BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY NHPB TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY NHPB TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG

Bài viết của Ngọc Lan, sở NN&PTNT tỉnh Bình Định

Đăng ngày 14/8/2011 trên sonongnghiepbinhdinh.gov.vn

Hiện nay điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, trời đang nắng có thể chuyển  mưa đột ngột sẽ làm thay đổi các yếu tố môi trường ao nuôi. Một số vùng ở huyện Hoài Mỹ, Phù Mỹ, Phù Cát đã xảy ra bệnh, đồng thời ở các tỉnh lân cận Quảng Ngãi, Phú Yên đã xảy ra bệnh dịch tôm làm thiệt hại kinh tế trầm trọng. Đến nay, diện tích bị bệnh tôm vụ 2 trong toàn tỉnh là 26,4 ha (1,26 ha bị bệnh đốm trắng và 25,17 ha bị bệnh môi trường chủ yếu là các bệnh về gan tụy). Để giảm thiểu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, Chi cục Thú y đề nghị các địa phương có nuôi trồng thủy sản tăng cường công tác tuyên truyền những thông tin về bệnh và chỉ đạo người nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh hoại tử gan trên tôm nuôi như sau:

1. Đặc điểm dịch tễ học về bệnh:

Bệnh hoại tử gan tụy tôm được phát hiện đầu tiên tại nông trại nuôi tôm thẻ chân trắng ở Texas vào năm 1985 làm tôm chết và gây thiệt hại lớn về kinh tế ở khắp các trang trại nuôi tôm ở Trung và Nam Mỹ. Năm 1993, bệnh gây ảnh hưởng đến các nông trại nuôi tôm ở Pêru. Sau đó dịch bệnh bùng phát tại hầu hết các nước Mỹ Latin ở cả hai bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bao gồm Mỹ, Brazil, Belize, Costa Rica, Columbia, Ecuador, Guatemala, Nicaragua, Mexico, Panama, Peru và Venezuela. Ở nước ta từ đầu măm 2011 đến nay, bệnh xảy ra trên tôm sú ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh và Tôm thẻ chân trắng ở Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre.

Nguyên nhân gây bệnh là do một loại vi khuẩn Gram âm (Necrotizing Hematopancreatitis – NHP), đa hình và có quan hệ mật thiết với vi khuẩn nội cộng sinh ở các động vật nguyên sinh khác.

Loài tôm bị bệnh đã được báo cáo trên nhiều loại tôm penaied khác nhau ở cả nước lợ và nước biển: Penaeus vannamei (white shrimp), tôm sú (P.monodon) P. stylirostris (Pacific blue shrimp), P. aztecus (northern brown shrimp), P. californiensis (yellowleg shrimp) và P. setiferus (northern white shrimp).

Tuổi tôm bị bệnh từ 20 ngày tuổi đến tôm trưởng thành, đặc biệt gây thiệt hại lớn ở tôm từ 20 – 30 ngày tuổi.

Tỷ lệ chết từ 90 – 95%.

Phương thức lan truyền bệnh: từ mẹ sang con, từ môi trường và thức ăn là những động vật nguyên sinh trong nước.

Bệnh xảy ra do điều kiện môi trường bị ô nhiễm, nhiệt độ nước > 290C và độ mặn từ 20 – 40 ‰, mật độ thả nuôi cao.

Phương pháp chẩn đoán là Phương pháp Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phương pháp thấm điểm (dot blot) cho vật nuôi không có triệu chứng bệnh, phương pháp lai tại chỗ (in-situ hybridization), phương pháp phản ứng chuỗi polymer hóa PCR, phương pháp nuôi cấy vi khuẩn.   

2. Dấu hiệu bệnh lý:

Khi tôm bị bệnh thì tuyến tiêu hóa (gan tụy) bị suy yếu từ nhợt nhạt đến trắng, tôm có dấu hiệu lờ đờ, giảm hấp thụ thức ăn, hệ số chuyển đổi thức ăn cao, bỏ ăn, giảm tăng trưởng rõ, tỉ lệ trọng lượng chiều dài kém (“đuôi mỏng”), gầy mòn, vỏ mềm, thân nhũn, mang sậm hoặc đen, teo gan tụy. Kiểm tra ở mép ao, tôm bị nhiễm rỗng ruột và bề mặt nặng mùi do ngoại ký sinh gia tăng và các bệnh viêm nhiễm cơ hội khác làm loét biểu bì hoặc mòn phần phụ bị đen, và tế bào sắc tố phát triển dẫn đến xuất hiện rìa đen ở chân đuôi và chân bụng. Gan tụy bị teo và có một số đặc điểm sau: mềm và ướt, giữa đầy dịch, xanh xám và sọc đen (tế bào ống bị đen). Tỉ lệ chết tăng dần hơn 90% có thể xảy ra trong vòng 30 ngày khi bắt đầu có dấu hiệu lâm sàng nếu không được điều trị.

3. Biện pháp phòng bệnh:

Hiện danh tính vi khuẩn gây hoại tử gan ở tôm và làm tôm chết hàng loạt vẫn chưa được xác định rõ ràng. Kết luận ban đầu thì đây là loại vi khuẩn kí sinh nội bào ở gan tôm, gây hoại tử gan tuỵ dẫn đến tôm chết. Ký chủ trung gian lây tryền bệnh là các phiêu sinh động vật mà khi tôm ăn phải các phiêu sinh động vật ẩn chứa mầm bệnh dẫn đến tôm nhiễm bệnh và chết. Nên chính môi trường ao nuôi bị nhiễm bệnh sẽ làm nguồn lây lan bệnh trên diện rộng nếu không được xử lý. Do vậy để kiểm soát bệnh cũng như ngăn ngừa sự lây lan mầm bệnh cần phải chú trọng đến các biện pháp cải tạo môi trường ao nuôi.

- Tiến hành cải tạo ao nuôi đúng kỹ thuật để loại bỏ mầm bệnh và khí độc từ vụ nuôi trước ra khỏi ao như phơi nắng ao nuôi từ 15 – 30 ngày, vớt bỏ lớp bùn đáy, bón vôi tôi (Ca(OH)2 để diệt mầm bệnh, đồng thời vệ sinh tiêu độc hệ thống kênh dẫn nước phơi khô, rải vôi trong nhiều tuần.

- Tẩy trùng dùng cụ và thiết bị vụ nuôi trước bằng hóa chất calcium hypochlorite (Chlorin) nồng độ cao.

- Nước ao nuôi trước khi thả phải xử lý bằng hóa chất nồng độ cao để diệt mầm bệnh do vi khuẩn, đốm trắng và nguyên sinh động vật (Protozoa) là ký chủ trung gian của nhóm vi khuẩn ký sinh nội bào.

- Kiểm dịch tôm giống trước khi thả nuôi, kiểm tra vi khuẩn ký sinh nội bào bằng Phương pháp Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phương pháp thấm điểm (dot blot) cho vật nuôi không có triệu chứng bệnh, phương pháp lai tại chỗ (in-situ hybridization) hoặc PCR để loại bỏ những lô tôm giống nhiễm bệnh.

- Tuyệt đối không mua, thả giống chưa qua kiểm dịch và thông báo ngay cho chính quyền địa phương những ao thả nuôi không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

- Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, có thể nâng mực nước ao nuôi lên từ 1,5 – 2m để để ổn định nhiện độ  ≤ 290C, cung cấp nước ngọt cho ao nuôi để đảm bảo độ mặn < 20‰.

- Mật độ thả 80-100 con/m2 (đối với vùng nuôi tôm trên cát); 40-50 con/m2 ( đối với vùng cao triều nuôi tôm ven đầm có hạ tầng tốt); 15-30 con/m2 hoặc nuôi xen nhiều đối tượng tôm cua cá ( đối với vùng cao triều nuôi tôm ven đầm có hạ tầng yếu) 

- Theo dõi kết quả quan trắc môi trường nước của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản để lựa chọn đợt nước tốt thay cho ao.

- Tăng cường bón vôi và men vi sinh để ổn định môi trường ao nuôi, tăng cường quạt nước cung cấp ô xy cho tôm và tránh xảy ra hiện tượng tảo tàn.

- Trộn khoáng chất và vitamin, enzyme vào thức ăn cho tôm ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

- Đối với những ao nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh nên kiểm tra môi trường nước định kỳ để xác định những yếu tố môi trường mà kiểm soát kịp thời.

- Thường xuyên theo dõi tôm vào lúc nửa đêm đến sáng sớm, tránh hiện tượng thiếu ô xy sẽ làm giảm sức đề kháng của tôm. Nếu tôm có hiện tượng bất thường vào mé bờ ao hoặc giảm ăn hoặc có hiện tượng bất thường khác phải báo ngay cho cán bộ khuyến ngư hoặc thú y xã, thu mẫu gửi đi xét nghiệm kiểm tra xác định các yếu tố môi trường và tác nhân gây bệnh để có biện pháp kỹ thuật quản lý kịp thời.

4. Biện pháp trị bệnh:

Khi tôm mới bị bệnh, sử dụng thuốc kháng sinh Oxytetracycline với liều lượng 5g/01 kg thức ăn tôm, hòa thuốc với nước cốc trộn đều vào thức ăn, sau đó dùng bột dính hoặc dầu mực trộn đều để tránh hiện tượng thuốc tan vào môi trường, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. Sau đó sử dụng thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng cho tôm, cho tôm ăn men tiêu hóa đường ruột và enzyme tiêu hóa để tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng cho tôm.

Sau khi thấy tôm khỏe mạnh thì sử dụng hóa chất diệt khuẩn xử lý môi trường ao nuôi, sau đó sử dụng men vi sinh để phân giải khí độc, thức ăn thừa và tái tạo lại hệ vi sinh vật có lợi giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt.

Trong quá trình điều trị bệnh tôm thì thức ăn sử dụng phải đảm bảo chất lượng và cho tôm ăn hơi thiếu một tí để đảm bảo môi trường nước không bị ô nhiễm tạo điều kiện vi sinh vật gây hại phát triển./.

5. Đối với những ao tôm đã bị bệnh đã thu hoạch

Xử lý nước ao nuôi bị bệnh đã thu hoạch bằng hóa chất Chlorin (nồng độ 15 – 20 ppm), Phormol, Iodine, thuốc tím (theo hướng dẫn của nhà sản xuất)… trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài. Sau 14 ngày kể từ ngày xử lý ao mới được xả thải ra môi trường để phơi đáy ao hoặc cải tạo ao để nuôi lại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ricky90