be_tong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

HỎI: Bê tông là gì?

________________________________________

ĐÁP:

a) Nếu dùng xi măng và cát thì có thể xây dựng tất cả mọi thứ nhưng sẽ tốn rất nhiều xi măng, cát và công trong xây dựng. Vì thế người ta thường trộn thêm những vật liệu khác đã có cường độ cao sẵn như đá, sỏi...theo những tiêu chuẩn quy định để có một bê tông tốt với giá thành thấp hơn.

Bê tông là một loại đá nhân tạo, được hình thành bởi việc nhào trộn các thành phần: xi măng + đá, sỏi + cát + nước theo một tỷ lệ nhất định.

b) Một bê tông tốt phải có 3 tính chất cơ bản sau đây:

• Đủ sức chịu nén không bị rạn nứt hoặc suy giảm sức chịu đựng.

• Kín, không rỉ nước.

• Chịu đựng tốt sự tàn phá hoặc ăn mòn của môi trường.

HỎI: Cường độ (mác) bê tông là gì? Ứng dụng vào các loại công trình ra sao?

________________________________________

ĐÁP:

Là khả năng chịu nén của mẫu bê tông, mẫu để đo cường độ có kích thước 150mm x 150mm x 150mm, được thực hiện theo điều kiện tiêu chuẩn trong thời gian 28 ngày. Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Mác bê tông được phân loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600.

Mỗi công trình xây dựng đều phãi được tính toán để xác định chọn loại mác bê tông cho phù hợp

Thí dụ:

• Móng nhà phổ thông cần mác bê tông 200 - 250.

• Nhà cao tầng: 300 - 350.

• Silo, bể chứa lớn: 350 - 400.

• Mống trụ cầu: 350 trở lên...

HỎI: Cốt liệu có mấy loại ?

________________________________________

ĐÁP:

Có thể có rất nhiều loại khác nhau. Trong thực tế để dễ sử dụng người ta thường phân theo cỡ hạt phù hợp với mục đích sử dụng và thường có hai nhóm cỡ hạt chính:

• Cốt liệu lớn: cát, bột đá (cỡ hạt từ 0,14 - 5,00mm)

• Cốt liệu lớn: đá dăm, đá sỏi (cỡ hạt từ 5,00mm - 70mm - 150mm)

Các cốt liệu phải là nguyên chất, tức là không có lẫn tạp chất hữu cơ vượt quá tỷ lệ cho phép.

HỎI: Các yêu cầu về cốt liệu nhỏ (bột đá, cát)?

________________________________________

ĐÁP:

a) * Cốt liệu nhỏ phải được loại bỏ hết tạp chất như đất, than, quặng sắt, thạch cao, mica...

* Các loại sét, phù sa, bụi không vượt quá 3%. Muốn biết tỷ lệ này, ta có thể làm một thử nghiệm đơn giản sau:

• Bằng cách đổ nước vào trong cốt liệu nhỏ và lắc thật mạnh ống nghiệm.

• Để yên cho cát lóng.

• Sau 1 giờ, ta thấy lớp bùn trồi lên phía trên.

Và nếu lớp bùn dày không quá 1/25 của lớp vật liệu trong ống nghiệm thì chấp nhận được.

Nhưng nếu dày quá tỷ lệ này, cát phải đem rửa cho sạch mới dùng được.

b) Cát có thể lẫn chất hữu cơ, làm suy yếu bê tông: không thể dùng được, muốn biết:

• Đổ cốt liệu nhỏ chung với nước có pha 3% sút rồi lắc mạnh.

• Sau 24 giờ để yên, nước phải sạch, không có màu; hoặc nếu có chỉ là màu vàng nhạt.

• Nếu màu vàng sẫm là dấu hiệu có chất hữu cơ, cốt liệu nhỏ đó không dùng được.

Một khối lượng cốt liệu nhỏ mà có đủ các cỡ hạt từ 0,14 - 5mm là rất tốt cho việc chế tạo bê tông. Yếu tố này ít người ta để ý, cứ cho rằng cát nào cũng được! Nhưng trong các công trình quan trọng, các kỹ thuật viên xem xét kỹ lưỡng thành phần cỡ hạt của cốt liệu để bảo đảm tính tối ưu của bê tông.

Điều này cũng được ứng dụng trong VỮA XÂY TÔ Hà Tiên 1 + cốt liệu đúng các cỡ hạt cần thiết, bảo đảm chất lượng cao, ổn định cho việc xây và tô trát.

HỎI: Các yêu cầu về cốt liệu lớn (đá dăm, sỏi)?

________________________________________

ĐÁP:

* Không nên dùng cốt liệu lớn nếu có:

• Loại đá mềm, tràng thạch (feldspath), đá phiến diệp thạch (schist), phong hóa (balzan).

• Loại có hình dạng lép, mỏng, hoặc dài nhọn (vì sức chịu yếu).

• Tạp chất vượt quá 2%

* Nên dùng:

• Đá dăm hoặc sỏi có hình dạng khối, nhiều kích cỡ tương đồng nhau, như vậy khi đổ chung lại, khoảng trống bên ngoài các cục đá là nhỏ nhất; điều này có nghĩa là lượng hồ xi măng sẽ ít đi mà cường độ khối bê tông sẽ tăng lên.

• Cỡ hạt của đá dăm, sỏi từ 5 ly - 70 ly, và trong kết cấu khối lớn có thể đến 150 ly.

• Trong các công trình quan trọng, người ta còn yêu cầu phải rửa sạch và tẩy bụi bằng cách xịt nước vào đá dăm, sỏi.

HỎI: Điều kiện về nước trộn hồ vữa?

________________________________________

ĐÁP:

* Không được dùng:

• Nước có váng dầu hoặc váng mỡ.

• Nước hồ, đầm, ao tù, nước cống rãnh.

• Nước có pH nhỏ hơn 4, và lớn hơn 12,5.

• Nước có tạp chất hơn 2gr/lít.

* Nên dùng:

• Nước sinh hoạt thông thường, uống được.

• Nước có độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.

HỎI: Xi măng giữ vai trò thế nào trong bê tông?

________________________________________

ĐÁP:

• Hồ xi măng làm vai trò liên kết các thành phần (đá, sỏi, cát) rời rạc lại, và khi đóng rắn, làm cho tất cả thành một khối cứng như đá.

• Vì quan trọng như vậy, ta phải lựa chọn mác xi măng cho phù hợp với công trình xây dựng.

• Không nên dùng xi măng mác thấp chế tạo bê tông mác cao: sẽ làm hư hỏng công trình.

• Không nên dùng xi măng mác cao thay xi măng mác thấp: vì gây lãng phí và/hoặc không đủ lượng xi măng tối thiểu theo quy định.

• Những công trình đặc biệt đòi hỏi có loại xi măng đặc biệt (thí dụ: Xi măng Hà Tiên ít tỏa nhiệt xây dựng đập Thủy Điện Trị An, đập Thủy Điện Thác Mơ; Xi măng Hà Tiên bền Sulphate xây các công trình ngập nước mặn, và nhiễm phèn nặng).

Đập tràn Thủy điện Thác Mơ xây dựng bằng xi măng Hà Tiên 1 ít tỏa nhiệt (1993)

HỎI: Xi măng xám có phải là xi măng tốt nhất?

________________________________________

ĐÁP:

Muốn đánh giá chất lượng xi măng, cần phải làm thí nghệm chuyên ngành. Trong thực tế, các nhà sản xuất uy tín luôn luôn giữ gìn nghiêm ngặt không những chất lượng sản phẩm mà cả màu sắc đặc trưng, mà các sản phẩm khác không có. Xi măng Hà Tiên 1 là một điển hình.

Các chủng loại xi măng nhãn hiệu Kỳ Lân xanh của Hà Tiên đã được đông đảo người tiêu dùng tín nhiệm cả về độ vững chắc và về màu xám xanh đặc trưng, bắt mắt. Thị hiếu này của khách hàng đã được Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đáp ứng. Có thể coi đây là bí quyết của nhãn hiệu Xi măng Hà Tiên 1.

HỎI: Có phải xi măng nóng tốt hơn xi măng nguội?

________________________________________

ĐÁP:

Về kỹ thuật, sử dụng xi măng nóng có hại vì:

• Khi trộn nước vào phối liệu vữa có xi măng nóng thường xảy ra hiện tượng khan nước, và nếu thêm nước thì hỗn hợp sẽ bị dư nước. Lượng nước dư sau phản ứng hóa học sẽ giữ lại bên trong cấu trúc. Sau khi tháo cốt pha, lượng nước dư sẽ bay hơi tạo nên các lỗ rỗng làm giảm cường độ nén của vữa, bê tông.

• Các chất (CaO tự do, MgO) sẽ tác dụng với nước tạo ra sản phẩm nở thể tích, tạo ứng suất nội trong kết cấu bê tông, và làm cho bề mặt công trình có thể bị rạn, nứt chân chim. Vì vậy sử dụng xi măng nguội là tốt hơn, dễ thi công, chất lượng ổn định, nhưng xi măng nguội phải còn trong thời hạn sử dụng.

HỎI: Xin cho biết cách thức bảo quản xi măng?

________________________________________

ĐÁP:

Xi măng rất háo nước, cần được bảo quản đúng qui định, cụ thể:

• Phương tiện vận chuyển: Sàn phải khô, có bạt che mưa.

• Kho chứa phải khô ráo.

• Các bao xi măng nên kê trên bục hoặc đặt trên palette cao khỏi mặt nền 30cm, cách xa vách 20cm.

• Mỗi chồng không quá 10 bao. Nếu để trên 01 tháng phải đảo chồng bao.

HỎI: Tại sao gọi là "Bê tông Mô-ni-ê"?

________________________________________

ĐÁP:

"Bê tông Mô-ni-ê" là bê tông cốt thép, nó kết hợp được hai tính năng:

• Chịu nén tốt của bê tông thường.

• Chịu kéo, chịu uốn khỏe của cốt thép

Nhờ vậy mà người ta xây dựng được nhiều công trình kiến trúc có hình thức cầu kỳ, có độ thanh mảnh độc đáo; điều mà bê tông đơn thuần không làm được.

Cách đây hơn 150 năm, người ta b ắt gặp ở chung quanh vùng Grenoble, Tây Nam Paris, các ống đúc bằng xi măng bên trong có vỉ kim loại, và đặc biệt lôi cuốn sự chú ý bấy giờ là một chiếc thuyền đúc bằng xi măng với bộ khung sắt bên trong, được triển lãm tại Paris năm 1855.

Sau đó, trong các năm 1867, 1873, Josehp Monier đã lấy được 3 bằng phát minh liên quan đến việc đổ bê tông cốt thép đúc các bồn chứa lưu động, xây dựng cầu mái vòm, và đổ tấm trần. Do bằng sáng chế gắn liền với tên Monier nên thời gian dài ở Châu Âu, người ta quen gọi bê tông cốt thép là "Bê tông Mô-ni-ê".

HỎI: Các yêu cầu về cốt thép?

________________________________________

ĐÁP:

- Thép được dùng phải có chất lượng đúng yêu cầu, đồng đều về cỡ, chủng loại, kích thước.

- Mặt ngoài phải sạch, không bị lẹm, gỉ sét, giảm tiết diện.

- Cắt và uốn phải đúng qui trình kỹ thuật.

- Các thanh dài nên là nguyên một thanh; nếu phải nối thì vị trí mối nối không được rơi vào nơi chịu lực chính, bố trí xen kẽ và chiều dài nối chồng không được ngắn hơn 30 lần đường kính của thanh thép.

HỎI: Định mức cấp phối vật liệu cho 1 m3 bê tông; cho 1m3 vữa xây tô ?

________________________________________

ĐÁP:

Giới thiệu cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông, khi dùng xi măng PCB.30, và cốt liệu có cỡ hạt 1x2cm

Mác bê tông Xi măng (kg) Cát(m3) Đá(m3) Nước sạch(lít)

150

200

250 288,025

350,550

415,125 0,505

0,481

0,455 0,913

0,900

0,887 185

185

185

Giới thiệu cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa, khi dùng xi măng PCB.30 và cát mịn.

Mác vữa Xi măng (kg) Cát(m3) Nước sạch (lít)

50

75 230

320 1,09

1,06 210

210

Lưu ý quan trọng:

1. Tỷ lệ nước trong vữa bê tông hoặc vữa xây tô có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì:

• Nếu ít nước, hồ vữa khô, khó thi công, bê tông không phát triển được hết cường độ.

• Nếu nhiều nước, hồ vữa nhão, dễ thi công, nhưng mác bê tông sẽ lâu phát triển, tốn kém nhiều hơn.

• Giải quyết mâu thuẫn này, người ta dùng các kỹ thuật hỗ trợ (trộn bằng máy, quay ly tâm, thêm phụ gia) để dùng một lượng nước tối thiểu, nhưng thi công lại dễ dàng.

• Về nguyên tắc: không có một công thức cố định nào về tỷ lệ nước trong bê tông hoặc trong hồ vữa, mà nên thí nghiệm tại chỗ, vì còn phù thuộc vào các yếu tố cụ thể (lượng xi măng, độ ẩm của cát, độ hút nước của cốt liệu...).

2. Khi đã có đủ xi măng tốt và cát sạch, việc còn lại là phải đúng theo tỷ lệ, và trộn thật đều.

Kết quả được xem là đã đạt, khi lấy nhiều nắm trong một đống vữa khô vừa trộn xong và đem thí nghiệm riêng thì sẽ cho kết quả giống nhau.

HỎI: Các yêu cầu về gạch xây? Kỹ thuật cơ bản xây tô?

________________________________________

ĐÁP:

a) Chọn đúng loại gạch (gạch ống, gạch thẻ, gạch block) và đúng kích thước yêu cầu.

• Sức chịu đạt cường độ qui định của công trình.

• Kiểm tra nhanh bằng cách bẻ đôi cục gạch để xem mặt cắt viên gạch có bị lỗ, bộng, các hạt tạp chất.

• Độ hút nước không quá 18% trọng lượng viên gạch.

b) Trước khi xây, gạch phải nhúng nước, để không hút nước trong hồ vữa. Nhưng không ngâm lâu quá dẫn đến mặt tường sẽ bị "lên hoa" (meo mốc) về sau.

c) Mạch vữa ngang không dày hơn 2cm, mạch đứng không quá 1,5cm, các mạch phải đầy vữa không để rỗng, bọng. Tóm tắt nguyên tắc xây gạch: "ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, khối xây đặc chắc".

d) Sau khi xây gạch gặp trời mưa: cần che đậy; gặp trời nắng: cần tưới nước.

e) Tường xây dở (cách đêm) không được để mạch răng cưa mà để mạch giật cấp theo ta-luy để hôm sau xây tiếp.

f) Trừ tường con kiến, gạch một dầy khoảng 10cm còn tường đôi (dầy khoảng 20cm) hay tường ba (dầy khoảng 30cm) ngoài hàng gạch dọc theo tường tạo thành lớp tường 10cm còn phải đặt gạch ngang vuông góc với mặt tường để liên kết các lớp tường này với nhau theo nguyên tắc ba dọc một ngang hay năm dọc một ngang. Vị trí gạch ngang ở tường ba phải đảo nhau để liên kết cho tốt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tong