áp xe hậu môn, trực tràng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A. áp xe hậu môn, trực tràng

1. Nguyên nhân

- Trực khuẩn lỵ (rất hay gặp)

- Trực khuẩn lao, liên cầu, tụ cầu...

- Các vi khuẩn gây viêm nhiễm các tuyến của hậu môn và các van Morgagni

2. Phân loại: có 5 loại

- áp xe dưới niêm mạc

- áp xe hố ngồi trực tràng

- áp xe chậu hông trực tràng

- áp xe giữa các hốc cơ

- áp xe dưới da

3. Triệu chứng theo loại áp xe:

a. áp xe niêm mạc (nhẹ nhất)

Do hậu quả của trĩ nhiễm trùng, nhức hậu môn trực tràng

- Đau rát hậu môn, thăm trực tràng có một chỗ phồng, mềm ấn vào rát đau

- Có thể tự vỡ ra và khỏi, có thể phải trích rạch có mủ thoát ra

b. áp xe hố ngồi trực tràng

Do nhiễm khuẩn qua đường máu, bạch mạch, áp xe giữa các lớp cơ vỡ sang, áp xe dưới vào da

- Đau vùng hố ngồi, sốt cao. Đau ngồi không được

- Khám có một khối u ở một bên vùng hố ngồi trực tràng, sưng, nóng, đôi khi sờ thấy mềm.

- Thăm trực tràng ít khi thấy u, ấn vào phía bên có ổ áp xe cũng không đau lắm.

- Điều trị: bằng cách chích rạch sau đó đặt ống dẫn lưu hoặc gạc tẩm Iodoforme

c. áp xe chậu hông trực tràng

Thường do nhiễm khuẩn tiểu khung (viêm vòi trứng)

- Có triệu chứng nhiễm khuẩn tiểu khung (viêm vòi trứng)

- Có thể vỡ qua cơ nâng hậu môn vào khoang hố ngồi - trực tràng

- Điều trị: chích rạch qua thành trực tràng

d. áp xe giữa các lớp cơ

Có thể tiếp theo một áp xe dưới niêm mạc lan vào lớp cơ.

- Đau rát hậu môn, thăm trực tràng có khối phồng, ấn vào rất đau, và đau khi rặn đi ngoài.

- Điều trị: chích dọc thành trực tràng tháo mủ.

e. áp xe dưới da

Do nhiễm khuẩn da vùng quanh hậu môn

- Triệu chứng: nhìn thấy các ổ mủ quanh hậu môn. Chạm vào các ổ mủ bệnh nhân đau nên rất sợ ngồi ghế

- Điều trị: Chích tháo mủ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro