Bệnh vàng la chết nhanh trên cây tiêu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Triệu chứng

- Lá bị héo.

- Sau đó lá tiêu vàng úa và rụng rất nhanh.

- Các đốt cành và trái cũng bị rụng để trơ lại thân chính với vài nhánh khô héo bám trên trụ tiêu. Các trái tiêu bị lõm vào và méo mó.

- Từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi cây chết chỉ trong một thời gian ngắn nên gọi là bệnh chết nhanh.

- Khi đào đất lên sẽ thấy gốc rễ cây thâm đen, hư thối, đôi khi trơn nhớt và có mùi khó chịu.

Cần chú ý: Khi thấy được các triệu chứng này thì thường dây tiêu đã bị nhiễm bệnh từ trước, có khi trên 3 tháng. Bệnh xâm nhiễm vào cây tiêu bắt đầu ở vùng cổ (ngang mặt đất) hoặc phần dưới mặt đất của cây tiêu, làm thối cổ rễ và thối rễ, sau đó, phần hư thối này sẽ lan dần lên trên, và cây tiêu thể hiện các triệu chứng vừa nêu ở phần trên. Do vậy, các biện pháp xử lý đối với cây tiêu lúc này đã muộn và không mang lại hiệu quả.

3. Tác nhân gây bệnh

- Bệnh do nấm Phytophthora palmivora, P.capsici…các loại nấm cùng hiện diện khác như: Pythium sp,Fusarium spp, Rhizoctonia sp.Các loại nấm này có thể gây hại riêng lẻ nhung thường kết hợp với nhau làm cây chế rất nhanh.

- Trong nhiều trường hợp có sự kết hợp có sự kết hợp với vi khuẩn Pseudomonas sp gây ra triệu chứng rể bị thối nhũn có mùi hôi

-  Nấm có thể gây hại trên lá, chùm quả,thân ,rể nhưng phổ biến nhất ở rễ và phần thân nằm trong đất nơi tiếp giáp với mặt đất.

4. Sự phát sinh phát triển của bệnh

- Bệnh thường gây hại mạnh vào những tháng mùa mưa, đặc biệt là những tháng mưa nhiều và tập trung

- Bệnh thường phát triển mạnh ở nhiệt độ không khí trên dưới 30 độ.

- Đất ẩm ướt hay quá chua cũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

- Các biện pháp canh tác như xới xáo,bón phân nhiều và tập trung tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

5. Biện pháp phòng trừ

a, Chọn giống

Hiện nay, chưa có giống tiêu nào kháng mạnh với nấm gây bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora.

          b, Về canh tác

- Vệ sinh vườn tiêu để giảm nguồn ủ bệnh, thu gom và đốt lá bị rụng. Khi chăm sóc tránh gây tổn thương vùng rễ để mầm bệnh không có cơ hội xâm nhiễm vào cây, tỉa những nhánh ở dưới thấp gần mặt đất để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.

- Giữ cỏ trong vườn tiêu theo ý muốn (không để cỏ mọc cao) hoặc tủ rơm rạ trong vườn tiêu nhằm tạo lớp thảm thực vật. Mục đích giúp hệ thống rễ tiêu phát triển tốt, đất có độ thông thoáng và tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển.

- Phòng trừ các đối tượng gián tiếp tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhiễm như rệp sáp hại rễ, tuyến trùng và côn trùng trong đất. Đào bỏ và đốt các cây bị bệnh, sau đó, xử lý vôi vào các hố trồng này.

- Có hệ thống tưới tiêu thích hợp để ngăn ngừa nước tưới dư thừa, vì tình trạng đất bị úng nước sẽ tạo điều kiện cho các bào tử nấm bệnh xâm nhiễm và lây lan.

- Không sử dụng các dây tiêu để nhân giống từ vườn tiêu bị bệnh hoặc vùng có độ rủi ro bệnh xuất hiện nhiều.

- Tăng cường bón phân hữu cơ, phân đã hoai mục. Bón phân Nitrat canxi để giảm độ chua đất, phát triển bộ rễ và tăng sức đề kháng của cây đối với bệnh. Phun phân Poly-feed 15-15-30 để cung cấp thêm phân NPK và vi lượng để cây phát triển tốt và tăng khả năng chống chịu với bệnh.

c, Về biện pháp hoá học

-         Phun và tưới vào gốc cây tiêu thuốc Mexyl MZ 72WP liều lượng 30g/ 8 lít nước.

-         Phun thuốc Alpine 800WDG liều lượng 20g/8 lít nước vào tháng 7- 8 DL. Sau đó, sử dụng lại thuốc Copforce blue 51WP và Mexyl MZ 72WP tưới vào gốc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro