Chương 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kể từ ngày hôm đó, tên của Thùy Trang dính liền với cô Diệp.

Em bắt đầu phụ trách đưa cô Diệp lên lớp và về văn phòng, đưa cô tới bến xe buýt đợi xe mỗi khi tan học. Sau khi trở thành đại diện khối văn, em lại bắt đầu giúp cô Diệp phê bài tập làm văn vào mỗi buổi trưa. Sau khi thi giữa kỳ và cuối kỳ, em còn tranh thủ thời gian rảnh rỗi thay cô Diệp viết những lời phân tích và nhận xét khách quan trên mỗi bài thi môn ngữ văn. Em trở thành người bận rộn nhất khối, người ra vào văn phòng của cô Diệp nhiều nhất.

Tuy nhiên, chỉ dựa vào những điều này, Thùy Trang vẫn chưa thể bước vào thế giới của cô Diệp. Cô Diệp không phải là người dễ tiếp cận. Ngược lại, cô tránh xa tất cả mọi người, làm gì cũng lặng lẽ một mình. Về điểm này, chỉ cần gặp cô một lần, người ngu ngốc cỡ nào cũng đều nhận ra. Cô suốt ngày mặc bộ đồ trắng đen đơn điệu, sống lưng luôn thẳng tắp, mãi mãi là gương mặt vô cảm, mãi mãi hốc mắt trống không. Tất cả những điều này tạo thành hình ảnh lạnh lùng vô tình vô cảm không thay đổi. Vì vậy, dù có người muốn tiếp cận cô và giúp đỡ cô, cũng đều bị vẻ lạnh nhạt của cô đánh bại.

Trong trường có một hai người tốt bụng, xuất phát từ sự đồng tình và thương hại, từng thử tìm cách giúp cô Diệp. Cô đã từ chối bằng thái độ lịch sự nhưng vô cùng lạnh lẽo, xóa bỏ hoàn toàn ý định giúp đỡ của bọn họ. Một thời gian sau, mọi người đều biết, "giúp đỡ" vĩnh viễn là từ cấm kỵ trong từ điển của cô Diệp. Do đó, không người nào dám nhắc đến trước mặt cô, bao gồm cả Liễu Địch.

Có lẽ chỉ ở trên bục giảng, mọi người mới cảm nhận được, cô Diệp vẫn còn một chút sức sống và hứng thú. Cô Diệp trên bục giảng mang đến cảm giác "tài hoa xuất chúng". Cô quả nhiên không "đọc mẫu" bài văn thêm một lần, nhưng cũng không còn người nào dám nghi ngờ khả năng thuộc lòng các tác phẩm nổi tiếng cổ kim trong và ngoài nước của cô.

Cô luôn có cách nhìn độc đáo về các tác phẩm. Bài giảng của cô vô cùng hấp dẫn. Những phân tích sâu sắc và cách trình bày vấn đề thấu đáo của thầy kích thích đám học sinh ở bên dưới thảo luận từ lớp học đến sân chơi, từ trong trường học ra đến ngoài đường, từ hôm nay đến ngày mai.

Dần dần, thần sắc lạnh nhạt của cô Diệp cũng biến đổi ít nhiều. Tuy rằng lúc các học sinh cười ầm ầm, cô vẫn điềm nhiên như không, nhưng vẻ mặt cô đã trở nên ôn hòa hơn. Thỉnh thoảng, cô biểu lộ sự tán thưởng và vui mừng. Điều này khiến cả lớp cảm thấy cô thêm phần gần gũi.

Một điều đáng quý là, cô không bao giờ gò ép hay hạn chế tư tưởng của học sinh, mà thường để những người "không cùng chính kiến" mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình.

Một lần, hiệu trưởng Cao và một thầy giáo khác trong tổ bộ môn văn tên Doãn Hồng dự tiết dạy của cô Diệp. Cả lớp tranh luận về văn phong của Lỗ Tấn rất hăng say. Đặc biệt, ngôn từ của "bên phản đối" tương đối kịch liệt, đến mức nhà văn Lỗ Tấn mà nghe được, chắc sẽ đội mồ chui lên để tranh luận cùng bọn họ.

Cô Diệp nghiêm túc lắng nghe ý kiến của hai bên, sau đó thầy đưa ra quan điểm của mình: "Có lẽ, Lỗ Tấn tiên sinh cũng không thích văn phong khô khan như vậy, nhưng ông buộc phải sử dụng nó. Bởi lối hành văn này là do thời đại ép buộc. Nếu Lỗ Tấn không có tinh thần trách nhiệm với thời đại và dân tộc, cứ sống nhàn nhã thoải mái như Hồ Thích hay Lâm Ngữ Đường, có lẽ văn phong của ông không đến nỗi lạnh lùng nghiêm túc như các em nhận xét. Nhưng ông làm vậy, trên văn đàn sẽ thiếu đi một người chiến sỹ dùng ngòi bút thay giáo gươm. Xin hỏi, ở thời đại nhiễu nhương đó, chúng ta cần một dũng sỹ đối mặt trực tiếp với nhân sinh thê lương, hay là cần văn nhân phong hoa tuyết nguyệt?".

Cô Diệp vừa dứt lời, hiệu trưởng Cao đập bàn khen hay, đám học sinh cũng cảm thấy nhận thức của mình trở nên sâu sắc hơn. Sau tiết học, thầy Doãn chỉ trích cô Diệp "thả lỏng học sinh" ngay trước mặt hiệu trưởng và cả lớp. Cô Diệp chỉ lãnh đạm nói một câu: "Tôi cho rằng, hạn chế tư tưởng là hành vi bóp chết tài năng." Câu nói của cô Diệp nhận được tràng vỗ tay hưởng ứng nhiệt liệt, khiến thầy Doãn đỏ mặt tức giận.

Sau sự kiện đó, thầy Doãn ra sức gièm pha bôi nhọ quan điểm của cô Diệp ở mọi nơi mọi lúc. Nhưng không thể phủ nhận một sự thật, ở mỗi kỳ thi, dù ông ta có bày trò với bài thi như thế nào, thành tích trung bình của lớp (1) bao giờ cũng cao hơn lớp (2) một hai điểm. Mọi người đều đánh giá, học sinh lớp (1) rất có năng lực, các em đều có cảm giác rất tốt về ngôn từ.

Sau khi hồi chuông hết tiết học vang lên, mọi vẻ ôn hòa, tán thưởng, vui vẻ trên gương mặt cô Diệp biến mất sạch sẽ như có phép ma thuật. Các bạn học không thể chấp nhận sự thay đổi bất thình lình đó, giống như không thể chấp nhận chuyện đang ở trên thiên đường rơi một phát xuống nơi thiêu xác đầy khói lửa. Học sinh cấp ba tầm mười bảy, mười tám tuổi, không ai không sùng bái tri thức và học vấn. Nhưng bọn họ càng hy vọng cô giáo của mình có tình người hơn. Về phần cô Diệp, khi thầy nhắm mắt giảng bài, tình người rất đậm đặc. Khi thầy mở mắt, tình người bay đi một nửa. Đến khi thầy rời bục giảng, tình người biến mất hoàn toàn. Hơn nữa, hành vi cự tuyệt sự giúp đỡ ở ngày đầu tiên của thầy đã khiến lòng tự trọng của đám học sinh bị tổn thương. Vì vậy, bọn họ không có cách nào thích người cô không có tình người như vậy. Các bạn học chỉ hoan nghênh cô Diệp trong giờ giảng bài. Còn sau khi tan học, bọn họ đối với cô luôn "kính nhi viễn chi".

Về phía các đồng nghiệp, cô Diệp càng không tránh khỏi bị đối xử lạnh nhạt. Đồng nghiệp vốn là oan gia, tài hoa của cô Diệp đủ khiến thầy trở thành "oan gia" của tất cả thầy cô giáo thuộc bộ môn văn. Hơn nữa, các phần tử tri thức làm sao có thể chịu nổi thái độ "tự cho mình là thanh cao", chẳng bận tâm đến người khác của một người mù?

Do đó, các thầy cô giáo khác cũng trở thành "oan gia" của cô Diệp. Nhưng cô Diệp dường như không để ý xem thầy có bao nhiêu "oan gia", bởi vì thầy không qua lại với bất cứ người nào. Việc cô một mình một văn phòng là minh chứng rõ rệt nhất. Bất kể các "oan gia" bàn ra tán vào như thế nào, cô Diệp cũng không hề có phản ứng. Cuối cùng, bọn họ coi cô như không tồn tại.

Một cô giáo luôn tránh xa tất cả mọi người lại cho phép Thùy Trang tiến lại gần, ai nấy đều mắt tròn mắt dẹt kinh ngạc. Bàn đến nguyên nhân trong lúc tán gẫu, mọi người đều kết luận: "Có lẽ do Thùy Trang chăm sóc anh ta quá chu đáo."

Thùy Trang đích thực chăm sóc cô Diệp tỉ mỉ chu đáo vô cùng. Ngày thứ ba sau khi nhập học, cô phát hiện bình nước giữ nhiệt trong văn phòng cô Diệp thường trống không. Thế là sáng sớm hôm sau, em bắt đầu đi lấy nước nóng cho cô Diệp. Hai ngày đầu, bình nước vẫn còn nguyên. Đến ngày thứ ba, Thùy Trang phát hiện một gói trà ướp hoa bên cạnh bình nước. Em mở nắp, nước trong bình đã cạn sạch. Dần dần, Thùy Trang nhận ra cô Diệp nghiện trà không khác người nghiện thuốc lá. Thế là sau khi đi lấy nước nóng, em lại chủ động pha một cốc trà cho cô Diệp. Tất cả những việc làm này, Thùy Trang không nhắc một từ, cô Diệp cũng không bao giờ hỏi đến.

Đến kỳ dọn dẹp vệ sinh, Thùy Trang đều một mình tới văn phòng cô Diệp quét dọn. Nhà trường cử thêm người giúp đỡ nhưng đều bị em từ chối. Bởi vì em biết cô Diệp thích yên tĩnh. Em nhẹ nhàng quét dọn phòng, lau bàn làm việc và cửa kính, cố gắng hết sức không để phát ra tiếng động.

Cô Diệp chỉ mím môi, chống tay lên đầu, ngồi trầm tư ở đó, không hỏi han Thùy Trang một câu. Trầm tư là sắc thái duy nhất trên gương mặt cô. Thùy Trang biết, một khi rơi vào trạng thái trầm tư, cô Diệp sẽ ngồi bất động mấy tiếng đồng hồ ở đó, không người nào có thể cắt đứt mạch suy nghĩ của cô. Vì vậy, sau khi kết thúc công việc, Thùy Trang đều âm thầm rời khỏi văn phòng.

Một tháng sau, cô Diệp đột nhiên nói với Thùy Trang: "Xin em hãy đến phòng tài vụ, lĩnh lương giúp tôi." Không hiểu tại sao, khi cô Diệp nói đến từ "giúp", Thùy Trang xúc động muốn khóc.

Xem bảng tiền lương, Thùy Trang mới biết, cô Diệp chỉ là giáo viên dạy thay. Nói trắng ra là người dạy hợp đồng, không phải nhân viên chính thức. Trong lòng em nổi lên một sự phẫn nộ bất bình, tựa hồ việc này không phải sỉ nhục cô Diệp, mà là sỉ nhục bản thân em. Nhưng em có thể làm gì? Một trường điểm chịu để người mù đến dạy học, vốn đã là một việc khoan dung. Thùy Trang chỉ còn cách giao lại khoản tiền lương ít ỏi cho cô Diệp. Cô Diệp nhận tiền rồi lập tức bỏ vào túi áo. Kể từ lần đó, mỗi tháng không đợi cô Diệp nhắc nhở, Liễu Địch sẽ chủ động lĩnh lương giúp cô.

Không chỉ chuyện lĩnh lương, Thùy Trang còn thay cô Diệp tham gia các cuộc họp giáo viên. Sau đó, em truyền đạt lại nội dung cuộc họp với cô. Có lúc, Thùy Trang mang về một số bản khai. Cô Diệp đọc, Thùy Trang điền vào. Trong ô "học lực", cô Diệp toàn bảo em điền từ "tốt nghiệp phổ thông trung học".

Thùy Trang không tin một người học rộng hiểu nhiều, tài hoa xuất chúng như cô Diệp mới chỉ học hết cấp ba. Em còn nhớ, vào học kỳ hai năm lớp 10, một đoàn đại biểu Pháp đến thăm trường, đúng lúc người phiên dịch gặp việc đột xuất không thể có mặt. Cô Diệp đã dùng tiếng Pháp lưu loát hoàn thành xuất sắc công việc phiên dịch, nhận được sự tán thưởng từ đoàn khách người Pháp. Lẽ nào, tiếng Pháp của cô cũng học ở thời cấp ba? Thùy Trang vô cùng hiếu kỳ, nhưng nhớ đến lời cam kết, em đành nghiến răng, nuốt hết nghi vấn vào bụng.

Khi mùa đông đến, virus cảm cúm tấn công cô Diệp. Thế là Thùy Trang mang đến một hộp thuốc cảm cho thầy. "Một ngày ba lần, mỗi lần hai viên". Thùy Trang không bao giờ nhắc đến từ "cho" hay "tặng".

Cô Diệp nhận hộp thuốc, lặng lẽ lấy ra hai viên bỏ vào miệng. Một ngày, cô Diệp ho khù khụ, thậm chí không thể lên lớp giảng bài. Buổi trưa, Thùy Trang lấy một gói thuốc bột chữa ho pha vào cốc trà của cô Diệp. Lúc phê bài tập làm văn, cô Diệp phát hiện "nước trà" không đúng vị. Thế là cô không thưởng thức từng ngụm nhỏ như thường lệ, mà uống một hơi hết sạch. Nhìn cô không do dự uống hết cốc "trà", Thùy Trang quên cả việc đọc bài văn. Một sự cảm động khó diễn tả thành lời dội vào lòng, khiến viền mắt em ngân ngấn nước. Em đột nhiên nhận ra một sự thật: cô Diệp tin tưởng em, chỉ tin tưởng một mình em.

Cứ thế, Thùy Trang trở thành người duy nhất cô Diệp tín nhiệm ở trong trường. Cô chỉ nhận sự giúp đỡ của một mình Thùy Trang. Phàm là những việc ngoài khả năng, cô sẽ không bảo em làm. Cô không phản đối, cũng không kiêng dè người khác đặt tên của Thùy Trang bên cạnh tên thầy. Thậm chí, em trở thành cầu nối duy nhất giữa cô và thế giới bên ngoài. Những người khác muốn tìm cô Diệp cũng phải thông qua Thùy Trang.

Nhiều lúc Thùy Trang tự hỏi: "Tại sao cô Diệp lại tin tưởng mình như vậy?" Em biết, không phải em chăm sóc cô chu đáo, bởi vì đối với người khác, em không cho họ cơ hội chăm sóc em. Có lẽ bởi vì em luôn giữ lời hứa ban đầu với cô. Đúng là như vậy, dù trong lòng có vô số nghi hoặc, em cũng không bao giờ hỏi một câu liên quan đến vấn đề riêng tư của cô, càng không nói chuyện với người khác về cô. Mỗi khi người khác muốn thăm dò tình hình của cô Diệp, Thùy Trang luôn dùng nụ cười để ứng phó.

Thật ra, Thùy Trang đúng là chẳng có gì để nói. Mặc dù em thường xuyên tiếp xúc với cô Diệp, nhưng ngoài những câu cần thiết, cô không nói một lời thừa. Thùy Trang chưa gặp người giáo viên nào "một chữ đáng ngàn vàng" như cô Diệp. Trong công việc, có thể dùng một từ biểu đạt rõ vấn đề, cô tuyệt đối không nói từ thứ hai. Về hoàn cảnh của cô, Thùy Trang cũng không biết nhiều hơn người khác. Bởi vì em không thích chủ động tìm hiểu vấn đề riêng tư của người khác. Em biết, xé toạc vết thương trong tâm linh một người là việc làm tàn nhẫn. Có lẽ cô Diệp cũng vì muốn bảo vệ bản thân nên mới biến mình thành một tảng băng đầy góc cạnh. Thùy Trang có thể tiến lại gần tảng băng, nhưng em sẽ không đụng vào, càng không tìm cách xâm nhập hay làm tan chảy tảng băng đó.

Khi mùa xuân đến, Thùy Trang đặt một chậu hoa nhài nho nhỏ lên bệ cửa sổ văn phòng cô Diệp. Ai ngờ đến mùa hè, hoa nhài trong chậu trưởng thành với tốc độ đáng ngạc nhiên, nở rộ những cánh hoa trắng muốt. Thế là cốc trà của cô Diệp bắt đầu tỏa hương hoa nhài dìu dịu. Mỗi lần nhìn thấy cô Diệp trầm ngâm suy nghĩ trong căn phòng đầy hương thơm thanh nhã, Thùy Trang đều cảm thấy, dưới vỏ bọc lạnh lùng vô tình của cô, nhất định chứa đựng nhiều tình cảm mà cô không bộc lộ cho ai biết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro