bao quan duoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN TRONG NGÀNH DƯỢC

1. ý nghĩa: thuốc và dụng cụ y tế là phương tiện vật chất không thể thiếu trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sứ khỏe của con người

chất lượng thuốc và dụng cụ y tế tôt hay xấu đều có ảnh hưởng trực tiếp đên sức khỏe tính mạng của con người và tiền của xã hội. như vậy việc bảo quản nhằm giữ vững chất lượng thuốc, dụng cụ y tế không những có ý nghĩa về mặt y tế mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội của một quốc gia, của mỗi con người . với lý do đó, công tác bảo quản thuốc được đặt ra nhưng một trong những nhiệm vụ không thể thiếu được của người làm công tác dược

2. mục đích :

- giữ gìn và quản lý tốt chất lượng số lượng thuốc và các dụng cụ y tế, phục vụ cho công tác phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe của nhân dân

- giúp ngành y tế nghiên cứu đề ra các phương pháp bảo quản thuốc và dụng cụ y tế ngày càng hoàn thiện, phù hợp với điều kiên thực tế việt nam

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN THUỐC VÀ DỤNG CỤ Y TẾ

- Thuốc và các đụng cụ y tế là những hàng hóa đặc biệt. chúng được sản xuất bằng các nguyên liệu với tính chất, đặt điểm rất đa dạng, vì vậy trong quá trình tồn trữ, lưu thông, sử dụng rất dễ hư hỏng hay giảm chất lượng ảnh hưởng tới tư liệu hiệu quả phòng chống bệnh tật. thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đên tính mạng và sức khỏe con người

- Việt nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm các yêu tố này có tác đọng xấu đến chất lượng thuốc và dụng cụ y tế nếu không có biện pháp bảo quản phù hợp

- Nước ta nói chung và ngành y tế nói riêng còn có nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ sỏ vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc, dụng cụ y tế. do đó, công tác bảo quản cần được quan tâm nhiều hơn mới khắc phục được những khó khăn trên

- Thuốc và những dụng cụ y tế của chúng ta không chỉ được sản xuất trong nước mà còn được mua từ các nước khác. Do đó khó phù hợp với khí hậu việt nam, cần phải được bảo quản lại đúng yêu cầu và điều kiện thực tế việt nam mới giữ được chất lượng

III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ DƯỢC TRONG CÔNG TÁC BẢO QUẢN

- Có tinh thần trách nhiệm cao

- Coi trọng công tác bảo quản

- Không mắc các bệnh truyền nhiễm

- Có trình độ chuyên môn nhất định

- Không ngưng học tập để nâng cao trình độ vận dụng kiến thức của các ngành khác vào công tá bảo quản để công tác bảo quản ngày càng tốt hơn

IV. BẢO QUẢN

1. Thuốc bột

- Đồ bao gói như: chai, lọ giấy túi , hộp...phải thật khô, sau khi đóng gói phải gắn xi sáp hoặc đóng gói thật kín

- Khi nhập kho, thuốc bột đựng bằng hộp sắc tây nên thay bằng chai lọ thủy tinh đẻ tránh ẩm và rỉ sắc rơi vào thuốc, thuốc tránh ánh sáng phải đựng trong chai màu

- Bảo quản sạch sẽ tránh bụi, ẩm(nhất là thuốc bột làm nguyên lieu pha chế thuốc tiêm)

2. Thuốc viên

- Chống ẩm vì thuốc viên dễ mốc , tả mất phẩm chất

- Chại lọ phải thật kín (gắn xi sáp) có thể do thuốc chông ẩm

- Thuốc viên nang gelati, viên nhện không được bảo quản quá nóng và quá ẩm. viên nhện nên đựng trong ống tube hay hộp có ngăn để tránh bẹp nát

- Không đóng gói lả khi trời ẩm

- Thường xuyên kiểm tra đẻ phát hiện thuốc bị mốc chảydính để kịp thời xử lý(lau sạch), sấy lại

3. Thuốc viên bọc đường

- Bảo quản thuốc chống ẩm (độ ẩm không quá 70*C) và nhiệt độ mát

- Đóng gói lẻ tránh trời ẩm, tốt nhất là đóng gói trong tủ kính (kiểu tủ cấy vi trùng)

- Nên sấy vôi trước khi gắn xi sáp

- Nếu ít nên bảo quản thuốc trong hòm có để chất hút ẩm(vôi sống , silicagel)

- Nếu khối lượng nhiều thì chú ý thông gió chống ẩm cho kho khi có điều kiện

4. Thuốc tiêm

- Bảo quản tránh hư hỏng đồ bao gói (hộp khong rách không mủn nát)

- Trước khi nhập kho và trong quá trình bảo quản phải kiểm tra chất lượng : độ trong, màu sắc

- Các thuốc tiêm cùng tên, đóng ống cùng cỡ nhưng nông độ khác nhau, chú ý xếp loại riêng để tránh nhầm lẫn khi cấp phát

- Phỉa nhẹ nhàng thận trọng khi sắp xếp, vận chuyển để tránh nứt vỡ , hư hỏng..

5. Thuốc nước

- Bảo quản tránh nóng lạnh vì nóng quá sẽ bị bay hơi, lạnh quá dễ bị tủa, vẫn đục..

- Thuốc nước ngọt (siro, potio..) rất dễ hỏng như mốc meo, lên men chua. Vì vậy không nên bảo quản lâu mà cần có kế hoạch sử dụng trong thời gian ngắn. thuốc nước không nên giữ quá 1 năm

- Không lật ngược khi sắp xếp và vận chuyển

6. Bảo quản thuốc đặc biệt

a. Thuốc bảo quản ở nhiệt độ lạnh và ẩm

- Nói chung cá thuốc sinh hóa, huyêt thanh, văc xin, thuốc phủ tạng động vật, hooc môn thiên nhiên, insulin những thuốc bảo quản ở nhiệt độ lạnh(0*C - 5*C)

- Thuốc kháng sinh hoocmon tổng hợp phải bảo quản ở nhiệt độ mát(10 - 20*C) và tránh độ ẩm cao (dưới 70%)

- Kho thuốc phải đủ nhiệt kế, ẩm kế để kiểm tra định kỳ

- Không mở của ra vào luôn kho lạnh. Mát vì dễ làm thay đỗi nhiệt độ, tôt nhất la không nên có tiền phòng

- Các thuốc bảo quản lạnh mát, thường là thuốc có hạn dùng, phải theo dõi chặt chẽ và quản lý theo trình tự thời hạn ghi trên nhãn đễ tránh quá thòi hạn

b. Thuốc nguy hiểm

- Thuốc nguy hiểm thường là những thuốc bay hơi dễ cháy nỗ, độc, ăn mòn (acid, kiềm mạnh) - các acid và kiềm mạnh : phải để kho riêng, kho xây theo đúng quy cách + bốc dỡ vận chuyển phải nhẹ nhàng, không được lôi kéo, không nên bê vác một người (trừ khi có xe đẩy)

+ Khi ra lẻ phải dùng quả bóp để lấy, tuyệt đối không được hút bằng mồm

+Phải đi găng ủng, đeo khẩu trang khi làm việc với acid mạnh, kiềm mạnh

+ Phải có đủi phương tiên để chông hỏa hoạn và trang bị tủ thuốc cấp cứu để dề phòng tai nạn

- Thuốc bay hơi dễ cháy : loại này bao gôm cồn, ete , aceton, tinh dầu..

+ phải bảo quản ở kho riêng(kho chống cháy)

+ phải đóng gói thật kín

+ tránh bảo quản ở nhiệt độ cao

+ pahir cầm lữa tuyệt đối

- Thuốc dễ gây nỗ: các thuốc này gồm : acid picric, kali clorat, kali nitrat, diêm sinh ..v.v..

+ phải bảo quản ở kho riêng hay ngăn, tủ riêng (nếu quá ít) kho phải xây dựng theo đúng quy cách

+ tuyệt đối không để chung với thuốc dễ cháy

+ khi bốc vác vận chuyển phải nhẹ tay, không được lôi kéo, va đập mạnh

Nói chung để bảo quản tốt thuốc nguy hiểm cần: chú ý thực hiện 3 an toàn

An toàn phòng hỏa, An toàn lao động, An toàn bảo mật

7. Bảo quản dụng cụ thủy tinh

- Phải vận dụng cụ thủy tinh theo từng loại để bảo quản

· Loại dụng cụ quang học : bảo quản trong bình hút ẩm

· Loại dụng cụ đo lường chính xác phải bảo quản nơi mát

· Các loại khác, không cần điều kiên đặc biệt thì nên bảo quản tránh mưa nắng, ẩm mốc. cần quan tâm hơn đối với các loại ông kim, chai đựng dung dich tiêm truyền

- Đóng gói vận chuyển

· Đóng gói phải chèn lót cẩn thận,dụng cụ nhỏ, mỏng nhỏ phải gói bằng giấy riêng từng cái

· Không xếp chung dụng cụ thủy tinh với các vật nặng

· Ngoài các hòm kiên phải có ký hiệu dễ vỡ

· Vận chuyễn, sắp xếp nhẹ nhàng, tránh va chạm

8. Bảo quản dụng cụ kim loại

- Bảo quản trong kho sạch sẽ, thoáng khí, không để lẫn với hóa chất bay hơi

- Cố gắng tạo màng tách ly với môi trường không khí bằng cách bao bọc lớp dầu vaselin, gói giấy paraffin hoặc đựng trong túi polyetylen

- Các bộ phận dụng cụ chuyên khoa nên sắp xếp theo bộ trong các hộp riêng

- Các bộ phận dụng cụ có lưỡi sắc cần đặt trên giá thích hợp để tránh sứt mẻ. dụng cụ có lò xo phảo nhả lò xo, dụng cụ có móc răng cưa phải móc vào nhất thứ nhất...

- Phải thường kỳ kiểm tra để kịp thời phát hiện và ngăn chăn các dụng cụ bị hư hỏng

9. Bảo quản dụng cụ cao su - chất dẻo

- Phải bảo quản chỗ tối mát kín, tránh ánh sang, ánh nắng, tránh nóng, độ ẩm thích hợp là 10 - 20*C

- Phải chống dính, tránh co kéo (xoa bột tale)

- Các loại ống phải để thẳng, không uốn cong, tránh gập gẫy, nút kín hai đầu

- Không để chung với hóa chất như : acid, bazo, iot, clorofor, tinh dầu, xăng cồn cao độ...v.v..

- Định kỳ xem xét chất lượng và đảo kho

- Với dụng cụ đòi hỏi độ vô khuẩn cao phải tránh rách thùng đồ bao gói

10. Bảo quản bông băng gạc, chỉ khâu phẩu thuật

- Phải bảo quản trong kho khô ráo, thoáng chông ẩm

- Các loại đã tiệt trùng phải giữ tốt đồ bao gói va bảo quản riêng từng thứ

- Băng dính phải bảo quản như dụng cụ cao su

- Chỉ khâu phải bảo quản kín, tránh bụi bẩn, tùy từng loại mà phải ngâm trong các chất bảo qunr thích hợp

- Phải phòng chống chuột gián xâm nhập

- Tủ giá đựng phải sơn màu sang. Trong tủ nên có băng phiến . chân tường kệ giá phải phun thuốc chống mối

- Thường xuyên kiểm tra để xử lý kịp thời khi bông gạc bị nấm mốc ẩm

- Phải đinh kỳ đảo kho khi trời nắng ráo

V. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THUỐC VÀ DỤNG CỤ Y TẾ

1. ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ

- Các khái niệm về độ ẩm

Độ ẩm không khí chỉ là lượng hơi nước có chứa trong không khí. Độ ẩm cao tức là không khí lượng hơi nước lớn, độ ẩm thấp tức là lượng hơi nước chứa trong không khí thấp. để chỉ mức độ ẩm ướt của không khí, người ta thường dùng 3 khái niệm về độ ẩm.

· Độ ẩm tuyệt đối : là số gam (g) hơi nước thực có trong không khí - ký hiệu là a đơn vị là g/m3

· Độ ẩm cực đại: là chỉ số gam (g) hơi nước tối đa mà 1m3 không khí chứa được - ký hiệu là A, đơn vị tính là g/m3

· Độ ẩm tương đối: là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại - ký hiệu là r,đơn vi tính % , độ ẩm tương đối có thể: CT r = a/A . 100

· ở một nhiệt độ nhất định, độ ẩm tương đối thường được chỉ mức độ của không khí: 1. Nếu r <= 30% là không khí khô 2. Nếu r => 70% là không khí ẩm 3. 30% < r < 70% là không khí bình thường

· sự bão hòa hơi nước : là hiên tượng không khí có độ ẩm tuyệt đối bằng độ ẩm cực đại, tức là độ ẩm tương đối băng 100%

· hiên tượng điểm sương: Là hiên tượng có độ ẩm tuyệt đối lớn hơn độ ẩm cực đại. khi đó hơi nước ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ như sương và đọng lại trên mặt đồ vật, đồ bao gói, dược liệu, thuốc, dụng cụ y tế , sàn nhà, bàn ghế

- Tác hại của độ ẩm

Độ ẩm không khí là yêu tố có ảnh hưởng nhiều nhất trong việc làm giảm phẩm chất thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế

· Gây hư hỏng cho các loại thuốc, hóa chất dễ hút ẩm

ü Các hóa chất khan như: canxi clorid, thạch cao, các muối kali, canxi, natri bromide..sẽ chảy lỏng hay sẽ bị chảy dính

ü Các thuốc tang lieu như bột cao gan, men sẽ bị phá hủy

ü Làm loãng hay giảm nông độ một số thuốc hóa chât như siro, glyxerin, acid sulfuric..

· Là điều kiện cho các phản ứng thủy phân nhiều loại thuốc hóa chất

· Tạo ra điều kiện cho một số phản ứng tỏa nhiệt

· Giúp cho một số men thủy phân hoạt động phân hủy các chất như : gluxit, protit , Lipit

· Gây hư hỏng đồ bao gói dung cụ y tế

ü Gây nấm mốc phất triển trên đồ bao gói hay dụng cụ bằng gỗ, da, giấy, vải , nhựa , thủy tinh

ü Làm bông rách các đồ bao gói bằng gỗ, giấy và làm mủn, bục dần các thứ đó

ü Gây rỉ các đồ bao foi và dụng cụ y tế làm bằng kim loại(sắt , đồng)

· Gây hư hỏng các loại dược liệu thảo mộc, bông băng , gạc..

- Biện pháp khắc phục độ ẩm cao

2. NHIỆT ĐỘ

- tác hại

- biện pháp khắc phục

3. ÁNH SÁNG

- Tác hại

- Biện pháp khắc phục

4. CÁC KHÍ HƠI TRONG KHÔNG KHÍ

- Tác hại

- Biện pháp khắc phục

5. VI KHUẨN - NẤM MỐC -SÂU BỌ -MỐI - CHUỘT

- Vi khuẩn

- Nấm

- Mối

- Chuột

6. TÍNH CHẤT THUỐC

7. ĐỒ BAO GÓI VÀ CÁCH ĐÓNG GÓI

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro