Ông bà Na thích bánh Macaron

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thanh xuân là một thời để nhớ, để đợi, để tiếc nuối. Cũng có lúc thanh xuân nở thành đoá hoa đẹp đẽ nhất, rực rỡ nhất toả hương cho cuộc đời này.
Thời gian là thứ diệt cỏ nhanh hơn cả thuốc trừ sâu. Người ta nói trăm năm là mãi mãi, nhưng đâu phải ai cũng giữ được trăm năm.
Tình yêu là thứ gì đó khó phai nhoà trong giấc mộng, chứa đựng trong những mối tình nồng cháy sâu đậm của hai linh hồn hoà quyện vào nhau. Hai con người, hai trái tim, hai cuộc sống tự nguyện đập chung một nhịp tự động hoà thành một và xây nên một tổ ấm hạnh phúc.
Na được nghe về tình yêu và vẻ đẹp giản dị của nó qua những mẩu chuyện ông bà kể..........

-

-

Sau khi tổng kết xong bố lên trường chở bé Na về nhà. Bé khoe bố:
- Bố ơi, con được học sinh giỏi.
- Con gái yêu của bố giỏi quá!
- Thế bố thưởng gì cho con?
- Con muốn gì nào?
- Con muốn về nhà ông bà ngoại chơi. Năm ngoái về ông bà nội rồi, năm nay con nhớ ông bà ngoại quá.
- Ừ, ừ, bố đi công tác tiện qua thì chở con đi nha.
- Dạ
Bé Na đầy hào hứng. Năm nay bé Na lên lớp một rồi, bé học chăm lắm, bé ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, bé muốn học thật giỏi để về với ông bà ngoại chơi và nghe kể chuyện.
-
-
Cha mẹ chở bé về quê. Nơi này khác hẳn thành phố, nếu trên thành phố là xe máy ô tô đường phố rộng lớn và nhiều ngôi nhà cao vút. Thì ở quê, bé Na thấy rất nhiều đồng ruộng, bé thích thú chỉ vào con diều hỏi mẹ:
- Mẹ ơi kia là con diều hả mẹ?
Mẹ tươi cười xoa đầu con:
- Đúng rồi con yêu, đó là con diều đó!
- Mẹ ơi, con kia là con gì?
- Con bê đó con
- Thế còn kia
- À, đó là ruộng người ta trồng ngô.
- Mẹ ơi có nhiều con ếch quá

Trên đường đến nhà ông bà, bé Na rất thích thú với cảnh vật xung quanh, bé tò mò về mọi thứ.
Đến khi ô tô dừng xe trước một cái cổng màu xanh hoa tiết hoa lá rất đẹp, trên đó còn có tên của ông bà nữa - Vương Thùy. Bố mẹ dẫn bé Na vào gửi ông bà rồi lên đường công tác tiếp. Từ cổng đi vào là có hai hàng cây xanh mát, nào là cây Na, cây Ổi, cây Mít, Cây Nhãn....mọc xum xuê lá. Có một cái sân rộng thênh thang chạy mãi mà mỏi lừ cả chân. Đến nhà tranh, căn nhà trông thật cổ kính, nhà lợp bằng lá tranh và tường được làm lên bằng cách dựng nứa, cho đất sét đắp lên thành bức tường. Có các cây cột chung quanh căn nhà để giữ cho căn nhà thật vững chắc. Ông bà sớm đã dọn qua nhà mới xây do bố mẹ bé Na và các cô cậu bé Na chung tiền vào xây hộ. Căn nhà tranh này chỉ còn để bàn thờ tổ tiên.
Nhà ông bà bé Na ở có hai tầng. Tầng một là nơi để ông bà tiếp khách, nấu ăn và có một phòng ngủ. Tầng hai là nơi dành cho các con cháu khi về chơi mỗi dịp hè. Bé Na thích nhất là căn phòng có cửa sổ. Ông bà lúc nào cũng ưu ái cho bé Na vị trí đẹp nhất. Từ trong cửa sổ nhìn ra là hướng Nam, nơi đó có một cái ao nhỏ có sen có bèo có cả cá. Na thích ra đó chơi lắm, ngồi dưới gốc tre cùng ông ngâm thơ đàn hát.
Nhà ông bà Na đang ở có đầy đủ tiện nghi, có máy tính để bé Na chơi. Không thiếu thứ gì.
Nhưng về đây bé vẫn thích nhất là những câu chuyện ngoại kể, nó cuốn thật cuốn, cuốn bé Na vào những giấc mơ đẹp.

_
_
Bé Na đứng ngoài thềm thấy ông bà, bé nói thật lớn:
- Cháu chào ông bà ạ!
Ông bà giật mình nhìn ra, ông nói với giọng đầy hào hức:
- Bé Na về rồi đấy à!
- Chà bé Na năm nay lớn quá ha! - Bà Na vừa nói vừa cầm theo cái bánh Macaron ra đưa cho bé Na vừa ôm bé vào nhà.
- Bố mẹ con bảo bố mẹ nói với ông bà cho con ở đây rồi, ông bà kể chuyện cho con nghe nhé! - Bé Na hào hứng nói tiếp- Năm nay con được học sinh giỏi đó ngoại.
Ông bé Na cười tít mắt:
- Chà cháu ta giỏi quá, ngoan quá đi.
- Cái Liên thật là, sao không mang cháu Na cưng của ta vào đây, lại để nó tự mò vào, đúng là tuổi trẻ bận rộn thật vô trách nhiệm với con mình
- Bà đừng mắng cái Liên nữa, nó cũng nhắn tin qua trước là phải đi có việc gấp gặp đối tác mà.
- Nhưng em không thế chấp nhận được điều này.
- Thôi đừng nóng, uống miếng trà hạ hoả này.
Bà Thùy ngồi xuống, bé Na cũng ngồi xuống, ăn bánh Macaron hương vị dâu. Na vừa cắn miếng bánh thì ngay lập tức hương vị dâu hòa quyện với mùi thơm của trứng gà ngon ngon béo ngậy bé rất thích mùi vị này. Cũng đến giờ ăn cơm trưa, ông bà dọn mâm cơm cho bé ăn. Ăn xong nghỉ ngơi đến chiều.
_
_
Chiều đến Na đi ra vườn thấy ông bà đang ngồi dưới gốc tre câu cá. Bé Na sà vào lòng ông bà, ông bà đang nói chuyện thấy bé Na liền ôm bé Na vào, bà cười hiền hậu ôm bé Na nắn tay chân rồi cười cười nói:
- Ngủ dậy rồi à cháu, dậy sớm thế cháu? Sao không ngủ thêm tí nữa?
- Dạ cháu dậy rồi ạ, tại cháu quen ngủ ít nên là cháu muốn xuống vườn chơi với ông bà.
Ông bé Na xoa đầu cháu bảo
- Mới đi một đoạn đường dài về chắc cháu mệt lắm nên ông bà mới không đánh thức cháu dậy. Giờ cháu dậy rồi thì ông bà sẽ giữ lời hứa kể cho cháu nghe những câu chuyện thú vị mà ông bà đã trải qua nhé!
- Vâng, cháu rất thích nghe ạ!
Bà cười nói:
- Thế để bà đi làm bánh rồi hai ông cháu cứ ngồi câu cá nói chuyện nhé!
Bà đưa cho bé Na cái cần câu.
Rồi bà vào trong bếp làm bánh. Ông ở ngoài kể chuyện cho bé Na:
- Truyện kể ra cũng dài lắm. Những năm hồi trẻ là những năm khó khăn, nhưng lại rất vui. Từ nhỏ, ta và bà cháu là những đứa trẻ nghịch ngợm trong làng nhà nên hay bị người ta nhắc nhở. Vì hai chúng ta ở gần nhau nên là cũng hay chơi với nhau cùng hội bạn nghịch nhất làng hồi đó. Bạn ông đông lắm, Khánh, Vinh, Tú.... Thỉnh thoảng thì hội bạn rủ nhau chơi bịt mắt trốn tìm, lúc thì chơi bắt dê, lúc lại chơi đua trâu. Mọi người ngồi trên lưng con trâu, rồi một người làm trọng tài, toàn bộ điều khiển sao cho con trâu nó đến đích nhanh nhất thì thắng cuộc và được phần thưởng là một củ khoai nướng thơm lừng. Nói cũng hài cháu ạ, con trâu nó lì, nó chả chịu nghe chủ, trâu của ông Khánh là nghe lời nhất vừa đánh cái nó đã đến đích rồi, còn trâu của ta thì ì ạch nhất, mãi mà chả chịu đến khiến mọi người lăn ra cười, cuối cùng thì phần thưởng thuộc về ông Khánh. Thỉnh thoảng mọi người làm diều chơi xem ai có con diều bay cao hơn bay xa hơn. Thế là ông bà và mọi người cùng nhau mỗi người tự chế ra con diều đầy tâm huyết. Con diều này được mang ra ngoài bờ đê rồi thả lên cho nó may phấp phới giữa bầu trời nhìn thích mắt lắm. Bà Thúy làm đứt cả con diều (cười). Bà ấy còn làm hỏng diều của bà Tú. May là lúc đó ông thì làm hẳn 3 cái để chơi nên ông chia cho bà Tú một cái, thế là bà Thúy khóc buồn vì không có diều để chơi, ông cho bà luôn hai con điều, bà cười tít mắt cầm lấy. Lúc đó thì ông cũng không nghĩ nhiều vì trẻ con chơi với nhau thôi mà. Giờ nhìn lại thì thấy bà Thúy mít ước mà dễ thương thật.

Bỗng một con cá cắn câu. Ông Na kéo cái cần câu lên thật nhanh và nói với Na:
- Na
- Dạ
- Lấy cho ông cái xô, cá cắn câu rồi.
- Vâng ạ
Nói đoạn, Na đi vào trong kho tìm xô cá nhưng tìm mãi không thấy. Na cầu cứu bà:
- Bà ơi, bà có biết xô cá để đâu không ạ.
- Ơi, đợi bà tí. - Bà của Na cất đi cái tạp dề, cho bánh vào lò nướng rồi vội vàng bước ra nhà kho - Đây nè cháu
Bà lôi ra một cái xô đã cũ kĩ lắm rồi. Cái xô có xước xẹo vài chỗ và tróc hết sơn. Na cầm lấy đem ra cho ông.
- Chà, con cá này lớn đấy. Khà khà, tối nay đãi hai bà cháu một bữa chá nướng.
Na reo lên thích thú:
- Cháu thích cá lắm.
Bà cười hiền hậu nhìn đứa cháu nhỏ.
- Giá như cái Liên cũng ở đây thì tốt quá.
Tự dưng khoé mắt bà cay cay, đỏ lên. Cái Na tò mò hỏi:
- Bà ơi, bà khóc ạ?
Đúng là đứa trẻ ngây ngô, bà kìm lòng lại nói với cháu:
- Không nãy có con gì bay vào mắt ấy mà.- Bà Thúy quay lại nói với ông Vương - ông câu cá đủ vui chưa, giờ hai ông cháu vào nhà rửa tay ăn bánh nào!
- Khà khà - ông Vương cười vui vẻ đứng lên- Nãy đang kể dở truyện, thôi vào nhà vừa ăn bánh rồi vừa kể tiếp nhé.
-Dạ - bé Na hào hứng chạy theo sau ông.
Ba người đi vào trong căn nhà. Bà bật nhạc lên, đó là nhạc bà thích nhất, không biết nghe bao nhiêu lần rồi. Na cũng hiểu chuyện, chạy đi bưng trà vào, còn ông thì đi xem bà nấu bánh thế nào rồi bưng ra. Ba người nói chuyện vui vẻ.
- Nãy giờ ông cháu nói chuyện gì thế - Bà hỏi với giọng thăm dò.
- Thì kể về hồi nhỏ, lúc mà chưa biết gì cả, ngây ngô trong sáng thôi- ông cười.
- Lại câu chuyện trêu chó của tôi à mà cười nãy giờ thế.
- Trêu chó á?- Bé Na phấn khích.
- Ừ đúng rồi - Ông cười - kHà khà khà, cái quần thủng đít, đồ quần thủng đít
- Thôi đi ông già khốn nạn kia - Bà đỏ mặt nhìn ông Vương vẻ mặt khó chịu- Qua bao năm rồi ông vẫn thế, khó ưa thật.
- Kể cháu nghe đi, kể cháu nghe đi, kể cháu nghe đi màaaaaaa- bé Na phấn khích
- Hồi đó (vừa kể ông Vương vừa lén nhìn sang thấy "mụ vợ" đang lườm chằm chằm) mấy đứa trẻ trong làng mình nghịch lắm rồi mấy đứa rủ nhau đi chọc chó. Bà Thúy yếu nhất hội nên chạy chậm, bị chó rượt cắn rách cả cái đũng quần. Ông phải ra đỡ rồi đưa về không các bạn trêu. Thế mà vẫn bị trêu là đồ quần thủng đít, rồi trêu là hai đứa thành một đôi, thế nào mà giờ thành một đôi thật (cười).
Bà Thúy nói thêm:
- Hồi đó mọi người sống tình cảm lắm, lúc nào cũng đợi nhau cùng nhau ra ruộng để cấy. Mọi người chơi với nhau vui vẻ lắm, tuy không có nhiều đồ hiện đại như bây giờ nhưng được cái là rất vui.
Na vừa ăn bánh macaron vừa ngồi nghe câu chuyện của ông bà, miếng bánh bà làm ngon hơn hẳn loại ngoài quán. Bánh macaron bà nấu vừa chín tới, loại bánh này đặc trưng bởi 2 miếng bánh tròn kẹp giữa phần nhân bao gồm ganache, bơ hoặc mứt. Khi chạm tay vào, vỏ bánh cho cảm giác hơi gợn nhám nhưng nhìn chung, quan sát bằng mắt thường thì bề mặt bánh trông khá phẳng. Xét về kết cấu, vì độ ẩm của bánh nhẹ nên bánh tương đối mềm, khá dễ tan chảy khi cho vào miệng. Ngoài ra loại bánh này còn rất xinh xắn với nhiều màu sắc bắt mắt và hương vị vô cùng đa dạng từ những vị truyền thống như quả mâm xôi, socola, kem bơ đến lạ miệng như gan béo, matcha hay nhân kem lạnh.

"Bánh macaron hay còn gọi là bánh macaron Pháp sở dĩ do nó được giới thiệu ở Pháp bởi đầu bếp bánh ngọt người Ý theo công nương Catherine De Medici sang Pháp kết hôn với Hoàng tử Henri II năm 1533 vào thời kì Phục Hưng.

Mặc dù nguồn gốc chính của bánh là từ Pháp nhưng cái tên macaron mang đặc trưng tiếng Ý, xuất phát từ một từ trong tiếng nước này là maccarone hoặc maccerone, có nghĩa là nghiền nát.

Nguồn gốc của loại bánh này vẫn còn đang được bàn luận, tranh cãi bởi cũng có một vài luồng thông tin khác cho rằng là macaron ra đời vào 1791 trong tu viện gần Cormery. Tuy nhiên, hiện tại phần đông mọi người đều tin rằng macaron mang gốc gác từ Pháp"

Bà bé Na nói tiếp:
- Sau đó đi học, bà với ông lại học cùng một lớp, học chung một tổ, thậm chí là ngồi chung cùng một bàn. Thế là mỗi đứa lúc nào cũng nói chuyện với nhau và khá thân trong lớp. Mà hồi đó, ông ấy thuộc dạng học giỏi nhất nhì trong lớp chỉ thua ông Khang thôi, mà còn đẹp trai nữa. Ông đã chỉ cho bà từng bài một, bà thì học cũng giỏi nhưng kém hơn ông một chút (bà quay sang nhìn ông rồi cười tủm) nên là ông lại có cớ để sang nhà bà chỉ bài đó. Mỗi lần sang nhà bà, ông đều được ăn ké, mà yên tâm đi, hồi đó bà nấu ăn ngon lắm nên là ông ấy toàn viện cớ sang chỉ bài cho cái Thúy để được ăn bánh và thưởng thức nhiều món ngon mà bà làm ra. Rồi một ngày nọ khi tốt nghiệp ông được học tiếp sau đó làm giáo viên còn bà thì vẫn làm công việc như mọi ngày một nông dân chân chính. Hàng ngày, bà như những người nông dân khác, ra đồng làm nương cắt cỏ cho trâu ăn cho bò ăn rồi vác đất đắp đê cho cao. Mà hồi đó chưa có công cụ kéo cày xịn như bây giờ, may là nhà có con trâu nên đỡ phần nào sức lực. Bà là con cả, mà gia đình nhà bà thì nghèo. Dưới bà còn có đàn em nhỏ 8 đứa cần bà chăm, em nhà bà nhỏ lắm nên chưa đi làm được nên gánh nặng lên vai bà và bố mẹ bà tức là các cụ cháu càng lớn hơn nên phải kiếm tiền lo cho các em. Vì thế nên là bà cũng không có cơ hội đi học tiếp và đã nhường lại cơ hội đi học cao hơn nữa cho những đứa em của mình. Giờ thì ai cũng thành đạt cả rồi, con cháu đuề huề, sung túc là bà mãn nguyện rồi.
Ông kể thêm :
- Đúng , hồi đó đi học, tôi chả làm gì ngoài trêu bà Thúy cả, vậy mà vẫn được hạng 1, hạng 2 của lớp. Mà sang dạy bà, tôi có phải dạy để ăn bánh đâu. Dạy để ở gần bà hơn đó.
- Ở gần là sao ạ - Na mong chờ
- Thì là được gặp bà Thúy nhiều hơn thôi.
- Ồ - Bé Na đầy ngạc nhiên.
Ông kể tiếp:
- Vào những năm kháng chiến khi mọi người phải đi bộ đội đee bảo vệ Tổ Quốc. Ông cũng bỏ việc và đi theo tiếng gọi Tổ Quốc, đi làm cách mạng. Hồi đấy trước khi đi, bà ôm ông một cái, ông khá sợ lần này đi sẽ không được gặp bà nữa. Ông nói "Em đợi ta chứ?". Cháu biết bà nói gì không?
- Dạ không
- Bà nói "Anh đi lâu quá là em lấy người khác". Ông sợ khi về không có bà nhưng ông vẫn nén lòng lại " Được thôi nếu em lấy được người tốt, dưới kia ta cũng mừng", hôm đó ông bà tâm sự rất nhiều, trước khi đi, ông bà trao nhau nụ hôn rồi bà tặng ông một cái một túi bánh Macaron rất ngon, vì hồi đó bà là một người thiên tài nấu nướng, rất tài giỏi trong việc nấu nướng
Bà ấy rất chăm chỉ nên là đã học được cách làm bánh Macaron từ rất sớm. Ông ăn bánh bà làm một lần rồi mê luôn. Cái túi bánh đó toàn là loại bánh mà ông thích nhất.
Ông luôn muốn bà lúc nào cũng làm bánh này cho ông ăn hàng ngày.
- Ông gian quá đó nha - Bé Na cười khúch khích.
- Túi bánh bà cất công làm, ông cẩn thận ôm nó vào lòng, mang đi mà không dám động vào một miếng, đi trên khắp đoạn đường mà không dám ăn vì sợ ăn rồi sẽ không được cảm nhận hơi ấm từ miếng bánh đó nữa sợ không được gặp lại bà nữa. Hồi ấy, đoàn hành quân mà ông tham gia đi rất nhiều, vượt núi vượt rừng băng qua sông. Khi đi qua rừng có rất nhiều điều nguy hiểm đang chờ đợi. Vì là rừng thiêng nước độc nhiều thú dữ như hổ, báo, cọp....
- Hồi đó có hổ á?- bé Na tò mò
- Đúng rồi, hổ nó dữ lắm- ông bùi ngùi - Có vài người đã chết vì chúng. Đêm đêm bọn ta phải đốt lửa để tránh thú dữ nhưng sợ địch phát hiện nên phải âm thầm mà không có đốt lửa lên. Mà nơi rừng thiêng nước độc thì nhiều muỗi đốt, nó đốt sưng cả cẳng tay cẳng chân và hai bên má. Mà cháu biết đấy, loài muỗi này này gây bênh sốt rét. Có nhiều người bỏ mạng khi ở đây.
Kể đến đây bé Na khóc thút thít vì nghĩ cảnh mọi người đi mà thiếu thốn đủ thứ và đủ mọi loại bênh tật nhưng vẫn sẵn sàng ở lại đây.
- Sau và tháng đi làm nhiệm vụ - ông kể tiếp - ông rất nhớ bà nên thỉnh thoảng lại gửi thư về đợi hồi âm. Mỗi lần nhận được thư của bà với túi bánh Macaron thì hạnh phúc lắm. Và cũng mong chiến tranh sống kết thúc để về lấy bà làm vợ mà sợ bà làm vợ người ta mất nên là cẩn thận dặn dò nhắn gửi trong câu đó.
Bé Na quay sang bà hỏi:
- Thế hồi đó bà ở nhà ạ?
- Ừ, hồi đó bà làm hậu phương kháng chiến, là chỗ dựa cho ông- Bà nói- ngày xưa ở hậu phương có nhiệm vụ canh tác lúa ngô khoai sắn còn đi làm đê sống một cuộc sống khá là khổ vì thời đó gạo còn không có mà ăn ăn ngô ăn khoai sống qua ngày cơm đội Ngô đội khoai là thức ăn phổ biến. Muối rất đắt, ăn cơm bằng tem phiếu, có tem thì mới có thể đổi thức ăn mà nhà bà thì rất là nhiều em nên là muốn chăm sóc tụi nó cũng rất khổ may mà bà có tài nấu nướng nên được một người Pháp để ý và họ mời bà về làm tiệm bánh cho nhà họ. Thế là bánh của bà vang danh muôn nơi,  mỗi lần mà ông nhắn tin với bà là bà mừng lắm. Mừng vì ông ấy còn sống. Bà lại gửi cho một ít bánh cho ông ăn. Đêm về nhớ nhung mà toàn mơ thấy cảnh ông ôm bánh macaron mà cười. Nhưng mà hồi đấy chiến tranh liên miên đùng một cái không thấy ông gửi tin nhắn nữa bà tưởng ông đã hy sinh. -Bà nói với giọng nghẹn ngào.-  Vài năm sau, có người hỏi cưới bà nhưng bà vẫn tin là ông còn sống. Mặc cho mọi người xung quanh đều khuyên là nên lấy chồng sớm đi không nên ở như vậy. Hồi đó tầm 26 tuổi là thành gái già rồi - Bỗng bà cười nụ cười rạng rỡ khiến nếp nhẵn được uốn lên- Mà trong làng thì gái già thành bà cô độc thân đó. Bà cố cãi vì một người đang còn không biết sống chết như thế nào. Nhưng rồi bà vẫn lì, vẫn đợi ông. Mỗi năm đến sinh nhật ông, bà đều là một loại bánh Macaron hương vị đặc biệt để tặng ông. Đêm nào cũng mơ thấy ông về,  mơ thấy ông và bà lại cầm bánh ăn vui vẻ đến miếng bánh cuối cùng ông bà sẻ đôi. Lúc đó bà được giục cưới dữ lắm. Khi có người hỏi cưới, cha mẹ bà đã sắp xếp hết tất cả. Tưởng chừng như sắp đánh mất ông thì bỗng dưng ngày sắp cưới ông trở về lúc đó và hạnh phúc lắm. Bỏ tất cả mọi công việc đang làm dở vội chạy đến ôm chầm lấy ông và ông cũng ôm lấy bà. Sau đó bà đưa ông về tiệm bánh bà đang làm, gói bánh vừa mới làm nên mùi vị rất thơm, ông ăn còn cười khá vui vẻ. Còn đám cưới kia thì hủy cưới, người kia cũng tức lắm nhưng mà không biết làm sao cả vì tôi yêu ông Vương mất rồi.
- Bạn bè thế đó - ông cười - Bà là của tôi rồi ai dám cướp.
Bà nói
- Sau đó bà đẻ ra cái Liên, thằng Tam, cái Hòa. Nhìn tụi nó từ nhỏ đến lớn, bón từng miếng cháo, dạy đi những bước đi đầu tiên. Thằng Tam, cái Hoà không đi làm xa ở ngay quê nên lúc nào cũng gặp được. Còn cái Liên, mẹ cháu lên thành phố kiếm sống chả mấy khi về với ông bà. Ông bà cũng nhớ nó lắm, nhưng vì công việc của con cái nên ngậm ngùi để nỗi nhớ nhung vào sâu thẳm con tim không nói ra. Mỗi hè về cứ những tưởng nó trở về con cái về thì sẽ vào hỏi thăm bố mẹ. Nhưng không, nó để cháu lại rồi đi luôn. Cả năm trời cũng chỉ gọi vài câu hỏi thăm vào dịp tết rồi gửi quà về. Khổ lắm tôi có cần mấy thứ đó đâu mà.
Ông nói tiếp:
- Lâu rồi cái Liên không về nhà ăn bữa cơm bà nhỉ. Mấy năm gần đây cũng chẳng về thăm được. Mỗi lần về, cứ gửi cháu rồi đi.
Bà cảm thán một câu
- Thật là thương cho cái thân già này quá mà.
Bé Na ngồi nghe câu chuyện ông bà kể mà ngủ thiếp đi từ lúc nào.
Trong mơ bé Na thấy một chàng trai trẻ nắm tay một cô gái có mái tóc dài mượt mà.
- Anh đi nhanh nhớ quay trở lại nhé! - cô gái khum hai tay lên miệng hét lớn với chàng trai.
- Em đợi anh nhé - Chàng trai vẫy tay lại.
- Anh phải ăn bánh em làm đó.
- Anh sẽ ăn
- Đi đường cẩn thận nhé!
- Em ở nhà ngoan nhé!
Bóng người con trai cứ thế đi mất. Cô gái khóc rồi u sầu.

- A (ngoáp) ông bà ơi tối rồi hả?
- Dậy rồi à cháu - Bà nhìn Na âu yếm.
- Cháu mơ thấy ông bà thời trẻ á!
- Khà khà - Ông cười.
- Cháu kể bà nghe xem nào!
- Ở đó có một đôi trai gái nhìn như ông bà hồi trẻ á!.- vừa nói bé Na vừa nghĩ ngợi, nó chạy quanh nhà lôi ra tấm ảnh ông bà thời trẻ - Đây nè, nhìn như người này nè. Xong họ vẫy tay chào nhau rồi cậu con trai đi mất, người con gái rất buồn.
- Cháu nhớ giỏi thật. Thôi bà dọn cơm ra rồi, hôm nay có món cá nướng nè cháu.
- Dạ
Ông gắp miếng trứng lớn của con cá vào bát cháu.
- Ăn nhanh kèo nguội nhé cháu.
Miệng nhồm nhoàm thức ăn, bé Na nói:
- Ngon quá ông ạ, bà nấu là số một luôn ấy. Giá như được mẹ nấu như ông bà nấu cho ăn thì tốt biết mấy.
Ông bà nhìn nhau, chẳng ai nói gì rồi tiếp tục ăn.
Đến tối, ông bà lên phòng kể vài câu chuyện cổ tích cho cháu ngủ cho ngon.
Ngày nào cũng được ông bà kể chuyện cho ngủ. Bé Na dần trưởng thành hơn và hiểu chuyện hơn trước.

_
_

Hè yên ả cũng đã kết thúc. Những câu chuyện cổ tích đã khép lại. Bố mẹ bé Na đến đón con. Bé Na chào ông bà rồi ra với bố mẹ. Mặt bé Na buồn thiu như mất thứ gì đáng quý lắm vậy. Mẹ bé Na hỏi sao bé buồn, bé kể một câu chuyện rằng
- Mẹ ơi, con biết có những người bận rộn, họ không thể quan tâm tới thăm bố mẹ mình thường xuyên được. - Bé Na nhìn lên mẹ - Nếu mẹ là bố mẹ của những đứa con như vậy mẹ sẽ nghĩ như thế nào.
Người mẹ chợt nói
- Đương nhiên là rất buồn rồi- Bỗng như nghĩ ra điều gì đó bỗng dưng nước mắt rơi lăn qua gò má- phải rồi, lâu lắm rồi ta chưa được ăn lại món macaron mà mẹ ta nấu.
Liên nhớ lại ngày nhỏ được mẹ nấu cho món Macaron ngon tuyệt, cùng với lời hát ru đầy yêu thương....
Tất cả chỉ là kỉ niệm và là quá khứ không thể nào tìm lại được....
Mẹ bé ôm bé vào lòng:
- Cảm ơn con, con còn nhỏ mà hiểu chuyện quá.
Bé lau nước mắt cho mẹ rồi thì thầm vào tai mẹ
- Mẹ ơi, ông bà nhớ mẹ lắm đấy!
- Phải rồi, phải rồi. - Liên nhìn lên chồng - hôm nay xin nghỉ một ngày đi anh
- Ừ - bố bé Na ngồi xuống ôm hai mẹ con - Đừng khóc nữa Liên, vậy nay ta ở đây chơi vài ngày nhé em, bận cả năm, cả tết cũng không về rồi, giờ lại chuẩn bị vào tháng chín khá bận rộn đấy. Chúng ta không có quá nhiều thời gian nhưng đúng là lâu rồi ta cũng chưa được ăn bánh mẹ em nấu thật - bố bé Na lau nước mắt cho mẹ bé- Vậy quyết vậy đi nhé.
Bé Na vội vào nhà với ông bà.
- Bà ơi, mẹ cháu vào nè.
- Bố mẹ, lâu ngày không gặp bố mẹ rồi.- Liên khóc
- Con, con ta đây ư - Bà Thúy cảm động - Ta tưởng con quên cái thân già này rồi.
- Con chào bố mẹ ạ - Thiên (bố của Na) lên tiếng.
- Chào con nhé!
Gia đình họ đoàn tụ nói chuyện với nhau. Mùa hè năm đó thật tuyệt vời vì người mẹ đã gặp đứa con bao năm không nói chuyện. Đứa cháu được nghe về chuyện tình của ông bà......
-
-

Rồi chuyện gì đến cũng đến. Năm Na lên 10, một người đáng kính đã rời xa nhân thế này mãi mãi.
Na buồn lắm, vì sẽ không còn cơ hội gặp lại người đó nữa.....
Nơi mà cánh cửa khắc tên hai người, giờ chỉ còn một người. Nơi mà hàng cây đó có hai người ngâm thơ cùng đánh đàn cùng hát, giờ chỉ còn một. Nơi mà cùng câu cá, cùng làm việc cũng chỉ còn một người. Cái giường đôi giờ chỉ có một người ngủ. Tivi cũng chỉ còn một người xem. Chỉ khi con cháu về mới vơi được nỗi buồn.

-

-

Trông từ xa thấy hai cụ già ngồi dưới ao, cùng câu cá, cùng thôi sáo, cùng đánh đàn, cùng hát và ngâm thơ.
- Giá như hai ta mãi mãi bên nhau nhỉ.
Ông cụ nhìn sang phía bà cụ.
- Đương nhiên rồi - bà cụ đáp.
Bà cụ tựa vào vai ông cụ cùng nhìn về phương trời xa xôi nơi tia mặt trời cuối cùng chuẩn bị lặn đi mất.
- Nếu sau này, không còn anh, hãy sông tốt nhé em yêu.
- Không, không, anh đừng đi. Em đã dành thanh xuân để đợi, em không thể nào chấp nhận được.
- Rồi mọi thứ sẽ ổn thôi, anh yêu em
Nói rồi ông cụ tan biến vào không trung, thành nhưng đốm sáng nhỏ bay lên bầu trời cao cùng những tia nắng cuối cùng của bầu trời.
Bà cụ khóc, bà khóc làm cho những giọt nước mắt lăn dài trên làn da nhăn nhó của mình.
- Anh không muốn ăn bánh Macaron anh thích ăn nữa hay sao?

-
-

Bất chợt, bà cụ tỉnh giấc, cứ ngỡ là thật nhưng từng hơi ấm của ông cụ vẫn hiện lên một cách rõ ràng. Nước mắt bà còn tuôn chảy dài trên gò má.
- Một cuộc đời, thế là đủ rồi.
Bà khóc và lén lau nước mắt.
- Ngủ ngon nhé anh yêu.

-
-

Chia ly thật là buồn. Nhưng sinh ly tử biệt là điều không thể tránh khỏi. Họ đã dành cho nhau cả cuộc đời. Khi xa nhau, họ vẫn luôn nhớ về nhau......
Đó là tình yêu vĩnh cửu mà ở đó. Câu chuyện hai người tự viết lên. Tự khiến cho nó thật tươi đẹp. Để rồi khi mất đi, cũng không còn gì để nuối tiếc nữa. Họ vẫn hướng về nhau bằng cả con tim này.....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro