Bệnh fan trắng hại cao su

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh phát triển bệnh:

Nguyên nhân:

Do nấm Odium hevea Stein, thuộc bộ Moniliales, Nấm Bất Toàn. Giai đoạn Hữu tính thuộc lớp Nấm Túi nhưng rất ít gặp.

Đặc điểm của nấm:

+ Cành bào tử đứng thẳng góc với sợi nấm. Cành không phân nhánh, không màu.

+ Bào tử đính thành chuỗi trên cành, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước 27-45 x 15-25 micromet.

+ Sức sống của bào tử vô tính không cao ( bình thường từ 5->7 ngày ). Bào tử nảy mầm thuận lơi nhất ở điều kiện ẩm độ cao > 80o/o. Phạm vi nhiệt độ để bào tử nảy mầm trong khoảng từ 19-> 28 oC. Nhiệt độ > 35 oC bào tử dễ bị tổn hại và không phát triển được.

Sự phát triển của nấm bệnh:

- Sợi nấm tồn tại trên các lá trưởng thành và trên thân ngọn bị nhiễm bệnh kỳ trước, là nguồn bệnh chủ yếu gây hại cho các kỳ sau.

- Khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho nấm bệnh, các sợi nấm tiềm sinh trở lại trạng thái hoạt động hình thành bào tử.

- Bào tử từ các ổ bệnh ban đầu phát tán rơi trên lá, sau vài giờ mọc mầm xâm nhập vào mô lá.

- Qua giai đoạn tiềm dục khoảng 3-> 4 ngày nấm hình thành bào tử vô tính, phát tán đi xa tiến hành nhiều đợt xâm nhiễm lặp lại, mở rộng diên tích bị hại một cách nhanh chóng.

- Bệnh phấn trắng cao su có thể gây hại quanh năm. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết và số lượng lộc non ở các mùa có quan hệ chặt chẽ đến sự phát sinh lưu truyền bệnh trong một năm.

2. Triệu chứng bệnh:

Bệnh hại chủ yếu trên lá.

-         Trên lá non màu đồng tím: bệnh thường hại phần phiến lá gần gân chính, bệnh làm mất độ sáng bóng bình thường , lá nhăn nheo dị hình rồi chuyển sang màu tím tối, cuối cùng lá bị khô rụng. Lá bệnh mặt dưới có lớp phấn trắng, trường hợp phiến lá đã bị khô rụng thì ngọn cành thường phủ đầy nấm trắng.

-         Trên lá đã chuyển sang màu xanh nhạt: Bệnh thường biểu hiện dưới dạng chấm nhỏ màu vàng nhạt và trong, trên mặt phủ một lớp nấm mỏng mịn. Vết bệnh sẽ lớn dần và lớp nấm sẽ lan rộng ra tạo lớp phấn trắng phủ trên mặt lá.

-         Ở những lá đã chuyển sang màu xanh đậm: Vết bệnh thường bị giới hạn trong những đốm nhỏ. Bệnh hại nụ và hoa làm nụ không nở được, hoa héo rụng. Bệnh nặng làm toàn bộ nụ và hoa trên cành rụng hết, trơ lại cuống phủ đầy nấm phấn trắng.

4. Biện pháp phòng trừ:

- Trồng các giống cao su có tính chống chịu bệnh.

- Cắt bỏ cành bệnh, quét đốt lá bệnh rụng trên các lô cao su về mùa đông, hạn chế tược đông phát triển.

- thông thoáng vườn cây.

- Khi vườn cây bị bệnh rụng 50o/o tán lá thì phải giảm cường độ cạo hoặc cho tạm nghỉ cạo trong mùa rụng lá nặng.

- Cần chú ý bón kaly để nâng cao tính chống bệnh cho cây cao su.

- phun Boocdo( Bordeaux) 1o/o, Sulox, Ridomil MZ- 72 0,3- 0,4o/o, Anvil hay các thuốc có chứa gốc lưu huỳnh trừ ổ bệnh trung tâm và phun bảo vệ trên diện rộng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro