bao 25

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lãnh đạo đại học lên tiếng về đề án tăng học phí

Bên cạnh việc đòi trả lại giá trị thực của học phí năm 1998 (nâng từ 180.000 lên 255.000 đồng), lãnh đạo đại học còn cho rằng cần phải nâng học phí lên 290.000 đồng một tháng mới đủ trả lương cho giáo viên...

> Bác đề án tăng học phí

GS TS Hoàng Văn Châu - Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương Hà Nội: Học phí 290.000 đồng mới đủ trả lương cho giảng viên

GS TS Hoàng Văn Châu. Ảnh: Tiến Dũng.

Cơ chế tài chính mới có nhiều ưu điểm, giải quyết được bất hợp lý trong việc thu học phí ở các trường đại học. Mức học phí 255.000 đồng cũng chưa đủ để trường đảm bảo điều kiện tối thiểu cho đào tạo bởi trường không thể dành toàn bộ khoản thu này cho việc giảng dạy và học tập bởi phải chi 15% cho học bổng, miễn giảm học phí khoảng 15%. Vậy nên trường chỉ được chi 70% trong khoản tiền đó cho việc giảng dạy và đào tạo.

Theo tính toán, khoản học phí này không đủ trả lương cho cán bộ, giảng viên của trường. Hằng năm, ĐH Ngoại thương phải chi 20 tỷ đồng cho tiền lương, nhưng với 70% của mức học phí 255.000 đồng, trường thực thu được là 18 tỷ đồng. Do vậy, trong năm nay, phải tăng lên 290.000 đồng mới đủ để chi tiền lương cho cán bộ giảng viên, chưa tính tới tiền chi dạy ngoài giờ, mua giáo trình...

Trường công thì có khung mức thu trong khi các trường tư và của nước ngoài lại được tự do thu tiền. Do vậy, để tạo công bằng, cũng nên khống chế khung học phí cho các trường tư thục, trường của nước ngoài và liên kết với nước ngoài. Đồng thời, phải có khung mức thu học phí của sinh viên nước ngoài học tại Việt Nam.

GS Phạm Phụ - ĐH Bách khoa TP HCM: Cần dùng chính sách học phí cao, tài trợ nhiều cho người nghèo và cho sinh viên nghèo vay vốn

GS Phạm Phụ. Ảnh: Tiến Dũng.

Thời gian qua, nhiều nước dùng chính sách học phí cao, tài trợ nhiều cộng với cho sinh viên vay vốn nên đã giải quyết được bài toán mất công bằng trong giáo dục. Vì vậy, ở Việt Nam, cần huy động nguồn lực tư một cách hiệu quả hơn trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục đại học, dùng chính sách học phí cao, nhưng tài trợ nhiều cho người nghèo và quỹ cho vay vốn có hiệu quả. Điều này không những giải quyết bài toán cho giáo dục đào tạo mà còn đồng thời giải quyết tốt hơn bài toán công bằng xã hội.

Việt Nam đã vào WTO vì vậy, hàng hóa của chúng ta chẳng những phải đủ sức cạnh tranh mà ngay cả chất lượng nguồn nhân lực của ta cũng phải đủ sức cạnh tranh với thế giới. Trung bình, một năm các nước chi cho một sinh viên là 3.000 - 5.000 USD trong khi ở nước ta con số này chỉ là 500 USD. Vậy mà đặt ra yêu cầu Việt Nam phải đủ sức cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục cũng như chất lượng người lao động với các nước thì khó quá.

Theo tham khảo và ước tính của tôi, chi phí trung bình cho một sinh viên trong một năm ở Việt Nam có lẽ cần cao hơn gấp đôi con số hiện nay thì mới có một mức tối thiểu để có thể cung cấp dịch vụ có khả năng cạnh tranh cũng như sinh viên đào tạo ra có chất lượng lao động.

PGS TS Nguyễn Văn Hùng - Hiệu trưởng ĐH Xây dựng: Hãy trả lại giá trị thực của học phí năm 1998

PGS TS Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: Tiến Dũng.

Tăng học phí chỉ xảy ra ở giáo dục nghề nghiệp là chính để người dân góp phần chi trả một phần học phí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Gia đình khi tham gia vào việc chi trả sẽ có trách nhiệm hơn và người đi học cũng thấy có trách nhiệm hơn. Ngược lại, nhà trường khi nhận tiền của sinh viên đóng góp cũng phải có cơ chế và trách nhiệm hơn để đảm bảo việc "trả đúng đồng tiền bát gạo".

Tâm lý người dân là không bao giờ muốn trả thêm khi mà họ còn được cho và rút tiền ra thì bao giờ cũng khó khăn hơn. Do vậy, việc họ phản ứng khi phải trả thêm là việc tất nhiên. Tuy nhiên, việc chi trả này rất cần và phải làm.

Đề án này nằm trong đổi mới toàn diện, cơ bản giáo dục Việt Nam, là đòn bẩy quan trọng cho mục tiêu phát triển giáo dục. Nhưng thực ra, mức dự kiến học phí năm 2009 không tăng mà là để trả lại giá trị thực của mức học phí 180.000 đồng được quy định từ năm 1998.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Đừng hỏi Bộ trưởng Giáo dục vì sao trường học thiếu nhà vệ sinh

Hiện, 74% ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục do các tỉnh quản lý, 21% do các Bộ, Ngành khác quản lý, Bộ GD&ĐT chỉ quản lý 5%, không có quy định về chế độ báo cáo sử dụng ngân sách giáo dục cho Bộ. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu sử dụng kinh phí giáo dục không hiệu quả, không quan tâm thỏa đáng đến yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, hầu như không bị chế tài gì. Vì vậy đừng hỏi Bộ trưởng Giáo dục vì sao trường học thiếu nhà vệ sinh.

Ngoài ra, các trường hiện không công khai cam kết chất lượng giáo dục, không công bố đánh giá thực tế chất lượng giáo dục, không công bố nguồn lực thực tế của trường, không công khai tài chính để nhà nước và người dân dễ dàng kiểm tra, giám sát...

Ý nghĩa sâu xa nhất của đề án đổi mới tài chính là làm cho nền giáo dục nhân văn hơn trước, người đi học nhiều hơn, đi học dễ hơn, quan tâm tới người nghèo tốt hơn, chi phí cho đào tạo cao hơn, từ đó có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Hơn nữa, Nhà nước và người dân sẽ thực hiện tốt hơn quyền giám sát việc phân bổ và sử dụng kinh phí Nhà nước cho quá trình đào tạo.

Sáng thứ 7 tuần tới (30/5), Chính phủ sẽ báo cáo đề án Đổi mới cơ chế tài chính Giáo dục trước Quốc hội.

.................

Hàn Quốc sững sờ vì cựu tổng thống tự sát

Cựu tổng thống Hàn Quốc Roh Myun-hun. Ảnh: AP.

Dân chúng Hàn Quốc bàng hoàng và đau lòng trước vụ tự tử của cựu tổng thống Roh Moo-huyn. Ông đang bị điều tra vì các cáo buộc tham nhũng.

> Cựu tổng thống nhảy núi tự tử

Ông Roh, 62 tuổi, qua đời sau khi nhảy xuống một hẻm núi ở gần nhà. Phát ngôn viên của ông cho biết cựu tổng thống để lại một lá thư tuyệt mệnh hôm qua.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak nói rằng vụ tự tử thật không thể tin được và rất buồn lòng. "Sự việc này thật đáng tiếc và đau lòng", ông Lee cho hay trong một phát ngôn hôm qua.

Người tiền nhiệm của cựu tổng thống Roh - Kim Dae-yung - nói rằng ông mất đi "người bạn lâu năm, người cùng tranh đấu với tôi vì dân chủ và cùng gánh vác chính phủ dân chủ trong 10 năm". "Thông tin về cáo buộc đối với gia đình ông ấy bị đưa ra hàng ngày. Ông ấy có lẽ cảm thấy không thể chịu nổi sức ép và căng thẳng. Tôi thành thực chia buồn với gia đình ông", cựu tổng thống Kim nói.

Thi thể của ông Roh được đưa từ bệnh viện thành phố Busan chiều qua tới Gimhae, qua nhà của ông. Tang lễ diễn ra ở nơi này. Hàng trăm cảnh sát và người dân đã xếp hàng để tưởng niệm ông. Nhiều người còn tập trung bên ngoài cung điện Deoksu ở trung tâm thủ đô Seoul và đặt hoa trước cảnh Roh và đốt hương.

Trước đó, cựu chánh văn phòng của Roh - Moon Jae-in - cho biết ông rời khỏi nhà lúc 5h45 sáng qua. Khoảng 1 tiếng sau đó ông nhảy xuống núi Bhonghwa tự tử. Cựu tổng thống ngã xuống từ độ cao khoảng 20-30 mét và được đưa tới bệnh viện Busan. Các bác sĩ tuyên bố ông qua đời trước khi tới bệnh viện. Ông bị thương nặng ở đầu.

Trong lá thư tuyệt mệnh ngắn ngủi, Roh nói cuộc sống của ông rất "khó khăn" và xin lỗi vì đã làm "quá nhiều người bị ảnh hưởng". "Đừng buồn lòng. Chẳng phải sự sống và cái chết là lẽ tự nhiên đó sao? Xin đừng hối tiếc gì cả", ông viết trong lá thư. "Tôi muốn được hỏa thiêu và chôn cất gần nhà. Từ lâu tôi đã nghĩ tới điều đó".

Cựu tổng thống Hàn Quốc kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 2/2008 và đang bị điều tra vì nghi ngờ nhận hối lộ. Chính trị gia vốn là một luật sư về nhân quyền này lên làm tổng thống Hàn Quốc năm 2003 với cam kết chống tham nhũng. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của ông đầy sóng gió với bê bối và đấu tranh nội bộ.

Ông Roh Moo-hyun bị quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm năm 2004 do nghi vấn về vi phạm luật bầu cử. Tuy nhiên, sau đó, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc khôi phục chức vụ cho ông. Tới tháng trước, ông Roh bị truy vấn về nghi ngờ đã nhận hối lộ hàng triệu đôla từ một doanh nhân giàu có. Cựu tổng thống sau đó lên tiếng xin lỗi. "Tôi cảm thấy xấu hổ trước dân chúng. Tôi xin lỗi vì đã làm các vị thất vọng", ông nói.

Sau vụ tự sát, Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc Kim Kyung-han tuyên bố khép lại vụ án điều tra cáo buộc tham nhũng đối với cựu tổng thống. Tuy nhiên, ông không nói liệu gia đình của ông Roh có bị điều tra nữa hay không.

...................

Australia điều tra vụ lót tay giành hợp đồng in tiền polymer

Một công ty con của Ngân hàng Trung ương Australia vừa bị cáo buộc có liên quan đến những vụ lót tay hàng triệu đôla cho các trung gian nhằm giành hợp đồng cung cấp công nghệ in tiền polymer ở nước ngoài, bao gồm cả Việt Nam.

Công ty Securency có trụ sở tại Melbourne hiện bị nghi ngờ là đã có nhiều phi vụ trả hoa hồng cho các trung gian. Công ty này chuyên cung ứng nguyên liệu để in tiền polymer cho Ngân hàng trung ương Australia (RBA) và 26 nước khác, và có một nửa phần vốn do RBA nắm giữ.

Phó thống đốc RBA Ric Battellino cho biết sẽ yêu cầu Securency lập tức giải trình về việc sử dụng trung gian và những khoản tiền đã chi cho họ. "Nếu việc này thực sự xảy ra, nó đã đi ngược lại mọi chính sách và quy trình mà RBA đã thiết lập", ông Battellino nói.

Securency bị nghi ngờ đã chi hoa hồng cho một công ty tại London, vốn bị cáo buộc có mối liên hệ tham nhũng với một bộ trưởng tại Uganda. Securency cũng được cho là có liên quan đến một doanh nhân tại Nam Phi và ông này vừa dính líu đến một phiên tòa tham nhũng bất thành liên quan đến tân tổng thống Nam Phi Jacob Zuma.

Securency cũng được cho là đã chi hàng triệu đôla tiền hoa hồng cho một công ty tại Việt Nam tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét việc chuyển sang in ấn tiền polymer thay thế cho tiền cotton.

Trong một thông cáo mới phát đi, Securency tuyên bố đã thực hiện việc lựa chọn đại lý một cách nghiêm túc, trong đó trải qua khâu kiểm tra của Austrade, một cơ quan của Chính phủ Australia. Công ty này khẳng định các đại lý đã ký cam kết cấm hoàn toàn việc lót tay cho các quan chức và chính trị gia nước ngoài.

Ông Battellino cũng cho hay, RBA đã biết về việc Securency có tiếng xấu khi hoạt động ở nước ngoài, song cơ quan này đã "có ý thức về việc bảo đảm việc thu xếp được thực hiện để tránh tham nhũng".

Securency International là công ty hàng đầu thế giới về công nghệ sản xuất tiền polymer và là nhà cung cấp chất nền trong in tiền polymer và các văn bản bảo mật. Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên tại Australia năm 1988, hiện tiền polymer đã được sử dụng tại 26 nước khác trên thế giới, bao gồm Việt Nam.

.................

Đình chỉ 4 tổ chức tư vấn định giá

Bộ Tài chính vừa công bố danh sách 4 tổ chức tư vấn định giá bị tạm thời đình chỉ cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, do không thực hiện báo cáo theo quy định.

Đó là Công ty cổ phần chứng khoán Đệ Nhất; Công ty trách nhiệm hữu hạn thẩm định, kiểm toán và tư vấn Việt (VIETCPA Co., Ltd); Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và kiểm toán CA&A và Công ty cổ phần chứng khoán Mekong. Các công ty này đã không thực hiện trách nhiệm báo cáo năm 2008 về hoạt động cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

Bộ Tài chính yêu cầu, từ nay đến ngày 15/6, các công ty nêu trên có trách nhiệm khắc phục các thiếu sót. Khi đó, Bộ Tài chính sẽ xem xét cho phép các doanh nghiệp được tiếp tục thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ này.

Theo quy định của Bộ Tài chính, các tổ chức tư vấn định giá sẽ bị đình chỉ có thời hạn hoạt động cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp nếu không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định.

.............

Ngân hàng tung chiêu 'câu' khách

Để thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư, nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động từ 0,1 đến 0,9% đối với từng kỳ hạn, kèm theo đó là các chiêu khuyến mãi khác nhau.

Kể từ khoảng đầu tháng 5, nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, đặc biệt lãi suất tăng mạnh trong kỳ dài, trung hạn và thường cao ngất ở kỳ hạn 36 tháng. Theo biểu lãi suất mới, ngân hàng Westen Bank tăng lãi suất lên từ 0,1% đến 0,7%. Maritime Bank cũng tung mức lãi suất tiết kiệm linh hoạt cho các gói tiền từ 200 triệu đến trên 1tỷ đồng. Đối với kỳ hạn 36 tháng, Westen Bank và Maritime Bank cùng đạt ngưỡng 9,5%. Tiếp đến, ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á nâng mức lãi suất lên tới 9,3% với kỳ hạn 24 tháng. Riêng kỳ hạn 12 tháng, với hình thức lĩnh lãi hàng tháng, hàng quý hoặc cuối kỳ, mức lãi suất lần lượt là 8,15%; 8,30% và 8,7%.

Lãi suất "đỉnh" nhất đang thuộc về ngân hàng An Bình với mức 9,7% một năm. Ảnh Hoàng Hà.

Không chịu thua kém, SHB đưa ra lãi suất 9,3% với kỳ hạn 36 tháng kèm cộng thưởng lãi suất 0,25% đối với sản phẩm tiết kiệm siêu hấp dẫn 3+. Trong cuộc chạy đua giành giật khách hàng, lãi suất "đỉnh" nhất đang thuộc về ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (Abbank) với mức tăng 0,1-0,9% mỗi năm. Trong kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động là 8,7%. Tuy nhiên, đối với các kỳ hạn dài và số tiền lớn sau khi cộng hết các lãi suất ưu tiên được hưởng, lãi suất tiết kiệm có thể lên tới 9,7%.

Không dừng lại ở đó, các ngân hàng đua nhau tung "chiêu" khuyến mãi hút khách hàng. Maritimebank áp dụng chương trình "cào trúng ngay, quà trao tay" với hơn 100.000 thẻ cào với các phần thưởng động viên khách hàng. Ngân hàng OceanBank cũng chính thức triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng "Khám phá vận may cùng OceanBank" với cơ cấu giải thưởng lên tới hơn 500 triệu đồng kèm theo các tài sản có giá trị khác như xe máy Honda Lead thời trang, laptop thế hệ mới, tivi LCD hiện đại...

Các chuyên gia kinh tế cho rằng ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất để đáp ứng như cầu cạnh tranh của thị trường và thu hút khách hàng. Bởi trên thực tế, nền kinh tế được dự đoán dần bình ổn, chứng khoán, vàng đang là kênh đầu tư "nóng". Chính vì vậy, ngân hàng buộc phải "câu" khách bằng cách đẩy lãi suất tiết kiệm lên cao.

Mỗi ngân hàng đều có chiến thuật riêng để đảm bảo lợi nhuận nhất định. Mức lãi suất huy động tăng nhiều hay ít phụ thuộc cơ cấu vốn của ngân hàng. Trước đây, dưới sức ép lạm phát, các ngân hàng phải thu hút vốn bằng mọi giá kể cả trong trường hợp lãi suất cao ở kỳ hạn ngắn, thấp ở kỳ hạn dài. Hiện tại, giai đoạn khó khăn này đã qua. Các ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất để "hút" khách và đón đầu mức tăng của lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà ước đưa ra.

Ông Trần Khắc Chiến, Trưởng phòng Phát triển Sản phẩm hội sở ngân hàng SHB cho rằng, việc lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên ở mức 7% kể từ 1/6 sẽ khiến nhiều ngân hàng phải cân nhắc lại. Ông Chiến phân tích, với lãi suất cơ bản không thay đổi, đầu ra đã bị giới hạn 10,5%. Nếu lãi suất huy động đạt suýt soát mức trần, chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động quá thấp, khả năng ngân hàng gặp rủi ro sẽ cao. Bởi lãi suất huy động dù cao vẫn phải đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng.

Theo ông Chiến, trên thực tế, các ngân hàng sẽ bù lãi suất bằng các chiến thuật riêng như đẩy mạnh cho vay tiêu dùng hoặc tìm kiếm các kênh đầu tư khác. "Cho vay tiêu dùng không bị giới hạn trần lãi suất, các ngân hàng có thể tập trung kế hoạch sử dụng vốn cho vay tiêu dùng lớn để bù lãi. Lãi suất thỏa thuận càng cao, ngân hàng càng thu lợi", ông Chiến nói.

Trao đổi với VnExpress.net, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, sở dĩ có hiện tượng đồng loạt tăng lãi suất còn bởi ngân hàng muốn tham gia vào gói kích cầu để hưởng các chính sách hỗ trợ khác. Ngoài ra, các ngân hàng vẫn thiếu vốn đặc biệt ở mức trung và dài hạn. "Lãi suất huy động cao chủ yếu tập trung ở khoảng trung và dài hạn. Điều này sẽ giúp các ngân hàng giải quyết vấn đề vốn", ông Phong nói.

Tính riêng trong tháng 4, giá dầu đã tăng trở lại, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 0,35%, chỉ số giá vàng của cả nước tăng 1,4% và chỉ số giá USD tăng 1,25% so với tháng 3. Nhiều người lo ngại khả năng lạm phát là điều khó tránh. "Tăng lãi suất có thể thúc đẩy tính thanh khỏan trong giao dịch ngân hàng. Tôi cho rằng, lãi suất ngân hàng có thể tiếp tục tăng, vượt ngưỡng 9,7% trong thời gian tới", ông Phong nhận định.

...............

Nhiều rào cản cho hàng Việt vào Nga

Trái cây VN nhập khẩu vào Nga chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Dòng vốn luân chuyển, thanh toán khá hạn chế. Thông tin thị trường còn thiếu. Nhiều doanh nghiệp khó khăn khi thâm nhập thị trường Nga.

Gặp gỡ các doanh nghiệp Nga hôm 22/5, đại diện Hợp tác xã vú sữa Lò Rèn ở Tiền Giang cho biết, nhiều sản phẩm trái cây như nhãn, vú sữa, bưởi đã xuất vào Nga nhưng bằng đường tiểu ngạch. Do vậy, Lò Rèn không thể xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình tại thị trường này.

Đại diện Công ty xuất nhập khẩu Bến Tre đưa ra một khó khăn mà chính doanh nghiệp đang phải đối mặt. Công ty đã kinh doanh với thị trường Nga sản phẩm xơ dừa hơn 3 năm qua, nhưng phải thông qua một đối tác tại Czech vì không thể làm trực tiếp với doanh nghiệp Nga. Bạn hàng Nga không những thanh toán khó khăn mà còn không có cả việc trả trước 50%, do vậy doanh nghiệp VN rất bị động.

Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nga chủ yếu là mặt hàng dệt may. Ảnh: T.A.

Vụ trưởng Thị trường Châu Âu thuộc Bộ Thương mại, nguyên Tham tán thương mại VN tại Nga Nguyễn Chí Tâm cũng nhìn nhận khâu thanh toán với doanh nghiệp Nga rất khó. Cơ chế thanh toán bằng tín dụng thư ít phổ biến, tỷ lệ thanh toán qua L/C còn thấp.

Không chỉ vậy, Nga lại sử dụng nhiều hàng rào thuế quan và phi thuế quan để điều tiết xuất nhập khẩu. Trong khi đó khó dự báo trước tình hình thay đổi về chính sách của Nga như các lệnh hạn chế và cấm nhập khẩu hàng hóa, nhất là đối nông sản, thủy hải sản và thịt đông lạnh, trong khi các văn bản thi hành luật quy định rất chặt và kỹ.

Theo ông Tâm, Nga được đánh giá là thị trường mở, thông thoáng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi vậy hàng hóa thâm nhập vào thị trường này phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt. Hơn nữa, hầu hết hàng hóa tại Nga đều đã có kênh lưu chuyển ổn định, do vậy doanh nghiệp VN sẽ rất khó chen chân nếu không thật sự quyết tâm.

Hiện tại Nga cũng đã nới lỏng các hạn chế và cho phép 9 công ty kinh doanh thịt và 30 doanh nghiệp thủy hải sản của VN được xuất khẩu vào Nga, tính đến đầu tháng 5. Đây là điều kiện để VN tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu vào Nga trong thời gian tới.

Với mục đích hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga, từ ngày 15/9 đến 18/9, Bộ Công thương sẽ tổ chức hội chợ hàng VN xuất khẩu tại Nga. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường và giới thiệu hàng hóa với người tiêu dùng Nga.

...................

Phân bổ 20.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ

Các dự án giao thông, thủy lợi, giáo dục được Thủ tướng chỉ đạo phân bổ 20.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung kế hoạch năm 2009.

Theo đó, các dự án giao thông được 8.500 tỷ, gồm các dự án do trung ương quản lý là 2.500 tỷ đồng; dự án Bộ Giao thông Vận tải quản lý là 1.800 tỷ đồng; dự án của Bộ Quốc phòng là 700 tỷ đồng. Các dự án thuộc địa phương là 6.000 tỷ đồng, trong đó các dự án đường ôtô đến trung tâm các xã chưa có đường là 4.500 tỷ đồng.

Các dự án thủy lợi được nhận 4.000 tỷ đồng, trong đó, 1.800 tỷ do Trung ương quản lý, phần còn lại là dự án thuộc các địa phương. Dự án y tế được phân bổ 2.000 tỷ đồng. 5.500 tỷ đồng là của các dự án giáo dục, gồm có chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên (1.500 tỷ đồng) và ký túc xá sinh viên (4.000 tỷ đồng).

Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ liên quan tổng hợp phương án về danh mục và phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung trình Thủ tướng. Trước mắt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính thông báo ứng trước 50% tổng số vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung theo phương án trên cho các dự án đã có trong danh mục đầu tư, các dự án bổ sung đã có đủ điều kiện để được tạm ứng theo quy định.

................

Ngân hàng tung chiêu 'câu' khách

Để thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư, nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động từ 0,1 đến 0,9% đối với từng kỳ hạn, kèm theo đó là các chiêu khuyến mãi khác nhau.

Kể từ khoảng đầu tháng 5, nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, đặc biệt lãi suất tăng mạnh trong kỳ dài, trung hạn và thường cao ngất ở kỳ hạn 36 tháng. Theo biểu lãi suất mới, ngân hàng Westen Bank tăng lãi suất lên từ 0,1% đến 0,7%. Maritime Bank cũng tung mức lãi suất tiết kiệm linh hoạt cho các gói tiền từ 200 triệu đến trên 1tỷ đồng. Đối với kỳ hạn 36 tháng, Westen Bank và Maritime Bank cùng đạt ngưỡng 9,5%. Tiếp đến, ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á nâng mức lãi suất lên tới 9,3% với kỳ hạn 24 tháng. Riêng kỳ hạn 12 tháng, với hình thức lĩnh lãi hàng tháng, hàng quý hoặc cuối kỳ, mức lãi suất lần lượt là 8,15%; 8,30% và 8,7%.

Lãi suất "đỉnh" nhất đang thuộc về ngân hàng An Bình với mức 9,7% một năm. Ảnh Hoàng Hà.

Không chịu thua kém, SHB đưa ra lãi suất 9,3% với kỳ hạn 36 tháng kèm cộng thưởng lãi suất 0,25% đối với sản phẩm tiết kiệm siêu hấp dẫn 3+. Trong cuộc chạy đua giành giật khách hàng, lãi suất "đỉnh" nhất đang thuộc về ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (Abbank) với mức tăng 0,1-0,9% mỗi năm. Trong kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động là 8,7%. Tuy nhiên, đối với các kỳ hạn dài và số tiền lớn sau khi cộng hết các lãi suất ưu tiên được hưởng, lãi suất tiết kiệm có thể lên tới 9,7%.

Không dừng lại ở đó, các ngân hàng đua nhau tung "chiêu" khuyến mãi hút khách hàng. Maritimebank áp dụng chương trình "cào trúng ngay, quà trao tay" với hơn 100.000 thẻ cào với các phần thưởng động viên khách hàng. Ngân hàng OceanBank cũng chính thức triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng "Khám phá vận may cùng OceanBank" với cơ cấu giải thưởng lên tới hơn 500 triệu đồng kèm theo các tài sản có giá trị khác như xe máy Honda Lead thời trang, laptop thế hệ mới, tivi LCD hiện đại...

Các chuyên gia kinh tế cho rằng ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất để đáp ứng như cầu cạnh tranh của thị trường và thu hút khách hàng. Bởi trên thực tế, nền kinh tế được dự đoán dần bình ổn, chứng khoán, vàng đang là kênh đầu tư "nóng". Chính vì vậy, ngân hàng buộc phải "câu" khách bằng cách đẩy lãi suất tiết kiệm lên cao.

Mỗi ngân hàng đều có chiến thuật riêng để đảm bảo lợi nhuận nhất định. Mức lãi suất huy động tăng nhiều hay ít phụ thuộc cơ cấu vốn của ngân hàng. Trước đây, dưới sức ép lạm phát, các ngân hàng phải thu hút vốn bằng mọi giá kể cả trong trường hợp lãi suất cao ở kỳ hạn ngắn, thấp ở kỳ hạn dài. Hiện tại, giai đoạn khó khăn này đã qua. Các ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất để "hút" khách và đón đầu mức tăng của lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà ước đưa ra.

Ông Trần Khắc Chiến, Trưởng phòng Phát triển Sản phẩm hội sở ngân hàng SHB cho rằng, việc lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên ở mức 7% kể từ 1/6 sẽ khiến nhiều ngân hàng phải cân nhắc lại. Ông Chiến phân tích, với lãi suất cơ bản không thay đổi, đầu ra đã bị giới hạn 10,5%. Nếu lãi suất huy động đạt suýt soát mức trần, chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động quá thấp, khả năng ngân hàng gặp rủi ro sẽ cao. Bởi lãi suất huy động dù cao vẫn phải đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng.

Theo ông Chiến, trên thực tế, các ngân hàng sẽ bù lãi suất bằng các chiến thuật riêng như đẩy mạnh cho vay tiêu dùng hoặc tìm kiếm các kênh đầu tư khác. "Cho vay tiêu dùng không bị giới hạn trần lãi suất, các ngân hàng có thể tập trung kế hoạch sử dụng vốn cho vay tiêu dùng lớn để bù lãi. Lãi suất thỏa thuận càng cao, ngân hàng càng thu lợi", ông Chiến nói.

Trao đổi với VnExpress.net, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, sở dĩ có hiện tượng đồng loạt tăng lãi suất còn bởi ngân hàng muốn tham gia vào gói kích cầu để hưởng các chính sách hỗ trợ khác. Ngoài ra, các ngân hàng vẫn thiếu vốn đặc biệt ở mức trung và dài hạn. "Lãi suất huy động cao chủ yếu tập trung ở khoảng trung và dài hạn. Điều này sẽ giúp các ngân hàng giải quyết vấn đề vốn", ông Phong nói.

Tính riêng trong tháng 4, giá dầu đã tăng trở lại, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 0,35%, chỉ số giá vàng của cả nước tăng 1,4% và chỉ số giá USD tăng 1,25% so với tháng 3. Nhiều người lo ngại khả năng lạm phát là điều khó tránh. "Tăng lãi suất có thể thúc đẩy tính thanh khỏan trong giao dịch ngân hàng. Tôi cho rằng, lãi suất ngân hàng có thể tiếp tục tăng, vượt ngưỡng 9,7% trong thời gian tới", ông Phong nhận định.

.....................]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bao