benhthuydau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bệnh thủy đậu còn được gọi là phỏng dạ hay trái rạ. Bệnh do virut Varicella Zoster gây ra. Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào lúc giao mùa đông -  xuân và dễ lây lan thành dịch. Bệnh có thể gặp ở người lớn nhưng chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng.

Đường lây truyền của bệnh thủy đậu

Tiến triển của bệnh thủy đậu

Bệnh lây theo đường hô hấp và theo các nốt thủy đậu bị vỡ ra, trên một cơ thể khi dịch tiết của nốt thủy đậu chảy đến đâu làm xuất hiện các nốt thủy đậu đến đó. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em, ngày nay do virut có nhiều biến đổi nên bệnh thủy đậu còn gặp ở thanh thiếu niên, người lớn tuổi nhưng chủ yếu vẫn ở những đối tượng chưa có miễn dịch (chưa có kháng thể) chống lại virut Varicella Zoster. Lý do chưa có miễn dịch có thể trẻ không được tiêm phòng bằng vaccin thủy đậu hoặc được tiêm phòng bằng vaccin thủy đậu nhưng vì lý do nào đó, cơ thể của trẻ không đáp ứng miễn dịch (ví dụ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn, còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy...) hoặc vaccin đưa vào cơ thể không đủ liều, hoặc do bảo quản vaccin không tốt làm ảnh hưởng đến chất lượng của vaccin...

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

- Sốt là triệu chứng đầu tiên, thường sốt trên 38oC.

- Viêm long, xuất tiết đường hô hấp trên.

- Nổi các nốt sẩn màu đỏ khắp cơ thể sau khi sốt nhưng thường hay gặp nhất là vùng da đầu, vùng gáy, bụng, lưng, ngực, tứ chi. Các nốt sẩn dần dần sẽ hình thành các bọng nước (mụn nước). Đặc điểm của nốt thủy đậu là chỉ có một ngăn cho nên khi bị xước thủng là chảy dịch ra và xẹp ngay.

- Ngứa: Các nốt sẩn thường gây ngứa. Nếu gãi làm xây xước hoặc làm vỡ nốt phỏng thì dễ bị nhiễm vi khuẩn, nốt phỏng vỡ ra, dịch của chúng chảy đến đâu sẽ làm xuất hiện các nốt sẩn, phỏng đến đó. Đây là hình thức lây lan ngay trên cơ thể người bệnh. Các nốt phỏng mọc từng đợt, lớp này mất đi thì lại xuất hiện lớp khác. Nếu giữ vệ sinh da không tốt và gãi làm xây xước thì việc điều trị càng phức tạp hơn và hậu quả sẽ để lại sẹo sâu, khó hồi phục (tùy theo mức độ nhiễm vi khuẩn, loại vi khuẩn và phương thức điều trị).

Đối với các trường hợp da được giữ vệ sinh sạch sẽ thì các nốt thủy đậu sẽ tồn tại trong vòng trên dưới một tuần lễ rồi bong vảy, xẹp và có thể để lại sẹo nhưng sẹo nông, sẹo sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.

Bệnh thủy đậu có gây  biến chứng không?

Biến chứng hay gặp nhất là thủy đậu bị nhiễm trùng làm cho bệnh lâu khỏi và khi khỏi dễ để lại sẹo sâu. Nếu thủy đậu mọc nhiều trên da và niêm mạc có thể gây viêm niêm mạc miệng, âm hộ, viêm tai giữa, tai ngoài. Trong một số trường hợp nặng có thể gây viêm thận gây tiểu ra máu nhưng sau vài tuần sẽ khỏi. Ngoài ra còn có một số biến chứng nguy hiểm như gây viêm màng não, viêm thanh quản... đặc biệt thủy đậu ở người lớn dễ gây biến chứng viêm màng não, nguy hiểm nhất là gây tử vong. Biết như vậy để khi trẻ bị thủy đậu (ngay cả người trưởng thành) không được chủ quan.

Bệnh thủy đậu dễ nhầm với bệnh gì?

Hình ảnh giải phẫu nốt thủy đậu dưới da.

Đối với bệnh thủy đậu trong giai đoạn đầu khi có sốt, kèm theo xuất tiết đường hô hấp trên có thể nhầm với viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn. Khi có các nốt sẩn màu đỏ có thể nhầm với sốt phát ban (ví dụ như bệnh sởi). Khi các nốt sẩn có ngứa thì dễ nhầm với viêm da dị ứng. Có những trường hợp thủy đậu chỉ xuất hiện một số nốt thủy đậu ở tứ chi kèm theo ngứa và có nốt phỏng có thể nhầm với ghẻ (ghẻ không bao giờ có ở mặt). Nếu thủy đậu có biến chứng thì việc chẩn đoán còn phải cân nhắc và cần dựa vào nhiều yếu tố khác để chẩn đoán, ví dụ như tính chất dịch tễ học, một số chỉ số về cận lâm sàng...

Làm thế nào phòng ngừa bệnh thủy đậu?

Đối với trẻ khi bị sốt đột ngột, nhiệt độ trên 38oC, kèm theo có viêm long đường hô hấp trên thì phải cho cháu đi khám bác sĩ ngay. Thầy thuốc sẽ chẩn đoán sớm bệnh, cho điều trị và các tư vấn cần thiết cho người mẹ để bệnh chóng khỏi và tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Người lớn tuổi tuy tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn trẻ nhỏ nhưng khi nghi ngờ thì không nên chần chừ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, bệnh chóng khỏi, tránh lây lan cho người khác nhất là trong gia đình có trẻ nhỏ, đặc biệt là tránh các biến chứng nguy hiểm.

Để phòng bệnh thủy đậu, biện pháp tốt nhất là tiêm vaccin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ. Khi có trẻ mắc bệnh thủy đậu cần có biện pháp cách ly với các cháu lành. Nếu có thể khi tiếp xúc cần đeo khẩu trang (ngay cả người lớn khi tiếp xúc với cháu bị thủy đậu) bởi vì bệnh thủy đậu rất dễ lây theo đường hô hấp. Không dùng chung quần áo, khăn mặt của cháu bị bệnh thủy đậu. Không nên quan niệm trẻ mắc bệnh thủy đậu là kiêng tắm. Ngược lại, da của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh bị bội nhiễm vi khuẩn gây loét các nốt thủy đậu nhưng cần tắm nước ấm, tránh gió lùa, tắm nhanh và sau khi tắm xong cần lau thật khô da bằng khăn sợi bông và mặc quần áo ngay cho trẻ (tránh bị cảm lạnh đột ngột do tắm). Cần cho trẻ mắc bệnh thủy đậu ăn uống đầy đủ chất để tạo điều kiện tốt cho cơ thể trẻ sinh kháng thể chông lại tác nhân gây bệnh

nh thủy đậu hay lây thành dịch ở các trường học, nhà trẻ. Thời điểm hiện nay đang là mùa dễ mắc bệnh thủy đậu, từ tháng giêng đến tháng 5 hằng năm.

Nhận biết bệnh thủy đậu

Virus thủy đậu lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua hô hấp là chính (virus có trong nước bọt, dịch tiết khi ho hắt hơi... ) và lây qua dịch tiết từ nốt thủy đậu bị dập vỡ. 90% tiếp xúc trực tiếp có khả năng lây bệnh. Sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh từ 14 - 15 ngày sẽ có các triệu chứng chóng mặt, sốt nhẹ, đặc biệt là người nổi mụn, bắt đầu ở thân, rồi đến mặt, quanh miệng và da đầu.

Kiểu sang thương bóng nước này là đơn độc, có dạng hình tròn như giọt nước trên nền da mịn hồng nhẹ, rất khác với những nốt phỏng trên da do các vi khuẩn và virus khác. Sau khi nốt đậu mọc thì thường người bệnh giảm sốt và tổn thương bóng nước khô dần rồi tự bong vẩy vài ngày sau đó nhưng để lại sẹo mờ trên da sau vài tuần mới hết hẳn. Thông thường bệnh diễn biến kéo dài khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, bệnh thủy đậu có thể sẽ diễn biến phức tạp và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý đúng.

Những biến chứng nguy hiểm

Bội nhiễm thứ phát tại các tổn thương da: Khi nốt đậu bị vỡ hoặc trầy xước do bệnh nhân gãi, có thể gây viêm tấy, nhiễm khuẩn da gây viêm mủ da, chốc lở thậm chí gây viêm cầu thận cấp...

Viêm phổi thủy đậu: Xảy ra trong thời kỳ đậu mọc, biểu hiện sốt cao, thở nhanh, khó thở, tím tái, đau ngực, ho ra máu, đây là biến chứng rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong.

Tổn thương thần kinh trung ương: Từ viêm màng não vô khuẩn đến viêm não, thường gặp ở người lớn, tỷ lệ tử vong cao nếu qua khỏi thì dễ để lại di chứng.

Bệnh thủy đậu chu sinh: Nếu mẹ mắc thủy đậu từ 5 ngày trước đến 2 ngày sau khi sinh thì trẻ sơ sinh sẽ dễ bị nhiễm bệnh và thường bị nặng dẫn đến tử vong cao. Nếu mẹ mắc thủy đậu trước sinh trên 1 tuần diễn biến lành tính thì trẻ sẽ nhận được kháng thể IgG từ mẹ, khi sinh trẻ có kháng thể nên không nguy hiểm lắm. Nếu mẹ mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì đứa trẻ dễ bị các khuyết tật bẩm sinh.

Điều trị bệnh thủy đậu

Bệnh do virut gây ra nên hiện nay chưa có thuốc đặc trị mà tùy thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm trong 24 giờ đầu.

Điều trị triệu chứng: Chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, an thần; chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi. Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay. Tại chỗ nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanh metylen.

Điều trị đặc hiệu: Dùng kháng sinh chống virus loại acyclovir, nên sử dụng trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện nốt đậu có thể giúp rút ngắn thời gian bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, cần có sự thăm khám và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Phòng bệnh: Vì bệnh có thể lây lan thành dịch nên biện pháp phòng tốt nhất là tiêm vaccine. Chỉ cần 72 giờ sau tiêm, cơ thể đã tạo được kháng thể bảo vệ. Có thể tiêm ở mọi lứa tuổi (từ 12 tháng tuổi trở lên).

Tuy nhiên chống chỉ định sử dụng vaccine thủy đậu ở phụ nữ mang thai và trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vaccine thủy đậu thì không nên mang thai. Điều lưu ý khi có trẻ bị bệnh cần tránh lây lan cho trẻ khác, cho nghỉ học trong thời gian sốt và mọc nốt phỏng. Trẻ bị bệnh cần được chăm sóc tốt về dinh dưỡng cũng như vệ sinh răng miệng để tránh biến chứng.

Bệnh thủy đậu không phải chỉ là bệnh của trẻ nhỏ. Bệnh lành tính khi trẻ mắc bệnh khoảng 2-10 tuổi, nhưng nghiêm trọng hơn với người lớn và có thể gây ra những biến chứng nặng.

Bệnh thủy đậu do vi rút gây ra (vi rút hec-pet, V.Z) có thể lây nhiễm theo đường hô hấp, do nước bọt của người bệnh hoặc do tiếp xúc trực tiếp với vết thương ngoài da. Bệnh thể hiện đầu tiên bằng triệu chứng sốt, mệt mỏi, rồi xuất hiện những vết đỏ hơn mọc ở da là đặc trưng của bệnh và kéo dài khoảng 2 tuần, thường cư trú ở da đầu, mặt, ngực và ít hơn ở các chi (cẳng chân, cẳng tay). Các mụn nước diễn biến trong khoảng 2-3 tuần, một số khỏi dần trong khi lại mọc một số khác. Vì thế trên cơ thể có những mụn nước khác nhau. Mỗi đợt sốt là mỗi đợt mọc những mụn nước mới, điều này làm cho người bệnh lo lắng, dần dần các mụn nước trở nên đục hơn và đóng vảy. Mỏi mệt thường kéo dài đến một tháng. Khoảng ngày thứ 3 của bệnh, người bệnh có thể ho khan và khó thở kèm theo sốt 400C. Một số thể nặng có thể dẫn đến suy hô hấp cấp, nhưng phần lớn trường hợp chỉ diễn biến nhẹ trong khoảng 15 ngày. Nếu người bệnh bị suy giảm miễn dịch thì các triệu chứng ngoài da nặng nề hơn với nhiều loại tổn thương lớn hơn, chảy máu, hoại tử. Các tổn thương nội tạng thường gặp như: viêm gan, viêm thần kinh, viêm phổi...

Điều trị: Dù ngứa đến mấy cũng không gãi để tránh bị thẹo. Bôi thuốc chống nhiễm khuẩn (Betadne, Flourrscine, Tale). Trong trường hợp bội nhiễm, dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp người bệnh bị suy giảm miễn dịch có thể dùng thêm thuốc chống vi rút Hec-pet (Acidovin), nếu ngứa nhiều có thể dùng thuốc chống histamin uống và đắp gạc ướt. Nói chung, không nên tắm trong suốt thời gian bị bệnh vì bệnh đang tiến triển, nước và xà bông có thể kích thích và gây tổn thương thêm cho da. Khi các mụn nước đã khô kéo dài khoảng 3 tuần mới bong vảy và sau vài tháng mới hết tổn thương cho da. Để tránh lây lan, người bệnh cần được chăm sóc cách ly cho đến khi các tổn thương ngoài da khỏi hẳn. Khi đang bị thủy đậu người bệnh cần tránh ánh nắng. Bôi kem chống nắng loại có chỉ số tối đa, bôi nhiều lần trong ngày và bôi toàn thân để tránh có thẹo. Sau khi bị thủy đậu, vi rút vẫn tồn tại trong một số bộ phận của hệ thần kinh và có thể hoạt động trở lại khi có suy giảm miễn dịch tế bào và gây ra dịch bệnh Zona.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro