháng, cha con chàng gặp một con rác. Con rác cao như bụi tre, chân to bằng chân cột đình. Rác thích ăn lươn sống. bắt hai cha con chàng đi tìm lươn cho nó ăn. Nó bảo:

- Nếu cha con mày trốn, tao sẽ cắt đứt đầu. Trong vòm trời này, chỗ nào tao bay cũng đến, trốn đâu tao cũng tìm được.

Có cây thuốc sống trong mình, hai cha con chàng không sợ chết, nhưng biết không làm sao trốn khỏi đôi cánh to như mái đình của con rác, nên phải chịu nghe nó để lần hồi tìm kế thoát thân. Ngày ngày, hai cha con chàng chăn trâu phải ra đồng, bắt cho nó mấy giỏ lươn. Đến mùa mưa bão, nước ngập trắng đồng, không còn chỗ bắt lươn. Con rác đói, nuốt người bố vào bụng nó, mà không bị trầy da, rách thịt. Có sẵn cây thuốc sống trong người, chẳng biết ngạt, biết đau, chàng cựa quậy, cào xé trong ruột con rác. Bị đau, nó vùng vẫy, lăn lộn, giẫm quang một vùng cây rậm rạp. Cuối cùng, con rác phải chịu thua. Nó bảo:

- Tao không bắt mày đi tìm lươn nữa! Cha con mày muốn đi đâu thì đi...

- Mày chẳng làm sao hại được tao. Mày không thả tao cũng chả cần!

Chàng chui lên cổ con rác nói vọng ra những lời đó, rồi cào cấu mạnh hơn.

Con rác nài nỉ:

- Tao cho hai cha con mày hai cái lông của tao, nó rất cần cho những người đi biển.

Để con rác sống e cản trở đường đi, chàng rút dao cắt đứt ruột nó, rạch bụng chui ra, nhổ hai cái lông cánh, rồi đưa con đi tiếp về phía chân trời. Cha con chàng đi chẳng bao lâu đã hết đất, đến biển. Biển rộng mênh mông, nước xanh ngắt, sóng đập ào ào. Xung quanh vắng lặng, chẳng có người qua lại cũng chẳng có thuyền bè ngược xuôi. Hai cha con chàng đem thanh dao vào rừng đẵn một cây to, khoét ruột làm một chiếc thuyền. Người con lấy nước trầu của cha đang ăn sơn lên thành chiếc thuyền màu đỏ. Lại lấy hai cái lông của con rác cắm đứng lên, đợi gió. Hai cái lông to xoè rộng như hai cánh buồm. Chờ đến ngày nổi gió, hai cha con chàng đẩy thuyền ra biển. Gió mạnh, thuyền rẻ sóng chạy băng băng, nhanh hơn ngựa hay chạy trên đất liền. Mặc cho gió đổi hướng, con thuyền vẫn chạy theo ý định của hai cha con. Chạy qua bên kia biển, con thuyền gếch mũi lên không. Gió lại thổi mạnh. Chiếc thuyền bay bổng lên trời, bay thẳng đến động tiên. Tiên cha đang ngồi xem sách thấy thuyền lao vút đến, liền hỏi các con:

- Đứa nào xuống trần mắc nợ, để người trần lên quấy thiên cung?

Cô tiên thứ ba thú tội "Trót để nhớ thương cho một người chăn trâu nghèo khổ". Tiên cha nổi giận, truyền trói cô tiên ấy lại, rồi giục quân ra chặn đánh, không cho hai cha con chàng chăn trâu vào làng tiên.

Quân tiên đổ ra đông như một bầy ong, vây chặt chiếc thuyền. Anh chăn trâu xưa nay chưa hề biết chuyện cung kiếm, cũng như chưa bao giờ thấy quân hùng tướng mạnh, nay gặp quân nhà trời, người anh run cầm cập, một tay cầm dao, một tay ôm chặt "cây sống" vào người. Người con trai cũng chưa biết đánh chác ra sao, nên cứ cầm thanh dao nhìn qua, nhìn lại. Bỗng không biết từ đâu, có tiếng nói vọng đến tai anh: "Bao giờ quân nó đến gần, lật lưỡi dao lên, chúng nó sẽ đứt cổ, thủng bụng".

Anh vững dạ, cầm chắc thanh đao, mắt lăm lăm nhìn quân tiên tràn tới. Khi quân tiên còn cách mình ba bước, anh lật lưỡi dao lên. Tiên cha lại giục quân ra thêm. Nhưng quân tiên ra thêm bao nhiêu, cũng đều bị lưỡi dao thần giết chết.

Hai cha con chàng đi thẳng vào thiên cung. Quân tiên sợ trốn hết, chỉ còn cô tiên bị trói đứng đó. Chàng tiến đến cởi dây. Vợ chồng, mẹ con gặp nhau, vừa mừng vừa tủi. Cô dẫn con và chồng đến xin lỗi cha. Tiên cha hết phép hết quân nên phải bằng lòng để cho cô tiên út trở về trần gian. Chàng chăn trâu đưa vợ con trở lại chỗ chiếc thuyền. Chiếc thuyền bay thẳng một mạch từ thiên cung về biển, rồi từ biển vào đất liền, ngược theo một con sông trở về làng cũ.

Kết Thúc (END)

Ngày xưa, trong số các hung thần gây tai hại cho người Việt, có một thần tên là Na-Á. Vị thần này dữ tợn, lại có thêm một bà vợ dữ dằn không kém chồng. Hai ông bà Na-Á thường ở lẩn quẩn trong bóng tối, chẳng sợ điều gì, ngoại trừ sợ ánh sáng và sự ồn ào. Cuối năm và đầu Xuân, khi các vị thần tốt phò trợ dân gian phải về trời chầu Ngọc Hoàng, 2 ông bà hung thần Na-Á hay tác oai tác quái.

Ngày Tết, để trừ tai hoạ do 2 ông bà Na-Á gây ra, người ta đã bày ra chuyện đốt pháo ầm ỹ, ồn ào và chói sáng. Dân chúng cũng thắp nhiều đèn đuốc trong nhà và ngoài ngõ, để đuổi 2 hung thần này. Người ta tin rằng tiếng pháo nổ và mùi thuốc pháo có thể xua đuổi được 2 vợ chồng hung dữ đó, để họ khỏi đến gieo chuyện chẳng lành ngày đầu năm.

Kết Thúc (END)

Đôi Giày Bát - Kết Tự Đi Được

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Có một lần, đôi giày bát kết tự bước đi. Đã từ lâu đôi giày vốn của nhà vô địch chạy đua. Một hôm anh ta vứt vào sọt rác.

Thế là đôi giày quyết định đi lấy, và cả chạy nữa. Nhưng chiếc nọ lại chạy nhanh hơn chiếc kia. Chúng cãi cọ, đánh lộn và quật nhau bằng những chiết dây buộc.

Một con ếch la lên khi nhảy qua đấy:

- Dừng lại đi! Anh em sinh đôi mà lại đánh nhau, dại dột thế!

- Chị em sinh đôi chứ!* - Một chiếc giày cải chính.

Con ếch nói:

Ta đang có một chuyến đi xa, các bạn có thể giúp ta được không? Ta có cả hàng hoá mang theo nữa.

Những chiếc giầy bát kết nhận lời. Con ếch chất tất cả những chiếc va li nhỏ, xinh vào một chiếc giầy chạy chậm. Còn nó thì ngồi vào chiếc giầy kia, chiếc giầy chạy nhanh.

- Ta sẽ chỉ đường. Cứ đi đi!

Những chiếc giầy nẩy lên. Ban đầu chiếc giầy chạy nhanh còn chờ bạn đồng hành, nhưng rồi nó bực bội, nó bèn lấy hết hơi, hết sức vượt lên trước bỏ chiếc giầy đầy vali lại sau.

Ếch vội nói:

- Đừng chạy nhanh như vậy, nó không thuộc đường đâu!

Rồi chiếc giầy chở hàng bị lạc. Thế là con ếch bắt đầu khóc. Lại phải quay trở lại tìm chiếc giầy đáng thương kia. Mất bao nhiêu là thì giờ!

Đoạn, chúng theo đường cao tốc, vượt cả các xe du lịch và xe tải dưới con mắt ngơ ngác của những bác tài xế. Một toán cảnh sát tuần tra chặn lại giữa đường vì tốc độ quá lớn. Hơi đâu mất thì giờ! Những chiếc giầy vẫn cứ chạy nhanh.

Đã ba lần chúng nhầm đường; lại mất biết bao thời gian và để bù lại, chúng lại lao lên như sao băng.

- Dừng lại! "Các cô" đã chạy vào một sân vận động mất rồi! - Đột nhiên con ếch la lên.

Chúng nó không chịu nghe, vượt cả những vận động viên đang chạy. Quá chậm rồi. Chiếc giầy bát kết đã giành lấy vinh quang.

- Nó đã thắng 100 mét! Hoan hô! Một ủy viên giám khảo hô to. Nhưng còn một chiếc đâu? Đó, kia rồi! Ồ! Đây là những chiếc giầy của nhà vô địch thế giới chạy 100 mét! Tôi biết đôi giầy này mà. Nhưng dù sao cũng chưa đăng ký dự thi!

- Chắc ông ta đã ủy quyền cho những chiếc giầy của ông - một ủy viên khác nói - Với cả chú ếch và hàng hoá nữa.

Con ếch trả lời xuất sắc những câu phỏng vấn của các nhà báo. Nhưng trước đông đảo công chúng vây quanh ngưỡng mộ, nó chỉ hơi lúng túng, nói lắp bắp mà thôi. Những chiếc giầy bát kết lại cãi nhau, quật nhau bằng sợi dây buộc. Người ta nói đó là bức hoạ trực tiếp sinh động.

- Phải tiếp tục đi thôi! - Con ếch nói - Cuộc hành trình của tôi chưa kết thúc. Nhanh lên, ta phóng đi!

Đôi giầy bát kết thoát ra được và lại lên đường. Khi đến nơi con ếch rất buồn sẽ phải xa chúng. Nó nói:

- Ở lại đây với tôi. Các bạn làm tài xế cho tôi. Chúng ta sẽ cùng nhau đi thăm đất nước.

Những chiếc giầy bát kết thú vị nhận lời ngay.

Vậy thì, thưa các bạn thân mến, các bạn phải cẩn thận đấy. Nếu một ngày nào đó, các bạn thấy một đôi giầy bát kết bên lề đường thì cần phải xem xét kỹ nếu muốn ướm chân vào. Có thể có một chú ếch con đang ngồi trong đó.

Kết Thúc (END)

Cô Gái Vàng

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ngày xưa có một nguời thợ rèn nghèo, không có nổi một túp liều để ở. Vo con anh thường xuyên đói rét. Một hôm quá quẫn trí người thợ rèn đem mấy đồng tìên cuối cùng ra mua một đoạn dây thừng, định chấm dứt cuộc đời của mình.

Nguời thợ rèn vào rừng, tìm một cành cây to và treo sợi dây thừng lên. Trứơc khi cho đầu vào chiếc thòng lọng, bỗng nhiên anh ta thấy ở dưới đất hiện lên một người đàn bà da đen. Bà ta nói với người thợ rèn:

- Anh chàng thợ rèn ơi! Hãy dừng tay lại!

Người thợ rèn giật mình, buông dây thừng. Ngay lúc đó, người đàn bà da đen biến mất. Người thợ rèn không biết bà ta đi đâu, bèn cho đầu vào thòng lọng; liền đó người đàn bà da đen xuất hiện và lấy ngón tay đe doạ người thợ rèn:

- Ta đã nói với anh rồi, anh chàng thợ rèn tội nghiệp ạ! Anh phải sống chứ!

Nghe vậy, người thợ rèn tháo dây thừng quấn lại và quay về nhà. Trên đường về, anh ta tự nghĩ thầm là hiện nay ở nhà chỉ có đói khát đang chờ đợi anh. Tốt nhất là treo cổ chết còn hơn là phải chết đói! Bởi thế, người thợ rèn lại quay vào khu rừng tìm một cành cây to và ném sợ dây thừng lên, rồi buộc một chiếc thòng lọng.

Vừa lúc ấy, ở dưới đất lại xúât hiện người đàn bà da đen. Lần này, bà ta nghiêm khắc nói:

- Tại sao anh không nghe lời ta, hỡi anh chàng thợ rèn?

Người thợ rèn buồn rầu trả lời:

- Bà là ai mà tôi phải vâng lời bà? Gia đình tôi sắp chết cả rồi!

- Không phải chết đói cả đâu mà sợ! Tôi sắp sửa cho anh nhìêu tiền, nếu như anh muốn. Nhưng anh phải trả lại ta một cái gì trong nhà của anh mà anh chưa biết.

Quả thật, người đàn bà da đen đưa cho anh chàng thợ rèn một túi tiền. Túi quá nặng, khiến anh không thể nào vác đi một cách dễ dàng được. Anh vui vẻ cám ơn người đàn bà da đen rồi vội vã mang túi tiền về nhà.

Thấy người thợ rèn bước đi, người đàn bà dặn với:

- Anh thợ rèn ơi, đừng quên lời hứa đấy. Cái gì ở trong nhà mà anh chưa biết là thuộc về ta đấy nhé!

Người thợ rèn về đến nhà. Anh hồi hộp mở cái túi ra, thấy có rất nhìêu tìên vàng. Anh mừng rỡ không sao kể xiết.

- Cái túi tiền này đủ làm chúng ta sống hạnh phúc! Vợ người thợ rèn trông tiền vàng kêu lên và vui vẻ chỉ cho chồng thấy một đứa bé gái có mái tóc bằng vàng nằm trên tay: Đó là đứa con gái nhỏ của họ vừa mới ra đời. Trông thấy đứa bé, người thợ rèn buồn rầu, vì anh biết người đàn bà mong muốn điêu gì rồi.

Thấm thoát, đứa bé đã lên bảy tuổi và có tên là cô gái vàng. Một hôm, người dàn bà da đen đi chiếc xe ngựa cũng màu đen, đến nhà người thợ rèn.

- Ta đến đón con gái anh đây! - Bà ta vừa nói với người thợ rèn và lôi tay cô gái vàng lên xe ngựa. Mặc cho cha mẹ và chị gái các cô gái vàng khóc lóc, van xin, người đàn bà da đen vẫn không động lòng thương xót. Bà ta lấy roi đánh ngựa và chiếc xe đen chuyển bánh.

Người đàn bà da đen đưa cô gái vàng đi mãi, đi mãi. Họ đến một khu rừng rậm rạp và dừng lại trứơc một toà lâu đài màu đen đồ sộ. Bà ta nói với cô gái vàng:

- Trong lâu đài có một trăm căn phòng. Con chỉ được phép vào chín mươi chín căn phòng, trừ căn phòng cuối cùng, nếu con vào căn phòng thứ một trăm, con sẽ bị trừng phạt khủng khiếp. Bảy năm nữa ta sẽ quay lại đây kiểm tra sự trung thực của con.

Nói xong, người đàn bà da đen đi thẳng.

Cô gái vàng sống một mình trong lâu đài không đến nỗi khổ sở. Cô có đầy đủ thức ăn và chín mươi chín căn phòng. Cô không bước vào căn phòng thứ một trăm. Bảy năm đã trôi qua và cô không hề gặp tai nạn gì.

Một hôm, người đàn bà da đen đến và hỏi cô gái vàng:

- Con có vào thử căn phòng thứ một trăm không?

Cô gái vàng trả lời:

- Không ạ!

- Con ngoan lắm. Con đã biết nghe lời khuyên của ta. Bảy năm nữa, ta sẽ quay lại đây. Nếu con giữ được lời hứa, thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Nếu con bước vào căn phòng thứ một trăm thì con sẽ phải chịu những hình phạt khủng khiếp hơn cả cái chết đấy!

Người đàn bà da đen nói xong liền đánh xe đi và bảy năm sau mới quay lại lâu đài. Bảy năm lần thứ hai trôi đi rất nhanh. Ngày cuối cùng của kỳ hạn, người đàn bà da đen sẽ quay lại, cô gái vàng rất sung sướng vì cô đã vâng lời bà ta. Cô tin rằng, cô sẽ được bà ta trọng thưởng. Bỗng nhiên, cô gái vàng nghe thấy tiếng nhạc du dương.

- Ai chơi nhạc hay vậy?

Cô gái ngạc nhiên kêu lên. Cọ đi về phía tiếng nhạc và đến cửa căn phòng thứ một trăm, trong phòng vọng ra tiếng nhạc quyến rũ. Cô gái vàng như mất hồn, thẫn thờ mở cửa căn phòng và bỗng nhiên giật mình, đứng sững lại ở ngưỡng cửa. Trong phòng có mười hai người đàn ông da đen đang ngồi quanh bàn và người đàn ông da đen thứ mười ba đứng phía sau cánh cửa.

- Con bé kia! Con bé kia! Mày đã làm cái gì thế? Ai cho mày vào căn phòng này? - Gã đàn ông da đen thứ mười ba quát lên.

Cô gái vàng khiếp đảm, đứng nép vào cánh cửa và sợ hãi hỏi lại:

- Trời ơi, cháu phải làm gì bây giờ?

Gã dđµn ông da đen thứ mười ba gào lên:

- Mày không được nói với bất kỳ ai về chuyện chúng ta ở đây! Nếu mày không giữ mồm, giữ miệng thì mày sẽ phải chịu những hình phạt cực kỳ khủng khiếp! Thôi cút đi! Cút đi! Mày chỉ có câm lặng mới chuộc lại tội lỗi này của mày!

Cô gái vàng kinh hoàng đóng cửa lại. Ngay lúc đó, cô nghe tiếng xe ngựa ngoài sân. Người đàn bà da đen bước vào. Bà ta như đã đoán được chuyện gì, liền hỏi cô gái:

- Con đã nhìn thấy gì ở trong căn phòng thứ một trăm?

Cô gái vàng im lặng lắc đầu.

- Được rồi, nếu mày không muốn nói thì từ nay trở đi, mày sẽ trở thành một kẻ câm. Mày chỉ được phép nói với ta mà thôi!

Người đàn bà da đen đùng đùng nổi giận và đuổi cô gái vàng ra khỏi lâu đài.

Cô gái vàng ra đi mà chẳng biết mình đi đâu. Cô cứ bước đi hoài, cho đến bãi cỏ xanh. Cô ngồi xuống, nức nở khóc và thiếp đi vì mỏi mệt. Lúc ấy, nhà vua trẻ đang đi săn gần bãi cỏ. Ngài trông thấy cô gái vàng xinh đẹp đang ngủ. Nhà vua đem lòng yêu cô gái. Mặc cho cô gái bị câm, nhà vua cứ đưa về lâu đài của mình và phong nàng làm hoàng hậu.

Cô gái vàng sống hạnh phúc trong lâu đài nhà vua. Chưa đến một năm sau, cô sinh được một cậu con trai xinh đẹp, có mái tóc vàng và ngôi sao cũng bằng vàng trên trán. Cả lâu đài đều vui mừng vì có hoàng tử xinh đẹp. Ngay đêm ấy, người đàn bà da đen lần đến giường hoàng hậu và đe doạ:

- Nếu mày không thú nhận là mày đã vào căn phòng thứ một trăm, thì ta sẽ giết chết đứa bé này!

Nghe người đàn bà da đen nói vậy, cô gái vàng hoảng sợ. Nhưng cô chỉ im lặng lắc đầu, vì cô còn nhớ rõ lo đe doạ của gã đàn ông thứ mười ba trong căn phòng thứ một trăm.

Người đàn bà da đen liền mang đứa bé ra bãi cỏ giết đi, bà ta lấy máu của đứa trẻ, bôi lên miệng cô gái vàng, rồi mang xác đứa bé biến mất. Sáng hôm sau, cả lâu đài hoảng sợ vì không tìm thấy hoàng tử nhỏ ở đâu. Mọi người thấy máu dính trên miệng hoàng hậu. "Có lẽ bà ta đã ăn thịt con chăng?", những người hầu cận thì thầm nhận xét với nhau và chẳng có ai to gan nói lên những mối nghe ngờ đó. Nhà vua cũng chẳng thanh minh gì đựơc.

Năm sau, hoàng hậu sinh hạ một cô con gái có mái tóc vàng va có ngôi sao trên trán. Cả lâu đài vui mừng, nhưng ngay sau đó,ai cũng lo mất công chúa nhỏ. Nhà vua sai lính gác cẩn mật phòng hoàng hậu. Nhưng đều phí công. Đêm ấy, người đàn bà da đen lại xuát hiện. Bà ta doạ nạt hoàng hậu:

- Nếu mày không là mày đã vào căn phòng thứ một trăm, thì tao sẽ giết con bé này!

Hoàng hậu dàn dụa nước mắt và lắc đầu. Người đàn bà da đen lìên mang đứa bé ra bãi cỏ giết đi, bà ta lấy máu của đứa trẻ, bôi lên miệng cô gái vàng, rồi mang xác đứa bé biến mất. Sáng hôm sau, cả lâu đài khiếp sợ. Tin đồn hoàng hậu ăn thịt con đến tai nhà vua. Nhà vua đùng đùng nổi giận và ra lệnh trị tội cô gái vàng. Nhà vua sai người đốt cháy cô gái ngoài thành phố. Cô gái vàng chỉ biết khóc. Cô bị câm nên không nói được nỗi oan ức của mình. Chẳng có ai thương hại hoàng hậu, dù hoàng hậu khóc lóc.

Tên đao phủ dẫn cô gái ra chỗ hành quyết, thì người đàn bà da đen xúât hiện. Bà ta nói với cô gái:

- Hãy thú nhận là đã vào căn phòng thứ một trăm, nếu mày còn chối thì mày phải chịu tội chết!

Cô gái vàng vẫn trơ trơ như đá, cô chỉ lắc đầu để trả lời người đàn bà da đen.

Tên đao phủ trói cô gái vào cột và chất củi đốt. Khi ngọn lửa bùng cháy dưới chân cô gái vàng, thì người đàn bà da đen bỗng nhiên quát to:

- Dập tắt lửa đi! Dập tắt lửa đi!

Nghe thấy tiếng quát, mọi người kinh ngạc. Tên đao phủ dập tắt ngọn lửa và cởi trói cho cô gái vàng. Người đàn bà da đen mang hai đứa trẻ có mái tóc vàng và có ngôi sao bằng vàng trên trán ra. Bà trao hai đứa trẻ cho cô gái vàng và nói:

- Ta nguyên là một vị tiên nữ. Vì ta đã phạm tội, nên thượng đế đày xuống trần. Ta phải tìm ra một cô gái biết im lặng trong nhiều năm, dù cô ta có bị giết, vẫn không nói một lời. Ta đã tìm ra được con. Con xứng đáng là người cùng ta trải qua nhiều thử thách dưới trần gian. Hai đứa con của con vẫn còn sống. Hôm nay ta trao lại cho con. Đó là hạnh phúc của con và cả của ta nữa, vì con đã biết im lặng. Con đã giải thoát cho các con của con và cho ta.

Nói xong người đàn bà da đen đánh xe đi thẳng.

Nhà vua kinh ngạc, không dám tin vào mắt mình. Cô gái vàng vội kể lại cho nhà vua nghe câu chuyện. Nghe xong, nhà vua cho mời hai vợ chồng người thợ rèn và các anh, các chị cô gái vàng về lâu đài. Từ đó, họ chung sống với nhau đến trọn đời.

Kết Thúc (END)

Trộm Gặp Trộm

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ngày xưa, ở chợ Xuân thuộc tỉnh Hải Dương có một tên trộm nhà nghề rất tài tình. Khách qua lại ngủ trọ ở đây chẳng mấy mgười là thoát khỏi bị nó lấy trộm hành lý. Một hôm có một người khách ghé quán trọ ở chợ nghỉ lại, mở túi bạc ra đếm rồi đặt ở đầu giường kê làm gối.

Tên trộm tài danh biết khách có của, giả làm giống hệt mèo đuổi bắt chuột, mấy lần chạm vào chân khách. Người khách ngồi lên đuổi mèo đi, đến khi nằm xuống thì túi bạc đâu mất.

Thấy sẵn cái nơm bắt cá ở quán trọ, khách cầm lấy lặng lẽ ra đi. Lần theo tiếng chó sủa, khách tìm đến một ngôi nhà có đèn, ở trong hai vợ chồng đang đếm bạc. Khách tống cửa mở rộng ra rồi đứng ở ngoài lên tiếng đòi chia của. Tên trộm vác gậy chạy thẳng ra đường, đuổi theo người lạ. Khách nấp ở chỗ tối để lẻn vào nhà rồi thừa lúc bất ngờ lấy cái nơm cá thình lình chụp vào đầu tên trộm, đoạn cạy rương lấy túi bạc ra, theo đường tắt về quán trọ.

Đến sáng hôm sau, khách vừa ngủ dậy đã thấy tên trộm lễ mễ mang gà xôi đến ra mắt xin làm đàn em, tỏ vẻ kính phục nói rằng trên mười năm ăn trộm trong nghề, nay mới gặp người tài giỏi hơn mình. Khách vui lòng cho biết quá khứ oanh liệt của mình, và nó đã bỏ nghề từ lâu song đến nay phải ra tay chẳng qua chỉ để lấy lại số bạc đã mất, rồi khuyên tên trộm nên đổi nghề làm ăn, giúp ích cho đời.

Kết Thúc (END)

Bà Chúa Ngọc

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cáị Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưạ Năm ấy, đến độ dưa chín, sáng nào ra ruộng thăm, ông bà cũng thấy dưa bị hái trộm. Lạ một điều, chỉ có một quả dưa lớn nhất đẹp nhất là bị hái, nhưng kẻ trộm không ăn mà cũng chẳng mang đị Quả dưa còn nằm ở một chỗ trống, nhưng bưng lên đã thấy bị nẫụ

Thấy sự lạ, hai ông bà bèn bàn nhau cất công để ý rình. Rồi một đêm trăng sáng, họ đến nấp vào một bụi cây cạnh ruộng. Gần đến nửa đêm, bỗng đâu có cô gái trạc độ mười ba mười bốn tuổi tự nhiên hiện ra ở giữa ruộng dưạ Cô gái rón rén đi, nhìn ngắm từng quả dưa một, rồi sau đó, hình như đã chọn được quả ưng ý nhất thì cúi xuống hái lên. Cô ngắm đi ngắm lại mãi, rồi tìm ra một chỗ trống, tung quả dưa từ tay bên này sang tay bên kia, và cứ như thế, một lúc lâu, sau lại ôm lấy quả dưa mà ngắm nghía mãi không biết chán...

Đúng lúc ấy, từ chỗ nấp, hai ông bà chạy ùa cả ra, nắm ngay lấy tay cô gáị Còn cô gái, tuy không chạy trốn kịp nhưng cũng chẳng tỏ ra có chút gì sợ hãị Cô trả cho họ quả dưa, và khi được hỏi thì cô lễ phép trả lời: Cô là con nhà nghèo không còn cả cha lẫn mẹ, nhà cô ở cách đây rất xa và cô cũng chẳng nhớ được quê mình ở đâu nữa...

Thấy cô gái dễ thương, lại nghĩ mình không có con cái, nên ông bà bàn nhau nhận cô về làm con nuôi, rồi cả hai cùng nói với cô gái...

Còn cô gái, thấy cử chỉ, lời lẽ của hai ông bà đều chân thành thì cô im lặng lắng nghe và suy nghĩ, rồi sau đó nhận lờị

Cô theo họ về nhà. Sáng hôm sau, hai ông bà sửa lễ gia tiên, rồi hai bên chính thức nhận nhau là bố mẹ và con cáị Từ đấy trong ngôi nhà của họ, không khí vui vẻ đầm ấm hẳn lên. Hai ông bà hết lòng yêu thương chăm sóc cô, còn cô thì cũng rất mực yêu thương kính trọng bố mẹ.

Một hôm trời đổ cơn mưa lớn, nước lũ ở thượng nguồn tràn về mênh mang, khiến mọi người đều ở trong nhà không ai đi làm được cả. Bố mẹ cô, lẽ dĩ nhiên là rất lo lắng, mong sao cho nước mau cạn để cây cối khỏi bị chết úng, thì cô, do tính tình còn trẻ dại, lại thích nô đùạ Rồi cô xuống bên mé nước cậy đá lên, xếp chúng thành một hòn núi giả, lại đi tìm những cành lá gẫy cắm vào xung quanh, để chơi...

Thấy vậy, ông bà bực quá, nghĩ rằng con cái chẳng hiểu được lòng bố mẹ, bèn lên tiếng trách cứ rồi la mắng. Nào ngờ, cô gái thấy tủi thân quá, bèn lủi ra đầu hồi nhà, đứng khóc một mình. Một lúc lâu sau, nhân lúc bố mẹ không ai để ý, cô lại lén ra khỏi nhà, rồi men theo những dải đất cao, đi ra phía bờ biển. Cũng lúc ấy, dập dềnh bên mé nước có một cây gỗ kỳ nam, không biết trôi từ đâu đến. Cô gái còn khóc hồi nữa, rồi nhìn quanh nhìn quẩn, thấy mình hoàn toàn lẻ loi, cô đơn, cô bèn nhảy luôn lên cây gỗ, và một điều kỳ lạ xảy ra: Cô gái đã nhập thân vào cây gỗ. Cây gỗ dập dềnh ở đấy một lúc nữa, như có điều gì còn ghi nhớ và lưu luyến, rồi sau đó, theo sóng biển, trôi mãi lên phương Bắc...

Ông bà bố mẹ nuôi cô gái đang bận việc chẻ củi và may vá trong nhà, tưởng con khóc rồi chơi ở ngoài đầu hồi, nên cũng không để ý. Đến mãi sau, khi lên tiếng gọi thì chẳng thấy con đâu! Hai ông bà bèn nháo nhào đi tìm nhưng khắp chốn cùng nơi, cũng vẫn tuyệt âm vô tín. Nước lụt mênh mang như thế, lại đang cuộn chảy mãi ra biển, họ cho là con gái xảy chân đã trôi ra biển mất rồị Thế là ông bà gào thét, khóc than thảm thiết, sau đó làm lễ cúng chay cho con, và từ đấy trở đi, sống âm thầm, rầu rĩ cho đến cuối đời...

Còn cây gỗ kỳ nam, sau một hồi dập dềnh rồi trôi lên phương Bắc, và cứ thế trôi mãi... trôi mãi... Đến khi sóng lặng gió yên thì đã trôi được cả ngàn dặm đường và dạt vào bờ...

Một buổi sáng dân địa phương nọ ra bờ biển, vô cùng ngạc nhiên thấy có cây gỗ lạ rất đẹp trôi từ đâu đến. Họ bảo nhau mang thừng chão ra buộc vào rồi cùng kéo lên bờ, nhưng hàng trăm người xúm vào mà cây vẫn không nhúc nhích. Họ bèn đóng cọc ghim lại để tìm kế sách khác, và cũng từ đấy, dường như ngay tức khắc, tiếng đồn về cây gỗ kỳ lạ đã lan ra khắp cả vùng.

Hoàng tử ở phương Bắc bấy giờ vào tuổi kén vợ, đang đi chu du khắp chốn cùng nơi để tìm cho ra một người ưng ý. Khi đến vùng này, nghe chuyện cây gỗ kỳ lạ, chàng cũng tò mò tìm đến. Thấy cây gỗ đẹp thì có đẹp nhưng cũng không lớn lắm mà sao cả trăm người kéo không được thì chàng lấy làm lạ lắm. Cũng vẫn là tò mò, chàng xắn tay áo lên, bảo mọi người cho mình kéo thử một cái xem saọ

Chiều ý Hoàng tử, mọi người lui cả rạ Nhưng thật vô cùng bất ngờ, khi hoàng tử vừa cầm thừng co tay lại thì cây gỗ cũng lập tức chuyển động, rồi dần dần, theo sức kéo mà tiến vào bờ. Đến khi chạm đất, Hoàng tử kéo mạnh một cái nữa thì cây hoàn toàn đã nằm trên bãi biển.

Mọi người vô cùng phấn khởi, vỗ tay reo hò không ngớt. Xong xuôi, sau khi hỏi ý kiến dân làng, Hoàng tử cho quân lính đem cây gỗ về Kinh đô.

Về phía dân làng, tuy cũng có người còn tiếc rẻ, nhưng đa phần cho rằng, đưa cây gỗ về kinh là hợp lý hơn cả vì như vậy tất cả bàn dân thiên hạ sẽ đều được chiêm ngưỡng. Còn về phía Hoàng tử thì cũng chẳng có vui mừng nào hơn, chàng cho là có duyên cớ, bèn không tiếp tục đi tìm vợ nữa, mà cùng quân lính trở về kinh, cùng với cây gỗ.

Khỏi phải nói, khi về đến Kinh đô thì mọi người, mọi nơi nghe tiếng, nao nức tìm đến xem đông như thế nàọ Nhưng rồi sự kiện ấy cũng mau chóng qua đi bởi lẽ mọi người nhìn mãi rồi cũng chán, vì cây đẹp thì có đẹp nhưng chẳng thấy có biểu hiện gì là lạ lùng cả. Mà dân chúng cần là cần sự lạ lùng, xưa nay chưa từng có, chứ không phải là một cái cây đẹp.

Chỉ riêng có Hoàng tử, do chính tay mình đã chứng kiến và thực hiện được một điều kỳ diệu, nên còn giữ mãi trong lòng sự vui mừng và niềm mong đợị Khi mọi người đã xem chán xem chê, đến mức không còn ai thiết xem nữa, thì Hoàng tử mới sai quân lính đem cây về trước Đông cung để hàng ngày được nhìn ngắm và gần gũi với câỵ

Cây quả là đã có tình ý với Hoàng tử thật. Từ đó trở đi, mỗi đêm trăng sáng, Hoàng tử bỗng thấy trong thân gỗ bước ra một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, và cùng lúc, là mùi hương thơm ngào ngạt tỏa ra theo mỗi bước chân của nàng.

Mê mẩn trước người đẹp, Hoàng tử vội vàng chạy tới, nhưng lần nào cũng vậy, hễ cứ giáp mặt, là người con gái lại biến ngay vào trong thân gỗ.

Sau vài lần như thế, Hoàng tử đã nghĩ ra được một cách, cũng khá đơn giản chứ chẳng có gì ghê gớm lắm. Chàng cho mấy người lính hầu đứng nấp ở xung quanh, còn tự mình cũng nấp saÜn ở gần đấỵ Khi cô gái vừa xuất hiện thì Hoàng tử đã bước ra nắm chặt lấy tay nàng, và mấy người lính cũng lập tức khiêng cây gỗ đem dấu biến đị Hoàng tử bảo cô gái hãy vui lòng vì chàng mà ở lạị Cô gái e lệ cúi đầụ Thế rồi, ngay lúc đó chàng dẫn nàng đến trình với đức vua cha và hoàng hậu, kể lại hết đầu đuôi ngọn ngành, và xin cha mẹ hãy tác thành cho họ.

Nhà vua lắng nghe, rồi nói: "Được. Để xem", xong cho gọi thị nữ đưa nàng về phòng riêng, còn Hoàng tử thì trở về Đông cung.

Sáng hôm sau thiết triều, nhà vua cho triệu quan Thái bốc lại để bói xem điều lành điều gở thế nàọ Sau khi nghe tấu trình là quẻ đại phúc, nhà vua cả mừng rồi ngay sau đó, cho cử đại lễ để hoàng tử sánh duyên cùng cô gáị

Từ đó, cuộc sum vầy của đôi trai gái diễn ra thật vô cùng êm ả, hạnh phúc. Ba năm sau, họ sinh được một gái và một traị

Tưởng rằng cuộc tình duyên ấy sẽ mặn nồng mãi mãi đến lúc đầu bạc răng long. Nào ngờ Hoàng tử cũng là kẻ bạc tình, chỉ chung thủy được có mấy năm đầụ Khi vợ đã có con thì chàng ta đâm ra hay chơi bời chứ chẳng quan tâm được như trước. Nay rượu, mai cờ bạc, rồi đi dong duổi khắp nơi, không chú ý gì đến việc dạy dỗ con cáị Nàng đã nhiều lần khuyên can nhưng chàng vẫn chứng nào tật ấy, làm nàng rất chán nản. Vì vậy, ở trong hoàng cung, sống giữa nhung lụa, kẻ hầu người hạ không thiếu, mà nàng cảm thấy bơ vơ, rồi buồn tủi xót xa, chỉ muốn tìm cách bỏ đi, không chút luyến tiếc. Bởi vì con người ta vốn là vậy, nên dẫu là thần thánh, thì khi tình yêu đã hết, tất cả sẽ chỉ là vô nghĩạ

Thế rồi một hôm, nhân khi Hoàng tử bỏ đi chơi lâu ngày, nàng tìm thấy cây kỳ nam mà khi trước bọn lính đã đem dấu biệt. Nàng gọi hai con đến rồi đọc một câu thần chú, thế là cả ba mẹ con cùng nhập vào cây kỳ nam. Cây kỳ nam tự chuyển động rời khỏi hoàng cung rồi lăn xuống sông. Từ sông, kỳ nam dòng nước trôi ra biển. Biển lúc ấy bỗng nhiên nổi luồng gió tráị Và theo chiều gió, cây kỳ nam trôi mãi, trôi mãi... Cuối cùng trở lại biển phương Nam.

Đến đúng trước cù lao Huân thì gió lặng và cây kỳ nam dừng lạị Cây trôi vào sát mép nước. Từ thân cây, cả ba mẹ con bỗng chốc hiện ra, bước lên bờ, rồi trở về nhà cũ. Cả hai ông bà cha mẹ nuôi lúc ấy đều đã mất. Nhà vắng vẻ tiêu điềụ Ba mẹ con bắt tay ngay vào việc dọn dẹp sửa sang cửa nhà, lập bàn thờ cha mẹ, ông bà tổ tiên, rồi cùng làm ăn sinh sống với dân làng. Từ đấy trở đi, quê hương, vùng cù lao Huân mỗi ngày một thêm ấm no, trù phú. Thế rồi đến một hôm, giữa lúc trời quang mây tạnh, trước sự chứng kiến và ngạc nhiên của mọi người, cả ba mẹ con cùng bay vút lên trời...

Ở phương Bắc, Hoàng tử đi chơi về thấy vợ con mất tích. Tìm cây kỳ nam ngày trước thì cũng chẳng thấy đâụ Chàng hối hận vô cùng, lòng tự nhủ lòng sẽ tìm ra bằng được ba mẹ con, dẫu có phải đi xuống tận địa ngục.

Khi xưa, lúc ở bờ biển chàng có nghe dân chúng nói cây gỗ này trôi từ biển phương Nam lạị Thế là Hoàng tử vào từ biệt vua cha và hoàng hậu, rồi cùng một số gia nhân, binh lính và thủy thủ xuống thuyền, dong buồm vượt biển hướng về phương Nam.

Khi thuyền vừa đúng đến cửa Đại An thì bỗng đâu một trận cuồng phong dữ dội nổi lên. Thuyền đắm, cả Hoàng tử cùng gia nhân thủy thủ đều chìm sâu xuống đáy nước. Nhưng khi cơn bão tan thì tự nhiên biển ở chỗ ấy cũng nổi lên một mô đá nhỏ, vượt cao khỏi mặt nước. Trên mặt mô đá có những hình thù ngoằn ngoèo tựa như những hàng chữ nổị Từ bao đời nay, đã có nhiều người hay chữ và kiến thức uyên bác đi thuyền tới đó, nhưng chưa ai đọc được đấy là những chữ gì. Và có lẽ như thế nên có thể cho rằng, những điều bí mật của thiên cơ, chắc còn lâu người ở dưới trần gian mới có thể hiểu thấu được hết.

Ba mẹ con nàng tiên đã về trời, nhưng từ đó đến nay vẫn thường hiển linh ở các nơi gần xa quanh vùng cửa Đại An, vùng cù lao Huân, cù lao Yến. Vì vậy dân đi biển, đi đánh cá, đi tìm tổ yến vẫn thường bày lễ vật, thắp hương rồi hướng mặt lên trời cao cầu xin sự che chở, phù hộ độ trì của nàng tiên, mà từ đó trở đi được kính cẩn tôn xưng là bà chúa Ngọc.

Bà chúa Ngọc còn được gọi là bà chúa tiên hay Thánh mẫu Thiên Ya na, theo cách gọi của người Chăm pa, một dân tộc đã định cư lâu dài ở vùng đất nàỵ Từ Huế đến Nha Trang ở đâu cũng có điện thờ bà chúa Ngọc. Triều Nguyễn có sắc thượng phong cho bà là "Hồng Nhân phổ tế linh ứng Thượng đẳng thần".

Tại Nha Trang có tháp lớn cao sáu trượng để thờ bà chúa Ngọc. Lại có cả những tháp nhỏ xung quanh để thờ Hoàng tử, hai người con và hai ông bà bố mẹ nuôị Bia đặt trong tháp lớn do chính tay quan đại thần Phan Thanh Giản thời Tự Đức soạn.

Trước kia, hàng năm triều Nguyễn đều ủy thác cho bộ Lễ về đây làm lễ quốc tế.

Kết Thúc

Ông Quan Chăn Trâu

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Mãi đến ngày nay, dân làng vẫn luôn nhớ ơn Bùi Cầm Hổ, một kẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí mà được làm quan, quay về lo lắng cho sự ấm no của đồng bào mình.

Vào đời nhà Lê, ở vùng Kẻ Treo, sát chân núi Hồng Lĩnh, có một chàng trai mồ côi cha mẹ nghèo khổ tên là Bùi Cầm Hổ. Lúc còn nhỏ, Hổ có đi học dăm ba chữ với một cụ đồ già nên cũng biết chút ít, nhưng khi chàng vừa lớn lên thì cha mẹ qua đời mà chẳng để lại gì, một thân một mình, không anh em, không cha mẹ, Hổ đành sống bằng nghề đốn củi.

Một hôm, Hổ bắt được một con trâu đi lạc, chàng nghĩ thầm:

- Có lẽ trâu của làng mình đây!

Hổ dắt trâu về và nói với dân làng:

- Ai có trâu lạc ra mà nhìn nè!

Chủ con trâu ấy là ông Bá. Ông liền mừng rỡ bảo:

- Ồ! Cảm ơn chú Hổ. Trâu nhà tôi đó!

Thấy Hổ chân thật, ông Bá liền đề nghị với dân làng:

- Tôi cử chú Hổ chăn trâu cho cả làng này, bà con có đồng ý không?

Dân làng vui vẻ tán thành, Hổ được mọi người tín nhiệm và dựng cho một căn lều sát chân núi, chàng mừng rỡ nhủ thầm trong bụng:

- Hà hà! Từ nay mình có nhà ở rồi!

Từ đó, mỗi ngày, vào sáng sớm Hổ đánh mõ làm hiệu, dân làng nghe tiếng mõ, dắt trâu đến nhà chàng, Hổ đợi trâu đến đông đủ rồi lùa trâu lên núi:

- Hôm nay mình qua mé sườn tây, bên ấy có cỏ nhiều.

Chiều xuống, khi mặt trời vừa gác núi, Hổ lùa đàn súc vật về làng. Đến ngã ba là chàng hết phận sự vì con nào tự động về nhà con nấy, không còn sợ lạc nữa.

Tuy có khó nhọc, nhưng Hổ cảm thấy vui thú với công việc của mình. Ngoài tiền gạo dân làng cho, chàng còn có lộc nữa. Tháng giêng, ngày Tết hay mỗi khi nhà nào có giỗ, họ thường đem thức ăn đến biếu chàng.

Một hôm, trời đã hoàng hôn, Hổ gặp một người đàn ông lạ mặt đến nói:

- Chào anh bạn chăn trâu, cho tôi xin miếng nước.

Hổ đưa nước và bảo:

- Xin mời bác uống. Trời sắp tối rồi, sao bác còn quanh quẩn nơi đây? Bác làm gì trên núi này vậy?

- Tôi là thầy địa lý, đi tìm huyệt mả lỡ đường, chẳng may bị lạc...

Hổ cười bảo:

- Thế thì chốc nữa mời thầy ghé nhà tôi nghỉ lại nhé!

- Cám ơn cậu. Thế thì còn gì bằng...

Tối ấy, ông thầy địa lý trú lại nhà Hổ, chàng nấu cơm dọn ra đãi khách, thầy địa lý cảm kích bảo:

- Cảm ơn anh, không có anh thì giờ này tôi còn lang thang trên núi.

Từ đó, thầy địa lý ngày ngày lên núi tìm huyệt, đêm về tá túc tại nhà Hổ. Có thầy địa lý ở cùng, Hổ cảm thấy vui nên tiếp đãi thầy rất tốt:

- Mời thầy ăn chè cho mát.

- Anh tốt quá! Tôi thật có phước mới gặp được anh.

Thấy Hổ đối đãi với mình hết lòng, nên thầy địa lý muốn tìm cách trả ơn.

Một hôm nọ, thầy địa lý nói với Hổ:

- Anh Hổ nè, anh thật là người tốt, vậy anh có muốn làm quan không?

Hổ thật thà đáp:

- Tôi sống thế này cũng sướng lắm rồi, làm quan làm gì nữa!

Thầy địa lý khen:

- Hà hà..! Anh đúng là người không tham quyền hành, nhưng làm quan vẫn sướng hơn sống thế này chứ!

Hổ liền hỏi lại:

- Nhưng một người đốn củi như tôi thì làm quan thế nào được?

Thầy địa lý cười bảo:

- Tôi nói thật, tôi đã tìm được một ngôi huyệt mả "Chân trắng làm Ngự sử", chỉ độ vài mươi ngày là phát. Vì muốn đền ơn anh, và vì tôi thấy anh cũng có phúc tướng nên có thể hưởng được phúc của ngôi huyệt đó. Do vậy mà anh nên bốc mộ phụ mẫu mang về chôn ở đó để được hưởng phúc làm quan.

Không tìm thấy mộ cha, nên Hổ nghe lời thầy dạy, bốc mộ mẹ đem về.

- Cứ thử xem sao...

Thầy địa lý giao cho chàng một quan hai tiền bảo đi sắm ngay đồ cải táng cho chu đáo.

Sau đó hướng dẫn Hổ chôn cất mẹ vào đúng huyệt. Công việc cải táng xong, vài ngày sau thầy nói với chàng:

- Đến lúc chúng ta phải chia tay rồi, phần anh cũng lo lên kinh đô lập thân đi nhé! Nghe lời tôi dặn, thế nào anh cũng thành công.

Hổ liền vái chào:

- Cám ơn thầy, tôi xin nghe theo lời thầy chỉ dạy.

Thầy địa lý đi rồi, Hổ cũng từ giã xóm làng, trả trâu bò lại cho họ rồi ra đi. Ngày đi đêm nghỉ, ròng rã gần mười ngày mới đến kinh đô.

Tới nơi, sờ vào lưng quần thấy còn có sáu tiền, Hổ liền vào quán gọi cơm ăn. Lúc ấy trong quán có người đang cao giọng kể chuyện với bạn bè ở một chiếc bàn gần đó, Hổ lắng nghe rõ đầu đuôi:

- Anh ta đi buôn đường xa mới về, vợ mua lươn về nấu cháo đãi chồng. Chẳng ngờ xơi xong bát cháo lươn, anh ta lăn ra chết, mụ vợ bị quan bắt giam tra khảo, cho là mụ ngoại tình, lập mưu giết chồng, nhưng dù có tra hỏi đến đâu, mụ vẫn khăng khăng là mình vô tội, mãi đến gần đây chịu không nổi nên mụ mới chịu nhận tội, nay mai mụ sẽ bị hành hình...

Hổ nghe qua đã thấy lóe lên vấn đề câu chuyện:

- Hừm! ta biết nguyên do vụ này rồi!

Ăn cơm xong, Hổ đến thẳng cửa quan đánh trống kêu oan, xin vào gặp mặt quan Thượng thư. Thấy chàng ăn mặc lôi thôi, bọn lính đuổi ra khỏi cửa, nhưng Hổ cứ kêu to mãi, bọn lính bèn giải Hổ vào công đường. Quan Thượng thấy thế liền hỏi:

- Tên kia! Có điều gì oan ức?

Hổ bèn thưa:

- Bẩm quan, người đàn bà bị án giết chồng đó vô tội!

Quan tức giận hỏi lại:

- Tại sao nhà ngươi lại dám nói ngược như thế? Mụ ta đã nhận tội rồi!

Hổ bình tĩnh đáp:

- Bẩm quan, đó là tại bà ta không chịu nổi sự tra khảo nên nhận bừa. Xin quan hoãn thi hành án tử để cho tôi được thưa chuyện.

Quan ngạc nhiên:

- Nhà ngươi căn cứ vào đâu mà nói mụ ta vô tội?

Hổ liền đáp lại:

- Thưa có căn cứ ạ! Mụ ta mua lươn nhằm phải rắn độc. Tôi biết thứ rắn ấy.

Quan hỏi:

- Có thật như vậy không?

- Đúng thế ạ, tôi sẽ tìm bắt về cho quan xem cho rõ trắng đen.

Quan liền sai lính đưa Hổ đi bắt rắn, chàng nói với tên lính:

- Chúng ta phải vào trong núi mới tìm ra được. Tôi sẽ cố bắt cho được thứ rắn ấy mới có thể chạy tội cho bà ta.

Tên lính cũng đáp lại:

- Đúng vậy, nếu tìm không ra thì mi cũng có tội láo với quan đó!

Sau hai ngày tìm kiếm, Hổ cũng tóm được hai con rắn loại đó, chàng nói với tên lính:

- Ngươi xem nè! Nó giống hệt như lươn vậy, nhưng có nọc độc, ăn vào là chết.

Hổ đem hai con rắn đó trình quan:

- Bẩm quan, tôi đã tìm ra đây. Xin ngài xem ạ!

Quan ngạc nhiên nói:

- Chà chà! Đúng là hệt như lươn nhỉ?

Hổ đích thân làm thịt hai con rắn, rồi bưng lên đưa quan nói rằng:

- Quan hãy cho một con chó ăn thử là biết ngay thôi.

Con chó ăn xong ngã ra chết ngay.

Quan Thượng Thư lùi lại bảo:

- Ghê thật? Nọc rắn này quả là cực độc.

Thế là vụ án được tỏ rõ. Sau khi chứng kiến sự việc, vị quan liền xuống lệnh:

- Ngươi nói rất đúng, nay ta tha cho người đàn bà ấy, mụ ta quả là vô tội! Ngươi giỏi lắm, không nhờ ngươi nói thì ta đã giết oan một người rồi.

Quan làm tờ biểu dâng lên vua nói rõ việc minh oan đó. Nhờ vậy mà nhà vua biết được Hổ là người có tài có đức, vua liền cho gọi chàng vào xem mặt.

Sau khi hỏi chuyện, vua thấy Hổ đối đáp lanh lợi nên xuống chỉ:

- Xét thấy chàng trai này có công làm phép nước sáng tỏ, nay trẫm phong cho

làm quan Ngự sử triều đình.

Hổ vội vàng cúi đầu:

- Tạ ơn Hoàng thượng!

Kể từ đó chàng mới lấy tên đầy đủ là Bùi Cầm Hổ.

Từ ngày Hổ làm Ngự Sử, có nhiều quan trong triều thấy chàng còn ít tuổi, không thi cử mà lại được làm quan to, do đó họ không ưa chàng. Họ thường bảo nhau:

- Hừ! Tên thất học mà làm quan!

- Mặt mũi còn non choẹt mà làm quan Ngự sử thế nào được? Cứ chờ xem! Thế nào chúng ta cũng phải cho hắn phạm lỗi để biết nhục một phen! Hà hà!

Bọn quan xấu kia rất căm tức, chúng bày mưu khác, bảo tên quan hầu lễ:

- Chốc nữa hắn đọc chúc văn, mi tắt đèn đi.

Đến phiên Hổ quỳ đọc chúc văn được phân nửa bài thì tên quan hầu lễ liền lén thổi tắt ngọn nến, tưởng rằng Hổ sẽ bí, vì ngưng giữa chừng sẽ bị cho là vô lễ với nhà vua, nhưng ngờ đâu, Hổ có trí nhớ phi thường vì trước đó đã nghiên cứu chúc văn rất kỹ, nên Hổ cứ đọc phăng phăng cho đến khi đèn được thắp sáng trở lại...

Đọc xong, Hổ lạy tạ rút lui. Vua rất đẹp ý, liền khen Hổ:

- Quan ngự sử quả là người có trí nhớ phi thường, lại còn lanh trí nữa. Trẫm rất hài lòng về người.

Làm quan được một thời gian, tuy đời sống vật chất trong cung thành rất đầy đủ và sung sướng, nhưng trong lòng Hổ vẫn luôn nhớ đến quê nhà, Hổ biết rằng ở quê hương chàng thường bị hạn hán, ruộng đất có cày nhưng ít khi được ăn. Với nỗi lo canh cánh bên lòng, Hổ quyết định về thăm quê, tìm cách giúp đỡ mọi người vượt qua cảnh khổ.

Nghĩ vậy, Hổ liền lên đường về thăm làng cũ, chàng nhủ thầm:

- Lâu lắm rồi, chắc bà con không còn nhận ra mình đâu nhỉ?!

Hổ đi bộ đến nhà ông Bá:

- Chào cụ Bá! Cụ còn nhớ tôi không? Tôi là Bùi Cầm Hổ, ngày xưa chăn trâu cho cả làng đây!

Ông Bá ngạc nhiên kêu lên:

- Hả? Ôi Trời ơi! Chú Hổ đây hả? Ai mà ngờ chú Hổ nay lại được làm quan?! Bà con ơi, đến đây mà xem quan ngự sử của triều đình, ông quan chăn trâu ngày xưa của làng chúng ta...

Dân làng nghe tin, già trẻ lớn bé xúm lại mừng Hổ:

- Trời ơi, ai ngờ chú Hổ làm quan!

- Thì đúng là quan đây mà! Ông quan chăn trâu!

Hổ bỏ tiền ra đãi dân làng một bữa tiệc linh đình. Mọi người vui mừng bảo:

- Chúc mừng quan lớn về thăm làng.

Hổ kính cẩn thưa lại:

- Tôi cũng kính chúc bà con làm ăn tấn tới, mùa màng thịnh đạt.

Từ đó, Hổ quyết chí tìm cách giúp dân làng cải tạo ruộng đất, đưa nước về để việc cày cấy được thuận lợi hơn.

Một hôm, Hổ trèo lên núi Hồng Lĩnh ngắm lại cảnh xưa, chàng bùi ngùi bảo:

- Nhớ ngày nào mình chăn trâu trên núi, thui thủi một mình.

Chàng đến trước mộ mẹ khấn:

- Con hứa sẽ giúp đỡ dân làng. Trên núi Đụn có khe nước chảy qua hướng đông bắc. Con sẽ đưa nước đó chảy vào làng ta để cho dân được nhờ.

Hổ liền mời các quan sở tại quanh vùng về họp trên núi Đụn, Hổ đứng ra trình bày ý định của mình:

- Tôi muốn đắp đập ngăn khe, đưa dòng nước chảy qua tây bắc, tưới cho cánh đồng Kẻ Treo. Mong các quan hãy giúp tôi làm việc ích lợi này cho dân.

Được sự ủng hộ của các quan, Hổ chỉ huy lính đắp đập ngăn khe, đào mương dẫn nước. Chẳng bao lâu sau dòng nước mát trên núi Đụn đã chảy vào đồng Kẻ Treo, mọi người hớn hở reo mừng:

- Thật là tài ba! Quan Hổ bắt dòng nước chảy theo ý muốn của ngài cho dân nhờ.

Do vậy mà mãi đến ngày nay, dân làng vẫn luôn nhớ ơn Bùi Cầm Hổ, một kẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí mà được làm quan, quay về lo lắng cho sự ấm no của đồng bào mình.

Kết Thúc (END)

]

Con Voi Và Người Quản Tượng Già

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, nhà vua có nuôi một con voi rất khôn, dùng để cỡị Voi có 3 cái đai bằng vàng đeo chặt ở cổ. Đến thời Lê mạt vận, con voi không chịu ở với ai nữa. Voi bỏ vào núi ở Truông Đay Thùng. Người quản tượng (giữ voi) có tên là đội Mậu cũng về hưu. Năm 70 tuổi, ông đau yếu nghèo không tiền mua thuốc, phải lên núi kiếm rễ cây làm thuốc. Đang lúc ông lom khom đào rễ cây, thì con voi chạy đến, nhận diện ra người giữ mình khi xưa. Voi lấy vòi quấn ngang bụng đội Mậu, cắm ngà xuống đất, chảy nước mắt, tỏ tình thương nhớ.

Lúc đầu, đội Mậu hoảng hồn, không nhận ra voi, sợ voi vật mình chết. Đến khi thấy voi kéo tay mình để vào chỗ đai vàng đã phủ rêu mốc, tỏ ý bảo hãy lấy đi, thì ông mới nhớ ra con vật mình đã chăn giữ thương yêu ngày xưạ Ông nghĩ bụng: Nếu như cạy đai vàng ra, thì cổ voi sẽ đau đớn, sẽ chảy máu, tội nghiệp nọ Nên ông xua tay, lắc đầu, tỏ ý từ chối không chịu làm vậy.

Nhưng voi không chịu, cứ lấy tay đội Mậu đặt vào chỗ 3 đai vàng ở cộ Ông đành cố cạy, nhưng đến tối trời mà vẫn chưa cạy đai ra được. Ông cúi đầu lạy voi xin về, nhưng voi nhất định giữ ông lạị Đến gần canh hai, người quản tượng già vẫn không gỡ được đai vàng ở cổ voị Ông khóc bảo voi: "Ông quận ơi, chân tay tôi già yếụ Mà ở đây núi rừng tối tăm, nguy hiểm cho tôi lắm. Ông thương tôi với". Con voi chừng như thông cảm, quỳ xuống cho đội Mậu leo lên lưng voi ngồi, rồi đưa ông về.

Khoảng chừng canh tư, thì về tới nhà. Vợ con đội Mậu thấy voi đi vào sân, sợ hãi toan bỏ chạỵ Ông lên tiếng trấn an: "Đừng sợ, Ông quận này thuở trước theo hầu Vua, tôi theo giữ ông. Hôm nay ông gặp tôi trên núi, ông thương, đưa về đó mà."

Trong vườn sẵn có mấy sào mía, đội Mậu bảo vợ con chặt hết, đem đãi cho voi ăn. Ông còn mua cả 3 quan tiền rượu mời voi uống nữa|. Trời gần sáng, voi tỏ ý muốn đi, lấy vòi đưa hai cha con ông đội đặt lên lưng mình, rồi lại chở họ trở về núi. Đến nơi, thì trời sáng bạch. Voi lại bắt tay đội Mậu đặt vào chỗ có đai vàng, ý bảo phải lấy đai đi.

Ông Mậu bảo con: "Ông quận đã cho, cha con mình phải nhận lấy". Người quản tượng già bèn cùng con trai lấy dao cạy ra được 2 đai vàng. Máu chảy ướt đẫm cổ voi. Xót thương cho con vật có tình nghĩa, đội Mậu lạy voi xin thôi. Ông kiếm lá thuốc rịt vết thương cho cầm máu, rồi ông ôm chân voi, khóc từ giã Đội Mậu đem số vàng voi cho về nhà. Từ đó, gia đình ông sống dư giã cho đến chết.

Khi quân Tây Sơn ra Bắc Hà, vua Quang Trung nghe dân chúng kể về con voi đời vua Lê đang ngự ở trên núi Đầu Tượng. Vua bèn sai quan quân vào núi tìm. Nhưng không ai thấy dấu vết của voi đâu nữa!

Kết Thúc (END)

Con Thần Mã

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ngày xưa, có một khu rừng đen, rất nhiều thú dữ, rắn độc, thường ra bắt người ăn thịt. Người qua lại đều phải đi vòng quanh rất xa. Các thợ đi săn xa gần đều không ai dám đến săn bắn ở rừng đen, vì nửa năm trước đây đã có hai người đi săn trẻ tuổi bị hổ báo ăn thịt. Việc đó làm cho mọi người đi săn lo lắng và hổ thẹn, nhưng khong tìm được cách nào tốt để trừ hại tận gốc.

Lúc đó, có một người đi săn trẻ tuổi tên là Cát Linh đã có một chú ý riêng. Mỗi khi có người nhắc tới khu rừng đen, Cát Linh đều bỏ đi không nói không rằng. Tối tối dưới trăng Cát Linh luyện tập cung tên suốt cả đêm. Một trăm ngày sau, tài bắn cung của Cát Linh đã đạt đến mức tài giỏi, phi thường. Trong vòng một trăm hai mươi bước, chàng bắn trăm phát trúng cả trăm. Nhưng việc đó, ngoài mẹ chàng ra, thì không một ai biết.

Một hôm, trời vừa sáng, Cát Linh đã mang cung tên vào một khu rừng nhỏ tìm súc vật để thử tài bắn của mình. Rừng hoang vắng, một con thỏ cũng không thấy. Cát Linh hơi sốt ruột, chàng chợt ngẩng đầu lên nhìn thấy một con chim ưng hung ác đang lao vụt như tia chớp săn đuổi một con chim bách linh xinh đẹp. Muốn cứu chim bách linh, trừng trị chim ưng hung ác, Cát Linh liền giương cung lắp tên. Chỉ nghe một tiếng "vút", mũi tên nhọn đã xuyên qua đầu con chim ưng. Chim bách linh được cứu thoát.

Cát Linh trong lòng vui sướng, định quay về nói cho mẹ rõ. Bỗng nhiên trước mặt chàng hiện ra cô gái cực kỳ kiều diễm, quần áo sáng lấp lánh. Cát Linh chợt nhớ tới chuyện Liên Hoa Thánh Nữ mà các cụ già thường nói tới. Chàng bất giác vừa lo vừa mừng, đứng ngẩn ra một lát, vừa định nói thì cô gái đã lên tiếng trứơc:

- Hỡi chàng trẻ tuổi nhân từ, ta chính là Liên Hoa Sơn Thánh Nữ. Vừa rồi chàng đã cứu ta, ta cảm ơn chàng. Chàng nói đi, chàng muốn gì ta sẽ làm cho chàng vừa ý.

Cát Linh vui vẻ nói lên mong ước của mình:

- Tôi không mong muốn có một cái gì khác, chỉ cần có con ngựa tốt là đủ rồi.

- Được lắm, ta biết có một con ngựa tốt nhất trên đời. Đó là con thần mã, ai được nó, người đó sẽ hạnh phúc.

Tiên nữ giơ tay chỉ, nói tiếp với Cát Linh:

- Từ đây đi thẳng về hướng Bắc, chàng sẽ tới một cái hồ. Ngày ngày khi mặt trời mọc, thần mã sẽ chạy tới bên hồ uống nước, khi đó, chàng sẽ bắt giữ lấy ngựa. Nhưng chàng nhớ kỹ, thần mã muốn vùng vẫy thế nào chàng cũng không được thả nó.

Đôi mắt Cát Linh sáng lên, vừa chớp mắt, tiên nữ đã biến mất, chỉ thấy một con chim bách linh xinh đẹp bay ngang qua đầu. Cát Linh đứng ngẩn người ra một lát, nhớ ít lời Liên Hoa Thánh Nữ vừa nói, chàng thấy trong lòng vui sướng dạt dào, bèn cất bước chạy như bay về nhà.

Bà mẹ thấy Cát Linh mặt mày hớn hở chạy về, liền hỏi:

- Con ơi, có việc gì vui, hãy nói cho mẹ biết đi! Phải chăng con đã luyện tập cung tên thành thạo?

Nhìn khuôn mặt hiền từ đầy vết nhăn nheo của mẹ, Cát Linh ngập ngừng, nhyưng rồi cũng đem chuyện gặp tiên nữ và ý định của mình ra nói cho mẹ nghe. Bà mẹ vừa mừng, vừa lo, nói:

- Ngày mai chỉ một mình con vàokhu rừng đen à? Chà, phải cẩn thận đấy con. Bắn cung phải thật trầm tĩnh.

Cát Linh nói:

- Con rõ rồi mẹ ạ. Mẹ cứ yên lòng, đừng sợ mẹ ạ!

Bà mẹ hơi do dự, nhưng không muốn giữ con ở lại bên mình. Im lặng một lát rồi bà bình tĩnh nói với Cát Linh:

- Con cứ đi đi! Hãy cố gắng vì mọi người, diệt cho hết loài thú dữ.

Hôm sau Cát Linh đến từ biệt mọi nhà. Mấy người đi săn già nhất định đòi đi theo Cát Linh, Cát Linh sợ nguy hiểm nên kiên quyết từ chối. Nhưng những người đi săn trung thành nhất định chẳng muốn cho Cát Linh một mình dấn thân vào nơi nguy hiểm. Cuối cùng Cát Linh phải bằng lòng cho ba người đi săn trẻ tuổi, khoẻ mạnh, có kinh nghiệm cùng đi. Những người đi săn khác đều lặng lẽ kéo nhau tới tụ tập dưới chân núi để tiện giúp đỡ.

Lại nói đến Cát Linh và ba người bạn đi săn trẻ tuổi tiến vào khu rừng đen. Rừng tối âm u, không một tiếng động. Cát Linh sốt ruột đi sục sạo kháp nơi, nhưng không thấy dấu vết hổ báo. Cát Linh vui vẻ cất tiếng reo lên. Bỗng một trận gió dữ dội nổi lên giữa rừng sâu. Cát Linh nhìn về phía trước, một con hổ đang băng qua rặng cây thấp, chồm thẳng tới. Chàng giương cung, một mũi tên đã xuy6en qua mắt trái hổ. Hổ đau đớn quá gầm lên, núi rừng chuyển động. Hổ chồm mạnh lên, ãa lăn xuống đất. Ba người đi săn cùng xông lên dùng kiếm chém chết hổ. Giữa lúc đó, trên đầu họ có những tiếng "phì, phì" rít lên. Một con trăn hoa đen, mình to bằng miệng bát từ trên cây cổ thụ trườn xuống, chớp mắt đã quấn chặt lấy ba chàng đi săn trẻ tuổi, chiếc lưỡi đỏ lòm dài hàng thước của nó vươn ngay tới mũi một người đi săn... Cát Linh vội tránh sang bên, "vút", một mũi tên bay đi bắn trúng đầu con trăn. Con trăn quằn quại vung mình ra, ba người cùng ngã lăn xuống đất.

Cát Linh vội vàng chạy tới nhìn, hai người đã tỉnh lại nhưng một người đổ máu mũi đã chết. Cát Linh ôm bạn, trong lòng rất đau thương, những giọt nước mắt nóng hổi từ từ lăn trên đôimắt. Giữa lúc đó, chợt nghe sấm vang lên làm cho rừng lở, đất nghiêng. Một con báo đốm vàng hung dữ từ trong rừng sâu nhảy vọt ra. Cát Linh vội vàng đặt người chết xuống, giận thét lên:

- Được lắm, cứ lại đây!

Chàng nhắc cung tên dưới đất. "Vút, vút, vút" ba mũi tên bắn đi,hai mũi tên đâm trúng mắt, mũi tên sau cùng trúng giữa trán. Con báo chồm lên gầm gừ dữ dội như sấm. Cát Linh nhảy tới, một mũi kiếm đâm sâu vào ngực con bái đốm vàng rồi liên tiếp mấy mũi tên nữa đâm xuống...

Cát Linh đứng sừng sững như thần, cất tiếng hô lớn cho đến lúc không còn nghe thấy động tĩnh gì mới bước đi về phía người bạn đã chết. Lúc này những người đi săn tụ tập ở dưới chân núi đã leo lên núi, vui mừng ôm lấy Cát Linh, thân thiết ôm chàng, khênh kiệu chàng lên. Một lát sau, thấy người trai trẻ chết ngất đã dần dần tỉnh lại, mọi người ôm chầm lấy Cát Linh. Cát Linh mình đầy máu me quay về nhà, thuật lại kỹ càng công việc đã qua cho mẹ nghe. Mẹ già ôm chầm lấy Cát Linh vào lòng, hôn lên trán chàng và ứa nước mắt - những giọt nước mắt hạnh phúc.

Hôm sau Cát Linh đem mẹ đến gửi ở nhà một người đi săn già rồi từ biệt mọi người, một mình nhắm thẳng hướng ra đi. Cát Linh đi suốt ba ngày đêm, không biết đã trải qua bao gian nan nguy hiểm, cuối cùng đã tới bên hồ. Cát Linh ẩn núp bên đám cỏ rộng ven hồ. Mặt trời vừa nhô lên, bỗng nhiên một trận gió thổi tới, một con ngựa bờm dài đen nhánh từ trên không trung hạ xuống. Không chờ ngựa đứng vững, Cát Linh đã ra khỏi bụi cỏ tung người nhảy lên mình ngựa. Thần mã hí lên một tiếng dài, gục đầu định hất chàng xuống đất. Nhớ lời tiên nữ, Cát Linh ôm chặt lấy mình ngựa, mặc thần mã lồng lên thế nào cũng không buông tay.

Bỗng nhiên thần mã bay vút lên không, bay khỏi chín tầng mây rồi bất thình lình lao xuống đất. Mấy lần như vậy, Cát Linh cũng không bị rơi xuống. Lúc đó thần mã mới dừng lại, nói với Cát Linh:

- Thưa chủ nhân dũng cảm, người muốn đi đâu?

Cát Linh nói:

- Tùy ý ngươi. Ta muốn được xem mọi người trên thế gian này sinh sống ra sao, ta muốn tận mắt nhìn thấy niềm sung sướng cũng như sự không may của họ... Đi thôi, muốn đi đâu trước cũng được.

Thần mã liền bay lên trên không như một đám mây. Một lát sau hạ xuống một Hãn quốc có núi non vây quanh. Thần mã dừng lại nói:

- Thưa chủ nhân, ngài hãy đi xem đi. Khi nào cần, ngài chỉ gọi một tiếng tôi sẽ đến ngay.

Cát Linh xuống ngựa, một mình đi thẳng về phía trước. Chàng thấy rất nhiều người nằm ngoài lều vải, một bà cụ già đang giơ hai tay hứng nước đái uống. Chàng tò mò bước tới trước hỏi:

- Cụ ơi, có chuyện gì xảy ra vậy?

Bà cụ đờ đẫn nhìn chàng lắc đầu đau đớn nói:

- Hỡi người khách lạ, người không biết rằng ở đây chúng tôi sắp chết khát rồi sao?

Cát Linh sợ hãi hỏi lại:

- Xin cụ hãy nói cho cháu biết rõ ở đây đã có chuyện gì không may xảy ra vậy? Cháu xin vui lòng giúp đỡ!

Bà cụ thở dài:

- Không giúp được đâu. Người nhìn xem ở dưới chân núi phía Tây kia có một dòng suối phải không? Bên cạnh còn có một cái hồ. Hồ nước đó chính là nguồn sống của chúng tôi. Ai ngờ đâu mấy hôm trước đây có một con mãng xà ở đâu tới, đến hôm nay nó ăn thịt mấy người rồi, không ai dám đến lấy nước nữa...

Bà cụ già lại khóc. Cát Linh tức giận nói:

- Để cháu đi. Xem nó làm gì được cháu?

Chàng vừa nói vừa xách một chiếc thùng gỗ lớn bước đi. Bà cụ vội nhỏm dậy, định giữ chàng lại, nhưng không kịp nữa. Cụ đã kiệt sức ngã lăn xuống đất, hai tay bưng mặt khóc thảm thiết. Cát Linh rảo bước nhanh đến chân núi phía Tây, quả nhiên nhìn thấy một con mãng xà lớn nằm cuộn khúc dưới chân núi lặng lẽ nhìn Cát Linh. Cát Linh đàng hoàng múc đầy thùng nước rồi quay về chỗ bà cụ, sung sướng kêu lên:

- Nước đã có, bà con lại uống nước!

Mọi người liền vây ngay lấy, mỗi người một ngụm, chỉ lát sau đã uống cạn thùng nước. Tin này truyền đi rất nhanh. Gìa, trẻ, lớn, bé, xa gần đều chạy xô tới như một cơn gió để xin uống nước. Nhưng nước trong thùng không còn một giọt nào. Nhìn môi người nét mặt võ vàng, buồn rầu, Cát Linh thấy trong lòng nóng như lửa đốt, liền lập tức xách thùng chạy mau ra bờ hồ. Mãng xà khẽ nhúc nhích tấm thân nặng nề, trợn trừng hai con mắt đỏ như máu, khe khẽ rít lên. Cát Linh múc đầy thùng nước đem về coi như không có chuyện gì. Thùng nước thứ hai cũng chỉ trong nháy mắt đã cạn khô. Lúc này mọi người đã ba bề bốn bên kéo đến rất đông, ngay cả Khả Hán, cũng cưỡi ngựa tới,

Cát Linh nói với mọi người:

- Để bà con được yên ổn, tôi xin đi giết con mãng xà hại người này!

Cát Linh vừa đi tới bờ hồ, con mãng xà đã giận dữ nói:

- Hai lần ta đã làm ngơ cho nhà ngươi, giờ ngươi lại tới đây làm gì nữa? Được lắm, lần này ta sẽ nuốt sống ngươi!

Nói đoạn, mãng xà há hốc cái miệng to như chậu máu phun ra luồng khói đen tanh nồng nặc, Cát Linh vội cúi xuống tránh khỏi, rồi lùi lại mấy bước, hét:

- Hãy coi mũi tên của ta!

Vút! Vút! Vút! Ba mũi tên đều bắn xuyên qua miệng con mãng xà. Làn khói đen lập tức biến mất, đuôi mãng xà quật xuống đất, "bạch bạch" nửa thân trên cất cao lên, nhưng một lát sau đã gục xuống chết trên mặt đất. Thấy Cát Linh dũng mãnh như vậy, Khả Hãn muốn giữ chàng lại, hứa sẽ cung cấp cho chàng rất nhiều bò, ngựa, phong chàng làm quan. Những mục dân được chàng cứu sống đều ứa nước mắt xin chàng ở lại, Cát Linh phải tìm lời khéo léo để tạ từ.

Cát Linh từ biệt mọi người, rồi men theo lòng núi hẹp đi thẳng một mạch. Nhớ tới Thần mã, chàng cất tiếng gọi. Thần mã lập tức từ không trung bay xuống, hiền từ trước mặt chàng. Cát Linh cưỡi lên lưng Thần mã bay lên không trung. Không biết đã trải qua bao nhiêu ngày, cũng không biết đã đi bao nhiêu đường đất, Cát Linh nhìn thấy nhiều sự vật mới, đã gặp nhiều người tốt, người xấu. Cuối cùng chàng tới một đất nước xa lạ.

Hôm đó, đúng ngày ba công chúa con gái của Quốc vương chọn chồng trên đài cao. Mở đầu là cuộc thi cưỡi ngựa, thi bắn cung. Mấy trăm chàng trai trẻ tuổi, mặc áo quần lộng lẫy đang chăm chú lắng nghe tiếng trống lệnh...

"Tùng... tùng... tùng..." tiếng trống vang lên, cuộc đua ngựa bắt đầu. Cát Linh mỉm cười nhìn những chàng trai trẻ đang cưỡi ngựa phi như điên như dại.Mọi người đã phi xa rồi, chàng mới cất mình nhảy lên ngựa phi theo. Chỉ một lát, những con ngựa khác đã rớt lại phía sau, chàng tới đích giữa những tiếng hô reo nồng nhiệt của mọi người. Tiếp đó là cuộc thi ngựa bắn cung. Điều này làm cho Cát Linh có chút ít lo lắng vì vừa phi ngựa vừa bắn cung không phải là chuyện dễ, hơn nữa, chàng chưa hề luyện tập qua. Nhưng Cát Linh không hề nao núng, chờ mọi người bắn xong chàng mới bước ra cúi chào quốc vương, rồi lên ngựa phi thẳng về phía trước một đoạn đường, chàng quay lại nhìn đúng bia để bắn liền chín phát. Chín mũi tên đều xuyên qua hồng tâm. Quốc vương trong lòng rất kinh ngạc. Mọi người reo lên khen ngợi. Những người dự thi bắn cung đều đứng ngây ra như tượng gỗ, há hốc miệng không nói nên lời.

Quốc vương cho gọi Cát Linh tới. Vừa thoạt nghe nói Cát Linh là một người đi săn nghèo khó ở nơi xa, Quốc vương xa xầm mặt xuống nói:

- Thôi hãy cầm lấy! Đây là lễ vật mà ngươi được thưởng. Thôi ngươi đi đi.

Cát Linh tức giận quay ra.

Bây giờ đến lúc ba công chúa con của Quốc vương tung tú cầu chọn chồng. Tất cả mọi chàng tari trẻ đều theo lệnh của Quốc vương lần lượt đi qua dưới chân đài. Công chúa cả và công chúa hai đã chọn đúng được các quan đại thần. Nhưng công chúa thứ ba vẫn chưa ném quả tú cầu xuống cho ai. Đứng bên cạnh, Quốc vương sốt ruột nói:

- Con, sao con chưa ném tú cầu đi? Chẳng lẽ không có ai hợp ý với con sao?

Công chúa thứ ba hình như không nghe thấy lời Quốc vương nói, hai mắt nàng chăm chú nhìn xuống đài tìm người trai trẻ quý yêu. Cát Linh cưỡi lên lưng Thần mã là người cuối cùng đi dưới chân đài cao. Bỗng đâu một trái tú cầu ngũ sắc từ trên cao ném cuống đầu chàng. Lập tức có mấy cô con gái áo hồng chạy đến trước mặt chàng, chẳng nói chẳng rằng, kéo chàng đến gặp Quốc vương.

Quốc vương nhận ra Cát Linh, quay đầu nhìn lại cô công chúa thứ ba rồi buồn bã nói:

- Công chúa đã lựa chọn nhà ngươi thì nhà ngươi hãy đưa công chúa đi.

Thấy công chúa thứ ba xinh đẹp, tính tình hiền hậu, cử chỉ khoan thai, điềm đạm, không như công chúa cả và công chúa thứ hai, Cát Linh thấy được người vợ như vậy cũng rất đáng quý, nên nhận lời.

Cát Linh và công chúa thứ ba ở trong một túp lều vải cũ. Quốc vương chỉ cho vợ chồng mười con dê, ngoài ra không có gì khác. Cô công chúa thứ ba cũng chẳng để ý nữa, ngày ngày nàng chăm chỉ làm lụng, giúp người nghèo may vá thêu thùa. Hàng ngày Cát Linh vào tận những khu rừng xa săn bắn. Hai người sống một cuộc đời vui vẻ và hạnh phúc.

Được ít lâu sau, bỗng nhiên Quốc vương mắc bệnh nặng. Các thầy thuốc nổi tiếng trong nước đến thăm bệnh đều nói rằng không thể cứu chữa được nữa. Bệnh tình của Quốc vương ngày càng nguy ngập, các đại thần lặng lẽ tránh đi nơi khác, còn lại một mình Quốc vương đau đớn rên la trên giường bệnh. Biết mình khó qua khỏi, Quốc vương liền lớn tiếng kêu hai phò mã và công chúa, nhưng chờ đến trưa vẫn chẳng thấy người. Té ra các phò mã và công chúa, nhân lúc Quốc vương bệnh tình nguy kịch đã lấy trộm rất nhiều của cải, châu báu của Quốc vương rồi bỏ trốn đi nơi khác.

Cô công chúa thứ ba nghe tin Quốc vương bị bệnh nặng, lìên vội vã đến thăm hỏi. Thấy công chúa thứ ba, Quốc vương trong lòng buồn rầu, lệ ứa ròng ròng. Cô công chúa thứ ba chăm sóc Quốc vương một ngày một đêm, thấy bệnh tình không giảm, liền chạy về nhà báo cho Cát Linh rõ. Nhìn nét mặt sầu khổ của vợ, Cát Linh không yên lòng bèn an ủi nàng:

- Không nên quá lo lắng, để ta nghĩ cách xem!

Cát Linh bước ra ngoài, nói với con Thần mã vừa phi tới:

- Hiện nay Quốc vương bệnh tình nguy kịch, ngươi biết ở đâu có linh chi không?

Thần mã nói:

- Biết! Ở đây đi thẳng về hướng đông, trên đỉnh một ngọn núi cao có một loại cỏ linh chi trị được bách bệnh. Nhưng trước hết, chủ nhân phải giết được con sư tử chín đầu, rồi sau đó mới lấy được cỏ tiên.

- Cứ đi thử xem sao, biết đâu ta chẳng làm được!

Cát Linh từ biệt vợ yêu quý, cưỡi lên lưng Thần mã, như một mũi tên lao vọt lên không, bay thẳng về phía đông. Lát sau, tới một trái núi chắn ngang đường đi, Thần mã dừng lại trên một tảng đá bằng phẳng ở lưng chừng núi, nói với Cát Linh:

- Thưa chủ nhân đã tới rồi. Xin chủ nhân hãy lên một mình.

Cát Linh nhìn đỉnh núi cao ngút tầng mây:

- Ngươi không đưa ta lên được nữa à?

Thần mã lắc đầu:

- Thưa chủ nhân không được. Trái núi này tôi không bay tới.

Không còn cách nào khác nữa, Cát Linh đành xuống ngựa mang hết tài leo núi, leo lên như một con khỉ. Một vách đá trơn tuột, không một chỗ bấu víu, phía tr6en nhô ra một cây tùng cổ thụ. Cát Linh nảy ra một kế, buộc một sợi dây thừng dài vào đuôi mũi tên rồi dùng hết sức bắn đi. Mũi tên cắm vào thân cây. Cát Linh kéo căng dây ra thử, rồi bám vào đó leo lên. Từ sáng sớm cho đến lúc mặt trời lặn, Cát Linh mới lên đựơc tới đỉnh núi. Một con sư tử đen khổng lồ chín đầu đang nằm ngủ cạnh tảng đá xanh to, ngáy ầm ầm như sấm. Cát Linh vội lấy cung tên nhắm thẳng vào giữa đầu sư tử bắn một phát. Sư tử đau quá, tỉnh hẳn ngủ, nhìn Cát Linh gầm lên một tiếng làm núi rung đất chuyển. Cát Linh bị choáng váng, suýt ngã xuống đất.

Nhân lúc kẻ thù chưa kịp chồm tới, Cát Linh đem hết dũng khí ra sức bắn mạnh liên tiếp tất cả số tên còn lại vào sư tử đen chín đầu. Sư tử đau quá rống lên, dùng hết sức nhảy chồm tới. Không ngờ dùng sức quá mạnh nên nó ngã lăn xuống dưới chân núi mà chết. Cát Linh tìm thấy hai cây cỏ tiên bên cạnh tảng đá xanh, liền nhổ hết cả, cẩn thận cất vào trong áo, rồi từ trên đỉnh núi tụt xuống. Trời đã tối khuya, Thần mã vẫn đứng yên chỗ cũ để chờ chàng. Về tới nhà, Cát Linh đưa cỏ tiên cho vợ và nói:

- Hãy mau mau đem đến cho phụ vương!

Qủa nhiên Quốc vương vừa ăn xong cỏ tiên, chẳng những khỏi ngay bệnh, mà thân thể còn tráng kiện hơn nữa. Khi Quốc vương biết rằng chính người đi săn nghèo khổ kia không quản hiểm nguy tới tính mạnh lên đỉnh cao tìm cỏ tiên cứu sống được mình, Quốc vương vô cùng cảm động liền cho mời Cát Linh vào cung, nhất định nhường ngôi cho chàng.

Cát Linh kiên quyết không nhận, chỉ xin Quốc vương cho phép đưa vợ trở lại quê hương. Quốc vương bằng lòng. Ngày hôm sau, Cát Linh và công chúa ngồi trên lưng Thần mã, vẫy tay từ biệt Quốc vương và toàn thể nhân dân ra tiễn đưa, rồi bay thẳng về quê hương thân yêu của mình.

Kết Thúc (END)

Sinh Con Rồi Mới Sinh Cha

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Hồn con chết oan ức quá, không tiêu tan được, bèn nhập vào cây khế đó. Cây khế sinh có một trái lớn, hồn con lại nhập vào trái khế. Thế rồi đến khi vợ anh ta có thai, ăn trái khế đó mà đẻ ra con...

Ngày xưa, có hai người bạn ở hai làng cách nhau một con sông, đi lại với nhau thân thiết như anh em ruột. Gặp lúc nước có loạn, hai người cùng phải đi thú xa. Một người có tiền, một người không có. Người có thấy bạn túng thiếu, đưa cho bạn vay lần hồi lâu thành một số nợ mười lạng bạc. Giặc yên hai người cùng trở về làng.

Bẵng đi một dạo, hai người không gặp nhau. Một hôm người có tiền cho vay nhớ đến bạn, nghĩ bụng rằng: "Bạn ta không sang thăm ta được có lẽ vì nghèo túng. Ta nhờ trời có tiền của, đối với bạn ta có bổn phận qua thăm trước, để an ủi bạn". Rồi dắt theo túi năm lạng bạc để đi thăm bạn và giúp bạn. Đến nơi thấy cửa nhà lịch sự, nghĩ mừng cho bạn nay đã khá giả, hẳn không cần giúp nữa, anh ta mới lấy năm lạng bạc giấu vào nóc cổng rồi đi vào nhà. Hai vợ chồng người thiếu nợ thấy bạn, nghĩ là đến đòi nợ, bèn làm cơm thết đãi rất tử tế, rồi bàn tính giết đi, để khỏi trả nợ. Đợi cho bạn ngủ, hai vợ chồng bèn giết luôn, rồi đem xác ra vườn sau chôn dưới gốc cây khế.

Từ đó cây khế đâm ra tươi tốt hẳn, nhưng chỉ sinh có một trái lớn bằng ba trái thường. Trong khi ấy người vợ nhân có mang thèm chua, thấy trái khế ngon lành bèn hái xuống ăn. Đến ngày sinh ra được một đứa con trai khỏe mạnh khôi ngô, nhưng lên ba tuổi mà vẫn không nói.

Hai vợ chồng làm lễ cầu Trời khấn Phật cho con biết nói. Chẳng mấy lúc đứa con nói được, nhưng nó chỉ nói một câu: "Con muốn nói với quan huyện trước rồi mới nói với cha mẹ được". Gặng hỏi đứa bé cũng không nói thêm câu nào khác. Cha mẹ nó buồn rầu nhưng không biết làm thế nào, cũng đành phải theo lời con đến thưa đầu đuôi với quan huyện. Quan huyện lấy làm lạ, theo lời khẩn cầu hai vợ chồng, đi đến nhà. Thấy đứa bé, ông bèn hỏi:

"Mày muốn gì? Sao cha mẹ mày đây mà mày lại không nói, mà cứ đòi phải nói với tao"? Đứa bé rành mạch thưa: "Con mời quan đến để soi xét một việc: nguyên con với người này ngày xưa kết nghĩa anh em. Gặp lúc đi thú anh ta không có tiền, con cho anh ta vay mười lạng bạc; anh ta không trả được con cũng không đòi. Đến khi về, con nghĩ thương anh ta nghèo túng, một hôm lại đem năm lạng bạc đến để giúp anh ta nữa. Nhưng đến nơi, thấy nhà anh ta sang trọng, nghĩ cũng chẳng cần đưa tiền thêm cho anh ta làm gì, con mới giấu năm lạng bạc đó ở trên nóc cổng rồi vào nhà thăm. Không ngờ vợ chồng anh ta lại sinh lòng bất nhân, làm cỗ cho con ăn, rồi thừa lúc con ngủ, giết con chết, đem xác con chôn ở dưới gốc cây khế. Hồn con chết oan ức quá, không tiêu tan được, bèn nhập vào cây khế đó. Cây khế sinh có một trái lớn, hồn con lại nhập vào trái khế. Thế rồi đến khi vợ anh ta có thai, ăn trái khế đó mà đẻ ra con".

Theo lời đứa bé, quan huyện cho đào gốc cây khế thì quả thật có xác người đã nát. Lại truyền lính đi lục soát ở nóc cổng, thì tìm thấy năm lạng bạc còn ở đó.

Chứng cớ rành rành, vợ chồng anh kia phải thú nhận hết cả tội lỗi và bị kết án vào tội giết người đền mạng.

Quan huyện trả lại thằng bé năm lạng bạc, nó cảm tạ quan rồi xin trở về nhà cũ. Tính ra lúc đi thì trẻ, vợ mới có mang, mà bây giờ thì vợ đã già rồi, hai vợ chồng không nhận ra nhau nữa. Kể lại hết cả đầu đuôi, hai vợ chồng già trẻ ôm lấy nhau mà khóc. Người vợ gọi con ra chào bố, thì con bấy giờ đã hơn hai mươi tuổi, và đã có vợ con rồi. Vì thế gia đình mới xảy ra một tình trạng tức cười: Con già hơn bố, cháu lớn hơn ông.

Kết Thúc (END)

Con Lợn Ống Tiền

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Căn phòng của trẻ con đầy những đồ chơi là đồ chơi.

Trên mặt cái tủ nhiều ngăn kéo có một cái ống tiền bằng sành, hình con lợn. Dĩ nhiên là lợn ta có một cái khe sau lưng, và người ta đã lấy dao rạch rộng ra để có thể bỏ lọt cả đồng bạc vào được. Trong ống có hai đồng bạc, chưa kể đến vô khối tiền siling. Lợn ta chật ních những tiền đến nỗi lắc không kêu. Không thể nào bắt nó chứa thêm được nữa.

Bây giờ lợn ta được đặt trên nóc tủ. Nó đưa mắt nhìn khắp phòng để tỏ ra rằng với số tiền chứa trong bụng mình, nó có thể mua được tất cả các thứ đồ chơi trong buồng. Giàu đến như thế, làm gì chẳng kiêu? Đây cũng đúng là dư luận của cả buồng, tuy rằng chẳng có ai nói ra, vì còn đang mải nói nhiều chuyện khác. Các ngăn kéo tủ để ngỏ. Trong đó có một con búp bê lớn hơi cũ, có một cái móc sắt sau gáy. Cô nàng nhìn quanh rồi lên tiếng: "Chúng ta chơi trò chơi người lớn nào ! Vui đáo để !"

Thế là ầm ĩ cả lên. Ngay cả các bức chân dung cũng quay mặt vào tường để tỏ ra mình cũng có hai mặt, nhưng không có ý phản đối đề nghị của búp bê.

Nửa đêm. Chị Hằng lấp lánh qua cửa kính và chiếu sáng không lấy tiền. Đã đến giờ khai mạc, tất cả đều được mời đến, kể cả chiếc xe nôi, tuy rằng nó thuộc loại đồ chơi hơi thô.

Xe nôi trần tình: "Người nào có cái hay của người ấy chứ! Có phải tất cả thiên hạ đều là con nhà quý phái cả đâu. Người ta chả thường nói người nào phận nấy, là gì?"

Chỉ có mỗi lợn ta nhận được một thiệp mời, vì người ta cho rằng nó vắt vẻo trên cao thế thì dù có kêu to lên mà mời nó cũng chẳng nghe thấy nào. Mặc dù thế, lợn cũng không trả lời có đến hay không, và, quả nhiên nó không đến. Nếu nó muốn, nó sẽ dự cuộc vui tại chỗ; thu xếp thế nào thì thu xếp ! Và mọi người đành phải chiều nó !

Lập tức người ta sửa soạn một cái sân khấu múa rối nhỏ vừa tầm để lợn có thể xem được. Đầu tiên là diễn kịch, sau đó là tiệc trà, rồi đến mấy trò chơi trong nhà. Cuộc vui bắt đầu.

Ngựa gỗ đọc một bài diễn thuyết ngắn về những vật bằng gỗ và tính chất quý phái của con nhà dòng dõi. Xê nôi nói về đường sắt và sức mạnh của hơi nước. Đấy là những vấn đề "tủ" của chúng nên chúng nói rất thạo. Đồng hồ quả lắc thuyết trình một vấn đề chính trị và lớn tiếng kết luận:

- Tích tắc ! Thời cơ đã đến !

Công chúng xì xào:

- Có lẽ chị ta không được khỏe lắm thì phải !

Một chiếc gậy bằng song Tây Ban Nha khoe khoang một cách kiêu hãnh cái đầu bịt sắt và cái tay cầm bằng bạc của nó. Hai chiếc đệm thêu đặt trên ghế trường kỷ chẳng nói gì, chúng có vẻ dễ thương nhưng đần độn.

Đến mục hài kịch.

Mọi người ngồi xuống xem. Có ý kiến phát biểu là nên vỗ tay và dậm chân để tán thưởng.

Cái roi da lên tiếng:

- Tôi thì chẳng bao giờ vỗ tay hoan nghênh những người già mà chỉ hoan nghênh những người chưa "hứa hôn".

Một tay hay đùa nói:

- Tôi thì cứ vỗ tay tuốt tuột.

Ống nhổ chen vào:

- Thôi, giờ nào việc nấy !

Mọi người đều tán thành; ai cũng muốn xem hài kịch. Kịch bản không hay lắm, nhưng diễn xuất khá. Diễn viên nào cũng cố ý phô phía nào có nước sơn đẹp nhất ra, ai cũng diễn tài cả. Những dây buộc quanh con rối hơi thô một tí, nhưng như thế người ta càng thấy rõ hơn. Con búp bê cảm động đến nỗi rơi béng cả cái móc sắt cắm sau đầu, còn lợn ta thì cũng hài lòng đến nỗi định tặng cho diễn viên một cái gì đấy. Theo thói quen của nó, "nó sẽ ghi tên diễn viên ấy trên tờ di chúc và người ấy sẽ nằm trong mồ với nó lúc nó chết".

Thật gần như không thể nào hiểu nổi. Thoạt đầu chẳng ai suy nghĩ để hiểu thấu cả.

Tiệc trà xong, chuyển sang các trò chơi có vẻ trí thức, tức là chơi trò chơi giả làm người. Chỉ là trò chơi mà thôi, không có ác ý gì cả.

Sau đó, mỗi người lặng yên suy nghĩ một mình về những câu hỏi của lợn, suy nghĩ một cách nặng nhọc, vì có liên quan đến một tờ di chúc và một đám tang.

Bao giờ thì chuyện ấy sẽ xảy ra?

Nó xảy ra sớm hơn chúng ta tưởng.

Cạnh ! Con lợn rơi từ trên mặt tủ xuống, vỡ tan từng mảnh trên sàn và các đồng siling nhảy múa vung lên: đồng bé quay, đồng lớn lăn, nhất là đồng bạc trước nay vẫn muốn thoát khỏi nơi giam hãm. Lợn chết, cả tiền lẫn bạc đều được giải phóng. Nhưng lại có một con lợn khác thay thế ngay trên mặt tủ, con này cũng bằng sành, lúc này đây chưa có một siling trong bụng và người ta không cần phải lắc nó làm gì.

Tất nhiên là ban đầu đối với lợn ống tiền bao giờ cũng thế. Với chúng ta, thế là hết chuyện.

Kết Thúc (END)

Trường Sinh Bất Tử

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Thuở xưa tại vùng hải đảo Phù Tang là một nơi cảnh sắc vô cùng thơ mộng. Bên cạnh những hòn đảo đá vàng, đất đỏ, có những cù lao nhỏ xanh um những rừng thông. Nhiều xóm làng làm nghề chài lưới sống hiền hoà, êm đềm bên cạnh bờ biển ngàn nơi nhấp nhô sóng bạc.

Vào một buổi sáng đẹp trời chàng ngư phủ U-ra-si-ma Ta-rô dong thuyền ra khơi. Thuyền chàng là một chiếc thuyền bằng gỗ, dẹp và không có bánh lái, cũng chẳng có buồm. Ta-rô là một thanh niên vạm vỡ, khôi ngô và tính tình hiền hoà,đôn hậu. Sáng hôm đó, Ta-rô câu mãi chưa được con cá nào, cuối cùng chàng mới thấy có vật gì nằng nặng dưới cần câu. Chàng mừng rỡ kéo lên, thì ra đó là một con rùa nhỏ.

Ở Nhật Bản người ta cho rằng rùa là con thú sống lâu nhất ở Nhật, có con sống lâu đến mười ngàn năm. Nó là quân hầu của Đông Hải Long Vương. Vì lý do đó, không ai dám giết rùa vì sợ gặp điều xui xẻo. Ta-rô biết như vậy nên gỡ rùa ra khỏi lưỡi câu, ve vuốt nó rồi nói:

- May cho mày rơi vào tay tao, nếu gặp kẻ hung ác thì mày mất mạng rồi con ơi! Hắn sẽ làm thịt mày, như vậy thì mày làm sao tiếp tục sống cho hết thế kỷ này, sang thế kỷ khác. Thôi ta thả mày về Thuỷ cung, nhớ tâu với Long Vương rằng tao gửi lời chúc ngài trường thọ nghen...

Nói xong, chàng thả con rùa xuống nước. Con rùa, trong chốc lát đã chìm sâu mất hút. TaRô cảm thấy chẳng buồn câu cá nữa. Chàng nằm dài trên thuyền, ngửa mặt nhìn mây bay trên nền trời xanh màu ngọc thạch. Khung cảnh sáng nay thật dịu dàng, thơ mộng khiến tâm hồn TaRô cảm thấy lâng lâng. Bao nhiêu hình ảnh kỷ niệm thân yêu trở về trong ý nghĩ của chàng. Làng DuRa bé nhỏ, với cư dân hìên hoà chuyên nghề chài luới, nhà nào cũng có những chiếc thuyền như thuyền của chàng, những ngôi nhà gỗ có vuờn cây bao bọc xung quanh. Đền XinhTô nằm gần bờ biển, khu nghĩa trang nơi tổ tiên chàng yên giấc nghìn đời. Tarô nghĩ đến cha mẹ chàng, những người đã hết dạ yêu thương chàng, lúc nào cũng lo lắng, chăm sóc, đùm bọc, che chở chàng...

Trời đã đúng ngọ, cảnh vật yên lặng như tờ. Thuyền chàng từ từ trôi trên mặt biển lặng sóng. Khung cảnh thần tiên đó ru TaRô vào giấc say nồng.

Tarô chợt choàng tỉnh khi thấy bàn tay mình có ai ve vuốt, nhẹ nhàng. Mở mắt ra, chàng thấy trước mặt mình một thiếu nữ đẹp lộng lẫy, tóc dài chấm gót. Nàng âu yếm nhìn TaRô và cất tiếng dịu dàng. Giọng nói của nàng thật ngọt ngào, êm dịu:

- Chàng đừng ngạc nhiên. Thiếp là con gái của Đông Hải Long Vương. Phụ thân thiếp cảm ơn chàng đã tha chết cho con rùa nên sai thiếp đến đây mời chàng xuống thăm viếng Thủy cung. Và nếu chàng không chê thiếp, chúng ta sẽ kết duyên cùng nhau và an hưởng hạnh phúc ở dưới đó, suốt đời...

TaRô rất đỗi bàng hoàng. Chàng ngẩn ngơ nhìn nguời đẹp. Thật chưa bao giờ chàng lại gặp người đẹp như người đang đứng trứơc mặt chàng. Tuy lòng chàng xao xuyến, tràn ngập yêu thương nhưng lại không biết dùng lời gì để diễn tả. Người đẹp không chờ chàng trả lời đã ngồi xuống lòng thuyền, cầm lấy mái chèo. Nàng một mái, chàng một mái, họ nhẹ nhàng chèo thuỳên ra xa. Thuyền trôi trên mặt biển lặng lờ. Cảnh vật im lìm, chỉ nghe tíêng mái chèo nhịp nhàng đập nứơc cũng như TaRô đang nghe nhịp tim mình rung động vì hạnh phúc xảy đến bất ngờ. Một lát sau, họ đi vào một thế giới thật huy hoàng. TaRô trông thấy một cung điện nguy nga bằng cẩm thạch dựng lên giữa vườn hoa trăm màu, trăm sắc, sực nức hương thơm. Một trăm tên quân hầu và một trăm thị nữ tưng bừng chạy ra đón tiếp công chúa và phò mã.

Đông Hải Long Vương, ngự trên ngai vàng truyền mở tiệc khoản đãi TaRô và lễ cưới của chàng đựơc cửa hành ngay một cách vô cùng trọng thể.

... Sống dưới Thuỷ cung, bên cạnh nguời vợ trẻ đẹp mỹ miều, TaRô tưởng như hạnh phúc của mình không còn gì sánh kịp. Tuy nhiên, đôi khi chàng chợt buồn và ái ngại trong lòng. Chàng tự nhủ:

- "Hẳn cha mẹ đang buồn rầu, lo lắng trước sự ra đi của ta. Nếu họ biết là ta đang sống sung sướng dưới Thủy cung này chắc họ sẽ mừng lắm. Ta sống ở đây bao lâu rồi nhỉ? Một năm, hai năm,bao lâu rồi ta cũng không hay. Ta phải ngỏ ý với vợ để trở lại trần gian vài ngày thăm viếng song thân rồi sẽ trở lại Thuỷ cung cũng không muộn".

Chàng đem đìêu đó nói cho vợ biết. Công chúa có vẻ buồn rầu. Nàng khóc thâu đêm khíên TaRô phải hết lời khuyên dỗ:

- Ta hứa với nàng là ta sẽ trở lại ngay. Cuộc sống ở đây hạnh phúc quá, ta làm sao quên được!

Cuối cùng, biết không thể can ngăn đựơc chồng, công chúa đành phải cầm tay chồng thỏ thẻ:

- Em không thể nào ngăn chàng tỏ lòng hiếu thảo với song thân, tuy nhiên em sợ lắm, em sợ chàng đi rồi thì đôi ta sẽ xa cách nhau mãi mãi. Tuy nhiên, em xin tặng chàng một kỷ vật. Kỷ vật này sẽ giúp chàng trở lại với em, nếu lòng chàng còn thiết tha tưởng nhớ.

Nàng trao cho chàng một cái hộp nhỏ bằng gỗ trầm hương, bên ngoài cột một sợi dây bằng lụa.

Nàng căn dặn:

- Chàng đừng đánh mất chiếc hộp, cũng đừng mở nó ra mặc dầu có chuyện gì cũng vậy. Chàng mở ra thì chẳng bao giờ chàng còn trở lại đây được nữa,

Vừa nói, nàng vừa gạt lệ:

- Nàng yên trí đi, ta xin hứa với nàng là sẽ chẳng bao giờ mở cái hộp này. Sau khi thăm viếng song thân xong, ta sẽ trở về hội ngộ cùng nàng...

Chiếc thuyền gỗ của TaRô lâu nay được giữ gìn tại Thủy cung. Người ta lại lấy ra để Tarô chèo về dương thế. Tarô cẩn trọng để chiếc hộp ở bên mình và chèo thuyền ra đi.

Chàng chèo một lúc lâu thì thấy thuyền mình dạt vào một hòn đảo, dân cư đông đúc. Quê hương của chàng đó rồi. TaRô mừng rỡ, đặt chân lên bộ và không tránh khỏi xúc động, bàng hoàng. Chàng trở về cố hương mà cảm thấy lạc lõng như một người xa lạ. Chỉ còn những đồi núi là còn nhận ra đựơc mà thôi, còn những vật khác đều thay đổi hết. Nhà cửa cái nào cũng to lớn, cao rộng. Ruộng vừơn đổi chỗ. Đền XinhTô nay dựng lên ở một chỗ khác cao hơn. Ngôi nhà cũ của chàng ngày xưa giờ là một khu rừng thông đang mọc lên xanh tốt.

Người qua lại nhìn chàng ngư phủ bằng đôi mắt ngỡ ngàng. Ngày xưa, chàng quen mặt hết làng xóm, láng giềng, sao bây giờ nhìn ai cũng toàn người lạ hoắc?

TaRô tìm một ông lão già nhất để hỏi nguyên do:

- Thưa lão trượng, xin lão trượng cho cháu biết nhà của TaRô bây giờ dọn đi đâu?

Oâng lão tóc bạc phơ, lưng còng xuống nhìn chàng có vẻ ngạc nhiên:

- Chú nói gì?

- Dạ, cháu hỏi xem gia đình Tarô bây giờ dọn đi đâu?

- Sao?

- Dạ, cháu muốn kiếm nhà TaRô.

Tưởng ông lão lãng tai nên TaRô hét lớn:

- Cháu tìm nhà TaRô! U-ra-si-ma TaRô lão trượng có biết không?

Oâng lão trả lời:

- Chú có điên chăng? U-ra-si-ma-Ta-Rô là một anh thuyền chài trẻ tuổi đã bị chết chìm trên biển cả, cách đây bốn trăm năm. Lạ cái là anh chết chìm giữa lúc biển yên, sóng lặng. Người ta có xây cho anh ta một ngôi mộ ở ngoài nghĩa trang, lão muốn nói tại nghĩa trang cũ cơ, nghĩa trang mà người ta đã bỏ phế cách đây năm mươi năm rồi. Chú có thể đến thăm mộ TaRô. Chuyện đã trở thành cổ tích, sao chú còn hỏi gì ngớ ngẩn vậy?

U-ra-si-Ta-Rô lặng lẽ đi về phía nghĩa trang. Chàng tìm thấy nơi đó ở ngôi mộ của chính chàng nằm bên cạnh mộ cha, mẹ chàng và vô số con cháu thuộc giòng dọ chàng. Các ngôi mộ hầu hết đều rêu phong, cổ kính.

TaRô thảng thốt, bàng hoàng.

Trong tay chàng vẫn nắm chiếc hộp của công chúa thủy tề. Chàng thầm nhủ:

- Tại sao lại có chuyện kỳ lạ thế nhỉ? Mọi vật quanh ta đều thay đổi hết. Chưa chừng ta mở chiếc hộp này ra sẽ biết điều bí mật đó. Nó sẽ giải thích cho ta hiện tượng lạ lùng này. Nên mở hộp ra chăng? Ta đã hứa với nàng là sẽ không bao giờ mở... Oà, ta cứ tháo sơi dây lụa ra, xong rồi cột lại như cũ, nàng làm sao biết được... ta phải mở chiếc hộp để khám phá ra điều bí mật.

TaRô tháo mối và mở chiếc hộp. Từ lòng chiếc hộp, chàng lấy một làn khói trắng bay lên hướng nam, hướng của Thủy cung. Chiếc hộp chỉ đựng có làn khói đó, ngoài ra không còn vật gì khác nữa. TaRô giật mình. Chàng biết nguy đến nơi rồi. Hối hận vì hành động của mình nhưng không làm sao đựơc nữa. TaRô biết rằng từ nay chàng tuyệt đường về, không mong chi trở lại Thủy cung nơi người vợ hìên đang đón đợi. Buồn rầu, TaRô khóc nức lên. Chàng khóc một hồi và cảm thấy máu mình đông đặc trong huyết quản, tay chân teo tóp lại như cây khô, tóc chàng trở nên bạc phơ, răng chàng rụng ra từng cái. Khí lực chàng dần dần tiêu tán. TaRô nằm gục xuống bên đường.

Bốn thế kỷ đi qua đã đè nặng xuống người ngư phủ trai trẻ kia.

Kết Thúc (END)

Ai Mua Hành Tôi (Lọ Nước Thần)

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha một con chim sẻ tới đậu trên một phiến đá ở gần chỗ mình đang làm việc. Nhìn thấy thế, anh bỗng động lòng thương con chim bé bỏng sắp sửa lọt vào miệng loài ác điểu. Anh bèn nhặt hòn đá ném con quạ. Quạ giật mình bỏ mồi vỗ cánh bay lên. Tức mình vì hỏng ăn, quạ chửi rủa om sòm. Anh nhặt đá ném thêm và mắng: - "Đồ chim dữ! Hãy cút ngay!". Quạ hậm hực bay đi, miệng còn đe dọa sẽ báo thù. Anh chàng chạy lại nhặt con chim sẻ đang thoi thóp, cố tìm cách ấp ủ cho nó sống lại. Quả nhiên, chỉ chừng giập bã trầu, con chim sẻ đã hồi tỉnh và bay được. Nó cảm ơn anh và bảo anh ngồi chờ để nó đưa biếu một vật. Một lát sau, con chim đã bay trở lại miệng ngậm một cái lọ bé đặt xuống bên cạnh và nói - "Đây là lọ nước thần có phép làm cho người già thì trẻ lại, vật nhỏ thì lớn thêm, trần gian không ai có". Nói rồi nó vỗ cánh bay đi. Anh ngồi tần ngần mở nút ra xem thì thấy đầy một lọ nước mùi thơm ngào ngạt. Anh nghĩ bụng: - Những thứ này chỉ để cho các bà quan làm đỏm, có đâu để hạng chúng ta dùng". Rồi anh nút lọ lại cẩn thận, khi gánh củi về, treo lọ trên kèo nhà. Và rồi thời gian trôi qua, vì bận công việc làm ăn, anh cũng quên đi, không nghĩ tới cái lọ ấy nữa.

ít năm sau đó, chật vật mãi anh chàng mới cưới được vợ. Vợ anh cũng con nhà nông, quanh năm chân lấm tay bùn, nên đen đủi, xấu xí. Nhưng hai vợ chồng thì rất thương yêu nhau.

Một hôm chồng đi cày vắng, vợ ở nhà quét dọn khắp nơi. Thấy một cái lọ con treo trên kèo nhà, chị bèn bắc ghế lấy xuống mở nút ra xem. Khi ngửi thấy mùi thơm, chị ta đồ là dầu thơm gội đầu. Lát sau, chị nấu nước tắm gội rồi tiện tay đổ lọ nước ra bôi khắp tóc tai mình mẩy. Không ngờ sau khi bôi xong chị ta tự nhiên trở nên xinh đẹp trắng trẻo, nhan sắc mỹ miều ít ai sánh kịp. Nước thần trôi xuống mấy luống hành bên cạnh giếng, khiến cho những cây hành cũng tự nhiên lớn phổng lên một cách lạ thường: củ to như bình vôi, dọc dài bằng đòn gánh.

Khi người chồng đi cày về nhìn mặt vợ thì ngẩn cả người cứ tưởng là tiên sa xuống cõi trần, nếu không có tiếng nói thì cơ hồ anh không nhận ra là vợ mình. Nghe vợ nhắc đến lọ nước thơm, anh mới sực nhớ tới chuyện báo đền của con chim sẻ ba năm về trước. Nỗi mừng biết lấy chi cân, anh ngắm vợ mãi không chán mắt, rồi kể lại câu chuyện cũ cho vợ nghe.

Từ đấy anh cứ quấn quýt lấy vợ không rời. Công việc đồng áng vì thế cũng mười phần bê trễ. Nhưng cứ ở nhà mãi thì đói mất nên anh đành phải đi làm. Để khỏi nhớ vợ, anh thuê thợ vẽ hình vợ. Mỗi khi ra đồng làm việc, anh lại treo bức tranh ở bờ ruộng để nhìn cho thỏa.

Một hôm anh đang cày ruộng, bức tranh được treo lên một cái cọc cắm ở trên bờ. Vừa cày được mươi luống, tự nhiên con quạ năm xưa ở đâu sà xuống quắp lấy bức tranh mang đi. Anh chàng ở bên kia bờ thấy vậy, bèn hò hét đuổi theo nhưng không kịp nữa. Quạ đã cất cánh bay cao và bay đi rất xa, chỉ một loáng đã mất hút. Báo thù việc anh ném đá giành mồi của nó ngày xưa, quạ mang bức tranh vào đến tận kinh đô, thả xuống ở sân rồng. Bọn lính thị vệ thấy sự lạ lùng, bèn nhặt lên đem trình vua. Cầm lấy bức truyền thần vua ngắm nghía mãi không chán mắt, bụng bảo dạ: "Trong ba cung sáu viện của ta đã có nhiều người đẹp, nhưng chưa có người nào đẹp bằng người đàn bà trong tranh này. Hẳn là trời sai con quạ đến mách cho ta đây!".

Lập tức vua ra lệnh cho một quan đại thần và một trăm thị vệ phải tìm cho được người đàn bà đã vẽ trong tranh mang về. Quan đại thần cho người về các địa phương sục sạo khắp hang cùng ngõ hẻm. Để việc tìm tòi có hiệu quả, chúng bày ra trò mở hội ở các vùng chúng đến để cho mọi người đổ về xem. Mỗi lần thấy dân tập hợp đông đúc, chúng đưa bức tranh ra giả tảng nói là tình cờ bắt được, người nào mất thì đến mà nhận.

Một hôm, chúng tới vùng quê hai vợ chồng anh chàng có lọ nước thần và cũng bày trò mở hội ba đêm ngày. Quả nhiên anh chàng sa vào mưu gian. Khi nhìn thấy bức tranh anh không đắn đo gì cả, lật đật bước tới để nhận. Nhưng anh không ngờ bọn lính chộp lấy anh như chộp con mồi. Chúng theo ngay anh về nhà và chúng tìm thấy ngay người đàn bà trong tranh. Mừng quá chúng vội đưa kiệu rước về kinh đô, mặc kệ cho người chồng vật mình than khóc.

Sau khi bị bắt vào cung, người đàn bà không cười không nói, áo đẹp không mặc, đầu không chải và không cho một ai đến gần. Đem được người đẹp về cung, nhà vua hết sức mừng rỡ, nhưng cũng hết sức buồn phiền vì mọi thứ dỗ dành, dọa nạt đều không thể làm cho người ngọc nở một nụ cười. Vua bèn hạ lệnh cho rao trong dân chúng hễ ai có cách gì làm cho nàng cười nói lên được, thì sẽ ban thưởng cho quan cao lộc hậu. Nghe tin này, có nhiều người, từ những vai hề nổi tiếng, những ông trạng cười cho đến các bậc lương y, các pháp sư phù thủy v.v... đua nhau trẩy kinh hy vọng dùng tài phép làm cho người đàn bà phải buột miệng nói cười để mong ân thưởng. Nhưng dù đã giở đủ mọi trò, đều vô hiệu.

Lại nói chuyện anh chồng từ khi vợ bị quan quân bắt đi thì không còn thiết làm ăn gì nữa. Khi nghe tin loan báo ai làm cho người đẹp trong cung nói cười được thì vua sẽ ban thưởng, anh biết là vợ mình đang ở cung vua, bèn quyết vào kinh tìm vợ. Trước khi đi, anh nhổ mấy củ hành ở cạnh giếng buộc làm một gánh, quảy theo. Đến kinh đô, anh quảy gánh của mình đi lại trước cửa hoàng cung rao to lên những câu:

Dọc bằng đòn gánh Củ bằng bình vôi Ai mua hành tôi Thì thương tôi với!

Tiếng rao của anh vọng vào cung mỗi lúc một lớn. Nét mặt của vợ anh tự nhiên cũng mỗi lúc mỗi tươi. Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:

- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

Khi nhìn thấy mặt chồng, vợ anh cười lên một tiếng. Thấy người đàn bà lần đầu tiên cười nói, vua sung sướng như mở cờ trong bụng; lại thấy những cây hành to lớn lạ thường thì lấylàm kinh ngạc. Vua ngỡ là nhờ những cây hành kỳ lạ này mà người đẹp nói cười. Vua liền nẩy ra ý nghĩ muốn tự mình cải trang gánh hành để làm vui lòng người đẹp. Vua bảo anh chồng:

- Hãy đặt gánh hành lại đó và cởi áo ra mau!

Vua cởi áo long bào vứt cho anh và mặc áo của anh vào. Vua còn bắt anh bày cho mình học thuộc câu rao, rổi quảy gánh qua lại trước mặt người đàn bà, cất tiếng rao mới học được. Thấy vậy, vợ anh hàng hành cười nghặt nghẽo. Vua thích thú lại càng làm già. Nhưng đột nhiên người đàn bà bảo thị nữ thả đàn chó ra. Chó thấy vua ngỡ là người lạ liền nhảy xổ tới cắn chết. Người đàn bà vội bảo chồng:

- Mình hãy mau mau trèo lên ngai vàng đi!

Anh chồng lật đật trèo lên ngai vàng giữa lúc trăm quan và cung nữ rập đầu bái mạng. Từ đó anh làm vua và ở với vợ trọn đời.

Kết Thúc (END)

Vợ Thượng Giới

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ngày xưa, ở thượng giới, trong một bữa yến tiệc của Ngọc Hoàng khoản đãi các vị thần tiên, một cô con gái Ngọc Hoàng vô ý làm rơi chén ngọc của thiên đình vỡ tan. Ngọc Hoàng tức giận mới đày nàng xuống trần gian hóa kiếp làm người.

Thuở bấy giờ, nhà Lê đang trị vì nước Nam. Cô gái Ngọc Hoàng đầu thai sinh ra làm Công chúa. Sáng hôm nàng ra đời, tất cả hoa trong vườn thượng uyển nở đều một lượt. Công chúa lớn lên, nhan sắc diễm lệ, không có một người trần gian nào sánh kịp. Vua gả công chúa cho một viên quan trẻ tuổi, tài giỏi. Ba năm sau, bỗng nhiên công chúa lăn đùng ra chết.

Người chồng thương nhớ vợ quá, thề trọn đời không lấy người nào khác. Đến khi bốc mả cho công chúa, mở hòm ra thấy trống không, người chồng lại càng thêm đau xót, thương tiếc vợ, xin treo ấn từ quan, trở về quê ở.

Một hôm, người chồng đi dạo trong rừng, một mình đến dòng suối, nhìn mặt nước trong vắt mà nhớ đến đôi mắt của vợ xưa kia. Bỗng nghe có tiếng lá sột soạt, người chồng quay lại thì thấy một thiếu phụ xoay lưng đi về phía sau cây cổ thụ rồi biến mất.

Qua ngày sau, người chồng trở lại bên bờ suối, ngóng chờ một lúc thì nghe gió thoảng đưa mùi hương quen thuộc, rồi thấy công chúa vợ mình đi lại. Nàng tiết lộ cho hay tiền kiếp của mình cùng việc bị đày xuống trần, rồi bảo chồng rằng: "Khi thiếp từ trần là lúc hết hạn phải đày sống ở thế gian. Nhưng vì thương nhớ chàng, nghĩ đến chàng đau thương vò võ nên thiếp xin phép được trở lại cõi trần. Thời gian xum họp giữa hai ta cũng chỉ có hạn định.

Người chồng quá sung sướng được gặp vợ bất ngờ, gạt qua ý nghĩ chia lìa về sau. Đến khi người vợ thượng giới sinh hạ cho chàng một đứa con trai, hạnh phúc gia đình tưởng chừng kéo dài vô hạn định.

Một tối, hai vợ chồng đang ngồi ở sân, uống trà thưởng trăng, bỗng một ngọn gió thoảng qua, nghe văng vẳng có tiếng nhạc. Người vợ rùng mình đứng lên, bảo chồng: "Thiên đình gọi thiếp về trên ấy. Xin vĩnh biệt chàng"!

Người chồng lặng yên nhìn vợ không thốt lên lời. Theo lời vợ, chàng nhắm mắt lại, đến khi mở ra thì không thấy vợ đâu nữa. Vẳng nghe điệu nhạc trên không xa dần.

Từ đó người chồng sống một mình chắm chú lo dạy con học tập, về sau hiển đạt làm quan cao.

Kết Thúc (END)

Bà Lão Chăn Ngỗng

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ngày xưa có một bà già nua, sống cùng đàn ngỗng tại một nơi Hẻo lánh giữa núi rừng. Bà ở trong một căn nhà nhỏ. Chúng quanh Có một khu rừng lớn. Sáng nào bà cũng chống nạng lẩy bẩy đi vào Rừng. Bà bận nhiều việc lắm, một người nhiều tuổi như bà tưởng Khó có thể làm nổi: đi kiếm cỏ cho ngỗng, hái quả dại vừa tầm tay Với, vác cả lên lưng về nhà.

Trông thì tưởng chừng bà vác nặng đến ngã khuỵu xuống mất, Nhưng cũng may là bao giờ bà cũng mang về được tới nhà. Bà gặp Ai cũng chào hỏi niềm nở:

- Chào người bà con. Hôm nay trời đẹp nhỉ! Bà con thấy già đi Tha cỏ về thì chắc lấy làm lạ lắm nhỉ, ai mà chẳng phải vác gánh Nặng của mình trên lưng.

Tuy vậy, thiên hạ không thích gặp bà lão, họ thường đi đường Vòng để tránh bà. Khi một ông bố cùng con trai đi qua mặt bà, ông Khẽ bảo con:

- Con phải coi chừng mụ già này. Mụ ấy thâm hiểm lắm. Đó là Một mụ phù thủy đấy.

Một buổi sáng, có chàng thanh niên đẹp trai đi qua rừng. Trời Nắng, chim kêu ríu rít, gió mát thổi qua cành lá, lòng chàng lâng Lâng vui sướng. Chàng chẳng gặp một ai. Bỗng chàng nhìn thấy bà Phù thủy đang cắt cỏ bằng liềm. Bà đã nhét vào tay nải một mớ Nặng, cạnh đó còn có hai giỏ đầy lê và táo dại.

Chàng nói:

- Này bà lão, bà làm thế nào mà mang hết đi được?

Bà già đáp:

- Thưa ngài, thế mà tôi vẫn phải mang cho được đấy. Con nhà Giầu có đâu cần như vậy. Nhưng nông dân thường nói: "Thôi đừng Ngó quẩn ngó quanh làm gì! Cái lưng người vốn nó phải còng." Chàng đứng bên bà, bà bèn bảo:

- Thế chàng giúp già một tay có được không? Lưng chàng còn Thẳng, chân còn cứng, đối với chàng thì dễ thôi. Nhà già cũng gần Đây, trên cái bãi hoang kia, ở ngay sau núi, chàng chạy một lát thì Đến ngay đấy mà.

Chàng thanh niên thương hại bà lão, trả lời:

- Quả cha tôi không phải là nông dân, mà là một v? bá tước Giàu có, nhưng thôi cứ để tôi mang giúp bà chiếc tay nải kia. Bà già nói:

- Nếu chàng cố giúp cho thì quý hóa quá. Chắc chắn là chàng Phải đi mất một giờ đấy, nhưng đối với chàng thì thấm vào đâu. Chàng phải mang giúp cho cả táo và lê đến đấy nữa nhé! Nghe nói đi mất một giờ thì vị bá tước trẻ tuổi hơi phân vân, Nhưng bà già không buông chàng ra, bà buộc khăn gói trên lưng Chàng, khoác đôi giỏ vào cánh tay chàng và nói:

- Chàng thấy chưa, cũng dễ thôi mà!

Bá tước vừa đáp vừa nhăn nhó:

- Đâu, không dễ đâu! Cái bọc nặng như là bọc đá ấy, lê táo cũng Nặng như chứ. Thở chẳng ra hơi nữa!

Chàng muốn trút tất cả mọi thứ, nhưng bà già không chịu. Bà Nói mỉa:

- Trông kìa! Có đời thuở nhà ai một vị trai tráng mà không chịu Mang cái mà một bà già như ta đã từng lê đi bao nhiêu lần. Nói Hay, nói đẹp thì sao mà mau thế! Hễ công việc thật thì chỉ muốn lẩn Thôi.

Bà nói tiếp: - Sao chàng lại chần chừ, đứng ỳ ra như thế! Chịu khó nhấc Chân lên chứ. Không ai đỡ gói cho đâu.

Còn đi trên đất bằng thì chàng còn chịu nổi. Nhưng khi lên núi, Phải trèo, đá lăn dưới chân chàng y như chúng là những vật sống Thì thật là quá sức chàng. Mồ hôi nhễ nhại trên trán, chảy ròng Ròng xuống lưng chàng, khi thì nóng bốc lên, khi thì lại lạnh toát Sống lưng. Chàng nói:

- Bà già ơi, tôi không chịu nổi nữa, cho tôi nghỉ một tí. Bà già đáp:

- Không nghỉ ở đây được. Để đến nơi đã, hãy nghỉ. Bây giờ cứ đi Đi. Biết đâu thế chả là điều hay cho chàng. Bá tước nói:

- Mụ già kia, mụ thật hỗn xược. Chàng định vứt chiếc khăn gói đi, nhưng loay hoay mãi mất Công toi. Khăn gói dính chặt vào lưng chàng y như là nó mọc từ Lưng ra. Chàng quay cuồng, vặn vẹo mãi mà không tài nào thoát ra Được.

Bà già thấy vậy cười và nhảy nhót trên đôi nạng một cách Khoái trá. Bà nói:

- Chàng ơi, xin chàng chớ tức giận, mặt chàng đã đỏ chín lên Như gà chọi rồi. Chàng cứ chịu khó đeo khăn gói đi, đến nhà, già sẽ Thưởng cho xứng công.

Chàng biết làm sao bây giờ? Chàng đành tuân theo số phận, Nhẫn nhục lê theo bà già. Bà ta có vẻ mỗi lúc một lanh lẹn, còn Chàng thì thấy gánh trên vai mỗi lúc một thêm nặng. Rồi bỗng bà Nhún người nhảy một cái, ngồi trên khăn gói.

Bà gầy khẳng khiu như cái cọc rào, mà sao nặng hơn cả một Mụ nông dân béo? Chàng thanh niên lảo đảo, nhưng nếu chàng Không chịu đi thì bà lây roi và cành gai đánh vào chân chàng. Chàng không ngừng rên rỉ, trèo lên núi, mãi đến khi sắp khuỵu Xuống mới tới nhà bà. Đàn ngỗng thấy bà già gọi thì vỗ cánh vươn Cổ lên, chạy ra đón và kêu quang quác. Một mụ đã có tuổi, mạnh Khỏe to lớn, xấu như ma lem, cầm roi theo sau đàn ngỗng. Bác ta Bảo bà lão:

- Mẹ ơi, có việc gì mà sao lâu thế?

Bà lão đáp:

- Con cứ yên tâm, chả gặp điều gì dữ cả. Trái lại, chàng đây lại Mang giúp cho mẹ. Này con ạ, khi mẹ mệt chính chàng ta lại cõng Mẹ trên lưng nữa. Thành ra đường đi không thấy xa, đi rất vui vẻ Và luôn luôn đùa giỡn với nhau.

Mãi sau bà già mới chịu tụt xuống, đỡ khăn gói khỏi lưng Chàng, lấy giỏ khỏi tay chàng, thân mật nhìn chàng và bảo:

- Thôi bây giờ, chàng hãy ngồi ở chiếc ghế dài trước cửa mà Nghỉ. Chàng thật đáng được trả công một cách xứng đáng. Mà nhất Định là có thôi.

Rồi bà bảo mụ chăn ngỗng: - Con hãy vào trong nhà, con ạ. Con đứng một mình với chàng Trai trẻ thật là không tiện, không nên đổ dầu vào lửa. Chàng ta có Thể mê con đấy.

Bá tước chẳng biết nên cười hay nên khóc. Chàng nghĩ bụng: đồ Của thừa như thế, giá có trẻ hơn ba chục tuổi cũng chẳng làm cho Mình rung động được.

Trong khi ấy, bà lão vuốt ve đàn ngỗng như con, bà cùng mụ Con gái vào nhà. Chàng thanh niên ngả mình trên chiếc ghế dài ở Gốc một cây táo. Không khí êm dịu, ấm áp. Chung quanh rải ra một Đống cỏ xanh rờn, đầy hoa ngọc châu, hoa bách lý và hàng trăm thứ Hoa khác. Một con suối trong veo, lóng lánh ánh mặt trời chảy Ngang. Đàn ngỗng trắng nhởn nhơ đi qua đi lại hoặc lội bì bõm dưới Nước. Chàng nghĩ bụng:

- Ở đây thật là yêu kiều, nhưng ta buồn ngủ quá, mắt cứ díp Lại. Ta phải ngủ đi một tí mới được. Chỉ mong đừng có cơn gió nào Thổi bay đôi chân mình đi, chân mình đã nhũn ra như bùi nhùi mất Rồi.

Chàng ngủ được một lát thì bà già đến lay dậy, bà bảo: - Dậy đi, chàng ơi! Chàng không ở lại đây được đâu, quả là già Đã làm cho chàng vất vả, nhưng cũng chưa hại gì đến tính mạng. Giờ thì già trả công cho chàng. Tiền bạc và của cải thì chàng không Cần đến, để ta cho thứ khác.

Nói rồi, bà nhét vào tay chàng một chiếc hộp nhỏ làm bằng một Viên ngọc xanh nguyên khối và dặn: - Chàng hãy giữ hộp này cẩn thận, nó sẽ mang phúc đến cho Chàng. Bá tước vùng dậy, cảm thấy trong người khoan khoái, lại sức, Cảm ơn bà già rồi lên đường, không buồn quay lại nhìn con gái xinh Đẹp của bà lấy một lần. Chàng đi được một quãng đường vẫn còn Nghe thấy tiếng ngỗng kêu vui vẻ từ xa vọng lại.

Bá tước phải lang thang ba ngày trong rừng hoang mới tìm ra Được lối đi. Chàng đến một thành phố lớn. Ở đấy không ai biết Chàng. Người ta dẫn chàng đến cung điện. Vua và hoàng hậu đã Ngự triều. Bá tước quì xuống, rút chiếc hộp bằng ngọc xanh ở túi ra Để xuống chân hoàng hậu. Bà truyền cho chàng đứng dậy, chàng Cầm lấy chiếc hộp dâng lên bà vừa mở ra xem thì ngã xuống đất bất Tỉnh nhân sự. Bá tước bị bọn thị vệ nắm chặt lấy định đem tống Ngục. Nhưng hoàng hậu mở mắt, truyền phải tha chàng. Bà đuổi Mọi người ra và muốn tiếp chuyện riêng chàng.

Khi chỉ còn mình bà với bá tước, hoàng hậu khóc lóc thảm thiết Và bà nói:

- Giàu sang phú quí đối với ta có làm gì, vì sáng nào ta thức Dậy cũng phải lo âu phiền não. Ta có ba con gái, con gái út đẹp Nhất, thiên hạ coi là của quí kỳ diệu. Da nó trắng như tuyết, má nó Hồng như táo, tóc nó rực rỡ như ánh sáng mặt trời. Khi nó khóc, Không phải giọt lệ thường, mà là hạt châu, hạt ngọc ở mắt nhỏ ra. Năm nó mười lăm tuổi, vua cho đòi ba chị em nó đến trước ngai Vàng. Chàng không thể tưởng tượng quần thần trố mắt ra nhìn thế Nào khi đứa thứ ba bước vào. Thật y như mặt trời mọc. Vua phán "Các con ạ, cha không biết ngày nào cha chết. Hôm nay, cha muốn Quyết định xem sau khi cha chết, mỗi con được hưởng gì. Các con Đều yêu cha cả, nhưng con nào yêu cha tha thiết nhất sẽ được Hưởng cái quý nhất". Cô nào cũng nhận là yêu cha tha thiết nhất. Vua hỏi: "Các con hãy nói xem các con yêu cha thế nào. Cha sẽ hiểu Được lòng các con". Cô cả nói: "Con yêu cha như yêu đường ngọt Nhất". Cô thứ hai nói: "Con yêu cha như yêu chiếc áo đẹp nhất của Con". Cô thứ ba lặng thinh. Vua cha liền hỏi: "Thế nào, con yêu ta Như thế nào?". Cô đáp: "con không biết lấy gì ví lòng con yêu cha". Nhưng vua cha đòi cô phải nói lên cái gì để ví. Sau mãi cô mới nói: "Món ăn ngon nhất mà thiếu muối thì con không thể ăn ngon được. Do đó con yêu cha như muối". Vua cha nghe vậy, nổi giận phán: "Nếu mày yêu ta như muối thì ta sẽ lấy muối thưởng tấm lòng của Mày". Vua liền chia giang sơn làm đôi cho hai cô con gái lớn và sai Bược lên lưng cô đi một bị muối, rồi cho hai người nông nô dẫn cô Vào rừng hoang.

Hoàng hậu nói tiếp:

- Tất cả chúng tôi đều van xin, nhưng vua vẫn không nguôi Giận. Chao ôi! Con tôi nó khóc lóc thảm thiết làm sao khi nó phải từ Bỏ chúng tôi. Suốt dọc đường rơi đầy châu ngọc ở mắt nó tuôn ra. Sau đó ít lâu, vua hối hận vì đã quá nhẫn tâm. Vua cho đi tìm đứa Con đáng thương khắp trong rừng nhưng chẳng ai thấy nó. Ta cứ Nghĩ nó bị thú dữ ăn thịt là ta lại buồn rầu. Đôi khi, ta tự an ủi với Hy vọng là nó vẫn còn sống, chui rúc trong một cái hang nào đó hay Nương tựa ở nơi nào có người thương hại. Chàng có thể tưởng tượng Được không, khi ta mở chiếc hộp con bằng ngọc xanh của chàng ra, Ta thấy có một hạt ngọc đúng như hạt lệ ở mắt con ta nhỏ ra. Chàng Hiểu tại sao ta thấy ngọc mà lòng ta xúc động. Chàng phải nói cho Ta biết làm sao ngọc ấy lại vào tay chàng.

Bá tước kể lại cho hoàng hậu biết là chàng nhận được ngọc của Một bà lão trong rừng, có vẻ khả nghi lắm, chắc là một mụ phù Thủy. Chàng không hề nghe nói gì về công chúa hoặc trông thấy Nàng. Vua và hoàng hậu quyết định đi tìm bà lão vì nghĩ là ngọc ở Đâu ắt là có thể tìm ra tung tích con mình ở đó.

Bà lão ngồi ở ngoài trời, chỗ bãi hoang, kéo sợi bên chiếc Giường. Trời đã tối. Ở dưới bếp, một thanh củi hắt ra ánh sáng leo Lắt. Bỗng ở ngoài có tiếng ồn ồn, ngỗng từ đồng cỏ về nhà, kêu Quang quác ầm lên. Một lát sau, một người đàn bà bước theo vào. Bà lão chả buồn chào đáp lại người ấy, chỉ khẽ gật đầu. Người đàn Bà lại ngồi bên mẹ cầm guồng quay sợi nhanh nhẹn như một thiếu Nữ. hai người ngồi vậy hai giờ, không nói với nhau nửa lời. Mãi sau Có tiếng động khẽ ở cửa sổ. Rồi có đôi mắt sáng như lửa chằm chằm Nhòm vào. Đó là một con cú, nó hú lên ba lần. Bà già ngẩng lên Nhìn một tí rồi bảo:

- Con ạ, đã đến lúc con đi ra làm việc rồi con ạ. Người đàn bà đứng dậy đi ra. Bác đi đâu vậy? Bác băng qua Đồng cỏ, đi mãi đến thung lũng. Sau đó bác đến một dòng suối, trên Bờ có ba cây sồi cổ thụ. Trong khi ấy mặt trăng tròn và to đã lên Quá đỉnh núi. Trăng sáng đến nỗi có thể tìm được cái kim nhỏ. Bác Bỏ miếng da úp trên mặt ra rồi xuống suối rửa. Xong xuôi, bác Nhúng miếng da vào nước rồi đặt xuống đồng cỏ để phơi khô và cho Bạc màu dưới ánh trăng. Bác biến đổi khác hẳn. Chưa ai được thấy Một người đẹp đến thế! Mái tóc hoa râm vừa rơi xuống thì mớ tóc Vàng sổ ra như ánh mặt trời, phủ lên khắp người như một chiếc áo Khoác. Đôi mắt cô thiếu nữ sáng ngời như sao trên trời, đôi má ửng Hồng mịn dịu như hoa táo.

Nhưng cô gái xinh đẹp lại buồn rầu. Cô ngồi khóc thảm thiết, Nước mắt tuôn lã chã trên mớ tóc dài rơi xuống đất. Cô cứ ngồi mãi Cho đến khi trên cành cây gần đó có tiếng loạt xoạt, rào rào. Cô nhảy chồm lên như con hoẵng nghe tiếng súng của người đi Săn, đúng lúc ấy mặt trăng bị mây che phủ. Chỉ trong giây lát, cô Lấy miếng da đắp lên mặt như cũ rồi biến đi như ngọn đèn bị gió Thổi tắt.

Cô run rẩy như lá liễu, bỏ chạy về nhà. Bà già đứng trước cửa. Cô định kể lại sự việc xảy ra. Nhưng bà lão cười thân mật và bảo: - Mẹ biết hết cả rồi.

Bà dẫn cô vào buồng và nhóm thêm một thanh củi nữa. Nhưng Bà không ngồi bên guồng nữa mà đi lấy một cái chổi quét tước sạch Sẽ.

Bà bảo cô:

- Tất cả mọi thứ đều phải tinh tươm, sạch sẽ.

Cô bảo:

- Này mẹ, nhưng sao khuya rồi mẹ mới bắt đầu làm việc? Mẹ Định làm gì?

Bà già hỏi:

- Thế con không biết mấy giờ rồi à?

Cô đáp:

- Chưa đến nửa đêm, nhưng đã quá mười một giờ rồi. Bà nói tiếp:

- Thế con không biết cách đây ba năm, đúng ngày này năm ấy, Con đã đến đây với ta à? Vận hạn của con đã hết, chúng ta không Thể cùng ở với nhau nữa.

Cô gái sợ hãi hỏi:

- Trời ơi, mẹ yêu dấu, mẹ định bỏ con à! Con biết đi đâu bây Giờ? Con không có bạn bè, không có quê hương, con biết nương tựa Vào ai? Mẹ muốn gì, con đều đã làm cả, có bao giờ con làm phật ý Mẹ đâu. Xin mẹ đừng đuổi con đi!

Bà già không muốn nói cho cô gái việc sắp xảy ra.

Bà bảo cô:

- Mẹ không thể ở đây lâu hơn nữa. Nhưng khi mẹ dọn đi thì Nhà cửa phải cho sạch sẽ. Vì vậy, con đừng làm cản trở công việc Của mẹ. Về phần con, chớ có lo ngại. Con sẽ tìm ra một mái nhà có Thể ở được. Con cũng sẽ hài lòng về công xá mẹ trả cho con. Cô gái lại hỏi:

- Nhưng mẹ hãy nói cho con biết việc sắp xẩy ra. - Mẹ bảo con lần nữa là đừng có quấy rầy mẹ trong khi mẹ bận Làm. Con đừng nói gì nữa, con cứ về phòng riêng bỏ miếng da che Mặt xuống, mặc chiếc áo lụa vào, chiếc áo mà con mặc khi con đến Với mẹ, rồi cứ đợi ở trong phòng cho đến khi mẹ gọi ra.

Nhưng để tôi kể cho các bạn nghe về việc vua và hoàng hậu Cùng bá tước ra đi tìm bà già ở bãi hoang. Ban đêm, vào rừng, bá Tước bị lạc vua và hoàng hậu nên phải đi một mình. Chàng đi mãi Đến xẩm tối. Chàng trèo lên một cây định ngủ qua đêm vì lo lạc Đường. Ánh trăng vừa tỏ xuống, sáng khắp vùng thì chàng thấy có Một bóng người thẫn thờ từ trên núi xuống. Người đàn bà không Cầm roi trong tay nhưng chàng nhận ra ngay là bác chăn ngỗng mà Chàng đã gặp ở nhà bà già trước kia. Chàng kêu lên:

- Chà, mụ ấy đây rồi. Ta đã vớ được mụ phù thủy này thì mụ Kia cũng không thoát được đâu.

Chàng rất ngạc nhiên khi thấy mụ đến bên suối, bỏ tấm da che Mặt ra rửa thì mớ tóc vàng xõa xuống cả người. Trên đời, chàng Chưa từng thấy có ai đẹp thế. Chàng nín thở, cố vươn cổ qua cành lá Nhìn không chớp mặt. Không hiểu tại chàng vươn quá xa hay tại Duyên cớ gì khác, bỗng cành cây kêu đánh rắc một cái và ngay lúc Đó cô gái lại đeo bộ da mặt vào, nhảy như con hoẵng khỏi nơi đó. Cùng lúc ấy, mây che khuất mặt trăng, chàng không nhìn thấy Nàng nữa.

Nàng vừa biến mất thì bá tước trèo xuống, rảo bước theo sau. Chàng đi được một lát thì thấy bóng tối lờ mờ, hai bóng người đi Trên đồng cỏ. Đó là vua và hoàng hậu. Hai người nhìn thấy xa xa có ánh đèn trong chiếc nhà nhỏ của bà già bèn đi lại đó. Bá tước kể lại Những điều kì lạ chàng được nhìn thấy bên suối và hai người đinh Ninh đó là cô con gái bị lạc. Họ vui mừng đi tiếp và chẳng mấy chốc Tới căn nhà con. Chung quanh nhà, ngỗng nằm ngủ, đầu ấp vào Cánh, không con nào động đậy. Họ nhìn qua cửa sổ thấy bà lão ngồi Yên lặng, kéo sợi, đầu gật gù, không nhìn ngang ngửa.

Trong buồng sạch sẽ y như là nơi ở của những người ngoài trần Tục, chân không dính một tí bụi nào. Nhưng họ không nhìn thấy con Gái bà đâu cả. Họ đứng nhìn mọi thứ một lúc rồi đánh bạo, khẽ gõ Cửa sổ.

Hình như bà lão vẫn chờ họ nên bà đứng dậy một cách niềm Nở: - Xin các vị cứ việc vào, già biết các vị rồi.

Khi họ vào buồng rồi bà lão nói:

- Nếu cách đây ba năm, các người đừng đuổi đưa con ngoan Ngoãn dễ thương một cách bất công thì có phải đỡ một quãng đường Dài không? Kể ra thì cũng chẳng thiệt hại gì cho cô ta, cô phải chăn Ngỗng ba năm thôi. Cô chẳng tiêm nhiễm điều gì xấu cả, cô vẫn giữ Được tấm lòng trong sạch. Các người đã bị trừng phạt khá đủ rồi vì Đã sống trong lo sợ.

Nói rồi, bà lão đi đến phòng gọi:

- Con ơi ra đi con.

Cửa mở, công chúa đi ra, mặc áo lụa, tóc vàng mắt sáng ngời. Nàng đi tới cha mẹ, ôm choàng lấy cổ hôn. Lẽ dĩ nhiên là tất cả mọi Người đều khóc vì vui mừng. Vị bá tước trẻ tuổi đứng bên họ. Khi Nàng nhìn thấy chàng thì mặt nàng đỏ ửng như đỗá hoa hồng, chính Nàng cũng không biết tại sao.

Vua bảo:

- Con yêu dấu ơi, biết lấy gì cho con bây giờ, giang sơn của cha, Cha đã cho đi hết rồi.

Bà lão nói: - Nàng không cần gì đâu. Già đã tặng cho nàng những giọt lệ Đã vì các người mà khóc. Đó toàn là ngọc cả, đẹp hơn hạt châu dưới Bể, quí giá hơn tất cả giang sơn nhà vua. Để trả công hầu hạ của Nàng, già để cho nàng căn nhà con của già.

Bà lão nói xong thì biến mất. Ở trên tường có tiếng nổ khe khẽ, Họ nhìn quanh thì thấy căn nhà nhỏ đã biến thành một tòa lâu đài Rực rỡ, tiệc hoàng gia dọn linh đình, kẻ hầu người hạ chạy đi chạy Lại tới tấp.

Câu chuyện còn tiếp diễn, bà tôi kể chuyện này trí nhớ kém Quá nên quên mất đỗån sau. Thôi thì tôi cứ cho là nàng công chúa Đẹp đẽ lấy bá tước, hai vợ chồng ở lại lâu đài, hưởng phúc trời cho. Tôi không rõ nhưng tôi không ngờ những con ngỗng trắng như Tuyết chăn ở bên nhà cũng đều là những cô thiếu nữ (xin đừng ai Mếch lòng) mà bà cụ đã đem về nuôi, và có lẽ các cô ấy cũng đã hiện Nguyên hình để làm thị nữ cho bà hoàng hậu trẻ tuổi.

Có một điều chắc chắn là bà lão không phải là một mụ phù Thủy như người ta tưởng mà là một bà lão tốt bụng. Rất có thể đó là Bà mụ khi sinh ra công chúa đã chúc cho nàng khóc ra châu lệ chứ Không phải nước mắt thường. Ngày nay truyện ấy không xẩy ra Nữa, nếu không thì người nghèo khó chẳng mấy chốc trở nên giàu Có.

Các em có bao giờ ăn cơm mà không có muối chưa, chắc là chưa Đúng không nào? Vậy các em hãy thử bảo bố mẹ làm các món ăn mà Không cho muối xem sao! Ta coi muối là rất bình thường trong các Bữa ăn mà không biết nó quý giá đến chừng nào. Từ đó các em có Thể đỗán được tại sao nàng công chúa út lại quý cha như muối.

Kết Thúc (END)

Sự Tích Hoa Mộc Lan

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ở Nhật Bản có một người con gái tên là Câycô, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà nghèo, ngay từ khi còn nhỏ nàng đã phải tự đi làm để kiếm sống.

Một cô bé như nàng phỏng có thể làm được việc gì? Nàng phải làm hoa giấy đem ra phố bán. Nhưng hoa bán đã nhiều, mà tiền thu về chẳng đáng là bao. Khi đã ra dáng một thiếu nữ. Câycô cũng không có đủ tiền sắm nổi một bộ Kimônô mà các cô con nhà quý phái vẫn mặc.

Một đêm nọ, khi Câycô đang mải làm việc trong phòng của mình, bỗng có một con vẹt bay đến đậu trên bậc cửa sổ bỏ ngỏ. Đôi cánh màu xanh của nó đã nhợt nhạt, có lẽ nó đã già song vẫn còn đủ minh mẫn và biết nói tiếng người.

- Đừng đuổi ta, ta sẽ tiết lộ cho nàng một điều bí mật về cách làm giàu.

- Vẹt yêu quí ơi, cớ sao ta lại đuổi mi - Câycô buồn bã mỉm cười - ở đời ta chẳng còn biết thổ lộ tâm tình với ai, thế mà mi lại nói được tiếng người. Cứ ở lại đây, cùng chia nghèo, sẻ khổ với ta, còn sự giàu sang, phú quý, tốt nhất là chẳng nên màng tới, vì ta rất xa lạ với chuyện ấy.

- Đa tạ Câycô tốt bụng - Vẹt gật gù - Trước khi đi tìm chủ mới, ta đã chăm chú theo dõi các cô gái bán hoa, và ta đã thấy nàng tặng bông hoa đẹp nhất của mình cho một cô gái nghèo như thế nào rồi. Cô gái nghèo ấy không có tiền nhưng lại rất muốn làm cho người bà ốm yếu của mình được thanh thản nỗi lòng.

Nhưng vì sao ngươi lại phải đi tìm chủ mới? - Câycô hỏi - Phải chăng chủ cũ không tốt với mi?

- Bà ta đã qua đời - Vẹt đau đớn báo tin, rồi im lặng giây lát - Bà ta chết vì tham lam.

- Bà ấy nghèo lắm à? - Câycô hỏi tiếp.

- Không, rất giàu là đằng khác. Song với bà, như thế còn quá ít. Bà đã bán đến giọt máu cuối cùng để lấy vàng - Vẹt nguẩy mỏ vẻ trách móc.

- Đổi máu lấy vàng là thế nào, ta không hiểu? - Câycô ngạc nhiên.

- Chuyện là thế này. Bà chủ của ta cũng làm nghề bán hoa giấy như nàng, song có một mụ phù thuỷ đã tiết lộ cho bà một bí mật về cách làm cho hoa giả trở thành hoa tươi, nghĩa là phải lấy máu của mình tiếp sức cho các cành hoa. Chính nàng cũng thừa hiểu hoa tươi quý như thế nào rồi. Chẳng bao lâu bà chủ trở nên giàu có. Lúc đó mụ phù thủy đã báo trước cho bà ta rằng, dù thế nào cũng chớ có hiến đến giọt máu cuối cùng. Nhưng với bà chủ của ta, dầu có tích góp được bao nhiêu của cải cũng vẫn cứ là ít. Và thế là khi có một vị khách ngoại bang hứa cho bà một khoản tiền lớn nếu bà bằng lòng tiếp thêm sinh lực cho hoa. Bà chủ đã không ngần ngại ngay cả đến giọt máu cuối cùng để có thêm nhiều tiền và bà đã phải chuốc lấy cái chết. Số của cải bà để lại trở thành miếng mồi ngon cho đám họ hàng xâu xé nhau.

- Thật là khủng khiếp! - Câycô thốt lên - Vì sao mi không ngăn cản bà ta?

- Rơi vào hoàn cảnh ấy, người ta khó mà sáng suốt - Vẹt phàn nàn. - Ta đã thẳng thắn khuyên nhủ bà đừng hành động một cách ngu ngốc, song bà trả lời như thế nào, nàng biết không? "Ta đã chán ngấy những lời đường mật của họ nhà Vẹt rồi!" bà chủ nói thế đấy.

- Vẹt già tốt bụng ơi, hãy ở lại đây với ta và làm cố vấn cho ta - Câycô gợi ý. Vẹt cảm thấy hởi lòng, hởi dạ.

Sau khi bán được ít hoa tươi đầu tiên, Câycô liền mua ngay một bộ Kimônô lụa và một đôi dép thật đẹp. Nàng chải lại mái tóc đen mượt và cài lên đó một bông hồng đỏ thắm rồi đi ra phố. Từ bóng cửa sổ xa xa, nàng nhìn thấy một cô gái xinh đẹp. Câycô gật đầu chào. Cô gái cũng gật đầu chào lại. Hai người cùng mỉm cười với nhau. Câycô đoán rằng cô gái đó có lẽ là hình bóng của nàng được phản chiếu vào gương.

Câycô nhanh chóng hoà vào dòng người trẻ tuổi, và lần đầu tiên trong đời nàng, được đặt chân tới một gian phòng rực rỡ ánh đèn, nơi có từng cặp trai gái đang nhảy múa uyển chuyển như chim bay, bướm lượn. Có một chàng trai đến mời Câycô. Nàng vừa nhảy vừa mỉm cười một cách sung sướng. Chàng trai khiến nàng thích thú nhất ấy có tên là Aratumi.

- Câycô ơi! - Aratumi nói, - Em đẹp khác nào một đoá hoa Anh Đào nở chúm chím. Hãy nói đi, biệt thự nhà em ở đâu và vì sao một cô gái sang trọng như em lại đến nơi vũ hội của đám sinh viên nghèo hèn này?

Câycô toan thú nhận nàng chỉ là một cô gái nghèo rớt đang sống trong một căn nhà dột nát, nhưng nàng chợt nhớ tới nhan sắc tuyệt trần của mình, nàng hình dung ngay việc nàng sẽ nhanh chóng trở nên giàu có và sẽ xây được biệt thự ra sao. Chính bản thân Câycô cũng không nhận thấy nàng đã vẽ ra trước mắt chàng trai mơ ước của mình về một toà biệt thự y như thật. Khi nàng im lặng, Artumi thở dài nói:

- Đáng tiếc là em giàu có như vậy. Một chàng sinh viên nghèo đâu dám đặt chân tới toà biệt thự, vậy mà anh lại cứ muốn được trông thấy em.

Câycô không dám thú nhận rằng nàng không hề có biệt thự nào cả. Song nàng cũng rất muốn gặp lại Aratumi và ngỏ ý rằng, hôm khác nàng sẽ tới công viên thành phố dạo chơi.

Khi Câycô và Aratumi gặp nhau ở công viên, họ cầm tay nhau cùng bước đi trên những con đường nhỏ, và kỳ diệu thay, từ lúc nào cặp môi của họ đã xoắn xuýt với nhau trong một cái hôn dài.

- Câycô, Câycô của anh! - Aratumi thì thào - nhưng mặt chàng lập tức sa sầm lại - Đó phải chăng là một cái hôn vĩnh biệt? Vì cha em sẽ không cho phép em được làm vợ một sinh viên nghèo.

Câycô bắt đầu khóc lóc và nàng đành thú nhận rằng, biệt thự, đó chỉ là chuyện nàng bịa ra, rằng nàng chỉ là một cô gái bình thường chuyên nghề làm hoa giấy đem ra phố bán.

Nếu Câycô thấy được nét mặt Artumi thay đổi như thế nào thì chắc hẳn nàng đã không tiết lộ cho chàng biết điều bí mật của đời mình. Nhưng vì xấu hổ, nàng đã nhắm nghiền mắt lại. Còn Aratumi, sau khi nghe chuyện nàng, đã vội nắm lấy bàn tay nàng. Chàng thậm chí còn tỏ ra vui vẻ, bởi sắc đẹp của Câycô sẽ hứa hẹn một sự giàu có vô biên.

Cô gái Câycô mảnh khảnh bắt đầu những ngày lao động cật lực. Cần phải làm thật nhiều hoa, đặc biệt làm thêm hoa tươi nhiều hơn nữa, rồi đem bán đi để mua một ngôi nhà nhỏ. Họ sẽ sống ở đó sau khi cưới. Nàng sẽ mua thêm thảm, tranh, đồ sứ cùng những bộ quần áo mới cho mình và cho chồng. Một buổi chiều, Vẹt nói như muốn thức tỉnh cô gái:

- Câycô ơi, nàng đang tiêu phí máu mình một cách quá dễ dãi đấy!

- Ôi, anh bạn Vẹt già đáng yêu của ta! - Câycô vuốt đầu Vẹt - khi Aratumi học hành xong, chàng sẽ kiếm đủ tiền và ta sẽ được nghỉ ngơi.

Nhưng khi hai người vừa tổ chức xong lễ cưới thì Aratumi cũng bỏ luôn trường lớp, vì chàng chẳng thiết theo đuổi đèn sách nữa.

- Anh chỉ thích được xem những ngón tay nhỏ nhắn của em trổ tài khéo léo và duyên dáng khi em làm hoa thôi.

Nghe những lời nói ngon ngọt của chồng, nàng cảm thấy thật sung sướng. Nhưng chỉ vài năm sau, ngôi nhà bé nhỏ kia đối với Aratumi thật quá xuềnh xoàng. Nhiều lần chàng nói với vợ:

- Tất thảy chúng bạn của anh đều sống rất sung túc. Trước họ anh cảm thấy rất ngượng.

Và những ngón tay của Câycô lại làm việc miệt mài hơn. Để có được một ngôi nhà khang trang ngày tháng sao ngắn ngủi thế. Cứ chiều chiều, khi Câycô đi bán hoa ngoài phố thì Aratumi ngồi một mình bên ấm trà. Chàng còn biết làm gì vào lúc này?

- Câycô ơi, Câycô - Vẹt lắc đầu buồn bã mỗi khi chủ của nó trở về nhà ngồi vào chỗ làm việc với dáng vẻ mệt mỏi.

Còn chàng Aratumi nghèo khổ lúc nào cũng chỉ thích sống trong một biệt thự. Chàng cho rằng Câycô đã lừa dối chàng. Nàng đã hứa với chàng sẽ có một chỗ ở khang trang, vậy mà cho đến giờ chàng vẫn cứ phải chui rúc trong túp lều tồi tàn. Câycô cảm thấy mình có lỗi, bởi nàng càng ngày càng thêm yêu Aratumi.

- Chúng ta sẽ có biệt thự, nàng cam kết với chàng như vậy, và càng rút ngắn bớt thời gian nghỉ ngơi của mình.

- Câycô ơi, hãy cẩn thận, - Vẹt báo trước - Nàng đã quá yếu rồi, máu trong tim nàng còn lại rất ít đấy.

- Bạn ơi, chúng ta sắp có biệt thự rồi, lúc đó ta sẽ bắt đầu đầu sống như một bà hoàng - Câycô nói.

Lời đồn đại về cô gái bán hoa bé bỏng có tên là Câycô lan truyền khắp gần xa. Magơnon, một nhà kinh doanh hoa người Pháp đã lặn lội sang tận Nhật Bản để mua hoa của Câycô. Đối với Magơnon, chỉ có hoa không, chưa đủ. Ông hứa sẽ cho Câycô một khoản tiền lớn nếu nàng làm cho những bông hoa cùng với gốc của chúng trở thành hoa thật. Hơn nữa, chúng phải có đủ bốn màu: trắng, vàng, hồng và đỏ.

Câycô đã bán cho Magơnon đủ các loại hoa và vào phút chót nàng còn làm thêm một bông hoa đỏ chói có cả cành lẫn gốc. Nhưng nàng cũng không còn đủ sức để trích đầu ngón tay của mình và dùng máu tiếp sức cho rễ hoa nữa.

- Câycô, Câycô ơi! - Vẹt hét lên một cảnh thảm thiết, - chớ có cho giọt máu cuối cùng!

- Thôi đủ rồi, anh bạn già ạ, loài Vẹt nhà mi chỉ quen khoác lác thôi - Aratumi dúi đầu Vẹt xuống và túm lấy cánh nó ném sang phòng khác.

- Aratumi yêu quý, em chỉ còn giọt máu cuối cùng thôi. - Câycô lặng lẽ nhìn vào mắt chồng.

- Ta cần một bông hoa đỏ, đỏ thật sự - Magơnon hồi hộp nói - Ta sẽ không tiếc tiền, miễn là nàng làm cho bông hoa đỏ này thành bông hoa thật.

- Câycô, em cần phải hiểu rằng điều đó có ý nghĩa đối với chúng ta lắm chứ? Aratumi lắc mạnh vai vợ - Em có hiểu không, đời sẽ thế nào nếu chúng ta sẽ có một tòa biệt thự? Tòa biệt thự mà em đã hứa với anh đó!

Sau khi lấy hết hơi tàn sức kiệt, Câycô chích đầu ngón tay mình, vắt ra giọt máu cuối cùng tiếp sức cho rễ bông hoa đỏ.

Aratumi xây xong toà biệt thự và cưới một cô vợ khác. Magơnon mang những bông hoa tươi rói về Pháp và đặt tên cho nó là Magơnôlia, nghĩa là "Hoa Mộc Lan", Còn nàng Câycô thì sao? Nàng đã lùi vào những trang huyền thoại của loài người.

Kết Thúc

Công Chúa Thủy Cung

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ngày xưa, có một nàng công chúa xinh đẹp con của Thuỷ Tề (vua của Sông Biển), một hôm hoá thành con cá bơi ngược dòng sông để du ngoạn. Chẳng may, cá mắc phải lưới của một người thuyền chàị Cá công chuá bị bắt, thả vào gầm thuyền, bị đói cả ngày không có gì ăn. May có người con trai ông thuyền chài ngồi ăn làm rớt cơm xuống, cá công chúa mới khỏi chết đóị

Trông thấy cô cái xinh đẹp, người con trai chủ thuyền bắt lên chơị Rồi anh tuột tay làm rơi cá xuống sông. Nhờ vậy, công chúa được trở về thuỷ cung an toàn.

Tuy nhiên, từ ngày trở về cung điện, công chuá đâm ra tưởng nhớ đến người con trai ở trần gian đã vô tình cứu mình. Công chuá sinh ra ốm bệnh tương tự Vua cha là Thủy Vương hỏi duyên cớ, công chuá thật tình thưa lại đầu đuôi câu chuyện, rồi xin phép vua cha đội lốt làm người lên ở trên mặt đất để kết duyên vợ chồng cùng chàng trai kiạ

Lúc bấy giờ, chàng trai này đang ở Hang Non Nước, thuộc về tỉnh Ninh Bình ngày naỵ Sau khi cha mẹ đã mất, chàng ngày ngày đi câu cá để sống. Một hôm, nàng công chuá Thủy Cung tìm đến gặp, làm quen, rồi 2 bên lấy nhaụ Vợ chồng tuy sống trong cảnh nghèo túng, nhưng rất hạnh phúc, hết sức thương yêu nhaụ

Chàng và nàng sống giữa hòn đảo Non Nước vắng vẻ, cách biệt đời sống dân gian. Vợ chồng có tình duyên đằm thắm, cho đến ngày kia, thì nàng đưa chồng cùng về thăm Thuỷ Cung. Từ đó biền biệt, không còn ai thấy 2 người nữạ Dân gian ngày nay có truyền câu ca dao:

"Chung quanh những chị em người

Giữa Hòn Non Nước mình tôi với chàng"

để nhắc đến mối tình hi hữu của nàng công chúa con của Thần Nước, với anh chàng đánh cá ở miền Bắc Việt Nam.

Kết Thúc (END

Bảy Con Quạ

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ngày xưa, có một người sinh được bảy con trai, nhưng không có con gái, cầu cũng chẳng được. Mãi về sau, vợ có mang, bác ta chứa chan hy vọng, quả nhiên đứa con ra đời là gái. Hai vợ chồng mừng lắm, nhưng đứa con lại bé quá. Vì thấy con yếu ớt, bố mẹ định làm phép rửa tội gấp cho con. Bố vội sai một đứa con trai chạy ra suối lấy nước.Sáu đứa kia cũng đi theo. Bảy đứa tranh nhau múc nước, cái bình lăn xuống nước. Chúng không biết làm thế nào, không đứa nào dám về nhà. Thấy con mãi không về, bố sốt ruột, nói:

- Mấy thằng ranh lại mãi chơi quên múc nước rồi.

Bố sợ con gái nhỡ chết không được chịu phép rửa tội, phát cáu, rủa con:

- Ước gì cả bảy thằng hoá ra quạ tất!

Vừa nói buông lời thì nghe thấy tiếng vỗ cánh trên đầu và bảy con quạđen như than bay liệng. Bố đã trót rủa rồi, hối lại không kịp nữa. Hai vợ chồng buồn vì mất bảy đứa con, nhưng được an ủi đôi phần vì thấy đứa con gái quý mỗi ngày một khoẻ lên và đẹp ra. Bố mẹ giữ kín, giấu không cho cô biết chuyện. Mãi sau cô nghe thấy láng giềng xì xào rằng cô đẹp thật, nhưng vì cô mà bảy anh cô phải khổ, thì cô mới biết rằng mình có anh. Bố mẹ không thể giấu con được nữa, nói tránh ra rằng đó là lòng trời, và cô sinh ra chẳng có tội gì.

Nhưng cô em hằng ngày vẫn bị lương tâm cắn rứt và quyết tâm giải thoát các anh khỏi phù phép. Cô bứt rứt lắm, trốn nhà ra đi khắp nơi mong tìm ra tung tích các anh để giải thoát các anh bằng mọi cách. Cô chỉ mang theo một chiếc nhẫn nhỏ làm vật kỷ niệm của cha mẹ, một cái bánh mì để ăn, một bình nước nhỏ để uống và một cái ghế con để ngồi cho đỡ mỏi.

Cô đi mãi, đi mãi, đi đến tận cùng thế giới. Cô đi tới mặt trời, nhưng mặt trời nóng quá. Cô vội rời mặt trời và chạy tới mặt trăng, nhưng mặt trăng lạnh lẽo qúa. Cô bé vội quay gót, đi tới các vì sao. Các vì sao tiếp cô niềm nở, vị nào cũng ngôì trên một cái ghế con. Sao Mai đứng dậy, cho cô một cái xương nhỏ và bảo cô:

- Không có cái xương nhỏ này thì con không thể nào mở được núi Thuỷ Tinh là chỗ ở của các anh con.

Cô bé cầm cái xương, lấy khăn bọc cẩn thận, rồi đi mãi đến núi Thuỷ Tinh. Cửa núi đóng. Cô cởi khăn tay ra để lấy cái xương, nhưng không thấy nữa. Thế là cô đã đánh mất món quà của vì sao tốt bụng. Làm thế nào bây giờ? Cô muốn cứu các anh mà chìa khoá núi đã mất rồi. Cô bèn rút dao ra, cắt một mẩu ngón tay đút vào ổ khoá, thì mở được khoá. Cô bứơc vào, thấy một người lùn ra hỏi:

- Con đến tìm gì ở đây?

- Con tìm các anh con là bảy con quạ.

- Bây giờ các ông quạ đi vắng, nhưng nếu con muốn chờ các ông về thì con vào đây.

Người lùn sắp món ăn tối cho bảy ông quạ vào bảy cái đĩa nhỏ và đặt bảy cái cốc nhỏ. Cô bé ăn ở mỗi đĩa một miếng và ở mỗi cốc một hớp. Cô thả cái nhẫn mang theo vào cốc cuối cùng. Chợt cô nghe thấy ở trên không có tiếng vỗ cánh.

Người lùn liền nói:

- Các ông quạ đã về đó!

Các ông quạ về thật. Mỗi ông đi tìm cốc đĩa của mình để ăn uống. Hết ông nọ đến ông kia hỏi:

- Ai đã ăn ở đĩa của tôi? Ai đã uống ở cốc của tôi? Nhất định có người đụng đến cốc đĩa này.

Khi con quạ thứ bảy uống hết cốc, thì nó thấy cái nhẫn. Nó nhìn nhẫn chằm chằm và nhận ra là cái nhẫn của mẹ, bèn nói:

- Cầu chúa cho em chúng ta ở đây thì chúng ta được giải thoát.

Qụa vừa nói xong, cô bé đang đứng sau cửa liền bước vào. Tức thì đàn quạ lại hoá ra người. Anh em ôm chặt lấy nhau hôn nhau mãi, rồi vui vẻ cùng nhau lên đường về nhà.

Kết Thúc (END

Sự Tích Hoa Phong Lan

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ở một miền xa xôi, khí hậu ấm áp và đất đai trù phú có một bộ lạc tên là Aruaki may mắn hơn các bộ lạc khác vì họ sai khiến được loài chim Oócchít chuyên đẻ những quả trứng bằng vàng. Khi một con chim đẻ trứng vào tổ trong hốc cây thì thủ lĩnh Nato dùng tay chuyển quả trứng đó sang một cái cây khác, và sự kiện đó được coi như một ngày hội lớn.

Các cô gái của thủ lĩnh thay nhau phục trên các cành cây, bảo vệ tổ chim khỏi bị chim ưng phá hoại. Tuy vậy, trong từng góc buôn làng, các trai tráng tay cầm những mũi tên tẩm thuốc độc đứng canh giữ không cho các chiến binh của bộ lạc khác đến đánh chiếm kho báu của bộ lạc mình.

Từ ngày quả trứng vàng kia, những tay thợ lành nghề đã chế tạo ra các vòng tay, hoa tai và đủ các loại trang sức. Số trứng vàng dự trữ mỗi ngày một nhiều đồ dùng khác. Đàn ông của bộ lạc chuyên nghề săn bắn, còn đám đàn bà, con gái ở nhà dệt những tấm khăn voan, đan giỏ và hái nhặt thảo quả.

Một hôm cánh đàn ông đi săn trở về với một tâm trạng đầy lo lắng. Họ đã chạm trán cánh thợ săn của một bộ lạc xa lạ. Cánh thợ lạ này đã kể cho họ nghe về những chiến thuyền khổng lồ đã cập bờ biển, và về những con người tóc cắt ngắn, mặt mũi trắng trẻo nom rất lạ lùng, đã đặt chân lên đất liền. Những kẻ da trắng này rất hám vàng, đã dùng một loại súng có tai khạc ra những mũi tên có lửa khủng khiếp, cướp giật vòng chân, vòng tay của chị em, tra khảo dân bản xứ nơi có vàng. Nếu những người Aruaki hiểu rằng, con người cũng có thể biến thành những kẻ tàn ác, thấp hèn, thì chắc chắn không bao giờ họ lại cho phép kẻ lạ mặt kia vào làng bản của họ. Nhưng họ không hiểu được điều đó. Họ vẫn cứ khiêng những người thợ săn lạ mặt bị gấu đánh bị thương vào làng. Vị thủ lĩnh còn ra lệnh cho đám phụ nữ đi tìm những người bị thương, còn cánh đàn ông lại lên đường đi săn.

Một kẻ lạ mặt có tên là Khơramooi Métvét. Anh ta rất mê những đồ trang sức của phụ nữ và cứ gặng hỏi họ kiếm ở đâu thứ đá vàng làm ra được các loại vòng và hoa tai này. Nhưng chị em chỉ trả lời bằng một nụ cười. Dần dà, Métvét kết thân được với cô gái cả con của thủ lĩnh tên là Dincadơvin, và hứa hẹn sẽ cưới nàng làm vợ rồi ở lại với bộ lạc. Dincadơvin nói rằng nàng phải chờ đợi cha trở về để xin ý kiến.

Métvét bắt đầu làm công việc dò hỏi Dincadơvin về việc tại sao chị em nàng cứ thỉnh thoảng lại biến vào rừng sâu và ở đó làm gì. Còn Dincadơvin đã tự cho mình là vợ chưa cưới của Métvét rồi, bởi vậy nàng đã phạm sai lầm còn lớn hơn cả sai lầm của cha nàng cho phép đưa kẻ lạ mặt bị thương vào buôn làng.

Dincadơvin không hề ngờ rằng, người tình của nàng đã bán linh hồn cho bọn da trắng để lấy một thùng rượu, và còn hứa với họ sẽ tiết lộ bí mật của bộ lạc Aruaki? Và thế là sau khi biết chắc chị em nàng thường thay nhau phục trên cây, bảo vệ bầy chim đẻ trứng vàng, Métvét liền chuốc rượu cho những người canh gác say mèm, rồi thông báo điều bí mật cho bọn da trắng biết.

Métvét không hay rằng trên đỉnh một ngọn cây cao nhất còn có chàng Ôta Te đang phóng tầm mắt quan sát khắp vùng gần xa. Anh đã phát hiện ra có những người da trắng đang đến gần nơi con chim đẻ trứng vàng mà người dẫn đầu là Métvét. Sau khi loan báo cho buôn làng hay về mối nguy hiểm đang đe doạ và về sự phản trắc của Métvét, anh liền đóng chuông báo động.

Dincadơvin đau đớn thốt lên:

- Ôi, cớ sao ta lại tiết lộ cho chàng bí mật của loài chim? Thảo nào mà chàng cứ căn vặn ta! - Rồi nàng quay lại hỏi ông thầy cúng - Hãy chỉ cho ta biết ta phải làm gì và làm thế nào để cứu loại chim đẻ trứng vàng?

- Cô cô cô! - Tiếng thầy cúng thốt lên, có nghĩa là "Cứ sẵn sàng đi!"

Hết thảy đàn bà và con gái chạy đến, cùng đáp to: "Khô!"

Điều đó có nghĩa là: "Chúng tôi đã sẵn sàng!"

- Hỡi các cô gái! Hãy nhanh chóng trèo lên ngồi vào các cành cây! Khi đó bọn da trắng sẽ không biết được chim làm tổ trên cây nào. Còn nếu chúng tìm thấy tổ chim thì Taxan-útke sẽ chạy đi tìm những người thợ săn, gọi họ về đuổi bọn da trắng đi.

Taxan-útke, tên thường gọi của con Ngựa chiến, phi như bay về phía những người đàn ông của bộ lạc đang mải săn bắn, còn hàng trăm cô gái khác thì vội vàng lao lên cây, tay ôm chặt lấy các cành cây.

Métvét dẫn đoàn người da trắng vào rừng, nhưng hắn lúng túng không biết nên chỉ vào cây nào. Bọn da trắng nổi giận, bắn những mũi tên có lửa vào các cô gái, nhưng các cô, kể cả các cô đã chết, vẫn ôm chặt các cành cây.

Khi cánh đàn ông chạy về tới buôn làng, đuổi được bọn da trắng đi thì đã quá muộn - những người con ưu tú - những cô gái đẹp của họ đã chết. Ông thầy cúng trỏ tay lên trời, gọi tên họ và nói:

- Các con đã xả thân bảo vệ kho báu của bộ lạc ta, các con xứng đáng được ban thưởng. Tâm hồn các con sẽ biến thành những bông hoa ngát hương, chúng sẽ không ngừng sinh sôi trên các cành cây kia và sẽ kể lại cho các thế hệ mai sau về chiến công bảo vệ loài chim mỏ vàng của các con.

Những bông hoa tuyệt vời và đủ loại tựa như các cô gái của bộ lạc Aruaki đang đua nở trên các cành cây.

Người đời nay gọi đó là hoa Oóckhiđêa - hay là hoa Phong Lan.

Kết Thúc (END)

Một Đồng Tiền Vàng

Font Size: Tác Giả: Truyện Cổ Tích

Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

Ngày xưa, có hai vợ chồng giàu có nọ sinh được một người con trai. Vì quá đổi yêu thương con nên bà mẹ hầu như cả ngày chẳng để cậu ta đụng đến việc gì, dần dần cậu con trai trở nên lười ơi là lười, đến nỗi một đồng xu cũng không kiếm nỗi.

Người cha dồn toàn bộ tinh lực để nuôi đứa con trưởng thành, đến lúc tuổi đã cao, sức đã yếu mà nhìn lại thấy đứa con trai vẫn chứng nào tật nấy, chẳng chịu sửa đổi, lo lắng làm lụng gì hết thì lấy làm buồn bã vô cùng.

Một hôm, ông nằm trên giường gọi bà vợ lại và nói:

- Bà à, toàn bộ tài sản chúng ta đã để dành được từ trước tới nay, sau này khi tôi chết đi, tùy bà muốn đem cho ai thì cho chớ tôi đã quyết định không để lại cho thằng con này một xu nào. Đồ lười chảy thây chẳng chịu làm gì cả như nó thì sẽ không được gì hết.

Người mẹ nghe xong liền ra sức bênh con trai:

- Ông nói nghe lạ, chẳng lẽ con mình tệ đến nỗi chẳng bao giờ kiếm được một đồng hay sao?

Người chồng nói dứt khoát:

- Được, nếu bà đã nói thế thì bà hãy bảo nó thử đi kiếm tiền đi ! Dù chỉ kiếm được một đồng xu thôi cùng được, tôi sẽ giao toàn bộ tài sản này lại cho nó.

- Được! Vậy là ông hứa rồi đó nhé - người vợ nói.

- Ừ, tôi sẽ cố chờ xem xem nó làm được việc gì!

Ngay sáng hôm sau, người mẹ đi đến bên đứa con, đưa cho cậu ta một đồng tiền vàng và căn dặn:

- Con trai yêu quý của mẹ ! Con hãy đi loăng quăng đâu đó, thích đến đâu thì đến, đợi đến chiều tối hãy quay về và đưa ngay đồng tiền này cho cha con, nói rằng đây là tiền con đã từ mình kiếm được nhé.

Cậu con trai cứ vậy mà làm. Đến chiều tối cậu quay về đưa đồng tiền vàng cho cha. Người cha cầm lấy tiền rồi tiện tay ném ngay ra ngoài cửa số:

- Đây không phải tiền mày đã kiếm được. - Người cha nói.

Cậu con trai thấy cha làm thế vẫn không nói một lời. Thản nhiên đi tới chiếc ghế gần đó và ngồi xuống.

Qua ngày hôm sau, người mẹ lại đưa cho đứa con trai một đồng tiền vàng khác và dặn:

- Con hãy leo lên núi chơi, đến chiều tối thì chạy lấy vài vòng, sao cho khắp người ướt đẫm mồ hôi, sau đó chạy về nhà và nói với cha con rằng đây là đồng tiền tự tay con đã kiếm được chẳng dễ dàng gì.

Cậu con trai làm đúng như lời mẹ dặn, đến chiều tối thì toàn thân mệ lử, mồ hôi mồ kê toát ra như tắm, chạy về nhà và nói với cha rằng:

- Cha ơi, cha hãy nhìn xem, người con ướt sũng cả! Đồng tiền này con kiếm được thật chẳng dễ dàng gì!

Người cha nhận lấy đồng tiền từ tay đứa con trai lật qua lật lại xem xét rồi lại ném ra ngoài cửa số, người cha ném hơi mạnh tay nên rơi tuốt xuống ao gần đó. Và quát lên:

- Chớ có lừa ta, đồ trẻ ranh. - Người cha nói tiếp, - Đây không phải là tiền do mày kiếm được.

Đứa con thấy thế bật cười rồi bước đi nơi khác.

Bà mẹ bây giờ mới hiểu rằng sự việc không thế tiếp tực lừa dối được nữa. Nếu đứa con muốn có được toàn bộ gia tài của người cha thì chỉ còn cách đi kiếm việc làm thật sự. Và ngay sáng hôm sau, bà mẹ đến phòng con trai và nói:

- Không được, con trai ạ, chúng ta không thể lừa cha được nữa, con đành phải tự mình đi kiếm tiền thôi, tìm một việc gì đó mà làm, cho dù một ngày chỉ kiếm được vài xu cũng tốt, con hãy đưa số tiền đó cho cha, cha nhất định sẽ tin con.

Người con trai nghe theo lời mẹ, ra đi kiếm việc làm, và cậu đã thực sự làm việc trọn một tuần lễ. Nay làm việc này, mai làm việc khác, cuối cùng cậu cũng đã gom đủ một đồng tiền vàng mang về cho cha. Người cho nhận lấy đồng tiền vàng và tiện tay ném ngay vào bếp lò đang cháy gần đấy.

- Không, đây vẫn không phải tiền do con kiếm được. Mày đừng tưởng là ta không biết!

Cậu con trai rất bất ngờ khi thấy cha mình ném những đồng tiền của mình vào lửa và đã không chút do dự chạy ngay đến bếp lò, vừa dùng tay nhặt lấy đồng tiền vàng từ trong đám lửa cháy rực, vừa lớn tiếng gào:

- Cha, cha điên rồi hay sao! Con đã phải làm trâu làm ngựa cho người ta, đầu tắt mặt tối suốt cả tuần mới kiếm được đủ một đồng tiền vàng này. Cha không tin thì thôi, cớ sao cha lại ném nó vào trong lò lửa chứ!

Lúc này, người cha nước mắt giàn giụa, cầm tay đứa con trai mà nói:

- Con trai của ta! Cha thật hạnh phúc khi thấy con đã biết quý trọng những đồng tiền. Bây giờ thì cha đã thật sự tin rằng những đồng tiền này là do tự tay con kiếm được. Và cha cũng thật yên tâm khi giao toàn bộ của cải, sản nghiệp này lại cho con, con trai ạ!

Kết Thúc (END)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sweetcf