Viên nén

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm.
Viên nén là dạng thuốc rắn được điều chế bằng cách nén 1 hay nhiều loại dược chất( có hoặc không thêm tá dược) thường có hình trụ, dẹt, mỗi viên là 1 đơn vị liều.

2. Ưu, nhược điểm
*Ưu điểm:
- Đã được chia liều 1 lần tương đối chính xác
- Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, mang theo người.
- Dễ che giấu mùi vị khó chịu của dược chất
- Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng.
- Dễ đầu tư sản xuất lớn, gía thành giảm
- Diện sử dụng rộng
- Người bệnh dễ sử dụng.
* Nhược điểm
- Không phải tất cả các dược chất đều chế được thành viên nén.
- Sau khi bào chế, diện tích tiếp xúc của dược chất với môi trường hòa tan giảm, dược chất ít tan bị giảm sinh khả dụng.
- Sinh khả dụng viên nén thay đổi thất thường.

3. Kĩ thuật bào chế
3.1 Tá dược độn
* Tá dược trơn
- Nhóm tan trong nước:
. Lactose:  ngậm nc, khan
. Sacharose:  di-pac, nutab..
. Glucose: Emdex
.manitol
. Sorbitol
- Nhóm không tan trong nước:
. Tinh bột, tinh bột biến tính: starch 1500, lycatab
. Cellulose vi tinh thể: avicel
. Calci phosphat dibasic: emcompress
. Calci carbonat, magnesi carbonat
* Tá dược dính.
- Nhóm dính lỏng:
. Ethanol
. Hồ tinh bột
. Dịch thể gelatin
. Dịch gôm arabic
. Dung dịch polyvinyl pyrolidon
. Si ro
. Dẫn chất cellulose:  MC, Na CMC, ethyl cellulose
- Nhóm dính rắn:
. Bột đường
. Avicel
. Dẫn chất cellulose
. Tinh bột biến tính.
* Tá dược rã:
- Tinh bột: theo cơ chế mao quản
. Ngô, khoai, sắn
. Tinh bột biến tính
. Avicel
- cellulose và dẫn chất
- Acid alginic
* Tá dược trơn:
- Acid stearic và muối stearat
- Talc
- Aerosil
- Tinh bột
- Avicel, PEG 400 và 600, PEG monostearat, natri laurylsulfat, natri benzoat...
* Tá dược bao:
- dẫn chất cellulose
. HPMC, HPC, EC, CAP, HPMCP
. Shellac
. Nhựa methacrylat:  eudragit E, L,S
* Tá dược điều vị, điều màu, mùi.

3.2 phương pháp tạo hạt ướt
- Trộn bột kép theo nguyên tắc đồng lượng
- Tạo hạt.
. Tạo khối ẩm: trộn bột kép và tá dược dính lỏng trộn đến khi tá dược thấm đều vào khối bột
. Xát hạt: khối ẩm sau khi trộn đều để ổn định trong 1 thời gian nhất định đem xát hạt qua rây.
. Sấy hạt
. Sửa hạt: rây qua rây quy định
. Dập viên: hạt sau khi sửa trộn với tá dược trơn, tá dược rã ngoài-> dập viên.

3.3 Tạo hạt khô
*Ưu điểm: tránh đước tác động của ẩm và nhiệt đối với viên->thích hợp với dược chất không bền.
- tiết kiệm mặt bằng và thời gian hơn tạo hạt ướt.
* Nhược điểm:
- Dược chất phải có khả năng trơn chảy và liên kết nhất định, khó phân phối đồng đều vào từng viên.
- Bụi trong sản xuất.
* Các bước:
- trộn bột kép:  trộn với tá dược dính khô, rã
- dập viên tạo hạt: bột đc dập thành viên to sau đó làm vỡ viên to để tạo hạt. Rây lấy kích cỡ phù hợp, những hạt bé chuea đạt yêu cầu dập hạt lại=>  tốn thgian=>  người ta thực hiện phương pháp cán ép tạo thành tấm mỏng sau đó xát vỡ tấm mỏng=> hạt compact=>  dập viên.

3.4 Phương pháp dập thẳng:
- Dập viên thẳng từ khối bột kép không qua tạo hạt.
- Viên dễ rã nhưng không đảm bảo độ bền cơ học và chênh lệch nồng độ các viên là khá lớn.

4. Bao viên
- Bao đường
- Bao phim.

5. Tiêu chuẩn chất lượng viên nén.
- Độ rã
- Độ đồng đều khối lượng
- Độ đồng đều hàm lượng
- Định lượng
- Thử nghiệm hòa tan
- Độ mài mòn, độ cứng.

6. Một số viên nén đặc biệt
* Viên ngậm
- giải phòng dược chất từ từ, kéo dài
- mùi vị dễ chịu.

* viên đặt dưới lưỡi
* viên nhai
* viên sủi bọt
* viên tác dụng kéo dài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tailieu