batchanhdao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TỐI THỨ 2

Bát Chánh Đạo

Tất cả chúng ta đã bắt đầu một cuộc hành trình, cuộc hành trình đi vào tâm linh, khám phá và khảo sát coi ta là ai, là gì. Bước đầu tiên lúc nào cũng khó, và những ngày đầu thực tập thường có trạng thái trạo cử, buồn ngủ, chán ngán, lười mỏi, hồ nghi và có thể hối hận là tại sao mình phải dấn thân vào làm những việc như thế. Thật là gian nan cho mỗi hành giả ở giai đoạn tiên phong. Spinoza, ở đoạn cuối quan trọng trong tác phẩm tâm lý học của ông, đả nói, "Mọi việc cao thượng đều phải khó khăn do bởi quí hiếm. " Ta bắt tay vào công cuộc tìm hiểu tâm linh, gánh vác một trách nhiệm vĩ đại, vậy ta nên nhẹ nhàng, nhẫn nại để vượt qua bất cứ những thử thách, khó khăn ban đầu.

Một chuyện ngụ ngôn rất hay để diễn tả cuộc hành trình nầy là cuốn Mount Analogue. Câu chuyện nói về một nhóm người đi tìm một quả núi. Chân núi là cỏi ta bà nầy trong khi đỉnh núi tiêu biểu cho sự chứng ngộ tâm linh cao tột. Khi khởi sự, người leo núi phải đối diện với những chướng ngại lớn: trong hoàn cảnh bình thường, quả núi không thể nhìn ra một cách dể dàng và được coi là gian nan chỉ để xác định được vị trí quả núi. Sau khi ráng sức, họ tìm ra và đã có thể đến được chân núi . Phần còn lại quyển sách nói về những chuẩn bị, khó khăn, động năng và hứng thú khi khởi hành đi lên đỉnh núi.

Chúng ta cũng đang trên lộ trình giống như vậy, trèo lên đỉnh của trực tâm. Ta đã khám phá ra tung tích của núi: thực chất rằng chân lý, Pháp, đều nằm cả trong ta chớ không ngoài ta, và ta bắt đầu ngay từ nơi đó.

Con đường lên đỉnh, đường đến giải thoát, đã được vạch ra rất cặn kẽ bởi các bật Tiền-nhân đi trước. Một dẫn giải rỏ ràng nhất được tìm ra trong giáo lý của Đức Phật là Bát Chánh Đạo. Đây là bản đồ, kim chỉ nam đưa đến chứng ngộ niết bàn.

Bước đầu tiên đi lên đỉnh trí tuệ là Chánh Kiến. Thực chất, đây là bước đầu và cũng là bước cuối. Ta bắt đầu cuộc hành trình tại điểm xuất phát với một vài sự hiểu biết, và sự hiểu biết đó được mang theo đến lúc hoàn tất, viên mãn ở tại đỉnh núi khi ta sẽ xuyên thấu được các tần lớp sâu thẳm nhất của tâm. Ban đầu, Chánh Kiến bao hàm các luật thiên nhiên, hành trị đời sống thường nhựt của chúng ta. Một trong những chánh kiến quan trọng đó là Nghiệp, luật của nhân và quả. Mỗi hành động đều đem lại một kết quả không sai. Không có gì xãy ra đến ta một cách tự nhiên. Bất luận là gì ta làm ra do bởi động lực của tham, sân, si, đau khổ sẽ trở lại với ta. Khi hành động được tác động do từ bi, thương yêu và trí tuệ, kết quả sẽ là hạnh phúc và an lành. Nếu ta biết hợp nhất sự hiểu biết của nghiệp lực vào đời sống, một cách ý thức, ta có thể bắt đầu đào luyện và phát triển lành mạnh phẩm chất của tâm.

Đức Bổn Sư thường nhấn mạnh quyền năng và sức mạnh của bố thí. Cho ra là sự biểu lộ hành động diệt tham trong tâm. Trong con đường tu tập tâm linh trọn vẹn nầy đòi hỏi sự xả bỏ, không nắm giữ, không bị ràng buột, bố thí là thể hiện sự không dính mắc.

Phần khác của Chánh Kiến là hiểu biết về mối liên hệ đặc biệt, cộng nghiệp ta có với cha mẹ, bổn phận và trách nhiệm đối với đấng sinh thành. Cha mẹ chăm sóc ta trong lúc ta chưa đủ sức chăm sóc bản thân mình, vì họ quan tâm đến ta trong khi ta chưa tự lo liệu được và bây giờ ta có cơ hội hành tập Pháp để đền ơn. Đức Phật nói kể cả cỏng song thân trên hai vai đi cho hết một kiếp người, ta vẩn không bao giờ trả đủ công ơn cha mẹ. Chỉ có một con đường trả ơn thù thắng nhất là giúp đỡ cha mẹ hiểu biết giáo pháp, trong chân lý, trong Chánh Kiến. Nói chung ta mất rất nhiều thời gian và năng lực để không còn luyến ái tâm lý với cha mẹ, chắt chắn rằng nó có giá trị riêng, nhưng trong phần giải thoát đó, ta nên nhận ra trách nhiệm của mình đối với đấng sinh thành.

Chánh kiến cũng bao gồm sự hiểu biết sâu sắc về bản chất tự nhiên của con người. Trong những khóa thiền tập, ta trở nên hiểu biết rỏ ràng hơn về vô thường. Tất cả những yếu tố tâm và thân hiện lên từng khoảnh khắc rồi qua đi, trồi lên và biến mất một cách liên tục. Hơi thở đến rồi đi, tư tưởng nổi lên rồi tan biến, cảm giác trổi dậy rồi lại chìm xuống. Tất cả mọi hiện tượng luôn trong tình trạng thay đổi. Không có gì bảo đảm tồn tại trong dòng biến chuyển vô thường nầy. Sự nhìn thấu một cách sâu sắc vào bản chất vô ngã của tất cả nguyên tố, phân tử, bắt đầu cho ta một cái nhìn cấp tiến trong đời sống và thế giới nầy. Tâm dừng sự nắm bắt và dính mắc khi tính chất tạm thời, ngắn ngủi, nhỏ nhặt của mọi thứ đều được hiểu ra, và khi ta trải qua tiến trình của tâm và thân mà không là gánh nặng trên thân. Đây đúng Chánh Kiến trong thiền tập qua sự quán sát xuyên thấu cẩn thận.

Bước thứ hai Bát Chánh Đạo là Chánh Tư Duy. Có nghĩa là tư tưởng được giải thoát ra khỏi ái dục, ác ý, hung hiểm. Hể khi tâm còn bị ái dục lôi kéo, nó sẽ đi tìm đối tượng bên ngoài để thỏa mản, đối tượng bên ngoài, do bản chất luôn luôn vô thường, cho nên không thể đưa đến mản nguyện cuối cùng. Kinh nghiệm khoái lạc chỉ trong giây phút, nhưng tai hại sau đó là sự ham muốn khoái cảm đó cứ lập lại hoài. Ái dục trổi lên không dừng nghĩ làm cho tâm chao đảo và rối rắm. Tâm tưởng giải thoát không có nghĩa là đè nén chúng và tản lờ như chúng không có mặt. Nếu dục vọng bị đè nén, nó sẽ hiển lộ với hình thức, trạng thái khác thôi. Nếu ta không khéo nhận dạng chúng, ta sẽ bị đồng hóa với mỗi dục vọng khi chúng nổi lên và có xu hướng hành tác theo dục vọng đó. Chánh tư duy nghĩa là cảnh giác mỗi cảm giác dục vọng và xã bỏ chúng. Càng xã bỏ, tâm càng trở nên nhẹ nhàn. Lúc đó, tâm không còn bị xáo động, căng thẳng, và ta giải thoát bản thân từ điều kiện tâm thức đó, từ sự ràng buộc của ái dục.

Tự do từ ác tâm nghĩa là tự do từ sân hận. Sân hận là tâm lửa, và khi nó bùng cháy nó sẽ tạo đau khổ cho chúng sanh khác. Rất có ích để nhận dạng sân hận và buông xã chúng. Tâm trở nên nhẹ nhàn, dể chịu, lòng từ tự nhiên xuất phát ra từ đó.

Tâm không hung hiểm có nghĩa là tâm bi, cảm nhận được sự thống khổ của kẻ khác và muốn họ thoát khổ. Ta nên phát triển ý tưởng tốt đẹp nầy, đây là hình thức phong tỏa được hung ác đến chúng sanh khác.

Bước kế tiếp lên đỉnh có liên quan đến mối tương giao giữa ta và thế giới nầy; mối liên hệ thế nào giữa người với người và môi trường chung quanh. Đó là một thời hiệu để đặt ta hội nhập cùng môi trường, để tạo lập một sinh thái thích đáng nhất cho tâm thức để chúng ta không có xung đột với người khác hay đối nghịch với môi trường chung quanh. Quan điểm thứ nhất về sự tương giao với thế giới là Chánh Ngữ. Nghĩa là không nói dối, bóng gió, đâm thọc nặng nề; thay vì vậy, ta nói lời chân thành, hỗ trợ, tạo dựng sự thức động của hòa bình và thân ái.

Có câu chuyện được kể Đức Phật trở về thăm gia đình sau khi đã chứng ngộ. Rất nhiều thân nhân, bạn bè , được khích lệ bởi sự có mặt của Ngài, do tình thương, lòng từ, và trí tuệ, họ đã gia nhập Tăng Đoàn. Có một thời pháp Đức Phật nói chuyện rất hay gọi là khuyên răng La Hầu La, Ngài đã nói rằng dầu bất cứ hoàn cảnh nào, dẩu là lợi ích cho bản thân hay người khác, cũng không nên nói dối. Thệ nguyện nói thành thật rất là quan trọng. Nó tạo nên mối liên hệ dể dàng và không rắc rối. Thành thật trong lời nói là phản ảnh được thành thật trong chính ta. Có nhiều sự việc trong thân và tâm, căng thẵng nhiều mặt, bất như ý, sự việc ta không muốn nhìn đến, sự việc ta tự dối chính ta. Thành thật trong lời nói là cơ bản cho sự thành thật trong tâm thức, đây là lúc ta giải bày mọi việc. Từ đó ta bắt đầu nhìn rỏ, đương đầu với bản chất loạn năng của tâm.

Bước thứ tư lên núi là Chánh Nghiệp. Có nghĩa là không giết hại, giảm thiểu sự đau khổ cho chúng sanh khác; không trộm cướp, là không lấy bất cứ vật gì nếu không được cho; và không tà dâm, trong bối cảnh nầy, ta có thể hiểu là không tạo đau khổ cho người từ sự tham ái của ta để thỏa mản khoái lạc.

Thông thường, trong hiện tại, ta không nhận ra tầm ảnh hưởng xa của hành động ta. Có câu chuyện trong Mount Analogue được minh họa như vầy.

Có luật cho người leo núi rằng ở một điểm cao nhất định nào đó, không ai được quyền giết hại bất cứ sinh vật gì. Người leo núi phải mang theo thực phẩm. Ngày nọ có người vượt qua điểm đó và bị kẹt trong một trận bảo tuyết kinh hồn. Anh sống ba ngày trong một nơi ẩn trú xây dựng tạm với thức ăn đã cạn và độ lạnh hầu như đóng băng. Ngày thứ ba bảo tuyết chấm dứt. Anh thấy một con chuột già bò ra từ hang nhỏ và anh nghĩ chắc không thiệt hại gì để thịt chú chuột đó làm thức ăn cho sự sống còn của mình trở xuống núi. Làm thế nào đó mà anh xoay sở tìm được một cục đá và giết được chú chuột già đáng thương kia. Anh xuống được núi, và quên bẳng đi chuyện chú chuột. Một thời gian sau anh được triệu hồi lên ban Hội-đồng, những người có trách nhiệm hướng dẫn đường lên xuống núi. Anh bị buột tội đã giết chú chuột đó mặc dù anh đã quên phức việc đó rồi. Kết quả là đã có nhiều hậu quả tai hại xãy ra sau đó. Chú chuột già cỗi, không thể bắt những côn trùng nhanh, mạnh, cho nên chỉ ăn những côn trùng bệnh hoạn thôi. Và khi chuột mất rồi, không còn ai ăn đi số lượng côn trùng bệnh, lượng sinh sản côn trùng bệnh tăng mau. Bệnh lan nhanh đến côn trùng lành mạnh và giết hành loạt. Côn trùng mạnh là nhân tố cho thụ phấn cho cây cối và làm mầu mở cây xanh trên sườn núi. Khi côn trùng chết hết, không có sự phát triển, cây xanh bắt đầu chết dần mòn. Cây chết, không có rể cây để giử đất, và đất bắt đầu bị lở. Cuối cùng trận chài đất lớn xãy ra giết hại rất nhiều người và tắt nghẻn đường lên xuống trong thời gian dài. Mọi chuyện xãy ra cũng chỉ vì giết đi một con chuột già.

Bởi chúng ta không thể thấy hậu quả xa trong mỗi hành động ta tạo nên, cho nên ta cần phải chăm lo, không làm xáo trộn môi trường chung quanh mà cần phải tạo ra khung cảnh hòa bình, yên lành với thương yêu và từ mẫn đối với thiên nhiên.

Bước kế trong Bát chánh Đạo có quan hệ giữa chúng ta và thế giới là Chánh Mạng. Nghĩa là làm những công việc để bảo tồn và duy trì mạng sống chúng ta mà không làm hại đến chúng sanh khác; không làm những nghề giết hại, trộm cắp, tà hạnh. Có một bản liệt kê truyền thống những nghề không nên làm như buôn bán vủ khí hay chất độc, săn bắn hay chày lưới, những nghề gây khổ, tổn hại sanh mạng chúng sanh khác. Phật pháp thì không chỉ để ngồi đó. Tọa thiền là công cụ thù thắng để hiểu trạch ra Pháp, nhưng trí tuệ và hiểu biết phải được hội nhập sử dụng cùng nhau trong cuộc sống. Chánh nghiệp là phần quan trọng trong sự hội nhập: "Đi giống như người Mỷ da đỏ trong một tư thế nghiêm trang. Tạo nên một đời sống có nghệ thuật." Làm những gì ta làm trong một tư thế nghiêm trang. Làm những gì ta làm trong sự tỉnh thức.

Bước kế tiếp trên đường đạo tập trung chủ yếu vào hành thiền. Đầu tiên trong những quan trọng là Chánh Tin Tấn. Nếu ta không cố gắng, không có gì thành tựu cả. Trong Duy Thức Luận, tâm lý học Phật Giáo đã có nói, tin tấn là cội rể của tất cả thành tựu, nền tãng của chứng ngộ. Nếu ta muốn lên được đỉnh núi mà chỉ ở chân núi suy nghĩ về nó, không có gì sẽ xãy ra. Qua sự cố gắng, ta thật sự bắt tay vào việc leo núi, từng bước một trèo lên, ta sẽ đến được đỉnh. Ramana Maharshi một bật thánh lổi lạc thời hiện đại Ấn Độ, đã viết, "không thành công nếu không cố gắng. Kiểm soát tâm không phải sinh ra là được. Những ai thành tựu đều phải trải qua nhẫn nại và ý chí." Nhưng tin tấn phải được quân bình. Căng thẳng và lo âu là chướng ngại lớn. Năng lực phải được bình quân ra với tâm yên tĩnh. Giống như căn dây đàn. Nếu dây quá căng hay chùng, tiếng kêu sẽ không được hoàn chỉnh. Trong hành tập cũng vậy, ta phải bền bỉ và nhẫn nại nhưng với thái độ thư giản, và quân bình, cố gắng mà không thúc ép. Có nhiều cái cần phải khám phá trong ta, nhiều tần lớp của tâm để hiểu. Do sự cố gắng, nó sẽ mở ra con đường. Không ai hành dùm ta trong phần nầy; Không ai có thể chứng ngộ dùm cho người khác được. Sự chứng ngộ của Đức Phật chỉ giải quyết vấn đề của Ngài, nó không giải quyết cho ai khác..... chỉ là hướng dẫn lại ta con đường Ngài đã đi qua. Mỗi chúng ta phải bước trên con đường đó.

Chánh niệm là bước thứ bảy trong bát chánh đạo. Có nghĩa là biết những gì xãy ra trong hiện tại. Nghĩa là biết ra dòng lưu chuyển của mọi vật: khi bước, ta biết được những tác động của thân; trong quan sát hơi thở, ta biết cảm giác ra vào của hơi thở, phồng xẹp của bụng; nhận thức được tư tưởng, cảm giác đang nổi dậy. Như một vị Thiền sư đã diển tả, "khi đi ta chỉ đi, khi chạy, ta chỉ chạy. Điều trên hết, đừng lưỡng lự." Bất cứ một đối tượng nào, ta chỉ biết, tĩnh giác với nó mà không dính mắc cùng tham, không lên án với sân, không quên đối tượng với si mê; chỉ thuần quan sát dòng lưu chuyển, quan sát tiến trình. Khi chánh niệm được đào luyện, nó trở nên nhịp nhàn và cả ngày như là một sự ca múa hân hoan. Chánh niệm đem lại sự yên tĩnh. Tâm vô tư và thăng bằng, luôn giữ trong tư thế trong sáng tập trung, cùng thái độ ngồi thư giản nhàn nhã, như đang ngồi xem một bộ phim.

Bước cuối cùng tiến đến đỉnh là Chánh Định. Tâm trụ trên một điểm, khả năng lúc nào cũng chánh niệm trên một đối tượng. Ngày đầu tiên của cuộc hành trình có thể rất khó khăn do bởi Định chưa được phát triển tốt. Để leo núi, bạn cần phải có một thể lực ấn định nào đó. Nếu bạn chưa đủ mạnh, những bước đầu tiên sẽ mệt mỏi và khó chịu. Nhưng khi thân thể được tráng kiện hơn, leo núi cũng sẽ dể dàng.

Nếu ta đặt một ấm nước trên lò và cứ vài phút lại tắt lò thì đến khi nào nước mới sôi. Nhưng nếu để luôn, nước sẽ sôi nhanh.

Những khóa thiền tập là cơ hội tốt để phát triển sự hợp nhất giữa Chánh Niệm và Định. Bằng cách sống có chánh niệm luôn luôn. Mỗi khoảnh khắc có chánh niệm, là mỗi khoảnh khắc vun bồi tâm định thêm vững chảy, và trong thời gian ngắn, tâm sẽ phát triển mạnh, sắc sảo và có khả năng xuyên thấu.

Hành trình ta đi bao gồm sự tương giao tốt với thấu hiểu trực giác sâu sắc trong tính thể tự nhiên của con người. Có lời khuyên thích đáng trong Mount Analogue trên con đường tuệ nầy là: "giữ vững mục tiêu trên đoạn lên đỉnh. Nhưng đừng quên nhìn phía trước. Bước cuối tuỳ thuộc vào bước đầu tiên. Đừng nghĩ rằng bạn đã đến nơi chỉ vì thấy đỉnh núi. Cẩn thận trong bước đi. Chắc chắn trong bước kế tiếp. Nhưng đừng để những tiểu tiết đó chia phối mục tiêu cao cả nhất. Bước cuối cùng tùy thuộc vào bước đầu tiên."

Lúc nào cũng sống trong hiện tại, đào luyện sự tỉnh thức trong từng giây phút, và tin tưởng vào hướng giải thoát ta thấy ra.

Hỏi: Hình như tôi thấy có cảm giác mạnh hơn khi hít vào; cái nầy có khuynh hướng làm rối loạn sự tập trung của tôi. Tôi có thể làm gì được?

Trả lời: Hơi thở là đối tượng hành thiền rất thú vị do bởi sự cấu trúc rộng rải và cường độ của nó. Có khi mạnh và nặng nề, có khi rất yếu và nhẹ. Nó có thể thay đổi giửa hít vào hay thở ra hay sau đó không chừng. Lắm khi hơi thở hầu như không nhận ra. Cái làm cho hơi thở có giá trị hành thiền là khi hơi thở trở nên thật nhẹ ta có thể dùng chổ khó nhận ra nó để chú tâm mạnh hơn đến tần lớp thật vi tế. Khi bạn cảm thấy hơi thở càng vi tế, càng chú tâm mạnh hơn nửa để ý thức được nó. Cần phải bổ sung thêm năng lượng-không phải là làm việc gì khác, chỉ đơn giản yên lặng.

Hỏi:Làm sao ta biết nếu người đó chứng ngộ rồi?

Một chúng sanh chứng ngộ không để lại một dấu vết gì. Không cách nào mà nhận ra được cái tâm giải thoát qua sáu giác căn vì nó vượt ra khỏi tâm thức bình thường nầy. Giống như cố tìm lại lửa trong khi lửa đã tắt mất rồi. Bạn sẽ tìm nó ở đâu? Bạn không thể nghĩ chứng đắc theo lối có một nơi nào hiện hữu. Chẵng có một dấu ấn đặc biệt nào trên trán người đó cả, nhưng bạn có thể nhận diện được phẩm chất trí tuệ và từ bi trong người đó, và tôn kính phẩm chất đó.

Hỏi: Về mối quan hệ với cha mẹ ta và trách nhiệm hướng dẫn họ con đường. Cha mẹ tôi ngạc nhiên tại sao tôi lại ở đây và làm gì, hình như không có cách nào làm họ hiểu cả.

Có rất nhiều phương tiện truyền thông-lời nói cũng chưa phải là cách tốt nhất. Nếu bạn đối xử với cha mẹ, hay bất cứ người nào, và lúc nào cũng có thái độ trầm tỉnh, không phán xét, chấp nhận, đầy yêu thương và rộng lượng, bạn không cần nói một lời nào. Cách hành xử hiện tại của chính bạn trong an bình tạo ra một khoảng trống nhất định. Cần phải có thời gian. Con người bị trói buột trong mỗi dính mắc riêng để nhìn cuộc đời. Ngay khi bạn nói việc gì ra có vẻ như răng đe, lập tức họ sẽ phản ứng chống lại. Tốt nhất là đừng như vậy, chỉ sống theo bản tính tự nhiên của bạn, tự để Pháp hiển lộ trong bạn. Một cái tâm bình an sẽ ảnh hưởng lợi ích đến chung quanh. Nó cần phải có thời gian, lòng kiên trì, và rất nhiều tình thương nửa.

Hỏi: Trong lúc tọa thiền tôi nhận ra tôi đang quán tưởng đến hơi thở như là nước đang chảy ngược, chảy xuôi trong đường hầm. Có phải nó sẽ chánh niệm hơn ngồi mà không quán tưởng?

Đúng vậy. nguồn căn của hành tập là đem tâm về tần lớp cảm nghiệm hiện tại hơn là khái niệm. Quán tưởng hơi thở là khái niệm. đó là việc không phải đang xãy ra; đó là cái tâm đang phóng tưởng lên trên một sự kiện đang xãy ra. Ý chính là kinh nghiệm được những cảm giác của hơi thở, không tạo lên một khái niệm về nó.

Hỏi: Lòng mến mộ Chúa có thích hợp gì không trong hành tập?

Tùy thuộc vào ý nghĩa Chúa của bạn là gì. Người ta có rất nhiều định nghĩa khác nhau trong từ đó. Một ý nghĩa đã có thể Chúa là sự thật tối hậu, cũng giống như là Pháp, chơn Pháp, đường lối vạn hữu như là. Một cách để dâng hiến là xả bỏ tất cả. Để cho Pháp tự hiển bày rộng mở ra.

-o

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#goodyear