báo hiệu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2:quá trình báo hiệu cuộc gọi liên dài giữa hai thuê bao sử dụng báo hiệu kênh liên kết CAS

Các kỹ thuật truyền các tín hiệu báo hiệu trong CAS

Nói một cách chính xác, báo hiệu kênh kết hợp phải là một sự kết hợp vĩnh viễn

với kênh mang cuộc gọi thật sự. Từ đó, ta có các dạng khác nhau của tín hiệu báo

hiệu:

·        Tín hiệu báo hiệu nằm trong kênh thoại (DC, trong băng).

·        Tín hiệu báo hiệu nằm trong kênh thoại nhưng phạm vi tần số khác

( ngoài băng).

·        Tín hiệu báo hiệu ở trong 1 khe thời gian, mà trong đó, các kênh thoại được phân chia một cách cố định theo chu kỳ (báo hiệu PCM trong TS16).

Báo hiệu kênh kết hợp có thể sử dụng giữa các loại tổng đài khác nhau. Như vậy, kỹ thuật truyền báo hiệu này gồm các tín hiệu báo hiệu :

·        Báo hiệu DC.

·        Báo hiệu AC.

·        Báo hiệu PCM.

 Các tín hiệu báo hiệu cơ bản: Các tín hiệu báo hiệu giữa tổng đài với tổng đài bao gồm một số tín hiệu cơ bản sau cho một cuộc gọi hoàn thành:

- Tín hiệu chiếm dụng (Seizure) : Yêu cầu chiếm dụng một đường vào

tổng đài B (1 kênh thọai) và các thiết bị để nhận thông tin địa chỉ.

- Tín hiệu xác nhận chiếm dụng (Seizure aknowledgement): Thông báo

cho tổng đài A biết rằng tổng đài B đã nhận được tín hiệu chiếm dụng từ

A.

- Thông tin địa chỉ (Address Information): Số địa chỉ của thuê bao B.

- Tín hiệu trả lời (B answer): Tổng đài B báo cho tổng đài A biết thuê

bao B nhấc máy.

- Xóa về (Clear back): Tổng đài B báo cho tổng đài A biết B đã gác máy.

- Xóa đi (Clear forward): Tổng đài B nhận thông báo cuộc gọi đã kết

thúc, giải tỏa thiết bị và đường dây.

câu5: trình bày về kiến thức chồng giao thức báo hiệu số 7 mô tả tổng quan chức năng của từng giao thức trong chồng giao thức này

Chồng giao thức báo hiệu số 7 có 4 mức : 3 mức của phần truyền bản tin MTP – cung cấp một hệ thống truyền dẫn tin cậy cho tất cả người sử dụng ; và mức thứ tư bao gồm các người sử dụng của MTP (MTP User). Có hai MTP User : thứ nhất, là phần người sử dụng ISDN (ISDN User Part) cung cấp báo hiệu điều khiển cuộc gọi chuyển mạch kênh cơ bản và hỗ trợ các dịch vụ phụ của ISDN. MTP User thứ hai là Phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP, cung cấp các dịch vụ định tuyến và đánh địa chỉ mạng không phải là chuyển mạch kênh, thông qua giao thức Các khả năng biên dịch TC tới người sử dụng của SS7 – tức là các ứng dụng. Các ứng dụng của SS7 yêu cầu phải truy nhập đến cơ sở dữ liệu xa và các node, do đó yêu cầu khả năng đánh địa chỉ mạng.

Kiến trúc chồng giao thức báo hiệu này được chỉ ra ở hình sau :

Mặc dù ITU – T định nghĩa chồng giao thức SS7 trước khi ISO/OSI mô tả mô hình bảy lớp, nhưng nó cũng có thể được so sánh đại thể với mô hình OSI bảy lớp như được chỉ ra ở hình sau :

ØSự kết hợp của MTP và các khả năng đánh địa chỉ của SCCP tạo nên Phần dịch vụ mạng SS7 (SS7 Network Service Part) – cung cấp các dịch vụ định tuyến và đánh địa chỉ lớp 3 của mô hình OSI cho các ứng ụng.

ØCác lớp từ 4 đến 6 của mô hình OSI ứng với Phần dịch vụ người sử dụng của SS7 (Application Service Part) nhưng hiện thời chưa được định nghĩa. Độ tin cậy mà những giao thức hướng kết nối trong mô hình OSI này cung cấp được thực hiện bằng các phương thức khác trong các giao thức của phần Các khả năng biên dịch TC.

ØMặc dù ISUP thường được biểu diễn mở rộng từ lớp 3 đến lớp 7 nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các lớp ở giữa đã được xác định. Thực tế, nó chỉ cho thấy là ISUP liên quan đến việc biên dịch các tín hiệu thiết lập cuộc gọi ban đầu của người sử dụng thành các giao thức báo hiệu thiết lập cuộc gọi SS7, và cũng tương tác với các giao thức truyền bản tin mức thấp hơn của MTP.

Câu 6:trình bày về cấu chúc chức năng của các bản tin báo hiệu sử dụng trong mang báo hiệu số 7

Trong mạng báo hiệu số 7, các node thông tin với nhau bằng các bản tin dưới dạng gói gọi là các đơn vị báo hiệu (Signal unit – SU). Có ba kiểu bản tin báo hiệu được phân biệt với nhau bởi trường chỉ thị độ dài (LI – Length Indicator), đó là:

ØĐơn vị tín hiệu bản tin MSU: đây là bản tin quan trọng và phức tạp nhất trong ba loại bản tin. Không giống như FISU và LSSU chỉ có thể được đánh địa chỉ tới node lân cận và do đó chỉ hỗ trợ những lớp thấp nhất trong chồng giao thức SS7, MSU chứa nhãn định tuyến và trường thông tin báo hiệu. Do đó chúng cung cấp phương tiện để mang thông tin điều khiển kênh và bản tin thực hiện sử dụng bởi các lớp cao hơn của chồng giao thức SS7. Các trường thông tin của MSU cũng có thể mang thông tin bảo dưỡng và quản lý mạng.

ØĐơn vị tín hiệu trạng thái đường LSSU: LSSU được sử dụng để cung cấp các chỉ thị về trạng thái đường tới đầu kia của đường số liệu. Các thông tin về trạng thái đường có thể là: bình thường, không hoạt động, mất tín hiệu đồng chỉnh, trạng thái khẩn.., trong đó có thủ tục đồng chỉnh ban đầu, được sử dụng khi khởi tạo lần đầu các đường báo hiệu và khôi phục lại sau sự cố.

ØĐơn vị tín hiệu thay thế FISU: FISU được truyền khi trên đường truyền số liệu không truyền các bản tin MSU và LSSU, mục đích là để nhận các thông báo tức thời về sự cố của đường báo hiệu.

      Các trường trong đơn vị báo hiệu:

- F (Cờ): Mẫu riêng biệt 8 bit này được sử dụng để bắt đầu và kết thúc một đơn vị báo hiệu và được gọi là cờ. Nó không xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác trong đơn vị báo hiệu. Người ta phải đưa ra các phương pháp đo lường, kiểm tra để tránh cờ giả xuất hiện trong đơn vị báo hiệu. Cờ được đặc trưng bằng từ mã 01111110.

- CK (mã kiểm tra dư vòng): CK là một con số tổng (ChechSum) được truyền trong từng đơn vị báo hiệu. Nếu tại điểm báo hiệu thu nhận được Checksum không phù hợp thì đơn vị báo hiệu đó được coi là có lỗi và phải loại bỏ.

- SIF (Trường thông tin báo hiệu): Trường này chỉ tồn tại trong bản tin MSU. Nó gồm các thông tin về định tuyến và thông tin thực về báo hiệu của bản tin.

Cấu trúc của SIF gồm có 2 phần: nhãn định tuyến (mức 3) và thông tin người sử dụng (mức 4)

Nhãn định tuyến: điểm đích của một đơn vị tín hiệu được xác định trong một nhãn định tuyến. Nhãn định tuyến trong một đơn vị tín hiệu bản tin bao gồm các trường mã điểm đích (DPC), mã điểm gốc (OPC) và lựa chọn tuyến báo hiệu (SLS).

Một mã được gán cho mỗi điểm báo hiệu trong mạng báo hiệu phụ thuộc vào một kế hoạch đánh số. Phần truyền bản tin sử dụng mã để định tuyến bản tin. DPC xác định điểm báo hiệu mà bản tin được truyền đến đó. OPC xác định điểm báo hiệu mà từ đó bản tin được truyền.

Nội dung của trường SLS xác định tuyến báo hiệu mà theo đó bản tin được truyền. Bằng cách này, trường SLS được sử dụng để chia tải trong các tuyến báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu.

Thông tin người sử dụng: thông tin người sử dụng chứa dữ liệu được tạo ra bởi phần ngưởi sử dụng ở điểm gốc và dữ liệu được ước lượng của phần người sử dụng ở điểm đích.

- SIO (Octet thông tin dịch vụ): Trường này chỉ tồn tại trong bản tin LSSU. Octet này gồm chỉ thị dịch vụ và phần chỉ thị mạng.

Chỉ thị dịch vụ được sử dụng để phối hợp bản tin báo hiệu với một User riêng biệt của MTP tại một điểm báo hiệu, có nghĩa là các chức năng lớp 3 phân phối bản tin tới các phần người sử dụng tương ứng, với sự trợ giúp của chỉ thị dịch vụ.

Trường chỉ thị mạng gồm chỉ thị về mạng được sử dụng để phân biệt giữa các cuộc gọi trong mạng quốc gia và quốc tế hoặc giữa các sơ đồ định tuyến khác nhau trong một mạng. Chỉ thị mạng cũng xác định mạng tương ứng trong đó có nơi gửi và nhận bản tin.

NAT0 = mạng chủ.

NAT1 = mạng báo hiệu chung với các nhà cung cấp mạng trong nước khác.

INAT0 = mạng báo hiệu chung với các nhà cung cấp mạng quốc tế khác.

INAT1 = không sử dụng.

- ERROR CORRECTION được dùng để kiểm tra lỗi tuần tự và yêu cầu truyền lại, nó gồm:

+ BSN (Số thứ tự hướng về): Trường BSN được sử dụng để công nhận các đơn vị báo hiệu mà đầu cuối của đường báo hiệu phía đối phương nhận được. BSN là số thứ tự đơn vị báo hiệu được công nhận (7 bits)

+ BIB (Bít chỉ thị hướng về): BIB được sử dụng để khôi phục lại bản tin khi có lỗi (1 bit)

+ FSN (Số thứ tự hướng đi): FSN là con số thứ tự hướng đi của đơn vị báo hiệu mang nó (7 bits)

+ FIB (Bít chỉ thị hướng đi): FIB được sử dụng để khôi phục lại các bản tin khi có lỗi (1 bit)

+ LI (Chỉ thị độ dài): Trường LI chỉ ra số lượng Octet có trong một đơn vị báo hiệu tính từ sau trường LI đến trước trường CK.

Trong đó: LI = 0                     : Đơn vị báo hiệu thay thế (FISU)

                 LI = 1 hoặc 2         : Đơn vị báo hiệu trạng thái đường (LSSU)

                 LI thuộc (2;63)      : Đơn vị báo hiệu bản tin  (MSU)

Câu 7: trình bày về cấu trúc của phần truyền bản tin mtp trong hệ thống báo hiệu số7

1 MTP mức 1

Mức một trong phần chuyển bản tin MTP gọi là đường số liệu báo hiệu, nó tương đương với mức vật lý trong mô hình OSI.Đường số liệu báo hiệu là một đường truyền dẫn số liệu hai chiều. Nó bao gồm hai kênh số liệu hoạt động đồng thời trên hai hướng ngược nhau với cùng một tốc độ.

Đường số liệu báo hiệu có thể là đường tín hiệu số hoặc tương tự . Đường số liệu báo hiệu số được xây dựng trên kênh truyền dẫn số (64 Kb/s) và tổng đài chuyển mạch số. Đường số liệu báo hiệu tương tự được xây dựng trên kênh truyền dẫn tương tự  tần số thoại (4Khz ) và Modem.

Giao thức mức 1 định nghĩa các đặc tính vật lý, các đặc tính điện và các đặc tính chức năng của các đường báo hiệu đấu nối với các thành phần CCS N07. Các đặc tính này được mô tả chi tiết trong khuyến nghị CCITT G703, G732 và  G734.

Các tốc độ của MTP mức 1 có thể là DS-1 (1.544Mbps), DS-0 (64kbps) và DS-0A (56kbps) theo chuẩn Bắc Mỹ hay theo các giao diện chuẩn của thế giới như V.35 (64kbps).

2.3.1.2 MTP mức 2

MTP mức 2 tương đương với lớp 2 trong mô hình phân lớp OSI. Nó thực hiện chức năng đường báo hiệu, cùng với đường số liệu báo hiệu (MTP mức 1) cung cấp một đường số liệu cho chuyển giao tin cậy các bản tin báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu được đấu nối trực tiếp .

MTP mức 2 định nghĩa các giao thức cần thiết để xác định mất và huỷ gói tin trên các đường dữ liệu riêng biệt và để sắp thứ tự các gói dữ liệu đựơc phân phát. MTP mức 2 sử dụng các bản tin FISU để xác định và sửa lỗi và sử dụng các bản tin LSSU để điều khiển khôi phục đường số liệu. MTP mức 2 thực hiện chức năng này mà không làm ảnh hưởng đến các lớp cao hơn.

2.3.1.3 MTP mức 3

MTP mức 3 có thể được coi như tương đương với lớp mạng trong mô hình OSI. Nó chịu trách nhiệm xử lý bản tin và quản trị mạng. MTP mức 3 sẽ thực hiện các chức năng phân biệt, định tuyến, và phân phối các bản tin qua các đường số liệu được tạo bởi các giao thức mức 2.

·        Mức 3 phân tích địa chỉ của các bản tin đến và từ đó phân biệt các bản tin có địa chỉ là địa chỉ node hiện tại với các bản tin có địa chỉ là node khác.

·        Các bản tin có địa chỉ là node hiện tại được chuyển tới các quá trình tiếp theo xác định bởi trường SIO trong bản tin.

·        Nếu địa chỉ của bản tin đến không phải là địa chỉ node hiện tại, mức 3 sẽ chuyển tiếp từ chức năng phân loại sang chức năng định tuyến. Chức năng này sẽ kiểm tra bảng định tuyến, định tuyến bản tin một cách thích hợp và phân phát nó trở về cho các giao thức mức 2 để truyền đi.

MTP mức 3 thực hiện chức năng định tuyến của nó dựa trên mã điểm (Point Codes) được ghi trong địa chỉ bản tin. Mã điểm này xác định duy nhất vị trí của điểm khởi đầu và kết thúc của đường số liệu. Tuy nhiên MTP chỉ có thể định tuyến theo kiểu theo từng đường một (link – by – link). Đây không phải là vấn đề đối với báo hiệu chuyển mạch kênh. Tuy nhiên, với báo hiệu không phải là chuyển mạch kênh tới các cơ sở dữ liệu và các ứng dụng có thể ở khắp nơi trên mạng, MTP mức 3 tại các tổng đài chuyển mạch có thể không có bảng định tuyến yêu cầu. Do đó, nó lấp đầy các trường chưa biết với số 0 và chuyển tiếp nó đến STP – nơi có bảng định tuyến tập trung. Các giao thức lớp trên tại STP sẽ thực hiện chức năng biên dịch tiêu đề chung (Global Title Translation), thêm vào dữ liệu định tuyến cần thiết và trả bản tin lại cho MTP mức 3 để tiếp tục truyền đi. 

Bên cạnh chức năng phân biệt, phân phát và định tuyến bản tin, MTP mức 3 cũng thực hiện một số chức năng quản lý. Nó điều khiển việc sử dụng LSSU cho quản lý đường số liệu mức 2. Quan sát trạng thái đường mức 3 bao gồm cả điều kiện của điểm cuối, chẳng hạn như các card giao diện mạng, sao cho một đường số liệu có thể hoạt động ở mức 2 nhưng không cung cấp dịch vụ mức 3. Chức năng quản lý đường mức 3 thường đưa những đường số liệu lỗi này sang trạng thái không phục vụ, thực hiện xác định lỗi và đồng chỉnh lại, và đưa chúng trở lại phục vụ mà không làm gián đoạn quá trình hoạt động. Chức năng quản lý mức 3 cũng khởi tạo lưu lượng lớp cao hơn và quản lý định tuyến bản tin sử dụng các bản tin MSU được xác định để quản lý. Khi một node bị nghẽn hay không phục vụ được vì một lý do nào đó, mức 3 có thể giảm lưu lượng qua node hay định tuyến lại lưu lượng. Trong cả hai trường hợp đều thông báo cho các node lân cận trên mạng. Mức 3 cũng cung cấp thông tin bảo dưỡng cho các trung tâm OA&M để nhà quản lý có thể can thiệp.

Câu 15 :

Giao thức trong sigtran :

Nhiệm vụ chính của giao thức sigtran là dùng để truyền thông tin bảo hiệu của mạng PSTN qua mạng IP. Đây là giao thức truyền tải mới được sử dụng để thay thế TCP trong việc truyền tín hiệu SS7. Sigtran ra đời để khắc phục những hạn chế của TCP :

·      Các cơ chế đảm bảo sự tin cậy

·      Yêu cầu thời gian thực

·      Cơ chế socket của TCP

·      Vấn đề an toàn

Chức năng chính của Sigtran là truyền bản tin báo hiệu số 7 giữa cổng báo hiệu (signalling gateway ) và cổng điều khiển truyền thông (media gateway controller) qua mạng IP. Để làm được điều này , Sigtran sử dụng một loạt các giao thức thành phần và các module tương thích bao gồm :  SCTP ( Stream Controll Transport Protocol : Giao thức truyền tải điều khiển dòng), M2UA( MTP 2lớp), IUA ( lớp tương thích với người dùng ISDN)

Ngăn xếp giao thức Sigtran được minh họa bởi hình trên. Trong đó :

·      TCAP - phần ứng dụng khả năng giao dịch :Hoạt động của TCAP là sự trao đổi thông tin giữa các thực thể trong lớp TCAP này hoặc là phục vụ sự trao đổi thông tin của lớp trên nhằm cung cấp các dịch vụ thông minh

·      SCCP - phần điều khiển đấu nối báo hiệu : có 4 chức năng chính

1.     Điều khiển hướng kết nối SCCP (SCOC).

2.     Điều khiển phi kết nối SCCP (SCLC)

3.     Định tuyến SCCP (SCR)

4.     Quản trị SCCP (SCM)

Hình 2.6. Cấu trúc chức năng của SCCP

·      SCTP : là giao thức hướng kết nối ở cùng cấp với TCP có chức năng cung cấp việc truyền bản tin một cách tin cậy giữa những người sử dụng SCTP ngang cấp.Về kiến trúc, SCTP nằm giữa tầng tương thích người dùng SCTP và tầng mạng chuyển gói phi kết nối như IP, … Dịch vụ cơ bản của SCTP là chuyển giao tin cậy các bản tin của người dùng giữa các người dùng SCTP đồng mức. SCTP là giao thức hướng kết nối vì vậy, SCTP thiết lập kết nối giữa hai điểm đầu cuối (gọi là liên hệ trong phiên SCTP) trước khi truyền dữ liệu người dùng của nó. Nó có các chức năng sau:

1.     Thiết lập và hủy bỏ liên kết

2.     Phân phối tuần tự theo các luồng

3.     Phân mảnh dữ liệu người dùng

4.     Phát hiện và tránh tắc

5.     Chunk bundling

6.     Hợp thức hóa gói tin.

7.     Quản lý tuyến

·      M2PA:

M2PA định nghĩa giao thức hỗ trợ truyền tải các bản tin MTP3 của SS7 qua IP sử dụng các dịch vụ của SCTP. M2PA cho phép quản lý các bản tin MTP3 và khả năng quản lý mạng giữa hai nút SS7 bất kỳ truyền thông với nhau thông qua mạng IP.

·      M2UA :

M2UA định nghĩa một giao thức để truyền tải các bản tin báo hiệu của ứng dụng MTP2 SS7 (ví dụ MTP3) qua IP sử dụng SCTP. Chỉ có ứng dụng của MTP2 là MTP3.

·        M3UA:

      M3UA định nghĩa giao thức hỗ trợ truyền tải báo hiệu người dùng MTP3 (ví dụ như các bản tin ISUP/SCCP,…) qua IP sử dụng các dịch vụ của SCTP. Giao thức này thường được dùng giữa một SG và một MGC hoặc cơ sở dữ liệu thường trú IP. M3UA thích hợp với việc chuyển giao các bản tin của bất kỳ phần người dùng MTP3 nào. Danh sách các giao thức này là không giới hạn và bao gồm ISUP, SCCP và TUP

·        SUA:

SUA định nghĩa giao thức truyền tải báo hiệu người dùng SCCP SS7 (ví dụ như RANAP, TCAP,…) qua mạng IP sử dụng các dịch vụ của SCTP. Giao thức này được thiết kế dạng modul hóa và đối xứng nên cho phép làm việc được trong các kiến trúc khác nhau như kiến trúc một SG đến điểm báo hiệu IP cũng như kiến trúc điểm đầu cuối báo hiệu IP đồng mức. SUA hỗ trợ các chức năng sau:

1.     Chuyển giao các bản tin phần người dùng SCCP (TCAP, RANAP,…).

2.     Dịch vụ phi kết nối SCCP.

3.     Dịch vụ hướng kết nối SCCP.

4.     Quản lý các liên hệ truyền tải SCTP giữa các SG và một hay nhiều nút báo hiệu IP.

5.     Các nút báo hiệu IP phân tán.

6.     Thông báo không đồng bộ để quản lý sự thay đổi trạng thái

Kiến trúc mạng sử dụng Sigtran:

Hình 3.2. Kiến trúc mạng sử dụng SIGTRAN

. SIGTRAN đưa ra mô hình kiến trúc cho phép mạng phát triển tiến đến mạng toàn IP. Mô hình kiến trúc này gồm hai thành phần mới: SCTP và một số các giao thức tầng thích ứng người sử dụng (như M2UA, M2PA, M3UA, SUA) – cho phép đáp ứng các phương thức yêu cầu để hội tụ hai mạng này

Mô hình chồng giao thức sigtran

Hình trên là mô hình chồng giao thức của sigtran, Kiến trúc này được định nghĩa gồm 3 thành phần chính:

·        Một giao thức IP tiêu chuẩn

·        Một giao thức truyền tải báo hiệu chung: giao thức này đưa ra để hỗ trợ một bộ chung các chức năng vận chuyển tin cậy để truyền báo hiệu. SCTP là một giao thức truyền tải mới, được định nghĩa bởi IETF.

Một phân lớp thích ứng : hỗ trợ các hàm nguyên thủy xác định, chẳng hạn như chỉ thị quản lý, được yêu cầu bởi một giao thức thích ứng báo hiệu riêng biệt. Một số giao thức phân lớp thích ứng mới được định nghĩa bởi IETF như: M2PA, M2UA, M3UA, SUA và IUA. Chỉ một giao thức được thực hiện tại một thời điểm xác định.

Tìm hiểu về giao thức SIP

Giao thức SIP (Secssion Initiation Protocol): Là giao thức khởi tạo phiên, là giao thức tín hiệu thoại IP dùng để khởi tạo, duy trì và kết thúc các cuộc gọi VoIP , SIP được phát triển bởi IETF và ban đầu được ban hành trong tài liệu RFC 3261

SIP là giao thức cần thiết để thiết lập và duy trì một cuộc điện thoại . Giao thức này gần giống như HTTP, nó dạng văn bản , rất công khai và linh hoạt , cùng với những ưu điểm của nó , SIP đã dần thay thế được H323 và chiếm lĩnh gần như toàn bộ thế giới VoIP.

Một ví dụ về cuộc gọi điện giữa hai điện thoại SIP

Giao thức SIP đơn giản được mô tả như sau :

1- Đầu tiên : Máy gọi gửi một bản tin INVITE đến máy được gọi

2- Sau đó: Máy được gọi trả lời bản tin 100Trying(đang thử : máy đựợc gọi đã tiếp nhận được yêu cầu bên gọi và gửi bản tin này mang tính chất phản hồi để thử) để thử

3-Khi chuông của máy được gọi kêu, đồng thời máy được gọi gửi bản tin 180 Ringging(đổ chuông : Máy được gọi đổ chuông, và gửi bản tin chuông về cho bên gọi) về cho máy gọi, và ở máy gọi sẽ nghe thấy tiếng chuông kêu (dạng chuông được định dạng riêng, không hẳn giống tiếng chuông của máy được gọi kêu mà ta nghe thấy được)

4-Khi máy đựoc gọi có người nhấc máy thì máy được gọi sẽ trả lời bản tin 200 OK (OK phản hồi thành công : được dùng khi bên được yêu cầu trả lời thành công yêu cầu của bên yêu cầu: ỏ ví dụ trên ta dùng hai bản tin 200 ok. Trong đó bản tin đầu tiên do máy được gọi phản hồi lại máy gọi khi nó trả lời thành công bản tin chuông. Còn trong bản tin 200 OK thứ hai do máy gọi phản hồi đến máy được gọi khi nó đã gọi thành công cuộc gọi và chấp nhận kết thúc cuộc gọi.

)về cho máy gọi

5-Máy gọi đáp trả bằng bản tin ACK , đồng thời cuộc gọi được thiết lâp. Trong quá trình trao đổi thông tin giữa hai máy thực chất là trao đổi các bản tin RTP theo giao thức RTP.

6-Khi muốn kết thúc cuộc gọi . Bên được gọi dập máy, đồng thời bản tin BYE được gửi đến máy gọi, máy gọi đáp trả bằng bản tin 200 OK và cuộc gọi chính thức được kết thúc.

Liệt kê các phản hồi SIP được nhận biết:

1xx: Phản hồi thông tin :

2xx: Phản hồi thành công

3xx: Phản hồi chuyền hướng

4xx: Yêu câu thất bại

5xx: Lỗi máy chủ

6xx: Thất bại toàn cục

10: trình bày về chồng gaio thức sử dụng trong h.232 nêu các chức năng chính của từng giao thức trong chồng giao thức này.

.  Bộ giao thức H.323

Hình 5.  Các lớp của bộ giao thức H.323

Khuyến nghị H.323 đề ra những giao thức nằm trên tầng IP và các tầng vận tải (TCP hay UDP), những giao thức này được sử dụng một cách kết hợp bảo đảm cho việc thiết lập cuộc thoại và truyền dòng tiếng nói tuân thủ tính thời gian thực qua mạng chuyển mạch gói. Hình III.4  là sơ đồ chồng giao thức.

Có thể phân chia thành 2 nhóm giao thức :

Nhóm thứ nhất có vai trò thực hiện trao đổi tín hiệu (signaling) giữa các thành phần của mạng H.323, đảm bảo cho một endpoint có thể thiết lập được cuộc thoại với một endpoint khác. Bao gồm:

·    RAS (Registation/Admission/Status): giao thức trao đổi giữa endpoint với Gatekeeper.

·    Q.931: giao thức cho phép thiết lập và kết thúc cuộc gọi.

·    H.245: giao thức cho phép thống nhất phương thức truyền thông giữa các endpoint và thiết lập kênh logic để dữ liệu tiếng nói truyền qua kênh này.

     Như vậy nhóm này có thể coi như tập giao thức giúp các bên tham gia “bắt tay” được với nhau trước khi dòng tiếng nói thực sự được trao đổi qua lại.

Nhóm thứ hai chịu trách nhiệm đảm bảo truyền dòng tiếng nói có tính thời gian thực qua mạng, cộng thêm một số thông tin trạng thái và điều khiển giúp cho việc nâng cao chất lượng cuộc thoại. Bao gồm :

·    RTP (Real Time Protocol): giao thức đảm nhiệm việc truyền dòng tiếng nói thực sự tới phía nhận.

·    RTCP (Real Time Control Protocol): giao thức hỗ trợ cung cấp các thông tin trạng thái và điều khiển chất lượng cuộc thoại tới các bên tham gia.

          Tính chất của các thông tin mà nhóm này chịu trách nhiệm truyền là tính thời gian thực (Real Time). Vì thế người ta chọn tầng vận tải phía dưới chúng là UDP. Tầng này tuy không có cơ chế đảm bảo độ tin cậy trong việc truyền dữ liệu (không có cơ chế phát hiện sự mất dữ liệu, không phát lại dữ liệu bị mất...) nhưng bù lại header của UDP nhỏ gọn và đơn giản, dẫn đến có thể tăng tốc độ xử lí, phù hợp với yêu cầu về thời gian thực.

    RTP và RTCP thường được mở trên hai cổng UDP riêng, sát cạnh nhau. Việc thiết lập các cổng này là chức năng của giao thức H.245 (mở kênh logic)

Câu 9

1-Giao thức H.323

H.323 là chuẩn mở được ITU-T phát triển cho việc điều khiển cuộc gọi ngang hàng, dựa trên cơ sở của H.320 và ISDN Q.931. H.323 là một cấu trúc chặt chẽ, phức tạp và phù hợp với việc thực thi các đặc tính thoại truyền thống. Tiêu chuẩn H.323 thiết kế cho truyền audio, video và dữ liệu qua mạng IP bao gồm Internet. Tiêu chuẩn H.323 bao gồm báo hiệu và điều khiển cuộc gọi, truyền và điều khiển đa phương tiện và điều khiển băng thông cho hội nghị điểm - điểm và đa điểm. Tiêu chuẩn H.323 bao gồm các giao thức được liệt kê trong bảng 2.1

Các thành phần cơ bản trong hệ thống H.323 được mô tả trong hình 2.1 dưới đây. Bao gồm các đầu cuối, cổng kết nối, thiết bị điều khiển cổng nối (gatekeeper) và khối điều khiển đa điểm (MCU)

2.1 Thiết bị đầu cuối:

Đầu cuối cung cấp thông tin điểm điểm và đa điểm với các đầu cuối khác. Đầu cuối H.323 bao gồm các khối như điều khiển hệ thống, khối truyền tải phương tiện, mã hoá audio và giao diện với mạng IP. Phần thiết kế bị tùy chọn có thể là mã hoá video và thiết bị truyền dữ liệu

2.2 Cổng kết nối(Gateway):

Cổng kết nối cung cấp giao diện giữa hai mạng khác nhau. Cổng kết nối H.323 kết nối mạng H.323 với mạng không phải H.323 như PSTN. Cổng kết nối chuyển đổi giữa audio, video và các định dạng truyền dữ liệu cũng như các giao thức và hệ thống thông tin. Cổng kết nối chỉ cần thiết khi phải kết nối mạng phi H.323, do đó khồng cần thiết khi kết nối giữa 2 thiết bị đầu cuối H.323

+ Thiết bị điều khiển cổng kết nối (Gatekeeper)

Thiết bị điều khiển cổng kết nối là tùy chọn, có thể sử dụng hoặc không. Thiết bị điều khiển cổng nối cung cấp các dịch vụ trước khi diễn ra cuộc gọi và dịch vụ điều khiển cuộc gọi cho các điểm cuối H.323. Tuy nhiên nếu thiết bị điều khiển cổng nối có mặt trong mạng nó sẽ có nhiệm vụ: biên dịch địa chỉ, điều khiển chấp nhận, điều khiển băng thông và quản lý vùng

Các chức năng tùy chọn của thiết bị điều khiển cổng nối bao gồm: báo hiệu điều khiển cuộc gọi, xác thực cuộc gọi, quản lý băng thông, quản lý cuộc gọi

+ Khối điều khiển đa điểm (MCU)

Khối điều khiển đa điểm là điểm cuối (endpoint) hỗ trợ hội nghị ba thành viên hoặc nhiều hơn. MCU điển hình bao gồm bộ điều khiển đa điểm (MC) và một hoặc nhiều bộ xử lý đa điểm (MP). MC xử lý điều khiển và báo hiệu để hỗ trợ hội nghị trong khi MP nhận dữ liệu audio, video và luồng dữ liệu, xử lý và phân bố chúng đến các điểm cuối trong thành viên hội nghị đa điểm

Bộ giao thức H.323 bao gồm nhiều giao thức. Bộ giao thức hỗ trợ chấp nhận cuộc gọi, thiết lập trạng thái, giải phóng, luồng phương tiện và các bản tin trong hệ thống H.323. Các giao thức được hỗ trợ cả cơ chế truyền đưa ra gói tin cậy và không tin cậy qua mạng IP như minh hoạ trong hình 2.3

Hình 2.3

Bộ giao thức H.323 bao gồm 3 vùng điều khiển :

+ Báo hiệu đăng ký, thừa nhận và trạng thái (RAS) : báo hiệu RAS cung cấp điều khiển trước cuộc gọi trong mạng thiết bị điều khiển cổng nối H.323

+ Báo hiệu điều khiển cuộc gọi (H.225) : dựa trên khuyến nghị H.225 của ITU-T mà nó chỉ ra việc sử dụng các bản tin bản hiệu Q.931. Kênh điều khiển cuộc gọi tin cậy TCP được tao ra trên mạng IP với mã cổng là 1720

+ Điều khiển và truyền tải thông tin Media (H.245 và RTP/RTCP) : H.245 xử lý các bản tin từ đầu đến cuối giữa các điểm cuối H.323. Thủ tục giao thức H.245 thiết lập kênh cho truyền audio, video dữ liệu và thông tin kênh điều khiển. Truyền đa phương tiện trong H.323 được cung cấp bởi RTP và RTCP

Trình tự thiết lập cuộc gọi

Nếu xem xét một cách chi tiết thì cuộc gọi giữa hai đầu cuối H.323 được thiết lập như hình 2.4

Trước hết cả hai phải được đăng ký tại thiết bị điều khiển cổng kết nối

Đầu cuối A gửi yêu cầu tới thiết bị điều khiển cổng kết nối đề nghị thiết lập cuộc gọi

Thiết bị điều khiển cổng nối gửi cho đầu A thông tin cần thiết về đầu cuối B

Đầu cuối A gửi bản tin SETUP tới đầu cuối B

Đầu cuối B trả lời bằng bản tin Call Proceeding và đồng thời liên lạc với thiết bị điều khiển cổng nối để xác nhận quyền thiết lập cuộc gọi

Đầu cuối B gửi bản tin cảnh báo và kết nối

Hai đầu cuối trao đổi một số bản tin H.245 để xác định chủ tớ, khả năng xử lý của đầu cuối và thiết lập kết nối RTP

Đây là trường hợp cuộc gọi điểm điểm đơn giản nhất, khi mà báo hiệu cuộc gọi không được định tuyến tới thiết bị điều khiển cổng nối. H.323 hỗ trợ nhiều kịch bản thiết lập cuộc gọi khác

H.323 là hệ thống ghép lai được xây dựng từ các thiết bị tập trung thông minh như : thiết bị điều khiển cổng nối, MCU, cổng kết nối và điểm cuối. Mặc dù chuẩn H.323 trong phiên bản gần đây nhất có phần toàn diện hơn song vấn đề vẫn nảy sinh, như thời gian thiết lập cuộc gọi dài, quá nhiều chức năng thiết bị điều khiển cổng nối phải thực hiện và khả nằng mở rộng khi sử dụng kiểu báo hiệu cuộc gọi định tuyến qua thiết bị điều khiển cổng nối (GKRCS)

Khi cần sử dụng cổng kết nối dung lượng lớn để kết nối mạng PSTN, người ta sẽ sử dụng giao thức cổng đơn giản (SGCP : Simple Gateway Control Protocol) và giao thức điều khiển cổng phương tiện (MGCP : Media Gateway Control Protocol) để thay thế giao thức cho cổng kết nối H.323. Các hệ thống điều khiển cuộc gọi này có vẻ hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của các nhà cung cấp cỡ lớn

Cũng vậy, giao thức khởi tạo phiên SIP (Session Initiation Protocol) có thể giải quyết một số tồn tại của H.323 và nó khả năng sẽ thay thế H.323

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro