bao 21

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

'Đề án học phí không nên gây sốc cho xã hội'

Ông Đào Trọng Thi. Ảnh: Việt Anh.

"Trong đề án, dao động giữa học phí tối thiểu và tối đa quá lớn. Người dân lo ngại khi được giao quyền chủ động, các trường thường thu mức tối đa, gây khó khăn cho người học", ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội, trao đổi với VnExpress.net sáng 21/5.

> Lùi thời gian thực hiện đề án tăng học phí

- Là cơ quan thẩm tra đề án học phí, quan điểm của ông thế nào về đề án tăng học phí?

- Tôi ủng hộ việc tăng học phí ở bậc đại học, cao đẳng nhưng mức tăng không gây sốc cho xã hội và phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân. Tại phiên họp của Thường vụ Quốc hội, chúng tôi đã đề nghị lùi thời điểm thực hiện từ năm 2010 và nên kéo dài trong 5 năm (2010-2015) thay vì bắt đầu ngay từ năm 2009.

Sau đó, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đề xuất, trong trường hợp lùi lại một năm thì để giải quyết bất cập lâu nay đối với học phí đại học và giáo dục chuyên nghiệp. Theo giải pháp quá độ, năm 2009-2010, tăng học phí của khối đào tạo 50% của mức trượt giá từ năm 2000 đến nay.

Về cơ bản, đề xuất này là hợp lý vì học phí đối với hệ thống đào tạo công lập đã thấp, lại bị trượt giá trong nhiều năm, ước tính mức đề nghị là 230.000 - 235.000 đồng một tháng. Nhưng theo tính toán lại của Bộ GD&ĐT, mức trượt giá sẽ nhiều hơn và là 255.000 đồng một tháng.

- Trong tình hình kinh tế suy giảm, đời sống người dân đang gặp khó khăn, nhiều cư tri đề nghị năm học 2009-2010 vẫn giữ nguyên học phí, không thu khoản trượt giá như đề xuất của Bộ Giáo dục. Đề xuất của cử tri được các cơ quan Quốc hội xem xét ra sao?

- Về ý tưởng, chúng tôi ủng hộ việc điều chỉnh mức học phí của các trường đại học và giáo dục chuyên nghiệp ngay từ năm học 2009-2010 để giảm bất hợp lý trong chi phí đào tạo, nhưng mức bao nhiêu thì phải tính toán. Mức đề nghị bù trượt giá của Bộ Giáo dục cao hơn hẳn mức tối thiểu trong đề án (200.000 đồng một tháng). Liệu các năm tiếp theo (từ 2010), khi thực hiện đề án thì mức bắt đầu từ đâu?

Chúng tôi giữ quan điểm, dù có những bất hợp lý trong học phí hiện nay, nhưng khi sửa bất hợp lý đó thì cũng phải sửa từ từ, có lộ trình, không thể "đùng một cái tăng ngay". Giá mà 10 năm vừa qua, mỗi năm sửa một chút thì tốt, giờ tích tụ lại rồi tăng từ 180.000 lên 255.000 đồng thì rất có thể lại gây sốc. Mức đó phải cân nhắc thêm một chút.

- Trong năm học 2009-2010, theo ông, mức tăng như thế nào là chấp nhận được?

- Chúng tôi đã có đề nghị chung cho lộ trình tăng học phí ở tất cả các khu vực, nên giữ mức 30% và cùng lắm lên tới 40%. Nhưng trong điều kiện kinh tế suy thoái cần phải cân nhắc thêm. Cùng với việc tăng học phí, Nhà nước phải có giải pháp hỗ trợ thông qua tín dụng để tạo điều kiện cho sinh viên nghèo được vay vốn.

Mức học phí tăng khiến nhiều gia đình nông thôn lo lắng. Ảnh: Hoàng Hà.

- Theo đề xuất của Bộ Giáo dục, từ năm 2010, học phí khối trung cấp đến đại học từ 200.000 đến 800.000 đồng một tháng tùy theo ngành học. Với biên độ cho phép quá lớn, nhiều ý kiến lo ngại các trường đua nhau chọn mức thu tối đa. Nhận định của ông thế nào?

- Tôi ủng hộ việc chia học phí theo ngành nghề. Ngành nào chi phí nhiều, Nhà nước hỗ trợ nhiều thì người học cũng phải có một tỷ lệ đóng góp tương xứng. Nếu không đủ điều kiện đó, đôi khi phải chọn ngành nghề khác, chứ không thể nói tôi chỉ thích ngành này... Trong điều kiện hiện nay, chúng ta đảm bảo cơ hội học tập cho mọi người nhưng chưa thể đảm bảo nguyện vọng của mọi người. Cơ hội học tập không có nghĩa là anh được đáp ứng theo đầy đủ nguyện vọng.

Trong đề án, mức dao động giữa học phí tối thiểu và tối đa là rất lớn. Người dân lo ngại khi giao quyền chủ động thì các trường không để mức tối thiểu mà thường áp mức gần tối đa, gây nhiều khó khăn cho người học. Theo tôi, nên chia thành những mức nhỏ, gắn với yêu cầu chất lượng bởi mục đích chúng ta đóng nhiều tiền để có chất lượng cao hơn. Nhà nước phải kiểm định, trường nào đáp ứng yêu cầu thì mới được thu học phí ở mức tương xứng. Đó là động lực khuyến khích nhà trường phấn đấu nâng cao chất lượng.

....................

'Không nên gây căng thẳng về dự án bô xít'

"Tôi cho rằng, trong giai đoạn nhất định, dự án cũng có thể có một số sơ suất, chúng ta không nên phóng đại vấn đề nhưng phải nói ra để không lặp lại", Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội Nghiêm Vũ Khải trao đổi với báo chí.

> Đánh giá lại hiệu quả dự án bô-xít Tây Nguyên

- Sau chuyến thị sát dự án bô xít tại Tây Nguyên, vấn đề nào khiến ông quan tâm nhất?

- Trong quá trình khai thác chế biến quặng bô xít vấn đề lo ngại nhất là bùn đỏ - chất thải nguy hại trong quá trình chế biến alumina. Ngoài ra cũng có lo ngại việc triển khai dự án ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vì khai thác quặng bô xít lộ thiên chiếm khá nhiều diện tích. Tất nhiên chủ đầu tư là Tập đoàn Than khoáng sản VN đưa ra phương án khai thác từng khu vực sau đó hoàn thổ rồi tiếp tục làm chỗ khác.

Ông Nghiêm Vũ Khải. Ảnh: Việt Anh.

- Một số nhà khoa học bày tỏ lo ngại tác động mội trường khi chọn công nghệ Trung Quốc - vốn chưa phải là tiên tiến nhất. Vấn đề này được Ủy ban Khoa học công nghệ môi trường xem xét đến như thế nào?

- Công nghệ đúng là của Trung Quốc nhưng theo tôi được biết bản quyền công nghệ cũng thuộc loại tiên tiến. Tôi nghĩ với khoản tiền 400-500 triệu USD và ở vị trí môi trường nhạy cảm như vậy thì phải mua công nghệ hạn chế tối đa ảnh hưởng của chất thải. Chủ đầu tư (Tập đoàn Than khoáng sản VN) cũng cam kết giám sát, tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ tiên tiến.

- Hiện một số nước trong đó có Trung Quốc đã ngừng khai thác bô xít do lo ngại tác động môi trường, trong khi chúng ta lại chuẩn bị khai thác. Điều này đặt ra cho ông suy nghì gì?

- Trung Quốc đã đóng cửa mấy chục mỏ và các cơ sở khai thác chế biến. Tuy nhiên, mỗi nơi có điều kiện khai thác khác nhau (trữ lượng, quy mô) hoặc các mỏ ở Trung Quốc đã quá ngưỡng về ô nhiễm môi trường. Về phía Việt Nam, chúng ta cần phải phân tích thông tin đó để có cách ứng xử hợp lý, tính toán hiệu quả tổng hợp.

Rõ ràng làm kinh tế thì phải có hậu quả về môi trường. Đất nước ta bây giờ không đến mức quá nghèo, cho nên phải tính toán đủ khả năng khống chế ô nhiễm thì làm, nếu không thì không triển khai.

- Thưa ông, để triển khai sản xuất alumina - nhôm cần nhiều điện, nước trong khi nguồn cung đang thiếu. Bài toán này sẽ được giải như thế nào?

- Sản xuất nhôm cần rất nhiều điện nên trong quy hoạch không đặt vấn đề sản xuất nhôm cho đến năm 2015, nhưng để sản xuất alumina (giai đoạn tiền chế biến nhôm) thì không cần nhiều điện lắm.

Tuy nhiên, để dự án khai thác quặng bô xít hiệu quả cần rất nhiều yếu tố, phải gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ví dụ xây dựng tuyến đường sắt nối khu vực sản xuất với cảng biển. Đường sắt đó không chỉ phục vụ cho khai thác bô xít mà phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng. Nguồn vốn xây đường giao thông không tính vào từ kinh phí dự án khai thác bô xít mà từ vốn phát triển kinh tế xã hội, vốn ODA...

Vấn đề thứ hai là phải hoàn thiện nhà máy điện nguyên tử, nhiệt điện, thủy điện. Khi nguồn điện dồi dào, giá rẻ thì làm nhôm giá rẻ và có lãi. Rồi vấn đề công nghệ, chúng ta phải tiến đến làm chủ được chuyển giao công nghệ. Khi có đủ các điều kiện thì việc khai thác bô xít sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội khu vực và ngược lại.

- Theo như ông nói, dự án sẽ thuận lợi nhất khi chúng ta hội tụ đủ các các điều kiện về công nghệ, giao thông, nguồn điện... Vậy triển khai thời điểm dự án bô xít Tây Nguyên vào thời điểm nào là hiệu quả nhất?

- Hiện, chúng ta nên triển khai 1-2 dự án với quy mô hợp lý, phù hợp với ngân sách, điều kiện giao thông, yếu tố môi trường. Trong quá trình chúng ta thực hiện, rút kinh nghiệm, trưởng thành lên cũng là lúc các yếu tố cần thiết hội tụ. Theo tôi năm 2015 nếu khai thác quy mô lớn sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi hơn.

Tôi cho rằng, trong giai đoạn nhất định, dự án nhất định cũng có thể có một số sơ suất, chúng ta không phóng đại vấn đề nhưng phải nói ra để không lặp lại. Đó là thái độ tích cực. Việc tuyên truyền cần phải tránh 2 khuynh hướng, thứ nhất là thiếu trách nhiệm với vấn đề bảo vệ môi trường, liên quan đến đất nước; thứ hai là phóng đại gây căng thẳng không cần thiết

- Thời gian qua, chủ trương khai thác bô xít đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đại biểu Quốc hội, nhà khoa học và cử tri. Ông nghĩ gì trước đề xuất Quốc hội nên vào cuộc giám sát việc triển khai dự án?

- Tôi đã đi thị sát Tây Nguyên 10 ngày, đọc rất kỹ quy hoạch dự án bô xít và tham dự nhiều hội nghị. Sự quan tâm của đại biểu Quốc hội, nhà khoa học về vấn đề này rất lớn. Chính phủ nên chỉ đạo Bộ Công thương lập báo cáo môi trường chiến lược, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ thẩm định đánh giá. Trước tiên, các cơ quan của Chính phủ làm đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư.

Nếu Chính phủ có báo cáo riêng về đề án bô xít, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phân công các ủy ban có trách nhiệm thẩm tra dự án. Hiện, chúng tôi chưa nhận được quyết định phân công nào vì chưa có báo cáo của Chính phủ.

.....................

Bí mật đế chế Nokia

Từ cuối những năm 1990, Tập đoàn Nokia của Phần Lan đã đi tiên phong trong lĩnh vực Internet di động. Trong thời gian từ cuối năm 1998 tới tháng 4/2000, vốn hóa thị trường tăng từ 73 tỷ đôla lên 250 tỷ đôla.

Mức độ phát triển Internet và di động của Phần Lan - đất nước Bắc Âu nhỏ bé này được xếp vào loại cao nhất trên thế giới. Mặc dù Nokia là công ty dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị di động và là công ty tiên phong trong Internet di động song điều ngạc nhiên là không có nhiều người biết về công ty phi thường này và thậm chí không biết về các chính sách công cộng đã kích thích và thúc đẩy sự tăng trưởng của Nokia, biến công ty trở thành một trong những đại gia về di động trong những năm 1990.

Nokia đã nổi lên một cách khá đột ngột, trở thành một công ty đầy quyền lực trên toàn cầu trong lĩnh vực truyền thông di động. "Tương lai là người Phần Lan" là tiêu đề loan trên tờ Newsweek vào tháng 6/1999. "Phần Lan là quốc gia mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông di động - và có tầm nhìn để kết hợp hai khái niệm này". Điều ngạc nhiên hết sức là những người Phần Lan bỗng thấy mình đã vượt qua cả Mỹ và Nhật Bản trong thị trường di động. "Điều vĩ đại tiếp theo" không xảy ra ở Thung lũng Silicon mà là ở một nước Bắc Âu xa xôi với chỉ có 5,2 triệu dân mà trong nhiều năm chẳng có được một cuộc điều tra ý kiến nào. Sự dẫn đầu của Nokia trong lĩnh vực Internet di động đã làm cho Thung lũng không dây Phần Lan trở thành huyền thoại trên toàn thế giới. "Chỉ cần nói Nokia" đã thúc giục tạp chí Wired vào đầu thu năm 1999.

Nokia đang chiếm ngôi vị dẫn đầu trong việc phát triển các dịch vụ không dây thế hệ thứ 3 (3G). Trong lĩnh vực viễn thông, di động tế bào sử dụng kỹ thuật tương tự (analog) là thế hệ đầu tiên và các hệ thống mạng kỹ thuật số là thế hệ thứ hai. Thế hệ thứ ba của truyền thông thoại và dữ liệu - sự hội tụ của điện thoại di động và Internet, truy nhập dữ liệu không dây tốc độ cao, các mạng thông minh và mạng máy tính diện rộng - sẽ định hình cách thức chúng ta làm việc, mua sắm, thanh toán, lên lịch hẹn, trông giữ bọn trẻ và thậm chí cả việc sáng tác thơ trong thế kỷ tới. Nokia dường như đã trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghiệp từ một vị trí chẳng ai biết đến. Tờ Newsweek đưa trích đoạn về cách mạng di động của Phần Lan với tiêu đề: "Ngủ yên sau 800 năm, thành công đến chỉ sau một đêm". Dĩ nhiên, lời lẽ thì không sát với thực tế song rõ ràng là nó minh họa được cách nhìn ban đầu về Nokia ở đất Mỹ.

Trong hàng thập kỷ, nhiều người nghĩ rằng Nokia là công ty của Nhật Bản do cách phát âm của cái tên này. Những người Phần Lan không quan tâm đến sự hiểu nhầm này, dĩ nhiên nó vẫn còn khá hơn việc chẳng ai biết đến ngay cả cái tên công ty. Sau cùng, Nokia cũng phải chịu những thách thức tương tự như ở Nhật Bản, và các nhà lãnh đạo công ty đã nghiên cứu những bài học từ mô hình thâm nhập thị trường của Nhật Bản từ những năm 1960 và 1970. Tuy nhiên, thực tế là Nokia mới chỉ có quyền lực mang tính toàn cầu gần đây cho dù công ty đã tồn tại từ 140 năm nay.

Suốt thế kỷ XIX, cái tên Nokia chỉ đơn giản là một nhà máy xay và con sông cách Tampere - một thành phố công nghiệp chính của Phần Lan - chưa tới 10 dặm. Đầu thế kỷ XX, tên của công ty đi đôi với cao su, cáp và năng lượng điện. Trong nửa thế kỷ sau, nền công nghiệp Phần Lan tăng trưởng với sản phẩm ủng cao su, giấy vệ sinh và lốp mùa đông Hakkapeliitta của Nokia. Điện thoại di động chỉ gắn vào cái tên này từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, thời kỳ rất bất ổn của Phần Lan, trùng với sự mờ nhạt của Chiến tranh lạnh và sự sụp đổ Thương mại Xô Viết, giai đoạn suy thoái trầm trọng và sự quay trở lại của một số quốc gia. Người Phần Lan coi Nokia là công ty phải chịu sự thử nghiệm của thời gian và khác với hầu hết những công ty Phần Lan khác, Nokia phải có khả năng thay đổi và nắm được tương lai.

Tuy nhiên, đối với phần còn lại của thế giới, Nokia và Phần Lan vẫn rất thần bí. Trong hàng thập kỷ, Phần Lan vẫn là điều bí ẩn, ngay cả với đa số người châu Âu. Đất nước này nằm ở châu Âu song trong nhiều thập kỷ nó không thuộc về châu Âu. Về mặt địa lý, nó nằm ở rìa phía bắc châu Âu và chịu khí hậu lạnh. Trước đây, Phần Lan thường bị bỏ ra ngoài bản đồ châu Âu. Quốc gia này được coi là một nước Bắc Âu song nó không thuộc bán đảo Xcăng-đi-na-vi-a. Khác với ngôn ngữ Thuỵ Điển, Na Uy và Đan Mạch có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc, cấu trúc ngôn ngữ Phần Lan và một số tiếng địa phương của nó lại khác biệt. Lịch sử địa chính trị của Phần Lan làm cho người dân nước này mở cửa với thế giới nhiều hơn so với người Nga song lại ít hơn so với người Đan Mạch. Khác với người Nga, người Phần Lan không ôm trọn tư tưởng độc tài mà họ đặt niềm tin vào các lý tưởng chủ nghĩa quân bình. Giống như người Đức, người Phần Lan có xu hướng coi trọng danh hiệu chính thức và chủ quyền, song những người anh hùng quốc gia thường là người theo chủ nghĩa dân tuý hay chủ nghĩa cá nhân. Những đặc tính này cũng được phản ánh trong tổ chức của Nokia. Tạp chí Fortune đã gọi Nokia một cách khá chính xác là: "công ty lớn mà ít phân cấp nhất trên thế giới". Sau nhiều thế kỷ lệ thuộc vào cách thức cai trị của Thuỵ Điển và Nga, người Phần Lan đã coi trọng chủ nghĩa quân bình và tự do, và Nokia cũng vậy.

Trong năm 1998, số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ điện thoại di động ở Phần Lan tăng lên một cách ngoạn mục, vượt qua số lượng thuê bao điện thoại cố định. Thực tế, Risto Linturi, cựu nghiên cứu viên về lý thuyết của Tập đoàn điện thoại Helsinki đã không còn coi thiết bị đầu cuối di động chỉ là chiếc điện thoại tế bào nữa. Trong tương lai, viễn thông truyền thống sẽ chỉ là một trong nhiều chức năng của tổ hợp cầm tay. Và nhân đây, tại sao tổ hợp cầm tay chỉ là tổ hợp để cầm tay thôi nhỉ? Linturi nói rằng: "Điện thoại tế bào sẽ trở thành thiết bị đầu cuối đa mục đích. Điện thoại sẽ phát triển thành tâm điểm của tất cả các loại dịch vụ truyền thông. Đây là thông điệp mà hiện nay Nokia đang dần dần bắt đầu nhấn mạnh, song thực ra họ đã hiểu rõ vấn đề này từ rất lâu rồi".

Vào năm 2000, chính chức năng cơ bản của tổ hợp cầm tay đã thay đổi nhanh chóng. Dĩ nhiên, nó vẫn có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ điện thoại truyền thống song sự bùng nổ về dữ liệu đã chuyển dịch các dịch vụ viễn thông truyền thống sang cuộc cách mạng truyền thông di động, ngay cả trước khi có cạnh tranh công nghệ thế hệ thứ 3. Lấy ví dụ, dịch vụ gửi tin nhắn (SMS) là đặc tính nhắn tin kiểu văn bản của điện thoại tế bào số GSM (Hệ thống truyền thông di động toàn cầu) được sử dụng khắp châu Âu. Dù có những khả năng giới hạn, SMS vẫn là một lĩnh vực kinh doanh đầy ấn tượng và là hiện tượng xã hội ở châu Âu, đặc biệt ở Phần Lan nơi giới trẻ nhanh chóng sử dụng dịch vụ này. Sonera, tiền thân của Telecom Finland và đối thủ cạnh tranh Radiolinja đã cung cấp dịch vụ nhắn tin nhóm để tin nhắn được gửi tới nhiều người sử dụng, kiểu như một loại phòng chat di động. Qua thiết bị Zed của Sonera, "cổng vào di động" của nhà khai thác, người sử dụng có thể truy nhập vào các trang Web cá nhân và cấu hình cho dịch vụ qua điện thoại. Những dịch vụ này bao gồm thông tin chi tiết, danh sách nhắn tin nhóm, các kiểu chuông cá nhân và các kiểu bưu thiếp với phong cách riêng có thể gửi tới điện thoại cá nhân hoặc tới điện thoại của bè bạn.

Vào năm 1999, Sonera cộng tác với Nokia để phát triển giao thức ứng dụng không dây (WAP) đầu tiên - dựa trên dịch vụ gửi ảnh qua môi trường không dây. Hai công ty này cùng phát triển việc truyền và nhận hình ảnh số với điện thoại WAP. Ngoài ra, Sonera còn đưa ra các dịch vụ theo yêu cầu hoặc thực hiện mua bán qua điện thoại di động. Ví dụ, đồ uống nhẹ, một đoạn nhạc hoặc là dịch vụ rửa xe có thể được mua bán, yêu cầu từ máy bán hàng thông qua việc sử dụng điện thoại di động và chi phí sẽ được tính vào hóa đơn của điện thoại di động. Trong khi đó ngân hàng Phần Lan - Thuỵ Điển là Merita-Nordbanken trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên làm việc với Sonera để khám phá ra những cơ hội kinh doanh tài chính mới sản sinh từ Internet di động.

Sử dụng thiết bị tổ hợp cầm tay với nhiều mục đích, sự tăng trưởng ngoạn mục của SMS, phòng chat di động và cổng vào di động, thương mại di động và mua bán bằng di động, ngân hàng di động, WAP và những ứng dụng dựa trên WAP, những cải tiến ngoạn mục khác giờ đây đã là điều có ý nghĩa trên toàn thế giới. Hầu hết, có thể nói là tất cả, đều có khả năng tập trung Nokia. Cái mà người Phần Lan nắm được đầu tiên vào cuối những năm 1990 sau đó cũng đã thâm nhập các thị trường khác. Cùng với các nước Bắc Âu khác, Phần Lan được biết đến về kinh doanh di động nhiều hơn so với các đại gia công nghiệp truyền thống ở Mỹ hay Nhật Bản.

Dù thống trị trong lĩnh vực máy tính, viễn thông và gần đây là Internet, song nước Mỹ vẫn không phải là quốc gia đi đầu trong kinh doanh di động. Mặc dù các công nghệ không dây thường được phát triển và thương mại hóa đầu tiên ở đất Mỹ song đà của thị trường này đã chuyển sang đất nước khác từ những năm 1980. Năm 2000, có 4 khu vực chủ yếu trong công nghiệp di động: Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc.

...................

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bao