bao 3.4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Doanh nghiệp FDI hy vọng 'Việt Nam thay đổi'

Cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục hải quan và thuế phức tạp tiếp tục là những vấn đề nóng mà nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quan tâm.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong hai tháng đầu năm 2009, lượng xuất khẩu của doanh nghiệp FDI sụt giảm 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu phát triển với tốc độ hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chỉ đạt 19 đến 20 tỷ USD trong năm nay, thay vì 34,5 tỷ USD như năm 2008.

Do đó, sáng 3/4 Bộ Công Thương tổ chức buổi tọa đàm trao đổi giữa các doanh nghiệp FDI với nhiều cơ quan trong nước. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp đề đạt những ý kiến vướng mắc trong tình hình hiện nay.

Trong buổi tọa đàm, vấn đề nóng được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất là thủ tục hải quan. Công ty TNHH đồ chơi Chee wah tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ, đối tác của tập đoàn McDonald (Mỹ), chia sẻ ý kiến cho rằng các thủ tục C/O xuất nhập khẩu hiện nay rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Điều này gây ra sự chậm trễ trong tiến độ giao hàng với đối tác nước ngoài, làm mất uy tín cho công ty. Chia sẻ ý kiến với công ty Chee wah, ông Nguyễn Văn Vinh, Phó tổng giám đốc một công ty con của tập đoàn kim cương Tiffany Hoa Kỳ tại Việt Nam kiến nghị công ty ông xin hướng dẫn kinh doanh từ Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan nhưng sau 6 tháng vẫn chưa được giải quyết.

Để giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp, đại diện Vụ giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan) cho biết Tổng cục đang đẩy nhanh ứng dụng hải quan điện tử cũng như đồng bộ hóa quy trình làm việc xử lý thủ tục được nhanh chóng hơn. Dự kiến đến năm 2012, 80 thủ tục hải quan sẽ được thực hiện bằng điện tử.

Nhiều doanh nghiệp cùng chia sẻ mong muốn Việt Nam đơn giản hóa những thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp nước ngoài khi kinh doanh tại Việt Nam. Ông Mark Barnett, Giám đốc công ty hương gia vị Sơn Hà tại Bắc Ninh cho biết các nhân viên của công ty Sơn Hà phải dành quá nhiều thời gian cho các công việc liên quan đến thủ tục thuế.

Trong cuộc họp, nhiều ý kiến phàn nàn về chất lượng cảng biển của Việt Nam. Những cảng chủ chốt như cảng Hải Phòng quá nhỏ và lộn xộn, không đáp ứng được yêu cầu xuất nhập hàng nhanh chóng. Ông Nazagaki Masahiro, đại diện công ty Panasonic Communications Việt Nam cho biết mong muốn hàng đầu của doanh nghiệp hiện nay là nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc xuất khẩu như cảng biển, sân bay. Tốc độ giao hàng cải thiện hơn sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và từ đó tăng doanh số xuất khẩu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, Việt Nam đang tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi những nội dung không đồng bộ. Với những kiến nghị cụ thể của từng doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ chuyển về cho các cơ quan phụ trách trực tiếp để giải quyết.

Ông Mark Barnett từ công ty hương gia vị Sơn Hà chia sẻ: "Người Việt Nam có câu "Phép vua thua lệ làng". Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã trở thành một nước hiện đại. Thay vì làm việc theo lề thói cũ của văn hóa làng xã, chính quyền nên thay đổi cách làm việc ngay từ bây giờ. Tôi tin rằng các bạn có thể thay đổi".

.........

200 triệu đôla cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Hợp đồng vay vốn trị giá 200 triệu đôla cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vừa được Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) ký kết sáng nay tại Hà Nội.

>Sắp được dùng xăng dầu 'made in Việt Nam'

200 triệu USD nằm trong tổng số tiền 3 tỷ USD đầu tư cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Một góc của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ảnh: P.K.

Đây là hợp đồng tín dụng lớn nằm trong kế hoạch thu xếp vốn dài hạn của PVN giai đoạn 2009 - 2013. Theo kế hoạch này, nhiều hợp đồng tín dụng với tầm cỡ tương đương hoặc lớn hơn nữa sẽ được Tập đoàn tiếp tục huy động trong năm 2009 và các năm kế tiếp. Lọc dầu Dung Quất là một trong những công trình trọng điểm Nhà nước về dầu khí. Với tổng mức đầu tư khoảng 3 tỷ USD, dự án đã được vay vốn ưu đãi 1 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 250 triệu USD vay thương mại hợp vốn từ các ngân hàng thương mại do Vietcombank làm đầu mối. Để đảm bảo đủ nguồn vốn vay cho dự án, PVN tiến hành ký kết với VietinBank khoản vay bổ sung trị giá 200 triệu USD.

Với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô một năm, khi đưa vào vận hành với 100% công suất thiết kế, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức đón mẻ dầu đầu tiên vào ngày 22/2 vừa qua.

Theo kế hoạch, tháng 4 nhà máy tiếp tục đưa ra thị trường xăng A90, A92, A95 và xăng máy bay. Khi hoạt động hết công suất thiết kế vào tháng 8, mỗi tháng nhà máy cung cấp cho thị trường 150.000 tấn xăng, 240.000 tấn dầu diesel, 23.000 tấn khí hóa lỏng LPG, trên 8.000 tấn Propylene, 30.000 tấn xăng máy bay Jet-A1và 25.000 tấn dầu FO.

Dự kiến, trong năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ sản xuất khoảng 2,6 triệu tấn xăng dầu các loại, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ trong cả nước.

,,,,,,,,,,,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bao