Bên Thắng Cuộc II. Quyền Bính part 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đường dây 500

Không còn như thời kỳ “nhà nước đảng”. Bắt đầu từ thập niên 1990, Chính phủ trực tiếp ban hành và trở thành trung

tâm điều hành các chủ trương, chính sách lớn. Một trong những chủ trương lớn của thời kỳ đó là cho xây dựng đường dây

tải điện siêu cao áp từ Nhà máy thủy điện Hòa Bình vào miền Nam, về sau gọi là Đường dây 500 kV

443

.

Cuối năm 1991, miền Nam thiếu điện nghiêm trọng, trong khi, Nhà máy thủy điện Hòa Bình, dự kiến vào năm 1995, sẽ

sản xuất ra một lượng điện mà miền Bắc không có khả năng khai thác hết. Bộ Năng lượng tuy đưa ra hai phương án: bán

sang Trung Quốc hoặc làm đường dây siêu cao áp để tải vô Nam. Nhưng Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải vẫn nói trong Thường vụ

Hội đồng Bộ trưởng: “Chúng tôi khảo sát, nếu bán sang Trung Quốc thì giá không đến nỗi nào nhưng do phải xây dựng

một đường dây 220 kV để tải điện sang nên tính ra không còn dư bao nhiêu. Nếu chuyển điện vào miền Nam thì phải xây

một đường dây siêu cao áp”.

Việt Nam khi ấy vừa bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, phương án bán điện cho họ cũng được một số người tán

thành. Nhưng, theo ông Kiệt: “Nam Bộ thiếu điện trầm trọng, các nhà đầu tư vào, câu đầu tiên là hỏi về điện. Vấn đề

không chỉ là Trung Quốc, trong đầu tôi không có chuyện bán điện. Cũng may là khi bàn chuyện bán điện, có người phản

ứng, miền Bắc thiếu gạo thì miền Nam đưa ra, bây giờ miền Nam thiếu điện, không lẽ miền Bắc đưa bán sang Trung

Quốc”. Theo ông Vũ Ngọc Hải: “Ông Kiệt nói: Tôi còn làm Thủ tướng thì không bán điện đi đâu cả”. Ông Kiệt quyết định

sớm làm đường dây siêu cao áp để đưa điện vào Nam. Chủ trương này được Tổng Bí thư Đỗ Mười đồng tình.

Về mặt thủ tục, ông Võ Văn Kiệt thừa nhận, quá trình hình thành chủ trương xây dựng đường dây 500 kV cũng có

những thiếu sót. Ông Kiệt nói: “Tôi và ông Đỗ Mười trao đổi, hai bên thống nhất lắm. Hai, ba lần họp Bộ Chính trị, ông

Mười nhắc: Anh Kiệt nên làm gấp đường dây 500. Nhưng, ông Mười không bao giờ cho bàn chính thức để đi đến một

quyết nghị của Bộ Chính trị. Thế rồi, khi anh Nguyễn Văn Linh hỏi anh Đỗ Mười: Chủ trương đâu, thì té ra, trong Bộ Chính

trị cũng có nhiều người không đồng tình, tỏ ra bực bội, nói ông Kiệt tự ý làm. Anh Mười im lặng. Ông Linh dựa vào đó nạt

mình”.

Trước Tết năm 1992, nghĩa là ở thời điểm mà chủ trương đã hình thành, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, một Việt kiều ở

Pháp, nêu ra ba nghi vấn về đường dây 500 kV: Đường dây dài gần 1.500 km, tạo ra chênh lệch 1/4 bước sóng cho nên

không thể tải điện đi miền Nam; Chưa có luận chứng mà đặt mục tiêu thi công trong hai năm là không tưởng; Giá thành

sẽ rất cao, về mặt hiệu quả kinh tế là không có. Nhà báo Minh Thu kể: “Tôi đến gặp ông không lâu sau khi có thư của ông

Nhẫn. Ông đưa lá thư cho tôi coi rồi nói: Chú đã cho thư ký photo gửi hết cho anh em. Tôi kêu lên: Trời ơi, sao chú làm

thế? Ông cười: Không có ai chỉ ra những điểm yếu của mình đầy đủ như những người phản đối mình. Ở đây có những cảnh

báo mà anh em chưa đặt ra hết”.

Ông Vũ Ngọc Hải thừa nhận: “Dù tin anh em, ông Kiệt vẫn bị ám ảnh bởi ý kiến của Giáo sư Nhẫn”. Ông Kiệt triệu tập

khẩn cấp ông Vũ Ngọc Hải. Ông Hải nói: “Tôi thức trắng một đêm, xem tài liệu và tự mình tính toán. Việc xử lý chênh

lệch 1/4 bước sóng bằng năm trạm bù đã được các chuyên gia nước ngoài thẩm định. Tôi quyết định ký và đảm bảo với

Thủ tướng: Anh an tâm, tôi lo nhất là vấn đề an ninh chứ không phải là an toàn. Anh đảm bảo vấn đề an ninh, vấn đề kỹ

thuật, tôi đảm bảo. Ông Kiệt quyết định và nói: Cứ làm, nếu thất bại thì không đợi cách chức, tôi sẽ chủ động từ chức”.

Nhưng lá thư của ông Nhẫn đã được những người phản đối công trình khai thác. Theo ông Vũ Ngọc Hải, ông Nguyễn

Văn Linh vốn ủng hộ phương án bán điện, lấy tiền xây nhà máy nhiệt điện ở miền Nam, nhưng trước đó, chưa có đủ lập

luận để phản bác. Sau khi có được lá thư của ông Nhẫn, từ miền Nam, bà Ngô Bá Thành, người được ông Nguyễn Văn

Linh đưa lên chức Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, nói gần nói xa: Làm đường dây 500 là tự sát. Ông Đỗ Mười lúng

túng.

Trụ điện đầu tiên của công trình đường dây 500 kV được khởi công vào ngày 1-3-1992. Ông Võ Văn Kiệt đã “đổ thêm

dầu vào lửa” khi, ngày 24-3-1992, ngày Quốc hội khóa VIII khai mạc kỳ họp cuối cùng, ông bay lên Hòa Bình dự lễ khởi

công công trình xây dựng cột điện ở nơi khởi nguồn của đường dây. Ông Nguyễn Hà Phan nói: “Bữa ông đi khởi công, tôi

khuyên: Anh đợi tới chiều hẵng đi, dự khai mạc Quốc hội đã. Nhưng ông vẫn đi. Bà Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ tịch nước

nói: Ông này bất kể thiên địa. Một ông rất to trong Quốc hội lo: Gió bão nó đổ một cây cột thì ai chịu? Chủ tịch Quốc hội

Lê Quang Đạo nói với tôi: Sáu Phan à, làm cái này coi bộ vướng”.

Trong khi đó, Hà Nội nhận được những tín hiệu mà Cố vấn Nguyễn Văn Linh phát ra từ Sài Gòn. Khi không chính thức

đưa công trình đường dây 500 ra bàn ở Bộ Chính trị, ông Đỗ Mười cũng có những tính toán. Năm 1989, hai lần ông Đỗ

Mười cho thảo một nghị quyết để Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương thông qua, hợp thức hóa chủ trương chống

lạm phát bằng “lãi suất cưỡi sóng” của ông, nhưng cho dù ủng hộ, ông Nguyễn Văn Linh lờ đi. Chỉ khi làm thí điểm ở Hải

Phòng có kết quả, Hội nghị Trung ương 6 khóa VI mới đưa vấn đề chống lạm phát vào Nghị quyết.

Không phải ông Võ Văn Kiệt không biết tình huống chính trị này, nhưng khi không hối thúc ông Đỗ Mười chính thức có

chủ trương, ông Kiệt cũng có những cân nhắc. Ông Kiệt không muốn tạo tiền lệ Chính phủ làm gì cũng phải được bàn

trước trong Bộ Chính trị và phải xin ý kiến Quốc hội

444

. Việc ông Kiệt phát lệnh khởi công một công trình lớn ba tuần trước

khi Quốc hội khóa VIII họp kỳ cuối cùng đã làm mếch lòng rất nhiều đại biểu.

Ngày 13-4-1992, trong phiên họp toàn thể của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

Giáo sư Vũ Đình Cự nói: “Ủy ban chúng tôi đã phải làm một việc rất khó khăn vì phải phát biểu ý kiến về một công trình

quan trọng, nhân dân cả nước quan tâm, đã có quyết định của Hội đồng Bộ trưởng và lại vừa được cử hành lễ khởi công

rất trọng thể ở nhiều nơi trong nước”

445

.

Ông Vũ Đình Cự nói tiếp: “Ngày 3-2-1992, Bộ Năng lượng mới trình hồ sơ luận chứng kinh tế kỹ thuật, ngày 17-2-

1992, Hội đồng Thẩm tra Nhà nước chỉ làm việc trong một ngày, vậy mà đến ngày 19-2-1992 đã trình lên Hội đồng Bộ

trưởng để phê duyệt. Từ đó dẫn đến một số khiếm khuyết. Nhiều vấn đề khoa học kỹ thuật và công nghệ chưa được

nghiên cứu một cách thấu đáo... Chúng tôi xin nói thêm là khi đề nghị các chuyên gia đầu ngành về kỹ thuật điện cho

biết là đã có những nước nào làm đường dây 500 kV dài trên 1000 cây số, thì các đồng chí không nắm vững; có một đồng

chí cho biết đường dây của chúng ta là đường dây thứ ba. Trên thế giới mới có hai đường dây trên dài trên 1000 cây số

và điện áp là siêu cao áp. Sau khi xây dựng chỉ có đường dây của Pakistan, dài 1200 cây số là dùng được, còn đường dây

kia, dài 1700 cây số thì không dùng được”. Đặc biệt, theo ông Vũ Đình Cự: “Chưa có cơ sở về khả năng thi công hoàn

thành đúng thời gian trong hai năm khi mà nguồn vốn chưa được xác định vững chắc, vật tư chủ yếu đều phải nhập

ngoại”.

Một thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước Đặng Hữu, cũng dấy lên không ít hoài

nghi khi ông nói trước Quốc hội: “Chủ trương đặt ra là cần thiết nhưng, có nhiều vấn đề khoa học chúng ta chưa kịp

nghiên cứu. Anh em cũng hơi băn khoăn lo lắng… Cái phần 1/4 bước sóng, tôi đồng ý như anh Nguyễn Đình Tứ đã nói.

Thực ra, về lý thuyết anh em hiểu hết và trên thực tế các nước đã làm rất nhiều ở Liên Xô và Mỹ. Nhưng vấn đề lại là

chúng ta chưa có đội ngũ chuyên gia để làm những công việc đó. Lo là lo chỗ đấy!… Nếu như làm một cái trụ thôi thì có

lớn hơn chúng ta cũng có thể làm được. Nhưng mà đây là làm một dãy dài hơn 3.000 cái trụ trong một thời gian ngắn.

Mặt thứ hai, nếu dựa vào nước ngoài một nửa thì hôm trước anh Hiệu có đề xuất với anh Sáu (Võ Văn Kiệt), anh Sáu

cũng đồng ý có thể mời chuyên gia Liên Xô cùng tham gia vào đây”.

Nhưng hai tiếng “chuyên gia Liên Xô” được nói lên ở thời điểm này lại dấy lên những quan ngại khác. Bí thư Trung

ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát Tối cao Trần Quyết nói: “Liên Xô trước đây thì chúng ta rất an tâm bởi vì là nước

xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản cầm quyền, bây giờ Đảng Cộng sản mất rồi, chính quyền Xô viết mất rồi. Những chuyên

gia mà lại là đảng viên cộng sản thì còn được dùng không? Có được gửi sang Việt Nam không? Hay người ta gửi những

thứ ba vạ sang đây, mang tiếng chuyên gia Liên Xô. Cái ông Yeltsin ấy, Quốc hội chẳng lạ lùng với những gì họ làm ở

nước Nga. Họ phá tan Đảng Cộng sản, phá tan Liên bang Xô viết. Vậy thì đối với Việt Nam thì như thế nào”.

Tháng 8-1992, tại Hội nghị Cán bộ tổ chức toàn quốc, họp tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Linh, bấy giờ

đang là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương đến dự đã nói: “Làm đường dây 500 kV là một chủ trương phiêu lưu, mạo

hiểm. Là lợi dụng tiền Nhà nước để gây thanh danh cá nhân”. Đặc biệt tại đây, ông Linh đã dấy lên những lo ngại về vấn

đề tham nhũng.

Nữ nhà báo Minh Thu nhớ lại: Đầu thập niên 1980, khi lên Trị An làm phóng sự, bà chứng kiến một nhóm cán bộ đứng

trong rừng trước một tấm bản đồ. Chính giữa họ là một người đàn ông trạc 60 tuổi, phong trần, mặc áo may ô, đang nói

rất say sưa: “Tôi nói với mấy anh rằng, xây dựng một công trình như thế này mà tham ô, ăn cắp, thì cũng như ăn đồ dơ”.

Ông chấm dứt câu nói bằng một cú chém tay rất mạnh ngang trong không khí. Minh Thu, một phóng viên mới vào nghề,

sau đó mới biết đó là Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt.

Hơn mười năm sau khi bắt đầu đường dây 500 kV, ông Kiệt cũng căn dặn “các tướng” của mình là “không được tắt

mắt”. Ngày 24-3-1992, khi ông Kiệt lên xã Mạc Đức, Hòa Bình làm lễ khởi công trụ điện số Một, một công nhân đã bỏ vào

túi ông Vũ Quốc Tuấn, thư ký ông Kiệt, một lá thư tố cáo vụ mất cắp năm tấn xi măng ở công trường. Ông Vũ Ngọc Hải

nói: “Ông Tuấn báo với ông Kiệt, ông Kiệt đọc và nói với tôi: Phải xử lý ngay để làm gương”. Vừa bắt đầu ra quân đã phải

trảm tướng: Giám đốc Công ty xây lắp Điện I bị cách chức.

Về sau, chính tác giả của đường dây 500, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải cũng phạm phải một sai lầm chết

người. Ban Quản lý công trình do ông Hải đứng đầu có thẩm quyền nhập thẳng thiết bị, vật tư từ nước ngoài. Nhưng, ông

Hải đã đồng ý cho một “công ty đời sống” của Hội hữu nghị Việt Nam - Ba Lan mà ông làm Chủ tịch, đấu thầu đứng ra

nhập 4.000 tấn thép, giúp công ty này hưởng một khoản lời khá lớn. Công trình đường dây 500 lúc ấy có hàng chục nghìn

công nhân nhưng đồng thời cũng có hàng triệu con mắt để ý đến từng chi tiết. Áp lực chính trị đè nặng lên ông Võ Văn

Kiệt khi có nhiều ý kiến yêu cầu bỏ tù ông Hải.

Ông Vũ Ngọc Hải lúc bấy giờ đang là một ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, theo nguyên tắc Đảng, việc khởi tố ông

chỉ có thể tiến hành sau khi Trung ương họp quyết định hình thức kỷ luật. Ông Hải kể: “Hôm Trung ương họp để kỷ luật

tôi, họ có mời tôi đến nhưng tôi không được vào phòng họp ngay. Một chuyên viên của Văn phòng Trung ương đợi tôi ở

cổng số 4 Nguyễn Cảnh Chân, kèm tôi đi vào một phòng riêng, đợi đến khi Hội nghị Trung ương khai mạc mới cho tôi vào

dự. Trước Hội nghị Trung ương, tôi thừa nhận đã ‘bút phê’ để công ty của Hội có thể tham gia đấu thầu và cho rằng việc

đó không có gì sai pháp luật. Nếu là một công ty khác, tôi vẫn giới thiệu”. Trình bày xong, người của Văn phòng Trung

ương lại đến bên ông Hải nói: “Theo yêu cầu của Ban Bí thư, mời anh về”.

Ông Hải không được có mặt trong phần “luận tội” sau đó. Thủ tướng Võ Văn Kiệt thấy “cách làm không dân chủ” cũng

bỏ về. Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Xuân Trinh: Cuộc họp do ông Đỗ Mười chủ trì. Thứ trưởng Bộ

Nội vụ Phạm Tâm Long chỉ nói một câu: “Nếu không khởi tố anh Hải với anh Lê Liêm thì vụ án coi như bỏ đi”. Ông Đỗ

Mười kết luận: “Cứ khởi tố, nếu điều tra xong mà không thấy vấn đề gì thì thôi”. Sau Hội nghị Trung ương, ông Đỗ Mười

cho gọi Bộ trưởng Nội vụ Bùi Thiện Ngộ và Chánh án Tối cao Phạm Hưng lên, quán triệt: “Đây là Nghị quyết của Ban Chấp

hành Trung ương, các anh chấp hành”.

Sau đó, theo ông Vũ Ngọc Hải, ông Nguyễn Văn Linh có ra Hà Nội gặp ông Lê Thanh Đạo, viện trưởng Viện Kiểm sát

Nhân dân Tối cao. Cáo trạng, được điều chỉnh từ khung 1, cảnh cáo, lên khung 2, có mức án từ ba năm tù trở lên. Ông

Hải sau đó lãnh án 3 năm tù giam. Thứ trưởng Lê Liêm lãnh án tù treo.

Mất tướng giữa đường, ông Võ Văn Kiệt càng quyết tâm cao hơn để hoàn thành công trình. Ông có mặt ở những nơi

cam go nhất. Ông chứng kiến những công nhân gùi vật tư leo lên đèo Lò Xo, đầu người đi sau chạm vào gót chân người

đi trước. Thay vì dùng trực thăng kéo cáp như Thái Lan, ông chứng kiến cảnh công nhân cầm bó mía đi trước dụ con voi

đang cong lưng kéo những đoạn cáp mồi. Đường dây hoàn thành đúng tiến độ. Nhưng chính đây lại là thời điểm ông Kiệt

lo lắng nhất: Đóng điện.

Chiều ngày 27-5-1994, báo chí túc trực trước cổng Tổng công ty Điện lực Việt Nam, ông Kiệt đến từ cổng sau. Gần 6

giờ mà báo chí vẫn chưa được vào. Nhà báo Minh Thu kể: “Tôi viết vào một mảnh giấy nhỏ: Xin chú cho quay làm tư liệu

thôi. Sát giờ đóng điện, ông nói với Điện lực: Cho truyền hình vào. Tôi là người duy nhất có mặt. Khi ấy ông vẫn rất căng

thẳng, môi ông khô khốc, miệng há hốc, ngước nhìn lên bảng điện. 19 giờ 07, đèn bật sáng, báo: Phú Lâm đã nhận được

dòng điện đúng như tính toán. Ông thở phào bước lên phòng tiếp tân. Người đầu tiên mà ông đi tới, ôm lấy, là Thứ

trưởng Lê Liêm, đang thụ án treo. Ông Liêm, khi ấy đã ngoài 60 tuổi, mếu máo trong vòng tay Thủ tướng”.

Sáng hôm sau, vào lúc 5 giờ sáng ở trại giam Thanh Xuân, phạm nhân Vũ Ngọc Hải đang tập thể dục ở sân thì một

Trại phó chạy tới bảo: “Anh Hải về mặc quần áo nhanh lên, Thủ tướng vào thăm đấy”. Ông Hải nhớ lại: Tôi thay đồ, lên

phòng khách, Thủ tướng đã ngồi đó. Ông mang theo hai chai sâm banh, ba chiếc ly, vì sợ trong tù không có ly. Ông đứng

dậy nắm chặt tay tôi, hỏi tôi có khỏe không, sinh hoạt ra sao. Trầm ngâm một chút, ông hỏi: “Có biết vì sao mình vào

không?”. Tôi bảo: “Tôi biết hôm nay đóng điện, chỉ không biết đóng vào giờ nào thôi! Nhưng tôi tin là đóng điện đã thành

công”. Ông bảo: “Mấy hôm nay mình mất ngủ vì lo”. Tôi hỏi: “Thế còn tối hôm qua anh có ngủ được không?”. Ông nói:

“Cũng mất ngủ vì vui sướng quá!”. Rồi ông gắn huy hiệu đường dây 500KV cho tôi. Ông bảo: “Anh là người đầu tiên được

gắn huy hiệu này đấy”. Ông tự tay rót ba cốc sâm banh, một cốc đưa cho tôi, một cốc đưa cho Giám thị trại giam. Chúng

tôi cùng chạm cốc. Còn một chai nữa, ông đưa cho tôi: “Hải cầm lấy”.

Phạm nhân được giữ lại trong trại cho đến khi Thủ tướng về. Khi vừa ra khỏi phòng, họ giơ tay chào ông Hải, có người

hỏi: “Bộ trưởng vừa mới tiếp Thủ tướng à?”. Ông Hải: “Bộ trưởng cái cóc khô”. Nhưng rõ ràng là ông Hải đã ở tù như bộ

trưởng. Ông Hải kể: “Khi tôi nhập trại, ông Lê Minh Hương, khi đó là thứ trưởng Bộ Nội vụ vào kiểm tra trại giam và cho

giải phóng một cái trạm xá cũ để tôi vừa ở vừa tiếp khách. Cái trạm xá này một nửa nằm trong trại, một nửa nằm nhô ra

khu tập thể của cán bộ trại. Hằng ngày, khách đến thăm tôi nhiều nên anh em bố trí một phòng gần phòng làm việc của

cán bộ trại giam. Đồng thời bố trí một phạm nhân phục vụ, cứ có khách đến đăng ký thì họ lại gọi tôi lên phòng đó tiếp

khách, tiếp không có công an ngồi kèm đâu. Trong thời gian tôi ở tù, ngoài Thủ tướng, Phó Thủ tướng, có hai mươi tám

bộ trưởng, thứ trưởng và hai phu nhân bộ trưởng cũng vào thăm”.

Sau Tết năm 1995, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải vào thăm. Ông Hải kể: “Anh Khải đem hai chai rượu, nói: Đây là cơ

quan tặng cậu. Rồi anh lấy ra một chiếc áo rét: Cái này của tớ. Rồi rút ra một bao lì xì đỏ: Còn đây là của vợ tớ lì xì cậu!

Anh Khải bảo: “Đường dây 500KV đóng điện thành công thế mà có vị vẫn phản đối đấy”. Tôi nói: “Cái này thì tôi biết. Khi

mới bị khởi tố, tôi vào Thành phố Hồ Chí Minh, đến chơi nhà vợ chồng ông Mười Hải, một người cũng vừa bị khởi tố trong

vụ án khác, ông Mười Hải nói: “Vị ấy đã đồng ý sẽ thả tớ, nhưng cậu sẽ chết”.

Sau khi vào trại gắn huy hiệu cho ông Hải, ông Kiệt tác động để ông được tha. Ông Nguyễn Văn Linh nghe tin, điện

cho ông Đỗ Mười ngăn chặn. Ông Mười nói với ông Kiệt: “Tình hình chưa thể cho anh Hải ra trước Tết được”. Ông Kiệt nói:

“Ta có bản lĩnh của ta, vì sao lại phải sợ?”. Ông Mười: “Thôi cứ để sau Tết”. Sau Tết ông Hải được đặc xá cùng với hàng

ngàn phạm nhân khác. Lần đầu tiên, lệnh đặc xá được Hà Nội áp dụng, ở Sài Gòn, ông Nguyễn Văn Linh nói: “Đây là con

bài để tha thằng Hải!”.

Đường dây 500 kV thành công nhưng Ban Bí thư không đồng ý cho làm lễ khánh thành. Một người thư ký cũ của ông

Kiệt lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Huấn, nói: “Chẳng lẽ

không làm gì? Tôi nói với anh Sáu Dân: Để tôi làm cho. Anh Sáu dặn, không được lấy một cắc từ ngân sách. Tôi huy động

Hàng không, Sài Gòn Tourist tài trợ, tổ chức một bữa tiệc mời 600 quan khách. Trước Dinh Độc Lập treo băng-rôn: Thành

phố Hồ Chí Minh mừng dòng điện 500 kV ”.

Nhà báo Minh Thu kể: “Tôi vào Dinh, không có một quan chức nào của Ban Bí thư hay Bộ Chính trị vào dự. Thấy ông

ngồi một mình, tôi đến, hỏi: Chú, cái nhà trẻ xây xong còn có lễ khánh thành, sao một công trình thế này mà không có

ngày khánh thành hả chú. Ông kéo tôi ngồi xuống: Thôi, đóng điện an toàn là tao mãn nguyện lắm rồi”.

Suốt buổi lễ, ông Kiệt im lặng. Một diễn từ cực ngắn được ông Nguyễn Văn Huấn đọc: “Cái tên Phú Lâm giờ đây đã trở

nên quen thuộc, thân thương. Bởi, Phú Lâm là điểm cuối cùng của đường dây huyết mạch nối liền với Hòa Bình. Sức mạnh

sông Đà qua Phú Lâm tỏa khắp phương Nam, làm đẹp, làm giàu thêm, miền đất Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh có

thêm điều kiện mới để tiến lên trong vận hội mới. Cho phép tôi được thay mặt đồng bào Thành phố gửi tới hai vạn người

anh hùng, vẫn đang đứng trên công trường, bất chấp tất cả”. Nhiều năm sau, khi kể lại câu chuyện này, ông Nguyễn Văn

Huấn vẫn tỏ ra vô cùng tâm đắc với câu: Bất chấp tất cả!

Chương XIX: Đại hội VIII

Giữa thập niên 1990, đổi mới có khuynh hướng chững lại. Đây là giai đoạn trong Đảng vẫn có những người được coi là

“bảo thủ”, có những người được coi là “đổi mới”. Các nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng thị trường rất có thể bị các nhà

lý luận quy là “chệch hướng”; các nỗ lực dân chủ hóa cũng có thể bị quy là “diễn biến hòa bình”. Trong tình hình đó, thay

vì có những tháo gỡ về mặt lý luận để tránh tụt hậu và tiếp tục cải cách, Đại hội VIII, diễn ra đầy kịch tính vào cuối

tháng 6-1996, chủ yếu để những nhà lãnh đạo tuổi cao sắp xếp các vị trí cầm quyền trong Đảng.

Khúc dạo đầu

Nhân sự Đại hội VIII được chuẩn bị trong tình huống Tổng Bí thư Đỗ Mười đã bước vào tuổi tám mươi, người trẻ nhất

trong “tam nhân” - ông Võ Văn Kiệt - cũng sắp bước sang tuổi bảy mươi tư, còn ông Lê Đức Anh vừa tròn bảy mươi sáu.

Trưởng Ban Bảo vệ Trung ương Đảng khóa VII, ông Nguyễn Đình Hương, nói: “Xu thế chung là muốn có sự thay đổi để

đưa một thế hệ lãnh đạo hoàn toàn mới lên. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đất nước ở giai đoạn cực kỳ quan trọng mà

thay cùng lúc ba ‘cụ’ chủ trì thì rất mệt”. Để thăm dò mức độ hậu thuẫn cho cả ba tại vị, Tổng Bí thư Đỗ Mười bắt đầu

bằng việc lấy ý kiến từ các vị “lão thành”

446

.

Trong vòng đầu tiên, ý kiến từ cả miền Bắc và miền Nam đều có vẻ như ủng hộ ông Võ Văn Kiệt. Từ Hà Nội, thư ngày

7-8-1995 của ông Trần Văn Hiển viết: “Nếu đồng chí Đỗ Mười xin rút vì đã ở tuổi tám mươi thì nên giữ lại anh Sáu Dân

(Võ Văn Kiệt) thay anh Mười làm tổng bí thư”. Theo ông Hiển, ông Kiệt năm ấy “tuy đã ở tuổi bảy ba, nhưng vẫn khỏe

mạnh và đầu óc còn minh mẫn”. Từ Sài Gòn, cựu phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Vũ Đình Liệu làm hẳn một “tờ trình” đề

ngày 7-8-95, cho rằng: “Nên giao chức vụ Tổng Bí thư cho đồng chí Võ Văn Kiệt; vì một lý do nào đó - chúng tôi không

thể hiểu được - thì anh Đỗ Mười nên và cần làm thêm nửa nhiệm kỳ”.

Không rõ bằng cách nào, nhân vật mới vào Bộ Chính trị chỉ hơn một năm, ông Nguyễn Hà Phan, lại lọt vào mắt của

một số cán bộ lão thành. Theo thư của ông Trần Văn Hiển, cho dù ông Đỗ Mười tiếp tục làm tổng bí thư hay trao lại cho

ông Võ Văn Kiệt thì ông Nguyễn Hà Phan cũng cần được đặt vào vị trí của người kế vị. Chức vụ mà ông Hiển đề nghị cho

ông Nguyễn Hà Phan là “bí thư trực thứ nhất của Ban Bí thư”.

Ở miền Nam, cả Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Lê Phước Thọ và Cố vấn Nguyễn Văn Linh đều tích cực vận động

cho Nguyễn Hà Phan đồng thời có những hoạt động làm giảm uy tín của hai ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Theo đặc

phái viên Chính phủ, ông Đặng Văn Thượng

447

: Cố vấn Nguyễn Văn Linh đã gặp khoảng ba mươi cán bộ, gồm ủy viên Trung

ương Cục miền Nam, ủy viên Trung ương nghỉ hưu và các ủy viên thường vụ tỉnh ủy thuộc các tỉnh miền Tây Nam bộ để

phổ biến về chuyện, kỳ đại hội này cả ông Phan Văn Khải và ông Võ Văn Kiệt đều “không còn tham gia chính phủ”.

Ông Phan Văn Khải được nói là sẽ về “công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh thay ông Võ Trần Chí” vì “có vấn đề thuộc

quan điểm lập trường giai cấp của gia đình trước đây”; vì “thả lỏng cho con trai lộng hành, dám cả gan xây dựng khách

sạn cho đĩ hoạt động ở thủ đô Hà Nội”. Theo thư của ông Thượng, các cán bộ ở địa phương đã rất băn khoăn khi ông cố

vấn và ông ủy viên Bộ Chính trị nói rằng ông Võ Văn Kiệt cũng “kiên quyết kêu nghỉ và đã được một số ủy viên Bộ Chính

trị tán thành. Anh ấy rất tốt chỉ tội là vợ con”. Đây không phải là lần đầu tiên Cố vấn Nguyễn Văn Linh nói về chuyện vợ

con của ông Võ Văn Kiệt.

Tại Hội nghị Cán bộ Tổ chức toàn quốc, họp tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8-1992, Cố vấn Nguyễn Văn Linh

công khai phát biểu: “Tham nhũng đâu cần chống ở đâu, cứ chống ngay trong nhà Thủ tướng”. Phát biểu của ông Linh

không chỉ râm ran trong nội bộ. Tối 8-11-1992, Đài Chân trời mới, trong một chương trình phát thanh của mình, nói: “Về

vấn đề tham ô cửa quyền, ông Võ Văn Kiệt tuyên bố người nào tham ô thì phải bị cách chức. Nhưng khi một nhà báo hỏi

ông về tin ông Nguyễn Văn Linh tố cáo ông tham nhũng, ông Kiệt đã không trả lời câu hỏi này

448

. Ông Kiệt cũng cho rằng

việc diệt trừ tham nhũng cần phải có thời gian. Và ông chấm dứt trả lời câu hỏi của các nhà báo khi mọi người xoay

quanh việc ông Linh tố cáo vợ ông Kiệt tham nhũng”.

Chương trình phát thanh đêm 19-10-1992 của Đài BBC nói thêm: “Mục

T in tình báo

của tạp chí Kinh tế Viễn Đông số ra

tuần này, đề ngày 22-10, nhận xét về địa vị của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Báo này cho rằng thủ tướng Việt Nam đang bị áp

lực ngày càng nặng từ phía Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bài diễn văn nhận chức, ông đã nhắc đến ‘các thử thách mà

nội các của ông phải đương đầu’ tới tám lần. Các nhà quan sát nói điều này chứng tỏ đang có thêm những lời chỉ trích về

khả năng hoạt động của ông. Trong cuộc họp với các viên chức Thành phố Hồ Chí Minh gần đây, ông Nguyễn Văn Linh

công khai phàn nàn rằng hai vợ chồng ông Kiệt đang tham nhũng. Mặt khác, ông Kiệt không được ủy nhiệm vào Ủy ban

Thường vụ Bộ Chính trị mà chỉ có ông Đỗ Mười, ông Lê Đức Anh và ông Đào Duy Tùng. Như vậy ông Kiệt không được tham

dự vào các quyết định quan trọng nhất

449

”.

Tối 21-10-1992, Đài RFI đưa thêm: “Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đang phải đối phó với áp lực đến từ phe bảo thủ

trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo tạp chí Kinh tế Viễn Đông số ra ngày 22-10 (trên thực tế xuất bản sớm hơn), hiện

nay ông Kiệt đang bị yếu thế… Nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh gần đây đã công khai phê bình ông Kiệt và phu nhân

là tham nhũng. Ông Linh đã tuyên bố như trên trong buổi họp với các cấp lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh”. Những tin

tức trên đây càng lan tỏa rộng hơn khi nó được “Bản tin A” của Thông tấn xã Việt Nam in lại đưa vào dạng tài liệu “lưu

hành nội bộ”. Ông Võ Văn Kiệt đã gửi thư phản đối tới ông Lê Phước Thọ (Sáu Hậu), Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Hơn ba tuần trôi qua, ông Lê Phước Thọ vẫn im lặng. Ông Kiệt biết rõ lý do ông Thọ trì hoãn việc trả lời. Ngày 16-11-

1992, ông Kiệt gửi lá thư thứ hai, lần này ngoài Trưởng Ban Tổ chức, ông Kiệt còn chuyển thư đến các nhân vật trong

Thường trực Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Thư được viết tay trên mẫu thư của khách sạn Shangri-La, Singapore, với lời lẽ

khá gay gắt, phê phán Ban Tổ chức chậm trả lời thư trước của ông. Ông Kiệt viết: “Nếu vấn đề không được làm sáng tỏ

thì nguyên tắc kỷ cương trong Đảng đã bị buông lỏng từ trên. Tôi là Ủy viên Bộ Chính trị, nếu đúng như anh Linh nói

trước hội nghị tổ chức toàn quốc thì tôi không những không xứng đáng là một ủy viên trong Bộ Chính trị nữa mà còn

không xứng đáng là một người đảng viên”

450

.

Khi tháp tùng chồng trong các chuyến công du, bà Phan Lương Cầm có góp phần làm cho ông Võ Văn Kiệt có được một

hình ảnh khác hơn so với các nhà lãnh đạo đến từ các quốc gia cộng sản. Nhưng ở trong chính trị nội bộ, chuyện tháp

tùng chồng của bà cũng bị đánh giá và đàm tiếu. Càng ngày bà càng bị coi như một “gót chân Achilles” của ông Kiệt.

Bà Cầm có những hạn chế nhất định trong giao tiếp và trong tính cách nhưng để dẫn đến tình trạng này cũng không

hoàn toàn do lỗi của bà. Phần lớn thời gian trong cuộc đời mình, kể cả sau khi kết hôn với bà Trần Kim Anh, ông Võ Văn

Kiệt chủ yếu sống với thư ký, cận vệ, cần vụ. Những thư ký có gia đình riêng như ông Phạm Văn Hùng, Nguyễn Văn Huấn,

trong giai đoạn sau năm 1975 cũng thường ngủ lại nhà của ông. Thầy trò thường bắt đầu làm việc từ 5 giờ 30 sáng.

Lương thưởng, quà cáp đều do các bác sỹ, bảo vệ quản lý.

Những người bạn “tao, mày” với ông Kiệt như ông Bảy Phạm Quang Khai, hiệu trưởng Đại học Cần Thơ và ông Trần

Bạch Đằng thì gần như coi nhà ông Kiệt cũng là nhà mình. Khi nào tiện đường là ghé qua, rồi với chai rượu, một ít khô cá

sặc, gỏi xoài, họ lại ngồi với nhau nhâm nhi và đàm đạo. Trước đây, ông không bao giờ giữ cái gì là của riêng, kể cả tiền

lương. Từ khi ông lấy vợ, đương nhiên bà Cầm trở thành người quản lý, kể cả quà tặng của Thủ tướng. Trong nhóm giúp

việc cũng xầm xì và theo ông Phan Minh Tánh: Có lần một ủy viên Bộ Chính trị đến gặp ông, mang theo tấm hình bà Cầm

đang cầm gói quà trong một chuyến công du rồi nói: “Ông xem, nó chỉ đi để lấy quà”.

Theo ông Nguyễn Văn An: “Ông Nguyễn Văn Linh đi đâu cũng nói xấu ông Võ Văn Kiệt. Một lần, tôi dẫn các cán bộ trẻ

trong Ban Tổ chức tới thăm, vừa vào nhà, ông Linh đã chỉ trích ông Kiệt ngay, bất kể người nghe là các cháu cán bộ còn ít

tuổi”

451

. Thư đề ngày 23-8-1995 của ông Đặng Văn Thượng còn nói rõ hơn: “Thật tình tôi rất buồn. Dù sai lầm đến đâu,

giữa cuộc họp có cán bộ đảng viên, có cán bộ trí thức mà gọi đồng chí mình là thằng này, thằng nọ. Gọi vợ của đồng chí

mình là con mẹ Giang Thanh này, Giang Thanh nọ”.

Theo ông Trần Trọng Tân, trong một lần ông Nguyễn Văn Linh ốm gần như thập tử nhất sinh, ông Tân vào bệnh viện

Chợ Rẫy thăm, hôm đó có cả vợ ông, bà Bảy Huệ, ông Linh nói: “Nhiều anh em không hiểu vì sao mình đi đâu cũng nói

chuyện Sáu Dân (Võ Văn Kiệt). Trên thực tế mình lo. Nếu tới đây, Sáu Dân trở thành tổng bí thư thì gay lắm. Sáu Dân

thông minh, phiếu cao, rất dễ thành tổng bí thư. Theo mình, Sáu Dân chỉ là người tổ chức thực hiện chứ không vững vàng

khi cầm chịch”.

Không chỉ có ông Nguyễn Văn Linh, theo ông Phan Văn Khải: “Cái gốc của vấn đề là ông Đỗ Mười và các ông khác đều

rất sợ ông Kiệt làm tổng bí thư”. Ông Khải cho rằng: “Nếu ông Kiệt làm tổng bí thư, Việt Nam sẽ đổi mới nhanh hơn. Tuy

không được đào tạo hệ thống nhưng ông Kiệt luôn nhất quán ủng hộ cái mới. Ông chán đến tận cổ mô hình xã hội chủ

nghĩa miền Bắc và ông làm tất cả để phá bỏ nó”.

Ông Trần Trọng Tân giải thích thêm về sự “không vững vàng” của ông Võ Văn Kiệt: “Sáu Dân phát biểu nhiều cái ẩu, ví

dụ như ông đề xuất dẹp quốc doanh, tư nhân hóa nền kinh tế. Có ông Trung ương đọc 'Thư gửi Bộ Chính trị' của Sáu Dân

nói Sáu Dân nối giáo cho giặc”.

"Thư gửi Bộ Chính trị”

Khi Hồ Chí Minh còn sống, ông yêu cầu: “Chú Ba, chú Thận, chú Tô phải thống nhất ý kiến với nhau trước khi đưa lên

Bác”. Cho dù bản chất mối quan hệ như thế nào thì các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng ở mọi thời kỳ đều ý tứ để nó

không bộc lộ. Giữ gìn sự đoàn kết luôn được dùng như một tiêu chí để đánh giá năng lực của người lãnh đạo. Hơn ai hết,

Tổng Bí thư Đỗ Mười có lợi ích chính trị khi mối quan hệ giữa ba người được coi là “luôn luôn nhất trí với nhau”. Trên thực

tế, mối quan hệ Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười là rất khó để dư luận lúc đó coi là “đoàn kết”.

Ngày 4-5-1993, ông Võ Văn Kiệt chuyển tới ông Đỗ Mười một số trích đoạn bức thư của “đồng chí có trách nhiệm, trên

60 tuổi” cho biết: Trong cán bộ cao cấp, “nghỉ hưu có, đương nhiệm có” đang có dư luận “hoài nghi sự đoàn kết của ba

đồng chí chủ chốt, hoài nghi đường lối kinh tế, chủ trương chiến lược kinh tế, quốc phòng”. Dư luận cho rằng, “giữa ba

ông không thống nhất với nhau về chủ trương đường lối phát triển. Đồng chí Đỗ Mười bản thân là một anh bần nông làm

nghề tự do nên không có khả năng lãnh đạo chung”

452

.

Trong một bức thư gửi ông Đỗ Mười vào tháng 6-1994, ông Võ Văn Kiệt cũng đề cập đến “tình hình rất phân tán trong

lãnh đạo”. Bức thư của ông Kiệt không nói về các mối quan hệ cá nhân mà đi thẳng vào mối quan hệ lãnh đạo giữa Đảng

và Nhà nước. Thư của ông Kiệt cho thấy, ở thời điểm ấy, vai trò của Đảng được nhấn mạnh trở lại, các cơ quan Đảng có

khuynh hướng can thiệp một cách trực tiếp hơn dưới nhiều hình thức vào hoạt động của chính quyền

453

.

Có lẽ vì bức thư gửi Đỗ Mười vào tháng 6-1994 không có hồi âm nên ngày 9-8-1995, ông Võ Văn Kiệt gửi đi bức thư

mà về sau được biết đến với tên gọi là “Thư gửi Bộ Chính trị”. Lấy lý do, khi “xây dựng các văn kiện chuẩn bị Đại hội”,

Tổng Bí thư Đỗ Mười cho rằng “cần tổ chức nghiên cứu và thảo luận sâu hơn” một số vấn đề thuộc về quan điểm, thư Gửi

Bộ Chính trị của ông Võ Văn Kiệt nêu bốn nội dung: “

1- Đánh giá tình hình, cục diện thế giới ngày nay; 2- Vấn đề chệch

hướng hay không chệch hướng; 3- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước; 4- Xây đựng Đảng”.

Về tình hình quốc tế, ông Võ Văn Kiệt cho rằng “tính chất đa dạng, đa cực” đang chi phối quan hệ giữa các quốc gia

thay vì “mâu thuẫn đối kháng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc” như Đảng từng quan niệm. Đó là lý do mà

theo ông Kiệt, một nước đi theo chủ nghĩa xã hội như Việt Nam vẫn có thể trở thành thành viên ASEAN, ký kết hiệp định

khung với EU. Thư 1995 của ông Võ Văn Kiệt viết: “Ngày nay, Mỹ và các thế lực phản động khác không thể giương ngọn

cờ chống cộng để tranh thủ dư luận và tập họp lực lượng chống lại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như trước

nữa”.

Trong thư, ông Võ Văn Kiệt cho rằng không nên kỳ vọng vào sự phục hồi của “phong trào cộng sản và công nhân quốc

tế”, bởi nó không bao giờ có “giá trị và chất lượng cộng sản” như ngày xưa nữa. Với “bốn nước xã hội chủ nghĩa còn lại”

454

,

ông Kiệt cũng cho rằng “tính chất quốc gia sẽ lấn át tính chất xã hội chủ nghĩa”, thậm chí quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

còn “tồn tại nhiều điểm nóng”. Ông Võ Văn Kiệt viết: “Sự chấp nhận đối với chế độ chính trị một đảng của Việt Nam cũng

đang tăng lên - mặc dầu lúc nầy lúc khác vấn đề dân chủ và nhân quyền được sử dụng như một phương tiện chính trị đối

phó với chúng ta”.

Ông Võ Văn Kiệt cảnh báo sẽ là “thảm họa cho đất nước” nếu Đại hội VIII “rụt rè bỏ lỡ cơ hội” xây dựng “dân giàu

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời, nếu không đáp ứng được đòi hỏi phát triển của đất nước,

“Đảng sẽ đứng trước nguy cơ bị tước quyền lãnh đạo”

455

. Phê phán khuynh hướng khẳng định “kinh tế quốc doanh giữ vai

trò chủ đạo là một tiêu chí cho định hướng xã hội chủ nghĩa”

456

, ông Kiệt viết: “Để giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa,

đòi hỏi bức xúc là phải nâng cao tính hiệu quả của kinh tế quốc doanh, nhằm làm cho nó chiếm một vai trò chủ đạo trong

thị trường nước ta chứ không phải là dành cho nó quyền ‘nắm’ thứ nầy thứ khác”.

Theo ông Võ Văn Kiệt, “nguy cơ chệch hướng đang ẩn náu” trong nhiều hiện tượng như tham nhũng, cục bộ, cửa quyền

và tính vô chính phủ, và “sẽ sai lầm nếu đem tất cả những phát triển không lành mạnh này đổ cho cơ chế kinh tế thị

trường”. Theo ông: “Càng kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, càng phải hoàn thiện và phát triển thị trường, không thể

có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Cần sớm xoá bỏ sự phân biệt hoặc sự hình thành các loại hình kinh tế phi dân sự, kinh

tế đoàn thể, kinh tế đảng, kinh tế các lực lượng vũ trang”.

Ông Kiệt cũng phê phán hệ thống pháp luật, bộ máy nhà nước và năng lực của cán bộ viên chức không đáp ứng đòi hỏi

của nhiệm vụ. Ông đề nghị chuyển “phương thức điều hành đất nước trong thời chiến” với “cơ chế chính ủy”, cơ chế “bộ

máy của đảng đứng trên hoặc làm thay bộ máy chính quyền”. Ông Kiệt đề nghị để cho Quốc hội, hội đồng nhân dân, ủy

ban nhân dân các cấp được “làm tròn chức năng quyền hạn” của mình, “các tổ chức cơ sở đảng không làm thay, không

quyết định thay” nhà nước. Đồng thời, ông cũng đề nghị “bỏ cách suy nghĩ công thức” về nguyên tắc “dân chủ tập trung”

hay còn gọi là “tập trung dân chủ”, cụ thể: “Để huy động trí tuệ của toàn đảng và bảo vệ sự trong sáng trong đảng, cần

phải triệt để dân chủ, đồng thời để bảo đảm sức chiến đấu của đảng mọi đảng viên phải tuyệt đối tuân theo điều lệ và

phục tùng các nghị quyết của đảng”.

Người chấp bút “Thư gửi Bộ Chính trị”, ông Nguyễn Trung, nói: “Ông Kiệt là người cảm thấy bức bối về sự mất dân chủ

trong Đảng. Năm 1995 Việt Nam vừa kết thúc được thời kỳ hậu chiến, đổi mới lại bắt đầu chững lại. Trong khi, theo ông

Kiệt, năm 1995 lẽ ra phải bung mạnh ra vì có rất nhiều cơ hội”. Ông Nguyễn Trung nói: “Ông Lê Đức Anh thì quá kín đáo,

ông Đỗ Mười thì cản quá trình bình thường hóa với ASEAN thông qua lá phiếu của Đào Duy Tùng. Sau một loạt thành công

của Chính phủ, năm 1995, uy tín bên trong, bên ngoài của ông Kiệt đều lên cao, có nguy cơ ông trở thành tổng bí thư,

điều mà cả Trung Quốc, ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, đặc biệt là Nguyễn Văn Linh đều không thích. Trong bối cảnh đó, thư

Gửi Bộ Chính trị ra đời. Ông Kiệt viết thư này, đụng đến một vấn đề cốt lõi trong sinh hoạt Đảng, với mong muốn làm cho

mối quan hệ thật rõ ràng: dân chủ ra dân chủ, tập trung ra tập trung”.

Ngày 10-10-1995, "Thư gửi Bộ Chính trị" được đưa ra bàn trong Bộ Chính trị. Ông Kiệt bị nhiều thành viên trong Bộ

Chính trị chỉ trích kịch liệt. Quan điểm không còn đấu tranh giai cấp, Mỹ không phải là đối tượng của Việt Nam, thế giới

đang cần hợp tác, đến lúc cạnh tranh kinh tế chứ không phải coi nhau như kẻ thù,... chỉ được rất ít người ủng hộ

457

. Ông

Phạm Thế Duyệt, ủy viên Bộ Chính trị khóa VII (1991-1996), nói: “Không có ai quá đao to búa lớn, khi Bộ Chính trị phân

tích, anh Sáu Dân cũng bình tĩnh tiếp thu. Anh là một người hăng hái, suy nghĩ có lúc mạnh dạn. Nhưng dưới góc độ tổ

chức, không nên coi cách làm đó là bình thường. Cho dù ý kiến của anh mang tính chiến lược, phù hợp với đổi mới của

Đảng. Nhưng cách làm phải có sức thuyết phục”

458

.

Ông Nguyễn Hà Phan cho rằng: “Bức thư chệch hướng 100%. Nhưng cả tôi, anh Đỗ Mười, anh Đào Duy Tùng và anh Lê

Đức Anh đều thống nhất một hướng là không làm to chuyện và không kỷ luật ông Kiệt mà chỉ phân tích làm sao cho ông

Kiệt phải nhận khuyết điểm. Chúng tôi biết người chấp bút là Nguyễn Trung, cái nguy là ông Kiệt cũng bức xúc với đổi

mới nên ký vào”

459

. Anh Đỗ Mười nói: “Anh Kiệt lập trường tốt thôi nhưng từ khi lấy anh Trung làm trợ lý thì hay có việc

này việc nọ”

460

. Ông Phạm Thế Duyệt cũng cho rằng: “Anh Sáu Dân đôi khi để bị tác động của các chuyên gia”.

Sau hội nghị Bộ Chính trị, theo ông Nguyễn Hà Phan: “Vì Bức thư ông Kiệt chỉ gửi cho các ủy viên Bộ Chính trị chứ

không gửi cho các ông cố vấn nên ông Nguyễn Văn Linh có mượn bản của tôi. Tôi cũng muốn tranh thủ ông Linh nên dàn

xếp êm, không đưa chuyện ông Kiệt ra Trung ương nên đưa cho ông. Ông Linh lại dùng lá thư có ghi tên tôi sao ra gửi

cho các ông cố vấn khác”. Bức thư nhanh chóng được tán phát rộng rãi ở trong và ngoài nước.

Vậy nhưng, ngày 15-11-1995, ông Vũ Đình Liệu vẫn viết thư gửi Bộ Chính trị tha thiết đề nghị để ông Võ Văn Kiệt làm

tổng bí thư “nhằm tiếp tục giữ và phát triển được cái đà của nền kinh tế”. Thư của ông Liệu viết: “Anh Đỗ Mười nên nghỉ

vào thời điểm này là phù hợp vì đã ở tuổi tám mươi. Đồng chí Đỗ Mười đã vững vàng cùng với các đồng chí lãnh đạo khác,

chẳng những đã khắc phục được những khó khăn mà còn đem lại bao nhiêu thành tựu to lớn cho tổ quốc, cho nhân dân.

Đồng chí Đỗ Mười rút ở thời điểm này là phù hợp và rất vinh quang”. Lá thư của ông Vũ Đình Liệu cho thấy các bậc cách

mạng lão thành chưa coi những quan điểm trong thư gửi Bộ Chính trị của ông Kiệt là lệch lạc.

Ngày 5-12-1995, ông Hà Sĩ Phu, tác giả của nhiều bài chính luận sắc sảo được truyền đọc ở thời điểm ấy, đang đi xe

đạp trên đường phố Hà Nội thì bị hai người đi xe máy chèn ngã. Ông Hà Sĩ Phu kêu to: “Ăn cướp! Ăn cướp!”. Lập tức công

an xuất hiện. Thay vì bắt “cướp”, công an đã đưa Hà Sĩ Phu về đồn, khám túi xách, phát hiện bản sao chép thư gửi Bộ

Chính trị ngày 9-8-1995 của ông Võ Văn Kiệt. Hà Sĩ Phu khai tài liệu này ông lấy từ ông Nguyễn Kiến Giang; ông Giang

khai lấy từ ông Lê Hồng Hà, một cán bộ lão thành, từng là chánh Văn phòng Bộ Công an và trước đó, từng là giám đốc

trường Đào tạo sĩ quan công an 500. Ba người có liên quan đến tài liệu này đã bị bắt ngày 6-12-1996

461

.

Vụ án Hà Sĩ Phu ầm ĩ trên các đài báo nước ngoài và được Câu lạc bộ Ba Đình, nơi sinh hoạt chính thức của các cán bộ

cao cấp nghỉ hưu, công khai bàn tán. Nhưng ngày 23-12-1995, một thành viên của câu lạc bộ này, ông Trần Lâm, ủy viên

Trung ương Đảng khóa IV và V, trong thư gửi Bộ Chính trị, vẫn đánh giá cao vai trò của thủ tướng và yêu cầu “ba đồng

chí chủ chốt hiện nay, dù tuổi đã cao, vẫn cần tiếp tục một nhiệm kỳ nữa”.

Thay vì đặt vấn đề “chệch hướng”, điểm yếu của ông Võ Văn Kiệt mà ông Trần Lâm chỉ ra vẫn là những tai tiếng liên

quan đến bà vợ Phan Lương Cầm. Nhưng, theo ông Trần Lâm, miễn là ông Kiệt “không bao che”. Ông Lâm viết: “Trong xã

hội phức tạp hiện nay, không phải chỉ một mình đồng chí Võ Văn Kiệt bị dư luận xì xào, mà hầu hết các đồng chí lãnh đạo

cao cấp nhất đều bị dư luận bàn tán về người thân, ta cần cảnh giác với dư luận”.

Tuy nhiên, ý kiến của các bậc lão thành chỉ có ảnh hưởng phần nào. Uy tín của cả ba ông trong Trung ương đều giảm

sút. Khi lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo chủ chốt, chỉ có Đỗ Mười đạt số phiếu hơn 50%, ông Kiệt có lúc chỉ còn mức tín

nhiệm 40%. Cũng trong thời gian đó, theo ông Lê Khả Phiêu: “Ba đồng chí cố vấn Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ

Chí Công viết thư đề nghị những đồng chí đã ở trong độ tuổi bảy mươi nên rút lui. Bàn đi bàn lại mãi cũng không thống

nhất được”. Đầu tháng 3-1996, Trung ương họp Hội nghị 11, về sau trong nội bộ gọi là Hội nghị 11a, đưa ra khỏi danh

sách tái ứng cử các ủy viên Bộ Chính trị trên bảy mươi tuổi như Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Đoàn Khuê, Đào Duy Tùng,

Nguyễn Đức Bình, Lê Phước Thọ, Vũ Oanh, Bùi Thiện Ngộ.

Ngày 13-3-1996, ông Vũ Đình Liệu gửi thư “Mật khẩn” cho Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Ban Nhân sự Đại hội

VIII, nói rằng việc các ủy viên tới tuổi nghỉ hết đã làm cho “nhiều đồng chí, chủ yếu là các đồng chí cách mạng lão thành

ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ băn khoăn lo lắng”. Ông Vũ Đình Liệu nói ông ủng hộ phương án cả ba

ông - Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh - rút lui. Nếu “giữ lại một” thì theo ông Liệu “người cần giữ lại phải là đồng chí

Võ Văn Kiệt”. Ông Liệu viết: “Đồng chí Đỗ Mười đã bảy mươi chín tuổi. Tôi nay đã bảy mươi tám nên tôi rất hiểu, khi tuổi

càng cao sức khỏe càng thấp”.

Hơn một tuần sau, thư gửi Bộ Chính trị của ông Võ Văn Kiệt trở thành đối tượng phê phán trong bài phát biểu của

Thượng tướng Lê Khả Phiêu tại đại hội Đảng bộ Học viện Chính trị - Quân sự cao cấp

462

. Bài nói của Tướng Phiêu không chỉ

đích danh Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhưng nội dung của nó “đập lại” khá đanh thép những vẫn đề được đặt ra trong bức thư.

Ba tháng trước ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ VIII, toàn văn bài phát biểu của Tướng Lê Khả Phiêu được công bố

trên trang nhất báo Quân Đội Nhân Dân

463

. Sau khi ca ngợi “bản lĩnh chính trị” của Đảng bộ Học viện, Tướng Phiêu nói đến

“diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ và đặc biệt ông nhấn mạnh “âm mưu phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang”.

Những “âm mưu và thủ đoạn” mà ông Phiêu nói là của các thế lực thù địch ở “trong và ngoài nước”.

Tướng Lê Khả Phiêu nói: “Khi Liên Xô sụp đổ, các thế lực đế quốc chủ nghĩa và các trào lưu cơ hội xét lại đã chuyển

phương thức tiến công lấy kinh tế, chính trị làm chính, kết hợp bạo lực và can thiệp vũ trang, hy vọng xóa bỏ những nước

xã hội chủ nghĩa trong thời gian ngắn nhất, trong đó có Việt Nam ta. Nhưng thực tiễn đã chứng tỏ rằng, lịch sử đã và

đang diễn ra khác với mong ước của họ”. Tướng Lê Khả Phiêu cho rằng: “Các mâu thuẫn cơ bản của thời đại tuy có những

biểu hiện mới nhưng vẫn tồn tại một cách khách quan, bất chấp cái mốt tư tưởng thời thượng về điều hòa và hợp tác giai

cấp”.

Sau khi phân tích những “mưu mô điên cuồng hòng xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong những năm cuối

thế kỷ này”, Tướng Phiêu nói tiếp: “Không phải không có người muốn giã từ hệ tư tưởng mà thực chất là giã từ hệ tư

tưởng Marx - Lenin để rơi vào một hệ tư tưởng khác; muốn phi tư tưởng hóa, coi việc phân chia ra ranh giới giữa hai chế

độ tư bản và xã hội chủ nghĩa là một cái gì xơ cứng, giáo điều, gây trở ngại cho việc nước ta hòa nhập vào thế giới và

gào lên cùng với thế giới đó”. Tướng Phiêu nhấn mạnh: “Cũng chưa có lúc nào mà các tuyên bố mang tính chất ‘cương

lĩnh chính trị’ do các nhóm người ở trong nước và nước ngoài tự xưng là ‘chí sỹ yêu nước’ lại được đưa ồn ào như vậy!

Người ta cho rằng, đất nước ta hiện nay chỉ cần ‘độc lập và dân chủ’ chỉ cần ‘độc lập và phát triển’ chứ chẳng cần định

hướng phát triển nào, nhất là định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Lê Khả Phiêu coi những đề nghị cải cách cơ chế lãnh đạo là “cuộc tiến công vào tổ chức của Đảng ta. Tướng Phiêu nói:

“Có người đang đòi hỏi từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, cho rằng, tập trung sẽ dẫn đến quan liêu, độc đoán; có người

đang phê phán nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phân công phụ trách”.

Trong thư gửi Bộ Chính trị, ông Võ Văn Kiệt đề nghị xóa bỏ các tổ chức kinh tế đoàn thể, kinh tế đảng, kinh tế của các

lực lượng vũ trang. Trong phát biểu của mình, Tướng Lê Khả Phiêu nâng tầm quan điểm: “Không phải không có ý kiến cho

rằng, lực lượng vũ trang chỉ nên làm một công cụ vũ trang thuần túy chỉ tập trung vào sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu,

cho rằng, cơ cấu Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang như hiện nay là không thích hợp. Về thực chất, đó là âm mưu ‘phi

chính trị hóa’ lực lượng vũ trang nhân dân, làm suy yếu sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh

hiện nay”.

Trước Đại hội, tinh thần bài phát biểu của Tướng Lê Khả Phiêu được phổ biến khá rộng rãi trong những đợt sinh hoạt

chính trị của quân đội. Tên tuổi Võ Văn Kiệt bắt đầu được các sỹ quan chính trị nhắc đến một cách không chính thức khi

họ phê phán “chệch hướng” và “khuynh hướng xã hội chủ nghĩa dân chủ” đang hình thành trong Đảng.

Vụ án Nguyễn Hà Phan

Trong những ngày ấy, ông Nguyễn Hà Phan đang làm trưởng Ban Tổ chức Đại hội Đảng lần thứ VIII, công việc thường

được giao cho ứng cử viên của một trong những vị trí chủ chốt. Ông Đỗ Mười vẫn nắm giữ vai trò quan trọng nhất: Trưởng

Ban Nhân sự Đại hội.

Nếu thế hệ các nhà lãnh đạo vào Đảng “trước Cách mạng” rời khỏi chức vụ trong Đại hội VIII, Nguyễn Hà Phan chắc

chắn trở thành người kế cận có nhiều tiềm năng nhất. Điều này có thể trở thành niềm tự hào của các đảng viên miền Nam

nếu như ông Nguyễn Hà Phan không trở thành một trong những ngọn cờ tiên phong chống lại ông Võ Văn Kiệt.

Năm 1991, khi được đưa từ Hậu Giang ra Hà Nội, với cách ăn nói khéo léo và với một bề ngoài toát lên quan điểm lập

trường: thường xuyên mặc những bộ đồ ba túi màu xanh xám, chân đi dép sandal, tóc tai bơ phờ “thâu đêm lo việc

nước”, ông Nguyễn Hà Phan được đưa vào Ban Bí thư, giữ chức trưởng Ban Kinh tế Trung ương Tại Đại hội VII. Tháng 7-

1992 ông Phan được giao thêm chức phó chủ tịch Quốc hội. Như một người tiên phong bảo vệ thành trì xã hội chủ nghĩa,

cứng nhắc cả trong các chính sách kinh tế và trong các chủ trương đối ngoại, Nguyễn Hà Phan nhanh chóng làm hài lòng

cả ông Đỗ Mười và ông Lê Đức Anh.

Khi còn là một nhà lãnh đạo địa phương, Nguyễn Hà Phan là một người năng động. Trước Đại hội VII (1991), theo ông

Phan Văn Khải: “Khi dự thảo Luật Đất đai được đưa xuống Long An lấy ý kiến lãnh đạo các tỉnh miền Tây, Nguyễn Hà

Phan khi ấy đang là bí thư Hậu Giang, ủng hộ chính sách đa sở hữu đất đai, công nhận quyền tư hữu về ruộng đất. Nhưng

khi ra Hà Nội, vào Ban Bí thư, ông lập tức theo quan điểm của ông Đỗ Mười, chống tư nhân hóa đất đai và trở thành một

trong những người lớn tiếng bảo vệ sở hữu toàn dân”.

Đặc biệt, Nguyễn Hà Phan luôn “sát cánh” bên cạnh nhà lý luận Đào Duy Tùng, phê phán thị trường, phê phán chính

phủ nuông chiều đầu tư nước ngoài, nuông chiều tư nhân và các thành phần kinh tế, xem nhẹ vai trò quốc doanh. Những

cải cách kinh tế theo hướng thị trường của Chính phủ bị coi là có “nguy cơ chệch hướng”. Theo ông Phan Văn Khải: “Trước

Hội nghị giữa nhiệm kỳ, Nguyễn Hà Phan đưa ra một bản thống kê mười sáu điểm chệch hướng của Chính phủ”. Tháng 1-

1994, trong hội nghị đó, Nguyễn Hà Phan được đưa vào Bộ Chính trị cùng với Lê Khả Phiêu, Nguyễn Mạnh Cầm.

Trong Bộ Chính trị, không chỉ có các tướng lĩnh nhân danh an ninh quốc phòng để ngăn cản một số dự án đầu tư nước

ngoài. Điều mà ông Võ Văn Kiệt và nhiều thành viên Chính phủ cảm thấy khó chịu là, người nhiệt tình ủng hộ Tướng Lê

Đức Anh nhất trong vấn đề này lại là một nhân vật được ông Kiệt cất nhắc từ miền Nam: ông Nguyễn Hà Phan.

Theo Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Trần Xuân Giá: Đầu thập niên 1990, Chính phủ chọn BHP làm đối tác thăm dò dầu ở

mỏ Đại Hùng. Khi thông qua Bộ Chính trị, sau khi nghe ông Đậu Ngọc Xuân, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án Quốc

gia trình bày, Nguyễn Hà Phan đứng dậy nói: “Đồng bào miền Nam chắc chắn không một ai đồng tình chọn Úc làm đối tác

khai thác dầu khí vì bọn Úc đã từng đưa quân vào tàn sát đồng bào ta”. Ông Đậu Ngọc Xuân phân tích: “Căn cứ vào công

nghệ thì công nghệ Úc là tiên tiến. Trong các nước phương Tây chỉ có Úc chịu đầu tư còn các nước khác sợ cấm vận Mỹ”.

Ông Võ Văn Kiệt liền đứng dậy: “Nếu nói như Sáu Phan thì tôi đề nghị Bộ Chính trị nên chọn Lào đầu tư. Mỹ là kẻ thù mới

đánh ta; Pháp đô hộ 80 năm; Nhật khiến cho 2 triệu người chết đói; Úc, Hàn theo Mỹ mang quân sang… Không có nước

nào có công nghệ tốt lại không có dính líu vào một ‘tội ác’ nào đó”.

Ông Nguyễn Hà Phan thừa nhận: “Tôi còn phản đối nhiều quyết định đầu tư vi phạm an ninh quốc gia khác của Chính

phủ. Sân bay Nội Bài, Chính phủ quyết định cho Malaysia đầu tư, họ đã bỏ vô 2 triệu USD nhưng tôi thấy không thể để

cho nước ngoài đầu tư ở cửa ngõ Thủ đô như thế tôi phản đối. May mà ông Kiệt có quan hệ tốt với Thủ tướng Mahathia

nên họ không phạt. Tôi cũng phản đối việc ông Kiệt cho phép Singapore đầu tư vào khu Ba Đình, xây dựng lại khu Nhà

khách Chính phủ, 37 Hùng Vương, và Nhà khách Trung ương, số 8 Chu Văn An”.

Đặc biệt, Nguyễn Hà Phan rất được “ông cố vấn” Nguyễn Văn Linh và Trưởng ban Tổ chức Lê Phước Thọ ủng hộ. Theo

ông Nguyễn Đình Hương: “Ông Linh muốn Nguyễn Hà Phan thay ông Kiệt làm thủ tướng”. Theo ông Đặng Văn Thượng,

ông Cố vấn Nguyễn Văn Linh trực tiếp phổ biến với các cán bộ chủ chốt ở miền Tây: “Kỳ này, anh Sáu Phan, ủy viên Bộ

Chính trị, sẽ được cử lên thay anh Sáu Dân, vì anh Sáu Phan có lịch sử chính trị suôn sẻ, tận tụy vô tư, sẽ giúp cho nhân

dân đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh hơn”

464

. Ông Đặng Văn Thượng viết tiếp: “Anh Sáu! Tôi đã dám viết và ký

tên tức là tôi dám chịu trách nhiệm về những thông tin ấy. Có lẽ vì quá buồn chán tình đời ‘sớm nắng chiều mưa’ - Tôi

hiểu trong Đảng còn nhiều người hết sức tốt, nhưng cũng không thiếu những kẻ trở cờ, trở rất nhanh, đổ tội cũng rất

khéo. Có anh bây giờ nói ra câu nào cũng có anh Sáu nhưng không phải Sáu Dân, Sáu Khải đâu nghe

465

”.

Việc tạo dư luận cho Nguyễn Hà Phan không chỉ được tiến hành ở Nam Bộ. Hai tuần trước đó, ngày 7-8-1995, từ Hà

Nội, ông Trần Văn Hiển, ủy viên Trung ương Đảng Khóa IV cũng đã viết thư gửi Bộ Chính trị, đề nghị: “Anh Đỗ Mười có

thể ở lại thêm một nửa nhiệm kỳ ở chức tổng bí thư nhưng cũng với điều kiện để anh Sáu Phan làm bí thư trực thứ nhất

trong Ban Bí thư nhằm khi anh Đỗ Mười nghỉ thì có người thay thế”. Nhưng điều mà ông Nguyễn Hà Phan “gặt” được sau

những vận động chính trị này không phải là chức tổng bí thư hay thủ tướng mà là phản ứng của những người biết rõ quá

khứ của ông.

Theo ông Nguyễn Đình Hương: “Chỉ còn mấy tháng nữa là đại hội, tự nhiên có hàng loạt đơn thư, tố cáo Nguyễn Hà

Phan đã từng khai báo nghiêm trọng và khi ra tù nhận làm nội gián cho địch”. Khi đưa Nguyễn Hà Phan vào Bộ Chính trị,

không phải ông Đỗ Mười không biết chuyện ông Nguyễn Hà Phan từng khai báo trong tù, nhưng khi ấy, do ủng hộ ông

Phan, ông Mười chủ trương “không đào bới quá khứ”. Nhưng rồi, theo ông Nguyễn Đình Hương, những lá thư nêu các dẫn

chứng thuyết phục đến nỗi làm cho các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh sợ, dù cả hai đều thích Sáu Phan.

Ông Nguyễn Đình Hương nói: “Ông Đỗ Mười bắt buộc phải đồng ý cho thẩm tra, ông Lê Đức Anh cũng bắt buộc phải

đồng ý. Riêng cố vấn Nguyễn Văn Linh không đồng ý. Ông Mười tính giao cho Bộ trưởng Nội vụ Bùi Thiện Ngộ đi thẩm tra

nhưng ông Ngộ từ chối. Ông Mười gọi tôi lên, tôi nói, gần đại hội quá rồi. Ông Mười nói phải làm. Tôi bảo, nếu anh giao

cho tôi anh phải giao bằng văn bản. Ông Mười cho văn bản. Anh Bùi Thiện Ngộ tuy chối nhưng trong quá trình làm lại

giúp tôi rất nhiều. Ông Kiệt thì nói ngắn: Anh cứ làm. Không có ông Kiệt thì tôi không làm được”.

Ông Nguyễn Đình Hương kể: “Trước khi vào Nam tôi hỏi ông Lê Phước Thọ có biết gì về trường hợp của Nguyễn Hà

Phan không. Tuy đã từng là cấp trên của ông Phan từ trong chiến tranh nhưng ông Lê Phước Thọ nói không biết. Tôi bay

vào Sài Gòn. Biết tôi ở T78, ông Nguyễn Văn Linh cho gọi tới nhà. Tôi đến, mặt ông hầm hầm: ‘Đồng chí vào lâu chưa?

Làm gì?’. Tôi bảo: ‘Chúng tôi vào có hai việc: gặp lại các đồng chí Trung ương Cục xác mình lại câu chuyện ai viết Nghị

quyết 15; xác minh các đơn thư tố cáo đồng chí Nguyễn Hà Phan’. Ngay lập tức, ông Linh mắng: ‘Cậu không xứng đáng

làm trưởng Ban Bảo vệ Đảng’. Thái độ của ông Linh làm chúng tôi và cả người giúp việc của ông, cùng sững sờ. Tôi đứng

dậy nói: ‘Tôi vào đây theo sự phân công của Bộ Chính trị, có ấn kiếm tổng bí thư giao, nếu anh thấy không xứng đáng thì

đề nghị anh có ý kiến với Bộ Chính trị’. Rồi, tôi bỏ ra về”.

Ông Hương kể tiếp: “Cuộc tìm kiếm phức tạp hơn tôi tưởng. Trước khi vào Nam, tôi yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Bùi Thiện

Ngộ ra lệnh cho bên tàng thư hỗ trợ. Tuy nhiên, cơ quan này lưu giữ tới hơn hai triệu tàng thư, một số lại bị đốt trong

những ngày tranh tối tranh sáng sau 30-4-1975. Tôi nghĩ thật khó mà tìm được. Nhưng, ông Kiệt nói: ‘Tôi sẽ tìm thầy

lang giỏi cho anh’. ‘Thầy Lang’ mà ông Kiệt nói là một vị đại tá lớn tuổi, trước ở Quân khu IX. Tôi nhớ khi Nguyễn Hà

Phan vừa vào Ban Bí thư, vị đại tá này đã viết thư cho tôi: ‘Chú làm bảo vệ Đảng, chú chú ý, Nguyễn Hà Phan còn định

leo cao đấy’. Một người nữa cũng biết khá rõ Sáu Phan là ông Nguyễn Văn Hơn, Bí thư An Giang”.

Ông Nguyễn Hà Phan bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt vào tháng 12-1958, khi đang là tỉnh ủy viên Sóc Trăng. Ông

Phan thừa nhận: “Tôi bị bắt sau khi cả bí thư và phó bí thư Tỉnh ủy đầu hàng, khai ra. Những gì nó khai rồi, không chối

được thì mình cũng khai. Lúc kiểm điểm mình đã nói hết. Lỗi thì có lỗi nhưng thử hỏi có ai bị bắt mà không khai. Năm

1964, sau khi ra tù, Đảng đã kiểm thảo và thử thách tôi ba tháng. Từ đó ở đâu khó khăn nhất là lại cử tôi đi. Khi được

giới thiệu vô Trung ương, khóa VI, tôi nói, cứ để tôi ở địa phương. Nhưng, ông Vũ Đình Liệu nói: ‘Mày phải ra’. Năm 1986,

chính ông Kiệt rút tôi ra làm phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, đến năm 1988, khi xảy ra biểu tình ở Nông trường Sông

Hậu, ông Linh bắt tôi quay về. Có lẽ chuyện của tôi xuất phát ở chỗ hay góp ý, có lần ông Sáu (Kiệt) nghe có vẻ không

vui. Sau đó, ông Vũ Đình Liệu vào mượn hồ sơ trong tù của tôi rồi in ra”.

Đây chỉ là cách nói nhằm kịch tính hóa tình huống bị truất phế của ông Phan. Cho dù biết rõ quá khứ nhưng khi thấy

Nguyễn Hà Phan “lập công chuộc tội” chính những người như ông Nguyễn Văn Hơn, Vũ Đình Liệu vẫn cất nhắc ông.

Nhưng, khi ông Phan phê phán ông Võ Văn Kiệt đi chệch hướng thì họ không ngồi yên nữa. Ông Nguyễn Văn Hơn tuyên

bố: “Thằng ấy là cái gì mà đánh Võ Văn Kiệt. Tụi tao sẽ cho nó biết”. Trên thực tế, theo những gì mà Ban Bảo vệ Trung

ương Đảng thu thập được, câu chuyện khai báo của ông Nguyễn Hà Phan phức tạp hơn điều ông nói trên đây rất nhiều.

Ông Nguyễn Đình Hương kể: “Chúng tôi phải lục tìm từ hàng triệu tài liệu trong tàng thư. Điều này vô cùng khó khăn

vì Sáu Phan sinh ra ở Bến Tre, hoạt động địch vận ở Sóc Trăng và bị bắt ở đây. Tên khai sinh của ông không phải là

Nguyễn Hà Phan, còn hồ sơ trong tù lại ghi là Phạm Khoa. Sau năm 1975, ta có thu được hồ sơ nhưng ông Mười Kỷ, bí

thư Bến Tre, để thất lạc mất. Trong quá trình bị bắt, ông bị đưa ra bốn, năm nhà tù của chế độ Sài Gòn. Khi ra tù, ông

viết một bản tự kiểm, khai đã đấu tranh bất khuất, có nhiều thành tích trong tù. Sau giải phóng, ông tiếp tục báo cáo

thái độ trong thời gian ở tù tốt. Khi giới thiệu ứng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, ông được 100% phiếu tín

nhiệm. Trong hai nội dung tố cáo, không có cơ sở để nói Nguyễn Hà Phan được địch cài lại làm nội gián; tôi chỉ chứng

minh được, trong tù, Sáu Phan khai báo nghiêm trọng, những người được ông xây dựng cơ sở trong lòng địch đều bị ông

khai ra và sau đó bị địch giết sạch”.

Ông Nguyễn Đình Hương mang hồ sơ tìm được ra Hà Nội. Ông Hương nói: “Tôi chỉ có hai ngày làm báo cáo để trình

bày trước Bộ Chính trị. Khi họp nghe báo cáo về vụ Nguyễn Hà Phan, Bộ Chính trị mời cả hai ông cố vấn Phạm Văn Đồng

và Nguyễn Văn Linh. Tôi trình bày chi tiết, kể cả những bút tích của Nguyễn Hà Phan. Sau khi nói suốt hai giờ, tôi đề nghị

ông Phan có mặt, muốn bảo vệ gì thì bảo vệ. Ông Nguyễn Hà Phan xin lỗi về những điều mình đã làm. Ông Nguyễn Văn

Linh im lặng”. Theo ông Lê Khả Phiêu, Bộ Chính trị chỉ đề nghị cách chức Nguyễn Hà Phan chứ không khai trừ. Nhưng,

ngay sau hội nghị Bộ Chính trị, hồ sơ về ông Nguyễn Hà Phan đã được lặng lẽ đưa tới tay các ủy viên Trung ương Đảng.

Ông Nguyễn Thái Nguyên kể: “Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Xuân Trinh gọi tôi lên nói: Sáu Hơn (Nguyễn Văn

Hơn) bảo ta có trách nhiệm phát tài liệu cho các ủy viên Trung ương từ Bình Thuận trở ra, phần Nam Bộ ông ấy lo. Tôi

nhận các tập hồ sơ từ tay ông Lê Xuân Trinh, gửi ai, đã được ông Sáu Hơn ghi rõ”. Ngày 17-4-1996, chỉ trong vòng một

buổi sáng, Trung ương họp biểu quyết khai trừ Nguyễn Hà Phan ra khỏi Đảng.

Ngay sau phiên họp Trung ương, Nguyễn Hà Phan chỉ có vài ngày để thu xếp hành lý. Ông gần như bị trục xuất khỏi

Thủ đô và đưa ngay về Cần Thơ cho dù lúc đó ông vẫn còn là phó chủ tịch Quốc hội. Hành tung của ông Phan ở quê tiếp

tục bị các nhà cách mạng lão thành theo dõi và nhiều người tỏ ra không hài lòng khi ông Phan không bị đối xử như tội

phạm

466

.

Tam nhân tại vị

Từ ngày 3 đến ngày 9-6-1996, Trung ương tái nhóm họp để bàn về nhân sự. Tại hội nghị mà về sau ngôn từ nội bộ gọi

là “Trung ương 11b”, Ban Nhân sự đã đưa bốn phương án về “ba đồng chí lãnh đạo chủ chốt” - Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ

Văn Kiệt - ra Trung ương thăm dò. Kết quả, Trung ương đã không bỏ phiếu cho ba ông ở lại nhưng cũng không đủ phiếu

để mời ba ông về làm cố vấn.

Phương án “cả ba đồng chí ở lại Bộ Chính trị” chỉ được 35 phiếu đạt 22,01%. Phương án “hai đồng chí ở lại Bộ Chính

trị” được 11 phiếu, 6,9%. Phương án “một đồng chí ở lại Bộ Chính trị” được 68 phiếu, 42,76%. Còn phương án “cả ba

đồng chí đều không tái cử Bộ Chính trị, làm cố vấn”, được 38 phiếu, 23,89%. Chỉ còn chưa đầy ba tuần là đại hội mà nhân

sự chủ chốt vẫn rất mơ hồ. Trong lời bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Tổng Bí thư Đỗ

Mười nói: “Về danh sách giới thiệu Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, nếu có vấn đề mới, đến Hội nghị Trung ương 12,

Bộ Chính trị sẽ báo cáo xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương”

467

.

Hơn hai tuần trước khi Đại hội VIII bắt đầu, vấn đề nhân sự vẫn còn chưa có gì rõ ràng. “Cách mạng lão thành” lại viết

thư góp ý. Phương án không để những uỷ viên Trung ương đã đến tuổi sáu mươi lăm tái cử bị một số người phản đối. Thư

đề ngày 12-6-1996 của ông Trần Lâm viết: “Đồng chí Đỗ Mười tiếp tục làm tổng bí thư ở độ tuổi tám mươi, mà gạt bỏ hết

những ủy viên Trung ương ở tuổi sáu lăm thì khoảng cách về tuổi giữa tổng bí thư và các đồng chí khác trong Bộ Chính trị

và Ban Chấp hành TW sẽ là mười sáu tuổi trở lên đến vài ba chục tuổi. Như vậy tổng bí thư sẽ dễ được coi như cha chú,

như lãnh tụ”. Ông Trần Lâm ủng hộ việc “kiếm người thay thế Chủ tịch nước Lê Đức Anh” trong khi phê phán ông Đỗ

Mười: “Trong vấn đề chuẩn bị nhân sự này đồng chí (Đỗ Mười) tỏ ra nể nang, chịu sức ép của một số người muốn gạt anh

Võ Văn Kiệt vì định kiến hoặc vì chủ nghĩa cá nhân mờ ý chí sáng suốt”.

Ngày 19-6-1996, tại Hội nghị Trung ương 12, khi đọc “Báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 11”, Tổng Bí

thư Đỗ Mười nói: “Xin đề nghị đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Võ Văn Kiệt tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương,

Bộ Chính trị khóa VIII… Xin đề nghị thêm hai đồng chí nữa là đồng chí Đoàn Khuê và đồng chí Nguyễn Đức Bình tái cử

Trung ương và Bộ Chính trị khóa VIII”. Tuy bị một số ủy viên phản ứng

468

nhưng Trung ương vẫn biểu quyết thuận đề nghị

này của ông Đỗ Mười

469

. Chiều ngày 19-6-1996, Tổng Bí thư Đỗ Mười trấn an: “Chúng tôi - Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức

Anh - đã nhiều tuổi, tư tưởng của chúng tôi là muốn chuẩn bị tốt nhân sự cho khóa VIII, tốt nhất là đến Quốc hội khóa X

có thể thay thế nhân sự chủ chốt, nhất là chức tổng bí thư. Thay thế đồng chí tổng bí thư là một vấn đề lớn. Chúng ta

cần có thời gian chuẩn bị để thay thế các vị trí chủ chốt và nếu tìm được thì sẽ thay thế ngay, lúc đó chúng tôi sẵn sàng

lui về tuyến hai”.

Cũng trong buổi chiều 19-6-1996, theo bản Tổng hợp ý kiến thảo luận tổ: “Nhiều ý kiến nhấn mạnh các đồng chí trên

chỉ nên ở trong Trung ương và Bộ Chính trị đến hết nhiệm kỳ quốc hội (tháng 7-1997) rồi rút, phải kiên quyết chuẩn bị

người đến lúc đó thay thế. Có ý kiến chức vụ tổng bí thư cũng nên như vậy. Bộ chính trị nói các đồng chí sẽ rút dần nhưng

không rõ có thời hạn không. Ba đồng chí chủ chốt đều cao tuổi mà ở lại cả nhiệm kỳ thì không hay, nhưng có cơ sở gì đảm

bảo các đồng chí rút dần hay bầu rồi là ở cả nhiệm kỳ?”

470

. Một số ý kiến cho rằng: “Bộ Chính trị nói phương án Trung ương

11 làm lòng dân không yên là không có cơ sở. Chính phương án ba đồng chí ở lại cả dân mới không yên lòng vì thấy lãnh

đạo cao tuổi mà không chuẩn bị được người thay”

471

.

Đoàn Khuê và Trần Đức Lương cùng được dự kiến làm chủ tịch nước. Tháng 5-1996, Đoàn Khuê thăm Pháp với tư cách

là bộ trưởng quốc phòng, theo ông Nguyễn Văn An: “Gặp Tổng thống Jacques Chirac, ông Đoàn Khuê nói: tôi rất vui mừng

tới đây được đón ngài tại Hà Nội. Cố vấn Phạm Văn Đồng nghe hỏi: Đoàn Khuê nói thế với tư cách gì”. Trong một chuyến

thăm Nhật, Phó Thủ tướng Trần Đức Lương cũng nói ngụ ý rằng tới đây, Việt Nam sẽ có thay đổi lớn về nhân sự. Nhằm

tìm người thay thế mình ở cương vị tổng bí thư, Đỗ Mười đã đưa ra “bốn phương án” thăm dò, gồm Đào Duy Tùng, Lê

Xuân Tùng, Đặng Xuân Kỳ và Lê Khả Phiêu.

Cách làm này bị một số cán bộ lão thành phê phán: “Việc đưa ra hội nghị trung ương vừa qua ba bốn phương án để lấy

biểu quyết tín nhiệm tổng bí thư, thủ tướng và chủ tịch nước, không phải là biểu hiện của phong cách làm việc dân chủ,

tập thể, mà nó chỉ là biểu hiện sự không đồng nhất trong Bộ Chính trị và của sự thiếu quyết đoán (sự quyết đoán cần

thiết) của tổng bí thư trong tình huống hết sức phức tạp này”

472

. Không phải ai cũng thực sự hiểu được chiến thuật nhân

sự của ông Đỗ Mười. Theo ông Nguyễn Văn An: “Ông Đỗ Mười đưa ra bốn người là rất có kỹ thuật để tranh thủ các lực

lượng. Dù thật, dù giả, ai thấy tổng bí thư đưa mình vào danh sách kế vị cũng đều hài lòng. Đấy là nghệ thuật chính trị

của anh ấy”.

Trước Đại hội một tháng, ứng cử viên Đào Duy Tùng bắt đầu ở trong tình trạng hôn mê sâu. Còn về ứng cử viên Đặng

Xuân Kỳ, ông An nói: “Ông Đỗ Mười không có ý tiến cử mà chỉ là điệu hổ li sơn. Ông Mười muốn đưa Đặng Xuân Kỳ ra

khỏi trung tâm lý luận của Đảng. Ở chỗ rộng, ông Mười nói ông giới thiệu nhưng ông Kỳ xin rút, thực ra ông Kỳ không hề

xin rút. Ở chỗ hẹp, ông đánh giá Đặng Xuân Kỳ rất nặng nề về quan điểm”. Danh sách bốn chỉ còn lại hai, theo ông

Nguyễn Văn An: “Ông Lê Xuân Tùng thì sức khỏe kém chỉ còn lại ông Lê Khả Phiêu”.

Nhiều phương án thì phân tán phiếu. Qua thăm dò, không có ứng cử viên nào hội đủ số phiếu tín nhiệm để thay thế

Tổng Bí thư Đỗ Mười. Ông Mười, tám mươi tuổi, như ông Trần Lâm viết, cũng không tiện ngồi lại một mình. Kết quả: Đỗ

Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Đoàn Khuê, Nguyễn Đức Bình tiếp tục tại vị; chỉ một số ủy viên Bộ Chính trị trên bảy

mươi tuổi như Lê Phước Thọ, Vũ Oanh, Bùi Thiện Ngộ là nghỉ như đề nghị của ba ông cố vấn.

Sức khỏe Trung ương

Trước Đại hội VIII, ứng cử viên sáng giá cho chức Bộ trưởng Ngoại giao, ông Lê Mai, bị mất đột ngột; ngay sau bầu

cử, một tân ủy viên Bộ Chính trị, ông Nguyễn Đình Tứ, cũng đột tử trước khi nhận chức

473

. Cái chết của ông Tứ đã làm

thay đổi chút ít phương thức tiến hành đại hội. Cho dù quy trình nhân sự vẫn được làm kỹ trong thời gian trù bị, nhưng từ

Đại hội IX, chỉ khi đại hội chính thức khai mạc việc bỏ phiếu mới được tiến hành. Ngoài hai trường hợp chết bất ngờ này,

chuyện sức khỏe Trung ương trước và sau Đại hội VIII cũng diễn ra đầy kịch tính.

Chỉ mấy tháng sau Đại hội, Tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ. Ông bị xuất huyết não khá nặng. Thông tin về bệnh tình của

Tướng Anh được giữ kín tuyệt đối. Hơn ba tháng sau, khi bắt đầu hồi phục, bằng một ý chí tại vị sắt đá, Tướng Lê Đức

Anh quyết định vẫn xuất hiện trên truyền hình và đài phát thanh đọc lời chúc mừng năm mới.

Giám đốc Quân y viện 108, Bác sỹ Vũ Bằng Đình, nói: “Chúng tôi phải hộ tống ông từ bệnh viện ra phòng thu. Ống

kính chỉ quay nửa người nên dân chúng không biết ông vẫn ngồi trên giường bệnh. Các bác sỹ nấp phía sau sẵn sàng cấp

cứu”. Theo Bác sỹ Vũ Bằng Đình, sau khi đọc xong lời chúc năm mới, ông Lê Đức Anh về nhà, từ đây, ông được một ê-kip

bác sỹ người Trung Quốc trực tiếp chăm sóc trong giai đoạn hồi phục. Các bác sỹ Việt Nam hoàn toàn không biết phác đồ

điều trị mà các bác sỹ Trung Quốc dùng cho Tướng Lê Đức Anh.

Người Trung Quốc còn nắm giữ không ít bí mật về sức khỏe của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Giữa thập niên 1990,

thỉnh thoảng, bị cánh nhà báo chặn lại khi vừa bước từ toilet ra, Tổng Bí thư Đỗ Mười, với quần quên kéo khóa, leo lên

chiếc bàn nước nhỏ đặt phía sau Hội trường Ba Đình, ngồi xếp bằng vui vẻ chuyện trò với dân báo chí. Nhiều khi cao

hứng, ông nói: “Tôi đã từng bị thần kinh đấy”. Không phải ông nói đùa, theo ông Nguyễn Văn Trân, Bí thư Trung ương

Đảng khóa III, người từng hoạt động với ông, có thời gian ông Đỗ Mười bị bệnh thần kinh, gần như không thể làm việc,

có lúc lên cơn, ông phải dùng một cây gậy múa cho hạ nhiệt, có lúc người ta thấy ông Đỗ Mười một mình leo lên cây...

Năm 1963, ông đã phải đi Trung Quốc chữa bệnh tới mấy năm mới về Việt Nam làm việc

474

.

Từ trước Đại hội VIII, khi công việc cơ cấu nhân sự bắt đầu, theo ông Nguyễn Văn An, người có trách nhiệm nắm hồ sơ

các nhà lãnh đạo, kể cả các hồ sơ về sức khỏe, trong Bộ Chính trị xuất hiện một số “ông giấu bệnh”. Ông Lê Xuân Tùng,

sau khi bị tai biến, một chân gần như bị liệt vẫn khẳng định là đang rất khỏe. Ông Lê Minh Hương giấu bệnh tiểu đường

nặng. Ông Đoàn Khuê giấu bị ung thư hạch. Ông Đào Duy Tùng bị ung thư nhưng vẫn bám giữ chức Trưởng Ban Văn kiện

của Đại hội cho đến khi bị tế bào ung thư lan lên não.

Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện Hà Đăng kể: “Trong nhiều cuộc họp, cả trong một vài cuộc tiếp xúc, thấy anh (Đào Duy

Tùng) có những lúc lim dim, chừng như lơ đãng… Sau Hội nghị Trung ương 10, Tổ Biên tập Văn kiện chúng tôi họp lại trên

cơ sở tiếp thu những ý kiến của Trung ương, sửa chữa lần cuối bản Dự thảo Báo cáo chính trị. Tôi thay mặt Tổ trình bày

nội dung và cách sửa. Anh vẫn lim dim. Và khi tôi trình bày xong, anh đặt một vài câu hỏi, lại chính là những điều tôi vừa

nói”

475

. Tháng 5-1996, “ứng cử viên tổng bí thư” Đào Duy Tùng xuống Hải Phòng dự đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố,

đang phát biểu thì bị đột quỵ rồi từ đó, như đã nói, ở trong tình trạng hôn mê sâu cho đến khi qua đời

476

.

Tuy vẫn giữ nguyên chức vụ, nhưng ở Đại hội VIII, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt đều mất phiếu rất nhiều vì lớn

tuổi. Cả ba ông chỉ đắc cử với số phiếu đứng áp chót trong Ban Chấp hành Trung ương. Theo ông Nguyễn Đình Hương:

“Cả ba đều thấy xu thế của Đại hội nên đẩy nhanh quy trình chuyển giao”. Tháng 4-1997, khi chuẩn bị nhân sự cho Quốc

hội khóa X, Bộ Chính trị quyết định cả ba ông sẽ không tiếp tục ra ứng cử

477

. Công tác nhân sự vẫn diễn ra với nhiều kịch

tính trong giai đoạn tìm người kế vị này.

Ông Nguyễn Văn An nói: “Ông Đỗ Mười muốn ông Lê Khả Phiêu thay thế mình. Ông Mười muốn có ảnh hưởng với quân

đội. Về già ông ấy vẫn muốn tiếng nói của mình có trọng lượng. Nhưng uy tín của ông Lê Khả Phiêu trong quân đội rất

thấp”. Ông Lê Khả Phiêu giải thích: “Khi sang chủ trì họp Quân ủy Trung ương, anh Đỗ Mười mấy lần nhấn mạnh sự ủng

hộ tôi. Đối với anh Mười, có ba thành phần cán bộ mà anh nhiệt tình ủng hộ và cất nhắc: một là con cái gia đình cán bộ,

hai là xuất thân từ giai cấp công nhân, ba là đã kinh qua chiến đấu. Lúc ấy, trong Quân ủy, ai cũng biết tôi là người ở lâu

nhất trong các chiến trường chống Pháp, chống Mỹ, chống Khmer Đỏ. Mãi tới năm 1991, tôi mới thực sự rời khỏi chiến

trường Campuchia”.

Theo ông Lê Khả Phiêu thì việc ông trở thành ủy viên thường vụ Thường trực Bộ Chính trị diễn ra khá thuận lợi. Ông

Phiêu nói: “Khi anh Đào Duy Tùng còn, anh Đỗ Mười đã nói tôi qua cùng trực Bộ Chính trị. Làm thường trực thì anh Lê Đức

Anh đồng ý nhưng làm tổng bí thư thì lúc đầu anh ấy hơi ngại. Trong thâm tâm, anh Lê Đức Anh vẫn muốn làm tổng bí

thư. Có lần anh nói tôi sang làm thủ tướng”. Nhưng mối quan hệ Lê Khả Phiêu - Lê Đức Anh phức tạp hơn những gì ông

Lê Khả Phiêu nói này

478

.

Theo ông Nguyễn Văn An, ông Đỗ Mười cử ông sang làm việc với quân đội hai lần để đưa ông Phiêu sang Thường trực,

cả hai lần đều bị ông Lê Đức Anh và Đoàn Khuê trả lời “không đi được” vì “quân đội đang rất cần đồng chí Lê Khả Phiêu

nắm Tổng cục Chính trị”. Ông Nguyễn Văn An nói: “Có vấn đề đằng sau. Ông Lê Đức Anh đang muốn đưa Đoàn Khuê lên

giữ chức chủ tịch nước. Nhưng nếu ông Đoàn Khuê đã chủ tịch nước thì làm sao ông Lê Khả Phiêu có thể làm tổng bí thư.

Tôi nói với ông Đỗ Mười, nếu anh thực sự muốn xây dựng anh Lê Khả Phiêu thì nên sớm có quyết định. Ông Mười quyết

định và cử tôi sang gặp lần thứ ba. Ông Lê Đức Anh đồng ý để ông Lê Khả Phiêu đi nhưng vẫn giữ ý kiến sẽ đưa Đoàn

Khuê lên làm chủ tịch nước. Tôi nghĩ, thời bình mà chính quyền để hai ông tướng nắm thì coi sao được”.

Theo ông Nguyễn Văn Nam, thư ký của ông Đỗ Mười: “Khi Lê Đức Anh giới thiệu Đoàn Khuê, Bộ Chính trị họp mấy

ngày. Ông Mười về hỏi chúng tôi: Đoàn Khuê làm chủ tịch được không? Tôi nói: anh định đưa ông tướng thứ hai lên nữa

à? Ông Kiệt bằng tuổi Đoàn Khuê, các anh ép ông ấy nghỉ. Người giỏi thì không để, lại để một ông tướng ham chức ham

quyền”.

Ông Nguyễn Văn An kể: “Khi chuẩn bị nhân sự chủ chốt, ông Lê Đức Anh vẫn giới thiệu Đoàn Khuê làm chủ tịch nước

và Thường vụ không có ai phản đối. Tôi gặp anh Đỗ Mười nói Đoàn Khuê bị ung thư đấy, anh Mười nói: Đoàn Khuê nói với

tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo: thưa anh, theo chuyên môn thì

đấy là khối u nó chạy chứ không phải tan đâu ạ”.

Theo Giáo sư Vũ Bằng Đình, viện trưởng Quân y 108 kiêm phó chủ tịch Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương: “Chúng

tôi phát hiện Đoàn Khuê bị ung thư hạch rất sớm. Sau khi bí mật hội chẩn trên cơ sở các mẫu xét nghiệm mà không cho

biết là của ai, tất cả các chuyên gia trong nước đều khẳng định đấy là ung thư hạch. Tôi đích thân trên dưới mười lần đến

năn nỉ ông vào bệnh viện. Biết khi ấy ông Lê Đức Anh đang giới thiệu Đoàn Khuê kế vị, tôi trấn an ông: nếu anh đồng ý

để chúng tôi chữa trị kịp thời thì anh không những có thể sống thêm một thời gian dài mà còn có sức khỏe để đảm đương

những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhưng ông Đoàn Khuê vẫn phủ nhận kết quả hội chẩn và chỉ thị cho tôi phải báo cáo Hội

đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương là ông chỉ bị viêm hạch”.

Trước khi Quốc hội khóa IX nhóm họp để chuẩn bị nhân sự cao cấp, theo Đại tá Vũ Bằng Đình, Tướng Lê Khả Phiêu, với

tư cách là ủy viên thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, cùng với Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn An yêu cầu

Viện 108 báo cáo sức khỏe của cả hai vị tướng Lê Đức Anh và Đoàn Khuê. Ông Đình nói: “Tôi và bác sỹ Nguyễn Thế

Khánh cùng ký vào bệnh án, bí mật báo cáo lên Bộ Chính trị”.

Theo ông Nguyễn Văn An: “Sau khi anh em đưa cho tôi bệnh án của Đoàn Khuê: ung thư gan giai đoạn ba, chỉ có thể

kéo dài cuộc sống không quá một năm, họp Thường vụ Bộ Chính trị, tôi đưa vấn đề sức khỏe ra, ông Đoàn Khuê vẫn cãi.

Tôi phải công bố bệnh án”. Đoàn Khuê đập bàn tuyên bố: “Tôi là người khỏe mạnh, chúng nó phá. Tôi sẽ cho hai thằng đó

nghỉ”. Đại tá Vũ Bằng Đình nhớ lại: “Cả tôi và anh Lê Thi, bí thư Đảng ủy Viện 108, nhận được quyết định nghỉ ngay lập

tức”. Không chỉ “lỡ cơ hội” trở thành nguyên thủ quốc gia, bệnh tình Đoàn Khuê tiến triển xấu từng ngày. Cuộc sống của

ông chỉ còn sáu tháng thay vì một năm như dự đoán. Ngày 16-1-1998, Tướng Đoàn Khuê chết.

Tháng 7-1997, Quốc hội khóa X khai mạc, chức chủ tịch nước được trao ông Trần Đức Lương, một người cùng quê

Quảng Ngãi với ông Phạm Văn Đồng; chức thủ tướng thuộc về ông Phan Văn Khải. Từ nhiệm kỳ VII, lãnh đạo cấp cao có

khuynh hướng được phân đều cho ba vùng: tổng bí thư miền Bắc, chủ tịch nước người miền Trung, thủ tướng người miền

Nam.

“Tam nhân” khi ấy vẫn ở trong Thường vụ Bộ Chính trị, và ông Đỗ Mười thì vẫn còn là tổng bí thư. Tại cuộc họp Bộ

Chính trị vào trung tuần tháng 12-1997, vấn đề đưa Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt ra khỏi Bộ Chính trị mới được đặt

ra. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn An báo cáo kết quả lấy phiếu thăm dò trong cán bộ chủ chốt từ cấp bộ

trưởng trở lên, cho thấy có tới 80% đồng ý để cả ba ông nghỉ. Theo ông Nguyễn Văn Nam, thư ký ông Đỗ Mười: “Họp Bộ

Chính trị, ông Lê Đức Anh sợ chết không nhắm được mắt nếu ra khỏi Bộ Chính trị. Ông Anh nói không ứng cử đại biểu

Quốc hội đã là một sai lầm rồi giờ ra khỏi Bộ Chính trị là một sai lầm nữa”.

Trước ngày khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ Tư, khóa VIII, cố vấn Võ Chí Công đề nghị ba người nên rút ra khỏi

Bộ Chính trị nhưng trong ba ông không ai có một quyết định dứt khoát. Trong tình thế đó, ông Phạm Văn Đồng đã vận

động ông Nguyễn Văn Linh và ông Võ Chí Công, cùng đưa ra sáng kiến cả ba từ chức cố vấn Ban Chấp hành Trung ương

Đảng. Theo ông Lê Khả Phiêu: “Khi có thư của ba đồng chí xin Trung ương cho thôi vai trò cố vấn để giao cho các đồng

chí trẻ làm, anh Đỗ Mười gọi tôi sang nói: như vậy là các cụ muốn mở đường để chúng tôi lui về”.

Chức vụ tổng bí thư lúc này coi như thuộc về ông Lê Khả Phiêu nhưng ông Đỗ Mười vẫn “dân chủ” đưa “bốn phương án”

ra lấy phiếu thăm dò. Kết quả, ông Phiêu cao phiếu nhất, ông Nguyễn Văn An, người không có trong bốn phương án nay,

đứng thứ hai, người thứ ba là ông Nông Đức Mạnh. Theo ông Nguyễn Văn Nam: “Nhiều người chất vấn ông Đỗ Mười, sao

thời bình lại chọn tổng bí thư là một ông tướng? Ông Mười phân bua: các anh xem, tôi chọn bốn, năm người mà đều hỏng

cả, chỉ còn anh Phiêu uy tín nhất”.

Ngày 31-12-1997, trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 4, ông Đỗ Mười chính thức bàn giao chức tổng bí thư cho

Tướng Lê Khả Phiêu. Ba ông ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, chấp nhận giữ vai trò cố vấn.

Chương XX: Lê Khả Phiêu và ba ông cố vấn

Tháng 6-1991, ông Lê Khả Phiêu mới được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương; năm 1992, vì giữ chức chủ nhiệm Tổng

cục Chính trị, ông được cơ cấu vào Ban Bí thư và tháng 1-1994, tại đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ, ông được đưa vào Bộ

Chính trị. Vậy mà tháng 12-1997, ông Lê Khả Phiêu đã trở thành tổng bí thư. Nhưng, ông Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư ở

một giai đoạn mà các nhà chính trị Việt Nam bắt đầu bị quan sát bởi Internet. Ông cũng làm tổng bí thư khi các ông Đỗ

Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt vẫn giữ quyền bính như những “thái thượng hoàng”. Cho dù có không ít nỗ lực để thay đổi

bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam, người bị thay thế lại là ông Lê Khả Phiêu chỉ sau hơn ba năm giữ chức.

Kỷ nguyên Internet

Tuy con đường phát triển hạ tầng viễn thông được đắp bởi công lao của rất nhiều người, sự chấp thuận của ông Lê Khả

Phiêu vào năm 1997 là rất quan trọng để Việt Nam có thể kết nối Internet. Đó là giai đoạn ông Phiêu bắt đầu nhận

chuyển giao quyền lực và bản thân ông cũng không hình dung được khả năng thay đổi thế giới của công nghệ này.

Internet từ đây sẽ đưa Việt Nam bước sang một kỷ nguyên rất khác.

Cuối thập niên 1980, điện thoại vẫn là một dịch vụ xa xỉ mà rất ít người dân miền Bắc biết tới. Cho dù tiếp quản một

hệ thống viễn thông tương đối hiện đại của miền Nam, đến năm 1990, cả nước chỉ có chưa tới 80.000 máy điện thoại

479

.

Cho đến giữa thập niên 1980, Việt Nam hoàn toàn là một quốc gia bị đóng cửa. Năm 1985, phải mất chín mươi phút

mới có thể có một cuộc điện thoại gọi từ Việt Nam ra nước ngoài. Theo ông Đỗ Trung Tá

480

, lúc đó Việt Nam chỉ có sáu

kênh vô tuyến nối Việt Nam với Hồng Kông. Năm 1993, cũng theo ông Tá, tỉ lệ điện thoại chỉ đạt 0,087%, nghĩa là một

vạn dân Việt Nam chưa có được một máy điện thoại.

Năm 1987, ông Đặng Văn Thân

481

đã có một quyết định làm thay đổi căn bản ngành viễn thông Việt Nam. Theo ông Đỗ

Trung Tá: “Khi ấy, Liên Xô viện trợ không hoàn lại mười triệu rúp vàng để trang bị mạng thông tin cho Bộ Công an nhưng

ông Thân thuyết phục ông Phạm Hùng không nên dùng vì cho dù đó là thiết bị hiện đại nhất của Đông Đức thì công nghệ

analog của họ đã rất lạc hậu so với thế giới. Những thiết bị này sau đó được mang tặng Cuba. Trong số mười triệu rúp

thiết bị ấy, ông Thân chỉ dùng bốn thứ: pin mặt trời, cột, kèo và xe chuyên dùng”. Công nghệ kỹ thuật số của “tư bản”

được ông Thân chọn từ năm 1987, thông qua việc hợp tác đầu tư với Úc, đã mở ra một giai đoạn mới của ngành viễn

thông Việt Nam cho dù đầu thập niên 1990, giá cước viễn thông của Việt Nam vẫn thuộc vào hàng đắt nhất thế giới

482

.

Năm 1992, trong một lần làm việc với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Đặng Văn Thân đưa ra kế hoạch, đến năm 2000,

Việt Nam sẽ có một điện thoại cho 100 dân. Ông Võ Văn Kiệt hỏi: “Tại sao phải là năm 2000 mà không phải là 1995”.

Theo ông Tá, người cùng có mặt trong buổi làm việc: “Chúng tôi coi đó là một mệnh lệnh và trên đường về, chúng tôi đưa

ra chiến lược tăng tốc hai giai đoạn: 1993-1995 và 1995-2000”. Khi bắt đầu đưa điện thoại di động vào Việt Nam, ông

Đặng Văn Thân lại quyết định đúng khi chọn công nghệ số GSM, loại công nghệ mà châu Âu mới triển khai năm 1991.

Ngày 16-4-1993, Mobifone, mạng di động đầu tiên của Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động

483

. Hạ tầng kỹ thuật và dịch

vụ viễn thông phát triển là cơ sở để Việt Nam tiến tới kết nối Internet.

Chiến tranh đã đưa Việt Nam tiếp cận với máy tính khá sớm

484

, nhưng cho tới thập niên 1980, “tin học” vẫn là một khái

niệm rất xa lạ đối với công chúng. Trong suốt thập niên 1980, khoa Toán trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

chỉ đào tạo được 143 người có khả năng ứng dụng tin học vào quản lý kinh tế. Năm 1988, Tiến sỹ Nguyễn Quang A tiếp

xúc với một Việt kiều có liên hệ với một công ty phần mềm của Pháp tên là Genlog. Một liên doanh 50-50 giữa Tổng cục

Điện tử và Genlog, lấy tên là Genpacific, ra đời.

Theo ông Nguyễn Quang A: “Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là nhận outsourcing phần mềm cho người Pháp”. Nhưng,

kế hoạch này thất bại bởi không làm sao liên hệ được với các đơn đặt hàng. Khi ấy, phải chờ ít nhất bốn mươi phút mới

có thể nối được một cuộc điện thoại với Paris, còn Air France thì phải hai tuần mới có một chuyến. Genpacific chuyển sang

lắp ráp máy tính cá nhân.

Có khoảng sáu nghìn máy tính loại 286, tốc độ cực thấp: 8Mhz và bộ nhớ chỉ 20Mb, đã được Genpacific sản xuất trong

năm 1989. Cho dù, theo ông Nguyễn Quang A, sản phẩm của ông chủ yếu được xuất sang Liên Xô, máy tính cá nhân đã

được Genpacific tặng trường Nguyễn Ái Quốc và được nhiều doanh nghiệp, công sở, trường học ở Việt Nam trang bị. Sau

Genpacific, Công ty 3C của Nguyễn Quang A và FPT bắt đầu kinh doanh máy tính, xã hội Việt Nam không còn phải học

chay tin học nữa.

Tháng 8-1990, Giáo sư Phan Đình Diệu kêu gọi: “Nhà nước cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư tin học”.

Ông cũng đề nghị Nhà nước đưa giáo dục tin học vào các nhà trường. Từ đầu năm 1990, ở Sài Gòn, tin học bắt đầu được

ứng dụng trong ngành in ấn.

Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin đề cập đến khả năng “một số hệ thông tin trong nước được ghép nối với

các mạng thông tin quốc tế”

485

. Tổng cục Bưu điện bắt đầu thiết lập mạng Vietpac X.25, cung cấp các dịch vụ truyền dữ

liệu chuyển mạch gói công cộng, kết nối với mạng điện thoại tự động đã được số hóa. Đến cuối năm 1995, các dịch vụ

thuê bao kênh X.25 đã đáp ứng nhu cầu đến tất cả các tỉnh lỵ và một số huyện, và cuối năm 1996 đến hơn 400 huyện

trong cả nước.

Khoảng năm 1993, một kỹ sư ở Viện Công nghệ Thông tin, ông Trần Xuân Thuận lập ra mạng T-net với tham vọng tạo

ra một mạng truyền dẫn mang tên ông nhưng không mấy thành công. Cùng thời gian ấy ở Viện Công nghệ Thông tin, ông

Trần Bá Thái, trưởng phòng mạng trở thành người Việt Nam đầu tiên đi tiên phong khi Phòng của ông nhận chuyển giao

công nghệ chuyển nhận thư điện tử UUCP từ Úc, lập ra mạng NetNam. Tháng 4-1994, NetNam đã chuyển một lá thư của

Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho Thủ tướng Thụy Điển. Ông Kiệt trở thành người Việt Nam đầu tiên từ trong nước chính thức

gửi email ra nước ngoài.

Cuối năm 1995, từ Khánh Hòa, ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm Tin học Teltic, Bưu điện Khánh Hòa, tiếp

cận với cả ông Thuận, ông Thái, tự mày mò nghiên cứu công nghệ giao thức truyền thông Internet rồi lập ra mạng

VietNet. VietNet thuê cửa ra Úc của NetNam và sử dụng hệ thống điện thoại nội bộ để kết nối với các thuê bao cá nhân.

Từ 31-1-1996, VietNet chính thức hoạt động

486

. Cuối năm 1996, về mặt nhà nước, một “taskforce” được thành lập để

chuẩn bị kết nối Internet gồm: Chu Hảo, thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Mai Liêm Trực, Tổng cục Bưu

Điện; Nguyễn Khánh Toàn, thứ trưởng Bộ Công an

487

.

Những điều kiện tối thiểu để có thể nối mạng đều đã được chuẩn bị, lợi ích thì ai cũng rõ nhưng làm cho các nhà lãnh

đạo hết lo sợ là một điều không hề dễ dàng. Thời điểm quyết định kết nối Internet cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ

lãnh đạo ở Việt Nam. Ông Chu Hảo nói: “Từ ông Võ Văn Kiệt đến ông Phan Văn Khải đều ủng hộ, nhưng khó nhất là phải

được Bộ Chính trị cho phép”. Giáo sư Đặng Hữu, từ sau Đại hội VIII, tháng 6-1997, chuyển sang bên Đảng làm trưởng

Ban Khoa giáo Trung ương. Từ bên trong, các ủy viên Bộ Chính trị lo sợ Internet nhất được ông Đặng Hữu tìm cách thuyết

phục

488

.

Theo ông Đỗ Trung Tá, ông Đỗ Mười cũng trở thành một người ủng hộ, ông Mười nói: “Tôi mà thạo tiếng Anh có khi tôi

còn sử dụng Internet nhiều hơn các anh vì tôi đọc nhiều hơn”. Phó Thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu nhóm phải trực tiếp

báo cáo Ban Bí thư. Theo ông Chu Hảo: “Đến ngày hẹn, ông Đỗ Mười đang ở miền Nam, đề nghị chúng tôi báo cáo trực

tiếp ông Lê Khả Phiêu, thời gian ấy là ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị”.

Gặp ông Lê Khả Phiêu, ông Mai Liêm Trực trình bày về pháp lý, Chu Hảo nói về kỹ thuật, Nguyễn Khánh Toàn báo cáo

về đảm bảo an ninh. Đây là giai đoạn mà ông Lê Khả Phiêu sắp trở thành tổng bí thư, ông tỏ ra khá cởi mở. Giáo sư Chu

Hảo nói: “Chúng tôi chia sẻ những lo sợ của ông Phiêu cũng như của các vị trong Ban Bí thư về an ninh, về bí mật quốc

gia, sợ văn hóa đồi trụy và phản động tràn vào Việt Nam. Chúng tôi nói về những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành

bảo mật thông tin nhưng không dám khẳng định là kiểm soát được tất cả. Chúng tôi cho rằng tường lửa cũng như cái

khóa, khóa tốt thế nào cũng có người mở được, nên vấn đề quan trọng vẫn là con người. Ông Phiêu rất thích lập luận ‘vấn

đề quan trọng là con người’, ông đồng ý”.

Tháng 12-1996, Trung ương Đảng khóa VIII họp Hội nghị lần thứ hai bàn về khoa học công nghệ. Ông Đỗ Trung Tá nói:

“Tôi mở một phòng máy và dùng sơ đồ đơn giản nhất để ‘giới thiệu Internet và các biện pháp đề phòng’. Các ủy viên dự

họp Trung ương được Tổng Bí thư Đỗ Mười cho phép tới tìm hiểu về Internet và tường lửa. Bằng vài thuê bao Internet nối

với server của VDC, tôi cho tải các websites có nội dung tốt xuống cho các uỷ viên Trung ương xem; rồi cho tải những

web-sex, các uỷ viên Trung ương giữ ý quay mặt đi, tôi cho anh em biểu diễn kỹ thuật ngăn các web-sex này lại. Các ủy

viên Trung ương nói: Nếu làm được như thế thì cho mở được. Hội nghị Trung ương 2 thừa nhận Internet tải được trí tuệ

của nhân loại về và tin rằng có thể ngăn các nội dung xấu”.

Ngày 5-3-1997, Chính phủ ban hành Nghị định 21 “quy định tạm thời quản lý Internet” theo nguyên tắc “quản lý được

đến đâu thì phát triển tới đó”

489

. Ngày 19-11-1997, tại trụ sở Tổng cục Bưu điện, 18 Nguyễn Du, Hà Nội, “Lễ kết nối

Internet toàn cầu” đã được long trọng tổ chức

490

.

Luân chuyển cán bộ

Ông Lê Khả Phiêu được đưa lên giữ chức tổng bí thư trong một hội nghị Trung ương, thay vì được bầu trong đại hội

(12-1997)

491

. Sau khi nhận chức không lâu, ông Phiêu xuất hiện trong một cuộc họp báo với gần 200 phóng viên trong

nước và quốc tế. Bộ quân phục cấp tướng đã được thay bằng comple xám, cavat màu sáng, mái tóc vốn lòa xòa phủ trán,

che sát cặp mắt nhỏ, được xịt keo, chải lật ra phía sau, để lộ vầng trán rộng. Cuộc họp báo được thực hiện vào buổi

chiều, được ghi hình và sau khi biên tập, được phát trong chương trình thời sự tối của Đài Truyền hình Việt Nam. Ông Lê

Khả Phiêu, rõ ràng, đã nỗ lực tạo ra khác biệt với những người tiền nhiệm.

Ngày 18-1-1998, khi đến thăm Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tuyên bố: “Dân chủ 100% là

hình thức”. Trong nền chính trị của Việt Nam nơi mà các ứng cử viên của Đảng thường không lo sợ rớt mà chỉ lo mất

phiếu mấy phần trăm thì phát biểu đó của Tổng Bí thư có rất nhiều thông điệp. Tuy nhiên, quyết định mang tính cải cách

chính trị ngay sau đó của ông: “Quy chế dân chủ ở cơ sở” lại là một điển hình về hình thức

492

.

Quyền lực thực sự của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu bắt đầu được thể hiện sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 lần

hai

493

. Tuy trong Nghị quyết này, ông Lê Khả Phiêu đặt ra tham vọng “nghiên cứu lý luận trong nước và thế giới, làm rõ

hơn mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” nhưng trên thực tế chỉ có “cuộc vận động xây dựng, chỉnh

đốn Đảng” và “luân chuyển, điều động cán bộ” mới thực sự giúp ông tạo ra những bước đi quyền lực.

Vấn đề luân chuyển, điều động cán bộ từng được Hội nghị Trung ương 3

494

, khóa VIII đặt ra như một giải pháp nhằm

“bồi dưỡng toàn diện, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn;

khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức”. Nhưng, kể từ khi Nghị quyết này

được thông qua (6-1997), việc luân chuyển cán bộ gần như chưa thực hiện.

Từ thập niên 1990, vai trò địa phương trong hệ thống chính trị Việt Nam càng ngày càng gia tăng. Điều này thể hiện

qua con số các bí thư tỉnh ủy được cơ cấu vào Trung ương

495

. Đặc biệt, đại biểu địa phương cũng thường chiếm hơn 80%

số đại biểu của các đại hội Đảng, thành phần thực sự có tiếng nói thông qua các lá phiếu. Kinh tế thị trường đã làm cho

con số các tỉnh thành tự túc được ngân sách tăng lên. Luật Đất đai và Luật Đầu tư bắt đầu tăng thẩm quyền được cấp

đất, cấp giấy phép đầu tư cho tỉnh, thành. Chính quyền địa phương bắt đầu có điều kiện để độc lập hơn với trung ương.

Đây cũng là giai đoạn xuất hiện thuật ngữ “trên bảo dưới không nghe”, một câu đùa ý nhị còn để chỉ trật tự hành chính

không còn trung ương tập quyền nữa.

Chính sách luân chuyển cán bộ không chỉ giúp Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu bố trí nhân sự của mình vào các vị trí chủ chốt

mà còn đặt các nhà lãnh đạo địa phương vào thế phụ thuộc vào ông hơn. Đang là người đứng đầu một tỉnh, họ có thể bị

“luân chuyển” đến một vị trí ngồi chơi xơi nước

496

. Các quyết định “luân chuyển” lại chủ yếu được thông qua trong Thường

vụ Bộ Chính trị nơi mà tổng bí thư là người có tiếng nói quyết định.

Ngay sau khi nhậm chức, ông Lê Khả Phiêu đã đưa Bộ trưởng Lao động và Thương binh Xã hội Trần Đình Hoan về làm

chánh Văn phòng Trung ương. Quyết định này được coi là nhằm tạo chỗ trống để có thể đưa một ủy viên Trung ương cùng

quê Thanh Hóa, bà Nguyễn Thị Hằng, lên bộ trưởng Lao động và Thương binh Xã hội. Cuối năm 1999, một ủy viên Trung

ương người Thanh Hóa khác, ông Tô Huy Rứa phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia được luân chuyển về làm bí thư

Thành ủy Hải Phòng. Tháng 2-2000, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển bị “luân chuyển” về làm bí thư Tỉnh ủy

Nghệ An.

Trong tiệc tiễn do Văn phòng Chính phủ tổ chức, ông Trương Đình Tuyển đã đọc một bài thơ của ông nói rằng, việc ra

đi của ông đơn giản vì (Tổng Bí thư) cần “chỗ trống”. Chỗ trống để đưa Thứ trưởng kỳ cựu Vũ Khoan rời Bộ Ngoại giao,

tạo “chỗ trống” cho ông Nguyễn Dy Niên, cùng quê Thanh Hóa với Tổng Bí thư, lên bộ trưởng.

Luân chuyển cán bộ còn ảnh hưởng tới các ủy viên Bộ Chính trị: Tháng 1-2000, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Phan

Diễn được điều về làm bí thư Quảng Nam Đà Nẵng thay thế ông Trương Quang Được ra Hà Nội làm Trưởng Ban Dân vận

thay thế ông Nguyễn Minh Triết được điều trở lại Sài Gòn làm bí thư

497

; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Trương

Tấn Sang lại phải ra Hà Nội “lấp vào chỗ trống” Trưởng Ban Kinh tế của ông Phan Diễn.

Không mấy địa phương hài lòng với việc trung ương đưa người về nắm những vị trí chủ chốt, cho dù, có những người

được điều “về quê” như Trương Đình Tuyển, bí thư Nghệ An, Phan Diễn, bí thư Quảng Nam - Đà Nẵng, và có những người

như ông Nguyễn Minh Triết, được đưa về một nơi thế lực hơn. Luân chuyển có thể là cơ hội của người này, có thể lại

chấm dứt sự nghiệp chính trị của người khác. Luân chuyển cán bộ, vì thế, vừa có thể tạo ra đồng minh, vừa tích lũy “ân

oán” cho ông Lê Khả Phiêu người vận hành cơ chế đó.

“16 chữ vàng”

Ông Lê Khả Phiêu còn phải nhận lãnh trách nhiệm lịch sử trong một giai đoạn mà quan hệ đối ngoại, đặc biệt là với

Trung Quốc, có rất nhiều thử thách. Nguyên tắc “hai nước xã hội chủ nghĩa phải cùng chống âm mưu của đế quốc xóa bỏ

chủ nghĩa xã hội” xác lập trước Hội nghị Thành Đô (9-1990) đã được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và những đồng chí của

ông đặt trên cả truyền thống cảnh giác nghìn năm trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

498

.

Là một vị tướng quân đội mới bắt đầu làm chính trị, ông Lê Khả Phiêu đã không tránh khỏi những ứng xử thiếu kinh

nghiệm với các nhà lãnh đạo cơ mưu của Bắc Kinh. Những quyết định đưa ra trong nhiệm kỳ của ông đã từng bị chỉ trích

cả trong nội bộ và trên dư luận, nhất là đối với những quyết định gay go để kết thúc đàm phán Hiệp định Biên giới Việt

Nam - Trung Quốc. Nhưng, trên nhiều phương diện, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chỉ là người thừa kế những chính sách được

thiết lập từ thời “Thành Đô”.

Đầu năm 1991, ông Đoàn Mạnh Giao được cử đi Đài Loan. Đây là chuyến đi đầu tiên của một quan chức Việt Nam đến

một nhà nước không được chính quyền Trung Quốc công nhận. Đài Loan được coi là đối tác đầu tư tiềm năng số một của

Việt Nam. Theo ông Đoàn Mạnh Giao: “Đôi bên cần mở một đường bay thẳng. Lâu nay, từ Đài Loan đến Việt Nam vẫn

phải quá cảnh ở Bangkok. Tôi làm đề án, chuẩn bị khôi phục quan hệ kinh tế với Trung Quốc và khôi phục kinh tế dân

gian với Đài Loan. Chủ nhiệm Văn phòng Trần Xuân Giá trình lên, ông Võ Văn Kiệt đưa ra Bộ Chính trị khóa VI, cả Bộ

Chính trị đồng ý”.

Sau một thời gian ngắn đàm phán, Việt Nam chấp thuận cho hãng China Airline mở đường bay thẳng Kao Hung - Tân

Sơn Nhất. Mọi việc chuẩn bị xong, China Airline mở tiệc ra mắt ở khách sạn Rex, Sài Gòn. Tiệc mời lúc 5 giờ 30 chiều, thì

1 giờ 30, Phó chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Hoàng Thúc Tấn nhận được điện thoại từ đích thân Tổng Bí thư

Đỗ Mười. Ông Đỗ Mười hỏi: “Ai phụ trách vấn đề Đài Loan?”. Ông Tấn: “Thưa anh, Đoàn Mạnh Giao?”. “Phải Giao con ông

Đoàn Trọng Truyến không? Bảo cậu ấy nói chuyện với tôi”. Ông Giao cầm máy, ông Đỗ Mười hỏi: “Ai cho phép cậu bay với

Đài Loan?”. Ông Giao: “Thưa, chính bác cho phép, Đề án đã được Bộ Chính trị thông qua ạ”. Ông Đỗ Mười: “Đấy là trước

khi khôi phục quan hệ với Trung Quốc”.

Ông Đỗ Mười yêu cầu, ngay trong chiều hôm ấy, Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ và Đoàn Mạnh Giao phải sang

làm việc với Ban Bí thư. Chiều, ông Trần Quang Cơ sang, cuộc làm việc có cả Thường trực Ban Bí thư Đào Duy Tùng và

Chánh Văn phòng Trung ương Hồng Hà. Đào Duy Tùng nói thẳng: “Trước thì Bộ Chính trị chủ trương như thế, nhưng nay

kinh tế phải phục tùng chính trị. Không cho Đài Loan bay. Nếu ai cho bay, tôi sẽ ra lệnh cho tên lửa bắn hạ”.

Buổi tiệc hôm ấy ở Rex và các chuyến bay từ Đài Loan sang Sài Gòn bị hủy bỏ. Chủ tịch hãng China Airline gọi điện

thoại cho ông Đoàn Mạnh Giao than phiền. Ông Giao trấn an: “Chuyện này sẽ được xử lý”. Ông Võ Văn Kiệt sau đó chỉ

đạo lập hồ sơ cho thấy hàng không Đài Loan bay đến hầu như tất cả các nước, kể cả bay đến Quảng Châu, Trung Quốc,

chứ không chỉ có bay đến Việt Nam để xin Bộ Chính trị khóa VII xem xét lại.

Ông Đoàn Mạnh Giao nói: “Ông Kiệt là người mà những lúc bế tắc luôn vượt ra khỏi ý thức hệ và ngoại giao kinh điển

để đạt được mục đích”. Khi đó, ông Võ Văn Kiệt đang thèm khát nguồn vốn ODA từ Đài Loan cho đường dây 500kV và các

công trình hạ tầng đầy tham vọng của ông. Đài Loan có quỹ OECDF có thể cho “những nước chậm phát triển có quan hệ

kinh tế thực chất với Đài Loan” vay. Theo ông Đoàn Mạnh Giao: “Buổi tối trước khi tôi đi Đài Loan, ông Kiệt gọi lên Văn

phòng. Tôi lên thấy ông đang ngồi một mình. Ông nói: ‘Qua đó, mày tìm cách vay năm mươi triệu USD cho đường dây

500kV’. Tôi nói: ‘Không được đâu chú ơi, quỹ này người ta chỉ cho vay cho các vấn đề xã hội’. Ông nói: ‘Vậy mới phải tìm

cách’. Tôi sang gặp một quan chức quen của Đài Loan tên là Giang Bỉnh Khôn, chuyển thông điệp của Thủ tướng cho Đài

Loan, ông Giang nói sẽ báo lên trên và tính”.

Ít lâu sau, Lâm Thủy Cát, vụ trưởng Vụ Á - Thái của Bộ Ngoại giao Đài Loan đến Hà Nội gặp ông Đoàn Mạnh Giao, nói:

“Có một việc khẩn thiết tôi muốn bàn: Tổng thống Lý Đăng Huy đang ở Indonesia, trên đường về muốn dừng ở Đà Nẵng

và muốn hội kiến với Thủ tướng Võ Văn Kiệt một giờ. Việt Nam có thể bố trí để Thủ tướng đi tuần du miền Trung ghé

qua. Cuộc gặp sẽ được giữ hết sức bí mật để thỏa thuận một số việc, phía Đài Loan, sau cuộc gặp này có thể cho Việt

Nam vay từ 300 đến 500 triệu USD”. Ông Giao nói: “Tôi báo lại với Thủ tướng, chỉ lưu ý ông là truyền thông Đài Loan có

thể sẽ có được tin này và sẽ loan đi. Một tuần sau ông Kiệt nói ông Đỗ Mười đã đồng ý. Chưa kịp liên hệ với Lâm Thủy

Cát thì mấy ngày sau ông Kiệt lắc đầu: “Hỏng rồi, ì xèo hết trong Bộ Chính trị. Căng lắm, không thuyết phục được”.

Nhưng chính quyền Đài Loan vẫn rất thực tế: Đường bay Kao Hung-Tân Sơn Nhất vẫn được mở. Văn phòng Kinh tế -

Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được thiết lập. Ông Võ Văn Kiệt vẫn vay được ba mươi triệu USD đầu tiên

với lãi suất rất thấp.

Kể từ năm 1991, quan hệ giữa Hà Nội và Trung Quốc bắt đầu được thúc đẩy bằng các “chuyến thăm hữu nghị”. Các

nhà lãnh đạo Trung Quốc tăng dần nhịp độ đến Hà Nội: tháng 11-1992, Thủ tướng Lý Bằng; tháng 11-1994, Chủ tịch Quốc

hội Kiều Thạch; tháng 6-1996, Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân; tháng 11-1996, Thủ tướng Chu Dung

Cơ. Nhưng, có thể nói, phải đến chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tới Bắc Kinh vào tháng 2-1999,

công cụ “ý thức hệ” mới được Bắc Kinh khai thác ở “tầm cao” để đến gần hơn với Hà Nội.

Trong cuộc gặp thượng đỉnh này, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đưa ra “hai phương châm” làm nền tảng cho quan hệ

hai nước thể hiện trong “16 chữ vàng” và “4 tốt”. “16 chữ vàng” của Giang Trạch Dân là: “Ổn định lâu dài, hướng tới

tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện”. Và “4 tốt” gồm: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

“Hai phương châm” cùng với Bản Tuyên bố chung giữa Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu đưa ra trong chuyến đi được

hai Đảng đánh giá: “Đã xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, đánh

dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới”. Thủ tướng Phan Văn Khải (1997-2006) nói: “16 chữ vàng

với 4 tốt chỉ là những lời nói. Tôi làm thủ tướng cũng muốn tạo ra sự tin cậy lẫn nhau nhưng Trung Quốc chẳng tin mình,

mình thì cũng không tin họ”.

Nhưng, như Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố “Trung Quốc làm gì cũng có tính toán”. Đây là thời điểm Trung Quốc cần

những quyết định của phía Hà Nội để kết thúc tiến trình đàm phán Hiệp định Biên giới.

Ngày 7-11-1991, trong chuyến đi Bắc Kinh của Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt, “Hiệp

định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước”, Việt Nam - Trung Hoa, đã được ký kết.

Đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc dài 1.406 km, có truyền thống lâu đời

499

, bắt đầu được phân định

lại.

Đường biên giới truyền thống đó là cơ sở để người Pháp, sau khi chiếm Bắc Kỳ, đàm phán với triều đình Mãn Thanh, ký

Công ước 26-6-1887 và Công ước bổ sung 20-6-1895. Đây là hai văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định biên giới giữa

Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, đường biên giới dài 1.406 km, từ Móng Cái đến biên giới Lào - Trung, chỉ có 341 cột

mốc. “Lời văn công ước mô tả đơn giản, không rõ ràng, không phù hợp với thực địa, bản đồ tỷ lệ nhỏ, nhiều địa danh, khu

vực không thể hiện như bãi Tục Lãm, Tài Xẹc, Dậu Gót, nhiều khu vực chưa được phân giới cắm mốc hoặc cắm mốc quá

thưa. Ngoài ra, qua hơn trăm năm, hệ thống mốc cũng bị hư hại, xê dịch, phá hủy do chiến tranh và thời gian”

500

.

Năm 1955, ngay trong giai đoạn mà tình hữu nghị Việt - Trung đang được mô tả là như “môi với răng”, chính quyền

Trung Hoa cộng sản đã có ý “đẩy lùi biên giới” sâu vào phía lãnh thổ Việt Nam: “Tại khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúp Việt

Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trung đến Y ên Viên gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam, phía

Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300m so với đường biên giới lịch

sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua… Cũng tại khu vực này, phía Trung Quốc đã ủi nát

mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan 100m trên đường quốc lộ để xoá vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột

kilômét số 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100m, coi đó là vị trí đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực

này”

501

.

Ngày 2-11-1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng

sản Trung Quốc đề nghị hai bên giải quyết vấn đề biên giới trên cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử theo hai Công ước

Pháp - Thanh (1887 và 1895) và mọi tranh chấp có thể giải quyết bằng đàm phán. Tháng 4-1958, Trung ương Đảng Cộng

sản Trung Quốc trả lời đồng ý với đề nghị của phía Việt Nam. Điều này có thể được coi là một “thắng lợi quan trọng của

quan hệ Trung - Việt” nếu như hơn một thập niên sau, Trung Quốc không lặp lại những điều mà họ đã làm hồi năm 1955.

Có lẽ ít có một quốc gia to lớn nào lại sử dụng những phương thức lấn cõi theo kiểu người Trung Quốc đã làm ở Việt

Nam: “Ở một số địa phương, do địa hình phức tạp, điều kiện sinh hoạt của dân cư Trung Quốc gặp khó khăn, theo yêu

cầu của phía Trung Quốc, Việt Nam đã cho mượn đường đi lại, cho dùng mỏ nước, cho chăn trâu, lấy củi, đặt mồ mả,…

trên đất Việt Nam. Nhưng, lợi dụng thiện chí đó của Việt Nam, họ đã dần dần mặc nhiên coi những vùng đất mượn này là

đất Trung Quốc. Khi xây dựng các công trình cầu cống trên sông, suối biên giới như cầu ngầm Hoành Mô, Quảng Ninh, cầu

ngầm Pò Hèn, Quảng Ninh, đập Ái Cảnh, Cao Bằng, cầu Ba Nậm Cúm, Lai Châu,… phía Trung Quốc cũng lợi dụng việc

thiết kế kỹ thuật làm thay đổi dòng chảy của sông, suối về phía Việt Nam, từ đó dịch dần đường biên giới”

502

.

Chuyện Trung Quốc tự ý di chuyển, lén lút đập phá, thủ tiêu các cột mốc, lấy tên bản của Trung Quốc đặt cho xóm của

Việt Nam… có thể tìm thấy ở bất cứ địa phương nào trên vùng biên giới. Họ cũng không ngần ngại áp dụng những phương

thức như vậy để lấn chiếm những vùng lãnh thổ nổi tiếng lâu đời của Việt Nam như Đồng Đăng, thác Bản Giốc.

“Ngày 20-2-1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng

dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập

kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và

ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc. Khi quan hệ hai bên còn hữu nghị, Trung Quốc đã xây

dựng đường sắt vượt qua đường biên giới lịch sử 300m rồi coi điểm nối ray đó là biên giới. Họ trắng trợn nguỵ biện rằng

khu vực hơn 300m đường sắt đó là đất Trung Quốc vì không thể có đường sắt của nước này đặt trên lãnh thổ nước

khác”

503

.

Đàm phán biên giới Việt - Trung lần thứ nhất diễn ra tại Bắc Kinh ngày 15-8-1974, khi “tình hữu nghị” giữa hai nước

bắt đầu có những rạn nứt sau chuyến đi năm 1972 của Nixon. Sau khi đánh chiếm Hoàng Sa, ngày 19-1-1974, Trung Quốc

bắt đầu gia tăng các hoạt động khiêu khích biên giới

504

. Đàm phán lần thứ hai, kéo dài từ ngày 7-10-1977 tới tháng 6-

1978, diễn ra khi các vụ khiêu khích vũ trang từ phía Trung Quốc tăng cao hơn

505

. Đối thoại chấm dứt khi xung đột lên đỉnh

điểm bởi vụ “nạn kiều”. Sau cuộc chiến tranh biên giới, kéo dài từ ngày 17-2 đến 5-3-1979, ngày 18-4-1979, cuộc đàm

phán lần thứ ba được nối lại tại Hà Nội. Nhưng, từ đó cho đến năm 1991, xung đột vũ trang liên tục diễn ra. Theo Bộ

trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, mỗi năm Trung Quốc gây ra hơn tám trăm vụ khiêu khích biên giới

506

.

Đàm phán chỉ thực sự bắt đầu ở vòng thứ tư, tháng 10-1992, sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung

Quốc. Ngày 19-10-1993, hai đoàn đàm phán chính phủ đã ký thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề

biên giới lãnh thổ

507

.

Trên cơ sở bản đồ và thực địa, hai bên đưa ra đường biên giới trên thực tế theo nhận thức của mình. Đây là một công

việc không hề dễ dàng cho Việt Nam vì phần đất biên giới phía Việt Nam vẫn đầy mìn Trung Quốc. Chiến tranh cũng đã

buộc dân chúng ở nhiều nơi phải rời khỏi những vùng đất sinh sống và canh tác truyền thống. Trong khi đó, các đoàn khảo

sát từ Hà Nội lên lại chỉ tiến hành “xác lập bản đồ hiện trạng” trong bí mật. Những phần đất mà bản "Bị vong lục ngày

15-3-1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam" mô tả là đã “bị Trung Quốc dùng những thủ đoạn xấu xa” để lấn chiếm trong giai

đoạn từ năm 1955 đến năm 1978 giờ đây phần lớn được gọi là những khu vực “hai bên có nhận thức khác nhau”

508

. Cả Bộ

trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và trưởng đoàn đàm phán giai đoạn đầu, ông Vũ Khoan, đều thừa nhận, các địa

phương không hài lòng với kết quả này.

Trong khi đó, kể từ năm 1993, Trung Quốc tiếp tục gây xung đột ở nhiều sắc thái khác nhau để tiếp tục gây áp lực lên

các vòng đám phán. Đường lên cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn, phải dừng lại trước đường biên 63m. Cho dù

cột mốc 44, cắm từ thời Pháp - Thanh vẫn còn, năm 1993, khi tỉnh Lạng Sơn cho rải đá, lực lượng vũ trang Trung Quốc từ

phía Ái Điểm, đã tràn sang để ngăn cản việc thi công. Ngày 28-5, Trung Quốc đưa hàng trăm binh sỹ có vũ trang từ Ái

Điểm sang, theo sau là mười lăm xe chở đá. Trong khi phía Việt Nam chưa kịp phản ứng, hai xe “vượt biên” sang đổ đá

chồng lên đoạn công nhân Việt Nam đang thi công. Ngay lập tức bộ đội biên phòng, hải quan, công nhân và nông dân Chi

Ma được huy động ra ngăn chặn.

Ngày 11-6-1993, lính Trung Quốc rút. Từ đó, Tổ cột mốc 44 được đồn biên phòng Chi Ma thành lập, bảy cán bộ biên

phòng đã phải túc trực 24/24, trong gió Chi Ma thổi bạc mặt, trong rét Chi Ma có khi xuống dưới độ 0. Vì bị phía Trung

Quốc ngăn cản không thể dựng nhà, Tổ cột mốc 44 chỉ có thể dựng một túp lều bằng sáu cọc tre và những thùng giấy

carton nằm bên lãnh thổ Việt Nam năm mét.

“Nhật ký” của Tổ ghi nhận ba mươi hai sự kiện tiêu biểu xảy ra xung quanh mốc 44: một lần biên phòng Ái Điểm,

Trung Quốc, cho dựng một nhà tạm lấn sang đất Việt Nam hai mét; hai mươi hai lần lực lượng vũ trang Trung Quốc xâm

nhập sâu vào đất Việt Nam từ năm đến ba mươi lăm mét, bảy lần xâm canh, một lần lén chôn một bia đá sang đất Việt

Nam hai mươi mét… Phía bên kia mốc 44, Trung Quốc dựng một bức tường đá, dày một mét, cao ba mét, bao bọc đồn Ái

Điểm. Trên bức tường đó, sâu hoắm những lỗ châu mai, nhìn sang.

Thiếu tá Lục Văn Moong, người từng là đồn phó Chi Ma bốn năm, nói: “Có rất nhiều chuyện không được ghi chép, đó là

những cục đá được ném sang từ phía bên kia lúc nửa đêm”

509

. Mỗi tấc đất biên giới trong thời gian này, không chỉ để cấy

lúa, trồng rau mà còn là khát vọng lãnh thổ và ý chí quốc gia của đôi bên. Tại Cao Bằng, nhiều nơi, bộ đội biên phòng

phải dựng lưới B40 cho nông dân cày cấy ở những thửa ruộng giáp biên để ngăn phía Trung Quốc ném đá sang. Ở Hà

Giang, cho đến trước khi tiến trình phân giới cắm mốc thực hiện xong, hầu hết các điểm cao chiến lược đều đang có quân

Trung Quốc chiếm đóng.

Ngày 30-12-1999, sau sáu vòng đàm phán ở cấp chính phủ, mười sáu vòng đàm phán ở cấp chuyên viên, chủ yếu tập

trung xử lý 164 khu vực C, hai bên đã ký “Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền”.Theo đó: “Quy thuộc khoảng 114,9 km2

cho Việt Nam (gồm 112,3km2 thuộc khu vực C; 2,6 km2 thuộc khu vực A và B) và khoảng 117,2 km2 thuộc Trung Quốc

(trong đó có 114,8 km2 thuộc khu vực C; 2,4 km2 thuộc khu vực A và B)”

510

. Nhìn qua các con số thì có vẻ như “đây là một

kết quả công bằng”

511

. Nhưng, trên thực tế, chính quyền địa phương, các cán bộ biên phòng và người dân nhìn thấy từng

tấc đất giờ đây đã thuộc về Trung Quốc. Theo ông Nguyễn Mạnh Cầm: “Khi tôi lên, Cao Bằng nói, những phần đất này lâu

nay là của ta sao các anh để thế này. Tôi phải giải thích là phải theo các nguyên tắc đã thỏa thuận trong quá trình đàm

phán”.

Quá trình “chuyển đường biên giới từ lời văn Hiệp ước 1999 và bản đồ ra thực địa, một cách chính xác, rõ ràng và đánh

dấu bằng một hệ thống mốc giới chính quy hiện đại” vẫn là một con đường cam go. Ở 109 “khu vực tồn đọng”, được coi là

những “khu vực khó, nhạy cảm, có lịch sử tranh chấp lâu đời”, hai bên đã phải tiến hành thêm mười lăm vòng đàm phán

các loại, “vòng ngắn nhất kéo dài chín ngày, vòng dài nhất hai mươi ba ngày, phiên họp dài nhất ba mươi mốt giờ liền”

512

,

để “giải quyết các mâu thuẫn giữa lời văn với bản đồ đính kèm Hiệp ước, giữa bản đồ với thực địa và sự không rõ ràng

của một số từ ngữ trong Hiệp ước”

513

.

Một trong những “khu vực nhạy cảm”, cửa khẩu Hữu Nghị, mốc km0 nơi đường biên giới giờ đây đi qua vốn là mốc 19

cũ của Pháp, cách điểm nối ray 148m về phía Bắc. Đối chiếu với “Bị vong lục ngày 15-3-1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam”

sẽ thấy cột mốc tham chiếu ở khu vực này không phải là “19 cũ” mà là “cột mốc 18 nằm cách cửa Nam Quan 100m trên

đường quốc lộ đã bị Trung Quốc ủi nát để xóa vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột km0 đường bộ sâu vào lãnh thổ

Việt Nam trên 100m”. Nếu 300m từ đường biên giới lịch sử đến điểm nối ray này là khu vực có “nhận thức khác nhau”, thì

việc Việt Nam được chia 148m so với phần nước lớn Trung Quốc được chia 152m là công bằng như các nhà đàm phán giải

thích. Nhưng, phần 300m này là của Việt Nam, năm 1955 bị Trung Quốc lấn vào so với đường biên lịch sử

514

.

Tại khu vực thác Bản Giốc: “Theo quy định của Hiệp ước 1999, luật pháp và thông lệ quốc tế, đường biên giới đi theo

trung tuyến dòng chảy phía Nam cồn Pò Thoong, hai bên đã điều chỉnh đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, qua dấu

tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960, quy thuộc 1/4 cồn, 1/2 thác chính và toàn bộ thác cao cho Việt Nam”

515

.

Thác Bản Giốc là một biểu tượng mà trong suốt hàng trăm năm đã nằm trong tiềm thức của người Việt Nam. Bức ảnh nổi

tiếng về thác Bản Giốc do nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh chụp đã từng ngự trị trong sách giáo khoa, trên các tờ lịch in màu

hiếm hoi của miền Bắc thời trước năm 1975.

Theo "Bị vong lục 15-3-1979 của Bộ Ngoại giao" thì toàn bộ khu vực thác Bản Giốc nằm trong lãnh thổ Việt Nam cho

tới ngày 20-2-1970 mới bị phía Trung Quốc “đưa 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang” sang lấn chiếm. Các tài liệu lịch

sử của người Pháp và những người dân sống lâu năm ở khu vực Đàm Thủy đều biết rõ toàn bộ thác Bản Giốc nằm sâu

trong biên giới Việt Nam chứ không phải là phần được “quy thuộc” như các nhà đàm phán trong thập niên 1990 giải

thích

516

.

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thừa nhận: “Anh em Cao Bằng cũng phản ứng, nhưng muốn thỏa thuận được

thì mình cũng phải nhượng bộ”. Tại khu vực thác Bản Giốc, theo quy định của Hiệp ước 1999, đường biên giới đi theo

trung tuyến dòng chảy phía Nam cồn Pò Thoong. Ông Nguyễn Mạnh Cầm giải thích: “Sở dĩ chia thác Bản Giốc như vậy là

vì trước đó mình đã thỏa thuận nguyên tắc ‘đường biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy’. Nguyên tắc này do anh Vũ

Khoan trực tiếp đàm phán thỏa thuận với Đường Gia Triền. Tất nhiên là có xin ý kiến Bộ Chính trị”.

Theo ông Vũ Khoan: “Bản thân vấn đề là quá phức tạp, chúng tôi phải lần mò từng mét đất. Năm 1991, thỏa thuận

nguyên tắc mở ra đàm phán biên giới. Năm 1992 bắt đầu đàm phán nguyên tắc, ông Võ Văn Kiệt chỉ đạo trực tiếp cụ thể

và phải bàn, quyết định tập thể. Nhiều người không hiểu, một con sông ở biên giới hai nước thì phải chia đôi. Thực tế lịch

sử có những điều mình nói cũng không đúng”. Ông Nguyễn Mạnh Cầm thừa nhận: “Năm 1993, khi thông qua những

nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới, thấy rằng việc phân chia theo trung tuyến dòng chảy là một nguyên tắc

hợp lý. Lúc bàn nguyên tắc này, Bộ Chính trị chưa nghĩ tới những trường hợp cụ thể như Bản Giốc”.

Theo Thủ tướng Phan Văn Khải: “Thác Bản Giốc mình không thể nào lấy hết. Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chịu

nhưng kéo dài quá thì không xong toàn cục. Bãi Tục Lãm họ có ý đồ lấn thật. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Cố vấn Đỗ

Mười cũng phải đấu với Trung Quốc trên tình hữu hảo mới được như vậy. Tôi, ông Vũ Khoan và ông Lê Khả Phiêu đã đấu

tranh rất căng thẳng nhưng đôi bên cũng phải có nhân nhượng, chẳng thà mình có một phân định sau này còn có cơ sở để

đấu tranh”.

Việc hoạch định biên giới, cụ thể là phân chia 227 km2 nằm trong 164 khu vực có tranh chấp, hoặc có nhận thức khác

nhau về hướng đi của đường biên giới, gọi là khu vực C được quyết định trong nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và

Thủ tướng Phan Văn Khải. Tương nhượng là điều không thể tránh khỏi trong các cuộc đàm phán, nhưng tương nhượng ở

Hữu Nghị Quan, thác Bản Giốc, những nơi mà từ xa xưa các nhà nước Việt Nam đều đã khẳng định chủ quyền và trong

tiềm thức nhân dân, đã trở thành một phần lãnh thổ thiêng liêng quả là những quyết định khó phân công, tội.

Còn một sự nhượng bộ khác mà chắc chắn lịch sử rồi sẽ có ý kiến đó là nhượng bộ trên điểm cao 1509, Vị Xuyên, Hà

Giang.

Ngày 16-5-1984, sau mười tám ngày dùng một lực lượng lớn tấn công, Trung Quốc đã chiếm và chốt giữ hai mươi chín

điểm dọc biên giới Việt Nam, trong đó có điểm cao 1509. Hàng ngàn người lính Việt Nam đã hy sinh trong các đợt phản

công lấy lại hai mươi cao điểm ở Thanh Thủy, Vị Xuyên bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1984. Nghĩa trang Vị Xuyên, Hà

Giang, có 1680 ngôi mộ. Trong đó, 1600 mộ là của các liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh Biên giới, đa số hy sinh

trong giai đoạn 1984 - 1985, có người hy sinh năm 1988 khi tái chiếm điểm cao 1509. Giai đoạn 1984 - 1985, theo ông

Nguyễn Thanh Loan, người trông coi nghĩa trang: “Cứ nửa đêm về sáng, xe GAT 69 lại chở về từng túi tử sỹ xếp chồng

lên nhau”.

Theo Đại tá Phó chỉ huy trưởng Biên phòng Hà Giang Hoàng Đình Xuất: “Từ khi chiếm được điểm cao 1509, Trung Quốc

cho xây dựng trên đỉnh một pháo đài quân sự. Ở phía bên kia, Trung Quốc xây được đường xe hơi lên tận đỉnh trong khi

bên mình dốc, hiểm trở. Theo nguyên tắc mà hai bên thống nhất, đường biên giới đi qua đỉnh, cắt đôi pháo đài mà Trung

Quốc xây dựng trên cao điểm này, nhưng khi hoạch định biên giới, phía Trung Quốc cho rằng, đây là một khu vực có ý

nghĩa thiêng liêng nên họ xin được giữ lại toàn bộ pháo đài để làm du lịch. Đau xót là các nhà lãnh đạo của chúng ta đã

đồng ý. Phần Việt Nam nhượng Trung Quốc ở đây tuy chỉ có 0,77 hecta nhưng, 1509 là một vị trí chiến lược. Từ trên pháo

đài ấy có thể nhìn thấy từng chiếc ô tô ở thị xã Hà Giang”.

Tuy không bình luận trực tiếp trường hợp điểm cao 1509, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm giải thích:

“Tôi nghĩ, các anh ấy cũng biết, nhượng một tấc đất là có tội, nhưng với một nước lớn như Trung Quốc thì tranh chấp phải

được giải quyết để có được một biên giới hòa bình. Trước đó không ngày nào là không có khiêu khích”. Chính quyền Trung

Quốc đã liên tục gây sức ép, từ cả những việc nhỏ mọn như ném đá vào những người dân Việt Nam cày cấy trên lãnh thổ

bên biên giới của mình. Điều này đe dọa sự ổn định mà chính quyền Việt Nam kỳ vọng nên không dám bảo lưu những

“khu vực nhạy cảm” như thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan… Theo ông Vũ Khoan: “Bảo lưu là mình luôn phải sống trong nơm

nớp”.

Đường biên giới trước đây chỉ có 341 cột mốc, nay được đánh dấu chi tiết hơn bằng 1.971 cột mốc, với 1.378 vị trí mốc

chính và 402 vị trí mốc phụ. Theo ông Nguyễn Hồng Thao: “Kết quả này là sự thể hiện sinh động của mối quan hệ đối tác

hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”(VNN). Nguyễn Hồng

Thao là thành viên của Đoàn đàm phán, ông ấy có thể chỉ nhắc lại “phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” như một cái

máy ngoại giao. Nhưng người dân Việt Nam thì không mấy ai thiếu trải nghiệm để hiểu sâu về người láng giềng tự cho là

tốt đó.

Việt Nam đã phải phân chia biên giới phía Bắc trong thế yếu. Y ếu không chỉ vì đàm phán với một đối tác to lớn hơn

mình gấp nhiều lần, với một chính quyền rất khó lường, mà còn vì, toàn bộ quá trình đàm phán, hoạch định và phân giới

cắm mốc đều được tiến hành trong bí mật. Trí tuệ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước không được tập hợp. Sức

mạnh của dư luận không được sử dụng để vạch trần những thủ đoạn khiêu khích của Bắc Kinh. Sự hiểu biết thực địa của

người dân biên giới đã không được khai thác để giúp Việt Nam giữ từng tấc đất.

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ

Cũng năm 1999, trong khi mang “Phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” về từ một láng giềng nhiều thủ đoạn, Tổng

Bí thư Lê Khả Phiêu lại đánh mất cơ hội ký hiệp định thương mại với một đối tác tiềm năng: Hiệp định Thương mại Việt -

Mỹ.

Tại tiểu bang Ohio (Mỹ), sau khi thông báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận của Tổng thống Bill Clinton với Bộ trưởng

Lê Văn Triết, Bộ trưởng Ron Brown đề nghị bộ thương mại hai nước lập ra tổ công tác chuẩn bị cho quan hệ song phương.

Brown cho biết luôn là ông sẽ lập nhóm USTA do bà Barshefsky làm nhóm trưởng. Khi trở về Việt Nam, Bộ trưởng Lê Văn

Triết đến thẳng phủ thủ tướng, chờ ông ngoài Thủ tướng còn có Bộ trưởng Đậu Ngọc Xuân, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn

Mạnh Cầm.

Ông Triết kể chi tiết cuộc trò chuyện với Ron Brown. Ông Kiệt hỏi: “Theo anh, điều này sẽ tác động đến việc mở cửa

của Việt Nam như thế nào?”. Ông Triết: “Theo tôi, nó phù hợp với chủ trương đa phương hóa, thêm bạn bớt thù. Chắc

chắn sẽ có một số anh chưa nhất trí, có anh sẽ phân vân, nhưng mình mà lẩn quẩn thì không những mất cơ hội mà còn

ảnh hưởng đến việc mở rộng quan hệ với những đối tác khác”. Ông suy nghĩ rồi nói: “Các anh nghiên cứu ngay xem quyết

định bỏ cấm vận sẽ tác động đến việc Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước như thế nào. Phần ngoại giao, anh Cầm

phải có kế hoạch mở rộng quan hệ đa phương ngay sau khi Mỹ chính thức tuyên bố. Anh Triết chuẩn bị tờ trình, trình Bộ

Chính trị xin chủ trương cho đàm phán ký kết hiệp định thương mại với Mỹ”. Ông Triết hỏi: “Ký một hiệp định song

phương như với các nước?”. Ông Kiệt nói: “Đúng!”.

Ông Lê Văn Triết kể: Tôi về làm phương án đàm phán, chuẩn bị xong, tôi mời đại diện Bộ Ngoại giao, Tài chánh, Ngân

hàng, Bộ Kế hoạch Đầu tư… tới họp và góp ý. Văn phòng Trung ương cũng thông báo năm ngày sau đó Bộ Chính trị sẽ

nghe trình bày. Tại cuộc họp Bộ Chính trị, tôi trình bày xong, ông Đỗ Mười nói: “Y êu cầu các bộ có phản biện trước”. Bộ

trưởng Kế hoạch Đầu tư Đậu Ngọc Xuân vun xới mạnh. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu thận trọng. Thứ

trưởng Bộ Tài chánh Chu Tam Thức thì chừng mực. Nghe xong, ông Đỗ Mười phát biểu rất căng: “Chúng ta đã đổi mới

thành công, các nước đều thừa nhận, đời sống khá hơn có cần bàn tay của Mỹ?”. Ông Đậu Ngọc Xuân nói: “Sự giúp đỡ của

Mỹ là cần thiết”. Ông Đỗ Mười: “Mình hoàn toàn độc lập, cần gì phải giúp đỡ. Việc gì phải ký hiệp định thương mại?”.

Hôm ấy, theo chỉ đạo của anh Kiệt, Bộ Thương mại trình một lúc hai đề án: một để đàm phán gia nhập W TO, một để

ký BTA

517

. Nhưng, theo ông Triết, với cả hai, ông Đỗ Mười nói: “Việt Nam còn nghèo, hàng hóa sản xuất tỷ trọng bao

nhiêu, ăn thua gì, ra nó đè chết ngay lập tức. Cái thứ ba, mình xưa giờ chủ yếu quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa,

chỉ am hiểu xã hội chủ nghĩa. Giờ quan hệ với người ta, bị buộc phải theo những quy định của người ta mình càng mất

độc lập”. Bấy giờ ông Triết mới nhận ra lý do ông Võ Văn Kiệt mời bằng được Cố vấn Phạm Văn Đồng tham gia phiên họp

này. Theo đề nghị của ông Kiệt, Cố vấn Phạm Văn Đồng phát biểu ngắn: “Bây giờ là thời kỳ toàn cầu hóa, ai cũng phải có

quan hệ với các quốc gia. Đường lối đa phương hóa mà ta đã đi là đúng. Đã đúng thì cứ tiếp tục. Thời đại này không ai

còn tự cung, tự túc. Có gì mà không dám làm ăn với Mỹ với W TO”.

Ông Kiệt tiếp lời: “Tôi tán thành ý kiến anh Đồng. Xu thế đó là không thể tránh khỏi. Nói để anh Mười yên tâm, tiền

thân của W TO là GATT, một tổ chức mà Liên Xô là sáng lập viên, lúc đầu có ba mươi quốc gia. Chỉ khi có khối SEV, Liên

Xô mới rút ra. Bây giờ nước Nga cũng muốn trở lại W TO, làm đơn xin mà họ đã chấp nhận đâu. Những nước tham gia đều

theo những nguyên tắc nhất định được hình thành bằng sự đóng góp của các thành viên. Đã có 100 nước tham gia, có

những nước yếu hơn Việt Nam, nhiều nước còn phải sắp hàng. Anh Đồng rất đúng, Việt Nam tuy còn yếu, hàng hóa chưa

nhiều, chưa hiểu hết quy luật. Nếu mình đứng ngoài thì sẽ như cũ. Tham gia vào thì đội ngũ mới trưởng thành. Mới hiểu

thị trường, luật pháp ra sao mà ứng phó. Phải tham gia để có tiếng nói của mình, còn nếu đứng ngoài thì họ quyết sao

mình chịu vậy. Trung Quốc đã gửi hàng trăm người đi đàm phán lâu nay mà vẫn chưa được. Giữ gìn chế độ là nhiệm vụ

của mình, nhưng không thể giữ chế độ bằng cách không chơi với ai cả”.

Ông Phạm Văn Đồng tiếp: “Anh Mười lo lắng mình bị lép vế cũng có lý vì mình còn yếu. Nhưng, tôi thì tôi không sợ.

Như anh Kiệt nói, phải vào hang mới bắt cọp”. Ông Đỗ Mười không kết luận. Ông Phạm Văn Đồng đề nghị: “Bộ Thương

mại và Bộ Ngoại giao hoàn chỉnh phương án, để báo cáo lại”.

Tháng 5-1996, ông Nguyễn Đình Lương tháp tùng ông Lê Văn Triết đi Washington, DC., gặp Charlene Barshefsky,

trưởng Đại diện Thương mại Mỹ. Thông điệp mà Barshefsky chuyển cho ông Triết vẫn là Hoa Kỳ sẵn sàng ký hiệp định

thương mại song phương. Ông Lương nói: “Khi về nhà, tôi biết số phận của mình. Tháng 8-1996, tôi chuẩn bị một tờ

trình, phân tích bối cảnh quốc tế, phân tích những ý đồ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam rồi đề ra năm nguyên tắc để bộ

trưởng ký trình thủ tướng. Ông Triết đưa ra lấy ý kiến trong Bộ, một số cán bộ chủ chốt không đồng ý, lấy lý do, “không

cần bàn nguyên tắc, cần bàn cụ thể thôi”, ông Triết cũng phân vân chưa ký. Phải một tháng sau, trước giờ ông Lê Văn

Triết ra sân bay đi nước ngoài, tôi nói: “Anh ký đi, Văn phòng Chính phủ giục”. Ông ký. Chiều tôi mang lên Văn phòng

Chính phủ. Sáng hôm sau, Văn phòng gọi: Lương ơi, báo tin mừng cho mày, anh Sáu (Võ Văn Kiệt) chỉ ghi một chữ: ‘Đồng

ý’, viết từ bên này trang giấy kéo sang tới bên kia”.

Đàm phán Việt- Mỹ, theo ông Nguyễn Đình Lương: “Lên bờ xuống ruộng. Năm năm cực kỳ khó khăn. Khó nhất là vì

ngay từ khi bắt đầu, ông Võ Văn Kiệt đã không còn ở vị trí quyết định. Trong các vị lãnh đạo, số người đồng ý không

nhiều, lý do: đây là vấn đề nhạy cảm, nhiều người muốn mình không trắng, không đen, công được hưởng, tội không phải

mình. Tôi là một quan chức bé tí. Nhưng cuộc họp nào cũng phải có mặt, vì viết bài, sửa bài cũng tôi. Bộ Chính trị họp

xong bảo chuẩn bị bài ra Ban Chấp hành. Cứ tiếc, ông Kiệt không còn làm Thủ tướng nữa”.

Lúc ấy trên Bộ Chính trị còn có ba ông cố vấn: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt. Ông Lương nói, chúng tôi gọi tổng bí

thư là “hoàng thượng”, trên “hoàng thượng” là “vương gia”. Trước khi quyết, “hoàng thượng” còn phải xem ý “vương gia”.

“Vương gia” lại có hai phía, người ủng hộ quyết liệt, người thì không. Theo ông Lương: “Cứ mỗi khi họp Bộ Chính trị,

chúng tôi lại phải hỏi Văn phòng: ông Kiệt có ra họp không. Có mặt ông Kiệt thì cán cân sẽ khác. Từ đầu, quan điểm của

ông Kiệt đã rất rõ ràng: phải bình thường hóa với Mỹ, ký Hiệp định Biên giới với Trung Quốc, ký Hiệp định thương mại

Việt-Mỹ. Trong cuộc họp, có khi ông mở đầu, nhưng thường, ông nghe hết các ý kiến. Cho dù các ý kiến trong cuộc họp

phát biểu theo chiều hướng nào thì ý kiến của ông Kiệt vẫn là phải ký”.

Ngày 30-8-1999, ông Nguyễn Đình Lương sang Washington, D.C., hoàn tất văn bản để chuẩn bị ký. Theo ông Lương:

Ngày 1-9, khi tiếp ông Lương tại phòng làm việc, Phó đại diện thương mại Hoa Kỳ Richard Fisher nói: “Lương, tôi hỏi ông

một câu thôi: phía Hoa Kỳ định ký BTA tại Hội nghị APEC

518

, Việt Nam có ký không?”. Ông Lương nói: “Chắc chắn ký với

điều kiện ông giải quyết cho tôi mười vấn đề”. Thực ra, theo ông Lương: “Mười vấn đề mà tôi đề nghị ấy chỉ là tiểu tiết

nhưng các nhà lãnh đạo bên Đảng đòi giải quyết”. Fisher nói: “Ông về báo với lãnh đạo của ông, nếu Việt Nam quyết định

ký tại Auckland, có sự chứng kiến của Bill Clinton thì những vấn đề còn lại sang đó sẽ được giải quyết hết”. Hội nghị

APEC cấp bộ trưởng dự kiến nhóm họp vào ngày 9 và 10-9-1999 và cuộc gặp cấp cao lần thứ 11 sẽ diễn ra ngày 12 và 13-

9-1999 tại Auckland, New Zealand.

Ông Nguyễn Đình Lương nói tiếp: “Tôi về báo cáo. Bộ Chính trị họp đồng ý nhưng chưa ra thông báo. Hai ngày trước

khi APEC nhóm họp, phía Hoa Kỳ cử bà Ngoại trưởng Madeleine Korbelová Albright sang Hà Nội. Albright sang, chỉ làm

một việc duy nhất là thuyết phục ký. Bill Clinton muốn gây tiếng vang, ông ta muốn kết thúc trang sử quan hệ Việt Nam -

Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Nếu việc ký kết thành công, tháng 11-1999, Bill sẽ sang thăm Việt Nam

luôn. Người Mỹ khi ấy còn có một mục tiêu khác: đàm phán Mỹ - Trung đang bế tắc sau chuyến đi của Chu Dung Cơ, Bill

Clinton muốn việc ký BTA với Việt Nam như một tín hiệu gửi tới Bắc Kinh”.

Ông Võ Văn Kiệt nhận được những thông tin này ngay khi ông Nguyễn Đình Lương chưa về tới Hà Nội. Ngày 05-9-

1999, từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông viết thư gửi Bộ Chính trị, xin vắng mặt phiên họp ngày 7-9-1999 bàn về Hiệp định

Thương mại Việt-Mỹ và “xin phát biểu với Bộ Chính trị một số ý kiến”. Ông Kiệt cho biết, những ý kiến này, ông đã trao

đổi với ông Nguyễn Mạnh Cầm tại Hà Nội trong lần gặp tuần trước đó. Ông Võ Văn Kiệt viết: “Nên lưu ý những diễn biến

trong quan hệ Mỹ - Trung và nên tính tới tình hình chính trị nội bộ của Mỹ. Chúng ta không đặt vấn đề nhất thiết, bằng

mọi giá phải ký nhanh hiệp định này nhưng nếu có điều kiện thì nên ký sớm để phía Mỹ có thể phê chuẩn hiệp định trước

bầu cử”. Ông Kiệt cũng đưa ra một số lập luận để cho thấy việc hai nước ký hiệp định tại một nơi thứ ba, Auckland, New

Zealand, nhân Hội nghị APEC là “bình thường và ngày càng thông dụng”.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cầm: “Ngày 7-9-1999, Bộ Chính trị họp đồng ý ký hiệp định tại Auckland. Anh Phiêu đã rất hào

hứng nói, nên thưởng gì cho anh em đàm phán. Tôi nói khoan đã anh ạ, chờ xem thế nào, nhỡ người Mỹ lật lọng”. Người

Mỹ không lật lọng nhưng nhà ngoại giao lão luyện người Mỹ, bà Albright, đã phạm một lỗi nhỏ góp phần làm hỏng việc

lớn. Mười giờ sáng ngày 8-9-1999, gặp Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, bà Albright được ông Cầm xác nhận “sẽ ký”; hai

giờ chiều gặp Thủ tướng Phan Văn Khải, ông Khải vui vẻ trả lời: “Sẽ ký”.

Có lẽ, nghĩ sứ vụ đã hoàn thành, cho nên năm giờ chiều hôm ấy, khi hội đàm với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, thay vì chỉ

đề cập đến việc ký kết BTA, bà Albright đã buột mồm hỏi: “Thế giới giờ chỉ còn bốn nước xã hội chủ nghĩa, theo ông, có

tiếp tục giữ được không?”. Sau khi khẳng định với bà Albright, “chủ nghĩa xã hội sẽ tiếp tục phát triển thắng lợi”, Tổng Bí

thư Lê Khả Phiêu gặp hai ông cố vấn Đỗ Mười và Lê Đức Anh. Mọi việc bắt đầu thay đổi.

Ông Đỗ Mười thừa nhận: “Buổi chiều, khoảng năm giờ, trước ngày đi họp APEC, anh Phan Văn Khải sang gặp tôi, nói:

‘Anh Mười ạ, mai tôi đi, anh cho ký đi’. Tôi bảo chưa được. Mai anh gặp Clinton, tôi đề nghị anh nói ba điểm: Chúng tôi

muốn ký trong nhiệm kỳ của ngài nhưng hiệp định phức tạp quá không như hiệp định chúng tôi ký với EU, nên còn một số

vấn đề trong Đảng và Chính phủ có ý kiến khác nhau. Tôi đề nghị ngài chỉ thị cho phái đoàn đàm phán phía Mỹ cùng

chúng tôi bàn tiếp những vấn đề đó rồi sẽ ký. Ký được trong nhiệm kỳ của ngài thì tốt, nhưng nếu chưa ký được thì trước

khi ngài nghỉ, mời ngài sang thăm Việt Nam để quan hệ giữa ngài và Việt Nam có trước, có sau”.

Trước đó, theo ông Đỗ Mười: “Hiệp định nó dày thế này, Bộ Chính trị ít người đọc. Tôi có thời giờ, đọc thấy nhiều vấn

đề quá. Tôi gọi các vị lãnh đạo đến, nói: ‘Cái này mới quá. Đây là hợp tác toàn diện chứ đâu có phải chỉ là thương mại.

Tôi đề nghị Bộ Chính trị bàn tiếp’”.

Theo ông Nguyễn Đình Lương: “Hôm sau, 8-9-1999, trước giờ chuyên cơ chở Thủ tướng Phan Văn Khải, Bộ trưởng

Thương mại Trương Đình Tuyển và Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đi Auckland, tôi nhận được điện: Ông Lương ngồi đấy,

chờ có lệnh mới đi”. Ông Lương chờ, ngày thứ nhất Bộ Chính trị chưa họp, ngày thứ hai nghe tình hình khó khăn. Ngày

thứ ba, quyết định không ký. Ngày thứ tư, tôi về. Vừa tới nhà đã thấy chuyên viên trong vụ ngồi đợi, bảo “lên văn phòng

Ba Dũng ngay”. Ông Lương chạy lên thấy Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nhăn nhó.

Ông Lê Khả Phiêu giải thích về việc trì hoãn ký BTA một cách thận trọng: “Tôi bảo anh Phan Văn Khải cứ đi, mời Tổng

thống Bill Clinton sang, sẽ ký. Lúc đó có chế độ cố vấn, dù sao cũng phải tôn trọng. Trong Bộ Chính trị, tuyệt đại đa số

cũng chưa đồng ý. Ta không được chuẩn bị kỹ. Có hai chương họ tự đưa vào, năm thành bảy chương. Trước những vấn đề

quốc tế khi có những ý kiến khác nhau thì phải đảm bảo chín muồi cả về nội dung lẫn kỹ thuật và phải tôn trọng tính tập

thể”.

Trong nhiều tình huống “tập thể” chỉ là nơi pha loãng trách nhiệm cho các cá nhân. Phiên họp Bộ Chính trị mang tính

quyết định này diễn ra khi những người am hiểu quá trình đàm phán nhất như ông Phan Văn Khải, Trương Đình Tuyển (ủy

viên Trung ương thường được mời dự), Nguyễn Mạnh Cầm đều đang ở Auckland. Ông Đỗ Mười chỉ tay hỏi: “Các anh đã đọc

chưa mà biểu quyết? Các anh biểu quyết bán nước à?”.

Đúng như ông Đỗ Mười nói, trong Bộ Chính trị rất ít người đọc và gần như không có ai đọc kỹ như ông. Ông Nguyễn

Đức Bình buông một câu: “Toàn cầu hóa chỉ đem lại đói nghèo”. Trong khi ông Nguyễn Phú Trọng lưu ý về “diễn biến hòa

bình”. Tuy không có được vai vế như Đào Duy Tùng nhưng từ khóa VIII, ông Nguyễn Đức Bình trở thành “nhà lý luận hàng

đầu của Đảng”. Theo ông Nguyễn Đình Lương, trong suốt quá trình đàm phán, mỗi khi xin ý kiến Bộ Chính trị, ông Nguyễn

Đức Bình lại nói: “Chúng ta không chống toàn cầu hóa nhưng chỉ tham gia phong trào toàn cầu hóa do vô sản lãnh đạo

chứ không nên tham gia toàn cầu hóa do giai cấp tư sản lãnh đạo hiện nay”.

Cũng theo ông Nguyễn Đình Lương: “Chúng tôi rất khó để biết ý kiến thật sự của ông Lê Đức Anh. Không chống BTA

nhưng ông Lê Đức Anh nói: nên ký Hiệp định Biên giới với Trung Quốc trước khi ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Trong

khi đó, nhiều ủy viên Bộ Chính trị nhận được những ‘thông tin mật’ từ Tổng cục II: Trung Quốc phản ứng rất xấu nếu ký

hiệp định thương mại”

519

. Theo ông Phan Văn Khải, khi ông Đỗ Mười đặt lại vấn đề về BTA, ông Lê Đức Anh đã đồng ý với

ông Mười là chưa ký. Tại Auckland, theo ông Phan Văn Khải, ông và Bill Clinton vẫn gặp nhau. Clinton biết rõ nội tình

Việt Nam nên cả hai đều không nhắc tới BTA.

Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm nói: “Tôi tiếc đứt ruột. Năm 1999, Bill Clinton muốn ký trước mặt các nhà lãnh đạo

đủ cả phương Tây lẫn phương Đông. Khi ấy các tập đoàn sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ chỉ chờ có hiệp định là nhảy

vào Việt Nam. Mình quyết định không ký, mất biết bao nhiêu cơ hội”. Những thỏa thuận đạt được với Mỹ đã giúp Trung

Quốc gia nhập W TO vào tháng 11-2001

520

. Thị trường 1,2 tỷ dân này đã có một sức hút to lớn đối với các nhà đầu tư. Năm

năm sau, năm 2006, Trung Quốc trở thành quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới: 10,7% so với năm 2005.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cầm: “Mất thêm một năm đàm phán, phía Mỹ cũng chấp nhận một số đề nghị của ta nhưng

đồng thời cũng bắt mình phải chấp nhận thêm những yêu cầu của họ”. Mãi tới ngày 14-7-2000, Hiệp định Thương mại Việt

- Mỹ mới được ký ở W ashington, khi nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton chỉ còn chưa đầy 6 tháng.

Về tổng thể, theo Thủ tướng Phan Văn Khải: “So với những nội dung định ký năm 1999, Hiệp định Thương mại (BTA)

Việt - Mỹ ký năm 2000 không đạt được thêm tiến bộ nào”. Nhưng, về mặt thời gian, thất bại năm 1999 đã đánh mất của

Việt Nam hơn hai năm cơ hội. Ngày 4-10-2001, Thượng viện Mỹ mới thông qua BTA và hai tuần sau, ngày 17-10-2001,

được Tổng thống G.W .Bush phê chuẩn. Cứ mỗi năm chậm trễ, người dân Việt Nam phải chịu thiệt hại hơn 1,5 tỷ USD

521

.

Bill Clinton và Lê Khả Phiêu

Gần cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam. Ông là vị tổng thống Mỹ thứ hai đến

nơi mà ông nói, giờ đây là tên của một đất nước chứ không chỉ là một cuộc chiến tranh, và là tổng thống Mỹ đầu tiên tới

Hà Nội. Tại đây, Bill Clinton đã được đón tiếp bằng hai thái độ có thể nói là trái ngược nhau, một của người dân và một

của các nhà lãnh đạo trong các nghi lễ đón ông chính thức.

Bill Clinton và tùy tùng tới sân bay Nội Bài lúc 11 giờ đêm ngày 16-11-2000. Điều ngạc nhiên là vị tổng thống của quốc

gia mà chính quyền đang coi như kẻ thù lại được hàng ngàn người dân Hà Nội và các địa phương lân cận đứng chờ trong

đêm lạnh dọc hai bên đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài. Dường như cảm kích trước sự chào đón đó, Tổng thống Clinton

đã bật đèn trong khoang xe của mình để vẫy tay đáp trả người dân Hà Nội. Dân chúng cũng đã chen chúc đến khu Văn

Miếu để nhìn thấy Bill Clinton. Hai hôm sau, khi rời Hà Nội đến Sài Gòn cũng vào lúc mười một giờ đêm, Bill Clinton lại

được người dân đứng chờ và reo hò khi thấy ông xuất hiện từ sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong khi đó, Bộ Chính trị đã phải tính đến từng nụ cười, cái bắt khi đón vợ chồng Tổng thống Mỹ. Thủ tướng Phan Văn

Khải kể, khi tiếp Clinton, ông đã không cười và bàn tay thì chỉ đưa ra nhẹ mà không nắm lại. Ông Nguyễn Đức Hòa, trợ lý

của ông hỏi: “Người ta đã sang tận đây, tiếc gì anh không nở một nụ cười với họ?”. Ông Khải nói: “Không được đâu mày

ơi, Bộ Chính trị đã thống nhất là không được cười”

522

. Chiều 17-11-2000, một ngày trước khi Tổng thống Bill Clinton nói

chuyện với sinh viên ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tướng Nguyễn Chí Trung, trợ lý của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã

mấy lần xuống “quán triệt” với Ban Giám đốc các nghi thức, khi nào thì đứng dậy, khi nào vỗ tay.

Bill Clinton là một nhà hùng biện, bài nói chuyện ngày 17-11-2000 tại hội trường Đại học Quốc gia Hà Nội của ông

được chuẩn bị kỹ. Thay vì theo kịch bản, sinh viên đã vỗ tay gần như liên tục ở các đoạn đầu. Trước hàng trăm sinh viên,

Bill Clinton đã bập bẹ vài từ tiếng Việt mà ông nói là vừa cố học: “Xin chào các bạn”. Clinton đã làm cho các sinh viên

phải vỗ tay lần thứ hai trong đoạn mở đầu khi ông nhắc tới thành tích của vận động viên Trần Hiếu Ngân

523

, người Việt

Nam đầu tiên đoạt huy chương tại một Olympic, và các tuyển thủ bóng đá như Lê Huỳnh Đức, Hồng Sơn, đang tranh giải

ở Tiger Cup 2000 Bangkok.

Bill Clinton cho rằng, lịch sử giữa hai quốc gia “vừa là nguồn đau thương cho các thế hệ đã qua vừa là nguồn hứa hẹn

cho các thế hệ sắp tới”. Ông nói: “Cách đây hai thế kỷ, trong những ngày đầu của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chúng tôi đã

vượt biển để tìm các đối tác thương mại và một trong các nước mà chúng tôi tiếp cận đầu tiên là Việt Nam”. Clinton dẫn

thêm một câu chuyện, cho tới lúc đó, ít người biết đến: hơn 200 năm trước, Thomas Jefferson đã cố gắng để đưa các

giống lúa Việt Nam về trồng trong trang trại của ông ở Virginia. Jefferson là tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm

1776 của nước Mỹ. Bản tuyên ngôn mà Clinton nói là đã “vang vọng trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1945” của Việt Nam.

Theo Bill Clinton: “Tất cả những điểm gặp gỡ nhau trong lịch sử 200 năm này đã bị lu mờ trong vài thập niên vừa qua

bởi cuộc xung đột mà chúng tôi gọi là Chiến tranh Việt Nam và các bạn gọi là Kháng chiến chống Mỹ”. Bill Clinton nhắc

đến bức tường đá đen ghi tên những người Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam, nhắc đến điều mà theo ông, các cựu binh

Mỹ gọi là “mặt sau của bức tường”, đó là “sự hy sinh lớn lao”

524

của ba triệu người Việt Nam. Đứng giữa thủ đô của một

chế độ coi chính quyền miền Nam là “ngụy quyền”, coi những người lính miền Nam là “ngụy quân”, Bill Clinton đã gọi đội

quân người Việt ở cả hai bên là “những người lính dũng cảm”.

Không đến hội trường Đại học Quốc gia như một khách mời, nhưng có thể nói, người lắng nghe đầy đủ nhất bài phát

biểu của Bill Clinton chính là ông Nguyễn Chí Trung

525

. Thế hệ Nguyễn Chí Trung rất khó để chấp nhận cách gọi những

người Việt ở phía bên kia, những người mà ông coi là kẻ thù là “những người lính dũng cảm”.

Nhưng ông Trung còn quan ngại khi Bill Clinton giải thích toàn cầu hóa và nói: “Theo kinh nghiệm chúng tôi, giới trẻ sẽ

có nhiều niềm tin hơn vào tương lai nếu họ có tiếng nói trong việc định hướng tương lai, trong việc lựa chọn các nhà lãnh

đạo chính phủ của họ và có một chính phủ có trách nhiệm đối với những người dân mà chính phủ phục vụ”. Mặc dù nhấn

mạnh “chúng tôi không tìm cách và cũng không thể áp đặt những ý tưởng này”, Bill Cliton nói với sinh viên: “Chỉ có các

bạn mới quyết định xem có nên chăng tiếp tục mở cửa thị trường, mở cửa xã hội của mình và củng cố nền pháp trị. Chỉ có

các bạn mới quyết định liên kết như thế nào giữa tự do cá nhân và nhân quyền trên nền tảng giàu mạnh của bản sắc

quốc gia Việt Nam”.

Vào thời điểm mà Bill Clinton đang nói chuyện với sinh viên ở Hà Nội, Lý Tống, một cựu phi công của Không lực Việt

Nam Cộng hòa, từ California bay về Thái Lan, thuê một máy bay thể thao bí mật bay vào vùng trời Việt Nam, rải truyền

đơn ở Sài Gòn và Tây Ninh, kêu gọi lật đổ chế độ cộng sản. Lực lượng phòng không hôm ấy đã bị Lý Tống qua mặt và

hôm sau, 18-11-2000, vì quá cảnh giác đã nổ súng sượt vào một máy bay dân dụng.

Cuối buổi chiều 18-11-2000, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chào đón Tổng thống Bill Clinton bằng một bài phát biểu dài

526

,

sau khi mở đầu theo đúng thủ tục: “Tôi hoan nghênh Ngài và Phu nhân cùng phái đoàn Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam”. Ông

Lê Khả Phiêu bắt đầu: “Tôi đồng ý với Ngài là chúng ta không quên quá khứ, không làm lại được quá khứ. Vấn đề quan

trọng là hiểu cho đúng thực chất cái quá khứ ấy. Cụ thể là hiểu cho đúng thực chất cuộc kháng chiến chống xâm lược mà

chúng tôi đã phải tiến hành… Việt Nam có đem quân đi đánh Hoa Kỳ đâu mà Hoa Kỳ lại đem quân sang đánh Việt Nam?

Cuộc kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi là giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và đưa đất nước đi lên chủ

nghĩa xã hội. Cho nên đối với chúng tôi, quá khứ không phải trang sử đen tối, đau buồn và bất hạnh”.

Ông Lê Khả Phiêu nói tiếp: “Bà bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ trong một lần gặp tôi có hỏi: chủ nghĩa xã hội có tồn tại

được không? Tôi nói: không những tồn tại mà chủ nghĩa xã hội sẽ tiếp tục phát triển thắng lợi… Việt Nam đã có quan hệ

ngoại giao với gần 170 nước, quan hệ thương mại với hơn 150 nước. Đảng chúng tôi có quan hệ với hơn 180 đảng cộng

sản, cánh tả, đảng cầm quyền… Trong quan hệ quốc tế ngày nay, mọi quốc gia, dân tộc đều cần hợp tác để cùng phát

triển. Chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn, cách sống và chế độ chính trị của các dân tộc. Chúng tôi cũng đòi hỏi các nước tôn

trọng chế độ chính trị, sự lựa chọn của dân tộc chúng tôi”.

Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu kết thúc bài phát biểu “chào mừng” tổng thống đầu tiên của nước Mỹ đến Văn phòng Trung

ương Đảng: “Chúng tôi quý trọng nhân dân Mỹ, cảm ơn nhân dân Mỹ đã ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân

dân Việt Nam. Thấy hình ảnh cháu Chelsea, tôi chạnh nhớ cháu Emily

527

, con gái của Morrison

528

, và mẹ cháu cũng đã từng

sang thăm Việt Nam. Đó là biểu tượng đẹp của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.

Bill Clinton nhớ lại: “Lê Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để cáo buộc

những gì Mỹ đã làm là hành vi đế quốc. Tôi đã rất giận dữ nhất là khi ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete

Peterson, một người đã từng là tù binh chiến tranh. Tôi nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng khi tôi không tán thành các

chính sách đối với Việt Nam, những người theo đuổi nó cũng không phải là đế quốc hay thực dân, mà là những người tốt

chiến đấu chống cộng sản. Tôi chỉ Pete và nói, ông đại sứ không ngồi sáu năm rưỡi trong nhà tù ‘Hà Nội Hilton’ vì muốn

thực dân hóa Việt Nam”

529

.

Ông Phan Văn Khải nhớ lại: “Ông Phiêu nói như thời chiến tranh làm cho họ rất khó chịu. Ông ấy muốn tỏ rõ thái độ

của một chính quyền cộng sản. Nhưng, ông Phiêu không hiểu tình hình thế giới giờ đây đã khác. Phe xã hội chủ nghĩa đã

tan rã. Vấn đề là mối quan hệ giữa hai quốc gia, chúng ta cần Mỹ. Nếu người Mỹ không vào thì những công ty lớn trên thế

giới không có ai vào cả”. Theo Tổng thống Bill Clinton thì giữa ông và Thủ tướng Phan Văn Khải đã xây dựng được mối

quan hệ tốt đẹp trong lần gặp ở Auckland, khi đó ông Khải cũng nói là ông cảm kích trước việc Bill Clinton đã từng phản

đối chiến tranh Việt Nam. Clinton nhớ lại: “Khi tôi nói: những người Mỹ phản đối hay ủng hộ cuộc chiến tranh đó đều là

người tốt. Ông Khải nói: tôi hiểu”. Clinton nhận xét, dường như những người mà ông gặp ở Việt Nam, chức vụ càng cao

hơn thì ngôn ngữ càng “sặc mùi” cộng sản theo kiểu cũ hơn

530

.

Đại hội IX

Ông Lê Khả Phiêu giữ chức tổng bí thư được ba năm. Trong ba năm đó ông luôn chứng tỏ sự vững vàng, kiên định lập

trường của mình

531

. Nhưng những nỗ lực của ông trước hết lại bị chính các ông cố vấn sử dụng như một lý do để chống lại

ông. Thái độ “kiên định” trước Tổng thống Bill Clinton rồi sẽ bị các cố vấn phê bình là cứng nhắc. Trước Đại hội Đảng lần

thứ IX (4-2001) ông Lê Khả Phiêu đã bị cả ba ông cố vấn hiệp sức ép ông phải rời chính trường.

Kiến nghị buộc ông Phiêu thôi chức được cả ba ông cố vấn đồng tình và cùng ký. Ông Nguyễn Văn An nói: “Nó có kịch

tính, chính các ông ấy đưa ông Lê Khả Phiêu lên rồi lại đưa xuống. Những khuyết điểm của ông Lê Khả Phiêu chỉ là

nguyên cớ. Sẽ không làm được điều đó nếu cả ba ông cố vấn không đồng tình, đặc biệt là vai trò của Lê Đức Anh và Đỗ

Mười. Rất ít trường hợp cả ba ông lại đồng tình như vậy”. Ông Nguyễn Văn An cũng thừa nhận: “Nếu để ông Phiêu tiếp

tục giữ chức thì sẽ dẫn đến tiền lệ tổng bí thư vi phạm nguyên tắc cả đối nội và đối ngoại”. Điều đáng nói là sự “vi phạm

nguyên tắc cả đối nội lẫn đối ngoại” của ông Lê Khả Phiêu đều có bàn tay của Tổng cục II.

Về đối ngoại, ông An nói: “Ông Lê Khả Phiêu gặp Giang Trạch Dân không theo con đường chính thống bằng quan hệ

Đảng, Nhà nước mà theo con đường tình báo”. Theo ông Nguyễn Đình Hương, thành viên Ban Chuyên án A10: “Tháp tùng

chuyến đi ấy của Lê Khả Phiêu gồm Trần Đình Hoan, Nguyễn Mạnh Cầm và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II Nguyễn Chí

Vịnh. Vịnh bố trí một cuộc gặp giữa ông Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân. Khi gặp, cả ông Nguyễn Mạnh Cầm và ông Trần

Đình Hoan cùng đi nhưng phía Trung Quốc ngăn ông Cầm và ông Hoan, chỉ cho Vịnh vào. Theo báo cáo của Vịnh thì hội

đàm cũng không có thỏa thuận riêng gì nhưng có nhiều người đặt vấn đề trong đó có Trần Đình Hoan”

532

.

Theo ông Lê Khả Phiêu thì đây là một cuộc gặp theo đề xuất của Giang Trạch Dân, phía Việt Nam cũng nhân đấy,

muốn “thăm dò thái độ của Trung Quốc đối với Mỹ và đối với chủ nghĩa xã hội”. Phía Trung Quốc thỏa thuận thành phần,

mỗi bên bốn người, chủ yếu là chỉ để tổng bí thư gặp tổng bí thư. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Cầm, trong khi ông

bị chặn lại thì phía Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Đường Gia Triền vẫn vào ngồi cùng Giang Trạch Dân.

Ông Lê Khả Phiêu giải thích: “Tôi gặp Giang Trạch Dân hai lần, lần thứ hai, hai bên thống nhất là nên có gặp riêng để

bàn về biên giới và Biển Đông. Trước cuộc gặp tôi có xin ý kiến Bộ Chính trị nhưng nhiều anh quên. Tôi và Giang Trạch

Dân chỉ thỏa thuận, trong vấn đề Biển Đông, cái gì chỉ liên quan đến hai nước thì đàm phán song phương, cái gì còn liên

quan đến quốc gia khác thì đàm phán đa phương. Cho đến bây giờ thỏa thuận này vẫn còn được thực hiện”

533

.

Về đối nội, ông Lê Khả Phiêu bị cáo buộc làm trái nguyên tắc khi ký Quyết định 234, cho lập ra một cơ quan theo dõi

nội bộ, chủ yếu là cán bộ cao cấp. Theo ông Vũ Quốc Hùng, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng: “Việc xem

xét những sai lầm của Quyết định 234 bắt đầu sau khi ông Lê Đức Anh chính thức đặt ra”. Một ban chuyên án được Bộ

Chính trị cho thành lập với thành phần gồm: Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ nghiệm Ủy ban Kiểm tra Nguyễn Thị

Xuân Mỹ, Trưởng Ban Bảo vệ Đảng Nguyễn Đình Hương

534

.

Ông Vũ Quốc Hùng, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, người được giao thẩm tra các sai phạm của ông

Lê Khả Phiêu, cho biết: “Đầu năm 2001, Bộ Chính trị họp chuẩn bị Đại hội IX, chị Nguyễn Thị Xuân Mỹ đi họp về nói, Bộ

Chính trị đang kiểm điểm anh Phiêu gay gắt nhiều chuyện: vấn đề Campuchia, quan hệ nam nữ, vô nguyên tắc khi ra

Quyết định 234, ngành tình báo lâu nay chỉ nắm địch, nay được theo dõi nội bộ, gặp Giang Trạch Dân, đi không hỏi, về

không trình. Từ đó, Ủy ban Kiểm tra phải vào cuộc, họp cả ngày cả đêm. Trong khi Bộ Chính trị vẫn cứ họp. Ông Phạm

Thế Duyệt, ủy viên thường trực Thường vụ Bộ Chính trị, thường xuyên gọi tôi sang, dặn: phải có trách nhiệm với Đảng,

phải khách quan, không chịu áp lực của mấy ông cố vấn”.

Theo ông Vũ Quốc Hùng: “Quyết định 234 được ký theo tham mưu của ông Vũ Chính. Lẽ ra anh Phiêu phải thận trọng.

Khi Vũ Chính tham mưu thì nói là làm sao để ngăn chặn diễn biến hòa bình, ngăn chặn những xu hướng không tốt trong

nội bộ Đảng. Tham mưu bằng mồm và có tham mưu cả bằng giấy. Ông Phiêu thấy cần phải có một văn bản, một tổ chức

nên ký”. Ông Lê Khả Phiêu giải thích: “Lúc đó, có nhiều tin tình báo được đưa ra thiếu kiểm chứng nhiều người có ý kiến.

Tôi còn giữ thư anh Võ Văn Kiệt yêu cầu phải chấn chỉnh công tác tình báo, nguồn tin tình báo cần được thẩm định trước

khi cho lưu hành trong nội bộ. Bản thân anh Lê Đức Anh cũng đồng ý là phải chấn chỉnh. Vì thế tôi lập ra bộ phận này

giao cho anh Phạm Thanh Ngân phụ trách”.

Về “quan hệ nam nữ”, theo ông Vũ Quốc Hùng: “Trước khi đi Cuba, ông Lê Khả Phiêu có đến nhà anh Đoàn Mạnh Giao

ăn cơm. Tới đó có cả cô Đặng Thu Hà, con gái Trung tướng Đặng Kinh. Ông Phiêu giải trình, quan hệ giữa ông và ông

Đặng Kinh là quan hệ giữa cấp dưới với thủ trưởng, ông coi cô Hà như là cháu. Tôi có hỏi anh Trần Đình Hoan, anh có

thấy yếu tố quan hệ nam nữ không. Anh Hoan nói không thấy. Còn “quan hệ với CIA”, khi đi Cuba, đoàn có Ngô Xuân Lộc,

Nguyễn Mạnh Cầm, Đỗ Trung Tá đi cùng, chuyển tiếp máy bay ở Thụy Điển. Tại đây thông qua Hà có gặp một phụ nữ tên

là Vũ Thị Dung, có người tố cáo Dung là CIA”.

Trên thực tế, Vũ Thị Dung chỉ là một cán bộ doanh nghiệp đi trong phái đoàn Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm châu Âu.

Một tấm hình chụp có Vũ Thị Dung trong chuyến đi này được photoshop, cắt hình những người cùng chụp chỉ để lại hình

Lê Khả Phiêu và Vũ Thị Dung để nói ông Phiêu lén lút quan hệ với “gái” là một nữ điệp viên. Tại phiên họp Bộ Chính trị

mà tấm hình này được đưa ra, ông Nguyễn Mạnh Cầm xác nhận bức ảnh này khi chụp có cả ông nhưng đã bị xóa. Trưởng

Ban Tổ chức Nguyễn Văn An thừa nhận: “Bức ảnh được cắt xén quá ấu trĩ. Tổng cục II đưa ảnh cho ông Đỗ Mười, ông Đỗ

Mười đưa cho nhiều người xem trước mặt Bộ Chính trị rồi đưa lại cho tôi quản lý”.

Đường đi của Quyết định 234 cho thấy, khó có viên tướng nào trưởng thành trong thời gian ông Lê Đức Anh cầm quyền

lại có thể dễ dàng thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của ông. Khi trở thành tổng bí thư, kiêm bí thư Quân ủy Trung ương, ông

Lê Khả Phiêu bàn với Tướng Phạm Văn Trà, bộ trưởng Quốc phòng và Phạm Thanh Ngân, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,

lập ra một cơ quan, thành phần gồm Tổng cục II, Cục Bảo vệ An ninh, Tổng cục Chính trị. Người mà Tướng Lê Khả Phiêu

giao thiết kế mô hình, chức năng, nhiệm vụ lại là Trung ướng Vũ Chính.

Tướng Vũ Chính đã “thiết kế” chức năng quyền hạn cho cơ quan này gồm cả quyền “theo dõi lực lượng cấp tiến trong

và ngoài quân đội”. Ông Phiêu được nói là đã gạch bỏ đoạn này nhưng, Tướng Chính chỉ bỏ trong phần quyết định còn

phần phụ lục hướng dẫn thì vẫn giữ nguyên. Sau khi Tướng Phạm Thành Ngân ký nháy, Bí thư Quân ủy Lê Khả Phiêu đã

ký Quyết định 234.

Theo ông Vũ Quốc Hùng, từ khoảng tháng 6-2000, Vũ Chính đã báo cáo với Cố vấn Lê Đức Anh rằng Quyết định 234 do

Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ký là sai. Nhưng đến ngày 5-1-2001, khi Bộ Chính trị họp bàn chuẩn bị nhân sự Đại hội IX,

Tướng Lê Đức Anh mới đưa ra Bộ Chính trị, đòi kỷ luật ông Lê Khả Phiêu vì đã có “chủ trương theo dõi cán bộ cao cấp

trong và ngoài quân đội”. Ông Nguyễn Đình Hương cho rằng: “Quyết định 234 là một kịch bản của ông Lê Đức Anh nhằm

hạ bệ ông Lê Khả Phiêu, nhất là sau khi ông Phiêu tuyên bố bỏ định chế cố vấn”. Ông Phiêu nói: “Có thể có mưu mẹo gì

đấy nhưng tôi thì chỉ nghĩ đơn giản”.

Trong tuần lễ từ ngày 3 đến 11-1-2001, nhân Đại hội Đảng toàn quân, cố vấn Lê Đức Anh đột ngột buộc tội Tổng Bí

thư Lê Khả Phiêu. Trong Hội nghị Bộ Chính trị, ông Lê Khả Phiêu thừa nhận có sơ hở về hành chính trong việc ký Quyết

định 234, ông vẫn còn giữ được bản thảo và chứng minh Tướng Vũ Chính đã không sửa phần ông gạch bỏ. Ông Phiêu

cũng cho biết trước khi quyết định có họp Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương gồm Lê Khả Phiêu, Phạm Văn Trà và

Phạm Thanh Ngân. Hội nghị Bộ Chính trị ngày 5-1-2001 kết luận việc ông Lê Khả Phiêu ký quyết định 234 là vi phạm

nguyên tắc lãnh đạo tập thể, yêu cầu hủy bỏ ngay Quyết định 234, giải tán ngay bộ phận tình báo theo dõi nội bộ.

Sau Hội nghị Trung ương 11, các vị cố vấn, đặc biệt là Tướng Lê Đức Anh cử người gặp các cán bộ lão thành, thông

báo những thông tin liên quan đến các “sai phạm của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu”. Theo ông Vũ Quốc Hùng, đây là những

việc làm sai nguyên tắc của Đảng và chính Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã gửi công văn yêu cầu các vị cố vấn phải

giải trình.

Cũng theo ông Vũ Quốc Hùng, trước khi có kết luận chúng tôi đã mời ông Lê Khả Phiêu sang Ủy ban Kiểm tra chất vấn.

Ủy ban Kiểm tra kết luật không đề nghị kỷ luật ông Lê Khả Phiêu và ông Phạm Thanh Ngân nhưng không để tái cử trong

nhiệm kỳ IX. Bộ Chính trị họp nói thẳng, ông Phiêu phải rút khỏi Ban Chấp hành Trung ương. Có ý kiến đòi phải kỷ luật

ông Phiêu trước khi cho nghỉ.

Ở Bộ Chính trị, ông Lê Khả Phiêu chấp nhận, nhưng tại Hội nghị Trung ương 12, theo ông Nguyễn Văn An: ‘Khi Trung

ương bỏ phiếu, số người đồng ý cho ông Lê Khả Phiêu nghỉ chỉ chiếm 50,5%, số không đồng ý là 49,5%, trong khi có năm

ủy viên Trung ương vắng họp. Ông Phiêu không tâm phục khẩu phục mà những người ủng hộ ông Phiêu cũng không tâm

phục khẩu phục. Chúng tôi cũng lo ngại rằng ra đại hội sẽ lộn xộn. Trong Bộ Chính trị thì còn phân hóa. Ông Phiêu lại

đang nắm quân đội. Tôi bàn với anh Phạm Thế Duyệt cho bỏ phiếu lại. Bộ Chính trị đồng ý. Các ông cố vấn phản đối

nhưng chúng tôi kiên quyết làm. Thực ra khi đó đánh giá tình hình, bỏ phiếu lại thì ông Lê Khả Phiêu chỉ mất thêm phiếu.

Đưa ra Trung ương cũng bàn cãi mãi thì Trung ương mới biểu quyết đồng ý cho bỏ phiếu lại. Ngày 18-4-2001, Ban Chấp

hành Trung ương bỏ phiếu lại, ông Phiêu chỉ còn một số phiếu rất thấp. Ông chấp nhận”.

Khi Ban Chấp hành Trung ương khóa IX họp phiên thứ nhất (22-4-2001) để bầu tổng bí thư, ông Phan Văn Khải được

giao chủ trì phiên họp. Trong danh sách thăm dò mà Ban Tổ chức công bố, ông Nông Đức Mạnh đứng đầu, kế đó là Trần

Đức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An và Phạm Thế Duyệt. Ông Phan Văn Khải đã đề nghị “để thể hiện thái độ nhất

trí cao trong Đảng” chỉ giữ một mình ông Mạnh trong danh sách bầu tổng bí thư. Trung ương vỗ tay đồng ý. Ông Mạnh

“được bầu” với số phiếu 100%.

Ở sau hậu trường, theo ông Nguyễn Đình Hương: “Ba ông cố vấn cũng đã có bàn nhau, cả ba nhân vật được các cố vấn

đưa ra cân nhắc trước như Lương, Trọng, An, đều có những vấn đề. Ông Mạnh nhờ không nằm trong danh sách được

chuẩn bị nên không có phản đối, con người ông Mạnh lại trung dung, các ông tính, đưa ông Mạnh lên là yên. Nhưng cách

tính trước mắt ấy đã dẫn đến một sai lầm chiến lược”.

Chương XXI: Định hướng xã hội chủ nghĩa

Cho dù vẫn là quốc gia một đảng, kể từ khi chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, về bản chất, Việt Nam không còn là

quốc gia cộng sản. Thế nhưng, định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn như một “nơi trú ẩn” của đảng cầm quyền và ý thức hệ

vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình ban hành chính sách. Thật khó để khẳng định, chủ nghĩa xã hội có thực sự là niềm

tin của một số nhà lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ nhưng nó đã trở thành quyền lực chính trị, ngăn chặn thành công những

chính sách phát triển đất nước theo hướng kinh tế thị trường. Quan điểm lấy quốc doanh làm chủ đạo được thiết lập

trong thập niên 1990 đã để lại di chứng lâu dài cho đất nước.

Quốc doanh chủ đạo

Không phải ngẫu nhiêu mà ở giai đoạn 1991-1995, GDP tăng bình quân 8,2%, mức tăng trưởng cao nhất so với cả thập

niên sau đó

535

. Từ chỗ bị cấm đoán, trên nhiều lĩnh vực, Nhà nước đã để cho người dân được tự do làm ăn

536

. Kinh tế thị

trường đã đánh thức khát vọng cơm no, áo ấm của người dân và trong giai đoạn sơ khai, các nguồn lực trong dân như

những chiếc lò xo đã bung ra mạnh mẽ

537

. Nhưng, khi sức đàn hồi tự nhiên yếu dần, những bất cập về chính sách, luật

pháp và thủ tục hành chính mới bắt đầu bộc lộ.

Đổi mới bắt đầu chững lại vào giữa thập niên 1990, và tốc độ chuyển sang kinh tế thị trường có nguy cơ dẫm chân tại

chỗ. Sự sốt ruột được ông Võ Văn Kiệt thể hiện một phần trong "Thư gửi Bộ Chính trị".

538

. Nhưng Đại hội Đảng lần thứ

VIII, giữa năm 1996, từ nhân sự cho đến đường lối, đã không cung cấp được nhân tố mới nào. Theo ông Phan Văn Khải,

nói là Đảng bắt đầu đổi mới từ năm 1986, nhưng trên thực tế trong suốt nhiệm kỳ VI (1986-1991), trong Đảng vẫn tranh

cãi liên miên về đường đi. Chấp nhận kinh tế tư nhân vì thấy “vẫn còn cần” nhưng mối quan tâm chính của Đảng vẫn là

kinh tế quốc doanh.

Trước khi cho phép tư nhân lập công ty, tháng 3-1989, tại Hội nghị Trung ương 6, khóa VI, Tổng Bí thư Nguyễn Văn

Linh nói: “Ban Chấp hành Trung ương đòi hỏi phải có những biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ và thiết thực để cởi trói, tháo

gỡ các khó khăn vướng mắc cho kinh tế quốc doanh nâng cao hiệu quả kinh tế của nó, khẳng định vai trò chủ đạo của

kinh tế quốc doanh trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần”. Cuối năm 1989, sau mấy tháng áp dụng các biện pháp chống

lạm phát, trong đó áp dụng khá triệt để nguyên tắc tự hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp, thị trường tốt hẳn

lên. Nhìn kết quả chung của toàn nền kinh tế thì đó là một thành công. Khu vực kinh tế phi nhà nước được lợi, người dân

được lợi lớn. Nhưng các doanh nghiệp nhà nước thì bế tắc.

Quen được bao cấp từ cung cấp vật tư cho tới khâu tiêu thụ, nay phải tự vay vốn, tự tính đúng, tính đủ giá thành sản

phẩm, nhiều doanh nghiệp nhà nước đứng bên bờ vực vì thiếu vốn, hàng làm ra không bán được. Than Quảng Ninh bốn

năm tháng không có lương trả công nhân. Nhà máy Diesel Sông Công, Thái Nguyên, niềm tự hào của nền công nghiệp

Việt Nam, trong năm 1989 sản xuất được 5.000 đầu máy 50 mã lực nhưng chỉ bán ra được một cái.

Theo ông Nguyễn Văn Nam, thư ký của ông Đỗ Mười: “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh bốn lần gặp Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng Đỗ Mười phê phán. Giữa năm 1989, khi họp Trung ương, nghe ông Đỗ Mười báo cáo những mặt tích cực của nền

kinh tế, ông Linh nói: ‘Mất chủ nghĩa xã hội tới nơi rồi còn nói thành tích’. Ông Linh đòi ông Mười phải bỏ áp dụng các

biện pháp chống lạm phát áp dụng từ quý II năm 1989. Ông Mười triệu tập các chuyên gia bàn cách thi hành lệnh của

Tổng Bí thư”.

Thôi áp dụng các nguyên tắc trong đề án chống lạm phát đồng nghĩa với việc từ bỏ những nguyên tắc của kinh tế thị

trường, yếu tố giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Các chuyên gia gặp nhau, hết sức lo lắng, Giáo sư Đào Xuân Sâm

đề nghị: “Tôi đến tuổi rồi, có gì thì về hưu, các cậu cứ để đấy tôi nói”. Vào họp, Giáo sư Đào Xuân Sâm hỏi ông Đỗ Mười:

“Anh làm thủ tướng của sáu mươi triệu dân hay chỉ là sáu triệu cán bộ quốc doanh?”. Ông Đỗ Mười nói: “Làm gì tới sáu

triệu, chỉ khoảng ba, bốn triệu thôi”. Giáo sư Sâm tiếp: “Quốc hội bầu anh đứng đầu Chính phủ là để lo cho toàn dân chứ

đâu phải chỉ lo cho mấy triệu công nhân quốc doanh. Một phương án đang đem lại lợi ích cho đất nước, cho nhân dân mà

anh tính bỏ sao được”. Bị đặt giữa hai dòng áp lực, ông Đỗ Mười đành phải duy trì những chính sách đang phát huy hiệu

quả đồng thời yêu cầu: “Các anh tìm cho tôi phương án cứu quốc doanh”.

Nhóm chuyên gia của ông Đỗ Mười bàn và đưa ra lý lẽ: Kinh tế thị trường là thả các doanh nghiệp, trong đó có quốc

doanh, ra bơi chung trong một biển hồ. Vì quốc doanh chưa biết bơi nên thả ra là chết. Ngày xưa bao cấp như những

chiếc lồng ấp, nên nếu quốc doanh ngắc ngoải có thể vớt lên đưa vào lồng may ra sống lại. Nhưng nay, những chiếc lồng

ấp không còn, có vớt lên bờ nó cũng chết. Nguyên tắc của doanh nghiệp là phải bơi trong thị trường. Nếu chưa biết bơi

thì thả thêm phao cho nó.

Ông Nguyễn Văn Nam giải thích: “Cái phao được thả ra vào thời điểm này là vốn, toàn bộ khấu hao, Chính phủ cho các

doanh nghiệp quốc doanh giữ lại. Các doanh nghiệp còn được cấp trực tiếp một khoản tiền: Than Quảng Ninh và Diesel

Sông Công được cấp bốn tỷ trả lương; quốc doanh được áp dụng tín dụng ưu đãi, được vay vốn với lãi suất khoảng 6-7%

thay vì 13% như thị trường”. Các ngân hàng quốc doanh lại trở về với nguyên tắc bao cấp khi phải cung cấp một lượng tín

dụng rất lớn cho ngân sách có tiền chi tiêu và cho các xí nghiệp quốc doanh

539

.

Theo ông Nguyễn Văn Nam: “Sự trì trệ của quốc doanh bắt đầu từ chính sách này. Họ đã không dựa vào phao để học

bơi mà suốt đời cứ bám vào cái phao Nhà nước. Sức bám càng ngày càng nặng dần đó là lý do mà khu vực kinh tế quốc

doanh chậm đổi mới và hiệu quả của nền kinh tế thì càng ngày càng thấp”. Sự tồn tại của quốc doanh, từ đó, theo ông

Trần Đức Nguyên

540

, “chủ yếu dựa vào những ưu ái của Nhà nước: được khai thác tài nguyên, đặc biệt là đất đai; được độc

quyền trong những ngành mà Nhà nước giữ quyền chi phối; nhận được tín dụng ưu đãi theo kênh hành chánh, người vay

không phải chịu trách nhiệm gì”.

Những người soạn thảo “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000”

541

, một trong ba văn kiện chính

của Đại hội Đảng lần thứ VII, tháng 6-1991, đã cố gắng đặt các khung chính trị để phát triển kinh tế nhiều thành phần,

chỉ giữ quốc doanh trên những lĩnh vực mà các thành phần khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh.

Tổ phó Biên tập Chiến lược, ông Trần Đức Nguyên, thừa nhận những quan điểm này được hình thành sau chuyến đi “khảo

sát kinh nghiệm phát triển kinh tế ở bốn nước châu Á”

542

.

Tuy ghi nhận kinh nghiệm sử dụng vai trò nhà nước trong giai đoạn đầu đối với các nước từ nông nghiệp lạc hậu đi

lên

543

, nhưng đoàn của ông Phan Văn Khải chủ yếu tiếp thu các khuyến cáo về kinh tế quốc doanh. Ở cả bốn nước mà đoàn

đi qua đều có tình trạng chung: trong cùng một ngành hoạt động, quốc doanh thường kém hiệu quả hơn tư nhân, do ít tự

chủ, được ưu đãi nhưng lại bị nhà nước can thiệp sâu, nên bị động và ỷ lại.

Báo cáo chuyến khảo sát của ông Phan Văn Khải viết: “Cuối cùng chính các quốc gia này rút ra: cái gì tư nhân làm

được thì để tư nhân làm; Khác với quan điểm cái gì quốc doanh không làm được mới để tư nhân làm. Cả bốn nước đều tư

nhân hóa khu vực quốc doanh, nhưng vẫn giữ lại những cơ sở cần thiết như cơ sở phục vụ công cộng, cơ sở khai thác tài

nguyên quan trọng như dầu mỏ, cơ sở ở những lĩnh vực tư nhân không muốn làm hoặc không đủ sức làm”

544

.

Thị trường và lập trường

Đầu thập niên 1990, người Nga sang Việt Nam đàm phán không nói chuyện buôn bán mà chỉ đòi nợ cũ của Liên Xô.

Nền công nghiệp gia công mũi giày, may áo sơ mi, xuất sang Liên Xô, Đông Âu bắt đầu điêu đứng vì thị trường truyền

thống không còn nữa. Hàng vạn công nhân thất nghiệp. Việt Nam bắt đầu phải tìm kiếm bạn hàng từ những thị trường

khác.

Các doanh nghiệp phải trầy vi, tróc vảy, đi dần từng bước, từ các bạn hàng Hồng Kông, Đài Loan rồi mới nhích tới EU.

Đã có biết bao công ăn, việc làm được phục hồi nhờ những bạn hàng mới đó. Nhưng do chưa quen gia công hàng cao cấp,

hàng hóa cứ bị trả vì không đạt chất lượng. Khách hàng khắc phục bằng cách cử chuyên gia sang kiểm tra. Hàng hóa

không còn bị trả lại nữa nhưng việc các chuyên gia tư bản ngồi trong các nhà máy quốc doanh làm cho nhiều người chạnh

lòng.

Bộ trưởng Lê Văn Triết kể: “Tôi báo với ông Kiệt, ông Kiệt nói: làm với ai, làm gì mà có lợi cho đất nước thì mình cứ

làm. Nhưng rồi bên Ban Bí thư nói vô nói ra, có người sợ cho tư bản kiểm tra hàng hóa của mình là mất chủ quyền, mình

lệ thuộc vào nó. Có người thậm thà, thậm thụt với ông Đỗ Mười. Ở nhiều hội nghị, kể cả trong hội nghị trung ương, ông

Đỗ Mười cảnh báo: Coi chừng mất định hướng, mất chủ nghĩa xã hội”. Theo ông Phan Văn Khải, tết năm 1989, tuy chúc

“người dân làm giàu”, nhưng ông Đỗ Mười vẫn dùng ảnh hưởng của mình để bảo vệ quan điểm kinh tế nhà nước và kinh

tế hợp tác là nền tảng.

Ông Phan Văn Khải nói: “Tôi và Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng, phải phá bằng được thế kế hoạch hóa tập trung, phải

chuyển nền kinh tế từ chỗ nhà nước quyết định đến chỗ do thị trường quyết định. Nhà nước chỉ tạo ra hành lang pháp lý

còn chuyện làm giàu thì phải để cho người dân, nhân dân phải là người quyết định sự nghiệp của đất nước. Trong suốt

một thời gian dài chúng tôi phải tranh cãi để bảo vệ quan điểm này với những nhà lý luận mà ông Đỗ Mười tập hợp, từ

Đào Duy Tùng đến Nguyễn Đức Bình và kể cả Lê Xuân Tùng. Mãi về sau này, chúng tôi mới có thêm những người ủng hộ

như Phan Diễn, Nguyễn Văn An. Còn những người còn lại trong Bộ Chính trị thì không quan tâm đến lý luận”.

Trong hai ngày 30 và 31-7-1993, ông Võ Văn Kiệt tổ chức một phiên họp thường kỳ của Chính phủ tại Dinh Thống

Nhất. Sau khi đánh giá: “Tình hình kinh tế xã hội đang có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, đã vượt qua được

những thử thách to lớn, đi dần vào thế ổn định”. Trước sự có mặt của báo giới, ông Kiệt gửi đi thông điệp: Phải làm bật

dậy mọi tiềm năng trong cả nước, khai thác khả năng tiềm tàng của các thành phần kinh tế, đồng thời tranh thủ tối đa

nguồn lực bên ngoài nhằm đẩy nhanh công cuộc xây dựng đất nước.

Ngay sau phiên họp, khi trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải, tuy cho rằng “trong giai đoạn trước

mắt, dân doanh còn nghèo, quốc doanh còn phải trụ cột”, nhưng vẫn nhấn mạnh: “Quốc doanh vẫn chủ yếu đầu tư cơ sở

hạ tầng để tạo điều kiện cho các thành phần, các ngành kinh tế phát triển”. Mặc dù vẫn “hướng tới thành lập những công

ty lớn và những tập đoàn [quốc doanh] có sức cạnh tranh với bên ngoài”, Chính phủ sẽ cho cổ phần hóa để huy động vốn

đầu tư vào những công trình quan trọng hơn”. Nhưng theo ông Phan Văn Khải: “Chính phủ củng cố quốc doanh không có

nghĩa là tiếp tục ôm lấy gánh nặng cho nền kinh tế”

545

.

Cũng từ giai đoạn này, chính phủ chủ trương bỏ dần khái niệm bộ chủ quản và khái niệm xí nghiệp trung ương, xí

nghiệp địa phương, tách bạch vai trò quản lý nhà nước của các bộ với quản lý sản xuất kinh doanh. Chính phủ, kể từ năm

1991, thể hiện khá nhất quán chính sách nhắm tới nền kinh tế nhiều thành phần

546

.

Hơn bốn tháng sau khi đứng đầu chính phủ, ông Võ Văn Kiệt đã ký quyết định thành lập Hội đồng Trung ương Lâm thời

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Thương mại Hoàng Minh Thắng làm chủ tịch. Ông Thắng

nói: “Chủ trương của ông Kiệt khi cho ra đời tổ chức này là để khuếch trương kinh tế tư nhân, coi tư nhân là lực lượng chủ

lực của nền kinh tế”. Từ tháng 12-1991 cho đến tháng 10-1993, Hội đồng Trung ương Lâm thời đã tổ chức được ba mươi

tám hội đồng lâm thời ở ba mươi tám tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương, đặc biệt, cũng trong giai đoạn này, các hợp

tác xã đã được tổ chức lại theo tinh thần hợp tác tự nguyện.

Nhưng, cuối tháng 10-1993, khi đại biểu của ba mươi tám tỉnh, thành bắt đầu về Hà Nội để dự đại hội thành lập hội

thì Trung ương Lâm thời được Ban Bí thư triệu tập. Theo ông Hoàng Minh Thắng: “Tôi trình bày trước Ban Bí thư về công

tác chuẩn bị, về lực lượng hơn hai trăm nghìn doanh nghiệp tư nhân và ba trăm nghìn hợp tác xã và tổ kinh tế hợp tác.

Ông Đỗ Mười nghe, nói: rộng quá, to quá! Không cần giải thích, ông quyết định thành phần hội viên chỉ còn là tổ hợp tác

và hợp tác xã, không cho bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân. Đại hội, do đó, vẫn diễn ra vào ngày 30-10-1993 nhưng thay

vì thành lập Hội Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trở thành đại hội thành lập Liên minh các hợp tác xã”.

Ba tháng sau, từ ngày 20 đến 25-1-1994, tại hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng, ông Đỗ Mười đã đọc một văn kiện chỉ

ra bốn nguy cơ: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ chệch hướng

xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện, nguy cơ về

nạn tham nhũng và tệ quan liêu, nguy cơ “diễn biến hoà bình” của “các thế lực thù địch”. Nói là “bốn nguy cơ”, nhưng chỉ

có “chệch hướng” và “diễn biến hòa bình” là thực sự được nhấn mạnh. Nền “kinh tế thị trường” mà Đại hội Đảng lần thứ

VII đưa vào văn kiện “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” đã được thêm “đuôi” để trở thành: “Xây dựng

đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”

547

.

Không đơn giản chỉ là chuyện câu chữ, cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” được gắn vào “kinh tế thị trường” phản

ánh mối tương quan quyền lực, cho thấy những nỗ lực để Việt Nam thoát ra khỏi mô hình kinh tế kế hoạch hóa là không

hề dễ dàng. Sự nửa vời này gây bức bối cho cả khu vực kinh tế nhà nước lẫn khu vực kinh tế tư nhân.

Ngày 8-2-1995, ông Võ Văn Kiệt vào Sài Gòn, gặp 300 nhà doanh nghiệp tại Dinh Thống Nhất

548

. Ông Kiệt phân bua:

“Chính phủ đang làm dâu hai họ, quốc doanh và tư doanh ai cũng kêu mình không được đối xử bình đẳng”. Các xí nghiệp

quốc doanh cho rằng họ đang phải chịu nhiều thuế và phí hơn tư doanh, trên đầu họ, ngoài pháp luật còn có một cơ quan

chủ quản. Trong khi, các giám đốc tư nhân lại cảm thấy bị thua thiệt với không chỉ quốc doanh mà còn với các doanh

nhân nước ngoài

549

. Sau cuộc họp đó, ông Kiệt cử người vào Nam và mặc dù bị các tổng công ty nhà nước kinh doanh lúa

gạo phản ứng khá dữ dội, ông Kiệt quyết định, thay vì tập trung quyền xuất khẩu gạo cho hai tổng công ty, chính phủ còn

trao quyền này cho các tỉnh

550

.

Ông Khải cho rằng chưa có một chính phủ nào trong một thời gian ngắn có thể ban hành nhiều văn bản luật như Việt

Nam của thập niên 1990. Điều mà nền kinh tế cần, theo thuật ngữ lúc đó, là một “hành lang pháp lý” để các thành phần

kinh tế đều có thể vận hành theo kinh tế thị trường. Nhưng thị trường chính là điểm xung đột đối với những người coi lập

trường quan trọng hơn quốc gia phát triển.

Khi Luật Thương mại được Chính phủ Võ Văn Kiệt biên soạn theo nguyên tắc “công dân có quyền tự do mua bán, tự do

sản xuất kinh doanh”, theo Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết, trước khi Quốc hội họp, ông Đỗ Mười kêu ông lên, mắng:

“Tự do gì cũng phải ở trong khuôn khổ, quốc doanh phải nắm, nước nào nhà nước cũng phải quản lý”. Rồi ông Đỗ Mười

yêu cầu Bộ Thương mại biên soạn lại theo hướng “quốc doanh thống lĩnh thị trường, kiên quyết không để cho tư thương

đẩy lùi trận địa”. Ông Triết nói với ông Mười: “Thưa anh, đây là Hiến pháp”. Ông Mười nói: “Hiến pháp thì cũng phải vận

dụng. Anh phải hiểu chứ”. Ông Triết buộc phải cắt bớt mấy chữ “tự do mua bán”, các đại biểu không đồng tình, Quốc hội

biểu quyết giữ nguyên như dự thảo ban đầu. Ông Đỗ Mười lại kêu ông Triết lên, mắng: “Anh làm lỡ hết, Quốc hội biết rồi.

Bây giờ phải tìm cách sửa khi làm nghị định hướng dẫn”.

Sở dĩ hàng chục năm sau đổi mới, Việt Nam vẫn không có một thị trường phát triển đúng tầm, không có những nhà tư

sản thương nghiệp có khả năng tìm kiếm thị trường bên ngoài, theo Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết, là do “những nỗ

lực theo đúng kinh tế thị trường rất dễ bị coi là chệch hướng. Đề án xây dựng thị trường nội địa của tôi bị bác bỏ gần hết.

Bản dự thảo sau khi đưa lên mấy tầng, cuối cùng trở về không còn là bản của mình nữa. Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng

không bảo vệ được”.

Ngay cả khi không còn giữ chức tổng bí thư, ông Đỗ Mười còn có ảnh hưởng quyết định trong việc duy trì vai trò chủ

đạo của khu vực kinh tế nhà nước. Khi chuẩn bị Nghị quyết 05

551

, Chính phủ Phan Văn Khải lưu ý: “Có nơi còn coi trọng số

lượng hơn chất lượng, hiệu quả, còn cho rằng doanh nghiệp nhà nước phải chiếm tỉ trọng lớn, phải có mặt và phải chi

phối ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế thì mới làm được vai trò chủ đạo”

552

. Nhận xét này đã bị ông Đỗ Mười phê

phán.

Trong thư gửi Bộ Chính trị đề ngày 2-11-2000, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đỗ Mười cho rằng quan điểm

“thu hẹp doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh các thành phần kinh tế khác là một khuynh hướng sai lầm cần uốn

nắn”. Theo ông Đỗ Mười: “Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên ‘chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu’ là

một trong những đặc trưng của xã hội chủ nghĩa... Mọi sự coi nhẹ, làm suy yếu kinh tế nhà nước chính là biểu hiện của

nguy cơ chệch hướng”. Ông Đỗ Mười cho rằng: “Luận điệu tuyên truyền và sức ép của các thế lực tư bản đế quốc bên

ngoài về ‘tư nhân hóa’ đã tác động không ít đến nhận thức một số cán bộ, đảng viên ta”. Cuối năm 2000 mà ông Đỗ Mười

còn đề nghị quốc doanh nắm lại các ngành vận tải ô-tô, ngành bán buôn và bán lẻ vật tư và hàng hóa tiêu dùng,… vì ông

cho rằng đó là những ngành “then chốt của nền kinh tế”

553

.

Cố vấn Đỗ Mười đưa ra nguyên tắc: “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải nhằm tăng cường kinh tế nhà nước, chứ

không phải làm suy yếu nó”

554

. Trong một bức thư khác, gửi đi ngày 14-11-2000, Cố vấn Đỗ Mười còn dẫn những số liệu

cho thấy cổ phần hóa trên thực tế đã không theo đúng những nguyên tắc này

555

.

Hội nghị Trung ương 3, cho dù họp vào tháng 9-2001, khi ông Đỗ Mười đã thôi cố vấn hơn nửa năm, vẫn phải thông

qua Nghị quyết 05, theo hướng tuy “đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thực hiện giao, bán, khoán kinh

doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước”, nhưng lại coi “quy mô còn nhỏ là một trong những

mặt hạn chế, yếu kém rất nghiêm trọng”. Nghị quyết 05 “trao” cho kinh tế nhà nước “vai trò quyết định trong việc giữ

vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước”.

Tháng Giêng năm 2004, khi vai trò thái thượng hoàng của “tam nhân” không còn nhiều, Chính phủ của ông Phan Văn

Khải mới có thể mạnh tay sắp xếp lại khu vực kinh tế quốc doanh sau khi đạt được thỏa thuận trong Nghị quyết Hội nghị

Trung ương 9, khóa IX: “Cổ phần hóa không chỉ được đẩy nhanh tiến độ mà còn được mở rộng diện, kể cả một số tổng

công ty và doanh nghiệp lớn”.

Phan Văn Khải

Cuối thập niên 1990, sau khi ông Phan Văn Khải đã trở thành thủ tướng, gia tộc họ Phan ở Nghệ An có mời ông về

nhân một lần nhóm họ, ông Khải cho vợ, bà Nguyễn Thị Sáu, mang quà về. Sự xuất hiện của phu nhân thủ tướng tại gia

tộc họ Phan đã khiến cho nhiều người tin vào những lời đồn đoán: Ông Phan Văn Khải là con của ông Phan Đăng Lưu

556

,

một người từng lãnh đạo Xứ ủy Nam Kỳ.

Trên thực tế, mãi tới năm 1939, Phan Đăng Lưu mới vào Nam Bộ trong khi ông Phan Văn Khải sinh ngày 25-12-1933

tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi. Mẹ ông, bà Phan Thị Mung

557

là con của ông Phan Văn Ngoan

558

, một người có bảy mẫu

ruộng, theo Thiên Địa Hội và có uy tín ở trong làng. Ông Ngoan và vợ, bà Trần Thị Lược

559

, chỉ có được một người con gái

sau bốn lần sinh con trai mà không nuôi được.

Năm mười chín tuổi, bà Mung mang thai với ông Nguyễn Văn Phèn, thường gọi là ông Cả Phèn, sinh ra Phan Văn Khải.

Ông nội ông Cả Phèn từng làm cai tổng vùng Củ Chi. Theo ông Phan Văn Khải: “Ông ngoại tôi ghét ông Cả vì mẹ tôi vừa

lớn lên, có bầu với ông rồi bị ông bỏ rơi. Nhưng, trong làng ai cũng biết, ông Cả hay đón tôi ở ngoài đường rồi chở tôi đi

chơi bằng xe đạp. Các ông anh cùng cha cũng hiền và một người chị gái thì rất thương tôi. Vợ ông Cả thậm chí thỉnh

thoảng còn cho mẹ tôi tiền. Khi tôi đi kháng chiến ông Cả có nhắn về để ông lo cho ăn học”

560

.

Ông Phan Văn Khải kể: “Khi tôi ra đời thì gia đình phá sản, phải bán đất. Ông ngoại chỉ còn lại một hecta ruộng và

một hecta vườn. Ông không có con trai nên không có lao động. Năm 1940 khó khăn, ông ngoại phải bán luôn cả cái nhà

bằng gỗ. Tôi lớn lên trong hoàn cảnh nghèo nhưng ông ngoại vẫn cho đi học. Học hết tiểu học, thi lên lớp xong thì Việt

Minh cướp chính quyền, thế là từ đó chỉ ở nhà giữ em, chăn trâu, làm thuê; ai kêu gì làm nấy, nhổ đậu, cắt lúa, nhặt

đậu”. Chính những công việc này lại là cơ duyên để ông Khải “thoát ly”.

Ông Phan Văn Khải kể: “Một lần, đi chăn trâu ở Tân Phú Trung, tôi gặp mấy ông cán bộ xã trốn ở đây, huyện đưa giấy

tờ về họ đọc không được, họ nhờ tôi đọc, riết thành ‘giác ngộ cách mạng’. Năm 1947, tôi về làng tham gia đội thiếu nhi

cứu quốc, lập ban chấp hành thiếu nhi cứu quốc, làm thư ký ban chấp hành chi đội. Tháng 2-1948, ông Tám Hòa, chủ

nhiệm Việt Minh Hóc Môn, thấy tụi tôi khai hội, ông kéo lên huyện họp, lập Ban Chấp hành Thiếu nhi Hóc Môn, tôi là ủy

viên. Họp xong, từ An Nhơn Tây về nhà, tới Mũi Lớn, nghe tin ông bố dượng là chủ nhiệm Việt Minh thôn bị bắn chết, tôi

lội bưng về thì má vừa chôn cất dượng xong”.

Bố dượng mất khi mẹ đang mang thai, ông Khải định ở nhà làm ăn đỡ đần mẹ nuôi ông bà. Nhưng, ông Khải nói: “Cấp

trên thấy tôi lâu không lên, cử một người xuống xã Mỹ Hạnh gọi tôi qua. Ăn cơm xong, tôi nói hoàn cảnh. Vị đại diện này

nói một câu: ‘Xã đang căng, mày ở nhà trước sau cũng chết. Nợ nước thù nhà, mày phải đi mới trả được’. Tôi nghĩ, chết

mà không làm tròn nghĩa vụ thì không đáng làm trai nên quyết dứt áo ra đi. Về gặp ông ngoại, ông nói ‘nên đi’, bà ngoại

dặn, ‘đừng ra nơi làn tên, mũi đạn’. Không dám gặp má từ giã, tôi viết thư, dặn ông ngoại đợi tôi đi rồi mới đưa cho má”.

Từ đó, ông Phan Văn Khải học cách khai hội, phát biểu trước thanh niên. Huyện Hóc Môn chia thành năm khu, ông phụ

trách công tác đoàn đội ở một khu. Năm 1950, ông được điều lên Văn phòng tỉnh đoàn Gia Định. Ông Khải nói: “Tất cả

sách vở của Xứ ủy và Trung ương gởi vô, tôi đọc hết. Vừa làm vừa thi vào tiểu học tỉnh Gia Định, đậu thứ chín nhưng ông

tỉnh đoàn trưởng không cho đi vì có một thằng nó đi ai làm. Tôi hứa sẽ vừa làm vừa học, 6, 7 tháng thì xong lớp 4”.

Đầu năm 1954, ông và bà Nguyễn Thị Sáu

561

cùng ba người bạn khác được đưa xuống miền Tây học, mới tới Hồng Ngự

thì nghe tin Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ. Ông cùng bà Sáu vào tỉnh ủy, ông bí thư là Nguyễn Trọng Tuyển, giữ lại ăn

cơm. Đang ăn thì ông Tô Ký đi họp về, ngồi vào bàn, nói: “Cho mấy đứa này ra Bắc học”. Tháng 10-1954, hai người cùng

lên một chuyến tàu của người Pháp chạy ra Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Ông Phan Văn Khải kể: “Lúc đầu mấy ông định cho đi học, nhưng sau lại đưa đi làm giảm tô đợt 7. Trước khi đi, ông Tố

Hữu tới giáo huấn một buổi rồi đưa xuống Bình Nghĩa, được bố trí ở trong một nhà nghèo. Mùa đông, đi cày, đi cấy, rét

gần chết. Năm ấy, dân tình rất đói. Tôi thấy một bãi đất rộng khoảng hai mươi hecta, liền kêu gọi thanh niên trồng khoai

lang. Đoàn về kiểm tra, thấy có thằng miền Nam năng nổ, quyết định tặng Huân chương Lao động hạng III, nhưng khi

huân chương về thì tôi đã được đưa lên Sơn Tây, học trường cải cách ruộng đất. Học xong được phân công về xã Võng

Xuyên, Phúc Thọ, Hà Tây. Mấy ông Đội khác rất hống hách. Ở Võng Xuyên, Đội tôi cũng có bắn một cai tổng vì được tố là

đã giết chết nhiều người ở gốc đa đầu làng. Lúc đó tôi là đội phó”.

Trong thời gian đó, bà Nguyễn Thị Sáu được đưa đi học Đại học Nhân dân, trường do ông Phạm Văn Đồng kiêm hiệu

trưởng. Bà Sáu và ông Khải bắt đầu phải lòng nhau từ khi bị kẹt lại ở Hồng Ngự, mối quan hệ này trở thành tình yêu

trong những ngày họ cùng ở trên đất Bắc. Ngày 16-8-1956, tại Y ên Mỹ, nơi ông đang làm cải cách ruộng đất, họ chính

thức làm lễ cưới với sự chứng kiến của ông chú ruột của ông Khải, nguyên chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Chợ Lớn, cùng tập

kết.

Tháng 9-1956, ông Khải nhận được thư của Ban Tổ chức Trung ương kêu về học trường Bổ túc Công nông Trung ương,

nơi mà những người nổi tiếng lúc đó như anh hùng Ngô Gia Khảm, anh hùng La Văn Cầu đang học.

Ông Phan Văn Khải kể: “Trường bắt đầu với hai lớp, 4 và 5, tôi thi đậu vào lớp 5. Tôi học hết 6 lớp trong ba năm thay

vì theo quy định là bốn năm, vừa học vừa làm công tác Đoàn toàn trường. Năm 1957, vợ tôi sinh con trai đầu lòng, hàng

ngày tôi đi bộ từ trường về nhà ở số 4 Thụy Khê. Năm 1959, ông anh vợ mới dành tiền, thương, mua cho cái xe đạp.

Sáng vô trường mua nắm xôi, vừa lật bài, vừa ăn, vừa học. Học hết cấp III tôi thi đậu vào bách khoa, định sẽ làm kỹ sư

điện nhưng vừa nhận chức lớp trưởng thì có quyết định qua trường ngoại ngữ, ở đó, 1/3 sinh viên học tiếng Trung Quốc,

2/3 học tiếng Nga. Tôi học tiếng Nga rồi đi Liên Xô học ngành kinh tế kế hoạch”.

Năm 1965, tốt nghiệp về nước, ông Khải muốn đi dạy nhưng bà Sáu, lúc ấy làm ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, muốn

ông về cùng. Ba năm sau ông được cử giữ chức trưởng phòng. Đến năm 1972, chuẩn bị ký Hiệp định Paris, ông Lê Duẩn

có kế hoạch lập chính phủ ba thành phần, ông Khải cùng một số cán bộ được đưa vào Trung ương Cục. Khi kế hoạch này

bất thành, hè năm 1973, ông ra Bắc trở lại nhận một chức vụ phó ở Ủy ban Thống nhất. Tháng Giêng năm 1976, ông

Phan Văn Khải được đưa về Sài Gòn. Lúc này, Ủy ban Nhân dân Cách mạng vừa được thành lập, ông Khải được bổ nhiệm

làm phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, ông Võ Văn Kiệt khi ấy là chủ tịch Thành phố kiêm chủ nhiệm.

Ông Phan Văn Khải là một cán bộ mẫn cán. Thật khó để đánh giá ông là một người không muốn tranh đua danh vọng

hay là một người không muốn đặt mình trong các tâm điểm của đấu trường. Khi về Sài Gòn, ông Trưởng Ban Tổ chức

Trương Văn Tư hỏi: “Mày về đây muốn làm chức gì?”. Ông Khải trả lời: “Ở ngoài kia, cháu vụ phó, chú có thể giao cháu

làm phó chủ nhiệm Ủy ban, nếu một thời gian thấy cháu không làm được thì cho cháu thôi”. Một năm sau ông Tư nói:

“Mấy ổng kêu mày khá”.

Làm phó cho ông Võ Văn Kiệt muốn được khen thì phải vô cùng nỗ lực. Ông Phan Văn Khải kể: “Khi ở Liên Xô về, tôi

cân nặng 52 kg, vào Thành phố một thời gian còn 43 kg, Thành phố cho ra Thanh Đa an dưỡng lên được 3 kg”. Năm 1976,

ông Phan Văn Khải được giới thiệu vô Thành ủy nhưng đã rút lui để không chia phiếu của ông Vũ Đại, một người đồng cấp

lớn tuổi. Nhưng từ khi đó, ông đã là người được ông Lê Đức Thọ xếp vào diện cán bộ nguồn. Năm 1978, ông được Ban Bí

thư chỉ định làm Thành ủy viên, năm sau, 1979, được đưa bổ sung làm phó chủ tịch trực Ủy ban Nhân dân Thành phố

kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch.

Những năm đầu thập niên 1980, ông Phan Văn Khải đã sử dụng các thương nhân người Hoa, lập các trạm thu mua

nông sản để xuất khẩu. Ông cũng được ông Võ Văn Kiệt, khi đó đã là phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ủng hộ lập công ty

vận tải biển Saigonship. Ông cũng là người chủ trương mở đường cho tư nhân ở Thành phố được làm xăm lốp ô tô, xe

đạp,…

Giai đoạn này, ông Nguyễn Văn Linh được điều trở lại thay ông Kiệt làm bí thư Thành ủy. Theo ông Khải: “Khi mới về

gặp công nhân, ông Nguyễn Văn Linh nói: Bây giờ chúng ta làm chủ nhà máy, xí nghiệp. Công nhân nói: Hồi xưa làm thuê

chúng tôi có việc làm bây giờ làm chủ thì chúng tôi không có việc làm nữa. Ông Linh tỉnh ra. Ông Linh cũng đổi mới nhưng

không phải bắt đầu bằng sự lăn lộn, nghiên cứu, tổng kết như ông Kiệt”.

Thời gian đó, Thành phố bươn chải trong một khung cảnh, nhận thức của nhiều địa phương còn ấu trĩ. Ông Phan Văn

Khải nhớ lại: “Thấy chúng tôi thu mua lương thực, thực phẩm, bí thư Đồng Nai than: Chiều chiều thấy bắp, trái chở về Sài

Gòn là tôi lại xót xa. Trong một hội nghị ở Vĩnh Long, có người nói: Gạo thịt của chúng tôi bị chở về Thành phố hết. Chủ

trì hội nghị, ông Kiệt nói: Sau này, nếu Thành phố không tiêu thụ thì dân họ sẽ níu áo ông vì bán không được đấy”.

Cuối thập niên 1970, ông Phan Văn Khải luôn có mặt bên cạnh ông Kiệt trong những chuyến đi cơ sở gỡ rối cho doanh

nghiệp. Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, ông, một người được đào tạo về kinh tế kế hoạch hóa ở Liên Xô, bắt đầu nhận thấy

nhu cầu tìm hiểu nền kinh tế của các nước phương Tây. Từ Sài Gòn, ông Phan Văn Khải đề nghị Bộ Chính trị cho ông tổ

chức một đoàn nghiên cứu đi các nước trong khu vực. Mục đích của chuyến đi được đề nghị công khai là “thăm dò cơ hội

đầu tư và thái độ của các nước ASEAN đối với chính sách đổi mới của Việt Nam”. Tháng 9-1988, đề nghị của ông Khải

được Bộ Chính trị đồng ý sau nhiều lần thảo luận.

Ông Phan Văn Khải lúc đó là chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhưng xin visa với danh nghĩa là trưởng

đoàn doanh nhân Thành phố. Theo ông Nguyễn Văn Kích, thư ký ông Khải: “Lúc đầu Đoàn dự định đi năm nước, bao gồm

cả Hồng Kông, nhưng sau khi đi Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, do có vài trục trặc nên chuyến đi đến Hồng

Kông không thực hiện”.

Chuyến đi được sắp đặt bởi Charles Đức. Ở Singapore, theo ông Võ Tá Hân: “Tôi bỏ việc để đưa đoàn tham quan. Vì

chưa có quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Singapore nên Đoàn không thể thăm trực tiếp nhiều chỗ, chẳng hạn như khi

muốn xem cảng Singapore thì tôi phải đưa lên tầng cao tòa nhà IBM đang xây của tập đoàn CDL - Hong Leong để ngắm”.

Sau mấy ngày thăm Singapore, ông Khải muốn có một buổi nói chuyện và câu hỏi mà ông đặt ra là, “Việt Nam phải

làm gì để đi theo con đường của Singapore?”. Chiều 28-9-1988, Đoàn họp tại Vietnam Trade House

562

. Ông Lương Văn Tự

khi ấy đang là trưởng đại diện thương mại của Việt Nam tại Singapore chủ trì.

Ông Võ Tá Hân, diễn giả được ông Tự mời đến cuộc họp này, kể: “Buổi họp kéo dài khoảng bốn tiếng đồng hồ. Tôi

chuẩn bị mười bốn trang ghi chú viết tay, điểm qua mọi vấn đề như đâu là năm thế mạnh của Việt Nam, chiến thuật giúp

tăng trưởng kinh tế, chống lạm phát phi mã, và nói về việc chống tham nhũng... Tôi bắt đầu buổi họp bằng một câu phát

biểu rất ngắn gọn: Việc đầu tiên là các anh phải để dân chúng tự do làm ăn!”.

Trong cuộc họp này, ông Hân mang theo một chồng sách tặng ông Phan Văn Khải, trong đó có cuốn Singapore, The

Socialist Model That Works. Theo ông Hân: “Tôi nói với ông, Singapore thực sự cũng là một mô hình xã hội chủ nghĩa. Họ

chỉ có một đảng cầm quyền là Đảng Hành Động Nhân Dân

563

và đảng này, mỗi lần viết các văn bản nội bộ, thường bắt đầu

bằng câu ‘Dear Comrades’ mà Việt Nam vẫn dịch là ‘Thưa các đồng chí’”. Trưa thứ Sáu, 30-9-1988, thông qua sự thu xếp

của ông Hân, Canadian Business Association tổ chức cho Đoàn một cuộc gặp tại Tanglin Club, hội quán lâu đời và uy tín

nhất ở Singapore.

Ông Hân kể: “Trước khi bước lên thang lầu để vào phòng họp, tôi đứng chụp một bức hình kỷ niệm với ông Khải nơi

chân cầu thang. Thấy ông Khải rút điếu thuốc định bật lửa để hút, tay hơi run, tôi bèn nói: anh Khải ơi, mình đang ở

trong phòng lạnh, họ không cho mình hút thuốc; rồi trấn an để ông ấy lên tinh thần: anh phải hăng hái lên vì thế giới họ

vẫn coi mình là cọp đó! Ông Khải trả lời với giọng Nam rặc: cọp gì! cọp... đói!”.

Theo lời mời của CBA, sứ quán Mỹ và Canada tại Singapore đã cử hai vị phó đại sứ đến tham dự. Ông Khải tự giới

thiệu là đại biểu quốc hội, chủ tịch Thành phố

564

. Tuy không cấm vận thương mại Việt Nam nhưng để bày tỏ thái độ trước

việc Việt Nam đưa quân tới Campuchia, Singapore không cho các công ty nhà nước và công ty nhận bảo trợ của nhà nước

có quan hệ thương mại với Việt Nam. Chính quyền cũng phản đối các doanh nghiệp Singapore cung cấp cho Việt Nam

những vật tư chiến lược và giúp Việt Nam phát triển hạ tầng. Chính vì vậy, bài diễn văn của ông Phan Văn Khải được mở

đầu bằng thông tin “việc rút quân khỏi Campuchia có thể hoàn thành trước năm 1990”. Ông Khải nói: “Chúng tôi hy vọng

với việc rút quân này, Mỹ không còn lý do gì để tiếp tục áp dụng cấm vận thương mại lên Việt Nam”.

Ông Khải nói một cách chân thành: “Chuyến đi của chúng tôi là nhằm tìm kiếm một cái nhìn bên trong những thành

tựu của các quốc gia Đông Nam Á. Những điều đã tạo nên sự phát triển kỳ diệu và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội

một cách thành công. Chúng tôi tin rằng những điều đó có thể trở thành bài học tốt cho Việt Nam”.

Ông Khải giới thiệu đôi nét về các chính sách mới ban hành kêu gọi đầu tư nước ngoài như Luật Đầu tư 1987, Nghị

định 139, rồi ông nói: “Cánh cửa giờ đây đã mở ra. Chúng tôi muốn làm ăn với các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các

quốc gia Đông Nam Á”. Sau cuộc họp, CBA tổ chức một cuộc họp báo, mời bốn cơ quan truyền thông: Reuters, Straits

Times Singapore, Sunday Times và một tờ báo Nhật Bản.

Chính quyền Singapore đã phản ứng sau khi tờ Sunday Times, số ra ngày Chủ nhật 2-10-1988 đưa tin về “tiệc trưa” tại

CBA. Ông Khải đến Singapore cùng mười người khác theo visa cá nhân, “khách hàng” được hai công ty Singapore, Thai

Hing Long và Imkov Shipping, mời và bảo lãnh. Nhưng hoạt động của ông bị nhà báo Mike Yeong mô tả: “Khi đến

Singapore, họ hợp thành nhóm, cùng với hai quan chức từ cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại Singapore, tự

giới thiệu là phái đoàn thương mại Việt Nam và hoạt động ngoài khuôn khổ những gì được chỉ ra trong visa”.

Chính quyền, như được cảnh báo sau bài tường thuật của Sunday Times, đã nhắc nhở ông Lương Văn Tự, nếu vi phạm

hơn thế hoặc tiếp tục vi phạm như thế thì sẽ “không được tha thứ” và “việc xin visa của các doanh nhân Việt Nam sẽ bị

khó khăn hơn”. Bộ Ngoại giao Singapore cũng “dọa” trục xuất ông Võ Tá Hân. Theo ông Lương Văn Tự: “Khi thấy tôi bị Bộ

Ngoại giao Singapore triệu tập phê bình vì tự tiện tổ chức họp báo, ở nhà cũng xôn xao, nhưng tôi bình tĩnh vì biết họ sẽ

chỉ làm điều này như một thủ tục, chính quyền Singapore lúc đó bắt đầu muốn nối lại làm ăn với Việt Nam”

565

.

Sau chuyến đi, ông Phan Văn Khải có làm một bản báo cáo gửi Bộ Chính trị và Hội đồng Bộ trưởng. Theo ông Nguyễn

Văn Kích, người chấp bút bản báo cáo này, sau khi điểm qua những hoạt động và ghi nhận chính của Đoàn trong chuyến

đi, ông Khải đưa ra ba kiến nghị: cần sớm xác lập quan hệ với ASEAN, phải coi ASEAN là đối tác thay vì đối đầu; chỉ có

trong kinh tế thị trường các nguồn lực và tài nguyên của đất nước mới được phát huy đúng mức; các nước sẵn sàng đầu

tư tại Việt Nam miễn là mình có chính sách bảo vệ được đồng vốn cho họ. Ông Kích kể rằng, trong suốt chuyến đi, câu nói

của Lý Quang Diệu mà Đoàn tâm đắc nhất là: Kinh tế thị trường + tổ chức xã hội theo kiểu xã hội chủ nghĩa = Singapore.

Uy tín của ông Phan Văn Khải bắt đầu lên cao, nhưng khi ấy ông vẫn ở Sài Gòn lại thuộc thành phần tập kết. Ông Phan

Minh Tánh kể, phó bí thư Thành ủy, ông Bảy Dự Nguyễn Võ Danh, từng nói: “Bắc Kỳ đã rất khó ưa nhưng còn đỡ hơn dân

tập kết”. Ông Khải vẫn được coi là một người của ông Võ Văn Kiệt, trong khi thế hệ lãnh đạo mới ở Sài Gòn hiện đã ở

trong tầm ảnh hưởng của ông Nguyễn Văn Linh. Tháng 4-1989, ông Phan Văn Khải được điều ra Hà Nội

566

.

Tuy nhiên, việc ông Khải ra Hà Nội giữ chức chủ nghiệm Ủy ban Nhà nước thay thế ông Đậu Ngọc Xuân đã giúp ông

chứng tỏ khả năng nắm bắt các vấn đề vĩ mô và hình thành các chính sách ở tầm quốc gia. Vừa nhận chức, ông Khải đã

được ông Đỗ Mười giao đứng đầu nhóm soạn thảo “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000”, công

việc mà những người chủ trì trước đó đã không làm ông Mười vừa ý. Ông Phan Văn Khải ngay sau đó được cử làm trưởng

đoàn thực hiện một chuyến “khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế ở bốn nước châu Á”

567

.

Chuyến đi, theo ông Phan Văn Khải, có ảnh hưởng trực tiếp vào quá trình biên soạn “Chiến lược ổn định và phát triển

kinh tế xã hội đến năm 2000”. Không chỉ làm việc trong những phiên chính thức, khi đã trở về khách sạn, ông Phan Văn

Khải, ông Trần Đức Nguyên lại ngồi với Giáo sư Davis Dapice, ông Thomas Valleley

568

. Ông Khải thừa nhận đây là những

ngày ông ở trong tâm thế của một người đi học và những gì ông thu nhận được có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình hình

thành các chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thập niên 1990.

Thật khó để nói ông Phan Văn Khải là “người của ai” như cách mà những người quan tâm đến chính trường vẫn thường

lý giải khi có ai đó được cất nhắc lên hàng lãnh đạo. Ông được đào tạo từ Liên Xô, đủ độ tin cậy cho những người muốn

duy trì định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông cũng từng là chủ tịch một thành phố năng động như Sài Gòn, ủng hộ Bí thư Võ

Văn Kiệt thời kỳ xé rào, tiếp tục phát triển những thành quả đổi mới dưới thời Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh, và vào

Trung ương năm 1982 với hậu thuẫn của ông Lê Đức Thọ.

Năm 1991, Thành phố có một nỗ lực nữa để ngăn cản ông Phan Văn Khải vào Bộ Chính trị. Ông Khải kể: “Trước Đại

hội, ông Hai Chí, Bảy Dự và giám đốc Công an Thành phố ra Hà Nội xin gặp Ban Tổ chức Trung ương để tố cáo tôi khai lý

lịch không đúng nhưng Ban Tổ chức không tiếp, nói vấn đề đó đã được xác minh. Họ gặp ông Nguyễn Văn Linh. Khi vấn đề

được đưa ra Bộ Chính trị, ông Võ Văn Kiệt nói: Chuyện buồn thời xưa, sao Bộ Chính trị cứ hạch sách người ta hoài. Nếu

xét lý lịch thì xét anh Khải có làm gì phản động không, anh ấy có đủ tiêu chuẩn vào Bộ Chính trị không, còn chuyện anh

ấy con ai thì tôi đề nghị Bộ Chính trị thôi”. Theo ông Phan Văn Khải: “Ngay từ khi bắt đầu tham gia cách mạng tôi luôn

khai rõ tôi là con ngoài giá thú”.

Sau Đại hội, ông Phan Văn Khải được cử làm phó thủ tướng thường trực. Trong suốt hơn sáu năm làm thủ tướng, ông

Võ Văn Kiệt đã hành động như một đầu tàu, như một cỗ xe tăng đi trước, che chắn cho các ý tưởng cải cách và đưa ra

những quyết định lớn. Việc điều hành sự vụ và tiến trình soạn thảo các chính sách được giao cho Phó Thủ tướng Phan Văn

Khải.

Ông Kiệt đánh giá ông Phan Văn Khải là “một nhà kinh tế hàng đầu của đất nước”

569

nhưng trong thâm tâm ông vẫn

cho rằng ông Khải là một người thiếu quyết đoán để đóng vai trò đứng đầu. Đến phút chót, ông Võ Văn Kiệt mới chính

thức giới thiệu ông Phan Văn Khải như một người kế nhiệm mình. Theo ông Phan Văn Khải: “Lúc đầu, ông Lê Đức Anh

cản. Cùng lúc có nhiều tin đồn về con trai tôi được tung ra

570

. Vì những tin ấy, ở đại hội tôi mất hơn một trăm phiếu”

571

.

Ông Võ Văn Kiệt không hài lòng lắm về khả năng quyết đoán của ông Phan Văn Khải nhưng ông biết ông Khải là người

tiếp tục tốt nhất các chính sách đưa nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường. Những người như ông Đỗ Mười biết rõ

người kế vị mình, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, vừa quá cứng rắn lại vừa hiểu biết không nhiều về kinh tế. Vai trò “nhà kinh

tế hàng đầu” của ông Khải buộc các khuynh hướng quyền lực lựa chọn ông.

“Sân chơi” không bình đẳng

Tư duy của các nhà lãnh đạo đóng một vai trò vô cùng quyết định đối với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Xét

dưới góc độ chính sách, trong thập niên 1990, hai nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất là Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng

Võ Văn Kiệt. Theo ông Phan Văn Khải, điểm khác nhau căn bản giữa ông Võ Văn Kiệt và ông Đỗ Mười là một bên, ông

Kiệt, muốn đặt hiệu quả của nền kinh tế lên hàng đầu; một bên, ông Mười, muốn xác định quốc doanh là chủ đạo.

Giữa năm 1997, Chính phủ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt bắt đầu soạn thảo một nghị quyết trình Ban Chấp hành Trung

ương Đảng để làm cơ sở cho việc ban hành những chính sách tiếp tục đổi mới và thúc đẩy kinh tế nhiều thành phần. Công

việc đang dở dang thì tháng 9-1997, ông Võ Văn Kiệt bàn giao chức thủ tướng.

Để trình ra Hội nghị Trung ương, dự thảo nghị quyết này được Thủ tướng kế nhiệm Phan Văn Khải đặt tên là “Tiếp tục

đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, phấn

đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đến n

ǎ

m 2000”. Dự thảo nghị quyết đề cập đến nhiều lĩnh vực như tín dụng,

ngân hàng, đất đai. với ý định tạo ra một môi trường pháp lý bình đẳng cho các thành phần kinh tế.

Sau tháng 9-1997, ông Đỗ Mười tiếp tục làm tổng bí thư. Thư ký của ông Đỗ Mười, Tiến sỹ Nguyễn Văn Nam, nói:

“Đụng đến doanh nghiệp nhà nước là đụng đến vấn đề định hướng. Họp lên họp xuống mấy tháng trời mà cứ dẫm chân tại

chỗ. Ông Phan Văn Khải và ông Trần Xuân Giá rất than. Tôi nói với ông Đỗ Mười: Hai bên đang có những nghi vấn lẫn

nhau, anh nghi Chính phủ đổi mới quá, thị trường quá; Chính phủ nghi anh bảo thủ quá, tôn sùng cơ chế cũ quá. Anh

không nên để tình trạng này kéo dài. Ông Mười trong thâm sâu rất sợ bị coi là bảo thủ”.

Dự thảo “đẩy mạnh đổi mới kinh tế” được đưa ra thông qua tại Hội nghị Trung ương 4, họp vào tháng 12-1997. Đây là

hội nghị trung ương cuối cùng ông Đỗ Mười chủ trì với tư cách tổng bí thư. Những người soạn thảo trấn an các nhà lý luận

của Đảng bằng những khẩu hiệu khẳng định quan điểm lập trường: “T

ǎ

ng cường sự lãnh đạo của Đảng”, “Thực hiện

nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý”, đồng thời “cài cắm” không ít quan điểm mới: “Xoá bao cấp tín dụng”, “Đặt

các doanh nghiệp nhà nước trong môi trường cạnh tranh theo pháp luật”. Nghị quyết Trung ương 4 là cơ sở chính trị để

Chính phủ Phan Văn Khải tiến hành sửa đổi Luật Đất đai, bãi bỏ những tội danh trong Bộ Luật Hình sự vốn được hình

thành trên cơ sở nền kinh tế tập trung quan liêu, xây dựng Luật Doanh nghiệp 1999 trên nền tảng “người dân được làm

những gì pháp luật không cấm”.

Nghị quyết Trung ương 4, khóa VIII cũng là cơ sở chính trị để Chính phủ của Thủ tướng Phan Văn Khải thay thế Luật

Công ty, Luật Doanh nghiệp Tư nhân bằng một luật mới chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Ông Phan Văn Khải nói:

“Một khi mà các sản phẩm chính vẫn nằm trong tay quốc doanh, một khi quốc doanh vẫn còn độc quyền thì không thể có

cạnh tranh, không thể có bình đẳng trong kinh doanh, không thể có kinh tế thị trường thực thụ”.

Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mang một sắc thái mới khi khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng lớn dần

572

. Tuy nhiên,

luật lệ vẫn được ban hành bởi bộ máy hành chính quan liêu, chính sách vẫn được hình thành dựa trên nền tảng tư duy

“xin-cho” khiến cho việc thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn

573

. Người kinh doanh

phải mất hàng tháng để xin một giấy phép chuyên ngành trong khi thời hạn mỗi giấy phép như vậy thường chỉ có giá trị

trong vòng một năm. Giấy phép kinh doanh cấp ở địa phương này lại thường không có giá trị khi mở thêm một cơ sở kinh

doanh ở địa phương khác.

Ngay trong năm 1998, Chính phủ của Thủ tướng Phan Văn Khải bắt tay soạn thảo Luật Doanh nghiệp, với tham vọng

chỉ cần một luật này đã đủ để áp dụng cho không chỉ các loại hình kinh doanh tư nhân mà còn áp dụng cho cả các doanh

nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ

phần. Mục tiêu nhắm tới là tự do kinh doanh, Nhà nước chỉ duy trì những giấy phép thật sự cần thiết đối với một số

ngành hạn chế, thay thế cơ chế xin cho bằng cơ chế đăng kí kinh doanh với những thủ tục được tối đa đơn giản hóa.

Tuy nhiên, thiết lập một “sân chơi bình đẳng” như ngôn ngữ của những năm cuối thập niên 1990 và đưa địa vị kinh tế

tư nhân lên ngang hàng với kinh tế quốc doanh không phải là một con đường dễ dàng. Ngay trong Hội nghị Trung ương 4,

tháng 12-1997, một trưởng ban của Đảng nói: “Sở hữu tư nhân mạnh lên là nền tảng để xây dựng lực lượng chính trị; để

cho kinh tế tư nhân phát triển cũng coi như để cho chúng nó đào mồ chôn chúng ta”. Quan điểm ấy được nhiều ủy viên

Trung ương và ủy viên Bộ Chính trị tán đồng.

Ông Trần Xuân Giá, người chủ trì soạn thảo Nghị quyết Trung ương 4 và sau đó soạn thảo Luật Doanh nghiệp

574

, nói:

“Các nhà lý luận của Đảng, người thì tuyên bố công khai trên báo chí, người thì nói trong hội nghị Trung ương đều thể

hiện bản chất đổi mới nửa vời, ép thì đổi chứ không mới. Cuộc đấu tranh dai dẳng về sở hữu, về mức độ phát triển tới

đâu của kinh tế thị trường, đâu là phạm vi, đâu là giới hạn, vẫn không phân thắng bại. Đó là cuộc đấu tranh của tương

quan lực lượng. Sau khi ông Kiệt nghỉ, nếu không có ông Khải là thua”.

Quan điểm người dân được làm những gì pháp luật không cấm, lập doanh nghiệp không cần khai vốn điều lệ, đăng ký

thay thế cho xin phép, theo ông Trần Xuân Giá, bị phê phán ở các cuộc họp Bộ Chính trị bàn về Luật Doanh nghiệp. Phó

Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình ngồi nghe và khi giải lao đã nói với ông Trần Xuân Giá: “Tôi không muốn chống anh nhưng

tôi hỏi thật, làm luật như thế này thì chúng ta có còn đi theo chủ nghĩa xã hội?”.

Chiều ngày 29-5-1999, Quốc hội biểu quyết thông qua toàn văn Luật Doanh nghiệp, Luật bắt đầu có hiệu lực kể từ

ngày 1-1-2000. Ngay trong năm 2000, số lượng doanh nghiệp mới được lập đã tăng gấp ba lần năm 1999

575

. Tuy nhiên

cuộc đấu tranh cho một môi trường tự do kinh doanh chỉ mới bắt đầu.

Luật Doanh nghiệp ra đời làm mất hiệu lực của hàng ngàn thủ tục xin cho. Trong khi hàng ngàn giấy phép khác vẫn

đang được các địa phương, các bộ ngành che chở. Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp do Bộ trưởng Trần Xuân Giá

làm tổ trưởng đã được Thủ tướng Phan Văn Khải thành lập. Các tổ viên gồm Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Vũ Quốc

Tuấn và thư ký Nguyễn Đình Cung. Ngoài chức năng tư vấn trực tiếp cho thủ tướng, thời Chính phủ Phan Văn Khải, Ban

Nghiên cứu của thủ tướng còn hoạt động như một chỗ dựa, đồng thanh tương ứng với Tổ Công tác thi hành Luật Doanh

nghiệp.

Hơn một tháng sau khi Luật Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực, ngày 3-2-2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết

định bãi bỏ tám mươi bốn giấy phép con, quyết định này được coi là một món quà Tết của Thủ tướng đối với các nhà

doanh nghiệp. Trước đó, Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp được báo chí ủng hộ, đã phải “chiến đấu” khá cam go

với các bộ trưởng chỉ vì phía sau mỗi tờ giấy phép là bổng lộc và quyền hành.

Ngày 1-8-2000, quyết định bãi bỏ giấy phép lần thứ hai được đưa ra, lần này dưới dạng chính phủ ban hành một nghị

định theo đó, bãi bỏ hai mươi bảy giấy phép và chuyển ba mươi bốn giấy phép thành điều kiện kinh doanh. Những năm

sau đó, gần 500 giấy phép con đã bị Thủ tướng Phan Văn Khải bãi bỏ, trong đó có những loại giấy phép như giấy phép

xuất bản catalog kèm theo máy ảnh, giấy phép hành nghề in roneo, giấy phép hành nghề photocopy, giấy phép đánh máy

chữ, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phế liệu, phế thải kim loại, giấy vụn, thủy tinh vụn…

Sau ba năm thi hành Luật Doanh nghiệp, năm 2003, Việt Nam đã tăng được hai bậc trong bảng xếp hạng của Diễn đàn

Kinh tế Thế giới về năng lực cạnh tranh toàn cầu. Theo bảng xếp hạng này, năng lực cạnh tranh tăng trưởng của Việt

Nam năm 2003 tăng sáu bậc nếu xếp hạng trên tám mươi nền kinh tế của năm 2002, hoặc tăng hai bậc nếu xếp hạng

trên 102 nền kinh tế của năm 2003

576

.

Cùng với việc bãi bỏ các loại thủ tục, các loại giấy phép, theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp, thái độ cửa quyền của

các cơ quan thuế, hải quan đã giảm đáng kể, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được những chi phí về thời gian và tiền

bạc. Cho đến lúc ấy, kết cấu hạ tầng và bộ máy hành chính nhà nước của Việt Nam vẫn còn yếu kém

577

.

Nhưng, “sự trỗi dậy của hàng loạt giấy phép kinh doanh” vẫn tựa như “đầu Phạm Nhan”, cắt chỗ này lại mọc lên chỗ

khác. Các bộ, ngành, khi dự thảo luật đã cài cắm các quy định để khi thi hành những quy định này lại đẻ ra giấy phép.

Theo bà Phạm Chi Lan, đại biểu quốc hội cũng có thể bị “cài bẫy” bởi những điều khoản chung thì cơ quan soạn thảo viết

hay đến nỗi có đại biểu Quốc hội phải kêu lên là mở quá, thoáng quá, để rồi khi thiết kế những điều cụ thể họ mới bắt

đầu trói lại

578

.

Từ 2001-2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ba lần ra chỉ thị yêu cầu các địa phương, các ngành bãi bỏ các quy định

trái thẩm quyền nhưng, cứ bỏ giấy phép này thì lại nảy sinh thêm nhiều giấy phép khác. Cuối năm 2005, danh sách giấy

phép cần bãi bỏ vẫn còn lên tới con số 300: bốn mươi mốt giấy phép thuộc ngành văn hóa thông tin; ba mươi bảy giấy

phép thuộc ngành nông nghiệp; ba mươi tư giấy phép thuộc ngành ngân hàng; hai mươi tư giấy phép thuộc ngành tài

chính.

Sự phục hồi các loại giấy phép con tiếp tục làm cho môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam chậm được cải thiện.

Năm 2005, theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam vẫn phải mất tới sáu mươi ba ngày để hoàn tất các thủ tục pháp lý kinh

doanh trong khi việc này ở Úc chỉ mất khoảng hai ngày. Ở Đan Mạch, người khởi nghiệp kinh doanh không phải tốn một

chi phí nào để có thể hoạt động thì ở Việt Nam phải mất khoản phí tổn bằng gần 30% mức thu nhập bình quân GDP

579

.

Từ giữa năm 2006, Tổ Công tác thi hành luật Doanh nghiệp trình danh sách 122 loại giấy phép cần bãi bỏ, sau khi

nghiên cứu hơn 300 loại giấy phép được quy định trong 400 loại văn bản, đồng thời kiến nghị bổ sung, sửa đổi 247 loại

giấy phép khác. Thế nhưng khi mới thảo luận ở tầm chuyên viên, số giấy phép đề nghị bãi bỏ đã bị cắt giảm từ 122

xuống còn bốn mươi hai và khi đưa ra lấy ý kiến các bộ ngành thì ý kiến của Tổ Công tác đã bị các bộ, ngành đồng thanh

phản đối.

Ông Phan Văn Khải chưa kịp ký quyết định bãi bỏ nốt số giấy phép này khi kết thúc nhiệm kỳ. Người kế nhiệm, Thủ

tướng Nguyễn Tấn Dũng, không chỉ để cho các giấy phép cũ tiếp tục “hành dân” mà còn bỏ mặc các địa phương, các ban

ngành nữa, sinh thêm nhiều “giấy phép”.

Chương XXII: Thế hệ khác

Cho dù trong Bộ chính trị khóa X (2006-2011) vẫn có những người trưởng thành qua chiến tranh, họ bắt đầu thuộc thế

hệ “làm cán bộ” chứ không còn là thế hệ của những “nhà cách mạng”. Nếu có khả năng nắm bắt các giá trị của thời đại và

có khát vọng làm cho người dân được ngẩng cao đầu, họ hoàn toàn có cơ hội chính trị để đưa Việt Nam bước sang một

trang sử mới. Ngay cả khi duy trì phương thức nắm giữ quyền bính tuyệt đối hiện thời, nếu lợi ích của nhân dân và sự

phát triển quốc gia được đặt lên hàng đầu, họ có thể trao cho người dân quyền sở hữu đất đai, lấy đa sở hữu thay cho sở

hữu toàn dân; họ có quyền chọn phương thức kinh tế hiệu quả nhất làm chủ đạo thay vì lấy kinh tế nhà nước làm chủ

đạo. Vẫn còn quá sớm để nói về họ. Khi cuốn sách này ra đời, họ vẫn đang nắm giữ trong tay mình vận hội của chính họ

và đất nước.

Người kế nhiệm

Theo ông Phan Văn Khải, khi thăm dò ý kiến chuẩn bị nhân sự cho Đại hội X, các ban ngành đánh giá ông Vũ Khoan

cao hơn. Một trong những “ban, ngành” nhiệt tình ủng hộ ông Vũ Khoan là Ban Nghiên cứu của thủ tướng. Thời ông Phan

Văn Khải, trước khi chính phủ ban hành bất cứ văn bản nào, thủ tướng cũng đều chuyển cho Ban Nghiên cứu xem trước.

Các văn bản hay bị Ban Nghiên cứu có ý kiến lại thường được đưa lên từ Văn phòng Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn

Tấn Dũng.

Ông Khải thừa nhận, thâm tâm ông cảm tình với ông Vũ Khoan hơn, tuy nhiên, phần vì Vũ Khoan bị coi là thiếu thực

tế trong nước, phần vì ông đã lớn tuổi - Vũ Khoan sinh năm 1937, cùng năm sinh với các ông Trần Đức Lương, Nguyễn

Văn An - nên việc giới thiệu ông là gần như không thể. Nhưng, chủ yếu, theo ông Khải: “Tương quan lực lượng không cho

phép”.

Ngày 28-6-2006, Quốc hội bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Trước khi rời nhiệm sở, ông Phan Văn

Khải tổ chức một buổi gặp mặt toàn thể Ban Nghiên cứu với sự có mặt của thủ tướng mới được bầu Nguyễn Tấn Dũng.

Tiếp lời ông Phan Văn Khải, trong một diễn văn ngắn, ông Dũng cũng đã dùng những từ ngữ tốt đẹp để nói về Ban

Nghiên cứu và tương lai cộng tác giữa ông và các thành viên. Cũng trong cuộc gặp này, ý tưởng hình thành văn phòng thủ

tướng trong Văn phòng Chính phủ đã được cả ông Khải và ông Dũng cùng ủng hộ.

Trong đúng một tháng sau đó, công việc của Ban vẫn tiến hành đều đặn. Chiều 27-7-2006, ông Trần Xuân Giá được

mời lên phòng thủ tướng. Ông Giá nhớ lại, đó là một cuộc làm việc vui vẻ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý để Giáo

sư Đào Xuân Sâm, lúc ấy đã lớn tuổi, nghỉ hưu và ông cũng tỏ ra không bằng lòng với việc Tiến sỹ Lê Đăng Doanh vẫn

hay phát biểu với vai trò thành viên của Ban Nghiên cứu. Cuộc nói chuyện kéo dài tới 17 giờ ngày 27, Thủ tướng thân tình

đến mức ông Giá tạm thời gạt qua kế hoạch nghỉ hưu và trở về ngồi vẽ sơ đồ tổ chức văn phòng thủ tướng và chuẩn bị kế

hoạch củng cố Ban Nghiên cứu.

Hôm sau, ngày 28-7-2006, khi ông Trần Xuân Giá đến cơ quan ở đường Lê Hồng Phong thì thấy Văn phòng vắng vẻ,

nhân viên lúng túng tránh nhìn thẳng vào mắt ông. Ông Trần Xuân Giá làm tiếp một số việc rồi về nhà. Vào lúc 16 giờ

cùng ngày, ông nhận được quyết định nghỉ hưu và quyết định giải thể Ban Nghiên cứu do văn thư mang tới. Cả hai cùng

được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký vào ngày 28-7-2006, tức là chỉ ít giờ sau khi ngồi “hàn huyên” với ông Trần

Xuân Giá. Theo ông Giá thì ông là người cuối cùng trong Ban Nghiên cứu nhận được quyết định này.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sinh tại Cà Mau năm 1949. Mới mười hai tuổi đã theo cha vào “bưng” làm liên lạc, ông biết chữ

chủ yếu nhờ các lớp bổ túc ở trong rừng do địa phương quân tổ chức. Sau đó, ông Dũng được đưa đi cứu thương rồi làm y

tá cho Tỉnh đội.

Ngày 30-4-1975, Nguyễn Tấn Dũng là trung úy, chính trị viên Đại đội Quân y thuộc Tỉnh đội Rạch Giá. Đầu thập niên

1980, theo ông Lê Khả Phiêu: “Khi ấy, tôi là Phó chính ủy Quân khu IX, trực tiếp gắn quân hàm thiếu tá cho anh Nguyễn

Tấn Dũng. Năm 1981, khi anh Dũng bị thương ở chiến trường Campuchia, tôi cho anh về nước đi học”. Năm 1983, từ

trường Nguyễn Ái Quốc trở về, ông Dũng ra khỏi quân đội, bạn bè của cha ông, ông Nguyễn Tấn Thử, đã bố trí ông Dũng

giữ chức phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Nhưng vị trí giúp ông có một bước nhảy vọt trong con đường chính trị là chức vụ mà

ông nhận sau đó: bí thư Huyện ủy Hà Tiên.

Sau Đại hội V, ông Lê Duẩn có ý tưởng cơ cấu một số cán bộ trẻ và một số cán bộ đang là bí thư các ‘pháo đài huyện’

vào Trung ương làm ủy viên dự khuyết như một động thái đào tạo cán bộ. Ông Nguyễn Đình Hương

580

nhớ lại: “Trước Đại

hội VI, tôi được ông Lê Đức Thọ phân công trực tiếp về địa phương gặp các ứng cử viên. Phía Nam có anh Nguyễn Tấn

Dũng, bí thư huyện Hà Tiên, cô Hai Liên, bí thư huyện ủy Thống Nhất, Đồng Nai, cô Trương Mỹ Hoa, bí thư quận Tân

Bình; phía Bắc có cô Nguyễn Thị Xuân Mỹ, bí thư Quận ủy Lê Chân, Hải Phòng”. Sau Đại hội VI, ông Nguyễn Tấn Dũng rời

“pháo đài” Hà Tiên về Rạch Giá làm phó bí thư thường trực rồi chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh.

Trước Đại hội Đảng lần thứ VII, khi chuẩn bị cho Đại hội Tỉnh Đảng bộ Kiên Giang, ông Lâm Kiên Trì, một cán bộ lãnh

đạo kỳ cựu của tỉnh từ chức, mở đường cho ông Nguyễn Tấn Dũng lên bí thư. Theo ông Năm Loan, khi ấy là ủy viên

thường vụ, trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang: “Ông Đỗ Mười vào T78, triệu tập Thường vụ Tỉnh ủy lên họp, duyệt

phương án nhân sự và quyết định đưa Nguyễn Tấn Dũng lên làm bí thư”. Năm ấy ông Dũng bốn mươi hai tuổi.

Trong một nền chính trị, mà công tác cán bộ được giữ bí mật và phụ thuộc chủ yếu vào sự lựa chọn của một vài nhà

lãnh đạo, các giai thoại lại xuất hiện để giải thích sự thăng tiến mau lẹ của một số người. Trong khi dư luận tiếp tục nghi

vấn ông Nông Đức Mạnh là “con cháu Bác Hồ”

581

, một “huyền thoại” khác nói rằng, cha của ông Nguyễn Tấn Dũng đã “chết

trên tay ông Lê Đức Anh” và trước khi chết có gửi gắm con trai cho Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt và Tư lệnh Quân khu IX Lê

Đức Anh. Trên thực tế, cha ông Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Tấn Thử, thường gọi là Mười Minh, đã mất trước khi hai

ông Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh đặt chân xuống Quân khu IX.

Ngày 16-4-1969, một trái bom Mỹ đã ném trúng hầm trú ẩn của Tỉnh đội Rạch Giá làm chết bốn người trong đó có ông

Nguyễn Tấn Thử khi ấy là chính trị viên phó Tỉnh đội. Một trong ba người chết còn lại là ông Chín Quý, chính trị viên Tỉnh

đội. Trong khi, đầu năm 1970, ông Lê Đức Anh mới được điều về làm tư lệnh Quân khu IX còn ông Kiệt thì mãi tới tháng

10-1970 mới xuống miền Tây. Họ có nghe nói đến vụ ném bom làm chết ông Chín Quý và ông Mười Minh nhưng theo ông

Kiệt thì cả hai ông đều chưa từng gặp ông Mười Minh Nguyễn Tấn Thử. Mãi tới năm 1991, trong đại hội đại biểu tỉnh đảng

bộ Kiên Giang, ông Võ Văn Kiệt mới thực sự biết rõ về ông Nguyễn Tấn Dũng và cho tới lúc này ông Kiệt vẫn muốn ông

Lâm Kiên Trì, một người mà ông biết trong chiến tranh, tiếp tục làm bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.

Ông Nguyễn Tấn Dũng được điều ra Hà Nội tháng 1-1995, ông bắt đầu với chức vụ mà xét về thứ bậc là rất nhỏ: thứ

trưởng Bộ Nội vụ. Trước Đại hội VIII, theo ông Lê Khả Phiêu: “Khi làm nhân sự Bộ Chính trị, anh Nguyễn Tấn Dũng gặp

tôi, nói: ‘Anh em miền Nam yêu cầu tôi phải tham gia Bộ Chính trị’. Trong khi, thứ trưởng thường trực là anh Lê Minh

Hương thì băn khoăn: ‘Ngành công an không thể có hai anh ở trong Bộ Chính trị’. Tôi bàn, anh Lê Minh Hương tiếp tục ở

trong Bộ Công an, anh Nguyễn Tấn Dũng chuyển sang Ban Kinh tế”.

Tháng 6-1996, ông Dũng được đưa vào Bộ Chính trị phụ trách vấn đề tài chính của Đảng. Cho dù, theo ông Lê Khả

Phiêu, ông Dũng đắc cử Trung ương với số phiếu thấp và gần như “đội sổ” khi bầu Bộ Chính trị nhưng vẫn được đưa vào

Thường vụ Bộ Chính trị, một định chế mới lập ra sau Đại hội VIII, vượt qua những nhân vật có thâm niên và đang giữ các

chức vụ chủ chốt như Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải. Ông Nguyễn Đình Hương giải thích: “Nguyễn Tấn Dũng được ông

Đỗ Mười đưa đột biến vào Thường vụ Bộ Chính trị chỉ vì ông Đỗ Mười có quan điểm phải nâng đỡ, bồi dưỡng, con em gia

đình cách mạng. Tấn Dũng vừa là một người đã tham gia chiến đấu, vừa là con liệt sỹ, tướng mạo cũng được, lại vào

Trung ương năm mới ba mươi bảy tuổi”.

Ngay cả khi đã ở trong Thường vụ Bộ Chính trị, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một con người hết sức nhã nhặn. Ông

không chỉ cùng lúc nhận được sự ủng hộ đặc biệt của các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, mà những ai biết ông

Dũng vào giai đoạn này đều tỏ ra rất có cảm tình với ông. Theo ông Phan Văn Khải: “Nguyễn Tấn Dũng được cả ba ông

ủng hộ, đặc biệt là ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười. Tấn Dũng cũng biết cách vận động. Năm 1997, trước khi lui về làm cố

vấn, cả ba ông thậm chí còn muốn đưa Tấn Dũng lên thủ tướng, tuy nhiên khi thăm dò phiếu ở Ban Chấp hành Trung

ương cho cương vị này, ông chỉ nhận được một lượng phiếu tín nhiệm thấp”.

Kinh tế tập đoàn

Trước Đại hội Đảng lần thứ X, tháng 4-2006, ông Nguyễn Tấn Dũng được Bộ Chính trị phân công làm tổ trưởng biên

tập “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm

2006-2010”. Khi chủ trì các buổi thảo luận, ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đưa vào văn kiện chủ trương tổ chức doanh

nghiệp nhà nước theo hướng kinh doanh đa ngành.

Theo ông Trần Xuân Giá, tổ phó biên tập: “Cho doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đa ngành là ngược lại với chủ

trương lâu nay của chính phủ nên chúng tôi không dự thảo văn kiện theo chỉ đạo của ông Nguyễn Tấn Dũng. Đến gần đại

hội, ông Dũng cáu, ông viết thẳng ra giấy ý kiến của ông rồi buộc chúng tôi phải đưa nguyên văn vào Báo cáo, phần nói

về doanh nghiệp nhà nước: Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động

đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi

phối”.

Lúc ấy, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ phiếu ở Ban Chấp hành Trung ương để tiến đến chiếc ghế thủ tướng. Ông khát

khao tạo dấu ấn và nôn nóng như những gì được viết trong Báo cáo Kinh tế mà ông chủ trì: “Đẩy nhanh tốc độ tăng

trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa

nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.

Mặc dù từ năm 1994, Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói đến việc “thí điểm thành lập tập đoàn

kinh doanh” nhưng cho đến năm 2005, Việt Nam chưa có một tập đoàn nào ra đời. Cuối nhiệm kỳ, Thủ tướng Phan Văn

Khải cho thành lập hai tập đoàn: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam ngày 26-12-2005 và Tập đoàn Công

nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin ngày 15-5-2006.

Hai tháng sau khi nhận chức, ngày 29-8-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho ngành dầu khí được nâng lên quy mô

tập đoàn, PetroVietnam, ngày 30-10-2006 thành lập Tập đoàn Công nghiệp Cao su, ngày 9-01-2006 thành lập Tập đoàn

Bưu chính Viễn thông. Tốc độ thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước có chững lại sau khi cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết

một thư ngỏ đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, yêu cầu thận trọng vì theo ông, trong khi những yếu kém của mô hình

tổng công ty 90, 91 chưa được khắc phục mà lại làm phình to chúng ra bằng các quyết định hành chính là không hợp lý.

Ông Võ Văn Kiệt viết: “Các doanh nghiệp nhà nước của ta có truyền thống dựa vào bao cấp nhiều mặt, không dễ từ bỏ

thói quen cũ, nếu từ bỏ thói quen cũ cũng không dễ đứng vững trong thế cạnh tranh… Không có gì đảm bảo khi các tập

đoàn được thành lập sẽ hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp hiện nay”

582

.

Trong khoảng thời gian từ khi ông Võ Văn Kiệt mất, tháng 6-2008, cho đến năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã

kịp nâng số tập đoàn kinh tế nhà nước lên con số mười hai. Nhưng chính sách cho tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh

đa ngành chứ không phải số lượng tập đoàn kinh tế nhà nước mới là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Theo ông Phan Văn Khải: “Khi thành lập Tập đoàn Vinashin, tôi nghĩ, đất nước mình có bờ biển dài hơn 3.000km, phát

triển ngành công nghiệp đóng tàu là cần thiết nhất là khi ngành công nghiệp này đang được chuyển dịch từ các nước Bắc

Âu về Trung Quốc, Hàn Quốc. Chính tôi quyết định đầu tư cho Vinashin khoản tiền bán trái phiếu chính phủ hơn 700 triệu

USD. Nhưng, sau đó thì không chỉ Vinashin mà nhiều tập đoàn khác cũng phát triển ồ ạt nhiều loại ngành nghề, ở đâu

cũng thấy đất đai của Vinashin và của các tập đoàn nhà nước”.

Theo ông Trần Xuân Giá: “Ông Nguyễn Tấn Dũng coi doanh nghiệp nhà nước như một động lực phát triển, nhưng phát

triển doanh nghiệp nhà nước theo cách của ông Dũng không hẳn chỉ để làm vừa lòng ông Đỗ Mười”. Cho phép các tập

đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành cũng như tháo khoán các kênh đầu tư mà nguồn vốn cho khu vực này lại

thường bắt đầu từ ngân sách. Ông Phan Văn Khải giải thích: “Nguyễn Tấn Dũng muốn tạo ra một thành tích nổi bật ngay

trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tấn Dũng muốn hoàn thành kế hoạch 5 năm chỉ sau bốn năm. Ngay trong năm 2007,

ông đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm chí, để có vốn lớn, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng

được đưa ra. Bội chi ngân sách lớn, bất ổn vĩ mô bắt đầu”.

Theo ông Trần Xuân Giá: “Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, mỗi khi tổng đầu tư lên tới trên 30% GDP là lập tức thủ

tướng được báo động. Trước năm 2006, năm có tổng đầu tư lớn nhất cũng chỉ đạt 36%. Trong khi, Thủ tướng Nguyễn Tấn

Dũng, ngay sau khi nhận chức đã đưa tổng mức đầu tư lên 42% và đạt tới 44% GDP trong năm 2007”. Cho tới lúc đó

những ý kiến can gián thủ tướng cũng chủ yếu xuất phát từ các thành viên cũ của Ban Nghiên cứu như Trần Xuân Giá, Lê

Đăng Doanh, Phạm Chi Lan. Nhưng tiếng nói của họ không còn sức mạnh của một định chế sau khi Ban Nghiên cứu đã bị

giải tán. Cả ba sau đó còn nhận được các khuyến cáo một cách trực tiếp và nhiều cơ quan báo chí trong nhiều tháng

không phỏng vấn hoặc đăng bài của những chuyên gia này.

Năm 2006, tăng trưởng tín dụng ở mức 21,4% nhưng con số này lên tới 51% trong năm 2007

583

. Kết quả là lạm phát cả

năm ở mức 12,6%. Các doanh nghiệp, các ngân hàng bắt đầu nhận ra những rủi ro, từng bước kiểm soát vốn đầu tư vào

chứng khoán và địa ốc. Nhưng đầu năm 2008, Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như hoảng sợ khi lạm

phát lên tới gần 3% mỗi tháng và những “liệu pháp” được đưa ra sau đó đã khiến cho nền kinh tế dồn dập chịu nhiều cú

sốc.

Cuối tháng 1-2008, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tăng dự trữ bắt buộc từ 10 lên 11%.

Để có ngay một lượng tiền mặt lên tới khoảng 20.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ, các ngân hàng thương mại

cổ phần buộc lòng phải tăng lãi suất huy động. Lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng mấy ngày cuối tháng 1-2008

tăng vọt lên tới 27%, trong khi đầu tháng, con số này chỉ là 6,52%. Ngày 13-2-2008, Ngân hàng Nhà nước lại ra quyết

định, buộc các ngân hàng thương mại phải mua một lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng. Áp lực tiền bạc đã làm náo

loạn các tổ chức tín dụng.

Thoạt đầu, các tổng công ty nhà nước rút các khoản tiền đang cho vay lãi suất thấp ở các ngân hàng quốc doanh, gửi

sang ngân hàng cổ phần. Chỉ trong ngày 18-2-2008, các tổng công ty nhà nước đã rút ra hơn 4.000 tỷ đồng. Các ngân

hàng quốc doanh, vốn vẫn dùng những nguồn tiền lãi suất thấp từ Nhà nước đem cho các ngân hàng nhỏ vay lại, nay

thiếu tiền đột ngột, vội vàng ép các ngân hàng này. “Cơn khát” tiền toàn hệ thống đã đẩy lãi suất thị trường liên ngân

hàng có khi lên tới trên 40%.

Lãi suất huy động tăng, đã khiến cho các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng buộc khách hàng

chấp nhận lãi suất lên tới 24 - 25%, cao hơn nhiều mức mà Luật Dân sự cho phép. Các doanh nghiệp cũng “khát” tiền

mặt, tình trạng bán hàng dưới giá, hoặc vay với lãi suất cao đang khiến cho chi phí sản xuất tăng đột biến. Không có gì

ngạc nhiên khi lạm phát ba tháng đầu năm 2008 lên tới 9,19%. Các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước nói là chống lạm

phát, nhưng đã trực tiếp làm “mất giá” đồng tiền khi đặt các ngân hàng trong tình thế phải nâng lãi suất.

Ngày 25-3-2008, Ngân hàng Nhà nước lại khiến cho tình trạng khan hiếm tiền mặt thêm nghiêm trọng khi yêu cầu thu

về 52.000 tỷ đồng của ngân sách đang được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay với lãi suất 3%/năm, thấp hơn nhiều

so với lãi suất trên thị trường tín dụng. Khoản tiền này theo nguyên tắc phải được chuyển vào Ngân hàng Nhà nước. Tuy

nhiên, từ mười năm trước, theo “sáng kiến” của Bộ Tài chính, nó đã được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay. Một

mặt, nó tạo ra sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh, một mặt làm cho nền kinh tế lập tức rơi vào khủng hoảng

do tín dụng bị cắt đột ngột và những khoản vay còn lại thì phải chịu lãi suất cao.

Thị trường chứng khoán nhanh chóng hiển thị “sức khỏe” của nền kinh tế. Từ mức trên 1000, ngày 6-3-2008, chỉ số

VN-index xuống còn 611. Cho dù Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cố dùng uy tín chính trị của mình để cứu vãn bằng

cách tuyên bố rằng đầu tư vào chứng khoán bây giờ là thắng vì đã xuống đến đáy nhưng chỉ hai mươi ngày sau, 25-3-

2008, chỉ số VN-index chỉ còn 492 điểm. Ngày 5-12-2008, VN-index chỉ còn 299 điểm. Xuất khẩu quý 1-2008 vẫn tăng

23,7%; nhập khẩu tăng 60,7%. Tại Sài Gòn, kinh tế vẫn tăng trưởng khá, ngân sách quý I vẫn thu tăng 72,6%. Nhưng

các biện pháp chống lạm phát đã làm cho Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chánh hơn nửa năm trước khi

khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu.

Từ cuối năm 2008, khuynh hướng quay trở lại nền kinh tế chỉ huy càng tăng lên cho dù điều này là vô vọng vì ở giai

đoạn này, đóng góp của khu vực tư nhân cho nền kinh tế đã vượt qua con số 50% GDP của Việt Nam. Dù vậy, Chính phủ

Nguyễn Tấn Dũng vẫn liên tục ban hành các mệnh lệnh hành chánh hòng kiểm soát trần lãi xuất, kiểm soát thị trường

ngoại tệ, thị trường vàng

584

.

Khi ông Đỗ Mười nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, để có ngoại tệ, Chính phủ phải cho một nhà đầu tư của Nhật

thuê khu nhà khách ven hồ Thiền Quang. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhận chức thủ tướng, Việt Nam có một khoản dự trữ

ngoại tệ lên tới 23 tỷ đôla. Nhưng, di sản lớn hơn mà Thủ tướng Phan Văn Khải trao lại cho ông Dũng là một Việt Nam đã

hoàn thành thủ tục để gia nhập W TO. Trong khoảng thời gian 1996-2000, cho dù chịu mấy năm khủng hoảng kinh tế thế

giới, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 7,5% trong khi lạm phát chỉ là 3,5%. Trong khoảng thời gian 2001-2005, lạm

phát có cao hơn, 5,1%, nhưng tăng trưởng vẫn dương: 7%.

Chỉ sau mấy tháng nhận chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa GDP tăng trưởng tới mức kỷ lục: 8,5% vào tháng

12-2007; đồng thời cũng đã đưa lạm phát vào tháng 8-2008 lên tới 28,2%. Tháng 3-2009, tăng trưởng GDP rơi xuống

đáy: 3,1%. Trong sáu năm ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chứ Thủ tướng, mức tăng trưởng kinh tế luôn thấp hơn rất nhiều so

với mức lạm phát.

Năm 2007 GDP tăng trưởng ở mức 8,48% trong khi lạm phát lên tới 12,63%. Năm 2008 mức tăng

trưởng giảm xuống 6,18% trong khi lạm phát là 19,89%. Năm 2009 GDP chỉ tăng 5,32% lạm phát xuống còn 6,52% do

các nguồn đầu tư bị cắt đột ngột. Năm 2010 GDP tăng đạt mức 6,78% nhưng lạm phát tăng lên 11,75%. Năm 2011 tăng

trưởng GDP giảm còn 5,89% trong khi lạm phát lên tới 18,13%. Năm 2012, nền kinh tế gần như ngưng trệ, lạm phát ở

mức 6,81% nhưng GDP cũng xuống tới 5,03% thấp kỷ lục kể từ năm 1999

585

.

Nền kinh tế rơi vào tình trạng gần như không

lối thoát.

Nông Đức Mạnh

Ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức thủ tướng sau Đại hội Đảng lần thứ X, một đại hội mà ông Nông Đức Mạnh cảm nhận

được áp lực thông qua vụ án PMU 18. PMU 18 là một cơ quan quản lý các dự án giao thông sử dụng các nguồn vốn ODA

lên tới gần hai tỷ USD. Thoạt đầu, gần như tình cờ, cảnh sát bắt được một vụ đánh bạc từ đó thu giữ một máy tính có

chứa các dữ liệu cho thấy, Bùi Tiến Dũng, tổng giám đốc PMU 18 đã từng đánh bạc, cá độ với số tiền lên tới 1,8 triệu

USD.

Nếu như vụ án “Năm Cam” hồi năm 2003 ảnh hưởng tới chính trị bởi cách triển khai mang tính anh hùng cá nhân thì vụ

PMU 18 đã mang một màu sắc mới. Lực lượng công an biết sử dụng công cụ “làm án” của họ và các nhà chính trị cũng

không còn để bị động. Kịch tính của vụ án PMU 18 được đẩy lên cao khi cơ quan điều tra cố tình rò rỉ các thông tin về sự

dính líu của Thứ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Việt Tiến và những tin nhắn tình nghi chạy án liên quan đến Thiếu tướng

Cao Ngọc Oánh, tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát.

Cả ông Tiến và ông Oánh đều là những người được Hội nghị Trung ương 13 đưa vào danh sách đề cử bầu Ban Chấp

hành Trung ương. Đặc biệt, ông Nguyễn Việt Tiến đích thân được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh giới thiệu. Cái gọi là

“đường dây chạy án” được đồn đãi lúc đó còn nhắc tới Đặng Hoàng Hải, con rể Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đang làm

chánh văn phòng cho Bùi Tiến Dũng. Ngày 14-4-2006, tức là chỉ chưa đầy hai tuần trước khi khai mạc Đại hội Đảng lần

thứ X, ông Nguyễn Việt Tiến bị bắt.

Ngoài hai ứng cử viên bị lỡ cơ hội vào Trung ương, Đại hội vẫn diễn ra như dự kiến, ông Nông Đức Mạnh vẫn được giữ

ngồi lại ghế tổng bí thư nhưng vụ PMU 18 đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của ông. Nhiều tháng sau Đại hội, ông

Mạnh gần như không ra khỏi khu Nguyễn Cảnh Chân. Các cáo buộc về ông Nguyễn Việt Tiến và ông Cao Ngọc Oánh hóa ra

là bịa đặt. Các phóng viên trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt đã đăng bất cứ thông tin gì được mớm từ cơ quan điều tra

bắt đầu phải đối diện với một cuộc điều tra mới dưới sự chỉ đạo của Tướng An ninh Nguyễn Văn Hưởng.

Quyền bính bắt đầu vận hành theo một sắc thái mới. Lần đầu tiên trong nền chính trị Hà Nội, mối quan hệ giữa Thủ

tướng và công an thực sự có ảnh hưởng qua lại. Ngoài Bộ trưởng Lê Hồng Anh xuất thân từ Kiên Giang, bên cạnh Thủ

tướng luôn là Tướng An ninh Nguyễn Văn Hưởng.

Trong suốt gần hai năm sau đại hội, hơn hai mươi lăm phóng viên của gần như đủ các tờ báo quan trọng nhất bị điều

tra. Ngày 12-5-2008, Nguyễn Văn Hải, phóng viên báo Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến, phóng báo Thanh Niên, bị bắt.

Cùng với một cộng sự khác, Tướng Nguyễn Xuân Quắc, cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, người ra lệnh bắt ông Nguyễn

Việt Tiến đã bị chính ông Nguyễn Tấn Dũng, ngay sau khi nhận chức Thủ tướng, ký quyết định cho nghỉ hưu khi vẫn còn

dở dang công việc của một trưởng ban chuyên án. Ông Quắc sau đó còn bị khởi tố.

Sau khi hai nhà báo phải lãnh án tù giam, theo yêu cầu của công an, Bộ Thông tin rút thẻ bốn nhà báo chủ chốt của

hai tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Tổng Biên tập Tuổi Trẻ, ông Lê Hoàng, và Tổng Biên tập Thanh Niên, ông Nguyễn Công Khế,

bị mất chức. Báo chí trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Nguyễn Tấn Dũng gần như không còn nhuệ khí để phản biện các

chính sách và đề cập đến các thông tin liên quan đến tham nhũng. Trong khi đó, người đứng đầu bên Đảng là Nông Đức

Mạnh lại thể hiện rất giới hạn quyền lực Tổng Bí thư.

Về sau, ông Phan Văn Khải cũng đã nuối tiếc khi ủng hộ ông Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư. Ông Khải nói: “Ông

Mạnh trình độ yếu lại thiếu bản lĩnh nên gần như không có tác dụng gì. Khi ông Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư, nếu điều gì

đã thống nhất với tôi thì cho dù ra Bộ Chính trị có ý kiến khác ông vẫn bảo vệ nhưng ông Mạnh thì không. Gật gù với

nhau nhưng khi thảo luận thấy có vài ý kiến hơi khác là ông im lặng”. Theo ông Lê Khả Phiêu: “Sau Đại hội VIII khi anh

Đỗ Mười giao cho tôi chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị và Thường vụ để bàn trước với các anh Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt.

Nông Đức Mạnh gặp tôi nói: em biết thân phận em rồi, người dân tộc chỉ có thể làm đến thế”

586

.

Từ một người vô danh trên chính trường bỗng chốc được đặt vào ghế chủ tịch Quốc hội, ngay từ khi đó, Nông Đức

Mạnh đã trở thành tâm điểm của những lời đồn đoán. Cha ông là Nông Văn Lại, mẹ ông là Hoàng Thị Nhị. Nhưng họ Nông

của ông khiến nhiều người liên tưởng tới một người phụ nữ từng gặp gỡ Hồ Chí Minh, bà Nông Thị Trưng. Nhiều người còn

cho rằng tuổi thật của ông là sinh năm 1942, một năm sau khi Hồ Chí Minh trở về hang Pac Bó, chứ không phải năm

1940, như ghi trong hồ sơ. Lại còn có giai thoại, năm 1965, khi ông đang là công nhân lâm trường, đích thân Đại tướng

Võ Nguyễn Giáp lên gọi về đưa sang Liên Xô học

587

.

Tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa IX, tháng 7-1994, trong giờ giải lao, phóng viên Huỳnh Ngọc Chênh của báo

Thanh Niên phỏng vấn: “Thưa, Chủ tịch có phải con của Bác Hồ?”. Ông Nông Đức Mạnh lúng túng mấy giây rồi trả lời:

“Người Việt Nam ta ai cũng là con cháu Bác Hồ cả”. Cho dù sau đó, ông Mạnh rất tức giận

588

nhưng đấy là câu trả thông

minh nhất trong suốt cuộc đời làm chính trị của ông. Từ đó cho đến khi làm tổng bí thư, ông Mạnh trở thành một người

lúc nào cũng “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” nhưng ăn nói nhạt nhẽo và có rất ít quyền lực. Ông xuất hiện trên

truyền hình ở nhiều địa phương khác nhau với gần như chỉ có một câu nói: “Các đồng chí phải tìm ra thế mạnh của địa

phương là nên trồng cây gì và nuôi con gì”.

Người lập hồ sơ để đưa ông Mạnh vào Trung ương, ông Nguyễn Đình Hương, nhận xét: “Tôi cảm thấy rất xấu hổ vì

Đảng ta có một tổng bí thư như vậy, Nông Đức Mạnh chỉ có trình độ ở tầm cán bộ cấp huyện”. Theo ông Phan Văn Khải:

“Nhiều lần, đặc biệt là trước Đại hội Đảng lần thứ X, mấy ông cựu cố vấn đề nghị ông nghỉ nhưng ông Mạnh không chịu.

Nhân sự thay thế cũng chưa rõ ràng nên các ông ấy cũng không kiên quyết”.

“Phương án” Nguyễn Văn An

Cố vấn Võ Văn Kiệt biết, cách làm nhân sự truyền thống sẽ không thể nào đưa một lãnh đạo trì trệ như Nông Đức

Mạnh ra khỏi vị trí của mình. Ngày 11-1-2005, ông Kiệt viết thư đề nghị để: “Đại hội đại biểu toàn quốc bầu trực tiếp

chức danh tổng bí thư…Áp dụng triệt để nguyên tắc tự do ứng cử, tự do đề cử… Người được bầu phải là người có năng lực

và phẩm chất, không phân biệt tuổi tác, không theo cơ cấu vùng miền, không theo danh sách đã quy hoạch, không phân

biệt giữa người ứng cử và người được để cử”. Ông cũng đề nghị: “Đại hội X nên bầu ra đoàn chủ tịch gồm những đại biểu

ưu tú thực sự có năng lực điều hành công việc của đại hội”, thay vì theo truyền thống, đại hội vẫn do Bộ Chính trị cũ điều

hành.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã không cho lưu hành bức thư này trong Trung ương. Ông Kiệt, lúc ấy đang ở biệt thự Hồ

Tây, cho Thư ký Nguyễn Văn Trịnh “xé rào”, phát hành tận tay nhiều ủy viên Trung ương. Trong thư đề ngày 21-1-2005

gửi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, ông Kiệt giải thích: “Tôi thấy không còn cách nào khác, vạn bất đắc dĩ tôi phải tự gửi

trực tiếp thư của mình đến các đồng chí Trung ương ủy viên và một số đồng chí bí thư tỉnh uỷ dự Hội nghị Trung ương

11”. Bộ Chính trị yêu cầu ai đã nhận bức thư của ông Võ Văn Kiệt thì gửi lại Văn phòng. Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị

Phan Diễn nói trước Hội nghị Trung ương 11 rằng đó là những tài liệu “không phát hành theo con đường của Đảng” và giải

thích với ông Kiệt, sở dĩ cho “thu hồi” bức thư ấy là vì: “Nhận thấy một số nội dung trong thư góp ý của anh nếu để lọt ra

ngoài thì sẽ không có lợi, dễ bị lợi dụng, xuyên tạc”

589

.

Trung tuần tháng 4-2006, khi các đại biểu dự Đại hội X bắt đầu được triệu tập về Thủ đô, ông Võ Văn Kiệt lại bay ra

Hà Nội. Từ khu biệt thự Hồ Tây, ông Võ Văn Kiệt nhờ Giáo sư Tương Lai đến gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An,

chuyển lời: “Nếu như trong đại hội có người đề nghị giữ anh lại, có người đề cử anh làm tổng bí thư thì anh đừng từ

chối”. Tiếp đó, Giáo sư Tương Lai lại được cử đi “ăn tối” với ông Nguyễn Thiện Nhân, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành

phố Hồ Chí Minh. Cuối bữa cơm, Giáo sư Tương Lai nói riêng với ông Nhân: “Anh Sáu Dân nhờ tôi nói với anh, làm sao để

Đoàn Thành phố đề xuất anh Nguyễn Văn An ở lại”. Ông Nguyễn Thiện Nhân nhận lời.

Ông Nguyễn Văn An đã từng là trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ khóa VIII, biết rõ mọi việc đã được hội nghị trung

ương an bài. Ông An nói với Giáo sư Tương Lai: “Anh về nói với anh Sáu Dân, tôi hết sức cám ơn anh ấy đã tin tôi.

Nhưng, đây là quyết định của tổ chức, tôi không làm trái được”. Ông Nguyễn Văn An thừa nhận: “Lúc ấy tôi cũng suy

nghĩ, cũng có khá đông anh em muốn tôi ở lại, nhưng số đông ấy chưa đủ đông”.

Năm 1954, khi Chính phủ Hồ Chí Minh tiếp quản Thủ đô, ông Nguyễn Văn An đang là công nhân nhà máy Điện Hà Nội.

Năm 1961, ông được đưa đi học văn hóa hai năm rồi sang Liên Xô, học điện ở trường Đại học Bách khoa Donetsk. Ông An

thừa nhận, người đồng hương Trần Xuân Bách đã đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp chính trị của mình: Năm

1972, tỉnh ủy viên dự khuyết, phó giám đốc công ty kỹ thuật Điện Nam Hà; năm 1980, chủ tịch tỉnh mới Hà Nam Ninh

590

;

năm 1982, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

Năm 1996, ông An năm mươi chín tuổi nói với lãnh đạo Ban Tổ chức là ông xin nghỉ. Theo ông An: “Lãnh đạo Ban biểu

quyết nhất trí 100% nhưng Ban Chấp hành Trung ương vẫn giữ tôi ở lại”. Ở Đại hội VIII, ông được bầu vào Bộ Chính trị,

trong khi người dự kiến làm trưởng ban là ông Lê Huy Ngọ thì không, ông An trở thành trưởng Ban Tổ chức. Cuối năm

1997, trước khi rời khỏi chức vụ tổng bí thư, ông Đỗ Mười đưa một danh sách bốn người ra thăm dò nhân sự thay thế

mình, ông Lê Khả Phiêu được cao phiếu nhất, Nông Đức Mạnh chỉ được một phiếu, người về nhì là ông Nguyễn Văn An, dù

ông An không nằm trong bốn người được ông Đỗ Mười đề cử. Sự xuất hiện quá sớm đã khiến cho ông An thêm thận trọng.

Ông Nguyễn Văn An thường tìm cớ vắng mặt trong các phiên họp mà Bộ Chính trị bàn nhân sự có liên quan đến mình:

trước Đại hội IX thì lấy cớ về nuôi mẹ bệnh

591

; trước Đại hội X, ông công du các nước châu Mỹ Latin. Có mặt trong những

phiên họp như vậy, nếu được giới thiệu mà từ chối thì không thật lòng, không từ chối thì dễ trở thành mục tiêu của các

đợt tấn công chính trị. Ông An biết, sau một nhiệm kỳ trên cương vị trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ơn huệ cũng lắm mà

oán thán cũng nhiều

592

.

Ông Nguyễn Văn An cho rằng: “Ông Kiệt quan tâm đến vấn đề cán bộ và nhận thức về tôi cũng chậm. Ông Kiệt là một

người rất khéo dùng người cho những công trình lớn nhưng ông thường quan tâm đến chính sách, đường lối chứ ít quan

tâm đến công tác cán bộ. Ông Kiệt không nâng đỡ những người thân quen, không co cụm trong lợi ích riêng. Có lúc tôi

phải nói: anh phải lo nhân sự, chứ chỉ chăm lo đường lối thì lấy ai làm”. Theo ông Nguyễn Văn An: “Công tác nhân sự rất

phức tạp, chuẩn bị sai thì hỏng, chuẩn bị đúng mà không đúng lúc cũng không thành. Đảng ta sai lầm về cán bộ rất

nhiều. Ngay từ Đại hội VI, chọn ông Nguyễn Văn Linh đã không đúng. Ông ấy không phải là người đổi mới. Ông Linh chọn

ông Đỗ Mười cũng không đúng. Ông Mười chọn Lê Khả Phiêu cũng không đúng. Đến khi chọn Nông Đức Mạnh thì sai”.

Về sau, ông Nguyễn Văn An nhận ra vấn đề của Đảng Cộng sản Việt Nam là “lỗi hệ thống”. Nếu như năm 2001, ông

không tán thành tranh cử trong Đảng

593

thì năm 2010, ông công khai đề nghị trên báo Vietnamnet: “Công nhận sở hữu tư

nhân, bãi bỏ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; bãi bỏ chế độ ‘đảng chủ’, áp dụng tam quyền phân lập; thực hiện dân

chủ theo nguyên tắc phải có tranh cử, phải công khai minh bạch”. Nhưng, hệ thống chính trị mà ông đã cả đời phục vụ

nhanh chóng dập tắt sự lan tỏa của đề nghị này

594

. Đại hội XI vẫn diễn ra theo đúng truyền thống: bộ máy cũ sản sinh ra

chính nó.

Sở hữu toàn dân

Chiều 18-1-2011, với số phiếu biểu quyết 61,70%, Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn định nghĩa đặc

trưng của chủ nghĩa xã hội là “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất

tiến bộ phù hợp” thay vì theo định nghĩa cũ trong “Cương lĩnh 1991” là phải “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực

lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu”.

Tuy nhiên, người thuộc về thiểu số bảo vệ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, ông Nguyễn Phú Trọng, đã trở thành

tổng bí thư chứ không phải là một nhân vật thuộc số đông ủng hộ “quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp”

595

.

Công hữu là đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội, nó được xác lập trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản viết

năm 1848. Mở đầu Tuyên ngôn, các giả của nó, Friedrich Engels và Karl Marx, tuyên bố rằng: “Sự sụp đổ của giai cấp tư

sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu”. “Mười phương pháp nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ

nghĩa cộng sản” mà Marx và Engels kêu gọi gồm: “Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà

nước; áp dụng thuế luỹ tiến cao; xóa bỏ quyền thừa kế; tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả

những kẻ phiến loạn; tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và

ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn; tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước; tăng thêm

số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất…”.

Trong “tám đặc trưng”

596

của chủ nghĩa xã hội mà cương lĩnh của Đảng xác định cho đến trước Đại hội XI, chỉ có “đặc

trưng thứ ba”, về mặt lý thuyết, là còn mang dấu hiệu của chủ nghĩa xã hội kinh điển. Nhưng hai ủy viên Trung ương sắp

sửa về hưu, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc và cựu Thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thúy, chiều 13-1-2011, khi

yêu cầu sửa đổi “đặc trưng” này đã không thể nói thẳng ra rằng, các đặc trưng mà văn kiện Đảng đề cập không hề mang

dáng dấp của cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa mà Marx và Engels đã nói. Cuộc biểu quyết bằng phiếu kín hôm 18-

1-2011 chỉ có ý nghĩa như một hành động cách mạng khi các nhà lãnh đạo mới khai thác “chữ nghĩa” trong văn kiện Đảng.

Chiều 18-1-2011, khi điều khiển phiên họp toàn thể của Đại hội Đảng lần thứ XI biểu quyết lựa chọn giữa “chế độ công

hữu về tư liệu sản xuất” và “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”, ông Nguyễn Phú Trọng hứa với Đại hội “thiểu số sẽ phục

tùng đa số”. Nhưng, tháng 5-2012, Ban Chấp hành Trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư vẫn quyết định

duy trì “chế độ công hữu” với đất đai, “tư liệu sản xuất” quan trọng nhất

597

.

Hiến pháp 1959 vẫn chưa “quốc hữu hóa đất đai” như Hiến pháp 1936 của Liên Xô mà nó được coi là một bản sao. Cho

dù, từ thập niên 1960 ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970 ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa

vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức thuộc về “sở hữu toàn dân” kể từ Hiến pháp 1980.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc

598

nói: “Trong Dự thảo Hiến pháp 1980 do Chủ tịch Trường Chinh trình Bộ Chính trị

vẫn duy trì đa hình thức sở hữu đối với đất đai, trên cơ sở khuyến khích năm thành phần kinh tế. Nhưng Hiến pháp 1980

là Hiến pháp Lê Duẩn. Tổng Bí thư Lê Duẩn quan niệm: Đối với những nước lạc hậu phải dùng quan hệ sản xuất tiên tiến

để kéo lực lượng sản xuất lên. Công hữu khi ấy được coi là quan hệ sản xuất tiên tiến. Đặc biệt, năm 1980 Lê Duẩn lại

đang say sưa với làm chủ tập thể”. Ông Tôn Gia Huyên, năm 1980 là Vụ phó Vụ Quản lý đất đai, bổ sung: “Ý kiến của Bộ

Nông nghiệp và của Vụ chúng tôi là vẫn giữ ba hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân (nhà nước), sở hữu tập thể, sở hữu tư

nhân. Biên bản ghi rõ thế. Nhưng về sau tôi biết, đêm trước khi bỏ phiếu, Bộ Chính trị quyết định chỉ giữ một hình thức:

sở hữu toàn dân”.

Từ ngày 4 đến ngày 10-9-1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng “họp hội nghị toàn thể để xem xét bản Dự thảo Hiến

pháp”. Trong phiên bế mạc, Tổng Bí thư Lê Duẩn có bài nói chuyện với tựa đề: “Hiến pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm

chủ tập thể xã hội chủ nghĩa”. Sau khi điểm lại những “công lao to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam”, phân tích mối quan

hệ giữa “tư tưởng làm chủ tập thể” với chủ nghĩa Marx - Lenin, Tổng Bí thư Lê Duẩn tuyên bố: “Làm chủ tập thể là tinh

thần cơ bản, là nội dung nhất quán của Hiến pháp mới… Nhân đây, tôi nhấn mạnh một điểm rất quan trọng trong Dự thảo

Hiến pháp mới là chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân”

599

.

Sau chiến thắng 1975, theo ông Nguyễn Đình Lộc: “Ông Lê Duẩn coi mình là trung tâm của lý luận và những người còn

lại thì không ai phản đối”. Tuy Hiến pháp 1980 quốc hữu hóa đất đai nhưng theo ông Tôn Gia Huyên: “Ông Trường Chinh

chủ trương giữ nguyên hiện trạng chứ không tịch thu ruộng đất như điều mà Lenin đã làm với kulak ở Nga sau năm 1917.

Ông yêu cầu ghi vào Điều 20 của Hiến pháp 1980: Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng

và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật”.

Người có vai trò quyết định trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là Tổng Bí thư Đỗ Mười thì theo Trưởng Ban

Biên tập Hiến pháp 1992 Nguyễn Đình Lộc, “bị hạn chế trong tư tưởng của Lê Duẩn”. Theo ông Lộc: “Tổng Bí thư Lê Duẩn

coi quốc hữu hóa đất đai là một tiến bộ của chủ nghĩa xã hội. Trong tình hình Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội là rất

thiêng liêng. Khi chuẩn bị bài phát biểu về Hiến pháp cho Tổng Bí thư Đỗ Mười, tôi có trình bày, nhưng ông Đỗ Mười

nghiêng về sở hữu toàn dân. Ông lập luận, trước sau gì cũng tới đó nên cứ để vậy. Khi ấy, không ai có đủ dũng cảm đứng

lên đòi bỏ sở hữu toàn dân, vì đó là một vấn đề nhạy cảm”.

Theo ông Phan Văn Khải: “Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tôi muốn sửa Hiến pháp theo hướng trao quyền sở hữu ruộng đất

cho nông dân nhưng không thành công, chúng tôi đành phải tìm ra khái niệm 5 quyền cho người sử dụng đất”. “5 quyền”

mà ông Phan Văn Khải đề cập trên đây được ghi trong Luật Đất đai 1993 là một bước tiến so với những gì xác lập trong

Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội VII thông qua hồi tháng 6-1991

600

. Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn,

trưởng Ban Soạn thảo Luật Đất đai 1993, nói: “Tôi biết trong bụng một số ông muốn cho người dân quyền tư hữu đất đai,

nhưng đã vào Bộ Chính trị là không còn ông nào dám đưa ra chính kiến. Ông Kiệt, ông Khải muốn cho tư nhân sở hữu đất

đai mà không dám nói. Tôi cũng muốn cho tư nhân sở hữu đất đai và tuy chỉ là Trung ương ủy viên, tôi cũng không dám

nói”.

Quan hệ ruộng đất thực hiện theo “các chính sách của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã làm kiệt quệ

đời sống nông dân. Chỉ thị 100, ban hành năm 1981, từng được coi là một bước tiến trong nông nghiệp. Nhưng, theo

chính sách này ruộng đất vẫn nằm trong tay hợp tác xã, trên vai người nông dân vẫn phải mang gánh nặng của bộ máy

quan liêu. Tham ô, lãng phí trong các hợp tác xã đã lấy hết phần lớn sản phẩm của người nông dân

601

. Năm 1987, phần vì

thiên tai, phần chủ yếu do chính sách đất đai, sản lượng lương thực giảm gần một triệu tấn, từ tháng 3-1987 nhiều địa

phương bắt đầu bị đói.

Đầu năm 1988, nạn đói lan ra ở hai mươi mốt tỉnh, thành miền Bắc với hơn 9,3 triệu người thiếu ăn, trong đó có 3,6

triệu người “đứt bữa và đói gay gắt”. Quốc hội nhận được báo cáo: “Có nơi, xuất hiện người chết đói”. Theo nhà báo Thái

Duy: “Gần như cả nước thiếu ăn, một vài tỉnh mang dáng dấp của nạn đói năm Ất Dậu (1945). Người ăn xin đổ về Hà Nội

đông khác thường, không riêng lẻ như trước mà đi từng gia đình. Ở quê không có gì ăn cả”

602

. Cuộc sống và phản ứng của

người dân đã làm thay đổi tư duy của một số nhà lãnh đạo và buộc Đảng phải thay đổi một phần chính sách trong đó có

chính sách khoán trong nông nghiệp mà về sau gọi là “Khoán 10” hoặc “Nghị quyết 10”

603

.

Sau khi thừa nhận những chính sách trước đó, kể cả Chỉ thị 100, đã không khắc phục được tình trạng “tự cấp, tự túc,

chia cắt và độc canh”, Nghị quyết 10 đã cho các hộ cá thể, tư nhân nhận “khoán đất ruộng, đất rừng và mặt nước để họ

tổ chức sản xuất, kinh doanh”

604

, đặc biệt, nông dân còn “được giao quyền thừa kế” đất khoán này cho con cái, và trong

trường hợp chuyển sang làm nghề khác được phép “chuyển nhượng quyền tiếp tục sử dụng cho chủ khác”. Cùng với quyết

định bãi bỏ chính sách “ngăn sông, cấm chợ”

605

, chỉ đơn giản là giao ruộng đất cho dân, Nghị quyết 10 đã tạo ra một cuộc

cách mạng thật sự trong sản xuất nông nghiệp.

Tháng 3-1988, nạn đói vẫn đang hoành hành ở hai mươi mốt tỉnh thành. Tháng 7-1989, đã có 516.000 tấn gạo được

đưa lên tàu xuất khẩu. Cả năm 1989, Việt Nam xuất khẩu gạo lên tới 1,4 triệu tấn. Người nông dân ngay sau đó đã “suy

nghĩ trên luống cày” của mình và họ đã “đồng khởi” lần thứ hai để đòi lại đất đai trước đó bị ép đưa vào tập đoàn, hợp

tác. Ông Nguyễn Văn Linh, cho dù gặp không ít khó khăn chính trị, đã chấp nhận để nông dân mang ruộng đất của mình

ra khỏi các tập đoàn, hợp tác xã

606

. Bằng quyết định này, ông Nguyễn Văn Linh đã thêm một lần ra tay “cởi trói”, lần này

là đối với nông dân.

Thế nhưng, những lợi ích to lớn mà quốc gia được hưởng nhờ ruộng đất được giao cho nông dân này đã không làm lung

lay ý chí “sở hữu toàn dân” của các nhà lãnh đạo, kể cả Nguyễn Văn Linh. Trong Cương lĩnh mà Đại hội Đảng lần thứ VII

(6-1991) thông qua (soạn thảo khi Nguyễn Văn Linh còn là tổng bí thư) vẫn coi đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

Trước khi Dự thảo Luật Đất đai 1993 được đưa ra thảo luận, ngày 14-4-1993, ông Đào Duy Tùng thay mặt Ban Bí thư

ký Chỉ thị số 18, yêu cầu “lãnh đạo lấy ý kiến nhân dân đối với dự án Luật đất đai”. Theo đó, phải “làm cho nhân dân, cán

bộ, đảng viên nắm được những quan điểm cơ bản: toàn bộ đất đai đều thuộc sở hữu toàn dân”. Đào Duy Tùng yêu cầu:

“Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với Ban Cán sự đảng Chính phủ, đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, các đoàn thể

nhân dân khác” phải “theo dõi sát sao quá trình thảo luận trong phạm vi cả nước, kịp thời giải thích, uốn nắn những tư

tưởng và việc làm lệch lạc”

607

. Cũng như thời làm Hiến pháp 1980, một chính sách liên quan đến toàn dân mà một tập thể

nhỏ (Bộ Chính trị, Ban Bí thư) đã quyết định trước khi nhân dân được biết.

Luật Đất đai 1993 tuy trao cho người sử dụng đất 5 quyền (sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê)

đã có một bước lùi khi đặt ra mức hạn điền và, thay vì “giao đất ổn định lâu dài” theo Điều 18 của Hiến pháp, Luật đã

quy định thời hạn đối với người sử dụng đất.

Theo ông Tôn Gia Huyên, hạn điền và thời hạn giao đất là đặc trưng, là ranh giới cuối cùng để phân biệt giữa sở hữu

tư nhân và sở hữu toàn dân. Nhưng, các chuyên gia luật cho rằng, đây là trao quyền sở hữu một cách trá hình. Bộ trưởng

Tư pháp Nguyễn Đình Lộc thừa nhận: “Vì không muốn xáo trộn chính trị mà phải vi phạm tính pháp lý”.

Hiến pháp 1992 chỉ giao cho người sử dụng đất “3 quyền”. Thế nhưng, theo ông Tôn Gia Huyên: “Ông Đỗ Mười vẫn cho

là mở quá đà. Có những vấn đề Quốc hội định biểu quyết, thậm chí biểu quyết rồi, ông Mười cũng chặn lại. Cứ giờ giải lao

là ông Đỗ Mười lại chạy vào phòng Chủ tịch Đoàn có ý kiến”. Điển hình là việc xét lại kết quả cuộc biểu quyết ngày 6-4-

1992.

Năm giờ chiều ngày 6-4-1992, khi Ban Soạn thảo đưa “quyền thừa kế” ra “xin ý kiến Quốc hội”, có 318/422 đại biểu

biểu quyết đồng ý. Nhưng ngay sau đó, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cho rằng, đây là vấn đề quan trọng, cần phải

thận trọng, xin Quốc hội để lại chỉnh lý. Đại biểu Trần Thị Sửu, Long An, nói: “Tôi có cảm giác ai đứng sau lưng giật dây

Quốc hội”. Câu hỏi của bà Sửu đã làm cho ông Lê Quang Đạo, lần đầu tiên, mất bình tĩnh. Ông gần như đập mạnh tay

xuống bàn: “Ai! Ai đứng sau lưng giật dây Quốc hội! Đây là một vấn đề phức tạp phải cân nhắc chứ không phải ai cả!”

608

.

Tối 6-4-1992, Đảng đoàn Quốc hội nhóm họp quyết định sẽ đưa “quyền thừa kế của người sử dụng đất” ra bàn lại. Nhiều

đại biểu cho rằng “biểu quyết lại là vô nguyên tắc”

609

.

Tất nhiên, ông Lê Quang Đạo đã phát biểu với tư cách một uỷ viên Trung ương. Cũng như Chủ tịch, đa số đại biểu

Quốc hội đều là đảng viên. Chiều 11-4-1992, khi biểu quyết lại, 302/411 đại biểu đã tán thành không ghi quyền thừa kế

quyền sử dụng đất vào Điều 18 của Hiến pháp.

Sự thỏa hiệp giữa những người muốn coi đất đai là hàng hóa và những người muốn coi đất đai là tư liệu sản xuất đặc

trưng của chủ nghĩa xã hội đã làm biến dạng các chính sách đất đai thời kỳ hậu Hiến pháp. Trong tuần lễ cuối cùng của

tháng 6-1993, qua bốn buổi thảo luận trên Hội trường, trong khi các đại biểu miền Nam đề nghị “giao đất lâu dài” như

Hiến pháp, các đại biểu miền Bắc và miền Trung lại tán thành giao đất có thời hạn; thậm chí có đại biểu còn đòi rút ngắn

thời hạn giao đất xuống còn từ 10-15 năm. Trong tính toán của nhiều người, giao đất có thời hạn nghĩa là sau đó Nhà

nước có thể lấy đất lại để giao cho người khác

610

.

Luật Đất đai 1993 vì thế không gây phấn khởi như người dân chờ đợi. Đất đai của cha ông để lại, của chính họ đổ mồ

hôi nước mắt khai khẩn hoặc bỏ tiền ra mua, sau khi có Luật còn phải ngồi chờ được Nhà nước làm thủ tục giao đất của

mình cho mình. Trừ các giao dịch về đất đi liền với nhà ở, việc chuyển nhượng đất đai, đặc biệt là chuyển nhượng đất đi

kèm với chuyển quyền sử dụng thường bị hành chính hóa bằng quyết định Nhà nước thu hồi đất của người bán, giao đất

ấy cho người mua rồi người mua còn phải đóng 100% tiền sử dụng đất. Người dân cho rằng họ đã phải trả tiền hai lần để

có được tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

611

.

Luật đất đai 1993 còn bỏ ngõ 18 vấn đề, trong đó có ba vấn đề Chính phủ phải trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ

Quốc hội quyết định: Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước; Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài thuê đất và

Thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Chính phủ khi điều hành các giao dịch về đất đai đã dựa trên quan điểm thị trường của mình, coi đất đai là hàng hóa

trong khi, quyền sở hữu của người dân về đất đai vẫn là “trá hình”. Năm quyền của người sử dụng đất đã được ghi vào Bộ

Luật Dân sự 1985 của Việt Nam nhưng trên thực tế, các quyền dân sự này vẫn có thể bị vô hiệu bởi các quyền hành

chánh

612

. Chính phủ đầu thập niên 1990 cũng đánh giá tiềm lực nguồn thu từ đất đai rất lớn nên đã định ra một mức thuế

quá cao, khiến cho thị trường địa ốc đóng băng ngay chỉ sau vài năm nhen nhúm

613

.

Thị trường địa ốc còn phải chịu rất nhiều tác động sau khi Nghị định 18 được ban hành

614

. Sau khi Hội nghị giữa nhiệm

kỳ của Đảng (1-1994) đưa ra “bốn nguy cơ”, các chính sách trong đó có chính sách đất đai có khuynh hướng thắt chặt hơn

và “sở hữu toàn dân” lại được đặt lên trên những lợi ích mà đất đai mang lại

615

. Nghị định 18 không những trở thành một

trong những tác nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của các doanh nghiệp đầu tư quá rủi ro vào đất đai như Minh Phụng,

EPCO và Tamexco

616

mà còn gây thất thu lớn cho ngân sách

617

.

Ngày 2-7-1998, trong một Hội nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh có cả Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tham dự, Thủ tướng

Phan Văn Khải nhận xét: “Luật nói đất đai là tài sản vô giá. Nhưng quy định một hồi đất không còn có giá. Luật không

công nhận thì thị trường đất đai sẽ hoạt động ngầm thôi. Vấn đề là phải biến cái thị trường ngầm đó trở thành công khai

để Nhà nước quản lý”. Nhưng, ngày 2-12-1998, khi thông qua Luật “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai” tinh

thần “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” vẫn lấn át quan điểm thị trường mà Thủ tướng đã trình bày trước đó.

Chính sách hạn điền được ban hành dựa trên tính toán bình quân ruộng đất của từng vùng của thập niên 1990, khi hơn

80% dân số vẫn sống trong khu vực nông thôn. Các nhà lập pháp đã không tính đến khả năng thị trường sẽ điều chỉnh

quan hệ này, nhất là khi đô thị và các ngành kinh tế khác thu hút thêm nhiều lao động. Theo Trưởng Ban Soạn thảo Luật

Đất đai 1993, ông Nguyễn Công Tạn, “hạn điền và thời hạn giao đất là đặc trưng, là ranh giới cuối cùng để phân biệt giữa

sở hữu tư nhân và sở hữu toàn dân”.

Chính sách hạn điền đã cản trở chính chủ trương “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Đảng Cộng sản Việt Nam. Không

cho tích tụ ruộng đất thì không thể hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp. Ruộng đất manh mún khiến cho nông dân,

đặc biệt là nông dân miền Bắc tiếp tục cuốc bẫm cày sâu, ruộng ít mà không ít nơi, người nông dân lại bỏ ruộng. Tiến

trình công nghiệp hóa vì thế sẽ được thay thế bằng một con đường gây biến động xã hội nông thôn hơn: Nhà nước thu

hồi đất của nông dân giao cho các nhà doanh nghiệp phá ruộng làm khu công nghiệp

Kể từ năm 1993, Luật Đất đai đã được sửa đổi 5 lần.

Luật năm 1998 đã sửa đổi tương đối căn bản Pháp lệnh 14-10 và

Nghị định 18

618

nhưng phải đến Luật Đất đai năm 2003, thông qua ngày 26-11-2003, Nhà nước mới công nhận đủ các

quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp

619

. Điểm tiến bộ nhất của Luật Đất đai năm 2003 là bãi bỏ các điều kiện bắt buộc khi

chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp áp dụng với hộ gia đình và cá nhân

620

.

Làm luật cũng là

chính

quyền, giải thích luật cũng là

chính

quyền. Khi đất đai càng mang lại nhiều đặc lợi thì “sở hữu

toàn dân” lại càng trở thành căn cứ để các chính sách giao cho người ban hành nó có thêm nhiều đặc quyền. Chỉ riêng các

điều khoản thu hồi, nếu như từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn

trong Luật 2003.

Điều 20, Luật Đất đai 1993 quy định: “Khi hết thời hạn giao đất, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng

và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng”.

Luật Đất đai được sửa đổi vào ngày 2-12-1998 vẫn giữ nguyên quy định này ở Điều 20.

Đầu tháng 11-1998 khi Quốc hội bàn về Luật Đất đai sửa đổi, không khí thảo luận cho thấy một số đại biểu Quốc hội

hiểu về thời hạn theo kiểu, giao đất 20 năm là để 20 năm sau thu hồi, chia lại đất đai một lần nữa. Trưởng Ban Soạn

thảo Luật Đất đai 1998, Tổng Cục trưởng Địa chính Bùi Xuân Sơn giải thích: “Luật Đất đai không đặt ra vấn đề thu hồi đất

chia lại. Luật chỉ qui định: sau 20 năm người sử dụng đất được giao tiếp tục sử dụng”

621

.

Nhưng, ý chí của nhà làm luật đã không được minh định thành giấy trắng mực đen. Năm 2003, khi Quốc hội viết lại

Luật Đất đai, tại Điều 38, mặc dù Khoản 7 có ghi: Nhà nước chỉ thu hồi đất khi “cá nhân sử dụng đất chết mà không có

người thừa kế”; nhưng, tại Khoản 10 lại mở ra một rủi ro: Nhà nước thu hồi những phần đất không được gia hạn khi hết

thời hạn. Hai mươi năm, rất tiếc, vẫn không phải là một thời gian đủ dài để chính quyền thay đổi nhận thức của mình về

vấn đề sở hữu. Luật Đất đai nói người sử dụng đất được tiếp tục giao đất khi hết thời hạn nhưng không khẳng định đó là

một điều kiện đương nhiên. Tài sản đất đai của người dân bị lệ thuộc rất nhiều vào chính quyền huyện, cấp được Luật

giao cho quyền giao và thu hồi đất của cá nhân và hộ gia đình.

Điều 27, Luật Đất đai 1993, quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người

sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất

được đền bù thiệt hại”. Điều Luật tiếp theo còn đưa ra những điều kiện ràng buộc nhằm tránh sự lạm dụng của Chính

quyền. Luật sửa đổi 1998 gần như giữ nguyên tinh thần này. Nhưng, đến Luật Đất đai 2003, Chính quyền có thêm quyền

thu hồi đất để ử dụng cho mục đích “phát triển kinh tế”.

Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, “mục đích phát triển kinh tế” được minh định trong ba trường hợp: xây dựng khu công

nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Các nghị định ban hành trong thời gian này tuy có đưa danh mục các trường

hợp bị thu hồi đất tăng lên

622

nhưng phải tới năm 2007, khi các nhà kinh doanh địa ốc thực sự trở thành một thế lực,

Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mới sửa đổi chính sách làm cho đất đai của dân bị thu hồi dễ dãi

623

.

Người dân nhận đền bù theo chính sách “thu hồi” chỉ được trả một khoản tiền tượng trưng, rồi chứng kiến các nhà

doanh nghiệp được

chính

quyền giao đất để “phát triển kinh tế” bán lại đất ấy với giá cao hơn hàng chục, có khi hàng

trăm lần. Cho dù “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, người dân chỉ có các quyền của người sử dụng. Nhưng, sở dĩ ai cũng

gắn bó với nó là bởi: Đất ấy không phải được giao không từ quỹ đất công như những quan chức có đặc quyền, đặc lợi; Đất

ấy họ đã phải mua bằng tiền; Đất ấy họ phải tạo lập bằng nước mắt, mồ hôi; Đất ấy là của ông cha để lại. Đó là lý do mà

gia đình anh Đoàn Văn Vươn, hôm 5-1-2012, và 160 hộ dân Văn Giang, hôm 24-4-2012, phải chọn hình thức kháng cự

bằng cách hết sức rủi ro trước lệnh cưỡng chế thu hồi đất

624

.

Theo ông Nguyễn Đình Lộc: “Ban Soạn thảo Hiến pháp 1992 nhận thấy Hiến pháp 1980 đã quốc hữu hóa đất đai một

cách máy móc, nhưng vẫn phải để yên vì nếu gỡ ngay sẽ trở thành một vấn đề chính trị”. Hai mươi năm sau, Đại hội Đảng

lần thứ XI đã cho các nhà lãnh đạo Việt Nam một lối thoát chính trị khi định nghĩa đặc trưng của chủ nghĩa xã hội không

còn coi “sở hữu công về tư liệu sản xuất là chủ yếu”. Thế nhưng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (tháng 5-2012) vẫn

“máy móc” bảo vệ sở hữu toàn dân với đất đai.

Khi hình thành chính sách đất đai, theo ông Tôn Gia Huyên: “Trước sau, ông Võ Văn Kiệt chỉ hỏi tôi một câu: Tại sao

đất 5% giao cho nông dân tạo ra của cải nhiều hơn 95% ruộng đất trong hợp tác xã, tập đoàn mà không trả hết đất cho

nông dân”. Sở hữu toàn dân đối với đất đai không phải là một kinh nghiệm quản lý của ông cha ta mà là một chính sách

cop-py từ Liên Xô, một nhà nước đã bị nhân dân lật đổ. Hình thức sở hữu ấy chỉ được giữ để bảo vệ niềm tin của một

thiểu số coi nó là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội thay vì căn cứ vào các phân tích dựa trên lợi ích của nhân dân và của

quốc gia.

“Tập thể hóa” đã được cưỡng bức ở cả miền Bắc và miền Nam để thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần

thứ IV, tháng 12-1976, đưa ra: “Năm 1980 đạt ít nhất 21 triệu tấn lương thực quy thóc”. Để rồi, kết quả là: Năm 1976,

sản lượng lúa cả nước đang là 11,8 triệu tấn; Năm 1980 chỉ còn 11,6 triệu tấn. Trong các năm từ 1981-1987, nhờ khoán

ruộng cho nông dân (theo Chỉ thị 100), sản lượng lương thực mới tăng được lên 17 triệu tấn. Trong khi chỉ trong vòng

tám tháng sau khi Bộ Chính trị đồng ý giao ruộng cho nông dân với quyền chuyển nhượng và thừa kế thì người dân đã

làm ra một sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn

625

.

Chỉ cần có đất trong tay, chỉ sau hai năm, người nông dân đã đưa sản lượng lương thực đạt tới mức mà Đảng mất

hàng thập niên để ước mơ. Sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn trong năm 1989 và lên đến 21,46 triệu tấn

trong năm 1990, đạt mức 24,5 triệu tấn trong năm 1993. Năm 1988 đang là một quốc gia đói kém, năm 1989, Việt Nam

đã có hơn 1,4 triệu tấn gạo dư đem xuất khẩu. Vậy mà, để bảo vệ định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng vẫn không trả lại

ruộng đất cho nông dân. Vẫn đặt cuộc sống của những người thực sự làm thay đổi hình ảnh quốc gia trong những rủi ro:

hạn điền, thời hạn sử dụng và bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị thu hồi đất.

Đổi mới đã giúp cho cuộc sống của người dân Việt Nam khá dần lên: Tỷ lệ người nghèo giảm từ 51,8%, năm 1990,

xuống còn 14,5%, năm 2008; Tỷ lệ người thiếu đói giảm từ 24,9%, năm 1993, xuống còn 6,9%, năm 2008

626

. Đổi mới đã

biến hàng triệu người vô sản trở thành doanh nhân. Ở tuổi 17, 18, cô học sinh Lý Mỹ đã để cho Đoàn Thanh niên cộng sản

dắt tay cùng cán bộ cải tạo đi kê biên tài sản của chính cha mẹ mình (tháng 3-1978)

627

. Đổi mới đã đưa Lý Mỹ trở lại

truyền thống gia đình, trở thành một nhà tư sản. Nhưng Lý Mỹ đã phải bước qua biết bao đau thương. Cũng như Lý Mỹ,

con đường trở lại làm doanh nhân của hàng triệu người dân Việt Nam cũng thấm đẫm biết bao máu và nước mắt

628

.

Nhớ khi “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, Việt Nam nhanh chóng trở thành một

quốc gia kiệt quệ, dân chúng lầm than, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Nhớ khi trả lại ruộng đất và một số quyền

căn bản cho dân thì đất nước hồi sinh, đời sống người dân bắt đầu cải thiện. Bản chất của đổi mới là từ chỗ Đảng và Nhà

nước cấm đoán, tập trung tất mọi quyền hành, đến chỗ để cho dân quyền được tự lo lấy cơm ăn, áo mặc.

Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh

phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”

629

. Không thể phủ nhận tầm nhìn của Hồ Chí Minh. Khi ông đưa ra tuyên

bố này loài người chưa có Internet, thế giới chưa có toàn cầu hóa, độc lập dân tộc đối với người dân ở nhiều quốc gia vẫn

được coi là vô cùng thiêng liêng.

Giá như không phải là ý thức hệ mà tự do và hạnh phúc của nhân dân mới là nền tảng hình thành chính sách của Đảng

Cộng sản Việt Nam, đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, thì người dân đã tránh được chuyên chính vô

sản, tránh được cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, tránh được Nhân văn - Giai phẩm, tránh được biết bao binh đao xung

đột trong nội bộ dân tộc, gia đình.

Phụ lục: Đánh và Đàm

(Phần này sử dụng nhiều tư liệu lấy từ cuốn Ending the Vietnam War [Simon & Schuster xuất bản năm 2003] của

Henry Kissingger, tác giả có chọn lọc, đối chiếu với các cuốn sách, các bài báo của các nhà ngoại giao Việt Nam tham gia

Hiệp định Paris hoặc nghiên cứu về Hiệp định Paris [có dẫn trong phần chú giải] và trao đổi trực tiếp thêm với nhiều nhân

chứng)

Đàm phán

Washington đã từng yêu cầu thương lượng từ năm 1965, nhưng chỉ sau Mậu Thân, Hà Nội mới bắt đầu đàm phán. Đề

nghị thương lượng của tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã được Hà Nội chấp nhận “trong vòng 72 giờ đồng hồ”. Giữa W.

Averell Harriman, Cyrus R. Vance và Lê Đức Thọ đã có những cuộc thương lượng công khai và ngầm nhưng không có một

thỏa thuận nào đạt được trong cái năm Mậu Thân máu lửa ấy.

Ngày 20-12-1968, một tháng trước khi nhậm chức Tổng thống, Richard Nixon đã gửi một thông điệp tới Hà Nội nói

rằng ông sẵn sàng để tiến hành các cuộc đối thoại nghiêm túc; nếu Hà Nội mong muốn “

trao đổi một số ý tưởng chung

trước ngày 20-1 (ngày Nixon nhậm chức), các ý kiến này sẽ được xem xét với một thái độ mang tính xây dựng và đảm

bảo bí mật tối đa

”. Nhưng “

Phúc đáp của miền Bắc Việt Nam ngày 31-12-1968 hầu như không quan tâm gì đến danh dự

và tự trọng. Họ nêu một cách thẳng thừng hai yêu cầu cơ bản: Đơn phương rút toàn bộ lực lượng quân đội Hoa Kỳ và

thay thế cái mà Hà Nội gọi là ‘bè lũ T hiệu-Kỳ-Hương’, cụm từ miệt thị chuẩn mà Hà Nội dùng để gọi giới lãnh đạo Sài

Gòn

630

.

Trong khi đó, ở Washington, các phong trào phản đối chiến tranh lại trở nên có tổ chức hơn và dứt khoát hơn. Gần nửa

tổng số các trường hợp lính Mỹ chết ở Việt Nam trong thời gian Nixon cầm quyền xảy ra trong sáu tháng đầu tiên. Sau

bốn tuần liên tục có số thương vong tổng cộng lên tới 1.500 lính Mỹ, Nixon đã phải hành động, và đòn quân sự đầu tiên

mà Nixon nhắm vào là ở Campuchia.

Theo Kissinger, khi chưa chính thức vào Nhà Trắng, Nixon đã gửi cho ông một bức thư đề nghị có một báo cáo chính

xác về những gì kẻ địch có ở Campuchia, đồng thời yêu cầu Kissinger nghiên cứu là phải làm gì để phá hủy các căn cứ

được xây dựng ở đó. Người Mỹ ở Sài Gòn biết miền Bắc sử dụng cảng Sihanoukville để vận chuyển vũ khí vào miền Nam.

Một tuần sau khi Nixon nhậm chức, vào ngày 30-1-1969, Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird và tướng

W heeler đã họp tại Nhà Trắng để xem xét khả năng tiếp tục ném bom miền Bắc hay tấn công vào các căn cứ của miền

Bắc ở trên đất Campuchia. Trong khi Nixon đang chần chừ, ngày 22-2-1969, Quân Giải phóng đã tiến hành một cuộc tấn

công trên khắp miền Nam. Ngay trong tuần đầu tiên, 453 lính Mỹ bị giết; tuần thứ hai, con số này là 336; tuần thứ ba là

351. Nixon giận dữ, nhưng khi ấy ông ta đang ở trên Airforce One bắt đầu chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên với tư

cách Tổng thống.

Trong hai tuần đầu tháng ba, Quân Giải phóng tiến hành 32 cuộc tấn công vào các thành phố lớn ở miền Nam. Theo

Kissinger, ngày 15-3-1969, Quân Giải phóng đã bắn năm quả Rốc-két vào Sài Gòn. Ngay trong ngày đó, Nixon gọi điện

thoại cho Kissinger

“ra lệnh tấn công ngay lập tức bằng B-52”

631

. Cuộc tấn công bằng B-52 bắt đầu vào ngày 18-3. Ngày

22-3-1969, Washington, thông qua phái đoàn Ngoại giao ở Paris, yêu cầu đàm phán. Theo Kissinger thì chỉ trong vòng 72

giờ, đề nghị nói trên đã được Hà Nội chấp thuận.

Chính quyền Nixon bắt đầu nghiên cứu việc rút quân ngay trong tuần đầu của nhiệm kỳ nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của

dân chúng và tạo động cơ cho Hà Nội thương lượng. Ngày 10-4-1969, Tổng thống Nixon yêu cầu các bộ và cơ quan phải

lên chương trình Việt Nam hóa cuộc chiến. Cuộc gặp ngày 8-6-1969 tại đảo Midway giữa Nixon và ông Thiệu là để bàn về

kế hoạch này. Ngay sau cuộc gặp kéo dài một tiếng rưỡi đó, hai vị Tổng thống bước ra và Nixon đã tuyên bố đợt rút quân

đầu tiên của Mỹ. Tuy nhiên, không như Chính quyền trông đợi, quyết định của Nixon đã không hề mang lại chút thời gian

nghỉ ngơi nào. Đa số những người chỉ trích tin rằng, các cuộc biểu tình của họ đã mang lại việc ngừng ném bom và hiện là

quyết định rút quân. Sức ép vì thế càng tăng nhanh hơn nữa.

Trong một nỗ lực tìm kiếm cơ may thương lượng, ngày 15-7-1969, Trưởng Phái đoàn Pháp tại Hà Nội năm 1946, Jean

Sainteny, được mời tới phòng Oval gặp Tổng thống Nixon. Sainteny sẵn sàng tới Hà Nội và mang theo một thông điệp và

một bức thư riêng của Nixon gửi cho Hồ Chí Minh. Theo Kissinger, bức thư nhấn mạnh đến cam kết của Mỹ đối với hòa

bình - qua đó Việt Nam sẽ thấy Mỹ sẵn sàng và cởi mở trong một nỗ lực chung để “mang hạnh phúc của hòa bình đến cho

dân tộc Việt Nam dũng cảm”. Nhưng Sainteny bị từ chối cấp visa. Bức thư được chuyển cho ông Mai Văn Bộ ở Paris thay

vì đưa tận tay Hồ Chí Minh ở Hà Nội, có lẽ vì đây là thời gian mà Hồ Chí Minh đang ở trong tình trạng ốm rất nặng.

Ngày 4-8-1969, Sainteny thu xếp một cuộc gặp bí mật tại nhà riêng của ông ở Paris cho Kissinger và Bộ trưởng Ngoại

giao Xuân Thủy, cuộc gặp có ông Mai Văn Bộ đi cùng. Kissinger cảm thấy Xuân Thủy là người không có thẩm quyền

thương lượng. Hai ngày sau, Quân Giải phóng tấn công vào vịnh Cam Ranh, và 3 ngày sau đó, 11-8-1969, các cuộc tấn

công lại diễn ra trên 100 thành phố, thị xã, và các căn cứ khác. Ngày 23-8-1969, Nixon tuyên bố sẽ trì hoãn việc xem xét

đợt rút quân tiếp theo.

Vào ngày 30-8-1969, ba ngày trước khi Hồ Chí Minh mất, Tổng thống Nixon nhận được phúc đáp lá thư mà ông gửi đi

hôm 15-7, thư có chữ ký của Hồ Chí Minh đề ngày 25-8-1969. Bức thư tuyên bố: “

Dân tộc chúng tôi quyết tâm chiến đấu

đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ để bảo vệ đất nước mình và các quyền quốc gia thiêng liêng… Hoa Kỳ phải ngừng

chiến tranh xâm lược và rút quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền của nhân dân miền Nam Việt Nam và

của toàn đất nước Việt Nam tự giải quyết vấn đề nội bộ mà không có sự can thiệp của nước ngoài

632

. Ngày 16-9-1969,

Nixon tuyên bố giảm thêm 40.500 quân Mỹ nữa.

Trước đó, giữa chuyến công du vòng quanh thế giới, Nixon đã đột ngột tới Sài Gòn. Trong thời gian đó, các cuộc biểu

tình diễn ra hàng tuần trước Lầu Năm Góc, trước những nơi mà Tổng thống dừng chân.

Ngày 3-9-1969, 225 nhà tâm lý học biểu tình bên ngoài Nhà Trắng, gọi chiến tranh Việt Nam là “sự điên rồ của thời đại

chúng ta”. Các nghị sỹ liên tục tấn công Tổng thống. Ngày 9-10-1969, Kingman Brewster, Hiệu trưởng trường Yale, yêu

cầu rút quân vô điều kiện. Ngày 10-10, các hiệu trưởng của 79 trường đại học tư viết thư cho Tổng thống, yêu cầu có một

thời gian biểu chắc chắn đối với việc rút quân. Ngày 14-10-1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng được Kissinger mô tả là đã

“đổ thêm dầu vào lửa” khi viết thư “bày tỏ sự ngưỡng mộ những khát vọng cao xa” của công chúng Mỹ.

Trước ngày 3-11-1969, ngày Tổng thống Mỹ có một phát biểu quan trọng về Việt Nam, Nixon đã gặp Đại sứ Liên Xô tại

W ashington, gây sức ép: “Việc ngừng ném bom đã kéo dài một năm; nếu không sớm có tiến bộ, Hoa Kỳ sẽ phải thực hiện

các phương pháp riêng của mình để kết thúc chiến tranh. Mặt khác, nếu Liên Xô hợp tác trong việc đưa chiến tranh tới

một kết cục trong danh dự, thì chúng tôi sẽ ‘thực hiện điều gì đó đáng kể’ để cải thiện quan hệ Hoa Kỳ-Xô Viết”.

Ngày 3-11-1969, Nixon đã từ chối nhượng bộ những người phản đối chiến tranh, kêu gọi đa số dân chúng Mỹ im lặng

để ủng hộ vị chỉ huy của họ. Nixon tiết lộ việc trao đổi bí mật với miền Bắc trước khi lên nhậm chức; các cuộc thảo luận

nhiều lần với Liên Xô để thúc đẩy thương lượng; các bức thư bí mật trao đổi với Hồ Chí Minh và tuyên bố là “không có

tiến bộ nào”.

Bài diễn văn đã làm cho tình hình trong nước Mỹ dịu xuống. Cuối tháng 11-1969, Tướng Vernon Walters, tùy viên quốc

phòng Mỹ ở Paris, đưa đề nghị gặp Xuân Thủy. Theo Kissinger, đề nghị này nhanh chóng được chấp nhận. Ngày 12-12,

Tướng Walter được mời đến nơi ở của đoàn miền Bắc tại Paris để nghe phàn nàn về “bài phát biểu hiếu chiến” ngày 3-11.

Hai hôm sau, Tướng Walters gợi ý tổ chức một cuộc họp “vào một cuối tuần nào đó sau ngày 8-2”. Hà Nội đã bắt người

Mỹ chờ cho đến ngày 26-1-1970, mới nhận được tín hiệu có thể sớm tiến hành thương lượng.

Ông Lê Đức Thọ được bắn tin là sẽ tới tham dự đại hội đảng Cộng sản Pháp sắp diễn ra. Cuộc thương lượng bí mật

giữa Kissinger và Lê Đức Thọ được bắt đầu vào ngày 20-2-1970, và từ đó cho đến ngày 4-4-1970 có thêm hai cuộc gặp

nữa. Ông Lê Đức Thọ đòi “các vấn đề quân sự và chính trị phải được giải quyết đồng thời”, theo đó, “loại bỏ lập tức Tổng

thống Thiệu, Phó Tổng thống Kỳ và Thủ tướng Khiêm; thành lập một chính phủ liên hiệp gồm những người ủng hộ “hòa

bình, độc lập và trung lập”.

Chiến tranh Việt Nam chịu không ít tác động bởi chính trường Campuchia. Ngày 23-3-1970, ông hoàng Sihanouk bị lật

đổ bởi Lon Nol, người mà ông ta vừa mới chọn làm Thủ tướng hồi tháng 8-1969. Sihanouk khi ấy đang tiếp tục chuyến

công du sau những ngày điều dưỡng thường niên tại Pháp. Kissinger nói là Mỹ đã bất ngờ trước cuộc đảo chính ở

Campuchia trong khi miền Bắc Việt Nam thì cho rằng Lonnol là tay sai của Mỹ. Nhưng cả hai phía sau đó đều thúc đẩy các

hoạt động quân sự tại địa bàn có giá trị bàn đạp xuống miền Nam này.

Ngày 27-3-1970, quân đội Sài Gòn đưa quân qua Biên giới Campuchia truy lùng Quân Giải phóng. Kissinger ngại rằng

Chính quyền Nixon sẽ bị cáo buộc là đã bị Nam Việt Nam lôi kéo vào cuộc chiến tranh mở rộng nên đã yêu cầu Bunker gặp

Tổng thống Thiệu đề nghị tạm hoãn các hoạt động trên Biên giới. Nhưng Nixon đã bác bỏ các lo ngại đấy và yêu cầu phải

phục hồi các hoạt động xuyên biên giới. Cho đến thời điểm ấy, người Mỹ đã rút về nước 115.000 quân. Vào cuối tháng 4-

1970, Nixon quyết định rút thêm 150.000 quân nữa.

Một ngày sau khi thông báo quyết định rút quân của Tổng thống, vào lúc 7 giờ sáng ngày 21-4-1970, Kissinger nhận

được tin báo “Bắc Việt Nam đang tấn công trên toàn Campuchia; Phnom Penh không thể chống đỡ cuộc tấn công này lâu

được”. Đêm 28-4-1970, quân đội Sài Gòn với sự tham gia của 50 cố vấn Mỹ bất ngờ tấn công vào Parrot’s Beak,

Campuchia. Tối 30-4-1970, Nixon đọc diễn văn giải thích: “Không thể chấp nhận sự đe dọa tính mạng của người Mỹ hiện

đang ở Việt Nam sau khi rút thêm 150.000 lính”. Sáng hôm sau, 1-5, quân Mỹ và quân Sài Gòn mở đợt tấn công tiếp

theo, trong ba tuần đầu tiên, mười hai vùng căn cứ được nói là của Bắc Việt Nam ở Campuchia bị tấn công.

Chính quyền Nixon cố gắng dùng các con số để chứng minh, nhờ đưa quân vượt qua Biên giới Campuchia mà mức

thương vong kể từ tháng 6-1970 giảm còn một nửa so với trước đó (đến tháng 5-1971, chỉ còn 35 lính Mỹ chết mỗi tuần;

tháng 5-1972, còn 10 lính Mỹ chết mỗi tuần), nhưng việc đưa quân sang Campuchia đã làm cho người Mỹ nổi giận

633

.

Sau những cuộc hành quân vượt Biên giới Campuchia, ngày 5-7-1970, Kissinger gửi thư đề nghị gặp Lê Đức Thọ. Mãi

tới ngày 18-8, Kissinger mới nhận được trả lời, nhưng ông Thọ không đi. Ngày 7-9-1970, Kissinger gặp Xuân Thủy. Ngày

17-9-1970, tại Paris, Bà Nguyễn Thị Bình, đại diện cho Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, công bố một “chương trình

hòa bình tám điểm”, yêu cầu “rút toàn bộ và vô điều kiện quân Mỹ trong vòng 9 tháng”. Ngày 7-10-1970, trong một bài

diễn văn đọc tại Washington, Nixon đề nghị một cuộc nói chuyện tại chỗ, trong đó ngừng ném bom trên toàn Đông

Dương. Ngày hôm sau, Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy “bác bỏ thẳng thừng” những đề nghị đó.

Nixon cử người tới Sài Gòn, và tại đây, Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã đưa ra kế hoạch đột kích sang Lào, chia cắt Đường

mòn Hồ Chí Minh. Cho đến thời điểm ấy, theo Kissinger, các sư đoàn quân đội miền Nam Việt Nam chưa bao giờ tổ chức

các chiến dịch phản công lớn ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt, họ sẽ phải tác chiến không có các cố vấn Mỹ ở bên,

thậm chí không có cả sỹ quan Mỹ làm nhiệm vụ hướng dẫn không kích chiến thuật.

Ngày 8-2-1971, quân đội Sài Gòn bắt đầu vượt biên giới Lào, nơi, Tướng Lê Trọng Tấn đã dàn quân chờ sẵn

634

. Theo

Tướng Giáp: “Năm 1970, tôi phát hiện âm mưu địch cô lập miền Nam sau khi mở mấy cuộc hành quân lên Campuchia và

đẩy các đoàn sư chủ lực của ta ra khỏi biên giới. Thời gian này, Sihanouk có sang ta và Chu Ân Lai cũng tỏ vẻ lo lắng.

Nhưng tôi khẳng định chẳng có gì đáng ngại. Từ dự kiến đó, tôi bèn lập Binh đoàn 70, ‘B 70’, do anh Cao Văn Khánh làm

tư lệnh và Hoàng Phương làm chính ủy”

635

.

Ngày 6-2-1971, Quân ủy Trung ương họp thông qua Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Tướng Lê Trọng Tấn ngay sau khi

trình bày kế hoạch này đã lên đường ra trận. Tướng Lê Phi Long, “Chủ nhiệm Hướng” của Chiến dịch Đường 9 Nam Lào kể:

“Cứ vài ba ngày Bộ chính trị lại cùng họp chung với Thường Trực Quân ủy Trung ương để nghe báo cáo và chỉ đạo chiến

trường. Ngày 31-2-1971, khi tình hình trở nên căng thẳng, Bộ chính trị, Quân ủy Trung ương đã cử thêm Tướng Văn Tiến

Dũng vào Chiến trường. Ở “Tổng Hành Dinh”, Tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy chiến dịch”. Người Mỹ chắc chắn

không thể hình dung được rằng nơi làm việc được gọi là “Tổng Hành dinh” của vị tướng đã đánh bại họ lại chỉ được trang

bị hết sức thô sơ, không chỉ so với Lầu Năm Góc

636

.

Quân đội Sài Gòn đã chiến đấu không quá tệ ở Lào trong Chiến dịch mà họ gọi là “Lam Sơn 719”. Tuy nhiên, những

hình ảnh mà truyền thông chụp được về những quân nhân hoảng loạn, tìm cách bám vào càng hạ cánh của trực thăng để

chạy khỏi chiến trường đã không tạo được niềm tin vào một một đội quân sắp phải đương đầu với những trận đánh quyết

định. Kissinger thừa nhận: “Cuộc tấn công này đã không biến hy vọng của chúng tôi thành hiện thực, không những thế

còn thất bại hoàn toàn”.

Lại hòa đàm

Nixon không chỉ phải đối đầu trên chiến trường. Ngày 22-6-1971, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu với tỷ lệ 57-42, thông qua

điều khoản bổ sung Mansfeild, kêu gọi Tổng thống “rút toàn bộ lính Mỹ về nước trong vòng 9 tháng nếu Hà Nội đồng ý

trao trả hết các tù binh chiến tranh”. Ngày 22-6, báo chí Mỹ đã đăng nhiều bài báo hoan nghênh Thượng viện. Ông Xuân

Thủy đề nghị một cuộc gặp ngay trước tháng 7. Nhà Trắng được thông báo rằng Lê Đức Thọ trên đường đến Paris sau khi

ghé Bắc Kinh và Moscow.

Lê Đức Thọ khi ấy không hề biết rằng Kissinger cũng bí mật đến Bắc Kinh, chuyến đi dẫn đến cuộc gặp giữa Nixon và

Mao vào năm sau, một bước ngoặt không chỉ trong quan hệ Mỹ - Trung mà còn làm cho Việt Nam có nhiều thương tổn.

Tại Paris, Lê Đức Thọ đề ra hạn chót cho việc rút quân Mỹ là ngày 31-12-1971, thay vì tháng 9 mà bà Bình đã từng đề

nghị. Lần đầu tiên, ông Thọ cũng đồng ý việc tù binh Mỹ sẽ được thả đồng thời với việc rút quân của Mỹ. Ngày 1-7-1971,

Bà Nguyễn Thị Bình chi tiết hơn khi công bố “Kế hoạch bảy điểm mới”. Cả đề nghị của Lê Đức Thọ và bà Bình đã khuấy

động sự phản đối của công chúng Mỹ.

Ngày 6-7-1971, Lê Đức Thọ trả lời phóng viên Anthony-Lewis của tờ New York Times, nhấn mạnh “điểm 1” của bà Bình

- “Rút quân đổi lấy tù binh” - có thể được tách rời khỏi các điều khoản khác. Theo Kissinger: “Đây hoàn toàn là một lời

dối trá, nó mâu thuẫn với đề xuất bí mật 9 điểm mà họ gắn mọi vấn đề với nhau và gọi chúng là một tổng thể không thể

tách rời”. Nhưng cũng theo Kissinger: “Cả nhà báo lẫn các nhà lập pháp đều cho những gì Hà Nội nói là đúng còn những

lời chúng tôi là dối trá”. Bà Bình và ông Lê Đức Thọ đã thành công, Quốc hội và báo chí Mỹ kết tội chính quyền Nixon “đã

bỏ lỡ một cơ hội có một không hai để có thể đạt được hòa bình”.

Theo Kissinger, Nixon muốn rút khỏi Việt Nam trước kỳ bầu cử tổng thống năm 1972 mà không làm chính quyền Sài

Gòn sụp đổ. Khi chuyến công du bí mật đến Bắc Kinh thành công, Nixon trở nên cứng rắn hơn với Việt Nam.

Trong ngày 12-7-1971, Nixon nhắc lại với Tướng Haig ý định rút quân chóng vánh đồng thời tấn công tổng lực bằng

không quân vào Miền Bắc. Kissinger gặp Lê Đức Thọ và Xuân Thủy vẫn bên một chiếc bàn hình chữ nhật có phủ một tấm

vải xanh, "nhưng khung đàm phán thì không như xưa nữa; nó đã bị thay đổi cơ bản sau chuyến đi Bắc Kinh mặc dù Lê

Đức Thọ vẫn chưa biết điều này”.

Cuộc họp được coi là gay gắt, tuy nhiên theo Kissinger, phía Bắc Việt Nam có vẻ thực sự muốn đàm phán. Hà Nội “yêu

cầu bồi thường chiến tranh” và “khăng khăng đòi lật đổ chính quyền Sài Gòn”. Vấn đề bồi thường chiến tranh không phải

là không thể nhân nhượng, nhưng theo Kissinger: “Chúng tôi sẽ không lật đổ chế độ Miền Nam Việt Nam để đổi lấy hòa

bình”.

Ngay từ lúc này, ông Xuân Thủy đã “ngụ ý” rằng Tướng Dương Văn Minh có thể là một người mà Hà Nội có thể chấp

nhận để thay thế Tướng Thiệu. Nhưng theo Kissinger, Minh sẽ là vị tổng thống dễ lật đổ nhất, trong khi Nguyễn Văn

Thiệu là một lãnh đạo quân sự cứng nhất, là người có năng lực nhất trong số các chính khách Sài Gòn.

Ngày 16-8-1971, lại có một cuộc gặp nữa giữa Kissinger và Xuân Thủy. Kissinger đến chậm nửa tiếng, Xuân Thủy nói:

“Mặc dù các ông đưa được người lên mặt trăng nhưng vẫn đến cuộc họp muộn”. Ông Xuân Thủy có thể sẽ không hài hước

như thế nếu biết, trong nửa giờ đó, Kissinger đã có một cuộc họp bí mật với đại sứ Trung Quốc ở Paris, Huang Chen,

người được coi là đồng minh của Bắc Việt Nam.

Trong suốt thời gian đàm phán, chiến tranh Việt Nam luôn được Kissinger đưa ra trả treo với Liên Xô thông qua Đại sứ

Dobrynin, và với Bắc Kinh thông qua đại sứ Hoàng Hoa ở Liên Hiệp Quốc. Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam chỉ biết được

chuyến đi bí mật của Kissinger đến Bắc Kinh 36 giờ trước khi nó được công bố. Theo Kissinger: “Hà Nội tức điên đến mức

họ biến các cuộc đàm phán trở thành băng giá”.

Theo ông Đống Ngạc, Thư ký riêng của Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn: “Sau đó, Trung Quốc có cho Chu Ân Lai sang giải

thích. Anh Ba nói: Các đồng chí muốn vào Liên Hiệp Quốc các đồng chí cứ vào nhưng các đồng chí không được thay mặt

Việt Nam bàn về vấn đề Miền Nam với Mỹ”. Ông Đống Ngạc nói tiếp: “Ta hiểu, sở dĩ Trung Quốc đạt được thỏa thuận đó

với Mỹ là do cuộc chiến của mình. Có chiến tranh Việt Nam, thế Trung Quốc trên trường quốc tế cao hơn. Mỹ nghĩ vấn đề

Việt Nam không giải quyết được là do chưa kéo được Trung Quốc”.

Không biết có phải là nhằm đáp trả hành động của ông Lê Đức Thọ và bà Nguyễn Thị Bình đã làm ở Paris, ngày 25-1-

1972, Nixon công bố các biên bản đàm phán trước người dân Mỹ và đọc một bài diễn văn cho thấy các đề nghị của ông đã

bị Hà Nội bác bỏ. Nixon nói:

“Chỉ có một điều, đó là ngả về phía kẻ thù để lật đổ đồng minh của chúng ta, điều mà nước

Mỹ sẽ không bao giờ làm. Nếu kẻ thù muốn hòa bình họ phải nhận ra sự khác biệt quan trọng giữa thỏa thuận với sự đầu

hàng”

637

.

Ngày 2-2-1972, miền Bắc ra tuyên bố công khai đồng ý tù binh sẽ được thả vào ngày người lính Mỹ cuối cùng được rút

về nước. Nhưng vấn đề này phải được gắn với việc kêu gọi Thiệu từ chức ngay lập tức đồng thời giải tán lực lượng cảnh

sát, quân đội Sài Gòn.

“Mùa hè đỏ lửa”

Trong khi đó, từ tháng 5-1971, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã dự thảo kế hoạch để Quân ủy xác

định chiến lược 71-72, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng ở miền Nam.

Thoạt đầu, Quân ủy dự kiến: “Hướng tấn công chủ yếu 1” là chiến trường biên giới Campuchia và chiến trường Đông

Nam Bộ; “Hướng chủ yếu 2” là chiến trường Tây Nguyên; “Hướng phối hợp quan trọng” là miền núi Tây Trị Thiên. Vào đầu

tháng giêng năm 1972 sau khi nắm lại tình hình, thấy việc bảo đảm vật chất cho chiến trường Nam Bộ và Tây Nguyên

không đạt được, Bộ Chính trị và Quân ủy quyết định lấy Trị Thiên làm chiến trường chủ yếu, như đề xuất ban đầu của

Tướng Giáp, mặc dù khi đó ngày mở đầu Chiến dịch đã cận kề.

Theo Tướng Lê Phi Long, trong chiến dịch này, nơi đặt “Tổng Hành dinh” đã khang trang hơn, đã có đủ các phương tiện

thông tin, máy ghi âm… Công tác bảo mật thì lại càng siết chặt: cửa phòng thường xuyên đóng kín, ngay cả cán bộ trong

Cục không có nhiệm vụ tác chiến cũng không được vào. Ngày 30-3-1972, quân đội của Tướng Giáp mở đầu cuộc tấn công

chiến lược trên toàn miền Nam.

Theo Kissinger thì Tướng Abrams biết trước cuộc phản công từ đầu tháng Giêng, và việc sử dụng B52 đã được tính tới.

Nhưng Nhà Trắng cho rằng có thể sẽ can thiệp bằng chuyến đi Bắc Kinh; Bộ Ngoại giao lo B52 sẽ “thiêu rụi những triển

vọng đàm phán với Hà Nội”; Bộ Quốc phòng sợ phải đưa ra những gánh nặng ngân sách mới. “Mọi người đều lo sợ làn

sóng phản đối của nhân dân sẽ bùng lên không kiểm soát nổi nếu nối lại các cuộc ném bom miền Bắc, ngay cả chỉ ở một

phạm vi hạn chế”, Kissinger nói.

Nixon ngay sau đó đã gửi một bức thư tới Brezhnev, một bức thư khác được chuyển tới Huang Chen, đại sứ Trung

Quốc ở Paris người có quan hệ gần gũi với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Kissinger nhận định “Cả Bắc Kinh và Moscow

đều đứng ngồi không yên. Cả hai bên đều không muốn bị coi lơ là nhiệm vụ với đồng minh Bắc Việt Nam của mình. Tuy

nhiên, cả hai đều lo sợ rằng tình trạng bất trị của Hà Nội có thể phá vỡ những mục tiêu lớn với Mỹ”. Bắc Kinh không đếm

xỉa gì đến các cuộc đàm phán, họ chưa bao giờ yêu cầu Mỹ thực hiện một cam kết nào đối với Việt Nam. Washington

đánh giá sự ủng hộ thực tế của Trung Quốc với Hà Nội là không đáng kể do nguồn lực hạn chế, do đó, Mỹ không cần gây

sức ép thêm với Trung Quốc nữa. Còn Moscow thì “đổ lỗi hoàn toàn cho Bắc Việt” trong việc “không ủng hộ những đề nghị

mới nhất” của Mỹ.

Trước chuyến đi Trung Quốc của Nixon, ông Lê Đức Thọ đề nghị gặp Kissinger vào ngày 15-3, Kissinger đề nghị gặp

vào ngày 20-3-1971. Ngày 29-2-1971, khi Nixon đã rời Trung Quốc, ông Võ Văn Sung, đại diện của Hà Nội tại Paris, mời

tướng W alters đến để thông báo ông Lê Đức Thọ đồng ý gặp nhau vào ngày mà Kissinger đề nghị.

Thoạt đầu Kissinger ngạc nhiên vì sao Hà Nội lại muốn gặp vào thời điểm này, nhưng ngay sau đó, Kissinger nhận ra:

“Hà Nội sẽ phát động cuộc tấn công mà họ đã chuẩn bị rất điên cuồng và sau đó sẽ sử dụng cuộc gặp của tôi với Lê Đức

Thọ để ngăn cản các cuộc đáp lại quân sự của chúng ta, họ nghĩ chúng ta sẽ e ngại tấn công trong khi đang diễn ra cuộc

đàm phán”.

Ở Quảng Trị, theo Tướng Lê Phi Long: Lực lượng của miền Bắc rất mạnh, không kể địa phương quân, chỉ tính riêng chủ

lực có đến 5 vạn người, gồm 3 sư đoàn, nhiều trung đoàn độc lập và các đơn vị kỹ thuật. Sau 6 ngày đêm chiến đấu, ngày

4-4-1972, tuyến phòng thủ trên hướng chính của Quân đội Sài Gòn vị phá vỡ và bị buộc phải rút nhiều căn cứ và tháo

chạy về co cụm ở Đông Hà, Ái Tử, La Vang, Quảng Trị... Nhưng đến chiều 8-4-1972 thì tình hình ngược lại, các mũi đột

kích đều không phát triển được; các đơn vị đánh vào Đông Hà bị thiệt hại nặng. Trong khi Hà Nội vẫn không thống nhất

được mục tiêu của Chiến dịch

638

.

Theo Tướng Lê Phi Long: “Vào lúc 5 giờ sáng ngày 24-4-72, pháo binh ta bắn gần 3 vạn quả đạn vào các cụm quân

địch ở Đông Hà, Lai Phước, Ái Tử, La Vang. Lợi dụng lúc địch bị pháo ta chế áp, bộ binh và xe tăng, đặc công nhanh

chóng chiếm các điểm cao phía tây, thọc sâu vào sân bay chiếm Đông Hà. Bị cánh vu hồi của quân ta phá cầu Lai Phước,

địch hoảng loạn rút chạy, bỏ lại tất cả xe cộ, vũ khí nặng và đến 18 giờ 28-4 ta làm chủ hoàn toàn khu Đông Hà, Lai

Phước. Trong khi đó, ta và địch quần nhau từng tấc đất ở cụm Ái Tử và cầu Quảng Trị”.

Ngày 4-4-1972, Nixon ra lệnh “không kích chiến thuật” ra đến Vinh bằng cách bổ sung 20 máy bay B 52, bốn phi đội

máy bay ném bom F-4, thêm tám tàu khu trục được gởi đến Đông Nam Á. Trước đó một ngày, Kissinger gặp Dobrynin ở

Phòng Bản đồ của Nhà Trắng, trách Liên Xô đã đồng lõa với cuộc tấn công của Hà Nội, và dọa: “Nếu cuộc tấn công tiếp

tục, Mỹ có thể phải có biện pháp cho Moscow thấy những lựa chọn khó khăn trước cuộc họp thượng đỉnh”. Ngày 4-4, người

phát ngôn báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ nói khi họp báo: “Cuộc xâm lược Miền Nam của Bắc Việt Nam đã được thực hiện

bằng vũ khí của Liên Xô”. Cùng lúc, Kissinger cử W inston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên

Hiệp Quốc để gửi một thông điệp bằng lời cho Trung Quốc: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm”.

Trước đó, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trong vòng 3 dặm, tức là trong phạm vi bao gồm lãnh hải Hoàng Sa của Việt Nam.

Một cuộc họp kín giữa Lê Đức Thọ và Kissinger đã được đôi bên thỏa thuận vào ngày 2-5-1972. Tình hình chiến trường

đã giúp Lê Đức Thọ đến Paris với một tư thế hoàn toàn khác với những lần trước đó

639

.

Sáng 1-5-1972, Quân giải phóng chiếm cầu Quảng Trị và sân bay. Ngày 2-5-1972, Quảng Trị rơi vào tay miền Bắc. Một

tuần trước đó, Quân Giải phóng đã triển khai một cuộc tấn công lớn đe dọa thủ phủ Kontum và Pleiku; tiêu diệt khoảng

một nửa Sư đoàn 22 của Sài Gòn. An Lộc, một thị xã cách Sài Gòn hơn 100 km cũng gần như thất thủ. Gần sát cuộc gặp,

Sư đoàn 3 của Việt Nam Cộng hòa bị tiêu diệt hoàn toàn. Ở Quảng Trị, chính quyền Sài Gòn ước tính có khoảng 20.000

người miền Nam cả quân lẫn dân bị chết. Nhiều đơn vị Việt Nam Cộng hòa bỏ chạy tán loạn.

Kissinger mô tả rằng cuộc họp kín ngày 2 tháng 5 diễn ra rất thô bạo. Nhưng ông Thọ khi ấy không biết Nixon đã dặn

Kissinger rằng, cho dù kết quả đàm phán thế nào, ông vẫn ra lệnh cho ba máy bay B52 công kích Hà Nội và Hải Phòng

vào những ngày cuối tuần, từ 5 đến 7-5-1972. Nixon nhấn mạnh với Kissinger ông chấp nhận hủy bỏ cuộc gặp thượng

đỉnh ở Moscow trừ khi tình hình được cải thiện. Tại một trang trại ở Texas, Nixon cảnh báo: “Hà Nội đang chấp nhận nguy

hiểm rất lớn nếu tiếp tục tấn công miền Nam”.

Nison đã nhận kết quả cuộc gặp ngày 2-5-1972 một cách lặng lẽ và cam chịu. Ông tỏ ra kiên quyết với lệnh ném bom

B52 hơn. Kissinger cho rằng trong ngày 2-5-1972, Lê Đức Thọ chỉ “giả vờ thương thuyết” vì “tin chắc rằng họ đang tới rất

gần chiến thắng”. Theo Kissinger, “thái độ làm cao của Lê Đức Thọ” đã khiến cho Nixon trở nên “rất hùng hổ”. Thứ Sáu,

ngày 5-5-1972, B52 bắt đầu trút bom xuống Hải Phòng và Hà Nội, đồng thời mìn ngư lôi được thả bao vây các cửa biển

miền Bắc.

Sau khi nhận được thư của Brezenhev trấn an thái độ bi quan của Mỹ về cuộc họp ngày 2-5 với Lê Đức Thọ là không

hợp lý, Washington trở nên quyết tâm hơn khi nhận thấy thư của Brezhnev “không đưa ra lời đe dọa cụ thể nào”. Trong

khoảng từ 25-4 đến 5-5-1972, Nixon đã đưa ra lệnh ném bom xuống đê Sông Hồng, tăng cường ném bom các trung tâm

thành phố và dự định sử dụng cả “vũ khí hạt nhân”. Theo Kissinger: “Tôi kịch liệt phản đối các kế hoạch này, và Nixon thì

đã không kiên quyết”.

Washington cũng đồng thời nhận được “tín hiệu” từ Trung Quốc qua bài Xã luận đăng trên

Nhân dân nhật báo

số ra

ngày 11-5-1972. Đằng sau những ngôn từ to tát như: “Kiên quyết ủng hộ nhân dân Việt Nam”; “Vô cùng phẫn nộ và

mạnh mẽ lên án” đế quốc Mỹ, Washington nhận ra thông điệp của Trung Quốc khi thấy “bài xã luận” xác định Bắc Kinh chỉ

làm “hậu phương” của Việt Nam. Bên cạnh bài xã luận “lên án Mỹ” đó, Nhân dân nhật báo đã cho đăng nguyên văn diễn

văn của Nixon công bố một ngày trước đó giải thích vì sao mà ông ta đã phải ném bom miền Bắc.

Ở Quảng Trị, lúc bấy giờ, theo Tướng Lê Phi Long, sau 2 đợt chiến đấu liên tục, sức khỏe của bộ đội miền Bắc đã giảm

sút, quân số bị hao hụt, các đơn vị binh chủng thì thiếu khí tài, sức kéo, đạn dược. Nhưng không hiểu vì sao Lãnh đạo Bộ

và Tư lệnh chiến trường lại chủ trương mở tiếp đợt tấn công thứ ba nhằm giải phóng Thừa Thiên - Huế.

Ngày 4-5-1972, ba ngày sau khi chiếm được Quảng Trị, Bộ có điện số 32 chỉ thị tiếp cho Bộ Tư lệnh chiến dịch: “Kịp

thời nắm lấy thời cơ phát triển tiến công với một tinh thần khẩn trương triệt để, liên tục, kết hợp tiến công của bộ đội

chủ lực với nổi dậy của quần chúng và phong trào cách mạng Huế, tiêu diệt đại Bộ phận lực lượng quân sự Mỹ; giải phóng

hoàn toàn tỉnh Thừa Thiên, bao gồm cả thành phố Huế và căn cứ Phú Bài, sau đó phát triển về Đà Nẵng”. Đây là một chỉ

đạo mà theo Tướng Lê Phi Long: “Chủ quan nặng!”

Sau Chỉ thị đó, dưới sự chủ trì của Tướng Giáp, các cuộc họp nối tiếp cuộc họp để hoàn chỉnh kế hoạch. Cơ quan Tác

chiến làm việc tới 20 giờ/ngày. Vất vả nhất là khoảng từ 6 giờ tối đến 12 giờ đêm vì, theo Tướng Lê Phi Long, lúc này

chiến trường mới điện báo cáo tình hình lên Bộ Tổng Tham mưu. Quảng Trị bắt đầu trở thành cối xay thịt khi Quân đội Sài

Gòn, dưới sự phối hợp của không quân và pháo hạm Mỹ bắt đầu phản công, gây thiệt hại nặng nề cho quân miền Bắc

640

.

Một tuần sau, huyện Hải Lăng và một phần huyện Triệu Phong bị chiếm lại, quân đội Sài Gòn áp sát thị xã. Lực lượng

miền Nam khi ấy gồm 3 sư đoàn được yểm trợ bằng hoả lực mạnh của không quân và pháo hạm Mỹ. Lực lượng miền Bắc,

tuy có 5 đầu sư đoàn nhưng đã mất sức chiến đấu, quân số của mỗi đại đội chỉ còn từ 20 đến 30 người mà phần lớn là

cán bộ. Gạo, đạn tiếp tế kiểu ăn đong.

Theo “Chủ nhiệm Hướng” Lê Phi Long: “Ngày 30-6, mười ngày sau khi mở đợt 3 tấn công không thành công, Tướng Văn

Tiến Dũng trở ra Hà Nội vì 1ý do sức khỏe”. Ngày 20-7 Tướng Trần Quý Hai được cử vào thay Tướng Lê Trọng Tấn; Tướng

Song Hào thay Tướng Lê Quang Đạo. Các vị tướng này sức khỏe đều giảm sút và mệt mỏi.

Tình hình phát triển ngày càng xấu hơn, thế nhưng Bộ chỉ huy chiến dịch vẫn chủ trương tiếp tục phản công và tiến

công. Trong khi, theo Tướng Lê Phi Long, không đánh được một trận tiêu diệt nào dù 1à phân đội nhỏ. Thời tiết thì hơn

nửa tháng 1iền, không mấy ngày được nắng ráo, nhiều trận mưa kéo dài, hầm hào lúc nào cũng ngập nước, trong khi

B52, pháo mặt đất, pháo hạm liên tục dội bom. Bộ đội phải chiến đấu liên tục không có thời gian làm công sự. Thương

vong ngày càng tăng.

Trong thời điểm nóng bỏng ấy, Văn Tiến Dũng đang đi an dưỡng ở Tam Đảo, Lê Trọng Tấn vừa ở chiến trường ra đang

trong thời kì dưỡng bệnh, Tướng Giáp phải trực tiếp điều hành mọi công việc của Bộ Tổng tham mưu. Ông đọc cho Tướng

Lê Phi Long viết bức điện gửi thẳng xuống đơn vị cho Nguyễn Hữu An, Sư trưởng Sư đoàn 308 và Hoàng Đan, Sư trưởng

Sư đoàn 304. Bức điện viết: “

An, Đan/Báo cáo ngay tình hình, chờ/V

”. Bức điện cho thấy Tổng Tư 1ệnh rất sốt ruột.

Ngay ngày hôm sau, Nguyễn Hữu An gửi cho vị Tướng mà ông tin cậy một bức điện dài 4 trang, nói rõ: “Tôi thấy không

nên tiến công, và nên chuyển vào phòng ngự. Ở đây công tác chỉ đạo chỉ huy vẫn ham tấn công và phản công, trong tình

thế địch mạnh hơn ta, ăn hiếp ta, lực lượng ta đã suy giảm và đang rơi và bị động. Tôi nghĩ rằng sức ta yếu hơn địch, ta

chuyển vào phòng ngự 1à cần thiết. Nhưng ở đây hễ nói đến phòng ngự cấp trên lại cho rằng đó 1à tư tưởng hèn nhát,

thụ động. Đề nghị với Bộ quyết tâm dứt khoát chuyển sang phòng ngự. Tình hình này ta muốn tiêu diệt gọn một tiểu đội,

một trung đội cũng khó”. Sư trưởng Hoàng Đan thì trả lời khéo léo hơn: “Theo kinh nghiệm của tôi thì một trung đoàn chủ

lực của ta chỉ đánh được 2 trận tập trung là hết sức, nếu không được nghỉ ngơi củng cố thì không thể tiếp tục chiến đấu

thắng lợi. Còn quân ta ở đây đã chiến đấu liên miên 2 đến 4 tháng rồi còn sức đâu mà đánh tiêu diệt”. Nhận được điện,

Tướng Giáp rất lo lắng. Nhưng, lúc ấy không những giữa chiến trường và Đại Bản doanh có ý kiến khác nhau mà trong nội

bộ Đại Bản doanh ý kiến cũng khác nhau

641

.

Tướng Giáp thận trọng lập một “Tổ Nghiên cứu” do Tướng Vương Thừa Vũ đích thân hướng dẫn. Trong cuộc họp kết

luận, Tướng Giáp sau khi giảng hòa mâu thuẫn giữa các sỹ quan tác chiến đã phải chỉ vào đống sách do ông tự tay mang

đến: “Các nhà 1ý luận quân sự của chúng ta cũng đều nói có tiến công, có phòng ngự. Engels cũng đã nói điều đó. Thực

tế chiến trường đòi hỏi chúng ta phải chuyển qua phòng ngự. Cục tác chiến hãy điện cho chiến trường tham khảo ý kiến

của các đồng chí trong mặt trận xem sao”.

Cục Trưởng Tác chiến lúc ấy là Tướng Vũ Lăng lệnh cho ông Long gửi một bức điện dài, theo Tướng Lê Phi Long: “Sau

khi phân tích lý luận và thực tế, Điện gợi ý mặt trận nên chuyển sang phòng ngự”. Bức Điện ký tên Vũ Lăng phát đi 2 hôm

thì Cục Tác chiến nhận được trả lời. Trong điện trả lời, Tướng Trần Quý Hai dùng lời lẽ gay gắt phê phán Cục Tác chiến

không giữ vững quyết tâm, không quán triệt tư tưởng làm chủ và tiến công… Rồi Bộ Tư lệnh Chiến dịch ra lệnh phản công

mặc dầu đã trải qua 3 cuộc phản công không kết quả.

Trước tình hình đó, theo ông Phi Long, Tướng Giáp phải họp Thường trực Quân ủy Trung ương để thảo luận tiếp, và

cuối cùng xác định dứt khoát phải chuyển sang phòng ngự. Cùng thời gian ấy, quân đội Sài Gòn tăng thêm lực lượng, hình

thành thế bao vây, thường xuyên bắn phá dữ dội các trận địa pháo của miền Bắc, đặc biệt là chung quanh thành cổ

Quảng Trị. Máy bay B52 rải thảm bờ bắc sông Bến Hải. Từ ngày 9 đến 16-9-1972, quân Giải phóng đồng loạt tiến công

trại La Vang, Tích Tường, Như Lệ, Bích Khê, Nại Cựu và Thị xã. Nhiều trận phản kích đẫm máu của bộ đội sát chân thành

cổ, giành giật nhau từng mô đất, bờ tường. Mỗi ngày, quân miền Bắc trung bình mất một đại đội. Đến đêm 16-9, một bộ

phận nhỏ còn lại buộc phải rút khỏi thành cổ, sau 81 ngày đêm khốc liệt.

Tướng Lê Phi Long kể: “Sáng 17-9, Cục Tác chiến mới nhận được điện báo ‘Thành Cổ mất tối hôm qua’. Trong khi đó thì

trên phòng họp, Quân ủy Trung ương vẫn đang bàn về ‘phối hợp đấu tranh quân sự chính trị và ngoại giao’ thông qua mặt

trận Quảng Trị. Dự họp có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Trần Quốc Hoàn, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, Tố Hữu và

các vị trong thường trực Quân ủy. Lúc này Lê Đức Thọ đã có mặt ở Paris để hội đàm với Kissinger. Được tin dữ, anh Văn

rời cuộc họp xuống chỗ Cục tác chiến đích thân nói điện thoại với mặt trận qua xe thông tin tiếp sức đậu trước sân Cục

Tác chiến”.

Khác với thời làm Tư lệnh Chiến trường Điện Biên Phủ, “Tướng quân tại ngoại”, có đầy đủ quyền bính để quyết định.

Trong cuộc chiến giành thống nhất, không phải lúc nào Tướng Giáp cũng có thể đưa ra những quyết định quân sự mà ông

tin là đúng đắn. Những người chỉ huy chiến dịch Quảng Trị chịu rất nhiều áp lực từ các cuộc Hội đàm giữa Kissinger và Lê

Đức Thọ

642

.

Theo Tướng Lê Phi Long, trong thời gian diễn ra Chiến dịch Quảng Trị: “Ông Lê Đức Thọ không hiểu bằng con đường

nào, thường xuyên điện thẳng cho các sư đoàn không qua điện đài của Bộ Tổng Tham mưu, vừa để nắm tình hình vừa tự

ý đôn đốc đánh. Kỳ quặc! Chúng tôi, cơ quan tham mưu, không đồng tình với cách làm này nhưng không biết than thở với

ai, hình như anh Văn cũng cảm nhận được điều đó nên có lần đã nói với chúng tôi: Cần kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh

quân sự, chính trị và ngoại giao, nhưng mỗi lĩnh vực có quy luật riêng của nó, ví như về quân sự thì trước hết phải bảo

đảm chắc thắng, nếu không diệt được địch, không phát triển 1ực lượng thì không phối hợp quân sự với ngoại giao được”.

Tướng Lê Hữu Đức thừa nhận: “Cố đánh Quảng Trị là do nhu cầu đàm phán”.

Thành cổ Quảng Trị thất thủ khi quân miền Bắc đã gần như hoàn toàn kiệt sức. Theo tướng Lê Phi Long: “Lực lượng

chiếm giữ Thành Cổ khi đó nói là có mấy tiểu đoàn nhưng trên thực tế chỉ còn phiên hiệu, mỗi tiểu đoàn chỉ còn ba bốn

chục người. Việc bổ sung quân số tiếp tế qua sông hết sức khó khăn. Nhiều sinh viên đã phải rời giảng đường để nhập

ngũ. Nhiều tân binh chưa gặp mặt người chỉ huy đã ngã xuống. Nhiều cán bộ chỉ huy ngày đêm vất vả, râu tóc mọc kín

mặt mà không có thời gian cắt cạo. Trong hầm phẫu ở ngay dinh Tỉnh Trưởng cũ thường xuyên có trên dưới 200 thương

binh, sặc mùi hôi thối. Các lực lượng trong Thành Cổ thì chiến đấu một cách tuyệt vọng, còn các đơn vị ở các hướng khác,

tuy có cố gắng đánh vào cạnh sườn để hộ trợ cho lực lượng ở trong Thành nhưng cũng không tạo được hiệu quả. Chiến

dịch Quảng Trị kéo dài, thương vong rất lớn, có thể nói là lớn nhất so với tất cả các chiến dịch trong hai cuộc kháng

chiến. Mỗi lần nghĩ lại tôi rất đau lòng. Ta đã tung hết lực lượng, đã kiệt quệ. Có lúc tôi đã phải điều học viên trường Lục

Quân về gần thủ đô lập một lữ đoàn để bảo vệ Trung ương, vì hết cả quân”.

Cơ hội hòa bình

Nhưng việc Sài Gòn lấy lại Quảng Trị lại giúp phá vỡ những bế tắc trong đàm phán. Dưới sự chủ tọa của Bộ trưởng

Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, Hiệp định và một số Nghị định thư cần thiết đã được soạn. Ngày 26-9-1972, Trợ lý Bộ

trưởng Bộ Ngoại giao Lưu Văn Lợi đã mang các dự thảo tới Paris.

Ngày 4-10-1972, sau khi Bộ chính trị xem xét lại dự thảo Hiệp định, Hà Nội thông báo cho Lê Đức Thọ và Xuân Thủy:

“Ta cần tranh thủ khả năng chấm dứt chiến tranh trước ngày bầu cử ở Mỹ, đánh bại âm mưu của Nixon kéo dài đàm phán

để vượt tuyển cử, tiếp tục Việt Nam hóa chiến tranh, thương lượng trên thế mạnh… Y êu cầu lớn nhất của ta hiện nay là

chấm dứt chiến tranh của Mỹ ở miền Nam. Mỹ rút hết, chấm dứt sự dính líu quân sự của Mỹ ở miền Nam và chấm dứt

cuộc chiến tranh không quân, hải quân, thả mìn chống miền Bắc… Chỉ ghi nguyên tắc về quyền tự quyết, tổng tuyền cử,

giữ gìn hòa bình, hòa hợp dân tộc và ghi một câu ngắn ‘thành lập Chính quyền hòa hợp dân tộc các cấp gồm ba thành

phần với nhiệm vụ đôn đốc và giám sát các bên thi hành các Hiệp định ký kết”

643

.

Ngày 8-10-1972 khi Lê Đức Thọ đưa ra dự thảo các điều khoản hiệp định đề nghị ký kết, Kissinger viết: “Các đồng

nghiệp và tôi đều hiểu ngay tầm quan trọng của những điều mình vừa nghe. Ngay lúc nghỉ giải lao, W inston Lord và tôi

đã bắt tay và nói với nhau: ‘chúng ta đã thành công rồi’. Haig, người đã từng phục vụ tại Việt Nam, thốt lên đầy xúc động

rằng chúng tôi đã bảo toàn được danh dự cho các chiến binh từng phục vụ, đã chịu đựng và hy sinh ở Việt Nam”

644

.

Điều quan trọng nhất mà miền Bắc muốn - Mỹ rút quân mà Hà Nội không rút quân - thì ở trên bàn đàm phán, Kissinger

đã chấp nhận từ năm 1971. Trên thực tế, cho đến khi ký Hiệp định Paris, Nixon đã đơn phương rút quân: từ 545.000 quân

năm 1968 xuống còn 27.000 quân năm 1972.

Cuộc đàm phán tưởng như đã tới hồi kết thúc, Kissinger dự kiến sẽ quay lại Paris vào ngày 17-10 gặp Xuân Thủy,

thống nhất nốt “hai tồn tại” về nhân viên dân sự bị giam giữ ở miền Nam và việc “thay thế thiết bị quân sự”, được ngầm

hiểu như là một viện trợ quân sự cho Sài Gòn. Ngày 18-10, từ Paris, Kissinger sẽ bay đến Sài Gòn, và tối ngày 22, sẽ đến

Hà Nội. Hiệp định dự định công bố vào ngày 24 và được ký ngày 31-10-1972.

Khi bước lên máy bay, Kissinger đã nhận được một bức thư tay của Nixon, dặn: “Thứ nhất, anh cứ làm cái gì cho là

đúng mà không cần chú ý đến bầu cử; thứ hai, chúng ta không thể để tuột mất cơ hội kết thúc chiến tranh trong danh

dự”. Nixon cũng gửi một bức thư cho Brezhnev, nhưng theo Kissinger, những yêu cầu của Nixon đều bị bỏ qua. Trong khi

đó, tuy không trả lời gì, “viện trợ đạn dược của Bắc Kinh cho Hà Nội đã giảm tới mức ít ảnh hưởng tới kết quả của cuộc

chiến”.

Nhưng, kể từ ngày 14-10, khi Đại sứ Bunker chuyển bản tóm tắt Hiệp định cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đến

ngày 18-10, khi Kissinger đến Sài Gòn, ông Thiệu không hề trả lời. Ngày 19-10, khi đến dinh Độc Lập, Kissinger đã phải

đợi tới 15 phút, Hoàng Đức Nhã - trợ lý của Tổng thống - mới ra đưa Đại sứ Bunker và Kissinger vào gặp ông Thiệu trao

bức thư của Nixon. Ông Thiệu hẹn 2 giờ chiều hôm sau sẽ trả lời. Vào ngày 19-10, Kissinger nhận được phản hồi từ Lê

Đức Thọ, theo ông: “Hà Nội đồng ý không chỉ với lập trường của chúng tôi mà còn cả với câu chữ do chúng tôi đề ra: Với

việc ngừng bắn, tất cả tù nhân sẽ được trả tự do, trừ 10 nghìn cán bộ Việt Cộng trong nhà tù miền Nam Việt Nam”.

Trong khi đó, không có cuộc điện thoại nào từ văn phòng Tổng thống Thiệu gọi cho Đại sứ Bunker để xác nhận cuộc

hẹn. Mãi tới 2 giờ 30 phút, Bunker mới nhận được điện thoại của ông Nhã báo là cuộc họp phải lùi tới 5 giờ. Năm giờ,

đoàn xe hộ tống của Thiệu đi ngang qua sứ quán Mỹ hụ còi hết cỡ và bỏ mặc Bunker giận dữ, không một lời xin lỗi. Đêm

hôm đó, Hoàng Đức Nhã mới báo với Bunker, Tổng thống sẽ làm việc với họ vào 8 giờ sáng hôm sau. Cuộc gặp vào 9 giờ

sáng 20-10, theo Kissinger, là chỉ để nghe “cơn thịnh nộ” của ông Thiệu. Trong khi Kissinger cảm thấy bế tắc với Sài Gòn

thì ông nhận được tin vào tối 21-10 từ Hà Nội, theo đó, các yêu cầu của Mỹ về các vấn đề liên quan đến Lào và

Campuchia đều được chấp nhận.

Kissinger đang không biết sẽ ăn nói như thế nào với ông Lê Đức Thọ thì Hà Nội mời nhà báo nổi tiếng, Arnaud De

Borchgrave, đến Việt Nam và được thu xếp để ông phỏng vấn Thủ tướng Phạm Văn Đồng

645

. Kissinger cho rằng: “Hà Nội đã

phạm phải sai lầm khi đưa ra cớ để (cho W ashington) trì hoãn”.

Một Bức điện, nhân danh Tổng thống Nixon được gửi tới phái đoàn của Hà Nội ở Paris cho rằng, Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa đã phá vỡ lòng tin và làm nảy sinh trách nhiệm đáng kể cho những mối quan hệ ở Sài Gòn khi cho Arnaud De

Borchgrave vào phỏng vấn. Bức thư nhấn mạnh rằng phía Mỹ không thể hành động một cách đơn phương; những khó khăn

ở Sài Gòn cho thấy sự việc diễn biến phức tạp hơn dự đoán; trong hoàn cảnh đó, Tổng thống đã phải triệu tiến sỹ

Kissinger về W ashington để cố vấn những bước đi tiếp theo.

Kissinger “dọa” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nếu chiến sự còn tiếp diễn kiểu này trong 6 tháng nữa Thượng viện sẽ

quyết định cắt viện trợ. Nhưng ông Thiệu với sự cố vấn của Hoàng Đức Nhã vẫn không lay chuyển. Trong khi đó, Hà Nội

cáo buộc Washington “không thực sự nghiêm chỉnh” và cảnh cáo rằng “cuộc chiến ở Việt Nam sẽ tiếp diễn và phía Hoa Kỳ

phải chịu tất cả trách nhiệm”. Mặc dù trong bức điện gửi tới Paris vài ngày trước, Nixon đã đề nghị hai bên chưa công bố

những điều trong dự thảo Hiệp định, nhưng ngày 26-10-1972, Đài Tiếng nói Việt Nam đã cho công bố bản dự thảo này.

Ngày 27-10, người phát ngôn của miền Bắc tại Paris, ông Nguyễn Thành Lê, nói với báo giới: “Nếu như ngày ký là ngày

31, và vào ngày 30 nếu Kissinger muốn gặp Lê Đức Thọ hoặc Xuân Thủy để uống sâm banh trong khi chờ đợi việc ký kết,

tôi nghĩ rằng sự hưởng ứng sẽ rất tích cực”. Nhưng phía Mỹ lại đề nghị có một cuộc đàm phán cuối cùng và hứa ngừng

ném bom hoàn toàn trong vòng 48 giờ sau khi có một giải pháp. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phản đối “bằng giọng

văn bực tức của Nhã”.

Nixon viết thư cho Thiệu: “Nếu như tình trạng bất đồng giữa hai chúng ta tiếp tục tiếp diễn theo một chiều hướng

khác, thì những ủng hộ cần thiết của phía Mỹ đối với ngài và với chính phủ của ngài sẽ không còn nữa. Ngài không nên

nuôi ảo tưởng rằng chính sách của tôi liên quan đến ước muốn đạt được hiệp định hòa bình một cách sớm sủa sẽ thay đổi

sau khi cuộc bầu cử diễn ra”. Như Nixon dự đoán, cho dù Hiệp định Paris chưa ký, ông vẫn tái đắc cử Tổng thống với số

phiếu hơn 60% vào ngày 7-11-1972.

Vài cuộc họp giữa Kissinger và Lê Đức Thọ đã được nối lại vào nửa cuối tháng 11-1972. Nếu như Chính phủ Lâm thời

Cộng hòa miền Nam Việt Nam chỉ là cái bóng của miền Bắc, và bà Nguyễn Thị Bình chỉ tuyên bố theo chỉ thị của Hà Nội

như bà thừa nhận, thì Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị mà người Mỹ không dễ khuất phục.

Do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản đối, Kissinger phải đưa ra 69 đề nghị mới của Việt Nam Cộng hòa. Trong đó có

những đòi hỏi mà Hà Nội không thể nào chấp nhận: Đòi xóa bỏ tên Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam

Việt Nam ghi trong Hiệp định; đòi rút tất cả lực lượng không phải Nam Việt Nam ra khỏi miền Nam. Chính Kissinger cũng

thừa nhận đó là những đòi hỏi vô lý - để tăng thêm sức phản kích, Lê Đức Thọ đòi lập hội đồng ba thành phần 15 ngày

sau ngừng bắn, đòi tổng tuyển cử ở miền Nam 6 tháng, đòi Thiệu phải từ chức hai tháng trước tuyển cử.

Cho dù xác nhận sự đồng ý của Sài Gòn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Hiệp định, Kissinger vẫn chấp nhận đưa ra khỏi Hiệp

định điều kiện “rút quân đội không phải của Nam Việt Nam ra khỏi miền Nam”; có giải pháp thỏa đáng xác nhận vị trí của

Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam… nhưng Lê Đức Thọ thấy Mỹ vẫn đòi sửa đổi nhiều với ta,

nên lại phê phán Mỹ lại có ý đồ chia cắt Việt Nam, kéo dài đàm phán”

646

.

Theo Kissinger: “Tổng thống rất thất vọng về tinh thần cũng như thực chất của cuộc họp cuối cùng với Lê Đức Thọ”.

Nixon gửi điện cho Kissinger: “Nếu đối phương không thể hiện thiện chí phù hợp tương tự như chúng ta đang thể hiện, tôi

chỉ thị cho anh phải ngừng đàm phán và rồi chúng ta sẽ nối lại các hoạt động quân sự cho đến khi đối phương sẵn sàng

đàm phán. Phải làm cho họ tỉnh ngộ trước ý nghĩ cho rằng dường như chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc

giải quyết theo hướng những điều khoản mà họ đưa ra”.

Ngày 23-11, sau cuộc đàm phán dài 6 tiếng đồng hồ, nhân dịp lễ tạ ơn, đoàn miền Bắc mời đoàn Mỹ dùng một bữa

trưa thịnh soạn với thịt bò và thịt gà nướng. Ngay trong bữa ăn, Kissinger viết: “Tôi đưa ra hai lựa chọn cho Tổng thống:

hoặc chấm dứt đàm phán và ném bom trở lại miền Bắc từ vỹ tuyến 20 trở lại (trên thực tế, trước đó 24 giờ tổng thống đã

yêu cầu tôi đặt vấn đề đó cho ông Lê Đức Thọ suy nghĩ); hoặc có giải pháp cho những vấn đề nêu trong bản dự thảo cụ

thể là các điều khoản về khu phi quân sự và vũ khí kèm theo một số thay đổi trong phần về chính trị như là việc giữ thể

diện cho chính quyền Sài Gòn”

647

.

Giáng Sinh B52

Các cuộc đàm phán được đôi bên thỏa thuận là sẽ nối lại. Trong bức điện gửi tới Hà Nội vào ngày 27-11, Washington

cho biết là Tổng thống ra lệnh giảm 25% các đợt ném bom. Theo Kissinger: “Đó là một sai lầm. Có vẻ như Bắc Việt Nam

xem hành động đó như thể là chúng tôi buộc phải làm do yếu thế” .

Kissinger nói Nixon đã muốn ra lệnh tấn công bằng B-52 xuống Hà Nội-Hải Phòng ngay trước khi các cuộc đàm phán

được bắt đầu lại vào ngày 6-12. Trong cuộc gặp vào ngày 7-12, theo Kissinger: “Chúng tôi bị dồn vào chân tường một

cách tuyệt vọng. Điều mà Lê Đức Thọ muốn ở chúng tôi là tiến tới hiệp định, đủ gần để ngăn ngừa chúng tôi sử dụng sức

mạnh quân sự, nhưng cũng đủ xa để duy trì sức ép sao cho vào những phút cuối có thể hoàn thành những mục tiêu của

Hà Nội trong việc làm tan vỡ cấu trúc chính trị của Sài Gòn”.

Trên thực tế, theo ông Lưu Văn Lợi, những tranh chấp còn lại là không quan trọng, phần lớn thuộc về kỹ thuật hoặc về

cách dùng từ khác nhau do dịch ra tiếng Anh, tiếng Việt. Theo người phiên dịch của ông Lê Đức Thọ, ông Nguyễn Đình

Phương: “Đến ngày 13-12-1972, chỉ còn hai vấn đề tồn tại (khu phi quân sự và cách ký Hiệp định), hai bên quyết định về

nước hỏi ý kiến chính phủ, trong khi các chuyên viên tiếp tục rà soát lại văn bản. Ngày 15-12-1972 anh Sáu rời Pari”

648

.

Kissinger cho rằng: “Nếu hồi tháng Mười Hà Nội chịu đưa ra một hoặc hai đề nghị thỏa hiệp về khu phi quân sự hay kỹ

thuật viên quân sự thì Nixon có lẽ đã chấp nhận. ông không hào hứng với việc ném bom trở lại. Ông đã trải qua nỗi kinh

hoàng khi xuất hiện trên truyền hình để thông báo bắt đầu một nhiệm kỳ mới với việc một lần nữa mở rộng chiến tranh…

Nhưng Hà Nội đã trở nên quá tự tin. Được khuyến khích bởi sự bất đồng công khai giữa Washington và Sài Gòn, thêm vào

đó, Quốc hội mới sẽ cắt ngân sách vào tháng Giêng tới, Bắc Việt Nam nghĩ rằng họ có thể buộc chúng ta nhượng bộ và

làm Sài Gòn mất tinh thần. Bắc Việt Nam đã phạm một lỗi căn bản khi thương lượng với Nixon, họ đã dồn ông vào chân

tường. Nixon nguy hiểm hơn bao giờ hết khi ông dường như không còn lựa chọn”.

Ngày 14-12-1972, từ Paris, Kissinger trở lại phòng Oval, nơi các cộng sự và ông trở nên “diều hâu” hơn. Trong cuộc

họp đó Nixon quyết định “ném bom dày đặc và lần đầu tiên sử dụng liên tục B-52 trên miền Bắc”. Ngày 16-12, Đại sứ W.

Porter, Trưởng đoàn Đàm phán của Mỹ tại Paris, đã gặp ông Xuân Thủy. Theo Kissinger, ông Xuân Thủy “đã đẩy sự kiêu

căng của Lê Đức Thọ lên một mức nữa. Thay vì dừng lại ở những vấn đề cụ thể, ông đã lịch sự từ chối thảo luận về bất

cứ vấn đề gì”. Cùng ngày, tại phòng Báo chí của Nhà Trắng, Kissinger giải thích về các cuộc đàm phán đang bế tắc.

Sáng 18-12, Kissinger gửi thông điệp cho Hà Nội, một mặt, buộc tội miền Bắc đã cố ý trì hoãn đàm phán, mặt khác đề

xuất nối lại đàm phán bằng cách quay lại các thỏa thuận đã đạt được vào cuối vòng đàm phán đầu tiên được nối lại ngày

23 tháng 11, bao gồm cả những thay đổi mà Lê Đức Thọ đã đồng ý. Kissinger ngỏ ý sẽ gặp Lê Đức Thọ bất kỳ lúc nào sau

ngày 26-12. Tướng Giáp gọi đây là một “tối hậu thư”.

Cũng trong chiều 18-12-1972, vào lúc 4 giờ 45 phút giờ Hà Nội, chiếc chuyên cơ vốn sử dụng để chở Hồ Chí Minh mang

ký hiệu BH195 đưa Lê Đức Thọ từ Hội nghị Paris về tới sân bay Gia Lâm. Hơn hai giờ đồng hồ sau, khi Lê Đức Thọ đang ở

trong nhà tắm, Tướng Giáp nhận được điện thoại Trực ban báo tin có nhiều tốp B52 bắt đầu rời Guam và Utapao. Liền đó

là những hồi còi báo động phá vỡ sự tĩnh lặng đợi chờ của Hà Nội. Ngay trong đêm hôm đó, tất cả các sân bay quân sự

xung quanh Hà Nội như Kép, Phúc Y ên, Hòa Lạc… đều bị phá hủy. Chiếc chuyên cơ BH 195 đậu ở Gia Lâm cũng bị bom B

52 phá hỏng hoàn toàn. Đài tiếng nói Việt Nam bị ném bom.

Theo Tướng Giáp, vào lúc 20 giờ 20 phút ngày 18-12-1972, ông nhận được tin 4 phút trước đó, Tiểu đoàn tên lửa 59

đã bắn cháy chiếc B52 đầu tiên, xác chiếc B52G này rơi xuống xã Phù Lỗ, Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Tướng Giáp mô

tả: “Tin thắng trận xé toang bầu không khí căng thẳng. Tổng Hành dinh náo nức được thấy con ngoáo ộp B52 không còn

‘bất khả xâm phạm nữa’ trước những con ‘rồng lửa Thăng Long”

649

. Lúc 4 giờ 39 phút sáng hôm sau, 19-12-1973, Tiểu

đoàn tên lửa 77 bắn rơi chiếc máy bay thứ hai.

Mỹ bắt đầu sử dụng B52 trong chiến tranh Việt Nam từ giữa năm 1965. Phi vụ B52 đầu tiên ném bom miền Bắc diễn ra

ngày 12-4-1966 ở đèo Mụ Giạ, Quảng Bình. Tháng 5-1966, Trung đoàn tên lửa 238 được điều vào Vĩnh Linh để nghiên cứu

đánh B52 và theo Tướng Giáp, 238 đã bắn rơi chiếc B52 đầu tiên vào ngày 17-9-1967.

Chiếc B52 thứ hai, theo công bố của Bộ Quốc phòng Việt Nam, bị dính tên lửa của Trung đoàn 263 ở Nghệ An, và sau

đó rơi xuống đất Nakhomphanom ngày 22-11-1972, cách Utapao 64 km. Đây cũng là chiếc B52 đầu tiên mà người Mỹ công

nhận có tổn thất. Theo Tướng Giáp: Từ năm 1969, Liên Xô không viện trợ thêm một quả tên lửa nào

650

; khí tài cũng xuống

cấp, buộc bộ đội phòng không phải cải tiến rất nhiều mới đánh được. Đêm 20-12-1972, bộ đội tên lửa hạ thêm “7 máy

bay B52, 7 máy bay chiến thuật và một máy bay không người lái”. Hà Nội càng tự tin.

Nhưng Tướng Giáp không chỉ nhận được “tin chiến thắng”. Vào thời điểm ấy, ở khu vực Đông Nam Á, người Mỹ có tới

207 chiếc B-52 đang ở tư thế sẵn sàng ném bom: 54 B-52D đậu ở U-Tapao RTAFB, Thailand; trong khi 153 chiếc khác

gồm 55 B-52D và 98 B-52G đang ở căn cứ không quân Andersen ở Guam.

Đêm 18-12-1972, Mỹ sử dụng tới 129 máy bay ném bom, được hộ tống bởi các máy bay chiến đấu F-4, F-105, máy bay

đánh chặn tên lửa SAM, máy bay làm nhiễu sóng rada… Người Mỹ quả đã chịu tổn thất nặng nề khi ngay trong phi vụ đầu

tiên, ba máy bay bị bắn rơi ngay bởi 68 quả tên lửa SAM: hai B-52G và một B-52D. Hai B-52D khác bị trúng đạn hư hỏng

nặng phải đưa về sửa tại U-Tapao. Cũng trong đêm đó, một chiếc F-111 bị bắn hạ.

Trong đêm thứ hai, 93 chiếc B-52 khác lại được đưa tới vùng trời miền Bắc, các cơ sở công nghiệp ở Thái Nguyên, Y ên

Viên và ga Kinh Nỗ trở thành mục tiêu và nhanh chóng bị phá hủy. Hàng chục tên lửa SAM được bắn lên nhưng chỉ làm hư

hỏng một số máy bay. Các mục tiêu khác ở Y ên Viên, Ái Mỗ, Thái Nguyên, Bắc Giang và Hà Nội, tiếp tục bị B-52 cày nát

trong đêm thứ ba, ngày 20-12-1972, nhưng 4 B-52 đã bị bắn hạ với khoảng trên 30 quả tên lửa SAM trong đó có một

chiếc đã rơi tại Lào trên đường bay về Thailand. Ngày 20-12, tại Paris, trong cuộc gặp đại diện Mỹ, Heyward Isham, ông

Nguyễn Cơ Thạch đã mạnh mẽ phản đối hành động của Nixon.

Những tổn thất này đã khiến cho Ban tham mưu liên quân và Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nao núng. Có những

tiếng nói muốn dừng cuộc “tàn sát” lại. Nhưng Nixon ra lệnh cho Đô đốc Moorer tiếp tục cường độ oanh tạc và bắt vị tham

mưu trưởng liên quân này phải đích thân chịu trách nhiệm về kết quả của chiến dịch oanh tạc.

Đêm thứ Tư, 21-12-1972, 30 B-52 từ U-Tapao vẫn được đưa vào vùng trời Hà Nội. Nhiều mục tiêu khác lại bị phá hủy

trong đó có kho Văn Điển và sân bay Quảng Tế. Nhưng, thêm hai B-52 bị bắn hạ bởi SAM. Tên lửa SAM dường như chỉ có

thể tập trung bảo vệ vùng trời Hà Nội. Những ngày sau đó, các cuộc oanh kích chuyển sang đánh phá Hải Phòng. Không

có một chiếc máy bay nào bị bắn hạ thêm ở đây ngoại trừ một chiếc F-111 bị bắn rơi trên bầu trời Kinh Nỗ.

Ngày 22-12, Mỹ đề xuất một cuộc gặp giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Tiến sĩ Kissinger vào ngày 3-1-1973. Nếu

Hà Nội đồng ý những điều khoản do phía Mỹ đưa ra, việc ném bom từ vĩ tuyến 20 sẽ chấm dứt vào nửa đêm ngày 31-12.

Nhưng ngày 23-12, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch lại đọc một bài phản đối khác.

Ngày 22-12-1975, một cuộc ném bom được nói là nhắm vào sân bay Bạch Mai và căn cứ Bộ chỉ huy của lực lượng

không quân Bắc Việt Nam, nhưng toàn bộ lượng bom trên một chiếc B-52 đã rơi vào bệnh viện Bạch Mai và khu dân cách

đó hơn một cây số. Ngày 23-12-1975 và các ngày sau đó, các oanh tạc cơ tiếp tục chiến thuật tránh Hà Nội để bảo toàn

lực lượng. Cho đến đêm 26-12-1972, 120 máy bay ném bom gần như đồng thời oanh tạc khu vực Thái Nguyên, Hà Nội và

cả Hải Phòng: 78 B-52 bay từ căn cứ Andersen; 42 chiếc khác bay từ U-Tapao, theo sau chúng là 113 máy bay hộ tống

các loại, cùng lúc tràn ngập vùng trời miền Bắc.

Khoảng 250 tên lửa SAM đã được bắn. Một B-52 bị bắn hạ gần Hà Nội, một chiếc khác bị bắn hỏng cố bay về U-Tapao

nhưng đã bị rơi ngay gần đường băng. Tướng Giáp kể: “Có lúc căn hầm kiên cố của Tổng Hành dinh rung chuyển như động

đất”. Đêm ấy, vào lúc 22 giờ 47 phút, B52 đã rải bom xuống Khâm Thiên và hơn 100 điểm dân cư ở Hà Nội, Hải Phòng và

nhiều nơi khác trên miền Bắc.

Trong ngày 26-12-1972, ngày mà lượng bom B52 được thả xuống miền Bắc ác liệt nhất, Kissinger nhận được “thông

điệp” từ Lê Đức Thọ. Tuy bác bỏ “ngôn ngữ tối hậu thư” của Washington nhưng Hà Nội đã đồng ý với các điều khoản đưa

ra từ phía Mỹ: nếu Mỹ ngừng ném bom, các cuộc họp cấp chuyên gia có thể nối lại trong khoảng thời gian sớm nhất; vì lý

do sức khỏe Lê Đức Thọ không thể tham dự cuộc họp nào trước ngày 8 tháng Giêng.

Ngày 27-12, Mỹ đồng ý nối lại các cuộc gặp cấp chuyên gia vào ngày 2-1-1973; Lê Đức Thọ và Kissinger sẽ gặp nhau

ngày 8-1; Mỹ sẽ ngừng ném bom trong vòng 36 giờ khi nhận được lời khẳng định cuối cùng về các bước thủ tục này. Theo

Kissinger: “Hà Nội trả lời ngay trong vòng 24 tiếng - một kỳ tích về thời gian cần thiết để chuyển tin từ Paris; chuyển đến

Paris và sự khác nhau về múi giờ”. Kissinger nói:

“Chúng tôi đã thắng cược”

651

.

B-52 tiếp tục oanh tạc cho tới đêm 29-12-1972. Trong suốt “12 ngày đêm” ấy, người Mỹ đã huy động 741 lượt B-52

ném bom miền Bắc Việt Nam, 729 phi vụ được coi là thành công, 15.237 tấn bom đã được dội xuống 18 mục tiêu kinh tế

và 14 mục tiêu quân sự; các loại phi cơ khác cũng đã dội xuống đầu người dân Việt Nam thêm 5.000 bom. Cũng trong

thời gian đó, 212 phi vụ B-52 đánh phá các căn cứ Quân Giải phóng miền Nam. Mười máy bay B-52 bị bắn hạ trên vùng

trời Việt Nam, 5 chiếc khác bị bắn hỏng sau đó bị rơi ở Lào và Thái Lan.

Những hình ảnh tang thương, đặc biệt là cảnh hủy diệt khu dân cư Khâm Thiên và bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã làm

cho thế giới giận dữ. Nixon bị nguyền rủa từ trong nước cho tới khắp nơi trên Thế giới. Chính phủ Thuỵ Điển so sánh

chính quyền Nixon với bọn phát xít. Chính phủ Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan và Bỉ cũng lên án các vụ ném bom. B52 đã

giết chết hơn 1.600 thường dân Việt Nam trong khi cả hai phía đều tuyên bố là chiến thắng.

Đêm 28-12-1972, Tướng Giáp duyệt bản Thông cáo Chiến thắng do Cục Tuyên huấn dự thảo, theo đó: “Chỉ trong 12

ngày đêm, quân và dân ta đã bắn rơi 77 máy bay hiện đại, trong đó có 33 máy bay B52; 5 F111; 24 phản lực; 3 máy bay

trinh sát; 1 máy bay lên thẳng; tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái Mỹ”

652

. Sáng 29-12-1972, các đài báo cho phát

bản Thông cáo nói trên và Báo Quân Đội Nhân Dân đăng xã luận gọi “chiến công vĩ đại” này là “trận Điện Biên Phủ trên

không”.

Tướng Giáp cho rằng chiến thắng B52 đã làm cho “hy vọng thương lượng trên thế mạnh của Mỹ sụp đổ theo”

653

. Ông

dẫn chứng bằng bức thư Nixon gửi cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thúc ép phải ký Hiệp định Paris. Tuy nhiên, bức thư

mà Tướng Giáp trích dẫn trong cuốn sách của ông đã được Nixon viết một ngày trước khi cuộc ném bom Hà Nội diễn ra.

Hiệp Định Paris 1973

Việc Nixon thúc ép Sài Gòn chấp nhận bản Hiệp định của Kissinger diễn ra từ nửa cuối tháng 10-1972. Trong bức thư

do Tướng Haig mang tới Sài Gòn vào ngày 19-12-1972 này, theo Kissinger, đích thân Nixon viết thêm vào cuối thư: “

Cho

phép tôi nhấn mạnh lần cuối rằng T ướng Haig không đến Sài Gòn để thương lượng với Ngài. Đã đến lúc chúng ta cần thể

hiện sự đoàn kết trong đàm phán với kẻ thù của chúng ta, và bây giờ Ngài cần phải quyết định xem Ngài muốn tiếp tục

giữ mối quan hệ đồng minh của chúng ta hay Ngài muốn tôi tìm kiếm một giải pháp với kẻ thù chỉ để phục vụ lợi ích của

Mỹ mà thôi

654

.

Thái độ can đảm của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã làm cho những sứ giả của Nixon khâm phục. Ngày 20-12-1972,

ông Thiệu mới trao cho Haig bức thư mà Kissinger coi như "một lời từ chối đề nghị của Nixon”. Tổng thống Nguyễn Văn

Thiệu rút lại sự phản đối đối với các điều khoản chính trị, nhưng không chấp nhận các lực lượng Bắc Việt Nam tiếp tục có

mặt ở miền Nam. Sự “can đảm” đã khiến ông phải trả giá. Ngày 2-1-1973, trong một cuộc họp kín, với tỷ lệ 154/75, khối

nghị sĩ Dân Chủ tại Hạ viện đã thông qua việc cắt toàn bộ quỹ dành cho hoạt động quân sự ở Đông Dương; tỷ lệ này

trong nhóm nghị sĩ Dân chủ tại Thượng viện là 36/12.

Ngày 8-1-1973, khi Kissinger gặp Lê Đức Thọ ở Gif-sur-yvette, các nhà báo có mặt khắp nơi, theo mô tả của Kissinger:

“Lê Đức Thọ luôn từ chối bắt tay tôi trước mặt công chúng. Bề ngoài, có vẻ không có người Việt Nam nào mở cửa chào

đón tôi. Cánh cửa đàm phán chỉ đơn giản được mở bởi một người nào đó bên trong. Điều đó đã tạo ra nhiều câu chuyện

trên các phương tiện truyền thông về một không khí lạnh nhạt sau các cuộc ném bom của chúng ta. Trên thực tế, mối

quan hệ bên trong, ngoài con mắt theo dõi của báo giới, lại khá tốt đẹp. Tất cả người Bắc Việt đều xếp hàng chào đón

chúng tôi. Lê Đức Thọ rất nhanh nhẹn, hệt như phong cách một doanh nhân trong ngày đầu tiên, đẩy mạnh sự thân mật

đó khi chúng tôi bắt đầu đạt tới thỏa hiệp”.

Ngày 9-1-1973, Lê Đức Thọ chấp nhận đề xuất ngày 18-12-1973 của phía Mỹ. Kissinger viết: “Ông ta đồng ý với bản

thảo khi nó giữ đúng với lập trường ngày 23-11-1973 tại cuối phiên họp đầu tiên sau bầu cử, trong đó có cả 12 điểm thay

đổi ông ta đã thừa nhận. ông ta đồng ý việc chúng tôi thành lập khu vực phi quân sự, điều mà vào tháng 12-1972, ông ta

đã cứng rắn bác bỏ”. Ngày 13-1-1973, các nhà đàm phán Mỹ và Việt Nam ngồi xen kẽ với nhau, ăn cơm; Lê Đức Thọ và

Kissinger nâng cốc.

Tướng Haig được phái đi Sài Gòn vào tối hôm sau, 14-1 với tối hậu thư nhấn mạnh Mỹ sẽ ký Hiệp định mà không có

Thiệu nếu cần thiết. Nhưng Kissinger viết: “Chúng tôi vẫn không nhận được sự đồng ý của con người nhỏ bé nhưng gan

góc ở Sài Gòn - Tổng thống Thiệu. Nixon quyết định thuyết phục”. Mãi cho đến ngày 20-1-1973, sau khi có thêm áp lực

của hai thượng nghị sỹ từng ủng hộ Sài Gòn, ông Thiệu mới đồng ý ký vào Hiệp định.

Ngày 15-1-1973, Nhà Trắng tuyên bố ngừng ném bom. Ngày 23-1, Kissinger và Lê Đức Thọ gặp lại ở Paris để “hoàn tất

Hiệp định”. Cuộc họp bắt đầu lúc 9 giờ 35 phút, ông Lê Đức Thọ đưa ra “điều khoản cuối cùng”, yêu cầu phía Mỹ đảm bảo

một cách chắc chắn về việc sẽ viện trợ kinh tế cho miền Bắc. Kissinger cho rằng điều đó chỉ được thảo luận thêm khi Hiệp

định đã được ký kết. Lúc 12 giờ 45 phút ngày 23-1-1973, cả hai ký tắt vào các văn bản rồi rời phòng họp, ra ngoài bắt tay

nhau trước ống kính phóng viên.

Ngày 27-1-1973, Hiệp định Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam chính thức được 4 bên ký kết ở Paris. Nhưng hòa bình đã

không thực sự diễn ra sau đó.

### H

T ###

Tác giả

Huy Đ

c - Tr

ươ

ng Huy San

sinh năm 1962 t

i Hà Tĩnh

nh

p ngũ tháng 3-1979

h

c viên tr

ườ

ng S

quan Hoá H

c (1980-1983)

chuyên gia quân s

Campuchia (1984-1987)

phóng viên báo Tu

i Tr

, Thanh Niên, Th

i báo Kinh T

ế

Sài Gòn, và Sài Gòn Ti

ế

p Th

(1988-2009)

blogger c

a trang Osinblog (2006-2010)

Humphrey Fellow v

phân tích chính sách t

i Đ

i h

c Maryland (2005-2006)

Nieman Fellow v

phân tích chính tr

t

i Đ

i h

c Harvard (2012-2013)

Liên h

tác gi

qua th

ư

đi

n t

[email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/BenThangCuocBook

Danh mục sách tham khảo

Sách:

1. Archimedes L. A. Patti (2007).

Why Vietnam

. Nhà Xuất bản Đà Nẵng.

2. Ban Tuyên giáo Thành ủy – Cục Chính trị quân khu 7 Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2008).

Sài Gòn

Mậu T hân 1968

. Nhà Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Bernstein, C. (2008).

Hillary Rodham Clinton - người đàn bà quyền lực

. Nhà Xuất bản Công an nhân dân.

4. Bộ Ngoại giao (2006).

Phạm Văn Đồng và Ngoại giao Việt Nam

. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.

5. Braestrup, P. (1977).

Big Story

. Presidio.

6. Bùi Diễm (2000).

Gọng kìm lịch sử

. Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai.

7. Chính Đạo (2000).

Việt Nam niên biểu 1939 – 1975

. Nhà Xuất bản Văn hóa.

8. Clinton, B. J. (2004).

My life

. Vintage Books.

9. Đặng Phong (2009).

“Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới

. Nhà Xuất bản Tri thức.

10. Đào Xuân Sâm (2000).

Viết theo dòng đổi mới tư duy kinh tế

. Nhà Xuất bản Thanh niên.

11. Dương Đức Dũng (1992).

Nhà doanh nghiệp cần biết - Những gương mặt tỷ phú Sài Gòn trước năm 1975

. Nhà Xuất

bản thành phố Hồ Chí Minh.

12. Duyên Anh (1987).

Nhà tù hồi ký

. Nhà Xuất bản Xuân Thu.

13. Hà Văn Thư – Trần Hồng Đức (1996).

T óm tắt Niên biểu Lịch sử Việt Nam

. Nhà Xuất bản Văn hóa – Thông tin.

14. Hoàng Dũng (2000).

Chiến tranh Đông Dương I I I

. Nhà Xuất bản Văn Nghệ.

15. Hoàng Minh Thắng (2003).

Nơi ấy tôi đã sống

. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.

16. Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2007).

Đồng chí T rường Chinh – Nhà lãnh đạo kiệt xuất của

Cách mạng Việt Nam

. Nhà Xuất bản Lý luận Chính trị.

17.Huỳnh Bá Thành (1983).

Vụ án Hồ Con Rùa

. Phụ bản báo Tuổi trẻ.

18. Karnow, S. (1983).

Vietnam - A History: the first complete account of Vietnam at War

. W GBH Educational

Foundation and Stanley Karnow.

19. Kissinger, A. H. (2003).

Những năm bão táp (Cuộc chạy đua vào Nhà T rắng).

Nhà Xuất bản Công an Nhân dân.

20. Kissingger, A. H. (2003).

Ending the Vietnam War

. Simon & Schuster.

21. Krenz, E. (2010).

Mùa thu Đức 1989

. Nhà Xuất bản Công an nhân dân.

22. Lê Duẩn (1985).

T hư vào Nam

. Nhà Xuất bản Sự Thật.

23. Lê Xuân Khoa (2004).

Việt Nam 1945 – 1995

. Nhà Xuất bản Tiên Rồng.

24. Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ (2002).

Các cuộc thương lượng Lê Đức T họ - Kissinger tại Paris

. Nhà Xuất bản Công

an Nhân dân.

25. Marr, D. G. (1995).

Vietnam 1945 - T he quest for pow er

. University of California Press.

26. Nghiêm Xuân Hồng.

Cách mạng và hành động (1789 – 1917 – 1933 – 1949)

. Nhà Xuất bản Quan điểm.

27. Ngô Thảo (2011).

Dĩ vãng phía trước

. Nhà Xuất bản Hội Nhà văn.

28. Nguyễn Đình Đầu (2009).

T ìm hiểu T hềm lục địa – biển Đông hải đảo Việt Nam

. Ủy ban đoàn kết Công giáo thành

phố Hồ Chí Minh.

29. Nguyễn Duy Oanh (1974).

Chân dung Phan T hanh Giản

. Tủ sách Sử học, Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên.

30. Nguyễn Nhật Lâm (2012).

T rở lại

. Nhà Xuất bản Văn học.

31. Nguyễn Thế Anh (1970).

Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ

. Nhà Xuất bản Lửa thiêng.

32. Nguyễn Thị Ngọc Hải (2011).

T rở lại xứ Ka Đô

. Nhà Xuất bản Công an Nhân dân.

33. Nguyễn Thị Ngọc Hải (2012).

Chuyện đời Đại sứ

. Nhà Xuất bản Văn hóa - Văn nghệ.

34. Nguyễn Tiến Hưng (2010).

T âm tư T ổng thống T hiệu

. Cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh.

35. Nguyễn Văn Linh (1985).

T hành phố Hồ Chí Minh 10 năm

. Nhà Xuất bản Sự thật.

36. Nguyễn Văn Linh (1991).

Đổi mới để tiến lên

. Nhà Xuất bản Sự Thật.

37. Nguyễn Văn Linh (1999).

Hành trình cùng lịch sử

. Nhà Xuất bản Trẻ.

38. Nguyễn Văn Trung (1963).

Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam

. Nhà Xuất bản Nam Sơn.

39. Nguyễn Văn Vịnh (2003).

Như anh còn sống

. Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

40. Nguyễn Xuân Oánh (2001).

Đổi mới - vài nét lớn của một chính sách kinh tế Việt Nam

. Nhà Xuất bản Thành phố

Hồ Chí Minh.

41. Norodom Shihanouk & Kriser, B. (1999).

Hồi ký Shihanouk

. Nhà Xuất bản Công an Nhân dân.

42. Phạm Khắc Hòe (2007).

T ừ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc

. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.

43. Phạm Văn Trà (2009).

Đời chiến sĩ - hồi ký

. Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân.

44. Phan Lạc Phúc (2000).

Bè bạn gần xa

. Nhà Xuất bản Văn nghệ.

45. Short, P. (2004).

Polpot: Anatomy of a nightmare.

Henry Holt and Company, LLC.

46. Tạ Chí Đại Trường (2004).

Sử Việt đọc vài quyển

. Nhà Xuất bản Văn Mới.

47. Tạ Chí Đại Trường (2011).

Người lính thuộc địa Nam Kỳ (1861 – 1945)

. Nhà Xuất bản Tri thức.

48. TGM F. X Nguyễn Văn Thuận (2000).

Chứng nhân hy vọng

. Công đoàn Đức Mẹ La Vang.

49. Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh & Viện lịch sử Quân sự Việt Nam (1998).

Cuộc T ổng tiến công

và nổi dậy Mậu T hân 1968

. Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân.

50. Thụy Khuê (2002).

Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và T ạ T rọng Hiệp

. Nhà Xuất bản Văn Nghệ.

51. Trần Công Tấn (2009).

Nguyễn Chí T hanh sáng trong như ngọc một con người

. Nhà Xuất bản Văn học.

52. Trần Nhâm (2009).

T rường Chinh – Một tư duy sáng tạo, một tài năng kiệt xuất

. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.

53. Trần Trọng Kim (1969).

Một cơn gió bụi

. Nhà Xuất bản Vĩnh Sơn.

54. Trần Trọng Kim (2002).

Việt Nam Sử lược

. Nhà Xuất bản Đà Nẵng.

55. Trần Văn Trà (1982).

Những chặng đường của “B2 – T hành đồng”.

Tập V - Kết thúc chiến tranh 30 năm. Nhà Xuất

bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

56. Văn phòng Quốc hội (2006).

Quốc hội Việt Nam 60 năm hình thành và phát triển

. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.

57. Văn Tiến Dũng (1976).

Đại thắng mùa xuân

. Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân.

58. Viện nghiên cứu Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2008).

Đô thị hóa ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn

Lịch sử - Văn hóa

. Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

59. Viện nghiên cứu Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2009).

Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh Những vấn đề

nghiên cứu

. Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

60. Vĩnh Sính (1991).

Nhật Bản cận đại

. Nhà Xuất bản thành phố Hồ Chí Minh & Khoa Sử trường Đại học Sư Phạm.

61. Võ Nguyên Giáp (2000).

T ổng Hành Dinh trong Mùa Xuân T oàn T hắng

. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.

62. Võ Nhơn Trí (2003).

Việt Nam cần đổi mới thật sự

. Nhà Xuất bản Đông Á.

63. Võ Văn Kiệt (1981).

Quyết thắng trên mặt trận Văn hóa và T ư tưởng

. Nhà Xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.

64. Vogel, E. F. (2011).

Deng Xiaoping and the T ransformation of China

. The Belknap Press of Harvard University

Press.

65. Vũ Đình Hòe (1997).

Hồi ký T hanh Nghị tập 1

. Nhà Xuất bản Văn học.

66. Vũ Đình Hòe (2008).

Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh

. Nhà Xuất bản Trẻ.

67. Vũ Quốc Thông (1971).

Pháp Chế Sử Việt Nam

. Tủ sách Đại học Sài Gòn.

68. Y oshiharu Tsuboi (2011).

Nước Đại Nam đối diện với Pháp và T rung Hoa 1847 – 1885

. Nhà Xuất bản Tri thức.

69. Zhao Ziyang (2009).

Prisoner of the State

. Simon & Schuster.

Hồi ký, bản thảo, sách nhiều tác giả, và các văn bản khác:

1.

Ba mươi năm Công giáo Việt Nam dưới chế độ Cộng sản 1975 – 2005

. Nguyệt san diễn đàn giáo dân và phong trào

giáo dân Việt Nam hải ngoại cơ sở Đức quốc, 2005.

2.

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học “Kinh tế vỉa hè” tại thành phố Hồ Chí Minh: Hiện trạng và các giải pháp

. Ủy ban

Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh & Viện kinh tế. Bản thảo, 1/2005.

3.

Biên Niên sự kiện (1986 – 1995).

Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh & Ban Tư tưởng – Văn hóa Thành ủy. Bản thảo,

2000.

4.

Campuchia Hậu UNT AC.

Trần Huy Chương. Hồi ký – bản thảo, 2002.

5.

Campuchia nhìn lại và suy nghĩ

. Ngô Điền. Bản thảo, 30/7/1992.

6.

Chuyện kể về chị Ba T hi nữ anh hùng lao động

. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long, 1992.

7.

Chuyện thời bao cấp tập 1

. Nhà Xuất bản Thông tấn, 2011.

8.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975.

Viện lịch sử quân sự Việt Nam. Bản thảo, 4/2005.

9.

Đại Việt Sử ký toàn thư

. Nhà Xuất bản Văn hóa – Thông tin, 2003.

10.

Đây là Đài Phát thanh Giải phóng

. Nhà Xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.

11.

Đề án Quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông đô thị, khắc phục tình trang ùn tắc giao thông, đáp ứng yêu cầu

phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

. Ủy ban Nhân dân thành phố

Hồ Chí Minh. Bản thảo, 11/2007.

12.

Đời hay Chuyện về những người tù của tôi

. Hồ Ngọc Nhuận. Bản thảo.

13.

Giáo dục và đào tạo – mấy cảm nhận và đề xuất

. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế thành phố Hồ

Chí Minh. Bản thảo, 6/2009.

14.

Giáo giới trong đấu tranh đô thị qua hai thời kỳ Nam Bộ kháng chiến (1945 – 1975)

. Bản thảo tháng 6 năm 2004.

15.

Hồi ký của Nguyễn Kỳ Nam 1945 – 1954.

Xuân Giáp Thìn 1964.

16.

Hồi ký Ngô Công Đức 1936 – 2007

. Bản thảo.

17.

Hồi ký Phạm Sơn Khai.

18.

Hồi ký T rần Văn Giàu 1940 – 1945.

19.

Hội thảo Khoa học: T uyển tập các báo cáo toàn văn

. Văn phòng Chính phủ, 9/ 2000.

20.

Hồi ức Mai Chí T họ

. tập 2 - Theo bước chân lịch sử. Nhà Xuất bản Trẻ, 2001.

21.

Hồi ức và suy nghĩ

. Trần Quang Cơ. Bản thảo, 2003.

22.

Kỷ yếu T hủ tướng Phan Văn Khải làm việc với Ban nghiên cứu và tổ kinh tế đối ngoại của T hủ tướng Chính phủ

. Ban

nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ. Bản thảo, 13/2/ 2004.

23.

Lịch sử Phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Sài Gòn – Gia Định và các thành thị Nam Bộ trong kháng chiến

chống Pháp và chống Mỹ (1928 – 1975).

Bản thảo, 9/2004.

24.

Mao T rạch Đông ngàn năm công tội

. Thông tấn xã Việt Nam, 2008.

25.

Một khoảng Việt Nam Cộng hòa nối dài

. Tạ Chí Đại Trường.

26.

Nền Kinh tế trước ngã ba đường - Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2001

. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2011.

27.

Ngã ba Đồng Lộc – Ngã ba anh hùng

. Bản thảo, 1971.

28.

Ngọn cờ tiên phong

. Vũ Mão. Bản thảo, 2005.

29.

Nhà Ngoại giao Nguyễn Cơ T hạch

. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003.

30.

Nhớ về anh Lê Đức T họ

. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000.

31.

Những kỷ niệm về Bác Hồ

. Hoàng Tùng.

32.

Những kỷ niệm về Lê Duẩn. Trần Quỳnh.

33.

Những năm tháng làm việc bên anh T rường Chinh

. Trần Quốc Hương. Bản thảo, 5/2002.

34.

Những sự kiện lịch sử Đảng Bộ thành phố Hồ Chí Minh (1975 – 1995) tập 1

35.

Những sự kiện lịch sử Đảng Bộ thành phố Hồ Chí Minh (1975 – 1995) tập 2

36.

Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận Văn hóa – T ư tưởng

. Nhà Xuất bản Văn hóa, 1980.

37.

Phong cách Võ Văn Kiệt

. Nguyễn Khánh. Bản thảo, 20/10/1009.

38.

Phong trào đấu tranh của công nhân Nam Bộ 1945 – 1975

. Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh. Bản thảo

6/2004

39.

Phong trào đấu tranh của phụ nữ Sài gòn – Gia Định trong Nam Bộ kháng chiến (1945 -1975).

Bản thảo, 5/2004.

40.

Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về con đường XHCN qua cuộc đổi mới.

Chương trình Khoa học Công nghệ

cấp nhà nước KX.01. Bản thảo, 1994.

41.

Quốc triều Hình luật

. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995.

42.

Sắc lệnh điền thổ 21 tháng 7 năm 1925

. Nguyễn Văn Xương lược dịch và chú giải. In lần thứ nhì, 1971.

43.

T ài liệu Sử: Những ngày cuối cùng của T ổng thống Ngô Đình Diệm.

Hoàng Ngọc Thành và Trần Thị Nhân Đức.

44.

T ình bạn hay Những là thư tâm tình về tình hình chính trị tại miền Nam Việt Nam trước 1975.

Hồ Ngọc Nhuận. Bản

thảo.

45.

T uyển tập Đào Duy T ùng tập 1

. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2008.

46.

T uyển tập Đào Duy T ùng tập 2

. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2008.

47.

Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1 (1924 – 1930).

Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 1998.

48.

Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36 (1975)

. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004.

49.

Viết cho mẹ và Quốc hội

. Nguyễn Văn Trấn.

50.

Việt Nam - cộng đồng người Việt tị nạn trên thế giới 1975 – 2004

. Nhóm nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận và hiện

đại, 2004.

51.

Với các Dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng XI – Mấy trao đổi, đóng góp

. Đào Công Tiến. Bản thảo, 2005.

52.

Vụ Nhân văn – giai phẩm từ góc nhìn Một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc Cách mạng văn học không thành.

Hoài Nguyên.

1

Cho đến Năm 2005, ông Nguyễn Thành Đệ đã chết gục trên bàn tiếp dân của Sở Xây dựng, kết thúc bi kịch đòi lại căn nhà mà ông đã

bị tịch thu năm 1979.

2

Tên thường gọi của ông Trần Minh Đức, phó tổng biên tập Tuổi Trẻ 1981-1997, người được coi là “bộ óc chiến lược” của báo.

3

Tổng biên tập Tuổi Trẻ 1979-1983, phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng 1983-1990 và sau đó là tổng biên tập Thời báo Kinh tế

Sài Gòn 1990-2006.

4

Gồm Lê Thọ Bình, Tâm Chánh, Thanh Tâm, Phan Ngọc, Bùi Thanh, Kim Trung, Minh Đức, Minh Hà…

5

Khi ấy là Phó tổng biên tập báo Nhân Dân.

6

Ông Nguyễn Văn Linh viết: “Sau vài bài đầu của Những việc cần làm ngay, có đồng chí khuyên tôi nên thôi, vì lo: Những bài viết của

tôi sẽ không được hưởng ứng, lúc đó mới thôi viết, thế là đánh trống bỏ dùi, đã vô ích lại mất tín nhiệm; Sợ tôi làm sao biết hết, biết thật

đúng mọi việc, sẽ có sự đôi co phản tác dụng…; Cũng có người có trách nhiệm chỉ trích, biết bao nhiêu việc cần làm, sao phải hăng hái

chống tiêu cực như vậy? Sao không chuyên tâm nói tới những chuyện tích cực? Vài trăm tấn tỏi, mấy vị mang hộ chiếu ngoại giao đi

buôn… có gì là ghê gớm, phê và tự phê công khai chỉ làm rối lòng dân, làm cản trở công việc của cán bộ lãnh đạo”. Rồi ông tuyên bố:

“Đành phải trái lời khuyên, tôi vẫn viết tiếp vì thấy cần quá” (báo Nhân Dân số ra ngày 10-7-1987).

7

Chỉ thị 05/CT-TU, lưu trữ tại Thư viện Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

8

“Tiêu biểu là quận Tân Bình, đã thực hiện được 1129 việc cần làm ngay trong đó có 520 việc ở khu phố, số việc chống tiêu cực chỉ

chiếm 5% còn lại là những việc tích cực như lập an ninh trật tự, phân phối lưu thông, sửa đường, cầu cống, lớp học. Ở Phú Nhuận, thực

hiện được 181/256 sự việc. Ở Hóc Môn, thành lập được 7 đoàn cán bộ xuống tháo gỡ khó khăn ở 31 hợp tác xã và 14 xã” (Chỉ thị 05/CTTU,

lưu trữ tại Thư viện Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh).

9

Phó chính ủy Quân giải phóng miền Nam trong thời gian ông Nguyễn Văn Linh làm Phó bí thư Trung ương Cục.

10

Những phát biểu trong cuộc đối thoại được trích đăng trong đoạn này lấy từ bài tường thuật trên báo Văn Nghệ 42, ngày 17-10-1987.

11

Năm 1957, khi ra Bắc, thay vì chọn Nguyễn Văn Linh, người đã là thường vụ Xứ ủy từ năm 1949, Lê Duẩn giao chức bí thư Xứ ủy

Nam Bộ cho ông Phạm Hữu Lầu, một người đang có bệnh và chỉ sống được thêm vài năm sau đó. Tại Đại hội III, ông Linh được bầu vào

Trung ương và, năm 1960, khi Xứ ủy Nam Bộ được thay thế bằng Trung ương Cục, ông là bí thư. Nhưng, năm 1965, khi “cách mạng

miền Nam” chuyển sang giai đoạn “đánh Mỹ”, ông Lê Duẩn đã đưa Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vào thay thế. Năm 1967 khi ông Thanh

mất, một ủy viên Bộ Chính trị khác là Phạm Hùng đã được “điền” vào để nắm Trung ương Cục. Ông Linh phải chấp nhận làm “phó” cho

tới sau 1975. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh được giao phụ trách phần “nổi dậy” và khi về Sài Gòn, ông “lửng lơ” ở

Trung ương Cục cho tới tháng 2-1976 mới được bố trí làm bí thư Thành ủy Sài Gòn-Gia Định. Tháng 12-1976, Nguyễn Văn Linh trở

thành ủy viên Bộ Chính trị nhưng chỉ được làm trưởng Ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa Trung ương; rồi năm 1978, khi xuất hiện vấn đề

“người Hoa”, ông Lê Duẩn đưa Đỗ Mười vào thay thế. Nguyễn Văn Linh được điều ra Hà Nội làm trưởng Ban Dân vận, rồi chủ tịch Tổng

Công đoàn. Đến năm 1980 thì ông chỉ còn là “ủy viên Bộ Chính trị theo dõi thực hiện nghị quyết của Đảng và Chính phủ ở phía Nam”.

12

Trong cuốn sách này, Nguyễn Văn Linh phê phán sự “choáng ngợp trước thắng lợi” và chỉ trích những cán bộ tiếp quản miền Nam

“thừa nhiệt tình và thiếu kiến thức”. Ông Linh viết: “Chúng ta đã không đủ bình tĩnh để nhìn thành phố một khi được giải phóng, hiển

nhiên trở thành tài sản của chính chế độ ta dù cho kẻ thù xây dựng thành phố nhằm mục đích gì; chưa nhận thức được thực trạng kinh tế-

xã hội của Thành phố qua hai mươi mốt năm sống dưới chế độ thực dân mới, đã là một khu vực có trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa

nhất định… thay vì giữ cho quy trình sản xuất tiếp tục vận hành và phát triển thì chúng ta vội vàng lên án, vội vàng sửa đổi cơ chế của nó,

phủ nhận từ khoa học quản lý đến quy trình kỹ thuật” (Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm, Nhà Xuất bản Sự thật 1985, trang 95).

13

Trong khi, ngày 17-10-1986, Trường Chinh đã “tuyên ngôn đổi mới” tại Đại hội đại biểu đảng bộ Hà Nội. Ngày 23-10-1986, phát

biểu tại Đại hội đại biểu đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Linh vẫn kêu gọi: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh phục vụ của

thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lý thị trường, giá cả”. Mãi tới cuối bài phát biểu, Nguyễn Văn Linh mới lưu ý các đại biểu

về bài phát biểu nói trên của Tổng Bí thư Trường Chinh.

14

Năm 1978, cách “đánh tư sản” của ông Đỗ Mười đã làm cho hầu hết các nhà lãnh đạo có mặt ở miền Nam phản ứng. Nhưng, theo

ông Đặng Quốc Bảo, ông Nguyễn Văn Linh còn có một số bức điện gửi cho Ban Bí thư, phân tích vai trò quan trọng của người Hoa như

một nhịp cầu nối nền kinh tế miền Nam với các nơi. Cách nhìn nhận này, theo ông Bảo: “Đã làm cho những người bảo thủ trong Trung

ương quy kết ông Linh chống lại Nghị quyết Đại hội IV. Người trực tiếp truyền đạt ý kiến này là ông Trường Chinh”. Năm 1983, khi Hội

nghị Đà Lạt diễn ra, theo bà Nguyễn Thị Đồng, bí thư nhà máy Dệt Thành Công, mấy lần bà được ông Linh rỉ tai: “Ông Trường Chinh đã

thừa nhận ông ấy sai, tôi đúng”. Thư ký của Tổng Bí thư Trường Chinh, ông Trần Nhâm kể: Ngay sau bài phát biểu tại Hội nghị Trung

ương 6, tháng 7-1984, Nguyễn Văn Linh là một trong những người đầu tiên đến nhà ca ngợi ông Trường Chinh. Nhưng khi Trường Chinh

đề nghị: “Anh nắm được thực tế, anh nên phát biểu, vì tình hình còn căng lắm”. Ông Linh nói: “Anh phát biểu thì chúng tôi ủng hộ chứ

chúng tôi không phát biểu được”.

15

Đại Việt Tân Báo của Đào Nguyên Phổ, năm 1905; Đăng Cổ Tùng Báo, năm 1908, Đông Dương Tạp Chí của Nguyễn Văn Vĩnh,

năm 1913; Nam Phong Tạp chí của Phạm Quỳnh, Phan Khôi, năm 1917. Năm 1927, ở miền Trung, Huỳnh Thúc Kháng ra tờ Tiếng Dân.

Năm 1930, Quốc Dân đảng ra hai tờ: Khúc Tiêu Sầu và Con Đường Chính.

16

Nguyễn Đình Thi, Nhân Đường, Tạp chí Văn Nghệ số 1.

17

Tạ Tỵ, Mai Thảo, Nguyễn Đức Quỳnh, Nguyễn Tiến Lãng, Nguyễn Mạnh Côn, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ,

Phạm Duy, Võ Phiến, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Lê Văn Vũ Bắc Tiến…

18

Phát ngôn nổi tiếng của Mao: “Trí thức không bằng cục phân”.

19

Ngày 11-3-1955.

20

Vũ Tú Nam, Sự thực về con người Trần Dần, Văn Nghệ Quân đội, số 4, tháng 4-1958.

21

Trong bài thơ Nhất Định Thắng, Trần Dần viết: Gặp em trong mưa/ Em đi tìm việc/ Mỗi ngày đi lại cúi đầu về/ - Anh ạ!/ Họ vẫn bảo

chờ... Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt./ Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt./ Ta biết đâu bên Mỹ miếc tít mù/ Chúng còn đương bày kế hại

đời ta?

22

“Luồng gió ấm” này của Văn nghệ Liên Xô đã sinh ra một thế hệ văn nghệ sĩ tài năng với các tác phẩm xuất sắc như Bác sĩ Jivago,

Đàn Sếu Bay Qua, Hai Người Lính, Người thứ 41, Không Thể Sống Bằng Bánh Mì, Ngày Của Binh Nhất Ivan…

23

Ra ngày 15-9-1956.

24

Nhân Văn số 2

25

Nhân Văn số 5

26

Điều 8, Sắc lệnh 14-12-1956, quy định: “Muốn xuất bản một tờ báo phải xin phép trước, phải làm đầy đủ những thủ tục về khai báo.

Sau khi được cơ quan phụ trách về báo chí của Chính phủ cấp giấy phép tờ báo mới được bắt đầu hoạt động. Báo chí nào đã được cấp

phép xuất bản mà sau đó có một sự thay đổi nào về tôn chỉ, mục đích, tên báo, kỳ hạn phát hành hoặc về những người chịu trách nhiệm

chính thức của tờ báo đều phải xin phép và khai báo lại”.

27

Ngày 30-10-1956, sau khi nghe Trường Chinh thay mặt Đảng đọc “kiểm điểm về sai lầm của Cải cách Ruộng đất” trước Hội nghị

Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Tường đã nói: “ Tôi phấn khởi được nghe bản phê bình của

Đảng Lao động do ông Trường Chinh đọc trước Hội nghị. Nhưng tôi cũng phải thú rằng lòng phấn khởi của tôi một phần bị giảm đi, vì tôi

nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công cuộc Cải cách Ruộng đất. Tôi xin phép các vị được kính cẩn nghiêng mình trước

những người vô tội đã chết oan, không phải vì bàn tay của địch mà chính của ta. Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào

đã hi sinh, có thể nói, được chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch.

Họ chết bởi địch, cho ta. Đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, những người

chết oan vì các sai lầm trong cuộc Cải cách Ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắng đau xót vì chết với một ô danh”. Giáo sư Nguyễn Mạnh

Tường nói tiếp: “Ta muốn gì? Tìm kẻ thù của nông dân, của cách mạng để tiêu diệt nó. Nhưng,… khi đưa ra khẩu hiệu ‘thà chết mười

người oan còn hơn để sót một địch’ thì khẩu hiệu này không những quá tả một cách vô lý mà phản lại cách mạng là đằng khác nữa… Khẩu

hiệu này đã tổn thiệt cho uy tín của cách mạng và cho bản thân bao nhiêu chiến sĩ cách mạng. Nếu không phải đó là phản lại cách mạng thì

là gì? Khẩu hiệu của pháp lý phải là: thà mười địch sót còn hơn một người bị kết án oan”. Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường chỉ ra điểm mấu

chốt của sai lầm: “Ta bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn át pháp lý”. Ông tiếp: “Tại sao có những hiện tượng quái gở như vậy? Là vì

chính trị chiếm đóng tất cả các khu vực trong nhận thức của chúng ta làm chúng ta mất cả cái nhân đạo tối thiểu của con người, làm chúng

ta khước từ chân lý” (Tập san Tự do Diễn đàn, Minh Đức xuất bản số cuối tháng 12-1956).

28

Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký Tập III, Nhà Xuất bản Thanh Niên 2006, trang 222.

29

Đinh Linh phải ngồi tù cho tới năm 1975.

30

Theo đại tá Thái Kế Toại (Lê Hoài Nguyên – Vụ Nhân Văn Giai Phẩm…).

31

Theo Đại tá Thái Kế Toại, người phụ trách hồ sơ vụ Nhân Văn Giai Phẩm ở A 25: “Nghị quyết này là một điển hình cho tình trạng

cực đoan về lãnh đạo văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

32

Một quần thể kiến trúc ở Hà Nội xây dựng bởi Tổng đốc Hoàng Cao Khải, thời Thành Thái.

33

Trong bài “Tổng kết cuộc đấu tranh chống Nhân Văn Giai Phẩm” đọc ngày 4-6-1958, Tố Hữu nói: Như lời thú nhận của Trần Dần,

Lê Đạt, Hoàng Cầm, cuộc phê bình tập thơ Việt Bắc là do cái bè phái ấy sắp đặt, để đánh vào sự lãnh đạo và đường lối văn nghệ của

Đảng, đường lối phục vụ chính trị cách mạng, phục vụ công nông binh, và để đề xướng cái “điệu tâm hồn” ruỗng nát của chủ nghĩa cá nhân

tư sản, mở cửa cho lối sống tự do sa đọa. Đương nhiên cái “điệu tâm hồn” ấy của Lê Đạt xướng lên không thể nào hoà được với cái điệu

lớn của cách mạng, và cũng rất tự nhiên nó chỉ hoà được với “tiếng sáo tiền kiếp” lóc gân của tên mật thám Trần Duy. Cũng lúc ấy, bọn

Trần Dần, Tử Phác - những đứa con hư hỏng của Hà nội cũ - nay lại trở về với “cảnh cũ người xưa” bỗng cảm thấy đời sống trong quân

đội “nghẹt thở”, chỉ vì thiếu cái tự do trở lại đời sống trụy lạc cũ. Đối với chúng, đời sống trong quân đội cách mạng chỉ còn là “những sợi

dây xích trói buộc phải phá mà ra”. Được tiêm thêm ít nhiều chất phản động của Hồ Phong, Trần Dần gióng lên “tiếng trống tương lai”

chửi cán bộ chính trị là “người bệnh”, “người ròi”, “người ụ”. Cùng Tử Phác, khiêu khích những anh em khác, hắn tổ chức một cuộc đấu

tranh “buộc lãnh đạo thực hiện mọi yêu cầu” của họ (Bọn Nhân văn - Giai phẩm trước Tòa án Dư luận, Nhà Xuất bản Sự thật tháng 6-

1959, trang 23).

34

Nhận xét của Đại tá Thái Kế Toại.

35

Hoàng Cầm bị khai trừ khỏi Ban Chấp hành Hội, khai trừ ra khỏi Hội một năm; “Cho” Hoàng Tích Linh rút khỏi Ban Chấp hành;

Khai trừ vĩnh viễn Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An ra khỏi Hội Nhà văn; Khai trừ có thời hạn ba năm đối với Trần Dần, Lê Đạt; Khai

trừ một năm đối với Phùng Quán. Ở Hội Mỹ thuật: “cho” Sĩ Ngọc và Nguyễn Sáng rút khỏi Ban Chấp hành; khai trừ Trần Duy. Ở Hội

Nhạc sĩ: “cho” Văn Cao, tác giả Quốc ca và Nguyễn Văn Tý, rút khỏi Ban Chấp hành; khai trừ ba năm Tử Phác, Đặng Đình Hưng ra khỏi

Hội. Một số nhân sĩ có thái độ ủng hộ Nhân Văn như Dương Đức Hiền, Vũ Đình Hòe, Đỗ Đức Dục, Hoàng Văn Đức, Đặng văn Ngữ,

Nguyễn Tấn Gi Trọng… đều bị liên lụy. Tại các địa phương, nhiều giáo viên, cán bộ , học sinh có mua báo Nhân Văn đều bị xử lý với

nhiều hình thức.

36

Theo Đại tá Thái Kế Toại.

37

Theo Đại tá Thái Kế Toại.

38

Trần Dần tự nhận: “Tất cả cái gọi là sự nghiệp chống công thức, tìm cái mới của tôi chỉ là sự nghiệp chống Đảng ngày càng trầm

trọng và khôn khéo hơn, như thế mà thôi. Tôi tưởng tôi là một thứ ‘martyr’ (tử vì đạo) vì dân vì Đảng, nhưng sự thực chứng tỏ dối dân,

dối Đảng, tôi là một kẻ tội đồ, mà dân ta, Đảng ta còn chưa trừng trị. Tôi tưởng con đường tôi đã đi là con đường hi sinh cao cả ‘chemin de

calvaire’ sự thực chứng tỏ đó chỉ là một con đường tội lỗi nhơ bẩn mà hình phạt vẫn còn chưa xứng tội” (Văn Học số 1, ngày 25-5-1958,

và Văn Nghệ số 12, tháng 5-1958). Lê Đạt đã tự nhận mình “xuất thân từ giai cấp tư sản bóc lột”, “vào Đảng với động cơ địa vị”, và ngay

cả “lấy vợ cũng cơ hội, kiếm chác ‘lập trường’ trên đời một người cốt cán rồi đến lúc về Hà Nội lại hiện nguyên hình giai cấp bóc lột khinh

công nông ruồng rẫy vợ, cho vợ không xứng đáng với mình”. Ông cho rằng “đồng chí Tố Hữu đối với tôi rất tốt và luôn luôn nâng đỡ tôi”.

Lê Đạt “thừa nhận” việc phê bình thơ Tố Hữu là vì “háo hức kiếm danh” mà “quên hết cả những điều tốt của đồng chí Tố Hữu, hằn học

đả kích hòng dìm đồng chí xuống để nâng mình lên” (Văn Học số 1, ngày 25-5-1958 và Văn Nghệ số 12, tháng 5-1958). Còn đây là một

bài báo đứng tên Hoàng Cầm: “Tôi đã là một tên đào ngũ, bỏ hàng ngũ cách mạng, đi làm một tay sai lợi hại cho tư sản phản động. Từ một

người trông có vẻ hiền lành ‘nho nhã’ kéo lê một cái xác thịt hưởng lạc, hiếu danh, hiếu sắc, thèm tiền trong các tiệm trà, tiệm cà phê, tửu

quán, đầu óc vẫn đục, đen tối bởi những ý nghĩ phản động, tôi đã rất nhanh chóng biến thành một con rắn độc cắn lại cách mạng” (Văn

Nghệ 12, tháng 5-1958). Chính tác giả Quốc ca, Văn Cao, cũng phải viết: “Tôi đã bị mất dần phẩm chất cách mạng, mù quáng đến chỗ

không thấy được sự phản ứng của chủ nghĩa tư bản với sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai từ bên ngoài vào. Trong khi

các đồng chí đang phải tích cực đấu tranh với những âm mưu của nhóm ‘Nhân văn-Giai phẩm’ thì tôi đã tự biến mình thành tay trong của

bọn cầm đầu ‘Nhân văn- Giai phẩm’ hoạt động trong nội bộ Đảng. Tôi thật có tội với nhân dân, với Đảng. Tôi vô cùng hối hận” (Văn Học

số 3, ngày 15-6-1958).

39

Bọn Nhân văn – Giai Phẩm trước Tòa án Dư luận, Nhà Xuất bản Sự thật 6-1959, trang 31.

40

Theo Đại tá Thái Kế Toại.

41

Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký Tập III, Nhà Xuất bản Thanh Niên 2006, trang 215.

42

Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký Tập III, Nhà Xuất bản Thanh Niên 2006, trang 453.

43

Trong những năm học Cao đẳng Sư phạm, Nguyễn Hữu Đang viết và biên tập cho các báo của Mặt trận Dân chủ như Thời báo,

Ngày mới và báo Tin tức của Đảng Cộng sản. Từ năm 1938 ông là một trong những cán bộ chủ chốt của Hội Truyền bá Quốc ngữ. Tháng

8-1945, tại Đại hội Quốc dân ở Tân Trào, ông được bầu vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng Trung ương, một hình thức chính phủ đầu tiên

của Việt Minh. Khi Việt Minh cướp được chính quyền, đích thân Hồ Chí Minh giao ông làm trưởng Ban Tổ chức Ngày tuyên bố Độc lập

2-9.

44

Theo Đại tá Thái Kế Toại.

45

Theo Nhật ký ngày 14-12-1956 của Nguyễn Huy Tưởng: “Bây giờ họ họp nhau, chỉ để bàn cách trang trải số nợ với các đại lý. Vì

công đoàn vận động công nhân không in, báo không được ra, phải trả (lại) tiền đại lý. Có người đã đến cửa nhà Nguyễn Hữu Đang đòi. Bàn

xem lấy tiền đâu. Đóng góp thì ít có tiền. Vay tư sản thì họ giữ kẻ. Thế mà Trung ương bảo mỗi đứa, mỗi bài được trả 8, 9 vạn. Đi ăn tiệc

với Pháp, trường A. Sarraut trợ cấp...”. (Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký Tập III, Nhà Xuất bản Thanh Niên 2006, trang 178). Cũng trong

ngày 14-12-1956, Nguyễn Huy Tưởng viết: “Anh em lo nhất cho Nguyễn Hữu Đang mấy hôm nay gầy guộc. Lo trang trải công nợ, không

thể đi đâu được. Không trả thì sẽ bị quy kết là bội tín”. Theo ông Tưởng thì để trả nợ nhà in, Nguyễn Hữu Đang đã phải bán quần áo đi để

lấy tiền. Ông đã phải viết giấy xác nhận: Tôi Nguyễn Hữu Đang nhận bán cho ông… bộ quần áo này” (Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký Tập

III, Nhà Xuất bản Thanh Niên 2006, trang 178).

46

Trong bài “Cần phải chính quy hơn nữa”, đăng trên báo Nhân Văn số 4, Nguyễn Hữu Đang viết: “Hòa bình lập lại đã hai năm, dù

cuộc đấu tranh thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào thì cũng không thể coi miền bắc như ở một hoàn cảnh bất thường để duy

trì mãi một nền pháp trị (thiếu) hẳn hoi… Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội

chưa có chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến

người ta mất ăn mất ngủ, cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người

ở nhà rộng phải nhường một phần cho cán bộ hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một

ngành rất quan trọng đòi thông qua những bài báo nói đến mình, làm như một bộ phận của Nhà nước lại có quyền phục hồi chế độ kiểm

duyệt mà chính nhà nước đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe dọa chính trị trắng trợn”.

47

Phùng Quán, Ba Phút Sự Thật.

48

Trong cuốn Ba Phút Sự Thật, Phùng Quán viết: “Tôi dắt xe đạp qua sân trường, vòng ra sát sau lưng anh. Anh đang dùng nắm rơm

cọ rửa những viên gạch vỡ đôi, xếp thành chồng cao cạnh chỗ ngồi. Tôi đứng lặng nhìn anh. Đầu anh đội cái mũ cối méo mó, khoác cái

ruột áo bông thủng be bét, quần lao động màu cháo lòng, hai ống chân ôm vòng hai dây cao su đen nom như vòng cùm sắt; chắc hẳn để

nhét hai ống quần vào đó chống rét, lưng anh khòng hình chữ C viết nghiêng…”. Ông Đang sống “trong một cái chái bếp, căn hộ độc thân

của anh rộng chỉ khoảng năm mét vuông, chật kín những tư trang, đồ đạc. Mấy cây sào ngọn tre gác dọc ngang sát mái, treo vắt cả chục

cái khăn mặt rách xơ như giẻ lau bát, áo may-ô thủng nát, quần lao động vá víu. Cạp quần đeo lủng lẳng một chùm lục lạc làm bằng vỏ hộp

dầu cao Sao vàng xuyên thủng, buộc dây thép, bên trong có hòn sỏi nhỏ. Đụng vào, chùm lục lạc rung lên leng keng, nghe rất vui tai”. Đấy

là chùm lục lạc “học tập sáng kiến của đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc, treo mõ vào cổ trâu”, ông Đang “chế chùm lục lạc đeo vào cạp

quần”, để “đi lại trong đường làng những đêm tối trời” không còn “bị cánh thanh niên đi xe đạp, xe máy phóng ẩu đâm sầm vào”. Công

dụng thứ hai, theo Phùng Quán: “Mỗi lần đạp xe trên đường vắng, nghe tiếng lục lạc loong coong ngang thắt lưng, tự nhiên cảm thấy đỡ cô

độc”. Mãi tới năm 1993, sau vận động của nhiều nhà lãnh đạo đã từng hoạt động cùng ông Nguyễn Hữu Đang. Nhà nước đã cấp cho ông

một căn hộ ở gần Cầu Giấy, Hà Nội và bắt đầu cho ông được hưởng lương hưu.

49

Sau khi Việt Minh nắm quyền, Nguyễn Mạnh Tường được mời dạy văn chương Tây phương tại Trường Đại học Văn khoa do ông

Đặng Thai Mai làm hiệu trưởng. Năm 1946, Nguyễn Mạnh Tường được Hồ Chí Minh mời tham gia đoàn của Chính phủ Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa trong Hội nghị Đà Lạt. Ông từng tham dự Hội nghị Bảo vệ Hòa bình Châu Á-Thái Bình Dương, năm 1952, Đại hội Hòa

bình Thế giới, năm 1953. Năm 1956, tại Hội nghị Luật gia Dân chủ Thế giới họp ở Bỉ, ông Nguyễn Mạnh Tường đã bảo vệ lập trường cho

miền Bắc Việt Nam.

50

Ngày 4-6-1958, Tố Hữu nói: “Cuộc tấn công vào chế độ ta và Đảng ta đã bắt đầu trên mặt trận văn nghệ từ đầu năm 1955, ngay khi

hòa bình vừa lập lại. Trong khi bọn gián điệp còn giấu mặt chờ đợi thời cơ, và bọn tờ-rốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo tích cực chuẩn

bị lực lượng ở trường đại học, thì bọn Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, hai tên phản Đảng ẩn nấp trong báo Văn Nghệ của Hội Văn Nghệ cùng

bọn Trần Dần, Tử Phác cũng là những tên phản Đảng trong Phòng Văn nghệ Quân đội” (Bọn Nhân văn - Giai phẩm trước Tòa án Dư

luận, Nhà Xuất bản Sự thật tháng 6-1959, trang 23).

51

Phạm Huy Thông viết: “Trần Đức Thảo, ở trong đại học và ở ngoài đại học, lúc nào cũng lớn tiếng đòi trả chuyên môn cho chuyên

môn, đòi trục xuất chính trị ra khỏi địa hạt của chuyên môn… Vậy mà nội bộ nhóm Nhân Văn, Thảo chống chủ trương “văn nghệ phải

phục vụ chính trị”. Điều ấy có ý nghĩa là Thảo không phải chống quan điểm chính trị lãnh đạo chuyên môn mà là chống chính trị cách

mạng lãnh đạo chuyên môn… Thảo thường tự kiêu về tài học, về hoạt động chính trị của Thảo khi còn ở nước ngoài. Thật ra thành tích

học thuật cũng như thành tích chính trị của Thảo ở Pháp trước đây, nhìn lại toàn là những thành tích bất hảo. Mất gốc rễ dân tộc… Năm

1944-1945 Thảo cũng có tham gia phong trào yêu nước của Việt kiều ở Pháp lúc đó, Thảo có lần khoe sự tham gia của Thảo khác hẳn sự

tham gia của mọi người. Khác thật, khác ở chỗ trong khi mọi người đóng góp phần mình một cách giản dị, tự nhiên, thì Thảo tìm cách bắt

loa tuyên truyền, đề cao uy tín cá nhân… Trước khi về nước để gây dựng thêm uy thế làm “vốn chính trị” về sau, Thảo đã làm một việc

chẳng thơm tho gì. Đó là vụ kiện Giăng Pôn Xác. Xác có đề nghị với Thảo và một môn đệ khác nữa, ba thầy trò cùng viết chung một cuốn

sách. Sách soạn được nửa chừng, Xác thấy trình độ kém, e sách ế, thôi không xuất bản nữa. Thảo cay cú vì vừa mất ăn, vừa bị chê, bèn

tung dư luận rằng mình tranh luận với Xác. Xác thua nên không dám xuất bản sách và đòi kiện” (Báo Nhân Dân ngày 4-5-1958).

52

Trần Đức Thảo viết: “Kiểm điểm lại việc làm từ mùa thu năm 1956, tôi vô cùng đau xót. Những sai lầm, tội lỗi của tôi thuộc về vấn

đề lập trường, quan điểm. Hoạt động trong nhóm Nhân văn tôi đã tụt xuống cái lập trường xét lại của tôi ngày còn ở bên Pháp và tham gia

nhóm ‘Thời hiện đại’ (Les Temps moderns) của Giăng Pôn Xác (J.P Sartre) Tôi đã mất cái phần tiến bộ mà tôi đã tiếp thu trước kia nhờ

công trình kháng chiến của nhân dân và lãnh đạo của Đảng. Thực tế là tôi đã biện hộ cho giai cấp tư sản và gây tác hại rất lớn. Trước kia

tôi không ngờ rằng tôi có thể có ảnh hưởng đến thế. Bây giờ tôi mới thấy rõ. Tôi rất đau xót và xin nhận lỗi trước Đảng và trước nhân dân”

(Nhân Dân số ra ngày 23 và 24-5-1958).

53

Chân dung của Trần Đức Thảo được Phùng Quán ghi lại qua “lăng kính” của một “bà cụ móm, chủ quán nước dưới một gốc cây xà

cừ” trong khu tập thể Kim Liên: “Đằng kia-nhà B6-cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác, quá mấy anh công nhân móc

cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp,

cưỡi cái xe đạp ‘Pơ-giô con vịt’ mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc? Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thinh thoảng lại

tủm tỉm cười một mình như anh dở người… Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: Ông đi

đâu về mà nắng nom vất vả thế?. Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun. Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái

‘poócbaga’, mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi ná rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy

tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… Bà cụ chép miệng thương cảm: Một vài năm nay không thấy ngang qua đây, ông đạp

xe dễ chết rồi cũng nên”.

54

Nhất Định Thắng, Trần Dần.

55

Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36-1975, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 168.

56

“Đề nghị các anh cho chuẩn bị khẩn trương để kịp ra báo Cờ giải phóng ngay từ đầu khi mới giải phóng Sài Gòn. Cụ thể: a, Cho tập

hợp ngay một số cán bộ viết báo như Thép Mới, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Văn Bổng, cán bộ quản lý, cán bộ phát hành. Đề nghị cử anh

Hai Trinh làm chủ bút hay chủ nhiệm. Anh Nguyễn Thành Lê làm việc nội bộ vì ra công khai không tiện. Sẽ cử anh Lý Văn Sáu vào làm

thông tin và phát ngôn. b, Cho chuẩn bị ngay nhà in và giấy. Ký tên: Lành” (Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36-1975, Nhà Xuất bản Chính trị

Quốc gia, trang 168).

57

Người phụ trách tờ Tuổi Trẻ trong những số báo ra đầu tiên, tháng 9-1975, ông Võ Ngọc An kể: “Những bài báo phục vụ chiến dịch

đánh tư sản, chủ yếu do cơ quan tuyên huấn soạn sẵn, phát trước cho các báo và chúng tôi cứ thế in nguyên văn”. Ông Tô Hòa, người phụ

trách tòa soạn Sài Gòn Giải Phóng từ ngày 17-5-1975, xác nhận: “Chức Tổng Biên tập Sài Gòn Giải Phóng lúc đó do một Phó Ban Tuyên

huấn Miền, ông Bảy Lý, kiêm. Ông Bảy Lý hàng ngày được dự những cuộc giao ban của Trung ương Cục, từ tinh thần những cuộc giao

ban đó, ông viết thành những bài xã luận đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng”.

58

Tô Hòa, trả lời phỏng vấn tác giả.

59

Của Bộ Thông tin Văn hóa Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

60

Hồ Ngọc Nhuận, Đời, bản thảo của tác giả, tr 292-293.

61

Lời Quốc ca Việt Nam Cộng hòa.

62

Báo cáo của ông Trần Trọng Tân, Tài liệu lưu trữ cá nhân của ông Võ Văn Kiệt.

63

Theo một bức thư tay của Phó Ban Tuyên huấn Thành ủy Nguyễn Sơn gửi cho ông Trần Trọng Tân: “Kính gửi anh Hai Tân. Đây là

báo cáo do Lý Quý Chung viết để đưa cho Trương Lộc cung cấp cho Sở Công An (vì Lộc là cộng tác viên của Công an chứ Chung chưa

trực tiếp). Báo cáo có một số nhận định chủ quan của Chung chưa thật chính xác như việc Đức, Nhuận, Ba… phát biểu hôm anh đến họp

với họ tại tòa báo). Nhưng cũng có nhiều chi tiết về quá khứ của Đức đáng chú ý. Tôi mượn riêng của Triệu Bình bản viết tay của Chung

về đánh máy lại 3 bản, chỉ mới gởi anh một bản, còn 2 bản tôi giữ chưa cho một người nào khác xem cả. Sơn” (Tài liệu của Ban Tuyên

huấn Thành ủy, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt).

Tài liệu của Ban Tuyên huấn Thành ủy, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt

64

Tài liệu của Ban Tuyên huấn Thành ủy, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt.

65

Tài liệu của Ban Tuyên huấn Thành ủy, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt.

66

Ngày 11-1-1979, bản thảo bài báo được chuyển tới Phòng An ninh Bảo vệ cơ quan Văn hóa PA 25. PA 25 lập tức “báo cáo khẩn”

lên Thành ủy: “Kính gửi: anh hai Tân thường vụ thành ủy/ Về việc mục ‘Tư Trời Biển’ sắp đăng trên báo Tin Sáng ra trong dịp xuân năm

1979 có nội dung lập lờ, ngụ ý xấu/ Chúng tôi được biết mục ‘Tư Trời Biển’ sắp đăng trên báo Tin Sáng ra dịp xuân năm 1979 do Ngô

Công Đức viết (thỉnh thoảng Ngô Công Đức mới viết một bài về mục này, còn thường xuyên do Nguyễn Ngọc Thạch viết), theo lối lập lờ 2

mặt, có dụng ý xấu: Cho báo chí của chế độ ta độc giả đọc không vào; Nêu việc quản lí kinh tế của ta do cán bộ tham ô; Giá báo không

tăng, nhà báo bị thiệt thòi (gầy mòn); Nêu lên nhiều vấn đề tiêu cực trên nhiều lĩnh vực chung thiếu phần nhận xét đánh gía làm cho độc giả

ai muốn hiểu thế nào tùy ý…, thậm chí báo còn có ý nói: Xã hội ngày nay đã mất nụ cười tươi, đầy khó khăn thiếu thốn. Báo Xuân đăng

một bài như vậy làm người đọc mất cả niềm tin, hy vọng… (báo đã in, sắp phát hành). Vấn đề này sở công an (phòng bảo vệ cơ quan văn

hóa) đã trao đổi với bộ phận báo chí của Ban Tuyên Huấn. Vậy xin báo cáo để anh biết và kịp thời chỉ đạo”.

67

Thư ký tòa soạn tờ Đối Diện, ông Nguyễn Quốc Thái kể: “Tín hiệu đầu tiên mà chúng tôi nhận được là vào tháng 10-1978, nhà thơ

Vũ Cận từ Hà Nội vào gửi một chùm thơ để đăng. Đứng Dậy đang sắp chữ thì ông Vũ Cận chạy tới xin rút thơ ra vì ông vừa nghe Tố Hữu

nói trong một hội nghị: “Giờ này mà còn muốn đứng dậy thì cho nó nằm xuống luôn”. Hai tháng sau, Giáo sư Lý Chánh Trung, một đồng

nghiệp công giáo, đang là đại biểu Quốc hội và Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đến tòa soạn Đứng Dậy nói là tờ báo nên

“hoàn thành nhiệm vụ”. Ông Nguyễn Quốc Thái kể, khi được hỏi: “Anh nói với tư cách gì?”. Tuy chỉ nhận là “với tư cách một người bạn”,

nhưng Giáo sư Lý Chánh Trung cũng phải thừa nhận là ông được Chính quyền nhờ thông báo. Đứng Dậy lập tức “nằm xuống” sau số báo

ra tháng 12-1978.

68

Báo cáo này nhật xét: “Những sai sót và biểu hiện xấu trên báo giảm đi rất nhiều so với những năm 1975-1977. Có thể nhận xét rằng

trên mặt báo, họ đang phát huy mặt tích cực, có lợi cho ta, nhất là trong tình hình chính trị phức tạp của thành phố qua các sự kiện “nạn

kiều”, đánh đổ chế độ Polpot, vấn đề người di tản bằng thuyền”.

69

Báo cáo ngày 23-4-1981, tài liệu của Ban Tuyên huấn Thành ủy, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt.

70

Báo cáo ngày 23-4-1981, tài liệu của Ban Tuyên huấn Thành ủy, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt.

71

Ông Kiệt nhìn nhận: “Sau ngày giải phóng, chúng ta cũng cố gắng tập hợp lực lượng tích cực đối lập hồi chế độ cũ, chúng ta mở rộng

mặt trận đoàn kết dân tộc để tiếp tục đấu tranh gạt bỏ dần những ảnh hưởng của chế độ cũ để lại trong các tầng lớp nhân dân chúng ta, đặc

biệt đối với tầng lớp bên trên. Tờ Tin Sáng và những người trước đây ở trong tờ Tin Sáng cũng có mức chọn lựa là tiếp tục muốn đóng góp

cho sự nghiệp nước nhà sau khi đất nước được giải phóng”. Ông Kiệt phân tích: “Nếu như tờ Tin Sáng còn tiếp tục nữa, chúng ta vẫn còn

có thể phát huy mặt tích cực của tờ báo. Nhưng chúng ta đứng trước tình hình mà kẻ thù của chúng ta có những âm mưu rất thâm độc, rất

nguy hiểm và bằng mọi cách phá hoại công cuộc xây dựng đất nước chúng ta rất toàn diện… Chúng ta đã xác định kinh tế còn năm thành

phần, nhưng văn hóa chỉ có một là văn hóa dân tộc và xã hội chủ nghĩa. Đã đến lúc tất cả những tiếng nói đều phải là tiếng nói yêu nước

yêu chủ nghĩa xã hội để chiến đấu và chiến thắng, không có tiếng nói khác được. Nếu người ta gọi là yêu nước nhưng chưa yêu được chủ

nghĩa xã hội thì nhiệm vụ của những người cộng sản ở bất cứ đâu phải giải thích. Nếu ai không thấy chủ nghĩa xã hội, chỉ yêu nước thôi,

hoặc biểu hiện hoài nghi có nghĩa là đã phủ nhận vai trò của Đảng, từ chối sự lãnh của Đảng… Tôi nói hơi rộng ra một chút để thấy việc

chúng ta dùng Tin Sáng đến mức như thế này là vừa đủ và chúng ta kết thúc được rồi”. Ông Võ Văn Kiệt cho rằng: “Sự tồn tại của Tin

Sáng hơi đặc biệt và chúng ta biết dùng nó để ca ngợi chế độ, phục vụ chế độ trong khi nó không có nửa người đảng viên, không có một

đảng viên nào cả… Trên trận địa báo chí này, ở các nước anh em cũng vậy, ở phía Bắc cũng vậy, ở phía Nam cũng vậy, trừ Tin Sáng là

hơi cá biệt do hoàn cảnh lịch sử, do có điều kiện nhất định của nó”. Khi tính đến “quần chúng độc giả của Tin Sáng”, ông Kiệt nói: “Có

nhiều ý kiến tham mưu nên giữ tờ báo Tin Sáng mà thay đổi cơ cấu, thành phần Tin Sáng vì Tin Sáng còn quần chúng của nó, còn cần

thiết trong giai đoạn nữa, đổi bớt thành phần, đưa đảng viên vào để nắm chặt chẽ tiếng nói đó. Cũng có ý kiến hay là bớt thành phần,

chuyển cơ quan báo chí hiện nay qua mặt trận, vẫn mang danh Tin Sáng. Vài anh em ở Tin Sáng đề xuất nên theo bước này. Ban thường

vụ cân nhắc: khi chúng ta cần thiết để Tin Sáng thì thành phần của nó là ‘Tin Sáng’; khi chúng ta kết thúc vai trò Tin Sáng thì cũng kết

thúc với đầy đủ thành phần Tin Sáng, rõ ràng, minh bạch”. Ông Kiệt thừa nhận: “Những sự kiện của Ba Lan hiện nay là một bài học cho

chúng ta” (Phát biểu sáng 29-6-1981, bản ghi của Văn phòng Thành ủy, Tài liệu của Ban Tuyên huấn, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt).

72

Thư của ông Ngô Công Đức có đoạn: “Sự ra đời của Tin Sáng, sự có mặt của một tờ báo tư nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa,

không chỉ vì chiếu cố đến quá trình của Tin Sáng cũ, mà chính nói lên sự thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc trước sau như một của

những người cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới, cả nước độc lập, thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội… Chúng tôi không thể quên ơn

về những lời chỉ dạy và nhắc nhở của Đảng mỗi khi chúng tôi vấp phải khuyết điểm. Chúng tôi rất hối tiếc về những lỗi lầm của mình, do

non yếu chính trị, sơ sót nghiệp vụ, do trình độ nhận thức, chúng tôi chân thành mong được sự thứ lỗi… Hiểu được nhu cầu chính trị hiện

nay của đất nước, thấy được lợi ích của một sự sắp xếp mới để tập trung toàn lực dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng tôi đã đệ đơn xin

được đình bản tờ Tin Sáng và tất cả anh em Tin Sáng đang chờ đợi một sự bố trí mới, để nhận lãnh nhiệm vụ mới. Chúng tôi đã hoàn

thành nhiệm vụ phục vụ một bộ phận nhân dân vùng mới giải phóng trong những năm đầu của thời kì mới mà Đảng Bộ và chính quyền

thành phố Hồ Chí Minh đã giao phó. Xin cho chúng tôi gửi lời cám ơn và chào từ biệt. Chia tay, bạn đọc cũng như anh chị em Tin Sáng

đều có những ngậm ngùi của tình cảm. Nhưng chia tay ở đây để sẽ còn gặp lại ở một vị trí mới, trong cái chiến tuyến chung của Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Chủ nghĩa xã hội nhất định thành công. Ngô Công Đức”.

73

“Điện Mật” của Thường vụ thành ủy thành phố Hồ Chí Minh liên tục được gửi tới Ban Bí Thư ngày 1-7-1981 viết: “Dư luận các giới

trong thành phố sau khi Tin Sáng đình bản: Từ sáng ngày 30 đến nay (1/7) các quận, huyện, phường, xã, các cơ sở Đảng, các đoàn thể

quần chúng đã kịp thời phổ biến chủ trương này của Thành ủy. Dư luận hầu hết tán thành, thấy để Tin Sáng tồn tại 6 năm là ta đã nhượng

bộ lắm rồi... Giới trí thức, một số trí thức tại chỗ có tỏ ra bâng khuâng cho là ta không đảm bảo quyền tự do báo chí nhưng chưa thấy có

những phản ứng gì gay gắt đáng kể. Bản thân tờ báo Tin Sáng, trong quá trình chuẩn bị đình bản cũng như buổi họp cuối cùng diễn ra đều

thuận lợi đúng theo dự kiến của ta. Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận đều phát biểu tốt, tuy có vẻ bùi ngùi, xúc động khi phổ biến tin ngừng

xuất bản cho cán bộ công nhân viên tờ báo. Nói chung đến nay, chưa diễn ra một hiện tượng gì xấu đáng kể, chúng tôi tiếp tục theo dõi và

sẽ báo cáo tiếp. Chín Đào” (Tài liệu của Ban Tuyên huân, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt).

74

Năm 1987, khi ông Nguyễn Văn Linh hô “cởi trói”, Tuổi Trẻ đã gần như thoát ra khỏi khuôn khổ của một bản tin Thành đoàn. Tuổi

Trẻ, Phụ Nữ Thành Phố và cả Sài Gòn Giải Phóng đã đóng vai trò thông tin khá tích cực trong thời kỳ “đổi mới”.

75

Tác giả cuốn sách “Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới”.

76

Trong lời “Đề dẫn” đọc ngày 10-3-1979, Nguyên Ngọc viết: “Những gì đã diễn ra ở Campuchia trong ba năm dưới sự thống trị của

bọn Pol Pot-Yeng Sary, tay sai của bọn cầm quyền Bắc Kinh, đã làm bộc lộ khá rõ thực chất của Chủ nghĩa Mao, bộc lộ cái lý tưởng xã

hội kỳ quặc và khủng khiếp của nó. Cốt lõi của cái kiểu xã hội ấy là sự thủ tiêu chính xã hội; thủ tiêu con người với tư cách sơ đẳng nhất là

con người, thủ tiêu triệt để mọi quan hệ xã hội của con người cho đến những quan hệ sơ đẳng nhất, phá vỡ tận gốc mọi quan hệ xã hội mà

con người đã xây dựng được trong suốt lịch sử tiến lên hàng vạn năm của mình, đẩy lùi con người trở lại tình trạng bầy đàn tăm tối nhất…

Điều rất đáng suy nghĩ là, ngay giữa thế giới hiện đại này, giữa thế kỷ 20 này, mà chỉ trong 3 năm thôi, chủ nghĩa Mao đã có thể gây ra một

tai họa khủng khiếp đến thế trên một đất nước có truyền thống văn minh lâu đời và huy hoàng đến thế, một thảm họa chưa từng có trong

lịch sử. Rõ ràng có một mối họa lớn và thực tế đang đe dọa loài người, chính ngay trên ngưỡng cửa của giai đoạn giải phóng cao nhất của

nó, giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa”.

77

Ngô Thảo, Dĩ vãng phía trước, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn 2011, trang 330.

78

Sđd, trang 325-326.

79

Sđd, trang 332-333.

80

Sđd, trang 317-338.

81

Sđd, trang 306.

82

Sđd, trang 307.

83

Tố Hữu kể: “Tôi vừa đi sang Pháp về với một sự buồn và khinh bỉ. Nếu không gặp những người cộng sản bình thường thì mất bao

nhiêu! Hồi xưa mình biết có những cái đẹp nào đó. Giờ là trắng trợn, thô lỗ. Thời của anti, trên cả anti. Không còn gì là giá trị nữa hết. Nếu

cuộc đời mang lại cho họ một chút giá trị nào, thì đó là một chút thương nhau. Tôi gặp họ. Bên những cây đa cây đề thì mấy nhà văn mình

biết chỉ là cây lau sậy. Mình cũng tỏ ra kính trọng (dù chỉ đọc lác đác vài bài). Tự giới thiệu: tôi ở một đất nước không biết thứ bảy hay chủ

nhật. Cùng sang thăm các bạn thứ bảy có được không? Tôi ngân nga cho họ nghe mấy đoạn thơ của mình. Họ nhận xét: âm nhạc trong thơ

Việt Nam là nhất. Rồi họ nói: Tôi rất yêu các anh. Điều đó lớn, trong một xã hội chỉ có tàn bạo và nghi ngờ. Có hai cái lộn ngược trong xã

hội đó: sự thừa thãi đến lộn mửa những gì trong đời sống vật chất bên cạnh 1,7 triệu công nhân thất nghiệp và 5 % làm nông nghiệp đe dọa

bị phá sản. Trí thức, khoa học không làm gì cả. Nó ở trong sự khủng hoảng, bế tắc. Trùm lên tất cả là sự khủng hoảng, tuyệt vọng, cùng

đường. Đòi hỏi một sự bùng nổ cách mạng. Nhưng họ sợ chủ nghĩa Cộng sản. Họ sống trong tự do tư sản đến mức không thể sống. Nhưng

thoát ra thế nào thì bế tắc. Họ đang đòi hỏi một cuộc sống có tình thương, sự tin cậy, sống với nhau có tình người hơn. Họ bảo họ sống ở

rừng rú. Đúng, Paris là rừng rú. Bực bội, khốn khổ nhưng lại bật ra nhiều cái khác: Xã hội có vẻ đầy đủ, thiên đàng lại bật ra tuyệt vọng

nhất, bi đát nhất. Tôi vừa phẫn nộ, vừa bực bội, lòng trào lên câu hỏi về số phận con người” (Ngô Thảo, Dĩ vãng phía trước, Nhà Xuất bản

Hội Nhà văn 2011, trang 313-314).

84

Ngô Thảo, Dĩ vãng phía trước, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn 2011, trang 315.

85

Năm mười ba tuổi (1930), Tố Hữu vào Trường Quốc học Huế, nơi ông bắt đầu chịu ảnh hưởng của các đảng viên cộng sản như Lê

Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu rồi trở thành đảng viên cộng sản năm 1938. Một năm sau ông bị bắt. Sau hơn hai năm bị tù đày,

cuối 1941, ông vượt ngục. Tháng 8-1945, Tố Hữu là chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên-Huế. Ông từng là bí thư Tỉnh ủy Thanh

Hóa, trước khi lên Việt Bắc làm văn nghệ và tuyên huấn: năm 1951, ủy viên dự khuyết Trung ương; năm 1955, ủy viên chính thức; năm

1960, bí thư Trung ương; năm 1976, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Tại Đại hội V, Tố Hữu được Lê Duẩn và Lê Đức Thọ coi là nhân sự

chuẩn bị cho chức vụ tổng bí thư nên đã đưa vào Bộ Chính trị giữ chức phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. Ông bị mất hết uy tín

sau thất bại của vụ giá-lương-tiền và thất cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa VI. Tố Hữu không phải là người chịu trách nhiệm cao

nhất trong vụ “Nhân văn-Giai phẩm”. Nhưng ông đã quá sắt đá khi nhận thanh gươm từ Đảng Cộng sản Việt Nam để xử trảm những người

dám chê thơ ông. Tố Hữu có ảnh hưởng lớn đối với nền giáo dục Việt Nam với tư cách là ông trùm làm thơ tuyên truyền. Khi Tố Hữu còn

nắm quyền, đề thi văn hàng năm nếu học sinh không bình thơ Hồ Chí Minh thì cũng phải làm những bài luận về thơ Tố Hữu. Không chỉ

qua thơ, Tố Hữu còn ảnh hưởng tới nền giáo dục Việt Nam với tư cách là một người đóng vai trò ban hành chính sách. Cuộc cải cách giáo

dục bắt đầu từ năm 1979 và tạo ra diện mạo nền giáo dục Việt Nam hiện nay là theo Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị. Nghị quyết mà Tố

Hữu tham gia với vai trò là người chủ trì soạn thảo.

86

Hoàng Cầm nhất định cho rằng chính Tố Hữu là người chủ trương việc bắt giữ ông, vì căm ghét Hoàng Cầm dám chê thơ ông ta và

“dám nổi tiếng” hơn ông ta trong kháng chiến! Lúc đầu Hoàng Cầm được hứa thả trước Tết năm 1983. Nhưng, trước Tết, một số trí thức

Pháp do Thiền sư Thích Nhất Hạnh vận động đã gửi thư cho Lê Đức Thọ đề nghị thả nhà thơ Hoàng Cầm. Tin đến tai Tố Hữu và theo

Hoàng Cầm, Tố Hữu phán: “Nước ngoài can thiệp hả? Thế thì giam thêm 1 năm nữa cho biết!”. Hoàng Cầm bị giam từ 20-8-1982 cho tới

trước Giáng Sinh 1983, tổng cộng mười sáu tháng. Hoàng Hưng, bị giam tổng cộng ba mươi chín tháng, ông chỉ được thả vào cuối năm

1985.

87

Nhân Danh Công Lý (Võ Khắc Nghiêm-Doãn Hoàng Giang), Tôi và Chúng Ta (Lưu Quang Vũ), Mùa Hè ở Biển (Xuân Trình), Bài

Ca Giữ Nước (Tào Mạt), Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ).

88

Nhân vật mà theo huyền thoại được nói là gián điệp ám sát Hồ Chí Minh nhưng sau đó được “bác Hồ” thu phục làm người bảo vệ.

89

Mùa hè năm 1987, Nguyễn Mạnh Huy quyết định thi đại học lần thứ tư. Kết quả, Huy được 22 điểm trong khi chỉ cần 20 là đỗ vào

đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, cả lần này, Nguyễn Mạnh Huy vẫn “không được đi học vì cha chết trận”. Nguyễn Mạnh Huy

viết thư gửi báo Thanh Niên: “Đây là lần thi cuối cùng của tôi. Tôi tuyệt vọng!” Bức thư đến tay người phụ trách tòa soạn lúc bấy giờ là

nhà báo Nguyễn Công Thắng, ông Thắng đã trực tiếp xử lý và được người có quyền quyết định về nội dung lúc ấy là Phó Tổng Biên Tập

Nguyễn Công Khế đồng ý đưa lên mục Diễn Đàn. Hơn 1000 thư đã gửi về báo Thanh Niên bày tỏ thái độ ủng hộ Nguyễn Mạnh Huy và

báo Thanh Niên. Các báo Tiền Phong, Tuổi Trẻ cũng cùng lên tiếng. Nhưng, trong khi lương tâm của nhiều người cắn rứt vì sự nghiệt ngã

của một số phận thì “lập trường giai cấp” trong lòng nhiều quan chức vẫn như một thành trì. Ban Giáo dục Chuyên nghiệp tỉnh Nghĩa Bình

đã gửi cho báo Thanh Niên một bức điện lạnh lùng: “Về việc tuyển sinh vào các trường đại học, trong tổng kết năm 1986, Giáo sư, Thứ

trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Mai Hữu Khuê đã nói: Công tác tuyển sinh khẳng định là phải mang tính chất giai cấp. Ở

bất cứ chế độ xã hội nào đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật, đội ngũ đó phải trung thành với chế độ và phục vụ

một cách có hiệu quả cho chế độ đó”. Cuối tháng 11-1987, khi vụ Nguyễn Mạnh Huy được đưa ra thảo luận tại các trung tâm hội thảo của

Đại hội Đoàn toàn quốc, báo Thanh Niên đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trực tiếp viết thư cho Tỉnh ủy

Nghĩa Bình và theo ông Nguyễn Công Khế: “Khi các đại biểu Đại hội Đoàn tới thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã cho công bố thư

của Bí thư Nghĩa Bình trả lời ông Linh, đồng ý cho Nguyễn Mạnh Huy đi học”. Thành công của báo chí, đặc biệt là báo Thanh Niên trong

vụ Nguyễn Mạnh Huy, đã buộc chính quyền phải sửa đổi chính sách phân loại “13 hạng thanh niên” trong tuyển sinh.

90

Tuổi Trẻ 18-7-1987.

91

Hơn hai tuần sau khi giành được Sài Gòn, ngày 17-6-1975, Tố Hữu ký Chỉ thị 222 (của Ban bí thư) quy định: “Trong năm học 1975-

1976, ngoài việc giảng dạy các môn văn hóa và chuyên môn theo chương trình và nội dung mới, phải ghi vào chương trình các môn học

chính trị và hoạt động xã hội cho suốt cả năm học và cho tất cả các đối tượng học sinh từ năm đầu đến năm cuối. Nội dung xoay quanh ba

chủ đề lớn sau đây: thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đường lối và chính sách cách mạng Việt Nam - đường lối

giáo dục cách mạng; nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân mới, của người cán bộ cách mạng. Thông qua ba nội dung lớn trên mà phân

tích và xác định cho mọi người nhận rõ ta, bạn, thù, giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”. Di chúc của Hồ Chủ Tịch; bài

phát biểu của Lê Duẩn tại Lễ mừng chiến thắng ở Hà Nội; bài phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ tại Lễ mừng chiến thắng ở Sài Gòn

được Ban bí thư coi là “ba nội dung lớn” được biên soạn thành sách làm bài giảng cho học sinh, sinh viên. Đội ngũ giảng dạy chính trị trong

các trường đại học, gọi là giảng viên triết học Marx-Lenin, thường được tuyển từ những quân nhân được gửi vào các trường đại học sau

ngày 30-4-1975. Thời gian đầu, Ban Bí thư còn “huy động lực lượng cán bộ tuyên huấn có năng lực ở các địa phương tham gia giảng dạy”.

(Văn Kiện Đảng Toàn tập, tập 36, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2004, trang 248-249).

92

Thông qua ngày 11-1-1979 cũng do Tố Hữu chủ trì soạn thảo.

93

Sài Gòn Giải Phóng số 1326, ngày 27-8-1979.

94

Tháng 4-1989, nhân lễ tang cựu tổng bí thư Hồ Diệu Bang - một nhà cải cách bị Đặng Tiểu Bình phế truất hai năm trước đó - dân

chúng Trung Quốc đã tổ chức nhiều vụ xuống đường biểu tình. Ngày 18-4-1989, hơn 10.000 sinh viên tổ chức biểu tình ngồi tại Quảng

trường Thiên An Môn, vài ngàn sinh viên khác cùng lúc tụ tập trước Trung Nam Hải. Biểu tình càng mạnh lên khi sinh viên tin rằng truyền

thông nhà nước đã bóp méo tính chất hành động của họ. Đêm 21-4-1989, trước lễ tang Hồ Diệu Bang, khoảng 100.000 sinh viên đã tuần

hành trên Quảng trường Thiên An Môn. Sau khi yêu cầu gặp mặt Thủ tướng Lý Bằng không được sinh viên Bắc Kinh kêu gọi bãi khoá.

Chính quyền gần như đã “đổ dầu vào lửa” khi, ngày 26-4-1989, Nhân Dân Nhật báo đăng xã luận “Dương cao ngọn cờ phản đối bất kỳ sự

xáo động nào”, buộc tội “một số kẻ cơ hội lạc lõng” đang “âm mưu gây bất ổn dân sự”. Bài báo được cho là đã thể hiện tinh thần của Đặng

Tiểu Bình được ông nói ra trước đó trong một bài diễn văn nội bộ. Bài xã luận đã làm sinh viên nổi giận. Ngày 27-4-1989, khoảng 50.000

sinh viên tụ tập trên các đường phố Bắc Kinh bất chấp lời cảnh báo đàn áp của chính quyền. Ngày 4-5-1989, khoảng 100.000 sinh viên và

công nhân tuần hành ở Bắc Kinh yêu cầu một cuộc đối thoại chính thức giữa chính quyền và các đại biểu do sinh viên bầu ra.

95

Trong nhiều thập niên trước đó, các nhà lãnh đạo Moscow và Bắc Kinh không hề viếng thăm nhau.

96

Quân đội được điều về Bắc Kinh thiết lập các trạm kiểm soát, lùng bắt những người phản kháng và phong toả các khu vực trường đại

học. Cuộc tấn công bắt đầu lúc 10:30 tối ngày 3-6-1989: Xe bọc thép và quân đội vũ trang với lưỡi lê tiến vào từ nhiều hướng đi theo sau là

máy ủi và xe phun nước. Quân đội đã bắn thẳng về phía trước và xung quanh. Các sinh viên chạy trốn trong các xe buýt bị các nhóm binh

sĩ lôi ra và đánh đập bằng những cây gậy lớn. Những sinh viên đang tìm cách rời khỏi quảng trường cũng bị binh sĩ bao vây và đánh đập.

Rất nhiều người biểu tình đã bị xe tăng cán chết, không biết chắc có bao nhiêu người bị tàn sát ngay tại Quảng trường Thiên An Môn.

Chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra con số chính xác về lượng người bị giết. Các nhà báo nước ngoài, những người chứng kiến vụ

việc, tuyên bố có ít nhất 3.000 người chết. Các nhà phân tích tình báo của NATO cho rằng con số thương vong lên tới 5.000 đến 7.000

người (6.000 thường dân 1.000 binh sĩ). 5:40 phút sáng ngày 4-6-1989, Quảng trường được rửa sạch cả xác người và máu.

97

Phóng viên của hãng thông tấn AP, Jeff Widener, chụp ngày 5-6-1989.

98

Cuộc thăm dò trong thanh niên được đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 14-1-89 cho thấy: 57,3% không hài lòng cuộc sống hiện thời;

41,15% không hài lòng vì tương lai không được đảm bảo; 82,69% quan tâm đến việc làm, nghề nghiệp; 82,38% quan tâm đến kinh tế đất

nước; Chỉ có 10/260 ý kiến lạc quan cho rằng đất nước sẽ khá lên; 24,2% phân vân; 5,3% không tin tưởng; 49% tin đất nước sẽ khá nhưng

còn lâu dài.

99

Từ ngày 4 đến 11-2-1945, trước khi Hitler bị các gọng kìm siết lại, Stalin, Roosevelt và Churchill lại nhóm họp họp tại Cung điện

Livadia gần thành phố Yalta, miền nam Ukraina, nhằm giải quyết những bất đồng để giành chiến thắng, buộc Đức đầu hàng vô điều kiện và

tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Hội nghị Yalta quyết định: Chia nước Đức sau khi bị chiếm ra 4 vùng; Buộc Đức phải phi quân sự hóa,

dân chủ hóa và bồi thường chiến tranh. Một “trật tự hai cực” bắt đầu hình thành tại Yalta, sau khi “tam đại gia” đi đến thỏa thuận, theo đó:

Liên Xô nắm Đông Âu, Đông Đức, Đông Berlin, quần đảo Cu-ryl, Bắc Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc và Mông Cổ; Hoa Kỳ nắm ảnh

hưởng ở Tây Âu và phần còn lại của Nhật Bản. Bán đảo Triều Tiên được chia đôi ở vĩ tuyến 38: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc;

quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam. Nước Đức chia hai, hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau: Cộng hòa Liên bang

Đức ở phía Tây và Cộng hòa Dân chủ Đức phía Đông.

100

Ngày 1-9-1939, Đức xâm lược Ba Lan. Ngày 17-9-1939, trong khi Ba Lan đang dồn tổng lực lên phía Tây chống Đức, Liên Xô tiến

đánh đất nước nhỏ bé này từ phía Đông. Quân đội Ba Lan phải chạy sang tổ chức lại trên đất Pháp. Ngày 6-10-1939, Ba Lan bị chia làm

hai: phần do Hitler chiếm bị kiểm soát dưới một thiết chế gọi là “Toàn quyền Đức”; phần do Stalin chiếm bị nhập vào “lãnh thổ Liên Xô”.

Hơn 100 nghìn người Ba Lan đã bị quân đội Stalin sát hại, một triệu người khác bị đày tới Siberi. Đặc biệt, 22.000 người Ba Lan, trong đó

có 15.000 tù binh, đã bị Bộ Chính trị do Stalin đứng đầu phê chuẩn lệnh, đưa ra rừng Katyl sát hại.

101

Sau chiến tranh thế giới thứ II, Berlin cũng như nước Đức, bị “xẻ làm tư” theo thỏa ước Potsdam. Các nước Anh, Pháp, Mỹ sau đó

đã trả lại quyền tự chủ cho người Đức trên phần lãnh thổ mà mình tiếp quản. Năm 1948, Stalin ra lệnh phong tỏa, không cho vận chuyển

lương thực thực phẩm từ Đông sang Tây nhưng vẫn không có người Tây Đức nào đi sang phía Đông Cộng sản. Trong khi, có hơn 3,5 triệu

người Đông Đức bỏ chạy sang Tây Đức. Ngày 1-8-1961, Tổng Bí thư Liên Xô, Krushchev, điện đàm với Ulbricht, Bí thư thứ nhất Đông

Đức, đưa ra “sáng kiến” để ngày 12-8-1961, Ulbricht ký lệnh đóng cửa biên giới và một bức tường bê tông đã được người Đức cùng với

“Hồng Quân Liên xô” nửa đêm “

lén lút dựng lên

”.

102

Theo mô hình Kinh tế Mới nhằm giải phóng nền kinh tế của Nhà kinh tế học Ota Šik.

103

Tăng quyền tự do cho báo chí, và cho tự do đi lại, “quan hệ tốt với các nước phương Tây”.

104

Liên Xô mặc dù đã bắt giữ Dubček vào đêm 20-8-1968 đưa về Moscow nhưng trước áp lực của dân chúng đã phải đưa ông trở lại.

Tháng 4-1969, Dubček mới bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và được trao cho một công việc tại sở kiểm lâm.

105

Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Reagan.

106

Từ tháng 6-1980, biểu tình, đình công đã lan rộng trong hơn 150 nhà máy, xí nghiệp. Tại xưởng đóng tàu Gdánsk, nơi mà tháng 12-

1970, cảnh sát đã giết hại bốn mươi lăm công nhân tham gia biểu tình, Lech Walesa đưa ra “bản yêu cầu 16 điểm” cho chính quyền. Ngày

16-8-1980, sau khi nhận được lời hứa tăng lương và đảm bảo rằng, một bia tưởng niệm sẽ được xây dựng ngay trong xưởng để tưởng nhớ

những công nhân bị giết hồi năm 1970, nhiều công dân đã định ra về. Nhưng, Walesa đã thuyết phục họ ở lại để ông nâng bản yêu cầu của

mình lên “18 điểm”.

107

Thành Tín, Sự kiện Ba Lan, Nhân Dân ngày 1-1-1982.

108

Thành Tín, Sự kiện Ba Lan, Nhân Dân ngày 1-1-1982. [Ông Jaruzelski sau đó viết hồi ký nói rằng Thiết quân luâṭ là điều “tồi tê ̣

nhưng cần thiết” để ngăn không cho Liên Xô đưa quân vào de ̣ p các cuô ̣ c biểu tı̀nh của Công đoàn Đoàn kết. Nhưng, các bằng chứng mới

được Viê ̣ n Ký ứ c Quốc gia (Instytut Pamieci Narodowej – IPN) đưa ra sau thờ i cô ̣ ng sản la ̣ i nói chı́nh ông Jaruzelski đã gă ̣ p phı́a Liên Xô

để xin có can thiêp̣ quân sư.̣ Giáo sư Antoni Dudek, Đaị hoc̣ Tổng hơp̣ Warsaw, làm viêc̣ cho IPN trong bài đăng trên trang báo Tygodnik

Powszechny hôm 1/12/2011, nhân kỷ niêṃ 30 năm Thiết quân luâṭ (

http://tygodnik.onet.pl/1,71626,druk.html

) đa ̃ viết rằng vài ngày trướ c

khi ra quyết điṇ h, tướ ng Jaruzelski đa ̃ xin Nguyên soái Liên Xô Viktor Kulikov, Tổng tư lêṇ h khối Hiêp̣ ướ c Warsaw cho can thiêp̣ quân sự

từ bên ngoài. Các sử gia phe hữu Ba Lan cũng bác bỏ quan điểm ‘cứ u quốc’ củ a ông Jaruzelski, và cho rằng ông làm như vâỵ chı ̉ là để cứ u

chứ c vu ̣ củ a chı́nh mı̀nh và duy trı̀ quyền lực. Vào thờ i điểm xảy ra Thiết quân luâ ̣ t, ta ̣ i Ba Lan có ı́t

nhất hàng chu ̣ c nghı̀n quân Liên Xô,

đóng từ sau Thế chiến II. Theo Hiêp̣ ướ c Hữu nghi, ̣ Hơp̣ tác và Trơ ̣ giúp Hỗ tương 14/05/1955, và Hiêp̣ ướ c về quân đôị Liên Xô đồn trú

ta ̣ i Ba Lan 17/12/1956, Liên Xô đóng ta ̣ i vùng từ 400-500 nghı̀n quân trong nhiều năm ở 60 căn cứ và doanh tra ̣ i từ các vùng phı́a Tây lên

tớ i cảng Kolobrzeg và vi ̣ nh Szczecin (giáp Đứ c). Con số này đến cuối thâ ̣ p niên 1980 giảm xuống nhưng cũng còn ı́t

nhất 70 nghı̀n trước

khi rú t về nướ c sau khi Liên Xô sup̣ đổ].

109

Reagan quan sát rất tinh tế khi đưa ra nhận xét: “Làm sao bạn có thể nghĩ rằng đó là một nền kinh tế vững chắc trong khi nó thực sự

chẳng khác một gia đình trong đó bảy người cùng sở hữu một chiếc xe ô tô, và nếu bạn bắt đầu mua một cái bạn phải đợi mười năm mới

đến lượt” (Theo John Paul II và Lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta).

110

Tuyên bố đó của Gorbachev đã bị phản đối bởi những lãnh tụ cộng sản như Gustav Husak, tổng bí thư Tiệp Khắc, Erich Honecker,

tổng bí thư Đông Đức và Nicolae Ceausescu, tổng bí thư Rumani.

111

Tuyên bố ngày 24-5-1989 của Tổng thống G. W. H. Bush. [Hơn hai mươi ngày trước đó, ngày 26-7-1989, khi phát biểu nhân kỷ

niệm ba mươi sáu năm vụ tấn công vào pháo đài Moncada, chủ tịch Cu Ba, Phidel Castro, cũng đã nói câu “đế quốc chớ có hí hửng vội

vàng”. Khi đó, Liên Xô đang căng thẳng do xung đột sắc tộc và do hàng trăm nghìn thợ mỏ đình công ở Siberi và Donhetsk. Không phải

ngẫu nhiên mà từ hai đầu bán cầu, hai nhà lãnh đạo cùng tương thanh. Ngày 24-4-1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã có chuyến thăm

kéo dài năm ngày ở Cu Ba. Trở về Sài Gòn gặp tổng biên tập các tờ báo Thành Phố, ông Linh đã tỏ ra hết sức tâm đắc với Chủ tịch Phidel

Castro nhất là trên phương diện chống đế quốc và bảo vệ thành trì cộng sản].

112

Bước ngoặt lịch sử này có thể nói là bắt đầu được đánh dấu kể từ ngày 18-1-89, khi Jaruzelski công nhận vai trò hợp pháp của Công

đoàn Đoàn kết. Ngày 6-2-89, đại diện chính phủ và các phe đối lập đã ngồi lại với nhau để bàn về tương lai của Ba Lan. Theo đó, một

cuộc bầu cử tự do bầu Thượng viên và Hạ viện Ba Lan sẽ diễn ra vào ngày 4-6-1989. Công đoàn Đoàn kết đã giành thắng lợi gần như

tuyệt đối tại Thượng viện và chiếm được gần phân nửa tại Hạ viện. Jaruzelski vẫn được quốc hội của Walesa ủng hộ lên làm Tổng thống

Ba Lan. Nhưng, ngày 22-8-1989, khi Jaruzelski định đưa người của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan lên làm thủ tướng, Công đoàn

Đoàn Kết đã không chấp nhận. Ngày 24-8-1989, Tadeusz Mazowwiecki, cố vấn của Walesa trong các cuộc biểu tình năm 1980 ở Gdansk,

đã được đưa lên làm thủ tướng Ba Lan. Walesa tuyên bố: “Chúng tôi sẽ đưa Ba Lan trở lại tình trạng trước chiến tranh, phát triển như là

một nước tư bản chủ nghĩa. Nếu Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan không cùng đi theo con đường của chúng tôi thì sẽ bị gạt ra khỏi

chính phủ”.

113

Bài xã luận, đăng ngay trong số báo Nhân Dân số ra ngày 26-8-1989, viết: “Thực chất sự kiện chính trị đang diễn ra ở Ba Lan là

Công đoàn Đoàn kết với sự tiếp tay của các thế lực đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ, đang làm cuộc đảo chính phản cách mạng ở Ba Lan.

Cuộc đấu tranh của những người cách mạng Ba Lan dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan là cuộc đấu tranh chính

nghĩa, quyết định chủ quyền dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Ba Lan, quyết định việc bảo vệ thành quả cách mạng của nhiều thế hệ cách

mạng và của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Ba Lan đã giành được, nay đang đứng trước nguy cơ lớn. Những người cộng sản,

giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ lâu đã có tình cảm gắn bó với những người cách mạng chân chính ở Ba Lan vô

cùng căm phẫn và cực lực lên án hành động của những lực lượng phản động chống phá chủ nghĩa xã hội ở Ba Lan”.

114

Trả lời phỏng vấn tác giả.

115

Vào ngày 6-10-1989, tại Đông Berlin, Gorbachev tuyên bố: “Kẻ nào đến quá chậm sẽ bị lịch sử trừng phạt”. Gorbachev nhớ lại: Khi

nghe những nhóm thanh niên đứng dưới lễ đài gào lên bằng tiếng Đức, “Gorby, tự do”, Thủ tướng Ba Lan Tadeusz Mazowiecki đến gặp

tôi và nói: “Mikhail Sergeevich, ngài có hiểu tiếng Đức không?”. Tôi trả lời: “Đọc hiệp định bằng tiếng Đức thì khó, chứ những gì mà họ

gào lên với tôi, tôi hiểu cả”. Ông ấy trả lời: “Thế thì bây giờ ngài sẽ hiểu rằng đấy chính là sự kết thúc”.

116

Diễn văn của Nguyễn Văn Linh đọc vào ngày 15-10-1988 tại Nhà hát lớn Hà nội trong lễ tuyên bố kết thúc hoạt động của các đảng

Dân chủ và Xã hội

117

Theo ông Hàm Châu, tổng biên tập báo Tổ Quốc, cơ quan của Đảng Xã Hội: “Năm 1944, Bác viết thư cho ông Dương Đức Hiền,

giao cho ông Hiền thành lập Đảng Dân Chủ - sau này trở thành một tổ chức thành viên của Việt Minh. Năm 1946, Bác Hồ và ông Trường

Chinh trực tiếp giao trách nhiệm cho ông Phan Tư Nghĩa, nguyên đảng viên Đảng Xã Hội Pháp và Hoàng Minh Giám, phó tổng thư ký

đảng bộ Đảng Xã Hội Pháp tại Đông Dương, lập ra Đảng Xã Hội Việt Nam. Vai trò của hai đảng này là rất quan trọng, nhất là trong giai

đoạn Hồ Chí Minh ra tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau năm 1975, theo chủ trương của Đảng Lao Động Việt Nam, hai

đảng Dân Chủ và Xã Hội không còn được kết nạp thêm đảng viên mới”.

118

Trong bức thư viết ngày 12-1-1994 gửi Tổng Bí thư Đỗ Mườ i, ông Nguyễn Xiển viết: “Thưa Anh. Chắc Anh còn nhớ laị nôị dung

câu chuyêṇ giữa chúng ta trong buổi trao tăṇ g huân chương sao vàng cho Đảng Xa ̃ hôị Viêṭ Nam trướ c khi kết thú c 40 năm hoaṭ đôṇ g. Tôi

có nói vớ i Anh taị sao tôi không gia nhâp̣ Đảng Côṇ g sản: ‘Hồ chủ tic̣ h đa ̃ giao cho tôi làm phó tổng thư kı ́ rồi tổng thư kı ́ Đảng Xa ̃ hôị Viêṭ

Nam. Bây giờ đã già rồi, tôi vào Đảng Cô ̣ ng sản làm gı̀’

. Sau khi tuyên bố thôi hoaṭ đôṇ g thı ̀ chúng tôi an phâṇ thủ thườ ng. Tuy không nhắc

laị chuyêṇ cũ, nhưng cũng thâṭ khó hiểu vı ̀ sao khi đăng tin cáo phó hoăc̣ mừ ng tho ̣môṭ số đảng viên Xa ̃ hôị hay Dân chủ , kể các nguyên

ủy viên Ban chấp hành Trung ương, thı̀ báo chı́ ta không dám nói đến khı́a caṇ h hoaṭ đôṇ g này no.̣ Trườ ng hơp̣ đưa tin mừ ng đaị tho ̣ 90

tuổi của anh Hoàng Minh Giám trên báo Nhân Dân (có đăng ảnh Anh đến thăm gia đı̀nh) là mô ̣ t vı́ du ̣ điển hı̀nh. Vı ̀ sao laị không dám nhắc

đến viêc̣ làm phó Tổng thư ký Đảng xa ̃ hôị Viêṭ Nam củ a Anh ấy trong mấy chuc̣ năm qua, nhưng laị nêu là đa ̃ từ ng làm Phó chủ tic̣ h Quốc

hô ̣ i (mô ̣ t chứ c vu ̣ Anh Giám chưa bao giờ làm) Tôi đã đı́ch thân yêu cầu Báo Nhân Dân đı́nh chı́nh nhưng đa ̃ không đươc̣ đáp đúng mứ c.

Viê ̣ c viết li ̣ ch sử cách ma ̣ ng Viê ̣ t Nam gần đây, trong đó có li ̣ ch sử củ a Đảng Cô ̣ ng sản Viê ̣ t Nam, thườ ng quá chú tro ̣ ng đến thành tı́ch, quy

công cho Đảng, nhưng laị chưa nêu đúng mứ c hoăc̣ bỏ qua những sai lầm, khuyết điểm (thâṃ chı ́ có lú c nghiêm troṇ g) cũng như vai trò,

đóng góp củ a quần chúng, những ngườ i ngoài Đảng. Bản sơ thảo lic̣ h sử Quốc hôị khóa I là môṭ vı ́ du.̣ Những bài viết về tôi đăng trên môṭ

số báo gần đây không dám đề câp̣ đến hoaṭ đôṇ g 40 năm củ a tôi trong đảng Xa ̃ hôị Viêṭ Nam. Tôi xin nêu thı ́ du ̣ gần đây nhất: Nhà báo

Hoàng Phong có viết môṭ bài về sư ̣ nghiêp̣ củ a tôi, đăng trên báo Đoàn Kết củ a Hôị ngườ i Viêṭ kiều taị Pháp. Măc̣ dù rất thân, song cũng

không dám đa ̃ đôṇ g gı ̀ đến 40 năm làm Phó rồi Tổng thư ký Đảng Xa ̃ hôị Viêṭ Nam củ a tôi”.

119

Ông Trần Xuân Bách nói: “Như mọi người đều biết, thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên và sự ra đời của hệ

thống xã hội chủ nghĩa đã không diễn ra ở những nước tư bản phát triển. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội được Karl Marx dự báo có những điểm

không hoàn toàn khớp với hiện thực 70 năm qua. Khoa học xã hội chưa phân tích đầy đủ những hiện tượng ấy, ít vạch ra sự không ăn

khớp đó mà chủ yếu là bảo vệ, biện luận những tư tưởng kinh điển, rốt cuộc là rơi vào giáo điều cả trong lý luận lẫn thực tiễn. Những mô

hình chủ nghĩa xã hội, vì vậy, tỏ ra thiếu sức sống, ít thuyết phục và kém hấp dẫn” (Nhân Dân 27-10-1988).

120

Báo Nhân Dân số ra ngày 27-10-1988.

121

Báo Nhân Dân số ra ngày 27-10-1988.

122

Báo Nhân Dân số ra ngày 27-10-1988.

123

Tuổi Trẻ 1-4-1989.

124

Nhân Dân số ra ngày 6-6-1989.

125

Báo Lao Động số ra ngày 10-8-1989.

126

Báo Lao Động số ra ngày 10-8-1989.

127

Trả lời phỏng vấn tác giả ngày 20-11- 2011.

128

Khi đó, ở miền Nam, ông Linh “bật đèn xanh” cho các tập đoàn, hợp tác xã trả lại đất cho nông dân. Người được ông Linh trực tiếp

giao nhiệm vụ này là ông Nguyễn Thành Thơ kể trong hồi ký chưa xuất bản của mình: “Một hôm, khoảng mười giờ sáng, anh Mười Dài

(Nguyễn Văn Long, phó Ban Nông nghiệp Trung ương), nói: ‘Tối nay tôi tới gặp anh, đề nghị anh ở nhà, không đi đâu’. Tối, đúng sáu giờ,

Mười Dài tới. Anh chủ động nói: ‘Tôi mới làm việc với anh Nguyễn Đức Tâm, trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, anh Trần Xuân

Bách, Bí thư Trung ương. Các anh nói với tôi: Anh Nguyễn Văn Linh đi theo con đường xét lại, lôi kéo Mười Thơ chạy theo, tôi đề nghị

anh tách khỏi anh Linh, quên những gì anh Linh nói’. Tôi nghe như sét đánh trời quang. Thời gian đó, có dư luận nói, anh Sáu Lê Đức

Thọ vào Sài Gòn bàn với các đồng chí lão thành cách mạng về việc thay đồng chí Nguyễn Văn Linh vì đồng chí Linh đi theo xét lại. Anh

Linh đi họp Câu lạc bộ Những người Kháng chiến Cũ tại Dinh Độc Lập nói: Đưa tôi lên bằng lá phiếu, đề nghị đưa tối xuống cũng bằng lá

phiếu, đừng đưa tôi xuống bằng súng đạn”.

129

Ông Vũ Cao Đàm nói: “Ông Trần Xuân Bách chưa một lần nói đến hai chữ ‘đa đảng’. Toàn bộ những nghiên cứu của chúng tôi đã

được anh Bách xem xét rất thận trọng và cuối cùng anh đã tóm lược (rất kín kẽ) như sau: Thứ nhất, cần mạnh dạn thực hành chính sách

kinh tế theo kiểu chính sách kinh tế mới của Lenin, và anh Bách đã nói theo cách đã sử dụng từ Đại hội lần thứ VI, là ‘kinh tế thị trường’,

với sự tham gia của mọi thành phần xã hội. Thứ hai, theo kinh tế quyết định luận của Marx, đã đa thành phần kinh tế, mà anh gọi là ‘đa

nguyên kinh tế’, thì tất yếu sẽ dẫn đến ‘đa thành phần’ trong xu hướng chính trị, mà anh cũng thẳng thắn gọi là ‘đa nguyên chính trị’. Thứ

ba, anh đưa ra nhận định khái quát: thị trường và đa nguyên là những thành tựu nổi bật của nhân loại”.

130

Trong bài phát bài nói chuyện ở 53 Nguyễn Du vào ngày 13-12-1989, bản lược ghi được “Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ”

quay ronéo và phổ biến, ông Trần Xuân Bách nói: “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình

không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có

nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực

này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tễnh đi một chân”. Về dân chủ ông Bách nói: “Dân chủ không phải là ban ơn,

không phải là mở rộng dân chủ. Đó là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát, do tấm lòng của người

lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ hóa là khơi động trí tuệ của toàn dân tộc để tháo gỡ khó khăn và đưa đất

nước đi lên kịp thời đại”. Về kinh tế, ông Bách cho rằng: Hai vấn đề chủ yếu của cơ chế kinh tế là vấn đề sở hữu và vấn đề thị trường (luận

đề: Kế hoạch nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên thị trường). Hai vấn đề chính của cơ chế chính trị là: quản lý nhà nước và quản

lý kinh doanh, vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực của nhân dân (luận đề: Đảng nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên xã hội).

131

Ông Trần Xuân Bách nói: “Sau vụ đàn áp Thiên An Môn, Trung Quốc không tuyên truyền về cải tổ ở Liên Xô nữa. Ở Liên Xô,

Gocbachốp coi cải tổ là cuộc cách mạng với các thành phần và các nhân tố khác nhau, đan xen nhau, thống nhất với nhau và độ dài của cải

tổ có thể là hàng chục năm. Đồng chí Gocbachốp nêu lên ba vấn đề chính của cải tổ dân chủ hóa, hạch toán kinh tế và cải tổ Đảng, cải tổ

để có chủ nghĩa xã hội nhiều hơn. Đặt vấn đề như vậy là đúng chứ không sai”. Ông Bách cho rằng: “Mác sống thời chủ nghĩa tư bản cổ

điển, ngày nay là chủ nghĩa tư bản hiện đại, có nhiều cái khác với thời Mác. Ngay thời Lê-nin, khi đề ra chính sách kinh tế mới (NEP),

cũng đã đổi khác với những dự báo của Mác rồi. Phải có tư duy khoa học. Tụng từng câu ‘Kinh Thánh’ trong sách Mác không bảo vệ

được chủ nghĩa Mác đâu. Ngay cả về chủ nghĩa xã hội hiện nay đang có những cuộc tranh luận để hiểu nó thế nào cho đúng. Mục tiêu của

chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là đi tới một xã hội, trong đó sự phát triển toàn diện của mọi người là điều kiện cho sự phát triển

toàn diện của xã hội như Mác và Ănghen nói trong ‘Tuyên ngôn Cộng sản’. Còn cụ thể như thế nào thì ta phải tìm. Trong Hội nghị Trung

ương Bảy, có thảo luận một vấn đề thú vị: Ban Văn hoá Tư tưởng đề nghị nêu những thuộc tính của chủ nghĩa xã hội, nhưng bị bác bỏ”

(Bài nói chuyện ở 53 Nguyễn Du vào ngày 13-12-1989 của ông Trần Xuân Bách bản lược ghi được “Câu lạc bộ những người kháng chiến

cũ” quay ronéo và phổ biến).

132

Bức Tâm thư ngày 22-1-1990 của nhóm Nguyễn Ngọc Giao gửi về Việt Nam viết: “Do những đường lối, chính sách không phù hợp

với tình hình thế giới cũng như với thực tế của Việt Nam, nước ta đã bị cô lập về mặt kinh tế cũng như ngoại giao và vẫn chưa thoát ra

khỏi cảnh nghèo khó. Đau lòng hơn nữa, cuộc đổi mới khởi động năm 1986 đã bị trì hoãn, bỏ lỡ một cơ may lớn, làm tổn thương lòng tin

của nhân dân mới phần nào được phục hồi. Những biến cố vừa xảy ra ở Đông Đức, Tiệp Khắc và nhất là Rumani cho thấy là trong một

tình hình chính trị, kinh tế, xã hội bế tắc kéo dài quá lâu, sự thụ động bề ngoài của quần chúng mà sức kiên nhẫn chịu đựng dẫu sao cũng

có giới hạn, nhiều khi chỉ là sự bình lặng trước cơn bão lớn. Để tránh cho đất nước khỏi rơi vào thảm kịch Thiên An Môn hay Rumani,

trước tiên cần nhận thức rằng không thề dùng đàn áp hay bạo động để giải quyết những vấn đề trầm trọng hiện nay của đất nước mà phải

tìm được những phương pháp chính trị thích nghi”. Bức Tâm thư kêu gọi: “Hãy vì quyền lợi tối cao của dân tộc, sớm cải tổ hệ thống chính

trị hiện có bằng cách: Thực sự tách rời các định chế của Nhà nước ra khỏi bộ máy chính đảng để cho Nhà nước thu hồi trọn vẹn những

quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của mình, để cho không một ai cũng như không một tổ chức nào có thể đứng trên và chi phối Nhà

nước; Thiết lập một nền dân chủ đa nguyên, thực sự bảo đảm an toàn cá nhân và các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, lập

đảng”.

133

Những người ký tâm thư, sau đó, hoặc không được cấp visa về nước, hoặc bị thẩm vấn, có người được nêu tên trong suốt 14 năm

trời ở “Bảo tàng tội ác Mỹ - Ngụy”; danh sách 34 người ký tên đầu tiên được niêm yết ở trụ sở các tỉnh đội và cơ quan công an, nhân viên

sứ quán ở nhiều nước (kể cả đại sứ) được chỉ thị ngăn chặn đồng bào ký tên hay thúc ép rút tên nhưng bức Tâm thư vẫn có hơn 700 người

ký.

134

Ông Trần Xuân Bách li dị từ năm 1956 và sống độc thân cho tới giữa thập niên 1970, khi ông đang làm trưởng Ban Tôn giáo của

Đảng. Một lần đến sân bay Gia Lâm đón đoàn khách quốc tế, ông Bách nhìn thấy một cô gái chỉ mới ngoài hai mươi, tóc dài, gương mặt

trái xoan, trắng mịn và xinh đẹp. Người con gái đó là Trần Thị Đức Thịnh, sinh năm 1954 ở làng Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội. “Anh ấy

yêu tôi từ phút đầu”, bà Thịnh kể. Bà Thịnh nói tiếp: “Tôi cũng yêu anh ấy nhưng khi anh đặt vấn đề thì tôi sợ. Anh Bách hơn tôi hai mươi

tám tuổi. Tôi chỉ là một nữ tiếp tân phụ trách đội nữ nhà bàn ở nhà khách trung ương còn anh thì đang là một nhà lãnh đạo tên tuổi”. Mối

tình của họ thoạt đầu bị dư luận phản đối. Năm 1975, bà Thịnh được điều vào Sài Gòn làm việc ở Nhà khách Trung ương T78 những sự

xa cách lại làm cho họ thêm quyết tâm. Năm 1976, trước Đại hội Đảng lần thứ IV, Lê Đức Thọ gặp Trần Xuân Bách: “Chúng tớ muốn cơ

cấu cậu vào Trung ương nhưng cái dở là cậu lại yêu cô Thịnh. Cậu chọn thế nào?”. Bà Thịnh kể: “Chồng tôi nói lại với ông Sáu Thọ: ‘Vào

Trung ương thì cũng chỉ một hai khóa rồi thôi, còn lấy vợ để sống cả đời anh ạ’. Rất may là cả ông Trường Chinh và Lê Duẩn đều ủng hộ:

‘Lấy vợ là việc riêng, đừng can thiệp!”. Tháng 12-1976, họ cưới nhau, năm 1977 sinh con gái đầu lòng đặt tên là Trần Vũ Vân Anh, năm

1982 sinh tiếp cô con gái thứ hai đặt tên là Trần Vũ Xuân Hương.

135

Sau khi bị mất chức, ông Trần Xuân Bách vẫn được ở lại biệt thự 65 Phan Đình Phùng, nhưng các chế độ thực phẩm từ cửa hàng

“Tôn Đản” thì ngay lập tức bị cắt. Về sau, ông được cấp một căn biệt thự khác có khuôn viên rộng 400m2 ở khu Trung Tự, từ tháng 9-

1995 ông chuyển về đây.

136

Trong “Kiến nghị về một chương trình cấp bách nhằm khắc phục khủng hoảng”, Giáo sư Phan Đình Diệu cho rằng: “Môṭ chế đô ̣

chı́nh tri ̣dân chủ , đoàn kết và hòa hơp̣ dân tôc̣ . Nền kinh tế thi ̣trườ ng vớ i sư ̣ tôn troṇ g đầy đủ quyền tư ̣ do kinh doanh và trao đổi hàng

hóa củ a mo ̣ i thành viên xã hô ̣ i tất yếu phải được hỗ trợ bở i mô ̣ t chế đô ̣ chı́nh tri ̣tôn troṇ g các quyền tư ̣ do dân chủ củ a moị ngườ i dân”.

“Nỗi ám ảnh của quá khứ” của giáo sư Trần Quốc Vượng viết: “Có đôc̣ lâp̣ rồi chăng, nhưng hoạ lê ̣ thuôc̣ vâñ luôn luôn mai phuc̣ , cả về

mô hı̀nh chı́nh tri ̣và sư ̣ phát triển kinh tế… Có thống nhất rồi chăng, nhưng mầm chia re ̃ vâñ moc̣ rê ̃ sâu xa, nào Bắc/Nam, nào côṇ g

sản/không côṇ g sản… Điều chắc chắn là nhân dân chưa có haṇ h phú c, tư ̣ do thâṭ sư”̣ . Ngày 1-3-1990, khi nói chuyện với cán bộ Ban Tổ

chức Trung ương, nhà văn Dương Thu Hương cảnh báo: “Nếu Đảng và nhà nướ c không có mô ̣ t chương trı̀nh cải cách thâṭ sư ̣ và triêṭ để,

không tı̀m được mô ̣ t mô hı̀nh xã hô ̣ i tiến bô ̣ thı́ch hơp̣ vớ i các điều kiêṇ lic̣ h sử Viêṭ Nam thı ̀ chắc chắn se ̃ xảy ra môṭ cuôc̣ lưu huyết”. Theo

nữ văn sỹ Dương Thu Hương, hai điều cốt lõi củ a cải cách xã hô ̣ i, là: Bỏ ngay nguyên tắc chuyên chı́nh vô sản và nguyên tắc tâ ̣ p trung dân

chủ . Theo bà: “Thực chất hai nguyên tắc này đảm bảo cho mô hı̀nh môṭ xa ̃ hôị đôc̣ tài và cưc̣ quyền. Tôi nói goṇ laị: Xa ̃ hôị ta chı ̉ có thể

được cải cách và phát triển khi nó thủ tiêu hai nguyên tắc đã quá la ̣ c hâ ̣ u và man rợ: chuyên chı́nh và tâp̣ trung”. Năm 1989, Dương Thu

Hương đã bị khai trừ Đảng tịch vì đã viết những cuốn sách ám chỉ chủ nghĩa xã hội là những “Thiên đường mù”, là những “Bờ ảo vọng”.

137

Thông báo số 232/TB-TW, ngày 6-12-1990 của Ban Bí thư viết: “Các thế lực phản đô ̣ ng đã lợi du ̣ ng và lôi kéo Thành Tı́n để phuc̣

vu ̣ âm mưu củ a chúng hòng chống phá cách ma ̣ ng nướ c ta, thực hiê ̣ n diễn biến hòa bı̀nh, bôi xấu Đảng và Nhà nước ta, chia rẽ nhân dân

và Đảng, làm cho nhân dân mất tin tưở ng ở Đảng, ở chế đô ̣ xã hô ̣ i chủ nghı̃a

, kı́ch đôṇ g và gây sứ c ép đòi Đảng ta thay đổi đườ ng lối, từ

bỏ sự lãnh đa ̣ o. Viê ̣ c làm củ a Thành Tı́n ở Pháp cùng những bài nói của Thành Tı́n trên đài BBC (Anh) mang tı́nh chất phản bôị Đảng và

nhân dân ta, gây tác haị nghiêm troṇ g về nhiều măṭ... Ban Bı ́ thư giao cho Ban tư tưở ng-văn hóa Trung ương vac̣ h rõ những quan điểm sai

trái trong những lời phát biểu của Thành Tı́n trên đài BBC (Anh) để toàn Đảng biết, giao cho Ban biên tâp̣ báo Nhân Dân bày tỏ trên báo

Nhân Dân thái đô ̣ củ a mı̀nh đối vớ i hành đô ̣ ng củ a Thành Tı́n”.

138

Công văn ngày 27-8-1991 của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đã xếp những phát biểu này vào danh mục những “bài nói, bài

viết chống đối chế đô ̣ và sư ̣ lañ h đaọ củ a Đảng”. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương cho in roneo những bài viết này, gửi trưở ng ban tuyên

huấn các tı̉nh, thành, đă ̣ c khu, yêu cầu họ “nghiên cứ u phân tı́ch, phê phán những quan điểm sai trái và giáo duc̣ cảnh giác, vac̣ h trần

những luâṇ điêụ , xuyên tac̣ , chống đối” của các tác giả. Theo công văn ngày 27-8-1991, các giáo sư Phan Đình Diệu, Trần Quốc Vượng,…

được xếp chung với ông Bùi Tín.

139

Theo ông Võ Viết Thanh, khi ấy là Thứ trưởng Bộ Nội vụ phụ trách An ninh: “Không phải công an mà Văn hóa Tư tưởng có dùng

một số biện pháp rất căng với chị Dương Thu Hương. Tôi cho anh em A25 tiếp cận khuyên chị: Bên ngoài có thể lợi dụng, chị nên cẩn

thận, nếu sa đà quá thì trong bối cảnh này bất lợi cho một nước đang tập trung đổi mới kinh tế và đang cần ổn định. Tôi đề xuất và ông

Mai Chí Thọ cũng đồng ý là không nên bắt. Khi đó, chị Hương xin xuất cảnh tôi vẫn cho chị đi dù Tuyên huấn khuyên không nên cho đi.

Một hôm, tôi đang công tác ở miền Nam thì nhận được điện của Cục Tham mưu nói Ban Bí thư yêu cầu bắt Dương Thu Hương. Tôi biết

đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Linh và ông Nguyễn Đức Bình nên trả lời: Đã Ban Bí thư chỉ đạo thì chúng ta phải chấp hành”

140

Thư ký của Tổng Bí thư Đỗ Mười, ông Nguyễn Văn Nam, kể: Khi ông Đỗ Mười lên thay, Văn Phòng phải đổi xe cho ông bằng

cách, một buổi sáng trước giờ vào Vinh công tác, Văn phòng báo là chiếc Lada bị hư, phải thay gấp bằng một chiếc Nissan mới. Ông Đỗ

Mười đành phải lên chiếc Nissan rồi trong suốt chuyến đi ông nhận ra “xe tư bản” chạy êm hơn rất nhiều so với chiếc Lada xã hội chủ

nghĩa. Tới Vinh, ông Đỗ Mười xuống xe, vươn vai khoan khoái. Cán bộ Văn phòng chớp thời cơ thưa với ông: “Sức khỏe của anh là tài

sản quốc gia, từ nay, đề nghị anh sử dụng chiếc xe này”. Ông Đỗ Mười im lặng và chiếc Lada được đem “thanh lý”.

141

Theo báo Nhân Dân số ra ngày 14-6-1988: Xử lý hộp đen hay gọi theo cách thông dụng là “quay hộp đen” nhằm tăng hiệu quả sản

xuất kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp là một biện pháp quan trọng góp phần chống lạm phát, ổn định tình hình kinh tế, xã hội.

Đến xí nghiệp, hợp tác xã nào đồng chí Tổng Bí thư cũng nêu vấn đề đó, nghe báo cáo và thảo luận với giám đốc và công nhân, yêu cầu

được nghe về biện pháp “xử lý hộp đen”… Đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Đã từ lâu nay, thiết bị, vật tư chúng ta tính ra giá quá rẻ,

tính không đủ ‘đầu vào’, nhà nước bù lỗ quá lớn. Tình trạng ‘lời giả’, ‘lỗ thật’ rất phổ biến. Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư: “Chúng ta phải

có trách nhiệm với người sản xuất và người tiêu dùng. Không nên vin vào ‘thị trường chấp nhận’ rồi đưa giá lên, vì trong lúc này có những

thứ giá cắt cổ mà người mua vẫn chấp nhận”.

142

Số ra ngày 14-6-1988.

143

Thư của Giáo sư Hoàng Tụy và Giáo sư Phan Đình Diệu gửi báo Nhân Dân viết: Hơn một tháng nay, trên các báo trung ương

thường thấy xuất hiện, cả ở dòng tít lớn, một số thuật ngữ mới như “hộp đen”, “xử lý hộp đen” và “quay hộp đen”. Mới nghe, tưởng như

các nhà quản lý kinh tế nước ta đang trên đà đổi mới, dám mạnh dạn vận dụng cả những khái niệm điều khiển học mà ngay cả các nước

tiên tiến nhất cũng chỉ mới có một sốt ít nhà chuyên môn dùng đến. Nhưng, đọc kỹ thì hóa ra các thuật ngữ khoa học đó bị hiểu sai lạc và

sử dụng tùy tiện, không ăn nhập gì với nội dung khoa học thật sự của chúng. Điều đáng tiếc nhất là các vấn đề được bàn tới bằng các thuật

ngữ đó lại là những vấn đề cực kỳ hệ trọng và nghiêm chỉnh của đất nước ta hiện nay… Và, trong số những người hay dùng thuật ngữ đó

lại có nhiều cán bộ lãnh đạo từ cấp cao tới cấp thấp. Theo Giáo sư Hoàng Tụy và Giáo sư Phan Đình Diệu: Trong điều khiển học, hộp đen

(black box) chỉ dùng để chỉ một hệ thống mà người nghiên cứu không có khả năng hoặc điều kiện để biết (hoặc không cần biết) cấu trúc và

cơ chế hoạt động bên trong của nó. Do đó, phải nghiên cứu hệ thống bằng cách quan sát và theo dõi mối quan hệ giữa các tác động từ bên

ngoài vào với các phản ứng đáp lại của hệ thống… Như vậy, các thuật ngữ ‘xử lý hộp đen’, ‘quay hộp đen’ là hoàn toàn vô nghĩa…”. Sau

khi dẫn các giải thích của các nhà lãnh đạo cũng như một số “nhà khoa học” đăng trên các báo, Giáo sư Hoàng Tụy và Phan Đình Diệu kết

luận rằng: “Không có một nhà điều khiển học đứng đắn nào, không có một nhà kinh tế học nghiêm chỉnh nào lại có thể hiểu về hộp đen

như thế. Khi viết những dòng nói trên, hai vị giáo sư khả kính đã phải rào đón: Chúng tôi rất phân vân: chẳng lẽ im lặng, cứ để việc không

hay này kéo dài mà không có ý kiến. Nhưng, góp ý thì đụng đến báo chí (nhất là báo Đảng), đụng đến lãnh đạo. Thật ra ai cũng hiểu rằng,

cán bộ lãnh đạo dùng các thuật ngữ khoa học không phải do tự mình nghĩ ra mà do gợi ý của các tham mưu khoa học. Cho nên đáng trách

ở đây là các tham mưu khoa học nào đó đã không thận trọng, bản thân chưa nắm vững các khái niệm cơ bản của điều khiển học mà đã

dám mượn uy tín lãnh đạo tung các khái niệm ấy ra quần chúng một cách vô trách nhiệm (Văn Nghệ 30-7-1988).

144

Theo Trần Độ: “Đây không phải là một vở kịch hay. Nhưng, Ban Tuyên huấn Hà Nội muốn ‘đánh chết’. Thay vì nói thẳng với

đoàn kịch, họ tổ chức một buổi trình diễn có cả Bí thư Thành ủy Nguyễn Thanh Bình và Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương dự,

hy vọng Ông Độ, ông Bình chê, rồi ‘cáo mượn oai hùm’, kết liễu đời một tác phẩm”. Nhưng xem xong vở kịch, Trần Độ đề nghị cứ cho

đoàn kịch diễn. Tháng 6-1988, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 5, khóa VI, Nguyễn Văn Linh phê phán một số tác phẩm văn nghệ, trong

đó có vở kịch “Em đẹp dần lên trong mắt anh”. Theo Trần Độ, cuối phần phát biểu ông Linh kết luận: “Dân chủ phải có lãnh đạo, tự do

không phải là vô bờ bến”. Trần Độ nói lại: “Sáng nay, đồng chí Tổng Bí thư trong khi nói về Văn hóa văn nghệ có nhận xét đánh giá một

số tác phẩm. Tôi đề nghị nên coi đó là ý kiến của một công chúng bình thường thưởng thức nghệ thuật”. Nguyễn Văn Linh phát biểu buổi

sáng, Trần Độ trả lời vào buổi chiều, nhưng chiều hôm đó ông Linh lại không có mặt. Bốn chữ “công chúng bình thường”, theo Trần Độ:

“Đã được một số kẻ cơ hội nống lên để kích Tổng Bí thư... Trong một cuộc họp Bộ Chính trị, Đào Duy Tùng, Bí thư Trung ương Đảng

phụ trách công tác tư tưởng, nói: Sau Nghị quyết 05 có xảy ra một số sự kiện đáng lưu ý, trong đó có chuyện đồng chí Trần Độ nói Tổng

Bí thư là một công chúng bình thường...”. Trần Độ nhớ lại: “Thế là anh Linh giận tôi. Tôi biết rõ điều này qua thái độ của anh đối với tôi

những ngày sau đó. Trong một dịp làm việc với Bộ Chính Trị, anh Linh đã nói một cách nghiêm trọng với tôi: Anh nói thế là xúc phạm tôi

một cách nặng nề”. Trần Độ kể rằng, ông đã cố gắng xử lý mối bất hòa với Tổng Bí thư bằng cách viết thư. Nhưng, ảnh hưởng của Trần

Độ với phong trào đổi mới trong văn nghệ coi như kết thúc khi, cuối thư trả lời Trần Độ, ông Nguyễn Văn Linh “tái bút: Dạo này tôi bận

lắm, vì vậy có chuyện gì về văn hóa văn nghệ anh nói với anh Đào Duy Tùng, chứ đừng nói chuyện với tôi nữa”.

145

Trần Hoài Anh, Văn Nghệ 30-4-1988.

146

Báo Văn Nghệ ngày 1-10-1988.

147

Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 15-12-1988.

148

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói: “Sự nghiệp đổi mới ở nước ta, công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác

đang đặt ra nhiều vấn đề mới tác động đến nhận thức tư tưởng và tâm trạng chính trị, xã hội phức tạp. Kẻ thù và những phần tử xấu đang

xuyên tạc tình hình, phá hoại lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa” (Tuổi Trẻ 15-12-1988).

149

Tô Hòa sinh năm 1926 tại Quảng Ngãi, năm 1945 ông tham gia cướp chính quyền tại Sài Gòn. Năm 1954 ông đi tập kết làm báo ở

miền Bắc, năm 1970 về lại miền Nam làm trưởng Tiểu Ban Báo chí Khu ủy Sài Gòn-Gia Định.

150

Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 1-7-1989.

151

Tờ Tuổi Trẻ (ngày 9-7-1987) đưa tin: Tối 7-7-1987, Ban Chấp hành Thành Đoàn họp thông qua danh sách dự kiến, Phạm Phương

Thảo làm bí thư; Lê Văn Nuôi làm phó bí thư thường trực. Việc ban chấp hành cũ giới thiệu người vào các chức danh cụ thể là một việc

làm rất cũ của hệ thống chính trị nhưng thông tin đó đã làm cho các đại biểu về dự đại hội có cảm giác như họ bị đặt vào tay một “chuyện

đã rồi”. Hôm sau, 11-7-1987, đúng ngày Đại hội Đoàn Thành phố bỏ phiếu, báo Tuổi Trẻ lại “nhắc nhở” các đại biểu khi cho dịch từ báo

Liên Xô câu nói của đại biểu Huyện đoàn Cuốc-scơ (Kursk): “Chúng tôi cần thủ lĩnh Đoàn cho chính mình chứ không phải cho cấp trên”.

Kết quả: Phạm Phương Thảo đã không trúng cử; Lê Văn Nuôi, nguyên chủ tịch Tổng hội học sinh Sài Gòn trước 1975, trở thành bí thư

Thành Đoàn. Việc làm này của Tuổi Trẻ bị Thường vụ Thành đoàn (cũ) phê bình: “Đã làm cho đoàn viên thanh niên hiểu lầm là Ban Chấp

hành cũ làm việc không dân chủ” (Tuổi Trẻ 14-7-1987).

152

Kim Hạnh, Những Gương Mặt Triều Tiên Tôi Đã Gặp, Tuổi Trẻ 27-7-1989 và Đến Thăm Trường Mẫu Giáo Bình Nhưỡng, Tuổi

Trẻ 29-7-1989.

153

Thông báo Kỷ luật nhà báo Vũ Kim Hạnh được ông Nguyễn Võ Danh ký ngày 8-8-1991 cho biết: “Cá nhân đồng chí Tổng Biên tập

Kim Hạnh đã bộc lộ những sai lầm về quan điểm chính trị, thiếu vững vàng về lập trường giai cấp công nhân… Những sai lầm đó được bộc

lộ rõ nhất là từ năm 1989 tới nay”.

154

Hồ Chí Minh được “chính sử” ghi là không lấy vợ vì “cả cuộc đời vì nước vì non”.

155

Năm 1991, khi viết bài thơ: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ, trong đó có hai câu: Ta nhờn nhợn cái há mồm vĩ nhân tôm cá/ Khạc đủ đồ

nghề thằng nọ con kia…, theo nhà thơ Nguyễn Duy là để “tức cảnh” khi nghe ông Nguyễn Văn Linh gọi “Con Hương, thằng Sáng”.

156

Bức thư của ông Võ Văn Kiệt đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng số ra ngày 8-1-1982 có tựa đề, “Kính chào thành phố thân yêu, xin

càng siết chặt tay hơn trên nhiệm vụ mới”, đoạn về ông Nguyễn Văn Linh được viết: “

Tôi xin phép được giới thiệu anh Nguyễn Văn Linh, ủy viên Bộ Chính trị, được

phân công về trực tiếp làm bí thư Thành ủy. Anh Mười với thành phố của chúng ta không phải là người xa lạ. Từ cuối những năm 1930, anh đã tham gia công tác ở Đảng bộ Sài Gòn. Suốt kháng chiến chống

Pháp, anh đã lãnh đạo Đảng bộ ở đây, sau năm 1954, từ lúc làm

b

í thư Xứ ủy Nam Bộ cho đến thời gian dài giữ những công việc chủ yếu trong Trung ương Cục miền Nam, anh luôn theo dõi sát phong trào

thành phố. Sau năm 1975, anh trực tiếp làm

b

í thư Thành ủy. Sau Đại hội IV, anh phụ trách Tổng Công đoàn và sau đó thay mặt Bộ Chính trị nhìn chung công việc các tỉnh phía Nam. Anh vẫn rất gần gũi phong

trào thành phố, thường xuyên góp ý kiến với Đảng bộ về nhiều chủ trương và biện pháp lớn. Bên cạnh anh Mười là cả một dàn cán bộ chủ chốt của Đảng bộ đều là những người đã vào sanh ra tử với phong trào,

gắn bó mật thiết với nhân dân nội, ngoại thành, giàu tính năng động, sáng tạo

”.

157

Bộ trưởng Thương mại 1991-1998.

158

Borisat Phatthana Khet Phoudoi - gọi tắt là BPKP.

159

Hồ sơ vụ án Cimexcol (tài liệu riêng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt).

160

Theo bản kiến nghị của các đại biểu thuộc đoàn đại biểu Quốc hội khóa VIII tỉnh Minh Hải gửi đi trong kỳ họp thứ Năm.

161

Tháng 4-1989, Ngô Hoàng Giang là phó Phòng Thời sự Đài Truyền hình Cần Thơ, được cử phụ trách hai ê-kip truyền hình tường

thuật phiên tòa xử vụ án mà “thần tượng” của bà, ông Năm Hạnh, bị xếp thứ hai mươi mốt trong hàng bị cáo.

162

Một nhân vật trong phim cùng tên của Trung Quốc, bị địa chủ hãm hại và được giải phóng bởi Hồng quân của Mao Trạch Đông.

163

Ngày 23-22-1997.

164

Thơ Tố Hữu.

165

Phía sau tấm ảnh mà ông Kiệt tặng Đại tá Trần Tấn Nghĩa ghi: “Mến tặng Nghĩa để kỷ niệm những ngày học tập ở Trường Đảng và

cũng là những ngày không thể quên nhau. VB (Việt Bắc) ngày 13-2-1952. Ký tên: Kiệt. Kiệt Nam Bộ”.

166

Tức Nguyễn Võ Danh, người bảo vệ Lê Duẩn trong chuyến đào thoát sang Campuchia, về sau là phó bí thư Thành ủy Thành phố

Hồ Chí Minh.

167

Mật danh của Khu IX

168

Bà Nguyễn Thị Bình, con gái của ông Linh, viết: “Tôi còn nhớ, mỗi lần đi công tác nước ngoài cha tôi tự tay duyệt danh sách cán

bộ đi kèm, chỉ ai thực sự cần thiết ông mới đồng ý cho đi, ông cấm việc lợi dụng đi nước ngoài để buôn bán. Có lúc ông nóng giận làm căng

tới mức anh em chưa hiểu cho là ông không biết thông cảm, thiếu tế nhị. Sau đó, khi vui vẻ ông mới kể lại những gì ông đã nghe người ta xì

xào về các chuyến chuyên cơ đầy ắp hàng hóa, thực hư chưa biết nhưng để cho nhân dân nghi ngờ như vậy thì buồn cho Đảng lắm. Đối

với gia đình, cha tôi cũng giữ nguyên tắc đó, suốt thời gian làm tổng bí thư ông chỉ cho người nhà theo ra nước ngoài hai lần. Một lần khi

Thủ tướng Ấn độ Ragiv Gandhi mời cả phu nhân cùng sang thăm. Lần thứ hai khi Đảng Cộng sản Liên xô mời cả gia đình cùng sang nghỉ”.

169

Ung Văn Khiêm là một trong những người đầu tiên dự lớp huấn luyện Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc tổ chức và trở thành một

trong những xứ ủy viên đầu tiên của Nam Bộ khi ba tổ chức cộng sản ở Nam kỳ hợp nhất. Tháng 8-1945, ông Ung Văn Khiêm là bí thư

Xứ ủy Nam Kỳ; ông làm bí thư Bạc Liêu khi ông Kiệt là phó bí thư. Năm 1963, sau Nghị quyết 9 “chống xét lại”, ông mất chức bộ trưởng

Bộ Ngoại giao những vẫn còn được giữ chức bộ trưởng Bộ Nội vụ. Sau năm 1967, ông bị quy kết dính líu tới “nhóm chống Đảng”, rồi

chính thức bị kỷ luật vào năm 1972 và bị cô lập tại gia những năm tiếp đó.

170

Sau năm 1975, ông Võ Văn Kiệt đón gia đình ông Ung Văn Khiêm vào Sài Gòn, cấp cho ông một căn nhà trên đường Phan Thanh

Giản.

171

Con gái ông, chị Nguyễn Thị Bình, viết: “Nhà có mảnh vườn còn rộng cha tôi nói chặn lại dành nuôi thêm gà vịt, trồng thêm rau

trái. Tôi còn nhớ rõ những ngày ấy, bước chân ra khỏi cơ quan là đạp thẳng tới Cầu Sắt mua cám cho cút, tới nhà dựa xe vào tường là vội

vàng dọn chuồng, rồi trộn cám cho ngày mai, mang giỏ trứng đi bỏ mối, nhiều bữa chín mười giờ đêm mới ăn cơm chiều… Cha thấy chúng

tôi vất vả cũng xót xa lắm, ông hay xuống dưới chuồng nhắc chúng tôi nghỉ tay ăn cơm, lúc rảnh việc ông giúp chúng tôi cho cút ăn, thay

nước uống”.

172

Nguyễn Thị Sứ sinh năm 1934 tại Kiên Giang, thường trú tại quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Từng tham gia lực lượng Thanh niên

Tiền Phong nhưng sau năm 1954 chọn ở lại miền Nam.

173

Khi chính quyền Ngô Đình Diệm lập ấp chiến lược, ba má ông Võ Viết Thanh đã lớn tuổi, chống không vô ấp. Tối 26-8-1962, một

toán lính đồn Lương Phú, huyện Giồng Trôm, Bến Tre, đóng giả giải phóng quân vào nhà “mời hai bác ra gặp giải phóng quân về”. Ông bà

cảnh giác không đi, liền bị trói dẫn ra bờ sông cắt cổ. Sáng hôm sau, Chính quyền Sài Gòn tung tin, “Gia đình có hai con đi tập kết, hai con

đi giải phóng quân mà Việt cộng còn về giết thế này, cho nên không ai ở ngoài ấp chiến lược được”. Về cáo buộc bắt hai cán bộ quân báo,

theo ông Võ Viết Thanh: Chiều 30-4-1975, trinh sát bắt được hai người: Phan Mậu, nguyên trung đoàn trưởng, Sư đoàn 5, đầu hàng Sài

Gòn trong chiến dịch Mậu Thân; Lê Đức Phượng, một tình báo viên được Cục II đánh vào năm 1954 nhưng sau đó khi bị lộ đã phản bội.

ông Thanh, khi ấy là Chính trị viên một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn quân báo 316, chỉ đạo thả. Nhưng, ngày 2-5-1975, ông Thanh nói: “Lữ

đoàn trưởng đi giao ban Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh về, truyền đạt lệnh: Trong khi còn tranh tối tranh sáng cần xử lý ngay những

tên đã gây tội ác. Anh yêu cầu tôi cho bắt lại hai đối tượng đã tha vào chiều 30-4. Tôi truyền lệnh cho đại đội trinh sát rồi từ đó bị công việc

cuốn đi, không kiểm tra lại việc này nữa”. Sau Đại hội, ông Võ Viết Thanh cho lục lại toàn bộ hồ sơ, thì được Tư lệnh Quân khu Thủ đô

cho biết, Lê Đức Phượng vừa mới được Cục II cấp tốc lập hồ sơ công nhận liệt sỹ. Theo ông Võ Viết Thanh: “Sau này, khi đối chất trong

một cuộc họp của Bộ Chính trị, Tư Văn phải công nhận, Phượng không phải là đại úy cũng không phải là đảng viên. Tư Văn nói: Do có sự

nhầm lẫn ở phòng chính sách”.

174

Sau khi Võ Viết Thanh bị đưa ra khỏi danh sách ứng cử Ban chấp hành Trung ương, ngày 24-6-1991, Lê Đức Anh viết bức thư thứ

2: “Kính gửi anh Linh, anh Tô, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Trước đây khi chuẩn bị nhân sự cho Đại hội VI, tôi đề nghị với Bộ Chính trị

Khóa V cho phép tôi được chuyên trách làm công tác tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, không làm việc gì khác. Bộ Chính trị lúc bấy giờ

không chấp nhận và nói tiếp tục làm thêm một khóa nữa. Theo sự phân công của Đảng, tôi đã cố gắng chấp hành nghiêm túc quyết định

của Đảng. Hiện nay tuổi đã lớn mà vẫn chưa thực hiện được nguyện vọng cần thiết đó. Nay do công việc cần thiết tôi có thể tiếp tục làm

việc thêm vài năm nữa như nghiên cứu phối hợp chiến lược quốc phòng-an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế trước tình hình diễn biến

rất phức tạp. Nếu Đảng phân công công việc cao hơn, nặng hơn không hợp với sở trường của tôi, trong khi tuổi đã lớn, chắc chắn tôi sẽ

không làm được, có hại cho công việc của Đảng, của Tổ quốc. Xin Đảng cho phép tôi, phân công cho tôi chuyên trách công tác tổng kết

kinh nghiệm chiến tranh và cùng với anh em nghiên cứu nâng cao những kinh nghiệm đó ứng dụng vào tình hình mới, và xin được rút khỏi

danh sách đề cử vào Bộ Chính trị Trung ương khóa VII. Mong các anh chấp nhận. Lê Đức Anh”(Đại tướng Lê Đức Anh, Nhà Xuất bản

Quân đội Nhân dân 2005, trang 243). Lê Đức Anh ra viện khi Đại hội Đảng lần thứ VII bắt đầu. Ông Võ Viết Thanh kể: “Giờ giải lao, đích

thân Lê Đức Anh tìm tôi, rồi nắm lấy tay tôi kéo ra một hàng ghế bên hành lang Hội trường. Ông nói: Việc xảy ra khi tôi đang bị chảu máu

dạ dày, phải nằm viện nên không biết. Chuyện Bảy Thanh thì tôi biết rõ là không có vấn đề gì. Để từ từ rồi mình tính”. Ông Võ Viết

Thanh nói: “Nghe ông Lê Đức Anh nói vậy tôi cũng xúc động, nghĩ, Cục II làm như vậy có thể chỉ do mối quan hệ giữa tôi với Tư Văn.

Nhưng, khi tôi chuẩn bị rời Bộ Nội vụ về Sài Gòn, anh Bùi Thiện Ngộ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, gọi tôi lên nói thì tôi mới giật mình. Anh Ba

Ngộ nói: Bảy Thanh ơi, tôi không biết Lê Đức Anh đối xử với anh thế nào nhưng, sau Đại hội, ông ấy bảo tôi đừng để Bảy Thanh ở trong

ngành mà nên chuyển ngay Bảy Thanh sang Bộ Thương mại”.

175

Năm 1983, sau gần bảy năm lặn lội với lực lượng Thanh Niên Xung Phong, ông được ông Võ Văn Kiệt yêu cầu về công tác trong

ngành Công an. Trong năm đó, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an Thành phố. Năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI,

ông chính thức trở thành ủy viên Trung ương khi Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Mỹ Hoa chỉ là ủy viên dự khuyết. Trung

tướng Võ Viết Thanh là anh hùng Quân đội. Bị buộc phải ra đi ở một thời điểm mà không ai nghĩ là còn có kẻ thù. Không chỉ gạt được

Tướng Giáp ra khỏi chính trường, vụ “Năm Châu - Sáu Sứ” còn chặn được con đường của ông Võ Viết Thanh, người mà ông Võ Văn Kiệt

hy vọng sẽ giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ khi ông trở thành Thủ tướng.

176

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Tướng Giáp kể: “Ông ngoại

tôi vốn là một lãnh binh theo nghĩa quân Cần Vương”. Những năm học ở Trường Quốc Học Huế, cậu Giáp thường tới nhà cụ Phan Bội

Châu đàm đạo và được cụ Phan cho mặc sức sử dụng kho sách của mình. Giáp cũng chơi thân với thầy giáo Đặng Thai Mai. Năm ông

mười sáu tuổi, người Pháp đuổi học Nguyễn Chí Diểu. Giáp khởi xướng một cuộc bãi khóa để phản đối. Vì sự kiện ấy Giáp cũng bị đuổi

học, về làng. Anh Nguyễn Chí Diểu đến An Xá tìm Giáp: “Chúng tôi đã lập Đảng Tân Việt”. Giáp bảo: “Tôi đi với anh”. Võ Nguyên Giáp

là người đã góp phần tích cực đưa Tân Việt tham gia Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 10-1930, Giáp bị bắt cùng với thầy Đặng Thai

Mai và nhiều người khác, trong đó có Nguyễn Thị Quang Thái, em gái nữ sĩ Nguyễn Thị Minh Khai. Năm 1929, Giáp cùng thấy Mai ra Hà

Nội, vừa dạy sử ở trường Thăng Long, vừa tự học lấy bằng cử nhân luật và kinh tế. Một trong những học trò của Tướng Giáp, ông Bùi

Diễm, người đã từng là bộ trưởng Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa năm 1965, viết: “Những gì về ông Giáp hồi ấy thật đặc biệt, vì vậy

mà hơn nửa thế kỷ sau, tôi vẫn còn nhớ rõ rệt. Phần giảng dạy của ông về Nã Phá Luân rất ly kỳ... Hình như ông đã in tất cả trong đầu và

sử trở thành một phần trong con người ông. Ông như chìm đắm vào thế giới của mình và ông lôi kéo học trò vào thế giới đó” (Bùi Diễm,

Trong Gọng Kìm Lịch Sử, Phạm Quang Khai xuất bản năm 2000, trang 21, 22, 23). Năm 1946, khi ông Đặng Thai Mai chuyển từ Sầm

Sơn ra Hà Nội, Giáp tìm tới thăm, lúc này cô con gái của thầy Mai, Đặng Bích Hà đã là một cô gái xuân mười chín. Họ lấy nhau và có bốn

người con. Sau 1954, cả gia đình Tướng Giáp, kể cả người con gái của ông và bà Quang Thái, Võ Hồng Anh, sống quây quần trong biệt

thự 30 Hoàng Diệu.

177

Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Sự Thật 2002, trang 36

178

Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Thị Quang Thái cưới nhau năm 1935. Năm 1940, khi cùng Phạm Văn Đồng sang Vân Nam gặp

Nguyễn Ái Quốc, Giáp chia tay với người vợ trẻ khi họ vừa có Hồng Anh, con gái đầu lòng. Sau đó, Nguyễn Thị Quang Thái bị Pháp bắt

rồi chết ở trong tù vào năm 1944. Theo lời kể của Giáo sư Võ Hồng Anh, con gái Tướng Giáp: “Năm 1929, cha tôi lần đầu tiên nghe nhắc

đến cái tên Nguyễn Thị Quang Thái, cô em gái trẻ, thông minh và rất xinh của Nguyễn Thị Minh Khai. Trong chuyến tàu cha tôi trở lại

Huế, tới Vinh thì gặp mẹ tôi lên tàu, cùng với một nữ sinh Đồng Khánh. Lúc đó mẹ tôi mặc áo dài, tóc để xõa, da trắng, gương mặt sáng.

Nhưng điểm gây ấn tượng với cha tôi nhất là đôi mắt”.

179

Tướng Giáp là người đội mũ phớt trong bức hình chụp “34 chiến sỹ này” nên về sau Lê Đức Thọ đã gọi ông là “ông tướng mũ

phớt”.

180

Năm 1948, với tư cách là ủy viên Thường vụ Trung ương, ông Thọ được cử vào Nam, nơi ông Lê Duẩn đang là bí thư Xứ ủy Nam

Bộ. Trong một hội nghị do Xứ ủy tổ chức vào năm 1949, Lê Đức Thọ đã xuất hiện như một cấp trên, chỉ trích Xứ ủy Nam Bộ bằng những

lời lẽ nặng nề. Theo ông Võ Văn Kiệt, người có mặt trong hội nghị này: “Mặc dù phái đoàn (anh Lê Đức Thọ) có những đánh giá không sát

với chiến trường Nam Bộ, nhưng trước hội nghị, anh Ba vẫn nhận lấy trách nhiệm một cách nghiêm túc. Phát biểu của anh Ba như tiếp

thêm nguồn sinh lực và làm cho hội nghị trở nên hào hứng khi anh phân tích có sức thuyết phục bằng tầm bao quát sâu rộng và những lý lẽ

được minh chứng bằng thực tiễn sinh động”. Con trai Tổng Bí thư Lê Duẩn, ông Lê Kiên Thành, nói rằng, khi mới vào Nam Bộ, ông Lê

Đức Thọ là cấp trên và ông cũng có ý định thay thế Lê Duẩn giữ chức bí thư Xứ ủy, nhưng đã bị ông Lê Duẩn thuyết phục hoàn toàn. Ông

Lê Đức Thọ sau đó đã chủ động xin ở lại làm phó cho Lê Duẩn.

181

Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, sinh ngày 10-10-1911, tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Cha là Phan Đình

Quế, làm hương trưởng, chánh hương hội ở xã, từng được ban hàm cửu phẩm. Hai vợ chồng ông Phan Đình Quế sinh được tám người

con, trong đó có ba người theo cộng sản: Phan Đình Khải (Lê Đức Thọ), Phan Đình Dinh (Đinh Đức Thiện), Phan Đình Đống (Mai Chí

Thọ). Năm mười lăm tuổi, khi đang học tại trường tiểu học tại Nam Định, Lê Đức Thọ đã tham gia bãi khóa và dự lễ truy điệu cụ Phan

Châu Trinh. Ba năm sau ông tham gia Đông Dương Cộng sản Đảng, làm bí thư chi bộ học sinh. Tháng 11-1930, thì bị bắt, bị kết án mười

năm khổ sai và bị đày đi Côn Đảo. Ông được tha trước thời hạn vào năm 1936. Nhưng, năm 1939, do có hai đảng viên phản bội, gần như

tất cả các tổ chức cộng sản ở bốn tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình đều bị vỡ, trên 500 nguời bị bắt, trong đó có ba anh em

Phan Đình Khải. Theo Hoàng Tùng, một người cùng quê, bị bắt chung, “Phan Đình Khải bị tra tấn rất dã man vẫn không khai”. Sau khi ra

khỏi nhà tù Sơn La, Lê Đức Thọ bắt đầu được giao phụ trách công tổ chức và huấn luyện cán bộ (từ tháng 9-1944) và được chỉ định làm

ủy viên Trung ương Đảng, trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ. Ông Thọ là một trong số các nhà lãnh đạo của Đảng dự hội nghị mở rộng

Ban Thường vụ Trung ương đêm 9-3-1945, hội nghị đề ra chủ trương “phát động một cao trào cách mạng đi tới cuộc tổng khởi nghĩa”.

Ông được cử vào Ban Thường vụ Trung ương tại hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng ở Tân Trào, tháng 8-1945 và kể từ sau Cách mạng

tháng Tám được chính thức giao phụ trách công tác tổ chức của Đảng. Từ năm 1956, sau khi ông Lê Văn Lương nhận án kỷ luật trong vụ

cải cách ruộng đất, Lê Đức Thọ chính thức làm trưởng Ban Tổ chức Trung ương

182

Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Sự Thật 2002, tr 36

183

Báo Nhân Dân số ra ngày 12-7-1956.

184

Bài diễn văn ngày 9-7-1956 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đoạn: “Tháng 7-1956 đã đến, cuộc tổng tuyển cử đúng kỳ hạn theo

hiệp định Geneva quy định đang bị đế quốc Mỹ và chính quyền miền Nam phá hoại. Nhưng, trong thời gian hai năm qua nhân dân ta đã

thu được những thắng lợi to lớn: miền Bắc được giải phóng và bước đầu được củng cố, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam được

giữ vững và rèn luyện, sự đồng tình quốc tế ngày càng vững thêm… Chủ trương của chúng ta là thống nhất nước nhà bằng phương pháp

hòa bình, và chúng ta nhận định rằng trong điều kiện trong nước và thế giới hiện nay, sự nghiệp thống nhất nước nhà của Việt Nam ta có

khả năng hoàn thành bằng phương pháp hòa bình… Chúng ta đã kháng chiến lâu dài để tranh thủ hòa bình, hòa bình được lập lại là một

thắng lợi của nhân dân ta. Hòa bình càng được củng cố lâu dài thì thắng lợi của ta càng có điều kiện phát triển. Chúng ta kiên quyết đấu

tranh lâu dài để thực hiện thống nhất nước nhà. Đó cũng tức là cuộc thi đua hòa bình giữa chế độ chính trị của miền Bắc và chế độ chính

trị của miền Nam ở trong phạm vi một nước” (Báo Nhân Dân số ra ngày 12-7-1956).

185

Báo Nhân Dân số ra ngày 12-7-1956.

186

Báo Nhân Dân số ra ngày 12-7-1956.

187

Trong bài phát biểu trước cuộc mit tin ở Hà Nội ngày 9-7-1956, Tướng Giáp nói: “Trong tình thế hiện nay, chủ trương đó (thi đua

hòa bình) là chủ trương chính xác duy nhất. Nhận định trên hoàn toàn phù hợp với sự phân tích tình hình thế giới của Đại hội lần thứ 20

của Đảng Cộng sản Liên Xô, đại hội đã nêu ra những hình thức mới tiến lên chủ nghĩa xã hội trong đó có đường lối hòa bình phát triển

không dùng đến vũ trang đấu tranh” (Báo Nhân Dân số ra ngày 12-7-1956).

188

Văn Kiện Đảng Toàn Tập, tập 17-1956, trang 797-798.

189

Sách đã dẫn.

190

Báo Nhân Dân số ra ngày 12-7-1956.

191

Sách đã dẫn.

192

Nhiều tác giả, Tổng tập Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Sự Thật 2002, trang 35-36.

193

Nhiều tác giả, Tổng tập Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Sự Thật 2002.

194

Phạm Văn Trà, Đời Chiến Sĩ, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân 2009.

195

Nhiều tác giả, Tổng tập Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Sự Thật 2002, trang 36.

196

Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster 2003, trang 26

197

Sách đã dẫn

198

Hai đại đội Quân Giải phóng đã đọ súng với một lực lượng quân Việt Nam Cộng hòa đông gấp bốn lần, có thiết vận xa M113, máy

bay, pháo binh và cố vấn Mỹ. Kết quả, phía Việt Nam Cộng hòa: sáu mươi chết, 109 bị thương; cố vấn Mỹ: 3 chết, 8 bị thương. Phía

Quân Giải phóng, ngay trong đêm rút lui an toàn về Đồng Tháp Mười.

199

Viện trưởng Viện Triết học, Hiệu phó Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.

200

Tháng 4-1963, ông Ung Văn Khiêm đã bị cho thôi chức bộ trưởng Ngoại giao sang làm bộ trưởng Bộ Nội vụ.

201

Tháng 9-1963, Đại tá Lê Đức Anh được bổ nhiệm làm phó tổng tham mưu trưởng và vào “cuối mùa đông” năm đó ông được cử

vào Nam. Theo ông Lê Đức Anh: “Trước ngày ra đi ông Văn Tiến Dũng căn dặn: ‘Vào tới nơi anh báo cáo với hai anh Nguyễn Văn Linh

và Trần Văn Trà, bàn với các anh thực hiện Nghị quyết 15: Việc thứ nhất, ra sức xây dựng lực lượng quân sự tại chỗ; thứ hai, miền Đông

Nam Bộ thì nên mở rộng ra hướng biển Đông; thứ ba, cố giành và khai thác nhân tài, vật lực để phát triển cách mạng’. Sau đó, ông Lê

Đức Anh sang gặp ông Lê Duẩn tại số 6 Hoàng Diệu, ông Lê Duẩn nói: ‘Ba ý kiến đó đúng. Nhưng thêm một điều quan trọng nữa, là chú

trọng xây dựng lực lượng cách mạng và hoạt động vũ trang ở trong đô thị và vùng ven đô” (Đại tướng Lê Đức Anh, Nhà Xuất bản Quân

đội Nhân dân 2005, trang 63). Khi ấy, ở Trung ương Cục ông Nguyễn Văn Linh đang là bí thư; ở Bộ chỉ huy Miền, Tướng Trần Văn Trà

làm tư lệnh, cả hai đều nói: “Thế thì chúng ta cứ làm theo ý của anh Ba Duẩn và anh Văn Tiến Dũng” (Đại tướng Lê Đức Anh, Nhà Xuất

bản Quân đội Nhân dân 2005, trang 65).

202

Theo Đại tướng Phạm Văn Trà: “Ngày 1-12-1963, tôi được thông báo về nhận nhiệm vụ mới… Chúng tôi hành quân vào tập kết ở

Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây, các đồng chí Tô Ký, Đồng Văn Cống, quán triệt tình hình nhiệm vụ, động viên và bố

trí chuẩn bị lần cuối thật chu tất cho chuyến hành quân xa” (Đại tướng Phạm Văn Trà, Đời Chiến Sĩ, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân

2009, trang 87).

203

Giữa năm 1963, Sắc lệnh cấm treo cờ của các giáo phái, các nhóm tôn giáo và các đảng phải chính trị của Tổng thống Ngô Đình

Diệm đã tạo ra một làn sóng chống đối. Trong cuộc biểu tình tại Huế vào ngày 8-5-1963, binh lính đã nổ súng vào đoàn người biểu tình.

Ngày 11-6-1963, tại Sài Gòn, trước ngã tư Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt, hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu. Bức ảnh chụp vị

sư già ngồi thiền trong khi lửa cháy được truyền đi khắp thế giới như một bằng chứng về sự mất lòng dân của Ngô Đình Diệm. “Giọt nước

tràn ly” khi ngày 21-8-1963, lực lượng của Ngô Đình Nhu bất ngờ khám xét hàng loạt chùa chiền, bắt đi hơn 1.400 nhà sư.

204

Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster, 2003, trang 35

205

Ngày 2-11-1963: 6:20, ông Diệm gọi điện thoại cho Tướng Trần Văn Đôn xin đầu hàng và được an toàn tới phi trường để ra đi cùng

với Ngô Đình Nhu; 6:45 Tướng Khiêm được ông Diệm cho biết nơi hai anh em ông đang trốn; 7:00 Tướng Big Minh sai Mai Hữu Xuân đi

đưa ông Diệm về Bộ Tổng Tham Mưu; 8:30 hai anh em Diệm và Nhu bị giết trong một chiếc xe M113, trên xe khi ấy có Đại úy Nguyễn

Văn Nhung, cận vệ Tướng Big Minh. Không rõ ai đã ra lệnh giết hai ông Diệm - Nhu vì sau đó ít lâu Đại úy Nhung đã chết và được công

bố là “tự tử”.

206

Mật danh các chiến trường miền Nam: B-2 gồm các tỉnh Nam Bộ; B-3 Tây Nguyên. Các chiến trường Campuchia gọi là K; Lào gọi

là C.

207

Tướng Giáp khẳng định với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara trong cuộc gặp ngày 23-6-1997 tại Hà Nội. Năm 2005, tài liệu

giải mật của Nhà Trắng cho thấy Tổng thống Johnson biết là không có cuộc tấn công thứ hai vào ngày 4-8. Tuy nhiên, sự kiện ấy đã không

được Nhà Trắng báo cho Quốc hội và ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng cũng bất ngờ khi nghe Tướng Giáp nói.

208

Đại tướng Phạm Văn Trà kể: “Ngày 14-8-1964, đoàn chúng tôi chính thức lên đường. Đoàn xe ô tô của Tổng cục Hậu cần đưa

chúng tôi về Nam theo đường số 1. Toàn đoàn trên dưới 160 anh em, hầu hết là sĩ quan cấp úy… Trước đó hơn một tuần, không quân Mỹ

đã ào ạt đánh phá Đồng Hới, Quảng Bình, Vinh - Cửa Hội, Nghệ An, Lạch Trường, Thanh Hóa, Hòn Gai, Quảng Ninh… Bà con ở Vinh

kể lại, ngày 5-8-1964, máy bay Mỹ ném bom trúng kho xăng Bến Thủy, mặc dầu xăng dầu ta chuyển sơ tán từ trước, chỉ còn dầu cặn,

nhưng khói lửa vẫn bùng cao hàng nghìn mét” (Đại tướng Phạm Văn Trà, Đời Chiến sĩ, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân 2009, trang 92).

209

Theo Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Tướng Trần Quý Hai là người thân tín của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.

210

Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster , 2003, trang 42

211

Lưu Văn Lơị & Nguyêñ Anh Vũ, sách đã dẫn, trang 124.

212

Mikhalowski, được nói là “đăṭ nhiều hy voṇ g vào cuôc̣ găp̣ gỡ vớ i Chủ tic̣ h Hồ Chı ́ Minh”, ông nói: “Tôi đươc̣ ủy nhiêṃ củ a các

đồng chı́ lãnh đa ̣ o chúng tôi đến tı̀m hiểu ý kiến củ a các đồng chı ́ về viêc̣ này… Tôi nghı ̃ rằng nếu Tổng thống Mỹ thấy các đồng chı ́ bác bỏ

khả năng đàm phán thı ̀ chı ̉ còn con đườ ng đẩy maṇ h chiến tranh” (Lưu Văn Lơị & Nguyêñ Anh Vũ, sđd, trang 127-128). Nhưng, Hồ Chí

Minh còn tỏ ra cứng rắn hơn cả Phạm Văn Đồng: “Ta ̣ i sao Mỹ phải đi gõ cử a khắp nơi? Chı́nh Mỹ gử i quân đôị Mỹ đến đây, bây giờ Mỹ

phải đı̀nh chı ̉ xâm lươc̣ , như vâỵ vấn đề se ̃ giải quyết. Mỹ phải cú t đi!... Chúng tôi không muốn trở thành ngườ i chiến thắng. Chúng tôi chı̉

muốn Mỹ cú t đi! Gú t-bai (Goodbye)” (sđd, trang 128). Mikhalowski cố gắng: “Chiến tranh ghê gớm se ̃ kéo dài năm năm, mườ i năm. Taị

sao không vâ ̣ n du ̣ ng chiến thuâ ̣ t chı́nh tri đ̣ ể đaṭ đươc̣ kết quả tương tư?̣ Rất có thể là Mỹ bây giờ cũng muốn rú t lui theo môṭ phương thứ c

nào đó” (sđd, trang 129). Hồ Chı ́ Minh: “Mỹ có maṇ h hơn Pháp, nhưng ngày nay chúng tôi cũng maṇ h hơn trướ c kia... Khi chống Pháp,

chúng tôi có mô ̣ t mı̀nh, bây giờ có cả phe xã hô ̣ i chủ nghı̃a

ủng hô ̣ chúng tôi” (sđd, trang 129). Mikhalowski: “Nhưng phe xã hô ̣ i chủ nghı̃a

của chúng ta không nhất trı́.

Chı ̉ có các đồng chı ́ là đổ máu. Giá phải trả se ̃ rất cao” (sđd, trang 129). Hồ Chı ́ Minh: “Nhân dân Viêṭ Nam

không sơ.̣ Nếu đờ i chúng tôi không hoàn thành thı ̀ con cháu chúng tôi se ̃ hoàn thành” (sđd, trang 129).

213

Lưu Văn Lơị & Nguyêñ Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, Nhà Xuất bản Công an Nhân dân 2002,

trang 147.

214

Lưu Văn Lơị & Nguyêñ Anh Vũ, sách đã dẫn, trang 147.

215

Lưu Văn Lơị & Nguyêñ Anh Vũ, sách đã dẫn, trang 148.

216

Lưu Văn Lơị & Nguyêñ Anh Vũ, sách đã dẫn, trang 149.

217

Raymond Aubrac, 1914-2012, và vợ ông, bà Lucie, 1912-2007, là hai nhân vật kiệt xuất trong cuộc Kháng chiến của người Pháp

chống Phát xít Đức (1940-1944). Trong thời gian lãnh đạo chính quyền ở Marseille, nửa cuối năm 1944, Raymond Aubrac đã tận tình giúp

đỡ giới “lính thợ” (ONS) người Việt ở vùng này, những người mà về sau trở thành những hạt nhân đầu tiên của phong trào Việt kiều ở

Pháp. Mùa hè 1946, khi tới Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm gặp Raymond Aubrac. Chỉ sau một lần tiếp xúc, chủ tịch Hồ Chí Minh và

những người thân cận trong phái đoàn (Vũ Đình Huỳnh, thư ký riêng, đóng vai ‘tùy viên quân sự’, Phạm Văn Đồng, người sẽ cầm đầu phái

đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Hội nghị Fontainebleau...) đã trở thành "khách" thường trú tại ngôi nhà của ông bà ở Soisy-sous-

Montmorency (cách Paris 16 km về phía bắc). Cũng trong thời gian này, bà Lucie đã sinh hạ con gái út là Elisabeth (Babette) mà Hồ Chủ

tịch nhận làm cha đỡ đầu. Ngoài chuyến đi đến Hà Nội năm 1967, năm 1975, khi chiến tranh vừa chấm dứt, Raymond Aubrac đã thuyết

phục được McNamara trao cho chính phủ Việt Nam toàn bộ các bản đồ các bãi mìn dọc theo “bức tường McNamara” (theo Nguyễn Ngọc

Giao).

218

Lưu Văn Lơị & Nguyêñ Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, Nhà Xuất bản Công an Nhân dân 2002,

trang 215.

219

Phạm Văn Đồng đã nói cụ thể với hai sứ giả của Washington: “Có hai loaị vấn đề: thương lươṇ g và giải pháp. Muốn có thương

lươṇ g, chúng tôi đứ ng trên lâp̣ trườ ng nguyên tắc củ a chúng tôi: phải chấm dứ t không điều kiêṇ viêc̣ ném bom miền Bắc mớ i có thể thương

lượng. Trong quá trı̀nh thương lượng, chúng tôi biết chúng tôi phải nói gı̀.

Mỹ hãy chuẩn bi ̣ về phı́a ho!̣ ”. Aubrac: “Thế nào là viêc̣ ném

bom không điều kiê ̣ n?”. Pha ̣m Văn Đồng: “Tôi muốn ho ̣ ra mô ̣ t tuyên bố. Nhưng chúng tôi không quá khó tı́nh”. Marcovich: “Có le ̃ là môṭ

viê ̣ c ngừ ng ném bom trên thực tế, không tuyên bố”. Pha ̣m Văn Đồng: “Chúng tôi không khó tı́nh về điểm này. Điều chủ yếu là ngừng

không điều kiêṇ . Chúng tôi se ̃ không nói chuyêṇ dướ i sư ̣ đe doạ củ a bom đaṇ ”. Marcovich nhắc lại điều mà một năm trước đó Sainteny đã

nói: “Hoa Kỳ không muốn chiụ mất thể diêṇ . Kissinger đa ̃ nói vớ i chúng tôi: làm thế nào giúp ho ̣ rú t đi” (Lưu Văn Lơị & Nguyêñ Anh Vũ,

Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, Nhà Xuất bản Công an Nhân dân 2002, trang 218).

220

Lưu Văn Lơị & Nguyêñ Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, Nhà Xuất bản Công an Nhân dân 2002,

trang 228.

221

Lưu Văn Lơị & Nguyêñ Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, Nhà Xuất bản Công an Nhân dân 2002,

trang 228-229.

222

Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster , 2003, trang 42

223

Vũ Kỳ, “Bác Hồ với Tết Mậu Thân Năm Ấy”, báo Văn Nghệ số Xuân năm 1998.

224

Vũ Kỳ, “Bác Hồ với Tết Mậu Thân Năm Ấy”, báo Văn Nghệ số Xuân năm 1998.

225

Vũ Kỳ, “Bác Hồ với Tết Mậu Thân Năm Ấy”, báo Văn Nghệ số Xuân năm 1998.

226

Vũ Kỳ, “Bác Hồ với Tết Mậu Thân Năm Ấy”, báo Văn Nghệ số Xuân năm 1998.

227

Báo Nhân Dân số ra ngày 7-1-2008.

228

Vũ Kỳ, “Bác Hồ với Tết Mậu Thân Năm Ấy”, báo Văn Nghệ số Xuân năm 1998.

229

Theo Vũ Kỳ: “Hai Bác cháu lại ngồi im lặng bên nhau, nghe tin tức, ca nhạc và nghe ngâm thơ Tết, chờ đón giao thừa. Thời gian

trôi đi chầm chậm. Thấy vẻ Bác trầm ngâm đượm buồn… Từ ngày Bác trở về nước sau hơn ba mươi năm xa tổ quốc, có năm nào Tết

đến mà Bác không đến với đồng bào và chiến sĩ đâu… Chỉ có mùa xuân này Bác phải xa tổ quốc. Bác bảo tôi: chú mở cái băng gì vui vui

cho Bác nghe với. Tôi biết Bác thương nhớ nhất các cháu nhỏ nên tôi chọn một băng có nhiều bài hát thiếu nhi mở cho Bác nghe. Khi một

giọng hát ngây thơ của một em bé hát bài “Bé bé bồng bông… em đi sơ tán, mai về phố Đông”, tôi thấy Bác mỉm cười. Có tiếng pháo nổ

ran tiễn Đinh Mùi đón Mậu Thân. Cùng lúc, từ chiếc đài bán dẫn, lời chúc Tết của Bác Hồ vang lên sang sảng: Xuân này hơn hẳn mấy

xuân qua/ Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà/ Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/ Tiến lên!/ Toàn thắng ắt về ta! Tiếng Bác Hồ ngân vang. Trong

căn phòng vắng chỉ có hai người”. Bài thơ trên đây được Hồ Chí Minh làm trong gần ba tháng khi đang ở Bắc Kinh và đã được thu thanh

khi ông về Hà Nội hồi cuối tháng 12-1967 (Vũ Kỳ, “Bác Hồ với Tết Mậu Thân Năm Ấy”, báo Văn Nghệ số Xuân năm 1998).

230

Đặng Kim Giang là một trong bốn chỉ huy quan trọng nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ, với vai trò chủ nhiệm cung cấp của mặt

trận, ông đã đảm bảo mỗi ngày năm mươi tấn gạo cho chiến dịch. Năm 1958, ông được phong quân hàm thiếu tướng. Năm 1962, ông ra

làm thứ trưởng Bộ Nông trường.

231

Ông Nguyễn Kiến Giang, người bị bắt giam sáu năm và quản chế ba năm, nói: “Cho đến bây giờ tôi cũng không biết là tôi có tội gì

nữa. Người ta bảo là tôi phản động, tay sai nước ngoài, thì cũng nghe nói thế thôi, chứ còn trên thực tế, bị giam ở xà lim mấy năm, thêm

mấy năm quản chế, khoảng gần mười năm, cho đến khi trở về Hà nội với tư cách là một người công dân, tôi cũng không biết là tôi có tội

gì. Cho tới nay cũng không ai nói với tôi là tôi có tội gì nữa”.

232

Ngày 27-1-1972, Ban Chấp hành Trung ương mới ra nghị quyết tước quân hàm trung tướng của ông Nguyễn Văn Vịnh, khai trừ

đảng tịch ông Vịnh, ông Ung Văn Khiêm, Bùi Công Trừng và Lê Liêm. Ngày 13-10-1977, sau khi giữ đảng tịch, giữ quân hàm thiếu tướng

cho Tướng Vịnh, Quyết định số 255 do chính Lê Đức Thọ ký, viết: “Đồng chí Nguyễn Văn Vịnh biết Đặng Kim Giang là phần tử xấu có

quan điểm chống lại Nghị quyết 9 của Đảng vẫn quan hệ trao đổi một số quan điểm sai trái về đường lối chống Mỹ, tiết lộ những tin tức cơ

mật về quân sự, chính trị với Giang. Giang đã sử dụng những tin ấy để hoạt động chống Đảng và cung cấp cho người nước ngoài. Nhưng

tác hại không lớn. Đồng chí Vịnh không có quan hệ về tổ chức và hành động với nhóm chống Đảng của Đặng Kim Giang và không biết

Giang hoạt động chống Đảng có tổ chức như sai lầm của 3 ủy viên Trung ương: Ung Văn Khiêm, Lê Liêm, Bùi Công Trừng”.

233

Từ năm 1973, ông Phạm Văn Hùng là thư ký ông Võ Văn Kiệt.

234

Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Sự Thật 2002, tr 39.

235

Theo ông Nguyễn Nhật Hồng, trưởng Phòng B29, môṭ phòng đăc̣ biêṭ phu ̣ trách chi viêṇ cho miền Nam: Trong năm 1967, Trung

ương cho in 10.000 hòm tiền “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam”; vì số tiền này dự định phát hành trong năm 1968 nên có mật danh

là “hàng 68”. Khi ấy, ở Trung ương Cục cũng đang tồn 14.000 hòm tiền “Chánh phủ Lâm thờ i Côṇ g hòa Miền Nam Viêṭ Nam”, mật danh

là “hàng 65”. Dự kiến, tùy theo tình hình, giải phóng ở cấp độ nào thì dùng “hàng” ở quy mô ấy.

236

Tướng Giáp phát biểu với các tướng lĩnh làm công tác Tổng kết chiến tranh ngày 9-2-1999 – Theo Tướng Lê Phi Long.

237

Lê Duẩn phát biểu tại Hội nghị Trung ương 14, tháng 12-1967: “Muốn thắng nó, làm sập nó dữ, không phải đánh thường thường

như bây giờ, mà phải chuyển qua một giai đoạn mới, giai đoạn đó là chuyển qua tổng công kích, tổng khởi nghĩa”. Ông giải thích: “Tổng

công kích, tổng khởi nghĩa… (theo) quan niệm của Lênin: khởi nghĩa ở đô thị là một cuộc cướp chính quyền, là giai đoạn đầu tiên của

chiến tranh cách mạng, không có cuộc khởi nghĩa nào rồi là xong đâu, như ta làm Cách mạng Tháng Tám rồi, ta phải kháng chiến chín năm

nữa”. Nhưng, ông nhấn mạnh: “Cuộc khởi nghĩa ta nói đây là một giai đoạn cuối cùng, không phải giai đoạn đầu, không phải là một cú, mà

là một giai đoạn… Ta có lý luận quân sự,… có những lực lượng quân sự khá mạnh, những chủ trương lớn và những mũi nhọn khá mạnh

đánh ngay vào tim nó; vùng dậy cả về quân sự, chính trị trong một thời gian. Ở đây ta có nhảy vọt lên, nó có nhảy vọt xuống, ghê gớm

lắm, không lường thế nào cho hết đâu. Nếu Sài Gòn bị sập một cái, nửa triệu người, vài ba chục vạn người cầm súng cho ta đánh nó thì

lắm vấn đề lớn lắm, không lường hết được” (Báo Nhân Dân số ra ngày 7-1-2008).

238

Báo Nhân Dân số ra ngày 7-1-2008.

239

Đại tá Tư Chu giải thích: “Theo kế hoạch chiến đấu Đợt Một Mậu Thân thì các đơn vị Biệt động có nhiệm vụ xung kích, cố giữ các

mục tiêu trong vòng một giờ, sẽ có các tiểu đoàn bộ binh mũi nhọn của các phân khu tiến vào tiếp ứng để đánh chiếm toàn bộ mục tiêu,

tiêu diệt cơ quan đầu não của Mỹ-Ngụy, đồng thời có binh biến của một số đơn vị ngụy quân, có nổi dậy của hàng vạn thanh niên và quần

chúng ở các quận nội đô để giành quyền làm chủ các địa bàn, mục tiêu ta chiếm được. Trên thực tế, không có binh biến cũng như nổi dậy,

bộ đội chủ lực thì có nơi không vào kịp, hoặc không vào được, chỉ có các đơn vị biệt động đánh vào 5 mục tiêu một cách đơn độc, có đơn

vị phải chiến đấu cho đến người cuối cùng”.

240

Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Sự Thật 2002, tr 39.

241

Ở Huế: Khoảng 2:40, một tiểu đoàn đặc công người Huế, 2 trung đoàn bộ binh người miền Bắc và một tiểu đoàn hỏa lực tràn vào

chiếm Thành. Trong 6 ngày đầu của cuộc tấn công, Đại tá Tỉnh trưởng Thừa Thiên Phạm Văn Khoa phải trốn trên xà nhà của một bệnh

viện. Quân Giải phóng đã trụ được 26 ngày và một số ngày trong khoảng thời gian này, cờ xanh - đỏ - sao vàng đã được kéo lên cột cờ cao

nhất ở Huế. Nhưng, Huế đã bị tàn phá nặng nề bởi bom đạn của cả đôi bên: 14.000 thường dân chết; 24.000 dân thường bị thương, chưa

kể gần 3.000 lính Sài Gòn và lính Mỹ; 627.000 người dân mất nhà mất cửa. Có nhiều người Huế đã bị bắt đi, bị thủ tiêu. Huế, đã trở thành

một biểu tượng khiến cho khi nói về Mậu Thân, người dân miền Nam đã nghĩ ngay đến màu tang tóc. Ở miền Tây, theo Đại tướng Phạm

Văn Trà: “Tiểu đoàn chúng tôi, ngày xuất quân với 7 đại đội đủ quân, xấp xỉ một nghìn tay súng, sau khi kết thúc đợt 1, chỉ còn trên một

trăm cán bộ, chiến sĩ. Có tiểu đoàn, khi đánh vào Cần Thơ bộ đội ngồi chật cả trăm xuồng, khi ra chỉ vài chục chiếc, mỗi chiếc chở vài ba

anh em. Đành rằng, trong chiến tranh, không phải lúc nào cũng lấy việc ‘đếm xác’ của hai bên trên chiến trường để kết luận sự thắng bại;

nhưng để tổn thất lớn là điều chúng ta phải trăn trở, suy nghĩ; đặc biệt đối với chúng tôi là những người cầm quân trên chiến trường… Tôi

nhớ khi đó anh em trong đơn vị đã truyền nhau mấy câu lục bát: Vòng cung đi dễ khó về/ Đạn chen đầu đạn, bom kề hố bom; Hay là:

Tưởng là lên lộ đi xe/ Ai ngờ trở lại không ghe, không xuồng. Chủ nhân của mấy câu lục bát ấy, một phong viên mặt trận, bị phát hiện và

chịu nhận hình thức cảnh cáo”( Phạm Văn Trà, Hồi ký Đời Chiến sỹ, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân 2009, trang 142-143). Trên thực

tế chiến trường, Cuộc Tổng công kích và khởi nghĩa đã bị nghiền nát. Tài liệu kiểm điểm của Khu ủy Khu IX, nơi ông Võ Văn Kiệt làm Bí

thư từ năm 1970, viết: Do“chăm bẵm vào khả năng giải phóng hoàn toàn”, Khu ủy đã tập trung toàn lực, tấn công vào đầu não đô thị.

Quân đội Mỹ và Sài Gòn, nhân cơ hội ấy, tiến hành “Bình định đặc biệt”,“Bình định cấp tốc” ở vùng nông thôn, gom dân vào ấp, cán bộ

đảng viên bị dạt ra khỏi dân. Quân đội Sài Gòn đóng thêm 1000 đồn bót. Trong số 250 xã Miền Tây Nam Bộ, cuối năm 1968, có 50 xã,

đảng viên phải ly hương; 40 xã khác, chỉ còn một hoặc hai đảng viên. Các trung đoàn chủ lực cũng bị đánh dạt sâu về Trà Vinh, U Minh.

Trong khi số lượng du kích sụt, tân binh lại không tuyển được ngay cả trong những “xã giải phóng”… Trong Chiến dịch Mậu Thân, ông Võ

Văn Kiệt đã vào sâu tận nội thành Sài Gòn, chiều mùng Một Tết, ông đã có mặt ở một xóm nhỏ gần đình Bình Đông, Quận Tám. Tiền

phương của Sài Gòn cũng nhận được những lệnh liên tiếp tập kích vào đô thị để “giành thắng lợi tối đa”. Những người trực tiếp ở chiến

trường như ông đã phải chứng kiến sự hy sinh quá lớn. Ông nói: “Lúc đó tôi đau đến mức nhiều lần bật khóc”. Hơn 11 vạn quân giải phóng

đã hy sinh trên toàn chiến trường, còn thương vong của dân chúng thì không thể nào tính được. Phần lớn căn cứ địa Quân Giải phóng ở

nông thôn đã trở thành “đất trắng”. Chưa bao giờ quân Giải phóng ở trong tình trạng như vậy, có những sỹ quan chỉ huy cấp sư đoàn cũng

chịu không nổi, phải ra đầu hàng chính quyền Sài Gòn. Ngày 9-2-1999, khi nói chuyện với các tướng lĩnh làm Tổng kết Chiến tranh,

Tướng Giáp nói: “Có đồng chí chỉ huy gửi điện cho tôi nói rõ tình hình bộ đội tan tác, ẩn nấp trong rừng mặn ngập nước ở phía Đông Nam

Sài Gòn, tướng không chỉ huy được quân nữa. Ở Huế, anh Trần Văn Quang gửi tôi một bức điện dài 16 trang, xin rút. Tôi đồng ý và viết

điện trả lời. Sáng hôm sau giao ban thấy bức điện vẫn để nguyên trên bàn, tôi hỏi tại sao chưa gửi thì anh Văn Tiến Dũng trả lời: ‘Việc này

hệ trọng phải đem ra bàn bạc trong tập thể Quân ủy đã, mình anh quyết định sao được’. May mà lúc đó ở dưới, anh em đã rút. Đồng chí

Tư Chu, chỉ huy Biệt Động Sài Gòn, cũng có kể cho tôi nghe thực cảnh bộ đội sau năm 1968. Thiệt hại to lớn quá. Giá đắt quá! Về Huế

thì anh Đặng Kinh, khi ấy là phó tư lệnh Mặt trận, biết quá rõ. Sau này anh ấy ra Bộ báo cáo và để lại nhiều tài liệu quan trọng. Những băn

khoăn về Mậu Thân còn dai dẳng, thời gian cũng không thể che lấp được. Lịch sử đang đợi những người còn sống phải làm rõ, nhất là

những người có chức, có quyền”.

242

Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster , 2003, trang 47

243

Sách đã dẫn.

244

Sách đã dẫn.

245

Xem Phụ lục: Đánh & Đàm.

246

Võ Nguyên Giáp, Tổng Hành dinh trong mùa xuân Đại thắng, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2000, trang 48-49.

247

Sđd, trang 54.

248

Sđd, trang 55.

249

Sđd, trang 55.

250

Sđd, trang 55.

251

Sđd, trang 55.

252

Mật danh của Khu IX.

253

Các tướng lĩnh cho rằng Trần Quỳnh đã bịa đặt khi viết trong Hồi ký: “Mọi việc quân sự, Lê Duẩn trực tiếp làm việc với Bộ tổng

tham mưu, có khi làm việc trực tiếp với Cục tác chiến. Nơi làm việc có khi là trong Bộ Quốc phòng, có khi tại nhà riêng của Lê Duẩn, có

khi tại khu nhà khách Trung ương Quảng Bá, có khi là khu nghỉ mát Đồ Sơn. Sau đó anh em ở Bộ tham mưu, Cục tác chiến làm đề án

trình Quân ủy, rồi Quân ủy trình ra Bộ chính trị quyết định. Cách làm việc của Lê Duẩn có tính cách gia đình, không biên bản không ghi

âm. Lê Duẩn nói, anh em ghi chép. Chính cách làm việc này để lại hậu quả là kẻ có dã tâm nhận ý kiến của Lê Duẩn làm của mình”.

254

Võ Nguyên Giáp, Tổng Hành dinh trong mùa xuân Đại thắng, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2000, trang 67.

255

Trần Văn Trà, Hồi ký Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm, Nhà Xuất bản Văn Nghệ TP HCM 1982.

256

Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster , 2003, trang 493

257

Quân lực Việt Nam Cộng hòa lúc đó ở trong tình trạng: “Không đủ để thay thế các thiết bị hư hỏng hoặc mất mát; Giảm 50 phần

trăm hiệu năng của số máy bay đã hạ cánh thuộc 11 phi đội hàng đầu; Giảm 30 phần trăm sự hoạt động của các tầu biển và 82 phần trăm

đối với các tầu sông; Quân nhu y tế sẽ sử dụng hết vào cuối tháng Năm năm 1975; Nhiên liệu cho lục quân sẽ cạn kiệt vào cuối tháng Tư

năm 1975; Vào cuối năm tài khóa 1975, Quân đội sẽ chỉ có một phần tư số dự trữ đạn dược tối thiểu cần thiết để đối phó một cuộc tấn

công lớn; Các máy bay và thiết bị mặt đất không dùng đến sẽ bị hư hỏng nhanh chóng” (Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon

& Schuster , 2003, trang 496).

258

Võ Nguyên Giáp, Tổng Hành dinh trong mùa Xuân Đại Thắng, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2000, trang 93.

259

Võ Nguyên Giáp, Tổng Hành Dinh trong Đại thắng Mùa Xuân, Nhà Xuất bản Chinh trị Quốc gia 2000.

260

Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2002, trang 664.

261

Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2002, trang 665.

262

Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2002, trang 666.

263

Tiền thân là Mặt trận Quảng Đà, gồm Quân đoàn II, Quân đoàn IV, Sư 3 và Quân khu V. Ngày 16-4-1975, lực lượng của “Cánh

quân Duyên Hải” đã đánh vào Bộ Tư lệnh Quân đoàn III Sài Gòn ở Phan Rang, bắt sống Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn tướng

Không quân Phạm Ngọc Sang và lúc bấy giờ đã đánh vỡ tuyến phòng thủ Sài Gòn từ xa, đưa một đạo quân gần bốn vạn người, cùng với

2.500 xe pháo các loại trong đó có gần l00 xe tăng thiết giáp, 250 xe kéo pháo vào khu vực tập kết.

264

Điện ngày 7-4-1975 của Tướng Giáp gửi Lê Trọng Tấn: “Mệnh lệnh/1- Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo táo bạo hơn nữa.

Tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng Miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng. 2- Truyền đạt tức khắc đến đảng viên,

chiến sĩ./Văn”.

265

Trong cuốn Tổng tập Lê Duẩn, cả ông Lê Hữu Đức và bà Diệu Muội đều nhầm là ngày 29-4-1975.

266

Trong chiến tranh, Cục Tác chiến là cơ quan trực tiếp báo cáo tình hình chiến trường và chuẩn bị các tài liệu, kể cả soạn thảo các

nghị quyết cho Quân ủy và Bộ Chính trị, và các bức điện ký tên các nhân vật trong Bộ Chính trị. Theo Trung tướng Cục Trưởng Tác

chiến Lê Hữu Đức, trong suốt 55 ngày đêm của Chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ có bức điện ngày 9-3-1975 là do chính tay ông Lê Duẩn viết,

“Tất cả những bức điện ký tên Anh Ba khác đều do cơ quan Tác chiến chúng tôi dự thảo, anh duyệt và ký tên, cơ quan Tác chiến chuyển

qua Cục Cơ yếu điện đi”.

267

Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 667.

268

Cũng năm ấy, ông Phạm Hùng được cử thay thế Bộ trưởng Nội vụ Trần Quốc Hoàn; Nguyễn Cơ Thạch chính thức làm Bộ trưởng

Ngoại Giao thay thế Nguyễn Duy Trinh; ông Tố Hữu được cử làm Phó Thủ tướng đặc trách kinh tế.

269

Khi ấy là ủy viên dự khuyết Bộ chính trị.

270

“Vụ án Chống Đảng” mà Lê Đức Thọ tiến hành được trợ lý của Tổng Bí thư Lê Duẩn, ông Trần Quỳnh, kể: “Đặng Kim Giang

khai, linh hồn của tổ chức là Võ Nguyên Giáp. Họ liên lạc với Đại sứ Tchecbakov”. Đại sứ Tchecbakov được coi là một “sĩ quan tình báo”

của Liên Xô. Theo Trần Quỳnh thì đích thân Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn đã báo cáo với Lê Duẩn về “vai trò của Võ Nguyên Giáp

trong tổ chức chống Đảng này”. Trần Quỳnh viết: “Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn đề nghị kỷ luật những người cầm đầu: Khai trừ ra

khỏi Đảng, cách chức, quản thúc một số, nhưng cho hưởng nguyên các chế độ đãi ngộ… Riêng về Giáp kỷ luật được đề nghị là khai trừ

khỏi Bộ chính trị, Lê Duẩn không đồng ý. Lê Duẩn nói rằng chúng ta đang cần đến sự giúp đỡ của Liên Xô trong công cuộc xây dựng Miền

Bắc và nhất là trong sự nghiệp giải phóng Miền Nam. Giáp là người của Liên Xô, nếu kỷ luật Giáp sẽ động đến Liên Xô ảnh hưởng không

nhỏ đến sự viện trợ của Liên Xô. Tôi đề nghị cứ để Giáp ở lại trong Bộ chính trị. Ta sẽ có cách làm việc với Giáp làm cho sự ở lại và có

mặt của Giáp không gây ra những hậu quả có hại”.

271

Chỉ có tờ Tổ quốc, cơ quan của Đảng Xã hội Việt Nam, vào dịp 7-5-1984 vẫn phát hành một số đặc biệt nói về Điện Biên Phủ,

trong đó ca ngợi tài năng và, lần đầu tiên nói đến quyết định “kéo pháo ra” của Tướng Giáp. Tuy tờ Tổ quốc là của Đảng Xã hội, nhưng

tổng biên tập, ông Hàm Châu vẫn là một đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nên việc ca ngợi Tướng Giáp đã khiến ông Hàm Châu bị Ban

Tuyên huấn của Đảng Cộng sản Việt Nam nhắc nhở. Theo ông Hàm Châu: Ông Phan Quang, vụ trưởng báo chí của Ban Tuyên huấn

Trung ương, gọi ông lên hỏi: “Vì sao đã có chỉ thị không nhắc tên cá nhân anh Giáp mà Tổ quốc vẫn đưa?”. Chủ trương không nhắc tên

Võ Nguyên Giáp trong các bài kỷ niệm ba mươi năm chiến thắng Điện Biên Phủ là một “chỉ thị miệng” chỉ được Lê Đức Thọ truyền đạt tới

ba cơ quan báo chí lớn: Nhân Dân, Quân đội Nhân dân và Thông tấn xã Việt Nam. Trong cuộc gặp này, Lê Đức Thọ nói: “Từ nay đừng

bao giờ nhắc đến tên cái ông tướng đội mũ phớt nữa”. Ông Hàm Châu nói: “Thậm chí, Lê Đức Thọ còn định lấy ngày thành lập đội du

kích Bắc Sơn, 14-2-1941, thay vì ngày thành lập Đội tuyên truyền giải phóng quân 22-12-1944 làm ngày thành lập quân đội”. Cho dù “chỉ

thị miệng” này ngay sau đó được các đồng nghiệp ở báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân truyền đi. Nhưng, về lý thì không thể kỷ luật

những người không nhận được lệnh này một cách trực tiếp. Phan Quang chấp nhận giải trình của Hàm Châu. Ông Hàm Châu nói: “Thâm

tâm, chính Phan Quang cũng không đồng ý với chỉ thị của ông Lê Đức Thọ”.

272

Nhân sinh nhật lần thứ 75 của Tổng Bí thư Lê Duẩn, báo Nhân Dân số ra ngày 7-11-1982 đăng bài “Sáng tạo, một tấm gương lớn”

của Thép Mới viết về cuộc đời của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Sau khi nhắc đến Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Thép Mới coi “Đề cương cách

mạng miền Nam” như một loại sách “Bình Mỹ” mà Lê Duẩn đã “thai nghén từ Biên bạch tới Sài Gòn” để sánh với sách “Bình Ngô” mà

Nguyễn Trãi ngồi ở “góc thành Nam, lều một gian” viết 600 năm trước. Dẫn lại một nhận xét về Lê Duẩn của Hoài Thanh: “Mỗi lần anh

phát biểu ý kiến, chúng ta đều thấy có gì mới và sâu, soi sáng rất nhiều cho chúng ta”, Thép Mới viết: “Có sức nghĩ của những con người là

chỗ dựa cho mạch nghĩ của cả một thế hệ và là điểm tựa chắc chắn cho cả mai đây”. Từ năm 1984, Ban Bí thư cử một nhóm viết tiểu sử

và hồi ký cho Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhóm gồm ba người: Thép Mới, Bùi Tín và Đống Ngạc, thư ký riêng của Lê Duẩn. Nhóm được ông

Lê Duẩn trực tiếp kể về mình tại nhà nghỉ Hồ Tây hoặc tại Đồ Sơn. Cùng nghe có ông Hoàng Tùng, Bí thư Trung ương Đảng. Đến buổi

thứ 5 thì Bùi Tín xin rút. Loạt bài, Thời Thắng Mỹ (đăng 17 kỳ liên tiếp mỗi tuần từ số báo Nhân Dân ra ngày 21-1-1985), về sau xuất

hiện trên báo Nhân Dân chỉ còn đứng tên Thép Mới.

273

Trong phần nói về cuộc tập kết năm 1955, Thép Mới viết: “Đến giờ kéo neo tàu chạy, anh Ba nắm tay anh Sáu (Lê Đức Thọ):

‘Anh ra thưa với Bác là tất cả đồng bào, đồng chí trong này ngày đêm mong Bác sống lâu, mạnh khỏe. Anh cho tôi gửi lời chào Bác, anh

Trường Chinh và tất cả các anh ngoài đó. Tình hình này thì dễ đến mười tám, hai mươi năm nữa, anh em ta mới lại gặp nhau”. Lịch sử

Nam-Bắc sau đó đã bị phân chia đúng 20 năm: 1955-1975 như… “tiên tri” của Lê Duẩn.

274

Thép Mới, Thời Thắng Mỹ, đăng 17 kỳ liên tiếp mỗi tuần từ số báo Nhân Dân ra ngày 21-1-1985.

275

Thép Mới, sách đã dẫn.

276

Do Bộ Thương mại Thailand phối hợp với hai tờ báo The Nation và The Asian Wall Street Journal.

277

Khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

278

Cho đến nhiều năm về sau, một số thành viên trong Bộ Chính trị vẫn coi sáng kiến của Chatichai là một dạng của “diễn biến hòa

bình”.

279

Năm 1982, Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch nói Việt Nam sẽ thả hết tù cải tạo nếu chính phủ Mỹ đồng ý tiếp nhận họ. Thủ

tướng Phạm Văn Đồng trả lời phỏng vấn tạp chí Newsweek cũng xác nhận Việt Nam sẵn sàng để tất cả những người còn lại trong các trại

giam rời Việt Nam đi Mỹ. Tháng 9-1982, Ngoại trưởng Mỹ Shultz - trong một cuộc điều trần trước Quốc hội - tuyên bố Mỹ sẽ nhận

khoảng 10.000 cựu tù nhân chính trị Việt Nam và gia đình họ. Tháng 11-1984, nhân danh Tổng thống Reagan, Ngoại trưởng Shultz lại đề

cập đến vấn đề “con lai” và “tù cải tạo”. Năm 1987, lần đầu tiên, Hà Nội cho phép một nhà báo Thụy Điển được vào làm phóng sự tại trại

giam Nam Hà, nơi đang giữ nhiều tướng lĩnh Sài Gòn. Tháng 7-1988, Phái đoàn Mỹ do ông Robert Funseth, phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao

dẫn đầu tới Hà Nội họp với Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ để bàn về việc trả tự do và đưa đi Mỹ định cư các “tù nhân chính trị”.

280

Nguyễn Hữu Hạnh, Tham luận đọc tại Đại hội III Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, năm 1988.

281

Tháng 8-1987, một Việt Kiều là Phó Chủ tịch Far East Investment and Trading Corporation đã từ Hoa Kỳ về Việt Nam. Báo Tuổi

Trẻ ngày 4-8-1987, trong bài “luật đầu tư nước ngoài đang được chờ đợi”, gọi chuyến đi này là “nghiên cứu thị trường”

282

Quyết định 80-CT.

283

Từ tháng 4-1991, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền tham gia, lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp

tư nhân.

284

Luật về Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 12-1987, nhưng sau 3 năm, chỉ có 207 dự án được Ủy

ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp phép với số vốn đăng ký 1,74 tỷ đô la. Trên thực tế, tính tới đầu năm 1991, chỉ có khoảng 400

triệu USD được đưa vào Việt Nam và đến tháng 2-1991, mới chỉ có 73 công ty nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, trong đó

có 7 ngân hàng nước ngoài, 14 công ty địa ốc và 7 công ty dầu khí. Cho tới cuối năm 1993, có hơn 500 công ty thuộc 42 nước đầu tư vào

Việt Nam, với số vốn đã đưa vào đến hết năm 1993 là 2 tỷ USD. 70% dự án đàu tư là liên doanh với doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam,

trong đó bên Việt Nam chỉ góp 25-30% vốn pháp định, chủ yếu bằng quyền sử dụng đất, nhà xưởng.

285

Năm 1993, cả nước nhập 300.002 xe gắn máy; 5.300 xe hơi bốn chỗ, tăng 56,7% so với năm 1992.

286

Đầu thập niên 1990s, dân số Việt Nam bắt đầu vượt qua con số 67 triệu, trong đó: 3/5 dân số có hoạt động kinh tế liên quan đến sản

xuất nông nghiệp; 1/10 dân số lao động trong khu vực công nghiệp; 1/5 dân số sống ở các đô thị. Hai công trình nghiên cứu quốc tế tiến

hành năm 1989 đánh giá thu nhập đầu người hàng năm của Việt Nam vào khoảng 110 USD. Báo cáo của Liên hiệp quốc cho rằng, con số

này giao động trong khoảng từ 100 - 200 USD. Cho dù năm 1989, Việt Nam xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo; năm 1990, xuất khẩu 1,7 triệu

tấn, thu về khoảng 300 triệu USD, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn bấp bênh vì phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết. Là một nước nông nghiệp

nhưng đất canh tác tính trên đầu người Việt Nam chỉ ở mức 0,1 ha, trong khi Ấn Độ: 0,21 ha; Thái Lan: 0,37; Sri Lanka: 0,11 ha;

Banglades: 0,08 ha.

287

Theo Bộ trưởng Lê Văn Triết: Từ giữa thập niên 1980, quan hệ làm ăn với Đông Âu không còn đáng kể. Liên Xô trở thành chỗ dựa

cuối cùng. Hàng năm, “ông anh Hai” này vẫn cung cấp cho Việt Nam xăng dầu, phân bón, sắt thép, máy móc và vật tư phục vụ sản xuất.

Còn Việt Nam thì xuất trả cà phê, thiếc, chổi đót, cần câu và đồ may mặc, chủ yếu may gia công cho họ đồ bảo hộ, mũ giày, quần áo

pyjamas. Thỉnh thoảng Việt Nam cũng giao muối và có khi là chủi cùn, giẻ rách để họ lau xe. Các mặt hàng như máy bay, tên lửa mà Liên

xô cung cấp thường nằm trong nhóm những mặt hàng “viện trợ không hoàn lại”; xi măng, sắt thép được coi là hàng “nghị định thư”, tức là

hàng trao đổi. Nhưng đến cuối năm 1988, Liên Xô không còn vật tư giao cho Việt Nam đồng thời cũng không nhận những hàng gia công

mà lâu nay họ chủ yếu nhập vì “nghị định thư” và “tình hữu nghị”. Như đứa con bị dứt khỏi bầu sữa mẹ, nền kinh tế của Việt Nam bị lâm

vào cảnh chới với. Bế tắc quá, theo ông Lê Văn Triết, “anh em mới bàn với nhau tìm cách bán hàng sang các nước khác”. Đúng lúc ấy,

ông Nguyễn Mạnh Cầm đang làm đại sứ tại Liên Xô về họp. Ông Cầm nguyên là thứ trưởng Bộ Ngoại thương. Ông Triết trao đổi với ông

Cầm, cả hai đi gặp ông Võ Văn Kiệt. Tại cuộc gặp này, ông Cầm đề nghị nên “mở thêm hướng mới, mặt trận mới”. Đề nghị này được ông

Võ Văn Kiệt đồng tình, ông Kiệt nói: “Có thân phải lo, ta không buôn bán được với xã hội chủ nghĩa thì mở dần ra. Giam mình ở trong một

thị trường không phải là điều hay. Biết đâu, đây là thời cơ để mình độc lập”. Ông Võ Văn Kiệt dặn: “Tôi sẽ báo cáo Bộ Chính trị, các anh

cứ làm dần đi, nhưng đừng làm to vội”. Theo ông Lê Văn Triết, phải sau khi Bộ Chính trị họp, “đa phương hóa” mới trở thành một chủ

trương cho cả quan hệ ngoại giao và thương mại. Ông Lê Văn Triết nói: “Nếu Đông Âu, Liên xô còn chiếu cố, cung cấp hàng nhỏ giọt cho

mình thì chưa chắc mình đã thoát ra khỏi sự ỷ lại, dựa dẫm, chưa chắc đã kiên quyết đi theo kinh tế thị trường”.

288

Từ năm 1987, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu dầu. Năm 1989, số tiền bán dầu từ liên doanh dầu khí Việt-Xô là 200 triệu USD; số

tiền xuất khẩu gạo là 316 triệu USD; tiền xuất khẩu hải sản là 134 triệu USD. Năm 1990, tiền bán dầu mà Việt Nam được chia là 390 triệu

USD.

289

Nhằm đảm bảo sự ổn định cho các lĩnh vực xã hội trong thời kỳ cắt giảm biên chế, tỷ lệ chi tiêu thường xuyên dành cho các dịch vụ

xã hội tăng từ 16% trong năm 1988 lên 37% trong năm 1990. Trong khi đó, Chính phủ chỉ huy động được vào ngân sách ở mức rất thấp,

chiếm từ 11 đến 13% GDP. Năm 1989, chỉ có khoảng ½ số tỉnh, thành phố thu vuợt mức chi, có nộp cho ngân sách cho ngân sách Trung

ương, với tổng số tiền là 1066 tỷ. Trung ương phân phối 244 tỷ đồng từ số này lại cho các tỉnh thu không đủ chi. Con số Trung ương thực

nhận của các tỉnh là 822 tỷ đồng. Ngoài ra ,Trung ương còn thu được 1.963 tỷ đồng thông qua các nguồn kiểm soát trực tiếp: 363 tỷ tiền

thuế nhập khẩu; 61 tỷ khấu hao của các xí nghiệp Trung ương; 639 tỷ từ các loại thu khác như: dầu khí, hợp tác lao động với nước ngoài…

Tổng số thu ngân sách Trung ương năm 1989 là 1885 tỷ đồng. Trong năm 1989, nguồn thu của Trung ương từ các Thành phố như Hồ Chí

Minh, lên đến 57%, Hà Nội và Hải Phòng, 17%. Trong nhiều năm liền thu từ Sài Gòn luôn chiếm tới 1/3 số thu ngân sách.

290

Trong khi đó, do hạ tầng phát triển và điều kiện thiên nhiên ưu đãi hơn, trong số 616 dư án đầu tư vào các khu đô thị, 53% vốn tập

trung ở phía Nam, 31% ở đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, 72% vốn phía Nam tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, 74% vốn phía Bắc tập

trung vào Hà Nội.

291

Mật độ dân số ở đồng bằng châu thổ sông Hồng năm 1989 lên đến 658 người/km

2

cao gần gấp đôi so với đồng bằng sông Mê Kông,

355 người/km

2

. Chênh lệch về mật độ dân số dẫn đến chênh lệch về diện tích gieo trồng bình quân đầu người: Châu thổ sông Hồng là 0,09

ha/người trong khi ở đồng bằng sông Cửu Long là 0,17ha/người. Riêng vùng Tây Nguyên thì trong thập niên 1990s gần như đang còn

hoang vu. Từ năm 1989-1994 có khoảng 542 nghìn người từ các vùng “đất chật người đông” đến Tây Nguyên và các tỉnh khác.

292

Lượng di dân tự do đến Sài Gòn tăng mạnh trong thập niên 1990s. Ngay cả trong thời kỳ bao cấp, Sài Gòn vẫn là nơi hấp dẫn nhất

của dân nhập cư tự do, bên cạnh những cán bộ tập kết trở về cùng với gia đình và những người được nhà nước điều đến công tác tại các

cơ quan đóng trên địa bàn Thành phố, vẫn có 31,8% người nhập cư thuộc thành phần này trong giai đoạn 1975-1980. Chính sách kinh tế

nhiều thành phần đã làm cho tỷ lệ dân nhập cư tự do tăng lên 64% trong giai đoạn 1986-1990. Tỷ lệ này lên tới 81% trong giai đoạn 1991-

1996, khi kinh tế thị trường bắt đầu hình thành. Kể từ năm 1992, khi Thủ tướng có Quyết định 327, trợ cấp cho những người lên các vùng

núi thực hiện chương trình “phủ xanh đất trống đồi trọc”, lượng người di cư từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung càng tăng nhanh. Từ

1976-1995, cả nước có gần 4,5 triệu người đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Trong 7 vùng kinh tế của cả nước, đồng bằng sông Hồng và

khu Bốn cũ, gồm các tỉnh từ Thanh hóa tới Thừa thiên, là không có di dân từ vùng khác đến; Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long,

ngược lại, lại chỉ có dân từ vùng khác tới chứ không có di dân.

293

Nguyễn Thế Anh, Việt Nam Dưới Thời Pháp Đô Hộ, Lửa Thiêng 1970, trang 252, 253.

294

Nguyễn Thế Anh, Việt Nam Dưới Thời Pháp Đô Hộ, Lửa Thiêng 1970, trang 252, 253.

295

Theo Nam Phong Tạp Chí, số 32.

296

Theo thống kê năm 1938, ở Bắc kỳ trong số 67.761 hãng buôn phải nôp̣ môn bài, chı ̉ có 173 trả môn bài trên 100 đồng, nhưng

không ai phải trả trên 800 đồng cả; ở Nam kỳ, trong số 57.215 ngườ i nôp̣ môn bài thı ̀ 152 trả môn bài trên 100 đồng song không ai phải trả

quá 400 đồng. Giai cấp thươṇ g lưu chịu ảnh hưởng các tâp̣ tuc̣ và lối sống Tây phương, thườ ng gử i con cái đi du hoc̣ ở Pháp.

297

Trong giai đoạn này, công nghiệp tư bản tư doanh tăng 230%; cá thể, tiểu chủ tăng 220,2%. Năm 1957, kinh tế cá thể, tiểu chủ và

tư bản tư doanh chiếm 73,7% giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên miền Bắc.

298

Ông ba Trịnh Văn Bô đã vận động được hơn 1 triệu đồng Đông Dương và trực tiếp ủng hộ Quỹ 20 vạn đồng, tương đương 500 cây

vàng. Gia đình ông bà đã đóng góp 117 cây vàng và vận động được thêm trên 1.000 cây vàng nữa cho Tuần lễ Vàng của Chính phủ Hồ

Chí Minh. Ở thời điểm ấy, tổng ngân khố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời chỉ có 1.200.000 đồng Đông Dương, nhưng phần đóng góp

sau đó của gia đình ông Trịnh Văn Bô tổng cộng đã lên tới 5.147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng.

299

Tuy có xác nhận của các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ… năm 1988 sau khi Đại tướng Hoàng Văn Thái qua

đời, gia đình ông chuyển sang chỗ khác nhưng bà Trịnh Văn Bô vẫn không đòi được nhà mặc dù các ông Đỗ Mười, Lê Quang Đạo, Võ

Văn Kiệt, Phan Văn Khải khi đường nhiệm đã đồng ý trả lại nhà 34 Hoàng Diệu. Năm 2003, gia đình bà Trịnh Văn Bô đã dọn đến căn nhà

này cho dù về mặt pháp lý, hàng chục năm sau đó, Nhà nước vẫn chưa chính thức trao trả.

300

Theo Nguyễn Hanh, Gia đình tôi mang ơn bác Lê Đức Thọ, Lê Đức Thọ, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật 2011, trang

406.

301

Nguyễn Hanh, Gia đình tôi mang ơn bác Lê Đức Thọ, Lê Đức Thọ, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật 2011, trang 409.

302

Giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tư bản tư nhân chỉ còn chiếm 0,4%; thủ công nghiệp cá thể chỉ còn chiếm 4,6%; tiểu

thủ công nghiệp tập thể chiếm 37%; công tư hợp doanh chiếm 4,9%; trong khi, quốc doanh tăng từ 34%, năm 1958, lên 52,4%, năm 1960.

303

Đào Duy Tùng, Tuyển tập, tập I, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2008, trang 192.

304

Điều 10, Hiến pháp 1959.

305

Điều 12, Hiến pháp 1959.

306

Điều 13, Hiến pháp 1959.

307

Điều 16, Hiến pháp 1959.

308

Điều 17, Hiến pháp 1959.

309

Điều 18, Hiến pháp 1959.

310

Người miền Nam gọi là “Viết mực”.

311

Ngày 21-12-1985, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ra quyết định đình chỉ điều tra, thừa nhận Vua Lốp vô tội và yêu cầu Hà Nội trả

lại tài sản cho gia đình ông. Sáu năm sau, ngày 1-9-1990, Chủ tịch Hà Nội Lê Ất Hợi mới ký công văn số 4071 trả lại tài sản và nhà cho

ông Chẩn. Căn nhà của ông ở ngõ 135 Đội Cấn có khuôn viên rộng 917m2, sau bảy năm kê biên bị lấn chiếm chỉ còn trên 200m2. Nhưng

đau đớn hơn, từ năm 1983, con cái của Vua Lốp đã phải chịu thất học. Năm 1991, một người con của ông mở lại xưởng làm lốp xe, hoạt

động thêm được 5 năm. Người con này về sau chuyển sang kinh doanh ngành in. Ông Chẩn trở lại ngõ 135 Đội Cấn đặt hai bàn bi-da bình

dân kiếm sống.

312

Chủ Công ty Hừng Sáng.

313

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

314

Chịu trách nhiệm chính là Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười và Phó chủ tịch Võ Văn Kiệt. Công việc chuẩn bị chủ yếu do ông Phan Văn

Khải, tổ trưởng Biên tập, ông Trần Đức Nguyên tổ phó, cùng các ông Lê Đức Thúy, Lưu Quang Hồ, Lương Xuân Kỳ và Đào Công Tiến

trực tiếp soạn thảo.

315

Về mặt thuật ngữ, so với Trung Quốc, Đảng cộng sản Việt Nam đi trước một bước. Trung Quốc lúc này vẫn sử dụng thuật ngữ của

Trần Vân: “Kinh tế thị trường có kế hoạch”.

316

“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” định nghĩa “xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây

dựng” là một xã hội: “Do nhân dân lao động làm chủ; Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ

công hữu về các tư liệu sản xuất là chủ yếu; Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức,

bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện cá

nhân”. Trong khi, “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” viết: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình

thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức, bất

công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”. Nền kinh tế mà “Cương lĩnh” phát triển “dựa trên lực lượng sản

xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”. Nền kinh tế mà “Chiến lược” hướng tới “vận động theo cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”. Nếu như, “Cương lĩnh” xác định “nhân

dân lao động làm chủ” xã hội; thì “Chiến lược” loại bỏ yếu tố giai cấp bằng cách chỉ nói “nhân dân làm chủ”. “Cương lĩnh” đòi “xóa bỏ áp

bức, bóc lột và bất công”, “Chiến lược” chỉ kêu gọi “xóa bỏ áp bức và bất công”. Theo ông Trần Đức Nguyên: “Giữa chủ tư bản và người

lao động vừa có mâu thuẫn vừa có lợi ích. Luật pháp bảo vệ người làm thuê nhưng thu nhập hợp pháp của chủ tư bản cũng không thể nào

bị coi là bóc lột”. “Lợi ích cá nhân” vốn là một trong những yếu tố bị phê phán dưới thời “xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ

nghĩa”. Đã được những nhà soạn thảo “Chiến lược” nhấn mạnh: “Lợi ích của mỗi người, của từng tập thể và của toàn xã hội gắn bó hữu cơ

với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp”. Không chỉ cố gắng đưa ra một định nghĩa tiết giảm tối đa cách hiểu kinh điển về

chủ nghĩa xã hội, những người soạn thảo “Chiến lược” đã khéo léo lồng vào văn kiện của Đảng các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị

trường.

317

Phúc Tiến, Tuổi Trẻ số ra ngày 29-12-1988.

318

Phúc Tiến, Tuổi Trẻ 15-10-1988.

319

Võ Văn Sen, Tuổi Trẻ 20-12-1988.

320

Đào Công Tiến, Tuổi Trẻ 7-1-1989.

321

Các thành viên thuộc “Nhóm Thứ Sáu”

322

Khi phân tích nguyên nhân lạm phát trong cuộc họp Bộ Chính trị, từ ngày 19 đến 20-2-1986, ông Thạch nói: “Trong mười năm,

1976-1985, tổng sản phẩm xã hội tăng có 60% trong khi lượng tiền lưu thông tăng 43 lần. Đó là nguyên nhân lớn nhất của việc tăng giá. Ở

nước ta lạm phát kéo dài trên 10 năm. Trên thế giới, có rất ít nước lạm phát kéo dài tới 10 năm”. Đặc biệt, cũng trong phát biểu này, ông

Nguyễn Cơ Thạch nói thẳng: “Sức mạnh kinh tế của chủ nghĩa xã hội và sức mạnh của nền chuyên chính vô sản cũng không thể đi ngược

lại với những quy luật kinh tế. Nếu chúng ta tuân thủ quy luật kinh tế và biết lợi dụng nó có lợi cho chủ nghĩa xã hội thì chúng ta có thể

phát huy sức mạnh của quy luật kinh tế”.

323

Theo ông Vũ Khoan, khi ấy là Vụ trưởng vụ Kinh tế Bộ Ngoại giao, giữa thập niên 1980s khi khủng hoảng lên đến đỉnh cao sau vụ

“giá-lương-tiền”, ông Nguyễn Cơ Thạch tham gia một ban trong Bộ Chính trị nghiên cứu tìm cách tháo gỡ. Ông Thạch giao cho vụ Kinh tế

tìm hiểu nền kinh tế thế giới, tìm hiểu các trận đại lạm phát trên thế giới. Ông Vũ Khoan nói: “Anh Thạch giao cho tôi và Nguyễn Trung,

cùng một số chuyên viên đi tìm hiểu ở những nơi đã từng có lạm phát như Hungaria (1940), Liên Xô (1920). Anh Thạch cho mời các

chuyên gia Việt Kiều, đặc biệt là anh Vũ Quang Việt về, ngồi với chúng tôi ngày đêm để phân tích, đánh giá”.

324

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

325

Một bản khác được nói là do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch mang vào và tổ chức dịch.

326

Đầu năm 1989, phái đoàn chuẩn bị dự án đầu tiên của UNDP đến Việt Nam và các dự án bắt đầu được khởi động từ tháng 10-

1990. UNDP đóng một vai trò quan trọng trong việc viện trợ cho quá trình đổi mới, giúp khôi phục lại các chương trình viện trợ song

phương và đa phương của các nước DAC, tổ chức các hội nghị bàn tròn về viện trợ cho Việt Nam.

327

Các dự án đào tạo được UNDP tiến hành hoặc hợp đồng với Viện phát triển Kinh tế (EDI) của Ngân hàng thế giới tiến hành cũng

đã tạo ra những chuyển biến quan trọng từ bên trong. Đội ngũ cán bộ của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng là nhóm đối tượng đầu tiên của

Dự án. “Nhóm đối tượng” tiếp theo mà dự án của UNDP nhắm tới là trường Đại học Kinh tế quốc dân ở Hà nội và trường Đại học Kinh tế

Hồ Chí Minh. Các khóa đào tạo được UNDP tổ chức bao gồm: Kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ; Quản lý kinh tế vĩ mô và kinh

tế thị trường... Các khóa đào tạo đã được tổ chức ở Hà Nội và Sài Gòn, mỗi khóa có từ 60 đến 90 học viên chính thức cùng với một số

lượng tương đương học viên dự thính qua hệ thống truyền hình video. Chương trình còn có những học bổng đào tạo sau đại học và cao

học cũng như những chuyến khảo sát nước ngoài cho các cán bộ cao cấp; tổ chức những hội thảo cấp bộ trưởng về quản lý kinh tế vĩ mô

và kinh tế học của quá trình đổi mới (tháng 4- 1992). Ngoài ra còn có một khóa 5 tuần về kinh tế thị trường và quản trị kinh doanh; một

khóa “đào tạo cho những người làm công tác đào tạo” về quản lý kinh tế vĩ mô và kinh tế thị trường.

328

Ông Tang I Fang bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một quan chức của Liên Hợp Quốc, từng là người lãnh đạo chương

trình nghiên cứu công nghiệp của Liên Hợp Quốc. Năm 1965, ông công tác với tư cách là cố vấn và trở thành giám đốc hội đồng phát triển

Kinh tế Singapore, sau đó trở thành chủ tịch của FDB.

329

Phát biểu ngày 29-11-1991 của ông Đỗ Mười: “Trên cơ sở thống nhất quyền lực, cần có sự phân công xác định rõ mối quan hệ giữa

ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cải cách bộ máy nhà nước cũng như sửa đổi hiến pháp phải đảm bảo tính thống nhất của quyền

lực, khắc phục tình trạng lẫn lộn, chồng chéo giữa ba quyền, làm suy yếu quyền lực tập trung cũng như chức năng, quyền hạn của các bộ

phận được phân công theo Hiến pháp”. Năm 2001, khi Quốc hội sửa Hiến pháp 1992, đã bổ sung vào Điều 2: “Quyền lực nhà nước là

thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước khi thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

330

Hiến pháp 1992 thông qua sau khi Liên bang Xô viết tan rã, sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa hoàn toàn biến mất khỏi châu Âu nơi

mà nó sinh ra. Cho dù hồi tháng 11-1991, Hà Nội đã chính thức nối lại quan hệ với Bắc Kinh, nhưng mối quan hệ với nước cộng sản láng

giềng này vẫn chưa thật sự bình thường.

331

Mô hình nhà nước trong Hiến pháp 1946 từng được Ban soạn thảo Hiến pháp 1992 dự kiến đưa vào nhưng rồi không được đưa ra

thảo luận.

332

Điều thứ 49, Hiến pháp 1946 quy định chủ tịch nước có quyền hạn “ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị”, nhưng

không có điều nào nói rằng Hiến pháp 1946 phải được ban bố mới có hiệu lực thi hành. Hiến pháp 1946 cũng do Quốc hội lập hiến thông

qua chứ không phải là một đạo luật của Nghị viện.

333

Trước sức ép của Tiêu Văn, một viên tướng của Trung Hoa Dân quốc, Hồ Chí Minh phải dàn xếp với Việt Cách, cho đại diện của

Việt Cách có hai ghế cao cấp trong Chính phủ Lâm thời. Ngày 27-9-1945, Hội đồng Chính phủ nhất trí để Nguyễn Hải Thần giữ chức phó

chủ tịch Chính phủ.

334

Điều thứ 70.

335

Ngày 3-9-1945, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã nêu yêu cầu Việt Nam phải có hiến pháp. Ngày 20-9-1945, ông ký Sắc lệnh 34, lập Ủy ban Dự thảo Hiến pháp gồm 7 người. Trừ ông

“cố vấn” Vĩnh Thụy, những người còn lại đều là Việt Minh (Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiền,

Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu). Tháng 11-1945, bản dự thảo đầu tiên của hiến pháp Việt Nam được “công bố lấy ý kiến của chính

giới”. Ban soạn thảo Hiến pháp chính thức gồm 11 người (Trần Duy Hưng, Tôn Quang Phiệt, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình

Thi, Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ, Nguyễn Thị Thục Viên) do Quốc hội bầu ra

trong kỳ họp đầu tiên (ngày 2-3-1946), sau đó được bổ sung thêm 10 vị đại biểu từ các nhóm, đại biểu trung lập, đại biểu Nam Bộ, đại biểu

đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày 9-11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được thông qua với 240 phiếu

trên tổng số 242 đại biểu có mặt trong phiên họp.

336

Ông Nguyễn Đình Lộc (Bộ trưởng Tư pháp 1991-2001, từ năm 1980 là Hiệu phó Trường Tư pháp), người trực tiếp tham gia soạn

thảo Hiến pháp 1980 và 1992, thừa nhận: Hiến pháp 1959 được hình thành trên cơ sở tiếp thu Hiến pháp 1936 của Liên Xô, cách tiếp thu

chủ yếu là dịch. Ông Nguyễn Đình Lộc nói: “Ở thời điểm đó Việt Nam chưa có nhiều người giỏi tiếng Nga. Chúng ta dịch Hiến pháp Liên

xô chủ yếu qua tiếng Pháp và tiếng Trung. Mà tiếng Trung quốc thì khác Việt Nam ở chỗ, tính từ đứng trước danh từ. Phần về Quốc hội,

nguyên văn tiếng Nga là: Quốc hội là cơ quan cao nhất của quyền lực Nhà nước. Ta dịch theo bản tiếng Trung thành: Quốc hội là cơ quan

quyền lực nhà nước cao nhất”. Việc “tiếp thu” vội vã tới mức, theo ông Nguyễn Đình Lộc: “Từ năm 1960, ta giải thể Bộ Tư pháp, trước

đó Liên Xô cũng giải thể Bộ Tư pháp. Nhưng ta đã không nghiên cứu kỹ vì sao Liên xô giải thể. Nhà nước Liên Xô là liên bang, ở cấp liên

bang, họ không có bộ tư pháp, nhưng các nước cộng hòa lại có. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1936 của Liên Xô cũng khác. Năm 1936,

Chủ tịch Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp Liên xô, Staline, tuyên bố: Liên xô đã hoàn thành xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong khi hoàn cảnh

nước ta năm 1959 là vừa thoát ra khỏi chiến tranh và vẫn đang rất nghèo nàn, lạc hậu”.

337

Điều thứ 1, Hiến pháp 1946.

338

Lời nói đầu, Hiến pháp 1959.

339

Lời nói đầu, Hiến pháp 1959.

340

Điều 7, Hiến pháp 1959.

341

Điều 38, Hiến pháp 1959.

342

Lời nói đầu Hiến pháp 1980.

343

Lời nói đầu Hiến pháp 1980.

344

“Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học -

kỹ thuật là then chốt”.

345

Quốc hội vẫn được Hiến pháp 1980 xác định là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” với bổ sung “là cơ quan đại biểu cao nhất

của nhân dân”. Nhiệm kỳ của Quốc hội tăng từ bốn năm theo Hiến pháp 1959 lên năm năm. “Chủ tịch Nước” được thay bằng “Hội đồng

Nhà nước”, một định chế vừa làm chức năng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa là “Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam”. Nguyên tắc “tập trung dân chủ” được áp dụng cho tất cả các nhánh quyền lực, cơ quan hành pháp được định nghĩa: “Hội

đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của

cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”.

346

Nghị quyết 06 Hội nghị lần thứ Sáu BCH Trung ương khóa VI.

347

Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước 1987-1992.

348

Cuộc tuyển cử vào ngày 6-1-1946 được Trần Trọng Kim viết trong Một Cơn Gió Bụi: Khi ấy tôi đã về ở Hà Nội rồi, thấy cuộc

tuyển cử rất kỳ cục. Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết

chữ thì họ viết thay cho. Việt Minh đưa ra những bản kê tên những người họ đã định trước, rồi đọc những tên ấy lên và hỏi anh hay chị

bầu cho ai Người nào vô ý nói bầu cho một người nào khác thì họ quát lên: “Sao không bầu cho những người này, có phải phản đối

không?”. Người kia sợ mất vía nói: “Anh bảo tôi bầu cho ai, tôi xin bầu người ấy”. Cách cưỡng bách ra mặt như thế, lẽ dĩ nhiên những

người Việt Minh đưa ra được đến tám chín mươi phần trăm số người đi bầu. Ðó là một phương pháp rất mới và rất rõ để cho mọi người

được dùng quyền tự do của mình lựa chọn lấy người xứng đáng ra thay mình làm việc nước.

349

Tại Hà Nội, trong số sáu đại biểu được bầu, bà Nguyễn Thị Thục Viên tuy khai không thuộc đảng phái nào nhưng việc ra ứng cử

của bà là do một cán bộ Việt Minh, giáo sư Đặng Thai Mai, giới thiệu; ba người thuộc đảng dân chủ do Hồ Chí Minh lập nên; bác sỹ Trần

Duy Hưng ứng cử công khai là Việt Minh; Hồ Chí Minh ra ứng cử với danh nghĩa đảng viên đảng Quốc gia.

350

Hồi ký của Võ Nguyên Giáp mô tả: Nguyễn Hải Thần cho người đi rải truyền đơn ở Hà Nội, dùng loa phóng thanh tuyên truyền

Việt Minh là độc tài và ngồi trên xe ô tô con, trên nóc xe có hai lính gác nằm với khẩu trung liên, hai lính khác ngồi phía trước cầm tiểu liên

đi thị uy trên đường phố Hà Nội.

351

Vũ Đình Hòe, Hồi Ký, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn 2004, trang 772.

352

Vũ Đình Hòe, Hồi Ký, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn 2004, trang 773.

353

Đại tá Trần Tấn Nghĩa, nguyên là đội trưởng Trinh sát đặc biệt, người được giao đánh vào số 7 Ôn Như Hầu, Trụ sở Quốc Dân

Đảng ở Hà Nội với mục tiêu đầu tiên là bắt sống đại biểu Quốc hội Phan Kích Nam, kể: Tôi mang lệnh bắt Phan Kích Nam đến số 7 Ôn

Như Hầu, một tòa nhà có treo cờ Quốc Dân Đảng. Ngoài cổng, lính gác chĩa súng ra bảo, không ai được vào. Tôi đề nghị gặp Phan Kích

Nam. Một lúc sau Nam cùng hai vệ sỹ đi ra, nó ăn mặc như võ sỹ đạo, có hai thằng cầm súng đi theo bảo vệ. Nam hỏi: “Anh là ai? Đến

đây có việc gì?”. Tôi xưng là Nguyễn Bá Hùng, đội trưởng Trinh sát đặc biệt. Nó cười đểu: “À ra thế. Nhưng, tôi là đại biểu Quốc hội,

kiêm tư lệnh trưởng Vùng VII. Anh có biết tiếng Pháp đối với đại biểu Quốc hội là gì không? Là bất khả xâm phạm”. Tôi bí quá phải về.

Nhưng, ông Lê Giản bảo: “Kế hoạch đã bàn tối qua. Anh cứ đi bắt nó về đây”. Phải tới lần thứ ba đến nhà Phan Kích Nam, tôi lập mưu,

để lại súng bên ngoài, vào nhà giả vờ khen khẩu súng ngắn của Nam rồi giựt lấy chĩa vào bụng, buộc Phan Kích Nam ra lệnh cho cấp dưới

buông súng mới bắt được vị tư lệnh này đưa về Hỏa Lò. Theo ông Nghĩa thì khi khám nhà số 7 Ôn Như Hầu, lực lượng của ông tìm được

ông Đạm, một người mang tiền đến mua nhà bị lực lượng của Phan Kích Nam bắt giữ lại để đòi tiền chuộc. Ông Nghĩa nói là Công an sau

đó còn đào được trong vườn “mấy xác người bị thủ tiêu chôn dưới gốc chuối”. Hôm ấy là ngày 12-7-1946. Tối 12-7-1946, lực lượng của

ông Nghĩa đánh tiếp vào cơ sở thứ hai của Quốc Dân Đảng, tòa báo Việt Nam ở 80 Quán Thánh, Phan Khôi bị bắt. Theo ông Nghĩa: “Khi

tôi làm đội trưởng Đội Trinh sát Đặc biệt, tôi phải đi phá bốn, năm trụ sở của bọn Quốc Dân Đảng”. Trước đó, cuối tháng 6-1946, các cơ

sở Quốc Dân Ðảng tại Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ bị tập kích, bị bao vây. Những lãnh tụ Việt Quốc, Việt Cách được Hồ Chí Minh mời

tham gia Chính phủ trước đó như: Nguyễn Tường Tam, bộ trưởng Ngoại giao; Nguyễn Hải Thần, phó chủ tịch Chính phủ; Vũ Hồng

Khanh, phó chủ tịch Quân Ủy hội… đều phải chạy sang Trung Quốc; Khái Hưng thì mất tích. Một số nhà chính trị khác như Trương Tử

Anh, Đại Việt Quốc Dân đảng, Lý Đông A, Đại Việt Duy Tân cũng đều mất tích. Một tuần sau khi từ Pháp trở về trên tuần dương hạm

Dunmont d’Urville, ngày 28-10-1946, Hồ Chí Minh triệu tập họp Quốc hội: 444 đại biểu được bầu và được chỉ định hồi tháng Giêng giờ ấy

chỉ còn 291 vị; bảy mươi đại biểu mà Hồ Chí Minh chấp thuận cho Việt Quốc, Việt Cách cử tham gia, khi ấy chỉ còn ba mươi bảy người.

Đến ngày 8-11-1946, khi bỏ phiếu thông qua Hiến pháp, thì Quốc hội chỉ còn 242 đại biểu; ba mươi lăm trong số ba mươi bảy đại biểu Việt

Quốc, Việt Cách có mặt trong cuộc họp ngày 28-10 biến mất.

354

Trong giai đoạn này, chỉ có Luật Ðảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân

dân - được Quốc hội thông qua ngày 20-5-1957 nhằm hạn chế sự lộng hành của những người cầm quyền vốn là nông dân đi kháng chiến

trở về - là tương đối có ý nghĩa. Hàng loạt đạo luật được ban hành trong năm 1957, về danh nghĩa là luật hóa những quyền tự do của công

dân, nhưng kết quả là định ra những thủ tục khiến cho công dân không thể nào thực thi những quyền đó. Luật Quy định quyền lập hội,

ngày 20-5-1957; Luật Quy định quyền tự do hội họp, ngày 20-5-1957; Luật về Chế độ báo chí, ngày 20-5-1957. Quốc hội còn thông qua

bảy luật khác trong thời kỳ tiền Hiến pháp 1959, trong đó có Luật Cấm chỉ mọi hành động đầu cơ về kinh tế, ngày 14-9-1957, đánh dấu

thời kỳ bắt đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội.

355

Trong Quốc hội Khóa II, bầu ngày 8-5-1960, chín mươi mốt đại biểu miền Nam của khóa I vẫn còn được lưu nhiệm. Đến khóa III

(1964-1971) vẫn còn tám mươi chín đại biểu miền Nam. Đến khóa IV (1971-1975) thì không còn đại biểu lưu nhiệm, Quốc hội khóa IV có

thể coi là Quốc hội miền Bắc. Quốc hội khóa V được bầu ngày 6-4-1975, chỉ ba tuần trước khi “Quân Giải phóng” chiếm được Sài Gòn.

Một năm sau, Tổng tuyển cử đã được tổ chức vào ngày 25-4-1976 bầu ra 492 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa này, diễn ra từ

ngày 24-6 đến 3-7-1976, đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; đổi

tên Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh; tự công nhận mình là Quốc hội khoá VI.

356

Có thể thấy rõ vai trò trình diễn sự ủng hộ “của dân” với Đảng thông qua các khẩu hiệu chính trị mà Quốc hội đưa ra trong các thời

kỳ. Trong thập niên 1960, khi “đất nước thực hiện cả hai nhiệm vụ chiến lược: Miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội;

miền Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng”, Quốc hội khóa III đưa ra khẩu hiệu chính trị: “Tất cả cho tiền tuyến/ Tất cả để thắng giặc

Mỹ xâm lược”. Khẩu hiệu này được giữ nguyên trong nhiệm kỳ thứ IV, khi miền Bắc vẫn: “Tiếp tục động viên quân và dân kiên trì bảo vệ

và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; động viên sức người, sức của cho tiền tuyến lớn đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay

sai ở miền Nam”.

357

Quốc hội khóa II chỉ sửa đổi bổ sung Luật Luật Nghĩa vụ quân sự, tháng 11-1962, sau khi “cách mạng miền Nam” bắt đầu phát

triển theo con đường dùng bạo lực trong khi đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua chín pháp lệnh. Quốc hội khóa III chỉ sửa đổi, bổ

sung Luật Nghĩa vụ Quân sự, 25-4-1965. Công tác lập pháp có ý nghĩa “quy phạm” nhất trong khóa III là “Pháp lệnh Quy định cấm nấu

rượu trái phép” do Ủy ban Thường vụ ban hành tháng 10-1966. Cho dù ¾ thời gian hoạt động trong thời bình, trong khóa IV cũng chỉ có

một pháp lệnh được Ủy ban Thường vụ thông qua: Pháp lệnh Quy định việc bảo vệ rừng, ngày 11-9-1972. Ngoài bốn pháp lệnh không

mấy ý nghĩa, công việc của Quốc hội khóa VI là thông qua Hiến pháp 1980 còn Quốc hội khóa VII thì thông qua Bộ luật Hình sự theo tinh

thần thực thi “chuyên chính vô sản” được nhấn mạnh sau Đại hội lần thứ IV của Đảng.

358

Trong số 362 đại biểu được bầu của Quốc hội khóa II, có: Công nhân: 50; Nông dân: 47; Cán bộ chính trị: 129; Quân đội: 20; Ðảng

viên: 298; Ngoài Ðảng: 64; Dân tộc thiểu số: 56; Phụ nữ: 49; Thanh niên (20, 30 tuổi): 42; Phụ lão: (trên 60 tuổi): 19; Cán bộ kinh tế, khoa

học - kĩ thuật: 66; Anh hùng lao động và chiến đấu: 19; Cán bộ ở Trung ương: 110; Cán bộ ở địa phương: 252. Cho đến khóa VIII, thành

phần đại biểu vẫn được cơ cấu theo mô hình tương tự: 91 công nhân; 105 nông dân, 49 quân nhân và 123 “trí thức xã hội chủ nghĩa”.

359

Ông Nguyễn Hữu Thọ gia nhập Đảng cộng sản Đông dương từ năm 1948; bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam năm 1954;

được “Cách mạng” giải cứu đưa ra Chiến khu từ năm 1961 sau đó được bố trí giữ chức Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam;

được cơ cấu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất. Tháng 4-1980, sau khi Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng qua đời, theo Hiến pháp,

ông Thọ trở thành Quyền Chủ tịch nước.

360

Nữ luật sư Ngô Bá Thành, tên thật là Phạm Thị Thanh Vân, sinh 1931 tại làng Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Cha bà, ông

Phạm Văn Huyến, là bác sĩ thú y đầu tiên của Việt Nam. Năm hai mươi sáu tuổi, sau khi bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ Luật tại Pháp, bà

được đích thân Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Dag Hammarskjöld, mời làm việc cho ban luật quốc tế nhưng đã từ chối để nhận một

công việc khác tại Việt Nam. Bà từng nổi tiếng với tư cách là chủ tịch Hội Phụ nữ đòi quyền sống. Trước khi Sài Gòn sụp đổ, bà là phó

chủ tịch Hạ viện Sài Gòn. Cũng như Giáo sư Lý Chánh Trung, một dân biểu Sài Gòn khác, bà Ngô Bá Thành được đưa vào Quốc hội từ

khóa VI, cho dù trong suốt hơn một thập niên đó họ gần như không có được tiếng nói đáng kể nào. Năm 1987, Quốc hội có thêm một đại

biểu miền Nam từng giữ chức phó thủ tướng trong chế độ Sài Gòn, ông Nguyễn Xuân Oánh.

361

Một đại biểu Quốc hội cùng khóa, ông Lê Văn Triết kể: “Khi Quốc hội khóa VIII bắt đầu bàn nhân sự, trong danh sách giới thiệu

các chức danh của Quốc hội không có tên Ngô Bá Thành. Khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến tham gia thảo luận tổ với Đoàn Thành

phố Hồ Chí Minh, bà Thành bật khóc. Ông Linh ngồi xuống động viên và đến ngày hôm sau, bà Ngô Bá Thành được đề cử vào chức danh

chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội”.

362

1921-1999.

363

Ông Vũ Mão vốn là một kỹ sư thủy lợi, được điều về Quảng Ninh làm đội trưởng rồi Phó ty Thủy Lợi năm 1971 khi đang là cán bộ

giảng dạy trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Năm 1979, từ Trưởng ty Thủy Lợi ông được đưa đi làm Bí thư Tiên Yên, một “pháo đài

huyện” ở tuyến đầu chống Trung Quốc. Năm 1980 ông được Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh lúc bấy giờ là Nguyễn Đức Tâm đưa sang làm Bí

thư Tỉnh Đoàn rồi mấy tháng sau, được đưa lên làm Bí thư Trung ương Đoàn. Ông Vũ Mão được đưa vào Trung ương năm 1982.

364

Quyền “thừa kế quyền sử dụng đất” ghi trong Điều 18 của Hiến pháp đã từng phải biểu quyết hai lần. Năm 1992, Quốc hội đã từng

biểu quyết không quá bán việc chia Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Năm 1996, Quốc hội cũng từng biểu quyết không

phê chuẩn chức bộ trưởng Giao thông cho ông Đào Đình Bình mặc dù việc bổ nhiệm đã được Ban chấp hành Trung ương quyết định.

365

Văn phòng Quốc hội lúc ấy chỉ có hơn sáu mươi cán bộ, tiền bạc mất giá, bổng lộc không có, gương mặt nào nhìn cũng xanh xao.

Đa số lãnh đạo Quốc hội đều kiêm nhiệm một công việc khác. Trừ chủ tịch, tổng thư ký, chủ nhiệm Văn phòng có tiêu chuẩn xe Volga,

Văn phòng Quốc hội chỉ có một chiếc xe cũ đưa từ miền Nam ra, không có phụ tùng thay thế, xịt lốp, nằm bất động dưới gốc cây. Thỉnh

thoảng, lễ tết, một đại biểu miền Nam, bà Ba Thi, giám đốc Công ty Lương thực Thành phố, có gửi ra cho mấy tấn gạo, nhưng ông

Nguyễn Việt Dũng bắt nhập kho vì theo ông: “Mọi người đã có chế độ, chính sách”.

366

Năm 1981, sau khi tốt nghiệp sư phạm ngoại ngữ tiếng Anh ở Liên Xô ông Nguyễn Sỹ Dũng được đưa về Bộ Ngoại thương. Do có

thành tích cao trong khi học ở bậc đại học, cũng trong năm 1981, ông được đưa trở lại Liên xô làm nghiên cứu sinh phó tiến sỹ về giáo dục.

Trong thời gian này ông gặp ông Vũ Mão. Năm 1985, từ Liên xô, ông Nguyễn Sỹ Dũng được ông Vũ Mão đưa về Trung ương Đoàn để rồi

năm 1987, cùng ông Vũ Mão về Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. Năm 1990, Chính phủ Úc đưa bốn mươi cán bộ Việt Nam

sang Úc học tiếng Anh, ông Nguyễn Sỹ Dũng được cử làm trưởng đoàn cán bộ đi học này. Theo ông Dũng: “Cho dù có mười năm học ở

Liên xô với thành tích học tập chưa bao giờ bị điểm 4/5 nhưng toàn bộ kiến thức về khoa học chính trị mà tôi học được là thông qua các

bài học tiếng Anh và bắt đầu từ lớp học này, để thấy nhà nước tư bản hoàn toàn không phải như những gì mà nhà trường Liên Xô chỉ trích.

Cũng tại đây, tôi bắt đầu tiếp xúc với những nhà Việt Nam học như Davis Marr, Carl Thayer”.

367

Kể từ năm 1993, Ông Nguyễn Sỹ Dũng được giao trực tiếp làm Giám đốc các Dự án này. Năm 2006, khi ông Nguyễn Phú Trọng

sang làm Chủ tịch Quốc hội, ông Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội mới không còn phụ trách Trung tâm bồi dưỡng đại biểu và

công tác hợp tác quốc tế.

368

Từ năm 2004, Văn phòng Quốc hội đã lập ra Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử để tiếp tục truyền bá những kiến thức này cho

các thế hệ đại biểu mới cả của Quốc hội và của cả các cơ quan dân cử.

369

Khi Quốc hội chất vấn về vụ án công dân Lê Thị Nga bị bắt vì bị vu oan chiếm đoạt 200.000 đồng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối

cao Trịnh Hồng Dương chống chế: “Do các cơ quan chưa làm rõ được tội chứ chưa chắc Lê Thị Nga đã vô tội”; Chủ tịch Nông Đức Mạnh

đã cho rằng: “Anh không thể nói vậy, không ai bị coi là có tội khi không có chứng cứ, khi không có một bản án có hiệu lực của tòa án cả”.

370

Chỉ có Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới tự mình quyết định việc bỏ phiếu tín nhiệm. Ngay cả Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của

Quốc hội hoặc của ít nhất 20% tổng số đại biểu, nếu có kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm ai, thì vẫn phải chờ Ủy ban Thường vụ xem xét,

quyết định.

371

Ngày 26-12-1990, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nguyễn Hữu Thọ, khi tiếp xúc cử tri tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, đã

nói: “Do Quốc hội ta chưa phải là quốc hội chuyên nghiệp nên trong nhiều vấn đề nóng bỏng chưa tìm được giải pháp, chỉ mới dừng lại ở

phản ánh tình hình” (Tuổi Trẻ 27-12-1990).

372

Quốc hội khóa I cũng có vài đại biểu hoạt động chuyên nghiệp, hay thường gọi là đại biểu chuyên trách, như Nguyễn Văn Tố, Bùi

Bằng Đoàn. Từ khóa II, các ông Trường Chinh, Tôn Đức Thắng cũng được coi như là những người làm quốc hội chuyên trách. Ngay cả

các ủy viên Thường vụ Quốc hội của các nhiệm kỳ từ khóa VIII trở về trước cũng không chuyên trách, trừ chủ tịch Quốc hội, chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội.

373

Chỉ có hai mươi hai đại biểu, tức là 5,56%, được Quốc hội bố trí làm việc theo chế độ chuyên trách ở Quốc hội khóa IX, họ gồm

những người giữ chức danh: chủ tịch, phó chủ tịch Quốc hội; chủ tịch và một phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc; chủ nhiệm các ủy ban và mỗi

ủy ban có thêm một phó chủ tịch làm chuyên trách. Chỉ có một đại biểu chuyên trách không có chức vụ, là thành viên một ủy ban của

Quốc hội. Quốc hội khóa IX kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 9-1997 trong khi Đại hội Đảng VIII diễn ra vào tháng 6-1996, có mười lăm đại

biểu Quốc hội không còn được Đảng tái cơ cấu, đồng thời không còn được tiếp tục giữ các chức vụ trong bộ máy quyền lực tại địa phương.

Họ chỉ còn một cửa để về là Đoàn đại biểu Quốc hội ở tỉnh. Số đại biểu chuyên trách của Quốc hội khóa IX vì thế lên tới ba mươi bảy

người trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ X, số đại biểu được bố trí làm việc chuyên trách tăng lên ba mươi mốt do số quan

chức ở các ủy ban quốc hội tăng lên, trước chỉ có một phó chủ nhiệm, khóa X tăng lên hai phó chủ nhiệm và một ủy viên chuyên trách.

Năm 1998, số đại biểu chuyên trách của Quốc hội khóa X tăng thêm một do có một cán bộ mặt trận ở một địa phương đến tuổi nghỉ hưu.

Cuối năm 2000, sau Đại hội Đảng cấp địa phương, và Đại hội Đảng toàn quốc năm 2001, mười ba đại biểu Quốc hội là cấp ủy viên không

được tái cơ cấu, lui về, khiến cho số đại biểu chuyên trách tăng lên con số bốn mươi lăm người.

374

Ngày 7-3-2002, trước khi bầu cử Quốc hội khóa mới, Ủy ban Thường vụ có công văn hướng dẫn các địa phương về tiêu chuẩn,

điều kiện để chọn người làm đại biểu chuyên trách ở địa phương là những người trong độ tuổi, cao nhất đối với nữ, không quá 52, với nam

không quá 56, đang giữ chức thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, hoặc đang giữ các chức vụ

tương đương giám đốc sở, trưởng ban hội đồng nhân dân. Từ đầu khóa XI, ở mỗi địa phương đều có một vị đại biểu chuyên trách làm phó

đoàn đại biểu Quốc hội, kể cả bốn vị được cơ cấu nhưng vẫn ráng làm thêm chức phó chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh cho hết nhiệm kỳ. Ở

cấp Trung ương, số đại biểu chuyên trách ở các ủy ban tăng từ bốn lên chín, gồm bốn vị làm phó chủ nhiệm và bốn vị làm ủy viên chuyên

trách.

375

Ngày 1-11-2010, Giáo Sư Nguyễn Minh Thuyết đã yêu cầu Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời điều tra về sự sụp đổ của Vinashin

đẫn đến sự thua lỗ lên đến hơn một trăm nghìn tỷ đồng. Ðại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói trước phiên họp được truyền hình trực tiếp:

“Căn cứ Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc Hội, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết để Quốc hội lập ủy ban lâm

thời điều tra trách nhiệm các thành viên chính phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin. Cuối kỳ họp Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm thủ

tướng và các thành viên chính phủ liên quan. Ðể tạo điều kiện cho công tác của ủy ban lâm thời, tôi cũng đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ

chức vụ các vị có liên quan”.

376

Ngày 12-11-2010, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội gửi công văn trả lời ông Thuyết nói rằng “chưa cần thiết trình Quốc Hội việc

thành lập ủy bản lâm thời”.

377

Sau Đại hội Đảng lần thứ V, Hội đồng Bộ trưởng có tới mười hai vị phó chủ tịch. Trong năm đầu của khóa VIII, Hội đồng Bộ

trưởng vẫn còn chín phó chủ tịch, đến tháng 5-1988, vài ngày trước khi Đỗ Mười trở thành chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các phó: Nguyễn

Ngọc Trừu, Phan Minh Tánh, Đoàn Duy Thành ra đi, sáu phó chủ tịch còn lại ở nguyên vị trí cho tới sau Đại hội Đảng lần thứ VII.

378

Huy Đức, Một giờ với Tân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt, Tuổi Trẻ 13-8-1991.

379

Cho tới đầu thập niên 1990, các chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện vẫn đi ký hợp đồng kinh tế, đi bảo lãnh vay ngân hàng, chỉ

đạo ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho vay. Trước tháng 9-1987, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương cấp tỉnh khác vẫn có

tới 42 sở và cơ quan ngang sở, 290 phòng ban thuộc sở, 378 phòng ban thuộc quận huyện. Tới tháng 6-1991, Thành phố giảm được 12 sở

và cơ quan ngang sở, 98 phòng ban thuộc sở và 141 phòng ban thuộc quận, huyện.

380

Huy Đức, Một giờ với Tân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt, Tuổi Trẻ 13-8-1991.

381

Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Phong nói: “Quốc hội cũng tập thể, Hội đồng Nhà nước cũng thập thể, rồi Hội đồng Bộ

trưởng cũng tập thể nốt. Đông, vướng mắc nhiều nên không nhạy bén được”. Theo Đại biểu Nguyễn Minh Khoát, Lạng Sơn: “Chúng ta đã

trả giá đắt vì trong một thời gian dài, cả cơ quan lập pháp và hành pháp đều không được tập trung đúng mức”.

382

Tháng 10-1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trình ra Quốc hội phương án giảm bớt năm bộ và cơ quan ngang bộ, theo đó: Lập bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bằng cách nhập ba bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy Lợi; Lập bộ Công nghiệp từ ba bộ Công

nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Năng lượng; Lập Bộ Kế hoạch - Đầu tư từ việc nhập Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về

Hợp tác và Đầu tư.

383

Trong các năm 1991-1994, biên chế giảm được 31.000 người, để rồi trong các năm 1995-1998, số biên chế lại tăng trở lại 113.000

người. Đến cuối năm 1998, tổng số người hưởng lương và phụ cấp là 2,5 triệu người, trong đó, biên chế của bộ máy nhà nước là 1,3 triệu.

384

Đầu năm 1956, sau khi Việt Nam bị chia thành hai miền, ở miền Nam, Chính quyền Ngô Đình Diệm lập thêm các tỉnh Tam Cần,

Mộc Hóa, Phong Thạnh, Cà Mau. Đến tháng 10-1956, ở Nam Bộ có hai mươi hai tỉnh và Đô thành Sài Gòn, đưa số địa phương thuộc Việt

Nam Cộng hòa lên tới ba mươi lăm tỉnh. Ngày 19-5-1958, tỉnh Đồng Nai Thượng được tách thành hai tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức.

Ngày 23-1-1959, lập thêm hai tỉnh Quảng Đức và Phước Thành. Ngày 21-1-1961, lập tỉnh Chương Thiện. Năm 1962, lập thêm hai tỉnh

Quảng Tín và Phú Bổn. Năm 1963, lập thêm hai tỉnh Hậu Nghĩa và Gò Công. Năm 1964, lập hai tỉnh Châu Đốc và Bạc Liêu. Năm 1965,

bỏ hai tỉnh Côn Sơn và Phước Thành. Năm 1966, lập tỉnh Sa Đéc. Từ đó cho đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có bốn mươi bốn tỉnh và

Đô thành Sài Gòn.

385

Người Nghệ phát âm dấu nặng thay cho dấu ngã, chữ “giữ” phát âm thành “dự”, Vinh là thành phố thuộc Nghệ An, khi nhập tỉnh

được đầu tư xây dựng những khu nhà khang trang trong khi thị xã Hà Tĩnh thì hoang vu cỏ mọc. Nói “Vinh dự”, không có nghĩa là “vinh

dự” mà là “có chi Vinh giữ hết”.

386

Năm 2008, Hà Tây và một phần của ba tỉnh khác được nhập vào Hà Nội. Tiến trình này diễn ra khá bất thường. Ngay từ đầu,

nhiều người đã công khai lên tiếng phản đối việc sáp nhập Hà Tây vào Thủ đô. Ngày 5-5-2008, đúng ngày Quốc hội họp, ông Võ Văn Kiệt

cho công bố trên báo Tuổi Trẻ một bài viết mà ông chuẩn bị từ ngày 30-4-2008, phản đối quyết liệt ý định này. Ông Võ Văn Kiệt viết:

“Thăng Long - Hà Nội với nghìn năm lịch sử phong phú; hào hùng, với văn hóa được tích lũy nhiều đời, không phải thủ đô nào trên thế

giới cũng có được. Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả

năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều”. Ông cho rằng: “Mô hình đô thị cực lớn với động lực công nghiệp là một mô hình đô thị đã cũ, nhiều sai

lầm mà phương Tây đang phải từ bỏ. Chính những thành phố có hàm lượng văn hóa cao, có đời sống đô thị giàu tính nhân văn, có thiên

nhiên trong lành, có nhịp sống hợp lý, làm giàu bằng kinh tế tri thức mới là mô hình mà các nước đi trước chúng ta đang tìm kiếm”. Ông đề

nghị Quốc hội nghiên cứu: “Một mô hình đô thị không cần nhiều đất đai mà cần nhiều hơn những giá trị đạo đức, nhân văn, nhân tài và

chất xám. Đấy mới chính là ‘hướng nhìn - tầm nhìn’ của nghìn năm Thăng Long và của thời đại”. Quan điểm của ông Võ Văn Kiệt cũng là

suy nghĩ của nhiều người lúc bấy giờ. Kết quả thăm dò trong Quốc hội cho thấy: chỉ có 226 đại biểu đồng ý, ngang với số không đồng ý,

226 đại biểu. Do số đại biểu Quốc hội muốn mở rộng Hà Nội chỉ chiếm tỉ lệ 45% (trên tổng số đại biểu) nên Quốc hội đã phải hoãn lịch bỏ

phiếu thông qua nghị quyết đã được xếp vào ngày 23-5-2008. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hết sức kiên quyết để dự án sáp

nhập thủ đô thành hiện thực. Sau khi “quán triệt” nhiều lần ở Đảng - Đoàn Quốc hội, ngày 29-5-2008, Thủ tướng lên Hội trường tha thiết

đề nghị: “Nếu việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội để chậm lại thì các dự án này hoặc sẽ phải chờ đợi tiếp, hoặc nếu cho phép tiếp tục

triển khai theo thẩm quyền của địa phương thì có thể sẽ không phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển Thủ đô trong tương lai, sau

này phải điều chỉnh lại sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội”. Ngay trong chiều hôm ấy, tỉ lệ biểu quyết mở rộng Hà Nội lên tới 458/475, chỉ có

bốn đại biểu Quốc hội bỏ phiếu chống. Đầu cơ đất đai diễn ra sôi động phía sau những quyết định này: Con số các dự án mua đất ở vùng

Hà Tây cũ không dừng lại ở mức 300 như ông Dũng nói trước Quốc hội. Từ khi Quốc hội biểu quyết cho đến ngày 1-8-2008, ngày Quyết

định mở rộng Hà Nội có hiệu lực, con số dự án được duyệt lên tới 772 với diện tích đất được duyệt là 75.695ha; trong khi tổng diện tích

đất của toàn Hà Nội mở rộng cũng chỉ có 145.770ha, bao gồm cả Hà Nội và các thành phố cũ. Ngay khu vực bốn xã Hòa Bình cũ, dù

chưa có quy hoạch chung nhưng vẫn có mười ba dự án.

387

Hồ Chí Minh khi đó đã từng phát biểu: “Cách mạng Pháp đã tạo kiểu tam quyền phân lập nhưng qua hàng trăm năm thực hiện thấy

cũng không hay lắm. Cơ quan đại diện cho toàn dân ở ta sẽ nắm toàn quyền, cả ba quyền trong tay. Ta không cóp của ai cả mà chỉ xuất

phát từ yêu cầu tự nhiên về dân quyền của toàn dân ta, vả lại ta đã bắt đầu có chút kinh nghiệm của Ta trong việc xây dựng chính quyền

nhân dân ở các căn cứ địa giải phóng. Cũng không cần chế độ hai Viện nói là để hai Viện kiềm chế lẫn nhau. Ta sẽ có cách kiềm chế sự

lộng quyền hoặc kém sáng suốt của cơ quan đại diện bằng sự giám sát của cử tri, dựa trên quyền bãi miễn và quyền phủ quyết. Đặc biệt là

ta có kinh nghiệm độc đáo mà chế độ Nhà nước tập quyền Xô viết không có, không thể có. Đó mặt trận dân tộc thống nhất, chỗ dựa của

Nhà nước đồng thời là cơ quan giám sát thường trực đối với Nhà nước, một cơ quan giám sát có tổ chức cực kỳ rộng rãi của cử tri” (Vũ

Đình Hòe, Hồi Ký, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn 2004, trang 998).

388

Các tòa thươṇ g thẩm là những tòa án Pháp: Thươṇ g thẩm viêṇ Hà Nôị, với quyền quản haṭ bao gồm Ai-lao, Bắc kỳ và miền bắc

Trung kỳ cho đến đèo Hải Vân; Thươṇ g thẩm viêṇ Sài gòn vớ i quyền quản haṭ bao gồm miền nam Trung kỳ, Nam kỳ và Cao-miên. Môṭ

kháng tố viêṇ cho tất cả xứ Đông Dương đặt taị Saigon. Ngoài ra còn có những “hành chánh pháp viêṇ ” để xử các vụ hành chánh. Tham

chı́nh viê ̣ n củ a Pháp (conseil d’ Etat) là nơi có thẩm quyền tối cao để xét về các vi pha ̣m hành chánh gây ra bở i chı́nh phủ thuôc̣ điạ , Đaị

thẩm viêṇ ở Paris (Cours de Cassation) giữ quyền tài phán tối cao. “Trong thưc̣ tế, ngườ i Pháp kiểm tra tổ chứ c tư pháp và sư ̣ tham gia củ a

ngườ i Viê ̣ t trong lãnh vực tư pháp là rất ı́t

ỏi”.

389

Điều thứ 64

390

Điều 69.

391

Lê Văn Hiến, Nhật ký của một Bộ trưởng, Nhà Xuất bản Đà Nẵng 1995, ghi ngày 9-9-1948, trang 417.

392

Hồi ký Vũ Đình Hòe, Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn 2004, trang 847.

393

Giữa năm 1948, Đặc ủy đoàn Chính phủ, do ông Bộ trưởng Hoàng Minh Giám và cụ Linh mục Phạm Bá Trực dẫn đầu đi thanh tra

khu III. Tới tỉnh Thái Bình thì được Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh này đề nghị ân xá cho 19 phạm nhân. Đặc ủy đoàn đồng ý và ký

quyết định ân xá. Giám đốc tư pháp khu III phản đối vì không được hỏi ý kiến như luật lệ đã quy định và vì có những người trong số được

tha là “những tên đảng viên cường hào đã ức hiếp nhân dân nên bị tòa kết án tội, nay thả ra, chúng sẽ báo thù những người đã tố cáo

chúng, còn dân thì có thể thắc mắc” (Hồi ký Vũ Đình Hòe, Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn 2004, trang 842). Giám đốc Tư pháp báo cáo lên

Bộ và được Bộ trưởng Vũ Đình Hòe đồng tình. Ủy ban Kháng chiến cũng báo cáo lên văn phòng Chủ tịch phủ, phê phán sự phản đối của

Giám đốc Tư pháp. Hồ Chí Minh, tuy cũng cho rằng, Đặc khu ủy nên thu hồi lệnh ấy, nhưng trong thư gửi “Chú Hòe”, Hồ Chí Minh đã

chủ yếu phê phán và yêu cầu Bộ “sửa đổi cách làm việc” của Giám đốc Tư pháp: “Về vấn đề tha cho 19 phạm nhân, thái độ của Giám đốc

Tư pháp Khu III có chỗ không đúng: vì sao Giám đốc không trình bày ý kiến với Đặc ủy đoàn? Trong tờ trình lên Bộ, Giám đốc lại dùng

những lời quá đáng… Bộ nên ra chỉ thị cho Giám đốc Tư pháp Khu III sửa đổi cách làm việc. Chào thân ái và quyết thắng/ 10-1948 - Hồ

Chí Minh” (Sđd, trang 843). Bộ Tư pháp đã “khiển trách nghiêm khắc” Giám đốc Vũ Văn Huyền theo chỉ thị của Hồ Chí Minh. Ông Vũ

Văn Huyền coi là bị ức hiếp đã vào vùng của Pháp.

394

Sắc lêṇ h số 97/SL, “Sử a đổi môṭ số quy lê ̣và chế điṇ h trong dân luâṭ”, Hồ Chí Minh ký ngày 22-5-1950.

395

Sau cuộc họp này, Luật sư Phan Anh ghi nhật ký: “Nghề luật sư vẫn được duy trì. Vẫn để anh Nguyễn Mạnh Tường, anh Đỗ Xuân

Sảng, anh Nguyễn Văn Hưởng làm việc bào chữa… Bác quyết định vẫn giữ tổ chức luật sư. Nói chung, Đoàn Luật sư chưa bao giờ bị giải

tán. Nhưng nó không phát triển vì hoạt động bị hạn chế. Thay vào đoàn Luật sư, có những đoàn gọi là bào chữa viên (nhân dân) chất

lượng tùy tiện” (Hồi ký Vũ Đình Hòe, Nhà Xuất bản Văn Học 2004, trang 904-905).

396

Năm 1960, Bộ Tư pháp giải thể, ông Vũ Đình Hòe chuyển về Viện Luật học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, làm chuyên

viên nghiên cứu luật pháp và về hưu năm 1975.

397

Hồi ký Vũ Đình Hòe, Nhà Xuất bản Văn Học 2004, trang 901-902.

398

Theo báo Nhân Dân: “Hội đồng xét xử muốn xét xử nghiêm minh nhưng lại vấp phải những tác động từ cấp ủy, chính quyền địa

phương, từ cá nhân người lợi dụng chức quyền... Không thể vượt qua được, họ đành xử hữu khuynh, né tránh, xử không đúng pháp luật để

được yên thân. Có không ít vụ án đã được xét xử ở một chỗ khác, còn lại, phiên tòa công khai, thẩm phán chỉ đưa bản án có sẵn trong túi

ra tuyên, bất chấp thực tế khách quan đã được chứng minh tại phiên tòa. Thực tế cũng cho thấy, một số thẩm phán đã không chịu sự tác

động bên ngoài, giữ thái độ độc lập và chỉ tuân theo pháp luật thì chính họ sau đó lại phải gánh chịu những hậu quả tai hại, bị bãi miễn thẩm

phán, bị chuyển công tác khác, bị cấp này, ông kia chiếu tướng” (Vũ Thế Lân, Về những vụ án chưa được xử nghiêm, Nhân Dân số ra

ngày 18-3-1992).

399

Ngày 29-11-1991, trong Hội nghị Trung ương “cho ý kiến về Hiến pháp” Tổng Bí thư Đỗ Mười phát biểu: “Đối với hoạt động của

ngành kiểm sát và tòa án, các cấp ủy định kỳ nghe báo cáo tình hình và nêu ý kiến về phương hướng chỉ đạo, bảo đảm thực hiện đúng

pháp luật và các quy định của Nhà nước, không can thiệp trực tiếp, nhất là vào công tác xét xử; không quyết định tội danh và các mức án.

Khi xét xử, tòa án phải theo đúng pháp luật và chỉ tuân theo pháp luật. Đối với những vụ án có ảnh hưởng chính trị rộng, có liên quan đến

quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc liên quan đến những cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý, cấp ủy cần tham gia ý kiến về quan điểm xét

xử, làm cơ sở cho việc xét xử, quyết định của cơ quan kiểm sát và tòa án. Cần kiên quyết khắc phục tình trạng một số đồng chí trong cấp

ủy can thiệp vào công tác xét xử, thậm chí thô bạo đến mức quyết định cả các bản án, mức án. Phải ngăn chặn tệ bao che, ô dù, và nhiều

tiêu cực khác, làm suy giảm hiệu lực của pháp luật, gây bất bình trong nhân dân”.

400

Ngày 27-11-2006, Quốc hội đã giật mình khi Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Hiện cho biết: Cho tới năm 2005, hệ

thống tòa án của cả nước thiếu 1.116 thẩm phán, do đó tòa án đã phải “vơ vét”, bổ nhiệm thêm các thẩm phán chưa đạt yêu cầu. Cũng

theo ông Hiện, trong năm 2005, có hơn 9000 bản án đã bị cải, sửa. Chất lượng hoạt động tư pháp yếu kém không chỉ ở bên tòa.

401

Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Sự Thật 1980, trang 16.

402

Con đường giành độc lập được Hiến pháp 1946 trình bày giản dị: “Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước,

tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà. Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính

sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan”. Trong khi Hiến pháp 1959 cho rằng: “Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng

sản Đông Dương, ngày nay là Đảng lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới. Cuộc đấu tranh bền bỉ đầy gian

khổ và hy sinh dũng cảm của nhân dân ta chống ách thống trị của đế quốc và phong kiến đã giành được thắng lợi vĩ đại: Cách mạng tháng

Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập, ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam độc lập

trước quốc dân và toàn thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Việt Nam đã xây dựng một nước Việt Nam độc lập và dân chủ”. Hiến

pháp 1980 thêm “Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện”; bổ sung “chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ

năm 1954” và “Chiến thắng đế quốc Mỹ năm 1975”; bổ sung “Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên

giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc”.

403

Trường Chinh, Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp trước Quốc hội ngày 12-12-1980, bản in ngày 9-12-1980, trang 18.

404

Trường Chinh, tài liệu đã dẫn, trang 19.

405

Lê Duẩn, Hiến Pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, Nhà Xuất bản Sự Thật 1980, trang 16.

406

Nguyên văn phát biểu tại Hội nghị Trung ương 25, khóa III, của ông Lê Duẩn: “Đảng và Nhà nước dính nhau làm một. Ở Trung

ương, Thủ tướng là của Nhà nước, đồng thời là của Đảng, là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng cũng thế… Nhà nước làm là Đảng làm. Ví

dụ, Đảng làm thủy lợi qua Bộ trưởng Thủy lợi, qua Bộ Thủy lợi chứ không qua một tổ chức khác. Làm thủy lợi cũng là nhà nước làm.

Làm theo đường lối của Đảng, song không có song trùng, chỉ có một bộ máy làm thủy lợi: là Bộ Thủy lợi. Bộ Thủy lợi cũng là Nhà nước,

đồng thời cũng là của Đảng. Cũng như trong Quân đội. Tổng tư lệnh là của Đảng và của quân đội. Làm ra 8 tấn thóc/hecta là Nhà nước và

Đảng. Đảng giao Nhà nước làm. Đảng không tổ chức cơ cấu khác để làm nữa, Thủ tướng là Đảng và Nhà nước. Nhưng Đảng phải có tổ

chức riêng của mình để xây dựng mình; nên ngoài nhiệm vụ chính trị Đảng giao cho Nhà nước làm, Đảng còn có nhiệm vụ xây dựng Đảng

mà Đảng phải tự làm bằng các tổ chức của Đảng. Về thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng thì Đảng sử dụng bộ máy Nhà nước, do đó

nhiệm vụ chính trị của Đảng và của Nhà nước chỉ là một, và bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước cũng là bộ máy quản lý kinh tế của

Đảng” (Văn Kiện Đảng Toàn tập, tập 37, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2004, tr 405).

407

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã không còn để cho Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn

Đức Tâm có nhiều quyền như thời Lê Duẩn dung túng Lê Đức Thọ. Trong Bộ Chính trị, trong Trung ương và trong từng cấp ủy bắt đầu

định kỳ phải sinh hoạt kiểm điểm, các ủy viên tự nhận xét và đánh giá ưu khuyết của nhau. Trong khóa VII (1991-1996), Tổng Bí thư Đỗ

Mười đưa ra sáng kiến thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Cán bộ đảng viên phải sinh hoạt tại nơi làm việc và nơi cư ngụ. Trước khi đề

bạt phải lấy phiếu tín nhiệm ở cơ sở. Đến khóa VIII (1996-2001), Bộ Chính trị quy định, mỗi cán bộ không giữ một chức vụ quá hai nhiệm

kỳ; đưa ra giới hạn tuổi: lần đầu tham gia Ban Chấp hành Trung ương không quá 55; lần đầu tham gia Bộ Chính trị không quá 60; tuổi về

hưu của ủy viên Bộ Chính trị là 65; của bốn cương vị chủ chốt, tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, không quá 67. Tại

Hội nghị Trung ương 4, khóa X, các cơ quan trung ương được sắp xếp lại, chỉ còn sáu ban Đảng: Văn phòng; Ban Tổ chức; Ban Tuyên

Giáo; Ủy ban Kiểm tra; Ban Dân vận; Ban Đối ngoại. Một số ban được tổ chức các nhiệm kỳ trước đó như: Ban Kinh tế; Ban Bảo vệ

Đảng; Ban Nội chính đã bị giải tán (Hội nghị Trung ương 5, khóa XII, quyết định lập lại Ban Nội chính sau chuyển chức năng chỉ đạo

chống tham nhũng từ Chính phủ về bên Đảng và sau đó lập thêm Ban Kinh tế).

408

Tuổi Trẻ 13-2-1992.

409

Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2007, có 238 người tự ứng cử nhưng chỉ có 30 người lọt vào vòng trong. Năm 2011, chỉ có tám

mươi ba người tự ứng cử ở hai mươi hai tỉnh, thành, và quy trình “sàng lọc” của Mặt trận Tổ quốc cũng chỉ để cho mười lăm người lọt vào

danh sách ứng cử viên chính thức. Quy trình bầu cử này được dân gian gọi là “Đảng cử, dân bầu”.

410

Gồm một hoặc hai, ba đoàn đại biểu Quốc hội.

411

Ngày 1-8-1991.

412

Ngày 27-8-2007, khi tới thăm Tổng cục chính trị của Quân đội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng, bỏ Điều 4 là “tự sát”.

Bộ Công an từng treo một Pano trước trụ sở ghi khẩu hiệu: “Chỉ biết còn Đảng, còn mình”.

413

Phó Ban Tổ chức Trung ương khóa V, VI; Trưởng Ban Bảo vệ Trung ương Đảng khóa VII.

414

Sau đó, khi họp Bộ chính trị, ông Nông Đức Mạnh đã bảo vệ quyết định này của Quốc hội.

415

Ông tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939. Từng bị kết án mười năm tù giam, và đã

phải nằm ở Hỏa Lò bốn năm. Năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp ông cùng với các đồng chí của mình vượt ngục, bắt liên lạc ngay với

Đảng rồi tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Hà Đông. Sau đó, ông đã từng làm bí thư Tỉnh ủy Hà Đông, bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, bí thư

Thành ủy kiêm chủ tịch Ủy ban Bảo vệ tỉnh Nam Định. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã từng là khu ủy viên Khu III, bí thư Tỉnh

ủy Ninh Bình, phó bí thư Liên khu ủy III, chính ủy Bộ Tư lệnh Liên khu III, bí thư Khu ủy Tả Ngạn sông Hồng kiêm chủ tịch Ủy ban

Kháng chiến Hành chính và chính ủy Bộ Tư lệnh khu Tả Ngạn; Năm 1955, ông được phân công chỉ đạo tiếp quản khu 300 ngày rồi làm bí

thư Thành ủy kiêm chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố Hải Phòng.

416

Huy Đức, Một Giờ với Tân Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt, Tuổi Trẻ 13-8-1991.

417

Huy Đức, Phỏng vấn Tân Thủ tướng Phan Văn Khải, Thanh Niên 27-9-1997.

418

Ông Võ Văn Kiệt cũng có những quyết định gây tranh cãi rộng rãi trong công chúng. Một trong những quyết định đó là Chỉ thị 406-

TTg ngày 8-8-1994 về việc “cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo”. Đốt pháo trong các dịp cưới xin, hội hè đặc biệt là trong ngày Tết là

một truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, những năm đầu thập niên 1990, khi kinh tế khởi sắc, đốt pháo càng trở nên phổ biến hơn. Theo chỉ

thị 406: “Các đêm giao thừa, việc đốt pháo trong các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng v.v...

kéo dài liên tục từ 30 đến 40 phút, tạo tiếng nổ ồn ào, làm cho người già, trẻ em, người yếu tim, thần kinh yếu không chịu nổi, khói pháo

dày đặc kéo dài, xe ô tô, xe gắn máy có lúc không đi lại được, gây tắc nghẽn giao thông. Theo báo cáo của 44/53 địa phương, trong dịp Tết

Nguyên đán Giáp Tuất (1994) đã có 728 vụ tai nạn do pháo gây ra, làm chết 71 người, làm bị thương 765 người và tiêu tốn hàng 20-30 tỷ

đồng”. Kể từ ngày 1-1-1995, việc “sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa

và thuốc làm pháo hoa)” đều bị nghiêm cấm. Quyết định này được thi hành nghiêm tới mức, trước Tết, báo Người Hà Nội sau khi đăng

một bài viết bày tỏ chút trắc ẩn với pháo đã lập tức bị Bộ Văn hóa – Thông tin đình bản.

419

Các ông: Phạm Văn Xô, nguyên Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp sau là Ủy viên Thường vụ Trung

ương Cục miền Nam; Tướng Đồng Văn Cống, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 99 Nam Bộ; Tư lệnh quân khu 9, Phó Tư lệnh quân giải

phóng miền Nam; Đại tá Nguyễn Văn Thi, nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, cho tới lúc chết vẫn ký đơn tố cáo Lê Đức

Anh. Những nhà cách mạng đàn anh của Lê Đức Anh cho rằng: Ông Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong lý lịch

mà là người phụ trách việc chế biến thực phẩm (chef des cooperatives) cho chủ đồn điền và các quan chức Pháp ở Lộc Ninh, bị công nhân

cao su đặt cho biệt danh là “cai lé” do chột mắt vì bệnh đậu mùa. Lê Đức Anh cũng là người giúp việc thân cận của chủ đồn điền De

Lalant, một sĩ quan phòng nhì của Pháp. Ông đã từng bị nghi ngờ là “surveillant”, là “2è bureau (phòng nhì)”, không phải là đảng viên từ

năm 1938 ở quê mà được kết nạp tháng 4-1945, trong một cuộc họp của Ban cán sự Đảng Thủ Dầu Một có ông Nguyễn Văn Thi cùng

dự…Vào thời điểm những là thư tố cáo của ba vị lão thành này được phát tán rộng rãi, ông Anh cho xuất bản cuốn Đại tướng Lê Đức Anh,

thanh minh: Khi ở Đà Lạt, ông làm cu ly, quét nhà, quét sân cật lực cũng chỉ được trả lương tháng 15 đồng. Nhưng: “Làm được hai tháng,

ông thấy mình phải cố gắng học lấy một nghề, có nghề vững mới kiếm được tiền đủ sống và hoạt động cách mạng” và một “thằng Tây” đã

hướng dẫn ông làm pa-tê, xúc xích, dăm bông. Về “chủ đồn điền De Lelant”, mà các vị lão thành tố cáo là “phòng nhì”, ông Lê Đức Anh

giải thích: “Thằng chủ Tây đích thực của sở cao su này khi thì ở thành phố khi thì ở Paris… Cả hai thằng Đờ La-lan và Man-đông cũng

đều là những thằng làm thuê. Man-đông thỏa thuận trả lương tháng cho ông 30 đồng. Thấy Pa-tê, xúc xích ông làm ra ngon nên nó yêu cầu

ông làm thêm giờ… và trả thêm cho ông mỗi tháng 15 đồng. Như vậy, mỗi tháng ông có thu nhập đều đặn 45 đồng. Có tiền dư dật, công

việc lại không bị quản thúc như phu cạo mủ nên ông bắt đầu hoạt động cách mạng” (Đại tướng Lê Đức Anh, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân

dân 2005, trang 20-21).

420

Đại tướng Lê Đức Anh, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân 2005, trang 30.

421

Tên ông được đặt cho một con đường ở Gò Vấp.

422

Phòng nhì Pháp đã đánh vào một điệp viên để cho những người kháng chiến “bắt được”. Người này khai ra hàng chục cán bộ chủ

chốt “nhận làm điệp viên” cho Phòng Nhì. Ngay lập tức, hàng chục cán bộ bị các đồng chí của mình đưa đi thủ tiêu, trong đó có 3 người

anh và em trai của bà Bảy Anh.

423

Theo Đại tá Khuất Biên Hòa.

424

Bà Phạm Thị Anh biết tin này từ cuối thập niên 1950 nhưng bà không đi bước nữa, sau 1975 bà về sống với con gái tại Cư xá Bắc

Hải. Bà mất ngày 8-1-2011. Trong thời suốt thời gian ấy hai người chưa bao giờ gặp lại nhau.

425

John McCain đã từng trải qua sáu năm bị giam giữ trong nhà tù Hỏa Lò sau khi máy bay của ông bị bắn hạ và dù của ông rơi xuống

hồ Trúc Bạch.

426

John Kerry nhớ lại: “Chúng tôi đã trở về nhà trên hai con đường khác nhau nhưng cùng có những trải nghiệm giống nhau trong thời

gian tại ngũ. Chúng tôi cùng chia sẻ một tầm nhìn về con đường phía trước, không phải như những cộng sự mà như hai người bạn… Chúng

tôi cam kết truy tìm sự thật cho dù điều đó dẫn chúng tôi tới đâu”. Thượng nghị sỹ John Kerry mô tả công việc sau đó của Ủy ban là “hàng

nghìn giờ chậm rãi, đau xót và tỉ mẩn”, giải mật hàng triệu trang tài liệu của Chính quyền Mỹ. John Kerry nói tiếp: “Tôi đã bay tới Việt

Nam và các nước trong khu vực mười bốn chuyến, nghiên cứu từng chi tiết các câu chuyện kể về hàng trăm trường hợp mất tích và hồi

tưởng từng ký ức chiến tranh của cá nhân mình gần như hàng ngày”.

427

Tài liệu trên đây, còn được gọi là “Russian Doccument” hay “smoking gun”, được nói là một báo cáo 30 trang của Tướng Trần Văn

Quang gửi Bộ Chính trị Việt Nam được KGB dịch ra tiếng Nga ngày 15-9-1972, được tìm thấy trong kho lưu trữ Liên xô bởi một nhà

nghiên cứu có uy tín người Úc, Stephen J. Morris, đang làm việc tại đại học Harvard. “Russian Doccument” đề cập đến số lượng tù binh bị

giữ ở Việt Nam cho tới trước 15-9-1972 là 1.205 người Mỹ thay vì chỉ 368 người như thừa nhận lúc đó của Lê Đức Thọ. Nếu bao cáo này

là đúng thì Hà Nội còn giữ tới 614 tù binh Mỹ vì 591 tù binh đã được trao trả vào tháng 3-1973.

428

Nguyên “thứ trưởng” trong Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, người đồng thời làm “hộp thư” giữa ông Kiệt và

Đại tướng Dương Văn Minh, sau khi ông Minh sang định cư ở Pháp vào năm 1978.

429

The Southest Asia Treaty Oganization, Hiệp ước phòng thủ chung, chống cộng, của các nước Đông Nam Á, ra đời tháng 2-1955.

430

Cho đến giữa thập niên 1980, Việt Nam vẫn còn giữ bảy viên tướng của Hàn Quốc bị bắt giữ sau năm 1975. Theo ông Trần Tam

Giáp, thời gian đó là thư ký Thủ tướng Phạm Văn Đồng (Lê Đức Thọ, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2011): “Chủ trương của ta là tạo

điều kiện cho Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên trong cuộc đàm phán với Cộng hòa Triều Tiên để Chính phủ ta thả bảy viên tướng

của Hàn Quốc về nước. Lúc đó hai bên đàm phán ở New Deli, Ấn Độ, tại Đại sứ quán Việt nam. Sau nhiều năm, hai bên không đi đến

thỏa thuận nào do Hàn Quốc không đáp ứng đòi hỏi của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên mà họ cho là quá cao. Qua cuộc trao đổi

với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Lê Đức Thọ cho biết số tướng lĩnh này tuổi đã cao, điều kiện giam giữ của ta không đảm bảo,

sức khỏe của họ giảm sút, nếu tính mạng họ có vấn đề gì nảy sinh thì sẽ rất khó cho ta. Sau đó, ta đã giao cho Bộ Ngoại giao gợi ý bạn

(Cộng Hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên) nên có phương án hợp lý hợp tình. Bạn đòi giao số này cho họ nhưng ta không nhất trí. Lúc đó

có sự vận động của Chính phủ Thụy Điển, qua Đại sứ Oberg chuyển thư cho Tổng thống Pak Chung Hy thỉnh cầu Chính phủ ta (trong số

này có người là bạn thân hoặc gia đình của Tổng thống). Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đồng chí Lê Đức Thọ đã thảo luận với nhau nhiều

lần, bàn nhiều khía cạnh và cuối cùng đã đi đến kết luận là thả tự do số tướng lĩnh này vì lý do nhân đạo. Đây là một quyết định không dễ

dàng khi đưa ra Bộ Chính trị quyết định. Cuối cùng, qua trung gian của Chính phủ Thụy Điển, một chuyên cơ đã được phép đến Hà Nội

nhận số tướng lĩnh nói trên. Phía Hàn Quốc rất cảm kích và đánh giá cao quyết định của ta, họ tỏ ý muốn viện trợ kinh tế xứng đáng cho

ta”.

431

Báo cáo số 8/BC, ngày 10-6-1992 của Vụ phó Vụ Báo chí Bộ Văn hóa – Thông tin và Văn hóa Nguyễn Thắng.

432

Theo ông Trần Quốc Hương, bí thư Trung ương Đảng Khóa VI: “Tin ông Phan Bình bị bệnh tâm thần, tự sát là do Cục II báo

cáo”.

433

Khi ba ông cố vấn bị kiểm điểm bởi vụ “Lê Khả Phiêu”, ông Võ Văn Kiệt nói ông đề nghị kiểm điểm luôn trách nhiệm của những

người liên quan đến Pháp lệnh Tình báo và ông sẵn sàng nhận phần trách nhiệm của mình khi ký Nghị định 96/CP. Ông Võ Văn Kiệt còn

phải chịu trách nhiệm về một nghị định gây tranh cãi khác đó là Nghị định số 31/CP theo đó “những người có hành vi vi phạm pháp luật

xâm phạm đến an ninh quốc gia được quy định tại Chương I phần các tội phạm của Bộ luật hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách

nhiệm hình sự”(Điều 2) có thể bị quản chế tại địa phương từ 6 tháng đến 2 năm (như trường hợp của tiến sỹ Hà Sỹ Phu) hoặc có thể bị

đưa đi quản chế ở nơi khác (như trường hợp của các linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín…). Nghị định 31/CP của Chính phủ do ông

Võ Văn Kiệt ký ngày 14-4-1997 về mặt pháp lý là một văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chánh do Ủy ban

Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6-7-1995. Cũng như Nghị định Tình báo, phải gần hai năm sau khi có Pháp lệnh xử phạt hành chánh,

ông Võ Văn Kiệt mới ký Nghị định 31/CP. Tuy nhiên việc chấp nhận áp dụng một biện pháp hành chánh để tước một số quyền tự do của

công dân thay vì phải bằng quyết định của tòa án cho thấy ông Võ Văn Kiệt đã không vượt qua được khung chính trị đương thời và thiếu

dứt khoát với tinh thần pháp quyền mà ông cổ vũ. Biện pháp này càng bị chỉ trích nhiều hơn khi nó chủ yếu được áp dụng với những người

bất đồng chính kiến.

434

Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.

435

Tướng Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957 là con trai út của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Sự nghiệp của ông trầy trật sau khi bị kỷ

luật ở Học viện kỹ thuật Quân sự vào cuối thập niên 1970, phải chuyển sang học tiếp ở trường sỹ quan thông tin. Năm 1981, sau khi ra

trường, Vịnh được Tướng Lê Đức Anh đưa sang Phnom Penh, công tác trong Đoàn 12, một đơn vị của Cục Tình báo Quân đội đặc trách

chiến trường Campuchia. Tại đây, ông kết hôn với con gái một lãnh đạo Đoàn 12, đại tá Vũ Chính. Tháng 5-1995, tức là chỉ mấy tháng sau

khi Vũ Chính thay Tướng Tư Văn làm tổng cục trưởng Tổng cục II, Nguyễn Chí Vịnh được bổ nhiệm giữ chức cục phó Cục 12, với quân

hàm trung tá. Chỉ bốn năm sau ông được phong hàm thiếu tướng, sau hơn một năm giữ chức tổng cục phó.

436

Những bà mẹ: Có ba con là liệt sỹ; Có hai con và có chồng hoặc mình là liệt sỹ; Có một con duy nhất mà người đó là liệt sỹ; Có hai

con mà cả hai đều là liệt sỹ thì được phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.

437

Chính sách ưu đãi này đã khiến cho chi tiêu quốc phòng chiếm phần 40% chi tiêu của Chính phủ cho khu vực phi xã hội, tương

đương với 4,2% GDP trong năm 1990, tương đương với mức chi cho quốc phòng trong giai đoạn chiến tranh 1986: 4,4% GDP, tuy có

giảm hơn năm 1988: 5,3% GDP.

438

Quy mô phát triển đến năm 2020.

439

Phần bị tịch thu theo Quyết định 111/CP ngày 14-4-1977; phần từ những nhà mà “giai cấp tư sản” bị buộc phải “hiến” lại cho nhà

nước. Chính quyền cũng ra lệnh “quản lý” nhà của những người vượt biên trong thập niên 1970, 80. Từ thập niên 1990, Chính quyền quản

lý thêm một lượng nhà không nhỏ của những người được đi xuất cảnh mà không được quyền bán nhà vì họ thuộc đối tượng bị “quản lý

nhà” theo Quyết định 111/CP và 305/CP mà, trước đó, chưa bị tịch thu. Họ gồm: sỹ quan từ cấp thiếu tá trở lên; cảnh sát từ cấp trung úy

trở lên; chủ sự phòng của các cơ quan trung ương; phó ty và mật vụ, chiêu hồi… Theo ông Mười Hải, Giám đốc sở Nhà đất Thành phố

Hồ Chí Minh: “Ông Võ Văn Kiệt cho rằng, Quyết định 111/CP, cải tạo nhà sỹ quan cũ, có những điểm không hợp lý. Sỹ quan từ cấp trung

úy trở lên, Nhà nước lấy nhà cửa hết. Trong khi, theo ông, có nhiều loại trung úy, có anh trung úy quân y, có anh trung úy thổi kèn. Quan

chức trong bộ máy hành chánh của Sài Gòn, từ quận phó trở lên cũng bị tịch thu. Anh đề nghị nên phân loại ra và sau đó, Thành ủy đã đề

nghị Trung ương sửa đổi Quyết định 111/CP theo đó, thêm hai chữ “ác ôn” vào sau thành phần sỹ quan, nghĩa là chỉ những “sỹ quan ác

ôn” mới bị thu nhà. Quyết định sửa đổi này là Quyết định 305/CP ngày 17-11-1977 của Hội đồng Chính phủ.

440

Năm tháng sau, trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa IX, bà Ngô Bá Thành đã không đắc cử khi ứng cử tại quận 5 và quận 10 của

Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay lập tức bà nói với đài BBC Việt Ngữ rằng, cuộc bầu cử bị gian lận và đây là hành động đáp trả của Thành

phố cho việc chỉ trích chính sách hóa giá nhà của bà.

441

Về sau, cả Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương đều áp dụng chính sách hóa giá nhà. Hầu hết các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước,

hoặc con cái họ, đều có nhà ở Sài Gòn, và đều được hóa giá với giá gần như cho những căn biệt thự trị giá hàng nghìn lượng vàng. Các bậc

công thần như Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Dương Quang Đông… đều nhận nhà hóa giá rồi vội vàng bán lại với giá hơn hai nghìn

lượng vàng. Ông Kiệt cũng có được sở hữu tư nhân căn biệt thự 16 Tú Xương theo chính sách hóa giá của Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhưng, về sau, ông viết thư gửi Thành ủy xin trả lại căn nhà này sau khi ông và bà Phan Lương Cầm qua đời.

442

Theo ông Nguyễn Văn Huấn: Sau đó, Thành ủy nhận mức kỷ luật “khiển trách”, mức thấp nhất trong thang kỷ luật của Đảng.

Nhưng, ông Lê Đức Anh nói: “Phải kỷ luật đồng chí nào trực tiếp cầm chịch”. Sức ép buộc ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp phải viết thư gửi cho

15 vị chủ chốt trong Bộ Chính trị và Hội đồng Bộ trưởng khẳng định là ông đã có sự đồng ý của Hội đồng bộ trưởng trước khi cho hóa giá

nhà. Thư của ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp viết: “Tôi nghĩ trong dân gian đối xử với nhau họ còn tin và tôn trọng lời hứa miệng với nhau,

huống chi chúng tôi 30 năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng đã quen chỉ thị miệng, đối với cấp trên dù chỉ thị miệng chúng tôi đều

răm rắp chấp hành và chấp hành nghiêm chỉnh... Tôi đề nghị Bộ Chính trị cho mời các đồng chí liên quan gặp lại nhau để làm sáng tỏ vấn

đề này”.

443

Ông Võ Văn Kiệt là một người quyết đoán, có rất nhiều công trình lớn mang đậm dấu ấn của ông, đồng thời cũng gây ra nhiều tranh

cãi. Việt xây dựng nhà máy lọc dầu ở Dung Quất là một ví dụ. Những người chỉ trích cho rằng chính trị đã xen vào quyết định kinh tế.

Năm 1995, tập đoàn Total SA của Pháp bỏ đi vì rằng vị trí đặt nhà máy nằm cách quá xa những cơ sở hạ tầng dầu mỏ trong nước. Các

định chế quốc tế như WB, IMF cũng nghi ngờ hiệu quả kinh tế của Dung Quất. Ngày 8 và 9-6-2005, các đại biểu Quốc hội (kỳ họp thứ 7,

khóa XI) đã chất vấn về quyết định và tiến độ xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Chủ tịch Quốc hội đã

phải “nhận lỗi trước cử tri”. Ngày 10-6-2005 ông Võ Văn Kiệt có thư gửi Quốc hội (đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra cùng ngày) giải thích:

Total muốn địa điểm đặt tại Long Sơn (Vũng Tàu)... nhưng Chính phủ không muốn “tập trung quá lớn những công trình trọng điểm quốc

gia vào một khu vực”; ở Long Sơn không có cảng nước sâu, để xây nhà máy lọc dầu phải làm 3 km cầu cạn nhưng lý do chính, Chính phủ

e “quá trình vận chuyển dầu, nếu có sự cố rò rỉ sẽ đe dọa trực tiếp hoạt động của khu du lịch Vũng Tàu”. Petronas (Malaysia) sẵn sàng xây

dựng nhà máy lọc dầu ở Dung Quất với điều kiện được phân phối sản phẩm ngay tại thị trường VN để tránh khỏi phải chi phí vận chuyển

về lại Malaysia để rồi mới xuất đi. Theo ông Kiệt đề nghị này đã không được ông Đỗ Mười chấp thuận do đó Chính phủ đã xin ý kiến Bộ

Chính trị đi đến quyết định tự mình làm lấy. Thư của ông Võ Văn Kiệt viết: “Cho đến nay, nếu được xem xét lại, tôi vẫn chọn Dung Quất

làm địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu như nhận định ban đầu, góp phần rất có ý nghĩa cho khu vực kinh tế miền Trung và cho cả nước

trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu bây giờ, trước những diễn

biến của tình hình, Quốc hội phân tích và kết luận việc lựa chọn đó là sai thì người nhận lãnh hoàn toàn trách nhiệm đó phải chính là tôi,

Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Chính phủ”.

444

Khi ấy Quốc hội chưa ban hành quy chế Công trình quốc gia, công trình buộc Chính phủ phải xin chủ trương của Quốc hội.

445

Theo ông Cự, ngày 23-3-1992 trong phiên họp Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội nhiều thành viên của Ủy ban đã nêu

nhiều vấn đề về đường dây Bắc Nam 500 kv nhưng do không có thông tin nên Ủy ban đã phải gửi công văn số 426 KH-KT ngày 24-3-

1992, yêu cầu ủy ban khoa học Nhà nước cung cấp những thông tin cần thiết về đường dây nói trên. Ngày 24-3-1992 cũng là ngày Quốc

hội khóa VIII khai mạc kỳ họp thứ 11.

446

Thư ngày 7-8-1995 của ông Trần Văn Hiển, ủy viên Trung ương Đảng Khóa IV, gửi Bộ Chính trị viết: “Đồng chí Đỗ Mười có nói

với chúng tôi: (nguyên là các ủy viên Trung ương Đảng đã nghỉ hưu) cần góp ý kiến với Đại hội nhất là vấn đề về nhân sự”.

447

Thư ngày 23-8-1995 của ông Đặng Văn Thượng, đặc phái viên Chính phủ (ông Thượng nguyên là bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh) gửi

Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

448

Trong tài liệu gửi Ban Tổ chức Trung ương, ông Kiệt ghi chú “câu này là bịa đặt”.

449

Đài BBC nhầm, Khóa VII (1991-1996) Đảng cộng sản Việt Nam mới có chức danh bí thư chứ chưa thiết lập chức danh ủy viên

thường vụ. Thủ tướng thường không tham gia ban bí thư.

450

Ngày 24-11-1992, ông Lê Phước Thọ viết thư: “Anh Sáu Dân thân mến. Ban tổ chức Trung ương có nhận được thư của anh nói

việc đồng chí cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Văn Linh phát biểu về cá nhân anh tại Hội nghị cán bộ tổ chức toàn quốc

đầu tháng 8-1992 ở TP Hồ Chí Minh. Khi nhận được thư của anh, Ban tổ chức có bàn chờ lấy cuốn băng trong thành phố Hồ Chí Minh

gởi ra, nắm chắc nội dung rồi sẽ báo cáo với anh để bảo đảm tính chính xác trung thực, vì ngại ghi sổ tay không đầy đủ. Chiều ngày 8-11

tôi mới nhận được cuộn băng thì 6 giờ sáng ngày 9-11-1992 tôi đi công tác ở Miền Trung đến ngày 24-11-1992 mới về, khi về Hà Nội

nhận được bức thư thứ hai của anh. Việc trả lời cho anh chậm, tôi nhận khuyết điểm. Tôi đề nghị anh thu xếp thời gian nào thích hợp tôi sẽ

trực tiếp báo cáo với anh. Thân kính. Lê Phước Thọ”.

451

Trước Đại hội VIII ông Nguyễn Văn An là phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

452

“Sáu Dân, 4/5/1993, TỐI MẬT. Kính gởi anh Mười”.

453

Thư tháng 6-1994 của ông Võ Văn Kiệt cho thấy: “Có nhiều công viêc̣ điều hành cu ̣ thể, Ban cán sư ̣ Đảng củ a các Bô ̣ (trưở ng ban

là bô ̣ trưở ng) phải báo cáo trướ c các ban củ a Đảng, trướ c Ban Bı ́ thư và phải quán triêṭ các ý kiến chı ̉ đaọ củ a Đảng. Cũng đồng chı ́ Bô ̣

trưởng đó phải báo cáo và xin ý kiến Thủ tướng Chı́nh phủ theo hê ̣thống củ a hành pháp. Tương tư,̣ có nhiều vấn đề cu ̣ thể, kể cả các viêc̣

thuô ̣ c lı̃n

h vực kinh tế, xã hô ̣ i và thuô ̣ c nhân sự, đáng ra là thuô ̣ c trách nhiê ̣m củ a Chı́nh phủ phải xử lý, bên Chı́nh phủ đa ̃ bàn đi bàn laị

nhiều lần nhưng vẫn phải báo cáo vớ i Ban Bı́ thư hoă ̣ c Thườ ng trực Bô ̣ chı́nh tri -̣ Ban Bı ́ thư”. Ông Võ Văn Kiệt viết: “Chúng ta nói nhiều

về nguy cơ diễn biến hòa bı̀nh, nhưng nếu để công cuôc̣ đổi mớ i mất đà, kinh tế - xa ̃ hôị phát triển châṃ , nguy cơ tuṭ hâụ tăng thêm, thı ̀ đó

chı́nh là cơ sở, là miếng đất rất tốt để nguy cơ diễn biến hòa bı̀nh tăng thêm lên”. Ông Kiệt cho rằng: “Chı́n h phủ đủ maṇ h, làm tốt chứ c

trách chı̉ đa ̣ o, điều hành thı̀ tứ c là tăng cườ ng sự lãnh đa ̣ o củ a Đảng, bở i vı̀ trong chı́nh phủ , hiêṇ nay các Bô ̣ trưở ng đều là Đảng viên, laị

có hai ủy viên Bô ̣ chı́nh tri ̣ . Những vấn đề lớ n về đườ ng lối, chủ trương đều do Bô ̣ chı́nh tri ̣quyết điṇ h... Tôi phát biểu ý kiến này hoàn

toàn xuất phát từ ý muốn chân thành, xây dựng cho Chı́nh phủ đủ maṇ h. Dù tôi hay đồng chı ́ khác làm cũng cần phải vâỵ ... Xin đề nghi ̣

anh em xem xét và nếu cần thı̀ đưa ra Bô ̣ chı́nh tri ̣ vấn đề tôi trı̀nh bày trong thư này. Kı́nh: Sáu Dân”.

454

Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba.

455

Ông Võ Văn Kiệt đưa ra năm tiêu chí “định hướng” xã hội chủ nghĩa: “1- Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh; 2-

Phát triển gắn liền với giữ gìn độc lập chủ quyền và bản sắc văn hoá của dân tộc; 3- Phát triển gắn liền với phúc lợi xã hội và bảo vệ môi

trường; 4- Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân có hiệu lực; 5- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn bộ quá trình phát triển

đó”.

456

Trong thư Gửi Bộ chính trị, ông Võ Văn Kiệt viết: “Có đồng chí nói biểu hiện của chệch hướng là quốc doanh không làm chủ được

lưu thông phân phối, tư thương hầu như chi phối thương nghiệp. Một biểu hiệu khác của chệch hướng - cũng theo cách nhìn như vậy - là

trong giao thông vận tải tỷ lệ xe tư nhân chiếm quá cao,… Cũng những sự việc nói trên, đúng ra phải được đánh giá hoàn toàn ngược lại.

Sự thật là đường lối đổi mới đã tạo ra được một cơ chế kinh tế cho phép huy động mọi tiềm năng trong xã hội, nhờ đó đã xử lý có thể nói

khá thành công vấn đề lưu thông hàng hoá và giao thông vận tải. Về phương diện nầy chúng ta đã thành công rất xa so với thời kỳ còn cơ

chế kinh tế bao cấp. Bây giờ hàng hóa đi và về hầu như mọi miền đất nước, nhân dân trong cả nước đi lại dễ dàng hơn trước nhiều lần”.

457

Trong Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm là người chia sẻ điều này nhưng ông Cầm vốn là một người thận

trọng.

458

Trả lời phỏng vấn tác giả ngày 10-3-2011.

459

Trả lời phỏng vấn tác giả ngày 16-12-2011.

460

Người giúp việc cũng là một yếu điểm để khi cần, được “tam nhân” sử dụng cho các mục tiêu chính trị. Ngày 31-10-1992, trợ lý

của ông Đỗ Mười, ông Hà Nghiệp, có một bài phát biểu tại Viện Marx-Lenin. Sau khi cổ vũ cho kinh tế thị trường và phân tích hoàn cảnh

Việt Nam đang ở thời kỳ quá độ, ông Hà Nghiệp nói: “Chúng ta nên nói: kiên trì mục tiêu và lý tưởng của chủ nghĩa xã hội chứ không nên

nói kiên trì chủ nghĩa xã hội vì cái đó ta chưa biết. Không thể kiên định cái mà ta không biết”. Đặc biệt, ông Hà Nghiệp đề nghị: “Hồ Chí

Minh đặt tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam là rất đúng, là không phải suy nghĩ bỗng chốc. Đảng phải trở về với Hồ Chí Minh, trở về

với cái gốc của mình. Tên nước cũng nên trở về với tên mà Hồ Chí Minh đặt: Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Phát biểu của Hà Nghiệp chỉ

cho năm người nghe: Phạm Như Cương, Đặng Xuân Kỳ, Vũ Hữu Ngoạn, Trần Nhâm và Đào Duy Quát, con trai Đào Duy Tùng. Không

ngờ có người ghi âm, sau đó phản ánh lại cho Bộ Chính trị. Đào Duy Tùng, Lê Đức Anh phản ứng quyết liệt. Lê Đức Anh đòi: “Đuổi cổ

thằng này ra khỏi Đảng”. Ông Đỗ Mười bèn nói: “Các anh nên nhớ, khi trao đổi nội bộ, anh Hà Nghiệp chỉ đặt vấn đề có tính gợi mở. Còn

khi làm cho tôi là theo tôi, anh ấy sai là tôi sai. Việc anh Hà Nghiệp đề nghị các anh để tôi xử lý”.

Phát biểu của Hà Nghiệp mang tính nội bộ và không nhiều người tin đó là quan điểm của ông Đỗ Mười. Trong khi thư “Gửi Bộ Chính

trị” ký tên Võ Văn Kiệt và ai cũng biết đó là những điều ông trăn trở. Bức thư được đưa ra ở thời điểm tạo ra không ít bất lợi cho ông Kiệt.

Ngày 26-6-1996, ông Nguyễn Trung viết thư gửi ông Kiệt: “Thưa Anh, đã đến lúc tôi gởi thư này xin trình Anh đôi điều. Khi Anh gọi tôi về

làm trợ lý cho Anh, một trong hai điều tôi xin Anh là xin được phục vụ Anh đến Đại hội VIII. Điều mong muốn này lúc đó là do ước lượng

sức mình, và bây giờ tôi xin được thực hiện lời nói của mình. Đó là lý do thứ nhất. Nhưng bây giờ có thêm lý do thứ hai hệ trọng hơn

nhiều lần khiến tôi phải xin Anh điều này, đó là: tôi thấy giúp Anh được thì ít, nhưng gây khó khăn cho Anh thì lớn quá, tôi muốn nói về

câu chuyện bức thư 9-8-1995. Hơn nữa trọng trách của Anh bây giờ là đối với đất nước, đối với Đảng ta rất lớn và khó hơn trước nhiều

lần… Điều làm tôi vô cùng ân hận không phải là nội dung bức thư, mà là những yếu kém của tôi khi giúp Anh trong công việc cụ thể này,

trong đó yếu tố kém lớn nhất là sự hiểu biết của tôi về tình hình và vận mệnh đất nước ta. Làm trợ lý mà sự hiểu biết còn hạn chế của tôi

quá ít như vậy thì không thể chấp nhận được, mặc dù đã bạc đầu với cuộc đời rồi! Nhiều lúc tôi bị day dứt ghê gớm vì sự ân hận này, song

tôi cắn răng chịu đựng, cũng không xin lỗi Anh một lời, vì biết Anh cũng đang lặng lẽ như vậy- và còn vì chúng ta là đàn ông.

Tôi chân thành cảm ơn mọi sự ưu ái của Anh dành cho tôi, nhất là rất biết ơn sự độ lượng lớn lao của Anh chung quanh câu chuyện bức

thư. Được phục vụ đồng chí lãnh đạo như vậy mãi mãi là niềm vui của tôi. Chắc chắn tôi học tập được ở Anh nhiều điều mà Anh khó đoán

hết được. Tôi xin Anh cho về hưu. Sau khi tôi về hưu, Anh thấy cần phụ giúp việc gì xin Anh cứ gọi. Xin Anh hiểu cho không phải sự quản

ngại nào, cũng không phải ý nghĩ giữa đường trò bỏ thầy, chỉ có bao điều day dứt trong lòng khiến tôi viết thư này. Trong gia đình, xưa nay

tôi vẫn thường dạy các con mình điều quan trọng hơn vẫn là mọi việc ở phía trước, và tôi cố gắng làm gương cho các cháu về điều nàykhông

phải chỉ vì ý chí cầu tiến bộ, mà còn vì cách nhận thức những giá trị trong cuộc sống. Cho đến khi gặp Anh, tôi gặp một gương lớn

về cách suy nghĩ này. Đấy chính là một trong những điều khiến tôi trong lòng rất mến phục Anh. Với lòng trân trọng này, kính chúc Anh

mạnh khỏe. Kính thư/Nguyễn Trung”.

461

Ngày 22-8-1996, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội xử: Hà Sĩ Phu, 1 năm tù giam; Lê Hồng Hà, 2 năm tù giam; Nguyễn Kiến

Giang, 15 tháng tù treo.

462

Ông Phiêu lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

463

Số ra thứ Hai, ngày 25-3-1996.

464

Thư ngày 23-8-1995.

465

Nguyễn Hà Phan, gọi theo thứ bậc của người miền Tây là Sáu Phan - Thư đã dẫn.

466

Trong một bức thư riêng đề ngày 26-7-1996 gửi ông Võ Văn Kiệt, ông Vũ Đình Liệu viết: “Định lại gặp anh để trao đổi, nhưng sợ

anh nhiều công việc quá, hơn nữa tôi cũng muốn hạn chế gặp anh để bớt gây khó khăn cho anh. Nên tôi biên thư này báo cáo với anh một

số vấn đề để anh biết và có kế hoạch đối phó… Khi Sáu Phan về Cần Thơ chẳng có kế hoạch bố trí kiểm tra gì cả. Y tự do tiếp xúc lung

tung, xuyên tạc nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương. (Đối với người không thân lắm, y nói đây là khuyết điểm nhưng là khuyết điểm

cũ. Nhưng có khuyết điểm phải ráng sửa, đối với người thân, muốn lôi kéo thì y nói do y khám phá một vụ tham nhũng lớn bên Chánh phủ

nên Chánh phủ lật y, còn vợ con y hoàn toàn nói theo luận điệu của đài VOA hoặc đài BBC). Trong lúc về phía ta không cố giải thích gì

ngoài những bản thông báo vắn tắt, nên trong đảng viên, cán bộ có nhiều người hoang mang, có người oán trách Đảng. Ở Hà Nội, anh Chín

Đào lại thăm tôi, có cho biết: khi anh Chín Đào và anh Nông Đức Mạnh đang trao đổi về việc xử lý anh Sáu Ph, anh Đỗ Mười gặp hỏi: các

ông bàn vụ gì đó? Trả lời: chúng tôi đang trao đổi để giải quyết vấn đề Sáu Ph. Anh Đỗ Mười nói: vụ Sáu Ph thì báo cáo Trung ương

không được rõ nên Trung ương quyết định khai trừ khỏi Đảng, thật quá nặng, anh sẽ đưa ra Trung ương khóa 8 để xem xét lại, trước mắt,

anh phải giữ nguyên chế độ phó chủ tịch Quốc hội cho anh Sáu Ph. Theo anh Chín Đào cho biết thì các anh không nhất trí để cho anh Sáu

Phan giữ nguyên chế độ. Đến nay thì vấn đề nầy (vận động cho anh Sáu Ph và còn giữ cương vị phó chủ tịch Quốc hội) đã rõ. Theo anh

Mười Dài và anh Đoàn Công Thỉnh (Ba Đoàn) nguyên phó Ban tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thì anh Sáu Hậu được phân

công đi bàn với các đoàn đại biểu Quốc hội của Nam bộ, phiên họp tháng 10 nầy đặt vấn đề vẫn giữ chức phó chủ tịch Quốc hội cho Sáu

Ph và tiếp tục đánh anh (Sáu Dân) ở kỳ họp thứ 10 nầy”. Theo ông Nguyễn Đình Hương: “Ông Mạnh không định cách chức phó chủ tịch

Quốc hội của ông Nguyễn Hà Phan. Nguyễn Hà Phan sau khi về Cần Thơ, vận động một số cán bộ từng ở tù tính gỡ gạc. Ông Mạnh khi

ấy không ở trong Thường vụ Bộ Chính trị, nắm vấn đề không rõ ràng lại bị tác động. Tôi nói với ông Mạnh: Anh không biết đâu, để tôi nói

cho anh rõ”. Trước sức ép của những nhà lãnh đạo miền Nam, Quốc hội khóa IX đã biểu quyết bãi miễn Nguyễn Hà Phan vào ngày 24-

10-1996 sau một phiên họp kín.

467

Lấy từ bản “Trích tài liệu Hội nghị 11-12 Ban chấp hành Trung ương khóa VII về nhân sự chủ chốt”; Văn phòng Võ Văn Kiệt sao

ngày 27-11-1997.

468

Theo ông Lê Khả Phiêu thì sau khi nghe ông Đỗ Mười nói vậy, lập tức, ba Trung ương ủy viên, trong đó có Hà Đăng, phản đối vì

cho rằng làm như thế là không có nguyên tắc nhưng Trung ương vẫn biểu quyết. Kết quả, cả Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Đoàn Khuê và

Nguyễn Đức Bình đều ở lại.

469

Theo kết quả kiểm phiếu ngày 20-6-1996, Lê Đức Anh nhận được 130 phiếu, 84%; Võ Văn Kiệt nhận được 120 phiếu, 78%; Đoàn

Khuê 112 phiếu, 72,7%; Nguyễn Đức Bình, 101 phiếu, 65%.

470

Lấy từ bản “Trích tài liệu Hội nghị 11-12 Ban chấp hành Trung ương khóa VII về nhân sự chủ chốt”; Văn phòng Võ Văn Kiệt sao

ngày 27-11-1997.

471

Lấy từ bản “Trích tài liệu Hội nghị 11-12 Ban chấp hành Trung ương khóa VII về nhân sự chủ chốt”; Văn phòng Võ Văn Kiệt sao

ngày 27-11-1997.

472

Thư đề ngày 12-6-1996 của ông Trần Lâm.

473

Ngày 27-6-1996, trong phiên trù bị, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã bầu Giáo sư Nguyễn Đình Tứ, một nhà vật lý tên tuổi, vào Trung

ương và ngay sau đó, được Trung ương đưa vào Bộ Chính trị. Sẽ không có gì để thường dân xầm xì nếu như ông Nguyễn Đình Tứ không

bị tai biến và đột ngột chết vào lúc 20 giờ ngày hôm sau, 28-6-1996, ngày mà về công khai, Đại hội VIII mới bắt đầu khai mạc. Và theo

chương trình làm việc được công bố cho người dân thì mãi tới ngày 30-6-1996, đại hội mới bắt đầu bầu cử. Thế nhưng, Cáo phó do Ban

Chấp hành Trung ương đưa ra vẫn phải công bố ông Nguyễn Đình Tứ là ủyy viên Bộ Chính trị. Những người trong hệ thống thì không có

gì bất ngờ, nhưng thường dân ngay tình thì không hiểu tại sao một người chết vẫn được Đảng bầu vào hàng ngũ mười chín người quyền lực

nhất.

474

Ông Đặng Quốc Bảo xác nhận, ông đã từng đi Trung Quốc chữa bệnh cùng ông Đỗ Mười mấy năm trời. Trong tiểu sử tóm tắt của

ông Đỗ Mười, có một khoảng trống từ năm 1961 đến 1967 không nêu chi tiết chức vụ và công việc.

475

Tuyển tập Đào Duy Tùng II, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2008, trang 634.

476

Đào Duy Tùng mất vào tháng 6-1998.

477

Tuy chức danh tổng bí thư không bị ràng buộc bởi hiến pháp, nhưng trong các đời chủ tịch đảng, các tổng bí thư từ Hồ Chí Minh,

Trường Chinh, đến Lê Duẩn đều đồng thời là đại biểu quốc hội. Các chức danh chủ tịch nước và thủ tướng thì theo hiến pháp phải là đại

biểu quốc hội.

478

Ông Lê Khả Phiêu được điều vào Quân khu IX, khi Tướng Lê Đức Anh đang là tư lệnh Quân khu. Trong chiến tranh ở Campuchia,

Tướng Lê Đức Anh là tư lệnh lực lượng tình nguyện quân ở chiến trường Campuchia còn ông Phiêu, lúc đầu chỉ là đại tá, phó tư lệnh

chính trị Mặt trận 979, cơ quan tiền phương của Quân khu IX. Ông Phiêu từng giữ chức phó chủ nhiệm chính trị Quân tình nguyện Việt

Nam tại Campuchia với quân hàm thiếu tướng. Năm 1989, khi Việt Nam rút quân, ông Phiêu được thăng trung tướng, giữ chức phó chủ

nhiệm Tổng cục chính trị.

479

Trong thập niên 1960s, điện thoại tư nhân đã tăng rất nhanh ở miền Nam: Năm 1965, 23.377; năm 1966, 24.837; năm 1967,

27.082; năm 1968, 30.964; năm 1969, 36.150; năm 1970, 34.889; năm 1971; 38.133 máy. Ngày 30-1-1966, lần đầu tiên người dân Sài

Gòn được xem một bộ phim Mỹ, vừa có tiếng Việt vừa có tiếng Anh, qua 1000 máy vô tuyến truyền hình được đặt ở những địa điểm đông

người tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Tín hiệu được phát đi từ hai máy bay hiệu Constellation bay vòng quanh Sài Gòn. Hôm sau, ngày

31-1-1966, Tháp vô tuyến truyền hình đã được khánh thành tại số 7 đường Hồng Thập Tự. Cuối thập niên 1960s, máy vô tuyến truyền

hình trở thành phổ biến ở các đô thị lớn và bắt đầu về tới các vùng nông thôn miền Nam. Trong khi đó, mãi tới ngày 7-9-1970, miền Bắc

mới cho phát thử một chương trình truyền hình đen trắng và phải sau ngày 30-4-1975, một số người dân ở Hà Nội, mới được “xem vô

tuyến” nhờ các máy thu hình đưa từ miền Nam ra chuyển hệ hoặc đưa từ Liên xô và các nước Đông Âu. Truyền thông báo chí, ngay cả

của nhà nước cũng phát triển rất hạn chế ở miền Bắc. Trong thập niên 1960s, trong một xã may ra có ông chủ tịch hay bí thứ là có được

chiếc máy thu thanh hiệu Xiong Mao hoặc Orionton. Sau năm 1975, những chiếc radio bán dẫn Nhật như Stadar, National… được các anh

bộ đội, các cán bộ vào Nam công tác đưa ra nhưng nó vẫn là một mặt hàng bị “nhà nước quản lý”.

480

Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông 2001-2006.

481

Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu Điện 1985-1995.

482

Theo Quyết định 221, ngày 23-3-1993 của Tổng cục Bưu điện, được triển khai từ ngày 2-5-1993 tại Thành phố Hồ Chí Minh: Giá

cước thuê bao nội hạt trong định mức tăng khoảng 50%, từ 45.000 đồng/tháng lên 68 000đ/tháng. Giá cước phút đầu tiên của một cuộc

điện đàm đường dài giảm 10%, nhưng mỗi phút sau tăng từ 20-30% so với giá cũ. Trong khi, giá cước điện thoại, telex và điện báo thuê

bao kể cả đại lý công cộng đi các nước giảm khoảng 30%, nhất là các nước có đông Việt Kiều như Mỹ, Pháp, Anh, Ý, Thụy Điển, Đan

Mạch, Bỉ, Phần Lan, Thụy Sĩ… Cước gọi đi Mỹ, giá cũ là 17.90USD/3 phút đầu, giá mới là 13.80USD, gọi đi Pháp giá cũ là 16.38USD,

giá mới là 13.80USD, Canada giá cũ là 16.38USD, giá mới là 13.80USD.

483

Mạng Mobifone ban đầu chỉ có một tổng đài dung lượng 2.000 số với 7 trạm thu phát sóng (BTS) tại Hà Nội và một tổng đài 6.400

số với 6 trạm BTS tại khu vực phía Nam, phủ sóng 4 địa phương TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Long Thành, Vũng Tàu. Trong hai năm

đầu Mobifone gặp nhiều khó khăn, số lượng thuê bao không nhiều do vùng phủ sóng hạn chế và giá cước cũng như thiết bị đầu cuối chưa

hoàn thiện và giá cực kỳ đắt đỏ. Mỗi cục điện thoại di động lúc đó lớn gần bằng viên gạch và giá thì lên tới hàng nghìn USD/chiếc.

484

Năm 1965, tức là chỉ hơn một năm sau khi IBM giới thiệu mẫu máy tính IBM 360 Model 50, một chiếc IBM 360/50 đã được đưa

tới Việt Nam. Chiếc máy tính này được đặt tại Trung tâm Điện Toán Tiếp Vận thuộc Bộ tư lệnh quân đội Mỹ (MACVI) ở Tân Sơn Nhất

và được dùng để quản lý toàn bộ vật tư ở Tổng kho Long Bình. Trong khoảng từ 1965-1973, có 250 kỹ thuật viên IBM đã được đưa tới

làm việc tại Nam Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1965-1968, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara chủ trương vi tính hóa cuộc

chiến, hàng lô máy tính siêu mạnh đã được đưa tới Việt Nam. Ở miền Bắc, ngày 22-6-1968 chiếc Minsk-22 dùng bóng bán dẫn, chưa có hệ

điều hành, do Liên Xô chế tạo theo mẫu máy PDP của hãng DEC Hoa Kỳ, cũng được đưa về tới ga Đồng Đăng, Lạng Sơn. Tháng 7-1968,

các chuyên gia Liên Xô sang lắp đặt và bàn giao máy tại số 39 Trần Hưng Đạo. Tháng 9-1968, chiếc Minsk-22 bắt đầu được sử dụng vào

việc giải các bài toán khoa học kỹ thuật, tính toán dự báo thời tiết, tính toán bảng bắn cho pháo binh, giải các bài toán thấm, tính toán các

công trình cầu đường, giải các bài toán vận trù trong nông nghiệp…

485

Ngày 4-8-1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Nghị quyết 49 về phát triển công nghệ thông tin. Tháng 4-1995, ông Kiệt ký tiếp Quyết

định 211 kèm theo Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin, xác định mục tiêu đến năm 2000: xây dựng hệ thống các máy tính và các

phương tiện truyền thông được liên kết với nhau trong các mạng, có khả năng phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước và các hoạt động

huyết mạch của nền kinh tế; phát triển rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin; phổ cập “văn hoá thông tin” trong xã hội nhằm tạo môi

trường thuận lợi cho việc chuẩn bị hướng tới một “xã hội thông tin”; xây dựng cơ sở cho một ngành công nghiệp công nghệ thông tin, làm

ra được các sản phẩm và dịch vụ tin học có giá trị; ưu tiên phát triển công nghiệp “phần miềm”, đồng thời tận dụng các khả năng chuyển

giao công nghệ để phát triển một cách thích hợp các cơ sở sản xuất linh kiện và thiết bị tin học hiện đại.

486

Trong khi các thuê bao của NetNam chỉ có thể gửi email thì các thuê bao của VietNet vừa có thể gửi email vừa có thể vào các trang

mạng quốc tế. Vào thời điểm cao nhất, VietNet có tới gần 10.000 thuê bao với phí cài đặt lên đến ba triệu/thuê bao và cước phí cho một

email là 500 nghìn đồng.

487

Trước đó, giới khoa học đã bắt đầu thảo luận và các nhà lãnh đạo có học như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khánh,

Phan Diễn, Phạm Gia Khiêm đều có sự ủng hộ. Ông Đỗ Trung Tá nói: “Cụ Phạm Văn Đồng mỗi khi gặp lại mắng sao bảo làm mà lâu thế.

Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì cho rằng, nếu không phát triển nhanh Internet thì sẽ có tội với đất nước”.

488

Ông Đặng Hữu nói: “Hồi đó, tôi phải đưa anh Nguyễn Đức Bình, ủy viên Bộ Chính trị, đến tận nơi truy cập Internet để giới thiệu

rằng những ai truy cập Internet, truy cập như thế nào đều được ghi lại nội dung, và kiểm soát được. Sau đó, khi đi Đà Lạt với anh Đỗ

Mười để chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII về khoa học và công nghệ, tôi cũng cố gắng kết nối Internet, mở các trang web

Yahoo, MSN... để giới thiệu với tổng bí thư rằng với mạng Internet, anh muốn tìm thông tin gì là có ngay, còn trên Internet cũng có thông

tin, nội dung đồi trụy, nhưng truy cập vào đó thì cũng phải có tiền (cười). Còn nội dung phản động thì không đi cách này thì đi cách khác,

chứ không phải là tất cả từ Internet mà ra. Cứ thế, dần dần chúng tôi thuyết phục các nhà lãnh đạo về vai trò, ý nghĩa của Internet”(theo

VNN).

489

Nguyên tắc quản lý được tới đâu thì phát triển tới đó đã khiến Internet Việt Nam trong giai đoạn 1998-2000 phát triển rất chậm.

Phải đến cuối năm 2000, những người chủ trương Internet mới đưa được vào Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị một nguyên tắc tiến bộ hơn: Đã

đến lúc, nhu cầu phát triển Internet tới đâu thì năng lực quản lý của các ngành phải theo kịp sự phát triển tới đó.

490

Trong giai đoạn đầu, mạng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Cơ yếu, chưa được kết nối Internet.

491

Điều lệ Đảng quy định tổng bí thư chỉ do Ban chấp hành Trung ương bầu. Tuy nhiên, những người được đưa lên từ các đại hội

thường có tính chính danh cao vì trước khi đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương, những người được cơ cấu vào các chức danh chủ chốt

như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội đều được Ban chấp hành khóa bắt đầu mãn nhiệm chuẩn bị và trình ra đại hội.

492

Chỉ thị 30 ngày 18-02-1998 của Bộ Chính trị, Lê Khả Phiêu ký, đưa ra quy trình dân chủ được gọi là “dân chủ trực tiếp”. Dân chủ

trực tiếp, được thực hiện ở thành Athena, Hy Lạp, từ khoảng năm 500 trước Công nguyên, dưới hình thức người dân không bầu các đại

diện để họ bỏ phiếu nhân danh mình mà trực tiếp quyết định các vấn đề liên quan đến hành pháp và lập pháp. Hình thức tương tự cũng

được áp dụng trong nhà nước La Mã cổ đại, loài người trải nghiệm nên dân chủ trực tiếp theo hình thức này được khoảng hơn 400 năm,

sau cái chết của Julius Caesar, năm 44 trước Công nguyên. Dân chủ được đánh dấu bằng một hình thức phát triển mới ở thế kỷ 13: dân

chủ đại diện, người dân bầu ra những đại biểu thay mình thực hiện quyền lập pháp và hành pháp. Dân chủ trực tiếp xuất hiện trở lại vào

năm 1847, khi người Thụy Sĩ đưa khái niệm “đạo luật trưng cầu dân ý” vào hiến pháp của họ. Theo đó, thông qua các cuộc trưng cầu dân

ý, người dân có thể phủ quyết các sáng kiến luật của nghị viện. Trong khi dân chủ trực tiếp mà Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu định áp dụng ở

Việt Nam chỉ là để cho công nhân, cán bộ, công chức “ở cơ sở xã, phường, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu, cơ quan

hành chính” được “góp ý kiến, đánh giá, phê bình” thủ trưởng.

493

Họp từ 25-1 đến 2-2-1999 tại Hà Nội ra nghị quyết “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng”.

494

Nghị quyết Trung ương B, khoá VIII: “chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong đó có

quy định có ý nghĩa chấm dứt truyền thống nắm quyền trọn đời của các nhà lãnh đạo: “Cán bộ đứng đầu từ cấp huyện, quận trở lên không

giữ một chức vụ quá hai nhiệm kỳ ở cùng một đơn vị, địa phương”.

495

Từ thập niên 1990, tổng số các đơn vị địa phương đã tăng lên 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nếu như ở Đại hội V, năm

1982, chỉ có 15,6% lãnh đạo các địa phương được bầu vào Trung ương, ở Đại hội VI, năm 1986, con số này là 23,7% và tiếp tục tăng lên

đến 35% trong Đại hội VII năm 1991. Tỉ lệ lãnh đạo địa phương được bầu vào Trung ương có giảm chút ít trong khóa VIII, còn 31,2%.

Nhưng, kể từ khóa VII, năm 1991, bí thư thành ủy của cả Hà Nội và Sài Gòn bắt đầu được cơ cấu vào Bộ Chính trị. Tại Đại hội IX có tới

56/61 bí thư tỉnh ủy được cấu tạo vào Trung ương.

496

Đầu năm 2000, Chủ tịch một tỉnh lớn, Nghệ An, ông Hồ Xuân Hùng bị điều ra Hà Nội giữ chức phó ban Vật giá Chính phủ.

497

Ông Nguyễn Minh Triết, từ tháng 1-1997, đã được đưa từ Sông Bé, nơi ông làm bí thư, về làm phó bí thư trực Thành ủy Thành

phố Hồ Chí Minh, sau khi tỉnh này được tách thành hai tỉnh: Bình Dương và Bình Phước. Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn

Văn An, lúc bấy giờ, Bộ Chính trị có ý định điều chuyển ông Trương Tấn Sang đi nên đưa ông Triết về với ý định sẽ lên thay vị trí bí thư

Thành ủy. Nhưng việc không thành vì nội bộ Thành phố tỏ ra không ủng hộ. Tháng 12-1997, ông Nguyễn Minh Triết được bầu bổ sung

vào Bộ Chính trị cùng với Nguyễn Phú Trọng, Phan Diễn, Phạm Thanh Ngân và được điều ra Hà Nội giữ chức trưởng Ban Dân vận

Trung ương Đảng.

498

Xem Trần Quang Cơ, Hồi ức và Suy nghĩ, bản thảo 2003.

499

Ngày 29-10-1964, tạp chí Geographer, số 38, viết: “Nhà nước mới này đã bảo vệ được nền độc lập của mình... một đường biên giới

gần giống như ngày nay dường như đã tồn tại giữa hai quốc gia cách đây mười thế kỷ”.

500

TS Nguyễn Hoàng Thao, thành viên Việt Nam trong Đoàn Đàm phán Biên giới.

501

Bị vong lục ngày 15-3-1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) 19-3-1979.

502

Bị vong lục ngày 15-3-1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, SGGP 19-3-1979: “Tại khu vực Phia Un, mốc 94-95, thuộc huyện Trà

Lĩnh, Cao Bằng, mới đầu phía Trung Quốc mượn con đường mòn rồi tự ý mở rộng mặt đường để ô tô đi lại được vào khu vực mỏ của

Trung Quốc, đặt đường dây điện, đưa dân đến ở ngày càng đông, lập làng bản mới. Dựa vào ‘thực tế’ đó, từ năm 1956 họ không thừa

nhận đường biên giới lịch sử chạy trên đỉnh Phia Un mà đòi biên giới chạy xa về phía Nam con đường sâu vào đất Việt Nam trên 500m. Lý

lẽ của họ là nếu không phải đất của Trung Quốc sao họ lại có thể làm đường ô tô, đặt đường điện thoại được. Nguyên nhân chủ yếu việc

họ lần chiếm là vì khu vực Phia Un có mỏ Mangan. Ở khu vực Trình Tường, Quảng Ninh, từ năm 1956, Trung Quốc tìm cách nắm số dân

Trung Quốc sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách cung cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường, vải và nhiều hàng khác, đưa họ vào

công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang, Quảng Tây. Nhà đương cục Trung Quốc nghiễm nhiên biến một vùng lãnh

thổ Việt Nam dài 6km, sâu hơn 1,3 km thành sở hữu tập thể của một công xã Trung Quốc, thành lãnh thổ Trung Quốc. Từ đó họ đuổi

người Việt Nam đã nhiều đời làm ăn sinh sống ở Trình Tường đi nơi khác, đặt đường dây điện thoại, tự cho phép đi tuần tra khu vực này,

đơn phương sửa lại đường biên giới sang đồi Khâu Thúc của Việt Nam. Trình Tường không phải là một trường hợp riêng lẻ, còn đến trên

40 điểm khác mà phía Trung Quốc tranh lấn với thủ đoạn tương tự như xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc (mốc 25, 26, 27) ở Lạng Sơn;

Khâm Khau (mốc 17, 19 ở Cao Bằng; Tả Lũng, Làn Phù Phìn, Minh Tân (mốc 14) ở Hà Tuyên; khu vực xã Nặm Chay (mốc 2, 3) ở

Hoàng Liên Sơn với chiều dài hơn 4km, chiều sâu hơn 1km, diện tích hơn 300ha”.

503

Bị vong lục ngày 15-3-1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, SGGP 19-3-1979.

504

Năm 1974, 179 vụ; năm 1975, 294 vụ; năm 1976, 812 vụ.

505

Năm 1977, 873 vụ; năm 1979, 2.175 vụ.

506

Năm 1986: 831 vụ, năm 1987: 875 vụ.

507

Phần nói về biên giới trên bộ quy định: “Hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Trung Quốc và Pháp

ngày 26-6-1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới ngày 20-6-1895 cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định và cắm mốc

biên giới kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy định, cũng như các mốc quốc giới cắm theo quy

định, đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc”.

508

Kết quả là gần 900km trên tổng chiều dài biên giới 1.350km, đo trên bộ bản đồ thể hiện đường biên giới chủ trương, nhận thức của

hai bên trùng nhau, tức là không có tranh chấp. Khoảng 450km còn lại, tức là 33% tổng chiều dài đường biên giới, không có văn bản, hoặc

văn bản và bản đồ chưa rõ ràng nên nhận thức hai bên có khác nhau, được chia thành 289 khu vực (với tổng diện tích khoảng 231km2),

trong đó: 74 khu vực khác nhau vì lý do kỹ thuật vẽ chồng lấn lên nhau, được gọi là khu vực A,51 khu vực vì lý do kỹ thuật hai bên đều

chưa vẽ tới, gọi là khu vực B. Các khu vực loại A và B có diện tích không lớn, chỉ khoảng 5 km2; 164 khu vực có tranh chấp, hoặc có

nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biên giới, gọi là khu vực C (rộng khoảng 227km2). Các cuộc đàm phán chủ yếu tập trung vào

việc xử lý 164 khu vực C này.

509

Trận đá kích cuối cùng xảy ra năm 2003, Tổ Cột mốc 44 tồn tại từ tháng 6-1993 đến tháng 1-2009.

510

Nguyễn Hồng Thao, thành viên đoàn đàm phán (theoVNN).

511

Nguyễn Hồng Thao (VNN).

512

Nguyễn Hồng Thao(VNN).

513

Nguyễn Hồng Thao(VNN).

514

Bị vong lục 15-3-1979.

515

Nguyễn Hồng Thao(VNN).

516

Hồi ký “Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si” của Famin - phó chủ tịch Ủy ban Phân giới năm 1894, phụ trách công tác phân

giới vùng Cao Bằng, Lạng Sơn tiếp giáp với Quảng Tây, Trung Quốc, trang 12-13 viết: “Trên vùng phía Bắc (vùng II Quân-Sự), sông Qui

Thuận chảy qua Trùng Khánh Phủ. Ðây là một phụ lưu của sông Tây Giang (Shi-Jiang). Có chiều rộng khoảng 60 thước, chảy vào Tonkin

qua cửa Ải Lung và chảy vào lại đất Tàu ở gần công sự Tàu, có tên Nam-Ton, sau khi đã tưới một thung lũng rộng lớn và rất trù mật. Hai

cây số trước khi rời khỏi đất Tonkin, sông này chảy xuống một bậc đá và tạo thành một cái thác tuyệt đẹp cao khoảng 40 thước”.

517

Ngay từ năm 1993, ông Trần Văn Thình, một người Pháp gốc Việt, làm Ðại sứ Cộng hòa Pháp tại Ủy ban châu Âu (EC) từ năm

1993 đến 1995, đã có nhiều nỗ lực giúp giải thích những lợi ích và khó khăn nếu Việt Nam nếu gia nhập GATT. Ông Thình khuyến nghị

Việt Nam gia nhập GATT và giới thiệu ông Arthur Dunkel, tổng thư ký của GATT, người có thể hỗ trợ Việt Nam gia nhập GATT. Chính

ông Long Vĩnh Ðồ, trưởng đoàn đàm phán của Trung Quốc tại Thụy Sĩ về việc Trung Quốc gia nhập GATT cũng trao đổi kinh nghiệm

đàm phán với các quốc gia để đạt các hiệp định song phương. Các vị đại sứ phương Tây ở Hà Nội tư vấn, nếu ký được BTA với Mỹ thì

Việt Nam sẽ được các nước nể nang hơn, việc đàm phán WTO sẽ thuận lợi hơn nhiều.

518

Asia-Pacific Economic Cooperation.

519

Khi Việt Nam bỏ lỡ cơ hội của mình ở Auckland, Bắc Kinh đã tận dụng cơ hội ấy. Cuối năm 1999, khi Barshevsky đến Bắc Kinh,

tiếp tục đàm phán với Bộ trưởng Đầu tư và Thương mại quốc tế Thạch Quả Sinh các điều kiện để Trung Quốc gia nhập WTO. Cuộc đàm

phán gần như bế tắc, Barshevsky đã quyết định chín giờ sáng hôm sau sẽ rời Bắc Kinh. Nhưng, đêm hôm ấy, đích thân Giang Trạch Dân

gặp Barshevsky, nhân nhượng các điều kiện của Mỹ và quyết định ký với Mỹ Thỏa thuận những điều kiện để Trung Quốc gia nhập WTO.

520

Ngày 7-11-2006, Việt Nam mới chính thức gia nhập WTO.

521

Trong bài phát biểu với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 18-11-2000, Tổng thống Bill Clinton nói: “Khối lượng thương mại

trên thế giới đã tăng gấp đôi, số lượng đầu tư từ những quốc gia giàu vào những quốc gia đang phát triển đã tăng gấp sáu lần, từ hai mươi

lăm tỷ đô la vào năm 1990 lên đến hơn 150 tỷ đô-la vào năm 1998. Những quốc gia đã mở cửa nền kinh tế trong hệ thống thương mại

quốc tế đã tăng trưởng nhanh ít nhất gấp đôi so với những quốc gia có nền kinh tế khép kín… Một tính toán của Ngân hàng Thế giới nói

rằng Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có thể đưa lại cho Việt Nam thêm mỗi năm 1,5 tỷ đô-la, chỉ riêng từ xuất khẩu”.

522

Tháng 6-2005, Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng sản đầu tiên thăm chính thức Washington.

Chuyến đi của ông Khải gây chú ý đặc biệt và người ta không khỏi bàn tán khi trước báo giới, ngồi bên cạnh một ông Bush tự tin, ông Khải

tỏ vẻ bối rối, tay cầm tờ giấy trả lời báo chí. Ông Khải thừa nhận: “Quan hệ với Mỹ dễ dàng hơn nhiều so với Trung Quốc. Tôi hội đàm

hết sức thoải mái với Tổng thống G. W. Bush và Bill Clinton trước đây nhưng đúng là tôi ngại báo chí. Chỉ cần báo chí đưa không đúng

một câu nói của mình thì sẽ có vấn đề ngay với Bộ chính trị. Sang Mỹ nhưng thực ra chúng tôi phải lo đối nội nhiều hơn đối ngoại”.

523

Vận động viên Taekwondo, huy chương bạc Olympic Sydney, 28-9-2000.

524

Staggering sacrifice.

525

Nguyễn Chí Trung sinh năm 1930, khởi nghiệp bằng một số truyện ngắn rồi trở thành một cán bộ tuyên huấn trong quân đội. Khi

ông Lê Khả Phiêu giữ chức chủ nhiệm chính trị Quân Tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, Nguyễn Chí Trung là phó chủ nhiệm. Nguyễn

Chí Trung được phong hàm thiếu tướng khi làm trợ lý cho tổng bí thư. Do không vướng bận gia đình, Nguyễn Chí Trung gần như dành

trọn thời gian của mình, trở thành người giúp việc gần gũi và có ảnh hưởng nhất đến Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

526

Nhân Dân 19-11-2000.

527

Emily rất nổi tiếng ở Việt Nam sau khi bài thơ “Ê-mê-ly, Con ơi!” của Tố Hữu được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy suốt nhiều

thập niên.

528

Một người Mỹ ở Pennsylvania, ngày 2-11-1965, bế con gái Emily một tuổi tới trước văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng McNamara

rồi tự thiêu để phản đối Vietnam War.

529

My Life Bill Clinton, Vintage Books 2005, trang 930 - Phát biểu của Bill Clinton được lược thuật trên báo Nhân Dân ngày 19-11-

2000: “Về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhiều người ở Hoa Kỳ không nhất trí với nhau về chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ và về bản

chất cuộc chiến tranh. Nhiều người, trong đó có Đại sứ Peterson của chúng tôi, đã tưởng rằng họ sang chiến đấu để giúp cho người Việt

Nam được tự do và tự quyết. Ngày nay, tôi thấy rất thú vị là đã có một nước Việt Nam thống nhất và tiến bộ”.

530

Bill Clinton mô tả chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh: “Võ Viết Thanh ăn nói như những thị trưởng năng nổ ở Mỹ mà tôi biết. Ông

khoe về việc cân đối ngân sách, cắt giảm chi tiêu, và nỗ lực lôi kéo thêm các nhà đầu tư nước ngoài”. Còn Chủ tịch nước Trần Đức Lương

thì Bill Clinton nhận xét: “Chỉ kém giáo điều hơn (Lê Khả Phiêu) một chút”. Ông Phiêu có lý do đối nội khi cố ý làm mất lòng Bill Clinton

như thế nhưng rồi chính những người mà ông nghĩ sẽ hài lòng với thái độ cứng rắn trước tổng thống Mỹ lại chính là người sẽ sử dụng điều

đó để chỉ chống lại ông (sách đã dẫn).

531

Tại lễ kỷ niệm bảy mươi năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức tại Hà Nội đầu tháng 2-2000, Lê Khả Phiêu nhấn

mạnh: “Chúng ta đổi mới nhưng chúng ta kiên quyết không đổi màu. Những khó khăn và thách thức sẽ không buộc chúng ta đi chệch

hướng xã hội chủ nghĩa”. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhấn mạnh điều này trong tình thế mà ông cho rằng “chủ nghĩa đế quốc đang tiếp tục

tìm cách xóa hết những nước xã hội chủ nghĩa còn lại”. Lê Khả Phiêu nói: “Khi chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh tự do hóa thương mại và dịch

vụ, toàn cầu hóa đầu tư, những nước giàu sẽ trở nên giàu hơn, khoảng cách giữa các quốc gia giàu và nghèo sẽ càng mở rộng”.

532

Câu chuyện này xảy ra trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vào tháng 2-1999. Theo Bộ trưởng Ngoại

giao Nguyễn Mạnh Cầm: “Trước cuộc họp kín giữa Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu, chúng tôi bị chặn lại. Phía Trung Quốc chỉ cho

tổng bí thư, chánh Văn phòng, thư ký tổng bí thư và Nguyễn Chí Vịnh, phó tổng cục trưởng Tổng cục II vào. Bọn tôi phản ứng nhưng anh

Phiêu bảo thôi”.

533

Gánh nặng lịch sử còn đặt lên vai Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi trong nhiệm kỳ của mình, Bộ chính trị mà ông đứng đầu phải đưa

ra những đưa ra những quyết định liên quan đến việc phân chia Thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan, bãi Tục Lãm và Điểm cao 1509 - những

khúc mắc cuối cùng trong hiệp định phân định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - và ông bị cáo buộc đã có những thỏa thuận kín với

Giang Trạch Dân.

534

Theo ông Nguyễn Đình Hương, “Chuyên án mang mật danh ‘A10’ nên về sau người ta cứ gọi cơ quan tình báo lập ra theo Quyết

định 234 là A10”.

535

GDP tăng đạt mức cao nhất vào năm 1995: 9,5%. Từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng bắt đầu có khuynh hướng giảm nhưng năm

1997, khi ông Võ Văn Kiệt rời nhiệm sở, GDP vẫn còn tăng 9%. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 1997 ở châu Á, đầu tư nước

ngoài vào Việt Nam trong năm 1999 chỉ còn 1,568 tỷ USD vốn đăng ký so với 8,979 tỷ USD của năm 1996; GDP nhanh chóng rơi xuống

đáy 4,8% vào năm 1999, nhưng sau đó đã tăng trở lại.

536

Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, vàng là mặt hàng nhà nước độc quyền, những người sở hữu từ hai chỉ vàng trở lên bị coi là bất

hợp pháp. Ngày 24-5-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười ký Quyết định 139, cho phép tư nhân mở tiệm vàng với điều kiện phải

ký quỹ năm lượng vàng. Người soạn thảo điều kiện này, ông Trần Xuân Giá, cũng bất ngờ: “Chỉ sau hai tháng có tới 400 tiệm vàng ra đời”.

537

Năm 1992, Hiến pháp mới 1992 công nhận quyền tự do kinh doanh của người dân. Tính đến ngày 31-12-1996, Việt Nam có

1.439.683 đơn vị kinh doanh tư nhân, trong đó gồm 1.412.166 cá nhân và nhóm kinh doanh, 17.535 doanh nghiệp tư nhân, 6.883 công ty

trách nhiệm hữu hạn, 153 công ty cổ phần và 2.946 hợp tác xã.

538

Tháng 9-1995.

539

“Năm 1989, khoản tín dụng mới dành cho ngân sách lên tới gần hai nghìn tỷ đồng và số tín dụng cấp cho các xí nghiệp quốc doanh

tăng 1,9 nghìn tỷ đồng. Năm 1990 có 1,4 nghìn tỷ đồng tín dụng dành cho ngân sách và 1,7 nghìn tỷ đồng cấp cho các xí nghiệp quốc

doanh. Tổng số dư nợ tín dụng trong nước vào đầu cuối năm 1990 là 6,7 nghìn tỷ đồng. Tín dụng cấp cho ngân sách hoàn toàn không có

lãi. Hơn thế nữa, tất cả các loại lãi suất cho vay đối với các xí nghiệp quốc doanh đều thấp hơn lãi suất trả cho tiền gửi dân cư có thời hạn

ba tháng” (Văn phòng Chính phủ, UNDP và WB, Kinh tế Việt Nam - Hội thảo Quốc tế 20-4 đến 1-5-1992, Nhà Xuất bản Hà Nội, trang

231).

540

Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải.

541

Tổ trưởng Tổ Biên soạn: Phan Văn Khải, tổ phó: Trần Đức Nguyên, các thành viên: Lê Đức Thúy, Lưu Quang Hồ, Lương Xuân

Kỳ, Đào Công Tiến,…

542

Chuyến đi do Quỹ Christopher Reynolds bảo trợ về tài chính và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Phát triển thuộc Trường Đại học

Harvard (Harvard International Institute of Development-HIID) giúp đỡ về chương trình, nội dung nghiên cứu.

543

Trong giai đoạn đầu, chính phủ ở bốn nước mà đoàn khảo sát tới đều có xu hướng can thiệp nhiều vào kinh tế: có những tài sản

được quốc hữu hóa, khu vực tư nhân nhỏ, vốn trong nước ít, yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng và một số cơ sở then chốt phải dựa vào

đầu tư của nhà nước. Do đó, quốc doanh phải nắm những ngành then chốt hỗ trợ cho toàn bộ nền kinh tế và khu vực tư nhân như điện,

nước, giao thông, bưu điện, ngân hàng, một số cơ sở công nghiệp nặng, nắm độc quyền một số sản phẩm bảo đảm nguồn thu ngân sách

như rượu, thuốc lá, muối.

544

Báo cáo của chuyến khảo sát, do ông Phan Văn Khải ký ngày 20-2-1991, viết: “Cả bốn nước đều nhấn mạnh, ngày nay, không có

nền kinh tế thị trường nào không có sự điều tiết của nhà nước.”

545

Trả lời phỏng vấn Huy Đức, Tuổi Trẻ 3-8-1993.

546

Năm 1992, Chính phủ bắt đầu “sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước” bao gồm cả việc cho cổ phần hóa một phần theo Nghị định 388.

Đặc biệt, hàng loạt nông trường, lâm trường quốc doanh đã được giải tán, các xí nghiệp quốc doanh quận, huyện cũng bị dẹp bỏ dần. Từ

12.300 xí nghiệp Quốc doanh trước năm 1990, tới tháng 7-1993, chỉ còn hơn 7.000 xí nghiệp.

547

Hơn một năm trước đó, ở Trung Quốc, ngày 9-6-1992, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đưa ra khái niệm

“kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” thay thế khái niệm “kinh tế thị trường có kế hoạch xã hội chủ nghĩa” của Trần Vân. Hành động này

của Giang Trạch Dân là để hưởng ứng lời kêu gọi cải cách do Đặng Tiểu Bình đưa ra trong chuyến “hành phương Nam”. Chủ trương của

Giang Trạch Dân trên thực tế là để thoát ra khỏi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong khi “định hướng xã hội chủ nghĩa” mà Việt Nam “mô

phỏng” lại có khuynh hướng quay lại nhiều hơn với mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa bảo thủ.

548

Tuổi Trẻ 9-2-1995.

549

Năm 1994, các doanh nghiệp tư nhân nhập về 1/3 lượng phân bón cung ứng cho nông dân, nhưng quyền nhập khẩu trực tiếp phân

bón lại chỉ được Nhà nước giao cho các doanh nghiệp nhà nước. Tư nhân cũng không được sản xuất hàng trả nợ cho nước ngoài; cùng làm

ăn với Liên Xô, sau khi nước này tan rã, Chính phủ chỉ giúp các đơn vị quốc doanh thu hồi nợ, không giúp các đơn vị tư nhân. Và thật phi

lý khi theo bà Trần Ngọc Sương, phó giám đốc Nông trường Sông Hậu, nông trường của bà làm ra hàng trăm ngàn tấn gạo xuất khẩu,

nhưng không được quyền bán trực tiếp cho khách hàng nước ngoài. Cứ mỗi chuyến tàu ủy thác qua các “đầu mối” nông trường phải chi

phí ủy thác mất hàng trăm triệu đồng. Cũng không loại trừ những tiêu cực khác. Bà Sương cho biết: Những đơn vị quốc doanh được chỉ

định xuất khẩu gạo thường không mua gạo trực tiếp. Bà muốn xuất gạo thì phải bán cho một trung gian tư nhân chịu chi phí thêm 70.000

đến 80.000 đồng/tấn.

550

Trên cơ sở đề nghị của ông Nguyễn Thái Nguyên, thư ký Phó Thủ tướng Phan Văn Khải: “Thay vì tập trung 70% quota xuất gạo

cho hai tổng công ty, chỉ nên cho họ khoảng từ 30-40%, hạn ngạch còn lại chia cho các tỉnh”.

551

Nghị quyết 05 chính thức đưa ra khái niệm doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công

ích. Chuyển các doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu hoặc công ty cổ

phần gồm các cổ đông là các doanh nghiệp nhà nước. Sắp xếp các doanh nghiệp thuộc các tổ chức của Đảng như đối với doanh nghiệp nhà

nước; Các doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị - xã hội đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

552

“Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước”

553

Thư gửi Bộ chính trị ngày 2-11-2000. Tư liệu do ông Đỗ Mười cung cấp.

554

Tư liệu do ông Đỗ Mười cung cấp.

555

Thư ngày 14-11-2000 của Cố vấn Đỗ Mười viết: “Chưa có công ty cổ phần nào có vốn điều lệ là 100% vốn sở hữu nhà nước. Số

công ty cổ phần có vốn sở hữu của nhà nước chiếm 50% vốn điều lệ trở lên rất ít, chỉ có 13 công ty trong 173 công ty. Nhiều công ty có vị

trí quan trọng nhưng tỉ trọng vốn nhà nước rất thấp: Công ty Cơ điện lạnh REE, 10%; Công ty kho vận giao nhận Ngoại thương Transimex,

10%; Công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO), thực chất là 0% vì trên sổ sách ghi vốn nhà nước còn 3,8% nhưng là giá trị những cổ phần bán

chịu cho công nhân viên nghèo chưa đến thời hạn trả, Công ty giữ hộ”. Trong thư, ông Cố vấn cũng phản bác ý kiến cho rằng, tuy tỉ trọng

phần vốn nhà nước trong vốn điều lệ của các công ty cổ phần giảm, nhưng giá trị tuyết đối của phàn vốn này sau cổ phần hóa vẫn tăng cao,

ví dụ: Công ty Cơ điện lạnh từ 4,8 tỉ tăng lên 17,36 tỉ, ở công ty Gemadept từ 1,15 tỉ tăng lên 23,2 tỉ. Cố vấn Đỗ Mười chỉ ra rằng: “Số

tăng thêm rất nhỏ so với số giảm khi cổ phần hóa. Mức tăng phần vốn của các cổ đông khác, là tư nhân, cao gấp nhiều lần mức tăng phần

vốn của Nhà nước”. Không thừa nhận sự tham gia vốn của tư nhân vào các công ty cổ phần có nguồn gốc nhà nước là một tín hiệu đáng

mừng cho nền kinh tế, ông Đỗ Mười chỉ quan tâm đến tỉ trọng vốn của Nhà nước ở trong các công ty này. Ông nêu ví dụ: Công ty Cơ điện

lạnh, mức tăng vốn nhà nước chỉ là từ 4,8 lên 17,36 tỉ trong khi mức tăng vốn các cổ đông tư nhân từ 11,2 lên 132,64 tỉ; Công ty

Gemadept, mức tăng vốn nhà nước chỉ từ 1,15 lên 23,2 tỉ trong khi mức tăng vốn các cổ đông khác từ 5 tỉ lên 101,8 tỉ.

556

1902-1941, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 1939-1941.

557

1914-2008.

558

1880-1965.

559

1887-1952.

560

Năm 1935, bà Phan Thị Mung sinh thêm một người con tên là Phan Văn Hòa, rồi đến năm 1939, bà lập gia đình với ông Nguyễn

Văn Góp sinh được thêm bốn người con: Nguyễn Văn Sanh 1940-1959, Nguyễn Thị Dương chết khi còn nhỏ, Nguyễn Văn Cảm, sinh năm

1946, theo Cách mạng, hy sinh năm 1971 và Nguyễn Thị Dự, sinh 1948. Sau tháng 8-1945, ông Góp cũng tham gia Việt Minh và bị giết

chết 1948. Năm 1950, bà Mung lấy ông Huỳnh Văn Khắp, sinh hai con: Huỳnh Văn Phui, sinh năm 1952, cũng theo Cách mạng và hy

sinh, còn lại người con gái là Huỳnh Thị Thu Hà, sinh 1956.

561

Người về sau trở thành vợ của ông Phan Văn Khải.

562

Nay là trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore.

563

People's Action Party.

564

Lúc này, ông Phan Văn Khải đã là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (dự bị từ khóa V, chính thức từ khóa VI).

565

Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội năm 1976 nhưng cắt quan hệ năm 1979, khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia.

566

Trước Đại hội Đảng lần thứ VI, khi làm nhân sự cho Thành phố, ông Linh đã đưa Võ Trần Chí, trưởng Ban Nông thôn Thành ủy

lên làm bí thư thay thế ông Mai Chí Thọ vừa được điều ra Hà Nội giữ chức bộ trưởng Bộ Nội vụ, thay vì đưa ông Khải, một cán bộ nguồn,

được bầu giữ chức ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương từ năm 1982 khi đang là phó chủ tịch Thành phố. Ông Võ Trần Chí,

sinh năm 1927, là một nông dân, nhiệt tình, chất phác. Khả năng ông Chí bị thay thế bởi ông Phan Văn Khải là rất cao vì cuối nhiệm kỳ

ông Chí đã 64 tuổi. Trước tình thế đó, tháng 4-1989, ông Nguyễn Văn Linh đưa ông Đậu Ngọc Xuân từ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước về

làm chủ nhiệm Ủy Ban Hợp tác và Đầu tư, tạo một chỗ trống hợp lý để đưa ông Phan Văn Khải ra khỏi Thành phố. Ông Khải cho rằng, so

với những người không làm ông Linh vừa lòng thì ông chỉ mới bị “phạt thẻ vàng”.

567

Hội đồng Bộ trưởng đã cử hai đoàn, thành phần mỗi đoàn gồm năm cán bộ, hầu hết là thành viên Tiểu ban và Tổ biên tập chiến

lược kinh tế - xã hội và ba phiên dịch. Đoàn thứ nhất do ông Phan Văn Tiệm làm trưởng đoàn đi Đài Loan và Thái Lan trong tháng 12-

1990; đoàn thứ hai do ông Phan Văn Khải làm trưởng đoàn, đi Indonesia và Nam Triều Tiên trong tháng 1-1991.

568

Giáo sư David Dapice thuộc HIID, người đã nhiều năm nghiên cứu về các nước đang phát triển, từng làm việc dài ngày ở một số

nước châu Á; ông Thomas Vallely, điều phối viên của HIID. Cùng đi còn có bà Andrea Panaritis, phó giám đốc điều hành Quỹ Christopher

Reynolds.

569

Trả lời phỏng vấn Huy Đức, Thanh Niên ra ngày 25-9-1997.

570

Trước Đại hội VIII có rất nhiều đơn thư tố cáo con trai ông Phan Văn Khải đánh bạc, đã từng bắn chết người rồi trốn đi nước ngoài.

Tuy nhiên điều này nếu có rất khó được che giấu vì chính quyền Sài Gòn lúc ấy không ủng hộ ông Phan Văn Khải.

571

Ông Phan Văn Khải nói: “Tôi yêu cầu Hoàng, con trai tôi thôi không làm kinh tế nữa. Hoàng có đầu óc nhưng không muốn làm

chính trị. Tôi gọi Nguyễn Văn Hưởng, thứ trưởng Bộ Công an đến nói: Tôi giao nó cho anh, không cần quyền chức gì chỉ cần anh giao cho

nó những công việc đàng hoàng. Tôi làm thủ tướng được một thời gian thì ông Lê Đức Anh, một hôm đến tận phòng làm việc của tôi, nói:

Lúc trước tôi không hiểu anh”.

572

Đến ngày 31-12-1996, Việt Nam có 1.439.683 đơn vị kinh doanh tư nhân, gồm: 1.412.166 cá nhân và nhóm kinh doanh; 17.535

doanh nghiệp tư nhân; 6.883 công ty trách nhiệm hữu hạn; 153 công ty cổ phần và 2.946 hợp tác xã. Đến tháng 4-1999, con số này tăng

lên tới: 2 triệu cá nhân và nhóm kinh doanh; 27.000 doanh nghiệp tư nhân; 11.000 công ty trách nhiệm hữu hạn và 260 công ty cổ phần.

Khoảng gần 2 triệu cá nhân và nhóm kinh doanh. Cũng vào thời gian này, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài chiếm khoảng 43-45% GDP, sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 27-30% GDP, phần còn lại, khu vực kinh tế tư nhân, chiếm khoảng

25-28% GDP (Đánh giá tổng kết Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp Tư nhân…, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tháng 4-

1999).

573

Theo Luật Công ty và Doanh nghiệp Tư nhân, để thành lập doanh nghiệp hoặc công ty, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục qua 2 giai

đoạn: xin phép thành lập và đăng kí kinh doanh. Trong mỗi giai đoạn, nhà đầu tư phải làm đủ từ 8-10 giấy chứng nhận khác nhau. Như

vậy, để thành lập được một doanh nghiệp, nhà đầu tư phải xin được khoảng gần 20 loại giấy tờ và con dấu khác nhau. Đối với mỗi loại giấy

chứng nhận, họ có thể phải đến cơ quan nhà nước 2 lần, một lần đến “xin” và một lần đến để được “cho”. Một số tỉnh thành phố còn đặt

ra những điều kiện và một số trình tự, thủ tục và giấy tờ trái khác với quy định của Luật. Do thủ tục hành chính phiền hà, nên thời gian cần

thiết bình quân để thành lập một công ty khoảng vài tháng. Ngoài ra, nhà đầu tư còn phải trả một “khoản phí” phi chính thức không ít hơn

10 triệu đồng, chưa kể chi phí đi lại… Thủ tục quá phiền hà và tốn kém đã làm nản lòng không ít các nhà đầu tư muốn thành lập doanh

nghiệp. Trong thập niên 1990s, có thêm hơn 200 loại giấy tờ ra đời sau khi Nghị định 02 của Chính phủ quy định, doanh nghiệp kinh doanh

các ngành nghề có điều kiện phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện rồi mới được đăng kí kinh doanh, ví dụ: Muốn mở cửa hàng ăn uống giải

khát người đăng ký phải được sở thương mại cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành ăn uống giải khát…

574

Công việc soạn thảo Luật Doanh nghiệp được giao cho Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, một cơ quan thuộc Bộ Kế

hoạch Đầu tư thực hiện. Viện trưởng Viện này là tiến sỹ Lê Đăng Doanh, một người được đào tạo từ Cộng hòa Dân chủ Đức, từng giúp

việc cho Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Cùng với ông Lê Đăng Doanh, là Viện phó Đặng Đức Đạm, ông Nguyễn Đình Cung, luật sư Trần

Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế VCCI, các luật gia Cao Bá Khoát, Dương Đăng Huệ, Bộ Tư pháp, Nguyễn Thái Sơn, Văn phòng

Chính phủ và bà Phạm Chi Lan. Trực tiếp thiết kế Luật Doanh nghiệp là ông Nguyễn Đình Cung, vừa tốt nghiệp cao học ở Anh. Ông Cung

nằm trong số 37 cán bộ đầu tiên của Việt Namđược gửi đi các nước phương Tây theo học bổng của UNDP hồi năm 1992. Nhóm biên soạn

chính đã được gửi đi New York và Washington, D.C., nghiên cứu hai tuần dưới sự tài trợ của USAID. Một nhóm các nhà nghiên cứu

người Mỹ và New Zealand, như Giáo sư Bernard Black, Giáo sư Krassman, Giáo sư Geordan, Luật sư David Goddard, được tài trợ bởi

UNDP đã đến Việt Nam, trực tiếp tư vấn cho các bản dự thảo đầu tiên của Luật.

575

Trong 3 năm, 2000-2002, có 55.793 doanh nghiệp mới được lập, trong khi chín năm trước đó, 1991-1999, chỉ có 45.000 doanh

nghiệp.

576

So với thứ hạng trong khu vực, Việt Nam bị Thái Lan bỏ rơi xa thêm một bậc, rút ngắn được tám bậc so với Trung Quốc và một

bậc so với Malaysia. Về môi trường kinh doanh, năm 2003, Việt Nam được xếp cao hơn năm 2002 mười bậc; chỉ còn đứng sau Trung

Quốc bốn bậc so với 22 bậc của năm 2002; vượt rõ rệt so với Philippines và Nga là hai nước theo sát Việt Nam năm 2002.

577

Năm 2002, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá kết cấu hạ tầng vật chất và khung pháp luật của Việt Nam rất thấp. Các câu hỏi như:

Có phải hối lộ để được mắc điện, nước, điện thoại, xếp 66; hối lộ để vay tín dụng, xếp thứ 66; hối lộ liên quan đến thuế, xếp 67; hối lộ liên

quan đến giấy phép nhập khẩu, xếp thứ 69; hối lộ liên quan đến hợp đồng công trình của nhà nước xếp thứ 59; tình trạng cửa quyền trong

các lĩnh vực độc quyền như viễn thông, điện, nước, vận tải, bến cảng... được xếp ở nhóm thấp nhất trong số 80 nền kinh tế. Về mức độ

tham nhũng, năm 2003, Việt Nam cũng được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) xếp hạng 90/133 nước.

578

Luật Thương mại 2005, sửa đổi theo yêu cầu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhưng chỉ cho doanh nghiệp hoạt động

khuyến mãi sau khi được chấp thuận; thương nhân nước ngoài muốn mua bán hàng hóa ở Việt Nam phải được Bộ Thương mại cấp phép.

Tổng cục Du lịch, khi soạn thảo Pháp lệnh Du lịch, đã buộc các hướng dẫn viên du lịch khi hoạt động phải có thẻ do cơ quan du lịch cấp;

chính quyền Hưng Yên đòi các doanh nghiệp tỉnh khác đến phải thành lập công ty mới thay vì cho mở chi nhánh; chính quyền Daklak yêu

cầu sơn tên doanh nghiệp, số điện thoại, số xe lên taxi chứ không cho dán đề can…

579

Theo Nguyên Tấn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 43, trang 16, ngày 20-10-2005.

580

Lúc ấy là Phó ban Tổ chức Trung ương Đảng.

581

Còn có lời đồn nói rằng ông là con của nhà cách mạng Phùng Chí Kiên.

582

Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 26-7-2007.

583

Năm 2007, số liệu được chính thức công bố là 38,7%. Năm 2008, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cải chính bằng con số mới là 53,89%.

Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn đến con đường tái cơ cấu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tăng trưởng tín dụng năm 2007 lên

tới 53,89%. Các nghiên cứu của Ngân hàng Nhà nước đưa ra con số 51%.

584

Ngày 25-5-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị định 24, giành lấy quyền sản xuất vàng miếng cho nhà nước và buộc

doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải có vốn trên 100 tỷ đồng. Quyết định này đã dẫn tới việc đóng cửa hàng ngàn cửa hàng kinh

doanh vàng bạc và giúp cho SJC trở thành nhãn hiệu vàng độc quyền. Hai mươi ba năm trước đó, ngày 24-5-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng Đỗ Mười ký Quyết định 139, cho phép tư nhân mở tiệm vàng với điều kiện chỉ cần ký quỹ 5 lượng (trước đó những người sở hữu

từ 2 chỉ vàng trở lên bị coi là bất hợp pháp), chỉ sau hai tháng cả nước có tới 400 tiệm vàng.

585

Nguồn: Tổng cục Thống kê

. (Mức tăng trưởng GDP của năm 2012 bị các nhà kinh tế nghi vấn vì năm 2009, để GDP tăng 5,89%

mức tăng tín dụng phải đạt 39,6%, trong khi năm 2012, tín dụng chỉ tăng 7%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ đạt 33,5% GDP, tức là thấp

nhất trong vòng 12 năm qua mà GDP vẫn tăng được 5,03%).

586

Thời gian đầu sau Đại hội VIII, tuy là chủ tịch Quốc hội nhưng Nông Đức Mạnh không được đưa vào Thường vụ Bộ chính trị.

Trước khi hết nhiệm kỳ, ông Nông Đức Mạnh làm hai việc tai tiếng: đưa con trai là Nông Quốc Tuấn, một người xuất thân là “lao động

xuất khẩu”, năng lực giới hạn, lên làm bí thư Bắc Giang để được cơ cấu vào Trung ương.

587

Tướng Giáp phủ nhận giai thoại này, việc ông Mạnh đi Liên Xô học như đã nói ở trên là do chính sách đối với cán bộ người dân

tộc.

588

Theo thư đề ngày 2-8-1994 của Tổng Biên tập Tuổi Trẻ gửi Ban Tuyên huấn Thành ủy thì ông Nông Đức Mạnh đã yêu cầu báo

Tuổi Trẻ phải kỷ luật phóng viên hỏi câu này, ông Mạnh nhầm Huỳnh Ngọc Chênh với phóng viên Tâm Chánh của Tuổi Trẻ.

589

Theo thư Phan Diễn gửi Võ Văn Kiệt ngày 19-1-2005.

590

Sáp nhập từ Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình.

591

Trả lời phỏng vấn Huy Đức, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 27, ngày 28-06-2001: “TBKTSG:

Có ít nhất hai lần, khi lãnh đạo Đảng

bàn nhân sự, nghe nói, đã đề cập đến ông như là một trong những nhân vật trung tâm, nhưng, cứ bàn đến ông thì ông lại vắng vì lý do

đi thăm mẹ

? Nguyễn Văn An (Cười to): Cái này là đi sâu vào đời tư đây. Làm cán bộ thì bao giờ cũng phải đặt lợi ích quốc gia lên trên.

Nhưng cán bộ nào thì cũng là con người thôi, mà con người thì ngoài nghĩa vụ với đất nước còn phải có nghĩa vụ với những người ruột thịt,

với mẹ. Mẹ tôi có ba người con gái, mình tôi là con trai, con trai út. Khi tôi ở Hà nội, tôi mời mẹ lên, mẹ không lên. Chị gái kế tôi bị đau

chân không đi lấy chồng, mẹ thương chị nên ở lại Nam Định. Lúc ấy, anh Huỳnh Công Thơ, người giới thiệu tôi vào Đảng, đọc lý lịch tôi,

thấy vậy nói : “An ơi, mày về Nam Định chăm mẹ đi, không sau này ân hận đấy”. Tôi nghe anh ấy, mặc dù bạn bè lúc ấy ai cũng khuyên

nên ở Hà Nội. Sau này, trên lại điều tôi ra Hà nội. TBKTSG:

Ông vẫn chưa nói về cuộc họp liên quan đến cương vị của ông mà ông xin

nghỉ họp để về thăm mẹ

? Nguyễn Văn An: Hôm ấy mẹ tôi bị bệnh. Cụ có người em họ làm y tá trong quân đội, mọi lần mẹ bệnh, ông ấy

vẫn chữa cho, rất nhanh. Lần này, cụ không cho tiêm, người nhà mới gọi tôi về. Tôi về thì cụ đã quá sức, một tuần sau cụ đi. Mẹ tôi mất

năm 97 tuổi, tôi cứ ân hận, nếu tôi có điều kiện chăm sóc, cụ có thể sống hơn trăm tuổi. Tôi nghĩ, với một cán bộ cũng như với một người

bình thường, nghĩa vụ với bố mẹ, anh em rất quan trọng. Anh hiếu thì sẽ trung, anh trung thì sẽ hiếu”.

592

Ngày 27-6-2001, khi Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Văn An chỉ nhận được 60,02% số phiếu.

593

Chủ tịch Nguyễn Văn An trả lời phỏng vấn Huy Đức, Thời báo Kinh Tế Sài Gòn 28-6-2001: “TBKTSG:

Thưa ông, ở Đại hội 9

vừa qua, danh sách bầu cử Ban chấp hành Trung ương đã nhiều hơn số cần bầu khá nhiều. Đặc biệt, danh sách bầu Bộ chính trị có tới

27 người để chỉ bầu lấy 15. Điều đó là cần để giúp cho các đại biểu có sự lựa chọn dân chủ. Tuy nhiên, ở đây lại xuất hiện một vấn đề

khác, những người bỏ phiếu có thực sự biết rõ người họ bầu là ai không

? Nguyễn Văn An: Để phát huy dân chủ trong công tác cán bộ

không phải đơn giản. Muốn có dân chủ, theo tôi, phải có thông tin. Đại hội lần này, thông tin có khá hơn: phiếu trong Trung ương thế nào;

ý kiến nơi cư trú thế nào, ở cơ quan thế nào; kết quả kiểm điểmTrung ương 6, lần 2 thế nào… đều được gửi đến đại biểu. Vấn đề là thông

tin ấy phải chính xác, ví dụ thông tin ở nơi cư trú. TBKTSG:

Nơi cư trú thì làm sao nhận xét chính xác về một cán bộ ở cấp Trung ương

thưa ông

? Nguyễn Văn An: Đúng là có những người có vấn đề mà nơi cư trú vẫn đánh giá tốt, có người có vấn đề ở mức độ, nơi cư trú

nhận xét quá gay gắt. Khi ấy phải bổ khuyết bằng kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương của Bộ Chính trị. Nhưng đáng tiếc, có đại biểu

nói là họ không đọc hoặc đọc không hết những tài liệu ấy. Không có gì tuyệt đối hết, muốn phát huy dân chủ thì thông tin là hết sức quan

trọng. Ngay Quốc hội họp đây, thông tin đến đây như thế nào, khả năng tiếp nhận thế nào cũng là một vấn đề. Để thực hiện dân chủ không

phải đơn giản. TBKTSG:

Thưa ông, tại sao không phát huy dân chủ bằng cách cho tranh cử? Ta hay có ấn tượng với tranh cử nhưng

tranh cử thực chất chỉ là một hình thức cung cấp thông tin cho người bỏ phiếu

? Nguyễn Văn An: Đây là vấn đề lớn, vấn đề khó. Tranh

cử có cái hay nhưng không phải không có cái dở. Để có một trình độ tranh cử văn minh không đơn giản, tranh cử không khéo sẽ thành

tranh giành, cục bộ. Hiện giờ trong Đảng mình chỉ bàn bạc dân chủ rồi phân công. Đảng phải làm sao đảm bảo có dân chủ mà trong Đảng

vẫn giữ được sự thống nhất. Vấn đề như tôi nói ở trên là “ý Đảng lòng dân” phải là một. Quốc hội là cơ quan đại biểu của nhân dân cho

nên Đảng rất cần phải lắng nghe Quốc hội. Trước đây, có một số trường hợp chưa nghe hết ý kiến Quốc hội... TBKTSG:

Nếu Đảng cử

hai ứng cử viên cho mỗi chức danh thì thưa ông, khi bầu, Quốc hội có điều kiện lựa chọn tốt hơn chứ

? Nguyễn Văn An: Chúng tôi cũng

đã từng bàn. Nhưng đây là vấn đề rất nhạy cảm. Phải hết sức cân nhắc, phải lường trước hậu quả của nó. Thường thì vấn đề nhân sự,

trong Đảng đã phải cân nhắc rất kỹ, bàn rất kỹ trước khi quyết định”.

594

Bài báo được đưa tờ Vietnamnet đưa lên:

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-05-nguyen-chu-tich-quoc-hoi-ban-ve-phuongthuc-

cam-quyen-cua-dang

, nhưng, chỉ sau bốn mươi tám giờ, tổng biên tập của tờ Vietnamnet nhận được lệnh trực tiếp từ bộ trưởng Bộ

Thông tin Truyền thông, buộc gỡ bỏ.

595

Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14-4-1944 ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội - cha mẹ là nông dân - ông thuộc thế hệ đầu

tiên “lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”. Ông Trọng được mô tả là mê văn học dân gian từ nhỏ. Năm 1963, ông vào Khoa Văn,

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và như nhiều học sinh, nghiên cứu sinh miền Bắc thời đó, thành công của Nguyễn Phú Trọng gắn liền

với việc ngợi ca thơ Tố Hữu. Khóa luận tốt nghiệp đại học của ông là “Thơ ca dân gian với nhà thơ Tố Hữu” được nói là đạt điểm tối ưu

duy nhất của Khóa. Điều này đã giúp ông được kết nạp Đảng khi sắp sửa ra trường. Tốt nghiệp, ông được điều về Tạp chí Học tập (tiền

thân của tạp chí Cộng Sản). Bài báo đầu tiên mà ông viết khi trở thành phóng viên của tờ tạp chí khô khan này được đăng trên một tờ báo

bạn, ca ngợi thơ ca của Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Tuyên huấn, bài viết có tên “Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố

Hữu”(tạp chí Văn Hóa 11-1968). Năm 1973, ông Trọng được đưa đi làm nghiên cứu sinh kinh tế chính trị tại Trường Đảng Cao cấp

Nguyễn Ái Quốc, “tập trung nghiên cứu trực tiếp các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Marx - Lenin. Năm 1981, ông được đưa đến Liên

Xô và trong vòng hai năm, ông vừa học tiếng Nga vừa lấy bằng phó tiến sỹ. Tháng 8-1983, ông Nguyễn Phú Trọng về nước làm phó Ban

Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản, một chức vụ có “hàm” vụ phó, tháng 8-1991, ông Nguyễn Phú Trong đã được đưa lên chức tổng

biên tập với hàm bộ trưởng; Tháng 1-1994, tại hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng, ông được đưa vào Ban Chấp hành Trung ương cùng với

mười chín người khác. Tháng 12-1997, sau hơn một năm được “luân chuyển” xuống Hà Nội làm phó bí thư Thành ủy, ông Trọng lại được

bổ sung vào Bộ Chính trị; Tháng 1-2000, làm bí thư Thành ủy Hà Nội kiêm nhiệm chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công

tác lý luận của Đảng.

596

“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản

xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất là chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc

sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và

giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo;

có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”.

597

Hội nghị lần thứ Năm (bế mạc ngày 15-5-2012) vẫn tiếp tục khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”.

598

1992-2002.

599

Phát biểu trong phiên bế mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp từ ngày 4 đến ngày 10-9-1980, Lê Duẩn nói: “Nhân đây, tôi

nhấn mạnh một điểm rất quan trọng trong Dự thảo Hiến pháp mới là chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân Đề ra như vậy hoàn

toàn đúng với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội, đúng với thực trạng ruộng đất nước ta, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội và phù hợp lợi

ích của chính nông dân. Thật vậy, nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội là tất cả những tư liệu sản xuất cơ bản phải thuộc về của chung. Nhà

nước xã hội chủ nghĩa phải thống nhất quy hoạch và có chính sách khai thác hợp lý, đầu tư thích đáng, bảo vệ và bồi bổ đất đai trên phạm

vi cả nước cũng như ở từng vùng kinh tế, làm sao cho toàn bộ đất đai bảo đảm nuôi sống hơn 50 triệu người, làm sao đưa nông nghiệp lên

sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa để phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà. Chỉ với điều kiện chuyển toàn bộ đất đai thành sở

hữu toàn dân mới làm được như thế”.

600

“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” mà ông Phan Văn Khải làm Tổ trưởng biên tập ghi: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Các hộ

nông dân được Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và cấp giấy chứng nhận. Luật pháp quy định cụ thể việc thừa kế và chuyển

quyền sử dụng ruộng đất”.

601

Theo Báo cáo Tổng kết 32 năm phong trào hợp tác hóa nông nghiệp (1958-1990) thì sau một thời gian áp dụng Khoán 100, nhiều

nơi, người lao động chỉ còn được hưởng 16-20% sản lượng lương thực mà họ làm ra khi nhận khoán. Động lực sản phẩm bị triệt tiêu, nông

dân lại không có cảm giác an tâm vì sự bấp bênh ruộng khoán. Năm 1981, năm đầu thực hiện Chỉ thị 100, sản lượng lương thực trên cả

nước tăng thêm một triệu tấn. Năm 1982, mức tăng bắt đầu chững lại; tới năm 1983, 1984 thì mức tăng giảm đáng kể. Tình trạng nông dân

nợ “sản phẩm” tăng lên, nhiều nơi xã viên bắt đầu trả khoán.

602

Trước tình hình đó, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước đã cử một đoàn cán bộ kiểm tra về Thanh Hóa, nơi có

“cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc. Ông Nguyễn Ngọc Thọ, thành viên trong đoàn kiểm tra này của Quốc hội, kể lại: “Ở một số

xã gay go nhất của ba huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia… làng xóm tiêu điều, người qua lại thưa thớt, ai cũng xanh xao, hốc hác,

nhớn nhác đi tìm thức ăn. Những quả, củ, lá cây có thể ăn được đều đã bị đào bới, vặt trụi. Ruộng đồng, vườn tược xơ xác, chỉ còn vài

mảnh nửa xanh, nửa úa vàng. Khi mà con người bị đói quá, không còn gì để ăn, thì mọi vật dụng quý giá xung quanh đều vô nghĩa. Có

người đã dỡ nhà, chẻ cây que thành củi ra chợ đổi một bó lấy ba bát bột mì, bột ngô, nhưng rồi chẳng có ai còn bột mà đổi. Có người đem

xe đạp Phượng Hoàng ra rao bán lấy mười lăm ký gạo, sau giảm xuống mười ký cũng không có ai mua. Đồng hồ, khuyên tai, nhẫn vàng…

đều không có sức hấp dẫn nữa”. Trong một trận đói trước đó ở Thanh Hóa, theo ông Nguyễn Thành Thơ, phó chủ tịch Hội Nông dân Việt

Nam, ông đã gặp một người đàn ông phải cắt bắp chân của mình để nấu cháo cứu con qua trận đói.

603

Nghị quyết 10 “về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” được Bộ Chính trị thông qua ngày 5-4-1988. (Khi làm trưởng Ban Cải tạo

Nông nghiệp, Võ Chí Công đã cùng Tố Hữu, Vũ Oanh, hô hào xây dựng đại trà hình thức tập đoàn ở miền Nam. Năm 1981, Võ Chí Công

nhận thấy sự bế tắc của hợp tác xã và tập đoàn, ông ủng hộ “khoán sản phẩm” và muốn cho khoán luôn tới hộ. Sau Đại hội V, khuynh

hướng trở về với các nguyên tắc xây dựng xã hội chủ nghĩa lại trỗi dậy. Chính Võ Chí Công, ngày 3-5-1983, đã thay mặt Ban Bí thư ký

Chỉ thị 19, đốc thúc “cải tạo triệt để quan hệ sản xuất trong nông nghiệp”. Đói kém lại càng trầm trọng. Các nhà lãnh đạo trong đó có Võ

Chí Công lại phải thay đổi bằng việc cho ra đời “Nghị quyết 10”).

604

Theo Nghị quyết 10: “Đối với đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày, có thể giao quyền sử dụng từ 1 đến 2 chu kỳ kinh doanh.

Đối với mặt nước và đất trồng cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, thời gian đó có thể từ 15 đến 20 năm”.

605

Ngày 11-3-1987, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký Quyết định 80-CT: “Bãi bỏ các trạm kiểm soát trên

tất cả các tuyến giao thông trong nước”.

606

Theo ông Nguyễn Thành Thơ, lúc bấy giờ là phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: “Một hôm, khoảng bảy giờ tối, anh Nguyễn Văn

Linh kêu tôi đến, vào buồng vắng lạnh, anh ngồi bó gối nói: ‘Anh báo cáo tình hình nông dân cho tôi nghe’. Tôi báo cáo mặt tốt về chính

trị xã hội, mặt khó khăn về kinh tế đời sống. Anh khoát tay: ‘Anh thấy không, họ ham xã hội chủ nghĩa hình thức, họ đánh sập nền kinh tế

nông dân, nền kinh tế nông dân bị sập làm sao xây dựng nền kinh tế nào được anh!’. Rồi ông Linh nói: ‘Anh thương dân, thương nước, anh

phải đi cởi trói cho nông dân’". Sáng hôm sau, ông Nguyễn Thành Thơ quay lại, ông Nguyễn Văn Linh giải thích: “Quan điểm của tôi: Một,

họ nói đất đai là sở hữu toàn dân, có chỗ nào nói sở hữu nhà nước đâu, họ quản lý muốn lấy đất ai họ lấy, lấy đất người này vụt qua đất

người kia, lấy đất người kia vụt qua đất người nọ, nông dân không gắn với đất đai làm sao sản xuất tốt được. Hai, nông dân đổ mồ hôi và

máu mới có đất, không ai được quyền tước đoạt, thế mà trắng trợn tước đoạt. Ba, Engels nói, ‘sự nghiệp hợp tác hóa là sự nghiệp thế kỷ,

họ vào họ đưa đất vào họ ra thì họ lấy đất ra, thế mà tập đoàn viên, xã viên ở ta muốn ra không được lấy đất ra. Bốn, vấn đề giai cấp nông

dân là vấn đề chính trị lớn, quyết định thành bại tồn vong của chế độ, của đất nước. Anh thương dân thương nước anh phải đi cởi trói cho

nông dân. Anh làm họ bắn anh, nhưng vì dân vì nước anh vẫn phải làm”. Vào Nam, ông Nguyễn Thành Thơ gặp Võ Văn Kiệt tại Vĩnh

Long, ông Kiệt nói: “Tôi khuyên anh nên thi hành ý kiến anh Nguyễn Văn Linh. Đó là NEP của Lenin chứ không có gì lạ. Anh tiến hành,

họ sẽ bắn anh, nhưng anh không từ chối được vì anh đã nhận nhiệm vụ anh Linh giao. Anh đã lên ngựa làm sao anh xuống. Nhưng tôi sẽ

đứng sau lưng anh, ủng hộ anh thực hiện”.

607

Ngày 14-4-1993, Đào Duy Tùng thay mặt Ban Bí thư ký Chỉ thị: “Làm cho nhân dân, cán bộ, đảng viên nắm được những quan

điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta: toàn bộ đất đai đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước chỉ giao

cho các tổ chức và cá nhân quyền sử dụng đất, không cho mua bán đất; bảo đảm cho những người làm nghề nông đều có ruộng đất để

canh tác, Nhà nước giao ruộng đất cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài theo thời hạn thích hợp, người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp thuế

cho Nhà nước”. Ban Bí thư cũng yêu cầu: “Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với Ban Cán sự đảng Chính phủ, đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc,

Hội Nông dân, các đoàn thể nhân dân khác và ban cán sự đảng của các cơ quan hữu quan ở Trung ương, lãnh đạo tốt việc lập kế hoạch và

tổ chức thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân; theo dõi sát sao quá trình thảo luận trong phạm vi cả nước, kịp thời giải thích, uốn nắn

những tư tưởng và việc làm lệch lạc; tổng hợp đầy đủ, nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân để chỉnh lý dự án luật trình Hội

nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương xem xét, cho ý kiến về những chủ trương lớn, làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh dự án Luật đất

đai (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua vào tháng 6-1993”.

608

Chủ tịch Lê Quang Đạo nói tiếp: “Ai trong chúng ta cũng nói lên tiếng nói của nhân dân, đại biểu cho nhân dân. Nhân dân cả nước

có những nguyện vọng chung, giống nhau. Chúng ta đều ý thức điều này và đều ý thức tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng. Đảng không áp

đặt, Đảng có chính kiến của mình và kiến nghị Quốc hội, nhưng những vấn đề thuộc chức trách, quyền hạn của Quốc hội là do Quốc hội

quyết định… Điều 18 có những ý kiến khác nhau, chúng tôi đã xin Quốc hội cho chúng tôi đước cân nhắc thêm. Hơn nữa, khi công nhận

chyển quyền sử dụng đất đai, đã bao hàm vấn đề thừa kế cho con cháu quyền sử dụng đất và luật sau này sẽ định chế thêm vấn đề này”.

609

Đại biểu Lê Minh Tùng, An Giang.

610

Một đại biểu của Thanh Hóa, ông Lê Văn Chỉ, nói: “Nếu không có thời hạn cụ thể thì thành ra sở hữu tư nhân rồi còn gì; điều đó sẽ

gây ra tình trạng phân hóa giàu nghèo ngay và sau này khó xử lý”. Đại biểu Đặng Quốc Tiến, Bắc Thái, nói: “Đất ít, người đông, giao có

thời hạn thì sẽ bảo đảm cho công tác điều chỉnh đất đai khi có biến động nhân khẩu”. Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, bắt

đầu quan lộ từ một chủ nhiệm hợp tác xã, cũng sợ nếu giao đất lâu dài cộng với 5 quyền thì thành tư nhân hóa đất đai. Ông Nguyễn Bá

Thanh nói: “Thời hạn ghi trong Dự thảo là thoáng lắm rồi, đi nghĩa vụ quân sự 2 năm thì kêu dài giao đất 20 năm thì bảo ngắn”. Trong khi,

một đại biểu đến từ Tây Ninh, ông Đặng Văn Lý, cho rằng: “Quy định thời hạn giao đất để làm gì, điều này sẽ làm người dân không yên

tâm vì cho rằng Nhà nước lăm lăm lấy lại”.

611

Cho đến tháng 3-1995, chỉ có 23/1.112 trường hợp hợp thức hóa quyền sử dụng đất chịu đóng 100% tiền sử dụng đất.

612

Năm 1995, ông Bùi Văn Thanh mua của bà Nguyễn Thị Nương, ngụ tại ấp 7, xã Thanh Hòa, Lộc Ninh, Bình Phước một căn nhà

kèm theo đất, hợp đồng mua bán được làm bằng giấy tay. Năm 1996, sau khi được Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Linh cấp sổ đỏ cho lô đất

đã bán cho ông Thanh, bà Nương kiện đòi lại đất. Bà Nương đã thắng kiện vì Tòa tuyên bố hợp đồng bà bán nhà đất cho ông Thanh là vô

hiệu, vì vào năm 1995 bà Nương chưa được cấp sổ đỏ nên chưa có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Bản án sơ thẩm số

40/DSST ngày 31-12-2002 của Tòa án huyện Lộc Ninh và Bản án phúc thẩm số 38/DSPT ngày 15-04-2003 của Tòa án Tỉnh Bình

Phước). Vụ tranh chấp kể trên không phải là trường hợp cá biệt ở Việt Nam. Quyền sở hữu trá hình không phải lúc nào cũng được thừa

nhận. Nếu 5 quyền của người sử dụng đất được đối xử như một tài sản thiêng liêng của công dân thì phần nhà đất mà ông Thanh mua của

bà Nương đã thuộc về ông Thanh ngay sau khi ông trả đủ tiền theo thỏa thuận chứ không phải do nhà nước ban phát khi bắt đầu cấp sổ đỏ

đối với ruộng đất, sổ hồng đối với nhà. Sổ đỏ, sổ hồng chỉ là một thủ tục ghi nhận giúp minh bạch hóa quyền tài sản của dân chứ tự nó

không sinh ra quyền tài sản.

613

Ngày 22-6-1994, Luật thuế Chuyển quyền sử dụng đất được Quốc hội thông qua, theo đó: Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá

nhân chuyển quyền sử dụng đất, sẽ phải chịu thuế suất 10% nếu là đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và làm muối; 20%

nếu là đất ở, đất xây dựng công trình chuyển nhượng lần thứ nhất; 5% với đất ở, đất công trình đã nộp tiền sử dụng đất hoặc chuyển quyền

sử dụng đất từ lần thứ hai trở đi; 40% với trường hợp quyền sử dụng đất đồng thời chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đặc biệt

là từ đất trồng lúa ổn định, sang đất phi nông nghiệp. Ngày 21-12-1999, Quốc hội đã sửa đổi thuế suất theo đó, thuế chuyển quyền sử dụng

đất nông nghiệp, thủy hải san, làm muối chỉ còn 2%; chuyển quyền đất ở, đất công trình chỉ còn 4%.

614

Ngày 14-10-1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước khi được nhà

nước giao đất và cho thuê đất. Trên cơ sở đó, ngày 13-2-1995, Chính phủ ban hành Nghị định 18. Theo đó: các tổ chức trong nước chỉ

còn được quyền thuê đất. Nguyên tắc bất hồi tố trong dân sự đã không được áp dụng, Nghị định 18 còn buộc tất cả các tổ chức có đất đã

được giao trước đó phải chuyển sang thuê đất.

615

Ngay sau khi có phản ứng của dư luận, người soạn thảo Pháp lệnh 14-10 và Nghị định 18, ông Tôn Gia Huyên giải thích: “Ta không

có chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, nên ta phải xử lý theo cách mà ta có thể vận dụng được trong nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn

dân” (Trả lời phỏng vấn của Huy Đức, Tuổi Trẻ 16-3-1995).

616

Minh Phụng một doanh nghiệp chuyên về may mặc. Năm 1995, Minh Phụng có 10 phân xưởng gia công hàng may, quần áo và giày

dép, xuất khẩu; 5 phân xưởng: dệt gòn, nhựa, sản xuất bao bì PP… có thời điểm thu hút trên 9.000 lao động. Nhưng, doanh thu từ các

hoạt động đúng chức năng này chỉ chiếm một phần nhỏ. Từ năm 1993, bất động sản trở thành lĩnh vực kinh doanh chính của Minh Phụng.

Có những khu đất mà Minh Phụng mua chỉ mấy năm sau đã tăng giá lên hàng chục lần. Nhưng, Minh Phụng sau khi Pháp lệnh 14-10 và

Nghị định 18 ra đời thị trường địa ốc bắt đầu đóng băng. Để có tiền trang trải, Minh Phụng và sau đó là đối tác của ông, ông Liên Khui

Thìn, Tổng giám đốc công ty EPCO, đã phải nhập sắt thép, phân bón, bất chấp giá cả của các mặt hàng này với mục đích duy nhất là bán

ra để có tiền mặt. Để lách luật, đối phó với quy định một doanh nghiệp không được vay, bảo lãnh vượt quá 10% vốn một ngân hàng, Minh

Phụng và EPCO đã lập ra một hệ thống hàng chục “công ty con”, các công ty này được lập ra chủ yếu để ký các hồ sơ mở tín dụng thư,

bảo lãnh hoặc vay vốn ngân hàng, lấy tiền cho Minh Phụng, EPCO đầu tư địa ốc. Chính quyền e ngại một sự sụp đổ nằm ngoài tầm kiểm

soát. Ngày 24-3-1997, vào lúc 1:30 chiều, Tăng Minh Phụng bị bắt và gần như cùng lúc, công an bắt tiếp đối tác của ông: ông Liên Khui

Thìn. Ông Tăng Minh Phụng được tiếng là một người dồn hết thời gian và sức lực của mình để xây dựng cơ nghiệp. Nhưng, món nợ của

ông và đối tác EPCO là quá lớn, gần 6.000 tỷ đồng và 32,6 triệu USD, trong khi khối tài sản của ông, trên 390 danh mục, gồm 476 đơn vị

tài sản là nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc, kho tàng, văn phòng, biệt thự v.v… chỉ được Tòa định giá 2.232 tỷ đồng. Năm 1999,

ông bị tòa tuyên án tử hình vì tội “lừa đảo”, ngày 17-7-2003, Tăng Minh Phụng cùng một bị cáo khác bị hành quyết. Bị án tử hình Liên

Khui Thìn sau đó được giảm án xuống chung thân. Cũng bằng phương thức kinh doanh địa ốc tương tự, Giám đốc Tamexco Phạm Huy

Phước, Giám đốc công ty Bình Giã Trần Quang Vinh cũng bị tử hình, án thi hành năm 1998.

617

Trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IX, Chính phủ đã gửi tới các đại biểu Quốc hội một báo cáo nói rằng, ngân sách 1995 sẽ thất

thu hơn 1000 tỷ đồng vì những ách tắc do thực hiện Pháp lệnh 14-10 và Nghị định 18.

618

Luật có hiệu lực từ 1-1-1999, tuyên bố hết hiệu lực với Pháp lệnh 14-10-1994; Pháp lệnh sửa đổi ngày 27-8-1996.

619

Thay vì phải thuê, Luật chỉ coi thuê đất như một lựa chọn, các “tổ chức kinh tế” không chỉ được giao đất “xây dựng nhà ở để bán

hoặc cho thuê, xây dựng kết cấu hạ tầng” mà còn được giao đất để “làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh”. Luật còn giao đất

cho “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” được giao đất để “thực hiện các dự án đầu tư”.

620

Theo Điều 75 Luật Đất đai 1993 và Điều 706 Bộ luật Dân sự năm 1995: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm

nghiệp để trồng rừng chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi “chuyển đến nơi cư trú khác để sinh sống; chuyển sang làm nghề

khác; không còn hoặc không có khả năng trực tiếp lao động”. Luật Đất đai năm 2003 cho phép cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được chuyển

nhượng quyền sử dụng đất mà không cần những điều kiện này.

621

Huy Đức, Tuổi Trẻ 12-11-1998.

622

Nghị định 181 hướng dẫn chi tiết thi hành. Theo đó, ngoài các trường hợp xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh

tế như luật định, Nhà nước còn được thu hồi đất đối với các dự án: a) Đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch (với điều kiện dự án

thuộc nhóm A và không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế); b) Các dự án sử dụng vốn ODA; c) Các dự án

đầu tư 100% vốn nước ngoài (với điều kiện dự án không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế). Chỉ riêng loại

dự án thuộc nhóm A, theo quy định tại Nghị định 16 (sau đó được thay thế bằng Nghị định 12), được chi tiết hóa thành trên 50 lĩnh vực

khác nhau ngoài ra còn đưa thêm các khái niệm như “dự án xây dựng khu nhà ở”, “dự án xây dựng công trình dân dụng khác”.

623

Nghị định 84 năm 2007 bổ sung một loạt khái niệm không có trong Luật Đất đai như “Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án

phát triển kinh tế quan trọng”; Nhà nước thu hồi đất để “xây dựng các khu kinh doanh tập trung”. Theo đó, các dự án khu dân cư (bao

gồm dự án hạ tầng khu dân cư và dự án nhà ở), trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp; dự án khu thương mại - dịch vụ, khu vui chơi

giải trí ngoài trời, khu du lịch… đều thuộc danh mục Nhà nước thu hồi đất để phát triển, xây dựng. Danh mục các trường hợp Nhà nước

thu hồi đất còn được mở rộng hơn khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 06 hướng dẫn thi hành chi tiết.

624

Ngày 5-1-2012, khi bị huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, cưỡng chế thu hồi 19,5 hecta đất đầm do chính anh khai hoang, lấn biển và

được huyện, năm 1997 giao với thời hạn 14 năm, người nhà anh Vươn đã dùng súng đạn ghém bắn bị thương 6 công an và bộ đội. Anh

Vươn và 3 người em sau đó đã bị bắt, bị khởi tố với tội danh giết người.

Ngày 24-4-2012, 160 hộ dân Văn Giang, Hưng Yên, đã chống

lệnh cưỡng chế thu hồi đất của họ giao cho dự án Ecopark.

625

Nghị quyết 10 ban hành tháng 4-1988 trong năm ấy sản lượng lương thực tăng lên 2 triệu tấn.

626

Năm 1995, sau gần 10 năm đổi mới, GDP bình quân đầu người tính theo sức mua, Việt Nam vẫn thua Thái Lan 4,4 lần, thua

Singapore 27 lần và thua Hàn Quốc 13 lần. Năm 2009, theo Báo cáo Phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu

người của Việt Nam vẫn bị tụt hậu 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Nhưng, “cơm, áo” chỉ

là một phần nhu cầu của con người. Người dân Việt Nam còn xứng đáng được hưởng những giá trị mà người dân ở các quốc gia tự do đang

được hưởng.

627

Xem Chương III Đánh Tư Sản.

628

Mặc dù tuyên bố từ con để gây áp lực nhưng trước khi ra đi theo “Phương án II”, ông Lý Tích Chương đã tìm một người Hoa thân

tín, gửi lại 10 lượng vàng, dặn cứ để cho Lý Mỹ nếm cực khổ, tới khi nào cô không chịu nổi nữa thì đưa số tiền ấy cho cô vượt biên. Khi

ngôi nhà cha mẹ để lại cho Lý Mỹ bị chiếm mất, thay vì đấu tranh để trả lại tài sản cho cô, Lý Mỹ lại được động viên, “lý tưởng Đoàn

không cần tài sản”. Nhưng kể từ đó, cho dù được những đoàn viên cộng sản thế hệ 30-4 cố gắng quan tâm, Lý Mỹ bắt đầu khép mình, cô

độc. Đêm nào Lý Mỹ cũng phải sống trong nước mắt, phải sống trong những lúc đói quay quắt, những lúc bị đòi nợ… Chính tình thương

yêu gia đình đã giúp Lý Mỹ vượt qua những cám dỗ. Cô tiểu thư con nhà tư sản ấy, mỗi tối lại đi bưng cà phê, đi dọn bàn kiếm tiền… để

học xong đại học. Năm 1985, không thấy Lý Mỹ vượt biên, người bạn của gia đình mới trao lại 10 cây vàng cho cô làm ăn. Đến lúc ấy, Lý

Mỹ mới biết, chuyến vượt biên của gia đình thành công. Nhưng trong thời gian ở trại tị nạn Malaysia, ông Lý Tích Chương lâm bịnh. Vào

đúng hôm gia đình được chấp nhận đi định cư ở Úc, ông Chương mất. Tuy Lý Mỹ đã không bỏ Việt Nam ra đi như gia đình cô tiên liệu,

nhưng cô cũng không trở thành một Pavel Korchagin (Nhân vật trong tiểu thuyết How the Steel Was Tempered của Nikolai Ostrovsky).

Như một thanh thép đã được tôi, Lý Mỹ tự chọn lấy con đường cho mình. Cô nữ sinh điển hình trong chiến dịch cải tạo tư sản năm 1978,

30 năm sau, lại trở thành một nhà tư sản. Lý Mỹ hiện cùng chồng, họa sỹ Nguyễn Văn Vinh, sở hữu bốn công ty kinh doanh trong lĩnh vực

truyền thông và xuất nhập khẩu.

629

Thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2000, tập 4, trang 64-66.

630

Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster , 2003, trang 55.

631

Henry Kissingger, sđd, trang 64.

632

Henry Kissingger, sđd, trang 91.

633

Theo Kissinger: “Washington trông chẳng khắc gì một thành phố bị bao vây. Các cuộc phản đối ồ ạt của công chúng lên đến đỉnh

điểm vào ngày 9-5, khi một đám đông ước tính khoảng 75.000 đến 100.000 người đã tập trung lại để phản đối trước vườn hoa Ellipse, ở

phía Nam Nhà Trắng. Cảnh sát phải đứng làm hàng rào; một dãy 60 xe buýt được huy động để bảo vệ nơi ở của Tổng thống. Có khoảng

250 nhân viên Bộ ngoại giao, trong đó có 50 sỹ quan quân đội từng phục vụ ở nước ngoài, đã ký vào một tuyên bố phản đối chính sách

của chính phủ. Một nhóm nhân viên đã chiếm tòa nhà của Peace Corps và treo cờ của Việt Cộng lên. Bên ngoài Tổng thống tỏ vẽ bàng

quan, nhưng thực ra ông bị tổn thương sâu sắc bởi sự thù ghét của những người phản đối chiến tranh. Tất cả chúng tôi đều bị kiệt sức. Tôi

đã phải rời căn hộ của mình, nơi suốt ngày bị những người phản đối réo chuông, sang tầng hầm của Nhà Trắng để ngủ” (Kissingger, Ending

the Vietnam War, Simon & Schuster , 2003, trang 169)

634

Cuộc chiến sẽ được báo chí miền Bắc nói tới với tên gọi: “Chiến thắng Đường 9 Nam Lào”.

635

Nói chuyện với các tướng lĩnh làm Tổng kết Chiến tranh ngày 9-2-1999.

636

Theo Tướng Lê Phi Long: “Có 2 phòng làm việc tại cửa hầm bê tông của sở chỉ huy, một cho chúng tôi và một dành cho Đại tướng

Tổng tư lệnh. Đại tướng thường làm việc tại đây để sát với chúng tôi hơn. Phòng làm việc của ông cũng rất đơn giản, chỉ có một chiếc bàn

làm việc lớn, có trải sẵn bản đồ, mấy chiếc ghế mây, vài cái điện thoại và một chiếc máy ghi âm do Hungary sản xuất cùng một chiếc điện

thoại mật do cục cơ yếu cải tiến mà chúng tôi gọi đùa là ‘thử kêu đốt tịt’. Thậm chí cái quạt cũng chẳng có. Mùa viêm nhiệt tới, ban đêm

muỗi vo ve suốt, có khi Tổng Tư lệnh phải xếp bằng, ngồi lên mặt bàn mới làm việc được. Sau này Tướng Trần Sâm, Chủ nhiệm Tổng

cục Hậu, không biết kiếm ở đâu được một chiếc quạt cũ nhãn hiệu Marelli của Pháp. Từ đó, Đại tướng ít bị muỗi cắn hơn”.

637

Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster , 2003, trang 230

638

Theo Tướng Lê Phi Long: Bộ Tổng Tham mưu chủ trương vây chặt Đông Hà, tập trung lực lượng đánh vu hồi xuống chiếm La

Vang, Ái Tử, cầu Quảng Trị. Còn ở tiền tuyến, Bộ Tư lệnh Chiến dịch lại muốn tiếp tục tập trung lực lượng đột phá cụm Đông Hà. Điện

trao đi đổi lại nhiều lần vẫn chưa nhất trí với nhau. Ngày 12-4 Tướng Giáp triệu tập Bùi Công Ái, phái viên Cục tác chiến về bộ báo cáo

tình hình; ngày 18-4 Bộ Tư lệnh Chiến dịch cử hai sỹ quan khác ra cấp tốc báo cáo. Sáng 19-4, Thường trực Quân ủy họp, có thêm Lê

Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn. Kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu do Tướng Văn Tiến Dũng đệ trình đã được lựa chọn. Đại tướng

Võ Nguyên Giáp ký Điện gửi Tư lệnh Chiến dịch: “Tập trung lực lượng diệt Đông Hà, Ái Tử rồi phát triển nhanh. Tăng thêm lực lượng cho

cánh vu hồi từ phía Tây”.

639

Theo Lưu Văn Lợi, người phiên dịch cho Lê Đức Thọ: “Hôm đó người ta không thấy ở Kissinger - môṭ giáo sư Đaị hoc̣ sôi nổi nói

dài dòng hay bông đù a, mà là môṭ ngườ i it nói có vẻ ngươṇ g nghiụ , suy nghı.̃ Còn Lê Đứ c Tho ̣ đa ̃ đươc̣ những tin đầu tiên thắng lơị ở

Quảng Tri, ̣ điạ đầu củ a miền Nam đang nóng lòng chờ kết quả cu ̣ thể ở vùng đất miền Trung cũng như ở nhiều nơi khác”(Những cuộc tiếp

xúc bí mật Kissinger - Lê Đức Thọ, trang 431).

640

Tướng Lê Phi Long kể: “Ở ngầm Phương Thúy, Công binh Bộ chở vào 34 khoang thuyền để bắc cầu quân sự thì bị bắn, phá hủy

hoàn toàn. Mấy đại đội cao xạ bảo vệ ngầm cũng thương vong gần hết. Có 01 lữ đoàn pháo binh cơ động ra phía trước bị máy bay phát

hiện và oanh tạc, hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Mặc dầu vậy, ngày 2-6, Bộ Tư lệnh đã quyết định nổ súng vào ngày 20-6. Nhưng, chỉ sau

6 ngày tấn công đợt 3, các hướng của ta đều bị chặn lại. Sức chiến đấu của bộ đội giảm sút rõ rệt. Trong khi đó, địch tăng thêm lực lượng

tổng dự bị chuẩn bị cho một cuộc hành quân quy mô lớn nhằm chiếm lại Quảng Trị”.

641

Theo Tướng Lê Phi Long.

642

Theo Tướng Lê Phi Long: “Mãi đến bây giờ (2008), tôi và nhiều đồng nghiệp vẫn chưa hiểu vì sao ta phải cố thủ thành cổ với một

giá đắt như vậy, ai chủ trương, ai chịu trách nhiệm trước lịch sử? Có cán bộ cấp trên giải tích rằng do yêu cầu của đấu tranh ngoại giao, cần

giữ vững thành cổ để phối hợp với cuộc đàm phán tại hội nghị Paris. Nhưng, quyết định chiến trường phải là người lính”.

643

Lưu Văn Lơị - Nguyễn Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, Nhà Xuất bản Công an Nhân dân 2002,

trang 494-495.

644

Theo Kissinger: “Sau bốn năm khăng khăng đòi hỏi chúng ta dỡ bỏ thể chế chính trị của đồng minh (Sài Gòn) và thay thế nó bằng

một chính phủ liên hiệp, Hà Nội giờ đây về cơ bản đã từ bỏ yêu cầu chính trị này. Trong ba năm, Hà Nội nhấn mạnh rằng việc Mỹ chấm

dứt viện trợ quân sự cho chính quyền Nam Việt Nam là điều kiện tiên quyết, nay, Lê Đức Thọ bỏ điều kiện này. ‘Thay thế vũ trang’ (viện

trợ quân sự) đã được phép, trong khi Hà Nội không đả động gì về việc rút quân (thậm chí cũng không thừa nhận có quân đội ở Miền Nam)

họ đã chấp thuận yêu cầu ngày 31-5-1971 của Hoa Kỳ là sẽ chấm dứt sự xâm nhập (đưa quân) vào Miền Nam”(Sđd, trang 329).

645

Theo Kissinger: “

Cuộc phỏng vấn được in ngày 23-10-1972, mang dụng ý xấu. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ nội

dung của bản dự thảo hiệp định của miền Bắc Việt Nam. Thiệu được mô tả như một người bị động trước các sự việc; ‘một liên minh

chuyển tiếp 3 bên’ sẽ được hình thành; tất cả những người bị bắt giữ trong đó có cả dân thường sẽ được trả tự do; phía Mỹ phải bồi

thường thiệt hại chiến tranh. Bài trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chắc chắn là để khiêu khích cộng hòa miền Nam

Việt Nam và để dàn xếp những điều nghi ngờ nhất. Điều này cũng khiến chúng tôi chú ý đến sự linh hoạt gần đây của Lê Đức Thọ vốn

được vận dụng vì thấy cần thiết chứ không phải là thực tâm muốn thế

” (Sđd, trang 361).

646

Lưu Văn Lơị - Nguyễn Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, Nhà Xuất bản Công an Nhân dân 2002,

trang 572.

647

Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster , 2003, trang 392

648

Lê Đức Thọ, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2011, trang 560.

649

Võ Nguyên Giáp, Tổng hành dinh trong mùa xuân Đại thắng, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2000, trang 19.

650

Võ Nguyên Giáp, Sđd, trang 16.

651

Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster , 2003, trang 417

652

Võ Nguyên Giáp, Tổng Hành dinh trong mùa xuân Đại thắng, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2000, trang 37.

653

Võ Nguyên Giáp, Sđd, trang 38.

654

Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster , 2003, trang 418__

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro