Bệnh loét sọc mặt cạo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.Triệu chứng gây hại :

- Bệnh phát sinh gây hại trên thân chổ mặt cạo mủ. Lúc đầu vết bệnh là những sẹo nhỏ màu nâu nhạt, hơi lõm trên đường cạo và chạy dọc song song với thân cây. Bệnh nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành mảng lớn, vỏ bị thối nhũn, dịch vàng rỉ ra từ vết thương có mùi hôi thối. Bệnh ăn sâu vào lớp gỗ lan dọc theo mạch dẫn trên thân làm mạch dẫn cũng hóa nâu, hạn chế khả năng tiết mủ, giảm sản lượng mủ rất lớn. Chổ vết cạo bị bệnh đôi khi sinh cục mủ thối.

2. Tác nhân

Bệnh loét sọc mặt cạo cao su (Panel Black Stripe) do nấm Phytophthora palmivora gây ra.

 

3.Điều kiện phát sinh phát triển bệnh:

- Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 26 - 28oC, ẩm độ không khí hơn 90%. Bào tử lan truyền qua nước và gió, xâm nhập vào vết cạo.

- Bệnh phát triển nhiều trong mùa mưa, từ tháng 8-10 ở miền Nam, tháng 10-2 ở miền Trung và miền Bắc nước ta.

- Mức độ nhiễm bệnh khác nhau ở các giống cao su.

 

4.Biện pháp phòng trừ :

- Diệt cỏ dại và vệ sinh vườn cây để giảm ẩm độ và nguồn bệnh từ những ký chủ khác, không để tán cây quá thấp.

- Trồng giống cao su chống chịu bệnh.

- Không cạo khi mặt cạo còn ướt, không cạo gần mặt đất trong mùa mưa.

- Khi bị bệnh loét sọc mặt cạo nặng nên giảm chu kỳ cạo hoặc nghỉ cạo trong thời gian mưa dầm.

- Xử lý thuốc ACROBAT MZ 90/600 WP, sản phẩm của Công ty BASF (CHLB Đức) đã được Cục BVTV cấp giấy đăng ký số 1766/07 SRCr ngày 22/12/2007:

+ Giai đoạn xử lý : trong mùa mưa, hoặc theo tình hình bệnh trên mặt cạo.

+ Liều lượng : pha 10-20 g thuốc/1 lít nước (nồng độ1-2%), dùng cọ quét dung dịch thuốc đã pha một băng rộng 2-3 cm lên đường cạo sau khi thu mủ xong.

+ Chu kỳ xử lý : 10-15 ngày/lần.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro