bao 27.3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhật cho phép bắn hạ tên lửa Triều Tiên

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Yasukazu Hamada. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Yasukazu Hamada hôm nay ban bố lệnh cho phép bắn hạ tên lửa Triều Tiên, nếu nó có khả năng rơi xuống lãnh thổ Nhật.

> Mỹ triển khai tàu chiến tới biển Nhật Bản

"Chúng tôi sẽ làm hết sức để xử lý bất kỳ vật thể bay nào từ phía Triều Tiên để đảm bảo an toàn cho người dân Nhật", ông Hamada tuyên bố sau cuộc gặp với Thủ tướng Taro Aso và các bộ trưởng trong nội các.

Tokyo có thể điều hai tàu khu trục trang bị công nghệ dò tìm và tiêu diệt tên lửa Aegis tới vùng biển Nhật Bản, đồng thời triển khai tên lửa đánh chặn Patriot ở Akita và Iwate để sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu nó có nguy cơ rơi xuống lãnh thổ của họ.

Đây là lần đầu tiên Nhật ra lệnh sẵn sàng tác chiến kể từ khi thay đổi Luật phòng vệ năm 2005 và hợp pháp hóa hoạt động đánh chặn tên lửa đạn đạo. Khi được hỏi liệu Nhật Bản có khả năng đánh chặn hay không, ông Hamada cho biết: "Chúng tôi đã sẵn sàng làm việc đó và tôi không nghi ngờ gì về khả năng này".

Trước đó, Bình Nhưỡng cảnh báo rằng tên lửa đẩy vệ tinh thông tin của họ có thể sẽ rơi xuống biển Nhật Bản, ngoài khơi vùng Akita và phần thứ hai của tên lửa sẽ rơi xuống khu vực Thái Bình Dương, giữa Nhật và Hawaii.

Nhật báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn nguồn tin ngoại giao cho rằng Triều Tiên có thể phóng thử tên lửa Taepodong-2, có tầm bắn tới Mỹ trước cuối tuần này. Bình Nhưỡng trước đó cho hay họ sẽ tiến hành vụ thử trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến 8/4 nhằm đưa một vệ tinh viễn thông vào không gian

....................

THẾ GIỚI

Thứ tư, 25/3/2009, 09:09 GMT+7

E-mail Bản In

Triều Tiên dọa hủy đàm phán 6 bên

Binh sĩ Hàn Quốc tuần tra dọc đường biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AFP.

Bình Nhưỡng cảnh báo rằng cuộc đàm phán đa phương về hạt nhân sẽ tan thành mây khói nếu Liên Hợp Quốc trừng phạt họ vì thử vệ tinh.

Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói rằng bất kỳ động thái trừng phạt nào cũng sẽ vi phạm thỏa thuận 6 bên được ký kết hồi tháng 9/2005.

"Lệnh trừng phạt được đưa ra dưới tên của Hội đồng Bảo an sẽ vi phạm tuyên bố chung và khi đó không còn cơ sở nào để đàm phán đa phương nữa", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên chỉ rõ.

Bình Nhưỡng cho biết họ sẽ phóng vệ tinh liên lạc vào quỹ đạo trong khoảng thời gian từ 4 đến 8/4. Tuy nhiên, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc cho rằng đây là cách che mắt cho vụ thử tên lửa tầm xa có khả năng bắn tới Bắc Mỹ. Các nước này tuyên bố vụ bắn thử sẽ vi phạm nghị quyết mà Liên Hợp Quốc ban hành sau khi nước này thử hạt nhân năm 2006.

Tuyên bố trên của Bình Nhưỡng được đưa ra tại thời điểm tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng. Triều Tiên đang giữ hai phóng viên Mỹ vì nghi họ làm gián điệp. Trước đó, nước này còn dọa cắt mọi thỏa thuận về quân sự với Hàn Quốc.

Các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên bắt đầu năm 2003 với sự tham gia của Nga, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên và Mỹ. Nỗ lực của các bên dường như sắp có kết quả khi khi Bắc Triều Tiên thông báo sẽ từ bỏ hoạt động hạt nhân và tái tham gia Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí nguyên tử hồi tháng 9/2005.

Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng, Bắc Triều Tiên rút khỏi vòng đàm phán để phản đối các biện pháp cấm vận tài chính mà Washington áp đặt lên họ. Tháng 7/2006, Triều Tiên bắn thử tên lửa và ba tháng sau đó tuyên bố thử thành công vũ khí hạt nhân.

...............

KINH DOANH

Thứ sáu, 27/3/2009, 14:30 GMT+7

E-mail Bản In

Điều chỉnh giảm GDP năm 2008

Tăng trưởng kinh tế 2008 chỉ đạt 6,18%, thay vì mức 6,23% công bố trước đây, do sự sa sút ngoài dự tính ở nhiều lĩnh vực sản xuất, thương mại và đầu tư. Đà suy giảm tiếp tục kéo dài sang năm nay, dự kiến GDP chỉ tăng 4,8-5,6%.

> GDP tăng 5% là tốt rồi

Tổng cục Thống kê sáng nay công bố báo cáo kinh tế xã hội quý I và đánh giá bổ sung kết quả thực hiện năm 2008. Lĩnh vực nông lâm thủy sản tăng mạnh hơn ước tính song không đủ sức cứu vãn đà đi xuống của hai mảng còn lại là công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Vì vậy, tổng sản phẩm trong nước năm 2008 chỉ đạt 489.800 tỷ đồng, giảm 1.400 tỷ đồng so với con số ước tính đã công bố cuối năm ngoái. Chỉ tiêu Ước tính 2008

(%) Thực hiện 2008

(%)

GDP 6,23 6,18

Nông lâm thủy sản 3,80 4,07

Công nghiệp và xây dựng 6,33 6,11

Dịch vụ 7,20 7,18

Tổng cục Thống kê cho biết, các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nói trên được điều chỉnh sau khi có thông tin cập nhật về tình hình thực tế. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2008 cũng giảm 221 triệu USD so với ước tính, chỉ đạt 62,7 tỷ USD. Trong khi, nhập khẩu lại cao hơn 298 triệu USD, lên mức 80,7 tỷ USD, khiến nhập siêu bị nâng thành 18 tỷ USD thay vì 17,5 tỷ USD.

Đây là lần đầu tiên mức điều chỉnh GDP lớn và được công bố sớm như năm nay.

Ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) thông thường, tháng 12 hằng năm cơ quan thống kê công bố số liệu ước tính cho cả năm, rồi chờ tới cuối năm kế tiếp mới công bố số liệu thực hiện, sau khi lấy đầy đủ dữ liệu từ các cuộc điều tra thường niên về doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên năm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu phải tính toán lại ngay trong quý I để kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu của năm nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước khó khăn và biến động khó lường.

"Sau hai cuộc điều tra vào đầu tháng 3 và đầu tháng 10, cuối năm nay chúng tôi sẽ công bố số liệu cuối cùng. Có thể còn phải điều chỉnh nữa", ông Cường cho biết thêm. Hằng năm, khi có dữ liệu đầy đủ, kết quả thực hiện chỉ lệch so với ước tính 0,01-0,02%.

Tồn kho hàng dệt may tăng mạnh do tiêu thụ chậm, thị trường thu hẹp. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Khi kinh tế ổn định, công tác thống kê được triển khai theo kế hoạch định sẵn. Một năm có khoảng 3 cuộc điều tra đánh giá lại về tình hình kinh tế xã hội của năm trước, trong đó điều tra về doanh nghiệp tiến hành vào đầu tháng 3, dân số lao động việc làm vào đầu tháng 4 và các hộ kinh doanh cá thể vào đầu tháng 10. Khi có số liệu đầy đủ từ các cuộc điều tra này, Tổng cục Thống kê sẽ chốt số liệu thực hiện. Tuy nhiên, theo ông Cường, trong bối cảnh kinh tế biến động khó lường như hiện nay, cần phải có thêm các cuộc điều tra chuyên đề và thường xuyên hơn. Nếu không, cơ quan thống kê sẽ không có thông tin kịp thời hoặc ít thông tin để dự báo tình hình.

Cũng trong báo cáo công bố sáng nay, Tổng cục Thống kê ước tính GDP quý I năm 2009 chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008, thấp hơn nhiều mức tăng cùng kỳ những năm gần đây. Trong đó, sản xuất nông nghiệp ước giảm 0,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp ba tháng đầu năm vẫn tăng 2,1%, nhưng kết quả này chủ yếu nhờ vào nỗ lực của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Sản xuất công nghiệp trong khu vực nhà nước giảm 3,2%.

Sản lượng nhiều sản phẩm công nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sức tiêu thụ chậm, thị trường thu hẹp dẫn đến tồn kho hàng hoá và tồn đọng vốn lớn. Tính đến cuối tháng 2, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến ước tính tăng 67% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó thép tồn kho tăng gấp 2,6 lần; gạch lát tăng 55%; quần áo may sẵn tăng 76%... Nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố trọng điểm phải cắt giảm khoảng 15% lao động thường xuyên và thực hiện chế độ làm việc luân phiên không thường xuyên như Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Vĩnh Phúc...

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2009 ước tính đạt 270 nghìn tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2008. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 6,5%, thấp hơn mức tăng 11% của cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư thực hiện quý I/2009 theo giá thực tế ước tính đạt 116,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn khu vực Nhà nước đạt 57,4 nghìn tỷ đồng, tăng 20%; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 39,6 nghìn tỷ đồng, tăng 30%. Riêng khu vực đầu tư nước ngoài, lượng vốn thực hiện chỉ đạt 19,3 nghìn tỷ đồng, giảm 32%.

Tổng cục Thống kê dự báo với điều kiện khó khăn hiện nay, GDP 2009 chỉ có thể tăng 4,8-5,6%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6%). Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ có thể đạt 56-58 tỷ USD; nhập khẩu đạt 63-65 tỷ USD.

...........

KINH DOANH

> CHỨNG KHOÁN

Thứ sáu, 27/3/2009, 10:12 GMT+7

E-mail Bản In

Chứng khoán đột phá về khối lượng giao dịch

Hoạt động chốt lời ở các blue-chip lan sang nhiều mã khác, kéo đà tăng điểm của Vn-Index chậm lại. Song sức cầu lớn của thị trường giúp chỉ số duy trì đà tăng điểm và đạt khối lượng giao dịch cao nhất trong hơn 4 tháng qua.

Lực bán ra ở nhiều mã lớn đang kéo tốc độ tăng điểm của chứng khoán chậm lại.

Ảnh: Hoàng Hà

Kết thúc phiên giao dịch, Vn-Index đóng cửa tại 287,41 điểm, tăng 1,16 điểm (0,41). Khối lượng giao dịch tăng mạnh lên 35,2 triệu đơn vị, trị giá 783,5 tỷ đồng. Trước đó, phiên giao dịch có khối lượng cao kỷ lục trong hơn 4 tháng qua là ngày 19/3, với 32 triệu đơn vị được khớp lệnh thành công.

Phiên giao dịch bắt đầu suôn sẻ với mức tăng điểm mạnh ở đầu phiên, nhưng chỉ số dao động mạnh và dần lùi bước trong phiên. Mở cửa thị trường, sàn TP HCM chứng kiến lệnh mua dồn dập như những phiên trước, giúp Vn-Index tăng 6,39 điểm (2,23%), vượt qua ngưỡng 290, và lên mức 292,64 điểm. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức cao, với 7,26 triệu đơn vị, tương ứng 164,8 tỷ đồng. Song sức cầu ở các blue-chip tỏ ra giảm hẳn.

Thị trường trong nước hôm nay đón nhận thêm tin vui từ thị trường quốc tế, khi chứng khoán Mỹ hôm 26/3 đồng loạt tăng điểm, trong đó Dow Jones lên mức cao nhất trong vòng một tháng rưỡi qua.

Hôm qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố GDP trong quý I tăng 3,1%, chưa bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều giảm mạnh. Vốn FDI đăng ký trong 3 tháng đầu năm đạt 6 tỷ USD, chỉ tương đương 60% của quý I/2008. Song GDP đạt thấp hơn cùng kỳ năm trước là điều đã được dự đoán trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm qua cũng tiếp tục mua ròng 78,2 tỷ đồng tại cả 2 sàn Hà Nội và TP HCM và là phiên thứ bảy liên tiếp họ mua ròng.

Sang đến đợt khớp lệnh liên tục, áp lực bán ra ở các blue-chip gia tăng, sau khi được gom vào mạnh ở những phiên trước. DHG, FPT, VNM, STB cùng mất điểm. Những phiên trước, đà tăng điểm của các mã lớn, cùng lực mua vào của nhà đầu tư nước ngoài ở những mã này, là lực đẩy chính của thị trường. Vn-Index giằng co quanh mốc 290 điểm, rồi rơi khỏi ngưỡng này ở cuối phiên giao dịch.

Lượng bán ra mạnh, song lệnh mua đối ứng được tăng cường vào giữa đợt khớp lệnh khiến giao dịch tăng mạnh và Vn-Index duy trì được đà tăng điểm. STB giữ giá tham chiếu từ đầu, nhưng về giữa phiên không chống đỡ được với lực bán mạnh, và mất 0,3 điểm. Khối lượng của cổ phiếu này dẫn đầu thị trường với 3,13 triệu đơn vị. Tiếp sau là SSI với 2,9 triệu, DPM, REE cùng với 1,9 triệu.

Khối ngoại tiếp tục gom vào cổ phiếu, trong đó DPM, PPC, REE, TTP và HPG đang là những mã được mua vào nhiều nhất, với khối lượng vài trăm nghìn đơn vị.

Tại sàn Hà Nội, HaSTC-Index rập rình quanh mốc 100 điểm trong cả phiên, và chỉ tiến xa nhất đến 100,72 điểm. Về cuối phiên giao dịch, chỉ số của sàn Hà Nội rơi khỏi ngưỡng 100 điểm sau một ngày tái lập mốc này, và đóng cửa tại 98,57 điểm, giảm 1,43 điểm (1,43%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 17,1 triệu đơn vị, trị giá 348,6 tỷ đồng.

............................

KINH DOANH

> CHỨNG KHOÁN

Thứ sáu, 27/3/2009, 09:00 GMT+7

E-mail Bản In

Chứng khoán toàn cầu khởi sắc

Tin tức tốt lành từ kinh tế Mỹ khiến phố Wall đi lên ngày thứ hai liên tiếp. Sắc xanh cũng tràn ngập thị trường cổ phiếu châu Á Âu.

Phiên giao dịch 26/3, chứng khoán phố Wall khởi sắc khi 3 chỉ số chính đồng loạt tăng trên 2% trước kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến của khối ngành bán lẻ. Hãng sản xuất ôtô lớn nhất nước Mỹ General Motor cho biết có thể giảm mạnh được chi phí sau đợt cắt giảm nhân sự.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geither xuất hiện trên truyền hình khi Wall Street đang trong phiên giao dịch sôi động 26/3. Ảnh: AP.

Dow Jones thể hiện rõ xu thế đi lên ngay từ đầu phiên, vào lúc đóng cửa đã lấy lại 174,75 điểm lên mức 7.924,56 điểm, cao nhất trong 6 tuần gần đây. S&P 500 phiên này cũng ghi thêm 2,3% giá trị lên mức 832,86 điểm. Nasdaq Composite có ngày dao dịch sôi động nhất tại phố Wall khi tăng mạnh 3,8%. Tại thị trường New York, cứ 4 mã cổ phiếu tăng mới có 1 mã giảm.

Chuỗi bán lẻ hàng điện tử dân dụng lớn nhất nước Mỹ là Best Buy báo cáo doanh thu quý 4 tài khóa 2008 chỉ giảm 22%, mức sụt giảm thấp hơn nhiều so với các phân tích ban đầu. Giới đầu tư tin tưởng vào khả năng tăng doanh thu trong quý thu quý 1 năm nay khi đã có thêm nhiều cửa hàng mới được mở cũng như dấu hiệu cho thấy thói quen tiêu dùng của người dân Mỹ đã tăng trở lại. Cổ phiếu Best Buy trong phiên hôm qua tăng 12% và được xem là một nhân tố dẫn dắt thị trường.

Khối ngành bán lẻ thực phẩm cũng đóng góp lớn vào mức tăng phiên này, khi báo cáo cho thấy doanh số bán hàng đang tăng lên do ngày càng nhiều người Mỹ đã từ bỏ thói quen dùng bữa bên ngoài để thay vào đó là các bữa ăn được nấu tại gia đình.

Cùng ngày, hãng sản xuất ôtô lớn nhất nước Mỹ là General Motor tuyên bố sẽ cắt giảm 7.500 lao động tại khu vực Bắc Mỹ, trong chiến dịch cắt giảm tối đa chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm và kích thích thị trường ôtô ấm trở lại. Số lao động bị cắt giảm chiếm khoảng 12% số công nhân của hãng. Cổ phiếu GM tăng 14,05% khi kết thúc ngày giao dịch.

Mạch tăng điểm 6 ngày liên tiếp của chứng khoán châu Âu nối dài, nhờ sự dẫn dắt của khối cổ phiếu ngân hàng và khai mỏ. Chỉ số chứng khoán khu vực Stoxx 600 đóng cửa tăng 0,2% lên mức 179,12 điểm, sau khi đã có những phút giao dịch sụt giảm đầu buổi sáng. Có đến 13 trong số 18 các hàn thử biểu trong khu vực khởi sắc. Tại London, FTSE 100 hồi phục 24,95 điểm (tăng 0,64%) lên 3.925,2 điểm. Chứng khoán Đức cũng kịp tích lũy thêm 36,08 điểm(0,85%) đóng cửa tại 4.259,37 điểm. Riêng CAC 40 của Pháp có phiên điều chỉnh giảm nhẹ 0,05% xuống 2.892,07 điểm.

Chỉ số MSCI khu vực châu Á tăng mạnh 1,5% giá trị lên 85,58 điểm, đưa chỉ số này lên mức cao nhất trong 11 tuần qua. Chứng khoán Nhật bật tăng trở lại, với mức ghi điểm 1,84% (156,34 điểm), Nikkei 225 vượt lên ngưỡng 8.636,33 điểm, cao nhất trong 2 tháng qua. Hang Seng của Hong Kong phiên này tăng mạnh 3,57% lên 1.243,80 điểm. 2 thị trường chứng khoán Hàn Quốc và Australia tiếp tục đà đi lên với mức tăng lần lượt là 1,2% và 1,13% giá trị.

......................

KINH DOANH

> CHỨNG KHOÁN

Thứ năm, 26/3/2009, 10:37 GMT+7

E-mail Bản In

Vn-Index vượt xa mốc 280 điểm

Giá chứng khoán phiên sáng nay tiếp tục tăng mạnh, giúp chỉ số của sàn TP HCM tiến thêm 8,62 điểm và khối lượng giao dịch duy trì ở mức cao, hơn 26 triệu đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào ở nhiều mã chủ chốt.

Phiên giao dịch sáng nay được hỗ trợ bởi thông tin thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm hôm 25/3, trong đó các chỉ số chính lấy lại được 1% giá trị. Nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp mua nhiều hơn bán trong 6 phiên gần đây đã củng cố niềm tin cho nhà đầu tư trong nước. Biên độ tỷ giá đôla được nới rộng, giúp hàng xuất khẩu Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài hơn, cũng là thông tin tích cực đối với giới đầu tư.

Ngay từ đợt khớp lệnh đầu tiên, Vn-Index đã tăng mạnh lên 284,77 điểm, tiến thêm 7,14 điểm (2,57%). Khối lượng giao dịch cũng đạt mức cao, với 5,68 triệu đơn vị, trị giá 135,3 tỷ đồng.

Nhà đầu tư dần lấy lại niềm tin vào thị trường. Ảnh: Hoàng Hà.

Đợt khớp liên tục chứng kiến đà đi lên mạnh mẽ hơn của Vn-Index, khi có thời điểm chỉ số vượt qua 287 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số của sàn TP HCM đóng cửa tại 286,25 điểm, tăng 8,62 điểm (3,1%). Khối lượng giao dịch qua khớp lệnh đạt 26,1, tương ứng 573,4 tỷ đồng.

Toàn thị trường có 101 mã tăng điểm, trong đó 43 chứng khoán tăng trần; 51 mã giảm giá và 29 giữ giá tham chiếu.

Các blue-chip đều đi lên, trong đó REE, HPG, PPC và các cổ phiếu dầu khí PVF, PVI và DPM tăng trần. Cuối tuần này và trong tuần tới các doanh nghiệp dầu khí sẽ đồng loạt tổ chức đại hội cổ đổng của các cổ phiếu niêm yết và roadshow của PTSC và PV Machino.

STB dẫn đầu về khối lượng giao dịch với trên 3,3 triệu đơn vị, tiếp sau là một loạt mã lớn, gồm SSI, SAM và các cổ phiếu dầu khí, mỗi mã trên 1 triệu đơn vị. VPL và DHG sau khi mất điểm ở đầu phiên, đã tăng mạnh trở lại.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tạo nên xu hướng trong phiên này, và gom vào các cổ phiếu chủ chốt, với trên 400.000 cổ phiếu DPM, FPT gần 28.000, PVF hơn 350.000, HPG trên 22.700, PVF 28.000. Ngoại trừ DPM đã hoàn tất đại hội cổ đông, các mã này đều chuẩn bị tổ chức vào cuối tuần này và trong tuần tới.

Tại sàn Hà Nội, HaSTC-Index vượt qua mốc 100 điểm ngay từ lúc mở cửa thị trường, nhưng nhanh chóng lùi về 99,46 điểm. Sau nhiều diễn biến giằng co trong khớp lệnh liên tục, chỉ số của sàn Hà Nội đóng cửa ở 100 điểm, tăng 1,61 điểm (1,64%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 13,2 triệu đơn vị, trị giá 259,4 tỷ đồng.

..............

KINH DOANH

> CHỨNG KHOÁN

Thứ năm, 26/3/2009, 09:55 GMT+7

E-mail Bản In

Lần đầu tiên 3 cổ phiếu niêm yết tính chuyện sáp nhập

Đại hội đồng cổ đông của Công ty Sông Đà 6.04 (S64) hôm 25/3 đã đồng ý với chủ trương sáp nhập vào Công ty Sông Đà 6 (SD6), và ủy quyền cho Hội đồng quản trị thuê tư vấn cho toàn bộ quá trình này.

> Doanh nghiệp niêm yết vật lộn với khủng hoảng

Tại Đại hội cổ đông diễn ra tại Hà Nội, ông Hồ Sỹ Hùng, thành viên Hội đồng quản trị S64, đề xuất việc sáp nhập, do Sông Đà 6.04 làm ăn kém hiệu quả, và nhằm tăng nguồn vốn, sức cạnh tranh cho Sông Đà 6. Ông Hồ Sỹ Hùng là Chủ tịch Sông Đà 6, và là người đại diện 51% cổ phần nhà nước tại công ty này.

Hiện SD6 là cổ đông lớn của S64, nắm giữ 41% cổ phần của công ty này, tương ứng với 800.000 cổ phiếu. Ngoài S64, SD6 còn một công ty con khác là Sông Đà 6.06 (SSS). Công ty này tổ chức đại hội cổ đông trong hôm nay và dự kiến Hội đồng quản trị cũng sẽ xin ý kiến cổ đông về việc sáp nhập vào SD6. Hiện S64, SSS và SD6 điều niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC).

Năm 2008, S64 đạt doanh thu 77 tỷ đồng, giá trị sản xuất kinh doanh đạt 108% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế 5,59 tỷ đồng, và chia cổ tức 15%. Kế hoạch kinh doanh năm 2009 chỉ đặt mục tiêu giá trị sản xuất kinh doanh tăng 3% so với năm 2008.

Theo ông Hồ Sỹ Hùng, với vốn điều lệ 20 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu 160 tỷ đồng, S64 chưa đủ lực để thực hiện các dự án lớn, và thương hiệu cũng chưa đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường. Trong các năm 2007-2008, công ty này thiếu việc, và công ty mẹ SD6 đã phải chuyển lại một phần việc tại Nhà máy Thủy điện Sê San (Gia Lai) cho S64.

Trong khi đó, khi cần vốn để thực hiện các công trình, S64 phải thông qua SD6 để vay ngân hàng. Theo ông Hồ Sỹ Hùng, việc sáp nhập S64 và SSS vào SD6 sẽ tạo nguồn vốn cho công ty mẹ để thực hiện các công trình lớn, cũng như tránh việc nguồn vốn, nhân sự bị phân tán.

Song việc sáp nhập các doanh nghiệp niêm yết chưa có tiền lệ tại Việt Nam, dù văn bản pháp luật đã cho phép việc này. Các công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí (PVN) trước đây cũng đã thực hiện sáp nhập, bằng cách chuyển cổ phần của các công ty con từ tập đoàn sang công ty mẹ, nhưng khi đó các doanh nghiệp đều chưa niêm yết.

Lãnh đạo SD6 cho biết, việc sáp nhập mới là chủ trương, và Hội đồng quản trị xin ý kiến Đại hội cổ đông để thuê công ty tư vấn ACB nghiên cứu về thủ tục pháp lý và đảm bảo quyền lợi của cổ đông. Hiện Hội đồng quản trị của S64 đã nghĩ tới phương án chuyển đổi cổ phiếu và tài sản của công ty này sang cổ phiếu SD6 và xin rút niêm yết đối với S64. Trong trường hợp thực hiện sáp nhập, công ty sẽ triệu tập đại hội cổ đông bất thường để bàn thảo, hoặc để tới đại hội cổ đông năm sau.

100% cổ đông có mặt tại đại hội hôm 25/3 đã đồng ý với kế hoạch sáp nhập. Trong trường hợp thực hiện, S64 sẽ trở thành doanh nghiệp niêm yết đầu tiên sáp nhập. Hiện công ty này có trên 870 cổ đồng.

.................

KINH DOANH

> CHỨNG KHOÁN

Thứ tư, 25/3/2009, 17:31 GMT+7

E-mail Bản In

Khối ngoại tích cực gom cổ phiếu

Trong vòng một tuần trở lại đây, các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng sang mua ròng, với khối lượng gom vào tăng dần qua mỗi ngày. Các mã được gom vào nhiều đều là blue-chip và trái phiếu.

> Bơm tiền vào chứng khoán chờ thời cơ

Hôm nay là phiên thứ sáu nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều hơn bán, tính từ ngày 18/3. Tại sàn TP HCM, họ mua vào tới 6,18 triệu đơn vị với tổng giá trị 161 tỷ đồng, trong đó 5,4 triệu đơn vị qua khớp lệnh. Trong khi đó, lực bán ra thấp hơn hẳn, đạt 2,2 triệu đơn vị, tương ứng 51 tỷ đồng. Tính chung cả phiên, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên 3,9 triệu đơn vị.

Trong 5 phiên liên tiếp trước đó, lượng mua vào của khối ngoại tăng dần từ khoảng 2 triệu đơn vị lên 3 triệu đơn vị mỗi phiên. Tính chung qua 6 phiên, nhà đầu tư nước ngoài mua vào tổng cộng 19,03 triệu đơn vị, trong khi bán ra 9,82 triệu.

Phiên hôm nay nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất trong vòng một tuần qua, với trên 6 triệu đơn vị. Ảnh: Hoàng Hà.

Lực mua vào lớn của khối ngoại những phiên gần đây trở thành một yếu tố hỗ trợ tâm lý tốt cho thị trường. Đặc biệt trong phiên sáng nay, sức cầu của họ ở các mã blue-chip đã tạo ra một lực đẩy, giúp Vn-Index tránh được một phiên giảm điểm, với dấu hiệu thể hiện ở đầu phiên.

Sáng nay HPG, DPM và FPT là những mã dẫn đầu về khối lượng mua vào, trong đó cổ phiếu của Đạm Phú Mỹ được gom trên 683.8000 đơn vị. Đại hội cổ đông của công ty này hôm qua đã quyết định dành 55% lợi nhuận của năm 2008 để chi cổ tức. Phiên này DPM tăng trần, với tổng khối lượng giao dịch đạt gần 2 triệu đơn vị. Trong khi đó, khối ngoại gom vào 449.300 cổ phiếu FPT và 645.380 HPG, ngay trước thềm đại hội cổ đông của 2 tập đoàn này, lần lượt vào 29 và 31/3 tới. Đây chính là 3 cổ phiếu dẫn dắt diễn biến toàn thị trường trong phiên này.

Một loạt mã lớn khác cũng được khối ngoại gom vào, gồm PPC, PVD, PVF, REE, SSI, ITA và VFMVF1. Phiên này, nhà đầu tư nước ngoài mua vào tổng cộng 106 cổ phiếu và trái phiếu, chiếm 21,8% khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Phiên hôm qua, nhà đầu tư nước ngoài cũng tập trung mua vào các mã lớn, với trên 305.400 cổ phiếu DPM, 270.270 PPC, và gần 200.000 PVD. Riêng cổ phiếu cao su DRC được bán ra trên 300.000 đơn vị trong phiên mã này tăng trần.

/................

KINH DOANH

> CHỨNG KHOÁN

Thứ ba, 24/3/2009, 08:53 GMT+7

E-mail Bản In

Cấm công ty chứng khoán mở sàn vàng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) vừa yêu cầu các công ty chứng khoán không mở sàn vàng mới cho tới khi có hướng dẫn cụ thể, những trường hợp đã "trót" mở phải báo cáo về hoạt động.

> Công ty chứng khoán với tay sàn vàng

SSC yêu cầu các công ty chứng khoán không mở sàn giao dịch vàng mới. Ảnh: Hoàng Hà

Các công ty đang kinh doanh sẽ phải báo cáo về thời gian mở sàn giao dịch vàng; hình thức pháp lý, như đại lý nhận lệnh, tham gia góp vốn thành lập pháp nhân kinh doanh vàng, hợp đồng hợp tác kinh doanh, đối tác mở sàn.

Cùng với đó là thông tin về hoạt động của sàn vàng, gồm phạm vi hoạt động, phương thức giao dịch, quy trình, cách thức quản lý rủi ro, số lượng khách hàng tính đến thời điểm lập báo cáo; và doanh số giao dịch bình quân tháng.

Các công ty chứng khoán kinh doanh sàn vàng sẽ nộp báo cáo cho SSC trước ngày 27/3, cùng các giấy tờ giao dịch, như mẫu phiếu lệnh, tài liệu về quy trình nghiệp vụ. Riêng với các công ty chứng khoán chưa có sàn giao dịch vàng, Ủy ban Chứng khoán yêu cầu không mở sàn mới cho đến khi có hướng dẫn cụ thể.

Hiện Việt Nam chưa có khung pháp lý rõ ràng về việc thành lập và hoạt động của các sàn vàng. Một số công ty chứng khoán tận dụng hệ thống giao dịch cũng như nhân lực để làm đại lý nhận lệnh cho các sàn vàng, và cũng chưa báo cáo SSC. Dự kiến SSC sẽ tham gia xây dựng các quy định quản lý hoạt động của sàn vàng.

Tại các nước phát triển, sàn giao dịch vàng có tính chất tập trung cao, và toàn thị trường chỉ có một vài sàn. Mỹ hiện có 2 sàn là Comex và Chicago Future Trade Exchange.

...................

E-mail Bản In

Công ty chứng khoán đầu tiên bị thu hồi giấy phép

Đã hơn một năm kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, song Công ty chứng khoán Thiên Phú (TPS) vẫn chưa triển khai hoạt động, nên đã bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) thu hồi giấy phép vào cuối tuần qua.

> Công ty chứng khoán rút bớt nghiệp vụ kinh doanh

Theo giấy phép thành lập và hoạt động cấp hôm 23/1/2008, TPS phải hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp phép. Tuy nhiên, đến nay, đã quá thời hạn quy định công ty vẫn chưa triển khai kinh doanh.

TPS dự kiến đặt trụ sở tại số 161 Pasteur, phường 6, quận 3, TP HCM, với số vốn điều lệ 125 tỷ đồng cho hai nghiệp vụ: môi giới và tự doanh.

Năm 2008, chứng khoán trải qua đợt suy giảm mạnh mẽ nhất, chỉ số hai sàn sụt hơn 60% giá trị khiến nhiều công ty rơi vào cảnh khốn đốn. Công ty chứng khoán Asean phải giải thể khi chưa chính thức ra mắt ngày nào, Thái Sơn thanh lý toàn bộ cơ sở vật chất để trả lương cho nhân viên khi cổ đông sáng lập không sẵn lòng thanh toán. Nay thị trường ghi nhận thêm trường hợp "kiên quyết" không chịu hoạt động của TPS.

Hiện VN có khoảng 100 công ty chứng khoán, trong số đó chừng 35 đơn vị thuộc diện phải tăng vốn điều lệ hoặc giảm bớt nghiệp vụ kinh doanh do không đáp ứng quy định về vốn điều lệ theo Nghị định 14/2007/NĐ-CP.

.................

KINH DOANH

> CHỨNG KHOÁN

Thứ bảy, 21/3/2009, 13:33 GMT+7

E-mail Bản In

Thời hạn T+3 của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền

Thời hạn T+3, T+2, T+1 của cổ phiếu giao dịch trong ngày giao dịch không hưởng quyền có khác biệt so với thông thường hay không? Nhờ tòa soạn giải thích giúp tôi. (Phan Thị Mỹ Lý)

Các trường hợp thanh toán T+ cho biết ngày giao dịch không hưởng quyền của nhà đầu tư nếu mua cổ phiếu vào những ngày này.

Ví dụ: Mã chứng khoán DPM , chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 2:1 có ngày thanh toán cho ngày giao dịch không hưởng quyền T+3 là ngày 5/1/2009, T+2 là ngày 4/1, T+1 là ngày 3/1.

Thông tin này cho biết vào ngày 5/1 và 4/1 là ngày giao dịch không hưởng quyền T+3 và T+2 của cổ phiếu DPM. Nếu nhà đầu tư nào mua cổ phiều DPM trùng với ngày này thì sẽ không được hưởng quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 2:1 theo như công bố nhưng vẫn được thanh toán tiền hoặc cổ phiếu tùy vào hành động mua hoặc bán cổ phiếu vào ngày T+3 và T+2.

Trường hợp T+1 được áp dụng như một ngoại lệ duy nhất trên sàn Hà Nội. Nếu giao dịch thỏa thuận số lượng lớn, từ 100.000 cổ phiếu trở lên, nhà đầu tư có thể có cổ phiếu trong tài khoản sau một ngày, tức T+1. Tương tự với người bán, sau khi khớp lệnh, cổ phiếu được chuyển đi trong ngày nhưng ba ngày sau tiền mới về tài khoản.

(Câu trả lời do Công ty Chứng khoán FPT - FPTS cung cấp)

Bạn muốn chia sẻ thông tin, hoặc có thắc mắc liên quan đến chứng khoán ? Hãy chia sẻ tại đây.

,,,,,,,,,,,,,,

E-mail Bản In

Bơm tiền vào chứng khoán chờ thời cơ

Một vài công ty chứng khoán ghi nhận có thêm nhiều tài khoản mới và lượng tiền nạp vào tài khoản cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, giới đầu tư chỉ giải ngân khoảng 20-30%, phần còn lại để dành và quan sát thị trường.

> Vn-Index đảo chiều bất thành

Hệ thống giao dịch của Công ty Chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) ghi nhận có thêm khoảng 2.000 tài khoản mới được mở trong vòng một tháng trở lại đây, tăng 10% so với thời gian trước. Ông Phạm Thành Trung, Trưởng phòng môi giới SBS chi nhánh Hà Nội, cho hay, công ty này cũng ghi nhận nhiều nhà đầu tư nạp tiền vào tài khoản để mua cổ phiếu.

"Chưa thể khẳng định nguồn vốn đã quay về với chứng khoán, qua nhưng giao dịch trong những phiên gần đây có cơ sở để hy vọng nhà đầu tư bắt đầu giải ngân trở lại", ông Trung nhận định.

Ông Nguyễn Hồng Quang, thuộc Phòng Nghiên cứu và đầu tư của Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cho biết, tốc độ tăng tài khoản tại TVSI duy trì bình thường trong 2 tuần gần đây, song lượng tiền gửi của nhà đầu tư tăng khá mạnh.

Những ngày vừa qua, thị trường giao dịch sôi động với khối lượng lớn và tăng điểm mạnh, với lực cầu hầu như hoàn toàn xuất phát từ nhà đầu tư trong nước. Ngoại trừ 3 phiên gần đây khối ngoại mua nhiều hơn bán, những ngày trước đó, họ đều bán ròng. Giới phân tích nhận định, đã có luồng tiền mạnh chảy vào thị trường và có khả năng nó đến từ các định chế lớn, thì mới đủ sức đẩy giá trị giao dịch tăng đột biến như vậy.

Trong 5 phiên trở lại đây, trung bình mỗi phiên có 21,3 triệu cổ phiếu khớp lệnh thành công, giá trị đạt 413,9 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Hà.

Trong 10 phiên trước ngày 12/3, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên tại sàn TP HCM không vượt quá 150 tỷ đồng. Nhưng trong 10 phiên trở lại đây, giá trị giao dịch qua khớp lệnh của mỗi phiên đạt 327 tỷ đồng, với 17,6 triệu đơn vị được mua bán. Đặc biệt trong 5 phiên của tuần này, trung bình mỗi phiên có 21,3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh thành công, đưa giá trị giao dịch lên 413,9 tỷ đồng.

Hai phiên giao dịch 18-19/3 ghi nhận giao dịch cao nhất trong 5 tháng trở lại đây, với lần lượt 26,36 triệu và 32,2 triệu đơn vị qua báo giá, tương ứng 493,6 tỷ đồng và 639 tỷ đồng. Song vào phiên cuối tuần 20/3, nỗ lực đảo chiều của Vn-Index không thành công trước lực bán lớn, và giá trị giao dịch giảm xuống 330,15 tỷ đồng qua khớp lệnh.

Tại sàn chứng khoán và trên các diễn đàn những ngày gần đây, nhà đầu tư xôn xao bàn tán "sóng" sẽ diễn ra trong bao lâu, và họ nên giữ cổ phiếu thêm vài phiên đợi giá lên thêm hay sớm bán đi chốt lời. Theo các nhà môi giới, hiện các quỹ đầu tư cũng chưa giải ngân với tỷ lệ lớn, mà mới dùng khoảng 20% vốn. Cách làm này đảm bảo cho các quỹ không mất đi cơ hội nếu thị trường đi lên và trong trường hợp giá đi xuống, họ vẫn còn tiền mặt để bình quân giá.

Ông Phạm Thành Trung cho rằng, thị trường tăng điểm có khả năng do giá chứng khoán đã xuống sâu, cộng hưởng với tác động từ mùa đại hội cổ đồng. Nhiều nhà đầu tư tranh thủ giá thấp, gom cổ phiếu để hưởng cổ tức, và đây là lý do nhiều mã nhỏ, nhưng có khả năng được trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% được mua vào. Cùng lúc, những mã này được nhà đầu tư nước ngoài bán ra, như một cách tái cơ cấu danh mục.

Từ trước khi thị trường có đợt tăng điểm, giới phân tích giữ thái độ thận trọng, và cho rằng, từ diễn biến kinh tế trong nước cũng như thế giới, chưa có cơ sở để kỳ vọng thị trường đi lên. Trước diễn biến của Vn-Index trong hơn một tuần trở lại đây, không ít chuyên viên phân tích tỏ ra bất ngờ. Họ cho rằng, diễn biến thị trường chưa phản ánh nội tại nền kinh tế, dù thị trường chứng khoán có xu hướng hồi phục trước kinh tế khoảng 6 tháng..............

Trái phiếu USD đắt khách

Khối lượng dự thầu cao gấp 7 lần khối lượng gọi thầu, giúp cho toàn bộ lượng trái phiếu trị giá 100 triệu USD được bán hết tại sàn Hà Nội với lãi suất trần 3% mỗi năm.

Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) cho hay, phiên đấu thầu chiều 20/3 có 30 thành viên tham dự với tổng khối lượng dự thầu 766 triệu USD, gấp 7,66 lần khối lượng gọi thầu. Trong đó, lãi suất dự thầu thấp nhất là 1,5% và cao nhất 6%.

Bộ Tài chính đưa ra lãi suất trần 3% mỗi năm, và toàn bộ 100 triệu USD được huy động thành công ở mức lãi suất này.

Đây là đợt phát hành đầu tiên của tháng 3, với 100 triệu USD kỳ hạn 1 năm, nằm trong kế hoạch huy động 300 triệu USD của Chính phủ nhằm đầu tư cho các dự án quan trọng và bổ sung dự trữ ngoại hối. Hai đợt đấu thầu sau diễn ra vào các ngày 24 và 27/3 tới, mỗi đợt 100 triệu USD.

Trái phiếu có lãi suất cố định áp dụng cho cả kỳ hạn, tiền lãi thanh toán định kỳ hàng năm vào ngày phát hành, và tiền gốc trái phiếu thanh toán khi đến hạn.

Hình thức đấu thầu là kết hợp cạnh tranh và không cạnh tranh lãi suất. Mỗi phiếu dự thầu, thành viên được phép đặt tối đa 5 mức lãi suất, khối lượng đặt mua với mỗi mức lãi suất tối thiểu 10.000 USD và đặt theo bội số của 1.000 USD.

Theo HASTC, đợt đấu thầu thành công này mở ra phương thức mới về huy động vốn đầu tư, và cung cấp cho thị trường, nhà đầu tư một công cụ tài chính để đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro hệ thống.

............

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bao